You are on page 1of 51

phong tục cưới hỏi chăm và khmer

Đại cương văn hoá phương đông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HỌC PHẦN: VĂN HÓA NAM BỘ

ĐỀ TÀI: PHONG TỤC HÔN NHÂN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG
NAM BỘ

Nhóm thực hiện:

1.Nguyễn Thị Mỹ Chi : 2256140014


2.Trương Thị Hoàng Liên : 2256140037
3.Nguyễn Trọng Nghĩa : 2256140054
4.Hồ Thị Thảo Nguyên : 2256140056
5.Nguyễn Thị Minh Nguyệt : 2256140057
6.Mai Thị Xuân Truyền : 2256140095
7.Nguyễn Thị Uyển Vy : 2256140103

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trương Thị Lam Hà

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2023

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


MỤC LỤC

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


1. DẪN NHẬP:......................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục đích chọn đề tài......................................................................................1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
2. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................2
2.1. Khái quát vùng văn hóa Nam bộ và các dân tộc..............................................2
2.2. Khái quát về dân tộc Khmer ở Nam bộ..........................................................4
2.3. Khái quát về dân tộc Chăm ở Nam bộ............................................................6
2.4. Quan niệm chung về hôn nhân của người Việt Nam......................................8
3. NHỮNG NGHI LỄ TẬP TỤC CƯỚI CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ...........9
3.1. Quan niệm hôn nhân của người Khmer..........................................................9
3.2. Các nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân truyền thống của người dân tộc
Khmer ở Nam Bộ................................................................................................10
3.3. Quan niệm trong phong tục cưới hỏi của người Khmer...............................10
3.3.1 Quan niệm về trinh tiết...........................................................................10
3.3.2 Quan niệm về tuổi tác.............................................................................11
3.3.3 Quan niệm về ngày lành tháng tốt, hướng tốt để kết hôn.......................11
3.4. Trang phục lễ cưới của người Khmer...........................................................12
3.5. Các nghi lễ cưới hỏi của người dân tộc Khmer............................................13
3.5.1 Lễ dạm hỏi( Si s’la dok).........................................................................13
3.5.2 Lễ ăn hỏi( Si s’la kanh- sêng).................................................................14
3.5.3 Lễ xin cưới( Si s’la banh cheak peak)....................................................14
3.5.4 Lễ cưới( Si s’ la com- not)......................................................................15
3.6. Cư trú sau hôn nhân......................................................................................24
3.7. So sánh phong tục hôn nhân của người Việt và người Khmer......................25
3.8. Biến đổi về phong tục tập quán cưới hỏi của người dân tộc Khmer xưa và
nay ......................................................................................................................27

4. NHỮNG NGHI LỄ TẬP TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI DÂN TỘC CHĂM Ở
NAM BỘ.................................................................................................................29
4.1 Các nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân truyền thống của người dân tộc

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


Chăm ở Nam Bộ.................................................................................................29
4.2 Quan niệm về cưới xin...................................................................................29
4.3 Tiêu chí chọn vợ, chọn chồng........................................................................30
4.3.1. Tiêu chí chọn một người chồng tốt.........................................................30
4.3.2. Tiêu chí chọn một người vợ tốt.............................................................30
4.4. Các nghi lễ cưới hỏi của người dân tộc Chăm..............................................31
4.4.1 Lễ mai mối..............................................................................................31
4.4.2 Lễ dạm hỏi..............................................................................................32
4.4.3 Lễ cưới (Ia khah)....................................................................................32
4.4.4 Ngày cưới (Hagây He - ngày đưa rể).....................................................33
4.4.5 Lễ động phòng hoa chúc (Malâm Chămnek, tức đêm hợp cẩn).............34
4.4.6 Lễ trả áo..................................................................................................35
4.5. Biến đổi về phong tục tập quán cưới xin của người dân tộc Chăm xưa và
nay.
.............................................................................................................................35

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tiểu luận “Phong tục hôn nhân các dân tộc thiểu số vùng Nam Bộ”
nhóm em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến giảng viên ThS. Trương Thị Lam Hà đã
truyền đạt cho nhóm những nền tảng kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thiện bài tiểu
luận chúng em.

Cảm ơn giảng viên đã chỉ dạy, quan tâm và cho chúng em những lời động viên
cũng như bài học kinh nghiệm hữu ích để nhóm hoàn thành bài tiểu luận.

Mặc dù, đã rất cố gắng nhưng do trình độ chuyên môn còn hạn chế, trong quá
trình nghiên cứu nhóm còn gặp nhiều khó khăn và không tránh khỏi những sai sót. Qua
bài tiểu luận trên chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp phản hồi từ cô
để đề tài của nhóm em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chúc quý thầy cô, quý cơ quan mạnh khỏe thành công trong công
việc và cuộc sống.

Tập thể nhóm xin trân trọng cảm ơn.

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


PHẦN NỘI DUNG

1. DẪN NHẬP:
1.1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, trước sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã khiến cho quá trình
giao lưu học hỏi giữa các nước và khu vực trở nên dễ dàng, kéo theo đó là sự thay đổi về
văn hóa trong quá trình này. Trong đó phong tục hôn nhân của người Việt cũng không
ngoại lệ, đặc biệt khi khu vực Nam Bộ là nơi giao thoa, tiếp xúc của nhiều nền văn hóa
khác nhau đã làm cho phong tục hôn nhân có nhiều sự biến đổi nhưng trước những sự đổi
thay của bối cảnh thời đại, vùng văn hóa Nam Bộ vẫn còn lưu giữ nhiều nét đặc trưng
khó trộn lẫn trong phong tục hôn nhân của các dân tộc thiểu số. Phong tục hôn nhân được
hình thành trong quá trình lịch sử ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận và
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục hôn nhân thể hiện tư duy nhận thức,
cách thức tổ chức đời sống, ứng xử của cộng đồng. Nghiên cứu phong tục hôn nhân
chính là một cách tiếp cận văn hóa của dân tộc đó một cách độc đáo. Từ những vấn đề
trên, nhóm sẽ đi sâu vào nghiên cứu phong tục hôn nhân của dân tộc thiểu số vùng Nam
Bộ, điển hình là dân tộc Khmer và Chăm - hai dân tộc có một lịch sử sinh sống lâu đời
trên mảnh đất Nam Bộ với nhiều biến động về lịch sử - văn hóa.

1.2. Mục đích chọn đề tài

Mục đích chọn đề tài nhằm trang bị nhiều kiến thức phong phú về phong tục hôn nhân
của người Khmer và Chăm ở vùng Nam Bộ giúp tăng cường sự hiểu biết về đa dạng văn
hóa và tạo cơ hội giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, tìm hiểu sự khác biệt và tương đồng
lẫn nhau trong quá trình giao thoa và tiếp biến văn hóa. Đặc biệt giúp bảo tồn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống của hai dân tộc này. Việc hiểu về các nghi lễ, tập quán
và quy tắc trong hôn nhân sẽ giúp duy trì và truyền dạy cho thế hệ sau.

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Phong tục hôn nhân của hai dân tộc Khmer và Chăm

- Phạm vi nghiên cứu: khu vực Nam Bộ

1.4. Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp và phân tích các thông tin từ sách, bài nghiên
cứu, tài liệu của các ngành khoa học khác, tham khảo những trang báo, trang thông tin.
Từ những dữ liệu đó nhóm sẽ phân tích, chọn lọc những dữ liệu phù hợp với yêu cầu về
đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề bài để đưa ra những kiến thức, những đối
chiếu chính xác, khách quan về đối tượng.

2. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


Trong nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam mỗi dân tộc, mỗi
vùng miền lại có nét văn hóa riêng độc đáo, đa dạng và phong phú. Nam Bộ tuy là vùng
đất tổ tiên ta mới khai phá lập nghiệp hơn 300 năm, nhưng văn hóa của nông thôn Nam
Bộ bắt nguồn từ nền văn hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam có hơn 4000 năm
lịch sử.
2.1. Khái quát vùng văn hóa Nam bộ và các dân tộc
Về không gian văn hóa, vùng văn hóa Nam Bộ bao gồm 19 tỉnh thành: Bình
Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh,
Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ,
Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Đặc trưng cơ bản của
không gian văn hóa vùng này là địa hình đồng bằng châu thổ và thêm cao nguyên rộng
lớn, có biển bao quanh ba phía, tạo thành ba loại cảnh quan sinh thái thuận lợi cho việc
phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp. Do đó, dưới ảnh hưởng chi phối của văn hóa Việt,
truyền thống văn hóa đồng bằng song hành với văn hóa biển kế thừa từ vùng văn hóa
đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ đã tiếp tục phát triển.
Có thể chia thành 3 tiểu vùng văn hóa là tiểu vùng văn hóa Đông Nam bộ, tiểu
vùng văn hóa Tây Nam bộ và tiểu vùng văn hóa đô thị Sài Gòn.

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


Về tiến trình văn hóa, không gian văn hóa Nam Bộ là phần mở rộng của không
gian văn hóa Việt Nam trên một vùng đất mới mà ở đó, tộc người Việt cùng chia sẻ
không gian văn hóa đồng bằng với ba tộc người thiểu số có nền văn hóa phát triển và có
những thế mạnh văn hóa khác nhau: Hoa, Khmer, Chăm, chưa kể các nhóm cư dân khác
đến từ mọi miền đất nước. Đây cũng là nơi mà người Việt tiếp xúc thuận lợi nhất với
Đông Nam Á, và là nơi văn hóa Việt tiếp xúc lâu dài nhất với văn hóa phương Tây. Tất
cả đã biến Nam Bộ thành một vùng đất mà giao lưu tiếp biến văn hóa diễn ra với tốc độ
rất nhanh, làm biến đổi sâu sắc văn hóa của tất cả các tộc người nơi đây. Hệ quả là hầu
như không có hiện tượng văn hóa nào ở nơi đây còn thuần chất nữa mà luôn có bóng
dáng của những nền văn hóa khác, đã hội tụ nơi đây trong bốn thế kỷ qua. Nó khiến cho
văn hóa Nam Bộ vừa tương đồng lại vừa khác biệt với văn hóa Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
và Trung Bộ.
Về chủ thể văn hóa, với dân số hơn 28 triệu người, chiếm khoảng 90% dân số
của vùng, cư trú trên khắp địa bàn, người Việt là chủ thể văn hóa chính của toàn vùng.
Cư dân Nam Bộ có nguồn gốc rất đa dạng, phong phú. Đại diện cho lớp cư dân lâu đời là
người Mạ, người Xtiêng, người Chơ Ro, tiếp theo sau là người Khmer, người Chăm,
người Việt, người Hoa... Ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số khác như Tày, Mường,...
Người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay ước khoảng 1.300.000
người, tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang,
Bạc Liêu, Cần Thơ, Cà Mau, Vĩnh Long…
Người Chăm ở vùng Nam Bộ có khoảng 30.000 người cư trú tập trung ở
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Trà Vinh, Kiên
Giang, An Giang…
Từ đầu thế kỷ XVII, những người Việt ở miền Trung, miền Bắc đã vào vùng
Đồng Nai, Gia Định khai phá đất hoang, sinh cơ lập nghiệp. Cùng với người Khmer và
những cư dân đã có mặt ở vùng đất Nam Bộ trước đó, họ đã nhanh chóng thích nghi, hòa
nhập và trở thành bộ phận cư dân chủ đạo trong công cuộc chinh phục vùng đất này.
Hiện nay, cư dân Việt chiếm tỷ lệ lớn nhất trong khu vực.

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


Cùng với quá trình phát triển, bức tranh tộc người ở Đồng bằng sông Cửu Long
càng trở nên đa dạng, phong phú thêm bởi sự có mặt của nhiều tộc người khác như Tày,
Thái, Nùng, Dao, Mường, Mông...
Người Hoa ở Nam Bộ là một tộc người thiểu số có trình độ kinh tế - xã hội phát
triển và tương đối đông dân, tập trung ở ba tỉnh thành: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
Nai, Sóc Trăng và rải rác ở khắp các tỉnh thành còn lại.
Ngoài ra còn có Người Stiêng cư trú ở tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh,
Lâm Đồng, Đắk Lắk, có dân số khoảng 66 000 người.
Người Chrau cư trú ở Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu,
dân số khoảng 22 000 người.
Người Mạ có dân số khoảng 33 000 người, cư trú chủ yếu ở Lâm Đồng, Đồng Nai
Do các làn sóng nhập cư vẫn tiếp diễn, vùng văn hóa Nam Bộ ngày nay đã có
đông đủ đại diện của người Việt và 53 tộc người thiểu số: Hoa, Khmer, Chăm, Tày,
Nùng, Dao, Mường, Thái, Thổ…Do vậy, Nam Bộ là một vùng đất đa tộc người. Gắn bó
mật thiết với mảnh đất mà họ coi là quê hương của mình, cư dân các tộc người luôn sống
hòa thuận, chia sẻ mọi thuận lợi và khó khăn với các tộc người khác trong khu vực.
Cùng với sự đa dạng về tộc người và như hệ quả tất yếu của quá trình giao thoa
và hỗn dung văn hóa, Nam Bộ nói chung và miền Tây Nam Bộ nói riêng là một khu vực
hết sức đa dạng về tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán.
2.2. Khái quát về dân tộc Khmer ở Nam bộ
Người Khmer ở Việt Nam là một tộc người thiểu số có trình độ kinh tế - xã hội
phát triển và tương đối đông dân, cư trú tập trung ở 5 tỉnh: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên
Giang, An Giang, Bạc Liêu, và rải rác ở khắp các tỉnh thành khác của vùng Nam Bộ. Từ
khoảng giữa thế kỷ thứ VI đến đầu thế kỷ thứ VII, khi vương quốc Chenta (Chân Lạp)
tấn công tiêu diệt đế quốc Phù Nam, người Khmer đã đặt chân đến địa bàn Nam Bộ.
Hoạt động sản xuất: Người Khmer Nam Bộ chủ yếu làm nghề trồng lúa nước
trên đất giồng và vùng chân giồng, nơi đất đai màu mỡ thích hợp cho việc trồng lúa nước
và các loại hoa màu, hoặc vùng đất giữa các giồng chính và giồng nhánh, nơi có đất tốt
có thể trồng lúa, khoai lang, bắp, dưa hấu, rau đậu…
4

