You are on page 1of 68

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NHẬP MÔN NGHIÊN CỨU ÚC

Đề tài:

TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG

LIÊN BANG ÚC HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện:


Đặng Thị Lan – 2056110176
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Trần Cao Bội Ngọc

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NHẬP MÔN NGHIÊN CỨU ÚC

Đề tài:

TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG


LIÊN BANG ÚC HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện:


Đặng Thị Lan – 2056110176
Giáo viên hướng dẫn:
TS. Trần Cao Bội Ngọc

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023


iii
i

LỜI CẢM ƠN

Những nội dung được thực hiện trong nghiên cứu này đã được thu thập xuyên
suốt, hệ thống trong quá trình học tập, tìm hiểu thông qua các giờ học, thảo luận và
nghiên cứu ở ngành Úc học, thuộc khoa Đông phương học trong 4 năm vừa qua. Chúng
tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến khoa Đông Phương học, trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn TP.HCM đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để chúng tôi
thực hiện nghiên cứu, và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Trần Cao Bội Ngọc đã tận tình
hướng dẫn, đưa ra những nhận xét và đóng góp chuyên môn để nghiên cứu của chúng
tôi được hoàn thiện. Nghiên cứu này có được là nhờ nguồn kiến thức quý giá của những
nghiên cứu và tìm hiểu của các học giả đi trước, đã giúp chúng tôi có những nền tảng để
phát triển tốt hơn các ý kiến tổng hợp, đánh giá tổng quan. Cuối cùng, trong điều kiện
thời gian cho phép, nghiên cứu này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng
tôi rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các quý
thầy cô để học hỏi và hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu.
ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... 1
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH ................................................................................................. 5
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH (Tiếng Anh) ........................................................................... 6
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................... 7
DẪN NHẬP .......................................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 8
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 8
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 10
6. Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học ................................................................ 11
7. Bố cục đề tài .......................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................ 13
1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 13
1.1.1 Các khái niệm về nhà nước .................................................................................. 13
1.1.2 Các quan niệm về nguồn gốc nhà nước và bản chất nhà nước ........................... 13
1.1.3 Khái niệm nhà nước liên bang, hình thái nhà nước và tam quyền phân lập....... 15
1.2 Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................... 16
1.2.1 Các tiền đề của sự ra đời nhà nước Liên bang Úc ................................................. 16
1.2.2 Qúa trình hình thành nhà nước Liên bang Úc ...................................................... 20
1.2.3 Các cơ sở kinh tế, xã hội và tư tưởng chính trị của hệ thống chính trị Úc ........... 22
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................................ 23
CHƯƠNG 2 : CƠ CẤU TAM QUYỀN PHÂN LẬP TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
TRUNG ƯƠNG LIÊN BANG ÚC .................................................................................. 24
2.1 Sơ lược về bộ máy nhà nước Liên bang Úc ............................................................ 24
2.1.1 Hình thái nhà nước ................................................................................................ 24
2.1.2 Cơ cấu tổ chức nhà nước Liên bang Úc ............................................................... 25
2.1.3 Người đứng đầu nhà nước Liên bang Úc ............................................................. 26
iii

2.2 Tính Anh – Mỹ trong hệ thống chính trị Liên bang Úc ........................................ 28
2.2.1 Nguyên nhân .......................................................................................................... 28
2.2.2 Biểu hiện của tính Anh – Mỹ trong cơ cấu bộ máy nhà nước trung ương Liên
bang Úc ............................................................................................................................ 30
2.3 Cơ quan lập pháp Liên bang Úc ............................................................................. 31
2.3.1 Cơ cấu tổ chức của cơ quan lập pháp Liên bang Úc............................................ 31
2.3.2 Chức năng của cơ quan lập pháp Liên bang Austrlia ......................................... 33
2.3.3 Chế độ hoạt động của Quốc hội ............................................................................ 37
2.4 Cơ quan hành pháp Liên bang Úc .......................................................................... 42
2.4.1 Cơ cấu tổ chức của cơ quan hành pháp liên bang Úc ......................................... 42
2.4.2 Chức năng của cơ quan hành pháp Liên bang Úc............................................... 44
2.4.3 Chế độ hoạt động của cơ quan hành pháp Liên bang Úc .................................... 46
2.5 Cơ quan tư pháp Liên bang Úc ............................................................................... 49
2.5.1 Cơ cấu tổ chức của cơ quan tư pháp Liên bang Úc ............................................. 49
2.5.2 Chức năng của cơ quan tư pháp Liên bang Úc .................................................... 50
2.5.3 Chế độ hoạt động của cơ quan tư pháp Liên bang Úc ......................................... 53
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................ 55
CHƯƠNG 3: ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG
LIÊN BANG ÚC .............................................................................................................. 56
3.1 Tính ưu việt của cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Liên bang Úc ................... 56
3.2 Những hạn chế trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước trung ương Liên bang
Úc 57
3.2.1 Mối tương quan quyền lực trong Quốc hội (cụ thể giữa Thượng viện và Hạ viện)
.......................................................................................................................................... 57
3.2.2 Sự chồng chéo quyền lực giữa các cơ quan chủ chốt trong bộ máy nhà nước
trung ương Liên bang Úc ................................................................................................ 57
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................ 60
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 62
A.Tài liệu sách, tạp chí ................................................................................................... 62
Tài liệu Tiếng Anh ........................................................................................................... 62
iv

Tài liệu Tiếng Việt............................................................................................................ 63


B. TÀI LIỆU INTERNET ............................................................................................. 64
Tài liệu tiếng Anh ............................................................................................................ 64
Tài liệu Tiếng Việt ........................................................................................................... 65
v

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH


(Tiếng việt)

Úc có tên chính thức là Liên bang Úc (Commonwealth of Australia) là một


quốc gia nằm ở Nam bán cầu. Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ sáu trên thế giới, là
nước duy nhất chiếm toàn bộ một lục địa và cũng là nước lớn nhất trong khu vực Úc-Á
(Australasia)/châu Đại Dương. Úc là một quốc gia ổn định, dân chủ và đa dạng về văn
hóa với lực lượng lao động có tay nghề cao và là một trong những nền kinh tế phát triển
mạnh mẽ nhất thế giới. Úc là một quốc gia đặc biệt, tuy nằm ở châu Á về vị trí nhưng
lại chịu tác động mạnh mẽ từ phương Tây. Chính vì chịu tác động trực tiếp từ phương
Tây cụ thể là Vương quốc Anh (Anh) và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) nên nền chính
trị ở Úc mang đậm nét Anh - Mỹ. Và nét đặc trưng đó thể hiện rất rõ nét trong cơ cấu
bộ máy nhà nước trung ương tại quốc gia này.

Bằng cách sử dụng phương pháp luận Marxist trên cơ sở quan điểm duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, cùng phương pháp lịch sử - logic, phương pháp so sánh -
tổng hợp hay phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp thống kê,… chúng tôi
đã nghiên cứu tổ chức bộ máy nhà nước trung ương ở Úc bao gồm cơ quan lập pháp, cơ
quan hành pháp, cơ quan tư pháp trên các khía cạnh về tổ chức, vị trí, vai trò cũng như
chế độ điều hành, chức năng và nhiệm vụ. Qua đó, đề tài làm rõ tính tam quyền phân
lập cũng như nét Anh – mỹ trong hệ thống chính trị.

Từ khóa: bộ máy nhà nước trung ương, Liên bang Úc, tính Anh – Mỹ, tam quyền phân
lập.
vi

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH


(Tiếng Anh)

The Commonwealth of Australia is a country located in the Southern


Hemisphere. It is the sixth largest country in the world, the only country to occupy an
entire continent and also the largest country in the Australia-Asia (Australasia) /Oceania
region. Australia is a stable, democratic and culturally diverse country with a highly
skilled workforce and one of the most developed economies in the world. Australia is a
special country, although located in Asia in terms of location but strongly influenced by
the West. Politics in this country has a strong Anglo-American character as a result of
direct influence from the West, notably the United Kingdom (UK) and the United States
of America (USA). And the organisation of the central state machinery in this country
exemplifies this trait.

By using Marxist methodology based on the perspective of dialectical


materialism and historical materialism, along with historical-logical methods, comparative-
synthetic methods or interdisciplinary research methods, statistical methods ,... we have
researched the organization of the central state apparatus in Australia including the
legislature, executive agency, and judiciary in terms of organization, position, role as well
as regime. operations, functions and tasks. Thereby, the topic clarifies the separation of
powers as well as the Anglo-American features in the political system.

Keywords: central state apparatus, Commonwealth of Australia , Anglo-American


character, separation of powers.
vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1. Bản đồ của Liên bang Úc ...................................................................................... 21
Hình 2. Toàn quyền Liên bang Úc hiện nay – David Hurley ............................................ 27
Hình 3. Phòng họp Thượng viện Liên bang Úc ở tòa nhà Quốc hội tại Canberra ............ 32
Hình 4. Phòng họp của Hạ viện Liên bang Úc, nơi người dân và khách du lịch có thể vào
tham quan ........................................................................................................................... 33
Hình 5. Thủ tướng hiện tại của Úc – Anthony Albanese................................................... 43
Hình 6. Tòa án tối cao của Liên bang Úc được đặt tại Canberra ....................................... 52
8

DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài

Úc là một quốc gia vô cùng đặc biệt, mặc dù nằm ở Nam bán cầu, trong khu
vực châu Á – Thái Bình Dương, láng giềng thân thuộc với các quốc gia châu Á nhất là
các quốc gia Đông Nam Á nhưng Úc lại có nền chính trị mang đậm tính Anh – Mỹ hay
nói cách khác là mang đậm tính phương Tây. Úc đóng một vai trò quan trọng trong các
vấn đề địa chính trị, đặc biệt là ở Nam Thái Bình Dương. Một cách bao quát, bối cảnh
chính trị và chính sách của Úc vừa quen thuộc vừa bất thường. Cũng như các thuộc địa
cũ của Anh, Úc vẫn giữ lại hệ thống Westminter truyền thống sau khi giành được độc
lập. Qũy đạo chính trị ở quốc gia này cũng giống như các quốc gia thuộc khối thịnh
vượng chung, từ quản lý quân sự trực tieps đến tư vấn từ hội đồng lập pháp của nghị
viện, đến các hội đồng mở rộng khác, cuối cùng là sự chuyển giao quyền lực từ các
thống đốc thuộc địa đến các thủ tướng.
Bên cạnh đó, qua việc tìm hiểu và thu thập tài liệu, tôi nhận thấy có rất nhiều
học giả đi trước đã nghiên cứu về nền chính trị Úc nói chung và hệ thông chính trị tại
quốc gia này nói riêng, tuy nhiên đa phần các công trình chỉ tập trung vào nghiên cứu
một cách tổng quát đối tượng, trong khi khía cạnh về bộ máy nhà nước trung ương bao
gồm các thành phần, chức năng và quy chế đi kèm chưa được nghiên cứu một cách sâu
rộng.
Từ những lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài “Tổ chức bộ máy nhà
nước trung ương của Liên Bang Úc hiện nay” làm đề tài cho học phần Nhập môn
nghiên cứu Úc. Thông qua đề tài này, tôi hi vọng có thể đưa ra một cách toàn diện về
bộ máy nhà nước trung ương của Úc và lý giải những nét đặc biệt trong cwo cấu tổ
chức này.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu ở trong nước:

Từ lâu, nền chính trị Úc đã trở thành một đề tài hấp dẫn đối với giới học giả.
9

Dưới đây là một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài mà tôi thực hiện:
Công trình “Sơ lược về hệ thống chính trị Úc” của Nguyễn Anh Thư đã cung
cấp cái nhìn bao quát về nền chính trị của Úc từ các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư
pháp đến thể chế chính trị của quốc gia này. Kết quả của công trình này là tạo tiền đề
cho các nghiên cứu sau này, dựa trên những kiến thức đã được nghiên cứu về Úc.
Tiếp đến là bài báo nghiên cứu “Tính Anh – Mỹ trong hệ thống chính trị Liên
bang Úc” in trên tạp chí phát triển KH&CN vào năm 2016 của tác giả Hoàng Văn Việt
, bài báo tập trung vào việc chỉ ra, phân tích và lý giải lý do tại sao hệ thống chính trị
Úc lại mang tính Anh – Mỹ trong. Kết quả của công trình này chính là việc giúp đọc giả
nhìn nhận rõ tính đặc trưng cũng như hiểu được nguyên nhân dẫn đến tính đặc trưng
này trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Liên bang Úc.
Công trình nghiên cứu “Qúa trình hình thành tổ chức bộ máy quyền lực các
thuộc địa Anh tại Úc” của Trịnh Thị Định vào năm 2012 đã làm sáng tỏ quá trình hình
thành bộ máy nhà nước đầu tiên tại Úc, khi Úc còn là một nơi giam giữ tù nhân của
Anh. Kết quả của công trình này đã tạo tiền đề cho các nghiên cứu về Úc sau này.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Vào năm 1995, Brian Calligan đã cho ra đời cuốn sách với tựa đề “ Brian
Galligan (1995), “A Federal Republic: Australia’s Constitutional System of
Government”, Cambridge University Press, với lập luận rằng Úc là một nước cộng hòa
liên bang chứ không phải một nước theo chế độ quân chủ lập hiến. Mặc dù cuốn sách
này không phủ nhận nhưng yếu tố nghị viện và quân chủ của hệ thống chính trị Úc, tuy
nhiên nó kêu gọi đánh giá hiến pháp Úc theo một cách tích cực hơn. Kết quả là cuốn
sách cung cấp một hướng nhìn khác về nền chính trị tại Úc.
Một trong những công trình nghiên cứu ấn tượng về vấn đề chính trị tại Úc có
thể kể là cuốn sách “Australian Politics and Policy” của nhóm biên tập sách giáo khoa
Mở. Cuốn sách cung cấp nội dung bao quát toàn diện, độc đáo về chính trị và các chủ
đề công cộng để sử dụng trong các khóa học đại học cấp hai và cấp ba. Cuốn sách này
là nguồn tài liệu về lịch sử và triết học chính trị Úc, các thể chế quan trọng cũng như
các hoạch định chính sách công ở Úc và các chương chuyên ngành về một loạt các lĩnh
10

vực chính sách quan trọng.


Ngoài ra còn có cuốn sách chuyên khảo với tựa đề “Thể chế pháp luật kinh tế
một số quốc gia trên thế giới” của Nguyễn Văn Giàu. Cuốn sách bàn luận về các thể
chế chính trị trên thế giới trong đó có cả Úc, cung cấp những kiến thức tổng quan nhất
về nước Úc và truyền thống pháp luật cũng nhưng mô hình tổ chức nhà nước tại quốc
gia này.

3. Mục tiêu nghiên cứu


Thứ nhất, việc tìm hiểu về cơ cấu tổ chức cũng như nhiệm vụ của các cơ quan
trong bộ máy nhà nước trung ương Liên bang Úc góp phần làm sáng tỏ tính Anh – Mỹ,
cũng như những khiếm khuyết trong hệ thống chính trị Liên bang Úc.
Thứ hai, tìm hiểu về những hoạt động của bộ máy nhà nước Liên bang Úc
hiện nay trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh – quốc phòng, đồng thời
làm rõ các cơ chế hoạt động của các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Thứ ba, đề tài nghiên cứu sẽ đóng góp thêm nguồn tài liệu vô cùng hữu ích và
quan trọng cho sinh viên, giáo viên, học viện cao học, nghiên cứu sinh các chuyên
ngành về đất nước học, khu vực học, Châu Á học,…

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu


Chủ thể nghiên cứu: Tổ chức bộ máy nhà nước trung ương Liên bang Úc.
Khách thể nghiên cứu: Hệ thống chính trị Liên bang Úc.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Tôi chỉ tập trung nghiên cứu về cơ cấu và chức năng của các
cơ quan, chức vụ quyền lực chủ chốt trong bộ máy nhà nước Liên bang Úc.
Về mặt không gian: Liên bang Úc
Về mặt thời gian: Từ khi thành lập liên bang đến hiện nay.

5. Phương pháp nghiên cứu

Để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng những
phương pháp như sau:
11

Phương pháp phân tích – tổng hợp tư liệu: Phương pháp này được tôi vận
dụng trong việc tiến hành tổng hợp những tư liệu từ sách vở, các bài luận văn, luận án,
các bài báo nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài của các nhà nghiên cứu đi
trước mà nhóm đã tìm hiểu được. Sau khi tổng hợp được hệ thống tư liệu phục vụ
nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành phân tích, chia nhỏ tư liệu thành từng bộ phận để làm rõ
đối tượng nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở đó kế thừa những nội dung khoa học cần
thiết đồng thời trích dẫn đưa vào trong bài nghiên cứu để tăng tính thuyết phục cho bài
nghiên cứu.
Phương pháp lịch sử - logic: phương pháp lịch sử sử dụng để nghiên cứu về
quá trình hình nhà nước Liên bang Úc, từ đó rút ra những ảnh hưởng của Mỹ và Anh
trong cơ cấu bộ máy nhà nước liên bang.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Nhận thấy đề tài liên quan đến nhiều
ngành khoa học khác nhau bao gồm văn hóa, triết học, tôn giáo, lịch sử,... Chính vì thế,
sử dụng biện pháp nghiên cứu liên ngành nhằm làm rõ đối tượng nghiên cứu từ nhiều
góc nhìn và nhìn nhận đối tượng một cách chính xác, khách quan.

6. Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học


Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần cung cấp kiến thức về hệ thống chính trị
Liên bang Úc cũng như quá trình hình thành nhà nước tại đây. Đặc biệt đề làm sáng tỏ
cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước trung ương Liên bang Úc, qua đó giải thích nét
Anh – Mỹ trong hệ thống chính trị tại quốc gia này.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cũng cung cấp nguồn tư liệu cho việc học tập và
nghiên cứu cho các sinh viên, nghiên cứu sinh quan tâm tới vấn đề quan hệ quốc tế này,
ngoài ra có thể dùng làm tài liệu giảng dạy cho bộ môn Quan hệ quốc tế nói chung và
chuyên ngành Úc học - khoa Đông Phương học nói riêng.

7. Bố cục đề tài
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, danh mục hình ảnh, danh mục từ viết tắt và tài liệu
tham khảo, tôi chia nội dung đề tài thành ba phần chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiển. Ở chương đầu này, tôi sẽ tìm hiểu những
12

cơ sở lý luận và thực tiễn bao gồm nguồn gốc ra đời của nhà nước, các khái niệm lý
thuyết về nhà nước. Trên cơ sở đó, làm rõ nguồn gốc quá trình hình thành bộ máy nhà
nước Liên bang Úc.

