You are on page 1of 29

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


Môn: Pháp luật Việt Nam Đại cương
Đề tài:
HIỆU LỰC PHÁP LUẬT CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ
DO “NGƯỜI YẾU THẾ” XÁC LẬP, THỰC HIỆN
THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015
GVHD: Hồ Thị Thanh Trúc
Lớp: L03
Nhóm: 6
STT Mã số SV Họ Tên Chức vụ
Khan
1 2211443 Nguyễn Duy Nhóm trưởng
g
2 2211780 Trương Vĩnh Kiệt Thành viên
Khan
3 2211489 Nguyễn Phi Thành viên
h
4 2112378 Nguyễn Xuân Thọ Thành viên
5 2011015 Phạm Khai Anh Duy Thành viên

Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 03 – 2024


BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI CỦA TỪNG THÀNH VIÊN NHÓM 6

ST Kết
Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Chữ ký
T quả

Mục 1.1 và phần mở


1. Nguyễn Duy Khang 2211443 100%
đầu

2. Trương Vĩnh Kiệt 2211780 Mục 1.2 và 1.3 100%

Mục 1.4 và tài liệu


3. Nguyễn Phi Khanh 2211489 100%
tham khảo

Kết luận và tổng hợp


4. Nguyễn Xuân Thọ 2112378 100%
file Word

5. Phạm Khai Anh Duy 2011015 Chương 2 100%

NHÓM TRƯỞNG

Nguyễn Duy Khang


Thông tin liên hệ nhóm trưởng:
SĐT: 0988924029
Gmail: Khang.nguyengenikou@hcmut.edu.vn
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Nhiệm vụ của đề tài.................................................................................................2
3. Bố cục tổng quát của đề tài.....................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................................3
CHƯƠNG 1.................................................................................................................3
1.1. Người yếu thế và năng lực chủ thể của người yếu thế trong quan hệ pháp luật
dân sự và giao dịch dân sự do người yếu thế xác lập, thực hiện.............................3
1.2. Giao dịch dân sự và điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự......................8
1.3. Vai trò của yếu tố tự nguyện khi xác lập, thực hiện một giao dịch dân sự....10
1.4. Hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự do nhóm người yếu thế trong quan
hệ pháp luật dân sự xác lập, thực hiện..................................................................12
CHƯƠNG 2...............................................................................................................18
2.1. Quan điểm của Tòa án....................................................................................19
2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện quy
định pháp luật hiện hành.......................................................................................20
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................24
A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT...............................................................24
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC........................................................................24
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đề tài “Hiệu lực pháp lực của giao dịch dân sự do “người yếu thế” xác lập, thực
hiện theo Bộ luật dân sự 2015” tập trung vào lĩnh vực giao dịch dân sự và những quy
định trong Bộ luật dân sự ban hành năm 2015. Trong xã hội, vì nhiều lý do khác nhau
mà một người rơi vào những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hơn so với những người
khác. Khi đó họ sẽ gặp nhiều vấn đề khi tham gia các quan hệ pháp luật nói chung và
tiến hành các giao dịch dân sự nói riêng. Đề tài này nhằm làm rõ hiệu lực pháp luật
của những giao dịch dân sự khi được thực hiện bởi những “người yếu thế”.
"Hiệu lực pháp lực của giao dịch dân sự do “người yếu thế” xác lập, thực hiện
theo Bộ luật dân sự 2015" là một đề tài mang ý nghĩa lớn đối với cả lý luận và thực
tiễn, ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của xã hội.
Về góc độ lý luận, đề tài này giúp tạo ra một cơ sở lý luận vững chắc về quy
định, đánh giá và ứng dụng của Bộ luật dân sự 2015 trong việc xác định và hiểu về
những giao dịch dân sự do người yếu thế xác lập, thực hiện. Điều này là cực kỳ quan
trọng để xây dựng một nền pháp luật dân sự hiện đại, cập nhật và phù hợp với tình
hình thực tế hiện nay.
Về góc độ thực tiễn, đề tài mang lại những kiến thức cần thiết để thực hiện, áp
dụng và tuân thủ Bộ luật dân sự 2015 trong các giao dịch khác nhau. Việc hiểu rõ hơn
về quy định của pháp luật dân sự giúp bảo vệ người yếu thế khi tham gia quan hệ pháp
luật, giúp họ không bị lợi dụng trong các giao dịch dân sự. Đồng thời hiệu lực pháp
luật của giao dịch dân sự đối với người yếu thế còn giúp định rõ trách nhiệm, quyền
lợi và nghĩa vụ của các bên, tạo điều kiện cho sự công bằng và công lý trong quá trình
thực hiện giao dịch. Từ đó tăng thêm niềm tin của người dân nói chung và người yếu
thế nói riêng đối với pháp luật.
Xem xét những góc độ trên, nhóm 6 quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài
“Hiệu lực pháp lực của giao dịch dân sự do “người yếu thế” xác lập, thực hiện theo Bộ
luật dân sự 2015” cho Bài tập lớn trong chương trình học môn Pháp luật Việt Nam Đại
cương.

1
2. Nhiệm vụ của đề tài

Một là, xác định nhóm người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự và năng lực
chủ thể của nhóm người này khi xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.
Hai là, tập trung phân tích và đánh giá những điều kiện để cá nhân được xem là
người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự.
Ba là, phân tích hiệu lực của các giao dịch dân sự do nhóm người yếu thế trong
quan hệ pháp luật dân sự xác lập, thực hiện.
Bốn là, nghiên cứu tình huống từ thực tiễn Toà án để nhận diện giao dịch dân sự
vô hiệu do những người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự trong thực tế, phát hiện
ra bất cập quy định pháp luật và thực tiễn; từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp
luật.