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


Trang phục truyền thống của người dân Khmer mang những đặc trưng riêng về
tạo hình và mặt thẩm mỹ. Nam nữ đều mặc xà rông bằng lụa tơ tằm, người có tuổi mặc
quần áo bà ba màu đen còn nam giới khá giả sẽ mặc bộ bà ba màu trắng, khăn rằn quấn
trên đầu hoặc vắt qua vai.
Từ lâu ẩm thực đã được xem là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự phong
phú trong bản sắc văn hóa Khmer. Trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, thức ăn
chính của người Khmer thường là cơm tẻ hoặc là cơm nếp. Mắm là loại thức ăn được ưa
chuộng và gia vị được sử dụng nhiều là vị chua từ quả me và vị cay từ hạt tiêu, tỏi, sả,
ớt, cà ri. Đặc trưng của ẩm thực Khmer là đậm vị chua, cay, mặn và mang đậm đà hương
vị sông nước. Món ăn đặc trưng là bún nước lèo đậm đà hương vị mắm ăn kèm với các
loại rau và gia vị đặc trưng của dân tộc Khmer.
Đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú. Tuy sống cùng trên một địa bàn với
dân tộc Kinh từ lâu nhưng hình thái cư trú của người Khmer vẫn giữ được đặc điểm
riêng: ở nhà sàn và cư trú theo cộng đồng người với tên gọi là “phum” và “sóc”.
Trong hôn nhân thường do cha mẹ sắp đặt, có sự thỏa thuận của con cái và cưới
xin sẽ trải qua 3 bước là lễ dạm hỏi, lễ ăn hỏi , lễ xin cưới và lễ cưới được tổ chức ở bên
nhà gái.
Trong các lễ tang sẽ có tục hỏa thiêu, sau khi thiêu tro được giữ trong tháp “Pì
chét đẩy” xây cạnh ngôi chính điện trong chùa.
Trong hệ thống lễ hội của đồng bào Khmer có nhiều lễ hội đặc sắc, tiêu biểu là Tết
đón năm mới và Lễ cúng trăng. Trong những dịp này, bà con thăm hỏi, chúc lẫn nhau, tổ
chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao
Người Khmer Nam Bộ hầu hết đều theo tín ngưỡng Phật giáo, hệ phái Nam Tông.
Di sản đặc sắc nhất của văn hóa Khmer cũng chính là nghệ thuật và kiến trúc chùa tháp:
chùa có mái cao thẳng đứng, hoa văn họa tiết sơn vàng, hệ thống tượng Phật, thần Kabil
Maha Prum, nữ thần đất, hung thần Reahu, tiên nữ, vũ nữ Apsara, người chim, vua khỉ
Hanuman... Chùa là nơi thực hiện nghi lễ của Phật giáo, dạy chữ Khmer, lễ hội, truyền bá
kinh nghiệm sản xuất; là nơi gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo
của dân tộc
5

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


2.3. Khái quát về dân tộc Chăm ở Nam bộ
Người Chăm ở Nam Bộ cư trú tập trung ở An Giang, thành phố Hồ Chí Minh,
và rải rác ở Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang... Đại bộ phận
người Chăm Nam Bộ có nguồn gốc là người Chăm di cư ở Chenla, được Nguyễn Cư
Trinh đưa về định cư ở Châu Đốc và Tây Ninh vào năm 1756. Gần đây, mới có thêm
người Chăm từ Ninh Thuận - Bình Thuận vào Nam Bộ học hành và lập nghiệp.
Lịch sử: Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu
đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn
Ðộ. Ngay từ những thế kỷ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc
Chămpa. Hiện tại cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và
Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bàlamôn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo
Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà ni). Bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc
các tỉnh Châu Ðốc,Tây Ninh, An Giang, Ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh theo đạo
Islam (Hồi giáo) mới.
Hoạt động sản xuất: Người Chăm có truyền thống nông nghiệp ruộng nước, giỏi
làm thuỷ lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Bên cạnh việc làm ruộng nước vẫn tồn tại loại
hình ruộng khô một vụ trên sườn núi. Bộ phận người Chăm ở Nam Bộ lại sinh sống chủ
yếu bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và buôn bán nhỏ, nghề nông chỉ là thứ yếu.
Ăn: Người Chăm ăn cơm, gạo được nấu trong những nồi đất nung lớn, nhỏ. Thức
ăn gồm cá, thịt, rau củ, do săn bắt, hái lượm và chăn nuôi, trồng trọt đem lại. Thức uống
có rượu cần và rượu gạo. Tục ăn trầu cau rất phổ biến trong sinh hoạt và trong các lễ
nghi phong tục cổ truyền.
Mặc: Nam nữ đều quấn váy tấm. Ðàn ông mặc áo cánh ngắn xẻ ngực cài khuy.
Ðàn bà mặc áo dài chui đầu. Màu chủ đạo trên y phục là màu trắng của vải sợi bông.
Ngày nay, trong sinh hoạt hằng ngày, người Chăm ăn mặc như người Việt ở miền Trung,
chỉ có chiếc áo dài chui đầu là còn thấy xuất hiện trong giới nữ cao niên.
Ở: Ở nhà đất (nhà trệt). Mỗi gia đình có những ngôi nhà được xây cất gần nhau
theo một trật tự gồm: nhà khách, nhà của cha mẹ và các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục trong đó có kho thóc, buồng tân hôn và là chỗ ở của
vợ chồng cô gái út.
Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu và thường xuyên vẫn là cái gùi cõng trên lưng.
Cư dân Chăm cũng là những người thợ đóng thuyền có kỹ thuật cao để hoạt động trên
sông và biển. Họ làm ra những chiếc xe bò kéo, trâu kéo có trọng tải khá lớn để vận
chuyển trên bộ.
Quan hệ xã hội: Gia đình người Chăm mang truyền thống mẫu hệ, mặc dù xã hội
Chăm trước đây là xã hội đẳng cấp, phong kiến. Ở những vùng theo Hồi giáo Islam, tuy
gia đình đã chuyển sang phụ hệ, vai trò nam giới được đề cao, nhưng những tập quán
mẫu hệ vẫn tồn tại khá đậm nét trong quan hệ gia đình, dòng họ với việc thờ cúng tổ
tiên. Cư dân Chăm vốn được phân thành hai thị tộc: Cau và Dừa. Về sau thị tộc Cau biến
thành tầng lớp của những người bình dân, Dừa trở thành tầng lớp của quý tộc và tăng lữ.
Dưới thị tộc là các dòng họ theo huyết hệ mẹ, đứng đầu là một người đàn bà thuộc dòng
con út. Mỗi dòng họ có nhiều chi họ. Xã hội cổ truyền Chăm được phân thành các đẳng
cấp. Họ có những vùng cư trú riêng và có những ngăn cách rõ rệt: không được thiết lập
quan hệ hôn nhân, không sống cùng một xóm, không ăn cùng một mâm…
Cưới xin: Phụ nữ chủ động trong quan hệ luyến ái. Hôn nhân cư trú phía nhà vợ,
con sinh ra đều theo họ mẹ. Sính lễ do nhà gái lo liệu. Gia đình một vợ một chồng là
nguyên tắc trong hôn nhân.
Ma chay: Người Chăm có hai hình thức là thổ táng và hoả táng. Nhóm cư dân
theo đạo Bàlamôn thường hoả táng theo giáo luật, còn các nhóm cư dân khác thì thổ
táng. Những người trong cùng một dòng họ thì được chôn cất cùng một nơi theo huyết hệ
mẹ
Lễ hội: Nhiều nghi lễ nông nghiệp trong một chu kỳ năm như: lễ khai mương đắp
đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa con, lễ mừng lúa ra đòng. Nhưng lễ lớn nhất vẫn là lễ Bon
katê được tổ chức linh đình tại các đền tháp vào giữa tháng mười âm lịch.
Hầu hết người Nam Bộ đều theo tín ngưỡng Islam giáo, tiếp tục lưu giữ những giá
trị truyền thống, đồng thời tiếp thu những giá trị văn hóa mới, góp phần tạo nên sự thống
nhất trong đa dạng văn hóa Chăm và văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ở Nam Bộ, với
không gian sinh sống không hoàn toàn giống với những người đồng tộc gốc Chăm ở miền
7
Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)
Trung và Nam Trung phần, đã hình thành nên những giá trị văn hóa Chăm Nam Bộ đặc
thù
2.4. Quan niệm chung về hôn nhân của người Việt Nam
Theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng
sau khi đã thực hiện các quy định của pháp luật về kết hôn, nhằm chung sống với nhau
và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. (Trong xã hội mà
các quan hệ hôn nhân được coi là quan hệ pháp luật thì sự liên kết giữa người nam và
người nữ mang ý nghĩa như một sự kiện pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ
nhất định cho các bên trong quan hệ vợ chồng).
Hôn nhân là mối quan hệ xã hội mang tính văn hóa và trải qua những thay đổi
trong lịch sử. Trước hết, hôn nhân đòi hỏi những quy tắc, thủ tục nhất định. Vì vậy, hôn
nhân vừa là những quy tắc mang tính xã hội, vừa là một quá trình tiến hành các thủ tục,
nghi lễ cần thiết của các bên liên quan, để một người nam và một người nữ được trở
thành vợ chồng và hình thành nên một gia đình mới
Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức bắt đầu của hôn
nhân. Về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn với cơ quan Nhà nước.
Cổ nhân đã đúc kết: Sự sinh sôi của vạn vật là theo lẽ tự nhiên, con người cũng là
một phần của vạn vật, cũng theo lẽ Trời đất mà biến hóa, nên phải có phối ngẫu nam nữ:
Trai phải có vợ, gái phải có chồng, phối hợp âm-dương thì loài người mới duy trì nòi
giống được, xã hội mới ổn định phát triển được.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: "Hôn nhân là sự kết hợp đặc biệt dựa
trên nguyên tắc bình đẳng, tiến bộ, một vợ một chồng nhằm xây dựng gia đình hòa thuận,
hạnh phúc và bền vững".
Theo nguyên tắc này tại hiến pháp, vợ - chồng tại Việt Nam bình đẳng với nhau
trước pháp luật. Đồng thời, nguyên tắc một vợ - một chồng có nghĩa rằng các dạng thức
hôn nhân khác như đa thê (nhiều vợ - một chồng) hoặc hôn nhân đồng tính (không có vợ
hoặc không có chồng) là vi hiến và pháp luật Việt Nam không công nhận.

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


3. NHỮNG NGHI LỄ TẬP TỤC CƯỚI CỦA NGƯỜI KHMER NAM BỘ
3.1. Quan niệm hôn nhân của người Khmer
Trong quan niệm của người Khmer, sự trưởng thành đầy đủ của con người được
đánh dấu bằng hôn nhân. Ngoại trừ các nhà sư, một người đàn ông không vợ, một người
đàn bà không chồng dễ bị xã hội đàm tiếu. Người Khmer rất coi trọng hôn nhân và việc
tổ chức các nghi thức trong hôn nhân như là một sự kiện quan trọng trong đời sống. Đối
với người Khmer, gia đình là một thành tố cấu thành của phum với quan niệm về phạm
vi thân tộc rộng nên hôn nhân không chỉ là việc hệ trọng của một người mà còn là vấn đề
có ý nghĩa rất lớn với cấu trúc thân tộc trong phum.
Khi lựa chọn dâu hay rể người Khmer rất coi trọng tới xuất thân của người đó từ
gia đình, dòng họ nào. Như trong tục ngữ có câu: “Làm ruộng nên xem cỏ. Cưới gả con
nên xem dòng họ”. Coi trọng tới lai lịch của người dâu, rể tương lai, vì vậy đó là việc của
những người lớn, có đủ kinh nghiệm và sự hiểu biết. Một điểm khác, đối với người
Khmer, con cái lớn lên đều được hưởng quyền thừa kế như nhau, không phân biệt nam,
nữ, trưởng thứ. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, hôn nhân phải theo sự sắp đặt trong dòng
họ còn do mục đích bảo vệ tài sản khỏi thất thoát ra ngoài.
Trong xã hội của người Việt, người Hoa thì có thể thấy quan hệ nam nữ ở người
Khmer trong hôn nhân có phần cởi mở hơn.
Người Khmer theo Phật giáo Tiểu thừa, theo đúng truyền thống thì nam thanh niên
phải có thời gian tu ở chùa, sau đó hoàn tục mới được lấy vợ vì nhà chùa được coi rằng là
trường học để giáo dục đạo lý, tri thức, văn hóa,…. Người con gái Khmer khi làm lễ “vào
bóng mát” (chol-mlop) là dấu hiệu của sự trưởng thành. Khi thấy có dấu hiệu kinh nguyệt
lần đầu tiên, người con gái liền được cha mẹ cho “vào bóng mát”, cách ly khỏi xã hội
khoảng 3-6 tháng trong buồng kín, ngoài mẹ và chị em gái ra không được tiếp xúc với bất
kỳ ai kể cả cha và anh em trai, tránh ánh nắng mặt trời và phải kiêng cữ tất cả trừ ngũ cốc
và hoa quả. Thời gian này người ta trồng một cây chuối và đợi cho đến ngày chuối trổ
bông là dấu hiệu kết thúc thời kì vào bóng mát.
Ở thời kì này, người thiếu nữ được học thêu thùa may vá trở thành “nữ công gia
chánh” được dạy về “luật người con gái” (ch’ băp sray)
9

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


3.2. Các nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân truyền thống của người dân tộc
Khmer ở Nam Bộ
Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hôn nhân là vấn đề cấm kỵ loạn luân. Người
Khmer tuyệt đối ngăn cấm quan hệ hôn nhân giữa những người bà con huyết thống trực
hệ, như cha mẹ và con cái, ông bà với cháu ruột, anh chị em ruột với nhau. Ở quan hệ
huyết thống bàng hệ, hôn nhân giữa cô, dì, chú, bác với cháu cũng bị cấm. Nhưng quan
hệ hôn nhân giữa anh em họ chéo lẫn anh em họ song đều được chấp nhận. Trong đó, so
với anh em họ đời thứ nhất thì hôn nhân anh em họ đời thứ hai được khuyến khích hơn
và xảy ra nhiều hơn bởi mối quan hệ huyết thống xa hơn.
Hình thức cư trú sau hôn nhân cũng là vấn đề quan trọng trong các quy tắc hôn
nhân của người Khmer, được tập tục quy định mà mọi người phải tuân thủ, không ai được
xem nhẹ và tùy tiện làm theo ý kiến riêng của mình. Hình thái cư trú hôn nhân là do tính
chất của xã hội, quan hệ trong việc tính huyết tộc và tính chất của gia đình quy định.
Hình thức cư trú bên nhà vợ sau hôn nhân đối với người Khmer là một hiện tượng phổ
biến.Hiện tượng này được cho là đại diện cho chế độ hôn nhân và gia đình theo chế
độ mẫu hệ.
3.3. Quan niệm trong phong tục cưới hỏi của người Khmer

3.3.1 Quan niệm về trinh tiết

Trinh tiết với người Khmer( Phrum mchà rây) được hiểu như là những gì còn mới,
đó là sự tinh khiết đẹp như một bông hoa đang còn trong bẹ được bao bọc không một
loài ong, loài bướm nào có thể đến gần và chạm vào được.

