You are on page 1of 26

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Mã học phần: 211IVNC320905

TÌM HIỂU PHONG TỤC HÔN NHÂN NGƯỜI VIỆT

Nhóm sinh viên thực hiện:

1. Nguyễn Lê Nam 20142537

2. Ngô Thành Danh 20142158

3. Đặng Sỹ Hưng 20142513

4. Trần Đăng Hưng 20142514

5. Trần Chí Nhân 20142544

6. Nguyễn Đình Trường 20142119

Giảng viên hướng dẫn: TS.GVC Đỗ Thùy Trang

TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................2
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................3
1.1 Phong tục tập quán..............................................................................3
1.2 Khái niệm hôn nhân................................................................................3
1.2.1 Khái niệm hôn nhân Việt Nam xưa.................................................3
1.1.2 Khái niệm hôn nhân Việt Nam nay.................................................4
CHƯƠNG 2: HÔN NHÂN NGƯỜI VIỆT.....................................................5
2.1 Hôn nhân Việt Nam truyền thống.........................................................5
2.1.1 Quan niệm..........................................................................................5
2.1.1.1 Vấn đề môn đăng hộ đối.............................................................5
2.1.1.2 Vấn đề tuổi tác............................................................................6
2.1.2 Pháp chế trong hôn nhân truyền thống qua Quốc triều hình luật
......................................................................................................................6
2.1.3 Những nghi lễ trong hôn nhân Việt Nam xưa................................8
2.1.3.1 Lễ nạp thái...................................................................................8
2.1.3.2 Lễ vấn danh.................................................................................8
2.1.3.3. Lễ nạp cát...................................................................................9
2.1.3.4. Lễ nạp trưng (hay nạp tệ).........................................................9
2.1.3.5. Lễ thỉnh kỳ................................................................................10
2.1.3.6. Lễ thân nghinh.........................................................................10
2.1.4 Đánh giá...........................................................................................10
2.2 Hôn nhân Việt Nam hiện đại................................................................10
2.2.1 Hoàn cảnh xã hội.............................................................................10
2.2.2 Quan niệm........................................................................................11
2.2.3. Pháp chế của hôn nhân ngày nay.................................................11
2.2.4. Những lễ nghi của hôn nhân ngày nay.........................................12
2.2.4.1. Đăng kí kết hôn........................................................................13
2.2.4.2. Lễ dạm ngõ...............................................................................13
2.2.4.3. Lễ ăn hỏi...................................................................................14
2.2.4.4. Lễ cưới......................................................................................14
2.2.5. Đám cưới của các tín đồ tôn giáo..................................................16
2.2.5.1. Phật giáo...................................................................................16
2.2.5.2. Thiên Chúa Giáo......................................................................16
2.2.6 Đánh giá...........................................................................................17
2.3 Sự thay đổi của hôn nhân xưa và nay.................................................17
2.3.1. Vấn đề tình yêu và hôn nhân đồng giới........................................17
2.3.2. Tỉ lệ sống thử trước hôn nhân......................................................17
2.3.3. Trinh tiết người phụ nữ.................................................................20
2.3.4. Tỉ lệ ly hôn......................................................................................21
KẾT LUẬN:.......................................................................................................22
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO:...............................................................23
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng” là quy luật tất yếu từ thời xa xưa
đến hiện tại. Trong truyền thống văn hóa của dân tộc việt, Hôn nhân là một chủ
đề mang ý nghĩa vô cùng trọng đại và thiêng liêng với mỗi con người khi đã đến
tuổi trưởng thành. Cũng như mọi lễ tục khác, những lễ nghi, tập tục cưới hỏi
cũng có tính kế thừa những giá trị tốt đẹp của nếp sống xưa và biến hóa, phát
triển theo nhịp sống hiện đại. Trong bất kì giai đoạn nào của lịch sử nó cũng
chịu ảnh hưởng của văn hóa, kinh tế, chính trị. Các lễ nghi, tập tục này có khu
rất đơn giản nhưng có khi lại rất phức tạp theo tập quán của từng vùng, từng dân
tộc.
Quan niệm về tầm quan trọng của một lễ cưới ngày nay vẫn được giữ
nguyên vẹn. Thế nhưng việc “dựng vở gả chồng” không còn quá phụ thuộc vào
cộng đồng. Đó là quyền quyết định của đôi trẻ, cho dù gia đình có “môn đăng-
hộ đối” hay không. Quan niệm hôn nhân ngày nay được tự do, thoải mái hơn
ngày xưa rất nhiều bởi giới trẻ hoàn toàn có thể làm chủ mình trong vấn đề hôn
nhân.
Trên cơ sở nghiên cứu về quan niệm và những lễ nghi của hôn nhân xưa
và nay, nhóm em xin được trình bày những hiểu biết của mình thông qua chủ đề
tiểu luận “Tìm hiểu phong tục hôn nhân người Việt”. Quá trình thực hiện nội
dung chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót vì kiến thức cá nhân còn
hạn hẹp và kinh nghiệm sống chưa phong phú. Kính mong cô lưu tâm giúp đỡ
và mong nhận được nhận xét, góp ý từ cô.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu và phân tích những quan niệm, pháp chế và những lễ nghi của
nhân Việt Nam ngày xưa và nay từ đó so sánh sự giống nhau và khác nhau của
hôn nhân xưa và nay từ đó rút ra kết luận.
1
Tìm hiểu việc Hôn nhân đã trở thành nguồn cảm hứng, đề tài sáng tác của
các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ trong kho tàng văn học nghệ thuật của Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích và tổng hợp giáo trình, các tài liệu liên quan và nguồn từ
internet chính thống từ đó đưa ra nhận xét và đánh giá.

