You are on page 1of 4

Đề 1: Viết một văn bản lập luận thể hiện quan điểm của mình về vấn đề: nên

hay không
nên bỏ án tử hình ở VN hiện nay?
(Cấp độ phát ngôn) Giết người đền mạng đã xuất hiện từ ngàn đời nay, có thời kỳ nó
được coi như chân lý. Đó là lẽ đương nhiên hợp với lòng người. (Tử hình được xem là hình
phạt quá nặng nề khi cướp đi tính mạng của phạm nhân. Bởi án tử hình không chỉ là để trừng trị
kẻ phạm tội ác nghiêm trọng, mà còn là sự cảnh cáo nghiêm khắc nhất với những kẻ có ý định
phạm tội tương tự.) Đã rất nhiều nước trên thế giới bỏ hình phạt tử hình ra khỏi hình phạt trong
Luật hình sự. (ngụy biện dựa vào đám đông). Tuy nhiên, đó chỉ là cái đúng của quá khứ còn
hiện tại nó không hợp với thời nay nữa. Thậm chí đối với PL VN, việc tử hình đi ngược lại tính
nhân đạo trong Hiến pháp. Hay nói một cách thật chuẩn xác theo dòng suy nghĩ của tôi là “ nên
bỏ hình phạt tử hình trong bộ luật hình sự hiện hành”. Vì thế, cũng đã đến lúc VN nên bỏ án tử
hình.
=> Liên kết giữa luận cứ và kết luận: Quan hệ nghịch nhân – quả.
=> Liên kết giữa các luận cứ: Quan hệ bổ sung.
(Cấp độ đoạn lập luận) [Kết luận] Xóa bỏ án tử hình trong luật hình sự để đảm bảo
tính nhân đạo. Thứ nhất, hành vi nguy hiểm của cá nhân có thể cải tạo được bởi: Khi một cá
nhân sinh ra, cá nhân đó chỉ có các hành vi bản năng tự nhiên không nguy hại. Chỉ khi cá nhân
tham gia vào cộng đồng, cá nhân đó mới từng bước hình thành các hành vi có ý thức. Hành vi
phạm tội của cá nhân cũng là một trong những hành vi có ý thức. Thứ hai, cách ly vĩnh viễn đối
tượng ra ngoài xã hội còn nhiều cách khác “êm ái” hơn. Ta có thể sử dụng những cách đó để
cách ly vĩnh viễn đối tượng ra ngoài xã hội mà không cần lấy đi quyền sống thiêng liêng của họ.
Làm như vậy sẽ phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội, đồng thời bảo đảm được tính nhân đạo –
truyền thống nhân văn bao đời của dân tộc ta.nguy hiểm khỏi đời sống của nó mà vẫn đảm bảo
được các quyền con người tối thiểu. Thứ ba, do tính chất tàn khốc của hình phạt tử hình nên việc áp
dụng hình phạt này là trái với những giá trị đạo đức, đặc biệt là làm tổn hại lòng nhân đạo và sự khoan
dung - những giá trị đạo đức cơ bản mà tất cả các xã hội đều cần phải vun đắp nên.

Luận điểm: Xóa bỏ... nhân đạo.


Luận cứ 1: Thứ nhất,...
Luận cứ 2: Thứ hai,...
Luận cứ 3: Thứ ba,...
Kết luận: Xóa bỏ... nhân đạo.
Phương pháp liên kết: dựa trên quan hệ bổ sung
Phương thức lập luận: diễn dịch.
Mỗi quốc gia đều có đủ khả năng phân biệt rõ hành vi nào là hành vi nguy hiểm, khả năng theo
dõi và bắt giữ các cá nhân nguy hiểm và khả năng kiểm soát các cá nhân nguy hiểm trong một
phạm vi địa lý nhỏ để họ không còn gây nguy hiểm cho xã hội.
Vậy tại sao ta không sử dụng những cách đó để cách ly vĩnh viễn đối tượng ra ngoài xã hội mà
không cần lấy đi quyền sống thiêng liêng của họ. Làm như vậy sẽ phù hợp với thực tiễn đời sống
xã hội, đồng thời bảo đảm được tính nhân đạo – truyền thống nhân văn bao đời của dân tộc ta.
Vừa oan sai mà còn bị tử hình. Oan sai là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động xét
xử ở bất cứ quốc gia nào, thời đại lịch sử nào. Nó tồn tại như là tính tất yếu trong hoạt động xét
xử. Bỏ hình phạt tử hình thì sẽ giảm được số người oan sai vô tội.
Đó cũng là lẽ đương nhiên, bởi việc điều tra; và xét xử chỉ được tiến hành sau khi có một tội
phạm thực hiện. Phán quyết tòa án dựa trên; những chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập được,
kèm theo kết quả của quá trình tranh tụng.
Mà một điều cảnh báo là tỉ lệ oan sai tại Việt Nam hiện nay không phải là ít; bởi hoàn cảnh
khách quan lẫn chủ quan. Với những lẽ đó, tôi thiết nghĩ giả định Tòa án đã tuyên; và thi hành án
tử hình một người thì làm sao khắc phục được hậu quá đó; nếu theo thời gian xuất hiện căn cứ
mới chứng minh họ vô tội (tuyên án sai).

