You are on page 1of 4

Câu 3.

2: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng “Trung
với nước, hiếu với dân”
Đây là chuẩn mực đạo đức nền tảng, quy định hành vi ứng xử của cá nhân với cộng đồng; là chuẩn mực
đạo đức bao trùm, quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất khác, là chuẩn mực có ý nghĩa quan trọng hàng
đầu của người cách mạng. “Trung với nước, hiếu với dân” là một phẩm chất tạo nên một cuộc cách mạng
sâu sắc về lĩnh vực đạo đức vì bác Hồ đã đảo ngược phạm trù “trung”, “hiếu”. Tiêu chuẩn này được
xem là thức đo đánh giá cán bộ Đảng viên. Lòng trung, hiếu rộng lớn ấy thể hiện ở ý chí và quyết tâm
phấn đấu cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, nhân dân được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Trong thời đại Hồ Chí Minh, Người đã đưa thêm vào nội dung mới, cách mạng, phản ánh đạo đức
cao rộng hơn, không phải trung với vua và chỉ có hiếu với cha mẹ như quan niệm Nho giáo cũ mà “trung với
nước, hiếu với dân”.
Đây là cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức. Người gạt bỏ cái cốt lõi nhất trong Nho giáo là lòng
trung thành tuyệt đối với chế độ phong kiến và ông vua phong kiến. “Trung với nước” thể hiện mối quan hệ
giữa cá nhân với cộng đồng, xã hội; thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và đi lên của
đất nước. Nước ở đây là nước của dân, dân là chủ của đất nước. Hồ Chí Minh luôn xác định “bao nhiêu lợi
ích đều vì dân”, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, Đảng và Chính phủ là “đầy tớ của nhân dân” chứ
không phải là “quan của nhân dân” để “đè đầu cưỡi cổ nhân dân”.
Trung với nước là:

- Trong mối quan hệ cá nhân với cộng đồng và xã hôi, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc,
của cách mạng lên trên hết, trước mắt

- Phải quyết tâm phấn đấu thưc hiện mục tiêu cách mạng

- Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Từ “trung với vua, hiếu với cha mẹ” chuyển thành “trung với nước, hiếu với dân” là một sự
đảo lộn mang tính cách mạng trong quan niệm đạo đức truyền thống. Hồ Chí Minh đã lật ngược lại
học thuyết của Nho giáo như Mác đã làm với học thuyết Hêghen. Người viết: “Đạo đức cũ như người
đầu ngược xuống đất, chân ngửng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất,
đầu ngửng lên trời”. Như vậy, quan niệm về nước và dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã hoàn toàn khác so
với trước. Điều này đã làm cho tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vượt xa so phía trước.

Hồ Chí Minh mong muốn mỗi người Việt Nam phải trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn
đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc; vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn
nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Đây là một lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng
chính trị - đạo đức cho mỗi con người Việt Nam không chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân
dân ta từ trước đến nay mà còn lâu dài mãi mãi về sau.
Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh cho rằng: điều chủ chốt nhất của đạo đức cách mạng là
“tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, là “trung với nước, hiếu với dân”, hơn nữa phải là
“tận trung, tận hiếu” thì mới xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân
dân. Tư tưởng hiếu với dân không chỉ dừng lại ở chỗ thương dân, mà còn phải hết lòng vì dân. Vì vậy
phải gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳn vào dân, lấy dân làm gốc. Đối với cán bộ
lãnh đạo, phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, phải thường xuyên quan tâm đến việc cải thiện dân sinh,

1
nâng cao dân trí để hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước.
Hiếu với dân thể hiện ở:

- Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân

- Tin dân, học dân, sẵn sàng lắm nghe ý kiến dân, gắn bó mật thiết với dân

- Tổ chức vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

- Hết lòng vì dân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người dân

Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng phải nắm vững và thực hành đạo đức trung với nước, hiếu với
dân thì sẽ được dân tin yêu, quý mến, kính trọng, nhất định sẽ tạo ra được sức mạnh to lớn và đưa cách
mạng đến thành công.

Câu 2.1: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết dân tộc đối với sự
nghiệp cách mạng Việt Nam.
* Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của cách
mạng
Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh
bại chủ nghĩa đế quốc thực dân, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người thì phải tập
hợp tất cả lực lượng, xây dựng khối đoàn kết dân tộc bền vững. Chính vì vậy, trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, đại đoàn kết dân tộc không phải là sách lược hay thủ đoạn chính trị, mà là một chiến lược cơ bản, nhất
quán, lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng.
Để quy tụ được mọi lực lượng vào khối đại đoàn kết toàn dân, cần phải có chính sách và phương pháp
phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh. Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách Mặt trận đúng đắn, Đảng
ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công khối đoàn kết dân tộc, đưa cách mạng cách mạng giành
được nhiều thắng lợi to lớn. Hồ Chí Minh viết: “Đoàn kết trong Mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm
Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đoàn kết trong Mặt trận
Liên Việt,
nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giảiphóng miền
Bắc. Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong công
cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc”.
Từ thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh đã khái quát thành nhiều luận điểm có tính chân lý về vai trò của
khối đoàn kết: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy
thắng lợi”; “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”; “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công”.