2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Phong tục tập quán
Lễ cưới là 1 phong tục, 1 lễ nghi đậm đà phong vị dân tộc. Để phong tục
tập quán có một nền gốc, quy củ vững vàng, người xưa đã đặt ra nghi lễ hôn
nhân. Ngoài sự nêu cao giá trị câu “Nghĩa vợ tình chồng” với tình cảm yêu
đương cao quý cùng sự thủy chung vẹn nghĩa trọn tình còn có mục đích là bảo
tồn tinh thần gia tộc, đề cao sự hiếu thảo, rèn luyện, xây dựng con người biết tự
trọng và tôn trọng lẫn nhau, biết giữ tròn nhân cách trong đời sống.
Ngày nay với nền văn minh hiện đại cùng sự lớn mạnh không ngừng của
nước nhà thì tục dựng vợ gả chồng có phần dễ dãi hơn trước. Cha mẹ không còn
quyết định chuyện hôn nhân cua con cái mà chính con cái phải đưa ra quyết định
trong việc lựa chọn, tìm hiểu và kết duyên với con người sẽ sống với mình trọn
đời. Các nghi lễ cũng vì thế mà trở nên đơn giản hơn.
Tuy nhiên dù tuân theo li nghễ xưa hay nay thì người Việt Nam đều rất
coi trọng hạnh phúc lứa đôi và cuộc sống của nhau. Chính vì thế mà các bậc làm
cha mẹ cũng như người thân của hai bên gia đình phải rất kĩ lưỡng trong việc
chọn tuổi, chọn ngày, chọn giờ… tất cả phải được chuẩn bị chu đáo để lễ cưới
diễn ra suôn sẻ và đặc biệt là đạt được mong ước về một cuộc sống hôn nhân
bền vững, hạnh phúc và con cháu đề huề về sau.
1.2 Khái niệm hôn nhân
1.2.1 Khái niệm hôn nhân Việt Nam xưa
Với những người theo phái tự nhiên và phái phân tâm học định nghĩa hôn
nhân: Hôn nhân là một hiện tượng tự nhiên. Đó là sự liên kết giữa hai con người
khác giới với nhau thành một gia đình để giữ chức năng duy trì nồi giống.
Chủ nghĩa Mac-Lênin nhìn nhận hôn nhân và gia đình là những hiện
tượng xã hội có quá trình phát sinh, phát triển, do các điều kiện kinh tế - xã hội
3
quyết định. Trong tác phẩm nổi tiếng “ Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư
hữu và của Nhà Nước”, Mác và Ăngghen đã phân tích, chứng minh một cách
khoa học rằng: lịch sử gia đình là lịch sử của quá trình xuất hiện chế độ quần
hôn, chuyển sang gia đình đối ngẫu, phát triển lên gia đình một vợ một chồng –
là quá trình không ngừng hoàn thiện hình thức gia đình, trên cơ sở sự phát triển
của các điều kiện sinh hoạt vật chất của con người.
Như vậy có thể hiểu, hôn nhân trước hết là một quy chế xã hội và sau đó
mới là một hiện tượng sinh học, hiện tượng tự nhiên. Đây là một sự thật đã tồn
tại suốt mấy nghìn năm qua tất cả các nước trên thế giới. Quan niệm về hôn
nhân truyền thống trong 54 dân tộc Việt Nam - mỗi dân tộc đều có những quan
niệm và trực lệ hôn nhân khác nhau, trong đó người Việt là một trong những tộc
người có quan niệm và tục lệ hôn nhân vào loại đa dạng nhất. Sự đa dạng phức
tạp trong tục lệ hôn nhân truyền thống của người Việt được quy định bởi bản sắc
văn hóa tộc người, thêm vào đó là sự ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến và tư
tưởng Nho giáo của Trung Quốc.
1.1.2 Khái niệm hôn nhân Việt Nam nay
Hôn nhân là một sự hợp nhất được công nhận về mặt văn hóa giữa những
người, được gọi là vợ chồng. Hôn nhân tạo ra quyền lợi và nghĩa vụ giữa họ,
cũng như giữa họ và con cái của họ, và giữa họ và gia đình của người kia.
Các cá nhân có thể kết hôn vì một số lý do, bao gồm các mục đích pháp
lý, xã hội, tự nguyện, tình cảm, tài chính, tinh thần và tôn giáo.

