You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG


KHOA LUẬT
_______________

TIỂU LUẬN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ 3: TRÌNH BÀY THỦ TỤC LY HÔN VÀ PHÂN TÍCH VIỆC GIẢI


QUYẾT VẤN ĐỀ TÀI SẢN VÀ NHÂN THÂN CỦA VỢ CHỒNG LY HÔN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH.

Giảng viên: Cô Vũ Thị Bích Hải


Lớp: 221_71LAWG10012_09
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Ngô Minh Trang – 2173401150762
2. Huỳnh Quế Trâm – 2173401150314
3. Lê Thị Ánh Trâm – 2173401150349
4. Trần Phương Trâm – 2173401151007
5. Nguyễn Thu Trang – 2172104030804
6. Nguyễn Vũ Công Tiến – 2173401151433
7. Phạm Nguyễn Minh Trang – 2173401151692
8. Nguyễn Quỳnh Thiên Trang – 2173401151208

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2022


PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – NHÓM 17
Page 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN


STT HỌ VÀ TÊN MSSV Công việc thực hiện Đánh giá %
1 Ngô Minh Trang 2173401150762 Tổng hợp bài, làm tiểu luận 100%
2 Huỳnh Quế Trâm 2173401150314 Tìm nội dung A 100%
3 Phạm Nguyễn Minh Trang 2173401151692 Tìm nội dung A 100%
4 Lê Thị Ánh Trâm 2173401150349 Tìm nội dung B (tìm còn sót ý) 95%
5 Nguyễn Thu Trang 2172104030804 Tìm nội dung B (tìm còn sót ý) 95%
6 Nguyễn Quỳnh Thiên Trang 2173401151208 Tìm nội dung C (tìm còn sót ý) 95%
Tìm nội dung C (tìm còn sót ý,
7 Nguyễn Vũ Công Tiến 2173401151433 90%
đánh giá điểm % muộn)
8 Trần Phương Trâm 2173401151007 Làm power point 100%
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – NHÓM 17
Page 3

LỜI CẢM ƠN

Lời nói đầu tiên, xin giới thiệu nhóm của chúng em là nhóm 17. Để hoàn thành
tiểu luận cũng như hoàn thành môn học này, nhóm em xin trân trọng cảm ơn đến Ban
giám hiệu Trường Đại học Văn Lang vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống
hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông
tin, học trực tuyến trên E-learning, MS Teams và học trực tiếp tại cơ sở 3.

Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn đến giảng viên bộ môn – Cô Vũ Bích
Hải đã phụ trách và đứng lớp Pháp Luật Đại Cương 09. Cô giảng dạy tận tình, chi tiết
để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này. Không biết nói
gì hơn, khi cô trò chúng ta đã cùng nhau trải qua 10 tuần học và đây là bài tập nhóm
cuối cùng, chúng em vô cùng biết ơn cô và tất cả các bạn trong nhóm đã cùng nhau
đồng hành để hoàn thành tiểu luận này, cũng như trong việc hoàn thành môn học một
cách thuận lợi và trọn vẹn nhất.

Lời cuối cùng, chúng em xin kính chúc Cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

TP. HCM, ngày 01 tháng 10 năm 2022


Nhóm thực hiện

Nhóm 17
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – NHÓM 17
Page 4

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN.......................................................................................2


LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ 3
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5
A, THỦ TỤC LY HÔN................................................................................................6
1. Khái niệm ly hôn nói chung.................................................................................6
2. Khái niệm thủ tục ly hôn......................................................................................6
3. Hồ sơ ly hôn cơ bản.............................................................................................6
4. Các bước tiến hành thụ tục ly hôn........................................................................7
B, TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG SAU KHI LY HÔN................................................9
1.Tài sản chung..........................................................................................................9
2. Tài sản chung sau ly hôn........................................................................................9
3. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn...........................................9
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân chia tài sản khi ly hôn................................11
4.1 Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.......................................................11
4.2. Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối
tài sản chung.........................................................................................................11
4.3. Lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để
các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập..............................................11
4.4. Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng......................12
C, Nhân thân của vợ chồng khi ly hôn theo Pháp Luật Việt Nam hiện hành......13
1. Nhân thân của vợ chồng....................................................................................13
2. Nhân thân của vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện hành...........14
3. Giải quyết nhân thân khi ly hôn.........................................................................15
Nguồn đã tham khảo..................................................................................................16
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – NHÓM 17
Page 5

