You are on page 1of 102

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ĐÀM THỊ HOA

QUYỀN TỰ DO KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN


SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2016
i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐÀM THỊ HOA

QUYỀN TỰ DO KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ


THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự


Mã số : 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THỊ HUYỀN

Hà Nội – 2016
ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất
cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo
quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Đàm Thị Hoa

iii
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự


BLDS: Bộ luật dân sự
BLLĐ: Bộ luật lao động
NLPLTTDS: Năng lực pháp luật tố tụng dân sự
NLHVTTDS: Năng lực hành vi tố tụng dân sự
PLTTGQCVADS: Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự
PLTTGQCVAKT : Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế
PLTTGQTCLĐ : Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động
VADS : Vụ án dân sự
UBND: Ủy ban nhân dân.

iv
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO KHỞI KIỆN VỤ
ÁN DÂN SỰ 7
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự 7
1.1.1. Khái niệm quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự 7
1.1.2 Cơ sở khoa học của việc xây dựng quy định pháp luật về quyền tự do khởi
kiện 15
1.2 Lƣợc sử các quy định về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong
pháp luật dân sự Việt Nam 18
1.2.1. Thời kỳ Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam 18
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 19
1.2.3. Từ năm 1989 đến năm 2005: 21
1.2.4. Từ năm 2005 đến nay 22
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyền tự do khởi kiện của chủ thể 24
1.3.1 Quy định của pháp luật – yếu tố ảnh hƣởng có tính chất quyết định quyền tự
do khởi kiện của chủ thể. 25
1.3.2. Nhận thức của chủ thể - yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến thực hiện quyền
tự do khởi kiện chủ chủ thể. 26
1.3.3 Trách nhiệm của Toà án, cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết các vụ án – yếu
tố ảnh hƣởng tích cực đến thực hiện quyền tự do khởi kiện của chủ thể. 28
1.3.4 Hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức khác – yếu tố
ảnh hƣởng không nhỏ đến quyền tự do khởi kiện của chủ thể. 29
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 31
CHƢƠNG 2: QUYỀN TỰ DO KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ THEO 32
PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 32
2.1. Các quy định của pháp luật nội dung về quyền tự do khởi kiện 32

v
2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”. 33
2.2. Quy định của pháp luật tố tụng về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự 43
2.3. Bảo đảm quyền tự do khởi kiện của chủ thể thông qua các quy định về hoạt
động của cơ quan tiến hành tố tụng và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. 62
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 73
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TỰ DO
KHỞI KIỆN VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
THEP PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ 75
3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự 75
3.1.1. Về kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện các quy định về quyền tự do khởi
kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam 75
3.1.2. Về những bất cập, vƣớng mắc nảy sinh trong việc thực hiện các quy định
về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam. 76
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền tự do khởi kiện vụ án
dân sự theo pháp luật Việt Nam 85
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 91
KẾT LUẬN CHUNG 92

vi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Quyền khởi kiện vụ án dân sự là một trong những quyền dân sự cơ bản, một
quyền năng mà pháp luật thừa nhận đối với các chủ thể trong giao lƣu dân sự. Hiến
pháp năm 2013 đƣợc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 28/11/2013 có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014. Một trong các bƣớc tiến quan trọng của Hiến
pháp năm 2013 là đề cao nhân quyền nhƣ tổng hoà quyền con ngƣời và quyền công
dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội đƣợc công nhận, tôn trọng, bảo vệ,
bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm
2013, cùng với chuyên ngành pháp luật khác, pháp luật dân sự, cụ thể Bộ luật tố tụng
dân sự và Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2015 với tƣ cách là luật chung, là cơ sở để luật
chuyên ngành xây dựng và thực hiện, hai bộ luật này có hiệu lực thi hành toàn bộ bắt
đầu từ ngày 01/01/2017 đã đặc biệt đề cao quyền con ngƣời, quyền dân sự trong đó
quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự của chủ thể pháp luật đƣợc thể hiện khá rõ nét.
Có thể nói, sau hơn 10 năm Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 và Bộ luật Dân sự 2005
và một số luật chuyên ngành khác có hiệu lực thi hành, các quy định về quyền tự do
khởi kiện đã bộc lộ những hạn chế nhất định, quyền khởi kiện của chủ thể chƣa đƣợc
đảm bảo triệt để do quy định của pháp luật tố tụng còn chung chung hoặc do thiếu vắng
các quy định của luật nội dung nên các cơ quan tài phán chƣa làm hết trách nhiệm của
mình dẫn đến quyền dân sự của chủ thể chƣa đảm bảo triệt để. Bộ luật Dân sự và Bộ
luật Tố tụng dân sự 2015 đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa và cơ bản sẽ khắc phục
đƣợc phần lớn những khiếm khuyết của Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Tố tụng dân sự
2004, đề cao quyền tự do khởi kiện của các chủ thể, trách nhiệm của cơ quan tài phán
trong xử lý vụ việc, tranh chấp dân sự. Tuy nhiên những quy định về quyền tự do khởi
kiện của chủ thể pháp luật dân sự trong pháp luật dân sự hiện nay, cụ thể là trong Bộ
luật Dân sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 và Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015 có hiệu lực một phần vào ngày 01/7/2016 và hiệu lực toàn bộ vào ngày
01/01/2017 và một số luật chuyên ngành khác nhƣ Luật Doanh nghiệp, Luật hôn nhân
và gia đình, luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em... chƣa thực sự đảm bảo trọn vẹn cho việc
thực hiện quyền tự do khởi kiện của chủ thể trong giao lƣu dân sự?. Nội dung Bộ luật
1
Dân sự, với các văn bản luật chuyên ngành và Bộ luật Tố tụng dân sự có đảm bảo sự
thống nhất hay vẫn còn những quy định về quyền tự do khởi kiện còn chồng chéo?
Chính từ thực trạng đó đòi hỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và
đầy đủ về chế định Quyền tự do khởi kiện trong pháp luật dân sự Việt Nam nhằm góp
phần hoàn thiện những quy định của pháp luật dân sự, đảm bảo quyền tự do khởi kiện
của chủ thể mỗi khi quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm. Với những lý
do đó, việc nghiên cứu đề tài " Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật
Việt Nam" có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Quyền khởi kiện vụ án dân sự là một đề tài thu hút khá nhiều sinh viên, học viên,
nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu vì nó có tính ứng dụng trong thực tiễn đời sống
xã hội. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu nhƣ luận văn cao học luật với đề tài
“Đƣơng sự trong vụ án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn
Triều Dƣơng (bảo vệ tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội năm 2005); luận văn “Thụ lý vụ
án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Liễu Thị Hạnh (bảo vệ tại
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội năm 2009); luận văn “ Khởi kiện vụ án dân sự theo quy
định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004” của tác giả Nguyễn Thị Hƣơng ( bảo vệ tại
Khoa Luật Trƣờng Đại học quốc gia Hà Nội năm 2011) hay luận văn “ Hoàn thiện chế
định khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” của tác
giả Nguyễn Thu Hiền ( bảo vệ tại khoa Luật trƣờng Đại học quốc gia Hà Nội năm
2012)....Tuy nhiên các công trình này cũng chỉ đề cập đến một nội dung cụ thể nào đó
của quyền khởi kiện hoặc nghiên cứu một cách gián tiếp về quyền khởi kiện của đƣơng
sự và chỉ nghiên cứu tập trung vào các quy định của luật tố tụng dân sự ( luật hình
thức) mà không đi sâu nghiên cứu quyền tự do khởi kiện dƣới góc độ luật nội dung và
tố tụng, các đề tài trên đều nghiên cứu trên cơ sở quy định BLTTDS năm 2004,
BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011. Ngoài ra, cũng có một số bài viết trên các tạp chí
chuyên ngành về một nội dung nào đó của quyền khởi kiện hoặc bình luận về các vụ
việc cụ thể liên quan đến quyền khởi kiện. Chẳng hạn nhƣ bài viết “Vấn đề khởi kiện
và thụ lý vụ án dân sự” của ThS. Lê Thị Bích Lan đăng tải trên Tạp chí Luật học của

2
Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (Số Đặc san về Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005); bài viết
“Xây dựng quy định pháp lý đảm bảo quyền khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật cạnh
tranh tại toà án” của tác giả Lê Thế Phúc (Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 6 năm
2007); “Bàn về điều kiện khởi kiện của các tổ chức tín dụng có tài sản thế chấp bảo
đảm tiền vay” của tác giả Trịnh Huy Tân (Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân
Tối cao số 9/2008); “Về việc rút đơn khởi kiện của đƣơng sự trong tố tụng dân sự” của
ThS Nguyễn Triều Dƣơng (Tạp chí Toà án nhân dân số tháng 11/2009); “Về điều kiện
khởi kiện tranh chấp thƣơng mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án trong một vụ
án cụ thể” của tác giả Ngô Đình Quyến (Tạp chí Toà án nhân dân số tháng 3/2008);
"Quyền khởi kiện và việc xác định tƣ cách tham gia tố tụng” của tác giả Trần Anh
Tuấn (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 23/2008), “Thời hạn giao nộp chứng cứ của đƣơng
sự và phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo quy định của
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015” của tác giả Bùi Thị Huyền ( Tạp chí Kiểm sát số
10/2016)...
Các công trình nghiên cứu nhìn nhận, giải quyết vấn đề quyền khởi kiện ở một
góc độ khác nhau và chủ yếu tập trung nghiên cứu trên cơ sở Luật tố tụng dân sự ( luật
hình thức) mà chƣa có công trình nghiên cứu nào toàn diện, chuyên sâu cả về Luật nội
dung đến Luật hình thức về chế định quyền khởi kiện, đặc biệt hiện nay khi Hiến pháp
năm 2013 có hiệu lực thi hành, nội dung đặc biệt đề cao quyền con ngƣời, đòi hỏi các
ngành luật phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, thống nhất với các quy định trong Hiến
pháp. Pháp luật dân sự không phải là một ngoại lệ, đặc biệt là Bộ luật Tố tụng dân sự,
Bộ luật dân sự 2015 đã đƣợc Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015 và sẽ có hiệu lực thi
hành toàn bộ kể từ ngày 01/01/2017 và nhiều luật chuyên ngành khác cũng đã đƣợc
Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành nhƣ Luật hôn nhân và gia đình... Trƣớc tình
hình đó, tôi đã chọn đề tài "Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt
Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình. Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu,
toàn diện và có hệ thống về quyền khởi kiện vụ án dân sự của chủ thể trong pháp luật
dân sự.

