You are on page 1of 10

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2022

MINH HỌA Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN


ĐỀ 04 Môn thi thành phần: SINH HỌC
(Đề thi có 06 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên thí sinh:..........................................................................


Số báo danh:...................................................................................
Câu 81 (NB): Ở thực vật, nguyên tố sinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. Nitơ. B. Mangan. C. Bo D. Sắt
Câu 81: A.
Câu 82 (NB): Loài động vật nào sau đây trao đổi khí bằng ống khí?
A. Trai sông. B. Cào cào. C. Giun đất. D. Thủy tức.
Câu 82: B.
Câu 83(NB): Triplet 3’TAG5’ mã hóa axit amin izoloxin, tARN vận chuyển axit amin này có anticodon là:
A. 3’GAU5’ B. 3’GUA5’. C. 5’AUX3’. D. 3’UAG5’
Câu 83: D.
Câu 84 (NB): Những bộ ba khác nhau cùng xác định 1 loại axit amin (trừ AUG hay UGG), điều này chứng
tỏ mã di truyền có tính:
A. thoái hóa. B. phổ biến. C. đặc hiệu. D. bảo thủ.
Câu 84: A.
Câu 85 (NB): Đa bội hóa các hợp tử có kiểu gen AA, Aa, aa không tạo ra được hợp tử có kiểu gen nào sau
đây?
A. Aaaa, AAAa B. aaaa, AAaa. C. AAAA, AAaa D. AAaa, aaaa.
Câu 85: A.
Câu 86 (NB): Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là thuần chủng?
A. aaBB B. AaBB C. AaBb D. aaBb
Câu 86: A.
Câu 87(TH): Nhà khoa học nào sau đây là người đầu tiên phát hiện ra quy luật di truyền liên kết gen, hoán
vị gen, liên kết giới tính?
A. Mocgan. B. Dacuyn. C. Menden. D. Mono và Jacob
Câu 87: A.
Câu 88 (NB): Ở loài nào sau đây, giới đực có cặp NST XY?
A. Người B. Gà C. Bồ câu D. Vịt
Câu 88: A.
Câu 89 (NB): Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp beta – caroten trong hạt được tạo ra nhờ ứng
dụng:
A. Cấy truyền phôi B. Công nghệ gen. C. Nhân bản vô tính. D. Gây đột biến.
Câu 89: B.
Câu 90 (NB): Đối với cây trồng, để duy trì và củng cố ưu thế lai người ta có thể sử dụng biện pháp nào sau
đây?
A. Sinh sản vô tính. B. Sinh sản hữu tính. C. Tự thụ phấn D. Lai khác thứ.
Câu 90: A.
Câu 91(NB): Ví dụ nào sau đây là cặp cơ quan tương đồng?
A. Đuôi cá mập và đuôi cá voi B. Vòi voi và vòi bạch tuộc.
C. Ngà voi và sừng tê giác. D. Cánh dơi và tay người
Câu 91: A.
Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong
quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
- Về cơ quan tương đồng là cánh dơi và tay người đều là chi trước của thú.
- Cá mập thuộc lớp cá, cá voi thuộc lớp thú.
- Vòi voi là mũi của con voi
- Ngà voi là răng của voi, sừng tê giác có nguồn gốc biểu bì.
Câu 92 (NB): Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản là ví dụ minh họa cơ chế
cách ly:
A. Thời gian B. Nơi ở C. Cơ học D. Sau hợp tử
Câu 92:D.
Lừa và ngựa đã giao phối được với nhau và đã tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành con la không sinh
sản được, vậy sự cách li sau khi đã hình thành hợp tử là cách li sau hợp tử.
