You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


LY HÔN TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM

MÃ MÔN HỌC: INSO321005E_01CLC

LỚP: Thứ 2 - tiết: 7-8

GVHD: GVC.TS. NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY

Nhóm sinh viên thực hiện:

STT Họ và tên Mã số sinh viên

1 Phạm Thành Đồng 20151270

2 Lê Trần Vũ Hoàng 20151005

3 Nguyễn Quốc Vinh 20151324

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................

Điểm: ………………..

Ngày ............ tháng......... năm 2021

Giáo viên chấm điểm


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 1
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG ..................................................................................... 3
1.1. Ly hôn ............................................................................................................................ 3
1.2. Quy định của pháp luật về ly hôn ................................................................................. 3

1.2.1. Người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn ........................................................... 4

1.2.2. Quy định về chế độ tài sản sau ly hôn .................................................................. 4

1.2.3. Án phí ly hôn ........................................................................................................ 6


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HẬU QUẢ LY HÔN TRONG GIỚI TRẺ. MỤC
TIÊU MỚI TRONG HÔN NHÂN GIA ĐÌNH ................................................................ 9
2.1. Thực trạng chung về ly hôn ở nước ta hiện nay .......................................................... 10

2.2. Nguyên nhân dẫn đến ly hôn ....................................................................................... 11

2.3. Hậu quả của việc ly hôn .............................................................................................. 14

2.3.1. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn ......................................................................... 14

2.3.2. Hậu quả tâm lý của việc ly hôn ........................................................................... 16

2.4. Mục tiêu mới trong vấn đề hôn nhân và gia đình ........................................................ 17

2.4.1. Biện pháp khắc phục tình trạng hôn nhân trong giới trẻ..................................... 17

2.4.2. Hướng giải quyết tình trạng ly hôn trong giới trẻ ............................................... 19

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 21


TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 22
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người. Nó có vai trò to
lớn trong việc xây dựng và phát triển xã hội. Gia đình là nơi giúp con người hình thành
nhân cách. Vai trò của gia đình là vô cùng thiêng liêng và cao cả, không ai có thể phủ nhận
được điều này.
Gia đình là nơi chứa đựng những tình cảm thân thương và chân thành nhất của một
đời người. Ở đó, ta nhận được tình yêu thương của ông bà, cha mẹ, của anh chị em và của
những người thân yêu ruột thịt. Ngay từ khi sinh ra, ta đã được sống trong vòng tay yêu
thương của cha mẹ. Mẹ dạy ta bi bô tập nói, cha dạy ta những bước chân chập chững đầu
đời. Ta lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào của mẹ, trong sự che chở, bảo vệ của cha. Chẳng
ở đâu trên thế gian này, ta nhận được tình yêu thương vô bờ bên như gia đình.
Ở trong xã hội hiện đại, khi lòng người khó lường trước, mọi quan hệ đều dựa trên
lợi ích kinh tế thì lúc đấy tình cảm lại chính là mắt xích giúp con người ta gắn kết với nhau,
nhưng cũng có nhiều tác động dẫn đến những sai lệch về nhận thức đối với con người. Nếu
kết hôn là việc hình thành quan hệ hôn nhân giữa hai người thì ly hôn là việc chấm dứt mối
quan hệ đó. Việc ly hôn ở giới trẻ đang là thực trạng đáng báo động của cộng đồng trong
xã hội cũng như tác động của nó đối với mọi cá nhân, xã hội.
Do vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là phải tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc ly
hôn nhất là ở giới trẻ hiện nay với một thực trạng “yêu nhanh cưới vội” mà để lại hậu quả
khôn lường. Qua đó, đề ra giải pháp hữu hiệu hạn chế tình trạng ly hôn đang ngày một xấu
đi hiện nay. Xuất phát từ những yêu cầu trên, nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Ly hôn trong
giới trẻ hiện nay ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài “Ly hôn trong giới trẻ hiện nay ở Việt Nam” tiểu luận với hai nhiệm vụ
chính là giúp người đọc có cái nhìn cụ thể hơn và có nhận thức rõ ràng, đúng đắn về một
thực tế, một vấn đề xã hội mới nảy sinh và những tác động khôn lường của nó, đó là hiện
tượng ly hôn trong giới trẻ. Đồng thời cũng thấy được tầm quan trọng của gia đình trong
quá trình phát triển xã hội, hình thành nhân cách con người. Từ đó, nhóm nghiên cứu tìm
1
ra nguyên nhân, đưa ra các giải pháp, khuyến nghị để giải quyết thực trạng trên.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận
xét, đánh giá. Đọc các bài báo, tin tức về thực trạng này để có một cái nhìn tổng quát, khách
quan nhất. Quan sát những tranh luận, bất đồng về thực trạng ly hôn ở giới trẻ hiện nay và
đưa ra ý kiến. Đọc các tài liệu, phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng này diễn ra ngày
càng phức tạp.