4
CHƯƠNG 2: HÔN NHÂN NGƯỜI VIỆT
2.1 Hôn nhân Việt Nam truyền thống
2.1.1 Quan niệm
2.1.1.1 Vấn đề môn đăng hộ đối
Như chúng ta đã biết, một trong hai đặc trưng cơ bản của làng xã Việt
Nam là tính cộng đồng. Mọi việc liên quan đến cá nhân cũng đồng thời liên
quan dến cộng đồng, kể cả hôn nhân là lĩnh vực riêng tư nhất. Hôn nhân của
người Việt Nam truyền thống không phải là việc hai người lấy nhau mà là việc
“hai họ” dựng vợ gả chồng cho con cái. Tục lệ này xuất phát từ quyền lợi của
tập thể. Việc hôn nhân tuy là của hai người nhưng lại kéo theo việc xác lập quan
hệ giữa hai gia tộc. Vì vậy, điều cần làm đầu tiên chưa phải là lựa chọn một cá
nhân cụ thể, mà là lựa chọn một dòng họ, một gia đình xem cửa nhà hai bên có
tương xứng không, có môn đăng hộ đối không.
Hầu hết ở các vùng nông thôn, và ngay cả trong đô thị, việc hôn nhân theo
phong tục điều phải qua một cầu trung gian là người mối lái. Nhà trai muốn
chọn vợ cho con thì xem “chỗ nào môn đăng hộ đối, tuổi không xung khắc nhau
mới mượn người mối lái. Mối lái nói với cha mẹ người con gái bằng lòng gả rồi,
nhà trai mới đem trầu đến dạm”. Môn đăng - hộ đối là tiêu chuẩn quan trọng
nhất đối với tầng lớp trên ở xã hội phong kiến mà cũng thường là tiêu chuẩn
chung của xã hội Việt Nam. Quan niệm “đăng đối” phải theo nguyên tắc “địa vị
xã hội và điều kiện kinh tế của nhà gái có thể thấp hơn nhà trai nhưng không có
chuyện ngược lại”.
Theo tập quán người Việt, sau khi quan hệ thông gia đã được thiết lập thì
tay đổi về các xưng hô giữa hai gia đình và hai tộc họ. Do đó nếu cách biệt quá
vì tuổi thì người ta cũng không làm thông gia với nhau. Ngoài hai tiêu chuẩn cơ
bản trên trong quan niệm “môn đăng - hộ đối” người ta còn chú trọng đến tình
trạng sức khỏe của gia đình, tình trạng phương pháp, quan hệ bố mẹ như thế
5
nào? Anh em trong gia đình, vấn đề dòng họ. Các tiêu chuẩn này được đúc kết
lại trong quan niệm “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”.
2.1.1.2 Vấn đề tuổi tác
Hợp tuổi là tiêu chuẩn quan trọng thứ hai trong việc kén rể, chọn dâu của
các cụ ngày trước. Việc xem tuổi ở đây không phải là sự chênh lệch tuổi tác
giữa hai người mà quan trọng là tuổi cầm tinh con gì ở mỗi người tính theo hệ
can chi của âm lịch. Ngoài ra, người ta còn so tuổi theo nguyên lý âm dương,
ngũ hành, tức là “mệnh” của hai người. Vì ai cũng cho rằng hợp tuổi nhau thì
gia đình mới hòa thuận, thậm chí việc này có ảnh hưởng đến cả đường con cái,
tính mạng của nhau. Trên là hai tiêu chuẩn chung đối với nhà trai lẫn nhà gái.
Nhưng trên thực tế người ta chỉ tuân thủ chặt chẽ và đầy đủ với việc chọn dâu,
còn trong việc kén rể thì tiêu chuẩn trên thường nới lỏng hơn và cũng chỉ diễn ra
ở các gia đình nhà gái tương đối thân thế.
Trong hôn nhân truyền thống, việc chênh lệch tuổi tác cũng là nội dung
được đặt ra vừa hợp tuổi và người chồng phải nhiều tuổi hơn người vợ. Nhưng
không chênh lệch tuổi tác quá nhiều. Phụ nữ vẫn đóng vai trò phụ trong gia
đình, phải nghe theo người chồng, chưa được tự ý quyết định cũng như chưa
được tạo nhiều cơ hội trong các công việc quan trọng của cơ quan nhà nước, các
doanh nghiệp. Người trụ cột trong gia đình vẫn là người đàn ông, xuất phát từ
quan niệm này, thường thì người đàn ông luôn chọn những người phụ nữ ít tuổi
hơn để tìm hiểu và cưới.
2.1.2 Pháp chế trong hôn nhân truyền thống qua Quốc triều hình luật
Điều 314: Người kết hôn mà không đủ sính lễ đến nhà cha mẹ (người con
gái) (nếu cha mẹ chết cả, thì đem đến nhà người trưởng họ hay nhà người trưởng
làng) để xin, mà thành hôn với nhau một cách cẩu thả thì phải biếm một tư và
theo lệ sang hèn, bắt phải nộp tiền tạ cho cha mẹ (nếu cha mẹ chết cả thì nộp cho
trưởng họ hay trưởng làng), người con gái phải phạt 50 roi.
6
Điều 315: Gả con gái đã nhận đồ sính lễ (như tiền, lụa, vàng, bạc, rượu)
mà lại thôi không gả nữa thì phải phạt 80 trượng. Nếu đem gả cho người khác
mà đã thành hôn rồi thì xử tội đồ làm khao đinh. Người ấy biết thì không phải
tội. Còn người con gái thì phải gả cho người hỏi trước; nếu người hỏi trước
không lấy nữa thì phải bồi thường đồ sính lễ gấp hai; người con gái được gả cho
người hỏi sau. Nhà trai đã có sính lễ rồi, mà không lấy nữa, thì phải phạt 80
trượng và mất đồ sính lễ.
Điều 316: Các quan ty ở trấn ngoài mà lấy đàn bà ở trong hạt mình, thì
xử phạt 70 trượng, biếm ba tư và bãi chức.
Điều 317: Người nào đang có tang cha mẹ hoặc tang chồng mà lại lấy
chồng khác hoặc cưới vợ khác thì xử tội đồ, người khác biết mà vẫn cứ kết hôn
thì xử biếm ba tư và đôi vợ chồng mới cưới phải chia lìa.
Điều 318: Trong khi ông bà cha mẹ bị giam cầm tù tội, mà lấy vợ lấy
chồng thì đều xử biếm ba tư và đôi vợ chồng phải ly dị. Nếu ông bà, cha mẹ có
cho phép thì chỉ được làm lễ thành hôn mà không được bày cỗ bàn ăn uống, trái
luật thì xử biếm một tư.
Điều 319: Người vô lại lấy cô, dì, chị em gái, kế nữ (con gái riêng của
vợ), người thân thích, đều phỏng theo luật gian dâm mà trị tội.
Điều 322: Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu người con trai bị
ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái được kêu
quan mà trả đồ lễ. Nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội thì không phải trả đồ
lễ, trái luật thì xử phạt 80 trượng.
Điều 323: Các quan và thuộc lại lấy đàn bà con gái hát xướng làm vợ cả,
vợ lẽ, đều xử phạt 70 trượng, biếm ba tư; con cháu các quan viên mà lấy những
người phụ nữ nói trên, thì xử 60 trượng; và đều phải ly dị.
Điều 324: Là anh, là em, là học trò mà lấy vợ của em, của anh, của thầy
học trò đã chết, đều xử tội lưu, người đàn bà xử giảm một bậc; đều phải ly dị.
7
Điều 333: Nếu con rể lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha mẹ vợ, đem
việc thưa quan sẽ cho ly dị.
Điều 334: Các quan ty mà cùng với những người tù trưởng ở nơi biên trấn
kết làm thông gia, thì phải tội đồ hay lưu và phải ly dị.
Điều 338: Những nhà quyền thế mà ức hiếp để lấy con gái lương dân, thì
xử tội phạt biếm hay đồ.
Điều 339: Những người mối lái đem đàn bà, con gái có tội đương trốn
tránh, làm mối cho người ta làm vợ cả, vợ lẽ thì xử tội nhẹ hơn của chính người
đàn bà ấy một bậc; người không biết thì không phải tội.
2.1.3 Những nghi lễ trong hôn nhân Việt Nam xưa
Tục lệ hôn nhân truyền thống của người Việt tương đối thống nhất về các
lễ nghi cơ bản. Một đam cưới truyền thống và chuẩn mực sẽ diễn ra theo trình tự
lục lễ :
2.1.3.1 Lễ nạp thái
Có thể hiểu “nạp thái” ở đây có nghĩa là “thu nạp sính lễ của nhà trai”. Lễ
nạp thái là lễ đầu tiên trong 6 lễ tục đám cưới theo phong tục đám cưới Việt
Nam xưa. Với nghi lễ khởi đầu này, nhà trai thường mang một đôi “chim nhạn”
đến làm sính lễ để thưa chuyện với nhà gái.
Lý do cho việc dùng đôi chim nhạn làm sính lễ đó là vì nó có ý nghĩa hòa
thuận âm dương, mong đôi vợ chồng có thể dễ dàng hòa giải khó khăn trong hôn
nhân và người vợ sẽ thuận theo đạo nghĩa của người chồng.
2.1.3.2 Lễ vấn danh
Tiếp theo là lễ vấn danh khi nhà trai cử vài ba người sang nhà gái, đem
theo sính lễ là rượu, chè và trầu cau. Mục đích chính của việc này trong phong
tục đám cưới Việt Nam xưa là để hỏi ngày, tháng, năm sinh của cô gái nhờ thầy
tính tuổi cho cặp đôi xem có hợp nhau không, rồi mới tính đến các bước sau đó.

