You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG – TRUYỀN THÔNG

BÀI TẬP CUỐI KỲ

HỌC PHẦN: TƯ DUY PHẢN BIỆN

MÃ HỌC PHẦN: 71THIN10082

ĐỀ TÀI

VIỆC HỢP THỨC HÓA HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI TẠI VIỆT NAM

(TỪ THÁNG 7 NĂM 2022)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ THỊ HỒNG PHÚC


THỜI GIAN LÀM BÀI: 7 NGÀY THU BÀI: 18/07/2022
HÌNH THỨC THI: TIỂU LUẬN CÁ NHÂN KHÔNG THUYẾT TRÌNH

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07 NĂM 2022

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Lại Hoàng Gia Bảo MSSV: 2173201081447

Điểm bằng số Chữ ký giảng viên


(Điểm bằng chữ) (Họ tên giảng viên)

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & TRUYỀN THÔNG

GV. LÊ THỊ HỒNG PHÚC


Nội Dung:
Trang bìa...................................................................................................................
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn.........................................................................
Lời mở đầu................................................................................................................
I. Khái niệm về cộng đồng LGBT và những định kiến của xã hội
II. Luật pháp của quốc tế và Việt Nam về kết hôn đồng giới
III. Những lợi ích của việc kết hôn đồng giới
Lời kết.......................................................................................................................

LỜI MỞ ĐẦU
Hôn nhân đồng giới hiện nay không còn là một chủ đề quá xa lạ với chúng ta. Và hầu
hết những người thuộc cộng đồng LGBT đều mong muốn họ có thể tự do kết hôn và
tự do yêu đương một cách bình đẳng như những cặp vợ chồng bình thường khác. Họ
cũng là con người mong muốn có qyền được yêu thương và bày tỏ nên cảm xúc cá
nhân của mình.Chính vì điều đó, mục đích của đề tài đó chính là làm rõ một số vấn đề,
và đồng thời bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề hợp thức hóa kết hôn đồng
giới ở Việt Nam.

I. Khái niệm về cộng đồng LGBT và những định kiến của xã hội:
1. Khái niệm về cộng đồng LGBT
LGBT đó chính là tên viết tắt của những từ Lesbian Gay Bisexual Transgender. Trong
đó Lesbian (còn được gọi tắt là Les) đó chính là những người đồng tính luyến ái nữ.
Gay là đồng tính luyến ái nam. Sau đó là Bisexual có nghĩa là song tính luyến ái. Và
cuối cùng Transgender có nghĩa là hoán tính – người chuyển giới. Thường thì thiên
hướng về tình dục của con người được chia thành 3 loại cơ bản đó là: Dị tính luyến ái;
Đồng tính luyến ái; Song tính luyến ái.
Và quan trọng đồng tính không phải là một căn bệnh. Vậy nên đồng tính không thể,
không cần “chữa trị” và cũng không thể thay đổi được. Vì vậy, xã hội hiện nay cần có
cái nhìn cởi mở hơn và cần tôn trọng họ hơn
2. Những định kiến của xã hội đến với cộng đồng LGBT
Đã từ lâu tất cả mọi người đều đóng khuôn suy nghĩ của mình và đều cho rằng những
khiếm khuyết về mặt tâm sinh lý, những sai lệch trong môi trường sống, là một căn
bệnh, và người đời luôn dè bỉu dèm pha những con người ấy là không bình thường.Để
là chính mình thì họ phải luôn sống cảm giác mặc cảm, tội lỗi, những sự chỉ trích
những ánh nhìn chê bai, kì thị và không được trân trọng. Những người đồng tính
thường phải gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống của mình. Đã có rất nhiều người
đồng tính đã không thể đối mặt với chính bản thân mình, với giới tính của mình.Nhìn
chung, ở Việt Nam, thái độ của xã hội đối với đồng tình luyến ái là kì thị, ở các mức
độ khác nhau hoặc không thể hiện thái độ rõ ràng như phớt lờ, không quan tâm. Tuy
nhiên hiện nay một tỉ lệ ít người dân bắt đầu cho rằng đồng tính luyến ái không phải là
một căn bệnh và đã dần có thái độ cởi mở với người đồng tính. Người dân Việt Nam
bị ảnh hưởng bởi quan niệm xưa cũ, nền phong kiến lâu đời cùng lối tư tưởng Nho
Giáo đó chính là người đàn ông trong gia đình phải là trụ cột, có nghĩa vụ phải nối dõi
tông đường cho gia đình. Còn đối với người phụ nữ phải công dung ngôn hạnh sinh
con giúp cho gia đình chồng. Chính vì những nét truyền thống như vậy đã gây ảnh
hưởng đến quan niệm của người Việt về người đồng tính.

