You are on page 1of 2

Tên môn học: Luật Kinh Doanh

Lớp HP: 23C1LAW51100102


Giảng viên: Ths. Mai Nguyễn Dũng
Thành viên nhóm Meme:
1. Trần Trương Vân Anh
2. Nguyễn Thanh Hà
3. Nguyễn Quỳnh Hương
4. Lê Tiến Thịnh
5. Phạm Hoàng Hảo
6. Phạm Hoàng Gia Huy
7. Lâm Quang Phú
8. Trịnh Nam Kiện

BÀI TẬP NHÓM SỐ 1


Đề bài : Anh/ chị hãy chọn một trong các chủ đề sau và bình luận (viết từ 500-700 chữ).
 Liệu rằng mọi đạo luật có là hiện thân cho sự công bằng?

Bài làm
“Công bằng liệu có tồn tại? Liệu rằng mọi đạo luật có là hiện thân cho sự công
bằng?" vẫn đang là chủ đề thảo luận trong cả ngàn năm về triết học, chính trị và luật pháp.
Để đánh giá, ta cần xem xét từ hai góc độ: lý thuyết và thực tế. Theo lý thuyết, đạo
luật được tạo ra với mục đích duy trì sự công bằng. Đạo luật được ban hành nhằm mục
đích cụ thể hóa các hiến pháp và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Đạo luật cung cấp bộ
khung để mọi người có nhận thức đúng và sai, quy định những hành vi có thể chấp nhận
được và những hành vi không được chấp nhận. Trên thực tế, mọi người đều được đối xứng
bình đẳng trước pháp luật và không có sự phân biệt đối xử về nguồn gốc, sắc tộc, tôn giáo,
giới tính hoặc tuổi tác, … Như vậy, đạo luật được xem là sự hiện thân của sự công bằng.
Tuy nhiên, nếu xét từ khía cạnh thực tế, mọi chuyện sẽ phức tạp hơn rất nhiều. Mặc dù lý
tưởng là công bằng, thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện công bằng
trong hệ thống pháp luật.
Ví dụ, có thể có sự thiên vị trong việc áp dụng luật pháp, cũng như trong việc tạo ra
luật pháp mới. Luật pháp có khả năng bị lạm dụng bởi những người có quyền lực để thúc
đẩy lợi ích cá nhân hoặc tổ chức. Các hệ thống tư pháp đôi khi thiên vị, và bảo vệ quyền
lợi của các nhà lập pháp. Điều đó gây nên sự mất cân bằng cho nhân dân vì vốn dĩ luật
pháp sinh ra để bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân. Có rất nhiều yếu tố phức tạp như
quyền lực, lợi ích cá nhân, những thách thức địa phương và toàn cầu cần phải được xem
xét khi xây dựng và duy trì các đạo luật công bằng.
Một số quốc gia có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện đạo luật công bằng do
tình trạng tham nhũng, thất bại trong việc thực thi, hoặc sự bất đồng trong lực lượng thực
thi pháp luật. Trong nhiều trường hợp khác nhau, pháp luật không thể đáp ứng được mọi
tình huống và mọi vấn đề xảy ra vì ẩn trong đó luôn có những lỗ hổng và hạn chế trong các
quy định. Bởi lẽ, khi đạo luật được thiết kế để hiện thân cho sự công bằng, việc đạt được
điều này thường khó khăn và có thể không xảy ra. Đạo luật là công cụ để thay đổi và cải
thiện, nhưng nó cũng có thể được dùng để duy trì hiện trạng, không phản ánh công lý hoặc
công bằng. Đạo luật có thể là hiện thân cho sự công bằng, nhưng cũng có thể không phải
là như vậy, tùy thuộc vào từng bối cảnh chính trị, xã hội mà sẽ có cách áp dụng khác nhau
cho mỗi trường hỏi.
Tóm lại, câu hỏi “Liệu tất cả đạo luật có hiện thân cho sự công bằng hay không?”
không có câu trả lời đơn giản và chính xác cho nó. Thực tế, đạo luật có thể phản ánh sự
công bằng, nhưng cũng có thể không, điều này phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh và cách
thức áp dụng.

You might also like