You are on page 1of 6

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: Pháp luật đại cương

Chương 3: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT

Chủ đề 3.1. Nguồn gốc, bản chất và đặc tính của pháp luật

Slide Nội dung Chú


thích
1;2;3 Thân chào các bạn, Các bài học trước chúng ta đã tìm hiểu chương một và
chương hai là 2 chương cung cấp cho chúng ta những kiến thức cơ bản về
nhà nước và Bộ máy nhà nước Việt Nam. Tiếp theo, chúng ta đến với
chương 3: các khái niệm cơ bản về Pháp luật.

Tìm hiểu nội dung chương này, người học sẽ có được những kiến thức cơ
bản về pháp luật. Nội dung chương này sẽ được trình bày thành ba buổi
học. Trong buổi học hôm nay, chúng ta tìm hiểu các khái niệm cơ bản sau
đây về pháp luật:

1. Nguồn gốc
2. Bản chất
3. Và đặc tính của pháp luật

2 Nội dung thứ 1, chúng ta tìm hiểu nguồn gốc pháp luật.

Câu hỏi pháp luật hình thành trong xã hội từ khi nào? câu hỏi này đã được
con người đặt ra từ rất xa xưa, cũng giống như hiện tượng xã hội Nhà nước,
khi con người sống thành xã hội, thì con người cũng phát hiện có pháp luật
tồn tại trong xã hội của mình, con người cũng tìm cách lý giải hiện tượng
này, và đã có nhiều quan điểm giải thích khác nhau về sự hình thành của
pháp luật trong xã hội. Tuy nhiên nếu chọn lọc những lý thuyết thể hiện các
quan điểm nổi bật ở từng thời kỳ khác nhau trong lịch sử xã hội con người,
ta có thể liệt kê được các lý thuyết như: Thuyết Thần học, Thuyết Tư sản và
học thuyết Mác –Lênin.

3 Các học thuyết thần học và thuyết tư sản là những lý thuyết ra đời trước
quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, cho nên một số tài liệu về nội dung
này còn gọi là các quan điểm trước chủ nghĩa Mác –Lênin ( hay học thuyết
phi mác xít )

Với thuyết Thần học, khi giải thích nguyên nhân hình thành pháp luật đã
nhận định: nhà nước do thượng đế tạo ra để thay mặt thượng đế quản
lý xã hội và để thực hiện chức năng này, nhà nước đã đặt ra pháp luật.
Cách giải thích này đã thừa nhận nhà nước là hiện tượng xã hội xuất hiện
trong xã hội trước pháp luật.

4 Với thuyết Tư sản, hình thành sau cuộc cách mạng tư sản ở châu âu, giải
thích rằng khi con người sống thành xã hội thì điều tất yếu là quan hệ xã hội
hình thành và khi quan hệ xã hội tồn tại thì các quy tắc xử sự chung được
tạo ra, nếu tổng hợp các quy tắc xử sự chung được xã hội chấp nhận, áp
dụng để giải quyết các quan hệ xã hội thì đó là pháp luật, trên cơ sở đó,
quan điểm này cho rằng: Pháp luật xuất hiện ngay khi xã hội hình thành,
(ubi societas, ibi jus nghĩa là: ở đâu có xã hội thì ở đó có pháp luật). Như
vậy với nhận định và giải thích nguồn gốc pháp luật như lý thuyết tư sản
thì ngay quy tắc xử sự là những thói quen, tập quán, đạo đức nếu tồn tại
trong xã hội, nghĩa là được xã hội chấp nhận, áp dụng để giải quyết các
quan hệ xã hội đều gọi là pháp luật. Nếu các quy tắc xử sự này không được
nhà nước thừa nhận thì nó có tồn tại và áp dụng được trong xã hội không?

