You are on page 1of 66

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

KHOA ĐÔNG PHƢƠNG


----- -----

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA VIỆT – HÀN


DƢỚI GÓC NHÌN THÍCH NGHI CỦA
NGƢỜI CHỒNG HÀN QUỐC SỐNG TẠI
MIỀN NAM VIỆT NAM

ĐỖ THỊ THÙY

BIÊN HÒA, THÁNG 12/2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA ĐÔNG PHƢƠNG
----- -----

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA VIỆT – HÀN


DƢỚI GÓC NHÌN THÍCH NGHI CỦA
NGƢỜI CHỒNG HÀN QUỐC SỐNG TẠI
MIỀN NAM VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ THÙY


Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Trần Hữu Yến Loan

BIÊN HÒA, THÁNG 12/2013


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
PHẦN DẪN LUẬN ....................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................3
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................3
5. Những đóng góp của đề tài ..................................................................................4
6. Cấu trúc: ..............................................................................................................4
CHƢƠNG I KHÁI QUÁT BỐI CẢNH LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH
THÀNH NÊN GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA VIỆT HÀN. ...........................................5
1.1 Mối liên hệ của quan hệ ngoại giao Việt – Hàn và Hôn nhân Quốc Tế Hàn –
Việt. .........................................................................................................................5
1.1.1 Giai đoạn đầu ký kết và bƣớc tiến triển của mối quan hệ ngoại giao Việt
Nam – Hàn Quốc. ................................................................................................5
1.1.2 Nguyên nhân kết hôn quốc tế của các chàng trai Hàn Quốc. .....................6
1.1.3 Nguyên nhân và thực trạng kết hôn quốc tế của phụ nữ Việt Nam ............6
1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan .....................................................................6
1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan. ........................................................................9
1.2 Khái niệm ........................................................................................................17
1.2.1Gia đình đa văn hóa là gì? .........................................................................17
1.2.2 Gia đình di trú Hàn – Việt là gì?...............................................................18
CHƢƠNG II NHỮNG MẶT THÍCH ỨNG CỦA NGƢỜI CHỒNG HÀN QUỐC
SỐNG TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM ......................................................................20
2.1 Sự thích ứng về mặt ngôn ngữ.........................................................................20
2.1.1 Trong giao tiếp với vợ và họ hàng nhà vợ ................................................22
2.1.2 Trong giao tiếp với bà con lối xóm, láng giềng. .......................................23
2.1.3 Trong công việc ........................................................................................24
2.2. Sự thích nghi về mặt khí hậu ..........................................................................25
2.2.1 Đặc trƣng khí hậu Hàn Quốc ....................................................................25
2.2.2 Đặc trƣng khí hậu Việt Nam .....................................................................26
2.2.3 Khả năng thích nghi khí hậu Việt Nam của các ông chồng Hàn Quốc ...27
2.3 Sự thích ứng về mặt ẩm thực ...........................................................................28
2.3.1 Ẩm thực trong đời sống gia đình ..............................................................30
2.3.1.1 Các bữa ăn ngày trong tuần................................................................30
2.3.1.2 Các bữa ăn ngày cuối tuần .................................................................31
2.3.2 Khi ăn cùng họ hàng nhà vợ .....................................................................32
2.3.2.1 Khi gặp gỡ thân mật tại nhà Bố Mẹ vợ. .............................................32
2.3.2.2 Khi ăn uống tại các buổi lễ tết ...........................................................34
2.3.3 Khi ăn cùng bạn bè và cơ quan .................................................................34
2.2.3.1 Khi ăn uống tại cơ quan .....................................................................34
2.2.3.2 Khi ăn cùng đối tác giải quyết công việc ...........................................35
2.4 Những vấn đề chung trong việc giáo dục con cái. ..........................................35
2.4.1 Trong việc chọn ngôn ngữ cho con học và nói trong sinh hoạt hằng ngày.
...........................................................................................................................35
2.4.2 Khó khăn trong việc lựa chọn trƣờng học cho các bé. .............................37
CHƢƠNG 3 NHỮNG KHÓ KHĂN CHUNG CỦA GIA ĐÌNH DI TRÚ HÀN -
VIỆT CŨNG NHƢ ĐỐI NHỮNG CHÚ RỂ HÀN QUỐC TẠI MIỀN NAM VIỆT
NAM VÀ GIẢI PHÁP. .............................................................................................38
3.1 Những vấn đề chung của những gia đình Di trú Việt – Hàn. ..........................38
3.1.1 Thái độ và cách nhìn nhận của cộng đồng đối với những gia đình di trú
Việt - Hàn...........................................................................................................38
3.1.2 Những khó khăn của các ông chồng Hàn Quốc sống tại Việt Nam .........38
3.2 Phƣơng hƣớng giải quyết những khó khăn cho gia đình đa văn hóa Việt - Hàn
và các ông chồng Hàn Quốc sống tại Việt Nam....................................................39
3.2.1 Chế độ chính sách của chính phủ Việt Nam đối với những gia đình di trú
Việt - Hàn...........................................................................................................39
3.2.2 Phát triển quan hệ Hàn - Việt ...................................................................44
3.2.3 Khuyến khích sinh hoạt cộng đồng ..........................................................46
3.2.4 Gắn kết những gia đình đa văn hóa Việt - Hàn trong khu vực lại với nhau
...........................................................................................................................46
KẾT LUẬN ...............................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................49
1 / 48

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình kinh tế hội nhập nhƣ hiện nay đã giúp cho Việt Nam có
những bƣớc chuyển biến rõ rệt về kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống con ngƣời
ngày càng đƣợc nâng cao. Một trong những vấn đề không còn mới mẽ cho lắm đối
với xã hội con ngƣời nhƣng đối với lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu thì đang còn là
một vấn đề khá hấp dẫn và mới lạ. Đó chính là vấn đề hôn quốc tế của các cô gái,
chàng trai Việt Nam với những ngƣời bạn đời Ngoại Quốc. Đặc biệt phải nhắc đến
là việc kết hôn quốc tế của các cô gái Việt Nam với các chàng trai Hàn Quốc thu
hút sự chú ý mạnh mẽ của xã hội trong những năm gần đây. Và ngƣời viết đã lựa
chọn đề tài: “GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA VIỆT - HÀN DƢỚI GÓC NHÌN THÍCH
NGHI CỦA NGƢỜI CHỒNG HÀN QUỐC SỐNG TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM”
làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn của mình. Thông qua bài nghiên cứu này có thể
giúp chúng ta có thể hiểu đƣợc rõ hơn những khó khăn mấu chốt của cuộc sống
những ngƣời chồng Hàn Quốc sống tại Việt Nam hiện nay. Bài viết xoay quanh
những vấn đề thƣờng nhật nhất trong cuộc sống gia đình di trú Việt - Hàn về những
vấn đề nhƣ: cuộc sống hằng ngày, giao tiếp với xung quanh, ẩm thực, giáo dục con
cái, những vấn đề khó khăn cũng nhƣ thuận lợi ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống
hằng ngày của những ông chồng ngoại quốc này. Pháp luật Việt Nam hay những
chính sách của chính phủ Việt Nam đã giúp ích nhƣ thế nào đến tâm tƣ, nguyện
vọng những chú rể Hàn Quốc có 50% dòng máu này.
Ngƣời viết xin đƣợc gởi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô khoa Đông
Phƣơng, lãnh đạo Khoa và Cô giáo chủ nhiệm Thân Thụy Mỹ Linh đã quan tâm,
giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để cho ngƣời viết có thể hoàn thành luận văn đƣợc
một cách nhanh chóng và tốt nhất. Đặc biệt, ngƣời viết xin gởi làm cảm ơn sâu sắc
nhất đến Cô giáo Trần Hữu Yến Loan đã gợi ý, góp ý và đồng thời cũng là giáo
viên hƣớng dẫn để cho ngƣời viết hoàn thành luận này. Cảm ơn Cô đã sát cánh cho
em những sự góp ý, quan tâm kịp thời trong suốt thời gian hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn chắc chắc sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành từ các Thầy,
Cô. Em xin chân thành cảm ơn!.
2 / 48

PHẦN DẪN LUẬN


1. Lý do chọn đề tài
Từ bao đời nay trải qua hàng ngàn thế kỷ với những truyền thống, phong tục,
tập quán đặc trƣng, đa dạng, phong phú... con ngƣời Phƣơng Đông có thể tự hào
rằng đây là nơi đã chứng kiến nhiều nhất những thay đổi và chuyển biến của nền
văn minh nhân loại. Bởi lẽ, sự sống đã đƣợc hình trên mảnh đất này từ rất sớm, con
ngƣời nơi đây đã sinh sống và thừa hƣởng những vùng đất trù phú đặc ân của của
đất trời ban tặng. Họ cùng nhau nối vòng tay lớn giữa cuộc sống muôn màu, cùng
nhau làm nên những đặc trƣng riêng mang màu sắc văn hóa riêng. Những sắc màu
tinh hoa ấy đã đƣợc những thế hệ con cháu nối bƣớc tiếp thu, giữ gìn và phát huy
đến tận ngày hôm nay dẫu bị thời gian và sự giao thoa với các nền văn hóa khác bào
mòn theo năm tháng. Và một trong những nét đẹp đặc trƣng và quý báu đƣợc con
ngƣời Phƣơng Đông đề cao cho đến bây giờ là “ gia đình”.
Cũng nhƣ những quốc gia phƣơng Đông khác, Việt Nam và Hàn Quốc có thể
đƣợc xem là hai đất nƣớc đã gìn giữ gần nhƣ trọn vẹn những nét đẹp của một gia
đình truyền thống. Có tôn ti trật tự, trên dƣới, trƣớc sau... Ông bà, cha mẹ là những
chiếc rễ cổ thụ vững chãi cho sự trƣởng thành của các thế hệ con cháu trong tƣơng
lai. Đối với họ, Gia Đình là nơi nuôi dƣỡng tâm hồn, giáo dục nhân cách con ngƣời,
là yếu tố không thể thiếu trong việc bảo tồn và phát huy những nét đẹp truyền thống
của dân tộc.
Và ngày nay khi cả thế giới cùng uốn mình chuyển biến theo nhịp thở của hiện
đại, thì Việt Nam và Hàn Quốc đã có cơ hội trở thành những đối tác thân tín trên
trƣờng quốc tế, hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, y tế, giao
lƣu văn hóa... và thêm một nhân tố góp phần tạo nên sự khắng khít giữa hai quốc
gia đó là “Hôn nhân quốc tế Việt - Hàn”. Cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc rồi
định cƣ tại Hàn Quốc hoặc chú rể Hàn Quốc định cƣ theo vợ tại Việt Nam đã là
những vấn đề không còn xa lạ đối với xã hội hiện nay. Vốn dĩ là những con ngƣời
trƣởng thành nên từ hai quốc gia xem trọng vấn đề gia đình, nên khi họ kết hợp với
3 / 48

nhau chung sống dƣới một mái nhà thì truyền thống trọng gia đình đó lại một lần
nữa đƣợc thể hiện rõ nét hơn.
Liệu hai con ngƣời khác nhau về nhiều mặt nhƣ: ngôn ngữ, tƣ tƣởng, lối sống,
văn hóa... có hòa hợp đƣợc với nhau dƣới một mái nhà? Con cái của họ có đƣợc
thống nhất chung về cách giáo dục từ bố mẹ? Những chú rể Hàn Quốc sống cùng
với vợ tại Việt Nam có những trở ngại, khó khăn gì trong cuộc sống? Cũng nhƣ
luật pháp Việt Nam đã có những ƣu đãi gì và những bất cập gì đối với một bộ phận
con ngƣời có 50% là công dân Việt Nam này?. Đó chính là lý do ngƣời viết chọn đề
tài “ GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA VIỆT – HÀN DƢỚI GÓC NHÌN THÍCH NGHI
CỦA NGƢỜI CHỒNG HÀN QUỐC SỐNG TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM” làm
đề tài nghiên cứu nhằm phần nào hình dung đƣợc bức tranh hiện trạng cuộc sống
của những gia đình Đa văn hóa Hàn Việt nói chung và những vấn đề đang gặp phải
hiện nay của những chú rể Hàn Quốc sống tại Việt Nam nói riêng .
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay tại Việt Nam có những tài liệu liên quan đến gia đình đa văn hóa
không chuyên sâu ở những mặt nhƣ: Bạo hành gia đình, số liệu những gia đình đa
văn hóa Việt - Hàn tại thành phố Hồ Chí Mình... có rất ít những tài liệu nghiên cứu
sâu về đời sống, và những đặc tính của các gia đình đa văn hóa này. Vì vậy những
đề tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này còn rất mới mẽ.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu:
Điều tra, tìm hiểu những khó khăn cũng nhƣ những tâm tƣ nguyện vọng của
một số chú rể Hàn Quốc sống tại Việt Nam.
 Phạm vi nghiên cứu:
Tập trung điều tra vào số gia đình đa văn hóa Việt - Hàn tiêu biểu tại khu vực
thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Điều tra, tổng hợp, phân tích
- Phƣơng pháp đối chiếu, so sánh, kết luận
4 / 48

- Nguồn tài liệu: Đọc, nghiên cứu tài liệu từ một số cuốn sách liên quan trong
nƣớc và ngoài nƣớc, tìm tài liệu và hình ảnh từ internet.
5. Những đóng góp của đề tài
- Về khoa học: Tổng hợp những con số thống kê cụ thể về số lƣợng gia đình
đa văn hóa Việt - Hàn sống tại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói
chung.
- Về thực tiễn: Đề tài đi sâu nghiên cứu về mức độ thích nghi của các ông
chồng Hàn Quốc sống tại Việt Nam trên các lĩnh vực: Ngôn ngữ, ẩm thực, thời tiết,
văn hóa, giáo dục con cái… Bằng sự kết hợp chủ yếu giữa các phƣơng pháp điều tra,
phân tích và tổng hợp để có những số liệu đánh giá khách quan nhất nhằm giúp cho
những cô gái Việt có ý định kết hôn với những ngƣời Hàn Quốc giảm bớt những áp
lực hơn về cuộc sống sau này họ sẽ trải qua. Đề tài cũng sẽ là cơ sở để cho các nhà
nghiên cứu, các bạn sinh viên muốn tìm hiểu sâu và rộng hơn đến cuộc sống của
những con ngƣời mang 50% dòng máu Việt, những con ngƣời góp phần không nhỏ
trong việc gắn kết tình hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
6. Cấu trúc:
Gồm các chƣơng mục và nội dung sơ lƣợc của chƣơng mục.
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT BỐI CẢNH LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH
THÀNH NÊN GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA VIỆT - HÀN.
CHƢƠNG II: NHỮNG MẶT THÍCH ỨNG CỦA NGƢỜI CHỒNG HÀN QUỐC
SỐNG TẠI VIỆT NAM.
CHƢƠNG 3: NHỮNG KHÓ KHĂN CHUNG CỦA GIA ĐÌNH DI TRÚ VIỆT -
HÀN CŨNG NHƢ ĐỐI NHỮNG CHÚ RỂ HÀN QUỐC TẠI VIỆT
NAM VÀ GIẢI PHÁP.
5 / 48

CHƢƠNG I
KHÁI QUÁT BỐI CẢNH LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH
NÊN GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA VIỆT - HÀN.

1.1 Mối liên hệ của quan hệ ngoại giao Việt – Hàn và Hôn nhân Quốc Tế Hàn –
Việt.
1.1.1 Giai đoạn đầu ký kết và bƣớc tiến triển của mối quan hệ ngoại giao
Việt Nam – Hàn Quốc.
Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều những mối liên hệ mật thiết với nhau từ rất
nhiều thế kỷ trƣớc, chính điều đó đã góp phần thúc đẩy cho sự ký kết quan hệ ngoại
giao của hai nƣớc đƣợc diễn ra chính thức ngày 22 tháng 12 năm 1992. Bƣớc ngoặc
quan trọng đánh dấu mối quan hệ song phƣơng tốt đẹp trên mọi phƣơng diện.
Đã có rất nhiều hoạt động từ phía chính phủ hai nƣớc để tiến hành thân hiện
hóa mối hữu nghị song phƣơng. Chính vì vậy, từ sau khi thiết lập ngoại giao, những
nhà lãnh đạo hai nƣớc đã có những chuyến thăm, trao đổi, hợp tác lẫn nhau của các
tổng thống, thủ tƣớng đƣơng thời. Theo bộ ngoại giao, trong suốt hơn 20 năm từ
sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, về phía Hàn Quốc đã có 5 chuyến đi thăm
chính thức Việt Nam, thủ tƣớng cũng có 2 chuyến viếng thăm Việt Nam. Và về phía
Việt Nam đã có lần lƣợt 2 vị Tổng bí thƣ Đảng Cộng sản, 2 vị Chủ tịch nƣớc, 3 vị
Thủ tƣớng đến thăm Hàn Quốc. “Tổng thống Hàn Quốc sắp thăm Việt Nam”
vnexpress.net, thứ 5, 22/ 8/2013 theo thông tin của bài viết: bắt đầu từ ngày 7 tháng
9 năm 2013 tới đây Bà Park Geun-hye, nữ tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, sẽ có
chuyến thăm cấp nhà nƣớc tới Việt Nam nhằm tăng cƣờng hợp tác song phƣơng.
Điều này đã tạo nên nền tảng cho sự phát triển quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân và
chính phủ hai nƣớc.
Trên cơ sở đó, chính phủ hai bên đã và đang ký kết nhiều hiệp định xây dựng
cơ sở pháp lý cần thiết cho sự phát triển quan hệ hai nƣớc, đồng thời việc thi hành
những hiệp định trên giữa các bộ ngành liên quan đã đƣợc bắt đầu thực hiện. Trong
quan hệ chính trị, có điểm đáng chú ý là năm 2001 Chủ tịch nƣớc Trần Đức Lƣơng
6 / 48

trong chuyến đi thăm Hàn Quốc đã tuyên bố giữa các nguyên thủ rằng mối quan hệ
của hai nƣớc là "quan hệ hữu hảo toàn diện" và năm 2009, tổng thống Lee Myong-
Pak trong chuyến đi thăm Việt Nam đã tuyên bố đây là "quan hệ đối tác chiến lƣợc".
Những tuyên bố này có ý nghĩa to lớn rằng quan hệ hai nƣớc trong quá trình phát
triển hợp tác sẽ theo hƣớng hữu hảo toàn diện và đối tác chiến lƣợc.
1.1.2 Nguyên nhân kết hôn quốc tế của các chàng trai Hàn Quốc.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi chính thức ký kết ngoại giao thì
vấn đề kết hôn quốc tế giữa hai quốc gia đã và đang là vấn đề đang đƣợc quan tâm
nhiều nhất hiện nay. Đó cũng đƣợc xem là hiện tƣợng mới khi các chàng trai Hàn
Quốc ồ ạt kết hôn với phụ nữ quốc tế mà đặc biệt là phụ nữ Việt Nam.
Nguyên nhân xuất hiện tƣợng này là từ việc ở thiếu hụt nữ giới tại Hàn Quốc
khiến một bộ phận nam giới Hàn Quốc không lấy đƣợc vợ đã phải đi tìm kiếm vợ ở
nƣớc ngoài. Mục tiêu hƣớng đến của họ là phụ nữ Đông Nam Á vốn có môi trƣờng
sống khá tƣơng đồng với Hàn Quốc. Trong số đối tƣợng kết hôn thì số lƣợng phụ
nữ Trung Quốc và phụ nữ Việt Nam là nhiều nhất.
Theo thống kê quốc gia năm 2000 thì phụ nữ Trung Quốc chiếm 54.9%, phụ
nữ Việt Nam chiếm 21%, nhƣng sang năm 2011, thống kê cho thấy số lƣợng phụ nữ
Việt Nam đã vƣợt hơn Trung Quốc với 7636 ngƣời (34,3%) (phụ nữ Trung Quốc là
7549 ngƣời (33,9%). Hiện nay con số gia đình Hàn-Việt là 41.000 và con số này
đang tăng lên rất nhanh hàng năm. [6]
1.1.3 Nguyên nhân và thực trạng kết hôn quốc tế của phụ nữ Việt Nam
1.1.3.1 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất: Do chính sách đối ngoại mở cửa, hợp tác với các nước trong khu
vực và trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc của Đảng và Nhà nước ta.
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Hàn quốc phát triển trên hầu hết các
lĩnh vực, điều đó tạo nên sự giao lƣu hợp tác của công dân Hàn quốc với các nƣớc
mà đặc biệt là các nƣớc nằm ở khu vực Đông Nam Á, trong đó quan hệ với Việt
Nam ngày càng đƣợc tăng cƣờng. Theo nhƣ Cục đầu tƣ nƣớc ngoài thì nguồn vốn
Hàn Quốc đầu tƣ vào Việt Nam trong mấy năm gần đây, đặc biệt năm 2007 đạt kỷ
7 / 48