2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Ly hôn
“Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014” nêu rõ: Ly hôn là việc chấm
dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
“Tòa án” là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân
của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết
định.
Ly hôn thường thể hiện ở các dạng:

• Ly hôn thuận tình: ly hôn xuất phát từ sự đồng ý của hai người.

• Ly hôn đơn phương: chỉ một bên vợ hoặc chồng quyết định ly hôn.
1.2. Quy định của pháp luật về ly hôn
a) Ly hôn một bên
Căn cứ Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

• Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án
giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình
hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm
vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân
không đạt được.

• Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly
hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

• Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này
thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực
gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người
kia."
b) Thuận tình ly hôn
Điều 55, Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về trường hợp thuận tình ly hôn:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự
3
nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận
thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm
quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Như vậy, để Tòa án công nhận thuận tình ly hôn thì phải có các căn cứ sau:

• Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn

• Các bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
1.2.1. Người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
Căn cứ vào Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu
cầu giải quyết ly hôn.

- Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn

- Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một
bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức,
làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng,
vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần
của họ.

- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai sinh con
hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình
hiện hành thì ngoài vợ, chồng thì còn có cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác
mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo
lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức
khỏe, tinh thần của họ.
1.2.2. Quy định về chế độ tài sản sau ly hôn
Trong quan hệ hôn nhân tài sản giữa vợ và chồng thông thường được xác định là chế

4
độ tài sản chung. Định nghĩa này được quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia
đình 2014. Theo đó tài sản chung của vợ chồng gồm:

• Tài sản do vợ, chồng tạo ra.

• Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh.

• Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng.

• Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân (trừ trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 40 của Luật này).

• Tài sản được thừa kế chung.

• Tài sản được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Khi đã được xác định là tài sản chung thì vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ bình đẳng
đối với loại tài sản này. Cả hai đều có quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt đối với tài sản đó. Nhóm quyền và nghĩa vụ này không phân biệt giữa lao
động trong gia đình và lao động có thu nhập.
Việc tranh chấp về chế độ tài sản chung khi ly hôn là thực trạng cực kỳ phổ biến. Mặc
dù pháp luật đã cho phép các bên tự thoả thuận nhưng hầu như vợ hoặc chồng đều có những
bất đồng quan điểm trong vấn đề này. Khi đó việc phân chia tài sản sau ly hôn được thực
hiện theo quy định tại Điều 59 luật này.
Về cơ bản trong trường hợp của vợ chồng không thoả thuận được thì việc giải quyết sẽ
theo phương hướng chia đôi. Tuy nhiên, để quyết định có chia đôi hay không thì còn phải
cân nhắc thêm các yếu tố sau:

• Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.

• Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung.

• Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.

• Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp

5
để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

• Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Quá trình phân chia dựa trên cơ sở bằng hiện vật, nếu không thì chia theo giá trị. Nếu
có một bên nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì
phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. Còn đối với nhóm tài sản được xác định là tài
sản riêng thì vẫn được công nhận thuộc quyền sở hữu của người đó. Lưu ý nguyên tắc này
không áp dụng đối với tài sản riêng đã hợp nhất. Nếu có sự sáp nhập, trộn lẫn mà vợ, chồng
có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào
khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, việc phân chia tài sản khi ly hôn còn phải dựa trên nguyên tắc bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của bên yếu thế. Những chủ thể bao gồm: vợ, con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài
sản để tự nuôi mình,… sẽ được xem xét trên cơ sở thực tế.
1.2.3. Án phí ly hôn
a) Quy định về án phí ly hôn
Để tiến hành thủ tục ly hôn tại tòa án, người nộp đơn yêu cầu ly hôn phải nộp hồ sơ
tại tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn, sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ
thì tòa án sẽ có thông báo đóng án phí. Án phí ly hôn là khoản phí thu ngân sách nhà nước
để thực hiện thủ tục ly hôn dựa trên sự quy định của pháp luật về án phí, lệ phí.
Án phí ly hôn được quy định tại Pháp lệnh số: 10/2009/UBTVQH12 về án phí, lệ
phí tòa án, Luật tố tụng dân sự 2004.
Trong đó tại khoản 2 Điều 4 quy định về Án phí như sau: "Án phí dân sự, gồm có
các loại án phí giải quyết vụ án tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động".
Điều 24 quy định về Các loại án phí trong vụ án dân sự, trong đó các vụ việc ly hôn
thông thường (ly hôn đồng thuận không có tranh chấp về tài sản) thuộc trường hợp chịu án
phí dân sự sở thẩm đối với vụ án dân sự không có giá ngạch (điểm a, khoản 1, Điều 24).
Còn đối với các vụ việc ly hôn có tranh chấp về tài sản sẽ thuộc trường hợp phải

6
chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch (điểm b khoản 1, Điều 24).
Căn cứ danh mục mức án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh số
10/2009/UBTVQH12 ngày 27 tháng 02 năm 2009 thì mức án phí ly hôn sẽ được chia làm
2 loại như sau:

- Án phí dân sự sơ thẩm đối với một vụ việc ly hôn không có giá ngạch là 200.000
đồng (nếu vụ việc ly hôn không có tranh chấp về tài sản (Vụ án dân sự không có giá
ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc
không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể).