3
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài

* Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ đƣợc những vấn đề lý luận cũng nhƣ
thực tiễn nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền tự do khởi
kiện vụ án dân sự, chỉ ra những điểm còn thiếu sót hoặc chƣa hợp lý, chƣa thống nhất
trong các quy định hiện hành của pháp luật về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự.
Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng nhằm làm sáng rõ phạm vi quyền tự do khởi kiện của
chủ thể khởi kiện, trách nhiệm cơ quan nhà nƣớc trong việc bảo đảm quyền tự do khởi
kiện của chủ thể. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tổng hợp, luận văn sẽ đề xuất một số
giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền tự do khởi kiện vụ
án dân sự nhằm đảm bảo quy định thống nhất quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự của
cá nhân, cơ quan, tổ chức khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại theo quy định của
pháp luật Việt Nam.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự .


- Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do khởi kiện vụ
án dân sự, phạm vi quyền khởi kiện và thực thi quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Toà
án. Từ đó chỉ ra những điểm bất cập, thiếu hợp lý, chƣa thông nhất trong các quy định
của pháp luật Việt Nam về quyền tự do khởi kiện Vụ án dân sự;
- Đƣa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền
tự do khởi kiện Vụ án dân sự.

* Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là quyền tự do khởi kiện Vụ án dân sự của chủ
thể và trách nhiệm của Tòa án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm
thực hiện quyền tự do khởi kiện của chủ thể theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ
thể trong thực thi giải quyết nội dung khởi kiện Vụ án dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ
chức dƣới góc nhìn lý luận, luật thực định và thực tiễn. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài
sẽ đƣợc giới hạn trong phạm vi sau đây:

4
Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự Việt Nam và một số luật chuyên ngành về
quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự.
Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền tự do khởi kiện vụa án
dân sự trong đó tập trung nghiên cứu Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự 2015 và
một số luật chuyên ngành khác nhƣ Luật doanh nghiệp, Luật hôn nhân và gia đình,
Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em......; Đề tài đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn BLTTDS
2004 và BLDS 2005 sắp hết hết hiệu lực thi hành trong khi BLTTDS và BLDS 2015
đã đƣợc Quốc hội thông qua và đã có hiệu lực hoặc có hiệu lực một phần. Do vậy luận
văn sẽ đi sâu phân tích , đánh giá khoa học, có sự so sánh giữa các quy định của luật cũ
và mới, trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành luật BLDS 2005 và BLTTDS năm 2004
để tìm ra những điểm bất cập trong quy định của BLDS và BLTTDS năm 2015. Vấn
đề thực thi quyền khởi kiện đang áp dụng thông qua các hoạt động tố tụng dân sự tại
Tòa án theo BLTTDS năm 2004 và BLDS năm 2005 và những ngành luật chuyên
ngành khác, đề xuất giải pháp kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề tài trên, tác giả tiến hành nghiên cứu
dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
Nhà nƣớc và pháp luật. Ngoài ra, để giải quyết vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của
đề tài, luận văn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành khác
nhƣ phƣơng pháp phân tích hệ thống; phƣơng pháp tổng hợp; phƣơng pháp so sánh;
phƣơng pháp thống kê...v.v.

5. Tính mới và những đóng góp của đề tài

Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về quyền tự do khởi kiện
trong đó tập trung nghiên cứu nội dung quyền tự do khởi kiện, chủ thể thực hiện quyền
khởi kiện và chủ thể trực tiếp giải quyết nội dung khởi kiện theo pháp luật dân sự Việt
Nam. Với việc nghiên cứu quyền khởi kiện một cách có hệ thống và toàn diện cả về lý
luận, luật thực định và thực tiễn thực hiện lần đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về các
quy định của pháp luật quyền khởi kiện ở cả luật hình thức và luật nội dung nhằm chỉ
5
ra thực trạng thực thi quyền khởi kiện cũng nhƣ những bất cập, vƣớng mắc trong việc
thực hiện pháp luật, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về
quyền khởi kiện trong pháp luật dân sự, nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền tự
do khởi kiện trên thực tế. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, nếu luận văn đƣợc bảo vệ
thành công thì sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho cơ quan tƣ pháp trong thực thi Bộ
luật Tố tụng dân sự , Bộ luật dân sự năm 2015 và một số luật chuyên ngành.

6. Địa điểm nghiên cứu:

Luận văn đƣợc giới hạn phạm vi nghiên cứu trên lãnh thổ Việt Nam

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết
cầu bởi 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự
Chƣơng 2: Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam hiện hành
Chƣơng 3: Thực tiễn thực thi quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật
Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện.

6
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
QUYỀN TỰ DO KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự

1.1.1. Khái niệm quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự

1.1.1.1 Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự

“ Khởi kiện là hành vi đầu tiên của các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào
quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố
tụng dân sự „ [3, tr 230]. Thống nhất với quan điểm trên, theo TS. Hoàng Ngọc Thỉnh
thì “Quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền tố tụng quan trọng của các chủ thể…Việc
thực hiện quyền này của các chủ thể được gọi là khởi kiện vụ án dân sự” và “Khởi
kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tố chức hoặc các chủ thể khác theo quy
định của pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác”[4, tr238]. Khởi kiện trƣớc hết
là quyền dân sự của các chủ thể, là phƣơng thức mà các chủ thể yêu cầu toà án bảo vệ
quyền dân sự cho mình, cho nhà nứớc hoặc ngƣời khác. Quyền dân sự này đƣợc pháp
luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện nó đƣợc thể hiện bằng việc toà án xem xét, thụ lý
và giải quyết.
Khi Nhà nƣớc ra đời thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
đƣợc ghi nhận bằng pháp luật của Nhà nƣớc và bảo đảm thực hiện thông qua các thiết
chế do Nhà nƣớc thiết lập. Theo đó, quyền khởi kiện của cơ quan tổ chức, cá nhân đã
đƣợc pháp luật ghi nhận và chủ thể cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
phạm có quyền khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền do Nhà nƣớc quy định bảo
vệ quyền, lợi hợp pháp của mình.
Trong cổ luật La Mã, đã có những quy định đầu tiên về quyền khởi kiện của công
dân La Mã. Theo đó khi có hành vi xâm phạm quyền tƣ pháp của cá nhân thì ngƣời có
quyền lợi bị xâm phạm bên cạnh việc sử dụng hình thức tự trấn áp, họ còn có quyền
khởi kiện đến Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền lợi của mình. Ngƣời bị vi phạm có thực

7
hiện quyền khởi kiện hay không, điều này pháp luật không bắt buộc mà phụ thuộc vào
ý chí của ngƣời đó [4, tr 212].
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, quyền khởi kiện đƣợc ghi nhận là một
quyền con ngƣời trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 và các công ƣớc
quốc tế khác. Quyền khởi kiện là một trong những nhóm quyền tố tụng thuộc quyền
con ngƣời và suy cho cùng thì quyền khởi kiện là quyền của một chủ thể trong mối
quan hệ xã hội đƣợc pháp luật ghi nhận nhằm đảm bảo tốt nhất cho những quyền, lợi
ích hợp pháp của mình đƣợc thực hiện.
Theo các nhà nghiên cứu về tố tụng của Pháp thì “tố quyền” là khả năng đƣợc
thừa nhận đối với cá nhân đƣợc yêu cầu sự can thiệp của công lý để đạt đƣợc sự tôn
trọng các quyền và lợi ích chính đáng của mình. Theo từ điển thuật ngữ luật học của
Pháp thì tố quyền trƣớc công lý là khả năng đƣợc thừa nhận đối với các chủ thể đƣợc
cầu viện tới công lý để đạt đƣợc sự tôn trọng các quyền lợi và lợi ích chính đáng. Theo
Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự mới của Pháp thì thuật ngữ “action” – “tố quyền” đƣợc
dịch là quyền tham gia tố tụng theo đó “quyền tham gia tố tụng đối với ngƣời có yêu
cầu là quyền đƣợc trình bày về nội dung yêu cầu của mình để Thẩm phán quyết định
xem xét yêu cầu nhƣ vậy là có căn cứ hay không có căn cứ; đối với bên bị kiện quyền
tham gia tố tụng là quyền đƣợc tranh luận về căn cứ của yêu cầu do bên kia đƣa ra”[4,
tr23].
Ở Việt Nam, về phƣơng diện lý luận thì nhà nghiên cứu Trần Thúc Linh cho rằng
“tố quyền tức là có quyền đi kiện”[6, tr23]. TS. Hoàng Ngọc Thỉnh đã khẳng định
trong Giáo trình Luật tố tụng dân của trƣờng Đại học Luật Hà Nội 1994 rằng “Quyền
khởi kiện vụ án dân sự là quyền tố tụng của công dân, pháp nhân và các tổ chức xã hội
yêu cầu Tòa án nhân dân bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình, của tập thể của Nhà
nƣớc hay của ngƣời khác đang bị tranh chấp hoặc vi phạm”[7, tr109-110]. Khái niệm
này dƣờng nhƣ không đề cập tới các việc không có tranh chấp nhƣng nghiên cứu về
khái niệm vụ án dân sự trong Giáo trình này” [7,tr6-7], Điều 1 Pháp lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án dân sự 1989 và thực tiễn tố tụng tại Toà án thì có thể khẳng định trong
khái niệm trên quyền khởi kiện đƣợc thực hiện đối với cả các việc dân sự không có
tranh chấp.

8
Trong lịch sử pháp lý nƣớc ta, có thời kỳ khái niệm quyền khởi kiện đƣợc hiểu
theo nghĩa rất rộng và đồng nhất với quyền yêu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo
BLTTDS hiện nay. Theo đó, quyền khởi kiện đƣợc hiểu là khả năng Nhà nƣớc cho
phép công dân đƣợc yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
mình khi cho rằng quyền lợi hợp pháp đó bị xâm phạm hoặc yêu cầu Tòa án công nhận
một sự kiện pháp lý, các quyền dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao
động. Tuy nhiên, trên cơ sở kế thừa BLTTDS 2004, BLTTDS năm 2015 đã tách thủ
tục giải quyết vụ án dân sự trƣớc đây thành hai thủ tục tố tụng riêng biệt là thủ tục giải
quyết vụ án dân sự và thủ tục giải quyết việc dân sự nên khái niệm quyền khởi kiện
đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp hơn trƣớc đây, quyền khởi kiện vụ án dân sự không còn bao
hàm cả quyền yêu cầu xem xét về việc công nhận hay không công nhận một sự kiện
pháp lý hoặc các quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thƣơng mại, lao
động nhƣ trƣớc đây nữa mà quyền khởi kiện vụ án dân sự đƣợc hiểu là quyền yêu cầu
Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm hay tranh chấp trong vụ án dân sự.
TheoTS. Phan Chí Hiếu thì: “quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền tố tụng của
cá nhân, pháp nhân, các tổ chức xã hội hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp
luật tố tụng dân sự yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của
Nhà nƣớc, tập thể hay của ngƣời khác đang bị tranh chấp hoặc bị vi phạm” [7, tr305].
Nhƣ vậy, quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức
trong phạm vi quyền hạn của mình yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của mình hay lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nƣớc thuộc lĩnh vực cơ quan, tổ
chức của mình phụ trách khi quyền, lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm hoặc có tranh
chấp. Các phân tích ở trên cho thấy rằng xét về bản chất thì quyền khởi kiện là quyền
yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi khi quyền lợi này bị tranh chấp hay vi phạm.
Theo những kết quả nghiên cứu trên thì bản chất của quyền khởi kiện vụ án dân
sự là quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi khi quyền lợi này bị tranh chấp hay vi
phạm. Ở đây cần phân biệt khái niệm vụ án dân sự và việc dân sự.
Trƣớc khi BLTTDS 2004 đƣợc ban hành đã tồn tại ba khái niệm vụ án dân sự, vụ
án kinh tế và vụ án lao động. Khái niệm vụ án dân sự không bao gồm các tranh chấp
phát sinh từ quan hệ lao động, kinh doanh, thƣơng mại, Vụ án dân sự chỉ bao gồm