lục. Và việc hai nƣớc đƣa vào sử dụng đƣờng bay thẳng từ Busan và Seoul đến
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội với tần suất 1 đến 2 chuyến bay trong ngày,
cũng nhƣ việc miễn thị thực visa cho khách du lịch Hàn Quốc, từ đó, mỗi năm
chúng ta đón hơn 18.000 khách du lịch đến Việt Nam. Đây thực sự là điều kiện
thuận lợi để công dân hai nƣớc có cơ hội tiếp xúc và giao lƣu với nhau nhiều hơn.
Và từ đó tạo nên sự quen biết, gặp gỡ rồi đi đến kết hôn với nhau.
Ngoài ra,việc nhà nƣớc ta ban hành Luật HN&GĐ 2000, trong đó dành hẳn
một chƣơng quy định về quan hệ HN&GĐ có yếu tố nƣớc ngoài, đồng thời với đó
là việc Chính phủ ban hành nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật HN&GĐ về quan hệ HNGĐ có yếu tố nƣớc ngoài
và nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều nghị
định 68/2002/NĐ-CP cho thấy Nhà nƣớc ta luôn khuyến khích các quan hệ
HN&GĐ có yếu tố nƣớc ngoài phát triển, đồng thời có chính sách nhằm bảo đảm
quyền lợi cho các đƣơng sự khi tham gia quan hệ đó.
Thứ hai: Do chính sách của Hàn quốc
Hàn Quốc, một đất nƣớc chịu sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của đạo Khổng nên gia
đình truyền thống Hàn Quốc theo chế độ gia trƣởng, sau khi ngƣời cha qua đời thì
ngƣời con trai trƣởng sẽ đóng vai trò làm trụ cột của gia đình, sẽ điều hành mọi việc
trong gia đình. Và hiển nhiên là ngƣời con trai trƣởng này sẽ đƣợc thừa hƣởng phần
lớn tài sản có giá trị mà ngƣời cha để lại. Mục đích lớn nhất của hôn nhân trong gia
đình Hàn Quốc là duy trì hậu duệ và thở cúng tổ tiên với biểu hiện cụ thể là sinh ra
những ngƣời con trai để nối dõi, thừa kế gia sản, chăm sóc cha mẹ lúc già yếu. Mặc
dù trong xã hội hiện đại chế độ này đã phai nhạt đi khá nhiều nhƣng vẫn còn tồn tại
ở nông thôn, nhiều nam giới Hàn Quốc ở nông thôn không lấy đƣợc vợ vì phụ nữ
Hàn không muốn kết hôn với nam là nông dân, ngƣời có thu nhập thấp. Chính vì
điều này nên dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính của Hàn Quốc nhƣ hiện nay
và để khắc phục tình trạng này, Hàn quốc đã đề ra chính sách khuyến khích công
dân nƣớc mình kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài để giảm tình trạng suy giảm dân số,
8 / 48

chẳng hạn nhƣ chính quyền một số tỉnh Hàn Quốc hỗ trợ cho các chàng trai kết hôn
với ngƣời nƣớc ngoài là 6000 đô la Mỹ một trƣờng hợp.
Ngoài ra, ở Việt Nam loại hình dịch vụ môi giới hôn nhân là loại hình dịch vụ
bị pháp luật Việt Nam ngăn cấm nhƣng ngƣợc lại, ở Hàn Quốc loại hình dịch vụ
này lại đƣợc pháp luật Hàn Quốc công nhận, Hàn Quốc có khoảng 600 – 1000 công
ty, trung tâm môi giới, văn phòng tƣ vấn hôn nhân giữa Việt Nam với Hàn Quốc.
Và các trung tâm môi giới kết hôn đƣợc nhà nƣớc khuyến khích phát triển đã tích
cực tìm nguồn khắp nơi, trong đó có phụ nữ Việt Nam, khỏe mạnh, có khả năng
sinh con duy trì nòi giống, chịu khó lao động là những ƣu điểm của phụ nữ Việt
Nam và đặc biệt là phụ nữ Việt Nam không đòi hỏi nhiều về vật chất đó chính là
điểm hấp dẫn cho nam giới ở nông thôn của Hàn Quốc. Trong pháp luật Hàn Quốc
quy định việc kết hôn không cần sự có mặt của hai bên nên cô dâu Việt chỉ cần gửi
hồ sơ sang là cơ quan có thẩm quyền sẽ cho phép kết hôn. Sau khi kết hôn, giấy kết
hôn đã đƣợc đăng ký tại Hàn Quốc đƣợc chuyển sang Việt Nam để làm thủ tục công
nhận và xuất cảnh. Có lẽ, đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gia
tăng số lƣợng các trƣờng hợp kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn quốc
trong những năm qua.
Thứ ba: Do việc quản lý của nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức làm dịch
vụ môi giới kết hôn chưa chặt chẽ.
Ở Việt Nam môi giới kết hôn là loại hình dịch vụ bị pháp luật ngăn cấm tuy
nhiên vẫn có những cá nhân, những tổ chức vẫn hoạt động loại hình dịch vụ này
một cách bất hợp pháp và nó chính là nguyên nhân làm cho các cuộc hôn nhân
xuyên quốc gia thêm phần phức tạp và xảy ra nhiều vấn đề làm xôn xao dƣ luận.
Trong những năm gần đây nhà nƣớc ta cũng đã điều tra và bắt giữ nhiều tổ chức và
cá nhân thực hiện hành vi môi giới hôn nhân trái phép nhƣ:
“Vào sáng ngày 27 tháng 3 năm 2006. Công an quận Tân Bình (TP.HCM) đã
phát hiện tổ chức môi giới hôn nhân trái phép tại khách sạn Vân Anh, trên đƣờng
Hoàng Việt, quận Tân Bình. Công an đã mời 118 cô gái Việt Nam, 8 ngƣời Hàn
Quốc và 1 ngƣời Việt Nam (có chồng Hàn Quốc, liên quan đến vụ tổ chức môi giới
9 / 48

hôn nhân trên) về công an quận để xác minh vụ việc.” Ngày 1 tháng 12 năm 2010
Công an quận Tân Bình, TP.HCM đã lập hồ sơ xử phạt hành chính đối với 3 ngƣời
đàn ông mang quốc tịch Hàn Quốc và một phiên dịch viên ngƣời Việt khi phát hiện
13 cô gái trình diễn cho 3 ngƣời đàn ông Hàn Quốc xem mặt, tuyển vợ ngay tại sân
thƣợng siêu thị Maximart. [15]. Ngày 22 tháng 6 năm 1012, Phòng cảnh sát điều tra
tội phạm về trật tự xã hội(PC45) công an TP.HCM cho biết đã bàn giao 6 đối tƣợng
trong đƣờng dây môi giới hôn nhân trái phép với ngƣời nƣớc ngoài vừa bị PC45
phát hiện cho công an quận Tân Phú tiếp tục điều tra, xử lý [20]. Nhƣ vậy chúng ta
có thể thấy đƣợc lực lƣợng công an của nhà nƣớc ta đã rất nổ lực điều tra xử lý các
tổ chức môi giới hôn nhân trái phép trong nƣớc tuy nhiên hình thức dịch vụ này vẫn
phát triển khá mạnh.
Hiện nay, ở nƣớc ta có những Trung tâm hỗ trợ kết hôn do Hội liên hiệp phụ
nữ cấp tỉnh thành lập đã ra đời nhằm thay thế cho các công ty tƣ nhân, có nghĩa là
Nhà nƣớc sẽ tham gia trực tiếp quản lý hoạt động kết hôn có yếu tố nƣớc ngoài, tuy
nhiên thực tế hiện nay các trung tâm này hoạt động rất kém hiệu quả, các hoạt động
của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc vẫn đƣợc tiến hành nằm ngoài vòng
kiểm soát của nhà nƣớc và tình trạng môi giới bất hợp pháp vẫn tiếp tục ra tăng
ngày càng cao.
1.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan.
Thứ nhất : nguyên nhân về kinh tế.
Vấn đề kinh tế là một trong những vấn đề thƣờng đƣợc giới báo chí đề cập đến
với lý do chủ yếu là lấy chồng ngoại quốc với ƣớc mơ giàu sang, phú quý, có thể
đổi đời và phụ giúp, đỡ đần cho cha mẹ mình. Đây đƣợc xem là nguyên nhân chính
dẫn đến tình trạng hôn nhân xuyên quốc gia ngày càng gia tăng. Thực vậy, đại đa số
các cô gái lấy chồng nƣớc ngoài mà đặc biệt là lấy chồng Hàn Quốc đều xuất thân
từ nông thôn Nam Bộ, Hồ Chí Minh. Ở những vùng nông thôn nhƣ Kiên Giang
chiếm 46%, Hồ Chí Minh 17%, và những khu vực khác. Tuy nhiên những phụ nữ
xuất thân ở thành phố Hồ Chí Minh kết hôn quốc tế chiếm 17% thế nhƣng trên thực
10 / 48

tế trong số này cũng có một lƣợng lớn phụ nữ vốn xuất thân từ những vùng nông
thôn và hiện đang cƣ trú tại thành phố Hồ Chí Minh[6]
Những phụ nữ xuất thân ở những vùng nông thôn Nam Bộ họ ít từ chối về kết
hôn quốc tế với ngƣời nƣớc ngoài. Lý do lớn nhất ở đây chính là lý do về kinh tế,
họ thấy rằng việc kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài giúp họ thoát khỏi cuộc sống khổ
cực trong hiện tại. Theo kết quả nghiên cứu vào năm 2005 cho thấy 65% cô dâu thì
“muốn sống ở một đất nƣớc có nền kinh tế phát triển hơn” hoặc là “muốn hỗ trợ
kinh tế cho gia đình”. Đó là những lý do về mặt kinh tế mà những cô dâu Việt Nam
quyết định kết hôn với ngƣời Hàn Quốc[8]. Chính vì vậy mà những phụ nữ này đã
quyết định lấy chồng nƣớc ngoài.
Nhiều cô gái, tuy biết là cực khổ, nhƣng vẫn nhắm mắt đƣa chân, vẫn “ao
ƣớc” đƣợc về làm dâu xứ Hàn vì lý do nhƣ để trả hiếu cho cha mẹ. Có những cô gái
bị lừa lấy chồng nƣớc ngoài, thực chất là bị bán vào nhà thổ, đến khi đƣợc giải cứu
đƣa về Việt Nam, lại tìm cách quay lại Hàn vì:
“Nhà em nghèo, bố lại ốm đau, cho em đi thế này là để cứu cánh cho gia đình,
em mà xách vali về đến cửa nhà thôi thì bố mẹ em có lẽ lăn ra mà chết. Em không
thể về được. Nếu phải về nước, em sẽ ở lại Hà Nội hoặc TP.Hồ Chí Minh, kiếm tiền
gởi về quê”.[17]
Về phía Hàn Quốc, một thực tế không thể phủ nhận là Hàn Quốc ngày càng
phát triển và là một trong bốn con rồng Châu Á, cho nên đời sống của ngƣời dân
Hàn Quốc ngày càng đƣợc cải thiện về cả vật chất và tinh thần. Ví dụ: Thu nhập của
Hàn Quốc khoảng 19000 đô la một năm, còn Việt Nam chỉ khoảng 600 đô la một
năm [13] do đời sống cao cộng với sự du nhập của văn hóa phƣơng tây nên nhiều
phụ nữ đã chuyển đổi nhận thức về cuộc sống gia đình với tiêu chuẩn tìm bạn đời
cao hơn, đa số phụ nữ lấy chồng muộn và không muốn lấy chồng là nông dân, thu
nhập thấp. Vì vậy, nhiều nam giới ở nông thôn không thể lấy đƣợc vợ, họ buộc phải
chuyển hƣớng ra bên ngoài đất nƣớc, với thu nhập thấp của họ nhƣng đang là ƣu thế
đối với công dân các nƣớc kém phát triển, họ đã dùng điểm mạnh này để lấy vợ
nƣớc ngoài, trong đó có cô dâu Việt là phù hợp với kinh tế của họ.
11 / 48

Thứ hai: do ảnh hưởng của các phương tiện thông tin, truyền thống.
Trong những năm qua, sự du nhập ồ ạt của các loại hình thông tin qua báo chí,
phim ảnh, thời trang, mỹ phẩm... của Hàn Quốc đã tạo ra “ Làn sóng Hàn Quốc” ở
Châu Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hàng loạt các bộ phim Hàn đƣợc chiếu
tại Việt Nam với hình ảnh những diễn viên đẹp trai, chung thủy, giàu có...Với giấc
mơ Hàn Quốc, những cô gái Việt Nam chỉ nhìn thấy qua phim ảnh những mặt tƣơi
đẹp của cuộc sống mà không thấy các khó khăn khi quyết định số phận. “Tôi mần
ruộng, còn con Nết làm nghề may, cũng đủ sống. Thế mà khi có bà mai đến nói
sang Hàn Quốc được sung sướng, nó khóc lóc, lạy lục đòi tôi cho đi lấy chồng Hàn,
còn doạ nếu tôi không đồng ý, sẽ ở giá suốt đời”, bà Rốt, mẹ của cô Nết lấy chồng
Hàn nói với giọng buồn bã.
“ Nó doạ sẽ bỏ nhà đi bụi nếu tôi không đồng ý cho lấy chồng Hàn Quốc, nên
đành chấp thuận. Cưới xong, chồng nó về nước ngay, nói để lo thủ tục bảo lãnh,
nhưng giấy tờ thiếu tùm lum, đến lần thứ năm này mới xong”, bà Lƣu than thở khi
vừa nhận đƣợc visa cho con gái đi lấy chồng Hàn Quốc. [18]
“Xem phim Hàn, thấy đàn ông xứ họ dù nghèo hay giàu, đều đẹp trai, lãng
mạn, hiếu thảo, nên em lên TP.HCM đăng ký học, hy vọng kiếm được tấm chồng
như thế”, Linh học viên tiếng Hàn tại một trung tâm ngoại ngữ chia sẻ. [18]
Không phải chỉ riêng các cô gái bị mê hoặc mà cả các bậc cha mẹ cũng coi
việc hôn nhân nhƣ là một sự cứu cánh nên đã thúc đẩy con gái lao vào, thậm chí đã
có các gia đình Việt Nam phải chịu chi phí để cho con gái lấy chồng Hàn Quốc.
“Ông bà Năm chỉ có một cô con gái duy nhất, điều kiện kinh tế gia đình cũng chẳng
lấy gì làm thiếu thốn. Trước kia, khi cô gái ở độ tuổi trăng rằm, ông bà đã tính
chuyện gả con cho một anh chàng lực điền cùng quê chân chất, thật thà. Thế
nhưng, nghe trong vùng rộ lên phong trào lấy chồng ngoại và thấy một vài gia đình
khác làm đám cưới cho con gái với “rể Hàn” cũng oách ra trò, thấy họ cũng trở
thành những “ông bà sui” có giá nên ông bà Năm cũng tính chuyện cho con gái lấy
chồng Hàn Quốc.” [17]. Trong khi đó, tại quê hƣơng hàng ngày phải chứng kiến
12 / 48

cảnh ông bố, ông chồng say xƣa rƣợu chè, chửi bới đánh đập vợ con cho nên có
nhiều trƣờng hợp con dấu cả bố mẹ để kết hôn.
Điều đó cho thấy ảnh hƣởng của các phƣơng tiện truyền thông đến nhận thức
của ngƣời dân là vô cùng lớn, với thông tin một chiều nhƣ vậy, Hàn Quốc trở thành
miền đất hứa đối với các cô dâu Việt, đây cũng là một nguyên nhân không nhỏ góp
phần làm gia tăng tình trạng kết hôn của phụ nữ Việt Nam với công dân Hàn Quốc
trong những năm qua.
Thứ ba: Do phụ nữ Việt Nam có nhiều ưu điểm.
Do tiếp thu những tinh hoa đạo đức của văn hóa phƣơng Đông nên ngƣời phụ
nữ Việt Nam từ xƣa đến nay đều đƣợc ca ngợi có đức tính cần cù, chịu thƣơng chịu
khó, một lòng vì chồng, vì con. Điều này hết sức đƣợc coi trọng ở đất nƣớc Hàn
quốc bởi lẽ do chịu ảnh hƣởng của văn hóa nho giáo nên ngƣời Hàn Quốc quan
niệm rằng, phụ nữ lập gia đình thì họ hoàn toàn phải theo nhà chồng. Cũng chính vì
vậy mà tại website của các trung tâm môi giới kết hôn quốc tế Việt Hàn có thể thấy
những lời quảng cáo nhƣ “ Việt Nam có nền văn hóa ảnh hưởng nho giáo tương
đồng với Hàn Quốc nên phụ nữ Việt Nam rất có tư tưởng phục tùng, tôn kính cha
mẹ và đề cao gia đình, vì vậy phụ nữ Việt Nam chính là nàng dâu tốt nhất”.
Thứ tư: do thiếu sự quan tâm của các ngành chức năng đến hôn nhân nước
ngoài.
Một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng đó là vấn đề kết hôn
với ngƣời nƣớc ngoài đã có từ lâu, và thực sự rầm rộ trong khoảng mƣơi năm trở lại
đây. Tuy nhiên, từ phía cộng đồng, xã hội chƣa thật sự quan tâm và các đoàn thể
dƣờng nhƣ cũng bỏ qua, không thấy có vai trò và trách nhiệm trong chuyện này.
Ngay cả Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, là tổ chức chính trị xã hội của Phụ nữ mà
cũng chƣa thật quan tâm đến số phận các thành viên của Hội kết hôn với ngƣời
nƣớc ngoài. Có thể thấy điều này trong thƣ của nguyên Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt gửi
Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam Hà Thị Khiết: “Tôi đã nhiều lần có thư
nhắc nhở, kêu cứu đến các cơ quan chức năng, các địa phương có nhiều chị em làm
dâu xứ người. Cả một hệ thống chính trị của Đảng từ trung ương đến các địa
13 / 48

