You are on page 1of 4

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài


Theo dòng chảy đầy thách thức và biến động của cuộc sống, ý niệm về "công
lý" ngày càng trở nên phức tạp và quan trọng. Công lý không chỉ là một khái niệm trừu
tượng mà còn là bản chất của sự sống còn và phát triển của một xã hội. Trong một
cộng đồng văn minh, công lý chính là “đại lượng công bằng” để dàn xếp những mâu
thuẫn, xung đột không thể tránh khỏi xảy ra giữa các thành viên trong cộng đồng trên
cơ sở nguyên tắc “trao cho mọi người những gì họ xứng đáng, trao cho mỗi người cái
họ đáng hưởng”, hay đó là nghĩa vụ “hoàn lại, trả lại cho mọi người cái mà họ có
quyền được hưởng”. Do đó, việc đảm bảo sự công bằng và đối xử công bằng trong hệ
thống pháp luật đồng thời trở nên vô cùng quan trọng. Nhiều câu hỏi nghiên cứu đã
được đặt ra như “Làm thế nào để định nghĩa và đo lường công bằng trong xã hội ngày
nay?”, “Trong thế giới đa dạng và phức tạp, làm thế nào để đảm bảo rằng mọi người
đều được tiếp nhận cơ hội và quyền lợi tương đương mà không phụ thuộc vào địa vị xã
hội?”,... Việc giải đáp những vấn đề đó vừa là mục tiêu, vừa là một thách thức đặt ra
đối với các nhà lập pháp nói riêng và đối với toàn thể cộng đồng nói chung. Trên thực
tế, vẫn còn tồn tại nhiều trường hợp cơ quan tư pháp còn thiếu sót trong việc thực thi
vai trò của mình dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.Những thiếu sót đó đến từ sự bất
công trong áp dụng nguyên lý công bằng, sự tắc trách của người mang quyền lực nhà
nước, chênh lệch xã hội về tài chính, địa vị,…
Nghiên cứu về lẽ công bằng và các vấn đề xoay quanh nó giúp chúng ta hiểu và
nắm rõ hơn về cơ sở lý thuyết, từ đó góp phần đưa ra những hướng đi cụ thể trong
thực thi công lý trong xã hội đương đại, thúc đẩy tìm ra những giải pháp linh hoạt, đổi
mới để đảm bảo mọi người đều có cơ hội, không bị phụ thuộc vào địa vị xã hội, xây
dựng một xã hội công bằng và bền vững. Từ những vấn đề nêu trên, tôi lựa chọn đề tài
nghiên cứu “Công lý và các điều kiện bảo đảm công lý”.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện tại, trong nước không có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp về vấn đề
công lý và các điều kiện bảo đảm công lý, nhưng vẫn có một số bài viết với đề tài
nghiên cứu về công lý và bảo đảo về quyền tiếp cận công lý. Qua những tài liệu này,
có thể phân tích, đánh giá và phát triển những ý kiến đã được đề cập, xây dựng nhưng
quan điểm riêng và có thêm nhiều góc nhìn mới về vấn đề công lý và các vấn đề xoay
quanh.
Luận án tiến sĩ Luật học "Công lý và sự thể hiện công lý trong Hiến pháp
Việt Nam." (2020) của TS. Nguyễn Xuân Tùng đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
về công lý và sự thể hiện của công lý trong Hiến pháp Việt Nam; phân tích, đánh giá
những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và yếu kém trong thực tiễn phát huy các
giá trị công lý trong tổ chức, quản lý xã hội và trong hoạt động bảo vệ công lý, tìm ra
nguyên nhân của thực trạng này. Luận án cũng đã đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động triển khai, phát huy các giá trị công lý trong Hiến pháp, góp phần bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của
các cơ quan nhà nước, đồng thời, góp phần hoàn thiện lý luận về công lý trong Nhà
nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Công trình nghiên cứu “Ba hướng tiếp cận điển hình về vấn đề công lý
trong lịch sử” của PGS. TS. Nguyễn Minh Tuấn, in trong sách "Công lý và Quyền
tiếp cận công lý: Một số vấn đề lý luận - thực tiễn", Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà
nội, 2018, tr.47-55 tập trung phân tích ba hướng tiếp cận điển hình về các vấn đề công
lý trong lịch sử là (1) thuyết vị lợi, (2) thuyết chủ nghĩa tự do và (3) thuyết đạo đức tối
thượng về bảo vệ phẩm giá con người, cũng như đưa ra những nhận định khoa học về
vấn đề này.
Bài đăng "Bảo đảm quyền tiếp cận công lý-một yêu cầu trong việc bảo đảm
quyền con người của tòa án." (2017) trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học,
Tập 33, Số 1 của Chu Thị Ngọc đã khẳng định rằng mục đích quan trọng nhất của tố
tụng tư pháp là bảo đảm cho mọi đối tượng trong xã hội có quyền tiếp cận công lý, tiếp
cận Tòa án một các không hạn chế và được xét xử công bằng trong thời gian hợp lý;
hiện thực hóa vai trò bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người là nhiệm vụ hàng đầu
