You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN: TÂM LÝ HỌC ỨNG DỤNG

ĐỀ TÀI NHÓM: SỰ PHÂN BIỆT VÙNG MIỀN


ĐỐI VỚI SINH VIÊN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HUTECH

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Bùi Vĩnh Nghi


Nhóm thực hiện: NHÓM CHẬM CHẠP
Hứa Lê Vũ Huy – 2280601147
Bùi Thị Hồng Diễm – 2280600382
Trương Văn Hửu – 2280601348
Võ Minh Cao Kỳ – 2280601675
Tôn Duy Trường – 2280603502
Tô Trần Luân – 2280601856
Nguyễn Như Toàn – 2280603306
Nguyễn Phương Nam – 2280602020
Hoàng Ngọc Mạnh Hùng – 2280601095

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2023


MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................... 1

I.1. Lý do chọn đề tài. ....................................................................................................... 1

I.2. Mục tiêu hướng tới ..................................................................................................... 2

I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................. 2

I.3.1. Đối tượng .............................................................................................................. 2

I.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 2

I.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 3

II.1. Các khái niệm liên quan .......................................................................................... 3

II.1.1. Phân biệt ............................................................................................................. 3

II.1.2. Vùng miền ........................................................................................................... 3

II.1.3. Trường Đại học .................................................................................................. 4

II.1.4. Sự đa dạng vùng miền ........................................................................................ 4

II.1.5. Phân biệt vùng miền ........................................................................................... 5

II.2. Những vấn đề về phân biệt vùng miền của trường Đại học HUTECH ............... 6

II.2.1. Thực trạng hiện nay ........................................................................................... 6

II.2.1.1. Khoảng cách xã hội .................................................................................... 7

II.2.1.2. Chênh lệch về kinh tế và cơ hội học tập ................................................... 7

II.2.1.3. Hành vi chế nhạo giọng nói và ngôn ngữ ................................................. 7

II.2.1.4. Hình thành các nhóm độc lập .................................................................... 7

II.2.1.5. Mạng xã hội ................................................................................................. 8

II.2.2. Nguyên nhân dẫn đến phân biệt vùng miền ..................................................... 8

II.2.3. Ảnh hưởng của việc phân biệt vùng miền ......................................................... 9
II.2.3.1. Đối với tâm lý .............................................................................................. 9

II.2.3.2. Đối với sức khỏe ........................................................................................ 10

II.2.3.3. Đối với học tập .......................................................................................... 10

II.3. Giải pháp đối với việc phân việt vùng miền và bài học kinh nghiệm ................ 11

II.3.1. Giải pháp ........................................................................................................... 11

II.3.2. Bài học kinh nghiệm ........................................................................................ 12

Tài liệu tham khảo: ............................................................................................................ 14


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1. Lý do chọn đề tài.

Xã hội, đất nước ngày càng phát triển, việc đoàn kết và thống nhất giữa các
vùng miền với nhau là vô cùng quan trọng để có thể xây dựng được một đất nước
vững mạnh. Nhưng theo các khảo sát gần đây lại chỉ rõ cho ta thấy rằng sự phân biệt
vùng miền giữa các sinh viên trong các trường Đại học hay Cao đẳng là đang tồn tại
và ngày càng phổ biến hơn, điều này có thể đem lại những hệ lụy tiêu cực đối với sự
phát triển cũng như đoàn kết của đất nước.

Tình hình giáo dục và sự đa dạng vùng miền ngay tại trong các trường Đại học,
Cao đẳng. Sự đa dạng vùng miền chính là một trong những điểm nổi bật của hệ thống
giáo dục ở nhiều trường Đại học, Cao đẳng, các sinh viên đến từ các tỉnh, thành phố,
vùng miền khác nhau, tạo thành bầu không khí học tập, cuộc sống đa văn hóa, vô cùng
phong phú.

Điều này là một vấn đề vô cùng đáng quan ngại, vì nó không chỉ ảnh hưởng
trực tiếp đến môi trường học tập mà còn ảnh hưởng gián tiếp đến tinh thần và sự đoàn
kết của sinh viên.

- Việc hiểu rõ về vấn đề phân biệt vùng miền giúp tạo được môi trường học
tập đa dạng về văn hóa, sinh viên từ đó mà tôn trọng và học hỏi được các văn hóa,
phong tục của nhau.