phương không thấy có định hướng, tác động gì, cứ để mạnh ai nấy làm một cách tự
phát”(Tuổi trẻ, 28.4.2006). Chúng ta cần phải đi tìm lời giải cho câu hỏi của nguyên
Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt “Ai có trách nhiệm phải giữ gìn truyền thống của phụ nữ
Việt Nam và ai là người có trách nhiệm trước nỗi nhục này, có khả năng làm giảm
nỗi đau này chăng?”(Tuổi trẻ, 28.4.2006)
Nhiều bộ, ngành còn thiếu trách nhiệm trƣớc hiện tƣợng kết hôn với ngƣời
nƣớc ngoài. Ví dụ, “ trong khi Cục thống kê Hàn Quốc có số liệu cụ thể về những
trường hợp kết hôn với người nước ngoài, thì ở Việt Nam Cục thống kê dường như
“không thèm nắm mấy con số lặt vặt” đó. Bộ Tư pháp cũng không phân tích số liệu
phụ nữ Việt Nam lấy chồng các nước. Toà án tối cao không thống kê tỷ lệ ly hôn với
người nước ngoài, phân tích nguyên nhân. Sở Tư pháp cấp giấy kết hôn với người
nước ngoài, nhưng đến xin số liệu phải đợi tách ra từng nước”. [19]
Qua đó có thể thấy, các tổ chức xã hội, các ngành chức năng còn thiếu quan
tâm đến hiện tƣợng hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài của phụ nữ Việt Nam, và chƣa
có đơn vị xã hội nào coi đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Về phía Hàn
Quốc, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam là nơi cho phép các cô dâu Việt sang
Hàn Quốc nhƣng không có quy định kiểm tra tiếng Hàn nhƣ đi lao động xuất khẩu.
Đây là một kẽ hở để cho việc ra đi nhằm mục đích khác nhƣ đi lao động, nhập quốc
tịch hoặc đi nƣớc khác... và là điểm nhấn cực kỳ quan trọng.
Tóm lại, Sự gia tăng các trƣờng hợp kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với công
dân Hàn Quốc trong những năm qua có thể do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau, trong đó những nguyên nhân khách quan có thể kế tới ở đây đó là do Đảng và
Nhà nƣớc ta thực hiện chính sách đối ngoại mở cửa, hợp tác với các nƣớc trong khu
vực và trên thế giới dẫn đến sự giao lƣu hợp tác giữa công dân các nƣớc trên thế
giới với Việt Nam, thông qua đó, họ gặp gỡ tìm hiểu và đi đến kết hôn với nhau.
Mặt khác, do Hàn quốc thực hiện các chính sách mang tính khuyến khích công dân
nƣớc mình kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài nhằm giảm thiểu tình trạng suy giảm dân
số của đất nƣớc mình. Bên cạnh đó cũng phải kể tới nguyên nhân đó là do hoạt
động quản lý của Nhà nƣớc ta về hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài còn nhiều bất cập,
14 / 48

nhiều hoạt động môi giới hôn nhân bất hợp pháp diễn ra ngoài vòng kiểm soát của
nhà nƣớc. Về phía những nguyên nhân chủ quan thì có thể kể tới ở đây đó là do sự
chênh lệc về trình độ kinh tế giữa hai nƣớc, nhiều phụ nữ Việt Nam sống trong cảnh
nghèo khó, trình độ học vấn thấp mơ ƣớc lấy chồng nƣớc ngoài để thay đổi cuộc
sống, để phụ giúp gia đình, không những thế, phụ nữ Việt Nam từ xƣa đến nay đều
đƣợc ca ngợi có nhiều đức tính tốt nhƣ một lòng vì chồng vì con, tận tụy với gia
đình nên phù hợp với truyền thống của gia đình Hàn Quốc. Mặt khác, do ảnh hƣởng
của các phƣơng tiện thông tin, truyền thông mà đặc biệt là những bộ phim Hàn
Quốc đƣợc chiếu hàng loạt trên ti vi đã làm cho nhiều phụ nữ mơ ƣớc đến một thiên
đƣờng mà ở đó họ đƣợc sung sƣớng, đƣợc đổi đời. Và một nguyên nhân cũng
không kém phần quan trọng đó là do các bộ, ngành, địa phƣơng và cả phía Hàn
Quốc chƣa thực sự quan tâm đến thực trạng phụ nữ Việt Nam kết hôn với ngƣời
Hàn Quốc, nhiều cuộc hôn nhân đƣợc tiến hành nhƣng vì mục đích khác mà không
phải trên cơ sở tình yêu chân chính, điều đó đã tạo nên mặt trái của các cuộc hôn
nhân Hàn – Việt tƣởng chừng nhƣ hợp pháp là hiện tƣợng hàng chục nghìn trẻ em
và phụ nữ bị buôn bán qua biên giới dƣới hình thức môi giới hôn nhân, gây nhức
nhối cho dƣ luận xã hội.
Trong xã hội giao lƣu, hội nhập quốc tế và đặc biệt là sau khi Việt Nam gia
nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO ngày 7.11.2006, nhờ vào sự phát triển vƣợt
bậc về kinh tế đã khiến cho cuộc sống lẫn con ngƣời Việt Nam có những thay đổi
nhiều trong cuộc sống lẫn tƣ duy. Sự giao lƣu hòa hợp giữa quốc gia với quốc gia,
giữa con ngƣời với con ngƣời đã khiến cho những quan điểm cuộc sống, nhận thức
cuộc sống và đặc biệt quan điểm trong hôn nhân đã có những thay đổi rõ rệt. Sự
thay đổi đó giống nhƣ một kết quả tất yếu khi có sự va chạm giữa các nền văn hóa
giữa các dân tộc giúp cho con ngƣời hiểu nhau hơn, trong đó tiêu biểu là vấn đề kết
hôn quốc tế của các cô gái Việt Nam lấy chồng nƣớc ngoài. Trần Văn Phƣơng,
“Hiện tƣợng lấy chồng Hàn Quốc ở phụ nữ Việt Nam: Thực trạng và một vài suy
nghĩ”, theo bài viết thì tác giả đã nêu ra những thực trạng của phụ nữ Việt Nam
trong những năm gần đây, nếu trƣớc đây kể từ năm 2005 về trƣớc phong trào kết
15 / 48

hôn với ngƣời nƣớc ngoài của các cô gái Việt Nam mà chủ yếu là hiện tƣợng lấy
chồng Đài Loan nở rộ lên một cách mạnh mẽ thì từ năm 2005 trở về sau các trung
tâm môi giới kết hôn với ngƣời Đài Loan đã giảm mạnh khi các cô gái mà chủ yếu
là các cô gái nông thôn đã nhắm đến vùng đất mới, vùng đất “Hàn Quốc mơ ƣớc”
nên thơ, lãng mạng nhƣ trong phim ảnh. “Phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc:
những cuộc hôn nhân không tình yêu và bao nỗi khó khăn”, Vietnamnet, thứ 5,
30/08/07, theo bài viết thì tác giả chỉ rõ một trong những nguyên nhân dẫn đến khó
khăn của một số cô gái Việt Nam lấy chồng nƣớc ngoài, trong đó có Hàn Quốc là
do hai bên không quen biết nhau. Chú rể gặp cô dâu ở trung tâm môi giới, chấp
nhận cuộc hôn nhân không tình yêu, không có giao tiếp, không hiểu biết về văn hóa
và lối sống của nhau Có những cô dâu bị chồng đánh nhƣng không hiểu vì sao bị
đánh. Bản chất của những cuộc hôn nhân nhƣ thế này mang yếu tố rủi ro rất lớn,
đƣợc chuyện thì coi nhƣ không có gì bàn cãi, còn không đƣợc thì không biết bao
nhiêu chuyện tiêu cực diễn ra mà hầu hết những chuyện tình mai mối không tình
yêu nhƣ thế này thƣờng không có tuổi thọ lâu dài, một là ly dị, hai là gây nên những
chuyện thƣơng tâm làm đau lòng gia đình và xã hội. Đỗ Hoa, “Để làm lành mạnh
hóa quan hệ hôn nhân giữa cô dâu Việt Nam và chồng Hàn Quốc: Cần sự nỗ lực từ
hai phía”, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, 22/05/06, theo bài viết thì tác giả muốn
nhấn mạnh “sự kiện ngày 21 tháng 4 năm 2006” khi Nhật báo hàng đầu của Hàn
Quốc đăng bài “Các trinh nữ Việt Nam đến Korea – đất nƣớc của hy vọng” đã gây
nên những phản ứng dữ dội cả ở Việt Nam lẫn Hàn Quốc. Và theo tác giả thì những
chuyện nhƣ thế này không tiếp tục diễn ra nữa vì nó sẽ làm mất tình đoàn kết, hữu
nghị giữa hai nƣớc và tác giả chỉ ra rằng để làm lành mạnh mối quan hệ hôn nhân
giữa phụ nữ Việt Nam và chồng Hàn Quốc không còn cách nào khác là cần phải
tiến hành đồng bộ các giải pháp và sự nỗ lực từ 2 phía. “Cô dâu Việt lấy chồng Hàn
sẽ đƣợc bảo vệ”, diễn đàn “Chính sách về vấn đề kết hôn quốc tế Hàn – Việt”, tại
diễn đàn này bà Yang Seung Jo, cục trƣởng Cục chính sách gia đình Hàn Quốc đã
trả lời những câu hỏi của báo chí Việt Nam một cách chân thành và thiết thực nhất.
Tại đây bà đã nói: “Dù cùng văn hóa, ngôn ngữ nhƣng tỷ lệ ly hôn giữa những cặp
16 / 48

vợ chồng ngƣời Hàn ngày càng tăng bởi đời sống hôn nhân là một quá trình phức
tạp. Đời sống hôn nhân của những gia đình cô dâu ngoại quốc ở Hàn Quốc càng
khó khăn hơn vì bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa. Nhƣng các cô dâu Việt Nam đừng
nghĩ mình đang đơn độc ở Hàn Quốc. Chúng tôi luôn bên cạnh các bạn”. Đây có thể
xem nhƣ là một động thái tích cực từ phía Hàn Quốc trong việc giải quyết các vấn
đề nảy sinh từ mối quan hệ hôn nhân xuyên quốc gia này.
Dựa theo số liệu thống kê đƣợc đăng trong kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế
“Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc: Quá khứ, Hiện tại và Tƣơng lai”: Cuối năm 2011
con số ngƣời lao động Việt Nam tại Hàn Quốc là 6 vạn ngƣời và du học sinh Việt
Nam là 5000 ngƣời. Cùng với đó, những năm 2000, chú rể Hàn Quốc bắt đầu tìm
đến cô dâu Việt Nam và xu thế này tăng nhanh đến mức cuối năm 2011 có 4,1 vạn
cô dâu Việt Nam kết hôn cùng chú rể Hàn Quốc. Theo đó, tổng số cô dâu ngƣời
Việt sinh sống tại Hàn Quốc đến cuối năm 2011 là 11,5 vạn ngƣời.
Thực tế trong những năm qua cho thấy, số lƣợng các cuộc hôn nhân Việt -
Hàn đã tăng lên đáng kể. Theo kết quả điều tra thực trạng ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú
tại Hàn Quốc của Bộ An toàn – hành chính Hàn Quốc năm 2008 cho biết: Cả nƣớc
Hàn Quốc có 127.683 cô dâu ngoại quốc thì trong đó số cô dâu ngƣời Việt Nam là
20.942 ngƣời tính luôn cả con, so với năm 2001 chỉ có 134 ngƣời, tăng 156 lần. Đặc
biệt Tại Chung Nam của Hàn Quốc số cô dâu ngƣời Việt Nam đã tăng từ 347 ngƣời
vào năm 2006 lên 1.238 ngƣời vào năm 2009. Còn ở Việt Nam, theo số liệu thống
kê thì nếu trƣớc năm 2004 chỉ có 560 hợp và từ năm 2007 đến đầu năm 2008 là
25.000 [8]. Tính từ năm 2002 đến 2010, có khoảng 40.000 phụ nữ Việt kết hôn với
ngƣời Hàn Quốc. Tập trung chủ yếu là các tỉnh Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cần Thơ,
trƣờng hợp kết hôn thì đến năm 2005 là 1500 trƣờng hợp, năm 2006 là 20.000
trƣờng Cà Mau, Bến Tre, Hậu Giang,… chiếm 79% của cả nƣớc[15]. Từ năm 2005-
2008, hôn nhân Việt Hàn lan rộng ra các tỉnh phía bắc, tập trung nhiều ở các tỉnh
Hải Dƣơng, Hải Phòng... theo số liệu gần đây cho thấy: ở Hàn Quốc số lƣợng
ngƣời kết hôn mang yếu tố nƣớc ngoài vào cuối năm 2011 tổng cộng có 128,194
ngƣời và nếu xét theo quốc tịch thì thì thứ tự nhƣ sau: ngƣời Trung Quốc (bao gồm
17 / 48

cả ngƣời dân tộc Choson) là 58,885 ngƣời trong đó ngƣời dân tộc Choson là 27,777
ngƣời, 36,371 ngƣời Việt Nam, 7,974 ngƣời Phi-líp-pin, 4,471 ngƣời Campuchia,
2,084 ngƣời Mông Cổ, vv.. [3]
Việc kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài đã trở thành một hiện tƣợng phổ biến ở
nƣớc ta, đặc biệt là xu hƣớng lấy chồng Hàn Quốc của các cô gái nông thôn. Trên
thực tế, việc phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc không phải lúc nào cũng nhƣ tƣởng tƣợng
trong phim của các cô về một cuộc sống tốt đẹp hơn ở một chân trời mới, với một
ngƣời chồng mơ ƣớc và bao dự định hoài bão về đất nƣớc xinh đẹp Hàn Quốc, mà
thực ra ở vấn đề này đã có rất nhiều chuyện bất cập diễn ra xung quanh việc cô dâu
Việt lấy chồng Hàn nhƣ bị môi giới lừa bán vào các ổ mại dâm, bị bóc lột sức lao
động, lạm dụng tình dục, bị đánh đập và hành hạ dã man thậm chí dẫn đến nhiều cái
chết thƣơng tâm nơi đất khách quê ngƣời.
1.2 Khái niệm
1.2.1Gia đình đa văn hóa là gì?
Hiện nay, cho đến bây giờ đã có rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề kết hôn di
trú của những ngƣời vợ Việt chồng Hàn sống tại Hàn Quốc và Việt Nam, hoặc
ngƣợc lại. Tuy nhiên, vẫn chƣa có những định nghĩa cụ thể về khái niệm “Gia đình
đa văn hóa”.
Theo tiếng Hàn, khái niệm “Gia đình đa văn hóa” đƣợc viết là 다문화 가정 -
Damunhwa Gajoeng (Gia tộc đa văn hóa) hoặc là 다문화 가족 - Damunhwa Gajok
(Gia đình đa văn hóa). Theo nghiên cứu của Seo Kwang-sik, (Seo Kwang-sik,
Nghiên cứu chính sách hỗ trợ sự thích nghi xã hội đối với các gia đình đa văn hóa,
luận văn tiến sỹ, trƣờng đại học Inha, 2010.12, trang 9) thì Gia đình đa văn hóa có ý
nghĩa bao gồm những con ngƣời khác về dân tộc hoặc khác văn hóa, còn Gia tộc đa
văn hóa đƣợc dùng để chỉ tập hợp cộng đồng mà các thành viên trong gia đình khác
về dân tộc hay khác quốc tịch hay chỉ thành viên trong cộng đồng đó. Nhƣng thực tế
thì khi gọi khái niệm chỉ những gia đình kết hôn di trú ngƣời ta vẫn chƣa thống nhật
đƣợc cách gọi Gia đình đa văn hóa hay Gia tộc đa văn hóa, mà khái niệm đƣợc gọi
lẫn lộn, không rõ ràng. Hiện tại chính sách gia đình đa văn hóa (damunhwa gajok)
18 / 48

đƣợc phân cho Bộ Y tế và phúc lợi và Bộ phụ nữ phụ trách nên thuật ngữ
Damunhwa gajok đƣợc sử dụng rộng rãi hơn. [3] Tuy nhiên từ thực tế cho thấy, khi
chúng ta dùng khái niệm Gia đình đa văn hóa để chỉ những gia đình có nhiều dân
tộc cùng chung sống, những thành viên trong gia đình có sự khác nhau về quốc tịch
thì sẽ mang ý kỳ thị, phân biệt, đối xử đã và đang dần ăn sâu vào suy nghĩ của
những ngƣời gốc bản địa. Nhƣ vậy sẽ tạo ra những cái nhìn không tốt ảnh hƣởng
đến những thế hệ con cái mang hai dòng máu sau này. Vì vậy, theo em để hạn chế
sự kỳ thị đó chúng ta nên gọi những gia đình có nhiều dân tộc sống chung nhƣ vậy
là “Gia đình di trú” để tránh có những tƣ tƣởng phân biệt đổi xử không đáng có của
những ngƣời mang hai dòng máu sinh sống tại quốc gia đó.
1.2.2 Gia đình di trú Việt - Hàn là gì?
Dựa vào khái niệm trên của Seo Kwang-sik định nghĩa về Gia đình đa văn hóa

(Damunhwa Gajok – 다문화 가족) hay còn gọi là Gia đình di trú ( Leeju Gajok –

이주가족) là gia đình có hai dân tộc trở lên sinh sống cùng nhau dƣới một mái nhà,

thì bây giờ khái niệm đó đƣợc thu hẹp hơn khi nói đến gi đình di trú Hàn – Việt.
Khi đề cập đến vấn đề hôn nhân quốc tế Việt - Hàn sẽ những trƣờng hợp sau
nảy sinh ra. Thứ nhất, là chú rể Hàn Quốc kết hôn với cô dâu Việt Nam sống tại
Hàn Quốc. Thứ hai, là chú rể Hàn Quốc kết hôn với cô dâu Việt Nam sống tại Việt
Nam. Thứ ba, cô dâu Hàn Quốc kết hôn với chú rể Việt Nam sống tại Hàn Quốc và
thứ tƣ, là cô dâu Hàn Quốc kết hôn với chú rể Việt Nam sống tại Việt Nam.
Tuy nhiên trên thực tế, trƣờng hợp thứ ba và thứ tƣ rất ít xảy ra. Nếu có cũng
chỉ là số lƣợng rất ít không đáng kể. Trƣờng hợp một và trƣờng hợp hai có rất nhiều,
trong đó phải nói đến là trƣờng hợp một, đây là hiện trạng đặc trƣng nhất khi chúng
ta đề cập đến vấn đề hôn nhân quốc tế Việt - Hàn.
Vậy dựa vào những đặc điểm đó, ngƣời viết có thể đƣa ra khái niệm về Gia
đình đa văn hóa Việt - Hàn (Damunhwa Gajok – 다문화 가족) hay khái niệm Gia
đình di trú Hàn – Việt (LeeJu Gajok - 이주가족) nhƣ sau: “Gia đình di trú Hàn Việt
là những gia đình có hai dòng máu của hai dân tộc Hàn Quốc và Việt Nam sống và
19 / 48

sinh hoạt cùng chung với nhau dƣới một mái nhà, thế hệ con cháu sau này mang hai
dòng máu do ảnh hƣởng của cha và mẹ”.
Vì đề tài nghiên cứu đề cập đến sự thích nghi của chú rể Hàn Quốc sống ở
Việt Nam, nên ngƣời viết sẽ đề cập sâu hơn đến vấn đề xoay quanh trƣờng hợp thứ
2: chú rể Hàn Quốc kết hôn với cô dâu Việt Nam sống tại Việt Nam, mà trong đó là
trọng tậm nghiên cứu là những mặt thuận lợi cũng nhƣ khó khăn của những chàng
rể ngƣời Hàn Quốc sẽ mang 50% dòng máu Việt Nam này.
20 / 48

