You are on page 1of 8

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: Pháp luật đại cương


Chương 1: Các khái niệm cơ bản về nhà nước
Chủ đề 1.2. Hình thức nhà nước

Slide Nội dung Chú


thích
1 Thân chào các bạn, thật vui được gặp lại các bạn. Bài học trước chúng ta đã tìm
hiểu các khái niệm cơ bản về nhà nước như: nguồn gốc, bản chất, đặc điểm của
nhà nước. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu một khái niệm cơ bản khác về
nhà nước, đó là khái niệm hình thức nhà nước.

2 Trong bài này chúng có các nội dung như sau:


1. Khái niệm hình thức nhà nước
2. Các phương diện của hình thức nhà nước

3 Nội dung thứ nhất, khái niệm hình thức nhà nước, Trong đời sống xã hội,
các sự vật tồn tại có thể dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất. thông thường để
mô tả hình thức của sự vật dưới dạng vật chất sẽ dễ dàng hơn đối với các sự vật
phi vật chất.

Chẳng hạn như mô tả hình thức con người cụ thể sẽ dễ hơn mô tả hình thức
một tổ chức. Tuy nhiên, dù mô tả các sự vật phi vật chất là khó khăn nhưng con
người vẫn luôn có những cách thức để làm cho người khác có thể nhận diện ra
được các sự vật phi vật chất đó. Ví dụ để mô tả thời gian là sự vật phi vật chất,
người ta có thể mượn một hình ảnh chiếc đồng hồ hay một hiện tượng cụ thể
như: sợi tóc bạc, đôi mắt nhăn nheo của người cha, người mẹ để giúp ta có thể
hình dung ra những bước đi của thời gian. Cũng như vậy với nhà nước là khái
niệm phi vật chất, khoa học pháp lý cũng có cách mô tả hình thức nhà nước để
giúp chúng ta có thể nhận diện ra hình thức nhà nước.

Theo khoa học pháp lý, “Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức nhà nước
và những biện pháp thực hiện quyền lực nhà nước”.
Như vậy ta có thể nhận diện hình thức nhà nước qua các hoạt động của nhà
nước, là hoạt động tổ chức nhà nước và hoạt động thực hiện quyền lực nhà
nước trong xã hội.

Để hiểu rõ hoạt động tổ chức nhà nước, ta có thể tìm hiểu qua 2 khái niệm là:
hình thức chính thể và hình thức cấu trúc của nhà nước.

Để hiểu rõ hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước trong xã hội, ta có thể tìm
hiểu khái niệm chế độ chính trị của Nhà nước.

Tóm lại hình thức nhà nước được thể hiện dưới 3 phương diện là hình thức
chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.

4 Chúng ta đến với nội dung tiếp theo là các phương diện của Hình thức Nhà
nước sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Hình thức Nhà nước.

Nội dung phần này, chúng ta tìm hiểu 3 phương diện của hình thức Nhà
nước là: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính
trị

Thứ 1: về hình thức chính thể,

Hình thức chính thể là khái niệm nói lên cách thức tổ chức và trình tự
thiết lập cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và xác lập mối quan hệ của
cơ quan đó.

Nói đơn giản hơn là cách tạo lập Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất được
gọi là hình thức chính thể, ví dụ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Việt
Nam hiện nay là Quốc Hội, cách thức tạo lập Quốc Hội được hiểu là nói đến
hình thức chính thể. Nếu nhìn về các nhà nước thời phong kiến trước đây ở
Việt Nam, so với hiện tại cách thức tạo lập người đứng đầu nhà nước, nắm giử
quyền lực nhà nước cao nhất rất khác nhau.

Về cơ bản hình thức chính thể được chia thành 2 loại: hình thức chính thể
quân chủ và hình thức chính thể cộng hòa. Để hiểu cơ sở của phân loại hình
thức chính thể, chúng ta tìm hiểu từng loại chính thể quân chủ và chính thể
công hòa.
5&6 HÌnh thức chính thể quân chủ: là hình thức mà trong đó quyền lực nhà
nước cao nhất được giao cho một cá nhân ( thường là vua, hoàng đế) nắm
giử thông qua thể thức cha truyền con nối hay chỉ định.

