You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TÀO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT, ĐHQG.HCM

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CUỐI KỲ


HỌC KÌ 1: 2021-2022
NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


LỆCH LẠC XÃ HỘI
VÀ BIỂU HIỆN TRONG ĐỜI SỐNG SINH VIÊN

GVHD: GVC.TS. NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY


MÃ HP: INSO321005 – 211XH5005
NHÓM SINH VIÊN THỰC HÀNH

STT HỌ VÀ TÊN MSSV

1 La Thế Anh K214060389

2 Đặng Nguyễn Thuyết Trân K214060417

3 Phan Hoàng Minh Tuấn K214060420

4 Hoàng Thanh Trúc K214061264

5 Nguyễn Thúy Vy K214061753

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2021

1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

…………………………………………………………………………….
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
2
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....
……………………………………………………………………………
……….....………
Điểm: …………..

Ký tên

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường
Đại học Kinh tế - Luật vì đã tạo điều kiện cho chúng em tiếp cận môn “Xã hội
học”, cũng như cung cấp cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các
loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin. Đặc biệt,
chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giáo viên bộ môn - Cô Nguyễn Thị
Như Thúy đã giảng dạy tận tình, chi tiết để chúng em có đủ kiến thức và vận dụng
chúng vào bài tiểu luận này.
Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận “Lệch lạc xã hội ở giới trẻ hiện
nay”, giảng viên, Tiến sĩ Nguyễn Thị Như Thúy đã giúp chúng em có được kiến
thức nền tảng về phương pháp làm bài tiểu luận và định hướng đúng đắn những
cách thức tiến hành một bài tiểu luận. Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian và
kiến thức, cũng như chúng em vẫn còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên sai sót là
điều không thể tránh khỏi. Chúng em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng
góp từ quý thầy cô và các bạn để hoàn thiện bài tiểu luận nhất có thể. 
Kính chúc cô thật nhiều sức khỏe và thành công trên sự nghiệp giảng dạy.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3
Nhóm sinh viên thực hiện tiểu luận
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2021.

MỤC LỤC

PHẦN A: MỞ ĐẦU.................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................4
2. Mục đích nghiên cứu:.........................................................................................4
3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................4
PHẦN B: NỘI DUNG.............................................................................................5
1. LỆCH LẠC XÃ HỘI........................................................................................5
1.1. Khái niệm liên quan.....................................................................................5
1.1.1. Lệch lạc là gì?........................................................................................5
1.1.2. Lệch lạc xã hội là gì?.............................................................................5
1.2. Đặc điểm của lệch lạc xã hội........................................................................5
1.3. Các thành phần của lệch lạc xã hội..............................................................5
1.4. Phân loại lệch lạc xã hội...............................................................................6
1.5. Biểu hiện của sự lệch lạc:.............................................................................8
4
1.6. Nguyên nhân................................................................................................8
1.6.1. Nguyên nhân khách quan:......................................................................8
1.6.2. Nguyên nhân chủ quan:..........................................................................8
1.7. Hệ quả........................................................................................................10
1.8. Giải pháp....................................................................................................10
2. LỆCH LẠC XÃ HỘI Ở SINH VIÊN HIỆN NAY.......................................11
2.1. Một số thực trạng phổ biến........................................................................11
2.1.1. Tình trạng “sống thử” của sinh viên....................................................11
2.1.2. Gian lận trong thi cử............................................................................11
2.2. Nguyên nhân..............................................................................................11
2.3. Giải pháp....................................................................................................11
PHẦN C. TIẾN HÀNH KHẢO SÁT...................................................................11
PHẦN D: KẾT LUẬN...........................................................................................11
PHẦN E: TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................11

PHẦN A: MỞ ĐẦU 

1. Lý do chọn đề tài

Qua quá trình học tập và tìm hiểu về môn học Xã hội học, nhóm chúng em
nhận ra rằng: Vị thế, vai trò và các hành động xã hội là do các yếu tố xã hội chi
phối. Trong bất kì một tổ chức, cộng đồng hay xã hội nào, mỗi cá nhân cần phải
tuân thủ theo những nguyên tắc, quy định chung được gọi là chuẩn mực xã hội,
nhằm mục đích duy trì và ổn định xã hội. 

Tuy nhiên, xã hội ngày càng hiện đại, kinh tế ngày càng phát triển, con
người vì những quan điểm, lợi ích cá nhân mà đi ngược lại với những chuẩn mực
của xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, tham ô, hối lộ,... dẫn đến các hiện
trạng lệch lạc, gây ra nhiều vấn đề tiêu cực và nó đang là chủ đề đáng lo ngại của
cả cộng đồng.