- Nghiên cứu về vấn đề này giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về vấn đề Tại sao
lại có sự phân biệt vùng miền giữa các sinh viên? Từ đó dẫn đến ta có thể trực tiếp
tìm ra được nguyên nhân cốt lõi dẫn đến vấn đề và tìm ra giải pháp để khắc phục,
giảm thiểu được sự phân biệt, xây dựng môi trường học tập bình đẳng và công bằng.

1
I.2. Mục tiêu hướng tới

Tìm được nguyên nhân, nhận thức được hậu quả và cuối cùng là đề xuất các
giải pháp giảm thiếu đi sự phân biệt vùng miền đối với sinh viên ở trường Đại học
Công nghệ TP.Hồ Chí Minh (HUTECH).

I.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


I.3.1. Đối tượng

Sinh trường trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH).

I.3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm: Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTEC).

- Thời gian: 07/2023

I.4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát: Điều tra và khảo sát bằng câu hỏi qua hình thức điền
Google Form. Kết quả khảo sát: 36 câu trả lời.

- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập và tổng hợp tài liệu về vấn đề phân
biệt vùng miền đối với sinh viên, thực trạng, ảnh hưởng, nguyên nhân cũng như là
giải pháp đối với việc phân biệt vùng miền.

Với phạm vi nghiên cứu và phương pháp đã được xác định, chúng em hy vọng
rằng bài tiểu luận này sẽ giúp mọi người nhận thức rõ hơn về sự phân biệt vùng miền
trong cộng đồng sinh viên đại học là quan trọng như thế nào, và từ đó xây dựng được
môi trường Đại học, Cao đẳng thân thiện, đoàn kết, phát triển đối với sinh viên
HUTECH nói riêng và sinh viên cả nước nói chung.

2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
II.1. Các khái niệm liên quan
II.1.1. Phân biệt

Phân biệt là quá trình nhận biết và phân định các đặc điểm, sự khác nhau hoặc
sự tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng, hoặc khái niệm khác nhau. Đây là một khả
năng tư duy cơ bản của con người, giúp chúng ta hiểu và học hỏi về thế giới xung
quanh, đồng thời giúp đưa ra các quyết định và lựa chọn phù hợp.

Đây là quá trình hoặc hành động phân chia, phân loại, hoặc làm rõ sự khác biệt
giữa các cá thể, đối tượng, hoặc nhóm dựa trên các đặc điểm riêng biệt của họ. Điều
này cho phép chúng ta nhận ra sự khác biệt và nhận thức về tính đa dạng trong thế
giới xung quanh.

Phân biệt có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực như khoa học, giáo dục, xã hội
học, kinh tế, và nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ, trong giáo dục, phân biệt học tập là một
phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng các nhu cầu và khả năng học tập riêng biệt của
từng học sinh. Trong kinh doanh, phân biệt sản phẩm giúp tạo ra sự khác biệt trong
thị trường và thu hút sự quan tâm của khách hàng.

II.1.2. Vùng miền

Vùng miền là một khái niệm địa lý chỉ đến các khu vực đất đai có đặc điểm
chung về địa lý, văn hóa, xã hội, và kinh tế. Những đặc điểm này thường xuất hiện và
tồn tại trong một khoảng lớn không gian địa lý và địa chất, và vùng miền có thể bao
gồm nhiều địa phương, tỉnh, hoặc bằng. Trong một quốc gia, các vùng miền có thể
được phân biệt dựa trên các đặc trưng như ngôn ngữ, phong tục, truyền thống, và thậm
chí cả điều kiện thời tiết.

Vùng miền có thể được phân loại dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:

- Đặc điểm vùng địa lý: Vùng miền có thể được xác định dựa trên đặc điểm
địa hình như sơn nguyên, núi cao, đồng bằng, bờ biển, hoặc sa mạc. Đặc điểm vùng

3
địa lý này có thể ảnh hưởng đến điều kiện tự nhiên, thời tiết và hoạch định sử dụng
đất.

- Văn hóa và truyền thống: Những khu vực có những văn hóa, phong tục và
truyền thống tương tự thường được gom nhóm thành một vùng miền. Các yếu tố này
có thể bao gồm ngôn ngữ, thức ăn, phục trang, nghệ thuật, tôn giáo và lễ hội.

- Đặc điểm dân tộc: Đôi khi, vùng miền có thể được định nghĩa bởi dân tộc
hoặc nhóm dân tộc sống chủ yếu trong khu vực đó, nhất là trong các nước có đa dạng
dân tộc.