- Án phí dân sự sơ thẩm đối với một vụ việc ly hôn có giá ngạch (Vụ án dân sự có giá
ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có
thể xác định được bằng một số tiền cụ thể) sẽ được tính theo bảng dưới đây:

Giá trị tài sản có tranh chấp Mức án phí

a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống 200.000 đồng

b) Từ trên 4.000.000 đồng đến


400.000.000 đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản


c) Từ trên 400.000.000 đồng đến
có tranh chấp vượt quá
800.000.000 đồng
400.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản


d) Từ trên 800.000.000 đồng đến
có tranh chấp vượt quá
2.000.000.000 đồng
800.000.000 đồng

7
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến
có tranh chấp vượt quá
4.000.000.000 đồng
2.000.000.000 đồng

e) Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài
sản có tranh chấp vượt quá
4.000.000.000 đồng.

b) Người chịu án phí ly hôn


Theo quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh Án phí lệ phí tòa án thì Nghĩa vụ chịu án
phí dân sự sơ thẩm được quy định như sau: "Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia
đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân
sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Pháp lệnh này, còn phải chịu án phí
đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá
trị phần tài sản mà họ được chia".
Ngoài ra về đương sự phải chú ý nộp tiền tạm ứng án phí đúng thời hạn quy định để
được tòa thụ ly vụ án.
Điều 26 quy định về Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm như sau:
"Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong thời hạn 15
ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí."

8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ HẬU QUẢ LY HÔN TRONG GIỚI TRẺ.
MỤC TIÊU MỚI TRONG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Những năm gần đây, số lượng án hôn nhân và gia đình ngày một gia tăng với những
mâu thuẫn khác nhau đã gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, dẫn đến thực trạng suy giảm về
đạo đức, lối sống, bạo lực trong gia đình ngày càng trở nên phổ biến, trong đó số vụ ly hôn
thuộc về các gia đình mà vợ chồng trẻ chiếm tỷ lệ cao. Càng nhiều có các cặp đội ly hôn
gia tăng theo từng năm. Cụ thể là bảng dữ liệu dưới đây:

Bảng 2.0: Số liệu thống kê số dân và các vụ ly hôn ở Việt Nam từ năm 1965 - 2017

Nguồn: Tran Thi Minh Thi (2021), “Complex transformation of divorce in Vietnam under the force of modernization
and individualism”, International Journal of Asian Studies, Cambridge University Press, page 231

9
Cuộc sống với nhiều mâu thuẫn khiến không chỉ các cặp đôi trẻ mà nhiều cặp đôi đã
chung sống nhiều năm cũng đi đến quyết định này. Đơn cử, số liệu thống kê tại Tòa án nhân
dân Thành phố Thanh Hóa cho thấy, trong năm 2019, tòa án đã giải quyết 811 vụ, việc liên
quan đến án hôn nhân và gia đình. Trong số đó, số cặp vợ chồng ở độ tuổi từ 18-30 là 498
vụ, việc (tỷ lệ 61,4%), ở độ tuổi trên 30 là 313 vụ, việc (38,6%). Nguyên nhân chính dẫn
đến việc ly hôn là do mâu thuẫn, tính tình không hợp, chiếm tỷ lệ 48,7%; do cờ bạc, rượu
chè, nghiện ma túy (37,6%); ngoại tình (7%); không có con (0,7%) ... Trong 6 tháng đầu
năm 2020, Tòa án nhân dân Thành phố Thanh Hóa đã giải quyết 305 vụ, việc liên quan đến
án hôn nhân và gia đình, trong đó số cặp vợ chồng ở độ tuổi từ 18 - 30 là 171 trường hợp,
ở độ tuổi trên 30 tuổi là 134 trường hợp. Nguyên nhân dẫn đến việc ly hôn chủ yếu là do
cờ bạc, rượu chè, nghiện chất ma túy (39,4%); do ngoại tình (8,2%); do không có con
(9,8%); do mâu thuẫn khác (42,6%). Đặc biệt, trong các vụ án đã thụ lý, giải quyết, 80%
các vụ, việc do phụ nữ làm đơn khởi kiện ly hôn ...
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta cũng hết sức quan tâm đến vấn đề đạo
đức, lối sống nhân cách của mỗi người trong toàn xã hội. Nhà nước đã ban hành những quy
phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mỗi con người trong xã hội, tao nên sự
công bằng và bình đằng trong mọi lĩnh vực.
2.1. Thực trạng chung về ly hôn ở nước ta hiện nay
Bất cứ ai khi bước chân vào ngưỡng cửa hôn nhân đều mong muốn có cuộc sống
viên mãn, hạnh phúc. Nhưng khi cả hai không còn nhìn chung về một hướng, những rạn
nứt bắt đầu xuất hiện. Ly hôn là giải pháp cuối cùng được đặt ra để kết thúc sự đổ vỡ của
tình yêu hoặc chấm dứt quan hệ gia đình khi không còn hạnh phúc. Có tới 70% người đứng
đơn là phụ nữ. Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa: “Nguyên nhân hàng đầu trong ly
hôn, theo đánh giá và thông qua các cuộc điện thoại tư vấn thì cặp bồ, ngoại tình là nguyên
nhân hàng đầu. Nguyên nhân thứ hai là do bạo lực gia đình. Và có một số những mâu thuẫn
khác như mẹ chồng nàng dâu”. Chuyên gia cũng cho biết thêm, theo thống kê có khoảng
70% đơn ly hôn do phụ nữ đứng tên. Sự chịu đựng trong một thời gian dài và quan niệm dễ