Câu 93 (NB): Trong một khu đồng cỏ có diện tích 20m 2, quần thể của loài X có mật độ 3 cá thể/m 2. Kích
thước của quần thể X này là:
A. 20 cá thể B. 600 cá thể C. 10 cá thể D. 60 cá thể
Câu 93:D.
Kích thước quần thể = mật độ x diện tích
 Kích thước quần thể X = 3 x 20 = 60 cá thể
Câu 94(NB): Chuỗi thức ăn: Cỏ  cào cào  nhái  rắn  đại bàng, có bao nhiêu loài sinh vật tiêu thụ?
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 94. A.
Có 4 loài sinh vật tiêu thụ là cào cào; nhái; rắn; đại bàng.
Câu 95(NB): Chim sáo mỏ đỏ bắt ve bét trên lưng linh dương là mối quan hệ sinh thái gì?
A. Cộng sinh. B. Hợp tác. C. Kí sinh. D. Sinh vật ăn sinh vật.
Câu 95. B.
Câu 96 (NB): Trong các quần xã sinh thái sau đây, quần xã nào thường có tổng sinh khối lớn nhất?
A. Quần xã rừng mưa nhiệt đới B. Quần xã rừng lá rộng ôn đới
C. Quần xã đồng cỏ D. Quần xã đồng ruộng có nhiều loài cây
Câu 96: A
Câu 97 (TH): Khi nói về thí nghiệm tách chiết sắc tố quang hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có thể sử dụng benzen để làm dung môi hòa tan diệp lục.
II. Có thể sử dụng lá vàng để tách chiết carotenoit.
III. Để tách chiết diệp lục, chúng ta sử dụng nguyện liệu là các loại lá xanh tươi.
IV. Để tách chiết diệp lục thì thường phải ngâm nguyên liệu ngập trong cồn từ 20 đến 25 phút.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 97: C. II,III, IV ĐÚNG.
I sai vì benzen là dung môi hòa tan carotenoit. Muốn hòa tan diệp lục thì phải sử dụng cồn hoặc axeton.
II đúng vì carotenoit có nhiều trong lá vàng, củ màu vàng (như cà rroots), quả màu vàng ( quả gấc).
III đúng vì lá xanh tươi thì mới có hàm lượng diệp lục cao.
III đúng vì cồn là dung môi hòa tan sắc tố quang hợp.
Câu 98(TH): Khi nói về hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở tất cả các loài, hệ tuần hoàn đều làm nhiệm vụ vận chuyển oxi và CO2.
II. Ở hệ tuần hoàn của côn trùng, máu được lưu thông với áp lực rất thấp.
III. Ở bệnh nhân bị hở van nhĩ thất thì thường có nhịp tim nhanh hơn so với người bình thường.
IV. Một chu kì tim luôn được bắt đầu từ lúc tâm nhĩ co, sau đó đến dãn chung và đến tâm thất.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 98: B.
Có hai phát biểu đúng, đó là II và III.  Đáp án B.
I sai: vì ở côn trùng thì HTH không vận chuyển khí. Khí do hệ thống ống khí đưa đến tận tế bào của cơ thể.
II đúng vì côn trùng có HTH hở cho nên áp lực di chuyển của máu rất thấp
III đúng vì khi hở van nhĩ thất thì công suất của tim giảm. cho nên theo cơ chế điều hòa hoạt động tim sẽ làm
tăng nhịp tim để đảm bảo đủ máu đi nuôi cơ thể. Chính hiện tượng tăng nhịp tim sẽ làm suy tim
IV sai vì chu kì tim là nhĩ co  thất co  giãn chung
Câu 99 (TH): Một gen có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 2/3. Số Nucleotit loại A chiếm bao nhiêu %?
A. 10% B. 20% C. 30% D. 40%
Câu 99: B.
Theo nguyên tắc bổ sung ta có: A=T; G=X nên tỉ lệ: = 2/3  A/G=2/3
Mà A + G = 50%  A=20% và G = 30%