của Tòa án để người dân tin tưởng và lựa chọn Tòa án làm thiết chế bảo vệ quyền của
mình. Tuy không đề cập tới các yếu tố bảo đảm công lý nhưng vấn đề bảo đảm quyền
tiếp cận công lý chính là một khía cạnh có vai trò quan trọng trong công cuộc bảo đảm
thực thi công lý và bảo đảm quyền con người.
Bài đăng "Quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật ở Việt Nam trong
bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế." (2022) trên tập san Khoa học và kỹ
thuật trường Đại học Bình Dương, tập 5, số 2 của Trần Mộng Bình đã nghiên cứu
cụ thể hơn về đối tượng nghiên cứu trong đề tài về quyền tiếp cận công lý, đó là người
khuyết tật. Trong bài viết, tác giả bàn về quyền tiếp cận công lý của người khuyết tật,
thực trạng áp dụng pháp luật và đưa ra một số giải pháp giúp đảm bảo tốt hơn quyền
tiếp cận công lý của người khuyết tật ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội
nhập quốc tế thông qua các công cụ pháp lý như hệ thống pháp luật dành cho người
khuyết tật, hệ thống tư pháp; công nghệ hiện đại; sự chủ động của người khuyết tật và
khuyến khích cộng đồng người khuyết tật khác áp dụng quyền tiếp cận công lý của
mình.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài viết bao gồm: Những tư tưởng, lý luận, học
thuyết về công lý; hệ thống pháp luật Việt Nam; Hiến pháp năm 2013 liên quan đến
việc công nhận, thúc đẩy và bảo vệ, bảo đảm công lý.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về nội dung: Bài viết tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về công lý, các
điều kiện bảo đảm công lý và thực tiễn hoạt động thực thi công lý ở nước ta
hiện nay.
 Về không gian: Bài viết nghiên cứu về công lý và các điều kiện bảo đảm công
lý ở Việt Nam, đồng thời có tham khảo, đánh giá kinh nghiệm từ một số quốc
gia, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,...
 Về thời gian: Bài viết giới hạn phạm vi nghiên cứu từ khi thành lập nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà (1945) đến nay, trong đó tập trung vào giai đoạn từ khi
có Nghị quyết số 08-NQ/TW và Hiến pháp năm 2013 đến nay.
4.Mục tiêu nghiên cứu
 Thứ nhất, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về công lý, bao gồm: nguồn
gốc; khái niệm; chức năng, vị trí, vai trò; phân loại; mối quan hệ; hệ thống các
tư tưởng, học thuyết; các phương diện thể hiện trong hiến pháp;
 Thứ hai, trình bày các thiết chế bảo vệ công lý; điều kiện đảm bảo; các tiêu chí
đánh giá; kinh nghiệm của một số quốc gia; phân tích các thách thức và hạn
chế;
 Thứ ba, từ những phân tích, đánh giá về lý luận về công lý và các điều kiện bảo
đảm công lý; thực tiễn hoạt động thực thi công lý, kiến nghị, đề xuất một số các
giải pháp để bảo đảm các giá trị của công lý và thực thi công lý một các hiệu
quả.
5.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài viết: Phương pháp luận;
phương pháp thu thập và xử lý thông tin; phương pháp phân tích và tổng hợp.
6. Nguồn tư liệu của đề tài
Nguồn tư liệu được sử dụng trong bài viết bao gồm:
1. Văn bản quy phạm pháp luật
2. Sách, báo, tạp chí chuyên ngành
3. Nghiên cứu trong nước
4. Nghiên cứu nước ngoài
7.Đóng góp của đề tài
Thứ nhất, bài viết phân tích, đánh giá, hệ thống hoá các công trình nghiên cứu
lý luận và thực tiễn trong và ngoài nước liên quan đến công lý. Từ tổng quan tình hình
nghiên cứu, trên cơ sở các nguyên lý khoa học của Chủ nghĩa Mác- Lênin, bài viết làm
rõ khái niệm công lý, các thành tố thiết yếu, nội dung, đặc điểm cơ bản và phân loại
công lý, qua đó góp phần làm giàu lý luận về công lý trong kho công trình nghiên cứu.
Thứ hai, bài viết tập trung phân tích các điều kiện bảo đảm công lý, từ đó chỉ ra
những yếu điểm, những thiếu sót đáng kể trong cơ chế thực thi công lý hiện tại, tạo ra
cơ sở lý luận cho việc đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm cải thiện hệ thống pháp luật,
khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc đưa ra những sự đổi mới hướng
đến việc xây dựng một hệ thống pháp luật công bằng, hiệu quả hơn.
8.Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài viết gồm bốn
chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết
Chương 2. Những vấn đề lý luận về công lý
Chương 3. Các điều kiện bảo đảm công lý, khó khăn và những thách thức
Chương 4. Quan điểm và giải pháp thúc đẩy bảo vệ công lý và thực thi công lý
hiệu quả ở Việt Nam hiện nay.

You might also like