8
Phía nhà gái đón lễ vấn danh bằng cách chuẩn bị sẵn một tờ giấy trên đó
đã ghi đủ thông tin cá nhân: họ tên và sinh nhật của con gái, thậm chí có cả giờ
sinh nếu nhà trai yêu cầu.
Không chỉ ở xã hội Việt Nam thời xưa mà hiện tại việc xem tuổi vẫn
đóng vai trò quan trọng để hai bên gia đình đi đến quyết định có cho phép cặp
đôi thành thân hay không.
2.1.3.3. Lễ nạp cát
Thể theo phong tục đám cưới Việt Nam xưa, người ta tổ chức lễ nạp cát
khi nhà trai quyết định là cặp đôi hợp mệnh, hợp tuổi để đánh tiếng xin nhà gái
tiến đến lễ ăn hỏi. Yếu tố tiên quyết là phải chọn ngày lành, tháng tốt cho lễ nạp
cát.
Bên nhà trai sẽ hỏi ý kiến chi tiết nhà gái mong muốn bày trí và có lễ vật
như thế nào. Trong trường hợp nhà gái yêu cầu lễ to thì họ nói ý tứ rằng họ hàng
nội ngoại đôi bên đều đông người, giao du bạn bè rộng,… nhà trai hiểu ý và
chuẩn bị đầy đủ.
Sính lễ của lễ nạp cát trong phong tục đám cưới Việt Nam xưa thường là
một buồng cau to lên đến 3-400 quả, vài chai rượu nếp trắng cùng mâm xôi gấc
lớn. Gia đình nhà trai có điều kiện tài chính hơn thì có thể thêm vào một cái thủ
lợn hoặc con lợn sữa quay, trà bánh,… cho phong phú lễ vật, tạo ấn tượng tốt
hơn với nhà gái.
2.1.3.4. Lễ nạp trưng (hay nạp tệ)
Bản chất của lễ tục này là “thách cưới” nhà trai, trong phong tục đám
cưới Việt Nam ngày nay vẫn được một bộ phận gia đình áp dụng. Trong lễ nạp
trưng, nhà gái có quyền được đòi hỏi nhà trai phải nạp những lễ vật gì cho gia
đình mình.
Tuy nhiên, thói quen hình thành từ xưa đến nay là nhà gái thường sẽ nói
đội lên rất cao yêu cầu về vật dụng làm sính lễ: quần áo mớ ba mớ bảy, xà tích,
9
hoa tai, tiền giấy, gạo và rượu,… Phía nhà trai cũng phải tùy vào khả năng mới
có thể đáp ứng được hết.
2.1.3.5. Lễ thỉnh kỳ
Lễ thỉnh kỳ chỉ đơn giản là lễ xin định ngày giờ tốt để làm lễ cưới.
2.1.3.6. Lễ thân nghinh
Khi đi tới phần lễ thân nghinh có nghĩa là nhà trai đã vượt qua 5 “cửa ải”
trước thành công và được nhà gái ưng thuận, ngày giờ tổ chức đám cưới theo
bên nhà trai định. Bởi lễ thân nghinh là lễ tục cuối cùng và quan trọng nhất của
“lục lễ”, cho nên đối với phong tục đám cưới Việt Nam xưa thì bắt buộc phải
kiêng kị những điều sau:
Cả hai người cô dâu lẫn chú rể đều không được ở trong thời kỳ chịu tang,
vì không một ai mong muốn sự kiện hoan hỉ trọng đại của cuộc đời vướng âm
khí của một đám ma từ trước.
Đặc biệt chọn ngày cưới phải tránh hết các giờ không vong, sát chủ và
không tổ chức cưới hỏi vào tháng ngâu (tháng 7 âm lịch).
Trước khi đám cưới diễn ra vài tiếng đồng hồ, thường nhà trai lại cử người đại
diện sang nhà gái mang theo cơi trầu đủ 12 miếng trầu xếp cánh phượng và 12
miếng cau xếp cánh tiên, báo cáo giờ xin đón dâu với nhà gái. Ý nghĩa của hành
động này là nhằm đảm bảo đám cưới diễn ra suôn sẻ và thuận lợi, tránh gây tai
tiếng cho họ hàng quan khách đôi bên hoặc đề phòng đám cưới không có cô dâu.
2.1.4 Đánh giá
Do ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc ngày xưa, nên các nghi lễ cưới
hỏi của nước ta cũng mang rất nhiều nét đặc trưng của Trung Quốc . Những
nghi thức này được thực hiện nhiều công đoạn.