5 Quan điểm của học thuyết Mác Lênin không chấp nhận những cách giải
thích về nguồn gốc pháp luật của các lý thuyết trước đó. Học thuyết Mác
Lênin nhận định rằng: pháp luật và nhà nước là 2 hiện tượng xã hội cùng
xuất hiện, tồn tại, phát triển và tiêu vong gắn liền với nhau. Nguyên
nhân hình thành nhà nước cũng là nguyên nhân hình thành pháp luật.

Giải thích nhận định của mình, Quan điểm của học thuyết Mác Lênin đồng
ý với nhận định khi hiện diện trên trái đất, để tồn tại con người phải sống
thành xã hội và ở hình thái kinh tế xã hội đầu tiên của xã hội loài người là
xã hội cộng sản nguyên thủy, là xã hội chưa có nhà nước nhưng trật tự xã
hội vẫn được duy trì do các các quy tắc xử sự chung như tập quán, đạo đức
hình thành. Nhưng tất cả những quy tắc xữ sự chung này vẫn chưa thể gọi
là pháp luật được chỉ đến khi xã hội có sự phân hóa giai cấp và có giai cấp
thống trị hình thành, họ xây dựng các quy tắc xử sự cho xã hội bên cạnh
việc gạn lọc, thừa nhận những quy tắc xử sự đang tồn tại phù họp với ý chí
và lợi ích của họ, buộc tất cả thành viên xã hội phải tuân theo để thiết lập và
duy trì trật tự xã hội và phục vụ cho lo quyền lợi của giai cấp thống trị.

6 Pháp luật theo quan điểm của học thuyết Mác Lênin có thể định nghĩa như
sau: pháp luật là tổng hợp các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung,
do nhà nước đặt ra hay thừa nhận và bảo đảm thực hiện nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí của giai cấp thống trị. Như vậy với
cách giải thích này pháp luật hình thành trong xã hội bằng 2 con đường: thứ
nhất pháp luật do nhà nước sáng tạo đặt ra và thứ 2 là nhà nước thừa nhận
các quy tắc xử sự trong xã hội phù hợp với lợi ích Nhà nước để duy trì trật
tự xã hội và bảo vệ cho lợi ích của Nhà nước.

Cách giải thích nguồn gốc pháp luật của học thuyết Mác Lênin, cho biết
ứng với mỗi thời kỳ trong lịch sử xã hội có mỗi Nhà nước do giai cấp thống
trị khác nhau lập ra, nhà nước khác nhau thì sẽ xây dựng pháp luật khác
nhau. Xã hội đã có 4 kiểu nhà nước từ xưa đến nay thì tương ứng cũng có 4
kiểu pháp luật tồn tại. Các kiểu pháp luật này cũng khác nhau về bản chất
giai cấp, giá trị xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển
trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định.

Trong các lý thuyết giải thích sự hình thành pháp luật thì học thuyết Mác
Lênin có cách giải thích khoa học và đúng đắn nhất.

7; 8 Nội dung thứ 2: Bản chất của pháp luật.


&9
Cũng như trước đây khi chúng ta đã phân tích bản chất của Nhà nước. Nói
đến bản chất là nói những tính chất bên trong của sự vật nghiên cứu, cái gắn
liền với quá trình hình thành và phát triển của sự vật. Đối với hiện tượng xã
hội pháp luật, nếu xét nguồn gốc hình thành pháp luật theo quan điểm của
học thuyết Mác Lênin, Pháp luật do Nhà nước sáng tạo đặt ra nên khi pháp
luật tồn tại sẽ mang theo quan điểm, ý chí của Nhà nước mà ý chí Nhà nước
chính là ý chí của giai cấp thống trị. Nên có thể thấy thông qua nhà nước,
pháp luật sẽ thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.

Như vậy ý chí của giai cấp thống trị chính là cái gắn liền với quá trình hình
thành và phát triển của pháp luật. Bản chất pháp luật phải có thuộc tính giai
cấp.