3. Bố cục tổng quát của đề tài


Đề tài gồm có 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu lực pháp lực của giao dịch dân sự do “người yếu
thế” xác lập, thực hiện
- Chương 2: Thực tiễn tranh chấp về giao dịch dân sự do nhóm người yếu thế xác
lập, thực hiện và giải pháp
- Chương 3: Phần kết luận

2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT CỦA GIAO DỊCH
DÂN SỰ DO NHÓM NGƯỜI YẾU THẾ XÁC LẬP, THỰC HIỆN

1.1. Người yếu thế và năng lực chủ thể của người yếu thế trong quan hệ
pháp luật dân sự và giao dịch dân sự do người yếu thế xác lập, thực hiện
Theo Bộ luật dân sự năm 2015 đã có các quy định ghi nhận và bảo vệ người yếu
thế trong quan hệ pháp luật dân sự, bao gồm: người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Theo điều 16, 17, 18 của Bộ luật dân sự 2015: (1)Năng lực pháp luật của cá
nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều
có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ
khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. 1 (2)Năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy
định khác.2 (3)Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân bao gồm: Quyền nhân thân
không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; Quyền sở hữu, quyền thừa
kế và quyền khác đối với tài sản; Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát
sinh từ quan hệ đó.3
Theo điều 19 Bộ luật dân sự 2015: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả
năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.4
1.1.1. Người chưa thành niên
Theo điều 21 Bộ luật dân sự 2015: Người chưa thành niên là người chưa đủ
mười tám tuổi. Theo đó ta thấy, năng lực chủ thể của người chưa thành niên bao gồm
năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Trong khi năng lực pháp luật hiện hữu
từ lúc người đó được sinh ra thì năng lực hành vi dân sự chỉ có khi người đó từ đủ
sáu tuổi trở lên. Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên là năng lực chưa
đầy đủ do chưa đủ mười tám tuổi.

1
Điều 16 Bộ luật dân sự 2015
2
Điều 18 Bộ luật dân sự 2015
3
Điều 17 Bộ luật dân sự 2015
4
Điều 19 Bộ luật dân sự 2015
3
Pháp luật chia phạm vi chưa thành niên thành ba nhóm là dưới sáu tuổi, đủ sáu
tuổi tới dưới mười lăm tuổi và từ đủ mười lăm tuổi tới dưới mười tám tuổi. Cũng
theo Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015:
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật
của người đó xác lập, thực hiện.
- Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực
hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản
phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người
đại diện theo pháp luật đồng ý.5

Nhận xét: Qua nội dung của Điều 21 Bộ luật dân sự 2015, ta có thể thấy một số
bất cập hiện hữu như sau:
Thứ nhất, rất khó để kiểm soát đối với những giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu
sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, quy mô của giao dịch cũng rất nhỏ. Với sự phát
triển đời sống kinh tế như hiện nay thì việc xác định một giao dịch có phải là giao
dịch phục vụ sinh hoạt hay không là một vấn đề đáng lo ngại.
Thứ hai, nhóm tuổi từ đủ mười lăm đến dưới mười tám có thể tự mình xác lập
giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản. Đây là một bất cập
đáng quan ngại vì gần như không thể kiểm soát giá trị của động sản trong giao dịch.

1.1.2. Người mất năng lực hành vi dân sự


Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là
người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu
cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,
tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự.

5
Điều 21 Bộ luật dân sự 2015
4
Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện
theo pháp luật xác lập, thực hiện.6
Điều kiện để cá nhân được công nhận mất năng lực hành vi dân sự:
Mất năng lực hành vi dân sự là trường hợp khi một người do bị bệnh tâm thần
hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu
của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra
quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám
định pháp y tâm thần.
Nhằm mục đích đảm bảo tính đúng đắn của các quyết định, Tòa án phải căn
cứ vào kết luận giám định pháp y tâm thần để ra quyết định tuyên bố một người mất
năng lực hành vi dân sự. Việc tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chính người đó và cả những người có quyền,
lợi ích liên quan nên nếu ra quyết định sai có thể dẫn đến xâm phạm các quyền của
người khác.
Người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan có
quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết
luận giám định pháp y tâm thần khi có căn cứ cho rằng người này mất năng lực hành
vi dân sự.
Nhận xét: Theo quy định thì người bị bệnh tâm thần được xem là không có
năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên tùy theo mức độ mắc bệnh nặng nhẹ mà người
bệnh vẫn có nhận thức riêng của mình. Do đó không thể quy chụp tất cả những người
mắc bệnh tâm thần là không có năng lực hành vi dân sự.
1.1.3. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng
nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì
theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ
chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định
tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ
định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên

6
Điều 22 Bộ luật dân sự 2015
5
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định
tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.7
Điều kiện để cá nhân được công nhận là người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi:
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người thành niên (đủ
mười tám tuổi trở lên) có tình trạng thể chất hoặc tinh thần đặc biệt dẫn đến không đủ
khả năng nhận thức làm chủ hành vi. Tuy nhiên những người này chưa đến mức mất
năng lực hành vi dân sự. Những trường hợp có thể kể đến như người mắc bệnh
Down, người bị tai nạn phải nằm điều trị lâu ngày trong bệnh viện,…
Những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khác với người mất
năng lực hành vi dân sự. Vì người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi
không mất hoàn toàn khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, một phần nào đó họ vẫn
hiểu, nhận thực được hành vi của mình nhưng không đầy đủ như người bình thường.
Trong khi đó, người mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng để nhận thức và
hành động một cách đúng đắn theo ý chí của mình, nên họ không có đủ khả năng để
hiểu và làm chủ được hành vi của mình.
Một người chỉ bị coi là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi người
này bị Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi dựa trên kết luận giám định pháp y tâm thần. Như vậy, quyết
định của Tòa án là căn cứ, cơ sở để xác định một người có phải là người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi hay không. Và khi không còn căn cứ tuyên bố một
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người
đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,
Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi.
Điều kiện để chọn người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi:
Người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi phải
đáp ứng các điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

7
Điều 23 Bộ luật dân sự 2015
6
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ
của người giám hộ.
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án
nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
- Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành
niên.

