You are on page 1of 52

NHÓM 6

Chủ nghĩa xã hội khoa học


Thành viên Phân công Đánh giá
Hồ Trọng Phúc Câu hỏi và trả lời câu hỏi 100%
Nguyễn Văn Hữu Phúc Nội dung chủ đề 26 100%
Cái Quỳnh Phương Nội dung chủ đề 27 100%
Nguyễn Anh Phương Nội dung chủ đề 28 100%
Phan Văn Ngọc Quý Tổng hợp nội dung và câu hỏi 100%
Nguyễn Thị Nhã Quyên Làm PowerPoint 100%
Hà Thị Như Quỳnh Nội dung chủ đề 27 100%
Nguyễn Thị Như Quỳnh Nội dung chủ đề 26 100%
Vũ Thị Như Quỳnh Không tham gia 0%
Lâm Thế Sơn Nội dung chủ đề 28 100%
Nguyễn Thái Thanh Tâm Nội dung chủ đề 27 100%
Nguyễn Thanh Tâm Nội dung chủ đề 26 100%
Nguyễn Trần Minh Tâm Nội dung chủ đề 28 100%
Lê Quốc Tấn Nội dung chủ đề 16 100%
BÀI THẢO LUẬN LỚP: HPC.CQ.10
NHÓM: 6

Buổi: 6

Stt Họ và tên Điểm Điểm nhóm


CC
Vào trễ/ về
Vắng sớm Ko tích cực Ko T.Luận
1 Hồ Trọng Phúc 10
2 Nguyễn Văn Hữu Phúc 10
3 Cái Quỳnh Phương 10
4 Nguyễn Anh Phương 10
5 Phan Văn Ngọc Quý 10
6 Nguyễn Thị Nhã Quyên 10
7 Hà Thị Như Quỳnh 10
8 Nguyễn Thị Như Quỳnh 10
9 Vũ Thị Như Quỳnh x 0 0
10 Lâm Thế Sơn 10
11 Nguyễn Thái Thanh Tâm 10
12 Nguyễn Thanh Tâm 10
13 Nguyễn Trần Minh Tâm 10
14 Lê Quốc Tấn 10
Chủ đề 26: Chương 7.
Một số bản trẻ ở nước ta hiện nay có xu
hướng sống thử trước hôn nhân, ý kiến
của anh/ chị về vấn đề này như thế nào?
Sống thử là gì?
Sống thử là một cụm từ nhằm nói đến những cặp đôi yêu nhau, có mối quan hệ
tình cảm và cùng sống chung với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng kí kết
hôn. Đây là những người đang còn độc thân và họ tự nguyện cùng nhau “góp
gạo thổi cơm chung” để có thể tìm hiểu đối phương, cùng tạo dựng một gia đình
nhỏ để có thể dễ dàng đưa ra quyết định kết hôn thực sự hay không.

Những người trong mối quan hệ sống thử sẽ không bị phụ thuộc về mặt pháp lý.
Tuy họ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không tổ chức hôn lễ và cũng
không tiến hành đăng kí kết hôn. Sau khoảng thời gian chung sống với nhau, nếu
cảm thấy phù hợp họ sẽ quyết định tiến đến hôn nhân và ngược lại nếu cảm thấy
không hài lòng thì cả hai có thể rời đi.
Sống thử là gì?
Tuy nhiên, tại Việt Nam, sống thử vẫn chưa thực sự nhận được sự ủng hộ của
nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh, những thế hệ cha ông. Cũng bởi
những chuẩn mực xã hội, những quan điểm phong tục truyền thống của nước ta
xem trọng phẩm hạnh của người phụ nữ nên việc sống thử vẫn còn đang là vấn
đề gặp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều.