10
cưới, dễ bỏ khiến tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng cao. Đối với nhiều cặp đôi trẻ, việc “ly hôn
xanh” cũng khá phổ biến. Thiếu những kỹ năng quan trọng khi bước vào cuộc sống hôn
nhân, yêu sớm, cưới vội cũng là một nguyên nhân góp phần vào sự gia tăng của tỷ lệ này”.
Phân tích về độ tuổi trong các vụ ly hôn thì thấy: Trong số án “Ly hôn” năm 2017,
có hơn 40% các cặp vợ chồng ở dưới độ tuổi 30 (trong đó số các cặp vợ chồng từ 22 tuổi
trở xuống chiếm khoảng 3%); khoảng 36% ở độ tuổi 30 - 40, phần lớn trong số đó (chiếm
tới khoảng 90%) là có con nhỏ - đây là đối tượng dễ bị tổn thương và thiệt thòi nhất khi bố
và mẹ ly hôn; các cặp vợ chồng ly hôn trong độ tuổi từ 40-50 chiếm khoảng 15%; còn lại
là các cặp vợ chồng có độ tuổi khá lớn (trên 50 tuổi) chiếm khoảng 9%, họ đều có con đã
thành niên, thậm chí là được lên chức ông, bà.
Còn theo một công trình nghiên cứu xã hội học của tiến sỹ Nguyễn Minh Hòa
(Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP Hồ Chí Minh); tỷ lệ ly hôn/kết hôn ở
Việt Nam là 31,4%, tức là cứ ba cặp kết hôn lại có một cặp ly hôn. Con số khó tin, nhưng
đó là sự thực. Điều đáng buồn hơn là 60% số vụ ly hôn này thuộc về các gia đình trẻ, tuổi
vợ chồng chỉ từ 23 - 30, trong đó 70% ly hôn khi mới kết hôn chỉ từ 1 - 7 năm và hầu hết
đã có con... Kết quả này cũng được phản ánh rõ nét qua thực tiễn xét xử án ly hôn, khi độ
tuổi xin ly hôn ngày càng trẻ hóa. Ly hôn trong gia đình trẻ đang gia tăng, từ 18 – 30 tuổi
là 34,7%, từ 30 đến dưới 50 là hơn 55%, hơn 50 tuổi là 8,7%. Như vậy cho thấy, thực trạng
số năm kết hôn ngày càng ngắn lại. Đây là là thực tế mà trung tâm tư vấn nào cũng thấy rất
rõ.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến ly hôn
Nguyên nhân gián tiếp: là những nguyên nhân có nguồn gốc trước hôn nhân. Đó là
quan niệm tình yêu, thời gian tìm hiểu, động cơ kết hôn và sự chuẩn bị những kiến thức cần
thiết về cuộc sống của vợ chồng.
Nguyên nhân trực tiếp: là nguyên nhân được hình thành sau thời gian kết hôn cho
đến lúc “chia tay”.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn như:

- Ngoại tình: Không giống như những nguyên nhân khác, việc ngoại tình dù có được

11
tha thứ và bỏ qua thì người chấp nhận nó cũng không thể nào vĩnh viễn quên đi
chuyện đó. Phần lớn những người đàn ông ngoại tình đều không hề muốn bỏ rơi gia
đình để theo người tình. Ngược lại, những người phụ nữ sống thiên về tình cảm một
khi ngoại tình thì họ gần như đã sẵn sàng đối mặt với những hậu quả mà họ có thể
phải gánh chịu khi bị phát giác. Tuy nhiên nguyên nhân này đang có xu hướng giảm.
Cụ thể theo bảng phân tích dữ liệu dưới đây
Bảng 2.2.1: Tỷ lệ ly hôn do ngoại tình trong tổng số các cuộc ly hôn ở Việt Nam
từ năm 1998 - 2017

Nguồn: Tran Thi Minh Thi (2021), “Complex transformation of divorce in Vietnam under the force of modernization
and individualism”, International Journal of Asian Studies, Cambridge University Press, page 239

- Bạo lực gia đình: Trong xã hội hiện đại ngày nay không phải ai người ta cũng chọn
cách im lặng mà họ sẵn sàng đứng lên để phản đối cũng như giải thoát cho bản thân.
Nếu tình trạng này xảy ra đã quá thường xuyên và không thể chịu đựng được nữa thì
ly hôn chính là giải pháp tốt nhất giúp các nạn nhân có cơ hội tìm hạnh phúc mới.