CHƢƠNG II
NHỮNG MẶT THÍCH ỨNG CỦA NGƢỜI CHỒNG
HÀN QUỐC SỐNG TẠI VIỆT NAM

Bên cạnh những điểm tƣơng đồng về văn hóa từ lâu đời, khiến cho những chú
rể Hàn Quốc lấy làm động lực quyết đinh chọn những cô gái Việt Nam làm bạn đời
trăm năm cho mình. Thì về thực tế, Việt Nam và Hàn Quốc vốn dĩ là những quốc
gia có những phong tục tập quán đa phần là khác nhau, ngôn ngữ, thời tiết, khí hậu
khác nhau dẫn đến ẩm thực, và quan niệm về ẩm thực, cái ngon cái ngon cái đẹp
của những con ngƣời ở hai quốc gia khác nhau. Ngoài ra, với hai chế độ chính trị
khác nhau của hai nƣớc, những quy định của pháp luật cũng khác nhau và luật pháp
Việt Nam hiện nay cũng còn thiếu những chế độ ƣu đãi cho các chủ rể Hàn Quốc
sống tại Việt Nam này. Vì vậy, khi kết hôn và định cƣ tại quê vợ đã khiến cho họ đã
gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, trong sinh hoạt hằng ngày, công việc, dạy dỗ
con cái… Sau đây ngƣời viết xin làm rõ một số vấn đề khó khăn cũng nhƣ những
vấn đề đang gặp phải của những chủ rễ Hàn Quốc sẽ mang 50% dòng máu Việt
Nam này.
2.1 Sự thích ứng về mặt ngôn ngữ
Trong sinh hoạt hằng ngày, ngôn ngữ chính là công cụ quan trong nhất để
chuyển tải những thông điệp cuộc sống giữa con ngƣời với con ngƣời, truyền đạt
những tình cảm yêu thƣơng của mình đến với những ngƣời thân yêu, là cầu nối sự
thấu hiểu lẫn nhau giữa ngƣời với ngƣời. Và quan trọng hơn hết nhờ có nó mà con
ngƣời có thể biết đƣợc ngƣời đối diện muốn gì, nghĩ gì, giúp cho công việc cũng
nhƣ những hoạt động hằng ngày đƣợc diễn ra nhanh chóng và suông sẻ hơn. Thế
nhƣng, sự khác nhau về ngôn ngữ, bất đồng về ngôn ngữ của những gia đình kết
hôn di trú Việt Nam – Hàn Quốc hiện nay vẫn còn đang gặp nhiều bất cập. Nó cần
có đƣợc thái độ chịu khó học hỏi tiếng mẹ đẻ của vợ phía ngƣời chồng và cũng cần
sự giúp đỡ, thông cảm, quan tâm của ngƣời vợ dành chồng để cho ngƣời bạn đời
của mình thích nghi ứng nhanh hơn phần nào sự khác biệt của cuộc sống.
21 / 48

Để thích nghi thích nghi với cuộc sống Việt Nam thì việc quan trọng đầu tiên
phải là việc học tiếng Việt Nam của những chú rể Hàn Quốc. Xuất phát từ nhu cầu
đó, đã có rất nhiều trung tâm dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài đƣợc mở ra và số
lƣợng những ngƣời ngoại quốc thăm gia đăng ký học rất cao, trong đó phải chú ý
đến đó là số lƣợng ngƣời Hàn Quốc học tiếng Việt Nam chiếm tỷ lệ rất lớn.
Theo số liệu điều tra cho thấy, cứ 100 chú rể Hàn Quốc thì có 95 chú rể biết
tiếng Việt Nam chiếm 95% trong đó: có 26 chú rể nói, nghe, viết lƣu loát tiếng Việt
chiếm 23.75% ; 50 chú rể nghe, nói ở mức trung bình 47.5% ; 19 chú rể nghe, nói,
viết chậm chiếm 18.05%. Và 5 chú rể hoàn toàn không biết tiếng Việt Nam chiếm
5%.
5%

Ngƣời biết tiếng Việt

95%
Ngƣời không biết tiếng Việt

Biểu đồ 2.1 a – Số ngƣời chồng Hàn Quốc biết tiếng Việt

Trong 95% ngƣời chồng Hàn Quốc biết tiếng Việt có:

Ngƣời nghe, nói, viết lƣu loát,


18.1% 23.8%

47.5% Ngƣời nghe, nói, viết trung bình

Ngƣời nghe, nói, viết chậm

Biểu đồ 2.1 b – Mức độ biết tiếng Việt của các ông chồng Hàn Quốc
Nhƣ vậy cho thấy số lƣợng chú rể Hàn Quốc biết tiếng Việt Nam là rất lớn
nên những khó khăn từ việc bất đồng ngôn ngữ ngày nay có xu hƣớng giảm dần.
22 / 48

2.1.1 Trong giao tiếp với vợ và họ hàng nhà vợ


Đối với những chú rể Hàn Quốc khi quyết định kết hôn với vợ Việt Nam sẽ
thông qua rất nhiều hình thức nhƣ: Thông qua cơ quan mai mối hôn nhân quốc tế,
do ngƣời quen giới thiêu, quen trên mạng, do vô tình gặp nhau trong công việc hay
những chuyến du lịch…
Theo số liệu thống kê của lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam: Nếu nhƣ so
với số lƣợng cô dâu Việt, chồng Hàn sống tại Hàn Quốc, cứ 100 cặp kết hôn Hàn –
Việt thì có đến 89 cặp là thông qua cơ quan mai mối chiếm 89% thì dựa vào số liệu
điều tra tại khu vực thành phố Hồ Chí Mình - Việt Nam: cứ 100 cặp vợ Việt chồng
Hàn thì có 45 cặp nhờ vào mai mối của ngƣời quen chiếm 45%; quen nhau qua
mạng và các phƣơng tiện truyền thông khác có 18 cặp chiếm 18%; quen nhau qua
những chuyến công tác, hợp tác làm việc có 26 cặp chiếm 26% và thông qua cơ
quan mai mối quốc tế chỉ có 11 cặp chiếm 11%.

Thông qua mai mối


11%

26% 45% Thông qua phƣơng tiện truyền thông

Thông qua công việc


18%
Thông qua cơ quan môi giới

Biểu đồ 2.1.1 – Phƣơng thức kết hôn quốc tế của ngƣời chồng Hàn Quốc với
vợ Việt Nam
Điều đó cho thấy số lƣợng những cặp đôi hôn nhân Hàn – Việt sống tại Việt
Nam đến với nhau ngẫu nhiên do sự sắp xếp của những cơ quan môi giới chiếm tỷ
lệ thấp hơn so với những cặp hôn nhân đến với nhau đã quen biết trƣớc, tìm hiểu
điều kiện, hoàn cảnh gia đình 2 bên trƣớc, và có thời gian tìm hiểu nhau kỹ hơn
trƣớc khi tiến đến hôn nhân.
Nhờ vào những sự chuẩn bị kỹ lƣỡng trƣớc khi đi đến hôn nhân và quyết đinh
cƣ, sinh sống tại Việt Nam đó mà những chú rể Hàn Quốc khi bƣớc vào cuộc sống
23 / 48

nhà vợ đỡ bở ngỡ hơn rất nhiều so với những chú rể thông qua mai mối có thời gian
tìm hiểu ít hơn.
Vào những ngày lễ tết hay những ngày giổ tổ, ông bà tổ tiên thì gia đình, họ
hàng nhà vợ thƣờng hay tập trung về nhà tổ hay nhà Bố Mẹ để cùng nhau gặp gỡ,
cùng nhau nấu các món ăn, và cùng nhau trò chuyện là điểm rất giống với Hàn
Quốc. Tất nhiên là cặp vợ Việt chồng Hàn này cũng phải tham dự trừ những ngày
có công việc quá gấp gáp và bận rộn không thể tham dự, nhƣng phần lớn các chú rể
Hàn Quốc này có thái độ rất tích cực trong việc tranh thủ tham dự và trò chuyện với
những thành viên trong gia đình bên vợ. Tuy tiếng Việt còn nói còn chậm, chƣa
thành thạo và quên nhiều câu, thiếu chữ, đôi khi sự kết hợp giữa các cặp đồng từ với
danh từ còn chƣa tốt nhƣng các chú rể Hàn Quốc rất chịu khó trò chuyện. Ngƣời
nhà vợ hỏi bằng tiếng việt cũng chăm chú lắng nghe và trả lời dẫu chậm. Cứ 100
chú rể Hàn Quốc thì có đến 95% chú rể trò chuyện bằng tiếng Việt với gia đình vợ
và 5% chú rể trò chuyện bằng tiếng Hàn nhờ qua sự trợ giúp của vợ.
2.1.2 Trong giao tiếp với bà con lối xóm, láng giềng.
Cũng giống nhƣ Hàn Quốc và các quốc gia khác trên thế giới, ở các thành phố
lớn thì có cuộc sống cao hơn, thuận tiện và đầy đủ hơn. Nhƣng do nhịp sống quá
nhanh và dòng xoáy công việc quá vội vã con ngƣời với con ngƣời dƣờng nhƣ ít có
cơ hội tiếp xúc với nhau hơn so với các khu vực làng quê và trƣớc đây.
Phần lớn khi kết hôn xong, cặp vợ chồng Hàn – Việt thƣờng chọn các khu vực
thành phố, đô thị để sống, thuận tiện cho công việc cũng nhƣ đảm bảo mức sống gia
đình. Một mặt vì chọn môi trƣờng sống là đô thị, mặt khác vì chú rể Hàn Quốc
thành thạo tiếng Việt không nhiều nên việc tiếp xúc với những với những ngƣời
hàng xóm xung quanh rất ít. Hoặc nếu nhƣ những ngôi nhà sát cạnh họ thƣờng chào
nhau bằng những nụ cƣời, bằng những cái cúi chào nhanh vội, hay nhƣng câu hỏi xã
giao hàng ngày: anh/ chị ăn cơm chƣa?, cháu bé thật dễ thƣơng, chị mặc đồ này rất
đẹp, chào buổi sang anh/ chị… bằng những tiếng Việt ngƣợng ngịu và chậm chậm,
nghe rất vui tai. Chỉ là nhƣ vậy nhƣng dù sao thành ý của các chú rể Hàn Quốc cũng
đƣợc đánh giá rất cao bởi những ngƣời hàng xóm sống xung quanh.
24 / 48

Số lƣợng các chú rể thƣờng xuyên chào hỏi những ngƣời láng giềng chiếm số
lƣợng rất lớn và trƣờng hợp không có hoặc ít phần lớn rơi vào các ngƣời các ngƣời
chồng thƣờng xuyên đi công tác xa nhà, đi làm sáng sớm đến tối mịt mới về hoặc là
những chú rể ít cởi mở với ngƣời lạ dù đã tiếp xúc sơ qua trƣớc đó.
2.1.3 Trong công việc
Theo thống kê của bộ Lao Động, hiện nay tại khu vực miền Nam có hơn 1.800
doanh nghiệp và khoảng 80.000 ngƣời Hàn Quốc. Với nhu cầu cấp bách khi nguồn
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài của Hàn Quốc vào Việt Nam (FDI) ngày càng đƣợc tăng
mạnh kể về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng thì rất cần thông dịch viên tiếng Hàn,
những ngƣời có thể giao tiếp làm việc với ngƣời Hàn càng ngày đƣợc tuyển dụng
rất nhiều, vì vậy số lƣợng ngƣời Việt Nam trên toàn quốc học tiếng Hàn để vào làm
việc ở những doanh nghiệp hàng quốc tăng lên đến hàng triệu ngƣời. Với số lƣợng
ngƣời Hàn cƣ trú nhiều nhƣ vậy cũng tác động một phần không nhỏ đến công việc
cũng nhƣ môi trƣờng làm việc của những chú rể Hàn Quốc. Phần lớn những chú rể
Hàn Quốc khi định cƣ tại Việt Nam đều có công ty riêng, doanh nghiệp nhỏ lẻ riêng
hoặc công việc ổn định tại các công ty Hàn. Vì thế nên việc tiếp xúc hàng ngày với
đồng nghiệp cũng nhƣ nhân viên cấp dƣới của mình đƣợc diễn ra hàng ngày bằng
tiếng Hàn cũng có và tiếng Việt cũng có.
Khi các ông chồng Hàn Quốc đến công ty làm việc hoặc làm việc tại nhà thì
hầu nhƣ đều có sự trợ giúp của thông dịch viên tiếng Hàn hoặc sự giúp đỡ của vợ.
Đối với những ông chồng Hàn biết tiếng Việt ở mức độ nghe và nói tốt thì trƣờng
hợp dùng tiếng Việt với nhân viên hoặc cấp dƣới ở mức độ thƣờng xuyên. Đối với
23.75% chú rể Hàn Quốc biết tiếng Việt lƣu loát thì trƣờng hợp dùng tiếng Việt với
đồng nghiệp hay nhân viên ở mức độ thƣờng xuyên; đối với 47.5% chú rể Hàn
Quốc nghe, nói, viết tiếng Việt mức trung bình và 18.05% ở mức chậm thì trƣờng
hợp giao tiếp bằng tiếng Việt trong công việc ở mức độ thỉnh thoảng; còn đối với
5% chú rể hoàn toàn không biết tiếng Việt thì mức độ là không bao giờ. Tuy nhiên,
theo suy nghĩ của những chú rể Hàn Quốc hoàn toàn không biết tiếng Hàn, hoặc
biết thì cũng rất ít này cho biết: Hiện tại vì thời gian làm việc quá bận rộn và có tính
25 / 48

chất đi lại thƣờng xuyên ra nƣớc ngoài hoặc đi đi về về Hàn Quốc do tính chất công
việc bắt buộc nên thời gian rất ít để học thêm tiếng Việt, tuy nhiên họ sẽ học tiếng
Việt sớm nhất có thể để thích ứng với ngƣời vợ của mình nhanh hơn, có thể hiểu vợ,
gia đình nhà vợ cũng nhƣ làm giảm đi những hiểu nhầm không đáng có trong gia
đình. Điều đó cho thấy thái độ tích cực để vun vén cho gia đình nhỏ của mình bởi
những chú rể rất tích cực và đáng hoan nghênh.
2.2. Sự thích nghi về mặt khí hậu
2.2.1 Đặc trƣng khí hậu Hàn Quốc
Hàn quốc nằm ở phía Bắc bán cầu, thuộc khu vực khí hậu Á hàn đới, có bốn
mùa rõ rệt . Do nằm ở phía đông của châu Á nên ở đây có khí hậu của vùng đại lục,
có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa các mùa trong năm do ảnh hƣởng của gió
mùa.
Đông qua, xuân đến
nhƣng cái rét muộn vẫn
còn động lại, và ngƣời Hàn
gọi hiện tƣợng này
là:꽃샘주위",có nghĩa là
mùa đông ghen với sự nở
hoa của mùa xuân". Qua
khỏi giai đoạn này, tuy thời
tiết biến đổi mỗi lúc mỗi khác, nhƣng nhìn chung, trời mùa xuân bắt đầu trong xanh
và ấm áp.Tuy nhiên mùa xuân lại có bão cát vàng gọi là"황사바람"thổi vào từ
Trung Quốc, thƣờng xuyên gây khó khăn cho sinh hoạt của ngƣời Hàn.Tiếp giáp
với Trung Quốc về mặt địa lý nên bán đảo Hàn luôn phải chịu ảnh hƣởng của những
cơn gió cát mang theo những hạt bụi nhỏ màu vàng đến từ vùng sa mạc Gobi và
Hoàng Cƣơng của Trung Quốc.
Vào mùa hạ, Hàn Quốc có mùa mƣa.Mƣa tập trung kéo dài do ảnh hƣởng của
những khối không khí từ biển Okhotsk và Bắc Thái Bình Dƣơng. Khi mùa mƣa kết
thúc, thời tiết sẽ trở nên liên tục nóng với độ ẩm cao hơn và thỉnh thoảnh có mƣa
26 / 48

rào. Gần đây Hàn Quốc có sức hiện hiện tƣợng đêm nhiệt đới Yeoldeya hyeonsang
(열대야 현상) là hiện tƣợng ban đêm nhƣng có nhiệt độ cao nhƣ ban ngày, đôi khi
gây khó chịu, mất ngủ cho nhiều ngƣời.
Tới mùa thu, bầu trời cao và trong xanh hơn. Chúng ta có thể tận hƣởng đƣợc
những ngày đẹp trời với khí hậu mát mẻ hơn. Do thời tiết mùa thu rất dễ chịu nên
ngƣời Hàn Quốc thƣờng gọi mùa này bằng những cách gọi nhƣ Dokseoui kyejeol
(독서의 계절) nghĩa là mùa của việc đọc sách, hay Cheonkomabiui Kyejeol
(천고마비의 계절) có nghĩa là mùa của bầu trời cao và những con ngựa béo.
Mùa đông ở Hàn Quốc có gió mùa Tây Bắc khô và lạnh tràn do ảnh hƣởng của
khí áp cao từ vùng Siberia nên trởi rất rét. Trƣớc kia ngƣời Hàn thƣờng nói
Samhansaon (삼한사온) ba lạnh bốn nóng, tức là thời tiết liên tục lặp đi lặp lại, cứ
ba ngày lạnh thì bốn ngày ấm. Tuy nhiên gần đây, hiện tƣợng nóng lên của trái đất
đã khiến cho nhiệt độ trở nên khác thƣờng, nhiều khi không còn theo quy luật này
nữa.
2.2.2 Đặc trƣng khí hậu Việt Nam
Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về
chí tuyến hơn là phía xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ
cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 22ºC đến 27ºC. Hàng năm, có khoảng 100 ngày
mƣa với lƣợng mƣa trung bình từ 1.500 đến 2.000mm. Độ ẩm không khí trên dƣới
80%. Số giờ nắng khoảng 1.500 - 2.000 giờ, nhiệt bức xạ trung bình năm
100kcal/cm².
Chế độ gió mùa cũng làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên Việt Nam
thay đổi. Nhìn chung, Việt Nam có một mùa nóng mƣa nhiều và một mùa tƣơng đối
lạnh, ít mƣa. Trên nền nhiệt độ chung đó, khí hậu của các tỉnh phía bắc (từ đèo Hải
Vân trở ra Bắc) thay đổi theo bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Việt Nam chịu sự tác
động mạnh của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình thấp hơn nhiệt độ trung
bình nhiều nƣớc khác cùng vĩ độ ở Châu Á. So với các nƣớc này, Việt Nam nhiệt độ
về mùa đông lạnh hơn và mùa hạ ít nóng hơn. Do ảnh hƣởng gió mùa, hơn nữa sự
phức tạp về địa hình nên khí hậu của Việt Nam luôn luôn thay đổi trong năm, từ
27 / 48

giữa năm này với năm khác và giữa nơi này với nơi khác (từ Bắc xuống Nam và từ
thấp lên cao).
Hà Nội Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa khô từ tháng 10
năm trƣớc đến tháng 4 năm sau, đây là thời kỳ giá lạnh, không mƣa to. Từ tháng 1
đến tháng 3 vẫn có giá lạnh nhƣng vì là tiết xuân nên có mƣa nhẹ (mƣa xuân) đủ độ
ẩm cho cây cối đâm trồi nẩy lộc. Từ tháng năm đến tháng 9 là mùa nóng có mƣa to
và bão. Trong tháng 8, 9, 10, Hà Nội có những ngày thu. Mùa thu Hà Nội trời trong
xanh, gió mát. Những ngày cuối thu se se lạnh và chóng hoà nhập vào mùa đông.
Nhiệt độ trung bình mùa đông: 17,2ºC (lúc thấp xuống tới 2,7ºC). Trung bình mùa
hạ: 29,2ºC (lúc cao nhất lên tới 39ºC). Nhiệt độ trung bình cả năm: 23,2ºC, lƣợng
mƣa trung bình hàng năm: 1.800mm.
2.2.3 Khả năng thích nghi khí hậu Việt Nam của các ông chồng Hàn Quốc
Khí hậu Hàn Quốc có những nét tƣơng
đồng và khác biệt rõ rệt. Giữa các mùa trong
năm, sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn. Nhiệt độ
giữa tháng cao nhất lên đến 40oC và tháng