Người Khmer quan niệm về sự trong trắng của người con gái qua hình ảnh hoa
cau còn trong buồng. Quan niệm đó liên quan tới việc cắt hoa cau từ trên cây, họ cho
rằng hoa cau được cắt từ trên cây xuống còn nguyên vẹn, không bị nứt ra thì người con
gái đó còn trong trắng. Ngược lại, nếu người được chọn lên cắt không cẩn thận và vô tình
làm hoa cau bị nứt lớp vỏ bên ngoài, họ cho rằng người con gái đó đã không còn sự
nguyên vẹn và mất đi sự trong trắng. Họ không nghĩ đó chỉ là hành động bất cẩn của
người cắt mà luôn quan niệm theo người xưa là hoa cau đem xuống bị nứt, người con gái
ấy dường
10
Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)
như làm ô uế, mất đi bản sắc của dân tộc. Người Khmer rất quan trọng trinh tiết của
người con gái trước khi cưới vì họ đề cao “tín duy nhất”, “đời người chỉ có một lần” của
hôn nhân.
3.3.2 Quan niệm về tuổi tác

Trước đây độ tuổi kết hôn của người Khmer khá trẻ nam từ 18 tuổi nữ 16 tuổi đã
có người lập gia đình và sinh con. Nếu so với pháp luật hiện nay đã ban hành quy định:
nữ từ đủ 18 tuổi, nam từ đủ 20 tuổi thì sự cách biệt không quá lớn. Tuy nhiên, hiện tại
bất kỳ dân tộc nào thuộc lãnh thổ của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều
phải tuân thủ theo quốc pháp.

Ngoài ra, người Khmer rất xem trọng vấn đề tuổi tác và hiện nay vẫn còn lưu giữ
tập tục này. Xưa kia, nếu xem tuổi của hai người không hợp, Achar Plia và gia đình hai
bên sẽ không cho tiến hành đám cưới.

Tuổi hợp nhau để kết hôn được người Khmer An Giang tính như sau:

Tuổi hợp nhau để kết hôn: Người ta lấy tuổi người nam cộng tuổi người nữ, rồi chia cho
7. Nếu số dư là: 2, 4, 5, 6 là hợp tuổi; còn số dư: 0, 1, 3, 7 là không hợp tuổi.

Ví dụ: Nam 18 tuổi, nữ 16 tuổi ((18 + 16) : 7 ) = 34 : 7 số dư còn lại là 6 (tuổi này hợp,
kết hôn được).

3.3.3 Quan niệm về ngày lành tháng tốt, hướng tốt để kết hôn

Coi tháng tốt để tổ chức l̀cưới: Lấy tuổi người nam cộng tuổi người nữ và cộng
tháng dự định tổ chức đám cưới (Tất cả tính theo Dương lịch) rồi chia cho 3. Nếu số dư
ứng với: 1, 2, 4, 5, 6, 7 là tốt sẽ cưới được. Nếu khác các số này, bắt buộc nhà trai và nhà
gái bàn tính, chuyển đám cưới sang tháng khác cho ứng với một trong những con số kể
trên. Theo phong tục truyền thống, ngày tổ chức lễ hỏi cưới không được cử hành vào
tháng thiếu (tháng giêng, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, tháng chín, tháng mười một) và
ba tháng nhập hạ của các vị sư trong chùa theo phật giáo Nam Tông Khmer (Therevada).

11

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


Coi ngày tốt để làm l̀cưới: Ở đây, người ta dựa trên ngày, tháng, năm sinh của
đôi trai gái vào ngày trăng tròn hay trăng khuyết. Nếu ngày trăng tròn thì hợp với các
ngày như: 7, 9, 11, 13; còn trăng khuyết là: 2, 4, 8, 10, 12. Ngoài ra, người Khmer có
quan niệm rằng, trong mỗi tháng có 08 ngày tốt để tổ chức lễ cưới, đó là: 2, 4, 6,10,11,
13, 14 và 15 (Trăng tròn).

Người Khmer An Giang thường tổ chức đám cưới trong 6 tháng đầu năm Dương lịch, đặc
biệt trong các tháng 1, 2, 3, 4, 5 Dương lịch. Tuyệt đối không đám cưới vào những tháng
“Vasaa”, tức là những tháng “Vào mưa” trong mùa nhập hạ của sư sãi (từ 15/6 đến 15/9
Âm lịch).

Coi hướng tốt để đưa rể sang nhà gái: Việc đưa rể sang nhà gái cũng phải xem
hướng tốt để xuất phát. Theo phong tục có 08 hướng để xuất phát, tuy nhiên, mỗi hướng
phù hợp với mỗi ngày trong tuần như sau: thứ Hai: di từ Nam đến Tây; thứ Ba và thứ Tư:
đi theo hướng Đông Bắc; thứ Năm: đi theo hướng Đông; thứ Sáu: đi theohướng Đông
Nam; thứ Bảy: đi từ hướng Nam và Chủ Nhật: đi từ hướng Bắc (Lưu ý: Nếu hướng đi
không tiện, thì cố gắng đi vài bước, sau đó trở lại đi theo hướng thuận tiện. Bởi vì, đây là
phong tục, tập quán cần phải giữ).

3.4. Trang phục lễ cưới của người Khmer


Trang phục cô dâu Khmer trong ngày cưới vô cùng lộng lẫy với chiếc xăm pốt
bằng sợi kim tuyến hoặc tơ tằm màu đỏ sẫm hay hồng cánh sen đậm dài đến cổ chân, diệt
hoa văn cùng với chiếc áo ngắn tay bó chẽn hoặc để hở một bên vai. Áo và xăm pốt được
giữ chặt và gọn gàng bằng chiếc thắt lưng kim loại. Một tấm sronko giống như cái yếm
được quàng phía trước quanh chân cổ để che đi phần trên của ngực áo; tấm này thường sẽ
là màu đỏ, thêu hoa cườm sặc sỡ xung quanh kết tủa diềm diêm dúa. Cô dâu cũng quàng
chéo ngực một tấm khăn dài hình chữ nhật (Sbay) dệt bằng sợi kim tuyến rực rỡ. Cuối
cùng là mũ cưới được làm bằng kim loại hoặc bồi cứng hình tháp nhọn ba tầng có kết hoa
lộng lẫy. Chiếc mũ có màu đỏ, được trang trí lộng lẫy với các hạt ngọt trai, thêu hoa

12

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


cườm,...trên mũ cắm tua tủa cây trâm gắn nhiều bông hoa tròn đủ màu sắc. Nơi chân mũ
gắn hai chuỗi hạt ngọc rủ dài xuống dài hai bên tai của cô dâu.

Trang phục cưới của chú rể người Khmer mang đậm tính truyền thống. Đó là bộ
xà rông và áp ngắn, bỏ ngoài màu đỏ, cổ đứng, cài khuy và xẻ phía trước và quàng thêm
một chiếc khăn truyền thống bên vai trái. Hoặc chú rể có thể mặc loại áo Khmer ngắn
màu đỏ hoặc màu trắng, kiểu cổ đứng, tay dài, cài cúc ở phía trước. Vai trai vắt dải khăn,
đeo thêm dao cưới để múa mở đường trong lễ cưới truyền thống, cắt trầu cao cho cô
dâu,...

Nhìn chung, trang phục cưới truyền thống của người Khmer vừa kín đáo, sang
trọng mà không làm mất đi sự duyên dáng., lộng lẫy của cả cô dâu và chú rể. Ngày nay,
trang phục cưới Khmer vẫn được gìn giữ và được nhiều cô dâu-chú rể lựa chọn trong
ngày trọng đại của mình. Đây là cách lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
hiệu quả cần được phát huy trong cuộc sống hiện đại.

3.5. Các nghi lễ cưới hỏi của người dân tộc Khmer

3.5.1 L̀dạm hỏi( Si s’la dok)


Trước khi tổ chức các nghi thức kết hôn nào, việc quan trọng đầu tiên là hai bên
gia đình phải xem ngày tháng năm sinh của cô dâu và chú rể có hợp tuổi hay không. Nếu
hợp, cha mẹ hai bên sẽ tìm đến thầy lễ (Acha Pe-le) nhờ xem ngày tổ chức các nghi lễ.
Lễ cưới hỏi thường được cử hành bên nhà gái, điều kiện hành lễ thuận theo sự thống
nhất của cô dâu (theo phong tục ngày xưa), ngày nay do giao lưu văn hóa với các dân tộc
Kinh, Hoa nên có khi tổ chức lễ cưới ở nhà trai và nhà gái. Việc cưới hỏi bắt đầu từ đám
nói đến hỏi và cưới.
Trong phần đám nói, nhiệm vụ quan trọng nhất là bên nhà trai nhờ ông mai bà
mối cùng cha mẹ chú rể mang theo lễ vật như: 02 nải chuối cơm, 02 mâm cốm dẹp, một
cặp nước ngọt, 02 đĩa bánh tai yến, một mâm trầu cau, một mâm rượu, 02 mâm cơm,
bánh trái cây đến nhà cô dâu xin thưa chuyện hỏi cưới. Khi đến nhà gái vị Maha (người
đại diện trưởng tộc nhà trai) đặt vật lễ trang nghiêm, thắp đèn cầy và nhang mời những
vong

13
Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)
linh ông bà đã quá cố vào dùng những lễ vật của đàng trai và xin nói cháu gái của của
ông bà. Khi cha mẹ cô dâu thống nhất gả thì cha mẹ chú rể đưa mâm rượu mời cha mẹ
cô dâu dùng và đưa mâm trầu cau cho mẹ cô dâu dùng, sau đó đưa các lễ vật có đôi, có
cặp cho nhà gái.
3.5.2 L̀ăn hỏi( Si s’la kanh- sêng)
Sau khi thống nhất, nhà trai chuẩn bị như sau: Tìm Acha xem ngày lành tháng tốt
để cho con trai và con gái của họ được hạnh phúc sau này, thông báo cho gia tộc biết, và
chuẩn bị lễ vật gồm có: Trầu, cau, trà, bánh, rượu, thịt,…. Sau đó, sẽ báo cho nhà gái biết
ngày cụ thể để chuẩn bị. Đến ngày, nhà trai và nhà gái gặp nhau. Đối với gia đình giàu,
số lượng người nhà trai sang nhà gái từ 30 đến 40 người; đối với gia đình đủ ăn số người
đi dự từ 10 đến 15 người.

Ở lễ này, nhà gái mời họ hàng đến dự và bà mai phải mời mọi người dùng trầu
cau. Chi phí buổi tiệc do nhà gái đảm nhận. Khi nhà trai ra về, nhà gái biếu lại một ít lễ
vật do nhà trai đem qua trước đó

3.5.3 L̀xin cưới( Si s’la banh cheak peak)

Sau khi thực hiện nghi lễ ăn hỏi xong, nhà trai thương lượng nhà gái tiến hành lễ
xin cưới. Trong lễ này, phần lễ vật nhà trai mang sang nhà gái cũng không khác so với lễ
vật ở lễ ăn hỏi (trầu cau, thịt heo, gà, vịt, thuốc hút, đèn cầy, rượu, bánh tét, bánh ít, dưa
hấu, khóm...). Ngoài ra, nhà trai mang theo nhẫn cưới, khăn, áo, váy cho cô dâu. Có một
ít đám cưới khi thực hiện lễ xin cưới nhà trai giao một phần sính lễ đã hứa cho cô dâu ở
lễ dạm hỏi như: vàng, tiền, giấy tờ đất (giấy viết tay), phần còn lại đến ngày lễ cưới nhà
trai sẽ giao đủ cho cô dâu. 夃 Ā nghĩa việc đeo nhẫn cưới là nhắc nhở cô dâu và thông
báo cho mọi người biết là mình đã có chồng. Do vậy, dù giàu hay nghèo người Khmer
cũng phải tiến hành lễ xin cưới mới được xem là đúng nghi thức phong tục.

Sau lễ xin cưới chú rể sang nhà gái ở rể từ1 đến 2 hoặc 3 năm. Mỗi năm đến ngày
lễ Đônta, nhà trai phải gánh lễ vật (thịt, trái cây, bánh) sang thăm nhà gái. Tùy điều kiện

14

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


kinh tế gia cảnh mà nhà trai mang lễ vật ít nhiều, đơn giản hay cầu kỳ. Trường hợp nhà
trai không sang thăm được, phải thông báo cho nhà gái biết và nói rõ lý do, nếu không,
nhà gái có quyền từ hôn. Trong thời gian ở rể, người nam tỏ ra lười biếng, nhậu nhẹt, thô
lỗ, trộm cắp... nhà gái có quyền hồi hôn. Trường hợp nhà gái hồi hôn do nhà trai sai
phạm, phần sính lễ trước đây nhà trai cho cô dâu, nhà gái không hoàn lại.

Trong thời gian ở rể, gia đình hai bên có người mất hay xảy ra biến cố, dẫn đến không đủ
điều kiện tiến hành lễ cưới, lúc này có thể làm buổi tiệc nhỏ, nhưng ít nhất cũng phải có
mâm cơm để cúng tổ tiên, ông bà gồm: 4 chén cơm, 4 chén canh, 2 con gà luộc.

3.5.4 L̀cưới( Si s’ la com- not)

Có hai hình thức tổ chức đám cưới. Đám cưới Pơ-Ran (đám cưới truyền thống) và đám
cưới Lơ-T’rai (đám cưới hiện đại). Về đám cưới truyền thống (Pơ-Ran). Trong đám cưới
này có 3 người hướng dẫn: 伃 Ȁng Achar Pelia (Thầy lễ) và hai ông Maha (người đại
diện trưởng tộc nhà trai và nhà gái). Vai trò của bà mai không còn xuất hiện ở lễ cưới”.

3.5.4.1 Ngày nhập gia

Do tất cả các nghi thức đều diễn ra bên nhà gái nên nhà gái phải sửa sang nhà cửa,
phòng cưới chu đáo. Đến ngày nhập gia, nhà trai cử người sang phụ nhà gái dựng rạp,
trang trí nhà cửa. Theo phong tục xưa, rạp cưới phải rộng, vừa để đãi khách, vừa để làm
nơi nấu ăn và phải có chỗ để chú rể cũng như nhà trai nghỉ ngơi.

Cùng lúc đó, bên nhà trai tiến hành làm bánh tét, bánh ít, bánh gừng, chuẩn bị lễ
vật để hôm sau mang sang nhà gái. Dù nghèo hay giàu, dù sính lễ ít hay nhiều, dù đơn
giản hay cầu kỳ thì trong ngày lễ cưới buộc phải có trầu cau, đầu heo và buồng hoa cau.

Đến 18 giờ nhà gái tiến hành làm lễ chọn chỗ (Sen pale) để tổ chức đám cưới.
Trong lễ này gia chủ phải chuẩn bị 4 mâm (2mâm cơm và 2 mâm canh) để cúng. Ngoài
ra, người ta làm lễ cúng tổ tiên, xin phép ông bà cho con gái đi lấy chồng.

15

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


Buổi tối khoảng 19 giờ, nhà gái tổ chức tiệc trà, bánh để chiêu đãi bạn bè cô dâu
chú rể và họ hàng hai bên. Họ mời cả dàn nhạc dân tộc đến biểu diễn ca hát thâu đêm,
kéo dài tới 2 hoặc 3 giờ sáng. Đây cũng là dịp nam nữ Khmer gặp nhau và làm quen.