2. Mục đích nghiên cứu: 

Đi sâu vào nghiên cứu đề tài, nhóm chúng em muốn mở rộng cho bản thân
nhiều hơn nữa những kiến thức về Xã hội học. Mục đích cuối cùng chúng em
hướng tới là tìm hiểu rõ hơn về bản chất và nguyên nhân dẫn đến lệch chuẩn xã hội
5
cũng như lệch chuẩn ở sinh viên hiện nay - chủ nhân tương lai của đất nước. Qua
đó, đưa ra định hướng cũng như những giải pháp khả quan có thể áp dụng nhằm
hạn chế những cá nhân có hiện tượng lệch lạc trong xã hội hiện nay.

3. Phương pháp nghiên cứu 

- Phương pháp phân tích, tổng hợp hóa lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu, lý
luận khác nhau để tìm hiểu sâu về đối tượng và xây dựng thành một hệ thống cơ sở
để sự hiểu biết về đối tượng được cụ thể hóa.
- Phương pháp lý luận quy nạp: Liên kết những thông tin riêng lẻ, rời rạc để
đúc kết thành một kết luận tổng thể.
- Phương pháp thu thập thông tin định lượng: Thực hiện khảo sát để thu thập
ý kiến; điều tra, thăm dò dư luận xã hội về vấn đề lệch lạc xã hội hiện nay và phân
tích số liệu thu thập được.
- Phương pháp thu thập thông tin định tính: Tìm kiếm, thu thập dữ liệu, phân
tích tài liệu  sẵn có về các đối tượng kết hợp với phương pháp quan sát thực trạng
xã hội.

PHẦN B: NỘI DUNG

1. LỆCH LẠC XÃ HỘI

1.1. Khái niệm liên quan 


1.1.1. Lệch lạc là gì?

Lệch lạc là một tính từ chỉ những sự vật, sự việc, tư tưởng, hành vi không
bình thường, trái với quy tắc, chuẩn mực chung và thường không được chấp nhận
bởi đa số người. 

1.1.2. Lệch lạc xã hội là gì?

Lệch lạc xã hội là thuật ngữ chỉ các dạng vi phạm khác nhau trong hệ thống
các giá trị, chuẩn mực của xã hội. Bất kỳ hành vi nào không phù hợp với mong đợi
của một nhóm hoặc của xã hội đều là hành vi lệch chuẩn. Lệch lạc xã hội là một
hiện tượng xã hội thường thấy ở trong đời sống xã hội của mọi xã hội từ xưa đến
nay và chúng thường tồn tại song song với sự tuân thủ các chuẩn mực. Nói cách

6
khác, lệch lạc chuẩn mực xã hội là hành vi chệch khỏi các quy tắc, chuẩn mực của
nhóm hay của xã hội.1

1.2. Đặc điểm của lệch lạc xã hội


Lệch lạc tồn tại trong cách phán xét của người khác. Một số quan điểm cho
rằng lệch lạc là do xã hội tạo ra chứ không phải do chủ nhân hành động tạo.
Lệch lạc xã hội thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào quan niệm của các
nhóm xã hội. Lệch lạc xã hội mang tính chất tương đối: không có lệch lạc nào bị
lên án ở mọi nơi, mọi lúc, và lệch lạc đối với mọi người.
Lệch lạc có thể dẫn tới phạm tội.
1.3. Các thành phần của lệch lạc xã hội
Thành phần cơ bản trong các lệch chuẩn xã hội gồm 4 yếu tố:
Giá trị xã hội: là yếu tố của ý thức xã hội bao gồm các quan niệm, quan điểm
chính trị, đạo đức, tôn giáo, văn hóa ...của con người; định hướng nhận thức và
hành động của con người; được coi là nguồn gốc của động cơ và việc hình thành
cơ chế hành động. 
Thiết chế xã hội: là tổng hợp của các môi trường quan hệ xã hội đã được hợp
thức hóa thành các chuẩn mực đã được ổn định và được đảm bảo bằng những
phương tiện nhân lực và vật chất nhằm thực hiện một chức năng xã hội nhất định;
hình thành và tác động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội (như
chính trị, kinh tế, tôn giáo....) . 
Chuẩn mực xã hội: giữ một vị trí quan trọng trong lệch chuẩn xã hội, quy
định những mục tiêu cơ bản, những điều kiện và những hình thức ứng xử trong
những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội hoặc đối với nhóm xã hội. 
Quan hệ xã hội: là quan hệ giữa người và người đã được hình thành và phù
hợp với bản chất kinh tế - xã hội của một xã hội nhất định. Khi các quan hệ xã hội
bị biến dạng có thể dẫn đến hành vi sai lệch của cá nhân.
Sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần của lệch lạc xã hội:2