MỞ ĐẦU

Gia đình hình thành, tồn tại và phát triển qua các giai đoạn, nó mang những
chức năng tự nhiên và xã hội riêng biệt mà các thiết chế xã hội riêng biệt mà các thiết
chế xã hội khác không không có. Các chức năng của gia đình hình thành gắn liền với
sự phát triển của loài người và được chính con người xã hội hóa chúng. Về cơ bản, gia
đình có ba chức năng: sinh sản, giáo dục và kinh tế, chúng là cơ sở để hình thành các
quyền tự nhiên của con người về gia đình và được xã hội hóa thành các quyền cơ bản .
Trên thực tế, thiếu quyền con người cơ bản cũng hình thành hoặc chịu sự tác
động tổng hợp của ba chức năng nói trên, như quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền cư
trú, các quyền về nhân thân…Như vậy quyền con người về hôn nhân và gia đìnhhình
thành từ chính quá trình gia dình hình thành và thực hiện các chức năng xã hội cơ bản
của nó, đây là một hiện tượng xã hội lịch sử- quá trình hình thành, phát triển của nó
gắn liền với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người. Hiện nay, quyền con người về
kết hôn và ly hôn đã được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới như là bộ phận cấu
thành cơ bản nhất trong nhóm quyền con người về dân sự nói riêng, quyền con người
nói chung. Thấy được vai trò to lớn và tính cấp thiết trong việc nghiên cứu và tìm hiểu
luật hôn nhân gia đình, nhóm em đã chọn đề tài kết hôn và ly hôn để xây dựng bài tiểu
luận này. Do thời gian làm bài tiểu luận có hạn, nắm bắt thực tế chưa cao nên bài tiểu
luận còn nhiều thiếu sót, nhóm em rất mong nhận được những ý kiến, nhận xét của Cô
để bài tiểu luận của nhóm em ngày càng hoàn thiện hơn.
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – NHÓM 17
Page 6

A, THỦ TỤC LY HÔN.

1. Khái niệm ly hôn nói chung.

Ly hôn là việc chấm dứt về mặt pháp lý quan hệ vợ chồng theo quyết đinh, bản
án có hiệu lực pháp luật của tóa án.
Có ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương:
- Ly hôn thuận tình: là trường hợp vộ chồng cùng tự nguyện yêu cầu ly hôn.
Xét thấy hai bên đã thỏa thuận về chia tài sản và nuôi con trên cơ sở đảm
bảo quyền lợi chính đáng thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn. Nếu
không thỏa thuận hoặc thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền lợi thì Tòa
án giải quyết việc ly hôn.
- Ly hôn đơn phương: là trường hợp khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn và hòa
giải tại Tóa án không thành thì Tóa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu có căn
cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, vi phạm nghiêm trọng
quyền của đối phương, khiến hôn nhân rơi vào trầm trọng, việc sống chung
không thể kéo dài thêm được nữa, không đạt được mục đích hôn nhân.
Còn một trường hợp nếu người vợ/chồng của người bị Tóa án tuyên bố mất
tích, yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết yêu cầu cho ly hôn.

2. Khái niệm thủ tục ly hôn.


- Thủ tục ly hôn được hiểu là các bước, các quy trình pháp lý mà các bên (Vợ
hoặc chồng) phải thực hiện theo quy định của luật tố tụng dân sự để tòa án
căn cứ vào đó đưa ra quyết định, bản án phù hợp theo quy định pháp luật.
Bản án hoặc quyết định này khi có hiệu lực pháp luật sẽ có giá trị bắt buộc
thực hiện với vợ và chồng sau khi ly hôn.
- Pháp luật chỉ đưa ra 03 yếu tố mang tính nguyên tắc để tòa án xem xét giải
quyết ly hôn là:
 1. Tình trạng hôn nhân trầm trọng;
 2. Đời sống chung không thể kéo dài;
 3. Mục đích hôn nhân không đạt được.