3.5.4.2 .Ngày cưới

• Lễ dâng cơm sớt bát cho nhà sư: Nghi thức dâng cơm cho Sư thông thường được
diễn ra vào lúc 7 giờ sáng và tùy theo gia cảnh, đám cưới lớn, nhỏ mà nhà gái mời
từ 4, 6, 8, 10 vị sư. Tùy theo quan niệm mỗi nơi mà có 2 cách thực hiện. Trường
hợp thứ nhất, gia chủ mời sư đến dùng cơm tại nhà; trường hợp thứ hai, gia chủ
mời sư đến nhà khất thực (tại xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang). Ở trường
hợp thứ nhất, Sư đến dùng cơm tại nhà rồi quay về chùa; trường hợp thứ hai, Sư
đến trước cổng nhà cầm bình bát khất thực. Đối với trường hợp thứ hai, khi Sư
đến nhà khất thực, cô dâu chú rể cùng cha mẹ và họ hàng hai bên ra thực hiện nghi
thức sớt cơm cho sư (mỗi lần sớt cơm dùng muỗng mút để vào bát một lần. Vì
vậy, mọi người xếp hàng đi sớt cơm cho đến khi nào bát của quý sư đầy mới
ngưng), sau khi bát đã đầy cơm, quý sư quay về chùa. Riêng phần thức ăn, gia chủ
gửi cho đệ tử của quý sư mang về sau.
• Lễ thức đưa rể sang nhà gái: Khoảng 8 giờ sáng, dưới sự hướng dẫn của ông
Achar Plia và hai ông Maha, nhà trai đưa rể sang nhà gái. Việc đưa rể phải thực
hiện đi đúng hướng như đã định (đã đề cập phần trước). Đoàn đưa rể gồm: cha,
mẹ, họ hàng, thanh niên, thiếu nữ nhà trai. Tùy theo gia cảnh mà lễ vật nhà trai
mang sang nhà gái từ 12 hay 24, 36 hoặc 60 mâm (gồm: trầu cau, thịt heo, vịt
luộc, gà luộc, rượu, thuốc lá, bánh tét, bánh ít, xoài, mận, quýt, chôm chôm, măng
cụt và buồng hoa cau). Tất cả lễ vật phải đủ đôi, trong các lễ vật kể trên, buồng
hoa cau được xem là lễ vật quý nhất. Trên mâm buồng hoa cau có phủ tấm vải đỏ
thể hiện sự trang trọng, trên tấm vải đỏ có để thanh kiếm - mâm lễ vật này chính
tay chú rể bưng. Đám cưới của người Khmer nhà trai không chuẩn bị mùng, mền,
chiếu, gối mà những vật này do nhà gái chuẩn bị. Ngoài ra, nhà trai phải đem đủ
số sính lễ trước đó đã hứa tặng cô dâu trong dịp lễ dạm hỏi. Để tăng thêm sự sinh
động vui
16
Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)
vẻ, nhà trai mang theo dàn nhạc dân tộc để hát những bài hát truyền thống trong lễ
cưới.

• Lễ múa mở cổng rào: Trước khi đoàn đưa rể đến, nhà gái sẽ rào cổng bằng một
nhành tre. Khi đến trước cổng nhà gái, nhà trai muốn vào được thì ông Maha
bưng mâm lễ vật dâng cho nhà gái và nói lời cầu xin: xin đất làm nhà, xin giếng
múc nước. Tuy nhiên, nhà gái vẫn chưa mở cổng rào, vì vậy ông Maha phải đứng
ra múa mở cổng rào (Râm Bơ Krôbâng). Khi múa xong đủ ba điệu, nhà gái mới
mở cổng. Từ đó, trong đám cưới của người Khmer có tục múa mở cổng rào. Sau
khi cổng rào được mở, cô dâu ra đón chú rể, rồi hai người cầm bông cau đi vào
nhà. Trong lúc này, em cô dâu bưng nước trà mời anh rể uống. Sau khi ông Achar
Plia cúng xong, chú rể được bố trí ngồi một nơi được chỉ định. Khi Achar Plia
hướng dẫn vào làm lễ, lúc này chú rể mới được phép bước vào nhà và cúng, lạy
bàn thờ tổ tiên để được công nhận là thành viên trong gia đình. Lễ này mang ý
nghĩa là “Tượng trưng cho sự tinh khiết của người con gái chưa hề giao tiếp với ai
bên ngoài” 1
• Lễ trình diện Neak TàSau khi thực hiện lễ mở cổng rào xong, khoảng 9 giờ, ông
Achar Plia cùng chú rể và một số bạn bè của cô dâu và chú rể mang lễ vật gồm:
đầu heo luộc, trầu, cau, rượu, trà cùng dàn nhạc cưới đến chỗ thờ Neak Tà
(Thần hộ mệnh của phum, sóc). Địa điểm thờ Neak Tà của phum, sóc thường là
nơi có cây cổ thụ to giữa đồng vắng. Sau đó, đầu heo luộc phải mang tặng cho
Achar Plia. Mang ý nghĩa: “Là mong được công nhận trở thành thành viên mới
của phum, sóc” 2.
• Lễ cắt tóc: Diễn ra khoảng 10 giờ, sau khi chú rể đi dự lễ trình Neak Tà. Lễ được
diễn ra mang hình thức tượng trưng, dưới sự thực hiện của hai thành viên trong
dàn nhạc. Một người cầm kéo và lượt, một người cầm nước vừa múa, vừa hát
bài

1Theo Ban Chỉ đạo phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện Tri Tôn (2006), Giữ gìn phát huy bản sắc
văn hóa Khmer Tri Tôn.
2 Theo Nguyễn Văn Lữ (2007), Những nghi lễ vòng đời chủ yếu của người Khmer xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn
tỉnh An Giang, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.(Trang 20)

17
Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)
hát cắt tóc kèm theo động tác mô phỏng cắt tóc, rửa mặt, rửa tay. Sau hai người
này, cha mẹ hai bên lần lượt cắt tóc cho cô dâu chú rể. Tuy nhiên cũng theo quan
niệm của mỗi ông Achar Plia mà lễ cắt tóc diễn ra hai cách. Cách thứ nhất, chú rể
cắt tóc ở phía dưới nhà, cô dâu cắt tóc phía trên nhà. Cách thứ hai, chú rể và cô
dâu đều cắt tóc ở phía trên nhà. Khoảng 13 giờ chiều nhà gái tiến hành đãi tiệc
cho bà con, quan khách, bạn bè hai họ. Lúc này cô dâu chú rể đến từng bàn tiệc
chào hỏi, ra mắt hai họ. Tiệc này có thể kéo dài đến 17 giờ.

• Lễ tụng kinh cầu phước: Đến 18 giờ trong ngày, gia đình mời sư đến tụng kinh
cầu phúc cho cô dâu chú rể với sự tham dự của cha mẹ và họ hàng hai bên. Dưới
sự hướng dẫn của ông Achar Plia và ông Maha, cô dâu chú rể ngồi vào vị trí được
sắp xếp. Cô dâu ngồi đối diện với sư, chú rể ngồi phía bên trái ông Achar Plia. Cô
dâu và chú rể ngồi xấp bằng, người cúi xuống, tỳ hai tay lên gối, chấp tay lạy và
chú ý lắng nghe sư đọc kinh chúc phúc. Kinh chúc phúc có nội dung chúc cô dâu
chú rể luôn được bình an, vợ chồng sống phải chung thủy, sống hiếu thảo với cha
mẹ hai bên và không quên ơn những người quá cố.
• Lễ nhuộm răng: Theo ông Chau Kung - Achar Plia chùa Sà Lôn cho biết: “Trước
kia lễ nhuộm răng cho cô dâu được tiến hành vào khoảng 21 giờ 30 phút. Việc
nhuộm răng nhằm nhắc cô dâu sau khi có chồng, trước khi nói chuyện phải suy
nghĩ cẩn thận, đừng thốt ra lời “không hay, ý không đẹp” làm phật lòng bên
chồng hoặc đừng “lắm lời, nhiều chuyện” sẽ không đem lại lợi ích, không khéo
mang lại nhiều rắc rối cho bản thân”.3
• Lễ tri ân cha mẹ: Thành phần tham dự bao gồm cô dâu, chú rể, ông Achar Plia
cùng cha mẹ hai bên. 伃 Ȁng Achar Plia dạy bảo cô dâu chú rể phải nhớ ơn sinh
thành dưỡng dục của cha mẹ, phải biết kính trọng và cư xử đúng theo đạo lý làm
con. Ngoài ra, cô dâu thực hiện nghi thức đứng che dù và dâng trầu cau cho mẹ
ruột (trường hợp mẹ mất, người dì hoặc người cô thay thế). Dựa vào gia cảnh
nhà trai (giàu, đủ ăn, nghèo) mà gửi cho nhà gái một khoản tiền nho nhỏ, khoản
tiền

3 Theo Nguyễn Văn Lữ (2007), Những nghi lễ vòng đời chủ yếu của người Khmer xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn
tỉnh An Giang, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
18
Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)
này được đặt trong mâm trầu và cô dâu chính là người dâng lên cho mẹ mình. Số
tiền trên gọi là tiền đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục. Đồng thời, sau đám
cưới, số tiền này tặng riêng cho cha mẹ ruột cô dâu (Điều lưu ý là, nếu cha mẹ
ruột đã mất thì người thân nhất sẽ được nhận). Đây là luật tục của người Khmer!

3.5.4.3 .Ngày lễ lạy:

• Lễ đón giờ tốt: Khoảng 5 giờ sáng (theo Hòa thượng Chau Sơn Hy) Dưới sự chỉ
dẫn của ông Maha chú rể đến bàn thờ tổ tiên vái, lạy. Sau đó, chú rể đến bàn
Trời (Tevađa) đặt quay hướng đông để đón giờ tốt. Khi giờ tốt đến, ông Achar
Plia đánh một tiếng cồng báo hiệu và chú rể được hướng dẫn đi vào nhà. Khi vào
nhà, chú rể tiến hành lễ tổ tiên, bên nhà gái đón nhận các lễ vật: 3 ly trầu cau,
đèn cầy, nhang. Tiếp đó dàn nhạc được mở lên và tấu bài múa mở buồng cô dâu,
dưới sự hướng dẫn ông Maha cô dâu từ trong buồng đi ra ngồi cạnh chú rể.
• Lễ xoay vòng đèn: Sau khi cô dâu ra ngồi bên cạnh chú rể, ông Achar Plia cầm
đèn cầy quay (quay theo chiều kim đồng hồ) và chuyền cho 9 người (4 nam, 5
nữ), những người này đã có gia đình và còn đủ đôi, vợ chồng hạnh phúc, con,
cháu ngoan hiền. Họ được sắp xếp ngồi ở đó và quay đủ 9 vòng (Bon Pil pưl), vừa
quay vừa đọc kinh Phật chúc phúc cô dâu, chú rể. Tiếp theo, ông Achar Plia thực
hiện nghi lễ cắt buồng hoa cau.
• Lễ mở buồng hoa cau: Hoa cau là vật quan trọng, không thể thiếu được. Hoa cau
vừa tượng trưng cho sự trong trắng của người con gái, vừa biểu thị lòng biết ơn
đối với cha mẹ, anh chị. Vì vậy, lễ mở hoa cau được tiến hành rất thiêng liêng,
trang trọng. Người thực hiện mở hoa cau không ai khác là mẹ cô dâu, người có
công sinh thành, dưỡng dục. Dưới sự hướng dẫn của ông Maha, mẹ cô dâu cầm 3
nén nhang, khấn cầu xin ơn trên ban điều tốt lành cho con của mình, bà xức nước
thơm lên bông cau, vuốt 3 lần, sau đó dùng tay rạch 3 đường dọc theo buồng
cau.伃 Ȁng Achar Plia xức nước thơm lên hoa cau lần nữa rồi tách nhẹ buồng
cau ra. Buồng hoa cau chia thành 3 bó: bó tượng trưng công cha, bó tượng trưng
nghĩa mẹ, bó tượng trưng ơn anh và tất cả được đem cắm vào bình hoa.

19

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


• Lễ rắc hoa cau: Hoa cau được ông Maha tách ra, sau đó cha mẹ và họ hàng hai
bên rắc lên người, chỗ ngồi của cô dâu chú rể, kể cả đường đi đến phòng tân hôn.
Lễ này mang ý nghĩa chúc phúc cho cô dâu chú rể trăm năm hạnh phúc
• Lễ múa mở mâm trầu và lễ rút gươm ra khỏi bao: Nghi thức này do ông Maha
thực hiện. “伃 Ȁng quấn xà rông, khi nhạc nổi lên ông cúng lạy và uyển chuyển
múa theo điệu nhạc. Cùng với động tác múa, ông cầm thanh gươm, tuốt ra khỏi
vỏ, dùng đầu mũi thanh gươm giở khăn đậy trên mâm trầu và hát. Hát xong, ông
nhẹ nhàng đặt thanh gươm lên đôi tay cô dâu chú rể.”4. 夃 Ā nghĩa của lễ mở mâm
trầu là cho phép cô dâu chú rể nên nghĩa vợ chồng.夃 Ā nghĩa của lễ rút gươm ra
khỏi bao là hạnh phúc chân chính luôn chiến thắng gian tà và được sức mạnh lưỡi
gươm bảo vệ.
• Lễ cột chỉ cổ tay: Dưới sự thực hiện và hướng dẫn của ông Maha, cha mẹ hai bên
tiến hành cột chỉ cổ tay cho cô dâu chú rể. Cha mẹ chồng cột cho cô dâu (cha cột
tay phải, mẹ cột tay trái); cha mẹ vợ cột cho chú rể (cách thức giống như cha mẹ
chồng cột cho cô dâu). Đối với họ hàng hai bên không cột chỉ cổ tay mà đưa quà
tặng cho cô dâu chú rể như: vàng, tiền,.. lúa (Việc này có 1 người ghi chép sổ
sách. Cô, dì, chú, bác cho quà gì, bao nhiêu người đó ghi rõ vào sổ. Trường hợp
cho lúa, có thể sau ngày cưới cô dâu chú rể đến từng nhà nhận, có khi chờ đến
mùa, khi lúa đã gặt xong). Theo tập tục, mỗi lần được cột chỉ cổ tay hay tặng quà,
cô dâu chú rể phải vái, lạy ba lần để tạ ơn. Lễ cột chỉ cổ tay mang ý nghĩa chúc cô
dâu và chú rể gắn bó với nhau suốt đời.Trong đám cưới của người Khmer An
Giang, chỉ cổ tay cho cô dâu chú rể luôn là màu đỏ. Đối với người Khmer ở một
số tỉnh như: Trà Vinh, Sóc Trăng chỉ cột cổ tay có màu đỏ lẫn màu trắng. Màu đỏ
(dùng cho cha mẹ hai bên cột cho cô dâu, chú rể), màu trắng (dùng cho họ hàng
hai bên của cô dâu chú rể). Trong lúc làm lễ cột chỉ cổ tay, người ta chọn 6 ông, 6
bà (còn đủ vợ chồng, gia đình hạnh phúc, con cháu đông và ngoan hiền) ngồi xung
quanh cô dâu chú rể và cầm đèn cầy xoay 7 vòng theo chiều kim đồng hồ để mời
ông bà bảy đời