- Phân bố dân số: Sự phân bố dân số có thể tạo ra các vùng miền có sự khác
biệt về mật độ dân số và cơ cấu dân số, từ vùng đông dân cư đông đúc đến vùng hẻo
lánh và ít người sinh sống.

- Kinh tế: Kinh tế của một vùng miền có thể phụ thuộc vào loại nông nghiệp,
công nghiệp, thương mại, hoặc dịch vụ phát triển trong khu vực đó.

Vùng miền có thể là một đơn vị quản lý, tổ chức chính trị, hoặc làm cơ sở để
tìm hiểu về những đặc điểm chung và đa dạng trong xã hội và văn hóa của một khu
vực cụ thể.

II.1.3. Trường Đại học

Trường Đại học: Là cơ sở giáo dục cao cấp cung cấp các khóa học và chương
trình đào tạo sau cấp độ học trung học. Trường đại học thường chia ra thành các ngành
học khác nhau và định hướng đào tạo chuyên sâu trong từng lĩnh vực.

II.1.4. Sự đa dạng vùng miền

Sự đa dạng vùng miền là khái niệm chỉ sự phong phú và đa dạng về đặc điểm
địa lý, văn hóa, xã hội và kinh tế trong các khu vực địa lý khác nhau trên Trái Đất. Sự
đa dạng này là kết quả của tác động của nhiều yếu tố và quá trình tự nhiên và xã hội
ảnh hưởng đến từng vùng miền.

4
Mỗi vùng miền có thể có sự đa dạng về dân tộc, văn hóa và phong tục. Sự đa
dạng này có thể ảnh hưởng đến cách mà các sinh viên đến từ các vùng miền khác nhau
thích nghi và tương tác trong môi trường Đại học.

Đối với các quốc gia có đa vùng miền, có thể có sự khác biệt về giáo dục và
nền giáo dục giữa các vùng miền. Điều này có thể làm cho việc phân biệt vùng miền
ở trường đại học trở nên phức tạp hơn.

Sự đa dạng vùng miền là một điểm đặc trưng quan trọng của sự phát triển đa
dạng của Trái đất. Nó làm cho mỗi khu vực trở nên độc đáo và đặc sắc trong cách tổ
chức cuộc sống và giao tiếp với thế giới xung quanh. Tuy nhiên, sự đa dạng này cũng
tạo ra nhiều thách thức và cơ hội để quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững các vùng
miền trên toàn cầu.

II.1.5. Phân biệt vùng miền

Phân biệt vùng miền là quá trình hoặc hành động nhằm xác định và phân chia
các khu vực đất đai thành các vùng có đặc điểm chung về địa lý, văn hóa, xã hội, và
kinh tế. Điều này cho phép phân loại và tách biệt các khu vực dựa trên các đặc trưng
địa lý và nhân khẩu học của họ.

Quá trình phân biệt vùng miền có thể dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:

- Đặc điểm vùng địa lý: Phân biệt vùng miền có thể xảy ra dựa trên các đặc
điểm địa hình như sơn nguyên, núi cao, đồng bằng, rừng, hoặc bờ biển. Các đặc điểm
về hình thái địa lý của mỗi vùng ảnh hưởng đến khí hậu, thực vật, động vật và hoạch
định sử dụng đất.

- Đặc điểm văn hóa và xã hội: Phân biệt vùng miền có thể dựa trên các đặc
điểm văn hóa và xã hội của người dân trong khu vực đó, chẳng hạn như ngôn ngữ,
phong tục, truyền thống, tôn giáo, và lối sống.

5
- Phân bố dân số: Sự phân bố dân số không đều giữa các vùng miền có thể dẫn
đến sự phân biệt về mật độ dân số và cơ cấu dân số, từ vùng đông dân cư đông đúc
đến vùng hẻo lánh và ít người sinh sống.

- Kinh tế: Phân biệt vùng miền có thể dựa trên các đặc điểm kinh tế như ngành
công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, thương mại, và mức độ phát triển kinh tế của mỗi
khu vực.

Phân biệt vùng miền là một công cụ quan trọng để hiểu và nghiên cứu sự đa
dạng của các khu vực địa lý và xã hội trên thế giới. Nó giúp ta có cái nhìn tổng quan
về những đặc điểm và đa dạng trong từng vùng miền và giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
sự phân chia và tương tác giữa các khu vực.