Tử hình không phải là hình phạt nghiêm khắc duy nhất theo PL VN. Hành vi và bản năng
của cá nhân cần có thời gian để hình thành và thay đổi. Việc tử hình chẳng những không thể thay
đổi bản chất mà còn lại xâm phạm đến quyền được sống theo HP VN. Nên cần xóa bỏ hình phạt
này.
Luận đề: Xóa bỏ án tử hình trong bộ luật hình sự hiện hành là điều cần thiết đối với tình hình
hiện nay.
Luận điểm 1: Tính nhân đạo cần được đảm bảo theo HP VN đã quy định.
Luận điểm 2: Tránh “chết oan” người vô tội.
Phương pháp liên kết: ngang hàng đồng đẳng
Phương thức lập luận: Tổng phân hợp

Đề 2: Viết một văn bản lập luận thể hiện quan điểm của mình về việc "nên
hay không nên bỏ Tết cổ truyền, thay bằng Tết dương lịch để hội nhập với thế
giới?"
Những giá trị văn hóa trong Tết Nguyên đán còn tồn tại đến ngày nay đã là sự kế
thừa có chọn lọc của nhiều yếu tố. Vì lẽ đó, chúng ta không thể gạt bỏ được thêm
nữa những giá trị ấy. Nếu tiếp tục gạt bỏ, việc đánh mất luôn cả Tết cổ truyền rất
có thể xảy ra. Bên cạnh đó, sự phát triển xã hội nếu gạt qua ngày Tết cổ truyền sẽ
chuyển thành sự phát triển nhất thời vì suy cho cùng, văn hóa là nền tảng của sự
phát triển.
Đề 3: Hãy viết một văn bản lập luận thể hiện quan điểm của mình về vấn đề
"nên hay không nên sống thử trước hôn nhân?".
Sống thử được xem như là cuộc sống tiền hôn nhân, giúp cho ta tìm hiểu đối
phương rõ hơn để tránh cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc.
Sống thử sẽ mang lại những lợi ích nhất định trong cuộc sống của các
cặp đôi yêu nhau. Thứ nhất, mối quan hệ của bạn có thể sẽ được gắn kết và bền
chặt hơn. Đối với những người sống xa gia đình, sống với người mình yêu thương
mang đến cho mình nhiều an ủi về mặt tinh thần. Họ sẽ hiểu rõ hơn về phong cách
sống của đối phương, về suy nghĩ cũng như cách mà cuộc sống của đối phương
diễn ra hằng ngày. Và họ có thể tìm được cách hài hòa cuộc sống của họ và của đối
phương lại với nhau, giúp “nâng tầm” cho tình yêu của cả hai. Thứ hai, “Hòa trộn”
về mặt không gian sống với nhau sẽ giúp bạn xoa dịu những nỗi lo cũng như căng
thẳng của cả hai trước khi kết hôn. Quá trình kết hôn là một quá trình có nhiều khó
khăn và đòi hỏi rất nhiều ở cả hai, và nếu bạn không chuẩn bị kĩ cho “chặng đường
dài” này thì bạn có thể dễ dàng vấp ngã trong tình yêu. Chính vì vậy, sống thử giúp
bạn và người ấy có thể nhận ra những điểm phù hợp cũng như những điểm không
phù hợp để có thể sửa đổi và phát huy, từ đó làm giảm đi những vấn đề mà những
cặp đôi mới cưới thường gặp phải. Thứ ba, một trong những lý do phổ biến nhất để
chuyển đến sống cùng nhau trước khi kết hôn là vấn đề tài chính. Sống thử có tính
hấp dẫn cao với các cặp đôi vì nó giúp giảm bớt gánh nặng tài chính. Khi họ sống
chung với ai đó, họ thường chia đôi các hóa đơn giữa hai người. Và từ đó, họ học
được cách quản lý tài chính ngay cả khi chưa kết hôn.
Luận điểm:
Luận cứ 1: Thứ nhất,...
Luận cứ 2: Thứ hai,...
Luận cứ 3: Thứ ba,...
Kết luận: Sống thử sẽ mang lại những lợi ích nhất định trong cuộc sống của các
cặp đôi yêu nhau
Phương pháp liên kết: quan hệ bổ sung
Phương thức lập luận: diễn dịch.
Pháp luật Việt Nam không cấm các cặp đôi sống thử trước hôn nhân mà cũng
không khuyến khích điều đó. Bởi vì việc sống thử của các cặp đôi không được
Luật hôn nhân & GĐ bảo vệ. So với người anh phương Tây, Pháp đã sinh ra 1 cái
từ rất là lâu là Khế ước Dân sự về Sống chung, đây được xem như là “Hợp đồng”
giữa các cá nhân khi muốn sống thử. Khi các cặp đôi yêu nhau sẽ cùng ký khế ước
này, nó quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Và như thế, họ sẽ được
pháp luật bảo hộ. Rất nhiều nơi khác trên thế giới cũng bắt đầu học tập kinh
nghiệm này, như ở Đức, ở Mỹ. Về Việt Nam, trong thực trạng các cặp đôi sống thử
ngày càng tăng như hiện nay, liệu luật pháp có bổ sung, thay đổi để các cặp đôi sau
khi chia tay vẫn đảm bảo quyền và lợi ích của họ.
Luận đề: Sống thử là 1 giai đoạn nên có tiền hôn nhân và liên hệ PL nước ngoài.
Luận điểm 1: Sống thử mang lại 1 số lợi ích nhất định.
Luận điểm 2: Liên hệ PL nước ngoài về sống thử.
Phương pháp liên kết: ngang hàng, đồng đẳng
Phương thức lập luận: tổng phân hợp.

You might also like