Theo quan điểm của học thuyết Mác Lênin, pháp luật còn hình thành bằng
con đường thứ 2 là: pháp luật hình thành do Nhà nước ghi nhận cách xử sự
hợp lý, khách quan dược số đông mọi người trong xã hội chấp nhận phù
hợp với quyền lợi xã hội, nhà nước. Pháp luật trong sự tồn tại của mình
cũng mang theo ý chí của xã hội, phù hợp với quyền lợi Nhà nước. Như vậy
thuộc tính thứ hai trong bản chất pháp luật chính là tính xã hội.

Tóm lại xét về mặt bản chất: pháp luật có 2 thuộc tính, là tính giai cấp và
tính xã hội.

Đến đây, nội dung về nguồn gốc và bản chất pháp luật đã trình bày xong,
người học cần tập trung vào các nhận định và giải thích nguồn gốc và bản
chất của pháp luật trên quan điểm của học thuyết Mác Lênin, vì thực tiển
hiện nay Nhà nước Việt Nam xây dựng và hoàn thiện pháp luật là căn cứ
trên quan điểm của học thuyết này.

10 Nội dung thứ 3: đặc tính của pháp luật:

Trong xã hội, không chỉ có pháp luật mới nêu lên các quy tắc xử sự chung
cho xã hội áp dụng mà còn tồn tại nhiều quy tắc xử sự cũng được xem là
căn cứ xác lập hành vi cho con người, nhưng khác với các quy tắc xử sự
khác trong xã hội, pháp luật có những đặc tính riêng để giúp xã hội phân
biệt với các quy tắc xử sự khác. Chính nhờ những tính đặc trưng này mà
pháp luật thể hiện đầy đủ được vai trò, chức năng của pháp luật trong xã
hội.

Pháp luật khi tồn tại, có những đặc tính sau

11 Thứ 1: Tính quy phạm phổ biến:

Thuật ngữ từ hán việt quy phạm có nghĩa là quy tắc xử sự mang tính khuôn
mẫu, chuẩn mực. từ Quy có nghĩa là thước đo; Phạm có nghĩa là khuôn,
mẫu đã được đúc sẳn. Pháp luật là quy tắc xử sự do Nhà nước xác lập hay
thừa nhận để buộc xã hội thực hiện thì những quy tắc xử sự đó phải được
xem là khuôn mẫu xử sự, là thước đo cho hành vi của con người khi ở vào
một trường hợp, tình huống nhất định. Như vậy tính quy phạm được hiểu
một cách cơ bản là quy tắc xử sự chuẩn mực. Thế tại sao pháp luật phải có
tính quy phạm? bởi lẽ đối với con người “chín người mười ý” trong cùng
một trường hợp, tình huống nhưng cách xử sự của người này có thể không
giống với người khác, pháp luật mang tính quy phạm là đảm bảo định
hướng hành vi con người theo cach xử sự chung phù hợp với quyền lợi nhà
nước, quyền lợi xã hội. Pháp luật tồn tại sẽ chỉ ra những cách xử sự cho mọi
người phải theo khi ở trong trường hợp nhất định.

Tuy nhiên, trong xã hội không chỉ có pháp luật mới có tính quy phạm, ngay
cả các quy tắc đạo đức xã hội, luân lý tôn giáo cũng mang tính quy phạm
nhưng khác với các quy phạm khác, pháp luật có tính quy phạm phổ biến,
nghĩa là các quy tắc xử sự của pháp luật là loại quy tắc xử sự mang tính bắt
buộc chung, có đối tượng, phạm vi điều chỉnh được xác định rõ ràng và gắn
với quyền lực Nhà nước. Quy tắc xử sự của pháp luật hướng tới mọi chủ thể
trong xã hội chịu sự quản lý của nhà nước, cho nên một nguyên tắc suy
đoán trong pháp luật xác định: “không ai có quyền nói rằng mình không
biết luật”. mọi người ai cũng phải biết luật.

