You are on page 1of 52

Bài 3.

CHUẨN MỰC XÃ HỘI, CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT VÀ


SAI LỆCH CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT

3.1. Chuẩn mực xã hội và các loại chuẩn mực xã hội


3.2. Chuẩn mực pháp luật, sai lệch chuẩn mực pháp luật
3.1. Chuẩn mực xã hội và các loại chuẩn mực
xã hội

3.1.1. Khái niệm chuẩn mực xã hội


3.1.2. Phân loại chuẩn mực xã hội
3.1.3. Các loại chuẩn mực xã hội và mối quan hệ của chúng với
pháp luật
3.1.1. Khái niệm: chuẩn mực xã hội là gì?
Là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá
nhân hay nhóm xã hội, xác định mức độ, phạm vi, giới hạn của cái
được phép, không được phép phải thực hiện trong hành vi xã hội của
mỗi người. Ví dụ: nghĩa vụ của con cái với ông (bà), cha mẹ.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


3.1.2. PHÂN LOẠI CHUẨN MỰC XÃ HỘI
Có nhiều cách phân loại khác nhau:
-Theo tính chất phổ biến của chuẩn mực xã hội:
+ Chuẩn mực xã hội công khai: phổ biến trong xã hội, được đa số biết
đến, thừa nhận và tuân theo. (Giáo viên lên lớp phải trang phục lịch
sự, văn minh …)
+ Chuẩn mực xã hội ngầm ẩn: chỉ được công bố và áp dụng trong
phạm vi nhất định, thường chỉ mang tính nội bộ trong một nhóm xã
hội xác định (nhóm nhỏ: trang phục, hành vi …).
- Theo đặc điểm được ghi chép hay không được ghi chép lại:
 CMXH thành văn và CMXH bất thành văn.
- CMXH thành văn: tức là các nguyên tắc, quy định của chúng được ghi
chép lại dưới dạng văn bản. (Chuẩn mực pháp luật, chuẩn mực chính trị,
chuẩn mực tôn giáo).
- CMXH bất thành văn: quy tắc, yêu cầu của chúng không được ghi chép
lại trong văn bản, chủ yếu tồn tại, phát triển thông qua con đường truyền
miệng và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. (chuẩn mực đạo đức,
văn hóa,) .
Nồng độ cồn quá ngưỡng, cầu cứu “người thân”, bị CSGT từ chối
 Tối 6-1, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội) tuần tra, xử lý vi
phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019.
 Tại phố Lý Thường Kiệt, lực lượng CSGT phát hiện ông H. có biểu hiện sử dụng
rượu, bia khi điều khiển xe máy nên yêu cầu dừng xe kiểm tra.
 Kết quả đo nồng độ cồn của tài xế này lên tới 0,627 mg/lít khí thở, vượt ngưỡng
vi phạm cao nhất trong quy định.
 Ông H. xin vài phút gọi điện thoại cho người thân. Sau một hồi gọi điện thoại,
ông H. tiến lại gần một chiến sĩ CSGT và “nhờ anh nghe máy nói chuyện mấy
câu” nhưng chiến sĩ này kiên quyết không nghe máy. Vị CSGT này nói: “Giám
đốc Công an TP Hà Nội yêu cầu CSGT ra đường không nghe điện thoại”.
 Nhiều lần đề nghị tổ công tác nghe điện thoại của “người thân” mà
không được, sau gần 1 giờ đồng hồ, tài xế mới chịu ký vào biên bản
vi phạm.
 Theo tổ công tác, với lỗi vi phạm nồng độ cồn vượt mức cao nhất,
ông H. bị phạt 7 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng, tạm giữ
xe bảy ngày.
 Cán bộ Đội CSGT số 1- cho biết: “Mọi người đều công bằng trước
pháp luật, không có vùng cấm, không ai có thể can thiệp vào việc
kiểm tra cũng như xử lý của lực lượng chức năng”.
3.1.3. Các loại chuẩn mực xã hội và mối quan hệ của
chúng với pháp luật

3.1.3.1. Chuẩn mực văn hóa


3.1.3.2. Chuẩn mực đạo đức
3.1.3.3. Chuẩn mực chính trị
3.1.3.4. Chuẩn mực tôn giáo
3.1.3.5. Chuẩn mực thẩm mỹ
3.1.3.1. Chuẩn mực văn hóa: các nhận thức, suy nghĩ, giá trị và hành
động mà phần lớn thành viên của một nền văn hóa cho là chuẩn, đặc
trưng và bắt buộc đối với tất cả mọi người. Dựa trên chuẩn mực văn
hóa này mà thái độ ứng xử của một cá nhân và của người khác được
kiểm soát, điều chỉnh và đánh giá.
3.1.3.2. Chuẩn mực đạo đức: là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với
hành vi xã hội của con người trong đó xác lập những quan điểm chung
về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những
phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.