1
Lưu Song Hà, “Hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội”, Tạp chí tâm lí học, Số 7, Tr 44,
2004.
2
Nathan Lam, “Quan điểm của xã hội học về lệch lạc xã hội”, https://bom.so/H68WJO.
7
1.4. Phân loại lệch lạc xã hội
Căn cứ trên các quy tắc văn hoá của xã hội mà chủ thể hành vi đang sống để
xác định mức độ phù hợp giữa hành vi của cá nhân, nhóm với quy tắc đó. Một
hành vi cá nhân, nhóm bao giờ cũng là một hành vi xã hội. Hành vi đó có thể là
bình thường hay lệch chuẩn, tuỳ thuộc vào giá trị mà nó đem lại cho xã hội. Nó có
thể được thừa nhận là đúng đắn trong nền văn hoá xã hội này nhưng lại bị coi là
lệch chuẩn so với văn hoá xã hội khác.
Ví dụ: Đối với người theo đạo Phật, việc ăn thịt lợn là một vấn đề bình
thường. Nhưng đối với những người theo đạo Hồi, họ xem lợn là một loài vật ô uế
nên việc ăn thịt lợn bị cấm kị.
Căn cứ vào cấp độ của sự lệch lạc3:
Lệch lạc mức sơ cấp: là hành vi của cá nhân vị lệch dị nhưng chỉ là lệch lạc
tạm thời và không lặp lại có tính chất định kỳ. Cá nhân có hành vi phạm pháp lạc
sơ cấp là người còn có nhân cách mà xã hội tạm chấp nhận được và sự lệch lạc đó
không chiếm đa số trong tổng hành vi cá nhân.
Lệch lạc mức cao: Một hành vi lệch lạc có tính cách đặc trưng và cá nhân
sống xoay quanh hành vi lệch lạc đó, thì khi đó anh ta đang tiến tới mức lệch lạc ở
cấp cao. Xã hội nói chung không chấp nhận những cá nhân như thế.
Căn cứ vào nội dung, tính chất hành động và tâm lý, thái độ của chủ thể:
Chủ động Thụ động
Tích  Cố ý vi phạm;  Vô ý vi phạm; 
cực  Phá vỡ sự tác động của các  Phá vỡ sự tác động của các
chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, chuẩn mực xã hội đã lạc
lỗi thời, không còn phù hợp với hậu, lỗi thời, không còn
yêu cầu của đời sống xã hội phù hợp với yêu cầu của

3
Lý tưởng, “Lệch lạc xã hội là gì? Nguyên nhân, đặc điểm, biểu hiện”,
http://lytuong.net/lech-lac-xa-hoi-la-gi/, 27/06/2021.
8
hiện tại. đời sống xã hội.
Tiêu  Cố ý vi phạm;   Vô ý vi phạm;
cực  Phá vỡ hiệu lực của các chuẩn  Phá vỡ hiệu lực của các
mực xã hội mang tính chất tiến chuẩn mực xã hội tiến bộ,
bộ, phù hợp, đang phổ biến, phù hợp, đang phổ biến,
thịnh hành và được nhà nước, thịnh hành và được thừa
xã hội thừa nhận rộng rãi. nhận rộng rãi trong xã hội.

Căn cứ vào chủ thể có hành vi lệch lạc xã hội:


Lệch chuẩn cá nhân: Hành động của cá nhân không phù hợp với quy tắc
văn hóa của nhóm đã được xác lập trong thực tế đã bác bỏ các quy tắc đó gọi là
lệch chuẩn cá nhân. 
Ví dụ: hành vi hư hỏng, trộm cắp,….
Lệch chuẩn nhóm: Một nhóm thành viên có hành động trái với quy tắc mà
đã được xã hội thừa nhận là lệch chuẩn nhóm. 
Ví dụ: Chẳng hạn, nhóm trẻ em hư, bụi đời, đua xe,...
1.5. Biểu hiện của sự lệch lạc:
Những hành vi biểu hiện sự nhận thức và hành động trái với chuẩn mực xã
hội một cách thường xuyên của người nào đó;
Những hành vi của con người do những động cơ khác nhau nhưng đều biểu
hiện là con người tự cho mình đứng ngoài, vượt ra khỏi giới hạn cho phép của xã
hội;
Những kẻ lang thang cơ nhỡ, những kẻ bụi đời cũng là một dạng của sự lệch
chuẩn;
Trong điều kiện xã hội phát triển, còn nhiều chuẩn mực đã lạc hậu nhưng
chưa thay đổi, trong khi đó các vai trò thì đã chuyển dịch, nhưng định chế lại chưa
thích hợp, do đó tạo nên sự phản ứng tự phát;
1.6. Nguyên nhân
1.6.1. Nguyên nhân khách quan:

Một là, do sự không đồng bộ,không nhất quán trong hệ thống quy phạm
chuẩn mực đưa đến sự dung túng trong hành vi cá nhân.