Chương 2: Cơ cấu tam quyền phân lập trong bộ máy nhà nước trung ương
Liên bang Úc. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn ở chương I, ở chương II này tôi khái quát
về bộ máy nhà nước Liên bang Úc về hình thái và người đứng đầu nhà nước, làm nổi bật
tính Anh – Mỹ trong hệ thống chính trị Liên bang Úc. Sau đó, tôi tiến hành phân tích chi
tiết về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước trung ương Liên bang Úc cụ thể là cơ quan lập
pháp, hành pháp và tư pháp trên các bình diện cơ cấu, chức năng, chế độ hoạt động.
Chương 3: Ưu và nhược điểm trong cơ cấu bộ máy nhà nước Liên bang Úc.
Nội dung của chương này tập trung vào phân tích những ưu điểm và nhược điểm trong tổ
chức bộ máy chính quyền trung ương ở Úc. Tại chương này, tôi tập trung vào mối tương
quan quyền lực giữa các cơ quan chủ chốt nhà nước, từ đó rút ra kết luận về những điểm
tối ưu và hạn chế của chúng.
13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Để làm tiền đề cho bài nghiên cứu, ở chương này tôi sẽ đề cập đến một số khái
niệm, lý thuyết về nguồn gốc và chức năng của nhà nước. Đồng thời, tôi cũng khái quả
quá trinh hình thành nhà nước Liên bang Úc. Chương này đóng góp vai trò tương đối
quan trọng, vì đây sẽ làm cơ sở nền tảng định hướng cho việc tiếp cận đề tài ở chương
sau.

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm về nhà nước
Trong quá trình tìm kiếm và chắt lọc thông tin, tôi đã tìm thấy một số khái niệm về
nhà nước là tiền đề để khai thác đề tài như sau:
Theo Hoàng Thị Kim Quế, Giáo trình Lý luận nhà nước pháp luật, cho rằng “Nhà
nước là tổ chức quyền lực chính trị, quyền lực công của xã hội, của nhân dân, có chủ
quyền, thực hiện việc quản lý các công việc chung của toàn xã hội trên cơ sở pháp luật
và lợi ích chung với bộ máy nhà nước chuyên trách, nhà nước có trách nhiệm bảo vệ,
bảo đảm xác quyền, tự do của con người, vì sự phát triển bền vững của xã hội.”
Đối với V.I. Lê-nin, ông cho rằng khái niệm “nhà nước” là để chỉ bộ máy nhà
nước trong xã hội có giai cấp. Cụ thể, “dĩ nhiên, không ai có thể dùng hai tiếng nhà nước
để gọi một cộng đồng, trong đó tất cả mọi thành viên đều thay phiên nhau quản lý “tổ
chức của trật tự’”. Chính sự tập trung quyền lực chính trị trong tay một giai cấp đặc biệt
là đặc trưng để phân biệt nhà nước với mọi hình thức tổ chức xã hội khác.”
Tóm lại, khái niệm “nhà nước” dùng để chỉ một tổ chức quyền lực chính trị, là bộ
máy cai trị trong xã hội có giai cấp.

1.1.2 Các quan niệm về nguồn gốc nhà nước và bản chất nhà nước
Các thuyết phi Mác xít về nguồn gốc nhà nước:
Trước khi học thuyết Mác xít ra đời, có hàng loạt những quan niệm về nhà nước
dựa theo các thuyết được đông đảo giới học giải ủng hộ. Trong quá trình tìm hiểu, tôi đã
sưu tầm được các lý thuyết nói về nguồn gốc nhà nước như sau:
- Thuyết thần quyền: thuyết này cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự
14

xã hội, thượng đế đã sáng tạo ra nhà nước nhằm bảo vệ trật tự chung, nhà nước là một sản
phẩm của thượng đế.
- Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của
gia đình và quyền gia trưởng. Thực chất nhà nước chính là mô hình của một gia tộc mở
rộng và quyền lực nhà nước chính là từ quyền gia trưởng được nâng cao lên – hình thức
tổ chức tự nhiên của xã hội loài người.
- Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh
xâm lược, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc
chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiến bại.
- Thuyết tâm lý: cho rằng nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người
nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ,…
- Thuyết Khế ước xã hội: Nhà nước ra đời là kết quả của một thoả thuận xã hội (khế
ước) giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên của xã hội (vốn có các quyền
được sống, tự do, bình đẳng, sở hữu tài sản ...là các quyền tự nhiên, thiêng liêng và bất
khả xâm phạm) với nhau. Quyền lực nhà nước thuộc về các công dân, vì lợi ích của các
công dân. Trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình, các quyền tự
nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước này và
ký kết khế ước mới, một nhà nước mới ra đời.
- Ngoài ra còn có các học thuyết khác về nguồn gốc và bản chất nhà nước như: Nhà
nước phúc lợi chung, nhà nước kỹ trị, nhà nước hậu công nghiệp …
* Các học thuyết phi Mác xít nói trên đều mang tính chủ quan, đều vô tình hoặc cố
ý lảng tránh bản chất giai cấp của nhà nước.
Học thuyết Mác-Lê-nin về nguồn gốc và bản chất nhà nước:
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin về nguồn gốc ra đời và bản chất của nhà
nước được thể hiện rõ trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của
nhà nước” của Ph. Ăng-ghen và tác phẩm "Nhà nước và cách mạng" của V. I. Lê-nin.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin:
- Nhà nước xuất hiện là mang tính khách quan, nhưng không phải là hiện tượng xã
hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều
15

kiện khách quan cho sự tồn tại và phát triển của chúng không còn nữa.
- Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến một giai đoạn nhất
định, với các tiền đề về kinh tế (tư hữu xuất hiện), tiền đề về xã hội (xã hội phân chia
thành các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau về lợi ích, mâu thuẫn về lợi ích không
thể tự điều hoà được).
- Về bản chất của nhà nước, theo Lê-nin, "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của
những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng
nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì nhà
nước xuất hiện".

1.1.3 Khái niệm nhà nước liên bang, hình thái nhà nước và tam quyền phân lập

Nhà nước Liên bang là nhà nước được thành lập dựa trên sự liên kết, hợp nhất
giữa hai hay nhiều nước thành viên có tính ổn định cao trong việc xác lập địa giới hành
chính lãnh thổ và vận hành quyền lực nhà nước. Theo đó, mỗi nhà nước thành viên có chủ
quyền riêng được tập hợp lại dưới một nhà nước Liên bang thống nhất có chủ quyền
chung. Trong một Liên bang, chủ quyền của các thành viên Liên bang được pháp luật bảo
hộ và không thể bị điều chỉnh bởi một quyết định đơn phương nào của chính phủ liên
bang.
Hình thái nhà nước, hình thái nhà nước là hình thức tổ chức và quản lý nhà nước.
Hình thái nhà nước được cấu thành qua 3 phương diện là: hình thức chính thể, hình thức
cấu trúc nhà nước, và chế độ chính trị.
Tam quyền phân lập, có rất nhiều tài liệu ghi chép bằng cả tiếng Anh và tiếng
Việt của các tác giả đã đưa ra những định nghĩa khác nhau với những cách tiếp cận rất đa
dạng và phong phú. Tuy nhiên, tựu chung lại, tất cả những khái niệm đó đề muốn giải
thích rằng, tam quyền phân lập là quyền lực nhà nước được phân chia thành các nhánh
khác nhau (cụ thể là ba nhánh Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp), do các cơ quan khác
nhau nắm giữ (là Quốc hội, Chính phủ và Tòa án) để đảm bảo rằng sẽ không một cá nhân
hay bất kỳ tổ chức nào có thể nắm giữ được trọn vẹn quyền lực nhà nước.
Sơ lược các chức năng, vai trò cơ bản của ba nhánh Lập pháp, Hành pháp và Tư
16

pháp. Về Lập pháp, nhiệm vụ chính của nhánh này chính là làm luật, sửa hiến pháp, có
quyền giám sát cơ quan Hành pháp, thủ tướng, quyền đại diện, quyền soạn thảo chủ
trương, chiến lược kinh tế đối nội, đối ngoại,… Về Hành pháp, chức năng chính của
nhánh này có thể gói gọn trong hai chữ là thực thi và điều hành. Thực thi ở đây là thực thi
pháp luật, thực hiện cơ chế quản lý xã hội. Bên canh đó, Hành pháp cũng điều hành chính
sách đối nội, đối ngoại cho quốc gia. Nhánh quyền lực còn lại chính là Tư pháp, có nhiệm
vụ chính là cơ quan bảo vệ pháp luật. Như vậy, sự phân chia quyền lực nhà nước thành ba
nhánh như vậy sẽ hạn chế được quyền lực tập trung vào một người, từ đó nó sẽ hạn chế
được khả năng trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế. Bên cạnh đó, cách hoạt động độc lập
của ba nhánh quyền lực này cũng góp phần ngăn cản các nhánh khác vượt quá quyền hạn
của mình.

1.2 Cơ sở thực tiễn


1.2.1 Các tiền đề của sự ra đời nhà nước Liên bang Úc

Tiền đề kinh tế - xã hội

Về kinh tế, Việc phát hiện ra vàng năm 1850 đã thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của
nền kinh tế và gia tăng sự giàu có cho các thuộc địa. Sản lượng đàn cừu tăng nhanh đòi
hỏi về đồng cỏ ngày càng lớn và điều đó đã dẫn đến sự phát triển ngày càng sau vào nội
địa. Tuy nhiên, càng đi sâu vào nội địa thì càng xít lại lần gơn với các thuộc địa khác.
Sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt là sự phát triển của công nghiệp đã đòi hỏi
ngày càng nhiêu nhân công lao động và nguồn nhân công trong thuộc địa không đủ để
cung cấp do đó đã thu hút nhân công từ các thuộc địa này sang các thuộc địa khác làn ăn.
Trong quá trình di chuyển như vậy, do mỗi thuộc địa có những quy định về người nhập cư
khác nhau nên khó kiểm soát do đó các thuộc địa cần liên kết với nhau trong việc quản lý
cũng như cùng nhau đưa ra những quy định về người nhập cư để bảo vệ lợi ích của thuộc
địa mình.
Khi kinh tế phát triển, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Anh giảm mạnh do mỗi thuộc
địa đều có thể cung cấp được những nhu cầu cần thiết cho thuộc địa mình, cũng như sử
dụng sản phảm buôn bán nội địa với nhau. Do vậy, với hệ thống đường sát không đồng bộ
17

giữa các thuộc địa đã gây cho sự khó khăn cho việc đi lại của người dân cũng như gây trở
ngại lớn đến việc giao thương buôn bán giữa các thuộc địa với nhau.
Nhiều người cho rằng những hạn chế về buôn bán và trở ngại về thuế quan giữa các
thuộc địa đang làm suy yếu nền kinh tế thương mại Úc. Tuy nhiên việc mở rộng thương
mại và buôn bán tự do ở Úc đã có nhiều thuận lợi. Thêm vào đó, trong suốt những năm
1890, Úc phải đương đầu với cuộc khủng hoảng và nguồn đầu tư của Anh vào Úc ngày
một suy giảm. Người ta cũng cho rằng, nếu so với Liên bang hợp nhất thì các thuộc địa
riêng lẽ không đủ khả năng để đương đầu với những trở ngại lớn của nền kinh tế hoặc
không đủ sức thu hút nguồn vốn đầu tư của Anh.
Về xã hội, Dân cư ở các thuộc địa phần lớn đều có những đặc điểm chung: phần
đông xuất thân là người Anh, đều nói một ngôn ngữ chung là tiếng Anh, có phong tục tập
quán, quan điểm, luật pháp, đời sống hàng ngày ở nông thôn hay thành thị, nền kinh tế
cũng như nhiều yếu tố khác đều giống với người Anh. Nên việc thống nhất gần như là
điều bắt buộc.
Dần dần người Úc có những suy nghĩ về mình với tư cách là người Úc hơn là cư dân
hơn là cư dân của một thuộc địa đặc biêt. Phần đông các dân cư sống ở Úc là những người
sinh ra tại Úc, vì vậy ý thức trung thành với đất nước của họ nghiêng về Úc nhiều hơn là
nước Anh.
Một lý do chính yếu của những người theo chủ nghĩa dân tộc khi cho rằng nên duy
trì một nước Úc thuần chủng da trắng vì lẽ họ cho rằng nó thích hợp hơn cho dòng dõi
Anh quốc, bởi đa số họ đều có nguồn gốc từ Anh. Họ cho rằng chỉ có như vậy mới có thể
bảo tồn được sức mạnh, nền độc lập và nền văn hóa đặc trưng của mình.
Chính ý thức dân tộc trỗi dậy mạnh mẽ như vậy nên chính sách “vì Úc da trắng” đã
được dưa ra. Thực chất của chính sách này là sự kỳ thị những người da màu. Sự kỳ thị
đầu tiên xuất hiện vào giai đoạn 1850 – 1860, đó là việc những người Vitoria và những
người sống ở các khu đào vàng New South Wales phản đối dữ dội sự hiện diện của những
người Trung Quốc ở Úc. Những công dân mỏ người da trắng coi người Trung Quốc như
là một hiểm họa về kinh tế và hơn nữa, còn cho rằng người Trung Quốc là những kẻ vô
18

đạo, bệnh hoạn và đe dọa sự thuần khiết về nòi giống của họ. Những công nhân mỏ người
Trung Quốc bị tấn công, bị sát hại một cách dã man và bị đuổi ra khỏi các khu đào vàng.
Nhiều cuộc xo xát khác giữa những công nhân mỏ da trắng và công nhân người
Trung Quốc đã xảy ra ở khu đào vàng Palmer thuộc Qeensland vào năm 1877, ở đó đã có
đến 17.000 công nhân Trung Quốc và 14.000 công nhân châu Âu. Các thuộc địa này đã
buộc đưa ra những đạo luật hạn chế việc nhập cư của người Trung Quốc.
Sau cơn sốt vàng, người Trung Quốc còn thâm nhập vào nhiều ngành nghề khác như
nghề trồng rau, sản xuất vật dụng gia đình, nhiều người còn đến sống ở các thành phố.
Vào những năm 1880 ở Úc đã có đến 50.000 người Trung Quốc và 2,5 triệu người Châu
Âu . Sự kích động chống người Trung Quốc vẫn tiếp diễn, lúc này các công nhân Châu
Âu sợ rằng người Trung Quốc sẽ cạnh tranh với họ trong các ngành công nghiệp.
Trong một cuộc đình công của thủy thủ vào năm 1878, các thủy thủ người Châu Âu
từ chối làm việc vì hải quân Úc đã thuê thủy thủ Trung Quốc với giá 2 bảng 15
shilling/tháng, trong khi đó mức giá thống nhất là 6 bảng 8 shilling/tháng. Năm 1888, một
chiếc tàu mang tên Afghan với 268 người Trung Quốc đã không được phép cập cảng
Sydney.
Vào những năm 1880 – 1890, nhiều cuộc hội nghị của nghiệp đoàn thương mại liên
thuộc địa đã lên án việc sử dụng lao động Trung Quốc với giá rẻ mạt và lên tiếng yêu cầu
chính phủ Úc ban hành luật để chống lại việc nhập cư của Trung Quốc. Đạo luật nhà máy
và cửa hiệu của bang Victoria năm 1896 quy định rằng: tất cả các hàng gia dụng do người
Trung Quốc làm ra phải dán nhãn hiệu “lao động Trung Quốc làm”. Vào những năm
1890, các Đảng lao động mới lúc bấy giờ cũng bắt đầu bày tỏ quan điểm ủng hộ các
nghiệp đoàn.
Không riêng gì người Trung Quốc mà người Nhật Bản và cả những người dân da
màu khác cũng bị người Úc bài trừ.
Năm 1890 Hội nghị họp các thuộc địa đưa ra những chính sách hạn chế việc nhập cư
của người Hoa (Anti – Chinese Immigration act). Đưa ra thuế nhập cư đối với người
Trung Quốc trong khi người Châu Âu không phải nộp thuế nhập cư và người Anh, Ailen
thì lại được hỗ trợ nhập cư.
19

Mặc dù có chính sách kỳ thị đối với người Hoa ở các thuộc địa nhưng ngươig Hoa
vẫn lan tràn do đó đòi hỏi phải có một chính sách thống nhất giữa các thuộc địa.
Mặc dù các thuộc địa Úc có chính sách kỳ thị người da màu nhưng chính phủ Anh
không cho phép và thoạt đầu không thừa nhận chính sách này, chỉ mãi đến năm 1880 mới
chấp nhận chính sách đó. Tuy nhiên lại vấp phải sự phản đối của chính phủ Trung Quốc.
Trước tình hình đó chính phủ Anh yêu cầu các thuộc địa ngừng nhập cư đối với tất cả các
nước.
Với giải pháp trên của chính phủ Anh, các thuộc địa phản đối đồng thời tuyên bố
ngược lại với yêu cầu của Anh đó là khuyến khích nhập cư Châu Âu và hạn chế nhập cư
châu Á. Đây là lập trường nhất quán giữa các thuộc địa.
Trong khi các thuộc địa thực hiện chính sách kỳ thị chủng tộc đối với người da màu
thì Anh ký với Nhật Hiệp định thương mại cho phép công dân của hai nước được hoạt
động tư do trên lãnh thổ hai nước và đạo luật này được gửi đến tất cả các thuộc địa của
Anh. Các thuộc địa Úc đã không chấp nhận đạo luật này.
Chính sự mâu thuẫn giữa Anh và các thuộc địa ở Úc là yếu tố dẫn đến sự mong
muốn tách ra khỏi hệ thống thuộc địa của Anh và thành lập một nhà nước Liên bang độc
lập ở Úc.
Tiền đề an ninh quốc phòng
Nếu như vào giữa thế kỷ XIX, lực lượng hải quân Anh vẫn còn mạnh ở cả Đại Tây
Dương và Thái Bình Dương, Úc không phải cần phải có quân đội hay lực lượng quốc
phòng riêng của mình vì đã có quân đội của Anh bảo vệ, thì đến cuối thế kỷ XIX tình
hình đã có nhiều thay đổi.
Lúc này các nước đế quốc khác như Pháp, Đức, Mỹ bắt đầu vươn lên khẳng định
quền lực của mình trên biển. Ở Đại Tây Dương, ngoài Pháp, Đức đã phát triển mạnh và
trở thành đối trọng của Anh ở Châu Âu, tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Pháp
cũng đã phát triển mạnh lên, đã xâm chiếm Đông Dương và một số khu vực Đông Nam
Á, lại còn có tham vọng xam chiếm nhiều vùng đất khác đe dọa đến hệ thống thuộc địa
của Anh ở đây.
20

Tuy nhiên đối với Anh, Thái Bình Dương không phải là vị trí quan trọng nhất, mà vị
trí quan trọng nhất đối với Anh lúc này là Đại Tây Dương. Chính vì vậy trong bối cảnh
quốc tế có nhiều biến động, cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất có nguy cơ nổ ra, Chính
phủ Anh đã yêu cầu Úc phải xây dựng lực lượng hải quân riêng để tự bảo vệ cho đất nước
mình. Và Úc cũng hiểu rằng, không thể trông chờ vào sự bảo vệ của Anh, và họ cũng có
những tham vọng xâm chiếm một số đất đai và thuộc địa ở Thái Bình Dương.
Năm 1887 Hội nghị liên lục địa đưa ra quyết định phải xây dựng một lực lượng
quốc phòng để bảo vệ đất nước. Tuy nhiên không thể từng thuộc địa riêng lẻ lại có thể
xây dựng được một lực lượng hải quân mạnh do đó cần phải liên kết các thuộc địa lại với
nhau.
Chưa kể trong đoạn thời gian anfy, các nước đế quốc bắt đầu rào riết tì kiếm thị
trường thuộc địa, và nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới sắp nổ ra đã khiến cho giới tư
sản mà cụ thể là đại tư sản Úc lo lắng. Trong khí trước đó, năm 1880 Hải quân của Anh
đã rút khỏi nước này.
Như vậy, quốc phòng không chỉ là yếu tố thúc đẩy mà còn là yếu tố trực tiếp dẫn
đến sự ra đời của Liên bang Úc vào năm 1901.