- Đồng thời pháp luật cũng cấm một trường hợp cụ thể không được yêu cầu
giải quyết ly hôn đó là: "Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường
hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi". Đây
là một quy định pháp lý mang tính nhân văn cao, nhằm đảm bảo cho một
đứa trẻ từ trong bào thai đến khi sinh ra được có cả Bố và Mẹ chăm sóc. Cần
lưu ý, pháp luật chỉ cấm người chồng nhưng không cấm người mẹ có quyền
ly hôn trong trường hợp này. Người mẹ (người vợ) vẫn có quyền yêu càu
tòa án giải quyết ly hôn khi đang mang thai và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng
tuổi.

3. Hồ sơ ly hôn cơ bản.
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – NHÓM 17
Page 7

1. Đơn xin ly hôn đơn phương hoặc đơn xin ly hôn thuận tình (theo mẫu của
Tòa án).
2. Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản
chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn
kiện.
3. Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (bản sao chứng thực) của hai bên.
4. Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con).
5. Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh
chấp tài sản).
6. Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (đối với trường
hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài).
4. Các bước tiến hành thụ tục ly hôn.

Bước 1: Vợ hoặc chồng nộp hồ sơ ly hôn tại toà án.

- Đối với ly hôn thuận tình: Thì nộp hồ sơ tại tòa án nhân dân quận huyện nơi
vợ chồng có hộ khẩu thường trú (hoặc nơi có đăng ký cư trú, có xác nhận
của cơ quan công an nơi cư trú).
- Đối với ly hôn đơn phương: Thì phải nộp hồ sơ ly hôn đơn phương tại nơi
bị đơn (Người không đồng ý ly hôn) có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký cư
trú gần nhất (theo điều 39, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Bước 2: Toà án ra thông báo thụ lý vụ việc ly hôn.


- Sau khi nộp đơn ly hôn tòa án sẽ đưa thông báo thụ lý và yêu cầu đóng án
phí của việc ly hôn của hai vợ chồng và bạn sẽ tiến hành nộp khoản phí này.
Nếu là ly hôn đơn phương thì người nộp đơn ly hôn đơn phương có nghĩa vụ
đóng án phí, ly hôn thuận tình thì án phí chia đôi và một trong hai, hoặc cả
hai vợ chồng cần thực hiện nghĩa vụ này. Thông thường, việc thụ lý giải
quyết sẽ được thực hiện trong khoảng 15 ngày làm việc kể từ ngày các bên
nộp đầy đủ hồ sơ và đóng án phí.
- Việc ly hôn làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên nên nhiều cặp đôi
có mong muốn không cần ra tòa để giải quyết khi 2 bên nhất trí với nhau.
Tuy nhiên theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và các
văn bản hướng dẫn thi hành hiện hành, khi hai bên thuận tình ly hôn thì cả
hai vẫn phải đến Ủy ban nhân dân cấp xã, phường để xin xác nhận rồi đến
Tòa án để Tòa án tiến hành hòa giải đoàn tụ. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện
cần thiết thì Tòa án mới ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở
phiên tòa.

Bước 3: Toà án tiến hành thủ tục hoà giải ly hôn.

- Trong thời hạn 15 làm việc, tòa án sẽ tiến hành gọi các bên ra tòa để tiến hành
việc hòa giải công khai. Trong đó, các bên sẽ tường trình lại sự việc theo hướng
dẫn của thư ký tòa án, thẩm phán giải quyết vụ việc sẽ giải thích cho các bên
những vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục ly hôn, đồng thời khuyến nghị các
bên nghiên cứu kỹ và quyết định có tiếp tục việc ly hôn hay không.
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – NHÓM 17
Page 8

- Nếu các bên hòa giải thành, thì có thể rút đơn ly hôn và tòa án ra quyết định
đình chỉ giải quyết vụ việc.
- Nếu hòa giải không thành, thì tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và
tiến hành bước tiếp theo.