Ví dụ: Một số tội phạm lợi dụng những lỗ hổng, không nhất quán của hệ
thống pháp luật để lách luật.

9
Hai là, do sự thiếu hợp lý trong hệ thống chuẩn mực tạo ra sự phản ánh trong
hành vi cá nhân.

Ba là, do tình trạng xem thường hệ thống chuẩn mực và mức độ hiệu lực
thấp của hệ thống chuẩn mực dẫn đến sự sai lệch hành vi,tăng cao sự phổ biến của
hành vi đó.

Bốn là, do sự phản ứng của xã hội đối với hành vi của cá nhân hoặc tập thể,
có thể biến hành vi lệch chuẩn thành không lệch chuẩn và ngược lại.

Con người cố gắng thực hiện những hành vi đúng chuẩn nhưng khi thực hiện
quá đúng, quá tốt sẽ bị coi là lệch chuẩn. Như vậy,nguyên nhân của lệch lạc xã hội
cũng có thể là những gì phổ biến là hành vi bình thường và những hành vi không
phổ biến là lệch chuẩn.

1.6.2. Nguyên nhân chủ quan:

Một là, do điều kiện hoàn cảnh gia đình phản ánh trong quá trình phát triển
nhân cách của từng cá nhân, hành vi lệch lạc có thể xảy ra từ mọi thành viên trong
gia đình.

Từ cha mẹ : Một số người mua bán gian lận, buôn bán những thứ không hợp
pháp để duy trì nguồn kinh tế gia đình ổn định.  Hoặc do nhu cầu cá nhân, cha hoặc
mẹ ngoại tình không quan tâm đến gia đình, con cái.

Từ con cái: Do sự tác động trực tiếp hay gián tiếp từ cha mẹ gây ảnh hưởng
đến quá trình nhận thức và hành động của con cái dẫn đến sự lệch lạc hành vi của
con cái.

Ví dụ: Cha mẹ mâu thuẫn, cãi nhau,đánh nhau trong khoảng thời gian lâu
dần sẽ dẫn đến sự lệch lạc hành vi của con cái.

Từ cha mẹ và con cái: Do sự thiếu quan tâm hoặc thậm chí là sự cổ vũ,thúc
đẩy từ cha mẹ .

Ví dụ: Khi nhìn thấy con cái xuất hiện những hành vi lệch lạc,cha mẹ không
quan tâm làm cho hành vi lệch lạc ngày càng phát triển hơn . Hoặc do hoàn cảnh
kinh tế gia đình hay một số lí do khác, cha mẹ ủng hộ con mình phạm tội ( trộm
cắp,buôn bán lậu,…)

Từ xã hội: do sự ảnh hưởng tiêu cực từ phía bạn bè,phim ảnh và nhiều nhân
tố khác.

10
Hai là, do mâu thuẫn vai trò, trong đời sống xã hội mỗi cá nhân giữ những
vai trò khác nhau, khi cá nhân không đảm bảo thực hiện trách nhiệm đặt ra cho mỗi
vai trò sẽ gây ra mâu thuẫn vai trò dẫn đến hành vi lệch lạc.

  Ví dụ: Anh A là công an điều tra một vụ án hình sự và phát hiện em mình là
B là hung thủ. Trong trường hợp này,anh A giữ hai vai trò là người anh trai và
công an điều tra. Nếu A không bắt giữ B là anh A đang có hành vi lệch lạc.

Ba là, do cá nhân tự tách mình ra khỏi nhóm. Trong khi sống trong một cộng
đồng,cá nhân bắt nhập và các chuẩn mực xã hội mà mọi người đang thực
hiện,ngược lại tự tách mình ra khỏi quy củ chấp hành.

Ví dụ: Học sinh A không đóng quỹ lớp trong khi các bạn trong lớp đều hoàn
thành đầy đủ.