Câu 100 (TH): Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?
A. Chuyển đoạn dẫn tới sự trao đổi đoạn trong 1 NST hoặc giữa 2 cặp NST.
B. Chuyển đoạn có thể làm chuyển 1 đoạn NST từ nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác.
C. Các thể đột biến do chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản.
D. Chuyển đoạn không có ý nghĩa với tiến hóa.
Câu 100: D.
Câu 101 (TH). Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen. Phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Tổng tỉ lệ % của 2 loại giao tử AB và aB sẽ bằng tần số hoán vị gen.
B. Tổng tỉ lệ % của 2 loại giao tử Ab và ab sẽ chiếm 50%.
C. Tổng tỉ lệ % của 2 loại giao tử AB và ab sẽ bé hơn 50%.
D. Tổng tỉ lệ % của 2 loại giao tử AB và aB sẽ bằng tần số hoán vị gen.
Câu 101.B.
Tổng tỉ lệ giao tử liên kết và tỉ lệ giao tử hoán vị = 50%
Câu 102 (TH): Khi nói về đặc điểm di truyền của gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Gen trên Y chỉ truyền cho giới đực. 
B. Tính trạng biểu hiện đều ở cả giới đực và giới cái.
C. Gen luôn tồn tại thành cặp alen ở cả giới đực và giới cái.
D. Gen trên X có hiện tượng di truyền chéo.
Câu 102: D.
ở chim XX: trống; XY: con mái
A sai, gen trên Y chỉ truyền cho giới cái.
B sai, gen biểu hiện không đều ở 2 giới.
C sai, gen không tồn tại thành cặp tương đồng ở giới cái.
Câu 103 (VD): Ở sinh vật nhân sơ, xét gen B dài 0408 micromet và có A = G. Trên mạch 1 của gen có A =
120, mạch 2 của gen có X = 20% tổng số nucleotit của mạch. Gen B bị đột biến thành alen b, alen b tự nhân
đôi 2 lần liên tiếp thì môi trường nội bào cần cung cấp 7194 nucleotit tự do và số liên kết hidro trong các gen
con thu được là 11988. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Gen B bị đột biến dạng mất 1 cặp G-X.
II. Tổng số nucleotit của gen B là 2400.
III. Mạch 1 của gen B có A=120; T=360; G=240; X=480.
IV. Dạng đột biến trên chỉ làm thay đổi 1 bộ ba.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 103: B.
Có 2 phát biểu đúng là I và II
Gen B: NB = 2400 A0; A=T=G=X= 600
Mạch 1 có A1= 120 = T2 A2 = T1= 600 – 120 = 480