Nhận xét: Qua những nội dung đề cập trong Điều 23 Bộ luật dân sự 2015, ta
thấy bất cập lớn nhất là quá trình xác nhận cũng như chọn người giám hộ đối với
người thành niên gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi dân sự rất phức tạp
và gặp nhiều khó khăn khi phải xét nhiều điều kiện.

1.1.4. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự

Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản
của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,
tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự. Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa
án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện
theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật
liên quan có quy định khác.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn
chế năng lực hành vi dân sự.8
Điều kiện để cá nhân được công nhận hạn chế năng lực hành vi dân sự:
Điều kiện để cá nhân được công nhận hạn chế năng lực hành vi dân sự là cá
nhân đó phải trực tiếp, tự nguyện sử dụng chất kích thích làm cho tinh thần không
minh mẫn dẫn đến cách hành vi phá tán tài sản và bị cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khởi tố.
8
Điều 24 Bộ luật dân sự 2015
7
Nhận xét: Trong Điều 24 Bộ luật dân sự 2015 đã đề cập đến người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự được phép thực hiện giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày nhưng lại không hạn chế những nhu cầu nào ví dụ như giao dịch chất
kích thích nhằm thõa mãn nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

1.2. Giao dịch dân sự và điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1.2.1. Giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Mục đích của giao dịch dân sự là lợi
ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó.
Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
trong trường hợp luật có quy định (Ví dụ: hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
bắt buộc phải lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực).

Hình thức giao dịch dân sự:


Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ
thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có
công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Giao dịch dân sự có điều kiện:

- Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch
dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.
- Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy
ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như

8
điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của
một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm những quy định của luật không
cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định, trái với những chuẩn mực ứng xử
chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng xã hội thì vô
hiệu.
Nhận xét: Giao dịch dân sự là một phương tiện quan trọng trong giao lưu dân sự.
Thông qua giao dịch dân sự, người giao dịch có thể chuyển giao tài sản và nhận được
dịch vụ hoặc sản phẩm tương ứng nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu trong xã hội. Bên cạnh
đó, nhờ có giao dịch dân sự (hợp đồng), các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ và
các nhu cầu cá nhân có thể được đáp ứng nhanh chóng.

1.2.2. Hợp đồng dân sự

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015). Có 06 loại hợp đồng dân
sự chủ yếu:

- Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
- Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
- Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.
- Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng
đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện
nghĩa vụ đó.
- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

Nội dung của hợp đồng dân sự, căn cứ vào Điều 398 Bộ luật dân sự năm 2015,
bao gồm:

- Đối tượng của hợp đồng.


- Số lượng, chất lượng.
- Giá, phương thức thanh toán.
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng.

9
- Quyền, nghĩa vụ của các bên.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
- Phương thức giải quyết tranh chấp.

Đặc biệt, các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp
đồng.
Địa điểm giao kết: Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận; nếu
không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ
sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.
Hiệu lực của hợp đồng dân sự: Căn cứ Điều 401 Bộ luật dân sự 2015 quy định
về hiệu lực của hợp đồng như sau: Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ
thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định
khác. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ
đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận
của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

1.2.3. Hành vi pháp lý đơn phương

Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự, trong đó thể hiện ý chí, trong đó
thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa cụ dân sự của mình hoặc bên còn lại trong quan hệ. Tuy nhiên, bên kia có thể
tham gia hoặc không tham gia giao dịch. Điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ
quan hay khách quan.

Theo Điều 684 Bộ luật dân sự năm 2015, “pháp luật áp dụng đối với hành vi
pháp lý đơn phương là pháp luật của nước nơi cá nhân xác lập hành vi đó cư trú hoặc
nơi pháp nhân xác lập hành vi đó được thành lập”.

Sự khác biệt giữa hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương:

- Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng nhằm xác lập
quyền và nghĩa vụ pháp lý. Trong khi hành vi pháp lý đơn phương là sự phát sinh
pháp lý có tự chủ chỉ từ một bên nhằm phát sinh quyền, nghĩa vụ của bên đơn
phương đó và các chủ thể khác.

10
- Cả hợp đồng và hành vi pháp ý đơn phương đều là những giao dịch dân sự theo
quy định pháp luật. Do đó cả 2 có đầy đủ tính chất và tuân thủ theo quy định về
giao dịch dân sự.
1.3. Vai trò của yếu tố tự nguyện khi xác lập, thực hiện một giao dịch dân
sự

Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân
biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện
đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
- Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình một cách thiện chí, trung thực.
- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm
đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác.
- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Các cá nhân, pháp nhân sau khi đã xem xét và đi đến quyết định xác lập, thực
hiện hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự đều phải trên cơ sở là sự tự do, tự nguyện
thỏa thuận. Không được có bất kỳ sự ép buộc của các bên với nhau, của tổ chức hay cá
nhân nào khác trong quá trình xác lập giao dịch dân sự và phái đảm bảo các bên hoàn
toàn tự nguyện theo đúng ý chí, mong muốn của mình.

Những trường hợp các bên tham gia thỏa thuận một hợp đồng khác nhằm che
giấu, không tuân thủ đúng hợp đồng, vi phạm điều cấm của luật, trái với nguyên tắc
khi ký kết hợp đồng dân sự thì hợp đồng đó sẽ không có giá trị pháp lý, càng không có
cơ sở để xác thực thỏa thuận đó.