9
những tranh chấp và những việc không có tranh chấp về dân sự và hôn nhân gia đình
nhƣ: tranh chấp về quyền sở hữu, hợp đồng, bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng hoặc
những việc tranh chấp khác; việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết... mà đƣợc
tòa án thụ lý giải quyết.
BLTTDS năm 2004 và BLTTDS năm 2015 đều không đƣa ra khái niệm về vụ án
dân sự mà chỉ liệt kê những loại việc nào đƣợc xác định là vụ án dân sự, loại việc nào
đƣợc xác định là yêu cầu dân sự, cụ thể tại điều 1 BLTTDS năm 2015 quy định “Bộ
luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự,
thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) giải quyết các vụ án về
tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây
gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về
yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi
chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây
gọi chung là vụ việc dân sự) tại Tòa án;”.
Nhƣ vậy, có thể hiểu, Vụ án dân sự là các tranh chấp giữa các cá nhân, cơ quan,
tổ chức về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định
của pháp luật TTDS. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu nội dung khởi kiện vụ án dân
sự mà không nghiên cứu về yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.
Chủ thể của quyền khởi kiện là ai? Hay ai là ngƣời có thể thực hiện quyền khởi
kiện? Có 2 quan điểm khác nhau về chủ thể của quyền khởi kiện.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, quyền khởi kiện là quyền yêu cầu Toà án bảo vệ
quyền lợi của nguyên đơn. Điều 68 khoản 2 BLTTDS năm 2015 quy định:
“ Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ
án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa
án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng
là nguyên đơn.”

10
Quyền khởi kiện của nguyên đơn là quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của
chủ thể có quyền lợi hợp pháp bị tranh chấp hay bị vi phạm và việc thực hiện quyền
này sẽ làm phát sinh vụ án dân sự tại Toà án. Xét về thực chất thì đây là quyền của chủ
thể có quyền lợi bị xâm phạm trong việc bắt đầu việc kiện để bảo vệ quyền lợi của
mình, thông qua việc đệ đơn yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết vụ án dân sự. Đó là
quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình hoặc lợi ích công cộng thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Chính việc
khởi kiện của của nguyên đơn là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng
dân sự, không có hành vi khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự thì không
có quá trình tố tụng tiếp theo. Nhƣ vậy, việc xác định quyền khởi kiện của nguyên đơn
có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tƣ cách của các đƣơng sự khi họ tham gia tố
tụng tại Tòa án.
Quan điểm thứ hai cho rằng quyền khởi kiện là ngoài quyền yêu cầu Toà án bảo
vệ quyền lợi của nguyên đơn còn quyền phản tố (kiện ngƣợc lại) của bị đơn và quyền
yêu cầu độc lập Toà án bảo vệ quyền lợi của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan do
họ đã không thực hiện quyền yêu cầu của mình trƣớc khi nguyên đơn khởi kiện vụ án.
Nguyên đơn có quyền khởi kiện và bị đơn có quyền phản bác việc khởi kiện của
nguyên đơn. Bên cạnh đó, quyền phản tố của bị đơn cũng cần đƣợc pháp luật ghi nhận.
Điều này xuất phát từ sự bình đẳng giữa các đƣơng sự trong việc bảo vệ quyền lợi của
mình. Trong những vụ án có nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp có mối liên quan đến
nhau thì bị đơn có quyền đƣa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và ngƣời có yêu
cầu độc lập và yêu cầu này có thể đƣợc Toà án xem xét giải quyết trong cùng vụ án với
yêu cầu của nguyên đơn và ngƣời có yêu cầu độc lập khi thoả mãn những điều kiện
nhất định. Thực chất của phản tố là một việc kiện ngƣợc lại của bị đơn đối với nguyên
đơn và ngƣời có yêu cầu độc lập nhƣng đƣợc xét cùng với yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn vì việc giải quyết yêu cầu của hai bên có liên quan chặt chẽ với nhau. Nhƣ
vậy, xét theo nghĩa rộng về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện thì có thể
xem quyền phản tố cũng là quyền khởi kiện nhƣng là quyền khởi kiện ngƣợc lại của bị
đơn đối với nguyên đơn và ngƣời có yêu cầu độc lập do các yêu cầu này có mối liên hệ
nhất định.

11
Cũng theo góc nhìn về sự bình đẳng giữa các đƣơng sự trong việc bảo vệ quyền
lợi của mình thì ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập cũng có
quyền đƣa ra yêu cầu độc lập của mình trong vụ án đã đƣợc thiết lập giữa nguyên đơn
và bị đơn. Yêu cầu tố tụng này có thể chống nguyên đơn, bị đơn hoặc chống cả nguyên
đơn và bị đơn. Bản chất của yêu cầu độc lập này là một yêu cầu tố tụng của ngƣời thứ
ba nhằm bảo vệ quyền lợi của mình đang bị tranh chấp hay vi phạm trong một vụ án đã
phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn. Khi nghiên cứu về vấn đề này TS. Nguyễn Công
Bình cho rằng: “Trong vụ án dân sự, lợi ích pháp lý của ngƣời có quyền và nghĩa vụ
liên quan tham gia tố tụng độc lập luôn độc lập với lợi ích pháp lý của nguyên đơn và
bị đơn. Thông thƣờng ngƣời có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập
có đủ điều kiện pháp lý khởi kiện vụ án dân sự nhƣng do vụ án dân sự đã xuất hiện
giữa nguyên đơn và bị đơn nên họ phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình nếu không việc bảo vệ quyền và lợi ích của họ sau đó sẽ gặp khó khăn”
[2, tr108].
Xét về bản chất thì quyền phản tố của bị đơn có thể hiểu là quyền khởi kiện
ngƣợc lại của bị đơn, quyền yêu cầu của ngƣời có quyền nghĩa vụ liên quan có yêu cầu
độc lập là quyền khởi kiện chống lại cả nguyên đơn và bị đơn hoặc chỉ chống lại
nguyên đơn hoặc bị đơn trong vụ án dân sự.
Nhất trí với quan điểm thứ hai về chủ thể quyền khởi kiện, luận văn nghiên cứu
chủ thể quyền khởi kiện bao hàm quyền khởi kiện của nguyên đơn, quyền phản tố hay
quyền khởi kiện ngƣợc lại của bị đơn, quyền có yêu cầu độc lập hay quyền khởi kiện
chống lại nguyên đơn, bị đơn hay chống cả nguyên đơn, bị đơn của ngƣời có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập để bảo vệ quyền lợi của mình khi mà vụ án giữa
nguyên đơn và bị đơn đã đƣợc thiết lập.
Nhƣ vậy theo pháp luật Việt Nam, khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ
quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nộp
đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự để bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình, của người khác hay bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước.

12
1.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự

Wikipedia tiếng Việt “ Quyền tự do „hoặc “ tự do „ là một khái niệm dùng trong
triết học chính trị mô tả tình trạng khi một cá nhân không bị sự ép buộc, có cơ hội để
lựa chọn, hành động theo đúng ý chí và nguyện vọng của chính mình [10].. Có thể
hiểu, tự do gồm có hai thành tố quan trọng nhất là tự do nhận thức và tự do hành động
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, Ở phƣơng Tây, ngƣời ta cho rằng, tự do là một
quyền tự nhiên, là không gian vốn có của mỗi con ngƣời, và do đó, Nhà nƣớc dân chủ
là kết quả của sự nhƣợng bớt một phần tự do cá nhân cho chính phủ để nhà nƣớc có
vốn liếng điều hành xã hội. Từ đó, có thể khẳng định, sự tự nguyện nhƣợng bớt một
phần tự do cá nhân cho chính phủ nhƣ một hình thức góp vốn chính là bản chất khế
ƣớc xã hội. Điều hành đất nƣớc bằng pháp luật, hay các khế ƣớc xã hội chính là điểm
ƣu việt của phƣơng thức quản lý theo mô hình dân chủ.
Russeau viết “Với khế ƣớc xã hội, con ngƣời mất đi cái tự do thiên nhiên và hạn
chế cái quyền đƣợc làm những điều muốn làm mà làm đƣợc; nhƣng mặt khác, con
ngƣời thu lại quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những cái mà anh ta có” [1, tr46].
Hết thảy con ngƣời khi sinh ra đều bình đẳng, và đƣợc tự nhiên ban cho những quyền
không thể phủ nhận, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mƣu cầu hạnh
phúc. Để đảm bảo những quyền này, các nhà nƣớc đƣợc hình thành trên cơ sở sự đồng
thuận của các thành viên trong một xã hội. Nếu hiểu theo nghĩa này thì tự do là một
khái niệm rất nhân văn, nó gắn liền với cái Tự nhiên (nói chung) và con ngƣời (nói
riêng). [1, tr46] Điều này đƣợc thể hiện trong Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con
ngƣời năm 1948 (đoạn 1 lời nói đầu) đã ghi rõ rằng:... thừa nhận phẩm giá vốn có và
các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại.
Ở góc độ quốc gia, bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776
ghi rằng:“ mọi ngƣời sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
không ai có hể xâm phạm đƣợc, trong những quyền đó có quyền đƣợc sống, quyền tự
do và quyền mƣu cầu hạnh phúc „ những quyền này còn đƣợc thể hiện trong Tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp năm 1789 và Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của
Việt Nam. Có thể hiểu quyền tự do của con ngƣời là quyền tự nhiên, vốn có nhƣng
trong khuôn khổ pháp luật của mỗi nhà nƣớc.
13
Quyền tự do khởi kiện có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất: Quyền tự do khởi kiện đƣợc thể hiện ở quyền tự quyết định có khởi
kiện hay không khởi kiện khi quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc tranh chấp. Giáo sƣ
Serge Guinchard – một tố tụng gia đầu ngành của Pháp cho rằng, cần phân biệt các bên
đƣơng sự trong vụ kiện với chủ thể của tố quyền, những chủ thể có tố quyền chỉ trở
thành đƣơng sự trong tố tụng, kể từ ngày họ thực hiện quyền đi kiện của mình bằng
một đơn kiện; ngƣợc lại, ngƣời ta có thể là một bên đƣơng sự trong vụ kiện mà không
là chủ thể của tố quyền, đó là trƣờng hợp nguyên đơn kiện nhƣng sau đó bị phủ nhận
quyền khởi kiện bằng một bản án, do không có lợi ích trong việc kiện, hoặc trƣờng hợp
ngƣời bị đòi ra toà với tƣ cách là bị đơn trong vụ kiện, nhƣng vụ kiện này kết thúc bởi
một phán quyết bác bỏ tƣ cách bị đơn của họ[8, tr506].
Để thực hiện đƣợc quyền tự do khởi kiện của mình, chủ thể quyền khởi kiện phải
đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định. Điều kiện đầu tiên phải đƣợc kể đến đó là
điều kiện về chủ thể. Chủ thể muốn thực hiện việc khởi kiện thì phải có năng lực pháp
luật tố tụng dân sự (NLPLTTDS) và năng lực hành vi tố tụng dân sự (NLHVTTDS).
NLPLTTDS là khả năng pháp luật quy định cho cá nhân, cơ qua, tổ chức có những
quyền và nghĩa vụ trọng TTDS. NLPLTTDS đƣợc coi là điều kiện đầu tiên đồng thời
là điều kiện cần để một chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng dân sự, từ đó một chủ
thể chỉ có quyền tham gia tố tụng dân sự khi đƣợc pháp luật thừa nhận có NLPLTTDS.
Năng lực hành vi tố tụng dân sự là một phạm trù có liên quan đến yếu tố chủ quan nhƣ
khả năng nhận thức, khả năng hành động, ý chí và lý trí, là khả năng của đƣơng sự
trong việc tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho ngƣời
đại diện tham gia tố tụng.
Đối với cá nhân thì năng lực hành vi tố tụng của họ đƣợc xác định trên cơ sở khả
năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của cá nhân trong việc tham gia vào
quan hệ pháp luật tố tụng dân sự. Việc quy định điều kiện về năng lực hành vi của cá
nhân để họ có thể tự mình thực hiện việc khởi kiện là nhằm bảo đảm cho ngƣời có
quyền lợi có thể thể hiện ý chí đích thực của mình trong việc bảo vệ quyền lợi trƣớc
Toà án. Tuy nhiên, đối với những đƣơng sự có đủ năng lực hành vi để thực hiện quyền
khởi kiện nếu vì những lý do khác nhau mà họ không thể thực hiện đƣợc quyền khởi