II.2. Những vấn đề về phân biệt vùng miền của trường Đại học HUTECH
II.2.1. Thực trạng hiện nay

Vấn nạn phân biệt vùng miền ở các trường Đại học đã không còn là hiện tượng
mới mẻ nhưng những những vấn đề mà nó đem lại vẫn gây nhức nhối và xảy ra tại
các trường đại học, nơi sinh viên đến từ các khu vực địa lý và văn hóa khác nhau.
Sau đây là một số quan sát và đánh giá, tìm hiểu được những thực trạng liên quan đến
phân biệt vùng miền tại các trường đại học nói chung và HUTECH nói riêng:

Hình 1. Những bỡ ngỡ không thể tránh khỏi trong ngày tháng đầu tiên của đời sinh viên cần các
bạn vượt qua

6
II.2.1.1. Khoảng cách xã hội

Đầu tiên là việc các sinh viên đến từ các nơi khác nhau có thể xảy ra tình trạng
xa lạ, những khoảng cách về địa lí cũng như cách sống và nét văn hóa đa dạng từng
nơi khiến nhiều sinh viên đang bị cô lập ở giảng đường đại học. Họ có thể trải qua
cảm giác cô đơn và bị xa lánh, không tìm thấy nhóm bạn bè hoặc cộng đồng nơi họ
cảm thấy thuộc về.

II.2.1.2. Chênh lệch về kinh tế và cơ hội học tập

Các khu vực miền khác nhau thường sẽ có những sự chênh lệch về phát triển
về tiềm năng kinh tế cũng như cơ hội giáo dục. Những sinh viên đến từ các vùng khó
khăn hoặc vùng sâu vùng xa gặp khó khăn trong việc giao tiếp cũng như tiếp nhận các
dịch vụ hỗ trợ học tập trong trường. Việc quan niệm nơi vùng cao sẽ yếu kiến thức
hơn với các vùng đô thị trọng điểm khiến các bạn trẻ cảm thấy tự ti vì không được
bạn bè đánh giá cao. Họ thường bắt gặp những câu hỏi như: “Bạn đến từ đâu? Quê
bạn chắc nghèo lắm nhỉ?”. Tình trạng này làm cho người đối diện với những câu hỏi
như thế khiến họ có thể bị rơi và trầm trảm, không muốn đi học.

II.2.1.3. Hành vi chế nhạo giọng nói và ngôn ngữ

Thường thì những sinh viên đến từ một số vùng miền có thể có giọng nói đặc
trưng của họ . Khi họ tham gia các buổi học hoặc thảo luận, họ thường dễ bị mọi người
xung quanh mang giọng nói của mình ra để cười đùa, những tình trạng này dường như
xuất hiện ở mọi ngóc ngách của giảng đường Đại học.

II.2.1.4. Hình thành các nhóm độc lập

Sinh viên thường tìm kiếm sự an ủi và hỗ trợ của các nhóm bạn có cùng nguồn
gốc địa lí. Điều này dẫn đến việc hình thành các nhóm độc lập với nhau, tạo ra khoảng
cách giữa sinh viên với sinh viên. Nó gây ra sự căng thẳng và không đồng lòng giữa
các nhóm sinh viên, ảnh hưởng lớn đến tinh thần học tập của sinh viên trên giảng
đường Đại học.

7
II.2.1.5. Mạng xã hội

Việc có những trang web cũng như fanpage được lập ra với những cái tên nói
xấu về vùng địa phương đã là 1 phần lan rộng trên khắp các mạng xã hội. Những trang
này đã thu hút hàng ngàn người tham gia và hàng loạt bình luận tiêu cực, lời lẽ xúc
phạm 1 cách vô văn hóa như đổ thêm dầu vào lửa. Nói 1 cách chính xác thì những
hành vi này là 1 trong những nguyên nhân cốt lõi khiến nhiều sinh viên bị cô lập trên
học đường. Họ bị tác động tinh thần từ chính những bài viết ấy, khiến sinh viên dễ rơi
vào tự ti hoặc trầm cảm nặng, gây mất khả năng học tập cũng như cuộc sống Đại học.