Ví dụ: Bên A muốn vay bên B một khoản tiền mà không muốn thế chấp tài sản
(không muốn dùng tài sản để cọc, đảm bảo cho khoản vay đó). Sau đó A và B cùng đi

11
Công chứng hợp đồng bên A bán cho bên B một tài sản (nhà, xe hơi) với thỏa thuận
ngầm rằng đây chỉ là A đang giả bán cho bên B. Công chứng viên cũng không được
biết giao dịch ngầm của A và B nên đã công chứng hợp đồng A bán cho B với sự nhất
trí là hai bên hoàn toàn tự nguyện. Sau khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng tài
sản, bên B đã đến đòi A giao tài sản theo hợp đồng, bên A lúc này phải làm theo cam
kết trên hợp đồng.

Trong tình huống này, bên A đã tự nguyện đưa bản thân vào rủi ro và phải nhận
thiệt hại. Vì A không thể chứng minh rằng tưởng ban đầu hợp đồng là giả, nhưng đã
qua công chứng với sự chấp thuận là hai bên đều tự nguyên thì hợp đồng lại trở thành
thành thật. Bản hợp đồng chuyển nhượng tài sản đã có sự công chứng của Công chứng
viên và được pháp luật bảo hộ nên A có nghĩa vụ phải giao tài sản cho bên B đúng như
những gì được ghi trong hợp đồng.

Chính vì sự thiếu hiểu biết quy định về sự tự nguyện trong xác lập hợp đồng mà
bên A đã mất đi lợi ích không đáng có và B đã được hưởng lợi ích hợp pháp theo quy
định của pháp luật. Để không tự đưa mình vào tình huống rủi ro, mỗi người, mỗi pháp
nhân đều phải tuân thủ đúng, đầy đủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự trong đó
có nguyên tắc tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng.

1.4. Hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự do nhóm người yếu thế trong
quan hệ pháp luật dân sự xác lập, thực hiện
1.4.1. Giao dịch dân sự vô hiệu

Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên và
được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Một giao dịch hợp pháp phải tuân thủ ba điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự (trong một sổ trường hợp cụ thể phải tuân thủ thêm
điều kiện về hình thức). Vì vậy, về nguyên tắc giao dịch không tuân thủ một trong các
điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì sẽ bị vô hiệu. Những quy định về sự vô hiệu của
giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập trật tự kỉ cương xã hội; bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; bảo đảm an toàn
pháp lí cho các chủ thể trong giao lưu dân sự.
Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

(1) Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

12
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,
không trái đạo đức xã hội.

(2) Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
trong trường hợp luật có quy định.
Theo Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117
của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”
Một giao dịch dân sự hợp pháp khi đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều
117 Bộ luật dân sự năm 2015 trong đó có ba điều kiện bắt buộc về chủ thể, nội dung
và mục đích. Đối với điều kiện về hình thức của giao dịch, điều kiện này chỉ đặt ra khi
pháp luật có quy định. Khi giao dịch dân sự không đáp ứng điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự thì có thể bị vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không có
hiệu lực pháp luật và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự cho các chủ thể
trong giao dịch.
Cũng cần lưu ý, không phải mọi trường hợp giao dịch dân sự không thỏa mãn
một trong các điều kiện có hiệu lực thì bị vô hiệu. Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp giao
dịch dân sự vi phạm điều kiện có hiệu lực chỉ bị vô hiệu khi có tuyên bố vô hiệu của
Tòa án dựa trên yêu cầu của chủ thể trong giao dịch hoặc người đại diện của người xác
lập giao dịch.
Điều 126 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên
hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn
có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu”9
Như vậy, nếu chủ thể xác lập giao dịch bị nhầm lẫn nhưng vẫn chấp nhận giao
dịch và không yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch bị nhầm
lẫn vẫn có hiệu lực pháp luật. Hay đối với các trường hợp hết thời hiệu khởi kiện yêu
cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch

9
Điều 126 Bộ luật dân sự 2015
13
dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực (khoản 2 Điều 132 Bộ luật dân sự năm
2015).
Việc quy định về hiệu lực của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp các chủ thể, bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể
trong giao dịch dân sự, tạo hành lang pháp lý cho các chủ thể thực hiện quyền, nghĩa
vụ để đạt mục đích tham gia giao dịch dân sự.
Các giao dịch dân sự vô hiệu bao gồm nhiều trường hợp khác nhau. Dựa trên các
căn cứ phân loại khác nhau mà giao dịch được phân theo từng loại tương ứng. Cách
thức phân loại giao dịch dân sự vô hiệu phổ biến hiện nay gồm:
Căn cứ vào trình tự, thủ tục xác nhận giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân
sự vô hiệu được phân thành hai loại: giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch
dân sự vô hiệu tương đối.
Căn cứ vào mức độ vô hiệu thì giao dịch dân sự vô hiệu được phân thành hai
loại: giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ và giao dịch dân sự vô hiệu một phần.
Căn cứ vào nguyên nhân vô hiệu thì giao dịch dân sự vô hiệu được phân thành
bốn nhóm theo từng trường hợp vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
gồm:

- Giao dịch dân sự vô hiệu do chủ thể không có năng lực chủ thể phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập.
- Giao dịch dân sự vô hiệu do chủ thể tham gia giao dịch không có sự tự nguyện.
- Giao dịch dân sự vô hiệu do mục đích và nội dung của giao dịch dân sự vi phạm
điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức của giao dịch.

Theo cách phân loại truyền thống thì các trường hợp giao dịch bị vô hiệu có thể
được phân thành hai nhóm chính: Vô hiệu tuyệt đối (hay còn gọi là vô hiệu đương
nhiên) và vô hiệu tương đối (hay còn gọi là vô hiệu bị tuyên).
Một giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu tuyệt đối trong các trường hợp sau:

- Khi vi phạm vào các điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức của xã hội (Điều
123 Bộ luật dân sự năm 2015).