1.2.2 Qúa trình hình thành nhà nước Liên bang Úc

Trước khi thành lập các khu thuộc địa (1788-1850), mọi luật lệ hoàn toàn áp dụng
theo hệ thống luật pháp Anh và Thống đốc thay mặt nữ hoàng Anh thực hiện điều hành
quản lý mọi công việc. Từ 1850 – 1901 kinh tế phát triển nhanh chóng làm biến đổi cơ
cấu xã hội và xuất hiện tầng lớp thượng lưu xã hội (quý tộc, tư sản, chủ trang trại, quan
chức cao cấp, thương nhân giàu có,...) đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật chặt chẽ,
hoàn chỉnh vừa bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp này, vừa quản lý được xã hội và kích thích
sản xuất phát triển. Sau đó Anh thông qua đạo luật thành lập chính phủ thuộc địa Úc.
Trong điều kiện khách quan mới, hệ thống quyền lực mới “bán hoàn chỉnh” ra đời (cơ
quan hành pháp do Thống đốc đứng đầu, Hội đồng Lập pháp thuộc địa dân chủ gián tiếp
ít ỏi) cùng với đó là các dấu hiệu của chế độ dân chủ - tự do xuất hiện (quyền bầu cử,
quyền thành lập chính đảng...)
21

Cuối thể kỷ XIX việc thành lập Liên bang đã trở thành yêu cầu bức thiết.
Năm 1883, Hội nghị thành lập Liên bang đã đưa ra nghị luật: Hội đồng luật pháp và
sau một số cuộc vận động, Hội đồng Liên bang được thành lập, mỗi thuộc địa củ hai
người tham gia. Đến năm 1885 Hội đồng vẫn được thực hiện nhưng hoạt động không
thành công do đó năm 1889 đề nghị thành lập chính phủ Liên bang, nghị viện Liên bang
của New South Wales và Victoria.
Khi tình hình thế giới có những biến động ngày một xấu đi, Chính phủ Anh đề xuất
việc phòng thủ chung trên toàn lãnh thổ Úc do đó tất cả các lực lượng vũ trang ở đây đã
được thống nhất nhưng Anh không đứng ra để quản lý lực lượng quân đội chung đó. Vì
vậy nhu cầu hợp nhất trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Năm 1889, các thuộc địa tiến hành trưng cầu dân ý, thông qua hiến pháp Liên bang,
kết quả là các thuộc địa đều đồng ý trừ West Úc. Sau đó đệ trình dự thảo Hiến pháp này
đến Anh, Bộ trưởng bộ thuộc địa Anh lúc này là Chamberlain phản đối nhưng dự thảo
Hiến pháp đã được Chính phủ Anh thông qua.

Hình 1. Bản đồ của Liên bang Úc

Trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội của các thuộc địa, ngày 1 tháng 1 năm 1901 Liên
bang Úc được thành lập bao gồm 6 bang: New South Wales, Victorya, Southern Úc,
22

Western Úc và Tasmania cùng với hai lãnh thổ là vùng lãnh thổ thủ đô (Úc Capital
Territory (ACT)) và vùng lãnh thổ phía bắc – Northern Territory. Đạo luật năm 1986 của
Úc đã bác bỏ mọi quyền hạn cố hữu của chính phủ Anh can thiệp vào công việc nội bộ
của Úc.
Nhìn chung quá trình thành lập Liên bang Úc là một quá trình lâu dài và phức tạp.
Và việc hợp nhất các khu thuộc địa hoàn toàn do nhu cầu phát triển xã hội và trên tinh
thần tự nguyện, do đó quyền tự trị của mỗi tiểu bang được khẳng định một cách bình
đẳng, công bằng. Và măc dù đã thành lập nhà nước riêng, tuy nhiên Úc vẫn nằm trong
khối Liên hiệp Anh.

1.2.3 Các cơ sở kinh tế, xã hội và tư tưởng chính trị của hệ thống chính trị Úc

Về cơ sở kinh tế, nền kinh tế Úc hiện này là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện đại,
trong đó có công nghiệp hiện đại giữ vai trò quan trọng nhất, thương mại và dịch vụ đóng
vai trò tiên phong và các ngành công nghiệp thủy hải sản là các ngành kinh tế hỗ trợ.
Sức sống của các ngành kinh tế Úc là dựa vào sức mạnh cảu các tập đoàn kinh tế
hùng mạnh. Với việc tập trung lực lượng sản xuất cao độ và tính tích tụ tư abrn lớn lao,
các tập đoàn kinh tế này không chỉ giữ vai trò độc quyền trong hoạt động kinh tế, àm còn
tham gia vào (trực tiếp hay gián tiếp) các quan hệ chính trị. Ví dụ, Tập đoàn Thép BHP
Billiton (có gần 40.000 công nhân, hơn 100 công ty phân bô ở 25 quốc gia, với tổng vố
925 tỷ USD), Tạp đoàn thép Blue Scope, ngành đường sắt có tập đoàn ARIC,…
Về cơ cấu xã hội, nền kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ ở những năm 30 của thế
kỷ 19 đã là thay đổi cơ cấu xã hội của Úcã. Xã hội Úc hiện đại phân chia các giai cấp -
nhóm xã hội: giai cấp tư sản, giai cấp vô sản, thị dân và nông dân. Nhưng chủ yếu là giai
cấp tư sản và giai cấp vô sản là đại diện của xã hội Úc hiện nay.
Giai cấp tư sản Úc, giai cấp này phân chia thành 3 tầng lớp gồm; đại tư sản, tư sản
vừa và nhỏ. Sự liên kết chặt chẽ đại tu sản thương mại – ngân hàng với đại tư sản trong
nông thôn đã tạo nên một tập đoàn quyền lực trong xã hội Úc.
Giai cấp công nhân Úc, là một tập đoàn người đa sắc tộc – châu Âu, châu Á, châu
Phi. Ngoài bộ phận công nhân truyền thống, phần lớn cò lại là những công nhân mới nhập
23

cư, công nhân công nghiệp mới, công nhân nông nghiệp. Đời sống vật chất và tinh thần
dược đảm abro khá tốt, cùng với sự đa dạng về nguồ gốc nhập cư đã hạn chế nhiều đến ý
thức giai cấp của họ.
Về tư tưởng chính trị, trong xã hội Úc hiện giờ đang tồn tại các khuynh hướng tư
tưởng chính trị: tư tưởng chính trị dân chủ - tự do thống trị, chi phối đế các tư tưởng chính
trị xã hội ôn hòa và chủ nghĩa dân tộc màu da. Vẫn còn quá sớm để có thể khẳng định
rằng, ở Úc không còn chô dứng cho khuynh hướng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tôi đã trình bày nhứng cơ sở lý luận bao gồm một số khái niệm về
nhà nước, nhà nước liên bang, các lý thuyết về nhà nước theo quan niệm phí Maxit và
theo học thuyết Mác – Lê-nin và dựa vào đó làm nền tảng để liên hệ đến cơ sở thực tiễn.
Về cơ sở thực tiễn, các yếu tố về quá trình hình thành nhà nước Liên bang Úc cũng như
các cơ sở hình thành hệ thống chính trị của quốc gia này đã được tôi khái thác triệt để,
nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu ở chương tiếp theo. Úc đã trải qua quá trình hình thành
nhà nước liên bang khá lâu và phức tạp, do những tác động từ bên trong lẫn yếu tố khách
quan bên ngoài. Qua đây cho thấy chương 1 là một phần có tính thiết thực và cấp thiết để
hiểu hơn về vấn đề tôi nghiên cứu.
24

CHƯƠNG 2 : CƠ CẤU TAM QUYỀN PHÂN LẬP TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
TRUNG ƯƠNG LIÊN BANG ÚC

Khác với Tam quyền phân lập ở Mỹ, được tổ chức theo nguyên tắc đối trọng và
rạch ròi, hay Tam quyền phân lập ở Việt Nam lại mang tính thống nhất, Tam quyền
phân lập ở Úc mang một nét khá đặc trưng, đó là ở quốc gia này, ta nhận thấy không
có sự phân tách quyền lực một cách rõ ràng. Ở chương này, tôi tập trung vào khai thác
các cơ quan của bộ máy nhà nước trung ương Liên bang Úc trên các phương diện như
cơ cấu tổ chức, vai trò, chức năng cũng như chế dộ hoạt động, làm rõ tính Anh – Mỹ
cũng như sự chồng chéo quyền lực giữa ba cơ quan này trong hệ thống chính trị Úc.

2.1 Sơ lược về bộ máy nhà nước Liên bang Úc

2.1.1 Hình thái nhà nước

Hiện nay tồn tại hai loại ý kiến về hình thức nhà nước Liên bang Úc: loại hình
thái Cộng hòa đại nghị và loại hình thái Quân chủ - Lập hiến. Tuy nhiên, đa phần các
nhà nghiên cứu đều công nhận hình thức nhà nước Quân chủ - Lập hiến ở Úc, bởi lẽ
hoạt động của chình phủ liên bang còn phụ thuộc nhiều vào Vua Anh Đệ Tam thông
qua Viên toàn quyền, thứ hai, cơ quan Viên toàn quyền về danh nghĩa vẫn tham gia
vào các hoạt động chính trị với tư cách người đứng đầu nhà nước.
Là một quốc gia theo chính thể quân chủ đại nghị, bộ máy nhà nước liên bang
Úc cho phép công dân được tham gia vào quá trình chọn người đại diện và thể hiện
tiếng nói cho chính mình. Hiến pháp liên bang Úc khởi nguồn từ hai nguồn dân chủ có
truyền thống lớn trên thế giới là Anh và Mỹ. Vì vậy, với cội nguồn từ Anh, mô hình
chính thể nhà nước quân chủ lập hiến của liên bang Úc thể hiện rõ những đặc điểm của
một chính thể đại nghị và tuân theo nguyên tắc căn bản trong tổ chức nhà nước tư sản
là nguyên tắc tam quyền phân lập. Với cội nguồn từ Mỹ, hình thái nhà nước liên bang
Úc đã áp dụng theo cấu trúc chính quyền liên bang – phân quyền – quyền lập pháp và
hành pháp được trao cho các tiểu bang.
Trong hình thức cấu trúc nhà nước liên bang được áp dụng ở Úc có nhiều bang
thành viên. Mỗi bang có hiến pháp và các đạo luật riêng của bang do cơ quan lập pháp
25

của bang ban hành. Các bang đều có các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy
nhiên, các bang không có chủ quyền riêng về nguyên tắc, không có quyền tách khỏi
liên bang, không hoạt động với tư cách chủ thể công pháp quốc tế bên cạnh liên bang.
Khác hình thái chế độ tản quyền, hình thái phân quyền ở Úc quy định tính đặc
thù của mối quan hệ giữa chính quyền Liên bang với chính quyền địa phương. Mối
quan hệ này bao gồm sự phân quyền chính trị (các tiểu bang và lãnh thổ có thể làm và
thực thi luật về bất kì vấn đề gì liên quan tới tiểu bang và lãnh thổ, cơ quan tư pháp sẽ
góp phần bảo vệ sự phân quyền một cách tốt nhất); phân quyền trong quan hệ kinh tế
tài chính (chính quyền địa phương có trách nhiệm hoàn thành chỉ tiêu thu thuế, một
phần được giữ lại để chi phí cho các công việc ở địa phương, trong trường hợp cần
thiết, chính quyền trung ương hỗ trợ một khoản tài chính hợp lý); phân quyền trong
quan hệ xã hội (chính quyền địa phương sẽ phối hợp với các cấp chính quyền lãnh thổ
thực hiện các công việc liên quan đến giáo dục, y tế, nhà đất, giao thông, vận tải,...).

2.1.2 Cơ cấu tổ chức nhà nước Liên bang Úc

Sự xuất hiện của một nhà nước “Liên bang” thường gắn liền với sự thừa nhận
trong Hiến pháp của nhà nước đó về một hệ thống chính quyền “liên bang”. Trong một hệ
thống Liên bang, quyền hạn được phân chia giữa chính quyền trung ương và từng bang
riêng lẻ. Theo quy định của Hiến pháp Liên bang Úc, hệ thống liên bang bao gồm chính
phủ liên bang (hay chính phủ trung ương), và sáu chính phủ tiểu bang, gồm các bang New
South Wales, Queensland, Victoria, South Úc, Western Úc và Tasmania. Bên cạnh đó,
các lãnh thổ tự trị do Quốc hội liên bang lập ra cũng có vị trí – vai trò tương đương như
các tiểu bang, và chính phủ của các tiểu bang và lãnh thổ tự trị có trách nhiệm phụ trách
các vấn đề sở tại như giao thông công chính, cầu đường và đặc trách việc bảo vệ môi
trường, giáo dục, cứu hỏa. Theo Hiến pháp liên bang Úc, Quốc hội liên bang có quyền
hạn làm luật trên các lĩnh vực như: ngoại giao, thương mại giữa các tiểu bang và lãnh thổ
tự trị, thương mại quốc tế, quốc phòng và di trú. Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ,
các tiểu bang và lãnh thổ tự trị có thể làm luật về mọi vấn đề có liên quan đến tiểu bang
và lãnh thổ tự trị đó. Song các tiểu bang và vùng lãnh thổ tự trị không được quyền làm
26

luật trái với Hiến pháp liên bang. Trong đó, mỗi chính quyền tiểu bang và vùng lãnh thổ
tự trị đều có quyền hạn và nhiệm vụ khác nhau và khác với chính quyền Liên bang. Mỗi
chính quyền tiểu bang và vùng lãnh thổ tự trị đều có một Hiến pháp, nghị viện, chính phủ
và tòa án riêng của chính quyền đó. Quyền lực nhà nước của chính quyền Liên bang cũng
như chính quyền tiểu bang và các vùng lãnh thổ đều tuân thủ nguyên tắc phân quyền,
trong đó, nghị viện thực hiện quyền lập pháp, chính phủ thực hiện quyền hành pháp và tòa
án thực hiện quyền tư pháp. Hệ thống chính phủ liên bang Úc có nhiều điểm tương đồng
với hệ thống chính phủ truyền thống kiểu Westminster của Anh. Westminster cũng là tên
gọi của lâu đài được sử dụng làm tòa nhà Quốc hội của Anh. Đặc trưng của hệ thống
chính phủ nghị viện kiểu Westminster đã được xây dựng và củng cố qua nhiều thế kỷ là
nguyên thủ quốc gia không phải người đứng đầu chính phủ hay lãnh đạo cơ quan hành
pháp, và chính phủ do Quốc hội lập ra phải chịu trách nhiệm trước toàn thể Quốc hội.
Đây là thể chế theo “pháp trị” với hệ thống ngành tư pháp hoàn toàn độc lập với Quốc
hội. Song các ngành hành pháp ở Úc khác với mô hình kiểu Westminster ở điểm quyền
lực của Quốc hội ở Úc bị giới hạn bởi Hiến pháp của tiểu bang và liên bang.

2.1.3 Người đứng đầu nhà nước Liên bang Úc

Theo nguyên tắc tam quyền phân lập, nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị của Anh đồng
thời là nữ hoàng của liên bang Úc, đóng vai trò độc lập với địa vị là quân chủ của tất cả
các quốc gia trong khối Thịnh vượng chung Vương quốc Anh. Mặc dù không được quy
định cụ thể trong hiến pháp và luật pháp của Úc, bà vẫn được chấp thuận một cách rộng
rãi là nguyên thủ quốc gia của Úc.Theo Hiến pháp Úc, vai trò của Nữ hoàng hầu như chỉ
mang ý nghĩa nghi thức.
Với hình thái nhà nước Quân chủ lập hiến, Thống đốc Toàn quyền với nhiệm kỳ 5
năm, không những đại diện nữ hoàng Anh tại Úc mà còn được thể hiện trên hình thức như
vai trò của một nguyên thủ quốc gia của Úc. Mặc dù Toàn quyền là đại diện trên danh
nghĩa của Nữ hoàng, song trên thực tế, Toàn quyền có vai trò hiến định hầu như độc lập
với Nữ hoàng. Là đại diện của nữ hoàng Anh, Toàn quyền có quyền thay mặt nữ hoàng
Anh đón tiếp khách nước ngoài, triệu tập và giải tán Hạ viện, bổ nhiệm thủ tướng và
27

thành viên Nội các chính phủ, ký kết các hiệp định hòa bình và chiến tranh với các quốc
gia và vùng lãnh thổ, ký sắc lệnh ân xá hay khen thưởng, …Tuy được Hiến pháp trao
quyền hành pháp khá rộng rãi, nhưng các quyền lực của Toàn quyền ít khi được sử dụng
trực tiếp, thường chỉ được dùng sau khi được Nội các cố vấn. Trong đó, Nội các bao gồm
những bộ trưởng cấp cao của chính quyền Liên bang và được Toàn quyền chỉ định dựa
trên ý kiến đóng góp của Thủ tướng chính phủ.