* Đại đoàn kết toàn dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, là nhu cầu khách quan
của nhân dân
Theo Hồ Chí Minh, yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết là sức mạnh, là mạch nguồn của mọi thắng lợi. Do
đó, đoàn kết dân tộc phải được xác định là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, phải được quán triệt trong tất cả
mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách đến hoạt động thực tiễn của Đảng. Hồ Chí Minh
khẳng định mục đích của Đảng Lao động Việt Nam gồm 8 chữ: “Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”.
Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của của Đảng và của mọi giai đoạn cách mạng. Cách mạng
2
muốn thành công Đảng phải cụ thể hóa đường lối, chủ trương thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương
pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách
mạng. Thực lực đó chính là khối đại đoàn kết dân tộc.
Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng, đại đoàn kết dân tộc còn là nhiệm vụ hàng đầu của dân tộc. Bởi
vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. Đảng Cộng sản phải có
sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp quần chúng, chuyển những
nhu cầu, đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ
chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu
tranh vì độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.

Câu 2: Phân tích vai trò chủ nghĩa Mác- Lênin đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Chủ nghĩa Mác - Lênin là bộ phận tinh túy nhất của văn hóa nhân loại, là đỉnh cao của tư tưởng loài
người, là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, giai cấp tiến tiến nhất. Nó là học thuyết tổng kết quá khứ, giải
thích và cải tạo hiện tại, chuẩn bị hướng dẫn tương lai. Hồ Chí Minh nhận thức rằng: Chủ nghĩa Mác-Lênin
không chỉ là “chiếc cẩm nang thần kỳ”, là “kim chỉ nam” mà còn là mặt trời soi sáng cho chúng ta đi
tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc
lý luận, quyết định bước phát triển mới về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh vì:
− Chủ nghĩa Mác - Lênin đem lại cho Người phương pháp đúng đắn để tiếp cận văn hóa dân tộc, truyền
thống cha ông cũng như tinh hoa, trí tuệ nhân loại. Nhờ có thế giới quan và
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc mới có thể tiếp cận, chuyển hoá được những
nhân tố tích cực, tiến bộ của truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại để tạo nên hệ tư tưởng
của mình.
− Nhận thấy được quy luật tất yếu của nhân loại dù sớm hay muộn các dân tộc trên thế giới sẽ đi đến
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
− Chính nhờ ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã tổng kết kinh nghiệm cách mạng
thế giới và thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, chấm dứt cuộc
khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam
− Từ thế giới quan và phương pháp luận Mácxít, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy con đường dân tộc Việt
Nam phải đi và đích phải đến. Đó là con đường cách mạng vô sản và đích của nó là chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản, là cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa yêu nước không đối lập mà gắn bó mật thiết
với nhau. Điều này làm cho Hồ Chí Minh thành người Việt Nam yêu nước chân chính nhất, nâng chủ nghĩa
yêu nước của Việt Nam lên một tầm cao mới; giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, giải phóng xã
hội và giải phóng con người. Nhờ có chủ nghĩa Mác - Lênin mà Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh chuyển từ
lập trường yêu nước sang lập trường giai công nhân, từ người yêu nước trở thành người cộng sản. Hồ Chí
Minh đã tiếp cận, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin theo phương cách riêng của mình, cụ thể là:
− Khi tiếp thu, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã không rơi vào sao chép, giáo điều, rập khuôn
mà biết tiếp thu có chọn lọc và vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ
thể của cách mạng Việt Nam.
− Hồ Chí Minh đã nắm vững cái cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là phương pháp biện chứng duy
vật cốt để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước giải phóng dân tộc và để giải quyết các vấn đề thực tiễn
3
của cách mạng Việt Nam.
− Nguyễn Ái Quốc tiếp thu lý luận Mác - Lênin theo phương pháp nhận thức mác-xít, đồng thời theo lối
“đắc ý vong ngôn” của phương Đông, nhằm nắm lấy cái tinh thần, bản chất chứ không bị trói buộc vào ngôn
từ, tự tìm ra những chủ trương, giải pháp, đối sách phù hợp với những hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt
Nam chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong kinh điển. Trong quá trình hoạt động cách mạng, những
tác phẩm, bài viết của Hồ Chí Minh phản ánh bản chất cách mạng tư tưởng của Người theo thế giới quan,
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Người luôn khẳng định rằng: “chủ nghĩa Mác - Lênin là chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất”. Và, như vậy có thể nhận thấy rằng
Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, có tính cách mạng, khoa học, rất sâu sắc và
triệt để.

You might also like