Mạch 2 có X2 = 20% . = 240 = G1  X1 = G2 = 600 – 240 =380


Gen b có tổng số Nu là Nb
Gen b nhân đôi 2 lần
Ta có : Nmt = Nb x (22 – 1) = 7194  Nb =2398
Số liên kết hidro trong mỗi gen con là: Hb = H: 22 = 2997

Số nu từng loại có ở gen b  đột biến mất 1 cặp G- X

 I đúng
II đúng
III sai , mạch 1 của gen B : A1 = 120; T1 = 480; G1= 240; X1 = 380
IV sai, đột biến trên làm thay đổi các bộ ba từ điểm đột biến

Câu 104 (NB): Một quần thể có 2 alen A và a đang cân bằng di truyền, tần số alen A là 0,2. Tỉ lệ cá thể
mang alen lặn trong quần thể là:
A. 0,2 B. 0,32 C. 0,96 D. 0,64
Câu 104: C.
Cá thể mang alen lặn gồm Aa và aa có tỉ lệ = 1 – AA = 1 – 0,04 = 0,96
Câu 105 (NB): Trong quần thể có xuất hiện thêm alen mới là kết quả của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Đột biến. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 105: C.
Câu 106 (NB): Ở giai đoạn tiến hóa hóa học và tiền sinh học, trong khí quyển Trái Đất chưa có khí nào sau
đây?
A. NH3. B. Hơi nước. C. O2. D. CO2.
Câu 106: C. .
Câu 107 (NB): Chỉ số nào sau đây phản ánh kích thước của quần thể?
A. Số lượng cá thể đực/cái của quần thể.
B. Tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.
C. Tổng diện khu phân bố của quần thể
D. Tổng số cá thể của quần thể.
Câu 107: D.
Câu 108 (TH): Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phong lan sống bám trên cây thân gỗ. Quan hệ giữa phong lan và cây thân gỗ là quan hệ kí sinh.
B. Chim mỏ đỏ bắt chấy rận trên lưng linh dương để ăn. Chim mỏ đỏ và linh dương đang cộng sinh với
nhau.
C. Cây lúa và cây cỏ cùng sống cạnh nhau là cạnh tranh cùng loài.
D. Giun đũa sống kí sinh trong ruột người.
Câu 108: D.
- Phong lan sống bám trên cây thâm gỗ. Quan hệ giữa phong lan và cây thân gỗ là quan hệ hội sinh.  A sai
B.Chim mỏ đỏ bắt chấy rận trên lưng linh dương để ăn. Chim mỏ đỏ và linh dương đang hợp tác với nhau.--
> B sai
C.Cây lúa và cây cỏ cùng sống cạnh nhau là cạnh tranh cùng loài  sai : cạnh tranh cùng loài
D. Giun đũa sống kí sinh trong ruột người.  D đúng
Câu 109 (TH): Một loài thực vật có bộ NST 2n = 8. Xét 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST tương đồng là Aa,
Bb, Dd, Ee. Kiểu gen nào sau đây không phải là đột biến thể một?
A. AaBbDdEEe B. AaBbDee C. AaBDDee D. ABbDdEe
Câu 109: A.
A. AaBbDdEEe  thể ba (2n +1)
B. AaBbDee  thể 1
C. AaBDDee  thể 1
D. AbbDdEe  thể 1
Câu 110 (VDC): Giả sử một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ NST lưỡng bội 2n = 10. Xét 5 cặp
gen A,a; B,b: D,D; E,E; G,g nằm trên 5 cặp NST, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội
hoàn toàn. Giả sử do đột biến, trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba tương ứng với các cặp NST và các thể
ba này đều có sức sống và khả năng sinh sản. Cho biết không xảy ra các dạng đột biến khác. Theo lí thuyết,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ở loài này có tối đa 210 loại kiểu gen.
II. Ở loài này, các cây mang kiểu hình trội về cả 5 tính trạng có tối đa 90 loại kiểu gen.
III. Ở loài này, các thể ba có tối đa 162 loại kiểu gen.
IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 2 trong 5 tính trạng có tối đa 18 loại kiểu gen.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 110: D. Phát biểu III đúng
Giả sử một loài thực vật giao phấn ngẫu nhiên có bộ NST lưỡng bội 2n = 10. Xét 5 cặp gen A,a; B,b: D,D;
E,E; G,g nằm trên 5 cặp NST, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn.
I.Ở loài này có tối đa 189 loại kiểu gen  sai
Gen bình thường (lưỡng bội) 3 x 3 x 3 = 27
Gen đột biến thể ba = (4x 3x 1 x1 x3) x3 + 3x3 x3 x2 = 162  III đúng
 Tổng số kiểu gen: 27 + 162 = 189
II. sai :Các cây mang kiểu hình trội về cả 5 tính trạng (A-B-DDEEG-):
+Các kiểu gen ở thể lưỡng bội: 2 x 2 x2= 8
+ Các kiểu gen ở thể đột biến = 3 x2 x2 x3 + 2 x 2 x2 x2 = 52
 Tổng số kiểu gen = 8 + 52 = 60
IV. Ở loài này, các cây mang kiểu hình lặn về 2 trong 5 tính trạng gồm có A-bbDDEEgg; aaB-DDEEgg:
aabbDDEEG- sẽ có số kiểu gen:
+Xét trường hợp A-bbDDEEgg có 2 kiểu gen ở thể lưỡng bội và 3 kiểu gen khi ở thể ba ở A; 8 kiểu gen khi
ở thể 3 ở các gen còn lại  tổng số: 2+3+8 = 13 kiểu gen
Hai trường hợp aaB-DDEEgg: aabbDDEEG- thì tương tự mỗi trường hợp đều có 13 kiểu gen.
Tổng số kiểu gen: 13 x 3 = 39 kiểu gen  IV sai
Câu 111 (TH): Ba loài cỏ hoang dại A, B, C có bộ NST lần lượt là 2n = 20; 2n=26; 2n=30. Từ 3 loài này,
đã phát sinh 5 loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa. Quá trình hình thành 5 loài mới này được mô tả
bằng bảng sau đây:
Loài I II III IV V
Cơ chế hình Thể song nhị Thể song nhị Thể song nhị Thể song nhị Thể song nhị
thành bội từ loài A bội từ loài A bội từ loài B bội từ loài A bội từ loài B
và loài B và loài C và loài C và loài I và loài III
Bộ NST của các loài I,II, III, IV và V lần lượt là:
A. 46; 50; 56;66; 82. B. 23; 25; 28; 33; 41.
C. 92; 100; 112; 132; 164. D. 46; 56; 50; 82; 66.
Câu 111: A.
Thể song nhị bội có bộ NST = tổng bộ NST của 2 loài.
Loài I có bộ NST = 20 +26 = 46
Loài II có bộ NST = 20 +30 = 50
Loài III có bộ NST = 26 + 30 = 56
Loài IV có bộ NST = 20 +46 = 66
Loài V có bộ NST = 26 + 56 = 82