Bước 4: Mở phiên toà giải quyết yêu cầu ly hôn.

- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành và một trong các bên
không có thay đổi gì về việc ly hôn (giữ nguyên quan điểm sẽ ly hôn), tòa án
nhân dân phải ra quyết định mở phiên tòa giải quyết yêu cầu ly hôn.
- Quyết định chính thức ly hôn của tòa án nếu trong vòng 07 ngày: sau khi kết
thúc phiên hòa giải không thành thì toà án sẽ ra quyết định công nhận sự thuận
tình ly hôn của các bên.
- Trong trường hợp đơn phương ly hôn: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết
vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án
- Thời hạn xét xử việc ly hôn: Khoảng từ 04 đến 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án
tùy vào tính chất phức tạp của vụ việc.
- Thời gian giải quyết thủ tục ly hôn thường từ 4 – 6 tháng, thường thì thủ tục
đồng thuận ly hôn sẽ được giải quyết nhanh hơn so với thủ tục ly hôn đơn
phương.
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – NHÓM 17
Page 9

B, TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG SAU KHI LY HÔN.

1.Tài sản chung.


- Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được
bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có
giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần
chênh lệch.
- Quy định tại điều 33, luật hôn nhân gia đình năm 2014, cụ thể tài sản chung
bao gồm:
+ Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh
doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác
trong thời kỳ hôn nhân.
+ Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản
khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
+ Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của
vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho
riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
+ Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo
đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
+ Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang
có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản
chung.
2. Tài sản chung sau ly hôn.
Tài sản sau ly hôn là loại tài sản đã được pháp luật thông qua trong phiên thẩm
xét xử việc tiến hành ly hôn trước tòa, khi đó tài sản chung của cả hai bên sẽ
được chia theo thỏa thuận trước đó qua văn bản chung được pháp luật công
nhận hoặc phân chia bình đẳng đều có hiệu lực. Tài sản đã được chia, hai bên
không thể can thiệp hoặc kiện tụng nhau vì tranh chấp tài sản, hoặc không thỏa
mãn với kết quả đã được tòa công nhận.

Tài sản sau ly hôn sẽ trở thành tài sản riêng. Tài sản chung của vợ chồng thuộc
sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện
nghĩa vụ chung của vợ chồng, là tài sản, tiêu sản được tích cóp chung . Trong
trường hợp tiến hành kiện tụng mà không có căn cứ để chứng minh tài sản mà
vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được
coi là tài sản chung và cả hai bên đều có quyền được phân chia.

3. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Cụ thể:
- Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của
vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài
sản của vợ chồng khi ly hôn.
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – NHÓM 17
Page 10

- Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng
có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba
vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường
hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu
giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường
hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải
quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

- Bình đẳng chia đôi: Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản
của vợ chồng vì xuất hiện các tranh chấp không thể giải quyết. Tòa án tuyên bố
vô hiệu toàn bộ theo luật định chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn và chia tài
sản, quyền nuôi con cái được phân chia ra 1:1 toàn bộ tài sản chung của 2 vợ
chồng, không xét đến tài sản cá nhân.
- Ưu tiên thoả thuận: Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về
toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng
không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc
áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp
luật, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:
+ Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc
văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu
toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của
vợ chồng khi ly hôn.
+ Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản
này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn
bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề
không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu
thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều
60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và Gia đình để chia tài sản của vợ chồng
khi ly hôn.
+ Khi giải quyết ly hôn nếu có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của
vợ chồng bị vô hiệu thì Tòa án xem xét, giải quyết đồng thời với yêu cầu chia tài
sản của vợ chồng khi ly hôn.
+ Nguyên tắc chia tài sản chung bằng hiện vật (Không chia được bằng hiện vật
mới chia bằng giá trị  có thanh toán phần chênh lệch giá trị). Nguyên tắc này khá
dễ hiểu, pháp luật ưu tiên chia bằng hiện vật trước, không chia được bằng hiện
vật thì mới định giá thành tiền để chia, bên nhận hiện vật có giá trị thanh toán lại
cho bên kia bằng số tiền chênh lệch.
+ Nguyên tắc tài sản riêng của ai thuộc sở hữu của người đó (trừ trường hợp tài
sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn
giữa tài sản riêng với tài sản chung thì bên không nhận tài sản sẽ được thanh toán
phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó).