14
kiện thì pháp luật cũng có thể bảo đảm điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện quyền này
thông qua cơ chế uỷ quyền cho ngƣời khác đại diện thay mặt mình khởi kiện trƣớc Toà
án. Việc cho phép đƣơng sự thực hiện quyền khởi kiện thông qua đại diện theo ủy
quyền là phƣơng tiện pháp lý cần thiết tạo điều kiện cho đƣơng sự bằng nhiều hình
thức khác nhau có thể thực hiện quyền khởi kiện một cách thuận lợi nhất để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ hai, quyền tự do khởi kiện là quyền năng của chủ thể mà không ai có quyền
quyết định hay hạn chế một cách tùy tiện kể cả nhà nƣớc. Trong giao lƣu dân sự, khi
quyền và lợi ích bị coi là xâm phạm hoặc có tranh chấp các chủ thể có quyền khởi kiện
mà không bị bất kỳ một cá nhân, tổ chức hay cơ quan nhà nƣớc nào đƣợc phép cản trở
hoặc hạn chế một cách tùy tiện.
Thứ ba, quyền tự do khởi kiện thể hiện ý chí tự nguyện của chủ thể, ý chí này
đƣợc thể hiện trong nhận thức và hành động, không bị ai ép buộc .
Thứ tư, chủ thể có quyền tự do khởi kiện nhƣng quyền khởi kiện đó không vi
phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Quyền tự do của chủ thể
đƣợc đặt trong mối quan hệ với quyền và lợi ích của các chủ thể khác trong xã hội để
đảm bảo một điều rằng, chủ thể có thể tự do thực hiện quyền khởi kiện nhƣng không
phải lúc nào chủ thể cũng có thể kiện và kiện bất kỳ điều gì. Suy cho cùng, quyền tự do
khởi kiện bị giới hạn bởi các quy định của pháp luật, những quy định này đƣợc xây
dựng trên cơ sở xem xét đến lợi ích chung của cộng đồng xã hội.
Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự có thể đƣợc hiểu là chủ thể được tự quyết
định thực hiện quyền khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự
để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hay bảo vệ lợi ích công
cộng , lợi ích Nhà nước theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự.

1.1.2 Cơ sở khoa học của việc xây dựng quy định pháp luật về quyền tự do khởi
kiện

Quyền và lợi ích của các chủ thể là động lực để các chủ thể tham gia vào các
quan hệ xã hội. Trong giao lƣu dân sự, quyền và lợi ích của các bên đƣợc xem nhƣ là
tiền đề dẫn đến tranh chấp dân sự“ Tranh chấp pháp lý sẽ không thể xuất hiện, nếu

15
không có yêu cầu khởi kiện của các bên „ Nhƣ vậy quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ thể là cơ sở để các chủ thể thực hiện quyền khởi kiện. Các quyền và lợi ích này có
thể là các quyền về tài sản hoặc quyền nhân thân. Tự do khởi kiện vụ án dân sự chính
là công cụ pháp lý hữu hiệu để bảo vệ các quyền dân sự của chủ thể. Cơ sở để pháp
luật quy định khởi kiện vụ án xuất phát từ nguyên tắc quyền dân sự của cá nhân đƣợc
tôn trọng và bảo vệ. Điều 8 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 có ghi “Mọi
ngƣời đều có quyền đƣợc bảo vệ bằng các Tòa án quốc gia có thẩm quyền với phƣơng
tiện pháp lý có hiệu lực chống lại những hành vi vi phạm các quyền căn bản đã đƣợc
Hiến pháp và pháp luật công nhận”. Nhƣ vậy, quyền khởi kiện đƣợc ghi nhận trong
pháp Luật quốc tế và là cơ sở vững chắc cho việc ghi nhận quyền này trong hệ thống
pháp luật mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, nếu nhƣ Hiến pháp 1992 của nƣớc CHXHCN Việt Nam, quyền khởi
kiện đƣợc ghi nhận gián tiếp tại Điều 50: “Ở nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, các quyền con ngƣời về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội đƣợc tôn trọng, thể
hiện ở các quyền công dân và đƣợc quy định trong Hiến pháp và luật” thì đến Hiến
Pháp 2013 quyền con ngƣời, quyền dân sự đƣợc đề cao, khẳng định trực tiếp, rõ nét
hơn tại điều 14 Hiến pháp 2013:
“ 1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền
công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo
vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật
trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. „
Tuy nhiên, dù là đạo luật cơ bản nhƣng để Hiến pháp đi vào cuộc sống, phát huy
tác dụng thì cần phải có một hệ thống văn bản luật và dƣới luật thực sự đồng bộ, phù
hợp với tinh thần của Hiến pháp. Các quy định của Hiến pháp cũng chỉ là quy định “
treo „ nếu không đƣợc luật hóa một cách chính xác và cụ thể. Trên cơ sở quy định của
Hiến pháp năm 2013, một loạt các văn bản Luật và dƣới luật đã đƣợc sửa đổi bổ sung
đã đƣợc Quốc hội thông qua, quyền khởi kiện của các chủ thể đƣợc ghi nhận cụ thể
trong các văn bản pháp luật về nội dung và pháp luật về tố tụng. Trên cơ sở quy định

16
BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 quy định cụ thể, chính xác và đầy đủ hơn quyền
dân sự trong đó có quyền tự do khởi kiện của chủ thể:
1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công
nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội,
sức khỏe của cộng đồng. (Điều 2 BLDS năm 2015).
Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự
bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền: Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình;
Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện
nghĩa vụ; Buộc bồi thƣờng thiệt hại; Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan,
tổ chức, ngƣời có thẩm quyền; Yêu cầu khác theo quy định của luật.
Việc ghi nhận quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự chính là công cụ hữu hiệu để
bảo vệ quyền dân sự của chủ thể trong Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên
quan. Có thể nói khởi kiện là“ phƣơng thức luật định mở rộng cho hết thảy những ai
muốn cầu cứu đến công lý, để xin che chở quyền lợi lâm nguy „[30, tr109].
Tuy nhiên để thực hiện quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự, chủ thể của quyền
khởi kiện phải chứng minh giữa chủ thể và ngƣời bị kiện trƣớc đó đã tồn tại quan hệ
pháp luật dân sự mà theo quan hệ pháp luật này chủ thể quyền khởi kiện bị ảnh hƣởng,
xâm phạm về quyền và lợi ích.Việc chứng minh đƣợc thể hiện ở việc cung cấp tài liệu
chứng cứ chứng minh quan hệ pháp luật dân sự giữa các bên. Điều này đƣợc quy định
trong các luật về nội dung nhƣ Bộ luật dân sự; Luật Doanh nghiệp, Luật bảo vệ và
chăm sóc trẻ em, Luật hôn nhân và gia đình......
Ngoài điều kiện chứng minh quyền và lợi ích bị xâm phạm thì điều kiện tƣ cách
pháp lý của chủ thể có cho phép chủ thể đƣợc đứng đơn khởi kiện hay không? Bộ luật
tố tụng dân sự 2015 đƣợc ban hành trên cơ sở kế thừa các quy định Bộ luật tố tụng dân
sự 2005 đã quy định cụ thể về chủ thể thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự. Thông
thƣờng chủ thể của quyền khởi kiện là nguyên đơn, ngƣời có quyền và lợi ích hợp
pháp bị coi là xâm phạm hoặc có tranh chấp. Để thực hiện đƣợc quyền tự do khởi kiện,

17
chủ thể phải có đủ NLPLTTDS và NLHVTTDS. Để thực hiện quyền tự do khởi kiện,
chủ thể phải đảm bảo độ tuổi do luật định, từ 18 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức,
làm chủ đƣợc hành vi của mình, không bị mất năng lực hành vi dân sự. Đối với những
ngƣời mất năng lực hành vi dân sự hoặc dƣới 15 tuổi việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của họ trƣợc tòa phải do ngƣời đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Đối với ngƣời
từ đủ 15 đến chƣa đủ 18 tuổi, trong điều kiện nhất định nhƣ đã tham gia độc lâp quan
hệ dân sự trƣớc đó, có tài sản riêng vẫn có thể tham gia quan hệ tố tụng dân sự với tƣ
cách chủ thể độc lập.
Ngoài ra yêu cầu, vụ việc đƣợc khởi kiện chƣa đƣợc giải quyết bằng một bản án
hay quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nƣơc có thẩm quyền đã có
hiệu lực pháp luật, trừ các trƣờng hợp đặc biệt; việc thực hiện quyền tự do khởi kiện
phải tuân thủ các điều kiện khác nhƣ đúng thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ, thẩm
quyền xét xử và các điều kiện về hình thức khởi kiện. Tất cả những điều kiện trên đƣợc
quy định cụ thể trong Bộ LTTDS năm 2004 và BLTTDS năm 2015.