II.2.2. Nguyên nhân dẫn đến phân biệt vùng miền

Phân biệt vùng miền hiện nay tưởng chừng như đã không còn xuất hiện trong
đời sống, xã hội tuy nhiên nó vẫn còn tồn động ở nhiều nơi và giảng đường trường
Đại học nói chung hay giảng đường Đại học HUTECH nói riêng cũng không phải là
ngoại lệ. Nguyên nhân phân biệt vùng miền tại ĐẠI học HUTECH đầu tiên bắt đầu
từ sự đa dạng vùng miền. Mỗi vùng miền mang mỗi phong tục tập quán đặc trưng dẫn
đến nhiều sinh viên mang tư tưởng, lối sống cục bộ có thái độ miệt thị, phân biệt khi
đó không phải là người cùng vùng miền mình, không những vậy các sinh viên có tư
tưởng ấy chỉ dựa vào vài mặt tiêu cực của một số vùng miền nào đó mà đánh đồng tất
cả con người ở địa phương đó điều mang mặt xấu như vậy.

Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe qua những câu như “Bắc kỳ ăn quả cà na,
ăn nhầm lựu đạn… Ai ơi đừng lấy Bắc kỳ, nó ăn rau muống…”. Hay là “Dân Thanh
Hóa (Thanh Quá) ăn rau má phá đường tàu”. Rồi là “Miền Nam đu càng theo Mỹ”,
“tụi ba que xỏ lá” (Nhật Quang) đây là những câu ngạn ngữ mang tính miệt thị vùng
miền mà được lưu truyền rất rộng rãi trong giới trẻ hiện nay và đây cũng là nguyên
nhân tiếp theo gây ra phân biệt vùng miền.

Những câu ngạn ngữ tưởng chừng như “vui tai” này lại ảnh hưởng rất lớn đến
tư tưởng của giới trẻ nó làm cho những người chưa biết đến những địa phương những
vùng miền ấy có cái nhìn không tốt hay thậm chí còn mang suy nghĩ miệt thị và cũng

8
chính vì tính chất “vui tai” này mà nhiều người thay nhau học theo, kỳ thị dù số nhiều
vẫn chẳng hiểu được bản chất của từng câu nói. Người nói không hiểu không có nghĩa
là người nghe không hiểu ngược lại những con người sống tại những nơi bị miệt thị
trong những câu nói kể trên lại hiểu rất rõ ý nghĩa của chúng dẫn đến nhiều người tự
ti về nơi mình sống hay không dám thừa nhận nơi mình sinh ra.

Ngoài ra còn nhiều bài báo chỉ vì mục đích thu hút lượt xem mà đặt ra những
tiêu đề giật tít mang tính miệt thị rất cao như cái bài báo mình đã để ở dưới, nó đã ảnh
hưởng ít nhiều đến người đọc đặc biệt là sinh viên vì đa số sinh viên dành ra rất nhiều
thời gian cho các mạng xã hội.Trên đây là những nguyên nhân gây ra phân biệt vùng
miền mà mình nhận thấy và tìm hiểu được.

Hình 2. Bài báo về một số nhận định về con gái Hình 3. Bài viết về vấn đề dị nghị, mỉa mai vì
miền Tây của báo VnExpress lấy vợ miền Tây

II.2.3. Ảnh hưởng của việc phân biệt vùng miền


II.2.3.1. Đối với tâm lý

Có ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng tới tâm lý của nạn nhân. Nghiên cứu dưới
góc độ tâm lý thấy rằng, phân biệt vùng miền ở sinh viên gây ảnh hưởng tiêu cực đến
các mối quan hệ của các sinh viên là nạn nhân. Nhìn chung, tâm lý sợ hãi, lo âu, bất

9
an, uất ức và bị ám ảnh là những trạng thái phổ biến mà hầu hết các sinh viên bị kì thị
đã phải trải qua.

Sinh viên là nạn nhân thường có những biểu hiện mất tự tin, lo sợ khi đến
trường dẫn đến lầm lì, ít nói, luôn ở trong trạng thái lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi
người… dẫn đến sức học giảm sút, ngại đến trường, thậm chí phát sinh các vấn đề về
thần kinh. Có em trở nên trầm cảm, tự ti, lo sợ và có những trường hợp đã tìm đến cái
chết để giải thoát chính mình.

Các sinh viên gây bạo lực cũng sẽ trở thành đối tượng bị thù hằn và bị ghét bởi
các nạn nhân cũng như của các bạn cùng học. Bên cạnh đó còn là nỗi lo lắng bị trả
thù từ phía nạn nhân, gia đình và bạn bè của nạn nhân.