II.Luật pháp của quốc tế và Việt Nam về kết hôn đồng giới
1. Luật pháp quốc tế về kết hôn đồng giới:
Hiện nay trên thế giới có 4 xu hướng về vấn đề hôn nhân đồng giới:
- Hoàn toàn được công nhận: Hà Lan là nước đầu tiên cho phép kết hôn đồng tính và
những người đồng giới được hưởng quyền lợi cũng như là lợi ích như một công dân
và kế tiếp đó là Canada
- Kết hợp dân sự: Đây được xem là công nhận nhưng không hoàn toàn. Hình thức
đặc biệt này xuất hiện ở các nước được kể đến như: Thụy Sĩ, Áo, Ireland, Estonia,…
- Đối tác trong nhà: Không cấm và đồng thời cũng không công nhận. Ở đây chính
phủ không công nhân cuộc kết hôn đồng giới kể cả kết hợp dân sự. Việt Nam của
chúng ta cũng thuộc trong nhóm quốc gia này.
- Cấm: Xu hướng cấm xuất hiện điển hình là ở các nước Trung Đông như Saudi
Arabia và các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE). Ở các nước này sẽ dành
mức án tử hình cho những người đồng tính.
2. Luật pháp Việt Nam về kết hôn đồng giới:
Trước đây ở Việt Nam năm 2000, việc hôn nhân đồng giới là một trong những trường
hợp bị cấm theo Điều 10 Luật Hôn Nhân và Gia Đình. Theo điểm E Khoản 1 Điều 8
Nghị Định 87/2001/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000
đồng đối với những trường hợp kết hôn giữa những người đồng giới
Tuy nhiên, đến Nghị định 82/2020/NĐ-CP hiện đang có hiệu lực, những người đồng
giới kết hôn với nhau không còn bị phạt. Quy định này nhằm đồng bộ việc “không
thừa nhận mà không còn cấm” tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Sau đó, từ ngày 19/06/2014, Quốc hội thông qua Luật hôn nhân và Gia đình tại Khoản
2 Điều 8 của luật này như sau: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những
người cùng giới tính.”
Không chỉ vậy, Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia Đình giải thích: “Kết hôn là
việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều
kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”
Như vậy, theo quy định trên thì hôn nhân đồng tính không còn bị cấm nhưng chỉ là
không thừa nhận. Người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng
dưới con mắt pháp luật thì không được coi như vợ chồng và không thể đăng kí kết hôn
với cơ quan nhà nước.

III. Những lợi ích của việc kết hôn đồng giới
- Quyền kết hôn và quyền được hạnh phúc là những quyền cơ bản của mỗi cá nhân,
của mỗi con người và những người thuộc LGBT cũng vậy. Họ cũng có quyền mưu
cầu hạnh phúc. Nếu như pháp luật chấp nhận hôn nhân đồng giới thì đồng thời giúp họ
có thể cảm thấy hạnh phúc hơn về mặt đời sống tính thần. Họ sẽ không còn cảm thấy
mặc cảm về giới tính của mình với xã hội, không còn e dè khi đối diện với mọi người
xung quanh và được là chính bản thân mình.
- Tạo mối quan hệ khăng khít, gắn bó giữa các thế hệ trong gia đình là môi trường
tích cực cho sự phát triển tâm lý của tất cả các thành viên. Điều này giúp tránh được
những hậu quả đáng tiêc khi mối quan hệ cha mẹ và con cái đổ vỡ như việc trẻ phải bỏ
nhà ra đi hay các vấn đề sức khỏe tâm trí của bố mẹ. Theo TS. Nguyễn Thu Nam –
Viện nghiên cứu Xã Hội, việc thừa nhận hôn nhân đồng giới mang lại cho từng cá
nhân cảm giác an toàn về mọi khía cạnh
- Và theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Thu Nam thì sau 5 năm kể từ khi luật kết hôn
được thông qua ở tại Canada, nghiên cứu trên một nhóm quần thể đăng ký kết hôn
đồng giới đầu tiên đưa ra thông số của các cặp đôi này về mặt thỏa mãn với cuộc
sống, sự tự tin về bản thân tăng lên đồng thời các thông số còn đưa ra sự tự kỳ thị
cũng đã giảm xuống một cách đáng kể.
- Nghiên cứu tiến hành trong 3 năm tại Vermont, Mỹ về chất lượng cuộc sống của
các cặp đồng tính sống chung có đăng ký và các cặp kết hôn truyền thống cho thấy
được ở các cặp đồng tính sống chung có đăng ký họ có mối quan hệ hài hòa hơn, gần
gũi với nhau hơn, ít xảy ra các xung đột hơn là so với các cặp kết hôn truyền thống
giữa nam và nữ. Chính vì những mặt tích cực như vậy, hôn nhân đồng giới không gây
ra xói mòn về giá trị của hôn nhân vốn đã tồn tại từ lâu trong xã hội theo qquan điểm
của những người dị tính.
- Trong xã hội Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều khía cạnh sai lệch quan niệm rằng
nếu công nhận việc kết hôn đồng giới thì điều này có thể sẽ dẫn đến “trào lưu đồng
tính”. Tuy nhiên, chúng ta phải biết rằng đồng tính đó thuộc về tự nhiên của con
người. Đây không phải là bệnh mà có thể lây nhiễm.