Còn ở các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, sống thử là một chuyện rất bình
thường và thậm chí các bậc phụ huynh còn khuyên con cái không nên kết hôn
nếu chưa về chung sống cùng nhau. Trong một cuộc nghiên cứu được thực hiện
vào năm 2015 bởi Trung tâm Xác suất Sức khỏe Quốc gia Mỹ (NCHS) cho thấy
có đến gần 67% các cặp vợ chồng đã kết hôn từ sống thử trước đó.
Sống thử trước hôn nhân có vi phạm pháp luật không?
Đăng kí kết hôn là một trong các vấn đề quan trọng và cần thiết đối với hầu hết
các cặp vợ chồng. Sau khi đăng kí kết hôn, họ sẽ được pháp luật công nhận về
mối quan hệ vợ chồng và có những sự ràng buộc về mặt pháp lý trong đời sống
hôn nhân. Đồng thời, họ cũng sẽ được gắn liền với những nghĩa vụ và quyền lợi
về mặt tài sản, con cái, đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Xét về mặt pháp luật, các cặp nam nữ khi muốn sống chung với nhau như vợ
chồng thì nên đăng kí kết hôn để được công nhận một cách hợp pháp và tránh
việc tranh chấp sau khi chia tay. Cho đến hiện nay thì việc sống thử giữa các cặp
đôi yêu nhau nhưng không đăng kí kết hôn vẫn chưa thực sự được pháp luật quy
định và định nghĩa trong Luật Hôn nhân và Gia đình.
Sống thử trước hôn nhân có vi phạm pháp luật không?
Tại đây vẫn có đề cập đến việc nam nữ cùng sống chung với nhau như vợ chồng
trước khi kết hôn nhưng theo điều 14 của bộ luật thì tình trạng này không đủ
điều kiện để làm phát sinh các quyền lợi và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Pháp luật
hôn nhân và gia đình chỉ bảo vệ các mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, tuy nhiên
cũng không có bất kì hình thức nghiêm cấm hay xử phạt đối với những trường
hợp nam nữ yêu nhau và chấp nhận về sống chung trước khi kết hôn.

Như vậy có thể thấy rằng, nếu hai người đang trong trạng thái độc thân và tự
nguyện về chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng kí kết hôn sẽ
không bị nghiêm cấm bởi pháp luật. Nhưng nếu một trong hai hoặc cả hai đã có
vợ hoặc chồng thì sẽ được xem là hành vi vi phạm pháp luật.
Có nên sống thử trước hôn nhân hay không?
Có nên sống thử trước hôn nhân là vấn đề không còn mới nhưng lại là đề tài
được nhắc đi nhắc lại với những ý kiến bàn tán trái ngược nhau. Nhiều người
cho rằng sống thử là một trong các cách có thể giúp cho những cặp đôi yêu nhau
trải nghiệm đời sống vợ chồng, có được thời gian thấu hiểu và đánh giá liệu rằng
cả hai có thực sự phù hợp. Tuy nhiên, cũng có những luồng ý kiến cho rằng,
sống thử là đi ngược với những giá trị truyền thống của dân tộc, làm xấu đi hình
ảnh của người phụ nữ.

Trong thực tế cho thấy rằng, sống thử mang đến khá nhiều lợi ích nhưng cũng
tồn tại những điểm bất cập. Trước khi đưa ra quyết định có nên sống thử cùng
nhau không, bạn cũng cần xem xét và đánh giá về những mặt lợi và hại để có thể
nghiêm túc cùng nhau xây dựng một mối quan hệ bền vững.
1. Lợi ích của việc sống thử trước khi kết hôn
Giảm nhẹ sự căng thẳng, lo lắng trước hôn nhân

Giúp cả hai thấu hiểu nhau hơn

Tiết kiệm chi phí sinh hoạt

Học cách giải quyết mâu thuẫn

Sống thử giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định kết hôn hay không
Giảm nhẹ sự căng thẳng, lo lắng trước hôn nhân
Với cuộc sống hiện đại và phát triển ngày nay, giới trẻ dường như cảm thấy yêu
thích việc tự do và luôn lo sợ ti tỉ những vấn đề về đời sống hôn nhân. Bên cạnh
đó, việc tiếp xúc với những thông tin tiêu cực về cuộc sống vợ chồng, những sự
ràng buộc trong hôn nhân, những mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, áp lực con cái
khiến cho nhiều người cảm thấy “sợ” kết hôn.