4 Theo Đặng Thị Kim Oanh (2002), Hôn nhân của người Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Luận văn Thạc sĩ
Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
20
Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)
về chứng kiến đám cưới của con cháu. Trong trường hợp cô dâu có nghén hay một
trong hai người (cô dâu, chú rể) có người kết hôn lần hai thì nghi thức này bỏ qua.
Ở trường hợp 1 nếu thực hiện nghi thức này, khi đứa bé sinh ra sẽ không minh
mẫn; ở trường hợp 2, tổ tiên, ông bà sẽ không về chứng kiến, vì tổ tiên, ông bà chỉ
chứng kiến một lần ở lần kết hôn lần đầu của mỗi người con cháu.
• Lễ nhập phòng: Sau khi thực hiện lễ cột chỉ cổ tay, ông Maha hướng dẫn cô dâu
chú rể theo đường đã rắc hoa cau vào phòng tân hôn. Cô dâu đi trước, tay cầm
đĩa Paipơlưng (tượng trưng cho linh hồn của cô dâu) gồm: vải, gạo, nhang, đèn,
lá trầu, chuối. Chú rể nắm vạt áo cô dâu bước theo sau.
• Lễ dâng cơm cho ông bà cha mẹ: Sau khi cơm và thức ăn đã được dọn sẵn, cô dâu
xới cơm và bưng chén cơm, canh đưa cho cha mẹ của chú rể và ngược lại chú rể
nhận chén cơm, canh từ tay cô dâu đưa cho cha mẹ cô dâu và lấy thức ăn mời ông
bà, cha mẹ hai bên. Lúc này, cô dâu cùng chú rể được ông bà, cha mẹ hai bên
chúc trăm năm hạnh phúc. Sau khi ông bà, cha mẹ dùng xong thì đi ra ngoài, lúc
này, cô dâu chú rể mới được dùng. Mâm cơm này phải được bố trí ngay trước bàn
thờ tổ tiên. Đây là một nghi lễ thể hiện lòng biết ơn sinh thành, dưỡng dục của con
cháu đối với ông bà, cha mẹ. Ngoài ra, còn có ý nghĩa là xin tổ tiên, ông bà, cha
mẹ đồng ý tác hợp cho hai trẻ nên vợ nên chồng.
• Lễ quét chiếu: ( Theo ông Chau Kung - Achar Plia chùa Sà Lôn): Trước đây, lễ
quét chiếu (Sa kate) tiến hành khoảng 18 giờ (Hiện nay ở An Giang, lễ này được
tiến hành sau tổ chức tiệc buổi sáng). Khi cô dâu chú rể vào phòng, có 3 người
phụ nữ lớn tuổi hơn cô dâu chú rể (gia đình ấm yêm, vợ chồng đầy đủ, con, cháu
ngoan hiền) mang chiếu ra nói: “Chiếu này chiếu vàng, chiếu bạc, ai được nằm
trên chiếu sẽ làm ăn khá giả, đông con”. Sau đó, chú rể đứng ra mua chiếu. Chú rể
trải chiếu mời ông Maha và cô dâu cùng ngồi. Tiếp đó, ông Maha giáo huấn vợ
chồng phải cư xử tốt và thủy chung với nhau suốt đời. Để cảm ơn ông Maha, chú
rể và cô dâu sẽ đặt tiền hoặc lễ vật có giá trị biếu ông Maha.
• Lễ chung giường: Sau lễ quét chiếu người ta tổ chức lễ chung giường cho cô dâu
chú rể. Theo phong tục, chọn 3 người phụ nữ cao tuổi (có nhiều kinh nghiệm,
gia
21
Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)
đình thuận hòa, chồng vợ đầy đủ, con cháu ngoan hiền) đến phòng tân hôn và ngồi
xen kẽ giữa cô dâu, chú rể. Vợ chồng mới cưới này tiến hành thắp nhang đèn và
cả 3 người phụ nữ đều chúc phúc cho vợ chồng mới trăm năm hạnh phúc. Cùng
lúc đó, người ta lấy trà, bánh đem cúng tổ tiên rồi mang đến cho cô dâu chú rể ăn.
Ngoài ra, cô dâu chú rể còn đút cơm vắt, chuối, trái cây, nước dừa cho nhau ăn
uống thể hiện tình yêu thương đậm đà và gắn bó của đôi vợ chồng. Sau khi ăn
uống xong, cô dâu chú rể vào giường, người vợ vào trước, người chồng theo sau.
Sau khi hướng dẫn hai vợ chồng cách trải chiếu, giăng mùng, nằm ngủ (chú rể
nằm bên tay phải, cô dâu nằm bên tay trái) thể hiện cả hai vợ chồng tôn trọng lẫn
nhau. Lúc này, 3 người phụ nữ đi ra ngoài. Nghi lễ đám cưới đến đây xem như đã
kết thúc. Sau đám cưới 3 ngày, cô dâu chú rể mang cơm lên chùa dâng Sư Cả,
nhằm đền ơn trước đây Sư nuôi, dạy chú rể khi ở chùa. Tại đây, cô dâu và chú rể
được Sư Cả làm lễ chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ cùng với sự tham gia của cha
mẹ, họ hàng hai bên (thông thường họ hàng hay hàng xóm gần nhà bên vợ là chủ
yếu). Sau đám cưới cô dâu làm bánh Nôm Klanh đem biếu bà con bên chồng.
Nhân dịp này, cô dâu và chú rể được họ hàng bên nhà trai chúc phúc lần nữa qua
hình thức cột chỉ cổ tay.

Danh mục bài bản âm nhạc sử dụng trong lễ cưới cổ truyền của người Khmer
STT TÊN BẢN NHẠC NGHI THỨC
1 Hum rôông ( bài 1) Lễ nhóm họ
Hum rôông (bài 2)
2 Mlup đôn Lễ cắt hoa cau từ trên cây xuống
3 Phka lơ mêk
4 Đơm rây thngôn phluk Đưa chú rể sang nhà gái
5 Đơm rây Xo
6 Bơk Rô boong Hát múa mở cổng rào
7 Kăt Xok (03 bài) Lễ cắt tóc cô dâu – chú rể
8 Phat chêay
9 Tropeng Pêay Đưa cô dâu chú rể đi tắm
10 Preah Thông – Neang Neak Lễ nhuộm răng
22

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


11 Nôkôr Rêach Lễ trình diện Neak Ta
12 Kang Soi Lễ đón giờ tốt (đón mặt trời)
13 Thngay t’roong kro luôch
14 Xđach đơơ Lễ rước chú rể vào nhà cưới
15 Preah Thông – Neang Neak Lễ dâng tặng hoa cau
16 Chao Priêm
17 Bơk weng nôn Múa vén màn cửa phòng hoa chúc và
18 Xrây On lễ ngồi bái sánh duyên
19 Xrây Nô
20 Xrây Chhmoong
21 Xarai Nưm nuôn
22 Chum krê Lễ xoay vòng đèn Pô Pil
23 Phat Chêay
24 Rom bơk bai sây Múa mở mâm trầu
25 Kon xeng kro hom
26 Bai khanh chon đay Lễ cột tay cô dâu chú rể
27 Bek Chan
28 Preah Thông – Neang Neak
29 Bach phka sla (bài thơ về hoa Lễ rắc hoa cau
cau)
30 Xarikakeo Lễ quét chiếu và cuốn chiếu
31 Um tuk
32 Preah Thông – Neang Neak Nghi thức vào phòng tân hôn
33 Xariakeo, Um tuk, A Lê, Kro Đón tiếp khách đến dự lễ (gồm những
bây xi xrâu bài hát nằm ngoài nghi thức)
34 Mê t’ Tiễn khách ra về
35 rây
36 Amat tây
Xầm pu thoi

3.6. Cư trú sau hôn nhân

Gia đình là một thiết chế xã hội quan trọng góp phần đảm bảo sự ổn định và phát
triển của một quốc gia, dân tộc. Gia đình là chức năng tế bào của xã hội góp phần vào sự

23

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


ổn định, phát triển cho cộng đồng làng xã, tộc người và đất nước. Gia đình luôn nắm giữ
những vai trò rất quan trọng trong sản xuất kinh tế, giáo dục, nuôi dưỡng, bảo lưu và phát
huy các giá trị văn hoá của cộng đồng tộc người. Để có thể hình thành một gia đình hoàn
chỉnh, loại hình cư trú sau hôn nhân là một yếu tố rất quan trọng. Bởi lẽ, đối với người
Khmer trước hôn nhân thì loại hình cư trú phải được sự đồng thuận từ hai bên gia đình.
Trước đây, người Khmer theo chế độ mẫu hệ do đó dù là lễ cưới chính hay nơi cư trú của
cặp đôi sau lễ cưới đều ở tại nhà gái. Tức là người con trai sẽ ở rễ nhưng do sự ảnh
hưởng bởi các tư tưởng văn hoá hiện đại trong những năm gần đây nên sau khi kết hôn
rước dâu hay ở rễ đều do hai bên gia đình thỏa thuận, thương lượng với nhau.

Tuy nhiên trong phong tục của người Khmer những gia đình có hai con trở lên
người con út trong gia đình bắt buộc phải ở lại nhà để lo hương quả. Vậy để giải quyết
hài hoà giữa vấn đề mẫu hệ và con út trong gia đình, một điều bổ sung thêm trong phong
tục này là người con trai phải sống ở nhà vợ tối thiểu 3 ngày, sau 3 ngày ấy người con
trai, người chồng có thể quay về để lo hương quả cùng với vợ. Mặc dù quy luật này áp
dụng cho người con út trong gia đình nhưng cùng với sự phát triển ngày càng hiện đại
của xã hội thì quy luật này cũng được áp dụng rộng rãi với cả những gia đình bình
thường nhưng trong bất kì hoàn cảnh nào, chàng trai phải ở nhà vợ trong ba ngày mới có
thể quay về nhà mình hoặc hai vợ chồng sống tách biệt với cha mẹ hai bên.
3.7. So sánh phong tục hôn nhân của người Việt và người

Khmer Giống nhau

• Quan niệm:

- Dù là dân tộc Kinh hay dân tộc Khmer, một điều luôn được đề cao và coi trọng
trong hôn nhân đó là sự chung thủy (sự duy nhất).

- Việc đề cao trinh tiết, sự trong trắng của người con gái cũng là một điểm chung
trong quan niệm của người Kinh (Nho giáo) và người Khmer nói chung.

• Quy trình tổ chức:

24

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


- Đối đám cưới của người Kinh (hiện nay) hay người Khmer thì đều gồm các lễ chính
như: lễ nói/ lễ mai mối (hai họ xem ngày tháng năm sinh của chú rể và cô dâu có hợp
tuổi hay không. Nếu hợp, lúc bấy giờ sẽ tiến hành các bước tiếp theo), lễ hỏi và lễ cưới,
trong đó lễ cưới là quan trọng nhất.

- Đám cưới thường ban đầu bằng lễ đám cưới, sau đó là lễ đám hỏi tại nhà trai hay căn
nhà gái. Trong 1 lễ cưới cổ điển, bộ đôi đeo nhẫn, đính ước, triển khai những nghi lễ, lễ
vật và triển khai những lễ thức chúc phúc cho cuộc hôn nhân gia đình đang tới. Ngoài
ra, ăn hỏi còn có sự góp mặt của họ dãy, anh em, làng xóm, đặc biệt là sự góp mặt của
hàng ngũ những thành viên chuyên nghiệp ca, múa càng làm tăng thêm không khí vui
mắt của sự kiện.

Khác nhau

Người Kinh Người Khmer


Quan - “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng - Quan niệm hôn nhân có phần cởi
niệm phu, phu tử tòng tử”; “ Nam nữ thọ mở hơn.
thọ bất tương thân” -> ảnh hưởng - Quan niệm cái chết là nhẹ nhàng,
các giáo điều Nho giáo hà khắc không ảnh hưởng gì đến hôn nhân
- Nếu bố mẹ mất thì con cái của con cái.
phải chịu tang 3 năm, sau 3
năm mới
được làm đám cưới
Quy 6 lễ chính, đó là Lễ nạp thái (kén 4 Lễ: Lễ dạm hỏi( Si s’la dok),
trình chọn); Lễ vấn danh, Lễ nạp cát, Lễ Lễ ăn hỏi( Si s’la kanh- sêng),
thỉnh kỳ, Lễ nạp tệ, Lễ thân nghinh Lễ xin cưới( Si s’la banh cheak
(tức lễ rước dâu hay lễ cưới). Tuy peak),
nhiên, ngày nay, các nghi lễ đã có Lễ cưới( Si s’ la com- not)
phần giản tiện đi rất nhiều, chỉ gồm
ba lễ: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ

25

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


cưới.
Sính Do nhà trai chuẩn bị. Tráp ăn hỏi Sính lễ trong lễ ăn hỏi mà nhà trai
lễ thông thường là các số lẻ như 5, 7, mang sang nhà gái bao gồm: trầu
9 hoặc 11 tráp. Công thức tính cau, thịt heo, gà, vịt, thuốc lá,
dành cho các lễ vật bên trong là bội đèn câu, rượu, bánh tét, bánh ít,
số của 2. Đồ lễ ăn hỏi bao gồm: dưa hấu, khóm. Các sinh lễ này
bánh cốm, bánh xu sê, bánh mứt nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào
sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá,… khả năng kinh tế của phía nhà
và có thêm xôi ngũ sắc và thủ lợn trai, Các sính lễ cưới này được
quay tùy thuộc vào từng gia đình. nhà trai đặt vào những cái thúng
rồi gánh sang nhà gái. Mỗi
gánh bao gồm 2 thùng, thường thì
một lễ ăn hỏi phải gồm ít nhất 2
đến 3
gánh.
Vấn Theo truyền thống, người phụ nữ Một tập tục phổ biến, sau khi kết
đề cư sau khi kết hôn, sẽ về ở gia đình nhà hôn, người chồng sẽ cư trú ở bên
trú chồng. (biểu hiện của chế độ phụ nhà vợ (biểu hiện chế độ mẫu hệ).
sau hệ). Xuất hiện lễ Lại mặt mà ở
hôn người Khmer không có: nhắc nhở
nhân cặp đôi mới cưới về chữ hiếu không
chỉ với nhà nội mà còn cần chăm
sóc, quan tâm đằng nhà ngoại