Bốn là, do mâu thuẫn giữa giá trị và phương  tiện mà cá nhân sử dụng để đạt
được giá trị. Giá trị được xã hội được cho là những thứ tốt đẹp nhưng trong một số
trường hợp cá nhân không đủ điều kiện để đạt được giá trị đó thì cá nhân bằng
cách khác hoặc phương tiện khác đó đạt được giá trị mong muốn.

Ví dụ: Ở Việt Nam, trình độ học vấn cao là giá trị nhưng để đạt được, một
số cá nhân dùng tiền để mua điểm, mua và làm giả bằng cấp.

1.7. Hệ quả    

Hệ quả của hành vi sai lệch có thể mang tính chất,nội dung tích cực,tiến bộ,
đổi mới nếu nó phá vỡ các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu,lỗi thời và không còn phù
hợp với điều kiện và hoàn cảnh xã hội thực tế. Khi đó,những hành vi lệch lạc xã
hội làm thay đổi sự nhận thức của công đồng và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.4

Ví dụ: Trong xã hội cũ, việc người phụ nữ đi học được xem là lệch lạc xã
hội. Nhưng theo dòng phát triển của thời đại,người phụ nữ được đi học là hoàn
toàn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh, xóa bỏ tư tưởng lỗi thời “trọng nam
khinh nữ” và “phụ nữ không thể làm chủ”.

Hệ quả của hành vi sai lệch mang tính chất, nội dung tiêu cực, ảnh hưởng
xấu và nguy hiểm cho xã hội,phá vỡ sự ổn định và sự tác động của những chuẩn
mực đúng đắn, tiến bộ, được thừa nhận trong xã hội. Khi đó, những hành vi lệch

4
Luật sư Nguyễn Văn Dương, “Hậu quả của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội”,
https://luatduonggia.vn/hau-qua-cua-hanh-vi-sai-lech-chuan-muc-xa-hoi/ , 20/02/2021.
11
lạc này bị xã hội lên án,tẩy chay và đòi hỏi phải có trừng phạt bằng những biện
pháp theo nguyên tắc và quy định của Pháp luật.5

Ví dụ: Xã hội càng phát triển kéo theo sự xuất hiện của nhiều hành vi lệch
lạc như trộm cắp,cướp giật, giết người,...Những hành vi này vô cùng nguy
hiểm,ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội và đáng bị lên án.

1.8. Giải pháp 

        Từ các nguyên nhân đã đề cập, ta có thể đề xuất ra các giải pháp cho các vấn
đề liên quan đến lệch lạc xã hội:

Đối với mỗi người trẻ: Mỗi người trẻ hãy sống đúng có đạo đức, thường
xuyên trau dồi, học tập những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bình đẳng
bác ái với những người xung quanh và nhất thiết phải có quyết tâm muốn thay đổi
chính bản thân mình. Ngoài ra, cần phải học hỏi những tấm gương của những
người đạo đức trong xã hội hiện tại, phải có bản lĩnh vững chắc, kiên quyết đấu
tranh chống lại những ảnh hưởng tiêu cực trong xã hội.

Đối với gia đình: Các bậc cha mẹ hiện nay cần phải dạy con cái biết cách
đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con lòng khoan
dung, độ lượng, vị tha và những chuẩn mực giá trị đạo đức, góp phần xây dựng xã
hội tốt đẹp hơn.

Đối với nhà trường: Cần xây dựng môi trường dạy-học trong sạch, lành
mạnh về nề nếp kỷ luật, tạo ra không gian sinh hoạt giáo dục đạo đức  kỷ cương,
quan hệ đối xử văn minh thường xuyên cho người học. Thầy giáo và học trò, tuỳ
hoàn cảnh và khả năng, cần tham gia những công tác xã hội để giúp ích cho đất
nước. Nhà trường phối hợp với các cơ quan, các tổ chức xã hội phát động các
phong trào phòng chống, bài trừ các tệ nạn xã hội và giảm thiểu các hiện tượng
tiêu cực như: Bạo lực học đường, cờ bạc, mại dâm, ma túy gian lận trong thi cử, lối
sống lai căng, thực dụng, sử dụng các sản phẩm đồi trụy không lành mạnh... 

Đối với xã hội: Đảng, Nhà nước cần bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách
nhằm định hướng và tạo điều kiện thuận lợi cho giới trẻ phát huy những lợi thế,
khắc phục những thiếu sót. 