Hình 2. Toàn quyền Liên bang Úc hiện nay – David Hurley

Tuy nhiên, dù trực tiếp hay gián tiếp tham gia hoạt động, người đứng đầu chính
phủ Úc cũng có vai trò hết sức to lớn. Đó là lý do khiến nhiều nhà nghiên cứu cho rằng
thủ tướng Úc mới là người nắm quyền hành đứng đầu nhà nước liên bang Úc. Đối với Hạ
viện, thủ tướng có quyền giải tán Hạ viện hay ban hành bầu cử Hạ viện trước thời hạn,
thông qua các dự luật theo ý chí riêng của thủ tướng một cách dễ dàng và thuận lợi, suôn
sẻ hơn. Đối với Toàn quyền, thủ tướng chính phủ phải đệ trình kế hoạch hoạt động của
chính phủ lên cho Toàn quyền và chờ đợi sự đóng góp ý kiến của Toàn quyền, phải chấp
hành mọi quyết định phê chuẩn Thủ tướng cũng như Nội các chính phủ từ Toàn quyền,
28

đồng thời phải chấp hành mọi quyết định của Toàn quyền trong việc loại bỏ những đạo
luật xuất phát từ ý chí riêng của Thủ tướng. Tuy nhiên, tất cả những quyền hạn trên của
Thủ tướng chỉ có hiệu lực khi nhận được sự chuẩn y từ Nghị viện. Với tính tương tự bộ
máy nhà nước kiểu Westminster của Anh, thủ tướng chính phủ Úc cũng là người nắm vận
mệnh chính trị cao cả của đảng chính trị, phải có trong tay đầy đủ uy tín, năng lực, cũng
như khả năng lôi kéo cử tri. Theo yêu cầu cụ thể vào mỗi giai đoạn tình hình phát triển
của đất nước, thủ tướng chính phủ Úc có thể phải nắm giữ nhiều chức vụ cùng một lúc
trong chính phủ. Chẳng hạn, thủ tướng Whitlam (1972-1975) của Đảng Lao động đồng
thời là Ngoại trưởng Úc, thủ tướng John Gorton (1968-1971) của Đảng Tự do đồng thời
là Bộ trưởng Bộ Di trú. Nhìn chung, thủ tướng chính phủ Úc thường phụ trách hoặc dành
một phần quyền lực cho những công việc quan trọng như vấn đề di trú, thổ dân, ngoại
giao, quân sự quốc phòng, v.v
Mặc dù bị chi phối bởi Quốc hội mà chính xác hơn là Thủ tướng, nhưng trong một
vài trường hợp đặc biệt, Thống đốc Toàn quyền sẽ sử dụng quyền hạn dự trữ của mình
theo dự chỉ đạo của người đứng đầu Vương quốc Anh để giái quyết các vấn đề liên quan
đến chính trị như việc giải tán Chính phủ của Thủ tướng Whitlam trong cuộc khủng
hoảng Hiến pháp năm 1975. Ngoài ra, khi xảy ra bất đồng giữa Chánh án và Chính phủ,
Chánh án có thể bị thay thế bởi Toàn quyền. Chẳng hạn như trong khủng hoảng hiến pháp
năm 1975, Toàn quyền thứ 18 Úc- John Robert Kerr đã để lại duy nhất một thẩm phán.

2.2 Tính Anh – Mỹ trong hệ thống chính trị Liên bang Úc

2.2.1 Nguyên nhân

Ở Úc, ta có thể thấy rõ văn hóa chính trị hiện đại của quốc gia này là văn hóa chính
trị hiện đại tư bản chủ nghĩa đặc biệt mang đậm nền văn hóa chính trị của Anh và Mỹ. Sự
tích hợp khôn khéo của hai văn hóa chính trị hiện đại Anh - Mỹ (hai nền dân chủ lớn) vào
Liên bang Úc bắt nguồn từ những nguyên nhân sau.
Tổ chức bộ máy nhà nước trung ương Úc mang đậm tính Anh bởi vì:
Thứ nhất, khi người Anh đến, Úc không tồn tại hình thức nhà nước có giai cấp
trước đó. Đồng thời, người Anh mang luôn cả tổ chức chính trị xã hội châu Âu vào Úc. Vì
29

vậy, các “thành phần Anh” dễ dàng thâm nhập và thuận lợi “cắm rễ” sâu chặt ở mảnh đất
mới nàyKhi người Anh phát hiện ra vùng đất này, khi ấy đa phần chỉ là người bản địa Úc
(thổ dân Úc), sau đó người Anh đưa tù nhân đến đây, đây được xem là những người da
trắng gốc Anh đến định cư tại đây. Tất nhiên, đối với thổ dân Úc lúc đó không tồn tại nhà
nước mà chỉ đơn thuần là những tộc người, nhóm người sống bằng phương thức săm bắn
và hái lượm. Do đó người Anh áp dụng chính sách quản lý như 1 thuộc địa hình sự đối
với Ausstralia (lúc bấy giờ là thuộc địa hình sự New South Wales).
Thứ hai, khi người Anh tới đây, họ không vấp phải bất kì sự trở ngại đáng kể của
người thổ dân hay hình thái kinh tế xã hội đối kháng. Giai cấp tư sản Úc có mối liên kết
chặt chẽ với quan liêu chính trị của Anh. Do đó, các nền văn hóa chính trị của của nước
Anh vẫn được lưu giữ và hầu như không bị xóa bỏ. Giới tư sản ở Úc đa phần đều là người
da trắng gốc Anh, gồm những người được đưa từ Anh sang đây để cái trị vùng đất thuộc
địa New South Welas, hoặc người mãn hạn tù, giới binh lính sau khi rời ngũ,… Họ có cơ
hội tự do phát triển tại vùng đất mới này mà không bj kìm hãm bởi các giai cấp khác, do
đó họ không có ý định chống lại chính quyền Anh, ngược lại họ lại có mối quan hệ mật
thiết với Anh Quốc. Và ở Úc chưa bao giờ xảy ra một cuộc cách mạng như ở Mỹ do giai
cấp tư sản dân tộc đủ mạnh giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. Do đó, các nền tảng văn hóa
chính trị của chế độ cũ thuộc địa Anh hầu như không bị xóa bỏ về nhận thức chính trị, tổ
chức chính trị và tham gia chính trị.
Thứ ba, Ở Úc, cộng đồng người da trắng chiếm đa số với phần lớn là người Anh
với chủ nghĩa dân tộc cực kì cao (Chủ nghĩa Anglo-Saxon) nên tính Anh rất khó bị loại
bỏ. Cho đến hiện tại, người da trắng tại Úc vẫn chiếm đa số. Chưa kể tại thời điểm đó, bộ
máy cai trị Úc cũng đa số là người Anh. Năm 2001, nhân kỷ niệm 100 năm ngày lập
quốc, hơn 76% số người Úc được hỏi, cho rằng không cần thiết thay đổi chính thể quân
chủ - đại nghị Thứ tư, văn hóa chính trị dân chủ tự do kiểu Mỹ sớm được thừa nhận ở Úc.
Khác một số nước thực dân khác, với mục đích tăng cường và mở rộng khai thác bóc lột
kinh tế và tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa, thực dân Anh phân chia lãnh thổ thuộc
địa chủ yếu dựa trên các căn cứ địa lý tự nhiên.
30

Ngoài trừ tính Anh, bộ máy nhà nước trung ương của quốc gia này còn mang
cả tính Mỹ bởi vì:
Thứ nhất, nhiều người Mỹ sớm đã di cư đến quốc gia này. Đồng thời, cộng đồng
này cũng đóng góp một phần to lớn trong việc xây dựng chính trị, kinh tế và xã hội của
quốc gia này.
Thứ hai, sự hình thành 13 vùng lãnh thổ thuộc địa Anh ở Mỹ và 6 vùng lãnh thổ
thuộc địa Anh ở Úc diễn ra với nhiều nét tương đồng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của lực lượng sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và sự trưởng thành nhanh chóng về ý
thức chính trị cũng như địa vị kinh tế của tầng lớp tư sản bên trên đã kích thích cho nhu
cầu cao về tính tự do, tự trị trong hoạt động kinh tế và quyền chính trị. Nền dân chủ phân
quyền Mỹ xác lập vào thế kỷ XVIII và sự lớn mạnh phi thường của chủ nghĩa tư bản Mỹ
vào nửa sau thế kỷ XIX đã trở thành hấp lực mạnh mẽ đối với một bộ phận lớn người Úc,
đặc biệt tầng lớp trên trong xã hội, mong muốn xây dựng một cơ cấu chính trị mới. Trước
khi công bố chính thức Hiến pháp tuyên ngôn sự ra đời nhà nước Liên bang Úc năm
1901, hơn 20 đoàn quan chức-chính trị gia của các tiểu bang Úc đã tới Mỹ tham khảo
Hiến pháp Mỹ nói riêng, nền chính trị Mỹ nói chung.

2.2.2 Biểu hiện của tính Anh – Mỹ trong cơ cấu bộ máy nhà nước trung ương Liên
bang Úc

Sự tích hợp hai nền văn hóa chính trị hiện đại (dân chủ tự do) Anh – Mỹ vào nền
văn hóa chính trị Úc được thể hiện khá rõ ràng tổ chức bộ máy nhà nước trung ương của
Liên bang Úc. Cụ thể, tổ chức nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Về hình
thái, theo thể chế quân chủ lập hiến của Anh, cấu trúc liên bang của Mỹ.
Theo kiểu Anh, chính thể Úc theo chính thể quân chủ lập hiến, Hiến pháp trao
quyền hành pháp của Chính phủ vào tay Thống đốc Toàn quyền – đại diện nữ hoàng Anh
(cũng là nữ hoàng Úc) với nhiệm kỳ 5 năm, nhưng theo truyền thống, quyền hành pháp
của Chính phủ được trao vào tay một Chính phủ dân cử thông qua bầu cử tại Hạ nghị
viện. Về hình thức, vai trò và quyền hạn của Toàn quyền như một nguyên thủ quốc gia
thay mặt nữ hoàng Anh, có quyền triệu tập và giải tán Hạ nghị viện, bổ nhiệm Thủ tướng
31

và nội các Chính phủ, ký kết các hiệp định chiến tranh và hoà bình với các nước, ký sắc
lệnh ân xá khen thưởng, tiếp đón khách nước ngoài, ... Tuy nhiên, giống chính thể quân
chủ lập hiến ở Anh, quyền của Toàn quyền được “uỷ nhiệm” (tượng trưng) cho Chính
phủ thực thi. Nói cách khác, các quyền của Toàn quyền chỉ mang tính hình thức, thực
quyền trong tay Thủ tướng Chính phủ.
Theo kiểu Mỹ, hình thái nhà nước theo cấu trúc, áp dụng chế độ liên bang - phân
quyền – quyền lập pháp và hành pháp phân cho các tiểu bang. Ở Úc, nhà nước tổ chức
theo hình thức nhà nước tiểu bang, tức hình thức phân quyền. Khác nước Mỹ, sự hình
thành chính quyền nhà nước tiểu bang bằng con đường “phải làm”, tức bằng cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc, còn ở Úc đó là bằng con đường “tự làm”, tức bằng sự thỏa hiệp
từ trên. Cho nên, tính tự trị của các tiểu bang Mỹ trong hoạt động quản lý bao quát hơn
nhiều so với quyền tự quyết của chính quyền tiểu bang Liên bang Úc. Theo hình thức cấu
trúc nhà nước liên bang, Úc bao gồm 6 tiểu bang và 2 vùng lãnh thổ. Tổ chức chính
quyền địa phương của Úc gồm 2 cấp: cấp tiểu bang và cấp cơ sở. Ở cấp tiểu bang, cơ cấu
tổ chức quyền lực gần như bản sao chép hệ thống quyền lực nhà nước trung ương.

2.3 Cơ quan lập pháp Liên bang Úc

Cơ quan lập pháp là một trong ba chức năng của nhà nước, cùng với quyền hành
pháp và quyền tư pháp hợp thành quyền lực nhà nước. Lập pháp, hiểu theo nghĩa rộng,
trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước, bao gồm vừa làm hiến pháp và sửa đổi hiến
pháp, vừa làm luật và sửa đổi luật, nhưng xét trong khuôn khổ, phạm vi của ngành luật
hiến pháp, tức hiểu theo nghĩa hẹp thì quyền lập pháp chỉ bao gồm “làm luật và sửa đổi
luật”, còn làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp thuộc quyền lập hiến. Nguyên tắc hoạt
động của Quốc hội là phân quyền, dân chủ.

2.3.1 Cơ cấu tổ chức của cơ quan lập pháp Liên bang Úc

Nghị viện Liên bang gồm Toàn quyền Liên bang và hai viện (gồm Thượng viện và
Hạ viện gọi chung là Quốc hội) được bầu theo phương thức phổ thông đầu phiếu của tất
cả công dân trưởng thành. Đây được xem là trung tâm của hệ thống chính trị.
Thượng nghị viện có 76 ghế (mỗi tiểu bang có 12 ghế, mỗi lãnh thổ có 2 ghế bất
32

kể dân số). Nhiệm kỳ của Thượng nghị sĩ là 6 năm, cứ 3 năm bầu lại một nửa số Thượng
nghị sĩ. Nhiệm kỳ các đại biểu đại diện 2 vùng lãnh thổ không quá 3 năm. Thượng nghị
viện có 23 uỷ ban thường trực. Đảng chính trị trong cơ cấu của Thượng viện được thể
hiện phong phú hơn so với hạ viên, do Thượng nghị sĩ ở Thượng viện đến từ nhiều Đảng
chính trị khác nhau. Hầu hết các Nghị viện kể từ năm 1996 cũng đã có một Thành viên từ
Đảng Tự do Quốc gia có Lãnh thổ phía Bắc; tuy nhiên đảng này là một phần của liên
minh Dân tộc Tự do. Trong các Nghị viện gần đây đã có tới sáu Thành viên tự do được
bầu hoặc Thành viên của các đảng nhỏ được bầu. Hệ thống đại diện theo tỷ lệ được sử
dụng để bầu Thượng nghị sĩ dẫn đến nhiều cơ hội hơn cho cuộc bầu cử của các đảng thiểu
số và độc lập. Điều này có nghĩa là các đảng nhỏ có sự hiện diện quan trọng và thường
xuyên có ảnh hưởng của Thượng viện có thể không có hoặc có ít đại diện tại Hạ viện (ví
dụ, trước đây là Đảng Lao động Dân chủ và Đảng Dân chủ Úc, và gần đây là Đảng Xanh
Úc). Thượng viện có số nghị sĩ ít hơn nhiều so với Hạ viện. Các thượng nghị sĩ được bầu
lên từ các bang và đại diện lợi ích của các bang, trong khi các hạ nghị sĩ được bầu lên từ
tỷ lệ dân cư của các bang và đại diện lợi ích của cư dân các bang. Các bang không kể lớn
nhỏ đều được bầu 12 đại biểu, các vùng lãnh thổ được bầu mỗi nơi 2 đại biểu.

Hình 3. Phòng họp Thượng viện Liên bang Úc ở tòa nhà Quốc hội
tại Canberra
33

Hạ nghị viện, hay còn được gọi là Viện dân biểu, có 150 ghế, nhiệm kỳ 3 năm. Hạ
nghị viện có 10 uỷ ban thường trực, quán xuyến mọi hoạt động của Chính phủ. Số ghế
trong Hạ viện được chia dựa trên tỉ lệ dân cư giữa các bang và HV đại diện cho tất cả dân
cư. Do đó Hạ viện được bầu lên để đại diện cho quyền lợi của cư dân các bang. Hạ viện –
cơ quan lập pháp đầy quyền hành của liên bang Úc được thành lập trên nguyên tắc đảng
chính trị chiếm đa số trong Hạ viện. Phần lớn đại biểu của Hạ viện là thành viên của đảng
chính trị do thủ tướng đứng đầu và hầu hết những người đứng đầu bộ máy hành pháp
cũng là đại biểu của Hạ viện. Do đó, Hạ viện thường ít phong phú về Đảng chính trị hơn
so với Thượng viện.

Hình 4. Phòng họp của Hạ viện Liên bang Úc, nơi người dân và
khách du lịch có thể vào tham quan

Theo Hiến pháp, người đứng đầu Hạ viện là người phát ngôn của Hạ viện , còn
người đứng đầu của Thượng viện là Chủ tịch Thượng nghị viện.

2.3.2 Chức năng của cơ quan lập pháp Liên bang Austrlia

Hội đồng lập pháp (nghị viện) không những là cơ quan quyền lực cao nhất, mà còn
trung tâm của toàn bộ hệ thống chính trị Úc. Quốc hội liên bang là trung tâm của hệ thống
34

chính trị Úc, không những thiết lập luật pháp mà còn giám sát hoạt động của Toàn quyền,
Thủ tướng, các Bộ trưởng và Toà án liên bang để thay đổi luật pháp khi phù hợp. Chức
năng lập pháp của quốc hội được thực hiện dựa trên qui trình đã được thông qua trong nội
quy hoạt động của Hạ viện và Thượng viện. Nội quy hoạt động này được tổng hợp từ
nhiều nguồn như các quy định của Hiến pháp, các bộ luật hiện hành, quy tắc của các
Đảng chính trị, các quyết định có tính chất tiền lệ,...Quy chế của Nghị viện vận dụng kết
hợp giữa hai nguyên tắc của Hiến pháp, trong đó mỗi nguyên tắc được dựa trên cơ sở đại
diện khác nhau.
Hiến pháp đã chỉ định 39 lĩnh vực mà Quốc hội Liên bang thể hiện quyền lập pháp.
Chúng bao gồm: thương mại và mậu dịch giữa các bang với các quốc gia khác, phòng thủ
lục quân và hải quân của quốc gia, tiền tệ và an ninh xã hội. Về các vấn đề được nêu trong
Hiến pháp, Khối thịnh vượng chung có quyền bác bỏ luật tiểu bang.
Theo Hiến pháp, những vấn đề trên mà tiểu bang có quyền lập pháp không chỉ hạn
hẹp, cho phép họ tiếp tục thực hiện pháp luật về hầu hết các vấn đề thích hợp với tình
trạng của họ. Tuy nhiên, nếu một luật tiểu bang không phù hợp với luật của Khối thịnh
vượng chung, Hiến pháp quy định rằng tiểu bang phải nhượng bộ quyền lực cao hơn của
Liên bang (theo Mục 09 của Hiến pháp) Về các vấn đề quy định tại Hiến pháp, Khối thịnh
vượng chung có quyền bác bỏ luật tiểu bang.
Nghị viện Úc có chức năng lập pháp, quyết định bầu hoặc bãi nhiệm Chính phủ,
thông qua các kế hoạch ngân sách và giám sát hoạt động của các cơ quan hành pháp – tư
pháp.