2.2 Hôn nhân Việt Nam hiện đại


2.2.1 Hoàn cảnh xã hội
10
Theo bánh xe lịch sử chạy dài, cùng với việc coi trọng giá trị gia đình, các
tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của người Việt Nam vẫn nghiêng về các giá trị
truyền thống nhưng đang có xu hướng dịch chuyển sang các giá trị mang tính cá
nhân và hiện đại, với những thay đổi lớn trong kinh tế, xã hội và hội nhập quốc
tế.
2.2.2 Quan niệm
Việc “ dựng vợ gả chồng” là quyền quyết định của đôi trẻ, cho dù gia
đình có môn đăng hộ đối hay không. Việc này cho phép cô dâu và chú rể được
đặt tính cá nhân của mình vào một lễ cưới nhiều hơn. Quan niệm hôn nhân ngày
nay được tự do hơn, thoải mái hơn ngày xưa rất nhiều bởi giới trẻ hoàn toàn có
thể làm chủ mình trong vấn đề hôn nhân. Cũng có nhiều trường hợp những
người thích yêu nhưng không thích cưới, cũng có nghĩa là không tiến tới hôn
nhân trên mặt pháp luật, các vấn đề về sống độc thân, sống thử, hôn nhân thực
dụng.
2.2.3. Pháp chế của hôn nhân ngày nay
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: "Hôn nhân là sự kết hợp đặc
biệt dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tiến bộ, một vợ một chồng nhằm xây dựng
gia đình hòa thuận, hạnh phúc và bền vững".
Theo nguyên tắc này tại hiến pháp, vợ - chồng tại Việt Nam bình đẳng với
nhau trước pháp luật. Đồng thời, nguyên tắc một vợ - một chồng có nghĩa rằng
các dạng thức hôn nhân khác như đa thê (nhiều vợ - một chồng) hoặc hôn nhân
đồng tính (không có vợ hoặc không có chồng) pháp luật Việt Nam không công
nhận.
Hôn nhân được khởi đầu bằng một sự kiện pháp lý là đăng ký kết hôn và
kết thúc bằng một sự kiện pháp lý là ly hôn (hoặc một trong hai người chết/mất
tích).
Điều 17: Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng
11
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi
mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được
quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.
Điều 18: Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng
Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ
luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
Điều 19: Tình nghĩa vợ chồng
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm,
chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia
đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng
có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia
các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Điều 20: Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng
Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị
ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Điều 21: Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm,
uy tín cho nhau.
Điều 22: Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
nhau.
Điều 23: Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề
nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia
hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
12
2.2.4. Những lễ nghi của hôn nhân ngày nay
Ở phương diện luật định, sau khi đăng ký kết hôn đôi trai gái được pháp
luật bảo vệ. Tuy nhiên, trong tâm thức và văn hóa dân tộc, lễ cưới chứ không
phải tờ hôn thú, mới là thời điểm để họ hàng, bè bạn và mọi người chính thức
công nhận đôi trai gái là vợ chồng. Cũng vì vậy, tại lễ cưới nhiều vấn đề xã hội
diễn ra, khen chê của dư luận xã hội đều tập trung vào đó, “ma chê cưới trách”
nhưng lại “ai chê đám cưới, ai cười đám ma”. Một đám cưới theo nghi thức cổ
truyền có thể vừa được khen, vừa bị chê. Người khen thì cho rằng thế mới là
đám cưới Việt Nam, thế mới không sợ sự du nhập của văn hoá bên ngoài, nhưng
người chê thì lại nói rằng thế là rườm rà, lãng phí và luỵ cổ. Tuy vậy, chính
quyền không cấm việc tổ chức cưới hỏi theo phong tục tập quán xưa, mà chỉ ban
hành “quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi”, theo đó, quy
định rằng: “các thủ tục có tính phong tục tập quán như chạm ngõ, lễ hỏi, xin dâu
cần được tổ chức đơn giản và gọn nhẹ” và “việc cưới cần được tổ chức trang
trọng vui tươi, lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc”.
Trình tự tiến đến lễ cưới của người Việt Nam, có thể có những cách thức,
tên gọi khác nhau, đa số có những điểm chung.
2.2.4.1. Đăng kí kết hôn
Lễ cưới ngày nay thường được tổ chức sau khi đã được chính quyền
cấp giấy chứng nhận kết hôn.Chụp ảnh, quay phim: Ở một số thành phố lớn, cô
dâu và chú rể thường đến một số địa điểm đẹp ngoài trời để chụp ảnh làm kỷ
niệm.Chuẩn bị vật phẩm hôn lễ, quà cưới, phòng cưới, tiệc cưới, quần áo, xe
hoa…Phải chọn một người trung gian, đóng vai trò bắc cầu cho hai bên gia đình.
Đó thường là người đứng tuổi, có uy tín, có kinh nghiệm trong ăn nói.
2.2.4.2. Lễ dạm ngõ
Được sự đồng ý của nhà gái, nhà trai đem lễ sang. Đồ lễ bắt buộc phải
có là trầu, cau, rượu, chè. Phải có trầu Cau vì câu chuyện trầu cau trong cổ tích
13
Việt Nam là tiêu biểu cho tình nghĩa vợ chồng, họ hàng ruột thịt. Miếng trầu là
đầu câu chuyện, không có trầu là không theo lễ.
2.2.4.3. Lễ ăn hỏi
Hay còn gọi là lễ vấn danh, theo tục xưa là hỏi tên tuổi cô gái, nhưng
ngày nay cha mẹ đôi bên đã biết biết rõ rồi. Cô gái nhà nào đã nhận lễ vấn danh
coi như đã có nơi, có chốn. Sau ngày lễ ăn hỏi, phải có báo hỉ, chia trầu. Nhà gái
trích trong lễ vật nhà trai đưa đến một lá trầu, một quả cau, một gói trà nhỏ, một
cái bánh cốm, hoặc vài hạt mứt. Tất cả gói thành hộp hay phong bao giấy hồng,
mang đến cho các gia đình họ hàng, bạn hữu của nhà gái. Nhà trai cũng báo hỉ,
nhưng không phải có lễ vật này mà chỉ cần thiếp báo hỉ. Cũng trong lễ ăn hỏi,
hai họ định luôn ngày cưới.
2.2.4.4. Lễ cưới
Lễ nạp tài: Là ngày nhà trai đem sính lễ sang nhà gái. Đồ sính lễ gồm trầu
cau, gạo nếp, Thịt lợn, quần áo và đồ trang sức cho cô dâu. Ý nghĩa của lễ nạp
tài là nhà trai góp với nhà gái chi phí cỗ bàn, cho nhà gái và cô dâu biết mọi thứ
đã chuẩn bị sẵn. Với đồ nữ trang cho cô dâu làm vốn, cô có thể yên tâm xây
dựng tổ ấm mới, chứ không đến nỗi sẽ gặp cảnh thiếu thốn.
Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu, Rượu đến xin
dâu, báo đoàn đón dâu sẽ đến.
Tục chăng dây: Ở một số đám cưới, nhà gái bố trí vài em nhỏ bụ bẫm,
xinh xắn, mặc áo đỏ chăng dây trước của nhà gái. Khi nhà trai đến, một trong
các em nhỏ chạy về báo cho nhà gái biết. Nhà trai chuẩn bị một ít kẹo để phân
phát cho lũ trẻ chăng dây này, khi đã nhận được kẹo bọn chúng sẽ rút dây để
đoàn nhà trai đi vào nhà gái.
Lễ rước dâu: Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có cụ già
cầm hương đi trước, cùng với người mang lễ vật. Nhà gái cho mời cụ già thắp
hương vái trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Cô dâu cùng với chú
14
rể lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên. Sau đó hai người cùng bưng trầu ra mời họ
hàng. Bố mẹ cô dâu tặng quà cho con gái mình. Có gia đình cũng lúc này bày cỗ
bàn cho cả họ nhà gái chung vui. Khách nhà trai cũng được mời vào cỗ. Sau đó
là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng. Họ nhà gái chọn sẵn người đi
theo cô gái.
Rước dâu vào nhà: Đoàn đưa dâu về đến ngõ. Lúc này, bà mẹ chồng cầm
bình vôi, tránh mặt đi một lúc, để cô dâu bước vào nhà. Hiện tượng này được
giải thích theo nhiều cách. Thường người ta cho rằng việc làm này có ý nghĩa
khắc phục những chuyện cay nghiệt giữa mẹ chồng và nàng dâu sau này.
Lễ tơ hồng: Khi hai họ ra về, một số người trừ người thân tín ở lại chứng
kiến cô dâu chú rể làm lễ cúng tơ hồng. Người ta cho rằng vợ chồng lấy được
nhau là do ông Tơ bà Nguyệt trên trời xe duyên cho. Cúng tơ hồng là để tạ ơn
hai ông bà này. Lễ cúng đơn giản, ông cụ già cầm hương lúc đón dâu, hoặc ông
cụ già cả nhất của họ hàng làm chủ lễ. Hai vợ chồng lạy lễ tơ hồng rồi vái nhau.
Trải giường chiếu: Bà mẹ chồng, hoặc một bà cao tuổi khác, đông con nhiều
cháu, phúc hậu, hiền từ, cô dâu chú rể vào phòng tân hôn, bà sẽ trải sẽ trải đôi
chiếu lên giường ngay ngắn, xếp gối màn cẩn thận…
Lễ hợp cẩn: Đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai. Trước giường
có bàn bày trầu Rượu và một đĩa bánh phu thê. Ông cụ già đứng lên rót rượu vào
chén rồi mời đôi vợ chồng cùng uống.
Tiệc cưới: Dù đám cưới to hay nhỏ, cũng phải có tiệc cưới. Đặc biệt là ở
nông thôn, tính cộng đồng xóm giềng, làng xã, họ hàng đang còn mạnh thì tiệc
cưới là một dịp tốt để củng cố tính cộng đồng ấy. Ở thành phố, người ta thường
tổ chức tiệc cưới ngay sau lễ thành hôn.
Lễ cheo: Một số vùng của Việt Nam còn có lễ cheo. Lễ cheo có thể tiến
hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có lễ
vật hoặc kinh phí đem đến cho làng hay cho xóm Có con gái đi lấy chồng. Lễ
15
cưới là để họ hàng công nhận, lễ cheo là để xóm làng tiếp thu thêm thành viên
mới, những con người mới với những tế bào mới của làng.
Lễ lại mặt: Hay còn gọi là nhị hỉ hoặc tứ hỉ, sau lễ cưới (2 hoặc 4 ngày),
hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ vợ mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật
cũng có trầu, xôi, lợn. Bố mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình. Ở
một số trường hợp nếu xảy ra chuyện gì mà nhà trai không bằng lòng sau đêm
hợp cẩn, thì lễ nhị hỉ lại có những chuyện không hay, nhưng trường hợp này rất
hiếm.
2.2.5. Đám cưới của các tín đồ tôn giáo
2.2.5.1. Phật giáo
Phật chưa hề khuyến khích chuyện lứa đôi; nhưng giáo lý Phật có dạy về
bổn phận của vợ đối với chồng, chồng đối với vợ, con cái đối với cha mẹ, cha
mẹ đối với con cái. Nếu hai Phật tử là người đã quy y, hoặc chưa quy y, nhân
ngày cưới, sắm sửa lễ vật nhang đèn, Hoa Quả đến chùa nhờ Thầy làm lễ chú
nguyện cho hai Phật tử và có sự chứng kiến của hai họ. Quý Thầy sẽ tụng kinh,
trì chú, đọc lời dạy của Ðức Phật theo như trong Tinh thần của “kinh Thiện
Sanh”. Sau đó hai người đọc lời phát nguyện trước Tam bảo và sau cùng là lễ
trao nhẫn cho nhau. Sau phần tụng kinh lễ Phật, cô dâu chú rể đến lễ ông bà và
cảm ơn những người tham dự cũng như đón nhận những lời chúc tụng hoặc quà
cưới và cuối cùng là tiệc trà Ðạo vị.
2.2.5.2. Thiên Chúa Giáo
Sau khi rước dâu về nhà chồng, ngay ngày hôm sau nhà trai và nhà gái
còn có hẹn đến làm lễ cưới tại nhà thờ. Mọi nghi lễ đều do đức cha của nhà thờ
lo liệu. Lễ cưới ở nhà thờ cũng có nghi lễ đeo nhẫn cưới cho chú rể và cô dâu.
Nếu chú rể và cô đâu đã đeo nhẫn cưới ở nhà thì trước khi đến nhà thờ phải tháo
nhẫn cưới đó ra trước khi lên gặp các cha để đeo nhẫn cưới cho. Hôn nhân người
Việt khác với hải ngoại ở điểm, ở hải ngoại, nếu lễ cưới được cử hành ở nhà thờ
16
thì nhà thờ đã thừa lệnh của chính quyền địa phương để làm giấy hôn thú cho
chú rể cô dâu ngay tại nhà thờ để làm nghi lễ kết hôn với sự có mặt của hai bên
gia đình.
2.2.6 Đánh giá
Các nghi thức cưới hỏi hiện đại ngày nay đã có những sự đổi khác so với
cưới hỏi truyền thống. Mặc dù một số nghi thức đã được thay đổi hay giản lược
nhưng về ý nghĩa thì không có thay đổi quá nhiều.