3.8. Biến đổi về phong tục tập quán cưới hỏi của người dân tộc Khmer xưa và nay
Quyền quyết định hôn nhân: Theo truyền thống của người Khmer xưa, hôn nhân
của con cái đa phần do cha mẹ quyết định “ cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”. Con cái khi
đến tuổi trưởng thành không có quyền được tìm hiểu hay lựa chọn người bạn đời khi
chưa có sự đồng ý của cha mẹ. Bởi lẽ, cha mẹ được xem là người có vốn sống, có kinh
26

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


nghiệm, có thể tìm cho con cái của họ một người bạn đời lý tưởng và hạnh phúc mãi về
sau, tránh những rủi ro đổ vỡ trong hôn nhân “sai một li đi một dặm”. Họ cũng quan
niệm rằng, cha mẹ chính là người có thu nhập và quyết định hoàn toàn kinh tế trong gia
đình vì vậy quyết định luôn hôn nhân của con cái. Ngoài ra, sự phụ thuộc của con cái vào
cha mẹ trong vấn đề hôn nhân còn bị ảnh hưởng bởi văn hoá truyền thống của người
Khmer. Xã hội Khmer xưa rất xem trọng vấn đề đạo đức, hiếu nghĩa. Theo sự biến đổi
của thời gian cùng với sự giao lưu văn hoá trong quá trình sinh sống với những dân tộc
khác, tư tưởng của người Khmer dần trở nên cởi mở. Hôn nhân ngày nay của người
Khmer dựa trên sự bình đẳng tự nguyện hai bên nam nữ. Khi nam nữ đến tuổi trưởng
thành họ được quyền tự do tìm hiểu, sau đó việc quyết định có đi đến hôn nhân hay
không do đôi nam nữ tự quyết định. Vai trò của cha mẹ trong vấn đề hôn nhân của con
cái đã có sự biến đổi. Xu hướng chuyển từ cha mẹ quyết định hoàn toàn sang cha mẹ tư
vấn cho con hoặc do con cái tự quyết định người bạn đời của mình.
Quy tắc kết hôn: Ngày nay hôn nhân cận huyết, nội hôn tộc người không còn là
vấn đề quan trọng của nhiều người. Nguyên do là bởi giới trẻ ngày nay có nhiều mối
quan hệ phum sóc, vượt ra ngoài sự kiểm soát của gia đình, dòng tộc. Người dân Khmer
sống xen kẽ Việt, Hoa, nhất là ở các khu vực thị trấn, thị xã… thay vì việc chỉ sống thành
từng cụm, riêng biệt như trước.Hiện tại, vai trò của thanh niên trong việc lựa chọn vợ
hoặc chồng đã và đang tăng lên, phạm vi kết hôn vượt qua khỏi làng xã nhiều là do xã
hội đã thay đổi kéo theo điều kiện giao tiếp của nam nữ được mở rộng, không hà khắc,
cấm đoán như trước kia chỉ trong phạm vi phum, sóc hay cùng tộc người.
Quan niệm về sống thử trước hôn nhân: Với người Khmer xưa, họ xem trọng vấn
đề trinh tiết của người con gái. Mọi hành vi chung sống trước hôn nhân đều được xem là
không phù hợp với thuần phong mỹ tục, vi phạm các chuẩn mực. Chính vì thế, trước
năm 1986 hôn nhân của người Khmer là một vợ một chồng khá bền vững. Hầu như các
cuộc ly hôn, ly thân đều tập trung vào khoảng thời gian 1986 cho đến nay. Tuy nhiên,
hiện nay việc sống chung trước hôn nhân đã có nhiều thay đổi và dần được chấp thuận.
Họ không còn cảm thấy quá xa lạ với việc sống thử của thanh niên, đặc biệt trong bối
cảnh hiện nay

27
Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)
các cộng đồng người dân tộc Khmer đang dần mở rộng phạm vi giao tiếp thông qua việc
trao đổi trong học tập, lao động và làm việc.
Trang phục cưới và tổ chức hôn l̀: Hiện nay trang phục cưới của người Khmer có
sự cách tân đi đôi chút, xuất hiện xu hướng Tây hoá trong việc tổ chức hôn lễ. Lễ cưới
trước đây được tổ chức trong vòng ba ngày hai đêm nhưng ngày nay đã được thu ngắn lại
trong hai ngày một đêm.
Về biến đổi tích cực: Trong việc tìm hiểu trước hôn nhân, đôi trai gái được thoải
mái và tự do tìm hiểu. Việc mai mối cũng được giản lược đi cho phù hợp với xu thế biến
đổi. Thời gian trước, việc kết hôn giữa những người trong họ với nhau là một trong
những tập tục của người Khmer. Tuy nhiên, cho đến nay, nhờ việc tự ý thức của bà con
và công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về hôn nhân gia đình mang lại hiệu quả,
mà tập tục này gần như đã được xóa bỏ. Ngày nay tục hỏi cưới của người Khmer đã giảm
bớt một số nghi thức cho phù hợp với điều kiện sống mới, nhằm tiết kiệm chi phí và thời
gian nhưng đảm bảo tính truyền thống, giữ lại những nghi thức cơ bản là nét đẹp truyền
thống trong phong tục cưới hỏi của người tộc mình.

Tiểu kết: Ở mỗi dân tộc sẽ có những nghi lễ cưới khác nhau do chịu ảnh hưởng của
phong tục tập quán, văn hóa của dân tộc mình. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa qua phong tục hôn nhân người Việt Tây Nam Bộ nói chung và người dân tộc Khmer
nói riêng chính là gìn giữ những yếu tố văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếp nhận có chọn
lọc những yếu tố văn hóa của các tộc người cùng cộng cư và cả yếu tố văn hóa bên ngoài
du nhập vào. Trải qua sự biến thiên hôn nhân của người Khmer xưa và nay đã có nhiều
sự thay đổi nhưng nhìn chung “cái cốt lõi nhất” vẫn được lưu giữ một cách trọn vẹn.

28

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


4. NHỮNG NGHI LỄ TẬP TỤC CƯỚI HỎI CỦA NGƯỜI DÂN TỘC CHĂM
Ở NAM BỘ
4.1 Các nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân truyền thống của người dân tộc Chăm ở
Nam Bộ

Với người Chăm Islam ở An Giang, nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hôn nhân là hôn
nhân đồng tôn giáo. Nếu một người Chăm Islam muốn kết hôn với một người khác đạo
thì buộc người đó phải học và nhập đạo Islam trước khi làm lễ cưới. Ngoài ra, người
Chăm Islam An Giang ngày trước còn có xu hướng kết hôn với những người cùng dòng
họ, bởi vì mong muốn tăng cường quan hệ gắn kết gia đình trong tộc họ thêm chặt chẽ.
4.2 Quan niệm về cưới xin

Người Chăm Islam ở An Giang, coi việc kết hôn xây dựng gia đình là bổn phận
của tín đồ làm hài lòng Thượng đế và ngược lại sự độc thân là điều tội lỗi. Quan niệm đó
chi phối tinh thần của mỗi tín đồ Islam khi đến tuổi lập gia đình, nam và nữ cũng như cha
mẹ của họ đều chú trọng việc lập gia đình, tạo lập hôn nhân. Đó là trách nhiệm của
những người làm cha, làm mẹ và cũng là nhu cầu thiết thực của con người khi đến tuổi
kết hôn. Tuổi kết hôn của người Chăm Islam ở An Giang hiện nay thường 18 - 25 tuổi.
Do ảnh hưởng từ giáo luật Islam nên ở người Chăm Islam hầu như không có tình trạng
sống chung, sống thử trước hôn nhân. Việc sống chung, sống thử hay quan hệ tình dục
trước hôn nhân được người Chăm Islam An Giang chú trọng giữ giới luật của mình. Nếu
vi phạm sẽ bị cộng đồng lên án, cô lập, bị đồng đạo coi thường. Giáo luật Islam giáo quy
định những người quan hệ tình dục trước hôn nhân dẫn đến có thai trước khi tổ chức đám
cưới sẽ ảnh hưởng không chỉ với bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến con cái của họ sau
này. Con của họ sau này sẽ không được làm chủ hôn khi trong gia đình có đám cưới, bởi
người Chăm Islam coi đó là con ngoài giá thú, không phải đứa con của người cha, mà chỉ
là đứa con của người mẹ.

Người Chăm quan niệm đời người có 3 lần sinh. Cưới là lần sinh thứ hai. Ở đây
không phải cha mẹ sinh thành đứng ra “sinh” mà là ông Inư Amư có thể dịch là cha mẹ

29

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


đỡ đầu. Chuẩn để làm cha mẹ đỡ đầu là họ chưa hề nửa đường đứt gánh kloh yot, có tuổi
tương đương tuổi cha mẹ “thực”, và biết về phong tục tập quán để có thể thực hiện vài
nghi thức trong đám cưới. Cha mẹ đỡ đầu thay mặt cha mẹ thực hiện tất cả thủ tục cuộc
lễ. Chỉ sau đó, cha mẹ thực có qua nhà đàng gái.
4.3 Tiêu chí chọn vợ, chọn chồng
4.3.1. Tiêu chí chọn một người chồng tốt

Tiêu chí chọn một người chồng lý tưởng trong xã hội Chăm cần có các đặc tính
như: vui vẻ, tháo vát, cần cù, gần gũi và có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Trong
lao động, nam giới phải thạo tất cả các việc của nam giới như cày bừa, làm rẫy, ruộng,
dựng nhà… Đặc biệt phải có học vấn cao, họ rất trọng người có học vấn. Ngoài ra người
Chăm Nam Bộ quan niệm nam giới phải buộc thông thạo kinh “Cran”
4.3.2. Tiêu chí chọn một người vợ tốt

Tiêu chuẩn của người vợ phải nết na, thùy mị, giỏi công việc nội trợ như nấu ăn,
quản lý nhà cửa. Ngoài ra phải biết dệt vải, kéo sợi và đặc biệt nuôi con phải giỏi…

Tập quán truyền thống của người Chăm xưa không coi sắc đẹp là điều chính yếu
tạo nên hạnh phúc, đảm bảo hạnh phúc gia đình, nhưng nam cũng như nữ, vừa có sắc lại
vừa có đức có tài thì được mọi người yêu mến và là đối tượng của lớp trẻ. Quan niệm đó
đã xuyên suốt nhiều thế kỷ và tồn tại cho đến ngày nay. Ngược lại, nếu cô gái chỉ có sắc
đẹp mà không biết lao động, không có đủ các đức tính cần thiết của người vợ thì bị dư
luận chê cười, khó lấy chồng.
Đôi nét về trang phục

Đúng ngày định, nhà trai mang đến nhà gái một mâm trái cây làm lễ vật và những
vật dụng cần thiết cho cô dâu trong đời sống riêng sau này như áo dài cưới, xà rông, khăn
đội đầu, kim chỉ... Ít hôm sau, nhà gái “trả lễ” nhà trai một mâm bánh và nhà trai trao
một phong bì tiền cho nhà gái. Gần tới ngày cưới, thầy cả cùng với nhà trai mang giường
(người Chăm gọi là ghế) sang nhà gái. Thầy cả cầu nguyện trong phòng cưới và những
người cùng đi sẽ giúp dọn và trang trí phòng cưới. Điểm đặc biệt của một đám cưới

30

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


người Chăm là nhà cửa trang hoàng rất đẹp, đầy màu sắc sặc sỡ. Trong ngày cưới, cô
dâu Atica mặc áo dài nhung màu đỏ pha tím, dài đến gối, không xẻ hông, trùm khăn ren
trắng. Tóc và hai tai đều cài hoa và trâm cài đầu với các trang sức như vòng vàng, kiềng,
nhẫn xuyến...

Chú rể Facốp mặc chiếc áo dài truyền thống màu trắng của người Hồi giáo, đầu
quấn khăn sà pạnh (một loại khăn đội đầu đặc trưng của người Chăm, chỉ sử dụng trong
những dịp lễ hội trọng đại). Cũng có nhiều chú rể không đội khăn sà pạnh mà diện nón
capé, một loại mũ có hình tròn, không vành, trang trí rất đẹp. Phía ngoài bộ trang phục
truyền thống, chú rể diện một áo vest đen.

4.4. Các nghi lễ cưới hỏi của người dân tộc Chăm
4.4.1 L̀mai mối

Hôn nhân của người Chăm ở An Giang mang đặc tính của Islam giáo với những
ảnh hưởng của giáo luật Hồi giáo mà người Chăm tin theo. Gia đình của người Chăm ở
đây thuộc gia đình phụ quyền, nam giới là chủ gia đình. Chồng cưới vợ, nhưng phải ở rể,
sinh sống bên nhà vợ (Huỳnh Thị Hiếu, 2011). Theo đó, người Chăm nơi đây khi có con
trai ở độ tuổi kết hôn (18 - 20 tuổi), cha mẹ đều chú ý đến việc xây dựng gia đình cho
con. Bắt đầu từ việc chọn dâu, nhất là những đêm “nhóm họ” (Màlằm nuwk tàgà) bên cô
dâu. Vào dịp này, hầu hết những thiếu nữ chưa chồng, kể cả những cô gái bị “cấm cung”
đêm đó cũng đến tham dự, chúc mừng cô dâu. Đây là dịp tốt để những bà mẹ có con trai,
dù rất bận cũng tìm cách đến lân la trò chuyện để chọn cô dâu tương lai cho con mình.
Khi đã tìm được cô gái ưng ý, gia đình đồng tình, nhà trai nhờ cậy ông mai (ôn maha)
hay bà mai (mụ hama) đi qua nhà gái bàn bạc, trao đổi. Nếu nhà gái nhận lời, ông
mai/bà mai cần đi lại nhiều lần để thống nhất ngày làm đám cưới (Võ Văn Thắng,
2010).