Câu 112 (NB): Cơ thể có kiểu gen AaBbEEgg là cơ thể dị hợp về bao nhiêu cặp gen?
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 112: C.
Câu 113 (VD):Một loài thực vật, xét 2 cặp gen: A,a; B,b cùng nằm trên 1 cặp NST. Phép lai P: cây dị hợp
về 2 cặp gen x cây dị hợp 1 cặp gen thu được F1. Theo lí thuyết, số cây dị hợp 1 cặp gen ở F1 chiếm tỉ lệ là:
A. 50%. B. 25%. C. 37,5%. D. 12,5%.
Câu 113: A.
Giả sử cá thể dị hợp dị hợp 1 cặp gen cho ra 2 loại giao tử Ab = ab = 0,5
Cơ thể dị hợp 2 cặp gen( Aa, Bb) cho giao tử AB=ab = x và Ab=aB = 0,5 – x
Số cây dị hợp 1 cặp gen ở F1 là: = 0,5. (0,5 – x) + 0,5x + 0,5x + 0,5. (0,5 – x) = 0,5

Câu 114 (VD): Một cơ thể thực vật có kiểu gen giảm phân không xảy ra đột biến. Có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I.Cơ thể tạo ra đa có 64 loại giao tử.
II.Nếu có 6 tế bào xảy ra hoán vị thì tối đa có 14 loại giao tử.
III. Giả sử trong quá trình giảm phân, mỗi tế bào chỉ có trao đổi chéo tại 1 điểm thì tạo ra tối đa 12 loại giao
tử.
IV. Có 40 tế bào sinh tinh giảm phân có hoán vị thì tối đa chỉ có 64 loại giao tử.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Câu 114: D.
I đúng . vì cơ thể trên dị hợp 6 cặp gen nên số loại giao tử tối đa = 2n = 26 = 64
II đúng . Vì cơ thể này có 5 tế bào xảy ra hoán vị thì số loại giao tử tối đa = 2x6 +2 = 14
III đúng. Vì mỗi tế bào chỉ có trao đổi chéo tại 1 điểm thì số diểm trao đổi chéo = 6 -1 = 5
Khi cos5 điểm trao đổi chéo thì số loại giao tử hoán vị =10 và có 2 loại giao tử liên kết cho nên tổng số loại
giao tử = 10 +2 = 12. Hoặc áp dụng công thức giải nhanh: vì cơ thể trên có 6 cặp gen dị hợp nên n = 6  số
loại giao tử tối đa = 2n = 2x6= 12 loại  IV đúng
Vì có 40 tế bào sinh tinh nếu áp dụng công thức = 2x + 2 thì số loại giao tử = 2 x 40 +2 = 82. Tuy nhiên, vì
có 6 cặp gen dị hợp nên số loại giao tử không vượt quá 64 loại  có tối đa 64 loại tinh trùng.
Câu 115 (VD): Nghiên cứu tổng sinh khối trong 4 quần xã ở các thời điểm khác nhau, người ta thu được
bảng sau:

Năm 1970 Năm 1980 Năm 1990 Năm 2000 Năm 2010 Năm 2020
Quần xã I 3200 tấn 4100 tấn 3800 tấn 3000 tấn 2500 tấn 2100 tấn
Quần xã II 0 tấn 50 tấn 80 tấn 100 tấn 800 tấn 1000 tấn
Quần xã III 0 tấn 80 tấn 100 tấn 120 tấn 150 tấn 180 tấn
Quần xã IV 0 tấn 100 tấn 120 tấn 1650 tấn 150 tấn 145 tấn
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Có 3 quần xã đang diễn ra quá trình diễn thế sinh thái nguyên sinh.
II. Ở mỗi quần xã, năm 2020 có thể có thành phần loài khác với năm 1970.
III. Các quần xã II, III, IV sẽ có cấu trúc di truyền được duy trì ổn định mãi mãi.
IV. Lưới thức ăn ở quần xã III tại năm 2020 có thể có nhiều sai khác so với năm 1990.
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 115:
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II, IV.  Đáp án B.
Nhìn vào sinh khối ở 4 thời điểm, chúng ta thấy quần xã II, III và IV được bắt đầu từ sinh khối bằng 0. Cho
nên đây là quá trình diễn thế nguyên sinh ( bắt đầu từ môi trường trống trơn). Còn ở quần xã I bắt đầu từ môi
trường đã có quần xã ( diến thế thứ sinh)  I đúng.
II và IV đúng  vì quá trình diễn thế, thành phần loài bị thay đổi. cho nên, lưới thức ăn cũng bị thay đổi.
III sai . vì quần xã sẽ bị biến động do tác động của điều kiện môi trường và do tác động của thành phần loài
trong quần xã. Trong tự nhiên, không thể tìm thấy quần xã nào tồn tại ổn định mãi mãi.
Câu 116 (VD): Một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng nguyên sinh được mô tả như sau: Sóc ăn quả dẻ; diều
hâu ăn sóc và chim gõ kiến; xén tóc ăn nón thông; chim gõ kiến và thằn lằn ăn xén tóc; chim gõ kiến và thằn
lằn là thức ăn của trăn. Khi nói về lưới thức ăn này có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu loài chim gõ kiến bị tiêu diệt thì số lượng diều hâu có thể giảm.
II. Nếu loài diều hâu bị tiêu diệt thì số lượng sóc có thể tăng.
III. Chim gõ kiến và thằn lằn đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
IV. Lưới thức ăn có 4 chuỗi thức ăn.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 116: D

Dựa vào lưới thức an ta thấy:


I đúng . vì chim gõ kiến là nguồn thức ăn của diều hâu nên khi chim gõ kiến bị tiêu diệt thì diều hâu thiếu
thức ăn sẽ giảm số lượng.
II đúng vì diều hâu sử dụng sóc làm thức ăn nên khi diều hoa bị tiêu diệt thì sóc sẽ tăng số lượng
III đúng . Vì chim gõ kiến và thằn lằn đều thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
IV đúng: lưới thức ăn này có 4 chuỗi thức ăn.
Câu 117 (VD): Quá trình hình thành các loài B, C, D từ loài A được mô tả ở hình bên. Phân tích hình này,
phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quần thể loài C ở đảo C luôn có các alen giống quần thể loài C ở đảo D.
B. Khoảng cách giữa các đảo là nguyên nhân trực tiếp gây nên cách li sinh sản, dẫn tới hình thành loài mới.
C. Hình vẽ này mô tả quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí.
D. Hình vẽ này mô tả quá trình hình thành loài ở động vật chứ không xảy ra ở thực vật.
Câu 117: C
A sai. Vì các quần thể phân bố ở các vùng khác nhau, các đảo khác nhau thì có thể có các alen đặc trưng
khác , có vốn gen khác nhau.
B sai. Vì khoảng cách giauwx các đảo chỉ là chướng ngại địa lí để ngăn ngừa giao phối tự do giữa các quần
thể. Chứ khoảng cách giữa các đảo không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cách li sinh sản. nguyên nhân
chính dẫn đến cách li sinh sản là tác động của CLTN được tiến hành theo các hướng khác nhau, dẫn tới hình
thành các đặc điểm thích nghi khác nhau, tạo nên loài mới.
D sai. Vì đây là hình thành loài bằng con đường địa lí. Ở quá trình này, có thể xảy ra ở động vật di cư và
thực vật phát tán mạnh.  