- Trường hợp vợ hoặc chồng đã mất: Tòa án tuyên bố người còn lại sẽ quản lý tài
sản chung của vợ chồng. Hoặc con sẽ thừa kế tài sản nếu đó là ý nguyện của cả hai
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – NHÓM 17
Page 11

 Trong trường hợp chồng để lại di chúc và trong di chúc có chỉ định người quản
lý di sản hoặc những người thừa kế thì người được cử sẽ quản lý phần di sản đó.
Khi người vợ hoặc người có quyền thừa kế yêu cầu chia di sản thì tài sản chung
của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác về
việc chia tài sản từ trước khi chồng qua đời. Phần tài sản của người chồng đã
chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
 Trường hợp người chồng mất mà không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp
thì phần di sản của chồng sẽ được chia đều cho những người thuộc cùng một
hàng thừa kế, cụ thể: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ hoặc chồng (được 2/3 của
người thừa kế khác cho dù không có trong di chúc), cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết. Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông bà nội, ông bà
ngoại, anh chị em ruột của người chết. Hàng thừa kế thứ ba là những người thân
danh nghĩa còn lại. Trong đó người Trong đó, những người ở hàng thừa kế sau
chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết,
không có quyền hưởng di sản, hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân chia tài sản khi ly hôn.
4.1 Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.
- Là tình trạng của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình
mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật
hôn nhân và gia đình về:
 Năng lực pháp luật
 Năng lực hành vi
 Sức khỏe
 Tài sản
 Khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn

Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với
bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc
sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ,
chồng.

4.2. Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát
triển khối tài sản chung.

- Là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ,
chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc
chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu
nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng
góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – NHÓM 17
Page 12

4.3. Lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

- Là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt
động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản
xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải
thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch.
- Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt
động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của những
cá nhân sau đây:

 Vợ, chồng
 Con chưa thành niên,
 Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

4.4. Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
- Là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ
chồng dẫn đến ly hôn
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – NHÓM 17
Page 13

C, NHÂN THÂN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN THEO PHÁP


LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH.