Chính vì thế, việc chấp nhận sống thử cùng nhau trước hôn nhân đôi khi là một
lựa chọn phù hợp để bạn có thể giảm bớt sự căng thẳng, lo lắng và suy nghĩ thấu
đáo hơn về quyết định kết hôn của mình. Hôn nhân là một chặng đường dài và
chắc chắn bạn sẽ phải đối diện với nhiều sự thay đổi, những khó khăn, thách
thức. Do đó, việc chuẩn bị kỹ càng về mặt tinh thần trước khi bước vào chặng
đường dài này cũng là một trong các biện pháp tốt giúp bạn hạn chế những sự bỡ
ngỡ.
Giảm nhẹ sự căng thẳng, lo lắng trước hôn nhân
Việc cùng nhau có một khoảng thời gian chung sống như vợ chồng trước hôn
nhân sẽ giúp bạn có thể bắt kịp nhịp sống sau khi kết hôn. Đồng thời, đây cũng
là thời gian để bạn có thể dần thích nghi và hiểu được những việc mà bản thân
cần phải thay đổi, điều chỉnh để có thể dung hòa cuộc sống cho cả hai. Cả hai có
thể cùng nhau sửa đổi và phát huy tốt để có thể dọn sạch những trở ngại trước
khi thực sự trở thành vợ chồng.
Giúp cả hai thấu hiểu nhau hơn
Dù thời gian cả hai yêu nhau lâu đến mấy và hạnh phúc ra sao thì bạn sẽ không
thể nào hiểu rõ về đối phương nếu cả hai chưa thực sự về chung một nhà. Có thể
những lần gặp gỡ, những buổi hẹn hò giữa bạn và người thương luôn diễn ra một
cách thuận lợi, vui vẻ. Người ấy của bạn là một người tử tế, lịch sự, gọn gàng
nhưng đôi khi đó vẫn chưa thực sự là tất cả.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe ai đó nói về những sự “vỡ mộng” sau khi kết hôn,
những tật xấu bắt đầu hình thành khi về sống cùng một mái ấm. Họ có thể trở
nên hoàn hảo khi gặp bạn trong giây lát nhưng không thể gồng mình nếu đã dọn
về sống cùng bạn. Do đó, nhiều người lựa chọn việc sống thử để có thể thấu hiểu
và biết rõ hơn về những thói hư tật xấu của người yêu, từ đó có thể biết được cả
hai có thực sự phù hợp và chấp nhận nhau hay không.
Tiết kiệm chi phí sinh hoạt
Có lẽ một trong những lợi ích dễ thấy nhất của việc sống thử đó chính là tiết
kiệm được về mặt chi phí. Khi bạn dọn về sống cùng một ai đó thì những khoản
chi phí riêng như tiền điện nước, tiền thuê nhà, tiền ăn uống có thể cùng nhau
san sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, mà nhiều người luôn bị hấp dẫn bởi hình thức
sống thử vì nó chính là một phép giải lớn đối với vấn đề kinh tế, giúp giảm bớt
một phần gánh nặng về mặt tài chính.

Khi cả hai cùng chung sống với nhau như vợ chồng thì sẽ bắt đầu có những kế
hoạch chi tiêu, có những khoản tiền tiết kiệm để chuẩn bị tốt cho tương lai. Đồng
thời, khi đã trở thành bạn cùng phòng của nhau thì cả hai cũng sẽ dần có ý thức
hơn về mặt kinh tế, có những cách chi tiêu hợp lý hơn để vun vén và xây dựng
tốt cho gia đình nhỏ của mình. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải rõ ràng về mặt tiền
bạc và các tài sản chung với nhau để tránh những tranh chấp không đáng có
trong trường hợp “đường ai nấy đi”.
Học cách giải quyết mâu thuẫn
Cuộc sống hôn nhân không phải lúc nào cũng trải đầy màu hồng mà đôi lúc vẫn
có những sự cãi vã, những bất đồng quan điểm. Cũng bởi mỗi chúng ta là những
cá thể riêng biệt nên việc mâu thuẫn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, để cuộc sống vợ
chồng được hạnh phúc và lâu bền thì cả hai cần phải biết cách nhường nhịn, tôn
trọng và giải quyết các khúc mắc, mâu thuẫn.

Sống thử trước khi kết hôn chính là cơ hội tốt nhất để bạn có thể học và thực
hiện điều này. Trong thực tế, dù có yêu thương nhau đến mấy thì cũng không thể
tránh khỏi những lúc “cơm không lành, canh không ngọt”. Khi xảy ra những sự
cãi vã, những bất đồng thì việc bạn nên làm đó chính là tìm cách hóa giải nó.
Học cách giải quyết mâu thuẫn
Khi đã dọn về sống cùng nhau, tức nghĩa bạn đã bắt đầu làm quen với việc xem
nhau như một phần của cuộc sống. Chính vì thế, không thể như lúc mới yêu
nhau, giận hờn, cãi vã lại nghĩ ngay đến việc chia tay, chấm dứt mối quan hệ.
Sống thử chính là một phép thử hiệu quả để giúp cả hai hiểu được nhau hơn, biết
cách dung hòa và xem xét về việc có nên cùng nhau tạo dựng một mối quan hệ
lâu dài.
Sống thử giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định kết hôn hay không
Hiểu một cách đơn giản nhất, sống thử chính là cách sống để giúp cho bạn biết
được cả hai có thực sự phù hợp trở thành vợ chồng của nhau hay không. Khi dọn
về sống chung với nhau, bạn và người ấy sẽ sinh hoạt giống như các cặp vợ
chồng và sau thời gian đó, cả hai sẽ đưa ra quyết định nên tiến đến hôn nhân hay
là dừng lại mối quan hệ này.