2.3 Sự thay đổi của hôn nhân xưa và nay


2.3.1. Vấn đề tình yêu và hôn nhân đồng giới
Hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tính là hôn nhân giữa hai người có
cùng giới tính sinh học. Hôn nhân đồng giới có khi còn được gọi là "hôn nhân
bình đẳng" hay "bình đẳng hôn nhân", thuật ngữ này thường được sử dụng phổ
biến từ những người ủng hộ.
2.3.2. Tỉ lệ sống thử trước hôn nhân
-Trong những năm gần đây, ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, đã
xuất hiện một lối sống mới của giới trẻ: Những đôi nam nữ sống chung như vợ
chồng không có đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì họ
tiến tới hôn nhân chính thức, sẽ đăng ký kết hôn theo pháp luật. Còn nếu thấy
không phù hợp, họ sẽ chia tay nhau, không cần đến pháp luật. không chỉ trong
giới công nhân sống xa nhà mà còn cả ở những sinh viên đang ngồi trên ghế nhà
trường.
- Xét theo truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam thì
“sống thử” là một lối sống không phù hợp, không nên khuyến khích, nó có tác
động xấu đến đời sống và mang lại nhiều hậu quả đáng tiếc cho bản thân và xã
hội. Đồng thời, “sống thử” khó được toàn xã hội chấp nhận, đó là lối sống sai

