You are on page 1of 3

A.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tổng quan nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc đề tài

Sau khi xem đề cương các em gửi lại, cô tiếp tục có mấy ý trao đổi với
các em.
1. Đề đạt được mục đích nghiên cứu luôn phải xuất phát từ: các căn cứ lý
luận và các căn cứ thực tiễn nên 2 nội dung lớn này sẽ thường được trình
bày trong 2 chương
- Chương 1 cần được dành để làm rõ các vấn đề lý luận (chương 1 của
các em chưa hướng đến nội dung này). Vì thế theo cô các em cần:
Đặt tên chương lại, (cô gợi ý có thể là: Một số vấn đề lý luận về cái chết
nhân đạo).
Trong chương này giải thích để làm rõ cái chết nhân đạo là gì: dưới
góc độ y sinh, dưới góc độ đạo đức xã hội, dưới góc độ luật học,…(nội
dung này tùy các em có tài liệu như thế nào thì giải quyết đến đó) → rút
ra kết luận của các em về cái chết nhân đạo.
Các vấn đề lý luận về pháp luật về cái chết nhân đạo: vai trò của
pháp luật về vấn đề này như thế nào, pháp luật gì (hành chính, dân sự,
hình sự, …) quy định về vấn đề này là thích hợp.
Em cũng có thể trình bày về lịch sử hình thành pháp luật về vấn đề này
trên thế giới
- Chương 2 Quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện cái chết
nhân đạo ở Việt Nam
Quy định pháp luật: các em trình bày các quy định pháp luật có liên quan
để khẳng định PL Việt Nam đanh ghi nhận hoặc đang chưa quy định
Thực tiễn: Cô thấy các bác sĩ vẫn trao đổi với người nhà khi quyết định
rút máy thở, khi cho người bệnh về nhà (để được chết tại nhà) chính là một cách
thực hiện cái chết nhân đạo
- Chương 3 kiến nghị của các em.
2. Các em cần xem các luận văn, luận án, kết quả NCKH các năm trước
để xem khi triển khai một nghiên cứu thì cần làm như thế nào, đề cương lần này
và cả lần trước các em gửi cô chưa phải là một đề cương nghiên cứu. Tuy nhiên
đề cương chỉ giúp chính các em khi thực hiện nghiên cứu nên các em không cần
phải chỉnh sửa đề cương để gửi lại cô.
3. Đề tài các em viết rất mới ở VN nên sẽ khó cho các em vì không có tài
liệu nhiều nhưng cũng dễ vì kết quả nghiên cứu của các em chưa có ai nghiên
cứu nên có tính mới và nếu thành công sẽ tạo ra hướng mới.
Cô thấy các em cần xác định rõ nội dung nghiên cứu và tìm tài liệu để bắt
tay vào triển khai sớm.

B. NỘI DUNG
Chương I: Các quy định về cái chết nhân đạo hiện nay
I. Khái niệm cái chết nhân đạo (tên mục như các em đặt thế này chưa phù
hợp với tên chương, khái niệm này có theo quy định của pháp luật không,
nếu không thì phần này nằm ngoài phạm vi tên chương)
Phân tích những khái niệm của các nước, các quan niệm trên thế giới
=> Đưa ra quan điểm của nhóm về khái niệm cái chết nhân đạo mà nhóm cảm
thấy hợp lý nhất, phù hợp với thực tế ở Việt Nam
II. Quy định hiện nay về cái chết nhân đạo của một số quốc gia trên thế
giới
1. Lịch sử hình thành (tiểu mục này chưa phù hợp với tên mục, tên mục là
quy định hiện này, tức là trình bày trực tiếp các quy định của pháp luật,
lịch sử không phải là quy định hiện hành)
Cái chết nhân đạo được công nhận lần đầu tiên như thế nào? Các quốc gia
nào công nhận cái chết nhân đạo? Một số trường hợp áp dụng cái chết nhân đạo
2. Các quy định hiện tại
Tìm, phân tích các quy định của các quốc gia. Nếu một số quy định giống
nhau thì có thể nhóm vào một nhóm và so sánh sự giống và khác giữa các quy
định đó => Đánh giá các quy định đó
III. Mục đích quy định cái chết nhân đạo của một số quốc gia trên thế giới
Phân tích rõ để thấy được việc quy định cái chết nhân đạo có ý nghĩa rất
lớn, cho thấy được xu thế hiện nay => Từ đó nhấn mạnh được sự cần thiết của
việc quy định cái chết nhân đạo đối với Việt Nam.
Nội dung này cô hiểu là em định trình bày về vai trò của pháp luật, nhưng
diễn đạt như các em là chưa ổn, mục đích của các quốc gia khi quy định về vấn
đề này là như nhau.
Chương II: Thực tế về cái chết nhân đạo ở Việt Nam hiện nay
I. Việt Nam chưa công nhận cái chết nhân đạo
1. Thực trạng chưa công nhận cái chết nhân đạo ở Việt Nam
- Khái niệm cái chết nhân đạo có ở Việt Nam từ khi nào?
- Các nhà làm luật đã từng đề xuất quy định cái chết nhân đạo chưa?
2. Lý do Việt Nam chưa công nhận cái chết nhân đạo
3. Hệ quả của việc chưa công nhận cái chết nhân đạo
- Việc Việt Nam chưa công nhận cái chết nhân đạo đã tác động như thế
nào đến đời sống Việt Nam hiện nay => phân tích mặt tích cực, tiêu cực
=> Dựa vào những phân tích để nhấn mạnh Việt Nam nên có các quy định
pháp luật về cái chết nhân đạo
II. Về góc độ pháp lý, Việt Nam nên hay không quy định cái chết nhân
đạo
1. Tác động của việc quy định cái chết nhân đạo đến hệ thống pháp luật
Việt Nam hiện nay
- Dựa trên các quy định có sẵn của pháp luật, đánh giá những cái phù hợp,
mâu thuẫn với quy định hiện tại.
VD: Nếu chấp nhận cái chết nhân đạo thì nó sẽ đi ngược lại với tinh thần quy
định tại Điều 123 BLHS 2015, quyền được sống (Điều 19 Luật Hiến Pháp
2013) ….
- Phân tích những cái phù hợp và mâu thuẫn đó ảnh hưởng như thế nào đến
việc áp dụng từng quy định cụ thể đó trong thực tế..
2. Bài học rút ra từ quy định về cái chết nhân đạo của các nước trên thế
giới
=> Lấy được từ phần đánh giá các quy định của các nước trên thế giới về cái
chết nhân đạo
Chương III: Kiến nghị xây dựng pháp luật về cái chết nhân đạo
- Trước mắt:
+ Tiếp thu những quy định của thế giới phù hợp với thực tế hiện tại
+ Đặt ra hành lang pháp lý đối với cái chết nhân đạo
- Dài hạn:
+ Những định hướng, xu hướng hoàn thiện lâu dài. Hoàn thiện thêm
các bộ luật, luật khác để hợp pháp hóa tất cả các quy định về mọi
mặt của an tử, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn tiếp diễn

C. KẾT LUẬN

You might also like