Bởi khi sống cùng nhau, bạn sẽ thấu hiểu và biết rõ hơn về những thói quen và
tính cách của người ấy. Nếu cả hai có thể dung hòa và chấp nhận lẫn nhau thì sẽ
dễ dàng đi đến hôn nhân và giúp cho cuộc hôn nhân trở nên hạnh phúc, bền chặt.
Ngược lại, nếu thời gian sống thử, đôi bên cảm thấy quá mệt mỏi, xảy ra quá
nhiều mâu thuẫn, bất đồng thì tốt nhất bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về quyết định
trở thành vợ chồng.
2. Sống thử có những nhược điểm gì?
Định kiến và sự phản đối của gia đình, xã hội

Bị ảnh hưởng tâm lý

Phá vỡ viễn tưởng hôn nhân hạnh phúc

Mất thiện cảm với gia đình đối phương

Mang thai ngoài ý muốn


Định kiến và sự phản đối của gia đình, xã hội
Tình trạng sống thử của các cặp đôi yêu nhau hiện nay là vô cùng phổ biến. Tuy
nhiên, vấn đề này vẫn gặp phải nhiều ý kiến phản đối và sự không đồng tình của
nhiều người. Đặc biệt là đối với nước ta vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm, văn
hóa, truyền thống xưa cũ, những suy nghĩ khắt khe về việc sống thử trước hôn
nhân. Do đó, khi đưa ra quyết định này, bạn sẽ phải đối diện với những sự phản
đối của bạn bè, người thân và cả xã hội.

Nhiều gia đình vẫn luôn xem trọng những phẩm chất và sự chuẩn mực của người
phụ nữ. Họ cho rằng phụ nữ phải luôn biết “giữ mình” trước khi về nhà chồng và
những người chấp nhận sống thử chính là kẻ hư hỏng, đáng phải gánh chịu
những lời chỉ trích, cười chê và đay nghiến cứ xã hội. Thậm chí có nhiều gia
đình luôn coi thường con dâu vì cho rằng họ quá dễ dãi và luôn dành cho họ
những lời mắng chửi, ánh mắt xem thường, khinh khi thậm tệ.
Bị ảnh hưởng tâm lý
Như đã chia sẻ ở trên, khi bước vào cuộc sống hôn nhân “tạm bợ” thì chắc chắn
bạn sẽ phải đối diện với những lời gièm pha và những sự phản đối từ mọi người
xung quanh hoặc thậm chí là nhiều vấn đề khó khăn khác. Nhiều người cho rằng
bản thân hoàn toàn có khả năng vượt qua điều đó nếu cả hai thực sự yêu và đồng
hành cùng nhau. Tuy nhiên, khi bước vào thực tế, nhiều người lại cảm thấy suy
sụp và mệt mỏi về điều này.

Không phải ai cũng có đủ mạnh mẽ để đối mặt với những khó khăn, những điều
tồi tệ trong cuộc sống hôn nhân, đặc biệt là sống thử. Có thể những sự tổn
thương tâm lý không xuất phát từ xã hội mà đôi khi nó lại đến từ chính từ nửa
kia. Nếu người yêu của bạn là người vô tâm, thờ ơ hoặc bạn bỗng chốc nhận ra
những thói hư của họ khi cả hai về sống cùng nhau thì có thể bạn sẽ dễ rơi vào
trạng thái “sốc” tâm lý.
Bị ảnh hưởng tâm lý
Người ấy không còn những lời nói yêu thương, không còn những cử chỉ thân
mật, những sự nhẹ nhàng và chiều chuộng như lúc mới yêu. Và sau khi kết thúc
mối quan hệ này, nhiều người sẽ dần đóng cửa trái tim của mình, đối mặt với
những sự tổn thương tinh thần nặng nề và khó có thể bắt đầu một cuộc tình mới.
Đặc biệt là nếu một trong cả hai có một người đặt niềm tin quá nhiều, quá phụ
thuộc vào mối quan hệ này thì khi kết thúc, những tổn thương của họ rất khó
lường trước được.