Đây là hình thức thích hợp với kiểu nhà nước phong kiến, là kiểu nhà nước tồn
tại lâu dài nhất trong lịch sử con người, nên hình thức chính thể quân chủ theo
thời gian có nhiều biến thể như: chính thể quân chủ chuyên chế, quân chủ nhị
nguyên, quân chủ đa nguyên, quân chủ lập hiến… trong nội dung bài học,
chúng ta phân tích 2 dạng cơ bản của chính thể quân chủ là quân chủ chuyên
chế và quân chủ lập hiến.

Chính thể quân chủ chuyên chế là hính thức chính thể mà toàn bộ quyền
lực nhà nước đều tập trung trong tay của người đứng đầu nhà nước là
Vua hay hoàng tộc (có sách viết là chính thể quân chủ tuyệt đối do toàn bộ
quyền lực nhà nước tuyệt đối thuộc về Vua không phân chia cho bất kỳ cá nhân
hay tổ chức nào khác).

Chính thể quân chủ lập hiến là hình thức chính thể mà quyền lực nhà
nước được trao cho Vua và một tổ chức đại diện do dân bầu ra cùng nhau
nắm giử (có sách viết là hính thức chính thể quân chủ tương đối vì quyền lực
Nhà nước được chia sẽ cho Vua và tổ chức đại diện của dân thường gọi là
Quốc Hội. Nhà vua không còn nắm giử quyền lực nhà nước một cách tuyệt
đối)

hình thức này hiện nay trên thế giới được thiết lập ở nhiều quốc gia, từ Á sang
Âu như: Nhật Bản, Thái Lan, Anh Quốc…

7;8;9;1 Đối với hình thức chính thể cộng hòa: là hình thức mà trong đó quyền lực
0 &11 nhà nước cao nhất được trao cho tổ chức đại diện do dân bầu ra nắm giử
thông qua thể thức bầu cử có nhiệm kỳ.

Hình thức chính thể cộng hòa đã tồn tại trong lịch sử từ nhà nước La mã cổ đại
nhưng sau cuộc các mạng tư sản châu âu, có nhiều Nhà nước trên thế giới xây
dựng chính thể cộng hòa để thực hiện chức năng quản lý xã hội.

Trong quá trình phát triển xã hội, chính thể cộng hòa có 2 biến thể cơ bản là
chính thể cộng hòa quý tộc và chính thể cộng hòa dân chủ
Chính thể cộng hòa quý tộc là hình thức chính thể chỉ công nhận và cho
phép tầng lớp quý tộc được tham gia bầu cử, ứng cử vào cơ quan đại diện
nắm giử quyền lực nhà nước cao nhất.

Chính thể cộng hòa dân chủ là hình thức chính thể mà tất cả công dân đủ
điều kiện theo quy định pháp luật được quyền tham gia bầu cử, ứng cử
vào cơ quan đại diện nắm giử quyền lực Nhà nước cao nhất.

Như vậy chính thể cộng hòa quý tộc và công hòa dân chủ cơ bản khác nhau ở
thành phần xã hội được tham gia bầu cử, ứng cử vào cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất. Hầu hết các quốc gia áp dụng chính thể cộng hòa hiện nay là
dưới hình thức chính thể cộng hòa dân chủ. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng
hình thức chính thể này, giữa các Nhà nước có quan điểm khác nhau thì cách
thức tổ chức Nhà nước cũng có sự khác nhau. Trên cơ sở này, hình thức chính
thể cộng hòa dân chủ được chia thành 2 loại là hình thức chính thể cộng hòa
dân chủ tư sản và hình thức chính cộng hòa dân chủ nhân dân.

Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ tư sản (được áp dụng trong các nhà
nước theo quan điểm tư sản) là hình thức áp dụng nguyên tắc “tam quyền
phân lập” trong cách thức tổ chức nhà nước.