thấp nhất của Hàn Quốc xuống thấp


hơn 0oC, ít xẩy ra động đất và có bão,
mƣa giông, bão tuyết, nhiệt độ cao vào
mùa đông và rét đậm rét hại. Nói riêng
về khí hậu chung của khu vực thành
phố Hồ Chí Minh: khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, lƣợng
mƣa trung bình năm 1.979mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ
trung bình cả năm 27,5ºC, không có mùa đông. Nếu so sánh khí hậu Hàn Quốc và
khí hậu thành phố Hồ Chí Minh thì sự khác nhau là khá lớn. Thành phố Hồ Chí
Minh thời tiết chủ yếu có hai mùa mƣa và nắng, không có mùa đông, nhiệt độ
không lên quá cao và cũng không bao giờ xuống quá thấp. Mùa hè ở Việt Nam
28 / 48

nhiệt độ cao nhất hiện nay cũng chỉ khoảng 290C, nếu so với mùa hè của Hàn Quốc
thì nhiệt đó ấy vẫn còn thấp nên khi sống ở Việt Nam thì xem nhƣ các ông chồng
trải qua mùa hè lâu hơn tại Hàn Quốc. Sự thích ứng với khí hậu quá nóng và quá
lạnh của đất nƣớc họ đã giúp cho khả năng thích nghi với khí hậu Việt Nam cũng dễ
dàng hơn. Hàn Quốc có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông và có những kỳ nghỉ tƣơng ứng
với mỗi mùa các gia đình Hàn Quốc thƣờng tổ chức cho gia đình đi chơi theo từng
kỳ nghỉ. Nếu mùa hè thì đi ra biển, mùa thu, xuân đi leo núi, màu đông thì đi trƣợt
tuyết... thì khi ở Việt Nam khí hậu tuy khác nhiều so với Hàn Quốc nhƣng các ông
chồng Hàn Quốc vẫn thƣờng xuyên cùng với vợ đi du lịch hoặc đi thƣởng ngoạn
cảnh đẹp Việt Nam vào những mùa tƣơng ứng. Mùa hè tiết trời oi bức, nóng nực thì
họ có xu hƣớng đi đến các địa điểm du lịch biển nhƣ: Nha Trang, Vũng Tàu, Phan
Thiết, Mũi Né... mùa đông thì họ thích đi đến những nơi có tiết trời se lạnh cùng với
ngƣời bạn đời của mình nhƣ: Đà Lạt.. hoặc gần đây Sapa thuộc địa phận tỉnh Lảo
Cai có tuyết rơi nên đã trở thành một địa điểm du lịch khá lý thú cho những cặp gia
đình có sở thích đi du lịch, thƣởng ngoạn này. Theo các rể Hàn Quốc thì thời tiết
Việt Nam rất ấm áp, họ có thể thích ngay mà không cần phải sống lâu ở đây mới có
thể thích ứng kịp.
2.3 Sự thích ứng về mặt ẩm thực
Dân gian ta có câu: “con đƣờng nhanh nhất để chinh phục ngƣời đàn ông là
thông qua cái dạ dày của họ”. Không những thế, nó còn là vũ khí lợi hại chinh phục
đƣợc tất cả con ngƣời trên thế giới không phân biệt chủng tộc, lứa tuổi, tôn giáo,
giới tính… Thông qua những hƣơng vị, màu sắc, đặc trƣng ẩm thực thì chúng ta có
thể dễ dàng nhận biết đƣợc phong tục tập quán cũng nhƣ đặc trƣng văn hóa của dân
tộc đó.
Nếu với khí hậu nhiệt đới gió mùa đem lại cho Việt Nam nguồn tài nguyên
phong phú, phù sa màu mỡ, thảm thực vật đa dạng làm tiền đề cho sự phong phú
các chủng loại ẩm thực, đặc biệt là các loại lƣơng thực xanh, tƣơi. Thì ngƣợc lại,
chịu sự ảnh hƣởng kết hợp giữa khí hậu đại lục và khí hậu biển phân chia khí hậu
Hàn Quốc thành 4 mùa rõ rệt, mùa xuân và mùa thu ngắn, mùa hè nóng và ẩm ƣớt,
29 / 48

mùa đông kéo dài với gió khô và tuyết dày. Đất đai khô cằn và mùa đông khắc
nghiệt khiến ngƣời Hàn Quốc từ xƣa đã có thói quen phơi khô rau, tích trữ lƣơng
thực xanh cho mùa đông.
Ngƣời Việt thƣờng ăn rau củ tƣơi trong khi ngƣời Hàn Quốc tìm cách muối
rau củ để trữ đông nhằm duy trì chất xơ, đảm bảo có rau trong suốt cả mùa đông
lạnh giá. Nếu nhƣ cây lƣơng thực lâu đời của ngƣời Việt Nam là lúa thì cây lƣơng
thực đầu tiên phát triển ở Hàn Quốc là kê và lúa mạch. Ngƣời Việt Nam ăn cơm là
chủ yếu và thƣờng là cơm trắng trong khi các món cơm theo kiểu trộn hay thập cẩm
rất phổ biến ở Hàn Quốc.
Ẩm thực 2 quốc gia còn giống nhau ở sự kết hợp các món ăn có tính hàn với
các món ăn có tính nóng. Các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món
hay không đƣợc ăn cùng lúc vì không ngon, hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe.
Ngƣời Hàn Quốc có thói quen sử dụng gia vị: hạt tiêu, hành, tỏi... và cách gia
giảm hợp lí trong từng món ăn, đem lại hƣơng vị mới lạ và đậm đà hơn cho các món
ăn. Tuy nhiên, khí hậu nhiệt đới đã đem đến cho ẩm thực Việt Nam một lợi thế lớn
trong việc sử dụng gia vị để chế biến món ăn. Ngoài hạt tiêu, hành, tỏi... món ăn
Việt còn có thể kết hợp với các loại rau thơm nhƣ húng thơm, tía tô, kinh giới, hành,
thìa là, mùi tàu v.v... gia vị thực vật nhƣ ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả
hoặc lá non; các gia vị lên men nhƣ mẻ, mắm tôm, bỗng rƣợu, dấm thanh hoặc kẹo
đắng, nƣớc cốt dừa v.v...
Sự phong phú trong gia vị nên các món ăn của ngƣời Việt thƣờng mang tính
chất phối trộn. Ngƣời Việt ít khi ăn món nào riêng biệt, thƣởng thức từng món, mà
một bữa ăn thƣờng là sự tổng hòa các món ăn từ đầu đến cuối bữa. Ngƣợc lại, nếu
đã từng đến nhà hàng Hàn Quốc, chắc hẳn chúng ta sẽ thấy hoa mắt bởi các món ăn
đƣợc bày la liệt trên các đĩa nhỏ riêng biệt. Trong thực đơn của các món ăn ở nhà
hàng Việt Nam, mỗi một đơn vị món ăn sẽ đƣợc tính bằng đĩa (đĩa thịt bò xào, đĩa
nộm, đĩa nem rán) hoặc bát (bát canh, bát cơm). Nhƣng ở nhà hàng Hàn Quốc,
menu chỉ ghi tên một món ăn chính. Khi ta đặt một món ăn chính đó, các món ăn
phụ đƣợc bày trên đĩa nhỏ sẽ đƣợc tự động đƣợc đƣa ra theo bộ kèm theo thức ăn.
30 / 48

Ở Việt Nam, nƣớc mắm đƣợc sử dụng thƣờng xuyên trong hầu hết các món
ăn; khi ăn cơm, bát nƣớc mắm dùng chung trên mâm. Trong khi đó, ẩm thực Hàn
Quốc lại chú trọng tới các loại tƣơng, tƣơng ớt, tƣơng trộn dấm… Tùy theo loại
món ăn mà bát nƣớc chấm có thể xuất hiện trong bữa ăn của ngƣời Hàn nhƣng nƣớc
tƣơng của Hàn Quốc không thơm và cũng không có mùi vị đậm đà nhƣ nƣớc mắm
Việt Nam.
Về mặt trình bày, những món ăn Hàn Quốc đƣợc chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ, quá
trình bày biện món cũng tinh tế và mang tính thẩm mỹ cao. Ngƣợc lại, ẩm thực Việt
Nam thƣờng đặt mục tiêu hàng đầu là ngon chứ không phải đẹp. Bởi vậy, ẩm thực
Việt Nam không thiên về bày biện có tính thẩm mĩ cao nhƣ ẩm thực Hàn Quốc mà
thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn đƣợc ngon.
Với những điểm so sánh sự tƣơng đồng và sự khác biệt của ẩm thực Việt Nam
– Hàn Quốc giúp chúng ta có thể nắm bắt đƣợc những khó khăn cũng nhƣ những
thuận lợi trong việc ăn uống hằng ngày của ngƣời chồng Hàn Quốc để thích ứng với
sống tại Việt Nam.
2.3.1 Ẩm thực trong đời sống gia đình
2.3.1.1 Các bữa ăn ngày trong tuần
Nhƣ chúng ta đã biết ở trên, Hàn Quốc và Việt Nam có rất nhiều điểm tƣơng
đồng nhau về ẩm thƣc. Trong các buổi ăn chính, cơm vẫn là thức ăn chủ đạo và khi
ăn thì ăn kèm với các món ăn khác là hình thức ăn chính của mỗi gia đình. Thế
nhƣng vì khác nhau về sự phân bố của địa lý, thời tiết khiến cho hƣơng vị thức ăn
cũng nhƣ sự cảm nhận sự ngon dở, mặn nhạt của ngƣời Hàn Quốc cũng khác với
ngƣời Việt Nam.
Đa phần các ông chồng Hàn Quốc khi quyết định kết hôn với vợ Việt Nam và
định cƣ tại Việt Nam đã có thời gian lâu sống ở đây. Vì vậy sự thích nghi với các
món ăn Việt Nam không còn khó khăn hay trở ngại nữa.
Tại các gia đình kết hôn Hàn – Việt sống tại Việt Nam, hầu hết các cô vợ Việt
Nam nấu các món ăn theo yêu cầu và sở thích của các ông chồng. Dựa theo khảo sát,
số ngày trong tuần nấu các món ăn Hàn Quốc nhiều hơn món ăn Việt Nam chiếm
31 / 48

31%, số ngày món ăn Việt Nam nhiều hơn món ăn Hàn Quốc chiếm 45%. Còn lại
24% là các ông chồng tùy thuộc vào sở thích của vợ, các cô vợ nấu gì các ông
chồng sẽ thƣởng thức tay nghề của vợ.

24% Món ăn Hàn Quốc nhiều hơn


31%
Việt Nam
45%
Món ăn Việt Nam nhiều hơn Hàn
Quốc

Món ăn theo ý ngƣời vợ

Biểu đồ 2.3.1.1 – Sự thích ứng về ẩm thực của các ông chồng


Hàn Quốc
Từ đó cho thấy, sự thích ứng về mặt ẩm thực của các ông chồng Hàn Quốc với
món ăn Việt là khá cao.
2.3.1.2 Các bữa ăn ngày cuối tuần
Khi mọi ngƣời mải lo toan với bộn bề cuộc sống thì những bữa cơm với đầy
đủ các thành viên trong gia đình đang dần bị thay thế bởi những bữa ăn nhanh, ăn
qua loa cho xong để mỗi ngƣời một việc... Chỉ có dịp cuối tuần, khi mọi công việc
đều hoàn thành, các thành viên trong cùng gia đình mới có dịp gần gũi và cùng trò
chuyện, sẻ chia những tâm tình.
Cũng giống nhƣ Hàn Quốc, cuối tuần là ngày mà các thành viên trong gia
đình tập trung quay quần với nhau bên mâm cơm gia đình sau những ngày bận rộn
với công việc. Nhất là các ông chồng Hàn Quốc, việc vắng nhà thƣờng xuyên để
làm việc là chuyện rất đỗi bình thƣờng, nên những ngày cuối tuần ăn cơm cùng với
vợ con rất có ý nghĩa đối với họ. Bữa cơm gia đình không đơn giản chỉ cần cung
cấp đầy đủ chất dinh dƣỡng mà trong xã hội hiện đại ngày nay, bữa cơm ấy nhƣ sợi-
32 / 48

dây-gắn-kết gắn kết tình thân, và các thành viên trong gia đình có dịp trò chuyện,
sum vầy để cùng chung tay vun vén hạnh phúc.

Các bữa ăn vào ngày cuối


tuần thƣờng là do ngƣời vợ nấu để
chiêu đãi chồng con nên sẽ đƣợc
chuẩn bởi sở trƣờng của ngƣời vợ.
Theo các cô vợ thì các món ăn đƣợc
các cô chọn để nấu là những món
ăn mang đậm đà hƣơng vị Việt
Nam nhƣ: cá lóc nấu chua, cá lóc
kho tộ, rau củ kho quẹt… đã đƣợc
các ông chồng Hàn Quốc hƣởng ứng rất nhiệt tình. Nhƣng cũng có khi các cô vợ
học nấu những món ăn đơn giản của Hàn Quốc nhƣ: canh kim chi, kimpap, canh
đậu hủ, ba chỉ nƣớng… để chồng của mình đỡ nhớ quê hƣơng hơn. Để làm đƣợc
điều đó, các cô vợ đã rất cần rất nhiều sự giúp đỡ từ phía ngƣời chồng của mình.
Ngoài ra, các cô vợ còn cho gia đình nhỏ của mình thƣởng thức những món ăn của
phƣơng Tây, Pháp, Mỹ hoặc những món ăn các cô tự mình sáng tạo nên.
2.3.2 Khi ăn cùng họ hàng nhà vợ
2.3.2.1 Khi gặp gỡ thân mật tại nhà Bố Mẹ vợ.
Trong cuộc sống hiện đại, thời gian dành cho gia đình của mỗi ngƣời dƣờng
nhƣ ngày càng ít đi thì những bữa cơm chiều, vì vậy bữa cơm chiều cuối tuần đã trở
thành điểm nối, gắn kết yêu thƣơng quan trọng giữa các thành viên trong gia đình,
là biện pháp hữu hiệu để duy trì, giữ gìn tổ ấm. Bữa cơm chiều, hay những bữa cơm
ngày cuối tuần gặp mặt là cơ hội để các thế hệ trong gia đình gần gũi nhau hơn, sẻ
chia những quan điểm sống, giáo dục con cái, giúp con hình thành nhân cách sống
lành mạnh, tiếp thu truyền thống tốt đẹp của thế hệ cha anh; cũng là nơi để các con
bày tỏ lòng hiếu nghĩa với ông bà, cha mẹ, vợ chồng thể hiện sự quan tâm, chăm
sóc ngƣời bạn đời của mình... Vì vậy, vào những ngày cuối tuần hay những ngày kỷ
33 / 48

niệm đặc biệt chẳng hạn nhƣ: sinh nhật ông bà ngoại, sinh nhật con gái hay con rể,
hoặc là sinh nhật các cháu ngoại của ông bà… thì ông bà thƣờng có xu hƣớng gọi
các con cháu tập trung về nhà ông, bà để cùng nhau ăn bữa cơm gia đình thân mật.
Bày tỏ bữa ăn đầy đủ các thành viên trong gia đình chính cơ hội để ông bà, cha mẹ,
con cháu thể hiện sự quan tâm đến nhau. Qua đó chúng ta dễ dàng trao đổi, nắm bắt
tâm tƣ, cảm xúc của từng ngƣời, tạo thói quen để mọi ngƣời cùng chia sẻ, gắn kết
thế hệ.
Ngoài ra bữa cơm
truyền thống còn có ý nghĩa
giáo trẻ rất lớn về các kỹ
năng cũng nhƣ giá trị sống.
Và quan trọng hơn nữa là đối
với những chú rể Hàn Quốc,
khi ở Việt Nam sự khác biệt
đôi nét về văn hóa cũng
nhƣng phép lịch sự, lẽ phải
khi xả giao đã làm cho họ
thêm bỡ ngỡ trƣớc những khuôn phép của gia đình nhà vợ. Thƣờng trong những
bữa ăn gia đình nhƣ thế này thì chủ yếu là chính tay bà Ngoại nấu hoặc các cô con
dâu trổ tài nấu ăn cho cả gia đình cùng thƣởng thức. Thức ăn trong các buổi ăn này
thƣờng là những món ăn đặc trƣng của ngƣời Việt Nam nhƣ: Bánh xèo, chả giò,
nem nƣớng cuốn rau sống chấm nƣớc mắm, gỏi gà, vịt, cá lóc nƣớng trui, … thỉnh
thoảng có làm các món nhƣ: thịt ba chỉ nƣớng (삼겹살), cơm cuộn (김밥), cải thảo
muối (김치).. của ngƣời Hàn Quốc do các cô vợ hoặc của các bà Mẹ vợ đảm nhiệm
để chiêu đãi các ông chồng, rể quý của mình.
Theo chia sẻ của phần lớn các ông chồng Hàn Quốc: họ cảm thấy vui và thỏa
mái khi tham gia những bữa cơm gia đình thân mật cùng gia đình nhà vợ nhƣ vậy.
Điều đó khiến cho họ bớt đi cảm giác nhớ quê hƣơng gia đình bên Hàn Quốc.
34 / 48