14
- Khi giao dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác
hoặc nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với người thứ ba (Điều 124 Bộ luật dân sự
năm 2015).
- Khi hình thức của giao dịch không tuân thủ theo các quy định bắt buộc của pháp
luật (Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015).

Giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu tương đối trong các trường hợp:

- Khi giao dịch được xác lập bởi người chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự (Điều 125 Bộ luật dân sự năm 2015).
- Khi giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn (Điều 126 Bộ luật dân sự năm 2015).
- Khi một bên chủ thể tham gia xác lập giao dịch do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép
(Điều 127 Bộ luật dân sự năm 2015).
- Khi người xác lập giao dịch đủ năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao
dịch tại thời điểm không nhận thức được hành vi của mình (Điều 128 Bộ luật dân
sự năm 2015)
1.4.2. Hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự do nhóm người yếu thế xác lập,
thực hiện
Điều 125 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: (1) Khi giao dịch dân sự do người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực
hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó
vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ
xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. (2) Giao
dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường
hợp sau đây:
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự
nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
- Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người
chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người
đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

15
- Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã
thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.10

Như vậy, theo Khoản 1 Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015, ta thấy những giao dịch
dân sự do người yếu thế xác lập, thực hiện mà không do người đại diện của họ xác lập,
thực hiện hoặc đồng ý thì đều có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu nếu người đại diện
yêu cầu. Tuy nhiên, ở Khoản 2 lại chỉ ra một số trường hợp ngoại lệ mà giao dịch do
người yếu thế xác lập, thực hiện được công nhận dù không đáp ứng đủ các điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự. Cụ thể, giao dịch dân sự sẽ không bị tuyên là vô hiệu
nếu giao dịch đó của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm
đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày của người đó. Và nếu có giao dịch đó xảy ra thì
hậu quả pháp lý là làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực
hiện giao dịch với họ. Và giao dịch này được thừa nhận hiệu lực sau khi người xác lập
giao dịch đã thành niên hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự.

So sánh Điều 125 và 128 của Bộ luật dân sự 2015: Điều 128 Bộ luật dân sự
2015 quy định: Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng
thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu
Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. 11 Hai điều luật đều có nhắc đến việc
giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự xác lập, thực hiện đều có thể được Tòa tuyên bố là vô hiệu. Tuy nhiên, với Điều
125 thì theo yêu cầu của người đại diện của người yếu thế, Tòa án tuyên bố giao dịch
đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của
họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Còn
ở Điều 128 thì người yếu thế có quyền yêu cầu tòa tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
nếu giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

1.4.3. Ý nghĩa các chế định

10
Điều 125 Bộ luật dân sự 2015
11
Điều 128 Bộ luật dân sự 2015
16
Chế định về giao dịch dân sự của người yếu thế mang ý nghĩa to lớn dưới góc độ
lý luận và thực tiễn, đồng thời có tầm quan trọng không nhỏ trong khoa học pháp lý và
xã hội nói chung.
Xem xét từ góc độ lý luận, chế định này đầu tiên đóng vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ quyền lợi của nhóm người yếu thế. Bằng cách xác định các trường hợp và
điều kiện mà giao dịch của họ vẫn có thể phát sinh hiệu lực pháp luật, chế định này
giúp tạo ra một cơ chế pháp lý để ngăn chặn việc lợi dụng, lừa đảo và bảo vệ người
yếu thế khỏi những giao dịch không công bằng. Ngoài ra, chế định cũng cân nhắc giữa
việc bảo vệ quyền lợi của nhóm người yếu thế và sự tự do hợp đồng, từ đó thể hiện sự
cân nhắc và đối xử công bằng trong pháp luật dân sự.
Trên thực tế, ý nghĩa của chế định này rõ ràng khi nó đảm bảo rằng người yếu thế
không bị lợi dụng trong các giao dịch dân sự. Việc áp dụng chế định này tạo ra sự tin
cậy và ổn định trong giao dịch, đồng thời thúc đẩy sự công bằng và minh bạch trong
quá trình thương mại. Nó cũng giúp tạo ra một môi trường pháp luật ổn định và công
bằng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội.
Trong khoa học pháp lý nói riêng, chế định này phản ánh sự tiến bộ và phát triển
của pháp luật dân sự, đặc biệt là trong việc bảo vệ quyền lợi của nhóm người yếu thế
và cân nhắc giữa việc bảo vệ và tự do hợp đồng. Trên tầm cỡ xã hội, chế định này góp
phần tạo ra một xã hội công bằng hơn, nơi mà người yếu thế được đối xử bình đẳng và
có cơ hội tham gia vào các giao dịch dân sự một cách công bằng và an toàn hơn. Nó
cũng làm tăng niềm tin của người dân vào hệ thống pháp luật và tạo ra sự ổn định và
tiến bộ cho xã hội.
Tổng hợp lại, chế định về giao dịch dân sự của người yếu thế không chỉ có ý
nghĩa lý luận trong việc bảo vệ quyền lợi và cân nhắc giữa bảo vệ và tự do hợp đồng
mà còn có ý nghĩa thực tiễn lớn trong việc bảo vệ người yếu thế và tạo sự ổn định
trong giao dịch, đồng thời cũng phản ánh sự phát triển của pháp luật dân sự và góp
phần tạo ra một xã hội công bằng hơn.
Tiểu kết chương 1