Ở chính thể này, quyền lực nhà nước được chia thành 3 quyền là: quyền làm
luật (lập pháp); quyền điều hành xã hội bằng luật pháp (hành pháp) và quyền
xét xử. 3 loại quyền này sẽ giao cho 3 cơ quan nhà nước khác nhau nắm giử,
trong quá trình thực hiện quyền lực các cơ quan nhà nước sẽ kiểm soát hoạt
động của nhau để tránh lạm quyền. Việc áp dụng hình thức chính thể cộng hòa
dân chủ tư sản trong thực tế có 3 mô hình: cộng hòa Tổng Thống, cộng hòa Đại
Nghị và cộng hòa Hổn Hợp (kết hợp các tính chất của 2 mô hình trên ).

Trong mô hình cộng hòa Tổng Thống, quyền lập pháp thuộc về Quốc Hội;
quyền hành pháp thuộc về Tổng Thống và quyền xét xử giao cho Tòa Án .Hình
thức này được áp dụng ở Hoa kỳ và một số quốc gia ở Nam mỹ như: Brasil,
Agentina…

Mô hình cộng hòa Đại Nghị, quyền lập pháp do Quốc Hội nắm giử; quyền
hành pháp thuộc về Thủ Tướng và quyền xét xử do Tòa Án giử. Mô hình này
còn có chức danh Tổng Thống nhưng Tổng Thống chỉ giử vai trò là đại diện
nhà nước chứ không nắm quyền hành pháp.
Hình thức này được áp dụng ở Đức, Ấn độ, Singapore…

Mô hình cộng hòa Hổn Hợp (lưỡng tính), Quốc Hội, Tổng Thống và nắm giử 3
quyền tương tự như hình thức cộng hòa Tổng Thống nhưng Tổng Thống trong
hình thức này không trực tiếp điều hành cơ quan hành pháp mà giao cho Thủ
Tướng trực tiếp điều hành. Hình thức này được áp dụng tại Pháp, Nga, Hàn
quốc…

Ngược lại với hình thức cộng hòa dân chủ tư sản, hình thức cộng hòa dân chủ
nhân dân được các nhà nước theo quan điểm xã hội chủ nghĩa như: Việt Nam,
Trung Quốc áp dụng trong quá trình tổ chức nhà nước, theo đó, hình thức cộng
dân chủ nhân dân không áp dụng “Tam quyền phân lập”, quyền lực nhà nước
là thống nhất, là tập trung từ trung ương đến địa phương, quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân. Người dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ quan
đại diện do dân bầu ra. Trong chính thể này không có sự phân chia quyền lực
nhà nước nhưng có sự phân công nhiệm vụ cho các cơ quan nhà nước tham gia
vào quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

12 Thứ 2: Về hình thức cấu trúc nhà nước,

HÌnh thức cấu trúc là cách thức và trình tự thiết lập các cơ quan nhà nước
theo đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giưa các cơ quan
này với nhau.

Khác với hình thức chính thể là cách thức tạo lập cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất, với hình thức cấu trúc là cách tạo lập cơ quan nhà nước theo từng đơn
vị hành chính lãnh thổ.

Hiện nay, hình thức cấu trúc nhà nước thường thể hiện ở 2 hình thức là hình
thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và cấu trúc nhà nước liên bang. Để phân biệt 2
hình thức cấu trúc này với nhau, người ta thường dựa vào tính chất thể hiện
trong cách thức tổ chức hoạt động của nhà nước.

13 Đối với hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất, ta có thể dựa vào tính chất sau
đây để nhận diện: Thứ nhất là chỉ công nhận một chủ quyền chung, thống nhất
của Nhà nước trong lãnh thổ, không công nhận chủ quyền riêng của bất kỳ tổ
chức nào trong lãnh thổ. Thứ hai chỉ có một hệ thống pháp luật được áp dụng
trong lãnh thổ. Thứ ba có một loại hiến pháp có giá trị áp dụng và thứ tư là chỉ
có một hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương thực hiện
hoạt động quản lý xã hội.