Trong hôn nhân của người Chăm Islam theo truyền thống, có khi do bà con, hàng
xóm quen thân giới thiệu, gia đình nhà trai đồng ý, và thường nhờ người giới thiệu đó
làm mai luôn. Sau khi hai bên gia đình đều đồng ý, mỗi bên cha mẹ mới thông báo cho
con mình biết

31
Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)
4.4.2 L̀dạm hỏi

Lễ hỏi hay đám nói (Pakloh panuốik): Theo ý nghĩa của người Chăm, đó là lễ
“dứt khoát, lời nói”. Bên nhà trai lập một đoàn gồm 5 - 6 người và mời ông Ahly (người
phụ trách Surao, thường là trưởng xóm, ấp) sang nhà gái với lễ vật thường là một mâm
lớn trái cây. Bên nhà gái cũng có cha mẹ, thân nhân, họ hàng, ông Ahly tham dự để
chứng kiến lễ nói (Đỗ Thị Thanh Hà, 2011). Sau đó, khoảng một tháng trước ngày cưới,
bên nhà trai đem tiền chợ (Pa lan chơ) sang nộp cho nhà gái, cùng với vải, áo, chăn cho
cô dâu.
4.4.3 L̀cưới (Ia khah)

Thông thường lễ cưới được tổ chức hai ngày. Với người Chăm Islam ở An Giang,
trong lễ cưới có lễ nhóm họ (Hagây padung bariuk), có nghĩa là ngày dựng việc của gia
đình và cộng đồng. Trong ngày đó, cô dâu, chú rể ở nhà của mình đều làm lễ “Tàcộ
Kghề” (Lễ lên ghế) để chuẩn bị kết hôn. Lễ này, bên chú rể có “ôn Uốk” còn bên cô dâu
có “mụ Uốk” phụ trách. Đám cưới của người Chăm ở đây bắt buộc phải có ôn Uốk và
mụ Uốk. Đây là những người có nhiều am hiểu về tập tục dân tộc để hướng dẫn cho cô
dâu, chú rể về cách ăn mặc, trang phục, trang sức, bày trí giường của đôi tân hôn trong
ngày nhóm họ, nhất là trang trí phòng hoa chúc để khi làm lễ “động phòng” theo đúng
tập tục của người Chăm theo Islam giáo. Cô dâu chú rể phải làm theo sự hướng dẫn của
ông, bà này (Võ Văn Thẳng, 2010; Huỳnh Thị Hiếu, 2011).

Khi cô dâu chú rể mặc trang phục mang đồ trang sức lên ngồi ghế lễ xong, ôn
Uốk, mụ Uốk bắt đầu làm lễ cho hai người ở hai chỗ khác nhau. Một bô lão đứng ra
khấn vái, đọc kinh. Những người xung quanh đọc phụ họa theo và tung hô chúc tụng cô
dâu, chú rể trước đĩa hương trầm nghi ngút. Khi làm lễ xong, “chú rể” mới được gọi
chính thức là “Pa nganh tanh la cây” và “cô dâu” là “Pa nganh tanh ca mây”. Đến tối, cô
dâu và chú rể đều tiếp bạn bè đến chúc tụng. Đặc biệt bên cô dâu, những cô gái “cấm
cung” được gia đình, cha mẹ đưa đến tham dự cùng với những thanh nữ trong xóm làng,
người Chăm gọi là “Malầm nức Tàgà” (đêm của con gái

32
Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)
4.4.4 Ngày cưới (Hagây He - ngày đưa rể)

Đây là ngày gia đình họ nhà trai đưa rễ sang bên nhà gái. Lúc chú rể bước xuống
cầu thang, bạn bè thanh niên hát vang bài “La mệ La mi” - bài hát giã từ cha mẹ. Nội
dung bài hát nói lên lòng nhớ ơn cha mẹ sinh thành, dưỡng dục với bao nỗi niềm, tâm sự
khi bước chân rời khỏi gia đình. Đoàn đưa rể gồm những bộ lão đi đầu, trong số này có
mặt ông Hakim hay ông Ahly và 3 em thiếu niên trai ăn mặc đẹp, mỗi em bưng 1 khay
bên trong đựng các đồ lễ gồm bánh dân tộc, trầu cau, vôi, thuốc lá, gạo và 8 trái chuối.
Trước khi đến nhà gái, chú rể được đưa đến thánh đường làm lễ.

Tại thánh đường, chú rể được bố trí ngồi đối diện với cha vợ, cũng là chủ hôn;
ngồi 2 bên chủ hôn là các vị bô lão bên nhà gái - những người có uy tín được lựa chọn
cẩn thận. Một người khác có uy tín sẽ đọc bài kinh dạy bảo chú rể về bổn phận làm
chồng đúng như giáo luật Islam, theo phong tục tập quán của người Chăm và pháp luật
Nhà nước. Sau đó, cha vợ bắt tay con rể và nói “Cha gả con gái tên là... cho con với số
tiền đồng (Sây kavanh) là...”. Chàng rể kính cẩn đáp lại: “Con nhận cưới con cha tên là...
với số tiền đồng là…”. Tiếp theo, mọi người cầu nguyện chú rể được sống mạnh khỏe,
may mắn và hạnh phúc cùng cô dâu.

Kết thúc các thủ tục hành lễ tại thánh đường, chú rể được mọi người đưa đến nhà
gái. Khi đến nơi, có một người trong tộc họ nhà gái ra đón đoàn nhà trai, rồi dẫn chú rể
đến phòng cô dâu cùng 3 thiếu niên với 3 khay đồ lễ. Từ cửa nhà đến thẳng phòng cô
dâu, thường trải một tấm vải trắng hoặc tấm thảm đẹp, để cho chú rể đi. Trong phòng
cưới, cô dâu được mụ Uốk trang diện tươm tất, ngồi ở giữa giường hơi chếch về phía bên
trái. Cô dâu ngồi trên giường cưới, trang điểm lộng lẫy, mặc trang phục cưới, có cài 3
cây trâm Sujok trên đầu. Cô dâu trang điểm theo lối tóc được búi cao lớn đỉnh đầu, quấn
quanh đầu là chiếc băng nhưng đính hạt cườm có công dụng làm chỗ tựa để cắm ba chiếc
trâm đứng thẳng. Trong ba chiếc trâm này, chiếc ở giữa lớn nhất có hình mảnh trăng lưỡi
liềm và ngôi sao, biểu tượng của đạo Islam. Vì vậy, trong ngày cưới, khi làm lễ, chú rể sẽ
rút cây trâm trên đầu có dấu với ý nghĩa xác nhận cô dâu là một Muslim đích thực. Lúc

33

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


này chú rể bước tới đưa tay rút cây trâm dài ra để trên đùi cô dâu, rồi xoay người ngồi
xếp bằng bên cạnh cô dâu (người Chăm gọi là Pa dim) Chú rể, cô dâu và mọi người có
mặt lúc đó cùng cầu nguyện xin Thượng đế ban phước lành cho mọi người nói chung,
đôi tân hôn nói riêng. Sau đó, chú rể thay xà rông và áo do cô dâu tặng rồi ra ngoài tiếp
khách. Sau khi tiếp khách chú rể về nhà mình, rồi sau đó sang ở rể tại nhà gái. Tùy theo
hoàn cảnh mỗi gia đình mà chú rể ở nhà gái dài hay ngắn, thường thì vài ba năm, cũng có
khi do điều kiện làm ăn xa mà đôi bạn trẻ được ở riêng. Nhưng thông thường đôi nam nữ
sau khi cưới thường ở nhà vợ 3 - 5 năm cho đến khi ra ở riêng (Hứa Kim Oanh, 2015).
4.4.5 L̀động phòng hoa chúc (Malâm Chămnek, tức đêm hợp cẩn)

Tối đến, mụ Uốk phủ lên đầu cô dâu và chú rể một miếng vải to, rồi mời những bà
con còn đầy đủ vợ chồng, đông con, làm ăn khá giả đến giăng mùng, ám mùng để cầu
mong cho đôi vợ chồng mới được hạnh phúc như những bà sửa soạn giường hợp cẩn.
Đêm hợp cẩn, trước tiên đôi tân hôn cùng nhau dùng cơm tượng trưng trong một mâm và
một đĩa, tiếp đó những bô lão lại bày tiền ra cho vợ chồng giành lấy. Họ tin, nếu vợ giành
được nhiều tiền, sau này người vợ sẽ nắm quyền hành, tiền bạc, tài sản trong gia đình;
ngược lại mọi việc sẽ do người chồng nắm giữ, quyết định (Lâm Tâm, 1994, tr. 61-70).
4.4.6 L̀trả áo
Đến ngày thứ ba sau lễ cưới, đôi vợ chồng chuẩn bị mâm vật lễ gồm trầu cau,
bánh trái, bánh tét, bánh sakaya,…mang về nhà trai để trả lễ. Người Chăm gọi lễ này là lễ
trả áo (taleh khan aw). Nhà trai sẽ đón đôi vợ chồng trẻ một cách trịnh trọng vào dịp này,
cha mẹ, dòng họ chú rể sẽ trao tặng cho đôi vợ chồng những tấm vải lụa, tiền, trang sức
và những vật dụng quan trọng xem như là của hồi môn của nhà trai. Theo phong tục lễ
cưới hỏi của người Chăm, lễ cưới đến đây được xem là hoàn thành. Cô dâu chú rể chính
thức được công nhận là vợ chồng.
4.5.Biến đổi về phong tục tập quán cưới xin của người dân tộc Chăm xưa và nay.
Độ tuổi kết hôn: Trong lễ cưới trước đây, nam nữ Chăm do cha mẹ sắp đặt nên
tuổi kết hôn rất sớm: nữ thường kết hôn ở tuổi 15 - 18, nam ở tuổi 16- 20. Ngày nay,
nam

34
Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)
khoảng 18 - 25, nữ từ 18 – 20 tuổi, đặc biệt là nam hay nữ người Chăm hiện nay khi đến
tuổi kết hôn còn được tự do tìm hiểu.
Nguyên tắc kết hôn cùng dòng họ: Người Chăm Nam bộ ngày trước có xu hướng
kết hôn với những người cùng dòng họ, bởi vì mong muốn tăng cường quan hệ gắn kết
gia đình trong tộc họ thêm chặt chẽ. Gần đây, xu hướng này đã thay đổi, kết hôn với
người ngoài dòng họ ngày càng phát triển.
Trang phục cưới: Trong lễ cưới hiện nay, nhiều nam nữ, cô dâu chú rể thay vì mặc
trang phục cổ truyền thì chú rể mặc đồ Tây như áo vest, thắt cà vạt, mang giày Tây
nhưng đội mũ kapeak - dấu hiệu của một Muslim (tín đồ Hồi giáo). Cô dâu thì thuê mặc
những bộ váy cưới kiểu phương Tây. Với người Chăm Nam bộ trước đây, trong lễ cưới
truyền thống, cô dâu thường được mụ Uốk trang điểm và cài trâm. Trong đám cưới hiện
nay có dâu rất ít khi cài trâm, thay cho việc rút cây trâm thì chú rể chỉ cần đặt tay lên trán
có dấu như một biểu hiện của sự xác tín.
Phương tiện đưa rể trong ngày cưới. Nếu trước kia trong lễ cưới truyền thống của
người Chăm Nam bộ chú rể thưởng ngồi trên xe lôi có lọng che hoặc đi bộ cùng đoàn nhà
trai đưa đến nhà gái, thì nay chú rể có thể dùng ô tô được trang trí hoa, đôi khi là xe hai
bánh. Trường hợp cưới cùng làng, khoảng cách rất gần thì họ đi bộ, che ô5.(1)
Niềm tin về uy quyền của ôn Uôk và mụ Uôk: Người Chăm trước đây còn tin ôn
Uốk và mụ Uốk có nhiều khả năng chống phá lại những người biết “bùa phép” đùa
nghịch, quấy rối đám cưới hay chú rể cô dâu. Ví dụ như ngày cưới, khi nhà trai đưa ra
đến cầu thang nhà gái chợt thấy rắn rít bò đầy dưới chân, phải bỏ chạy tán loạn, hoặc chú
rể khi bước lên cầu thang mà không bỏ hai nấc thang đầu, có thể bị kẻ phá rối làm cho
sụm gối, không đi đứng được; cũng có khi chúng phá lúc tân hôn động phòng hoa chúc,
đỡ mùng lên thấy ông Hổ nằm rình, phải la hoảng bỏ chạy. Hay, lúc chàng rể vào mùng
có dâu sẽ lén ra ngoài và ngược lại như chơi kiểu bắt hú tim với nhau. Cũng có trường

5 Theo Võ Văn Thắng (2010), Nghi lễ vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang : Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Trường , An Giang : Trường Đại học An Giang. Số phân loại: 390.0959791/Th116 / NCKH00107

35

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


hợp, sau khi đám cưới, vợ chồng xa vắng nhau thì thương nhớ, nhưng đến lúc gặp nhau
lại cãi vã gây gỗ om xòm. Ngày nay, không ai còn tin vào những chuyện này nữa.
Nghi l̀tổ chức cưới: Nghi lễ cưới của người Chăm ngày trước rất rườm rà.
Trước khi tiến hành lễ cưới chính thức, gia đình hai bên nhà trai và nhà gái đều phải tổ
chức nhiều buổi cầu nguyện, cô dâu và chú rể sẽ được ngồi lên ghế lễ để làm lễ xông
trầm 3 lần. Vào ngày nhóm họ, cô dâu và chú rể tiếp tục được xông trầm 2 lần nữa vào
buổi sáng và buổi chiều. Vào thời điểm trước khi đưa rễ, chú rể lại được xông trầm 1 lần
nữa6.
Ngày nay, do nhiều yếu tố mới nên nghi lễ xông trầm được rút gọn chỉ còn 1 lần duy nhất
vào buổi chiều nhóm họ, trước khi đưa rể sang nhà gái.
Thay đổi về phương thức đãi tiệc trong ngày cưới: Trong ngày cưới, nhà trai và
nhà gái đều tổ chức tiệc cưới đãi khách là bà con dòng họ, hàng xóm, bạn bè thân hữu
của gia đình. Theo đó, đàn ông Chăm Islam ở Nam bộ dự cưới ở thánh đường, phụ nữ
dự cưới ở nhà. Tiệc cưới thường được đãi ở nhà cô dâu và nhà chú rể. Còn hiện nay,
nhiều đám cưới của người Chăm được tổ chức ở nhà hàng. Một đặc điểm riêng khác biệt
với đám cưới của các tộc người khác như người Kinh hay Khơ-me là tiệc cưới của người
Chăm được chế biến theo tiêu chuẩn Hala. Người Chăm khi tổ chức tiệc cưới thường
thuê đầu bếp người Muslim nấu nướng rồi đem đến địa điểm đãi tiệc hoặc thuê những
nhà hàng do người Muslim phụ trách.
Tình trạng hôn nhân: trước đây cho phép một người đàn ông có thể lấy 4 vợ với
các quy định chặt chẽ như phải đảm bảo đầy đủ và công bằng về mặt kinh tế giữa những
người vợ phải đối xử công bằng trong mối quan hệ giữa chồng với các bà vợ. Tuy nhiên,
trong thực tế tại các làng Chăm ở Nam bộ, hiện tượng lấy nhiều vợ rất hiếm, chủ yếu là
một vợ một chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình. Nhiều nguyên nhân lý giải cho tình
trạng này, chẳng hạn như những quy định nghiêm ngặt của giáo luật Islam trong trách

6 Theo Đỗ Thị Thanh Hà, (2011), Đời sống tôn giáo của công đồng người Chăm Islam ở tỉnh An Giang nay :
hiêṇ
Luâṇ văn Thạc sĩ Chủ nghĩa xã hôị khoa học, Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đại học Khoa học xã hôị & nhân văn. Số
phân loại: 297.5/H100 / LV00075