II.2.3.2. Đối với sức khỏe

Phân biệt vùng miền bằng hành vi xâm hại đến tâm lý, tinh thần của nạn nhân
dẫn đến những hệ luỵ xấu đến sức khoẻ, dẫn tới sức khoẻ của nạn nhân ngày càng đi
xuống.

II.2.3.3. Đối với học tập

Sinh viên là nạn nhân của phân biệt vùng miền thường có xu hướng không thể
tập trung học, thậm chí các em còn không dám đến lớp, dẫn đến việc học hành chểnh
mảng, kết quả học tập sút kém, phải thi lại, lưu ban… Sinh viên phát ngôn những từ
ngữ phân biệt vùng miền cũng phải đối mặt với việc chịu kỷ luật của nhà trường có
thể là đình chỉ học tập tạm thời hoặc bị đuổi học, ở mức độ nghiêm trọng hơn là phải
chịu sự truy tố của pháp luật. Sinh viên sẽ có nhiều những khó khăn trong học hành
và gặp những trở ngại khi làm việc nhóm, bắt nhóm làm việc chung.

10
Hình 4. Khảo sát về ảnh hưởng của phân biệt vùng miền trong môi trường Sư phạm (2021)

Từ kết quả khảo sát, nạn phân biệt vùng miền ở môi trường sư phạm chỉ xảy
ra giữa các học sinh, sinh viên với nhau, không liên quan tới giáo viên. Đây có thể
cũng là lí do dẫn đến hầu hết các nạn nhân không gặp vấn đề gì trong học tập, khi chỉ
có tác động từ giáo viên mới được xem là yếu tố ảnh hưởng quan trọng. Kết quả từ
bảng hỏi cho thấy “khó khăn trong việc diễn đạt” và “khó khăn khi ghép nhóm học
tập” thường không phổ biến. Kết quả thu được từ phỏng vấn sâu đối với câu hỏi về
cảm nhận khi phải làm việc với người phân biệt vùng miền cũng cho ra nhiều kết quả.

II.3. Giải pháp đối với việc phân việt vùng miền và bài học kinh nghiệm
II.3.1. Giải pháp

Xử phạt theo pháp luật: Theo luật sư Quách Thành Lực thì hành vi mỉa mai,
châm chọc phân biệt về vùng miền có thể xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân,
tập thể và người phân biệt có thể sẽ chịu trách nhiệm hình sự:

- Xét theo tính pháp lý, việc có những lời lẽ chê bai, xúc phạm, phân biệt vùng
miền với người khác được tính vào việc xúc phạm danh dự , nhân phẩm của cá nhân,
tập thể.

11
- Căn cứ theo Điều 155 - Tội làm nhục người khác của Bộ luật Hình sự sửa
đổi - bổ sung 2015, dựa theo mức độ sẽ có các mức xử phạt khác nhau. Mức nhẹ sẽ
bị phạt cảnh cáo, với mức độ xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm người khác
nghiêm trọng có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 triệu VNĐ tới 30.000.000 VNĐ hoặc
bị phạt cải tạo ko giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng tới 2 năm.

- Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật lao động 2012, thì người có hành vi phân
biệt vùng miền, tùy theo mức độ vi phạm, thái độ và hành vi vi phạm có thể bị phạt
tiền từ 5.000.000 triệu VNĐ tới 10.000.000 VNĐ.

Cải thiện và nâng cao nhận thức thông qua giáo dục và tuyên truyền: Giáo dục
chính là thứ quyết định phần lớn tính cách và hành vi của 1 con người, bất kỳ vấn đề
nào cũng cần được nhận định 1 cách đúng đắn và giáo dục chính là chìa khóa để làm
việc đó. Việc giáo dục từ nhỏ cho trẻ em nói riêng và giáo dục về định kiến, thông tin
sai lệch về mặt đạo đức và hành vi phân biệt cho mọi người nói chung là nền tảng để
xóa bỏ việc phân biệt vùng miền và xây dựng lên 1 xã hội bình đẳng, dân chủ và tự
do.

Tăng cường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đồng đều giữa các khu vực và
tỉnh thành: Việc phân biệt vùng miền 1 phần cũng mang theo định kiến về người ở
tỉnh thành nông thôn, vùng cao, những nơi có kinh tế còn chưa phát triển và dân trí,
các yếu tố xã hội còn thấp. Việc tăng cường sự phát triển cả về mặt kinh tế cũng như
xã hội có thể giảm thiểu các nhận định sai lầm về con người ở tỉnh thành khác cũng
như tăng cường giao lưu, hiểu biết về sự đa dạng văn hóa, truyền thống, con người
giữa các khu vực khác nhau trên đất nước . Từ đó góp phần vào công cuộc xóa bỏ nạn
phân biệt vùng miền.