Hôn nhân đồng giới ở Việt Nam có được công nhận hay không?
Hôn nhân đồng giới là vấn đề nhạy cảm rất cao không chỉ ở Việt Nam
mà cả trên toàn thế giới, ngay cả với những nước phát triển.
Hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh
học, đồng cảm, chia sẻ với nhau những khó khăn trong cuộc sống.
Những người cùng giới tính họ cũng mong ước giống như người bình
thường đó là được chung sống trong một gia đình với người mình
yêu, được quan tâm, chăm sóc, do đó dẫn đến tình trạng kết hôn giữa
những người cùng giới tính.
 Hôn nhân đồng giới ở Việt Nam có được công nhận hay không?
Trước đây, nếu theo Luật hôn nhân và gia đình 2000 thì việc kết hôn giữa
những người đồng giới bị cấm.
Từ 1/1/2015, Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 có hiệu lực Quốc
hội đã bỏ điều cấm này và thay bằng điều 8, khoản 2 là: “Nhà nước không
thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Mặc dù Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 2000 cấm kết hôn đồng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình sửa
đổi năm 2014, bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính" từ
ngày 1 tháng 1 năm 2015. Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định "không thừa
nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8).[1] Theo
báo Tuổi Trẻ, những người đồng giới tính vẫn có thể chung sống, nhưng pháp
luật sẽ không xử lý khi giữa họ có tranh chấp xảy ra.
Không thừa nhận có nghĩa rằng pháp luật không cho phép người đồng giới
đăng kí kết hôn tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay được coi như vợ
- chồng với các quyền và nghĩa vụ tương ứng.
Khi nào thì hôn nhân cùng giới được công nhận ở Việt Nam?
Theo các thống kê được đưa ra, thì ước tính có khoảng 2,5 triệu
người đồng tính ở Việt Nam. Con số đó không phải nhỏ, nhưng
cũng chưa phải là lớn nếu so với quốc gia có số dân gần 90 triệu
người.
Xã hội hiện nay đang nhìn nhận vấn đề này rất khác nhau. Nhiều
người nhìn nhận vấn đề này liên quan đến quyền con người, thể
hiện tính nhân văn, giảm kỳ thị của xã hội. Tuy nhiên, ở mặt khác
của vấn đề, hôn nhân đồng giới được cho là không phù hợp thuần
phong mỹ tục, truyền thống gia đình Việt Nam, không phù hợp quy
luật sinh học và không bảo đảm chức năng gia đình về duy trì nòi
giống. Điều quan trọng là việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
liệu sẽ dẫn đến bao nhiêu hệ lụy tiêu cực xã hội mà pháp luật chưa
lường hết.
Việc cho phép và công nhận hôn nhân đồng giới không đơn giản đưa ra một quy
định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là xong, mà còn phải xem xét sửa
đổi, bổ sung các quy định khác của hệ thống pháp luật.
Ví dụ như bổ sung quy định giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng
giữa những người cùng giới tính về quan hệ tài sản, xác định cha, mẹ, con và quyền,
nghĩa vụ của cha, mẹ và con…
Theo các nguyên tắc quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì văn
bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi, phải vừa xuất
phát từ thực tế khách quan vừa xuất phát từ bản chất.
3.1.3.3. Chuẩn mực chính trị
Những nguyên tắc, quy định của một chế độ xã hội đặt ra xác lập
tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép,
cái không được phép trong hoạt động của các giai cấp, đảng phái
chính trị, Nhà nước nhằm củng cố, đảm bảo sự ổn định chính trị, trật
tự, kỷ cương, an toàn xã hội.
3.1.3.4. Chuẩn mực tôn giáo
Là hệ thống các quy tắc, yêu cầu được xác lập dựa trên những tín
điều, giáo lý tôn giáo, những quy ước về lễ nghi, sinh hoạt tôn giáo
cùng với các thiết chế tôn giáo (nhà thờ, chùa chiền, thánh đường),
được ghi chép và thể hiện trong các bộ sách kinh điển của các dòng
tôn giáo khác nhau.
Tôn giáo có sự ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội,
trong đó có chính trị và pháp luật.
 Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo
bàn cãi rất nhiều. Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm
khác nhau về tôn giáo:
- Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh
và con người”.
- Một số nhà tâm lý học lại cho rằng “Tôn giáo là sự sáng tạo của mỗi
cá nhân trong nỗi cô đơn của mình, tôn giáo là sự cô đơn, nếu anh
chưa từng cô đơn thì anh chưa bao giờ có tôn giáo”.
3.1.3.5. Chuẩn mực thẩm mỹ: hệ thống các quy tắc, yêu cầu về mặt
thẩm mỹ đối với hành vi xã hội của con người, tuân theo những quan
điểm, quan niệm được phổ biến, thừa nhận trong xã hội về cái đẹp, cái
xấu .. của cá nhân và các nhóm xã hội.
 Từ vụ cô gái 22 tuổi tử vong sau nâng mũi, bác sĩ chỉ ra nhiều nguy cơ khi phẫu
thuật thẩm mỹ
 19/03/2022
 Vụ việc cô gái 22 tuổi tử vong sau nâng mũi tại một cơ sở thẩm mỹ “chui” đã tiếp tục
cảnh báo đến nhiều người có nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ. Theo các chuyên gia, dù là
bất kỳ phẫu thuật nào cũng phải do bác sĩ có chuyên môn thực hiện.
 Ai cũng có thể làm phẫu thuật thẩm mỹ?
 "Rất nhiều người từng phẫu thuật hỏng ở các cơ sở thẩm mỹ "chui" sau đó tìm đến
chúng tôi để "cứu chữa". Việc này ngày càng phổ biến và đáng báo động. Điều đáng
nói, qua khai thác nhận thấy nhiều người không phải là bác sĩ nhưng vẫn thực hiện các
phẫu thuật thẩm mỹ như vậy.
 Một bác sĩ để có thể được cầm dao phẫu thuật thực hiện các can thiệp chuyên khoa là
cả một quá trình đào tạo 3-5 năm sau khi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa. Nhưng hiện nay,
nhiều người không phải là bác sĩ, chỉ cần học 1 - 2 khóa học ngắn hạn nhưng đã làm
phẫu thuật thẩm mỹ.

ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


* Mối quan hệ với pháp luật: các chuẩn mực nêu trên có tác dụng
tích cực đối với việc thực hiện pháp luật.
 Trên cơ sở các cá nhân tích cực hoàn thiện các chuẩn mực xã hội
để hướng tới việc hoàn thiện nhân cách.
 Pháp luật có thể loại bỏ các chuẩn mực đạo đức đã lỗi thời, cải tạo
góp phần tạo nên những chuẩn mực mới để cá nhân thay đổi hành
vi của mình theo hướng tích cực phù hợp với pháp luật ..

ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


3.2. Chuẩn mực pháp luật, sai lệch chuẩn mực pháp luật
3.2.1. khái niệm chuẩn mực pháp luật: là những quy tắc xử sự
chung do nhà nước xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho hành vi ứng
xử của các cá nhân và các nhóm xã hội.
Chuẩn mực của pháp luật nói lên những giới hạn cần thiết mà Nhà
nước quy định để mọi chủ thể có thể xử sự trong khuôn khổ cho
phép. Biểu hiện dưới dạng “cái có thể”, “cái được phép”, “cái
không được phép” và “cái bắt buộc thực hiện”…
 Chuẩn mực pháp luật (CMPL) mang tính quy định xã hội của pháp
luật.
 Các chuẩn mực xã hội, khi được Nhà nước thừa nhận, sử dụng và
bảo đảm bằng khả năng cưỡng bức sẽ trở thành chuẩn mực pháp
luật.
 CMPL o phải luôn luôn được mọi người tôn trọng, tuân thủ ở mọi
lúc, mọi nơi mà thường xảy ra các hành vi của những cá nhân,
nhóm xã hội vi phạm, phá vỡ hiệu lực.
3.2.2. Sai lệch chuẩn mực pháp luật.
“Sai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của một cá nhân hay một
nhóm xã hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp
luật”.
Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật chính là hành vi vi phạm pháp
luật.
Hành vi này có các dấu hiệu cơ bản: là hành vi nguy hiểm cho xã hội,
trái pháp luật, có lỗi của chủ thể và chủ thể có năng lực trách nhiệm
pháp lý.

ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Ví dụ - Đi xe máy ngược chiều bị phạt bao nhiêu tiền?
Thứ nhất, về xử phạt vi phạm hành chính với lỗi điều khiển xe máy "đi
ngược chiều", theo quy định tại Khoản 5, Điều 6 Nghị định số
100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ và đường sắt thì bạn sẽ bị xử phạt:
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều
khiển xe thực hiện hành vi vi phạm đi ngược chiều của đường một
chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ
trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Tước giấy phép lái xe hai tháng:
Điểm b Khoản 10 Điều 6 có quy định như sau:
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi
phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, diểm e, diểm i khoản 3; điểm
đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử
dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Lỗi của bạn vi phạm quy định tại điểm khoản 5 và tại điểm b Khoản 12
cũng đã có nêu vi phạm "lỗi đi người chiều" thì bạn bị tước giấy phép
lái xe từ 1 đến 3 tháng, không kể vi phạm lần đầu hay tái phạm.

ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


3.2.3. Phân loại sai lệch chuẩn mực pháp luật
3.2.3.1. Căn cứ vào nội dung, tính chất của các CMPL bị xâm hại:
Hành vi sai lệch tích cực: quy phạm pháp luật ban hành không còn phù
hợp. Hành vi vi phạm, phá bỏ các quy tắc pháp luật cũ đó mang ý nghĩa
tích cực về mặt xã hội nên đó là hành vi sai lệch tích cực).
- Hành vi sai lệch tiêu cực: các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban
hành còn hiệu lực thực hiện, cá nhân (tổ chức) cố tình vi phạm các quy
định nêu trên ( hành vi chống người thi hành công vụ …).
3.2.3.2. Căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan của người thực hiện hành
vi sai lệch: hành vi sai lệch chủ động, hành vi sai lệch thụ động
- Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý (trực
tiếp hoặc gián tiếp) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp
luật
- Hành vi sai lệch thụ động là hành vi vô ý, không mong muốn vi phạm
3.2.3.3. Căn cứ và xem xét đồng thời cả hai tiêu chí phân loại nêu
trên trong một hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật:
- Hành vi sai lệch chủ động – tích cực, hành vi sai lệch chủ động –
tiêu cực.
- Hành vi sai lệch thụ động – tích cực, hành vi sai lệch thụ động –
tiêu cực.
 Hành vi sai lệch chủ động – tích cực là hành vi cố ý vi phạm, phá
vỡ sự tác động chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn
phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của đời sống xã hội hiện tại.
 Hành vi sai lệch chủ động – tiêu cực là hành vi cố ý vi phạm, phá
vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật hiện hành mang tính chất
tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, xã
hội thừa nhận rộng rãi.
 Hành vi sai lệch thụ động – tích cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ
sự tác động của chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn
phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội.
 Hành vi sai lệch thụ động – tiêu cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ
hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật tiến bộ, phù hợp, đang phổ
biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.
3.2.3.4. Các yếu tố xã hội tác động đến sai lệch
chuẩn mực pháp luật
- Sự biến đổi của các chuẩn mực xã hội.
- Sự thay đổi của các quan hệ xã hội
- Sự tác động bởi tính không ổn định của các thiết chế xã hội.
- Sự biến đổi của các chuẩn mực xã hội
 Với chức năng là điểm tựa cho hành vi, chuẩn mực xã hội điều chỉnh
toàn bộ lĩnh vự quan hệ của con người, chỉ ra và quy định mỗi người
cần phải xử sự như thế nào trong mỗi tình huống cụ thể. Chuẩn mực
xã hội có thể biến đổi.
 Có chuẩn mực mang tính phổ biến, có khả năng chi phối hành vi của
đại đa số các thành viên xã hội, có chuẩn mực mang tính cục bộ, chỉ
được tuân thủ trong nhóm người nào đó.
- Sự thay đổi các quan hệ xã hội
Quan hệ xã hội là quan hệ giữa người với người trong xã hội, được thiết
lập trong quá trình cùng nhau hoạt động vật chất và tinh thần. Do sản
xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội nên các
quan hệ sản xuất (bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức và quản lí
lao động, quan hệ phân phối sản phẩm) đóng vai trò quan trọng nhất,
chi phối các quan hệ xã hội khác.
Sự vận động, phát triển của quan hệ sản xuất sẽ kéo theo sự thay đổi
của các quan hệ xã hội. Khi các quan hệ xã hội bị xáo trộn, bị thay đổi
sẽ làm cho hệ thống các chuẩn mực không còn phù hợp ở nơi này hay
nơi khác, điều đó dẫn đến các hành vi sai lệch nhất định
ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM
- Sự tác động bởi tính không ổn định của các thiết chế xã hội
 Các thiết chế xã hội thực hiện chức năng điều chỉnh, điều hòa hành
vi của con người phù hợp với các chuẩn mực xã hội, ngăn chặn và
kiểm soát các hành vi sai lệch.
 Chúng được thiết lập dựa trên các nhu cầu xã hội cơ bản.
 Mọi thiết chế xã hội đều được đặc trưng bởi sự hiện diện của mục
đích hành động, bởi những chức năng cụ thể để đảm bảo cho việc
đạt được mục đích.
 Tập hợp các địa vị và các vai trò xã hội điển hình cho thiết chế.
 Những chế tài bảo đảm cho cái cần có, cái được phép và ngăn chặn
các lệch lạc, cái không được phép.
3.2.3.5. Cơ chế hành vi của sai lệch chuẩn mực pháp luật