1. Nhân thân của vợ chồng.


- Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ nhân thân thì
có thể nhận thây rằng quyền này không chỉ mang yếu tố tình cảm mà nó còn là
lợi ích tinh thần giữa vợ và chồng, Không những thế mà nó còn được gắn liền
với bản thân vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân. Đông thời thì nội dung của
quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng là lợi ích tinh thần, là yếu tố tình
cảm, không mang nội dung kinh tế, không phụ thuộc vào khả năng kinh tế của
vợ chồng.
- Không những thế mà việc pháp luật hiện hành có quy định về quyền và nghĩa
vụ nhân thân giữa vợ và chồng còn được biết đến là chuẩn mực đạo đức, cách
ứng xử mang tính tự nhiên và truyền thống giữa vợ và chồng. Vì vậy, khi điều
chỉnh những quan hệ đó phải kết họp giữa các quy định của pháp luật với
những quy tắc đạo đức và lẽ sống trong xã hội.
- Từ các định nghĩa về quyền nhân thân giữa vợ và chồng có thể đưa ra các đặc
điểm của quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình như sau:
Thứ nhất, quyền nhân thân giữa vợ và chồng phát sinh trên cơ sở kết
hôn, gắn liền với quan hệ vợ chồng trong suốt thời kì hôn nhân. Các quyền và
nghĩa vụ này chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tức là, quan hệ nhân
thân giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ được bắt đầu bằng việc đăng
ký kết hôn. Theo đó, vợ và chồng sẽ có thêm các quyền về hôn nhân gia đình
theo quy định của pháp luật. Còn sau khi quyết định, bản án của Tòa án giải
quyết ly hôn có hiệu lực hoặc khi một trong hai bên bị tuyên bố là đã chết thì
quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt.
Thứ hai, quyền nhân thân là quyền gắn liền với cá nhân và không thể là
đối tượng chuyển dịch cho người khác, quyền này có tính độc lập, cá biệt hoá
cá nhân này với cá nhân khác, không thể trộn lẫn. Vì vậy, quyền nhân thân của
vợ chồng không thể chuyển giao cho người khác, không thể do người khác
thực hiện thay mà chỉ phụ thuộc giữa vợ chồng.
Thứ ba, các quyền nhân thân giữa vợ và chồng được pháp luật thừa nhận và
bảo vệ. Quyền nhân thân của cá nhân được quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự
và được cụ thể hóa tại Luật Hôn nhân và Gia đình với chủ thể cụ thể là vợ
chồng. Quyền nhân thân của vợ chồng được pháp luật quy định trong các quy
phạm pháp luật nên có thể thấy quyền này đã được pháp luật thừa nhận và bảo
đảm thực hiện.
- Như vậy, có thể thấy rằng chỉ khi hai bên vợ chồng xác lập quan hệ hôn nhân
thì lúc này pháp luật hiện hành mới xác lập được quyền và nghĩa vụ nhân thân
lên vơ chồng theo như quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời thì quyền
nhân thân là một trong những quyền rất đặc biệt và có không thẻ thực hiện việc
chuyển dời các quyền này từ người này sang người khác như các nghĩa vụ dân
sự bình thường khác được. Bởi lẽ có quy định này là do, pháp luật hôn nhân và
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – NHÓM 17
Page 14

gia đình đã và đang hướng tới việc thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một
chồng tốt nhất.
- Quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng được pháp luật Hôn nhân gia
đinh quy định như sau:

- Về tình nghĩa vợ chồng:


"Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm
sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia
đình. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng
có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập,
tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính
đáng khác." -Điều 19, Luật Hôn nhân gia đình

- Về các quyền và nghĩa vụ nhân thân thể hiện tính dân chủ, bình đẳng
giữa vợ, chồng:
Vợ,chồng có quyền bình đẳng trong việc lựa chọn chỗ ở, nơi cư trú. Căn cứ
theo Điều 20 Luật hôn nhân gia đình “Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ
chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán,
địa giới hành chính.”; Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ
danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau (Điều 21); Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn
trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau (Điều 22); Vợ, chồng có
quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập,
nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. (Điều 23).

2. Nhân thân của vợ chồng khi ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện
hành.

Điều 39 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền nhân thân giữa vợ và
chồng:
“Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác
định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các
quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ
giữa các thành viên gia đình.Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn
nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của
mình.Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy
định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan”.

Theo quy định trên, vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và
đây là quyền nhân thân gắn với tư cách cá nhân vợ, chồng. Quyền nhân thân
không thể chuyển giao được, tuy nhiên Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bổ
sung trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác của vợ, chồng có quyền yêu cầu
tòa án giải quyết việc ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc
mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng
thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ (khoản 2 Điều 51).
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – NHÓM 17
Page 15

Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình: Quyền nhân thân trong hôn
nhân và gia đình được xác định dựa trên quy định tại Điều 39 Bộ luật dân sự nên
được xác định là quyền của cá nhân trong hôn nhân và gia đình khi các cá nhân
này xác lập quan hệ hôn nhân và gia đình với nhau dưới sự chấp thuận và ghi
nhân của cơ quan có thẩm quyền nhà nước, theo đó, quyền nhân thân của cá nhân
tại điều luật này được quy định là có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của
vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền
nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha
mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình. Quyền kết hôn, ly hôn là
quyền nhân thân của mỗi người không thể do người đại diện thực hiện.
Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền
và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.
Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của
Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình và luật khác có liên quan”.