1.2 Lƣợc sử các quy định về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện
trong pháp luật dân sự Việt Nam

Quyền khởi kiện của chủ thể có thể nói đƣợc thể hiện rõ nét, cụ thể nhất trong hệ
thống pháp luật về tố tụng và một số quy định trong pháp luật dân sự, do vậy luận văn
tập trung nghiên cứu kỹ quyền khởi kiện qua các thời kỳ chủ yếu trong pháp luật tố
tụng dân sự.

1.2.1. Thời kỳ Nhà nước phong kiến Việt Nam

Quyền khởi kiện đƣợc ghi nhận một cách gián tiếp trong Bộ Luật Hồng Đức và
Bộ Luật Gia Long. Tuy nhiên, những quy định trong các Bộ luật này thể hiện quyền
khởi kiện không có sự phân biệt các vụ kiện về dân sự hay hình sự, tất cả các hành vi
vi phạm pháp luật đều bị các chế tài về hình sự kể cả những vụ việc mà ngày nay
chúng ta coi chỉ có tính chất dân sự.
Căn cứ để khởi kiện là các hành vi phạm tội đƣợc ghi nhận trong luật Hồng Đức
và Luật Gia Long. Ngƣời đứng đơn khởi kiện đƣợc gọi là nguyên cáo, là ngƣời có
quyền lợi bị xâm phạm phải chứng minh đƣợc quyền khởi kiện của mình bằng việc đƣa
18
ra những bằng chứng và chứng cứ để chứng minh về cơ sở của việc kiện. Chẳng hạn,
khởi kiện về điền thổ phải có văn tự, về tài sản phải có chúc thƣ, về nợ phải có giấy tờ
ghi nhận nợ.
Ngƣời bị nguyên cáo kiện đƣợc gọi là bị cáo, cũng có quyền phản đối yêu cầu của
nguyên cáo bằng hình thức tƣơng tự, đƣa ra bằng chứng chứng minh làm cơ sở cho
việc phản đối nộp cho nha môn. Nhƣ vậy, Cổ luật Việt Nam đã có những quy định cơ
bản về điều kiện khởi kiện. Tuy nhiên, Cổ luật cũng có những quy định hạn chế quyền
khởi kiện của các thành viên trong gia đình. Cụ thể là cấm con cháu kiện ông bà, cha
mẹ, ông bà ngoại, ông bà cha mẹ chồng (Điều 511 Luật Hồng Đức, Điều 306 Luật Gia
Long); con cháu cũng không đƣợc tố cáo ông bà cha mẹ, ông bà ngoại, ông bà cha mẹ
chồng (Điều 504 Bộ Luật Hồng Đức, Điều 304 Bộ luật Gia Long)...v.v. Chính các quy
định này đã hạn chế quyền khởi kiện của công dân.
Trong thời kỳ Pháp thuộc thì các Bộ luật dân sự đƣợc áp dụng riêng rẽ cho ba kỳ.
Các bộ luật quan trọng ta phải kể đến đến đó là Bộ Luật Dân sự Nam Kỳ giản yếu ra
đời năm 1883, Bộ dân luật Bắc Kỳ ra đời năm 1931 và Bộ dân luật Trung Kỳ (Hoàng
Việt Trung Kỳ hộ luật) ra đời năm 1936. Các Bộ luật trên đều ghi nhận quyền công
dân trong lĩnh vực dân sự.

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989

Trong thời kỳ đầu của cách mạng Tháng 8 năm 1945 Nhà nƣớc ta chủ yếu ban
hành các sắc lệnh nhƣ Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 cho giữ tạm thời những luật
lệ hiện hành của chế độ cũ. Sau đó, Nhà nƣớc đã ban hành hàng loạt các sắc lệnh trong
lĩnh vực dân sự quyền dân sự, quyền khởi kiện đã đƣợc ghi nhận cụ thể, trong đó phải
kể đến Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950“ Sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân
luật „ có một ý nghĩa đặc biệt đặt cơ sở, những nguyên tắc cho sự hình thành và phát
triển của dân luật. Đó là nguyên tắc“ Những quyền dân sự đều đƣợc luật bảo vệ khi
ngƣời ta hành xử nó đúng với quyền lợi của nhân dân „ ( Điều 1) hoặc nhƣ“ ngƣời ta
chỉ đƣợc hƣởng dụng và sử dụng các vật thộc quyền sở hữu của mình một cách hợp
pháp và không gây thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân „ ( Điều 12)... Trong lĩnh vực
tố tụng Nhà nƣớc ban hành các Sắc lệnh cho phép Tòa án áp dụng thủ tục tố tụng để

19
giải quyết tranh chấp dân sự nhƣ: Sắc lệnh 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức các Tòa
án và ngạch Thẩm phán; Sắc lệnh 52/SL ngày 17/04/1946 quy định thẩm quyền của
các Tòa án; Sắc lệnh 112/SL ngày 28/06/1946 bổ sung Sắc lệnh 51; Sắc lệnh 130/SL
ngày 19/07/1946 quy định về thể thức thi hành án; Sắc lệnh 85/SL ngày 22/05/1950 cải
cách bộ máy tƣ pháp và tố tụng; Sắc lệnh 159/SL ngày 07/11/1950 quy định về vấn đề
ly hôn. Tuy nhiên, trong điều kiện kháng chiến từ năm 1945 đến năm 1954 các Sắc
lệnh do Nhà nƣớc ban hành chủ yếu quy định chung quyền dân sự, về thủ tục tố tụng
mà không có quy định cụ thể về quyền khởi kiện.
Sau khi Hiến pháp 1959 đƣợc ban hành, Điều 22 Hiến pháp năm 1959 đã ghi
nhận nguyên tắc “ Công dân nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đều bình đẳng trƣớc
pháp luật” các BLDS của phong kiến và thời kỳ Pháp thuộc hết hiệu lực thi hành bởi
Chỉ thị số 772/TATC ngày 10/7/1959 “ Về vấn đề đình chỉ áp dụng luật pháp cũ của
phong kiến đế quốc”, trong giai đoạn này các văn bản pháp luật đƣợc ban hành dƣới
dạng Nghị định của Chính phủ , Quýet định của thủ tƣớng chính phủ về kinh tế, không
có văn bản dƣới luật mang tính dân sự, các quy định này mang nặng tính chất hành
chính, không có quy định điều chỉnh vấn đề thừa kế....Việc giải quyết các vụ án căn cứ
chủ yếu vào các Thông tƣ, chỉ thị, nghị quyết của TAND tối cao.
Trong lĩnh vực tố tụng Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy
định các nguyên tắc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, mọi công
dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật nhƣ Luật Tổ chức Tòa án, Luật Tổ chức Viện Kiểm
sát đã ghi nhận và đảm bảo đầy đủ nguyên tắc đó.
Để cụ thể hóa nguyên tắc trên Tòa án nhân dân tối cao cũng đã có hƣớng dẫn về
quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự tạo cơ sở cho việc áp
dụng trên thực tế quyền này của công dân. Các văn bản tố tụng đƣợc ban hành thời kỳ
này trực tiếp hoặc gián tiếp quy định về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện.
Đó là công văn số 1111/NCLP ngày 13/07/1963 của Tòa án nhân dân tối cao về thủ tục
xử chia tài sản ly hôn đối với ngƣời mất trí; công văn số 05/NCLP ngày 29/06/1966
của Tòa án nhân dân tối cao về tƣ cách bị đơn; Thông tƣ số 39/NCLP ngày 21/01/1972
của Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn về thụ lý, xếp và tạm xếp những việc kiện về
hôn nhân và gia đình và tranh chấp dân sự; Công văn số 96/NCLP ngày 08/02/1977

20
của Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn trình tự xét xử sơ thẩm về dân sự. Sau này
Công văn số 546/DS ngày 07/07/1989 về quyền khởi kiện của cá nhân, tổ chức vì lợi
ích của Nhà nƣớc có quy định khi Viện kiểm sát khởi tố vụ kiện thì cần đƣa cơ quan
Nhà nƣớc hoặc hợp tác đứng vào vai trò nguyên đơn trong vụ kiện vì họ là đƣơng sự
chính trong vụ kiện. Tiếp đến là công văn số 05/NCLP ngày 29/06/1986 của Tòa án
nhân dân tối cao về tƣ cách của bị đơn trong vụ kiện dân sự; Nghị quyết 01/NQ/H ĐTP
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 20/01/1988.
Có thể nhận xét trong giai đoạn từ năm 1945 đến 1989, vấn đề quyền khởi kiện
tiếp tục đƣợc ghi nhận và củng cố. Tuy nhiên để xác định chủ thể có quyền khởi kiện
thì cần phải căn cứ vào pháp luật nội dung, trong đó sẽ xác định quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể khi tham gia các quan hệ cụ thể, từ đó mới xác định đƣợc chủ thể mang
quyền và chủ thể có nghĩa vụ. Các văn bản này cũng đề cập đến việc thực hiện quyền
khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện. Theo đó, nguyên đơn có đủ tƣ cách để đi kiện
phải là ngƣời có năng lực hành vi dân sự và có quyền lợi bị xâm phạm.