17
CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN TRANH CHẤP VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ
DO NHÓM NGƯỜI YẾU THẾ XÁC LẬP, THỰC HIỆN VÀ GIẢI PHÁP
Theo bản án số 104/2018/DS-ST ngày 08/11/2018 của Toà án Nhân dân huyện
Tân Châu tỉnh Tây Ninh thì vào ngày 21-3-2007 giữa Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty
T và ông Thô Sa M, bà Chang T có thỏa thuận ký Hợp đồng tín dụng. Theo hợp đồng
thì ông Thô Sa M, bà Chang T vay số tiền 25.000.000 đồng; mục đích vay mua xe gắn
máy và sửa nhà; thời hạn vay 36 tháng, kể từ ngày từ ngày 21-3-2007 đến ngày 21-3-
2010; hai bên còn có thỏa thuận lãi suất cho vay, lãi suất nợ quá hạn, Tài sản để đảm
bảo cho nợ vay là quyền sử dụng đất diện tích 10.519 m2. Việc thế chấp được UBND
xã T chứng thực và có đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
huyện Tân Châu theo đúng quy định của pháp luật.
Xét yêu cầu của Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T yêu cầu ông Thô Sa M và bà
Chang T trả tổng cộng nợ gốc và lãi suất là 58.595.500 đồng và tiếp tục trả tiền lãi suất
theo hợp đồng cho đến khi trả xong nợ gốc, Toà án thấy rằng: Tại thời điểm năm 2007,
Quỹ tín dụng khi tiến hành thủ tục cho khách hàng vay vốn đã thực hiện không đúng
theo Quy chế cho vay của Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T như
“Người trực tiếp giao dịch với khách hàng khi làm thủ tục vay không phải là cán bộ tín
dụng của Quỹ tín dụng; không xác định nhu cầu vốn vay của khách hàng, nên số tiền
vay trong hợp đồng và số tiền khách hàng thực nhận khác nhau, do không biết chữ,
nhưng trước khi lăn dấu vân tay vào hợp đồng không được ai đọc lại nội dung; người
không vay tiền nhưng được nhận tiền tại kho quỹ của Quỹ tín dụng, còn khách hàng
nhận tiền vay tại nhà bà Lâm N và bà Dương Thị H; các hợp đồng tín dụng đều có
mức tiền vay từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng, nhưng không có dự án,
phương án sản xuất, kinh doanh v.v”.
Tại Kết luận Thanh tra số 36/KL-TNI5 năm 2009 của Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh Tây Ninh: “Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T thực hiện cho vay 03 đợt đối với
31 hộ dân tộc Khmer không đúng quy trình cho vay, thông qua người môi giới để
người môi giới chiếm dụng vốn vay của khách hàng. Do các hộ vay không biết chữ và
không nói thông thạo tiếng Việt nên thông qua 02 người môi giới (phiên dịch) tạo điều
kiện cho 02 người môi giới lợi dụng chiếm dụng vốn vay của các hộ dân tộc

18
504.000.000 đồng, các văn bản khác cũng cho thấy vợ chồng ông Sa M bị chiếm dụng
số tiền vay…
Từ những chứng cứ trên cho thấy, Hợp đồng tín dụng trên là vô hiệu do bị lừa
dối. Do đó giao dịch giữa 2 bên bị vô hiệu ngay từ khi xác lập hợp đồng là ngày 21-3-
2007 nên không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác
lập, khôi phục lại tình trạng ban đầu, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Như
vậy ông Thô Sa M đã nhận số tiền 10.000.000 đồng nên có trách nhiệm trả lại số tiền
này cho Quỹ tín dụng, nhưng theo phiếu thu mà Quỹ tín dụng cung cấp đã xác định hộ
ông Thô Sa M đã trả được số tiền 15.171.200 đồng (trong đó trả tiền gốc 7.500.000
đồng, tiền lãi 7.671.200 đồng) nhiều hơn số tiền đã nhận là 5.171.200 đồng. Quá trình
giải quyết vụ án, ông Thô Sa M và bà Chang T không yêu cầu trả lại số tiền 5.171200
đồng và không yêu cầu bồi thường thiệt hại nên Hội đồng xét xử không xem xét giải
quyết. Về quyền sử dụng đất được thế chấp đảm bảo khoản vay, do Hợp đồng tín dụng
bị vô hiệu nên Hợp đồng thế chấp cũng không còn hiệu lực nên Quỹ tín dụng có trách
nhiệm trả cho ông bà quyền sử dụng đất trên. Thế nên, Toà án không chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của Quỹ tín dụng đối với vợ chồng ông bà về khoản nợ và lãi.

