You are on page 1of 2

CHƯƠNG 2 - NGUỒN GỐC VÀ KIỂU NHÀ NƯỚC

Câu 1 Phân tích khái niệm nhà nước. Cho ví dụ về một học thuyết phi Mác - xít nói về nguồn
gốc nhà nước.
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ
cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội với mục
đích bảo về địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.
VD: các nhà tư tưởng theo thuyết thần học mà người đề xướng thuyết này là Agustin-nhà
thần học thời trung cổ người Anh cho rằng, nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra. Thượng
đế sáng tạo ra con người, sáng tạo ra thế giới, đồng thời sáng tạo ra nhà nước để cai quản
con người. Quyền lực nhà nước là do thượng đế ban cho, nhà vua là thiên tử, là sứ giả của
thần linh, là cái bóng của thượng đế, nhận quyền lực từ thượng đế, để “thế thiên hành
đạo”, thay mặt cho thượng đế cai quản xã hội.
Câu 2 Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc của Nhà nước.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì nhà nước nảy sinh từ xã hội và là sản phẩm
có điều kiện của xã hội loài người. Nhà nước không ra đời ngay từ khi xã hội loài người mới
xuất hiện mà chỉ ra đời khi xã hội có sự phân chia con người thành giai cấp, tức là thành
những lực lượng xã hội có khả năng kinh tế và địa vị xã hội khác biệt nhau, mâu thuẫn và
đấu tranh với nhau; đồng thời có sự tích tụ của cải và tập trung quyền lực vào tay một số ít
người, một lực lượng xã hội nào đó
Câu 3 Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự thay thế kiểu nhà nước.
Theo quan điểm chủ nghĩa Mac – Lenin, sự thay thế kiểu nhà nước là quá trình lịch sử tự
nhiên. Sự thay thế nầy diễn ra một cách tuần tự, từ kiểu nhầ nước thấp đến kiểu nhà nước
cao hơn. Đối với mỗi nước cụ thể, do điều kiện lịch sử khách quan, có thể bỏ qua một hoặc
một số kiểu nhà nước nhất định.
Câu 4 Phân tích khái niệm kiểu nhà nước. Tới nay, lịch sử đã trải qua mấy kiểu nhà nước.
Kiểu nhà nước là tổng thể những đặc điểm, đặc thù của một nhóm nhà nước, qua đó
phân biệt với nhóm nhà nước khác.
Trải qua 4 kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô -> nhà nước phong kiến -> nhà nước tư sản ->
nhà nước xã hội chủ nghĩa

CHƯƠNG 5 - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC


Câu 5 Phân tích khái niệm bộ máy nhà nước. Cho ví dụ về sự vận hành của một bộ máy nhà
nước trong giải quyết một vấn đề xã hội.
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, được
tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước.
VD:
Câu 6 Phân tích khái niệm cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước và bộ máy nhà nước khác
nhau như thế nào?
Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người nhất
định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực
hiện quyền lực nhà nước.
Tất cả các cơ quan nhà nước tạo thành bộ máy nhà nước, nhưng bộ máy nhà nước không
phải là tập hợp đơn giản các cơ quan nhà nước, mà là hệ thống thống nhất các cơ quan nhà
nước dựa trên các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chúng.
Câu 7 Phân biệt cơ quan nhà nước với cơ quan của tổ chức xã hội khác.

Cơ quan nhà nước Cơ quan tổ chức xã hội khác


Là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước và đó là những Là bộ phận cơ bản cấu thành tổ chức và đó là những bộ
bộ phận then chốt, thiết yếu của nhà nước phận then chốt, thiết yếu của tổ chức

Do nhà nước và nhân dân thành lập Do tổ chức và hội viên thành lập

Tổ chức và hoạt động của nhà nước do pháp luật quy Tổ chức và hoạt động của cơ quan tổ chức do điều lệ của
định tổ chức đó quy định

Mỗi cơ quan nhà nước có những chức năng, nhiệm vụ, Mỗi cơ quan của tổ chức khác có những chức năng,
quyền hạn riêng do pháp luật quy định. nhiệm vụ, quyền hạn riêng do Điều lệ quy định.

Cơ quan nhà nước nhân danh và sử dụng quyền lực nhà Cơ quan của tổ chức khác nhân danh và sử dụng quyền
nước để thực hiện thẩm quyền của mình. lực của tổ chức đó để thực hiện các hoạt động của mình

Kinh phí hoạt động do nhà nước cấp. Kinh phí hoạt động do tổ chức đó cấp.

Câu 8 Phân tích và cho ví dụ về nguyên tắc phân chia quyền lực nhà nước trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước.

Câu 9 Phân tích và cho ví dụ về nguyên tắc đảm bảo chủ quyền nhân dân trong tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước.
Câu 10 Phân tích và cho ví dụ về nguyên tắc bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động
theo Hiến pháp và pháp luật.

You might also like