2.3.2.2 Khi ăn uống tại các buổi lễ tết


Thƣờng vào những ngày lễ tết, các chú rể Hàn Quốc rất tranh thủ để cùng gia
đình đón giao thừa, chờ khoảnh khắc giao mùa. Cùng gia đình, họ hàng nhà ngoại
ăn những bữa cơm cúng ông bà tổ tiên, thƣởng thức những chiếc bánh chƣng, bánh
giầy nhân đậu xanh hay nhân thịt heo béo ngậy và thơm ngon. Cảnh gia đình xum
họp, mừng tuổi cho ông bà, cho các cháu nhỏ, những tiếng cƣời vui vẻ trong những
bữa cơm, những buổi trò chuyện cùng nhau rôm rả khiến cho những chú rể Hàn
Quốc cảm thấy mình thật sự là những thành viên thực thụ không khoảng cách trong
gia đình nhà vợ dù khả năng tiếng Việt còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là món ăn khó
nhất và vất vã nhất mà các chú rể cùng chung đặc điểm đó là việc cắn hạt dƣa trong
ngày tết. Tuy rất khó khăn và cần sự tỉ mĩ, kiên trì nhƣng các chú rể rất cố gắng để
thử ăn món hạt dƣa đó. Họ cảm thấy nó mang tính đặc trƣng rất riêng biệt của ngƣời
Việt Nam và điều đó rất thú vị đối với họ.
2.3.3 Khi ăn cùng bạn bè và cơ quan
2.2.3.1 Khi ăn uống tại cơ quan
Đặc trƣng chung của các công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tƣ tại Việt Nam
là đầu tại các khu công nghiệp, các khu chế xuất và chỉ có các văn phòng đại diện
đặt tại thành phố lớn nhƣ: Hồ Chí Minh hoặc các khu vực lân cận. Số lƣơng công
nhận làm việc tại công ty rất lớn nên sẽ có nhà ăn riêng dành cho công ty vào các
buổi sáng và buổi trƣa. Các món ăn tại các khu chế xuất nhƣ vậy thƣờng là các món
ăn Việt Nam rất bình dân dành cho công nhân.
Trong công ty, những chú rể Hàn Quốc đa phần nắm giữ những bộ phận quan
trọng. Vì vậy mức thu nhập cao hơn đã đến nhu cầu về ẩm thực cũng sẽ cao cấp hơn.
Bên cạnh đó, vì sự thích ứng với ẩm thực Việt Nam còn chƣa hoàn toàn thích ứng
đƣợc nên họ thƣờng sẽ không ăn cùng công nhân trong những nhà ăn của công ty.
Theo phần đông các chú rể Hàn Quốc, món ăn mà họ thƣờng xuyên ở công ty
vào buổi trƣa là các món ăn Hàn Quốc. Trƣờng hợp thứ nhất, nếu có nhu cầu và số
lƣợng ngƣời Hàn Quốc làm việc ở công ty sẽ thuê ngƣời nấu món ăn Hàn Quốc cho
những ngƣời Hàn Quốc đó. Trƣờng hợp thứ hai, đi ăn ngoài ở các nhà hàng nấu
35 / 48

món ăn Hàn Quốc vào mỗi giờ nghỉ trƣa. Trƣờng hợp thứ ba, là mang thức ăn do vợ
đã nấu sẵn để mang đi.
Nhƣ vậy cho chúng ta thấy đƣợc rằng, khả năng thích ứng với món ăn Việt
của các chú rể Hàn Quốc vẫn còn hạn chế.
2.2.3.2 Khi ăn cùng đối tác giải quyết công việc
Vào những buổi gặp mặt đối tác trong làm ăn, hoặc khách mời của công ty thì
công ty sẽ mời họ những món ăn Hàn Quốc ở những nhà hàng Hàn Quốc và trƣờng
hợp đó chiếm số lƣợng rất lớn. Nếu nhƣ gặp đối tác làm ăn do ông ty đối phƣơng
chủ động mời thì sẽ ăn uống tại các nhà hàng do đối phƣơng chọn lựa. Cũng có khi
là nhà hàng Hàn Quốc, có khi là nhà hàng Việt Nam và cũng có khi là nhà hàng
nƣớc ngoài tùy vào nhu cầu cũng nhƣ sự lựa chọn của công ty hoặc đối tác.
2.4 Những vấn đề chung trong việc giáo dục con cái.
2.4.1 Trong việc chọn ngôn ngữ cho con học và nói trong sinh hoạt hằng
ngày.
Khi đứa trẻ lớn lên và bắt đầu bập bẹ những lời nói đầu tiên, đó là khoảng thời
gian khó khăn nhất đối với bậc làm cha mẹ trong gia đình cha Hàn mẹ Việt này. Bố
nói chuyện với một ngôn ngữ khác, Mẹ nói chuyện theo một ngôn ngữ khác khiến
cho đứa trẻ không thể định hình đƣợc phải nói theo cách nào, không có sự thống
nhất trong lời nói ảnh hƣởng rất nhiều đến khả năng tiếp thu của bé rất lớn.
Dựa theo kết quả khảo sát, cứ 100 gia đình Hàn – Việt thì có đến 50 gia đình
chiếm 50% phần lớn số lƣợng các đứa trẻ trong những gia đình này trò chuyện với
Mẹ nhiều hơn Bố. Đó là do tƣ tƣởng con cái phải gần gũi Mẹ nhiều hơn Bố, và
trông chăm con là do đƣợc ủy thác hết cho vợ của các ông chồng hoặc các ông
chồng bận bịu với công việc, gia đình vợ thì nhiều họ hàng thƣờng xuyên đến thăm
chơi trò chuyện với các bé tiếng Việt nhiều nên khiến cho khả năng tiếp thu tiếng
Việt của bé sẽ vƣợt trội hơn khả năng tiếp Hàn từ chỉ một mình Bố. Vì vậy mà
nhiều khi ngƣời Bố nói chuyện với các bé nhƣng các bé lại không hiểu Bố đang nói
gì, gây nên tâm lý hụt hẫng cho các ông Bố.
36 / 48

Có 45 gia đình Hàn – Việt chiếm 45% ngƣời vợ Việt Nam giỏi tiếng Hàn
thƣờng xuyên trò chuyện với con bằng tiếng Hàn, điều đó giúp cho bé có thể hiểu
đƣợc Mẹ đang muốn nói gì bằng cả 2 thứ tiếng, Bố giỏi tiếng Việt nên khi nói
chuyện với con cũng có sử dụng tiếng Việt để bé có thể hiều đƣợc Bố đang nói gì
bằng cả hai thứ tiếng. Ở trƣờng hợp này thì tình hình lại khả quan hơn, vì các bé có
thể hiểu đƣợc Bố, Mẹ nói gì khiến cho sự nhạy bén trong việc tiếp xúc tiếng Hàn
lẫn tiếng Việt của bé phát triển theo chiều hƣớng tốt và các ông Bố bà Mẹ cũng có
tâm lý thỏa mái hơn khi nói chuyện với các con.
Còn 5 gia đình còn lại chiếm 5%, rơi vào trƣờng hợp Mẹ giỏi tiếng Hàn, Bố
không giỏi tiếng Việt mà ngƣời Bố đảm trách chính việc dạy cho các con học chữ,
hoặc thƣờng xuyên cho các bé về quê nội bên Hàn Quốc chơi thƣờng xuyên nên khả
năng tiếng Hàn của bé vƣợt trội hơn. Hằng ngày giao tiếp với Mẹ thì Mẹ vẫn dung
tiếng Hàn để nói chuyện với các con mà lại không thƣờng xuyên dùng đến tiếng
Việt nên làm cho khả năng nói tiếng Việt của bé còn rất kém.

5%

Các con giỏi tiếng Việt


50%
45% Các con giỏi tiếng Hàn lẫn Việt

Các con chỉ giỏi tiếng hàn

Biểu đồ 2.4.1 – Khả năng ngôn ngữ của các bé trong gia đình đa văn hóa
Hàn- Việt
Từ đó có thể cho ta thấy đƣợc, tầm quan trong cũng nhƣ thái độ của các ông
bố Hàn Quốc rất coi trọng việc dạy ngôn ngữ cho con học và sự tôn trọng nhất định
đối với tiếng Việt Nam.
37 / 48

2.4.2 Khó khăn trong việc lựa chọn trƣờng học cho các bé.
Hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt là ở 2 khu vực đô thị lớn thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội đã xuất hiện các trƣờng học quốc tế dành cho các con em nƣớc
ngoài theo học. Đại diện là ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh có trƣờng Quốc tế
Hàn – Việt tọa lạc tại Phú Mỹ Hƣng, quận 7.

Khi các bé đến độ tuổi đến trƣờng thì đây là khoảng thời gian gây khó xử và
hay bất đồng nhất trong ý kiến của Bố và Mẹ. Đa phần những ông Bố Hàn Quốc
thƣờng đƣa ra ý kiến cho các bé theo học tại các trƣờng dành cho con em Hàn Quốc
để học theo chƣơng trình tiếng Hàn và việc học tiếng Việt của các con sẽ đƣợc Mẹ
kèm tại nhà hoặc sẽ thuê các gia sƣ về dạy tiếng Việt, có nhiều bà Mẹ cũng đồng ý
với ý kiến này. Còn một số ít bà mẹ lại thích con mình học tại các trƣờng mang chất
lƣợng quốc tế đào tạo tiếng Việt hơn. Điều đó tạo nên sự bất hòa trong gia đình bởi
những ý kiến trái chiều của số ít các bà Mẹ này.
38 / 48

CHƢƠNG 3
NHỮNG KHÓ KHĂN CHUNG CỦA GIA ĐÌNH DI TRÚ
HÀN - VIỆT CŨNG NHƢ ĐỐI NHỮNG CHÚ RỂ
HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP.

3.1 Những vấn đề chung của những gia đình Di trú Việt - Hàn.
3.1.1 Thái độ và cách nhìn nhận của cộng đồng đối với những gia đình di trú
Việt - Hàn.
Nếu là những gia đình di trú Việt - Hàn sống tại Hàn Quốc hiện nay vẫn còn
rất nhiều lời ra tiếng vào, đàm tiếu, dị nghị của những ngƣời Hàn Quốc bản địa, tuy
không nhiều bằng những năm trƣớc đầu thập niên nhƣng đến nay vẫn còn thái độ
khắc khe và thái độ phân biệt đối xử với những gia đình cũng nhƣ những đứa con
đƣợc chào đời trong những gia đình di trú này. Theo nhƣ chia sẻ của các cặp vợ
chồng di trú sống tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh chi sẻ: Khác với Hàn Quốc,
tại Việt Nam hiện tƣợng hay thái độ kỳ thị của những ngƣời xung quanh đối với
những đứa con lai Hàn Quốc và Việt Nam rất ít và hầu nhƣ không có. Ngƣời Việt
Nam thân thiện với tất cả các đứa bé ở những nơi công cộng nhƣ: Công viên, siêu
thị, nhà sách, bệnh viện , trƣờng học… làm cho tâm lý bọn trẻ rất thoải mái khi
đƣợc tiếp xúc cùng với mọi ngƣời xung quanh dù ngôn ngữ nói không đƣợc thuận
lợi cho lắm nhƣng đƣợc sự giúp đỡ rất nhiều từ phía những ngƣời Việt Nam.
3.1.2 Những khó khăn của các ông chồng Hàn Quốc sống tại Việt Nam
Khi kết hôn và chọn Việt Nam làm đất nƣớc sinh sống là cả một sự quyết định
mạnh mẽ và không thiếu phần đắn đo cân nhắc kỹ lƣỡng của các chú rể Hàn Quốc
sống tại đất nƣớc của vợ mình. Họ biết đƣợc sẽ có nhiều khó khăn đang chờ họ phía
trƣớc vì đến đất nƣớc có phong tục tập quán khác với đất nƣớc của họ, con ngƣời
hoàn toàn xa lạ, ngôn ngữ mà họ khó có thể nắm bắt hết đƣợc… đã tạo áp lực rất
lớn cho phần lớn các ông chồng gia đình di trú Việt – Hàn sống tại Việt Nam. Song,
nhờ vào những động lực chính là ngƣời vợ của mình, vì cuộc sống tƣơng lai tại Việt
Nam, con ngƣời Việt Nam thân thiện và những chính sách của chính phủ, luật pháp
39 / 48

Việt Nam đã có những quan tâm sát sao đến những gia đình đa văn hóa này đã giúp
cho họ dần yên tâm và ổn định về mặt tâm lý hơn khi định cƣ tại Việt Nam.
3.2 Phƣơng hƣớng giải quyết những khó khăn cho gia đình đa văn hóa Việt -
Hàn và các ông chồng Hàn Quốc sống tại Việt Nam.
3.2.1 Chế độ chính sách của chính phủ Việt Nam đối với những gia đình di
trú Việt - Hàn.
Dựa theo Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa thi hành ngày 5 tháng 10 năm 2011,
sửa đổi một phần luật số 10534, ngày 4 tháng 4 năm 2011 sẽ có những chính sách
cũng nhƣ những điều luật cụ thể nhằm góp phần bảo vệ và nâng cao chất lƣợng
cuộc sống, tinh thần của những thành viên trong gia đình đa văn hóa:
Điều 1 (Mục đích) Luật này nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống và góp
phần giúp cho những thành viên của các gia đình đa văn hóa hòa nhập xã hội
bằng cách giúp họ có đƣợc cuộc sống gia đình ổn định.
Điều 2 (Định nghĩa) Ý nghĩa của một số thuật ngữ đƣợc dùng trong luật
này nhƣ sau:
1. “Gia đình đa văn hóa” là gia đình thuộc vào một trong các mục sau đây.
a. Gia đình gồm những ngƣời đƣợc nhận quốc tịch Hàn Quốc theo quy định tại điều
2 đến điều 4 "Luật quốc tịch" và quy định về ngƣời di cƣ do kết hôn tại khoản 3
điều 2 "Luật cơ bản về đối xử với ngƣời nƣớc ngoài trú tại Hàn Quốc".
b. Gia đình gồm những ngƣời đƣợc nhận quốc tịch Hàn Quốc theo quy định tại điều
2 đến điều 4 luật trên và những ngƣời đƣợc nhận quốc tịch Hàn Quốc theo điều 3 và
điều 4 "Luật quốc tịch"
2. "Ngƣời di cƣ do kết hôn" là thành viên của gia đình đa văn hóa, là những
ngƣời thuộc một trong các mục sau đây.
a. Những ngƣời di cƣ do kết hôn theo khoản 3 điều 2 "Luật cơ bản về đối xử với
ngƣời nƣớc ngoài trú tại Hàn Quốc.
b. Luật quốc tịch: Ngƣời có quyền công dân theo điều 4
40 / 48

Điều 4 (Điều tra tình hình thực tế)


① Bộ trƣởng bộ gia đình và phụ nữ phải nắm bắt tình hình của gia đình đa
văn hóa và tình hình thực tế, thực hiện điều tra tình hình thực tế về gia đình đa văn
hóa 3 năm 1 lần để sử dụng cho việc lập chính sách hỗ trợ các gia đình đa văn hóa
và công bố kết quả đó.
② Bộ trƣởng bộ gia đình và phụ nữ có thể yêu cầu việc hợp tác nhƣ nộp dữ
liệu cần thiết đối với các pháp nhân, đoàn thể liên quan hay cơ quan công cộng có
liên quan nhằm điều tra thực tế theo khoản 1. Trong trƣờng hợp này, những pháp
nhân, đoàn thể liên quan hay cơ quan công cộng liên quan đƣợc yêu cầu hợp tác nộp
dữ liệu phải hợp tác nếu không có lý do đặc biệt để từ chối.
③ Về việc tiến hành điều tra tình hình thực tế theo khoản 1, bộ trƣởng bộ gia
đình và phụ nữ thực hiện thỏa thuận với bộ trƣởng bộ khoa học công nghệ và giáo
dục về hạng mục giáo dục trẻ em là thành viên của gia đình đa văn hóa, với bộ
trƣởng bộ tƣ pháp về các hạng mục liên quan đến chính sách đối với ngƣời nƣớc
ngoài.
④ Những hạng mục cần thiết về phƣơng pháp và đối tƣợng của việc điều tra
tình hình thực tế theo mục 1 tuân theo lệnh của bộ gia đình và phụ nữ.
Điều 5 (Tăng cƣờng hiểu biết về gia đình đa văn hóa)
① Quốc gia và đoàn thể tự trị địa phƣơng phải thực hiện những công việc
cần thiết nhƣ giáo dục hiểu biết và quảng bá về gia đình đa văn hóa để các thành
viên xã hội có thể chấp nhận và tôn trọng tính đa dạng về văn hóa, phòng chống sự
thành kiến và phân biệt có tính xã hội đối với các gia đình đa văn hóa.
② Trách nhiệm đào tạo của bộ trƣởng bộ khoa học công nghệ và giáo dục,
của các đoàn thể tự trị đặc biệt, đảo, thành phố lớn, thủ đô là lập và thi hành chính
sách đào tạo nhằm giúp mọi ngƣời hiểu biết về gia đình đa văn hóa tại trƣờng học
theo điều 2 “luật giáo dục trẻ em”, điều 2 “luật giáo dục tiểu học và trung học” hay
điều 2 “luật giáo dục trung học phổ thông”.
41 / 48

Điều 6 (Cung cấp thông tin về sinh hoạt và hỗ trợ giáo dục)
① Quốc gia và các đoàn thể tự trị có thể cung cấp các thông tin cơ bản cần
thiết cho những ngƣời dân di cƣ do kết hôn sinh sống tại Hàn Quốc và hỗ trợ để họ
đƣợc giáo dục tiếng Hàn nhằm nâng cao khả năng giao tiếp, huấn luyện, đào tạo
nghề nghiệp và đào tạo thích ứng xã hội cho họ.
② Về việc thực hiện đào tạo theo khoản 1, quốc gia và các đoàn thể tự trị
cần hỗ trợ đào tạo bằng nhiều phƣơng pháp nhƣ giáo dục từ xa, giáo dục thông qua
việc thăm hỏi để không có ngƣời di cƣ do kết hôn nào không đƣợc hƣởng dịch vụ
do môi trƣờng gia đình và nơi cƣ trú, lập và thực hiện chính sách nhằm tăng cƣờng
tính chuyên môn nhƣ sách giáo khoa, bài giảng.
③ Ngoài ra, các hạng mục cần thiết cho việc giáo dục và cung cấp thông tin
theo khoản 1 cần tuân theo lệnh của tổng thống.
Điều 7 (Những vấn đề nhằm duy trì quan hệ gia đình bình đẳng)
Quốc gia và các đoàn thể tự trị phải thực hiện việc tƣ vấn gia đình, đào tạo cho các
cặp vợ chồng, đào tạo cho bố mẹ, đào tạo cách sinh hoạt gia đình để gia đình đa văn
hóa có thể có đƣợc mối quan hệ gia đình bình đẳng giới, dân chủ. Trong trƣờng hợp
này phải nỗ lực để có thể cung cấp dịch vụ chuyên môn có xem xét đến sự khác
nhau về văn hóa.
Điều 8 (Bảo vệ, hỗ trợ ngƣời bị hại là nạn nhân của bạo lực gia đình)
① Quốc gia và các đoàn thể tự trị phải nỗ lực để phòng chống bạo lực gia
đình trong các gia đình đa văn hóa theo “Luật bảo vệ ngƣời bị hại và phòng chống
bạo lực gia đình”.
② Quốc gia và các đoàn thể tự trị có thể bảo vệ, hỗ trợ ngƣời di cƣ do kết
hôn là nạn nhân của bạo lực gia đình.
③ Quốc gia và các đoàn thể tự trị phải nỗ lực để mở rộng việc lắp đặt các
thiết bị bảo vệ và thành lập nơi tƣ vấn về bạo lực gia đình có hỗ trợ phiên dịch tiếng
nƣớc ngoài nhằm bảo vệ và hỗ trợ đối với những ngƣời di cƣ do kết hôn là nạn nhân
của bạo lực gia đình.
42 / 48