2. LỆCH LẠC XÃ HỘI Ở SINH VIÊN HIỆN NAY

5
BBT. Hệ thống pháp luật Việt Nam, “Hậu quả của hành vi lệch chuẩn mực xã hội”,
https://hethongphapluat.com/hau-qua-cua-hanh-vi-sai-lech-chuan-muc-xa-hoi.html,
22/10/2020.
12
Sinh viên là những người trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, được học tập
và tiếp thu những giá trị chuẩn mực của xã hội. Tuy nhiên, có thể vì sự tiếp thu
không có chọn lọc cũng như sự hiện đại của xã hội đã khiến cho một số bạn sinh
viên có hành vi lệch lạc với chuẩn mực của xã hội như “sống thử”, bạo lực học
đường, gian lận trong thi cử,… Điều này đã tạo nên một tình trạng đáng báo động
của sinh viên.
2.1. Tình trạng “sống thử” của sinh viên
2.1.1. Thực trạng
Sống thử hay sống thử trước hôn nhân là một cụm từ thường được truyền
thông Việt Nam, đặc biệt là báo mạng, dùng để chỉ một hiện tượng xã hội, theo đó
các cặp đôi có tình cảm về sống chung với nhau như vợ chồng, nhưng chưa tổ
chức hôn lễ cũng như đăng ký kết hôn. Các nguồn hàn lâm hơn (như nghiên cứu
khoa học, luật pháp...) thì sử dụng cụm từ có khái niệm tương tự là Chung sống
như vợ chồng phi hôn nhân6.
Theo thống kê của khoa xã hội học Đại học Mở TP.HCM, năm 2010, có
khoảng 1/3 các bạn trẻ sống thử trước hôn nhân. Bạn Lan, sinh viên năm thứ 2
trường Đại học Nông Lâm TPHCM, cho biết: “Ở xóm trọ của em, gần một nửa các
bạn sống thử trước hôn nhân”.
“Sống thử” được xem là không phù hợp với thuần phong mỹ tục, trái với
chuẩn mực xã hội, không phù hợp với lối sống lành mạnh của sinh viên, không
được khuyến khích, đồng thời nó có tác động xấu đến đời sống và mang lại nhiều
hậu quả đáng tiếc cho bản thân sinh viên và xã hội. “Sống thử” còn là một trong
những thực trạng của xã hội7.
2.1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân từ bản thân:
Một là, ham muốn “yêu nhanh sống gấp” , một số bạn sinh viên có quan
niệm về tình yêu rất hiện đại. Chính nhu cầu tình dục là yếu tố quyết định để các
bạn sinh viên đẩy nhanh tốc độ của tình yêu. Theo tiến sĩ tâm lý học Trương Thị
Bích Hà: "Do đến với nhau chỉ vì tò mò, vì tiết kiệm, vì người khác sống thử thì
mình cũng sống thử và chỉ để thỏa mãn dục vọng nhất thời"8.

6
“Sống thử”, https://vi.wikipedia.org/wiki/Sống_thử.
7
Vũ Văn Trình, “Vấn đề “Sống thử” của giới trẻ ngày nay”,
https://bom.so/UCVEeF, 03/03/2011.
13
Hai là, việc sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, vật chất hoặc có thể vì đua đòi,
đi theo xu hướng. Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa tâm lý Đại học sư
phạm TPHCM cho rằng: “Một trong những nguyên nhân dẫn đến giới trẻ sống
trước hôn nhân là các bạn sống quá tự do, sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, sống
buông thả”.
Nguyên nhân từ gia đình:
Cha mẹ chính là những người tác động đến nhận thức của con cái nhiều
nhất. Nếu cha mẹ sống không hạnh phúc, xào xáo, chửi bới và cãi vã thường
xuyên, thì sẽ làm cho con cái không muốn suy nghĩ đến hôn nhân. Đồng thời, nếu
cha mẹ ngoại tình “ông ăn chả, bà ăn nem”, con cái có thể cho rằng mình cũng có
thể làm điều đó, từ đó sẽ có những suy nghĩ tiêu cực cho cuộc hôn nhân.
Một số trường hợp cha mẹ không quan tâm đến con cái, không động viên,
khuyên nhủ và định hướng cho con của mình. Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng
khoa tâm lý Đại học sư phạm TP.HCM thì cho rằng: “Một trong những nguyên
nhân dẫn đến tình trạng “sống thử” ở giới trẻ là do sự giáo dục của gia đình còn
quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em, nhất là lúc các em đang tuổi cặp kè yêu
đương, các em muốn có người đồng hành để chia sẻ” .
Nguyên nhân từ xã hội:
Xã hội ngày càng hiện đại, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, nên có
nhiều bạn trẻ rất “dễ dãi” với quan hệ tình dục và “sống thử” trước hôn nhân. Các
bạn cho rằng đó là việc bình thường, không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình.
Mạng xã hội, truyền thông chính là môi trường tác động đến các bạn sinh
viên thường xuyên. Nghe nhạc, đọc tiểu thuyết, xem phim ảnh, tạp chí và những
website về tình dục, đó là điều không thể tránh khỏi. Các bạn là những người trẻ
nên rất tò mò về những thứ mới mẻ, từ đó vỡ ra nhiều hiện trạng tiêu cực cho xã
hội.
2.1.3. Hậu quả
Việc “sống thử” có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường cho cho giới trẻ, đặc
biệt là các bạn sinnh viên, những chủ nhân tương lai của đất nước.