- Sự không hiểu biết hoặc hiểu không chính xác các chuẩn mực pháp
luật
- Đề cao những suy diễn cá nhân trong việc áp dụng các chuẩn mực
pháp luật
- Từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực
pháp luật
- Mất hoặc hạn chế khả năng nhận thực dẫn đến hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật
- Sự không hiểu biết hoặc hiểu không chính xác các chuẩn mực
pháp luật

 Hành vi sai lệch xảy ra chủ yếu do  Người tham gia giao thông
các cá nhân, nhóm xã hội thiếu lần đầu tiên đến Thành phố
hiểu biết về chuẩn mực pháp luật do không hiểu biết ý nghĩa
cũng như thực tiễn áp dụng; của các biển báo đường một
chiều nên đã chạy sai làn
 do không hiểu biết hay hiểu sai nội đường.
dung, yêu cầu cốt yếu trong các Đó là hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật. Các nguyên  chuẩn mực pháp luật về giao
nhân ấy khiến người ta thực hiện thông đường bộ.
các hành vi sai lệch chuẩn mực
pháp luật nhất định.
- Đề cao những suy diễn cá nhân trong việc áp dụng các
chuẩn mực pháp luật

 Do tư duy suy luận không đúng đắn, các cá  Ông A bị mất tài sản, nghi
nhân hay nhóm xã hội thường nhầm lẫn hay ngờ B đã lấy tài sản mình
cố ý áp dụng các chuẩn mực xã hội vào lĩnh nên đã sang nhà B lục xét.
vực pháp luật và có một số hành vi đã vi  Hành vi này là hành vi sai
phạm chuẩn mực pháp luật gọi là hành vi sai lệch vì vi phạm pháp luật.
lệch về chuẩn mực pháp luật.
- Từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật
 Trong quá trình vận động, phát riển của xã hội có những tư tưởng, quan niệm chỉ
có giá trị và áp dụng trong các xã hội trước; còn ở xã hội hiện nay chúng bị coi là
hành vi sai lệch do trái pháp luật. Tuy vậy, không ít người vẫn còn vận dụng vào
đời sống và coi nó là việc lưu giữ quan niệm truyền thống của ông cha. Hệ quả là
tạo ra một loạt các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
Ví dụ: trong xã hội phong kiến quan niệm “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên
chỉ lấy một chồng” như một chuẩn mực, quy định chung mà mọi người phải tuân
theo. Tuy nhiên, từ khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực thì quan
niệm trên bị xóa bỏ thay vào đó là chế độ hôn nhân “một vợ một chồng” việc nam
giới kết hôn với nhiều người bị coi là hành vi trái pháp luật.
- Từ quan niệm sai lệch tới việc thực hiện hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật
 Trong quá trình vận động, phát riển của xã hội có những tư tưởng,
quan niệm chỉ có giá trị và áp dụng trong các xã hội trước; còn ở xã
hội hiện nay chúng bị coi là hành vi sai lệch do trái pháp luật.
 Tuy vậy, không ít người vẫn còn vận dụng vào đời sống và coi nó là
việc lưu giữ quan niệm truyền thống của ông cha. Hệ quả là tạo ra
một loạt các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
- Mất hoặc hạn chế khả năng nhận thực dẫn đến hành vi sai lệch
chuẩn mực pháp luật
 khuyết tật về thể chất như: khíếm thị, khiếm thính, ... rối loạn thần kinh, bệnh
hoang tưởng,... Chính những khuyết tật đó làm họ mất đi một phần hoặc toàn bộ
khả năng nhận biết về các quy tắc, yêu cầu của chuẩn mực xã hội nói chung và
chuẩn mực pháp luật nói riêng.
(Ông A thực hiện hành vi giết người khi trong tình trạng rối loạn tâm thần nặng thì
không phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi của ông chưa đủ yếu tố cấu thành tội
phạm (không có lỗi)).
3.2.3.6. MỘT SỐ LOẠI HÀNH VI SAI LỆCH
CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT

- Say rượu
- Hooligan
- Tự tử
- Sự tha hóa về đạo đức

ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


 Say (xỉn rượu): người phạm tội này o được miễn trách nhiệm hình sự. (điều 13,
BLHS năm 2015: Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích
mạnh khác. Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả
năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh
khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
 Hooligan: biểu hiện của hành vi sai lệch có tính hung hăng, côn đồ, quá khích, đôi
khi mang tính tổ chức. Nhiều hành vi thuộc hiện tượng này đã bị luật HS quy định
là tội phạm: “Tội đua xe trái phép” (theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015. Tội
đua xe trái phép được quy định, hướng dẫn tại Điều 266 Bộ luật hình sự số
100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 .“Tội gây rối trật tự công cộng”
(Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015 ). “Tội chống người thi
hành công vụ” (Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ
luật hình sự 2015 ).
 Tự tử: ..
Xúi giục, giúp đỡ, hướng dẫn người khác tự sát (tự tử) có vi phạm pháp luật hay
không ? Người yêu viết thư tuyệt mệnh rồi tự sát thì người kia có bị truy cứu trách
nhiệm hình sự khồng ? .
Anh A kết hôn với chị B được 3 năm mà chưa có con chung, kinh tế gia đình khó khăn. Một
hôm chị B nói với anh A: " Tết đến nơi rồi mà chẳng có tiền gì cả, chỉ muốn chết thôi". Anh A
nói : "Tôi cũng đang muốn chết đây, hay là hai chũng ta cùng chết." chị B mới hỏi chết bằng
cách nào, anh A trả lời :
"Bây giờ chúng ta ra bờ sông, ôm nhau cùng nhảy xuống sông". Chị B đồng ý. A, B ra bờ sông
ôm nhau nhảy xuống, một lúc sau thì A nhô lên, lên bờ rồi nhảy xuống để tìm vợ nhưng không
tìm được. Trước cơ quan công an, A khai : " khi nhảy xuống, uống nước no, vợ ôm chặt quá,
nên tôi đạp vào bụng vợ rồi ngoi lên, lên bờ không thấy vợ thì nhảy xuống cứu nhưng không
thấy vợ đâu cả." Hỏi A có phạm tội không, nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 131 của Bộ luật hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự
sửa đổi, bổ sung năm 2017)
 Sự tha hóa về đạo đức:……
Nguyên nhân ..
Thành lập vào ngày 7/9/1923 với tên gọi Ủy ban Cảnh sát hình sự
quốc tế.
 Interpol - tổ chức cảnh sát quốc tế
lớn nhất thế giới
 Với sự tham gia của 190 nước,
Interpol là cơ quan đầu não
chuyên về điều tra, theo dõi, cung
cấp tư liệu liên quan đến tội phạm
hình sự.

ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


3.2.3.7. Các biện pháp phòng, chống sai lệch chuẩn mực pháp luật

 Tiếp cận thông tin


 Biện pháp phòng ngừa xã hội
 Biện pháp áp dụng hình phạt
 Biện pháp tiếp cận y – sinh học.
 Biện pháp tiếp cận tổng hợp

ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


 Tiếp cận thông tin: hướng tới việc cung cấp, trang bị, hướng dẫn, giải
đáp các thông tin về các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp
luật. Nếu hành vi vi phạm P/L có nguyên nhân là do người vi phạm o
biết, o hiểu các quy định thì các cơ quan tư pháp phải phối hợp với
các phương tiện truyền thông để tiến hành giáo dục, phổ biến kiến
thức PL. Nếu ý thức , thái độ của cá nhân và nhóm X/H còn mang
tính chất lệch lạc, coi thường, xem nhẹ (giới trẻ bị kích động, lôi kéo,
a dua vào những H/V quá kích, đua xe trái phép …), thì cần phải giáo
dục, định hướng H/V cho họ …

ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Biện pháp phòng ngừa xã hội
 Là theo đuổi mục đích phát hiện, xóa bỏ, vô hiệu hóa các nguyên
nhân, điều kiện làm phát sinh H/V sai lệch CMPL.
 Là tổng hợp các biện pháp tac 1động về mặt xã hội, kinh tế,
chính trị, tư tưởng, tâm lý, giáo dục, đạo đức …
 Cơ sở khoa học của biện pháp này là sự nhận thức hành vi, hoạt
động của con người vốn mang theo bản chất tuân theo quy luật
hướng thiện …

ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Biện pháp áp dụng hình phạt
 Áp dụng hình phạt là phương thức pháp lý hình sự trong đấu tranh
phòng chống các sai lệch chuẩn mực pháp luật, bộ luật hình sự
2015 …
 Hình phạt chính: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo o giam giữ, trục xuất,
tù có thời hạn, chung thân, tử hình.
 Hình phạt bổ sung: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, tịch
thu tài sản …

ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Biện pháp tiếp cận y – sinh học
 Mục đích của biện pháp này là nhằm tìm hiểu, phát hiện
những khuyết tật về thể chất, trí lực (hoang tưởng, tâm thần,
phạm tội trong trạng thái say xỉn, nghiện ma túy ..
 Biện pháp tiếp cận y – sinh học góp phần làm sáng tỏ
nguyên nhân, điều kiện của hành vi sai lệch CMPL và H/v
phạm tội ..

ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Biện pháp tiếp cận tổng hợp
 Công tác phòng chống S/L CMPL là trách nhiệm của toàn xã hội..
 Giáo dục các giá trị văn hóa pháp luật, giá trị đạo đức truyền
thống.
 Cải tiến, đổi mới công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường ..
 Tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm với các tổ chức quốc
tế: ASEANAPOL, INTERPOL …

ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Câu hỏi ôn tập
1. Khái niệm về chuẩn mực xã hội, và các loại chuẩn mực xã
hội.
2. Chuẩn mực pháp luật và sai lệch chuẩn mực pháp luật.
3. Các yếu tố xã hội tác động tới sai lệch chuẩn mực pháp luật.
4. Cơ chế hành vi của sai lệch chuẩn mực pháp luật.
5. Các biện pháp phòng, chống sai lệch chuẩn mực pháp luật.

ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Bài tập
 Vụ cô gái 22 tuổi tử vong sau khi nâng mũi: 1 bác sĩ và 5
người liên quan.
 Nguyễn Sỹ Giang được công an xác định là người trực tiếp thực
hiện phẫu thuật nâng mũi cho cô gái 22 tuổi quê Long An cùng sự
trợ giúp của một bác sĩ gây mê và nhiều người khác.
 Quan điểm của sinh viên luật?

ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM


Trong trường hợp có căn cứ cho thấy đã có hành vi khám chữa bệnh trái phép gây
thiệt mạng cho bệnh nhân thì sẽ khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 129
hoặc Điều 315 BLHS.
 Trường hợp cơ sở hoạt động thẩm mỹ có đăng ký hoạt động khám chữa bệnh
nhưng việc khám chữa bệnh không đúng thủ tục, bác sĩ không đúng chuyên môn,
không có máy móc thiết bị phù hợp, vi phạm quy định về khám chữa bệnh thì cơ
quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về khám chữa
bệnh theo điều 315.
 Cụ thể tội danh và hình phạt được quy định như sau: Trường hợp, không thành
lập cơ sở khám chữa bệnh, hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ do cá nhân là bác sĩ tự
thực hiện, không tuân thủ quy định của pháp luật, vi phạm quy tắc hành chính,
quy tắc nghề nghiệp thì người thực hiện hoạt động phẫu thuật thẩm mỹ này sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 129 bộ luật hình sự“.

You might also like