17
lầm, buông thả, phóng túng, làm băng hoại các giá trị đạo đức truyền thống, là
một biểu hiện của sự xuống cấp về đạo đức trong lối sống thực dụng ngày nay.
Hơn nữa, “sống thử” còn là một trong những thực trạng của xã hội, nó
đang có nguy cơ lan rộng như một “dịch bệnh”. Đối tượng được nói đến cách
phổ biến, lại rơi vào các học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, hay người trẻ
vốn phải sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, khó khăn trong cuộc sống nhưng lại
chưa đủ bản lĩnh để bươn trải vào đời.
- Nguyên nhân “sống thử” của giới trẻ
+ Nguyên nhân bản thân
Do sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, thiếu vật chất, hoặc có thể vì đua đòi và đi
theo não trạng sai lạc do chủ thuyết “duy thế tục” được tự do quảng bá dưới mọi
hình thức trong đời sống xã hội. Một số bạn không thích kết hôn khi sự nghiệp
chưa vững vàng và càng không thể để "Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy".
+ Nguyên nhân từ gia đình
Do cha mẹ sống không hạnh phúc, những cảnh xào xáo, chửi bới và cãi vã
thường ngày trong gia đình chính là yếu tố làm cho giới trẻ không muốn nghĩ
đến hôn nhân; ngược lại, coi hôn nhân như một sự ràng buộc, cùm kẹp, hoặc chỉ
như cơ hội để người ta lợi dụng nhau. Đồng thời, do cha mẹ bồ bịch, mèo chuột,
muốn “tìm của lạ” hoặc “ông ăn chả, bà ăn nem” nên không thể khuyên bảo con
cái được. Cha mẹ lăng nhăng mà cấm con cái bồ bịch mới là chuyện lạ.
Cha mẹ không quan tâm đến đời sống và tình cảm của con mình, không
động viên con cái sống lành mạnh, chỉ biết phó mặc cho nhà trường, thì làm sao
chúng không hư hỏng? Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng “sống
thử” ở giới trẻ là do sự giáo dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới
các em, nhất là lúc các em đang tuổi cặp kè yêu đương, các em muốn có người
đồng hành để chia sẻ.
+ Nguyên nhân từ xã hội
18
Do ảnh hưởng văn hóa Phương Tây tràn vào, nên tình trạng quan hệ tình
dục và “sống thử” trước hôn nhân ở giới trẻ đang ở mức báo động. Do ảnh
hưởng của nền văn hóa “tốc độ”, một số bạn trẻ quan niệm về tình yêu “rất hiện
đại” hay còn gọi tình yêu tốc độ”. Hơn nữa, do ảnh hưởng của truyền thông, các
bạn nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, xem phim ảnh, tạp chí về yêu đương và cả
những trang web về tình dục là điều không thể tránh khỏi. “Tai nghe không bằng
mắt thấy”, có nhiều bạn trẻ vì tò mò “sống thử để biết”, và “sống thử vì thấy bạn
bè mình có nhiều cặp cũng đang sống chung đấy thôi”.
- Hậu quả của việc “sống thử”
“Sống thử” mang lại nhiều khó khăn hơn những gì người ta tưởng tượng
về nó, và thực sự, trong cuộc sống “thử” người ta cũng ít có trách nhiệm với
nhau hơn. “Sống thử” là một cuộc sống không lâu bền vì hầu hết sau một thời
gian sống chung tạm bợ, những va chạm trong cuộc sống hằng ngày dễ làm cho
người ta chán nhau, nhất là những cặp sinh viên “sống thử” còn phải mang theo
nỗi lo học hành, nỗi lo “cơm áo gạo tiền” thì càng bức bối. “Sống thử” rất bấp
bênh, thiếu một mục đích cụ thể, do vậy khi gặp khó khăn, mâu thuẫn đáng ra có
thể giải quyết được, thì hai người lại dễ buông xuôi và tan vỡ. Có thai trước khi
kết thúc giai đoạn “sống thử” sẽ khiến cho cuộc sống tình dục “vợ chồng thử”
của các bạn trẻ không bao giờ có được niềm hạnh phúc tự nhiên như trong một
cuộc hôn nhân hợp pháp. Rồi nhiều chuyện không mong muốn xảy ra như nạo
phá thai, con cái sinh ra chưa được pháp luật công nhận và đặc biệt nó có thể
kéo theo nhiều căn bệnh nguy hiểm và có thể gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống
hôn nhân thực sự của các bạn sau này.
Một khi “sống thử” tan vỡ, bạn nữ chịu thiệt thòi đã đành, bạn nam cũng
không phải không bị ảnh hưởng, mất mát về thời gian, sức khoẻ, tiền bạc, mất
mát nhiều cơ hội trong cuộc sống… chia đều cho cả hai bên. Nhiều bạn gái gặp
bế tắc sau khi “sống thử” đã tự tử.
19
- Để hạn chế việc “sống thử”
+ Về phía bản thân
Bản thân các bạn, nên cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức về tình yêu, về
hôn nhân gia đình, không nên vì những lời ngon ngọt của người yêu mà bỏ qua
những chuẩn mực, giá trị đạo đức của người Việt Nam. Các bạn gái phải tự biết
bảo vệ cái quý giá nhất của mình. “Sống thử”, nếu “dính bầu” thì đơn giản là đi
phá thôi sao? Đừng chỉ vì một giây phút nông nổi mà bạn phải ân hận suốt đời
khi mất luôn thiên chức làm mẹ. Hơn nữa, các bạn nên tham gia các đoàn hội,
tạo một sân chơi lành mạnh, giao lưu học hỏi và phải quyết tâm nói không với
việc “sống thử”.
+ Về phía gia đình
Cha mẹ phải nhận trách nhiệm tạo bầu khí gia đình đầy linh hoạt trong
tình yêu và tôn kính với mọi người, để sự phát triển hoàn mỹ về cá tính và xã
hội được nẩy nở trong con người. Vì vậy, gia đình là trường học đầu tiên cho tất
cả những đức tính tốt mà bất cứ xã hội nào cũng cần phải có.
+ Về phía xã hội
Tuyên truyền, những buổi hội thảo, những diễn đàn và những bài viết liên
quan đến vấn đề này, nên tổ chức và khai triển dưới nhiều khía cạnh khác nhau
trong xã hội cũng như trong Giáo hội Công giáo một cách sôi động.Hơn nữa,
chúng ta sinh ra ở Việt Nam, một nước phương Đông với nhiều giá trị đạo đức
tốt đẹp, vì vậy, người Việt Nam dù có văn minh hay học hỏi ở nước ngoài thế
nào cũng nên giữ lại một chút truyền thống của dân tộc mình. Biết rằng, phương
Tây họ có nhiều cái hay cái mới mình cần nên học, nhưng họ cũng có những cái
xấu mà mình không nên học, hoặc dù có học cũng nên điều chỉnh sao cho phù
hợp với nước mình một chút.
2.3.3. Trinh tiết người phụ nữ