3. Giải quyết nhân thân khi ly hôn.

Về nguyên tắc, khi bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì
quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng chấm dứt. Người vợ, chồng đã ly hôn có
quyền kết hôn với người khác. Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ về nhân
thân giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt hoàn toàn, dù vợ chồng có thỏa thuận hay
không thỏa thuận được Tòa án cũng sẽ quyết định. Nghĩa là những quyền và
nghĩa vụ nhân thân giữa vợ và chồng phát sinh khi kết hôn như vợ chồng có
nghĩa vụ yêu thương, tôn trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; quyền đại diện cho nhau
sẽ đương nhiên chấm dứt. Những quyền nhân thân khác mà vợ, chồng với tư
cách là công dân thì sẽ không bị ảnh hưởng, không thay đổi dù vợ chồng có ly
hôn (nghề nghiệp, họ tên, quê quán…)

Trên thực tế không thiếu những trường hợp vợ chồng đã ly hôn, phán quyết ly
hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng sau đó vợ chồng lại lựa chọn tái
hợp, về chung sống cùng nhau để chăm sóc con cái, xây dựng lại từ đầu. Những
trường hợp này không kết hôn sẽ được xem là sống chung như vợ chồng, dù
không trái với luật nhưng cũng không được pháp luật công nhận và bảo vệ. Đặc
biệt trong trường hợp xảy ra tranh chấp, Tòa án sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc
giải quyết về vấn đề tài sản và con chung.

Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao, trong trường hợp vợ chồng đã ly
hôn theo phán quyết của Tòa án có hiệu lực pháp luật, sau đó vợ chồng lại tái
hợp, chung sống với nhau trong một thời gian, giữa họ lại có con chung, có tài
sản chung và vì một lý do nào đó mà sau này họ lại có yêu cầu “chấm dứt hôn
nhân bằng ly hôn” thì Tòa án không giải quyết việc ly hôn nữa. Theo quy định,
trường hợp vợ chồng đã ly hôn và có bản án hay quyết định của Tòa án có hiệu
lực pháp luật, nếu kết hôn với nhau vẫn phải đăng ký kết hôn theo thủ tục tại
Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày
09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
quy định về tình trạng nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn sẽ không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng. Việc kết hôn
không đăng ký kể từ ngày 01/01/2001 đã bị xóa bỏ.
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – NHÓM 17
Page 16
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG – NHÓM 17
Page 17

NGUỒN ĐÃ THAM KHẢO.


https://luatminhkhue.vn/thu-tuc-ly-hon-nhu-the-nao-.aspx
https://luatminhgia.com.vn/huong-dan-thu-tuc-ly-hon.aspx
https://luatvietnam.vn/dan-su/thu-tuc-ly-hon-568-19423-article.html
https://luatvietan.vn/phan-chia-tai-san-cua-vo-chong-khi-ly-hon.html
https://fblaw.vn/nguyen-tac-giai-quyet-tai-san-cua-vo-chong-khi-ly-hon
https://luat247.vn/Cach-chia-tai-san-khi-ly-hon-moi-nhat-3A923413.html
https://lawkey.vn/tai-san-la-gi/
https://luatminhkhue.vn/chia-tai-san-sau-ly-hon-theo-quy-dinh-moi-nhat-.aspx#4-tai-
san-chung-khi-ly-hon-giai-quyet-nhu-the-nao-
https://luathoangsa.vn/quan-he-ve-nhan-than-cua-vo-chong-duoc-hieu-nhu-the-nao-
nd78461.html
https://luatduonggia.vn/quyen-nhan-than-giua-vo-va-chong-theo-luat-hon-nhan-va-
gia-dinh/
https://luathoanganh.vn/tu-van-hon-nhan-gia-dinh/quan-he-nhan-than-giua-vo-va-
chong-khi-ly-hon-duoc-quy-dinh-nhu-the-nao-lha1412.html

You might also like