2.1. Quan điểm của Tòa án

Thứ nhất, dựa trên việc Quỹ tín dụng không thực hiện đúng quy trình cho vay,
thông qua người môi giới để người môi giới chiếm dụng vốn vay của khách hàng, đặc
biệt là các hộ dân tộc Khmer không biết chữ và không thông thạo tiếng Việt, Tòa
tuyên bố hợp đồng tín dụng bị coi là vô hiệu do bị lừa dối và không chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T đối với ông Thô Sa M và bà Chang T
về tranh chấp hợp đồng tín dụng đối với số tiền vay gốc 17.500.000 đồng và tiền lãi
suất 41.095.500 đồng, tổng cộng 58.595.500 đồng.
Thứ hai, vì hợp đồng tín dụng bị vô hiệu nên hợp đồng thế chấp sử dụng đất
cũng không còn hiệu lực theo quy định của pháp luật. Quỹ tín dụng có trách nhiệm trả
cho ông bà giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số vào sổ cấp giấy chứng nhận 00216
QSDĐ/324/QĐ-UB(HL), diện tích 10.519 m2 , tờ bản đồ số 15 (tờ bản đồ mới 39, 40),
17 (tờ bản đồ mới 49) thuộc thửa đất số 15 (mới 169), 60 (mới 200), 33 (mới 17) được
UBND huyện Tân Châu cấp ngày 16-8-2001 do ông Thô Sa M đứng tên đăng ký sử
dụng.
19
Thứ ba, ông Thô Sa M đã nhận số tiền 10.000.000 đồng từ nguồn tiền của Quỹ
tín dụng nên có trách nhiệm trả lại số tiền này cho Quỹ tín dụng, nhưng theo phiếu thu
mà Quỹ tín dụng cung cấp đã xác định hộ ông Thô Sa M đã trả được số tiền
15.171.200 đồng (trong đó trả tiền gốc 7.500.000 đồng, tiền lãi 7.671.200 đồng) nhiều
hơn số tiền đã nhận là 5.171.200 đồng. Quá trình giải quyết vụ án, ông Thô Sa M và bà
Chang T không yêu cầu trả lại số tiền 5.171200 đồng và không yêu cầu bồi thường
thiệt hại nên Hội đồng xét xử không xem xét giải quyết.
2.2. Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và kiến nghị hoàn thiện
quy định pháp luật hiện hành
2.2.1 Quan điểm của nhóm nghiên cứu về tranh chấp
Với bản án trên, hai chủ thể là ông Thô Sa M và bà Chang T thuộc dân tộc thiểu
số. Dựa vào bản án và quyết định trên theo quy định của điều 117 Bộ luật dân sự năm
2015 thì:
- Theo điểm a, khoản 1 Điều 117: Hai ông bà có đủ năng lực pháp luật dân sự và
năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch được xác lập.
- Theo điểm b, khoản 1 Điều 117: Hai ông bà hoàn toàn tự nguyện.
- Theo điểm c, khoản 1 Điều 117: Ở đây mục đích và nội dung của giao dịch dân
sự vi phạm điều cấm của luật, trái với đạo đức xã hội là Dương Thị H và bà Lâm
N là người môi giới lợi dụng việc người dân tộc không biết chữ để chiếm dụng
vốn vay của các hộ vay vốn.
Theo khoản 2 Điều 117 thì giao dịch có hợp đồng rõ ràng. Nếu xét theo quy định
của điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng giữa ông Thô Sa M và bà Chang T
với Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên hợp đồng bị vô
hiệu do bị lừa dối, vì bà Dương Thị H và bà Lâm N biết vợ chồng ông Thô Sa M và bà
Chang T không biết chữ để lừa kí vào hợp đồng giao dịch với số tiền 25.000.000 đồng
nhưng trên thực tế hai ông bà chỉ nhận được 10.000.000 đồng, vì theo Điều 132 Bộ
luật dân sự năm 2005 quy định “Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên
hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối
tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”.
Do đó giao dịch giữa Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T với ông Thô Sa M, bà
Chang T là bị vô hiệu ngay từ khi xác lập hợp đồng là ngày 21-3-2007.

20
Nhưng ở đây, hai ông bà có thể thuộc đối tượng nhóm người khó khăn trong
nhận thức và làm chủ hành vi, vì hai ông bà không biết chữ, nhưng không có quyết
định của tòa án nên không thể khẳng định được rằng hai ông bà thuộc nhóm người
này.
Hiện nay trong quy định pháp luật chưa có định nghĩa hay khái niệm về người
yếu thế, bất cập đối với việc nghiên cứu về mặt lí luận nó gây ra khó khăn, cản trở cho
việc tìm hiểu để có thể đưa ra những hướng giải quyết đối với từng đối tượng yếu thế
khác nhau trong từng trường hợp khác nhau.
Tòa án không có cơ sở pháp lý để dựa vào mà xét xử, mất nhiều thời gian để tìm
ra và xác định được chủ thể thuộc nhóm người nào để đưa ra phán quyết hay quyết
định tối ưu, công bằng nhất cho các chủ thể như bản án trên. Tòa án không xác định
được hai ông bà liệu có phải người khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hay
không. Nhưng trên bản án, tòa đã quyết định là giao dịch vô hiệu do lừa dối, vi phạm
điều cấm của luật, trái với đạo đức xã hội.
Nhưng nếu giả sử gặp một bản án tương tự như vậy nhưng chỉ khác là hợp đồng
giao dịch dân sự đúng luật, không trái với đạo đức xã hội mà ta xét dựa trên quy định
của điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015, giống như bản án trên thì nhóm người yếu thế
này sẽ gặp thiệt thòi. Vì vậy, cần đưa ra khái niệm người yếu thế để giúp cho việc xét
xử hay nghiên cứu về các trường hợp của từng bản án một cách dễ dàng hơn.
2.2.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành
Qua 2 chương trên, ta có thể nhận thấy một số bất cập hiện hữu trong các quy
định về người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự.
Đối với người chưa thanh niên: Mặc dù luật có những quy định bảo vệ người
chưa thành niên trong giao dịch, nhưng có thể xuất hiện bất cập khi quy định này
không đảm bảo đủ tính công bằng và sự bảo vệ cho người chưa thành niên. Do đó cần
nâng cao độ tuổi hoặc áp dụng các tiêu chí khác để xác định khả năng độc lập và nhận
thức của người chưa thành niên trong giao dịch.
Đối với người mất nhận thức năng lực hành vi: Có thể xuất hiện bất cập khi
quy định hiệu lực cho người mất năng lực hành vi dân sự không đảm bảo đủ sự bảo vệ
và quyền lợi cho họ. Để cải thiện cần phải tăng cường các biện pháp bảo vệ và quản lý
tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự, đồng thời xem xét đánh giá định kỳ về
khả năng khôi phục năng lực.
21
Đối với người khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi: Quy định có thể
không đủ linh hoạt để đáp ứng đầy đủ các trường hợp khác nhau của người khó khăn
trong nhận thức và làm chủ hành vi. Do đó cần phải thiết lập quy trình linh hoạt để
đánh giá và xác định khả năng hành vi độc lập của từng trường hợp cụ thể, cũng như
đảm bảo sự tham gia của người thân hay người giám sát phù hợp.
Đối với người hạn chế năng lực hành vi dân sự: Có thể xuất hiện bất cập khi
quy định không đặt ra đủ các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ cho người hạn chế năng lực
hành vi dân sự. Cần phải tăng cường quy định về quyền lợi và bảo vệ của người hạn
chế năng lực, đồng thời xem xét các biện pháp hỗ trợ và giám sát.
Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật:
Dựa vào những nội dung đã phân tích và tìm hiểu, nhóm xin được đưa ra một số
kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định liên quan đến người yếu thế nói chung và
hiệu lực pháp luật của giao dịch quân sự do người yếu thế xác lập, thực hiện nói riêng.
Thứ nhất, tăng cường đào tạo và hỗ trợ. Đề xuất việc tăng cường đào tạo cho các
cơ quan chức năng, luật sư, và nhân viên liên quan để hiểu rõ hơn về đặc điểm và nhu
cầu của nhóm người yếu thế. Đồng thời, tăng cường các chương trình hỗ trợ tư vấn
pháp lý.
Thứ hai, điều chỉnh quy định về tuổi và khả năng hành vi độc lập: Đề xuất điều
chỉnh các quy định về tuổi và tiêu chí đánh giá khả năng hành vi độc lập cho người
chưa thành niên, người mất năng lực, và nhóm khác để đảm bảo sự linh hoạt và phù
hợp.
Thứ ba, tăng cường quản lý và giám sát: Đề xuất tăng cường cơ chế quản lý và
giám sát của cơ quan chức năng đối với giao dịch dân sự của nhóm người yếu thế,
nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng đắn các quy định pháp luật.
Thứ tư, tạo thêm biện pháp bảo vệ và hỗ trợ: Phát triển thêm các biện pháp bảo
vệ và hỗ trợ cụ thể cho từng đối tượng trong nhóm người yếu thế, như tài chính, tư
vấn, và hỗ trợ hợp pháp.
Tiểu kết chương 2