Trong thực tế đã không ít các cặp đôi khi về sống thử cùng nhau đã đưa ra quyết
định chia tay dù họ đã có một cuộc tình đẹp và lâu dài trước đó. Điều này có thể
là một điểm xấu đối với nhiều người nhưng cũng có thể là một mặt lợi. Bởi biết
đâu nếu bạn không sống thử mà quyết định đi đến hôn nhân thì có lẽ cuộc chia ly
này sẽ còn đau đớn hơn gấp nhiều lần.
Phá vỡ viễn tưởng hôn nhân hạnh phúc
Nếu thời gian sống thử của mình luôn tốt đẹp và làm bạn hài lòng thì không có
gì đáng bàn cãi. Và chắc chắn rằng bất kì người nào khi đã dọn về sống cùng
nhau cũng đều hi vọng có một kết thúc đẹp, cả hai sẽ cùng nhau tiến vào lễ
đường và chính thức trở thành vợ chồng, tạo dựng một cuộc hôn nhân viên mãn.

Tuy nhiên, trên thực tế lại không như thế, việc sống cùng chung một mái nhà với
một người khác sẽ bắt buộc bạn phải đối diện với cả những ưu và nhược điểm
của họ. Thời gian đầu bạn có thể cảm thấy hứng thú với nó và dễ dàng chấp nhận
lẫn nhau. Tuy nhiên, khi trải qua một khoảng thời gian và đối phương hoàn toàn
không có sự thay đổi để dung hòa cho mối quan hệ này thì bạn sẽ dần cảm thấy
mệt mỏi và có cái nhìn tiêu cực về nó.
Phá vỡ viễn tưởng hôn nhân hạnh phúc
Khi đó bạn sẽ không còn mơ tưởng đến một cuộc hôn nhân như cổ tích mà thay
vào đó là hàng loạt các cảm xúc tiêu cực, những sự thất vọng. Nếu cả hai không
đi đến kết quả như một đợi thì nó còn có thể trở thành một sự ám ảnh to lớn đối
với bản thân mỗi người, khiến bạn có những ác cảm đối với hôn nhân.
Mất thiện cảm với gia đình đối phương
Sống thử tại các nước phương Tây không còn là vấn đề nổi trội, tuy nhiên tại
Việt Nam vẫn chưa nhận được sự đồng tình của nhiều người. Bên cạnh đó, trên
các báo đài, những thông tin truyền thông cũng liên tục đăng tải những trường
hợp nói về hậu quả của việc sống thử. Điều này gây nên những cái nhìn tiêu cực
và xấu xa đối với sống thử và khiến cho nhiều người có ác cảm với nó, đặc biệt
là các bậc phụ huynh.

Do không nhận được sự chấp thuận từ phía gia đình nên có không ít các cặp đôi
tự đưa ra quyết định về sống chung. Tuy nhiên, khi bị phát hiện, bạn sẽ dễ để lại
những ấn tượng xấu đối với gia đình của người yêu. Đối với nam giới sẽ được
cho là kể dụ dỗ, lợi dụng. Còn đối với nữ giới sẽ được xem như một người dễ
dãi, không có đạo đức, không được dạy dỗ tử tế.
Mất thiện cảm với gia đình đối phương
Điều này cũng gây nên nhiều sự khó khăn nếu cả hai quyết định đi đến hôn
nhân. Thậm chí có nhiều gia đình phản đối, không chấp nhận một người con dâu
chấp nhận sống thử. Hoặc dù có đồng ý nhưng sau khi về sống chung, gia đình
chồng vẫn sẽ luôn xem thường, có những sự xúc phạm đối với nhân cách của
con dâu.
Mang thai ngoài ý muốn
Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn những hậu quả khó lường, thường gặp nhất là
vấn đề mang thai ngoài ý muốn. Nếu cả hai đã ổn định về mặt kinh tế và cũng có
ý định tiến xa hơn trong mối quan hệ này thì nó không hẳn là một điều tồi tệ.
Tuy nhiên, nếu đôi bên vẫn chưa thực sự muốn kết hôn hoặc tài chính vẫn không
đảm bảo thì nó lại trở thành một vấn đề khó giải quyết.
3. Ý kiến của nhóm khi là sinh viên
Sống thử là lối sống không phù hợp chính vì vậy nhóm chúng tôi phản đối và
không khuyến khích lối sống này nhất là khi các bạn trẻ đang có những suy nghĩ
chưa chính chắn.
3. Ý kiến của nhóm khi là sinh viên
Sống thử là lối sống không phù hợp chính vì vậy nhóm chúng tôi phản đối và
không khuyến khích lối sống này nhất là khi các bạn trẻ đang có những suy nghĩ
chưa chính chắn.