Chức năng lập pháp

Quyền lập pháp cấp liên bang do lưỡng viện Quốc hội (Thượng nghị viện và Hạ
nghị viện) và Nữ hoàng Anh (do Tổng Toàn quyền làm người đại diện tại Úc) đảm nhiệm.
Chức năng lập pháp của Nghị viện được thực hiện dựa trên quy trình đã được hai viện của
Quốc hội thông qua trong quy chế hoạt động. Quy chế hoạt động này được tổng hợp từ
nhiều nguồn như quy định của Hiến pháp, các bộ luật hiện hành, các quy tắc của đảng
chính trị, các quy định mang tính tiền lệ, …
35

Theo Hiến pháp, hai viện có quyền lập pháp như nhau, mọi chính sách phải được
thông qua cả hai viện trước khi công bố và thực thi, nhưng chỉ Hạ viện mới có quyền
được đưa ra các dự luật về ngân sách, thuế khóa. Nhiệm vụ chủ yếu của Hạ viện là xem
xét trước khi thông qua dự luật hoặc sửa đổi luật cũ. Thượng nghị viện có quyền bác bỏ
bất cứ dự luật nào, kể cả những dự luật mà Thượng nghị viện không có quyền sửa đổi.
Hiến pháp quy định cách giải quyết những bế tắc có thể xảy ra trong trường hợp có bất
đồng giữa hai viện, ví dụ trong trường hợp Thượng nghị viện bác bỏ lần thứ hai một dự
luật do Hạ nghị viện đề nghị, Toàn quyền (trong điều kiện cụ thể nhất định) có thể giải tán
cả hai viện để bầu lại toàn bộ số ghế. Đa số dự luật bắt đầu từ Hạ viện, Thượng viện rất ít
khi lập dự luật mới. Một khi một đạo luật nào đó của tiểu bang có những điều khoản
không thống nhất với đạo luật liên bang hiện hành thì phải thực hiện theo đạo luật liên
bang. Ngoài ra, giám sát các hoạt động của cơ quan hành pháp còn là chức năng chung
của cả hai viện.
Chức năng lập chính phủ
Theo thông lệ, sau cuộc bầu cử Toàn quyền Liên bang sẽ chính thức mời lãnh tụ
đảng có nhiều số phiếu nhất lên lập chính phủ, đảng hay liên đảng nào đó có nhiều đại
biểu nhất trong Hạ nghị viện sẽ lập chính phủ. Lãnh tụ của đảng này sẽ là Thủ tướng. Còn
một số Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ của đảng này sẽ được bổ nhiệm vào chức Bộ trưởng.
Phe chính phủ phải luôn chiếm đa số ghế trong Hạ nghị viện để tiếp tục hoạt động. Chế
độ bầu cử bắt buộc đã được thực hiện từ năm 1925 ở cả cấp liên bang lẫn cấp tiểu bang.
Có một hội đồng bầu cử toàn liên bang (Úc Electoral Commission) chịu trách nhiệm giám
sát, bảo đảm cho quá trình bầu cử công bằng và phân định ranh giới các khu vực bầu cử
nghị sĩ Hạ viện. Hội đồng này cũng được điều hành công quỹ cấp cho các đảng phái chính
trị có đăng ký và những ứng cử viên độc lập hợp lệ.
Chức năng công bố và giám sát hành chính
Các đảng trong Hội đồng lập pháp thảo luận về các dự luật và chính sách của các
Bộ, thiết lập các Uỷ ban điều tra, kiểm soát ngân sách của chính phủ, đặt câu hỏi với các
Bộ trưởng, còn có thể viết thư yêu cầu trả lời đến các Bộ trưởng,v.v..
Hội đồng lập pháp Úc có 17 ủy ban: Ủy ban các vấn đề về người bản xứ, Ủy ban
36

ngân hàng, tài chính và quản lý công cộng, Ủy ban các vấn đề về cộng đồng, Ủy ban nhà
ở, Ủy ban công nghiệp và khoa học công nghệ, v.v. Nhìn chung, các ủy ban có vai trò
giúp Hội đồng lập pháp trong quá trình lập pháp cũng như trong quá trình giám sát Chính
phủ và bộ máy hành chính
Hạ viện: hạ viện – cơ quan lập pháp đầy quyền hành của liên bang Úc được thành
lập trên nguyên tắc đảng chính trị chiếm đa số trong Hạ viện. Phần lớn đại biểu của Hạ
viện là thành viên của đảng chính trị do thủ tướng đứng đầu và hầu hết những người đứng
đầu bộ máy hành pháp cũng là đại biểu của Hạ viện.
Thượng viện: Thượng nghị viện là cơ quan đại diện cho các tiểu bang, cùng có
trách nhiệm xem xét các đề xuất, quyết định của Hạ viện và chính phủ. Tính đại diện bình
đẳng giữa các tiểu bang được nhà soạn thảo Hiến pháp định ra nhằm mục đích bảo vệ các
tiểu bang thưa dân như Tây Úc, Tasmania, Nam Úc, và Queensland; hạn chế sự thống trị
chiếm ưu thế của các tiểu bang New South Wales, Victoria. Theo quy định của Hiến
pháp, quyền lập pháp của Thượng viện là tương đương với Hạ viện. Thượng viện cũng có
một hệ thống ủy ban phát triển mạnh mẽ để xem xét kỹ lưỡng luật pháp và các quy trình
ra quyết định của chính phủ. Bên cạnh thượng viện Mỹ, thượng viện Úc được xem là
thượng viện lập pháp giàu quyền lực nhất thế giới hiện nay.
Các chức năng của Thượng viện là đại diện cho các quốc gia như nhau và xem xét
các đề xuất và quyết định của Hạ viện và chính phủ điều hành. Sự đại diện bình đẳng
củacác quốc gia được dự định bởi các nhà soạn thảo Hiến pháp để bảo vệ các quốc gia ít
dân cư, Tây Úc, Tasmania, Nam Úc và Queensland, chống lại sự thống trị có thể của các
bang Victoria và New South Wales thịnh vượng hơn. Hiến pháp Úc cung cấp cho Thượng
viện quyền lực gần như tương tự để lập pháp như Hạ viện. Thượng viện cũng đã phát
triển một hệ thống ủy ban mạnh mẽ, xem xét kỹ lưỡng luật pháp và các quy trình ra quyết
định của chính phủ. Ngoài Thượng viện Hoa Kỳ, Thượng viện Úc hiện được coi là
thượng viện lập pháp quyền lực nhất trên thế giới.
Trong đó, công việc quan trọng nhất của Nghị viện Úc là lập pháp, quyết định
bầu/bãi miễn Chính phủ, thông qua các kế hoạch ngân sách, và giám sát hoạt động của
các cơ quan hành pháp – tư pháp. Hoạt động lập pháp chiếm tới 54% thời gian làm việc
37

của Quốc hội. Các nghị sĩ phải tham gia tranh luận về các vấn đề lập pháp, thay mặt cử tri
giải quyết các vấn đề mà họ đặt ra.

2.3.3 Chế độ hoạt động của Quốc hội

Các kỳ họp của Quốc hội nhà nước Liên bang Úc hiện nay
Quốc hội Liên bang, bao gồm Nữ hoàng (đại diện là Toàn quyền) và hai
viện(Thượng viện và Hạ viện), sau này được gọi là Nghị viện hoặc Nghị viện Liên bang
được trao cho Quyền lập pháp của Khối thịnh vượng chung làm cho Úc trở thành một chế
độ quân chủ lập hiến và dân chủ nghị viện. Nghị viện Úc là trung tâm của quốc gia. Trong
các phiên họp của Quốc hội, Toàn quyền có thể chỉ định thời điểm tổ chức các phiên họp
của Quốc hội mà ông cho là phù hợp. Sau bất kỳ cuộc tổng tuyển cử nào, Quốc hội sẽ
được triệu tập để họp không muộn hơn ba mươi ngày sau ngày được chỉ định để trả lại
các bài viết. Trong khi đó, Nghị viện sẽ được triệu tập để họp không muộn hơn sáu tháng
sau khi thành lập Khối thịnh vượng chung. Sẽ có một phiên họp của Nghị viện ít nhất một
lần trong một năm, để mười hai tháng không được can thiệp giữa lần ngồi cuối cùng của
Nghị viện trong một phiên và lần đầu tiên diễn ra trong phiên họp tiếp theo.
Có năm chức năng quan trọng của Quốc hội, đó là tham gia vào quá trình hình
thành của chính phủ, chức năng lập pháp, cung cấp các nguồn quỹ cần thiết cho chính
phủ, cung cấp một diễn đàn cho đại diện phổ biến và xem xét kỹ lưỡng các hành động của
chính phủ. Các Dự luật được đề xuất phải được cả hai viện thông qua và được Toàn
quyền chấp nhận trước khi chúng có thể trở thành Đạo luật của Quốc hội. Ngoại trừ các
luật liên quan đến doanh thu và thuế (phải được giới thiệu tại Hạ viện), một Dự luật có thể
được đưa ra tại một trong hai viện.Thay đổi Hiến pháp liên quan đến hành động của Nghị
viện và người dân. Cả hai viện của Quốc hội phải đồng ý về một sự thay đổi được đề
xuất, hoặc nếu không thể đạt được thỏa thuận, Toàn quyền có thể đưa ra một đề xuất cho
người dân. Để một đề xuất thành công, nó phải được đa số cử tri ủng hộ ở đa số các bang
và bởi đa số cử tri nói chung. Một luật mới của Liên bang chỉ có thể được thực hiện, hoặc
một luật hiện hành đã thay đổi hoặc loại bỏ, bởi hoặc theo thẩm quyền của Quốc hội liên
bang, nghĩa là, hoặc theo Đạo luật hoặc theo Nghị viện.
38

Theo Hiến pháp của Úc, Quốc hội liên bang chỉ có thể đưa ra luật về một số vấn đề
nhất định. Chúng bao gồm: thương mại quốc tế và liên bang; đối ngoại; phòng thủ; nhập
cư; thuế; ngân hàng; bảo hiểm; kết hôn và ly hôn; tiền tệ và trọng lượng và biện pháp;
bưu chính viễn thông; và lương hưu không hợp lệ và tuổi già.
Chức năng lập pháp của Quốc hội được thực hiện trên quy trình đã được thông qua
trong nội quy hoạt động của Thượng viện và Hạ viện. Nội quy hoạt động này được tổng
hợp từ nhiều nguồn như các quy định của Hiến pháp, các bộ luật hiện hành, quy tắc của
các đảng chính trị, các quyết định có tính chất tiền lệ, v.v. Trong một số khía cạnh, quyền
lực lập pháp của hai viện Quốc hội không bằng nhau. Trong các vấn đề liên quan đến việc
thu hoặc chi tiền công, Hiến pháp trao một vai trò mạnh mẽ hơn cho Hạ viện. Thượng
viện không được sửa đổi các dự luật áp thuế và một số loại hoá đơn chiếm đoạt, hoặc sửa
đổi bất kỳ dự luật nào để tăng bất kỳ "phí hoặc gánh nặng đề xuất nào cho người dân"
nhưng họ có thể yêu cầu Hạ viện sửa đổi các dự luật này. Dự luật cho phép chi tiêu tiền
(hoá đơn chiếm dụng) và hoá đơn áp thuế không thể bắt nguồn từ Thượng viện.
Cơ chế soạn thảo và thông qua luật của cơ quan lập pháp (Nghị viện/Quốc
hội) nhà nước Liên bang Úc
Khi có những ý tưởng hay và nếu thấy lợi ích cho xã hội, cộng đồng, các dân biểu,
nghị sĩ có thể đề xuất những ý tưởng ấy trở thành những Dự luật.Ngoài các dự luật được
đưa ra xem xét tại Hộp đồng lập pháp (nghị viện) có nguồn gốc từ chính phủ, các nghị sĩ
và dân biểu được quyền trình các dự luật của mình.Tuy nhiên, các nghị sĩ không được
phép trình các dự án luật liên quan đến một số lĩnh vực như về thu, chi ngân sách vì đó là
những lĩnh vực duy nhất chỉ chính phủ liên bang mới được phép đệ trình.
Một dự luật, là một tài liệu chính thức được soạn thảo dưới dạng một đạo luật dự
thảo, không khác gì một đề xuất cho một luật hoặc thay đổi luật. Trước khi trình, dự luật
phải được chuẩn bị rất tỉ mỉ và nội dung của dự luật phải được trình bày theo tiêu chuẩn
như một văn bản pháp luật. Một dự luật trở thành Đạo luật chỉ sau khi nó được cả hai viện
của Quốc hội thông qua dưới hình thức giống hệt nhau và được Toàn quyền chấp nhận.
Phần lớn các dự luật được đề xuất từ nhiều nguồn khác nhau. Xuất phát điểm có
thể là từ các đề xuất của Thành viên và Thượng nghị sĩ, ý kiến của nhân dân, hoặc từ các
39

nhóm lợi ích trong cộng đồng, từ chính sách của đảng, có lẽ được công bố trong một
chiến dịch bầu cử. các cơ quan nghiên cứu chính sách của các Bộ phân tích, tổng hợp đề
xuất có tính chất cần thiết về hành chính, bắt nguồn từ các cơ quan chính phủ, cụ thể là
quá trình phân tích chính sách, cương lĩnh tranh cử.
Trong bất kỳ cách bắt nguồn đề xuất nào, nó được xem xét bởi Nội các hoặc Thủ
tướng và, nếu được đồng ý, Bộ trưởng chịu trách nhiệm có bộ phận của mình sắp xếp việc
chuẩn bị một dự luật.Dự luật được soạn thảo bởi Văn phòng Luật sư Nghị viện theo
hướng dẫn chi tiết do các phòng ban hành, đồng thời Văn phòng Luật sư Nghị viện có
trách nhiệm hỗ trợ các tác giả của dự luật trong quá trình soạn thảo để đảm bảo tính thống
nhất với hệ thống pháp luật hiện hành. Dự thảo luật thường được các ủy ban đảng chính
phủ mà Thành viên của Quốc hội thuộc đảng cầm quyền hoặc các đảng phục vụ kiểm tra.
Ủy ban Kinh doanh của Quốc hội xác định chương trình dự luật sẽ được giới thiệu cho
từng thời kỳ ngồi trong quốc hội.
Một dự luật có thể được bắt đầu trình ở Hạ viện hoặc Thượng viện, bởi các dân
biểu hay nghị sĩ. Về căn bản, một dự luật trải qua các giai đoạn, tại đó các đề xuất được
đưa ra liên quan đến tiến trình của dự luật hoặc nội dung, bài phát biểu có thể được đưa ra
và chống lại các đề xuất đó cùng các đề xuất được bỏ phiếu. Thông thường, khi trình dự
luật, các nghị sĩ, dân biểu đề xuất dự luật phải đệ trình giải thích mục đích, nguyên tắc
chung và tác dụng của dự luật, tức các thành viên đề xuất phải thuyết phục mọi thành viên
trong Quốc hội tại sao phải có dự luật? Nếu dự luật trở thành điều luật của Quốc hội thì
người dân sẽ được lợi những gì? Trước khi một Dự luật trở thành một điều luật thông
thường phải trải qua một quá trình gồm ba phiên họp thông qua Dự luật của hai viện Quốc
hội và cuối cùng được đại diện của Hoàng gia phê chuẩn.
Tại phiên họp thứ nhất, Dự luật được thảo luận rất kỹ lưỡng. Sau khi xem xét, điều
chỉnh, nếu được thông qua, Dự luật sẽ được chuyển đến phiên họp thứ hai. Phiên họp thứ
hai rất quan trọng, mục đích của giai đoạn này là xem xét các nguyên tắc, từng điều
khoản, văn bản của dự luật một cách chi tiết và cho phép các thay đổi đối với nó được đề
xuất. Sau khi thảo luận, nếu cần phải điều chỉnh, sửa đổi thì dự luật phải được chuyển cho
một Ủy ban chuyên trách. Sau khi Ủy ban này nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung, và báo cáo
40

lại, dự luật sẽ được chuyển đến phiên họp thứ ba. Trên thực tế, phiên họp thứ ba chỉ là
nghi thức để mọi thành viên trong Quốc hội biểu quyết rà soát lại dự luật do Ủy ban
chuyên trách đã được thảo luận và thông qua. Sau khi được cả hai viện Quốc hội thông
qua, dự luật sẽ được chuyển đến tổng Toàn quyền (đại diện của nữ hoàng Anh tại Úc) phê
chuẩn thành điều luật Những ý tưởng vì lợi ích của quần chúng nhân dân và xã hội thông
thường được các dân biểu, nghị sĩ biến thành dự luật để rồi thành điều luật nhằm phục vụ
người dân. Tuy nhiên, vì tính cạnh tranh giữa các đảng phái chính trị trong Quốc hội, có
những điều luật vì lợi ích quốc gia vẫn không được trở thành điều luật như mong muốn.
Chế độ bầu cử của cơ quan lập pháp (Nghị viện/Quốc hội) nhà nước Liên
bang Úc
Hội đồng lập pháp được thành lập bởi các đại diện được bầu bởi người dân. Nhà
nước được chia thành chín mươi ba cử tri với một thành viên đại diện cho mỗi cử tri.
Cuộc bầu cử phải được tổ chức bốn năm một lần hoặc ở giai đoạn ít hơn với sự đồng ý
của Thống đốc. Các thành viên của Hội đồng được bầu với nhiệm kỳ bốn năm theo một
hệ thống bỏ phiếu ưu đãi tùy chọn trong mỗi cuộc bầu cử.
Thượng nghị sĩ, thành viên của Nghị viện Nhà nước, công chức, bao gồm cả nhân
viên quốc phòng và sĩ quan không đủ điều kiện để trở thành Thành viên của Hạ viện và
phải từ chức nếu muốn đề cử vào Hạ viện. Một số cơ quan dịch vụ công cộng có sắp xếp
để cho phép các ứng cử viên không thành công tham gia lại dịch vụ công cộng sau cuộc
bầu cử. Những người là công dân của, hoặc có lòng trung thành với nước ngoài; ai là
người phá sản không bị tính phí; hoặc những người đã bị kết án về một số tội danh cũng
không đủ điều kiện để trở thành Thành viên.Các ứng cử viên phải được đề cử bởi một
đảng chính trị hoặc ít nhất 100 cử tri của cử tri sẽ được tranh cử.
Bất cứ ai đủ điều kiện để bỏ phiếu cho Hạ viện trong mỗi quốc hội tiểu bang đều
đủ điều kiện để bỏ phiếu trong cuộc bầu cử liên bang đầu tiên cho cả Thượng viện và Hạ
viện. Công dân Úc từ 18 tuổi trở lên, là đối tượng người Anh và có trình độ dân cư khác
nhau trong khoảng từ 6 đến 12 tháng cho cử tri ở mỗi tiểu bang, nhưng những điều này đã
được miễn cho chủ sở hữu tài sản ở Victoria và Queensland. Bắt buộc phải đăng ký làm
cử tri trừ khi họ không đủ điều kiện như là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc đang
41

bị phạt tù từ ba năm trở lên. Bỏ phiếu là bắt buộc đối với tất cả những người đăng ký.
Những người không bỏ phiếu có thể bị phạt. Mỗi cử tri chỉ có thể bỏ phiếu một lần cho
mỗi nhà. Bỏ phiếu không bắt buộc, như ngày nay, và được tiến hành bằng cách bỏ phiếu
kín.
Ủy ban bầu cử Úc, một cơ quan theo luật định do Ủy ban bầu cử đứng đầu, chịu
trách nhiệm quản lý tất cả các vấn đề bầu cử Khối thịnh vượng chung, bao gồm, ví dụ,
tiến hành bầu cử, cập nhật danh sách cử tri và bản vẽ ranh giới bầu cử. Một cuộc bầu cử
diễn ra để đáp lại một mệnh lệnh chính thức (văn bản) từ Toàn quyền (hoặc Người phát
ngôn trong trường hợp bầu cử phụ) đòi hỏi Ủy viên bầu cử phải tiến hành bầu cử. Đối với
một cuộc tổng tuyển cử, một văn bản duy nhất được ban hành cho mỗi Bang và Lãnh thổ.
Phiếu bầu cho mỗi bộ phận bầu cử liệt kê tên của các ứng cử viên và hiển thị các
đảng mà họ đại diện (nếu họ không đại diện cho một đảng, các ứng cử viên có thể yêu cầu
được hiển thị dưới dạng 'Độc lập'). Các ứng viên được liệt kê theo thứ tự ngẫu nhiên,
được xác định bằng cách rút thăm.
Hệ thống bỏ phiếu được sử dụng trong các cuộc bầu cử cho Hạ viện là ưu tiên,
nghĩa là, cử tri phải xếp hạng tất cả các ứng cử viên theo thứ tự ưu tiên, họ không thể chỉ
bầu cho một ứng cử viên. Các cử tri được chỉ định đánh dấu phiếu bầu của họ trên phiếu
bầu bằng cách đặt các số vào ô vuông đối diện với tên của các ứng cử viên để cho biết thứ
tự ưu tiên của họ, ví dụ, nếu có ba ứng cử viên, bằng cách viết các số 1, 2 và 3 trong các ô
vuông thích hợp. Các lá phiếu được điền không chính xác (không chính thức) không hợp
lệ và không được tính vào số lượng.
Để đăng ký các ưu tiên của cử tri, Hạ viện và Thượng viện có các phương thức bầu
cử khác nhau. Cả hai hệ thống bỏ phiếu đều được ưu tiên, trong đó các đại cử tri chỉ ra
thứ tự ưu tiên trong số các ứng cử viên có sẵn.Tuy nhiên, có khác biệt giữa hai hệ thống
ưu tiên được sử dụng để bầu Hạ viện và Thượng viện.
Bỏ phiếu ưu tiên: Hạ viện được thiết kế để đảm bảo việc bầu một ứng cử viên với
đa số phiếu. Nếu không có ứng cử viên nào nhận được hơn 50% phiếu bầu ưu tiên đầu
tiên, các ưu tiên cử tri tiếp theo cho các ứng cử viên ít thành công sẽ được phân phối đến
khi một ứng cử viên với đa số phiếu bầu xuất hiện.
42