20
- Xã hội truyền thống bắt buộc người con gái phải giữ trinh tiết đến khi về
nhà chồng để thể hiện sự thủy chung và tôn trọng người chồng.
- Ngày nay việc trinh tiết không còn quá quan trọng, nếu muốn người con
gái giữ trinh tiết cho đến khi tiến đến hôn nhân thì người con trai cũng phải giữ
được như người con gái.
- Xã hội ngày càng phát triển, suy nghĩ, cách nhìn nhận về vấn đề này
cũng trở nên ít khắt khe hơn. Ngày nay, đâu đâu cũng nghe, cũng thấy tuyên
truyền “nam - nữ bình đẳng” vậy nên vị thế của người phụ nữ cũng được xã hội
đánh giá cao.
2.3.4. Tỉ lệ ly hôn
Trong quan hệ hôn nhân trước kia thì việc kết hôn vẫn chưa được pháp
luật bảo vệ, nên việc kết hôn hay ly hôn hầu như không được kiểm soát, tuy
nhiên có thể thấy tỉ lệ ly hôn rất là thấp. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ
của xã hội thì tỉ lệ ly hôn ngày càng một tăng( năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly
hôn, đến năm 2005 tăng lên 65.929 vụ ). Người vợ đứng đơn ly hôn hiện nay
gấp 2 lần so với người chồng đứng đơn. Người tốt nghiệp dại học, cao đẳng có
số tỷ lệ ly hôn từ 1,7-2%, thấp hơn tỷ lệ 4-6% của người không có bằng cấp. Số
năm sống trung bình trước khi ly hôn của các cặp vợ chồng 18-60 tuổi là 9,4
năm; còn riêng ở các khu vực nội thành, các thành phố lớn, chỉ 8 năm. Có 4
nguyên nhân thường xảy ra nhiều là: mâu thuẫn về lối sống (27,7%); ngoại tình
(25,9%); kinh tế (13%); bạo lực gia đình (6,7%).(1)(1)

(1)(1)
Cuộc điều tra do Bộ VH-TT&DL, phối hợp với Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ của
UNICEF

21
KẾT LUẬN:
Trong truyền thống văn hóa của dân tộc Việt, nhiều thuần phong mỹ tục
rất cần thiết cho đạo lý làm người và kỷ cương xã hội. Cũng như mọi lễ tục
khác, những lễ nghi, tập tục cưởi hỏi cũng có tính kế thừa, tính biến hóa và tính
phát triển, bởi ở bất kì thời đại nào thì lễ tục vẫn tiếp thu những diện mạo tinh
thần và cũng chịu sự ảnh hưởng của kinh tế, văn hóa và chính trị của thời đại đó.
Các lễ nghi, tập tục này có khi rất đơn giản, đôi khi lại rất phức tạp theo tập
quán từng vùng, từng dân tộc. Trải qua thời gian và biến thiên lịch sử, tuy nhiên
hôn nhân là việc muôn đời nhưng cách thực hiện mỗi đời một khác. Và qua đây
giúp chúng ta hiểu được sự tôn nghiêm và thiêng liêng của các nghi lễ cưới hỏi
ngày trước và những kế thừa, gìn giữ và phát huy của thời nay tuy có một số
phần mai một. Nhưng qua đó ta thấy được dân tộc ta là một dân tộc giàu văn hóa
truyền thống lâu đời. Và chung ta là thế hệ trẻ của xã hội hiện đại, sẽ trở thành
chồng thành vợ trong tương lai, qua đề tài này sẽ giúp chúng ta thấm thuần hơn
và thật sự trân trọng những giá trị mà sống xứng đáng là một người vợ/chồng
với tròn đầy nghĩa tình.

22
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. “Hôn sự xưa và nay”_tác giả Đức Quang, NXB Văn hóa nghệ thuật
Tp.HCM
[2]. “ Đám cưới xưa và nay”_tác giả Vũ Thanh Việt, NXB Văn hóa thông tin
[3]. Tìm hiểu về đám cưới Việt Nam xưa và nay, truy cập ngày 20/5/2021.”
Đường dẫn: https://vanhoaclub.com.vn/phong-tuc-dam-cuoi-viet-nam-xua-va-
nay/
[4]. Wedding Guu!,So sánh hôn nhân xưa và nay, truy cập ngày 18/5/2021.
Đường dẫn: https://weddingguu.com/bai-viet/so-sanh-hon-nhan-xua-va-nay
[5]. KHO TRI THỨC SỐ.COM, Những quan niệm về hôn nhân, truy cập ngày
17/5/2021. Đường dẫn: https://khotrithucso.com/doc/p/nhung-quan-niem-ve-
hon-nhan-287575
[6]. Trung tâm hội nghi tiệc cưới Tràng An Place, Nét đẹp văn hóa trong phong
tục đám cưới Việt Nam xưa và nay, truy cập ngày 17/5/2021. Đường dẫn:
https://tranganpalace.vn/tin-tuc/phong-tuc-dam-cuoi-viet-nam-xua-va-nay

23

You might also like