“Sống thử ” ngoài hôn nhân, dù dưới hình thức nào, cũng là một điều không nên
phạm vào mà chúng ta phải tránh xa. Sống thử trư ớc hôn nhân sẽ giết chết lòng
yêu thích những điều thiêng liêng cao đẹp trong tâm hồn chúng ta, khiến chúng
ta dần dần khô héo và chết đi. Khi đứ ng trước cám dỗ, một sốbạn trẻ thường
nghĩ: sự kết hợp thể xác khiến mình yêu nhau hơn và gắn bó với nhau hơn.
3. Ý kiến của nhóm khi là sinh viên
Điều này chỉ đúng trong hôn nhân, giữa vợ và chồng. “Cho đi thì tốt hơn là
nhận”. Đây không phải là một hành động dễ thực hiện. Cũng không phải cho tốt
hơn nhận, bởi vì trong việc trao ban, chúng ta vượt khỏi giới hạn chính mình,
cung cấp cho người khác sự hiểu biết tốt đẹp và phong phú hơn về tầm quan
trọng của họ. Chúng ta xây dựng một con người khác, và chẳng có gì tốt đẹp hơn
là hành động này. Nghĩa cử trao ban chính mình không thể hiểu theo văn hoá vật
chất của thời đại chúng ta. Vì trao ban còn có một đặc đi ểm thiêng liêng. Khi
các bạn trao ban tình yêu cho nhau trong hôn nhân, là các bạn làm nổi bật ý thức
về phẩm cách và giá trị riêng của người mình yêu. Bạn củng cốsự tốt lành, kín
múc chân lý vẻ đẹp nơi người ấy.
Chủ đề 27: Chương 7.
Anh/ chị hãy kể tên và mô tả những mô hình
gia đình ở Việt Nam hiện nay. Làm rõ ưu điểm
và hạn chế của từng mô hình gia đình đã nêu.
1. Khái niệm gia đình
Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia đình đã cho
rằng: “Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hàng
ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt dầu tạo ra những
người khác, sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con
cái, đó là gia đình”. Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan
hệ hôn nhân (vợ và chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ và con cái...). Những
mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn
nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, được quy định bằng
pháp lý hoặc đạo lý.
1. Khái niệm gia đình
Như vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành,
duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và
quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các
thành viên trong gia đình.
2. Vị trí của gia đình trong xã hội
Gia đình là tế bào của xã hội
Gia đình có vai trò quvết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã
hội. Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quyết định
trong lịch sử, quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp.
Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh
hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những
thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống.
Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất
định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định:
một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát
triển của gia đình”.
2. Vị trí của gia đình trong xã hội
Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá
nhân của mỗi thành viên
Từ khi còn nằm trong bụng mẹ, đến lúc lọt lòng và suốt cả cuộc đời, mỗi cá nhân
đều gắn bó chặt chẽ với gia đình. Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân
được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triền. Sự yên ổn,
hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành,
phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành công dân tốt cho xã hội. Chỉ
trong môi trường yên ấm của gia đình, cá nhân mới cảm thấy bình yên, hạnh
phúc, có động lực để phấn đấu trở thành con người xã hội tốt.
2. Vị trí của gia đình trong xã hội
Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng
rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người. Chỉ trong gia
đình, mới thể hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và
chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau mà không cộng đồng nào có được
và có thể thay thế.
2. Vị trí của gia đình trong xã hội