14 Đối với hình thức cấu trúc nhà nước liên bang, các tính chất được thể hiện đều
khác biệt so với cấu trúc nhà nước đơn nhất, do nhà nước liên bang là nhà nước
được hợp thành từ sự liên kết của các nhà nước thành viên, nên trong hình
thức cấu trúc nhà nước này có sự công nhận chủ quyền chung thống nhất trong
lãnh thổ của nhà nước liên bang nhưng vẫn công nhận chủ quyền riêng của các
nhà nước thành viên. Có 2 hệ thống pháp luật được áp dụng trong lãnh thổ là
hệ thống pháp luật liên bang và hệ thống pháp luật của nhà nước thành viên.
Có 2 loại hiến pháp được áp dụng trong lãnh thổ là hiến pháp liên bang và hiến
pháp của nhà nước thành viên. Có 2 hệ thống cơ quan nhà nước là hệ thống cơ
quan nhà nước liên bang và hệ thống cơ quan của nhà nước thành viên.

15 Thứ 3 về chế độ chính trị.

Hình thức chính thể và hình thức cấu trúc là các khái niệm diễn tả hoạt động tổ
chức Nhà nước, khái niệm chế độ chính trị để diễn đạt hoạt động thực hiện
quyền lực Nhà nước trong xã hội.

Chế độ chính trị là toàn bộ những phương pháp, cách thức mà nhà nước
sử dụng để thực hiện quyền lực của nhà nước trong xã hội.

Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý xã hội, nhà nước phải xây dựng
chính sách, đường lối, chủ trương hoạt động của mình. Các nhà nước có những
phương pháp, cách thức khác nhau để yêu cầu xã hội, các thành viên xã hội
thực hiện chính sách của mình. Căn cứ vào yếu tố là nhà nước có quan tâm đến
người dân, đến lợi ích chung xã hội hay không trong quá trình tổ chức thực
hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Chế độ chính trị được chia thành 2
loại là: chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phi dân chủ.

16 Nhà nước có chế độ chính trị dân chủ là các nhà nước khi tổ chức cho xã hội
thực hiện các yêu cầu, chính sách của nhà nước có quan tâm đến dân, cho phép
người dân được tham gia thảo luận, bàn bạc, đóng góp ý kiến trong quá trình
thực hiện các yêu cầu của Nhà nước.

17 Ngược lại với chế độ chính trị dân chủ là chế độ chính trị phi dân chủ là chế độ
mà nhà nước sử dụng quyền lực, sức mạnh nhà nước để buộc xã hội phải thực
hiện các yêu cầu của mình mà không quan tâm đến người áp dụng, không quan
tâm đến lợi ích của dân chúng.

Tóm lại, theo khoa học pháp lý với 3 phương diện tiếp cận trên đây sẽ giúp
chúng ta nhận diện một cách đầy đủ về hình thức nhà nước.

Ví dụ: nếu ai hỏi hình thức Nhà nước Việt Nam là gì? Căn cứ vào những phân
tích trên ta có thể xác định: hình thức chính thể của nhà nước Việt Nam là cộng
hòa dân chủ nhân dân. Hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và chế độ chính
trị dân chủ.

Đến đây, phần nội dung về hình thức Nhà nước đã được trình bày xong. Trong
nội dung này, người học cần chú ý các yêu cầu sau:

Thứ 1: Muốn nhận diện rõ hình thức nhà nước thì phải hiểu các phương
diện thể hiện của hình thức nhà nước đó là hình thức chính thể, hình thức
cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị của nhà nước.

Thứ 2: Quan sát thực tế và tìm hiểu thông tin về cách thức tổ chức của các
quốc gia trên thế giới.

Bài học hôm nay đến đây kết thúc. Thân chào các bạn, hẹn gặp lại trong
các bài học tiếp theo.

You might also like