Bỏ phiếu đại diện theo tỷ lệ, như được sử dụng tại Thượng viện để bảo đảm việc
bầu một số ứng cử viên ở mỗi bang (mười hai trong trường hợp giải thể kép, sáu trong
trường hợp bầu cử nửa Thượng viện thông thường) mỗi người đã giành được số phiếu
bằng hoặc vượt quá hạn ngạch cần thiết (hoặc tỷ lệ phiếu cần thiết cho cuộc bầu cử). Hạn
ngạch có được bằng cách chia tổng số phiếu chính thức cho nhiều hơn một số ứng cử viên
được bầu và thêm một vào kết quả. Do đó, nếu tổng số phiếu chính thức tại một bang
trong cuộc bầu cử cho sáu thượng nghị sĩ là 700.000, thì hạn ngạch là 100.001. Nghĩa là,
một ứng cử viên sẽ cần phải giành được ít nhất 100.001 phiếu bầu.
Các ứng cử viên nhận được tỷ lệ tổng số phiếu bầu vượt quá hạn ngạch, có số
phiếu thặng dư được phân phối theo thứ hạng ưu tiên của cử tri. Nếu tất cả các vị trí chưa
được lấp đầy bởi các ứng cử viên đạt được hạn ngạch bằng phương tiện này, thì các ưu
tiên tiếp theo cho các ứng cử viên ít thành công sẽ được phân phối, đến khi tất cả các vị trí
tuyển dụng được lấp đầy bởi ứng cử viên đạt được hạn ngạch. Kết quả cuối cùng là một
khu vực bầu cử với một số ứng cử viên được bầu, mỗi người đại diện cho một tỷ lệ hoặc
hạn ngạch tổng số phiếu bầu.

2.4 Cơ quan hành pháp Liên bang Úc

Cơ quan hành pháp là cơ quan thi hành Hiến pháp và các đạo luật do Quốc hội ban
hành. Cơ quan hành pháp là một bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng
người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà
nước thực hiện quyền lực nhà nước.

2.4.1 Cơ cấu tổ chức của cơ quan hành pháp liên bang Úc

Hiến pháp Úc trao quyền hành pháp của Chính phủ cho Thống đốc Toàn quyền đại
diện vua Charles Đệ Tam của Vương quốc Anh và phải có một Hội đồng Hành pháp Liên
bang để cố vấn cho Toàn quyền. Hiến pháp cũng quy định rằng Toàn quyền, với sự tư vấn
của Hội đồng Điều hành, quyết định số lượng các cơ quan chính phủ, bổ nhiệm và bãi
nhiệm bộ máy quan liêu, và bổ nhiệm các thẩm phán cho các toà án Liên bang. Trên thực
tế, Chính phủ là cơ quan hành pháp của Liên bang Úc và người đứng đầu cơ quan này
chính là Thủ tướng.
43

Đảng nào chiếm được đa số ghế tại Hạ nghị viện sẽ thành lập Chính phủ và hình
thành nội các từ số đại diện dân cử của đảng tại Hạ và Thượng nghị viện, theo truyền
thống, thủ tướng là dân biểu Hạ nghị viện cụ thể Thủ tướng là người của đảng cầm quyền.
Chính phủ quyết định những chính sách quan trọng và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
lập pháp với tư cách tập thể. Nếu không nắm đủ đa số trong Hạ viện, chính phủ sẽ phải đề
nghị Thống đốc Toàn quyền chấp thuận cho mở tuyển cử hoặc phải từ chức.

Hình 5. Thủ tướng hiện tại của Úc – Anthony Albanese

Chính phủ Úc được chia thành các bộ phận: Nội các, các Bộ vòng ngoài và các Ủy
ban của Nội các. Cốt lõi của chính phủ hành pháp là Nội các, mặc dù trên thực tế, Nội các
không có quyền lực pháp lý và sự tồn tại của nó không được đề cập trong hiến pháp của
bất kỳ quốc gia nào trong bốn quốc gia. Nó nắm giữ quyền lực bởi vì nó là một ủy ban, do
thủ tướng hoặc thủ tướng làm chủ tịch, gồm các bộ trưởng kiểm soát chung đảng hoặc các
đảng được hạ viện tín nhiệm và thường có thể chắc chắn về việc thông qua bất kỳ đạo luật
nào của hạ viện đó muốn.
44

Các Uỷ ban của Nội các được thành lập từ thời của thủ tướng Whitlam nhằm thực
hiện bớt các công việc cho Nội các. Năm 1994, Chính phủ có 8 Ủy ban của Nội các, 4 Ủy
ban điều phối (giám sát chiến lược, lập pháp thu nhập, ngân sách,), 2 Ủy ban chức năng
(gồm điều chỉnh cơ cấu và thương mại, chính sách xã hội) và 2 Ủy ban đặc biệt. Các Ủy
ban của Nội các đều có tác động đáng kể với các quyết định của Nội các. Nội các chính
phủ tiểu bang bao gồm các bộ trưởng do thủ hiến đứng đầu có trách nhiệm quyết định các
chính sách và hành động của chính phủ tiểu bang
Ở Úc tồn tại hình thức chính phủ tiểu bang và địa phương. Các chính phủ tiểu bang
có những định chế căn bản giống như của chính phủ liên bang. Mỗi tiểu bang cũng có một
vị thống đốc riêng với quyền hành giống như của vị thống đốc toàn quyền, và hành xử
quyền theo khuyến cáo của chính phủ. Tất cả các tiểu bang đều hoạt động giống theo hệ
thống nội các chính phủ Vương quốc Anh.
Cơ quan hành pháp tiểu bang bao gồm thủ hiến bang và thống đốc bang. Thống
đốc bang là người đứng đầu không chỉ cơ quan hành pháp mà cả hội đồng lập pháp. Thủ
hiến bang là người đứng đầu nội các và chính phủ tiểu bang có quyền hành và vai trò to
lớn trong cơ quan hành pháp như đại diện phát ngôn của chỉnh phủ tiểu bang, đồng thời
có quyền bổ nhiệm hoặc sa thải các bộ trưởng.. Ngoài ra, sáu tiểu bang gồm những hội
đồng dân cử kiểm soát hơn 850 khu vực chính phủ địa phương và Sắc luật Lập pháp của
tiểu bang có quyền được điều hành.
Ở Úc còn có các cơ quan thanh tra nhân dân (Ombudsman) (số lượng là 140
người) là tổ chức quyền lực nằm trong Chính phủ, là đại diện cho nhân dân, có hệ thống
từ trung ương đến địa phương.

2.4.2 Chức năng của cơ quan hành pháp Liên bang Úc

Cơ quan hành pháp Liên bang Úc có nhiệm vụ thực thi các chính sách, luật pháp
được Quốc hội thông qua cũng như có chức năng quản lý xã hội, cụ thể:
Nội các có quyền kiểm soát tất cả các dự luật của chính phủ, các dự luật này phải
được toàn thể Nội các phê chuẩn hoặc bởi một ủy ban Nội các được ủy quyền cần thiết.
Nội các là Ủy ban của các nhà chính trị cao cấp, có trách nhiệm đưa ra các chính sách của
45

chính phủ và kiểm soát hành chính. Nội các hoạt động trên nguyên tắc tập thể, trong đó
các bộ trưởng thực hiện thẩm quyền bình đẳng trong quyền hạn và trách nhiệm. Khác với
Hoa Kỳ, Nội các của Úc gồm các nghị sĩ của đảng chiếm đa số trong nghị viện hay của
các liên đảng trong nghị viện.
Thủ tướng có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm các Bộ trưởng, phân bổ nguồn ngân sách
cho các Bộ và quy định cơ cấu của Chính phủ. Ngoài ra thủ tướng còn là người trực tiếp
điều hành các phiên họp và sắp đặt các chương trình nghị sự. Các bộ trưởng vòng ngoài là
những người không thuộc Nội các, chịu trách nhiệm quản lý những vấn đề cụ thể nhưng
không liên quan đến Nội các. Số lượng bộ trưởng thường do thủ tướng quyết định dưới
một số ràng buộc nhất địng. Quy mô của bộ phải đủ để xoa dịu tham vọng chính trị của
các đảng viên chính phủ. Một bộ trưởng là một thành viên của cơ quan lập pháp, người
cũng được chọn làm việc như một phần của cơ quan hành pháp, chịu trách nhiệm về các
vấn đề chủ đề cụ thể. Vai trò chính của bộ trưởng Chính phủ là đưa ra các quyết định
quan trọng của quốc gia, xây dựng chính sách, đưa ra các dựluật, thực thi luật pháp và
quản lý các cơ quan chính phủ. Hiến pháp quy định rằng không một bộ trưởng nhà nước
nào có thể giữ chức vụ trong hơn ba tháng mà không phải là hoặc đã trở thành thượng
nghị sĩ hoặc thành viên của Hạ viện.
Chức năng của các bộ trưởng vòng ngoài là bảo đảm mối quan hệ giữa Nội các và
các bộ trưởng vòng ngoài. Một bộ trưởng là một thành viên của cơ quan lập pháp, người
cũng được chọn làm việc như một phần của cơ quan hành pháp, chịu trách nhiệm về các
vấn đề chủ đề cụ thể. Các bộ trưởng có nghĩa vụ trung thành với chính sách của chính
phủ, nếu phản đối thì phải từ chức. Mỗi bộ trưởng trong chính phủ phải chịu trách nhiệm
trước Quốc hội về việc điều hành một bộ, trong một vài trường hợp nắm chung trách
nhiệm với các vị bộ trưởng khác. Trong thập niên qua, việc sáp nhập bộ với nhau đã đưa
tới sự bổ nhiệm chức vị bộ trưởng một bộ với sự hỗ trợ của một hay nhiều bộ trưởng khác
trong cùng bộ đó. Vai trò chính của bộ trưởng Chính phủ là đưa ra các quyết định quan
trọng của quốc gia, xây dựng chính sách, đưa ra các dự luật, thực thi luật pháp và quản lý
các cơ quan chính phủ.
Chính phủ Liên bang chịu trách nhiệm thực hiện các vấn đề quốc gia. Các lĩnh vực
46

trách nhiệm được nêu trong Hiến pháp Úc bao gồm quốc phòng và đối ngoại; thương mại
và tiền tệ; du lịch hàng không; hầu hết các dịch vụ xã hội và lương hưu nhập cư; bưu
chính viễn thông và phát thanh truyền hình . Chính phủ Liên bang cũng tham gia, chủ yếu
thông qua tài trợ, nhiều việc được quốc gia thực hiện như y tế, giáo dục, môi trường, quan
hệ công nghiệp, v.v.
Chính phủ tiểu bang hoạt động hoàn thiện chức năng và vai trò của không chỉ
chính quyền địa phương mà cả của chính quyền trung ương.
Cơ quan hành pháp có trách nhiệm thực hiện hoạt động quản lý và thực thi luật
pháp do cơ quan lập pháp ban hành. Cơ quan hành pháp: Hội đồng Hành pháp Liên bang,
thi hành theo Toàn quyền với cố vấn của Thủ tướng và các bộ trưởng.

2.4.3 Chế độ hoạt động của cơ quan hành pháp Liên bang Úc

Hoạt động quản lý nhà nước


Cơ quan hành pháp của Úc gồm Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ. Chính
phủ được bổ nhiệm từ các đảng chiếm ưu thế trong Nghị viện. Thủ tướng là người của Hạ
viện và được bầu từ các thành viên của đảng chiếm đa số. Chính phủ có quyền quyết định
những chính sách quan trọng và chịu trách nhiệm trước Nghị viện với tư cách tập thể.
Nội các có trách nhiệm đưa ra các chính sách của chính phủ và kiểm soát hành
chính. Về mặt hiến pháp, một số quyết định của chính phủ có thể được đưa ra bởi Nội các
nhưng chỉ có thể được thực hiện chính thức thông qua Hội đồng điều hành liên bang. Nội
các họp thường xuyên hàng tuần. Các cuộc họp có thể được tổ chức trong Phòng Nội các
tại Tòa nhà Quốc hội Úc hoặc trong các môi trường cộng đồng trên khắp nước Úc. Thông
thường, chỉ có các bộ trưởng nội các tham dự các cuộc họp nội các. Đôi khi các bộ trưởng
không thuộc Nội các hoặc những người có kiến thức chuyên môn được mời tham dự, để
thảo luận về một dự luật hoặc một vấn đề mà Nội các đang xem xét.*Các cuộc họp nội
các do Thủ tướng chủ trì, và một công chức cao cấp có mặt để viết biên bản và ghi lại các
quyết định
Tóm lại, chính phủ Úc thực thi hoạt động quản lý của mình dựa trên các cơ quan
của nó như nội các bộ trưởng, xem xét, đưa ra các chính sách và kiểm soát hành chính.
47

Chế độ điều hành thực hiện các chính sách của Chính phủ Liên bang Úc
Về chính sách đối nội
Trong lĩnh vực văn hoá - giáo dục, chính phủ có những chương trình về các mục
tiêu văn hoá cũng như việc phân bố nguồn lực tài chính liên quan đến phát triển văn hoá.
Các vấn đề dân tộc – văn hoá cũng là một phần quan trọng trong trách nhiệm của Bộ Di
trú và Dân tộc. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao cũng có vai trò quan trọng trong các chương
trình trao đổi văn hoá. Các Bộ khác của chính phủ cũng tham gia vào việc hoạch định các
hoạt động phát triển văn hoá. Về giáo dục, chính phủ Úc quản lý và cung cấp kinh phí cho
các khung chương trình giảng dạy, chính sách điều hành và phát triển dựa trên những quy
định chung về giáo dục quốc gia tại các trường đại học công lập cũng như trường tư thục.
Trong lĩnh vực y tế và sử dụng dịch vụ bảo hiểm y tế, Chính phủ liên bang quy
định hầu hết các dịch vụ y tế ở Úc, riêng tiểu bang và vùng lãnh thổ có trách nhiệm chăm
sóc bệnh viện công. Chính phủ ước tính tài trợ khoảng 70% chi phí chăm sóc sức khỏe
của Úc, với 67% chi phí đó do chính phủ liên bang chi trả, bao gồm ba chương trình trợ
cấp quốc gia.
Hoạt động của chính phủ về vấn đề di cư, Các chính sách nhập cư của chính phủ
Úc đã phát triển trong 65 năm qua từ việc tập trung vào việc thu hút người di cư, chủ yếu
từ Vương quốc Anh, với mục đích tăng dân số Úc để tập trung vào thu hút người lao động
và người di cư tạm thời (có tay nghề) để đáp ứng nhu cầu lao động lành nghề của nền
kinh tế.
Về đối ngoại, Chính phủ Úc thông báo nước này sẽ bác bỏ Hiệp ước toàn cầu về di
cư của Liên hợp quốc. Trong một tuyên bố chung với các Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng
Ngoại giao Úc, Thủ tướng nước này Scott Morrison cho rằng hiệp ước trên có nguy cơ
khuyến khích hoạt động nhập cư trái phép vào Úc và cản trở cuộc chiến chống nạn buôn
người.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Chính phủ đã thực sự đầu tư vào việc phát triển
ngành nông nghiệp Úc cho dù diện tích đất có thể canh tác được của Úc chỉ chiếm 1%
tổng diện tích lục địa Úc, Chính phủ Úc đã cho xây dựng các Trung tâm nghiên cứu để
nhập khẩu giống và công nghệ, kiểm chứng, ứng dụng đại trà và thực hiện tiếp thu công
48

nghệ.
Trong lĩnh vực công nghiệp – thương mại, Chính sách thương mại và công nghiệp
của chính phủ Úc ngày càng được hoàn thiện với mục đích tận dụng các thế mạnh của Úc
như lực lượng lao động có giáo dục, môi trường cạnh tranh và cơ sở hạ tầng vật chất và
truyền thông lành mạnh, đã chuyển trọng tâm để cạnh tranh thành công trên thị trường
quốc tế. Ngoài ra, chính phủ Úc còn tập trung vào nhiều chương trình công nghiệp trong
việc cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ với những khoản trợ cấp lên
đến 24 triệu đô la mỗi năm.
Trong lĩnh vực du lịch, chính phủ Úc xóa bỏ những rào cản cản trở sự phát triển
của ngành du lịch nước này. Bên cạnh đó, Úc cũng triển khai các chiến lược du lịch như
chiến lược “du lịch 2020” tập trung vào thị trường Ấn Độ và Trung Quốc.
Trong hoạt động củng cố và bảo vệ an ninh – quốc phòng quốc gia, Chính phủ đầu
tư vào Quốc phòng để đảm bảo lực lượng vũ trang cần thiết để bảo vệ lợi ích, an ninh
quốc gia trong những thập kỷ tới. Trong vấn đề an ninh quốc phòng, các Bộ trưởng hoặc
nhân viên Quốc phòng được ủy quyền có thể thực hiện các quyền ra quyết định theo luật
do Bộ trưởng quản lý hỗ trợ bởi Bộ.

Về chính sách đối ngoại

Với vị thế là một quốc gia tầm trung, Úc ngày càng trở thành nhân tố quan trọng
trong cấu trúc an ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Do đó, chính phủ nhà nước
Liên bang cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối ngoại
nhằm tăng cường môi trường hòa bình, gìn giữ sự ổn định và thúc đẩy thịnh vượng ở khu
vực. Chính sách đối ngoại của chính phủ Úc từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX trở đi đã thể
hiện mạnh mẽ tính “hướng Á”, đẩy mạnh thiết lập các mối quan hệ và tăng cường hợp tác
với các nước trong khu vực. Kể từ đây, chính phủ Úc không ngừng đẩy mạnh triển khai
toàn diện chiến lược hội nhập châu Á, tăng cường phát triển các chính sách hợp tác với
các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương trên mọi lĩnh vực nhằm đưa Úc trở thành
“một quốc gia châu Á - Thái Bình Dương thực thụ”.