1.2.3. Từ năm 1989 đến năm 2005:

Kế thừa và phát triển các quy định về pháp luật dân sự của giai đoạn trƣớc đó,
Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật dân sự nhƣ Pháp lệnh Hợp đồng dân
sự năm 1991, Pháp lệnh về sở hữu công nghiệp, pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989,
pháp lệnh Thừa kế năm 1990....., Bộ luật dân sự năm 1995 đƣợc ban hành đã thay thế
một loạt các pháp lệnh trƣớc đó trong lĩnh vực dân sự, quyền khởi kiện của cá nhân, cơ
quan, tổ chức đƣợc hình thành, ghi nhận rõ nét hơn.
Trong lĩnh vực tố tụng dân sự Nhà nƣớc đã ban hành ba Pháp lệnh về thủ tục tố
tụng. Đó là Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự (PLTTGQCVADS) ngày
29/11/1989, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (PLTTGQCVAKT) ngày
06/03/1994, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động (PLTTGQCTCLĐ)
ngày 11/04/1996. Đây là những văn bản pháp luật quan trọng về tố tụng dân sự, trong
đó có những quy định liên quan đến quyền khởi kiện của chủ thể.
PLTTGQCVADS 1989 ra đời đã tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc thực thi
quyền khởi kiện của công dân trên thực tế. Điều 1 Pháp lệnh này quy định: “Công dân,

21
pháp nhân theo thủ tục do pháp luật quy định, có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu
cầu Tòa án nhân dân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình”. Điều 34 quy định về phạm
vi khởi kiện, theo đó một ngƣời có thể khởi kiện đối với một ngƣời về một hoặc nhiều
yêu cầu khác nhau, một ngƣời có thể khởi kiện đối với nhiều ngƣời hoặc nhiều ngƣời
có thể khởi kiện một ngƣời về cùng một quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định
của Pháp lệnh năm 1989, trình tự thủ tục giải quyết những vụ việc phát sinh tranh chấp
và không phát sinh tranh chấp đều đƣợc giải quyết theo một thủ tục chung.
PLTTGQCVAKT 1994 và PLTTGQTCLĐ 1996 đã tách hai mảng kinh tế và lao
động ra khỏi trình tự thủ tục giải quyết các vụ án dân sự theo quy định của
PLTTQGCVADS năm 1989. Hai Pháp lệnh này về cơ bản đƣợc xây dựng trên cơ sở
PLTTGQCVADS năm 1989 nên các quy định về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền
khởi kiện về cơ bản tƣơng tự nhƣ trong PLTTGQCVADS. PLTTQGCVAKT năm
1994 không quy định quyền khởi tố vụ án kinh tế của Viện kiểm sát nhân dân. Tuy
nhiên, theo Điều 28 PLTTQGCTCLĐ 1996 thì “đối với những vi phạm pháp luật liên
quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động là ngƣời chƣa thành niên,
ngƣời tàn tật và các vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác, nếu không có ai khởi kiện
thì Viện kiểm sát có quyền khởi tố”.
Có thể nói pháp luật tố tụng thời gian này với ba pháp lệnh riêng rẽ với các thủ
tục khác nhau, đã gây rất nhiều khó khăn cho các chủ thể khi thực hiện quyền khởi kiện
bởi ngƣời dân vốn hạn chế về kiến thức pháp luật nay lại phải chịu sự phức tạp của các
quy định nên quyền tự do khởi kiện của chủ thể còn nhiều hạn chế.

1.2.4. Từ năm 2005 đến nay

Quyền khởi kiện của chủ thể trong giao lƣu dân sự đã đƣợc ghi nhận tƣơng đối rõ
nét đồng bộ trong cả lĩnh vực luật nội dung và luật tố tụng. BLTTDS năm 2004 có hiệu
lực từ ngày 1/1/2005 đã thay thế ba pháp lệnh PLTTGQCVADS. PLTTQGCVAKT,
PLTTGQCTCLĐ cùng với nó là BLDS năm 2005 đƣợc ban hành và có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/1/2006 đã ghi nhận quyền khởi kiện của các tổ chức, cá nhân trong các
lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, thƣơng mại và lao động. Trong lĩnh vực luật nội
dung, Bộ luật dân sự năm 2005 đã có quy định có tính nguyên tắc bảo đảm quyền khởi

22
kiện của chủ thể“ Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác đƣợc
tôn trọng và đƣợc pháp luật bảo vệ.
Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ
theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
Công nhận quyền dân sự của mình; buộc chấm dứt hành vi vi phạm; Buộc xin lỗi
cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thƣờng thiệt hại „ (Điều
9 BLDS năm 2005).
Trong lĩnh vực tố tụng, BLTTDS năm 2004 đã quy định về hai trình tự khác
nhau là trình tự thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và trình tự thủ tục giải quyết các
việc dân sự không có tranh chấp. Theo đó các quy định về quyền khởi kiện, quyền yêu
cầu và cơ chế bảo đảm quyền khởi kiện cũng có nhiều thay đổi.
Trong quá trình thực thi BLTTDS 2005, Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp với
các cơ quan hữu quan xây dựng, ban hành các văn bản hƣớng dẫn các quy định của
BLTTDS. Cụ thể là Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 hƣớng dẫn thi
hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS;
Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17-9-2005hƣớng dẫn thi hành một số quy định
của BLTTDS về “Chứng minh và chứng cứ”; Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày
12-5-2006 hƣớng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ
án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của BLTTDS; Nghị quyết số 05/2006/NQ-HĐTP ngày 04-
8-2006 hƣớng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “Thủ tục giải quyết các
vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của BLTTDS; Thông tƣ liên tịch số 03/2005/TTLT-
VKSNDTC-TANDTC ngày 01-9-2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án
nhân dân tối cao hƣớng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và sự tham gia của Kiểm sát viên trong việc
giải quyết các vụ việc dân sự; Thông tƣ liên tịch số 10/2007/TTLT-BTP-BCA-BQP-
BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 28-12-2007 Bộ Tƣ pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hƣớng
dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Các văn bản
trên đóng vai trò quan trọng trong việc cụ thể hoá BLTTDS, hƣớng dẫn áp dụng thống

23
nhất BLTTDS trên phạm vi toàn quốc, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm quyền khởi
kiện trên thực tế.
Tuy nhiện, sau hơn 10 năm BLTTDS 2004 và BLDS năm 2005 có hiệu lực thi
hành đã bộc lộ những hạn chế, vƣớng mắc cần phải khắc phục sửa đổi nhƣ: vấn đề thời
hiệu khởi kiện, sự thống nhất quy định giữa các luật nội dung, quyền khởi kiện của các
chủ thể trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng...., nhiều quy định không còn phù
hợp với nội dung của Hiến pháp năm 2013 và tiến trình hội nhập quốc tế ngày nay, đặc
biệt quyền tự do khởi kiện của chủ thể còn bị hạn chế phần nhiều do thiếu vắng các quy
định của luật nội dung hoặc quy định của luật tố tụng chƣa đảm bảo quyền tự do khởi
kiện của đƣơng sự.
BLTTDS và BLDS năm 2015 có hiệu lực pháp luật trong thời gian tới đƣợc kỳ
vọng là khắc phục đƣợc những lỗ hổng, những tồn tại mà BLTTDS năm 2004 và
BLDS năm 2005. Quyền dân sự trong đó Quyền khởi kiện của chủ thể đƣợc khẳng
định mạnh mẽ, cụ thể có tính nguyên tắc trong cả luật nội dung và luật tố tụng, quyền
dân sự của chủ thể không chỉ đƣợc“tôn trọng „,“ bảo vệ „ mà còn đƣợc“ công nhận „
và“ bảo đảm „ theo Hiến pháp và pháp luật, cùng với nó là quy định trong BLTTDS
2015 “ Tòa án không đƣợc từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chƣa có điều luật
để áp dụng.”. Đối với những vụ việc chƣa có luật áp dụng, BLDS năm 2015 quy định
áp dụng giải quyết theo tập quán pháp, tƣơng tự luật và lẽ công bằng.
Qua việc nghiên cứu khái quát về quá trình hình thành và phát triển của các quy
định của pháp luật dân sự về quyền khởi kiện có thể thấy Quyền khởi kiện của các chủ
thể qua các thời kỳ ngày càng đƣợc ghi nhận rõ ràng, tiến bộ hơn. Đặc biệt BLTTDS
năm 2015 ra đời đã đánh dấu một bƣớc phát triển và ngày càng hoàn thiện các quy
định pháp luật tố tụng dân sự về quyền tự do khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện
của đƣơng sự.

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyền tự do khởi kiện của chủ thể
Quyền tự do của con ngƣời nói chung, quyền tự do khởi kiện nói riêng chịu ảnh
hƣởng bởi rất nhiều yếu tố trong đó phải kể đến nhƣ các quy định của pháp luật về
quyền khởi kiện; Trình độ hiểu biết hay khả năng nhận thức của chủ thể; Trách nhiệm
của cơ quan tài phán là TAND; Hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nƣớc...
24
Việc đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến quyền tự do khởi kiện của các chủ thể
một cách chính xác là cơ sở để các nhà nghiên cứu và thi hành pháp luật đƣa ra đƣợc
những quyết sách đúng đắn.

1.3.1 Quy định của pháp luật – yếu tố ảnh hưởng có tính chất quyết định quyền
tự do khởi kiện của chủ thể.

Giả thiết quyền và lợi ích của mình bị tranh chấp hay vi phạm, chủ thể có quyền
khởi kiện nhƣng không có nghĩa là họ có quyền khởi kiện bất kỳ ai, kiện đến bất kỳ cơ
quan nào, trong một số trƣờng hợp chủ thể có thể không thực hiện đƣợc quyền khởi
kiện vì lợi ích an ninh quốc gia, cộng đồng xã hội hay còn gọi là giới hạn quyền khởi
kiện. Việc kiện của chủ thể phải dựa trên cơ sở một quan hệ pháp luật nhất định, căn cứ
vào các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp luật này để xác định ngƣời mà họ
có quyền đi kiện và kiện đến cơ quan nào, theo trình tự thủ tục nhất định. Điều này
chính là sự phản ánh mối quan hệ giữa pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng dân sự,
chính những quy định này ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền tự do khởi kiện của chủ thể.
Mục tiêu của nhà nƣớc pháp quyền là xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ phù hợp
với thực tế, một yếu tố có tính chất quyết định thực hiện quyền công dân nói chung,
quyền tự do khởi kiện của chủ thể nói riêng.
Sau hơn 10 năm thi hành BLTTDS năm 2004 và BLDS năm 2005 các quy định
về quyền tự do khởi kiện của chủ thể chƣa đƣợc đảm bảo trên thực tế. Nhiều vụ việc đã
không đƣợc cơ quan tòa án thụ lý giải quyết do thiếu vắng các quy định về luật nội
dung hoặc để đƣợc tòa án thụ lý chủ thể quyền khởi kiện phải trải qua rất nhiều các thủ
tục, tốn nhiều thời gian và công sức... Ví dụ: đối với tranh chấp đất đai, theo quy định
của BLTTDS năm 2004 trƣớc khi nộp đơn khởi kiện lên tòa án có thẩm quyền, chủ thể
đơn khởi kiện phải nộp đơn tại UBND xã, phƣờng nơi cƣ trú hoặc nơi có bất động sản,
sau khi hòa giải, có biên bản hòa giải ở địa phƣơng thì chủ thể mới đƣợc quyền khởi
kiện tại tòa án có thẩm quyền và khi đó tòa án mới thụ lý, điều này có ảnh hƣởng rất
lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể. Hoặc nhƣ do không có pháp luật điều
chỉnh nên khi có tranh chấp xảy ra tòa án không biết xử lý vụ việc thế nào do không có
văn bản hƣớng dẫn, nhiều vụ việc đã không thể thụ lý giải quyết nhƣ việc tranh chấp

25
mồ mả ... điều này đã gây mất lòng tin của nhân dân vào một nền công lý.... Điều này
có thể thấy các quy định của pháp luật ảnh hƣởng rất lớn đến việc thực hiện quyền tự
do khởi kiện của chủ thể.
Tuy nhiên, quyền dân sự trong đó quyền tự do khởi kiện của chủ thể đƣợc đặt
trong mối liên hệ với quyền và lợi ích của chủ thể khác và lợi ích chung của cộng đồng
xã hội. Chính vì vậy pháp luật dân sự đã quy định giới hạn của việc thực hiện quyền tự
do khởi kiện của chủ thể. BLDS năm 2005 quy định có tính chất gián tiếp tại điều 10
“Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp
của ngƣời khác. Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không đƣợc xâm phạm
đến lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời khác.”
Đến BLDS năm 2015 đã quy định rõ ràng về giới hạn quyền dân sự, trong đó có quyền
khởi kiện theo đó “ Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong
trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo
đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” Điều 10 BLDS năm 2015 quy định về Giới hạn
việc thực hiện quyền dân sự nhƣ sau:
“1. Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt
hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái
pháp luật.
2. Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này
thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi
vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường
nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.”
Nhƣ vậy, quyền dân sự, quyền tự do khởi kiện của chủ thể chịu ảnh hƣởng trực
tiếp bởi các quy định của pháp luật, bởi hành lang pháp lý cho phép chủ thể đƣợc thực
hiện quyền gì và thực hiện nhƣ thế nào? .