12 Thứ 2: Tính cưỡng chế nhà nước

Đây là tính chất quan trọng đối với pháp luật, bởi vì nếu pháp luật tồn tại
mà thiếu tính cưỡng chế thì sự tồn tại của pháp luật sẽ không còn ý nghĩa,
trong xã hội sẽ luôn có những đối tượng không nghiêm chỉnh tuân thủ pháp
luật và chống lại pháp luật khi họ thấy lợi ích của họ bị xâm hại. Trên thực
tế ngay cả những điều được số đông mọi người xã hội xem là chân lý nhưng
vẫn có những người không thực hiện theo. Một nhận định rất hay nêu lên
được tính đặc trưng này của pháp luật, đó là: “ Pháp luật mà thiếu quyền lực
thì pháp luật cũng trở thành bất lực”. TÍnh cưỡng chế của pháp luật gắn liền
với sức mạnh của nhà nước và chỉ có nhà nước mới đảm bảo cho tính
cưỡng chế luôn hiện diện trong sự tồn tại của pháp luật.

13 Thứ 3: Tính xác định chặt chẻ về hình thức

Đặc điểm này đòi hỏi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành pháp
luật phải tuân thủ trình tự, thủ tục soạn thảo ban hành một cách chặt chẻ,
nội dung quy tắc xử sự của pháp luật được xác định rõ ràng cụ thể, để đảm
bảo việc tiếp cận pháp luật của xã hội một cách thống nhất và nâng cao
được hiệu quả thực hiện pháp luật trong xã hội.

14 Thứ 4: Tính Tổng quát

Khi pháp luật nêu lên những quy tắc xử sự để áp dụng cho mọi trường hợp
cụ thể, một hoàn cảnh nhất định thì bất kỳ ai rơi vào trường hợp trên đều
phải áp dụng các quy tắc xử sự mà pháp luật đã nêu để xử lý. Hệ quả cũng
tính đặc trưng này là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật không phân
biệt. tính chất này đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật trong xã hội,
giúp pháp luật phát huy được vai trò, chức năng của mình trong xã hội.

15 Thứ 5: Tính hệ thống

Pháp luật được xác lập nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, cho nên đòi hỏi
bản thân pháp luật phải được xác lập trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong
xã hội mới hoàn thành vai trò điều chỉnh xã hội của mình, do vậy các quy
định của pháp luật luôn được sắp xếp theo trật tự, thứ bậc thống nhất với
nhau trong một hệ thống. Chính nhờ tính chất này mà pháp luật được áp
dụng dễ dàng và hiệu quả hơn trong đời sống xã hội.

16 Thứ 6: Tính ổn định:

Pháp luật có vai trò giúp ổn định xã hội, do đó nếu pháp luật luôn thay đổi
sẽ đánh mất niềm tin của mọi người đối với pháp luật. Mặc khác pháp luật
luôn đòi hỏi phải phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội nên khi các quan
hệ kinh tế xã hội phát triển thay đổi thì pháp luật cũng phải thay đổi theo,
nếu pháp luật không thay đổi sẽ trở thành rào cản của sự phát triển. vì vậy
pháp luật không thể cố định mà phải ổn định để đảm bảo niềm tin xã hội đối
với pháp luật.

Tóm lại, nội dung bài học hôm nay, người học tập trung vào:

1. Nguyên nhân hình thành pháp luật theo quan điểm của học thuyết Mác
Lênin, pháp luật và nhà nước là 2 hiện tượng xã hội xuất hiện trong xã hội
cùng nhau.
2. Bản chất của pháp luật xét trên quan điểm học thuyết Mác Lênin có 2 thuộc
tính: tính giai cấp và tính xã hội.
3. Những đặc tính của pháp luật giúp phân biệt với các loại quy tắc xử sự khác
trong xã hội và cũng giúp cho pháp luật thể hiện được vai trò, chức năng
của pháp luật trong xã hội.

Bài học hôm nay đến đây kết thúc, mến chào các bạn, hẹn gặp lại các
bạn trong các bài học tiếp theo.

You might also like