Bên cạnh đó, chính phủ Úc đã chủ động xây dựng và tích cực triển khai các chính
49

sách thúc đẩy quan hệ toàn diện với Việt Nam, đẩy mạnh và tăng cường các chính sách
hợp tác trên nhiều lĩnh vực từ chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh đến kinh tế -
thương mại và đầu tư, giáo dục - đào tạo, nhất là liên quan đến an ninh hàng hải và vấn đề
Biển Đông đang diễn biến ngày càng phức tạp, đe dọa sự ổn định của môi trường an ninh
khu vực. Chính sách tăng cường hợp tác toàn diện với Việt Nam tiếp tục được chính phủ
tăng cường mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu khi Úc chính thức nâng cấp quan hệ
song phương với Việt Nam thành Đối tác toàn diện (năm 2009) và Đối tác toàn diện tăng
cường (năm 2015).

2.5 Cơ quan tư pháp Liên bang Úc

Cơ quan Tư pháp là một trong ba hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước. Với nguyên
tắc hoạt động độc lập, cơ quan tư pháp (Toà án liên bang) có vai trò bảo vệ pháp luật của
nhà nước và xử lý các vi phạm pháp luật.

2.5.1 Cơ cấu tổ chức của cơ quan tư pháp Liên bang Úc

Theo Hiến pháp ở Úc, cơ quan tư pháp hoạt động độc lập với hai nhánh quyền lực
là lập pháp và hành pháp. Cơ quan tư pháp dựa trên truyền thống của Anh nhưng có
những khác biệt quan trọng xuất phát từ bản Hiến pháp thành văn và hình thức liên bang
của chính phủ. Theo Hiến pháp Tòa án tối cao được trao quyền tư pháp. Chính phủ Liên
bang cũng có quyền thiết lập những tòa án khác như Tòa án Liên bang và Tòa án gia đình.

Hệ thống Tòa án của Úc được tổ chức thành hệ thống Liên bang và tiểu bang. Ở
cấp tiểu bang, hệ thống tòa án tiểu bang bao gồm Tòa phúc thẩm, Tòa án sơ thẩm và Tòa
án quận hạt. Ở cấp Liên bang, hệ thống Tòa án bao gồm Tòa án tối cao Liên bang, Tòa án
Liên bang, Tòa án sơ thẩm Liên bang và Tòa án gia đình.

Về tổ chức, tòa án tối cao gồm bảy thẩm phán, hoạt động trên nguyên tắc tập thể
và quyết định theo đa số. Tuy nhiên, tổ chức cũng như hoạt động của cơ quan tư pháp lệ
thuộc vào chính phủ: chính phủ bổ nhiệm các thẩm phán của Tòa án tối cao liên bang sau
khi được Thống đốc bang y chuẩn, Hội đồng lập pháp còn quyền bãi nhiệm trong trường
hợp thẩm phán bị nghị viện kết tội thiếu năng lực làm việc. Vì vậy, trường hợp xảy ra bất
50

đồng trong hoạt động giữa chánh án với chính phủ, chánh án có thể bị thay thế bởi Toàn
quyền (trong cuộc khủng hoảng Hiến pháp 1975 Toàn quyền John Kerr chỉ để lại một
thẩm phán duy nhất) một số hành hành vi vi phạm hiến pháp cũng như pháp luật thường
được cơ quan tư pháp bao che. Rõ ràng, hoạt động xét xử của hệ thống tư pháp ở Úc chỉ
mang tính độc lập tương đối. Thực quyền nằm trong tay cơ quan hành pháp.

2.5.2 Chức năng của cơ quan tư pháp Liên bang Úc

Không phụ thuộc vào cơ quan lập pháp và hành pháp, đây là vai trò của cơ quan tư
pháp để thực thi luật pháp của Úc. Nó cũng phải đảm bảo rằng các quyền hạn khác của
chính phủ không hành động vượt quá các quyền lực được Hiến pháp hoặc Quốc hội trao
cho họ.

Một trong những chức năng chính của Tòa án tối cao là diễn giải Hiến pháp. Tòa
án tối cao có thể xét xử những vấn đề liên bang và tiểu bang. Đây cũng là tòa kháng cáo
sau cùng cho các tòa án liên bang và tiểu bang ở Úc. Tòa án Liên bang xét xử luật Liên
bang trong các lĩnh vực như bản quyền, luật kỹ nghệ, lề lối thương vụ, phá sản và luật
hành chính. Tòa án gia đình xét xử ly dị, nuôi con cái và các tranh tụng bất động sản. Toà
án tối cao có thể quyết định một đạo luật được Quốc hội liên bang thông qua có thuộc
thẩm quyền của lập pháp của Chính phủ liên bang không.

Hệ thống tòa án ở Liên bang Úc

Giống như mọi thiết chế khác ở Úc, hệ thống toà án nước này chia ra hai cấp độ:
liên bang và các tiểu bang (hoặc vùng lãnh thổ-territories). Ở Úc có sự phân chia quyền
lực một cách chặt chẽ giữa quyền tư pháp với các quyền khác. Hệ thống cấp bậc các tòa
án của Úc như sau:

Các tòa án theo thủ tục giản lược (Courts of Summary Jurisdiction): Các tòa này
xem xét những vụ án dân sự và hình sự nhỏ, không phức tạp. Số tiền tranh chấp là cơ sở
để tòa này quyết định có thụ lý các vụ kiện dân sự hay là chuyển lên cấp tòa cao hơn.

Các tòa án cấp quận: Các tòa này xem xét sơ thẩm tất cả các vụ án dân sự và hình
sự nghiêm trọng. Bồi thẩm đoàn tham gia tất cả các vụ án hình sự và trong một số vụ kiện
51

dân sự. Các tòa cấp quận cũng có thể xử phúc thẩm đối với các vụ sơ thẩm của tòa giản
lược.

Các tòa đặc biệt: Theo quy định của nhiều đạo luật Liên bang và tiểu bang, các tòa
đặc biệt được thành lập ở Úc nhằm giải quyết tranh chấp trong những lĩnh vực riêng biệt
như khiếu nại hành chính, cư trú, bảo hiểm xã hội, quy hoạch… Mặc dù không phải lúc
nào cũng được coi là thực thi quyền lực tư pháp, các cơ quan này tạo thành một thứ bậc
trong hệ thống tòa án của Úc, phải tuân theo các án lệ của tòa cấp cao hơn và thường là áp
dụng các án lệ của chính các tòa này.

Các tòa cấp cao (superior courts): Các tòa cấp cao ở Úc gồm: các tòa án tối cao
của từng tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ; Tòa án Liên bang Úc (The Federal Court of Úc);
Tòa án Gia đình Úc (The Family Court of Úc). Các tòa cấp cao vừa xét xử sơ thẩm, vừa
xét xử phúc thẩm đối với các vụ án đã xử ở các cấp tòa thấp hơn bị kháng án.

Các Tòa án Tối cao của từng tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ: Về nguyên tắc, các tòa
này có thẩm quyền xét xử dân sự và hình sự đối với mọi vụ việc theo thông luật và theo
quy định của pháp luật thành văn của tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, trên thực
tế, Tòa chỉ xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự nghiêm trọng nhất như giết người, và các
vụ kiện dân sự có khoản tiền lớn. Trong một số trường hợp, các Tòa án tối cao tiểu bang
hoặc vùng lãnh thổ cũng xem xét các vụ kiện liên quan đến thẩm quyền liên bang. Chỉ
một thẩm phán của Tòa này xét xử sơ thẩm, có thể cùng với bồi thẩm đoàn. Tòa cũng xét
xử phúc thẩm đối với các quyết định của các tòa cấp quận, các tòa đặc biệt và các quyết
định sơ thẩm của chính Tòa này. Thông thường có 3-5 thẩm phán xét xử phúc thẩm.

Tòa án Liên bang Úc: Tòa này được thành lập năm 1976 xem xét các vấn đề theo
quy định của pháp luật thành văn liên bang. Khi xét xử sơ thẩm, chỉ có một thẩm phán
của Tòa tham gia; còn khi xét xử phúc thẩm, có 3 thẩm phán tham gia. Tòa này xét xử
phúc thẩm đối với các vụ án sơ thẩm của chính mình và các vụ án sơ thẩm liên quan đến
các vấn đề của liên bang do các Tòa án tối cao tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ đã xem xét.

Tòa án Gia đình Úc: Tòa này có thẩm quyền xét xử riêng đối với các vấn đề được
52

quy định trong Luật Gia đình năm 1975 của Liên bang Úc. Một thẩm phán của Tòa xét xử
sơ thẩm; 3 thẩm phán xét xử phúc thẩm các quyết định sơ thẩm bị kháng án.

Tòa án Tối cao Úc (The High Court of Úc): Tòa này đứng ở đỉnh của hệ thống
tòa án Úc. Tòa có thẩm quyền xem xét sơ thẩm các vấn đề thuộc luật hiến pháp (bao gồm
xem xét tính hợp hiến của các văn bản pháp luật liên bang) và giải quyết tranh chấp giữa
các tiểu bang. Có 1-7 thẩm phán của Tòa tham gia xét xử. Tòa án Tối cao Úc cũng xét xử
phúc thẩm (có tính chung thẩm) các vụ việc của các Tòa án tối cao tiểu bang, Tòa án Liên
bang, và các quyết định sơ thẩm của chính Tòa này. Tuy nhiên, không phải mọi vụ việc
đều được xử phúc thẩm ở Tòa, mà Tòa sẽ xem xét đơn kháng án, chỉ chấp thuận xử phúc
thẩm đối với những vấn đề quan trọng. Tùy theo tính chất quan trọng, sẽ có 3-7 thẩm
phán của Tòa xét xử phúc thẩm.

Hình 6. Tòa án tối cao của Liên bang Úc được đặt tại Canberra

Hội đồng cơ mật: Trước đây, Ủy ban Tư pháp thuộc Hội đồng Cơ mật có thẩm
quyền xem xét những đơn kháng án đối với các quyết định của các toà án ở các nhà nước
thành viên của Khối thịnh vượng chung, trong đó có Úc. Như vậy, các quyết định của Uỷ
53

ban dựa trên thông luật có tính chất là án lệ bắt buộc phải tuân theo đối với các tòa án ở
Úc. Tuy nhiên, từ năm 1986, cơ chế này không còn tồn tại ở Úc, và các quyết định của
Hội đồng Cơ mật không còn được coi là án lệ bắt buộc ở Úc. Đây được coi là mốc rất
quan trọng trong lịch sử phát triển của hệ thống pháp luật Úc, đánh dấu sự độc lập hoàn
toàn của nó đối với pháp luật Anh.

2.5.3 Chế độ hoạt động của cơ quan tư pháp Liên bang Úc

Hoạt động điều tra – xét xử của bộ máy cơ quan tư pháp Liên bang Úc

Hiện Toà án tối cao Úc là toà thượng thẩm giải quyết mọi kháng nghị cho tất cả
mọi vụ việc trong liên bang. 7 vị thẩm phán Toà án tối cao hoạt động theo nguyên tắc tập
thể và quyết định theo đa số. Chỉ thống đốc toàn quyền có quyền bổ nhiệm các thẩm
phán, song chỉ Quốc hội có quyền bãi nhiệm các thẩm phán trong trường hợp họ thiếu
năng lực làm việc hoặc bị Quốc hội liên bang kết tội. Các quyết định của Toà án tối cao
không chỉ nhằm duy trì và bảo vệ các nguyên tắc của chủ nghĩa liên bang, kiểm soát
quyền lực của Chính phủ, ngăn chặn tham vọng chính trị của các đảng chính trị, mà còn là
một kênh quan trọng để sửa đổi hiến pháp. Đó không chỉ là vấn đề liên quan đến câu chữ,
mà còn liên quan trực tiếp đến các chuẩn mực chính trị. Vì vậy, vai trò của Toà án tối cao
ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống chính trị Úc.

Trong hệ thống các cơ quan hành pháp của Úc có một thiết chế gọi là các tòa hành
pháp (Tribunal), các cơ quan này có trách nhiệm rà soát các quyết định của các cơ quan
thuộc Chính phủ. Hoạt động của các cơ quan này tương tự như tòa án nhưng có quy trình
linh động hơn và chỉ xem xét các vấn đề liên quan đến các quyết định của các cơ quan
hành pháp. Hệ thống các tòa hành pháp được phân chia chức năng theo các nhóm vấn đề
như Tòa phúc thẩm quyết định hành chính, tòa giải quyết tranh chấp bản quyền, tòa giải
quyết khiếu nại về hưu bổng,... Thông thường khi các cá nhân tổ chức không đồng ý với
một quyết định hoặc hành vi hành chính của cơ quan hành pháp có quyền yêu cầu toà
hành pháp xem xét lại các quyết định trên. Tòa hành pháp xem xét lại quá trình ra quyết
định căn cứ theo các nguyên tắc mà các cơ quan hành pháp dựa vào đó để đưa ra quyết
định ban đầu, trên cơ sở đó đưa ra quyết định thay thế quyết định ban đầu. Bên thua kiện
54

(cá nhân hay tổ chức hoặc cơ quan ra quyết định ban đầu) có quyền nộp đơn lên tòa án tư
pháp xem xét lại quyết định của tòa hành pháp.

Toà tối cao xét xử phúc thẩm các vụ án do Tòa án gia đình, các Toà chuyên biệt
của liên bang gửi lên và xét xử phúc thẩm những vụ án có kháng án do Toà tối cao xét xử
sơ thẩm. Hội đồng xét xử sơ thẩm có một thẩm phán và Hội đồng xét xử phúc thẩm có ba
thẩm phán. Để bảo đảm quyền bình đẳng của công dân được chống án đủ bốn cấp, Toà tối
cao còn có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ án do Toà thượng thẩm của hai khu tự
trị gửi lên vì tại hai lãnh thổ liên bang này không có Tòa án khu vực. Về nguyên tắc, Tòa
án cấp trên không quản lý Tòa án cấp dưới mà chỉ có hướng dẫn rút kinh nghiệm trong
hoạt động xét xử.

Hoạt động bảo vệ pháp luật của cơ quan tư pháp Liên bang Úc

Cơ quan tư pháp Liên bang Úc đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật
và bảo vệ quyền lợi của người dân. Hoạt động bảo vệ pháp luật của cơ quan tư pháp Liên
bang Úc được thể hiện qua các nội dung sau:

Giải quyết các tranh chấp, cơ quan tư pháp Liên bang Úc giải quyết các tranh
chấp giữa các cá nhân, tổ chức, giữa các cá nhân với cơ quan nhà nước, giữa các cơ quan
nhà nước với nhau. Các tranh chấp được giải quyết thông qua các thủ tục tố tụng dân sự,
tố tụng hình sự, tố tụng hành chính.

Xác định và áp dụng pháp luật, cơ quan tư pháp Liên bang Úc có nhiệm vụ xác
định và áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các tranh chấp. Việc xác định và áp
dụng pháp luật phải đảm bảo đúng đắn, chính xác, phù hợp với thực tế và đáp ứng yêu
cầu bảo vệ công lý.

Bảo vệ quyền con người, cơ quan tư pháp Liên bang Úc có nhiệm vụ bảo vệ
quyền con người, bao gồm quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền sống, quyền được giáo
dục, quyền được chăm sóc sức khỏe,... Cơ quan tư pháp thực hiện nhiệm vụ này thông
qua việc giải quyết các vụ án liên quan đến quyền con người, thông qua việc ban hành các
quyết định, phán quyết có tính chất khuyến nghị, hướng dẫn.
55

Phòng, chống tham nhũng, cơ quan tư pháp Liên bang Úc có nhiệm vụ phòng,
chống tham nhũng. Cơ quan tư pháp thực hiện nhiệm vụ này thông qua việc điều tra, truy
tố, xét xử các vụ án tham nhũng, thông qua việc ban hành các quyết định, phán quyết có
tính chất răn đe, phòng ngừa.

Tiểu kết chương 2

Phân quyền trong cơ chế quyền lực của Úc mang tính truyền thống, bởi lẽ, Úc đã
kế thừa và tiếp nối lịch sử lâu đời của cơ chế phân quyền – một trong những đặc điểm của
hệ thống chính trị phương tây. Để cơ chế này dễ dàng thâm nhập vào đời sống chính trị
Úc thì tính tự trị lâu đời của Úc là một “xúc tác” quan trọng cho tiến trình này. Bên cạnh
đó, nhân tố quan trọng nhất góp phàn làm nên truyền thống phân quyền trong cơ chế
quyền lực tại Úc chính là lưỡng tính Anh – Mỹ trong hệ thống chính trị Liên Bang
Úc. Điều này được thể hiện chi tiết thông qua chương 2 mà tôi vừa trình bày. Cơ cấu tổ
chức bộ máy nhà nước trung ương Liên bang Úc với người đứng đầu nhà nước là Toàn
quyền và 3 trụ cột chính là cơ quan lập pháp – Quốc hội, cơ quan hành pháp – Chính phủ
mà người đứng đầu là Thủ tướng và cơ quan tư pháp – các tòa án. Sự phối hợp hoạt động
giữa 3 cơ quan chủ chốt này giúp cho nền chính trị Úc mang tính ổn định hơn và hạn chế
tình trạng quyền lực đổ dồn về một thế lực nào đó, tuy vậy ít nhiều tình trạng này vẫn
diễn ra đặc biệt là ở nhánh quyền lực trung ương.
56

CHƯƠNG 3: ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG


LIÊN BANG ÚC

Như ở chương trước, tôi đã phân tích và làm rõ tính Anh – Mỹ được thể hiện qua
cách tổ chức bộ máy nhà nước trung ương Liên bang Úc thông qua việc phân tích cơ cấu
tổ chức, vai trò nhiệm vụ và chế độ hoạt động của 3 cơ quan quyền lực gồm cơ quan lập
pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Ở chương này, tôi đi sâu vào phân tích tính
ưu việt và điểm hạn chế trong cơ cấu tổ chức nhà nước cấp trung ương ở Úc dựa trên
những kiến thức đã trình bày trước đó.

3.1 Tính ưu việt của cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Liên bang Úc

Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Liên bang Úc là một trong những mô hình tổ
chức nhà nước được đánh giá cao trên thế giới. Cơ cấu này có những ưu điểm sau:

Phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội của Úc

Úc là một quốc gia rộng lớn, bao gồm 6 bang và 2 lãnh thổ. Việc tổ chức bộ máy
nhà nước theo mô hình liên bang giúp đảm bảo sự cân bằng giữa quyền lực của chính phủ
liên bang và chính quyền các bang, lãnh thổ. Điều này phù hợp với điều kiện địa lý, kinh
tế, xã hội của Úc, trong đó các bang, lãnh thổ có sự khác biệt về kinh tế, văn hóa, dân tộc.