④ Quốc gia và các đoàn thể tự trị có thể cung cấp các dịch vụ cần thiết nhƣ
hỗ trợ hành chính, tƣ vấn pháp luật, thông dịch đối với việc thuật lại ý kiến và xác
nhận sự thực để những ngƣời di cƣ do kết hôn đã kết thúc quan hệ hôn nhân do bạo
lực gia đình không rơi vào tình trạng bất lợi nhƣ thiếu thông tin về hệ thống pháp
luật, khó khăn trong giao tiếp.
Điều 9 (Hỗ trợ về y tế và quản lý sức khỏe)
① Quốc gia và các đoàn thể tự trị có thể hỗ trợ dịch vụ y tế nhƣ kiểm tra sức
khỏe, cử ngƣời giúp đỡ trƣớc và sau khi sinh, giáo dục về dinh dƣỡng, sức khỏe để
giúp những ngƣời di cƣ do kết hôn sinh sống khỏe mạnh.
② Quốc gia và các đoàn thể tự trị có thể cung cấp dịch vụ thông dịch tiếng
nƣớc ngoài trong trƣờng hợp ngƣời di cƣ do kết hôn đƣợc cung cấp dịch vụ y tế
theo khoản
Điều 10 (Nuôi dƣỡng, giáo dục trẻ em)
① Về việc thực hiện đào tạo, nuôi dạy trẻ, quốc gia và các đoàn thể tự trị
không đƣợc phân biệt đối với trẻ là thành viên của gia đình đa văn hóa.
② Quốc gia và các đoàn thể tự trị phải chuẩn bị biện pháp hỗ trợ giáo dục
để trẻ em là thành viên của gia đình đa văn hóa thích ứng nhanh đối với việc sinh
hoạt tại trƣờng học, ngƣời phụ trách về giáo dục của khu tự trị đặc biệt, phƣờng,
thành phố lớn, thủ đô có thể hỗ trợ cho các trẻ em là thành viên của gia đình đa văn
hóa về các chƣơng trình đào tạo ngoài các chƣơng trình của khoa hay sau khi rời
khỏi lớp.
③ Quốc gia và các đoàn thể tự trị cần nỗ lực để hỗ trợ đào tạo và nuôi
dƣỡng trƣớc khi cho các trẻ em là thành viên của gia đình đa văn hóa nhập học tại
trƣờng tiểu học, có thể hỗ trợ để nâng cao khả năng ngôn ngữ nhƣ hỗ trợ học tập và
hỗ trợ sách giáo khoa giảng dạy tiếng Hàn nhằm phát triển ngôn ngữ cho các em.
Điều 11 (Cung cấp các dịch vụ đƣợc hỗ trợ đa ngôn ngữ)
Về việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định từ điều 5 đến điều 10,
quốc gia và các đoàn thể tự trị phải nỗ lực để cung cấp dịch vụ hỗ trợ đa ngôn ngữ
43 / 48

nhằm nâng cao tính tiếp cận dịch vụ và giải quyết những khó khăn về mặt giao tiếp
của những ngƣời di cƣ do kết hôn.
Điều 12 (Chỉ định trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa)
① Bộ trƣởng bộ gia đình và phụ nữ có thể chỉ định công ty hay đoàn thể có
nhân lực chuyên môn và các thiết bị cần thiết cho việc hỗ trợ các gia đình đa văn
hóa là trung tâm hỗ trợ gia đình đa văn hóa (Sau đây gọi là trung tâm hỗ trợ) trong
trƣờng hợp cần thiết để thực hiện chính sách hỗ trợ gia đình đa văn hóa.
② Trung tâm hỗ trợ thực hiện các nghiệp vụ sau.
1. Thực hiện công tác hỗ trợ nhƣ giáo dục và tƣ vấn cho gia đình đa văn hóa.
Mục 2 khoản 1. Đào tạo tiếng Hàn cho những ngƣời di cƣ do kết hôn.
2. Quảng bá và cung cấp thông tin dịch vụ hỗ trợ gia đình đa văn hóa.
3. Liên kết với cơ quan, đoàn thể về các dịch vụ hỗ trợ gia đình đa văn hóa.
4. Cung cấp thông tin việc làm và bố trí việc làm.
5. Hỗ trợ các gia đình đa văn hóa về biên phiên dịch.
6. Ngoài ra còn có các công tác cần thiết khác cần cho việc hỗ trợ gia đình đa văn
hóa.
③ Trung tâm hỗ trợ phải có nhân lực chuyên môn có kinh nghiệm và học
thức về lĩnh vực liên quan để thực hiện công việc đào tạo, tƣ vấn cho các gia đình
đa văn hóa.
④ Quốc gia và các đoàn thể tự trị có thể hỗ trợ cho trung tâm hỗ trợ đƣợc
chỉ định theo khoản 1 một phần hoặc toàn bộ chi phí cần cho việc thực hiện các
công việc thuộc các mục trong khoản 2 trong phạm vi ngân sách nhà nƣớc.
⑤ Hạng mục cần thiết nhƣ tiêu chuẩn chỉ định, thời gian chỉ định, thủ tục
chỉ định của trung tâm hỗ trợ tuân theo lệnh của tổng thống, các hạng mục cần thiết
nhƣ tiêu chuẩn về nhân lực chuyên môn theo khoản 3 tuân theo lệnh của bộ gia đình
và phụ nữ.
44 / 48

Điều 13 (Đào tạo công nhân viên về nghiệp vụ hỗ trợ gia đình đa văn
hóa)
Quốc gia và các đoàn thể tự trị có thể thực hiện việc đào tạo để nâng cao tính
chuyên môn và tăng cƣờng sự hiểu biết về gia đình đa văn hóa của công nhân viên
thực hiện công tác hỗ trợ gia đình đa văn hóa.
Điều 14 (Đối xử với những cặp vợ chồng không đƣợc công nhận về mặt
pháp luật và con cái của họ)
Quy định từ điều 5 đến điều 12 áp dụng đối với ngƣời dân Hàn Quốc và
những thành viên gia đình đa văn hóa đang nuôi dạy con cái đƣợc sinh ra từ những
cặp vợ chồng không đƣợc công nhận về mặt pháp luật.
Điều 15 (Ủy thác và ủy nhiệm quyền hạn)
1. Bộ trƣởng bộ gia đình và phụ nữ có thể ủy nhiệm một phần quyền hạn cho
lãnh đạo thành phố, phƣờng hay thị trƣởng, lãnh đạo quận, lãnh đạo khu vực
(Lãnh đạo khu tự trị) theo lệnh của tổng thống theo luật này.
2. Quốc gia và các đoàn thể tự trị có thể ủy thác cho các đoàn thể hay công ty
phi lợi nhuận một phần công việc theo luật này theo lệnh của tổng thống.
Điều 16 (Hỗ trợ của các đoàn thể nhân dân)
1. Quốc gia và các đoàn thể tự trị có thể hỗ trợ một phần hay toàn bộ chi phí
cần thiết cho cá nhân hay đoàn thể thực hiện hỗ trợ các gia đình đa văn hóa
và hỗ trợ về mặt hành chính cần cho việc thực hiện công việc đó.
2. Quốc gia và các đoàn thể tự trị có thể hỗ trợ những việc nhƣ thành lập và
điều hành các đoàn thể để những ngƣời di cƣ do kết hôn giúp đỡ lẫn nhau.
3.2.2 Phát triển quan hệ Hàn - Việt
Đầu tiên là việc xây dựng thể chế hợp tác kinh tế mang tính thiết thực trong
vòng 100 năm tới. Thế kỷ 21 là thời đại của kinh tế tri thức. Trong bối cảnh tốc độ
phát triển kinh tế nhanh chóng phải dựa trên nền tảng tri thức mang tính toàn cầu,
quan hệ đối tác Hàn Việt không thể dừng lại ở sự giao dịch và mở rộng nhƣ 20 năm
vừa qua. Theo đó hai nƣớc phải thúc đẩy hợp tác thân thiết trong các lĩnh vực kinh
tế đƣợc chú ý trên toàn thế giới trong thế kỷ 2. Có rất nhiều sự hợp tác đa dạng
45 / 48

đƣợc dự báo tới trong thế kỷ 21 nhƣ: các ngành kỹ thuật khoa học mới (IT, ET và
bao gồm kỹ thuật Nano, kỹ thuật khoa học cuộc sống, kỹ thuật Robot, kỹ thuật ứng
dụng tổng hợp, kỹ thuật khai thác đáy biển và vũ trụ…). Để đạt đƣợc những điều
này, hai nƣớc phải cùng xây dựng, thực hành cơ chế trao đổi thông tin một cách mật
thiết và đƣa đến sự hợp tác kỹ thuật hiệu quả trong các lĩnh vực mà hai bên cùng
thỏa thuận.
Thứ hai, hai nƣớc cần cố gắng tạo dựng mối quan hệ gắn bó về mặt tinh thần
cũng là để làm vững chắc hơn nền tảng hợp tác đã tiến hành 20 năm qua (hợp tác về
mặt vật chất thiết thực). Quan hệ mang tính tinh thần giữa nhân dân hai nƣớc chính
là việc cố gắng củng cố nền tảng hiểu biết lẫn nhau bằng cách tăng cƣờng thêm nữa
giao lƣu trong các lĩnh vực nhƣ văn hoá, giáo dục, nghệ thuật và đồng thời thông
qua giao lƣu học thuật thƣờng xuyên, cả hai bên cùng nỗ lực không ngừng trong
việc ý thức về sự tồn tại của đối tác. Hai nƣớc có rất nhiều điểm tƣơng đồng mà gần
đây nhất chính là việc trở thành hai nƣớc thông gia, điều này có ý nghĩa lớn để tạo
dựng sự gắn kết lẫn nhau giữa ngƣời dân hai nƣớc.
Cuối cùng, cần có nỗ lực chung để duy trì sự phồn vinh và sinh tồn của ngƣời
dân hai nƣớc trên vũ đài thế giới ở thế kỷ 21. Điều này chính là để đối phó với động
thái tranh giành quyền lực lãnh đạo của các cƣờng quốc trên thế giới sắp tới, và do
đó chúng ta phải cùng nhận thức về khó khăn mang tính quốc gia có thể gặp phải và
ứng phó với chúng. Trong quá khứ lịch sử hai nƣớc vốn là những nƣớc bé và luôn
phải hết sức chú ý tới những động thái của những nƣớc lớn nên việc cùng hợp lực
cũng nhƣ hợp tác thân thiết để bảo đảm an toàn cũng nhƣ sự sinh tồn của quốc gia
và dân chúng là vấn đề đặt ra của hai nƣớc.
Điều này đã định nghĩa mối quan hệ hai nƣớc trong thế kỷ 21 là " đối tác toàn
diện và chiến lƣợc" và nó hoàn toàn phù hợp với tuyên bố sẽ phát triển quan hệ
ngoại giao theo hƣớng trên của lãnh đạo và nhân dân hai nƣớc.
Đặc biệt, từ năm 1992, khi 2 nƣớc Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan
hệ ngoại giao, quan hệ hợp tác – hữu nghị toàn diện trên mọi phƣơng diện chính trị,
kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa 2 nƣớc đã đƣợc nâng lên một tầm cao mới. Hơn thế
46 / 48

nữa, nhờ vào những sự nổ lực không ngừng của nhà nƣớc, của chính phủ hai quốc
gia, những chính sách đối ngoại dựa trên nền tảng Hòa Bình – Hữu Nghị, đặc biệt là
thông qua hôn nhân quốc tế Hàn – Việt đã và đang ngày càng thúc đẩy mạnh mẽ
hơn mối quan hệ khắng khít Việt Nam – Hàn Quốc ngày càng thêm bền chặt hơn.
Đồng thời qua đó giúp cho nhân dân của hai quốc gia có thể hiểu rõ về nhau hơn,
nhằm xóa đi những hiểu lầm cũng nhƣ những quan niệm sai lệch về nhau.
3.2.3 Khuyến khích sinh hoạt cộng đồng
Ở những khu phƣờng, xã Việt Nam có những buổi họp mặt những chủ hộ
gia đình trong xã đó đại diện đi họp thôn, họp xóm để trƣởng thôn, trƣởng xã hoặc
phƣờng thông báo những hoạt động sắp tới cần làm hoặc nêu những việc cần chấn
chỉnh cũng nhƣ lấy ý kiến những khó khăn của các hộ gia đình cùng nhau chia sẻ,
và giải quyết. Nhƣ vậy sẽ giúp ích rất nhiều những khó khăn cần đến sự giúp đỡ
cũng nhƣ thấu hiểu của những ngƣời xung quanh đối với quanh đình đa văn hóa
Việt – Hàn.
3.2.4 Gắn kết những gia đình đa văn hóa Việt - Hàn trong khu vực lại với
nhau
Đó là khoảng thời gian quan trọng và cần thiết để cho các thành viên trong gia
đình đa văn hóa có cơ hội tiếp xúc với nhau, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm sống,
kinh nghiệm chăm sóc và dạy bảo con cái. Để cho các ông chồng Hàn Quốc có thể
cùng nhau trò chuyện, tâm sự những khó khăn trong việc thích ứng với cuộc sống
Việt Nam, với môi trƣờng làm việc, cách ứng xử trong gia đình nhà vợ sao cho phù
hợp và dung hòa đƣợc với bản thân mình nhất. Bằng cách mở ra nhiều ngày hội
dành cho những gia đình đa văn hóa Hàn – Việt tại khu vực tập trung nhiều gia đình
nhƣ vậy sinh sống nhƣ: chọn một ngày kỷ niệm nhất để làm ngày truyền thống gặp
gỡ giữa các gia đình đa văn hóa; vào những ngày kỷ niệm chẳng hạn nhƣ 22 tháng
12 hằng năm khi chính phủ hai nƣớc kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao thì
mời những gia đình đa văn hóa này tham dự vì họ chính là những hạt nhân quan
trọng góp phần hình thành tính hữu nghị và thân thiết giữa hai dân tộc; mở ra những
ngày hội ẩm thực, văn hóa dành cho những gia đình đa văn hóa và những ai quan
47 / 48

tâm đến văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc có thể đến tham dự, vào ngày đó những
thành viên trong gia đình đa văn hóa Hàn – Việt có thể nấu các món ăn Việt Nam
hay Hàn Quốc, những quày trƣng bày những vật dụng, dụng cụ hoặc nhƣng tác
phẩm nghệ thuật đặc trƣng của hai nƣớc, các đứa bé có thể mặc Hanbok đón khách,
hát các ca khúc tiếng Hàn, chơi đùa cùng nhau... Để làm đƣợc nhƣ vậy cần phải lập
ra một tổ chức chuyên về vận động, liên hệ, nối kết các gia đình lại với nhau, giữ
liên hệ giữa tổ chức với các gia đình này mới có thể xúc tiến tiến độ một cách nhanh
chóng.
48 / 48

KẾT LUẬN

Nhìn chung, đối với những chú rể Hàn Quốc khi sống tại Việt Nam họ gặp
phải rất nhiều khó khăn từ cuộc sống gia đình cho đến những vấn đề xã hội hiện có
cũng nhƣ là những vấn đề phát sinh sau này. Tuy nhiên, với sự giao lƣu hợp tác trên
mọi phƣơng diện của Hàn Quốc và Việt Nam chính thức từ năm 1992 đến nay đã
khiến cho những trở ngại của hai quốc gia, con ngƣời giữa hai quốc gia ngày càng
thân thiết và có những mối quan hệ khắn khít hơn. Bên cạnh đó, chính phủ hai nƣớc
cũng đang rất tích cực trong việc đƣa ra những chính sách, những cuộc đàm phán,
những hoạt động giao lƣu văn hóa giữa hai nƣớc, để con ngƣời hai quốc gia có thể
hiểu rõ hơn những nét đặc trƣng văn hóa riêng của hai dân tộc, hai đặc trƣng phong
tục tập quán của hai dân tộc. Điều đó giúp cho những cô dâu Việt Nam làm dâu tại
Hàn Quốc có thể hiểu thêm về đất nƣớc của chồng và đồng thời những chàng rể
Hàn Quốc về sống tại Việt Nam cũng có thể thông qua đó mà thích nghi nhanh hơn,
có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống ở Việt Nam. Hơn nữa, khi làm điều tra khảo
sát sự thích nghi của những chú rể Hàn Quốc sống tại Việt Nam thì phần lớn các
chú rể đều có chung cảm giác là thích ứng nhanh và thỏa mái với cuộc sống hiện tại
bên gia đình của mình. Những vấn đề khó khăn trong cuộc sống nhƣ: ngôn ngữ, ẩm
thực, công việc, giao tiếp gia đình... không còn là mối lo ngại lớn đối với họ nữa mà
những thứ ấy chỉ còn là vấn đề thời gian. Mối lo ngại lớn nhất đối với họ có lẽ đó là
luật pháp Việt Nam đối với những chàng rể ngoại quốc, thế nhƣng thực tế thì hiện
nay luật pháp Việt Nam đã có những thay đổi để phù hợp hơn với những trƣờng hợp
kết hôn quốc tế nhƣ thế này không riêng gì với những chú rể Hàn Quốc sống tại
Việt Nam. Khi họ định cƣ, cƣ trú tại Việt Nam và nhập quốc tịch Việt Nam thì
những quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ của họ sẽ giống nhƣ một công dân thực thụ.
Đƣợc luật pháp Việt Nam bảo vệ cũng nhƣ đảm bảo những nhu cầu cần thiết nhất
của một công dân trên đất nƣớc Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


[1] Ha Yong Chul (2001), Sự biến đổi của gia đình Hàn Quốc, Nhà xuất bản giáo
dục, TP HCM.
[2] PGS.TS Trần Thị Thu Lƣơng (2011), Đặc trƣng văn hóa Hàn Quốc từ truyền
thống đến hiện đại, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM.
[3] Trần Hữu Yến Loan (2013), “Những vấn đề của phụ nữ Việt Nam kết hôn nhập
cƣ tại Hàn Quốc – Vấn đề của toàn cầu hóa văn hóa – xã hội”, Hội thảo quốc tế
sự tƣơng đồng và khác biệt của văn hóa Hàn Quốc – Việt Nam và sự tác động
của nó tới hợp tác Hàn – Việt, tr.527 – 541.
[4] Luật quốc tịch nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đƣợc Quốc hội
thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008).
[5] Kim Young Shin ( 2008), Những vấn đề và phƣơng hƣớng giải quyết quan hệ
hôn nhân quốc tế Việt – Hàn, Hội thảo Hôn nhân quốc tế Hàn – Việt .
[6] Sách “Hội thảo quốc tế kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hàn- Việt”
tháng 8.2012 (한-베외교관계 수립 20 주년 기념 학술대회) tác giả Trần Hữu
Yến Loan đề cập đến giải pháp cho sự thích nghi và hòa nhập cộng đồng Hàn
Quốc với đề tài “ Phân tích những vấn đề của Phụ nữ Việt Nam kết hôn nhập
cƣ tại Hàn Quốc”( 베트남 결혼이민자의 특성에 관한 연구-결혼이민자의
표본조사를 통한 현상분석을 중심으로).
[7] Bộ bảo vệ phúc lợi xã hội,điều tra tình trạng kết hôn quốc tế và phƣơng án
chính sách hỗ trợ bảo vệ phúc lợi xã hội,2005,trang 75].
[8] Nghị định 68/2002/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 10/07/2002 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật HN&GĐ có yếu tố nƣớc ngoài.
 TÀI LIỆU TỪ INTERNET
[9] Kim Choong soon (2012), Chính sách và biện pháp đối với gia đình đa văn hóa,
trang điện tử Nghiên cứu Hàn Quốc (ngày 20 tháng 5 năm 2013).
http://cks.inas.gov.vn/index.php?newsid=232
[10] Nguyễn Anh – SVHTTDL (2011), Vai trò của gia đình trong sự hình thành
nhân cách con người Việt, trang sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Hòa Bình
(ngày 20 tháng 5 năm 2013)
[11]http://sovanhoa.hoabinh.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article
&id=359:hinh-th
[12] Hàn Quốc có hơn 1.800 doanh nghiệp hoạt động tại TP.HCM Đình phú
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130910/han-quoc-co-hon-1-800-doanh-
nghiep-hoat-dong-tai-tp-hcm.aspx
[13]http://worldtravel.net.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=43:
thi-tit-khi-hu-vit-nam&catid=3:cam-nang-du-lich&Itemid=43
[14]http://www.mangonet.kr/vietnam/viewtopic.php?popup=yes&today=no&printa
ble=yes&t=15334&postdays=0&postorder=desc&start=0
[15] Xem mắt tuyển vợ ngay siêu thị. Việt giải trí (ngày 02 tháng 12 năm 2010).
http://www.vietgiaitri.com/xa-hoi/phap-luat/2010/12/xem-mat-tuyen-vo-ngay-sieu-
thi/#ixzz28aloqmy9
[16] Cô dâu miền tây học làm vợ xứ Hàn. Tin mới, chuyên mục đời sống (ngày 25
tháng 09 năm 2012).
[17] Báo Gia Đình và Xã Hội, ngày 18/06/2006.
[18] Báo Tiền Phong, ngày 11/03/2002.
[19] Báo Phụ nữ ngày 28.4.2006
1

TÓM TẮT
한.베 다문화 가족은 베트남에서 사는 신부들의 적응시각을 통함
1 장: 한.베 다문화 가족을 현성한 역사적 배경을 개괄한다

베트남과 한국은 문화와 풍습에 대해 비슷한 점들이 있는 두 국가입니다.