22
PHẦN KẾT LUẬN
Giao dịch dân sự là một trong những lĩnh vực quan trọng và không thể thiếu
trong đời sống xã hội hiện nay. Việc hiểu đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật
về giao dịch dân sự nói chung và giao dịch dân sự do người yếu thế xác lập, thực hiện
nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên liên quan đến giao dịch dân sự, nhất là người yếu thế.
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật về giao dịch dân sự và người
yếu thế, bài tiểu luận đã phân tích các nội dung cơ bản liên quan, bao gồm: Khái niệm
người yếu thế, khái niệm giao dịch dân sự, các trường hợp vô hiệu của giao dịch dân
sự,… Qua đó chúng ta có thể thấy rằng Bộ luật dân sự năm 2015 của Việt Nam đã đưa
ra những quy định cụ thể và chi tiết về giao dịch dân sự và người yếu thế. Các khái
niệm và yếu tố liên quan được định rõ, giúp cho việc xác định hiệu lực pháp luật của
giao dịch dân sự cũng như bảo vệ quyền lợi của người yếu thế được thực hiện dễ dàng
hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập liên quan đến vấn đề xác định một người
có phải là người yếu thế hay không, thuộc nhóm người yếu thế nào, giao dịch dân sự
do người yếu thế xác lập, thực hiện có hiệu lực hay không,… Cần phải có những cải
tiến trong tương lai để những quy định trở nên rõ ràng và bao quát hơn, từ đó giúp đỡ
những người yếu thế được tốt hơn.
Như vậy nhóm tác giả đã giải quyết được tất cả nhiệm vụ của đề tài đưa ra:
Một là, làm rõ các khái niệm về người yếu thế và giao dịch dân sự theo Bộ luật
dân sự 2015 của Việt Nam.
Hai là, từ lý luận về người yếu thế và giao dịch dân sự, nhóm tác giả đã đưa ra
các trường hợp thực tiễn đồng thời áp dụng Bộ luật dân sự 2015 để phân tích, làm rõ.
Ba là, nghiên cứu thực tiễn xét xử của Toà án về giao dịch dân sự để nhận thấy
những bất cập giữa quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử, từ đó đưa ra kiến nghị
hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề hiệu lực pháp luật của giao dịch dân sự do
người yếu thế xác lập, thực hiện.

23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
[1] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Lao động năm 2019
(Luật số: 45/2019/QH14) ngày 20 tháng 11 năm 2019, Hà Nội.
[2] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Lao động (Bộ luật
số: 10/2012/QH13) ngày 18 tháng 06 năm 2012, Hà Nội.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC


[1] Bản án số 104/2018/DS-ST ngày 08/11/2018 của Toà án nhân dân huyện Tân
Châu, tỉnh Tây Ninh về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng.
[2] Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13.
[3] Nguyễn Văn Dương (16/10/2022). Hành vi pháp lý đơn phương là gì? So sánh
hành vi pháp lý đơn phương với hợp đồng?. Truy cập từ: https://luatduonggia.vn/hanh-
vi-phap-ly-don-phuong-la-gi-so-sanh-hanh-vi-phap-ly-don-phuong-voi-hop-dong
[4] Phạm Thanh Hữu & Võ Ngọc Nhi (16/01/2023). Hợp đồng dân sự là gì? 06 loại
hợp đồng dân sự chủ yếu. Truy cập từ: https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-
luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/45600/hop-dong-dan-su-la-gi-06-loai-
hop-dong-dan-su-chu-yeu
[5] Tân Hương (12/09/2022). Nguyên tắc tự nguyện cam kết, thỏa thuận trong giao
dịch dân sự. Truy cập từ: https://noichinh.hagiang.gov.vn/tin-tuc-chi-tiet?
newsId=219087.
[6] Trần Thị Diệu Hương (16/9/2019). Bảo vệ người yếu thế trong pháp luật dân sự
Việt nam. Truy cập từ: http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210275
[7] Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH 2017 Bộ luật hình sự.

24

You might also like