Tăng cường sự tham gia của người dân vào quản lý nhà nước

Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Liên bang Úc có sự phân chia quyền lực giữa các
cấp chính quyền. Điều này giúp tăng cường sự tham gia của người dân vào quản lý nhà
nước thông qua các cơ quan đại diện như quốc hội, hội đồng lập pháp của bang, lãnh thổ.

Tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế-xã hội

Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Liên bang Úc giúp đảm bảo sự cân bằng giữa
quyền lực của chính phủ liên bang và chính quyền các bang, lãnh thổ. Điều này tạo điều
kiện cho sự phát triển kinh tế-xã hội của các bang, lãnh thổ, góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế-xã hội của cả nước.

Ngoài ra, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Liên bang Úc còn có những ưu điểm
57

khác như, tăng cường tính ổn định của chính trị, xã hội, giảm thiểu nguy cơ độc tài, tăng
cường tính hiệu quả của bộ máy nhà nước.

3.2 Những hạn chế trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước trung ương Liên bang Úc

3.2.1 Mối tương quan quyền lực trong Quốc hội (cụ thể giữa Thượng viện và Hạ viện)

Dù nằm trong cùng một cơ quan lập pháp nhưng mối quan hệ giữa Hạ viện và
Thượng viện là không cân bằng, hầu như mọi quyền lập pháp (soạn thảo và thông qua
luật) tập trung vào Hạ viện. Dự luật được hạ viện soạn thảo, đưa lên thượng viện xem xét
mà bị thượng viện bác bỏ hay không thông qua thì hạ viện vẫn có quyền thông qua.
Nhưng ngược lại, nếu thượng viện soạn thảo luật, đưa xuống cho hạ viện mà sau ba lần
không được hạ viện đồng ý thì dự luật sẽ bị bác bỏ. Hạ viện có quyền trội hơn thượng
viện: có quyền bầu cử thủ tướng; thông qua luật chi tiêu ngân sách; bác bỏ một số dự luật
của thượng viện.

Về số lượng: Hạ viện áp đảo với 150 ghế trong khi Thượng viện chỉ có 76 ghế.

Cơ chế làm luật: Mặc dù cả Thượng viện và Hạ viện đều có quyền đưa ra dự thảo
luật, nhưng sau cùng Hạ viện là cơ quan quyết định cuối cùng. Đối với các dự luật,
Thượng viện không thông qua thì Hạ viện vẫn có quyền tự thông qua. Trong trường hợp
có sự bất đồng, quyền quyết định sẽ do toàn quyền đưa ra, nhưng toàn quyền được thủ
tướng cố vấn, mà thủ tướng được bầu ra từ đảng chiếm đa số trong Hạ viện. Suy cho
cùng, Hạ viện vẫn là cơ quan có quyền quyết định luật có được thông qua hay không.

Đặc biệt, Hạ viện có quyền ban hành các luật quan trọng, luật thu chi tài chính, Hạ
viện cũng có quyền bầu thủ tướng cũng như bãi nhiệm thủ tướng.

Tóm lại, cùng là 2 viện trong Quốc hội, tuy nhiên Hạ viện có quyền lực lớn hơn so
với Thượng viện, chi phối mạnh mẽ hệ thống chính trị Úc.

3.2.2 Sự chồng chéo quyền lực giữa các cơ quan chủ chốt trong bộ máy nhà nước
trung ương Liên bang Úc

Quyền lực của liên bang được nắm giữ bởi ba cơ quan riêng biệt bao gồm lập
58

pháp, hành pháp và tư pháp. Ba cơ quan này hoạt động độc lập với những chức năng khác
nhau nhằm đảm bảo rằng không một cơ quan nào có thể thâu tóm hoàn toàn quyền lực
liên bang. Có thể hiểu rằng việc các cơ quan hoạt động độc lập nhưng vẫn không hoàn
toàn tách biệt vì chúng hoạt động như một sự kiểm soát và cân bằng lẫn nhau. Việc hoạt
động song song cùng nhau như vậy nhằm không để quyền lực tập trung vào một nhánh
dẫn đến chuyên quyền, thao túng và tham nhũng quyền lực. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề
lý thuyết bởi trên thực tế tại Úc, tam quyền phân lập ở đây mang một nét khá đặc trưng,
đó là ở quốc gia này, ta nhận thấy không có sự phân tách quyền lực một cách rõ ràng. Một
số vai trò của ba nhánh này, đôi khi lại giao với nhau, chồng chéo lên nhau.

Sự chồng chéo quyền lực giữa các nhánh quyền lực ở bộ máy nhà nước trung ương
Úc là một vấn đề đã được quan tâm từ lâu. Vấn đề này xuất phát từ đặc điểm của mô hình
chính phủ liên bang, trong đó có sự phân chia quyền lực giữa chính phủ liên bang và
chính quyền các bang, lãnh thổ.

Thứ nhất, có sự giao nhau giữa hai nhánh Lập pháp và Hành pháp. Điều rõ ràng
nhìn thấy nhất chính là về mặt nhân sự giữa hai cơ quan này. Khi tìm hiểu kỹ chắc hẳn ai
cũng nhận thấy, Thủ tướng và các Bộ trưởng vừa là một phần của Hành pháp, vừa là một
phần của Lập pháp. Bởi lẽ, bản thân Thủ tướng và các bộ trưởng này phải được chọn,
được rút ra từ cơ quan Lập pháp. Một ví dụ khác, để có thể tiếp tục nắm quyền Chính phủ,
đảng chính trị của Thủ tướng buộc phải nắm giữ cán cân quyền lực, hoặc chiếm đa số ghế
trong cơ quan Lập pháp. Đây chính là những minh chứng rõ ràng chứng minh cho việc có
sự chồng chéo giữa hai nhánh này.

Thứ hai, có sự giao nhau giữa nhánh Hành pháp với Tư pháp. Trong tài liệu “Tính
Anh - Mỹ trong hệ thống chính trị Liên bang Úc” của PGS.TS. Hoàng Văn Việt, đang
công tác tại trường Khoa học Xã Hội & Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh, có một đoạn
ghi chép rằng “…Cơ quan Tư pháp ở Úc, theo Hiến pháp là cơ quan hoạt động độc lập
với hai nhánh quyền lực là Hành pháp và Lập pháp. Tuy nhiên, tổ chức cũng như hoạt
động của cơ quan Tư pháp (Tòa án) lại lệ thuộc vào Chính phủ: các thẩm phán của Tòa án
tối cao liên bang do Chính phủ bổ nhiệm (thủ tướng tiến cử người đại diện)…” Như vậy,
59

thực quyền của cơ quan Tư pháp lại nằm trong tay của cơ quan Hành pháp. Hay nói cách
khác, trong một số trường hợp cụ thể, cơ quan Tư pháp muốn thực hiện được quyền lực
của mình phải có sự thông qua của cơ quan Hành pháp.

Cuối cùng, có sự giao nhau giữa Tư pháp với Lập pháp. Trong một số trường hợp,
cơ quan Tư pháp có hiệu lực ‘lập pháp’ khi các thẩm phán đưa ra phán quyết, mang giá trị
tiền lệ cho các vụ việc tiếp theo. Điều này bổ sung thêm một thẩm quyền to lớn của cơ
quan tư pháp trong việc vô hiệu hóa một số luật nhất định. Lấy ví dụ như sự việc xảy ra
vào tháng 12 năm 2013, mặc dù ở cấp tiểu ban nhưng Tòa án Tối cao của Úc đã bác bỏ
Đạo luật Bình đẳng Hôn nhân (cụ thể là về vấn đề đồng tính) vào năm này và coi đó là
một điều vi hiến.

Bên cạnh sự chồng chéo quyền lực giữa các cơ quan chủ chốt trong bộ máy nhà
nước cấp trung ương, ở Úc còn nhận thấy có sự chồng chéo giữa các cơ quan cùng chức
năng.

Trong lĩnh vực lập pháp, Quốc hội Liên bang có quyền lập pháp trong các lĩnh
vực được quy định trong Hiến pháp, bao gồm các lĩnh vực như quốc phòng, ngoại giao,
ngân khố, thương mại,... Tuy nhiên, chính quyền các bang, lãnh thổ cũng có quyền lập
pháp trong một số lĩnh vực, bao gồm các lĩnh vực như giáo dục, y tế, giao thông,... Điều
này dẫn đến sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa Quốc hội Liên bang và các hội
đồng lập pháp của bang, lãnh thổ.

Trong lĩnh vực hành pháp, Chính phủ Liên bang là cơ quan hành pháp cao nhất
của Liên bang Úc. Tuy nhiên, chính quyền các bang, lãnh thổ cũng có quyền hành pháp
trong một số lĩnh vực, bao gồm các lĩnh vực như an ninh, trật tự, giáo dục, y tế,... Điều
này dẫn đến sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa Chính phủ Liên bang và các
chính quyền bang, lãnh thổ.

Trong lĩnh vực tư pháp, Tòa án tối cao Liên bang là cơ quan tư pháp cao nhất của
Liên bang Úc. Tuy nhiên, các tòa án cấp cao của bang, lãnh thổ cũng có thẩm quyền giải
quyết các tranh chấp liên quan đến pháp luật của bang, lãnh thổ. Điều này dẫn đến sự
60

chồng chéo về thẩm quyền giữa Tòa án tối cao Liên bang và các tòa án cấp cao của bang,
lãnh thổ.

Sự chồng chéo quyền lực giữa các nhánh quyền lực ở bộ máy nhà nước trung
ương Úc có thể dẫn đến một số hệ quả tiêu cực như: gây khó khăn cho việc thực thi
pháp luật; Gây ra sự mâu thuẫn, xung đột giữa các cơ quan nhà nước; Góp phần làm suy
yếu hiệu quả quản lý nhà nước.

Để khắc phục vấn đề này, cần có những giải pháp như: xác định rõ hơn thẩm
quyền của các cơ quan nhà nước trong từng lĩnh vực; Tăng cường phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước; Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội đối với chính phủ; Tăng cường
vai trò của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền giữa các cơ quan
nhà nước.

Tiểu kết chương 3

Với diện tích đất nước rộng lớn, thành phần dân cư đa dạng với phần lớn là người
nhập cư đến từ các quốc gia châu Âu, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, việc xây dựng
hình thái nhà nước liên bang là vô cùng phù hợp. Vì nó đảm bảo việc quản lý của chính
phủ một cách liền mạch, củng cố quyền lực của chính quyền trung ương cũng như dễ
dàng trong việc ban bố và thực thi pháp luật phù hợp với từng bang riêng lẻ. Bất chấp
những thế mạnh về thể chế chính trị cũng như chế độ nhà nước liên bang, nền chính trị
của Liên bang Úc vẫn tồn tại những hạn chế nhất định liên quan dến sự chồng chéo quyền
lực giữa các các cơ quan chủ chốt cũng như việc quyền lực chính trị trong Quốc hội Úc
ngả về phía Hạ viện. Mặc dù vậy, đời sống chính trị ở quốc gia này vẫn tương đối ổn
định, không tồn tại sự tranh giành quyền lực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định
chính trị - xã hội.
61

KẾT LUẬN

Liên bang Úc là một nước tư bản chủ nghĩa hiện đại. Lịch sử hình thành hệ thống
chình trị nước này nảy sinh từ nửa sau thế kỷ XIX và xác lập một cơ cấu chính trị hoàn
chỉnh vào đầu thế kỷ XX với sự ra đời của một quốc gia độc lập. Trong sự phát triển của
đất nước, hệ thống chính trị đã thể hiện vai trò tích cực quan trọng đến sự phát triển của
xã hội chủ nghĩa hiện đại Úc.

Australia là Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc “tam quyền phân lập”, nhưng
trên thực tế sự phân quyền mờ nhạt: Tòa án tối cao được coi là độc lập, nhưng Chánh án
lại do Thủ tướng đề cử và bổ nhiệm; tính độc lập giữa các Nghị viện và Chính phủ cũng
rất thấp do đảng cầm quyền chiếm đa số trong Hạ nghị viện,trong đó nguời đứng đầu
đảng cầm quyền lại là lãnh tụ của đảng.

Thể chế chính trị của Australia bị chi phối do hệ thống đa dạng mặc dù đều có sự
thống nhất giữa các đảng về nguyên tắc phát triển của chủ nghĩa tư bản, về sở hữu tư nhân
và về kinh tế thị trường cũng như sự phân tầng xã hội và chỉ khác nhau về cách thức duy
trì và thực hiện các nguyên tắc trên.
62

TÀI LIỆU THAM KHẢO


A.Tài liệu sách, tạp chí
Tài liệu Tiếng Anh
1. A. F. Davies (1958). Problems of decentralization in state government in Australia.
Melbourne Studies in Education, 2:1, 148-157, DOI: 10.1080/17508485809555913

2. Brian Galligan (1995). A Federal Republic: Australia’s Constitutional System of


Government. Cambridge University Press, Hong Kong

3. Blight Grant, Joseph Drew (2017). Local Government in Australia: History, Theory
and Public Policy. Springer

4. Brown.J.A (2004). One Continent, Two Federalisms: Rediscovering the Original


Meanings of Australian Federal Ideas. Australian Journal of Political Science, vol 39,
no 03, p.01-26

5. Davies, A. F. (1958). Problems of decentralization in state government in Australia.


Melbourne Studies in Education, doi:10.1080/17508485809555913

6. John Micullen (2011). So sánh hệ thống chính trị của Úc Đại Lợi, Anh và Mỹ. ĐH
Macquire, Sydney

7. Gianni Zappala (1998). Clientelism, Political Culture and Ethnic Politics in


Australia. Australian Journal of Political Science, 33:3, 381-397, DOI:
10.1080/1036114985053

8. Geoffrey Brennan, Francis G. Castles (2002). Australia Reshaped: 200 Years of


Institutional Transformation. Cambridge University Press, Australia, p.25

9. Krisztina Binder, Jakub Przetacznik (2020). Australia’s Parliament and other


political institutions. European Parliament

10. Laffan (1966). Politics of Identity and Political Order in Europe. Journal of
Common Market Studies 34 (1), tr.81-102

11. Margaret Allen (12/05/2011). Shadow Letters and the Karnana Letter: Indians
63

Negotiate the White Australia Policy 1901-1921. Life Writing, vol 08, no 02, p.187-202

12. M.A. Shaikh (2020). Anglo-Saxons History and Background. Harvard University

13. Peter J. Chen, Nicholas Barry, John R. Butcher, David Clune, Ian Cook, Adele
Garnier, Yvonne Haigh, Sara C. Motta and Marija Taflaga (Ed.) (2019). Australian
Politics and Policy. Sydney University Press

14. Parliament of Australia, Parliamentary Handbook of the 42nd Parliament,


Parliamentary Library, 2007

15. Thiem Hai Bui (2011). Comparative electoral systems and implications for
Vietnam. Duke University

Tài liệu Tiếng Việt

1. Bùi Hải Đăng (2007). Một số quan điểm về bản sắc châu Âu. Tạp chí Nghiên cứu
châu Âu – European Studies Review, số N (81)/2007

2. Bùi Trọng Tài – Lê Văn Cảnh (2011). Tập bài giảng Chính trị học đại cương).
Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên

3. Hoàng Khắc Nam (2010). Các yếu tố tinh thần trong quyền lực của quốc gia. Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN, số 26/2010, tr.221-229

4. Hoàng Thu Trang (2015). Hệ thống bầu cử ở một số quốc gia trên thế giới và ở Việt
Nam hiện nay. [Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, khoa Luật]. Được
lưu tại thư viện Đại học quốc gia Hà Nội.

5. Hoàng Văn Việt (2006). Hệ thống chính trị Hàn Quốc hiện nay. Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

6. Hoàng Văn Việt (2007). Các quan hệ chính trị ở phương Đông: lịch sử và hiện tại.
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

7. Hoàng Văn Việt (2016). Tính Anh Mỹ trong hệ thống chính trị Liên bang Úc. Tạp chí
64

Phát triển KH&CN, số X4/2016, tập 19, tr. 67 – 73

8. Lê Minh Toàn (2010). Pháp luật đại cương (dùng cho các trường đại học, cao đẳng
và trung học chuyên nghiệp). Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

9. Ngô Huy Đức (2010). Chính trị học so sánh: từ cách tiếp cận hệ thống cấu trúc
chức năng. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

10. Nguyễn Anh Thư (2017). Sơ lược về hệ thống chính trị Australia. Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

11. Nguyễn Cửu Việt, 2010. Khái niệm tập quyền, tản quyền và phân quyền. Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN, Luật học 26 (2010) 214-228 214.

12. Phạm Điềm – Vũ Thị Nga (2012). Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế
giới. Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội

13. Trần Cao Bội Ngọc (2013). Văn hóa của dân tộc bản địa ở Australia từ truyền
thống đến hiện đại [Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minhư.

14. Trần Nhi Khanh (2015). Thể chế chính trị Australia. Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

15. Trịnh Thị Định (2012). Qúa trình hình thành tổ chức bộ máy quyền lực các thuộc
địa của Anh tại Australia. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 7/2012, tr.10-18

16. Vũ Tuyết Loan (1998). Australia ngày nay. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

B. TÀI LIỆU INTERNET


Tài liệu tiếng Anh

1. Cabinet. (n.d.). Parliamentary Education Office. Retrieved May 30, 2023, from
https://www.peo.gov.au/learning/fact-sheets/cabinet.html
65

2. Chapter 4: The executive government – Parliament of Australia. (n.d.). Parliament


of Australia. Retrieved May 30, 2023, from
https://www.aph.gov.au/About_Parliament/Senate/Powers_practice_n_procedures/ha
mer/chap04

3. Kate Bagnall (2018). Potter v. Minahan: Chinese Australians, the law and
belonging in White Australia. History Australia, url:
https://dol.org/10.1080/14490854.2018.1485503, truy cập ngày 25/03/2019

4. Our organisation. (n.d.). Australian Federal Police. Retrieved May 30, 2023, from
https://www.afp.gov.au/about-us/our-organisation

5. Whitlam dismissal. (n.d.). National Museum of Australia. Retrieved May 30, 2023,
from https://www.nma.gov.au/defining-moments/resources/whitlam-dismissal

Tài liệu Tiếng Việt

1. Anh Duy. 2021. Úc rút khỏi dự án “Vành đai, Con đường” của Trung Quốc. Truy
cập ngày 05/6/2022 từ https://congan.com.vn/quoc-te/thoi-su-quoc-te/uc-rut-khoi-
du-an-vanh-dai-con-duong-cua-trung-quoc_110815.html

2. Civillawinfor (2008). “Chính sách và mối quan hệ giữa chính sách với pháp luật
trong hoạt động lập pháp”. Thông tin pháp luật dân sự,
url:https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/09/16/1673/>, truy cập ngày
21/03/2019

3. Nguyễn Anh Phương (2015). Chính sách – Chính sách công – Khoa học chính
sách”. Chính sách, url: http://chinhsach.vn/chinh-sach-chinh-sach-cong-va-khoa-
hoc-chinh-sach/, truy cập ngày 21/03/2019

You might also like