- Kết hôn khi còn quá trẻ: Mục đích của việc xác định độ tuổi đăng ký kết hôn là để
đảm bảo cho cả hai bên nam, nữ có đầy đủ sức khỏe và những hiểu biết về tâm sinh
lý cũng như mọi vấn đề xoay quanh đời sống hôn nhân trước khi kết hôn.

- Các tệ nạn xã hội: như nghiện ma túy, bị bỏ tù, cờ bạc, mất tích hoặc liên quan đến
các vấn đề xã hội vẫn còn rất cao.

- Vấn đề kinh tế: sự nghèo đói và khó khăn nghiêm trọng đã dẫn đến sự tan vỡ của gia
12
đình. Có những thời điểm tỷ lệ ly hôn vì vấn đề kinh tế tăng cao. Tuy nhiên nhờ các
chính sách của Đảng và Nhà nước nên tỷ lệ của nguyên nhân này đã giảm xuống.

Bảng 2.2.2: Tỷ lệ ly hôn do vấn đề kinh tế trong tổng số các cuộc ly hôn ở Việt Nam

từ năm 1998 - 2017

Nguồn: Tran Thi Minh Thi (2021), “Complex transformation of divorce in Vietnam under the force of modernization
and individualism”, International Journal of Asian Studies, Cambridge University Press, page 238

- Chênh lệch về lối sống: đây là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên
nhân. Xã hội cởi mở hơn và chấp nhận ly hôn coi nó như một thất bại trong tình yêu.
Suy nghĩ của giới trẻ Việt Nam hiện nay đã rất khác so với những thế hệ trước nên
lối sống của họ cũng rất khác nhau. Càng ngày càng có nhiều tư tưởng và suy nghĩ
lạ.

13
Bảng 2.2.3: Tỷ lệ ly hôn do chênh lệch về lối sống trong tổng số các cuộc ly hôn ở Việt Nam

từ năm 2007 - 2017

Nguồn: Tran Thi Minh Thi (2021), “Complex transformation of divorce in Vietnam under the force of modernization
and individualism”, International Journal of Asian Studies, Cambridge University Press, page 241

2.3. Hậu quả của việc ly hôn


2.3.1 Hậu quả pháp lý của việc ly hôn
a) Về quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng
Theo quy định tại Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Quan hệ hôn nhân
chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật”.
Như vậy, khi ly hôn, quan hệ hôn nhân của vợ chồng chấm dứt. Hai bên sẽ
không còn là vợ chồng của nhau.
Các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng sẽ đương nhiên chấm dứt;
chấm dứt quyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy
định của luật Hôn nhân và gia đình.
Kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án giải quyết ly hôn có hiệu lực pháp
14
luật thì cá nhân đó là người độc thân. Họ hoàn toàn có thể kết hôn lần thứ 2 với một người
khác mà không phải chịu bất kỳ một sự ràng buộc pháp lý nào từ bên còn lại.
b) Về quan hệ tài sản của vợ chồng khi ly hôn

- Hai bên vợ chồng hoàn toàn có thể thỏa thuận về vấn đề chia tài sản chung
vợ chồng. Nếu không thỏa thuận được, họ có thể yêu cầu tòa án chia tàisản.

- Về nguyên tắc, tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên
đó.

- Tài sản chung vợ chồng sẽ được chia đôi, có tính đến các yếu tố sau:

• Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.

• Công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản
chung.

• Ly hôn trong giới trẻ hiện nay ở Việt Nam

• Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp
để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

• Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
c) Về quan hệ giữa cha mẹ đối với con cái
Việc ly hôn chỉ làm chấm dứt quan hệ giữa vợ và chồng, không làm chấm dứt quan
hệ cha, mẹ, con. Giữa cha, mẹ và con vẫn tồn tại các quyền và nghĩa vụ theo quy định của
Điều 81 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
Sau ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Hai vợ chồng được thỏa thuận về người
trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu không thỏa
thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi
về mọi mặt của con.
Một hậu quả của ly hôn cần lưu ý chính là việc phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi

15
con sau ly hôn. Theo quy định của Điều 82 luật Hôn nhân và gia đình, người không trực
tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng này do hai bên thỏa thuận,
nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án quyết định mức cấp dưỡng dựa trên quyền
lợi của con và điều kiện, thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
2.3.2. Hậu quả tâm lý của việc ly hôn
Ai cũng hiểu rằng ly hôn đồng nghĩa với việc hai người không còn duy trì quan hệ
vợ chồng, được tự do lựa chọn cuộc sống mới cho mình. Và những “hệ lụy” mà ly hôn đem
lại cũng là điều dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, ở trong một vấn đề nào đó thì cũng đều có
hai mặt tác động tích cực và tiêu cực.
a) Tác động tích cực