8
Báo điện tử Tiền Phong, “Mọi cuộc "sống thử" đều khó đem lại tương lai tốt đẹp”,
https://bom.so/QBFTf9, 07/02/2015.

14
Cuộc sống sẽ không lâu bền vì sau một thời gian sống tạm bợ, có những va
chạm trong cuộc sống, từ đó dễ làm cho các cặp đôi mau chán nhau. Đặc biệt là
những cặp đôi còn phải lo việc học hành, “cơm áo gạo tiền”. “Sống thử” là một lối
sống bấp bênh, không có mục đích cụ thể, do vậy khi mâu thuẫn xảy ra có thể giải
quyết được nhưng cả hai bạn lại dễ dàng buông xuôi, tan vỡ và không nổ lực khắc
phục. Các bạn có tâm lý “không hợp thì bỏ”, do vậy các bạn không có trách nhiệm
với bản thân của mình, của người yêu và của tình yêu của mình. Cuộc sống hôn
nhân sẽ trở nên đơn điệu, nhàm chán do cả hai người quá hiểu nhau, không còn
hứng thú trong tình yêu, nên rất dễ dẫn đến chia tay.
Trường hợp chẳng may có thai trước khi kết thúc giai đoạn “sống thử” sẽ
khiến cho cuộc sống tình dục của các bạn không có được hạnh phúc. Phát sinh
nhiều suy nghĩ tiêu cực, nhiều chuyện không mong muốn như nạo phá thai, con cái
sinh ra không được pháp luật công nhận, đặc biệt là nó có thể dẫn đến nguy cơ mắc
phải các bệnh nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống.
Sau mỗi “sống thử” tan vỡ, cả hai bạn đều mất mát về thời gian, tiền bạc,
sức khỏe, mất mát nhiều cơ hội trong cuộc sống,… Đối tượng bạn nữ sẽ chịu thiệt
thòi nhiều hơn, nhiều bạn gái gặp bế tắc dẫn đến tự tử. Theo thống kê từ Bộ tư
pháp Mỹ cho thấy trong vòng 15 năm qua, 86% các cuộc “sống thử” đã kết thúc
bằng chia tay. Tiếp tục theo dõi 14% tiến đến hôn nhân thì tỷ lệ ly dị của những đôi
này lại cao hơn những cặp trước đó đã ra sống riêng.
2.1.4. Giải pháp
Tuyên truyền, tổ chức các buổi ngoại khóa, giao lưu chia sẻ về sống thử, để
mọi người có cái nhìn khách quan về “sống thử”. Các bạn sinh viên sẽ có những
cái nhìn tổng thể nhất về việc “sống thử”. Ngoài ra, các bạn sinh viên có thể liên hệ
tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm, các vấn đề nảy sinh khi sống thử từ những người có
kinh nghiệm hoặc từ những chuyên gia.
Bản thân cần có trách nhiệm với quyết định lựa chọn sống thử của mình,
không vượt quá khuôn khổ đạo đức và pháp luật. Không nên có những suy nghĩ
“yêu thử”, “yêu không được thì chia tay”, bắt chước theo xu hướng mà hãy cố
gắng để giải quyết mâu thuẫn, có trách nhiệm với tình yêu của mình.
Các bậc cha mẹ cần phải quan tâm đến con cái nhiều hơn, hãy lắng nghe
những chia sẽ của các bạn và tư vấn phương hướng giải quyết. Từ đó, các bạn sẽ
không đi vào những suy nghĩ, hành động tiêu cực dẫn đến lệch chuẩn xã hội.