36
Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)
nhiệm của người chồng với gia đình; kết quả của tác động từ các cuộc vận động tuyên
truyền Luật Hôn nhân và Gia đình trong cộng đồng người Chăm Islam.
Về biến đổi tích cực: Người Chăm ở Nam Bộ trong quá trình phát triển đã từng bước
dung hòa yếu tố Islam với văn hóa truyền thống dân tộc Chăm. Sức mạnh của giáo lý
Islam đã làm thay đổi nhiều quan niệm, nếp sống đặc trưng của dân tộc nhưng không
hoàn toàn đoạn tuyệt với quá khứ. Dân tộc Chăm trong quá khứ có một số đặc điểm về
hôn nhân mà hiện đại hóa và tương tác với các nền văn hóa khác đã gây ra sự thay đổi.
Trước đây, hôn nhân trong cộng đồng Chăm thường được sắp xếp bởi gia đình hai bên,
thường là gia đình của người cha. Những cuộc hẹn hò và gặp gỡ giữa hai người trước khi
kết hôn thường không xảy ra và vai trò của gia đình trong lựa chọn đối tác rất quan
trọng. Tuy nhiên, ngày nay, hôn nhân trong dân tộc Chăm đã trở nên tự do hơn và cho
phép sự chọn lựa của cá nhân. Gặp gỡ và tìm hiểu nhau trước khi quyết định kết hôn đã
trở thành một phần quan trọng của hôn nhân hiện đại của dân tộc Chăm. Sự thay đổi này
phản ánh xu hướng tự do cá nhân và ảnh hưởng của các giá trị hiện đại.
Ngoài ra, dưới tác động từ sự tuyên truyền của Nhà nước trong việc loại bỏ những
quan niệm và tập tục không còn phù hợp với đời sống xã hội mới, thêm vào đó là trong
quá trình hiện đại hóa và tương tác với các nền văn hóa khác, hôn nhân của dân tộc Chăm
cũng chịu ảnh hưởng từ các quy tắc và truyền thống của xã hội xung quanh cho nên nghi
lễ hôn nhân của người Chăm ngày nay có nhiều biến đổi tích cực.
Trong hôn nhân của người Chăm ngày nay độ tuổi kết hôn của nam khoảng 18 -
25, nữ từ 18 – 20 tuổi, không còn việc kết hôn sớm như trước đây là nam ở tuổi 16- 20,
nữ ở tuổi 15- 18. Nguyên nhân sự thay đổi về độ tuổi kết hôn chủ yếu do tác động của
các cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa mà Nhà nước đã và đang triển khai rộng
khắp các cộng đồng dân cư nông thôn. Nguyên nhân khác do nhận thức của nam nữ
thanh niên người Chăm hiện nay đã có những tiến bộ. Trong bối cảnh mới, thế hệ trẻ đã ý
thức hơn về việc tìm kiếm việc làm, ổn định nghề nghiệp trước khi làm lễ cưới để có điều
kiện tốt cho việc nuôi dạy con cái. Đây là điểm tích cực, cho thấy hiệu quả của việc tuyên
truyền chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta.

37

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


Kết hôn với người ngoài dòng họ ngày càng phát triển không còn xu hướng kết
hôn với người cùng dòng họ, do nhận thức của giới trẻ về hệ lụy của việc kết hôn trong
dòng họ gây nên những di chứng, ảnh hưởng đến con cái của họ. Điều này còn cho thấy
tác động từ chính sách của Nhà nước trong cuộc vận động thực hiện các chính sách về
dân số, kế hoạch hóa gia đình.
4.5.3 Những nét đẹp được lưu giữ, bảo tồn trong tập quán cưới xin.
Cộng đồng tộc người Chăm ở Nam bộ còn duy trì được nhiều nghi lễ và giáo qui
xưa, Nghi lễ hôn nhân của người Chăm Nam bộ vẫn giữ được nhiều yếu tố truyền thống
và tôn giáo như tục đưa rể, làm lễ tại thánh đường, lời tuyên và đáp giữa cha cô dâu với
chủ rè, hay các nghi thức tại nhà gái vào ngày nhóm họ, ngày đưa rể,... Kể cả các nghi
thức trong lễ cưới của người Chăm bắt buộc phải có như lễ hỏi, nhóm họ, lễ cưới, đặc
biệt là không thể thiếu sự thỏa thuận của gia đình nhà gái với nhà trai về “tiền đồng tiền
chợ”. Trong ngày cưới chính, nghi thức rất quan trọng là: bắt tay giữa cha vợ và con rể,
chủ rể rút cây trâm cài trên đầu cô dâu xưa kia mà nay là nghi thức chạm tay vào trán cô
dâu,... Tất cả những nghi thức được tiến hành đều nhằm mục đích giúp cho cặp vợ chồng
trẻ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và thủy chung suốt đời.

Tiểu kết: Người Chăm Islam ở mọi nơi đều thực hiện đúng theo giáo lý , giáo luật của
Islam giáo trong đời sống, nhất là thể hiện được đức tin trong năm trụ cột và năm lần lễ
trong ngày . Đám cưới của người Chăm ở mỗi vùng dù có những phonng tục và nghi
thức tổ chức khác nhau nhưng đó là một đám cưới rất trang trọng, ấm áp không xa hoa
phù phiếm. Nếu trước kia đám cưới được diễn ra trong ba ngày thì hiện nay chỉ diễn ra
trong một hoặc hai ngày những vẫn giữ được vẻ đẹp cổ truyền và kín đáo. Bởi Islam giáo
từ lâu đã trở thành “món ăn tinh thần”, thước đo chuẩn mực đạo đức xã hội không thể
thiếu trong đời sống của người Chăm . Các phong tục , tập quán của người Chăm đều
được cá nhân, gia đình, dòng tộc gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tuy nhiên cuộc sống hiện đại đã ảnh hưởng phần nào đến một số phong tục, tập wuasn
của người Chăm do tính giao thoa văn hóa. Để gìn giữ những văn hóa, tập quán , luật tục
của người Chăm Islam cần có những giải pháp bảo tồn và phát huy những phong tục tập
quán tốt
38
Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)
đẹp, nếu không sẽ dần mai một thậm chí thất truyền trong khoảng thời gian tới do nhiều
nguyên nhân tác động. Các nghi lễ phong tục trong hôn nhân là một nét đẹp dân tộc cần
được gìn giữ bởi chính những phong tục đó đã góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng
của văn hóa dân tộc Việt Nam.

SO SÁNH PHONG TỤC HÔN NHÂN GIỮA DÂN TỘC KINH VÀ DÂN
TỘC KHMER, DÂN TỘC CHĂM
Giống nhau
• Quan niệm:
Dù là dân tộc Kinh hay dân tộc Khmer, Chăm một điều luôn được đề cao và coi trọng
trong hôn nhân đó là sự chung thủy (sự duy nhất). Việc đề cao trinh tiết, sự trong trắng
của người con gái cũng là một điểm chung trong quan niệm
• Quy trình tổ chức:
- Đối đám cưới thì đều gồm các lễ chính như: lễ nói/ lễ mai mối (hai họ xem ngày tháng
năm sinh của chú rể và cô dâu có hợp tuổi hay không. Nếu hợp, lúc bấy giờ sẽ tiến
hành các bước tiếp theo), lễ hỏi và lễ cưới, trong đó lễ cưới là quan trọng nhất.

39

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


- Đám cưới thường ban đầu bằng lễ đám cưới, sau đó là lễ đám hỏi tại nhà trai hay căn
nhà gái. Trong 1 lễ cưới cổ điển, bộ đôi đeo nhẫn, đính ước, triển khai những nghi lễ, lễ
vật và triển khai những lễ thức chúc phúc cho cuộc hôn nhân gia đình đang tới. Ngoài
ra, ăn hỏi còn có sự góp mặt của họ dãy, anh em, làng xóm, đặc biệt là sự góp mặt của
hàng ngũ những thành viên chuyên nghiệp ca, múa càng làm tăng thêm không khí vui
mắt của sự kiện.
Khác nhau

Người Kinh Người Khmer Người


Chăm

Quan - “Tại gia tòng phụ, xuất giá - Quan niệm hôn nhân có phần - Quan niệm
niệm tòng phu, phu tử tòng tử”; “ cởi mở hơn. hôn nhân có
Nam nữ thọ thọ bất tương - Quan niệm cái chết là nhẹ phần khắt
thân” -> ảnh hưởng các nhàng, không ảnh hưởng gì khe, coi việc
giáo điều Nho giáo hà khắc đến hôn nhân của con cái. kết hôn xây
- Nếu bố mẹ mất thì con cái dựng gia
phải chịu tang 3 năm, sau 3 đình là bổn
năm mới được làm đám phận của tín
cưới đồ làm hài
lòng
Thượng đế
và ngược lại
sự độc thân
là điều tội
lỗi
- Hầu như
không có
tình trạng
sống chung,
sống thử
trước hôn
nhân.
Quy 6 lễ chính, đó là Lễ nạp thái 4 Lễ: Lễ dạm hỏi( Si s’la 6 lễ: Lễ mai
trình (kén chọn); Lễ vấn danh, Lễ dok), mối
nạp cát, Lễ thỉnh kỳ, Lễ nạp Lễ ăn hỏi( Si s’la kanh- sêng), Lễ dạm hỏi
tệ, Lễ thân nghinh (tức lễ rước Lễ xin cưới( Si s’la banh Lễ cưới (Ia
dâu hay lễ cưới). Tuy nhiên, cheak peak), khah)
ngày nay, các nghi lễ đã có Lễ cưới( Si s’ la com- not) Ngày cưới
phần giản tiện đi rất nhiều, chỉ (Hagây He -

40

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


Người Kinh Người Khmer Người
Chăm

gồm ba lễ: lễ dạm ngõ, lễ ăn ngày đưa rể)


hỏi và lễ cưới. Lễ động
phòng hoa
chúc (Malâm
Chămnek,
tức đêm hợp
cẩn)
Lễ trả áo
Sính Do nhà trai chuẩn bị. Tráp ăn Sính lễ trong lễ ăn hỏi mà nhà Vào ngày
lễ hỏi thông thường là các số lẻ trai mang sang nhà gái bao cưới. đoàn
như 5, 7, 9 hoặc 11 tráp. gồm: trầu cau, thịt heo, gà, đưa rể gồm
Công thức tính dành cho các vịt, thuốc lá, đèn câu, rượu, những bộ lão
lễ vật bên trong là bội số của bánh tét, bánh ít, dưa hấu, đi đầu và 3
2. Đồ lễ ăn hỏi bao gồm: bánh khóm. Các sinh lễ này nhiều em thiếu
cốm, bánh xu sê, bánh mứt hay ít sẽ tùy thuộc vào khả niên trai ăn
sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc năng kinh tế của phía nhà mặc đẹp,
lá,… và có thêm xôi ngũ sắc trai, Các sính lễ cưới này được mỗi em bưng
và thủ lợn quay tùy thuộc vào nhà trai đặt vào những cái 1 khay bên
từng gia đình. thúng rồi gánh sang nhà trong đựng
gái. Mỗi gánh bao gồm 2 các đồ lễ
thùng, thường thì một lễ ăn hỏi gồm bánh
phải gồm ít nhất 2 đến 3 gánh. dân tộc, trầu
cau, vôi,
thuốc lá, gạo
và 8 trái
chuối.
Vấn Theo truyền thống, người phụ Một tập tục phổ biến, sau khi Sau khi
đề cư nữ sau khi kết hôn, sẽ về ở gia kết hôn, người chồng sẽ cư trú xong lễ chú
trú đình nhà chồng. (biểu hiện của ở bên nhà vợ (biểu hiện chế độ rể về nhà
sau chế độ phụ hệ). Xuất hiện lễ mẫu hệ). mình, rồi
hôn Lại mặt mà ở người Khmer sau đó sang
nhân không có: nhắc nhở cặp đôi ở rể tại nhà
mới cưới về chữ hiếu không gái. Tùy
chỉ với nhà nội mà còn cần theo hoàn
chăm sóc, quan tâm đằng nhà cảnh mỗi gia
ngoại đình mà chú
rể ở nhà gái
41

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


Người Kinh Người Khmer Người
Chăm

dài hay
ngắn, thường
thì vài ba
năm, cũng
có khi do
điều kiện
làm ăn xa
mà đôi bạn
trẻ được ở
riêng. Nhưng
thông
thường đôi
nam nữ sau
khi cưới
thường ở nhà
vợ 3 - 5 năm
cho đến khi
ra ở riêng

42

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ban Chỉ đạo phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa huyện Tri Tôn (2006),
Giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa Khmer Tri Tôn.

[2] Nguyễn Thị Hoàng Phượng (2020). Đám cưới truyền thống của người Khmer tại An
Giang. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, tập 9 ( số 2), tr 42-51.

[3]. Sơn Phước Hoan, Sơn Ngọc Sang (1998), Các l̀hội truyền thống của đồng bào
Khmer Nam Bộ, NXB Giáo dục.

[4]. Trường Lưu (1993), Văn hóa người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long, NXB
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

[5]. Nguyễn Văn Lữ (2007), Những nghi l̀vòng đời chủ yếu của người Khmer xã Châu
Lăng, huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

[6]. Đặng Thị Kim Oanh (2002), Hôn nhân của người Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu
Long, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.

[7]. Lê Thị Diễm Phúc (2015), ““Sốt” và nghi thức “Chong - Đai” trong đời sống người
Khmer Nam Bộ”, Tạp chí Khoa học Xã hội Nhân văn, số 20, tháng 12/2015, tr. 36-42

[8]. Võ Văn Thắng (2010), Nghi l̀vòng đời của người Chăm Islam ở An Giang: Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp Trường , An Giang : Trường Đại học An Giang. Số phân
loại: 390.0959791/Th116 / NCKH00107

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


[9]. Đỗ Thị Thanh Hà, (2011), Đời sống tôn giáo của côṇ g đồng người Chăm Islam ở
tỉnh An Giang
nay : văn Thạc sĩ Chủ nghĩa xã khoa học, Tp. Hồ Chí Minh :
hiêṇ
Luâṇ hôị
Trường Đại học Khoa học xã hôị & nhân văn. Số phân loại: 297.5/H100 / LV00075

[10]. Huỳnh Thị Hiểu (2011), Tìm hiểu về tôn giáo trong đời sống xã hội của dân tộc
Chăm xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang hiện nay, Khóa luận tốt nghiệp
Đại học An Giang

[11]. Hứa Kim Oanh (2015), Người Chăm Islam sông Hậu (An Giang) và quá trình giao
lưu văn hóa - hội nhập, trên trang ttp://sites.google.com/site/vhlsangiang

[12]. Lâm Tâm (1994) Một số tập tục người Chăm An Giang. Chi hội Văn nghệ dân gian
An Giang

[13]. Lý Tùng Hiếu (2019). Văn hóa Việt Nam Tiếp cận hệ thống- Liên ngành. Nhà xuất
bản văn hóa- Văn nghệ TPHCM

Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)


Downloaded by Lam Thanh Dung B2307382 (dungb2307382@student.ctu.edu.vn)

You might also like