II.3.2. Bài học kinh nghiệm

Người đầu tiên bạn cần xóa bỏ thành kiến chính là bạn, miễn là bạn còn nói
đến là bạn còn kỳ thị. Bạn còn dùng và nghĩ đến tức là bạn vẫn còn quan tâm. Bạn
không nên giải thích nơi bạn ở bạn đến từ đâu, bạn là người miền Bắc hay Nam hay

12
Trung, bạn nên bỏ ngoài tay những điều đó, quan trọng là ở bạn. Tự hào về quê hương
của ta, nơi chôn rau cắt rốn, dù chúng ta có đến từ đâu. Tất cả chúng ta đều như nhau,
chúng ta đều là con người, cùng sống chung dưới một bầu trời.

Có ai đếm được đời người sẽ trải qua bao nhiêu cơn giông bão? Bất cứ khi nào
gặp khó khăn chúng ta cũng tránh né, tạm hoãn thì liệu ta sẽ là ai trong cuộc đời? Vậy
nên, dù cuộc đời có xô ngã bạn bao nhiêu lần, dù có ra sao thì xin hãy kiên cường
vượt qua và tiến về phía trước. Bởi vì ở đoạn đường phía trước còn bao nhiêu điều tốt
đẹp đang chờ bạn, còn biết bao việc bạn phải làm. Dù cho có chiến phần nản lòng đến
không nhích nổi đôi chân, vẫn mong bạn bám lấy một phần can trường còn sót lại
bình tâm tiến tới. “Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình” bầu trời nào chẳng có
cơn giông, nhưng có những kẻ chọn quay đầu bỏ chạy, có những người lại dũng cảm
bước qua. Vẻ đẹp của cầu vồng sau cơn mưa luôn là vẻ đẹp tỏa sáng và rực rỡ nhất!

13
Tài liệu tham khảo:

[1] Theo VNN (2012), “Những kì thị lạ lùng trong giới tân sinh viên”, trên trang
https://giaoduc.net.vn/nhung-ki-thi-la-lung-trong-gioi-tan-sinh-vien-post89681.gd
(truy cập ngày 27/7/2023).

[2] Theo Michael Sidwell và Supreet Mahanti (2021), “Nói chuyện với trẻ về phân
biệt chủng tộc”, trên trang https://www.unicef.org/vietnam/vi/nh%E1%BB%AFng-
c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n/n%C3%B3i-chuy%E1%BB%87n-
v%E1%BB%9Bi-tr%E1%BA%BB-v%E1%BB%81-ph%C3%A2n-
bi%E1%BB%87t-ch%E1%BB%A7ng-t%E1%BB%99c (truy cập ngày 28/7/2023)

[3] Theo Khả Vân (2020), “Phân biệt, miệt thị vùng miền: Từ dân trí thấp đến nguy
cơ phạt tiền, án tù”, trên trang https://dantri.com.vn/ban-doc/phan-biet-miet-thi-
vung-mien-tu-dan-tri-thap-den-nguy-co-phat-tien-an-tu-20201006120654664.htm
(truy cập ngày 28/7/2023).

[4] Cổng thông tin điện tử Ủy ban dân tộc (2021), “Phát triển kinh tế-xã hội vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, trên trang http://www.cema.gov.vn/phat-
trien-kinh-te-xa-hoi-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui.htm

(truy cập ngày 28/7/2023).

[5] Theo Thu Hiền - Phương Lộc (2015), “Phân biệt vùng miền - Vấn đề nhức nhối
cần loại bỏ”, trên trang https://sinhvienctv.wordpress.com/2015/11/14/phan-biet-
vung-mien-van-de-nhuc-nhoi-can-loai-bo-3/ (truy cập ngày 28/7/2023).

[6] Theo Đoàn Nhật Quang, “Phân biệt Bắc – Nam, góc nhìn Lịch sử và hệ quả
của những lối nghĩ sai lầm”, trên trang https://spiderum.com/bai-dang/Phan-
biet-Bac-Nam-goc-nhin-Lich-su-va-he-qua-cua-nhung-loi-nghi-sai-lam-jvu
(truy cập ngày 28/7/2023).

14

You might also like