Tuy nhiên, mỗi cá nhân lại không thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình,
mà còn có nhu cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người khác, ngoài các
thành viên trong gia đình. Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà
còn là thành viên của xã hội. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đồng
thời cũng là quan hệ giữa các thành viên của xã hội
3. Chức năng cơ bản của gia đình
Chức năng tái sản xuất ra con người
Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể thay
thế. Chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con
người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ mà còn đáp ứng
nhu cầu về sức lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội.
3. Chức năng cơ bản của gia đình
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
Bên cạnh chức năng tái sản xuất ra con người, gia đình còn có trách nhiệm nuôi
dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội.
Chức năng này thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con
cái, đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội. Thực hiện chức năng
này, gia đinh có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức,
lối sống của mỗi người. gia đình là một môi trường văn hóa, giáo dục, trong môi
trường này, mỗi thành viên đều là những chủ thể sáng tạo những giá trị văn hóa,
chủ thể giáo dục đồng thời cũng là những người thụ hưởng giá trị văn hóa, và là
khách thể chịu sự giáo dục của các thành viên khác trong gia đình.
3. Chức năng cơ bản của gia đình
Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dừng
Cũng như các đơn vị kinh tế khác, gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất và tái sản sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Tuy nhiên, đặc
thù của gia đình mà các đơn vị kinh tế khác không có được, là ở chỗ, gia đình là
đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động
cho xã hội.Gia đình không chỉ tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra
của cải vật chất và sức lao động, mà còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội.
Gia đình thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa đề duy trì đời sống của
gia đình về lao động sản xuất cũng như các sinh hoạt trong gia đình
3. Chức năng cơ bản của gia đình
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu
tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo
vệ chăm sỏc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em. Sự quan tâm, chăm sóc lẫn
nhau giữa các thành viên trong gia đình vừa là nhu cầu tình cảm vừa là trách
nhiệm, đạo lý, lương tâm của mỗi người. Do vậy, gia đình là chỗ dựa tình cảm
cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về mặt tinh thần chứ không chỉ là nơi nương
tựa về vật chất của con người.Với việc duy trì tình cảm giữa các thành viên, gia
đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã hội. Khi quan hệ
tình cảm gia đình rạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã hội cũng có nguy cơ bị phá
vở.
Sống thử ảnh hưởng đến vị trí và chức năng của gia đình như:

Khi sống thử, các cặp đôi thường gặp những mâu thuẫn về tiền bạc, lối sống.
Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và lao động, giảm năng suất làm
việc. Hơn thế nữa, xu hướng sống thử gây ra những suy nghĩ tiêu cực trong giới
trẻ, làm rạn nứt các mối quan hệ của cặp đôi với gia đình hai bên.

Về phía gia đình, cha mẹsống không hạnh phúc, cãi vã thường xuyên, hoặcngoại
tình“ông ăn chả, bà ăn nem” khiến cho con cái không muốn nghĩ đến hôn
nhân; mất lòng tin vào hôn nhân khi tới tuổi trưởng thành; ngược lại, coi hôn
nhân như một sự ràng buộc, cùm kẹp, hoặc chỉnhư cơ hội đểngư ời ta lợi dụng
nhau. Không thấy được hôn nhân là điều thiêng liêng nhiệm mầu. Mặt khác, có
gia đình cha mẹ không quan tâm đến đời sống và tình cảm của con mình, không
động viên con cái sống lành mạnh, chỉ phó mặc cho nhà trường.
Sống thử ảnh hưởng đến vị trí và chức năng của gia đình như:
Chức năng tái sản xuất ra con người
Phần lớn các cặp sống thử không lường trước (hoặc có lường trước nhưng không
thể tránh khỏi) những hậu quả để lại nên sau khi tan vỡ, hậu quả phần lớn thuộc
về các bạn nữ. Về sức khỏe, họ có nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình
dục như AIDS, giang mai... các viêm nhiễm đường sinh sản, nạo thai dẫn đến tai
biến như vô sinh, ung thư... Về tâm lý, sau cú sốc họsẽtrở nên chai sạn, mất niềm
tin vào tình yêu và hôn nhân. Nhiều người khác thì trở nên buông thả không
quan tâm đến những giá trị khác
Sống thử ảnh hưởng đến vị trí và chức năng của gia đình như:
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
Những cặp chung sống gần như vợ chồng đã trải qua kinh nghiệm đau khổ như
bị ngược đãi hay phản bội nhau mà hoàn toàn không nhận đư ợc sự trợ giúp nào
từgia đình đôi bên. Phụ nữ sống chung với bạn trai hay bị đánh đập vào những
lần cãi vã, trong lúc. Những cặp khác, có con chung, không giáo dục nổi con họ
vì họ không cảm nhận được ràng buộc thiêng liêng của vợ chồng thực thụ.
Sống thử ảnh hưởng đến vị trí và chức năng của gia đình như:
Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Một trong hai hoặc cả hai đều đang là sinh viên và chưa có nguồn thu nhập ổn
định. Gây khó khăn về mặt kinh tế, dẫn đến tình trạng sống phụ thuộc, là gánh
nặng cho gia đình

Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Trong một số trường hợp, sống thử trước hôn nhân có thể gây mất cân bằng hoặc
xung đột với các giá trị gia đình và gây căng thẳng trong quan hệ với gia đình
hai bên, khiến vợ chồng không hòa hợp hay cãi vã gia đình mất đoàn kết, không
hạnh phúc.
Chủ đề 28: Chương 7.
Anh/ chị hãy kể tên và mô tả những mô hình gia
đình ở Việt Nam hiện nay. Làm rõ ưu điểm và hạn
chế của từng mô hình gia đình đã nêu.
Khái niệm gia đình
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được
hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn
nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với
những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên
trong gia đình.
Những mô hình gia đình ở Việt Nam
Gia đình mở rộng

Gia đình hạt nhân

Gia đình đơn thân

Gia đình tái hôn


Gia đình mở rộng
Bao gồm bố mẹ, con cái và cả các thế hệ khác như ông bà, chú bác, em chồng dâu
và các thành viên mở rộng khác sống chung trong cùng một nhà hoặc gần nhau.
Ưu điểm Hạn chế
- Gia đình mở rộng thường có sự hỗ trợ - Đôi khi, sự hiện diện của nhiều người
và chia sẻ trách nhiệm trong việc chăm trong gia đình có thể gây xung đột
sóc con cái và hỗ trợ tài chính. trong việc quyết định và quản lý gia
- Có một mạng lưới hỗ trợ từ họ hàng đình.
rộng lớn. - Sự phụ thuộc vào họ hàng cũng có thể
- Tạo môi trường gia đình ấm cúng, làm mất đi sự độc lập của gia đình cơ
đoàn kết và hỗ trợ tinh thần cho tất cả bản.
các thành viên. - Có thể xuất hiện xung đột và khó
khăn trong việc quản lý và phân chia
trách nhiệm.
Gia đình hạt nhân
Nhiều nhất về số lượng và là động lực lớn nhất trong sự phát triển của đất nước
Việt Nam. Loại hình gia đình này có thể được xem như “xương sống” của xã hội
Việt Nam.

Ưu điểm Hạn chế


Các thành viên còn trẻ, năng động, tự Điều kiện kinh tế thường eo hẹp, các
tin, giàu khát vọng, có mối quan hệ thành viên luôn luôn trong tình trạng
khăng khít, có kế hoạch phát triển cụ bận rộn với công việc và học hành.
thể, hướng tới những điều lớn lao trong
cuộc sống.
Gia đình đơn thân
Chỉ có một bố hoặc mẹ cùng con cái sống chung. Đây có thể là do ly dị, mất cả
cha lẫn mẹ, hoặc quyết định sống độc thân.
Ưu điểm Hạn chế
- Sự chăm sóc cá nhân tới từ người cha - Áp lực tài chính và thời gian đối với
hoặc mẹ còn lại. người đơn thân.
- Gia đình đơn thân thường tạo cơ hội - Gia đình đơn thân có thể đối diện với
cho cha mẹ độc thân tập trung vào việc sự cô đơn và áp lực tài chính do phải tự
chăm sóc và giáo dục con cái mà không mình đối mặt với các trách nhiệm gia
cần phải thỏa mãn các mong đợi hoặc ý đình.
kiến từ người cùng cha mẹ. - Con cái có thể cảm thấy thiếu đi sự
- Có thể giảm áp lực tài chính khi hiện diện của một trong hai phụ huynh.
không cần chia sẻ trách nhiệm về các
khoản chi tiêu gia đình.
Gia đình tái hôn
Đây là khi một hoặc cả hai người trong gia đình đã tái hôn và mang theo con cái
từ cuộc hôn nhân trước đó. Mô hình này thường đòi hỏi thời gian và cố gắng để
tạo sự hòa hợp và đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình.
Ưu điểm Hạn chế
- Thường có sự ổn định tâm lý và sẵn - Còn gặp phải sự phê phán và đánh
lòng cống hiến cho mối quan hệ gia đồng với gia đình ly thân hoặc ly hôn.
đình mới. - Có thể xảy ra xung đột và sự không
- Thường có trách nhiệm gia đình cao đồng nhất giữa các thành viên.
hơn và thường xuyên tìm cách giải
quyết các vấn đề gia đình một cách hòa
bình và hiệu quả.
T ha nk
you

You might also like