1.3.2. Nhận thức của chủ thể - yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thực hiện
quyền tự do khởi kiện chủ chủ thể.

Tự do và nhận thức có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong bài Biện chứng về
tự do của tác giả Nguyễn Trần Bạt, ông cho rằng“ tự do nhận thức là nền tảng để con

26
ngƣời đi tới tự do hành động. Không có tự do nhận thức tức là không có tự do tinh
thần, con ngƣời sẽ không thể có tự do hành động bởi luôn vấp phải các rào cản về mặt
nhận thức, và do đó, con ngƣời sẽ cảm thấy bị hạn chế, bị mất tự do ngay từ trong ý
nghĩ chứ không chỉ trong hành vi của mình.” [1, tr46].
Với khả năng nhận thức của mình chủ thể có thể xác định rõ quyền và lợi ích của
mình bị xâm phạm hay tranh chấp là cái gì? Ai là ngƣời bị coi là đã xâm phạm hay
tranh chấp đối với chủ thể? Khởi kiện lên cơ quan nào? Theo trình tự thủ tục gì? Nếu
có khả năng nhận thức rõ đƣợc vấn đề trên thì chủ thể thực hiện quyền tự do khởi kiện
một cách dễ dàng. Tuy nhiên, trên thực tế do trình độ hiểu biết về pháp luật còn hạn
chế nên ngƣời đi kiện đã xác định và khởi kiện không đúng ngƣời mà mình có quyền
khởi kiện theo quy định của pháp luật. Chẳng hạn, nguyên đơn kiện về hợp đồng ký kết
với công ty nhƣng lại không khởi kiện công ty – chủ thể có quyền, nghĩa vụ theo hợp
đồng mà khởi kiện chi nhánh của công ty ; chủ sở hữu kiện đòi động sản phải đăng ký
quyền sở hữu đang bị ngƣời thứ ba chiếm hữu trái pháp luật nhƣng lại không khởi kiện
ngƣời đang chiếm hữu mà khởi kiện ngƣời đƣợc chủ sở hữu giao quản lý tài sản ;
ngƣời bị thiệt hại kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng nhƣng lại khởi kiện
ngƣời không có trách nhiệm phải bồi thƣờng…v.v. Trong những trƣờng hợp đặc biệt
này, với tƣ cách là cơ quan bảo vệ công lý và cầm cân nảy mực thì vai trò đôn đốc và
hƣớng dẫn thủ tục tố tụng của Toà án là hết sức cần thiết. Căn cứ vào tiêu chí nhận
thức của chủ thể, pháp luật dân sự đã có những quy định riêng đối với từng đối tƣợng,
theo đó ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên, có khả năng nhận thức đƣợc coi là ngƣời có đầy đủ
năng lƣc hành vi dân sự và tố tụng dân sự, họ có quyền tự do thực hiện quyền khởi
kiện của mình mà không phụ thuộc vào bất kỳ đối tƣợng nào khác. Đối với những đối
tƣợng khác nhƣ ngƣời mất năng lực hành vi dân sự ( không có khả năng nhận thức);
ngƣời chƣa đủ 18 tuổi ( ngƣời có năng lực hành vi chƣa đầy đủ) hay ngƣời không có
năng lực hành vi ( ngƣời dƣới 6 tuổi) thì việc thực hiện quyền dân sự của họ bị phụ
thuộc vào đối tƣợng khác, pháp luật dân sự gọi là ngƣời đại diện theo pháp luật, khi đó
việc thực hiện quyền tự do khởi kiện của chủ thể phụ thuộc vào ngƣời đại diện theo
pháp luật, vào trinh độ hiểu biết của họ..

27
Có thể thấy, khả năng nhận thức, trình độ hiểu biết của chủ thể có ảnh hƣởng rất
lớn đến việc thực hiện quyền tự do khởi kiện của chủ thể.

1.3.3 Trách nhiệm của Toà án, cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết các vụ án –
yếu tố ảnh hưởng tích cực đến thực hiện quyền tự do khởi kiện của chủ thể.

Quy định của pháp luật, khả năng nhận thức, hiểu biết của chủ thể chỉ là yếu tố
cần để tạo cơ sở cho thực hiện quyền tự do khởi kiện, trách nhiệm của toà án trong việc
thụ lý giải quyết vụ án là yếu tố đủ để quyền tự do khởi kiện có hiệu lực và hiệu quả
trên thực tế. Tính độc lập, khách quan của Tòa án là điều không thể thiếu để bảo đảm
quyền tự do khởi kiện. Pháp luật ghi nhận quyền khởi kiện của đƣơng sự nhƣng nếu
nhƣ Toà án - chủ thể có thẩm quyền xem xét để chấp nhận hay bác bỏ quyền này
không độc lập hoặc ngƣời tiến hành tố tụng không vô tƣ, khách quan thì việc ghi nhận
quyền khởi kiện cũng chỉ là trên giấy tờ mà không đƣợc bảo đảm thực hiện trên thực
tế. Sự độc lập của Toà án, sự vô tƣ, khách quan của ngƣời tiến hành tố tụng sẽ là bảo
đảm cần thiết cho quyền khởi kiện đƣợc thực thi trên thực tế.
Nếu nhƣ pháp luật đã có những quy định hợp lý và minh bạch hoá về điều kiện
thụ lý, căn cứ trả đơn, chuyển đơn khởi kiện, đình chỉ giải quyết vụ án nhằm bảo đảm
về mặt pháp lý quyền khởi kiện thì hoạt động tố tụng cụ thể của Toà án trong việc nhận
đơn, xem xét, quyết định việc thụ lý hay không thụ lý yêu cầu của đƣơng sự, chuyển
đơn khởi kiện hay đình chỉ giải quyết vụ án lại có ý nghĩa bảo đảm trên thực tế quyền
tự do khởi kiện của đƣơng sự. Nếu nhƣ pháp luật đã quy định rõ ràng những trƣờng
hợp mà Toà án có quyền trả lại đơn khởi kiện thì Toà án chỉ có quyền từ chối thụ lý
trong những trƣờng hợp đã đƣợc quy định. Ngoài những trƣờng hợp đó thì Toà án phải
xem xét thụ lý đúng thời hạn luật định. Sự chậm trễ của Toà án trong việc thụ lý mà
không có lý do chính đáng, việc chuyển đơn kiện lòng vòng mà không có cơ sở pháp lý
hay đình chỉ giải quyết vụ án ngoài những trƣờng hợp luật định cũng phải đƣợc coi là
đã xâm phạm đến quyền tự do khởi kiện của đƣơng sự. Do vậy, để đánh giá về quyền
tự do khởi kiện có đƣợc thực thi hay không thì ngoài việc căn cứ vào quy định của
pháp luật cần phải xét đến hoạt động tố tụng cụ thể của Toà án trong việc thụ lý, trả
đơn, chuyển đơn khởi kiện hay đình chỉ giải quyết vụ án. Thực tế thi hành BLTTDS

28
hơn 10 năm qua có thể thấy, quyền tự do khởi kiện của chủ thể đã bị hạn chế một phần
do quy định của pháp luật hoặc do hoạt động tố tụng của toà án các cấp, nhiều vụ việc
không đƣợc thụ lý giải quyết do có quy định của luật nội dung hƣớng dẫn giải quyết
hoặc đùn đẩy trách nhiệm dẫn đến quyền khởi kiện của chủ thể bị ảnh hƣởng. Bên cạnh
đó việc Tòa án xem xét giải quyết vụ việc một cách chính xác khách quan cũng là yếu
tố đảm bảo thực hiện quyền khởi kiện của chủ thể, vì việc chấp nhận, xem xét thụ lý
đơn khởi kiện mới chỉ là khởi đầu của quá trình bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện của
đƣơng sự. Việc giải quyết yêu cầu khởi kiện đó nhƣ thế nào mới là việc bảo vệ quyền
khởi kiện.

1.3.4 Hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức khác – yếu tố
ảnh hưởng không nhỏ đến quyền tự do khởi kiện của chủ thể.

Khi quyền và lợi ích của chủ thể bị coi là xâm phạm hoặc tranh chấp, đa phần chủ
thể có thể trực tiếp thực hiện quyền khởi kiện của mình đến toà án có thẩm quyền,
trong một số trƣờng hợp các vụ việc theo quy định của pháp luật tố tụng hoặc dân sự
phải có xác nhận của cơ quan nhà nƣớc khác thì vụ việc mới đƣợc xem xét thụ lý giải
quyết, chủ thể mới đƣơc thực hiện quyền khởi kiện của mình. Điều này đã ảnh hƣởng
đến quyền tự do khởi kiện của chủ thể. Cụ thể nhƣ, đối với các việc tranh chấp liên
quan đến quyền sử dụng đất thì thủ tục tiền tố tụng bắt buộc phải đƣợc thực hiện trƣớc
khi khởi kiện ra toà án là phải tiến hành hoà giải ở cơ sở, cụ thể là vụ việc phải đƣợc
tiến hành tại UBND cấp xã. Khi tiếp nhận đơn nếu UBND cấp xã nhanh chóng xem
xét, nắm bắt nội dung tranh chấp, hoạt động tiến hành hoà giải đƣợc thực hiện ngay sau
đó thì vụ việc đƣợc sớm xử lý. Ngƣợc lại, nếu vụ việc dậm chân tại chỗ ở UBND cấp
xã thì quyền tự do khởi kiện của chủ thể đƣơng nhiên bị ảnh hƣởng. Thực tế chƣa có
một cơ chế nào quy định trình tự, thủ tục, thời hạn tiến hành việc hoà giải nên không có
một cơ chế ràng buộc trách nhiệm của cán bộ, cơ quan nhà nƣớc trong thực hiện hoà
giải ở cơ sở.... hoặc trƣớc đây luật doanh nghiệp 2005 quy định cổ đông trƣớc khi khởi
kiện ra cơ quan tài phán phải gửi đơn đến ban kiểm soát công ty trƣớc, khi có kết quả
giải quyết thì chủ thể mới đƣợc thực hiện quyền khởi kiện của mình. Đối với các tranh