Lời kết
Dù là hôn nhân truyền thống dị giới hay là hôn nhân đồng giới thì đều có những mặt
tích cực và tiêu cực riêng nhưng điểm chung đều hướng tới hạnh phúc của cá nhân.
Xu hướng tình dục không xấu, người dùng danh nghĩa xu hướng tính dục để bạo
lực hay đe dọa, lạm dụng nó với bạn tình đồng giới của mình mới xấu. Có thể
nói tình yêu đồng giới sẽ có nhiều điều tiêu cực về tâm lý hơn, nhưng thay vào
đó chúng ta hoặc bất kì ai trên thế giới này khi đấu tranh cho một điều gì đó đều
là đang cố gắng bảo vệ bản thân mình. Khi mà thế giới ngày càng phát triển thì
việc mọi người chấp nhận tình yêu đồng giới càng nhiều. Là một GenZ - một
thế hệ được thừa hưởng những công nghệ, những thông tin mới nhất vì thế mỗi
chúng ta dù có trong cộng đồng LGBTQ+ hay không thì đều nên tôn trọng họ
như cách con người xem tình yêu dị giới như là một điều hiển nhiên. Việc hợp
pháp hóa hôn nhân đồng giới cũng là một cách để chúng ta tôn trọng những
người đã đấu tranh hoặc đang sống trong hôn nhân đồng giới, để họ có thể có
được quyền lợi như những người bình thường khi kết hôn, để họ không còn chịu
những tổn thương từ bạn đời đồng giới của mình nữa, và cũng cách để pháp luật
bảo vệ những người yếu thế hơn trong hôn nhân đồng giới.

Cam kết tính minh bạch của bài Tiểu luận


Tên: Lại Hoàng Gia Bảo MSSV: 2173201081447
Lớp: QHCC-PR30

Đạo văn là việc trình bày tác phẩm, ý tưởng hoặc sáng tạo của người khác nhưng
không có thông tin về nguồn cụ thể. Đây là một hình thức gian lận và là một hành vi
vi phạm học tập rất nghiêm trọng có thể dẫn đến những hình thức kỷ luật, chế tài
của nhà trường. Tài liệu đạo văn có thể được rút ra và trình bày dưới dạng văn bản,
đồ họa và hình ảnh, bao gồm dữ liệu điện tử và các bài thuyết trình. Đạo văn xảy ra
khi nguồn gốc của tài liệu được sử dụng không được trích dẫn một cách thích hợp.

1. Tôi đã hiểu về việc đạo văn và cam kết không thực hiện các hành vi đạo văn.
2. Nếu bài làm bị phát hiện lỗi đạo văn, tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm với
lỗi này và chịu mọi hậu quả do hành vi này gây ra.
3. Tôi xin cam đoan đây là tác phẩm gốc của tôi hoặc nhóm của tôi.
4. Bài làm này được thực hiện nhằm mục đích để đánh giá cho môn học tôi
tham gia, không nhằm một mục đích thương mại.
5. Các quan điểm trong bài làm (nếu có) thuộc về cá nhân và không nhằm phỉ
báng, bôi nhọ danh dự của một cá nhân hay tổ chức nào.
6. Tôi không cho phép bên thứ ba sử dụng bài làm này khi chưa có sự cho phép
của tôi.
7. Mức độ hoàn thành công việc sẽ là cơ sở để đánh giá điểm của các thành
viên trong nhóm.

Ký và ghi rõ họ tên

You might also like