- Tìm được cuộc sống hạnh phúc khác: ly hôn có nhiều nguyên nhân, bên cạnh đó ly
hôn cũng là cơ hội để hai người đã từng yêu nhau hoặc họ tưởng mình yêu nhau
nhận ra rằng họ không còn tình cảm và không thể cùng sống với nhau dưới một mái
nhà, có thể tìm lại hạnh phúc đích thực của mình.

- Sẽ tốt hơn cho con cái: khi sống trong một gia đình không hạnh phúc cũng như việc
bị áp đặt tâm lý cho trẻ, trẻ sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm. Việc ly hôn sẽ giúp cho hai
người tìm ra được giải pháp để ổn định cũng như quan tâm nhiều đến cuộc sống con
cái.
b) Tác động tiêu cực

- Đối với cặp vợ chồng ly hôn:

• Dù cho người trong cuộc có thuận tình ly hôn hay không thì kết thúc một cuộc hôn
nhân sẽ là nỗi buồn, sự cô đơn, sự hoang mang.

• Những người phụ nữ sau ly hôn sẽ rất khó khăn để đối mặt với cuộc sống mới so với
người đàn ông.

• Bên cạnh đó, có rất nhiều trường hợp từ nỗi thất vọng của cuộc hôn nhân tan vỡ trở
thành nỗi ám ảnh, mất niềm tin vào tình yêu, vào hôn nhân.

16
- Đối với con cái:

• Bao giờ trẻ cũng có cảm giác bị mất mát, thiệt thòi so với bạn bè bởi gia đình chúng
không hạnh phúc, bố mẹ ly hôn

• Trẻ sẽ cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với mọi người, ít chia sẻ và có xu hướng sống
khép kín.

• Có rất nhiều trường hợp, trẻ bị ảnh hưởng tâm lý đến mức tính tình thay đổi, thất
thường, dễ cáu gắt, bởi vì trẻ không nhận được sự chăm sóc, giáo dục từ cả cha và
mẹ như trước kia nữa
2.4. Mục tiêu mới trong vấn đề ly hôn và gia đình
2.4.1. Biện pháp khắc phục tình trạng ly hôn trong giới trẻ
a) Đối với bản thân người trong cuộc

- Nâng cao trách nhiệm với cuộc sống hôn nhân.

• Khi quyết định lập gia đình, các bên cần ý thức được trách nhiệm cũng như vai trò
của mình trong cuộc sống hôn nhân.

• Trước tiên, mỗi bên phải tìm hiểu kỹ người bạn đời của mình, hoàn toàn tự nguyện
và chắc chắn với sự lựa chọn của chính mình và mong muốn được ở bên người đó.

• Khi đã có một tâm thế hoàn toàn sẵn sàng, tự nguyện đến với cuộc sống hôn nhân,
bạn sẽ không có thái độ hời hợt, xem nhẹ cuộc hôn nhân của mình, bạn sẽ không
phạm phải những sai lầm như việc ngoại tình hay có hành vi bạo lực gia đình với vợ
con.

- Vợ chồng thường xuyên chia sẻ, giúp đỡ nhau. Cuộc sống vợ chồng không tránh
khỏi những lúc cãi vã, bất đồng, nhưng các bên nên biết chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau.
Việc vợ chồng sẻ chia công việc, giúp đỡ nhau là việc hoàn toàn có thể thực hiện
được. Chỉ khi hiểu được những khó khăn mà đối phương đang mắc phải, chúng ta
mới dễ dàng cảm thông và tìm ra cách giải quyết tốt nhất khi gặp phải bất đồng.

- Hơn nữa, việc vợ chồng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau cũng chính là nghĩa vụ mà vợ
17
chồng cần thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Hôn nhân và gia
đình.
b) Đối với gia đình

- Thường xuyên chia sẻ, góp ý. Bản thân gia đình cũng mang một vai trò quan trọng
ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân và vấn đề ly hôn của các cặp vợ chồng.

- Các bậc làm cha, làm mẹ nên quan tâm đến chuyện kết hôn của con cái mình, đóng
góp ý kiến và đặt câu hỏi liệu con cái họ đã đủ lớn, có trách nhiệm và trưởng thành
để lập gia đình hay chưa? Do đó mà bố mẹ nên đưa ra những lời khuyên, những góp
ý để con mình có sự nhìn nhận đúng đắn, suy nghĩ thấu đáo, chín chắn trước khi đi
đến quyết định kết hôn với một ai đó. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý
không nên can thiệp quá sâu vào hôn nhân của con cái.