15
2.2. Gian lận trong thi cử
2.2.1. Thực trạng
Giáo dục luôn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, các
bạn sinh viên cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, đào tạo, bổ
sung kiến thức cho mình để vận dụng vào cuộc sống. Tuy nhiên, vì một số áp lực,
lợi ích cá nhân mà một số bạn sinh viên đã có những hành vi tiêu cực, vi phạm nội
quy nhà trường như bạo lực học đường, nói tục, chửi thề,… Đặc biệt, là tình trạng
gian lận trong thi cử ngày càng trở nên phổ biến và ở mức đáng báo động.
Gian lận trong thi cử là hiện tượng sinh viên thiếu trung thực trong thi cử,
biểu hiện qua hành vi quay cóp trong giờ kiểm tra với nhiều hình thức, thủ đoạn
tinh vi. Trong tình hình dịch bệnh Co-vid căng thẳng, việc gian lận trong thi cử
được phổ biến rộng hơn như các bạn hỗ trợ nhau làm bài thi, “thi hộ”, sử dụng
công nghệ vào công tác kiểm tra để quay cóp, chụp lại đề bài gửi cho các bạn,…
Một sự việc đang nóng gần đây có là bạn Diễm Quỳnh, sinh viên trường Đại học
Kinh tế TP.HCM đã chụp đề thi và gửi cho các bạn làm hộ trong lúc đang kiểm tra
online và bị giám thị phát hiện, bạn đã bị đình chỉ thi và hành vi của bạn đang được
lan rộng khắp các mạng xã hội. Đây là một thực trạng đáng báo động.
2.2.2. Nguyên nhân
Một số bạn sinh viên lười học, không có ý thức học tập tốt nhưng các bạn
vẫn muốn được điểm cao. Nên khi bắt đầu vào cuộc thi, các bạn không có kiến
thức để thực hiện bài làm nhưng vì muốn được điểm cao, không bị rớt môn, các
bạn sẵn sàng gian lận trong thi cử.
Việc chạy đua thành tích, chạy điểm cũng đang rất phổ biến. Các bạn không
cần tiếp nhận toàn diện kiến thức mà chỉ cần điểm số của mình thật cao để thỏa
mãn điều kiện nào đó như đạt được học bổng, qua môn,…

Một số yếu tố bên ngoài tác động như đề thi dài và khó, thầy cô và gia đình
tạo áp lực về thành tích,… khiến các bạn sinh viên trong một lúc nào đó không suy
nghĩ chính chắn, nên đã gian lận trong thi cử.
2.2.3. Giải pháp
Bản thân mỗi người học sinh cần phải tự có ý thức học tập, thực hiện
nghiêm túc nội quy thi cử, không gian lận trong thi cử. Về phía gia đình cần dạy dỗ
các em đức tính trung thực, không tạo áp lực cho các em và không đặt nặng bệnh
thành tích. Ngoài ra, nhà trường cần đưa ra đề thi hợp lý, phổ biến nội quy thi cử
và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm để răn đe. Đa dạng hóa hình thức

16
đánh giá như hạn chế áp lực về điểm số để các bạn sinh viên có cái nhìn đúng đắn
trong việc tiếp thu kiến thức.
PHẦN C: KHẢO SÁT VÀ THỐNG KÊ
Để phục vụ cho đề tài tiểu luận cuối kì, nhóm em đã thực hiện một khảo sát
về 2 hành vi lệch lạc phổ biến trong sinh viên hiện nay là sống thử và gian lận
trong thi cử. Vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, chúng em buộc phải thực hiện
khảo sát thông qua Google Form .Vì sự bất tiện này nên quy mô khảo sát không
thể đạt được số lượng sinh viên làm khảo sát theo mong muốn. Số lượng tham gia
khảo sát chính thức là 50 sinh viên. Sau đây là biểu đồ thống kê được tạo bởi
Google sau khi khảo sát hoàn thành.

17
GIAN LẬN THI CỬ

18
19
PHẦN D: KẾT LUẬN
PHẦN E: TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nathan Lam, “Quan điểm của Xã hội học về Lệch lạc xã hội”,
https://bom.so/Y8OWk7.

[2] Lưu Song Hà, “Hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội”, Tạp chí tâm lí học, 2004,
Số 7, Tr 44.

[3] TS. Lê Ngọc Thông, “Xã hội học đại cương”, https://bom.so/ynV1Mt,
24/03/2021.

[4] Lê Hữu Dũng, “Giải pháp khắc phục sự lệch lạc nhân cách của một bộ phận
giới trẻ hiện nay”, https://bom.so/Hy9G8v.

[5] Jaonan Cheng, “The Effect Factor for Students’ Deviant Behavior”, The
Journal of Human Resource and Adult Learning, Vol. 8, Num. 2, 26-32, 2012.

[6] Lê Đình Phước, “Lệch chuẩn xã hội”, 01/05/2011.

20

You might also like