Câu 118 (VDC): Ở một loài thực vật, xét 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho
2 cây (P) giao phấn với nhau, tạo ra F 1 với 4 loại kiểu hình. Biết rằng mỗi cây ở P chỉ cho 2 loại giao tử và
không xảy ra đột biến. Cho các cây mang kiểu hình trội về 2 tính trạng ở F 1 tự thụ phấn, thu được F2. Theo lí
thuyết, kiểu hình mang 2 tính trạng trội ở F2 có thể là:
A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 37,5%.
Câu 118: B
Phép lai giữa 2 cây, tạo ra F1 có 4 loại kiểu hình. Mà mỗi cây ở đời P đều chỉ cho 2 loại giao tử, chứng tỏ
mỗi cây đều dị hợp 1 cặp gen. Để đời con có 4 kiểu hình thì chứng tỏ bố và mẹ đều phải có giao tử ab, tức là
Aabb với aaBb ( hoặc Ab/ab x aB/ab). Khi đó cây A-B- ở F1 sẽ dị hợp 2 cặp gen ( AaBb hoặc Ab/aB)
- Nếu cây A-B- có kiểu gen AaBb thì khi cây này tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1  A-B- =
9/16 =56,25%
- Nếu cây A-B- có kiểu gen Ab/aB và không xảy ra hoán vị gen thì cây này tự thụ phấn, đời con có TLKH
1:2:1  A-B- = 50%
- Nếu cây A-B- có kiểu gen Ab/aB và xảy ra HVG với tần số 2x thì khi cây này tự thụ phấn, đời con có
TLKH là (0,5 + x2) (A-,B-) : (0,25 - x2) (A-,bb): (0,25 - x2) (aa,B-): x2 (aa,bb), vì ab là giao tử hoán vị nên tỉ
lệ kiểu hình aa,bbb không thể vượt quá 6,25%.
- --> %(A-, B-) >75%.
Câu 119 (VDC): Bệnh di truyền ở người do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Một quần thể đang cân
bằng di truyền, cứ 10000 người thì có 49 người bị bệnh. Có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I.Tần số alen A là 0,93.
II.Tỉ lệ người bình thường có mạng alen gây bệnh trong quần thể 13,02%.
III. Nếu quần thể có 10.000 người thì sẽ có 8649 người bình thường và có kiểu gen đồng hợp.
IV.Một cặp vợ chồng bình thường trong quần thể trên có mang alen lặn kết hôn, họ dự định sinh 2 người
con. Xác suất để họ sinh được 2 con đều bình thường là 75%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 119: C có 3 phát biểu đúng I, II, III
I đúng . ta có aa = 0,0049  a= 0,07  A=0,93
II đúng .
Tỉ lệ người bình thường có mang alen gây bệnh trong quần thể: 2pq = 2*0,07*0,03 = 0,1302
III đúng. Số người bình thường trong quần thể có kiểu gen đồng hợp là : 0,932 x 10000 = 8649
IV sai. Một cặp vợ chồng bình thường trong quần thể trên có mang alen lặn kết hơn, họ dự định sinh 2 người
con. Xác suất để họ sinh được 2 con đều bình thường là ( ¾)2 = 9/16 = 56,25%

Câu 120 (VDC): Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh bạch tạng và bệnh máu khó đông ở người.
Bệnh bạch tạng do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh mù màu do gen nằm trên vùng không
tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Biết rằng người phụ nữ số 3 mang gen gây bệnh máu
khó đông.

Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Có 5 người trong phả hệ trên xác định được chính xác kiểu gen về 2 bệnh này.
II. Có thể có tối đa 5 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp trội về gen quy định bệnh bạch tạng.
III. Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị 2 bệnh trên của cặp vợ chồng 13-14 là 42,5%.
IV. Nếu người phụ nữ số 15 kết hôn với 1 người đàn ông không bị cả 2 bệnh và đến từ một quần thể khác có
tỉ lệ người bình thường mang alen gây bệnh bạch tạng trong tổng số người bình thường là 2/3. Xác suất để
cặp vợ chồng này sinh 2 con có 1 đứa con gái bình thường và 1 đứa con trai bị cả 2 bệnh là 3/640.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 120: Đáp án B
- Quy ước gen: A - không bạch tạng, a - bạch tạng; B - không bị mù màu, b - mù màu.
- Bố mẹ bình thường sinh con bạch tạng  kiểu gen bố mẹ là Aa
- Nam không mù màu kiểu gen XBY
- Xét bệnh bạch tạng:
+ 1, 4, 8, 11 có kiểu gen aa
+ 2, 5, 6, 9, 12,13 có kiểu gen Aa
- Xét bệnh máu khó đông:
+ 2, 4, 6, 7, 10,14 có kiểu gen XBY
+ 12 có kiểu gen XbY
+ 1, 8 có kiểu gen XBXb
 Người biết chắc chắn kiểu gen là 1, 2, 4, 6, 8,12
 Ý I sai
- Những người có thể có kiểu gen đồng hợp trội về gen qui định bạch tạng là 3, 7, 10, 14, 15
 Ý II đúng
- Xác suất sinh con gái đầu lòng không bị bệnh trên của cặp vợ chồng 13-14 là
+ Người số (8) aaXBXb x (7) A-XBY  người số 13: Aa(XBXB: XBXb)
+ Người số 10 có em gái 11 bị bạch tạng  kiểu gen (1AA : 2Aa)
+ Người số 9 có bố 4 bị bạch tạng nên có kiểu gen Aa
 Người số 14 có kiểu gen (2/5 AA : 3/5 Aa) XBY
+ Xét cặp vợ chồng 13 - 14:

 XS sinh con gái không bị cả 2 bệnh


 Ý III đúng
- Nếu người phụ nữ số 15 kết hôn với 1 người đàn ông không bị cả 2 bệnh và đến từ một quần thể khác.
+ Người phụ nữ số 15 có kiểu gen về bệnh bạch tạng (2AA : 3Aa)
+ Cặp vợ chồng 9-10: (XBXB : XBXb) x XBY  15 (3XBXB : 1 XBXb)
+ Người chồng của 15 có kiểu gen (1AA : 2Aa)XBY
 (2AA : 3Aa)(3 XBXB : 1XBXb) x (1AA : 2Aa)XBY
 Để sinh đứa con bị cả 2 bệnh  kiểu gen của bố mẹ: AaXBXb x AaXBY với xác suất:

+ Xác suất sinh con gái bình thường:


+ Xác suất sinh con trai bị 2 bệnh 1/4 x 1/ 4 = 1/16
Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 con có 1 đứa con gái bình thường và 1 đứa con trai bị cả 2 bệnh là
Ý IV đúng.

----------HẾT -----------
ĐÁP ÁN

81-A 82-B 83 –D 84-A 85-A 86-A 87-A 88-A 89 -B 90-A


91-D 92-D 93-D 94-A 95-B 96-A 97-C 98-B 99-B 100-D
101-B 102-D 103-B 104-C 105-C 106-C 107-D 108-D 109-A 110-D
111-A 112-C 113-A 114-D 115-B 116-D 117-C 118-B 119-C 120-B

HƯỚNG DẪN GIẢI

HẾT

You might also like