- Đưa ra ý kiến khách quan, phân tích đúng sai để giải quyết mâu thuẫn. Khi vợ chồng
có những bất đồng thì bố mẹ lại là những người có cái nhìn khách quan hơn.

- Bố mẹ cần phân tích ai đúng, ai sai để các con hiểu chứ không nên im lặng, mặc các
con muốn ly hôn thì ly hôn.
c) Đối với xã hội

- Tăng cường công tác giáo dục

• Xã hội cần tăng cường các chương trình giáo dục, phổ biến về pháp luật hôn nhân
gia đình đến mọi người dân. Từ đó sẽ giúp tất cả mọi người thể nhận thức và hiểu rõ
về hôn nhân gia đình, có ý thức được trách nhiệm hơn với cuộc sống hôn nhân.

• Bên cạnh đó, cung cấp đến mọi người những ảnh hưởng xấu của ly hôn đến bản thân
cặp vợ chồng, con cái của họ và cộng đồng ra sao, từ đó giúp mọi người nâng cao ý
thức, trách nhiệm với hôn nhân của mình hơn.

• Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý về gia đình cũng nên tích cực
truyền thông, phát động phong trào xây dựng gia đình văn hóa, chú trọng vào vấn
đề giáo dục đời sống gia đình,… giúp mọi người ý thức hơn về vai trò của mình đối

18
với gia đình, có kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.

- Tăng cường các biện pháp hòa giải

• Đối với những trường hợp vợ chồng muốn ly hôn, mọi người xung quanh nên có
những biện pháp hòa giải, cố gắng thuyết phục và khuyên răn vợ chồng suy nghĩ kỹ
trước khi đưa ra quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân của mình.

• Nếu mâu thuẫn của họ vẫn chưa đến mức độ phải ly hôn, thì nên kiên nhẫn, cố gắng
hòa giải, giúp cặp vợ chồng suy nghĩ, bình tĩnh lại để có quyết định tốt nhất.

• Cần tăng cường những biện pháp hòa giải để giúp các cặp vợ chồng có cơ hội hàn
gắn, làm lại từ đầu, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc.
2.4.2 Hưởng giải quyết tình trạng ly hôn trong giới trẻ

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân
trong đó phát triển kinh tế hộ gia đình ổn định, tạo nhiều việc làm phù hợp cho từng
lứa tuổi, vùng, nhất là lực lượng đang tuổi lao động chưa có việc làm hay có việc
làm nhưng chưa ổn định, thu nhập thấp.

- Cần có các giải pháp giáo dục pháp luật, giáo dục ý thức đạo đức. Phát huy vai trò
của các tổ chức đoàn thể như thông qua các buổi họp của Đoàn thanh niên, chi bộ
thôn xóm, thị trấn, hội người cao tuổi, phụ nữ hoặc qua các phương tiện thông tin
đại chúng… để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng gia đình, để mỗi người vợ và
chồng nâng cao hơn nữa nhận thức trách nhiệm, vị trí của mình trong gia đình để
cùng giữ gìn hạnh phúc hôn nhân, biểu dương kịp thời những tấm gương gia đình
gia đình văn hóa tiêu biểu theo từng cụm thôn xóm, thị trấn, các khu dân cư.

- Khuyến cáo đến các cặp vợ chồng về việc chung sống chung thủy với nhau, cùng
nhau vun vén cho hạnh phúc gia đình, cùng nhau nuôi dạy con cái để các con được
hưởng niềm hạnh phúc gia đình trọn vẹn.

- Các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ cũng phải phát huy hết vai
trò của mình trong việc xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã

19
hội. giáo dục tích cực trong tầng lớp thanh niên. Tăng cường công tác hòa giải tại cơ
sở để giúp những cặp vợ chồng có sự ổn định cùng bình tĩnh nhìn nhận lại vấn đề.

- Đối với gia đình xảy ra tình trạng bạo lực các tổ chức đoàn thể thường xuyên theo
dõi, giúp đỡ đối với những đứa con chưa thành niên, nhất là những đứa trẻ có nguy
cơ cao hay bị ngược đãi; tạo điều kiện cho các em học tập, vui chơi, ổn định về tâm
lý.

