You are on page 1of 2

Ông hoàng Thơ tình Xuân Diệu từng viết:

Làm sao sống được mà không yêu,


Không nhớ, không thương một kẻ nào?
Hãy đốt đời ta muôn thứ lửa!
Cho bừng tia mắt đọ tia sao!
(Bài Thơ Tuổi Nhỏ)

Thật đúng như vậy, tình yêu như một gia vị thiết yếu trong cuộc sống. Yêu và được yêu
là mong ước, lẽ sống lớn nhất của một đời người. Xã hội bước vào thời kỳ hội nhập văn
hóa, tình yêu đồng giới xuất hiện như một hiện tượng mới và ngày càng được nhìn nhận
cởi mở hơn. Hôn nhân đồng giới cũng đã được công nhận ở 1 số quốc gia như: Andorra,
Argentina, Áo, Bồ Đào Nha, Bỉ, Brasil, Canada, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba,.. và
mới đây nhất là Thái Lan. Vậy có nên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới tại Việt Nam
không không? Những lợi và hại khi hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới là gì?

Đầu tiên, cần có một khái niệm chính xác về “Đồng tính”. Đây đơn giản là từ ghép của
hai từ “đồng”, có nghĩa là “cùng, giống” và “tính” chính là tính hướng, giới tính của mỗi
người. Nói cách khác, hôn nhân đồng tính chính là sự gắn kết giữa những người cùng
giới thay vì là khác giới như từ trước đến nay Việt Nam vẫn công nhận. Đồng tính được
chia làm hai giới: đó là đồng tính nam (gay) và đồng tính nữ (les). Theo nhiều nghiên
cứu, phần lớn những người đồng tính nam (gay) có chiều hướng sống công khai hơn
đồng tính nữ (les). Có thể đó là bởi vì nam là những con người mạnh mẽ, gánh chịu dám
đương đầu với dư luận và thách thức nên việc công khai có phần dễ dàng hơn.

Trước hết chúng ta cần hiểu đồng tính không phải là căn bệnh và cũng không có phương
thuốc, cách đặc trị riêng nào như mọi người vẫn nghĩ. Bản chất của hôn nhân nói chung
là mang lại hạnh phúc cho 2 bên. Và vết hôn giữa hai người đồng giới hoàn toàn không
ảnh hưởng đến quyền lợi hay gây hại gì đến người khác. Việc không hợp pháp hóa hôn
nhân đồng giới gây ra nhiều vấn đề, bao gồm sự phân biệt đối xử, sự kỳ thị không đáng
có. Vậy những ưu điểm mà hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới mang lại là gì? Đó chính là
một khi những cặp đôi đồng tính được công nhận pháp lý, họ không chỉ nhận được sự
bảo vệ của luật pháp mà còn được đặt trên cùng một vị trí, vai trò với những cặp đôi
truyền thống khác. Một ví dụ điển hình là việc New Zealand hợp pháp hóa hôn nhân
đồng giới vào năm 2013. Kể từ đó, hàng nghìn cặp đôi đồng tính đã có thể tổ chức hôn lễ
và tận hưởng những quyền lợi tương đương với tất cả mọi người.

Hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới không chỉ đơn thuần là vấn đề về quyền lợi cá nhân,
mà còn là một bước tiến quan trọng hướng tới sự công bằng và tôn trọng. Điều này làm
nổi bật hơn nữa sự đa dạng trong xã hội, mở ra cánh cửa cho mọi người để họ có thể thể
hiện tình yêu của mình một cách tự nhiên và tự do nhất. Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận
rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vẫn còn đối mặt với những thách thức lớn.
Nhất là đối với 1 quốc gia Đông Nam Á vốn xem trọng truyền thống, phong tục tập quán
như Việt Nam. Nhưng những thách thức này không thể làm cho chúng ta dừng chân, bởi
chúng ta đang đi trên con đường đúng đắn, con đường của sự đa dạng văn hóa và tôn
trọng quyền cá nhân.

Tuy không thuộc cộng đồng LGBT, nhưng tôi hiểu rõ sự hạnh phúc khi được công nhận
và đối xử như một người bình thường. Vậy nên, việc đấu tranh để hợp pháp hóa hôn nhân
đồng tính là điều rất cần được cổ vũ. Bởi giống như câu hát của Lady Gaga: “Tôi xinh
đẹp trên phong cách của mình, bởi vì Chúa đã tạo ra tôi như thế”. Chúng ta hãy tự tin
sống với giới tính thật của mình và tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng.

Với sự hiểu biết và lòng đồng cảm, chúng ta có thể thay đổi thế giới. Hãy để hôn nhân
đồng giới không chỉ là một lựa chọn, mà là một biểu tượng của sự tiến bộ và sự kết nối
trong xã hội hiện đại, văn minh.

You might also like