1.1 한.베 국제결혼과 한.베 교류관계의 관련이다
한국과 베트남은 문화와 풍습에 대해 비슷한 점들이 있는 국가들입니다.
왜냐하면 두 나라가 오랫동안 중국중세제도의 지배당하고 동화하였기
때문입니다. 그러므로 그 문화와 풍습에 대해 비슷한 점들을 덕분에 두 국가의
교류관계는 아주 오래부터 현성될 겁니다.
1.1.1 체결한 첫번째 단계 및 베.한 교류관계의 발전적이다.
한국과 베트남은 1992 년 12 월 22 일에 교류관계를 체결하였습니다. 그때부터
지금까지 20 년이 넘었습니다. 그동안 두 국가는 협정을 많이 체결했고 경제,
사회, 문화, 보건.. 각방면에서 합력했습니다. 그러니까 양방 관계는 갈수록
좋졌습니다.
1.1.2 한국남성의 국제결혼 원인이다
한국남성의 외국여성들과 결혼원인은 한국에 여성수량과 남성수량이 아주
크게 넘고 처지지 때문입니다. 그래서 한국에 해마다 독신남성수가
늘어졌습니다. 그러므로 한국남성은 외국여성들을 선태하기로 했습니다.
한국남성의 결혼하려 대상은 동남아 구역에 있는 여성들입니다. 특히, 베트남
여성들입니다.
한국남성의 배우자들을 선택하는 것에 대해 문제를 말하려면 오랫동안부터
형성된 한국과 베트남의 문화와 퐁습의 비슷한 점들을 강조해야 할 겁니다.
그 풍습과 문화의 비슷한 점들을 덕분에 국적 다른 사람과 사람이 화헙할 수
있고 한 가정에서 같이 생활할 수 있다고 생각합니다.
2

1.1.3 베트남여성의 국제결혼 원인과 실상이다


WTO 국제상업조직의 150 번째 구성원이 되자마자 베트남은 경제, 교육,
보건에 .. 강하게 발전하고 있었습니다. 특히, 결혼사고, 사고방식,
생활방식에 대해 베트남사람들의 사고를 변화하는 것입니다. 그래서, 요즘
국제결혼하는 베트남여성수량이 늘어지고 있습니다.
1.2 개념
1.2.1 다문화 가족은 무엇이다.
예전부터 다문화 가족에대 연구하는 연구자가 많이 있었습니다. 그런데
다문화가족에 대해 정확한 개념이 아직도 없었습니다.
”서광석”의 연구에 의하면 다문화가족 다른 민족 또는 다른 문화적 배경을
가진 사람들이 포함된 가정을 의미하고 다문화가족은 타민족이나 다민국가의
가족구성원들의 집단 공통체 또는 그 구성원을 말한다고 정의하고 있습니다.
(서광석, 다문화가족의 사회적응을 위한 정잭에 관한 연구, 박사학위논문,
인하대, 2010.12, p9). 그러나, 사실은 다문화가족과 다문화가정은 서로
사용하고 있으나 실제 별다른 구별의 실익이 없으며, 다만 정잭의 수해자를
개인에 둘 것인지, 아니면 공통 체적인 삶에 둘것인지에 따라 다소 차이가
있다고 보여지기는 하지만 현재 우리의 다문화가족정책은 보건북지부 또는
여성부의 소관업무로 분장되다 보니, 다문화가족이라는 용어가 늘이
사용되고 있습니다.
1.2.2 한.베 다문화 가족은 무엇이다.
한.베 다문화가족이나 한.베 이주가족은 덜 좁게 한계가 있습니다.
한.베이주가족을 말하면 다음에 모두 경우들이 있겠습니다. 첫 번째,
한국남성이 베트남여성과 결혼해서 한국에서 사는 것입니다. 둘 번째,
한국남성이 베트남여성과 결혼해서 베트남에서 사는 것입니다. 셋 번째,
한국여성이 베트남남성과 결혼해서 한국에서 사는 것이다. 넷 번째,
한국여성이 베트남남성과 결혼해서 베트남에서 사는 것이비다. 하지만
3

사실은 셋 번째와 넷 번째경우는 아주 적거나 없을 것 같습니다. 첫 번째와 둘


번째 경우는 아주 많아지고 있었습니다. 이 연구의 주제는 베트남에서 사는
신부들의 적응시작을 통하여 다문화가족들을 연구하는 것이라서 둘
번째경우를 깊하게 알아보겠습니다.
그래서, 쓰는 사람은 다문화가족이나 이주가족에 대해 개념을 낼 수 있습니다.
“이주가족은 한 집에서 같이 사는 한국과 베트남 두 핏줄이 가진 사람들을
포함합니다. 그리고, 자손은 부모님에게서 그 특징의 영향을 받겠습니다”.
4

제 2 장: 베트남에서 사는 한국남편들의 적응한 면들이다.

2.1 언어에 대해 적응한 면.


평일생활에 언어는 사람과 사람의 생활통첩을 전달하고 우리의 사랑한
사람들에게 사랑한 말을 전달하고 매일 생활을 빨리 지내게 하는 필요한
공구입니다. 그런데, 이주가족들의 언어에 대해 다른 문제들은 현재 아주
어렵습니다. 그래서, 아내와 아내의 친척들에게서 도움을 받아야 합니다.
베트남생활과 적응하기 위하려면 제일 필요한 것은 한국남편의 한국어를
배우는 것입니다. 그러므로 외국사람에게 베트남어를 가르치는 학당이 많이
열리고 베트남어를 공부하는 외국사람 수량이 늘어가고 있습니다. 특히
베트남어를 공부하는 한국사람수량입니다.
조사에 의하여, 한국남편 100 명마다는 베트남어를 아는 95 명 있고 95%
차지합니다. 베트남어를 잘 하는 사람이 26 명이고 23.75% 차지합니다.
평균하게 베트남어를 말하는 가능이 있는 사람이 50 명이고 47.5% 차지합니다.
느리게 베트남어를 말하는 가능이 있는 사람은 19 명이고 18.05% 차지합니다.
베트남어를 모르는 사람이 5 명이고 5% 차지합니다. 그 것에 따라 베트남어를
아는 한국남편수량이 아주 높으니까 가족생활에 언어부동이 점점 감퇴하고
있다.
2.1.1 아내와 아내의 친척과 교제하는 언어.
베트남여성들과 결혼하고 싶을 때 한국남편들에게는 다른 형식들에
통할 겁니다. 국제결혼중매기권, 인터넷, 소개하는 친척사람들, 우연히 만나는
것에 통합니다.
베트남에 한국영사권의 조사수치의 하여 한국에서 사는 한국남편과
베트남아내 수량에 비교하면국제결혼중매기권을 통해 베트남에는 사는
한국남편과 베트남아내는 덜 적다. 대부분 사랑하기 때문이나 친척들의
5

소개를 통한다. 사랑시간이 더 길고 서로 잘 알아볼 수 있습니다. 그래서


한국어나 베트남어로 두 사람은 쉽게 아야기를 할 수 있다.
2.1.2 이웃과 교제하는 언어.
베트남은 세계에 다른 나라들과 한국과 같다. 생활이 너무 빨리 변화해지기
때문에 사람생활도 빨리 변화하다. 사람들은 생활, 일에 집중하느라고 사람과
사람의 접촉은 점점 덜 적다.
결혼한 후에 부부는 도시에서 살기로 자주 한다. 또한, 한국남편들은
베트남어를 잘 말하지 않아서 이옷과 교체하는 것이 조금 불편하다. 옆에
있는 집들에는 안녕하세요!, 식사 드셨어요?. 아이가 귀여워요!... 이런 말들로
자주 인사한다.
이옷들과 접촉하지 않은 한국남편수량은 너무 적다. 그들은 자주 외출하는
사람이나 일찍 일을 하고 늦게 집에 돌아가는 사람이다.
2.1.3 일에 교제하는 언어.
2.2 기후에 대해 적응한 면.
2.2.1 하국기후의 특징.
한국기후의 특징을 살펴보면 크게 다음과 같이 다섯 가지로 구분하여 볼 수
있다.
첫째, 계절풍 기후로서 이 기후의 특성은 겨울에는 시베리아로 부터
차고 건조한 북풍 또는 북서계절풍이 불어와 날씨가 몹시 춥고 건조하며,
여름에는 태평양으로부터 덮고 습기가 많은 바람이 불어와 날씨가 무더우며
비가 많이 내린다.
둘째, 동안기후로서 큰 대륙의 동쪽 해안에 위치한 온대지방에
나타나는 기후를 말하며, 대륙의 서쪽에 나타나는 서안기후에 비하여
여름에는 기온이 높고 습기가 많으며, 겨울에는 기온이 낮고 건조하여 기온의
연교차가 크다.
6

셋째, 대륙성기후로서 일교차와 연교차가 바다나 해안지방에 비하여 매우 큰


것이 특징이다.
넷째, 삼한사온으로 시베리아 고기압이 7 일을 주기로 세력이 변하기
때문에 고기압이 발달하는 3 일간은 춥고, 고기압이 약해지는 4 일간은 비교적
따뜻한 날씨가 된다.
다섯째, 중위도에 위치한 온대와 냉대에 걸친 계절풍 지역에 속하기
때문에 사계절의 변화가 뚜렷하다.
한국의 우기는 장마가 시작하는 6 월부터 8 월까지를 말하며, 이 기간 중 평균
연간 강우량 1,200mm 중 60%이상이 집중적으로 내리고 연속 강우일수도
10 일 이상인 때도 있다. 이러한 우리나라 기후의 특징 중 우기(6∼8 월)인
하절기의 특성을 요약하면 고온다습 즉, 온도가 높으면서 습도도 높은 것이다.
2.2.2 베트남기후의 특징.
베트남은 남북 길이 1,600km 로 위도 차가 많이 나기 때문에 기후
차이가 심한 편이다. 전체적으로는 영토가 북회귀선의 남쪽에 위치하기
때문에 열대 계절풍 기후 성격이 강하지만, 북부 지방은 대륙성 기후의 특성도
보이는 아열대 기후의 성격이 나타난다.
북부는 사계절의 변화가 있으며, 남부는 우기와 건기가 나타나는데
대체로 5~10 월이 우기, 11~4 월까지가 건기이다. 북부에서는 6~7 월, 중부와
남부에서는 8~9 월에 강우량이 많으며, 습도는 월 평균 83%, 평균 강우량은
2,151mm 으로 한국보다 훨씬 많다.
평균 기온은 24.1℃인데 북부는 23.2℃, 중부는 24.1℃, 남부는 27.1℃
정도이다. 하노이는 사계절이 비교적 뚜렷하며, 겨울에는 10~16℃, 여름에는
37~38℃, 연강수량은 1,678mm 이다. 반면 호찌민시와 메콩 델타 지역의 연평균
기온은 26.9℃으로 우기의 강우량은 1,800mm 정도이다.
북부 및 중부 지역은 연중 기온차가 심하며, 태풍의 영향권에 있어서
매년 피해가 발생하는데 대략 7~11 월 사이에 태풍이 찾아오며 종종 큰 피해를
7

준다. 특히 중앙 해안 지방의 경우에 피해가 크고, 남부 메콩 델타 지역도


태풍이나 침수 피해를 당하는데, 해발 고도가 1~2m 로 매우 낮기 때문에 강
수위가 조금만 올라가도 위험하다.
2.2.3 한국남편들의 베트남기후에 적응한 가능
2.3 음식에 대해 적응
각 민족의 식생활양식은 그 민족이 처한 지리적,사회적,문화적 환경에 따라
형성되고 발전된다.
우리나라는 사계절이 뚜렷하며 농업의 발달로 쌀과 잡곡의 생산이 다양하게
이루어져 이들을 이용한 조리법이 개발되었다. 또한 삼면이 바다로 둘러싸여
수산물이 풍부하며, 조육류와 채소류를 이용한 조리법도 발달되었고 장류,
김치류, 젓갈류 등의 발효식픔의 개발과 기타 식품저장 기술도 일찍부터
이루어져 왔다.이와같이 우리나라 음식은 계절과 지역에 따른 특성을 잘
살렸으며 조화된 맛을 중히 여겼고, 식품배합이 합리적으로 잘 이루어져
있음을 알 수 있다. 특히 우리나라 음식은 정성과 노력이 많이 드는
음식이므로 음식 만들때의 마음가짐과 바른 태도가 중요하다고 할 수 있다.
또한 만들어진 음식의 영양,색,맛,온도,그릇과 음식과의 조화가 중요하다.
한국음식의 조리법상의 특징
1. 궁중음식과 반가음식, 서민음식을 비롯하여 각 지역에 따른 향토음식의
조리법이 발달되었다.
2. 상차림에 따른 음식의 종류가 다양하게 개발되어 있다.
3. 주식과 부식이 뚜렷이 구별되어 있다.
4. 잘게 썰거나 다지는 방법이 많이 쓰인다.
5. 조미료, 향신료의 이용이 섬세하나 음식마다 대부분 비슷하게
사용된다.
6. 조리법이 복잡하며 대부분 미리 썰어서 조리한다.
8

베트남의 음식문화에는 많은 색깔들이 있습니다. 음식의 색깔이 다양하다는


것보다는 여러 음식 문화가 골고루 들어 있다는 의미이죠. 베트남은
동남아에서 지리적인 요인으로 많은 인종들이 거주해왔으며 여러 문화가
교류하는 길목 역할을 하였습니다. 이 때문에 마른 체구와 짧은 소매의
아오자이를 입은 베트남 사람들에겐 파란만장한 역사가 있습니다.
베트남이 오늘날의 영토를 가지게 된건 200 년에 불과합니다. 기원전 111 년
베트남은 중국의 점령에 들었갔으면 약 1000 년간 중국의 지배를 받습니다.
중국으로부터 독립한 이후에는 영토 확장을 하여 인도 문화의 영향을 받은
참파 왕국을 지배하면서 베트남의 힘을 키울 수 있었습니다.그러나 19 세기말
프랑스의 식민지가 되면서 역사를 말살하고 언어를 탄압하는 혹독한 식민
시대 이후 미국과의 월남 전쟁의 영향을 받아 복잡하고 파란만장한 역사를
갖고 있습니다. 베트남에는 약 500 개 종류의 서로 다른 전통음식들과
54 개의 소수 민족들마다 다양한 음식 문화가 있습니다.
다양한 기후와 지형, 해안지대를 중심으로 한 각종 동식물들의 서식지,
일년에 4 모작이 가능한 열대 지역의 기후는 풍요로운 베트남 음식 문화의
뿌리가 되고 있습니다. 특히 베트남의 농업은 중국의 영향을 받게 되면서
본격적으로 발달하게 되었는데, 쌀을 경작하는 법, 소를 이용하는 방법,
수로를 이용하여 물을 공급하는 방법 등은 중국 남부 농경문화의 영향을
받았으며, 멥쌀과 찹쌀 등은 다양한 요리에 응용하고 있습니다.
2.3.1 생활과 가족에 음식
2.3.1.1 평일들에 음식.
아는 바와 같은 한국과 베트남은 음식에 대해 같은 점이 있다. 식사에는
밥이 가장 주요한 음식이다. 그런데, 지리위치, 날씨를 다르니까 맛있거나
맛없을 느낌도 다르다.
2.3.1.2 주말에 음식.
2.3.2 아내의 친척들과 같이 먹을 때.
9

2.3.2.1 처부모의 댁에서 친숙하게 만날 때.


2.3.2.2 설날에 먹을 때.
2.3.3 친구와 동업들과 먹을 때.
2.2.3.1 회사에서 먹을 때.
2.2.3.2 일을 처리하기 위해 파트너들과 같이 먹을 때.
2.4 아이들을 교육하는 문제에 어려움.
2.4.1 생활에 공부하고 말하는 언어를 선택하는 것음.
어린아이가 말하기 연습을 시작할 때는 젊은 부부들에게 어려움
문제들을 발생한다.
조사결과에 의하여 100 한.베 다문화자족이라면 아버지보다 어머니와
더 많이 이야기를 하는 아이들이 있는 51 가정이고 51% 차지한다. 평일들에
어머니는 아아들과 자주 이야기를 하는 사람입니다.
아내는 한국어를 잘 하고 남편은 베트남어를 잘 하는 29 한.베 가정이
있고 21% 차지한다. 그래서 아이들과 부모의 이야기를 하는 것이 쉬어진다.
남은 10 가정이 있고 10% 차지한다. 이 경우에는 어머니가 한국어를 잘
하지만 아버지가 베트남어를 잘 하지 않고 어버지는 아이들을 가르치는 것을
맡아하는 사람입니다. 그래서 아이들의 한국어를 하는 능력이 더 좋아지겠다.
2.4.2 아이들에게 공부하려 학교를 선택하는 문제의 어려움.
현재 호지민시에서는 한국아이들에게 한국어를 가르치는 학교가 많이
있다. 한국사람에게 학교이나 베트남사람에게 학교를 선택하는 것은
부모님에게 큰 문제이다.
10

3 장: 베트남에서 사는 한국남편들과 한 – 베 가정들의 같은


어려운 문제이다.

3.1 한 – 베 가정들의 같은 어려움들이다.


3.1.1 한 – 베 가정들에 대해 공동의 태도와 견해이다.
한국에서 있는 한 – 베 가정들이라면 이의를 제기하는 말이 있는데
예전보다 비교하면 덜 적다. 그런데, 베트남에 있는 한 – 베 가정들이 이런
말이 없는 것 같다. 베트남에서 사는한 – 베 가정의 아이들은 공원, 학교,
슈퍼마켓, 병원, 서점… 공동 곳들에서 자유스럽게 놀어갈 수 있다.
3.1.2 한 – 베 가정들에게 베트남정부의 정책들이다.
3.1.3 베트남에서 사는 한국남편들의 어려움들이다.
결혼하고 베트남에서 거주하기로 하는 것은 한국남편들에게 너무 어려운
결정이다. 낯선나라에서 오고 생활하고 나서 문제들을 당해서 압력이 많이
받았다. 그런데, 베트남아내들의 위안을 떡분에 고비를 넘길 수 있다.
3.2 베트남에서 있는 한 – 베 가정들과 한국남편들에게 어려운 문제들을
해결하는 방법이다.
3.2.1 한 – 베 관계를 발전한다.
22 일 12 월 1992 년부터는 베트남과 한국이 우의를 맺었다. 정지, 경제,
문화, 보건... 많은 영역에서 다양하게 협동하는 행동들을 떡분에 양방은 더
발전했다. 또한, 한 – 베 국제결혼들을 통하니까 구 관계를 더 좋아졌다.
그러므로, 두 나라의 인민은 서로 더 잘 이해할 수 있다.
3.2.2 공동생활을 참가하는 것을 동원한다.
베트남 도시의 동네들에는 주말이나 월말마다 반상회형식을 존재하고
있다. 계확이 있을 때나 정부의 새로운 의정이 있으면 동네장은 사람들에게
통보해야 한다. 또한, 궁굼한 것인 어려운 것을 해결한다. 그래서, 한 – 베
11

가정의 자식들은 어느 어려운 것이 있으면 사람들에게 알려줘야 하고


사람들은 같이 도와주고 같이 해결한다.
3.2.3 같은 구역에 있는 한 – 베 가정들을 접합하고 모인다.
일 년동안에는 한 일을 선태하고 그 날은 한 – 베 가정들에게 관한 말을
말한다. 이런 일들을 하려고 조직이 있어야 한다. 그 날을 베트남에 있는 한 –
베 가정들의 축제이라고 한다. 그 날에는 가정들의 자식이 베트남과 한국의
전통음식을 만들 수 있고 Ao Dai 나 한복을 입을 수 있다. 참가하는 사람이나
손님들도 음식을 먹어 볼 수 있고 그 전통옷들을 입어 볼 수 있다. 한 – 베
가정들의 아이들이 한국노래이나 베트남노래들을 부를 수 있다. 아빠들과
엄마들은 가정과 아이들을 보육험을 나눌 수 있다. 그런 축제가 있다면 한 –
베가정들에게 베트남정부의 우대제도라고 할 수 있다.

You might also like