20
KẾT LUẬN
Một cuộc hôn nhân thực sự bền vững phải xuất phát từ cả hai, họ nhìn nhận về hạnh
phúc gia đình như thế nào. Họ đã trang bị cho mình kiến thức về hôn nhân gia đình hay
chưa? Một mặt, chúng ta cũng không nên nhìn nhận quá tiêu cực về “Ly hôn” vì xã hội đã
cởi mở hơn rất nhiều. Việc ly hôn có thể đem lại một cơ hội hạnh phúc mới khác cho đối
phương thì đó là một điều vui cho xã hội. Chính vì xã hội có những cái nhìn tiêu cực về
“Ly hôn” nên nhiều cặp vợ chồng có gắng chịu đựng. Điều này gây ra hậu quả còn nghiêm
trọng hơn cả việc ly hôn.
Hậu quả của ly hôn mang lại đó là tổn thương về tâm lý con cái, nhưng các bậc cha
mẹ hãy nghĩ “Khi bản án hôn nhân có hiệu lực có thể chúng ta không còn quan hệ gì nhưng
chúng ta hãy cùng nhau vun đắp tình cảm cho con cái dù không còn chung một mái nhà, vì
đó là những người mà ta yêu thương nhất”. Bên cạnh đó, xã hội cần phải đẩy mạnh công
tác tuyên truyền đến những bạn trẻ về kiến thức pháp luật, giới tính, để từ họ có những cái
nhìn chính xác về hôn nhân và những vấn đề cần phải giải quyết trong cuộc sống vợ chồng.
Gia đình là nơi mà trong mỗi chúng ta tìm về sau những giờ làm việc vất vả, hãy xây dựng
một cuộc sống gia đình hạnh phúc đó mới là nền tảng để phát triển xã hội.
Với đề tài “Ly hôn trong giới trẻ hiện nay ở Việt Nam”, nhóm nghiên cứu đã giúp
người có được những thông tin về vấn nạn ly hôn trong giới trẻ, đồng thời nhận định việc
ly hôn không hoàn toàn là xấu. Một vấn đề nào đó chỉ thật sự xấu khi những người trong
cuộc không thực sự cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, đề tài nào cũng có nhiều khía cạnh nội
dung, cũng như mỗi người có một cái nhìn, một quan điểm riêng ở cùng một vấn đề nào
đó, nên trong lúc làm tiểu luận, nhóm nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong sự góp ý từ cô và các độc giả để tiểu luận được đầy đủ và hoàn thiện hơn.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Minh Hiền (2020), “Ly hôn trong giới trẻ gia tăng”, Báo Thanh Hóa,
https://baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/ly-hon-trong-gioi-tre-gia-tang/121690.htm,
truy cập ngày 19/11/2021

2. Sơn Trà (2014), “Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa: 70% người đứng đơn ly hôn
là phụ nữ”, Báo An Giang, https://baoangiang.com.vn/chuyen-gia-tam-ly-trinh-
trung-hoa-70-nguoi-dung-don-ly-hon-la-phu-nu-a57209.html, truy cập ngày:
18/11/2021

3. Nguyen Thi Thanh Thao, luận văn báo cáo khoa học xã hội học “Thực trạng ly hôn
trong giới trẻ hiện nay ở Việt Nam”, https://123docz.net/document/4854695-thuc-
trang-ly-hon-trong-gioi-tre-hien-nay-o-viet-nam.htm, truy cập ngày: 22/11/2021

4. Daniel, tiểu luận “Thực trạng ly hôn và một số giải pháp nhằm hạn chế ly hôn ở địa
phương”,https://123docz.net/document/971747-tai-lieu-tieu-luan-thuc-trang-ly-
hon-va-mot-so-giai-phap-nham-han-che-ly-hon-o-dia-phuong-pptx.htm, truy cập
ngày 19/11/2021

5. Thu Hường (2020), “Thực trạng hôn nhân tại Việt Nam nhìn từ kết quả Tổng điều
tra dân số và Nhà ở năm 2019”, Tạp chí Con số và sự kiện,
http://consosukien.vn/thuc-trang-hon-nhan-tai-viet-nam-nhin-tu-ket-qua-tong-dieu-
tra-dan-so-va-nha-o-nam-2019.htm, truy cập ngày: 21/11/2021

6. Nguyễn Mai Thúy, “Tình trạng ly hôn gia tăng – Nguyên nhân và cách khắc phục”,
Báo Quảng Ninh, http://www.vksquangninh.gov.vn/trao-doi-nghiep-vu/cac-do-lu-t-
tu-phap-m-i/2608-tinh-trang-ly-hon-gia-tang-nguyen-nhan-giaiphap-khac-phuc,
truy cập ngày: 22/11/2021

7. Tran Thi Minh Thi (2021), “Complex transformation of divorce in Vietnam under
the force of modernization and individualism”, Cambridge University Press,
https://www.cambridge.org/core/journals/international-journal-of-asian-
22
studies/article/complex-transformation-of-divorce-in-vietnam-under-the-forces-of-
modernization-and-
individualism/A1BFAB812805770D52B43BBE6361FAFB#metrics, truy cập ngày:
21/11/2021.

8. Công ty luật Minh Khuê “Tư vấn pháp luật” ,https://luatminhkhue.vn/ly-hon-la-gi-


--quy-dinh-phap-luat-ve-li-hon.aspx, truy cập ngày: 21/11/2021

9. Công ty Luật TNHH LAWKEY “Ly hôn là gì? Quy định pháp luật về ly hôn mới
nhất” ,https://lawkey.vn/ly-hon-la-gi-quy-dinh-phap-luat-ve-ly-hon-moi-nhat/, truy
cập ngày: 21/11/2021

23

You might also like