29
chấp lao động cũng vậy, trƣớc khi thực hiện quyền khởi kiện tại tòa án một số tranh
chấp lao động phải thực hiện thủ tục hòa giải qua các hòa giải viên lao động…
Một yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến quyền tự do khởi kiện của chủ thể đó là
chứng cứ. Chứng cứ là vấn đề mấu chốt trong các tranh chấp dân sự, không có chứng
cứ thì chủ thể không thể thực hiện quyền khởi kiện cũng nhƣ không có hoạt động
chứng minh và đƣơng sự không thể bảo vệ đƣợc mình. Chính vì vậy, công tác thu thập
chứng cứ là khâu quan trọng nhất trong quá trình chứng minh, là tiền đề cho các hoạt
động chứng minh còn lại nhƣ cung cấp, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ. Tuy nhiên nếu
chứng cứ này lại nằm ở các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, nếu họ gây khó khăn,
không cung cấp chứng cứ cho đƣơng sự thì đƣơng sự không thể thực hiện quyền khởi
kiện của mình, ví dụ trong các tranh chấp đất đai, chứng cứ nằm trong cơ quan nhƣ
UBND các phƣờng, xã, Phòng Tài nguyên môi trƣờng, Phòng công chứng…..
Vấn đề thi hành án dân sự cũng là vấn đề cần đƣợc quan tâm, sau khi bản án có
hiệu lực pháp luật, những phán quyết trong bản án có đƣợc thực thi nghiêm túc trong
thực tế ? Điều này ảnh hƣởng đến niềm tin công lý của công dân. Nếu bản án, quyết
định có hiệu lực đƣợc thi hành trên thực tế, tạo niềm tin pháp lý, công dân khi bị xâm
phạm hoặc có tranh chấp dân sự sẽ tìm đến pháp luât, tìm đến toà án để phân xử và
ngƣợc lại quyền tự do khởi kiện sẽ không có khả năng thực thi khi họ không tin vào
công lý, vào hoạt động của cơ quan nhà nƣớc.

30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Để xây dựng cơ sở lý luận và góc nhìn cách khách quan, khoa học về vấn đề
quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong tố tụng dân sự, tại Chƣơng này,
luận văn đã cố gắng phân tích, xây dựng các khái niệm cơ bản về “Quyền khởi kiện”
và “quyền tự do khởi kiện” trên cơ sở tham khảo, kế thừa và phát triển các khái niệm
có liên quan của các nhà khoa học trƣớc đó.
Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự là quyền dân sự, tố tụng dân sự quan trọng
của các chủ thể trong việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Quyền này có
thể đƣợc hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa hẹp, quyền khởi kiện là quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của nguyên đơn, là cơ sở làm phát sinh vụ án dân sự. Theo nghĩa rộng thì quyền
khởi kiện còn bao hàm cả quyền khởi kiện ngƣợc lại (phản tố) của bị đơn và quyền đƣa
ra yêu cầu độc lập của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Cơ sở của quyền tự do khởi kiện là dựa trên tính chất của quan hệ pháp luật nội
dung có tranh chấp, trên nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận trong dân sự
và nguyên tắc về quyền bình đẳng, quyền định đoạt của đƣơng sự trong tố tụng dân sự.
Việc xác định chủ thể có quyền khởi kiện, có quyền phản tố hay có yêu cầu độc lập
đƣợc dựa trên quan hệ pháp luật nội dung có tranh chấp mà Toà án cần phải giải quyết.
Việc kiện ai, kiện về vấn đề gì cũng phải dựa trên các quan hệ pháp luật nội dung này
để xác định.
Thực hiện quyền tự do khởi kiện của chủ thể tại Tòa án là quá trình tố tụng phức
tạp, để cho các chủ thể có thể bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của mình trƣớc
Tòa án thì phải minh bạch hoá và quy định hợp lý các điều kiện thụ lý vụ án, có cơ chế
hỗ trợ đƣơng sự thực hiện quyền khởi kiện, có cơ chế ràng buộc trách nhiệm, giám sát
hoạt động tố tụng của Toà án, các cơ quan nhà nƣớc, cá nhân, tổ chức và tạo cơ hội cho
đƣơng sự có thể chống lại sự lạm quyền hay vi phạm quyền này từ phía Toà án và các
cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, cá nhân.

31
CHƢƠNG 2

QUYỀN TỰ DO KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ THEO


PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1. Các quy định của pháp luật nội dung về quyền tự do khởi kiện

Điều 14 Hiến pháp 2013 đã khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã
hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.
Quyền con ngƣời, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật
trong trƣờng hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” Quyền dân sự, trong đó có quyền khởi
kiện của chủ thể đƣợc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp
luật. Đó là cơ sở quan trọng, là kim chỉ nam để các văn bản luật và dƣới luật cụ thể hóa
trong các quy định, trong đó cả các quy định trong luật nội dung cũng nhƣ luật tố
tụng.

2.1.1. Nội dung Quyền tự do khởi kiện trong pháp luật dân sự.

Luật dân sự với vai trò là luật chung, điểu chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực
dân sự, các quy định trong luật dân sự là cơ sở để các ngành luật chuyên ngành xây
dựng phù hợp, thống nhất. Trên cơ sở Hiến pháp 1992, BLDS năm 2005 cũng đã ghi
nhận quyền tự do khởi kiện của chủ thể nhƣng ở mức độ còn khá hạn chế. Tại điều 9
BLDS năm 2005 quy định một trong những nguyên tắc của BLDS là nguyên tắc tôn
trọng, bảo vệ quyền dân sự theo đó tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân,
chủ thể khác đƣợc tôn trọng và đƣợc pháp luật bảo vệ, khi quyền dân sự của một chủ
thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc
yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: Công nhận quyền dân sự của mình; Buộc
chấm dứt hành vi vi phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ
dân sự; Buộc bồi thƣờng thiệt hại.
Do quan hệ trong lĩnh vực dân sự rất rộng, đa dạng và phức tạp, nhiều sự kiện xảy
ra trên thực tế mà điều luật chƣa thể lƣờng hết trƣớc đƣợc do vậy nhiều vụ việc tranh

32
chấp xảy ra trên thực tế đã không đƣợc giải quyết do thiếu vắng các quy định của luật
nội dung.
Nội dung vụ việc thể hiện, để thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng dự án
đất dân cƣ dịch vụ khu Bồ Sơn, phƣờng Võ Cƣờng, thành phố Bắc Ninh. Theo phƣơng
án đền bù có 05 ngôi mộ cần di chuyển và đƣợc đền bù, Dự án đã đền bù đƣợc 04 ngôi
mộ, còn 01 ngôi mộ đã xảy ra tranh chấp giữa dòng họ Nguyễn và dòng họ Tạ. Cả 2
bên đều cho rằng đó là ngôi mộ cụ tam đại dòng họ mình. Ngày 10/11/2014, ông
Nguyễn Văn An đại diện dòng họ Nguyễn có đơn kiện lên UBND phƣờng Võ Cƣờng
đề nghị xem xét giải quyết vụ việc. UBND phƣờng đã gọi 2 bên lên UBND tiến hành
hòa giải nhƣng không thành. Ngày 10/12/2014 Ông Nguyễn Văn An tiếp tục làm đơn
khởi kiện lên TAND thành phố Bắc Ninh. TAND đã không thụ lý đơn của ông Nguyễn
Văn An với lý do các tranh chấp về mồ mả chƣa có văn bản hƣớng dẫn giải quyết. Vụ
việc đến nay bị bỏ lửng và dự án cũng gần nhƣ chƣa có hƣớng giải quyết.
Qua vụ việc trên có thể thấy, do không có văn bản luật hƣớng dẫn xử lý nên
quyền tự do khởi kiện của chủ thể khi có tranh chấp hoặc bị xâm phạm quyền và lợi ích
không có cơ chế pháp luật bảo đảm thực hiện. Khắc phục những tồn tại của BLDS năm
2005, BLDS năm 2015 đã ghi nhận quyền dân sự trong đó có quyền khởi kiện một
cách toàn diện và đầy đủ hơn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể. Cụ thể
tại điều 2 BLDS 2015 ghi nhận quyền dân sự đƣợc khẳng định rõ ràng:
“1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công
nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội,
sức khỏe của cộng đồng.”.

Tiến bộ hơn so với BLDS năm 2005, Quyền dân sự của công dân không những
đƣợc tôn trọng, bảo vệ mà còn đƣợc nhà nƣớc công nhận và bảo đảm thực hiện. Cùng
với việc tiếp tục ghi nhận và khẳng định quyền con ngƣời, bảo đảm quyền dân sự,
BLDS năm 2015 đã có quy định rõ ràng trong việc áp dụng luật dân sự để giải quyết
các quan hệ xã hội, theo đó BLDS đƣợc xác định là luật chung điều chỉnh các quan hệ

33
dân sự, các ngành luật khác phải đƣợc xây dựng và thực hiện trên cơ sở của Bộ luật
này. “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể
áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.” ( Điều 5 BLDS năm 2015)
“1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự
mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán
được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1
Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3
của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng” ( Điều 6 BLDS năm 2015).
Nhƣ vậy có thể thấy BLDS năm 2015 đã ghi nhận quyền tự do khởi kiện của chủ
thể một cách tuyệt đối, trong mọi trƣờng hợp khi có tranh chấp xảy ra đều có hƣớng
giải quyết theo thứ tự ƣu tiên: quy định của BLDS; áp dụng tập quán pháp; áp dụng
tƣơng tự pháp luật và cuối cùng là áp dụng án lệ, lẽ công bằng. Đây là điểm mới mạnh
mẽ nhất, tiến bộ nhất, lần đầu tiên đã đƣợc ghi nhận trong BLDS, làm cơ sở để giải
quyết các tranh chấp dân sự vốn vô cùng đa dạng và phức tạp, làm cơ sở để pháp luật
tố tụng có hƣớng giải quyết. Theo Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 20/10/2015
của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thì: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội
đồng thẩm phán TAND tối cao lựa chọn và được Chánh án TAND tối cao công bố là
án lệ để các tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Đến thời điểm hiện nay, Hội
đồng thẩm phán TAND tối cao đã công bố 06 Án lệ và bắt đầu hiệu lực thực hiện từ
ngày 01/6/2016.
Cùng với việc quy định nội dung pháp luật đƣợc áp dụng giải quyết các tranh
chấp dân sự, BLDS năm 2015 quy định trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong
việc giải quyết tranh chấp dân sự theo đó Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách
nhiệm bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân. Trƣờng hợp quyền dân sự bị vi
phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền đƣợc thực hiện theo pháp luật tố tụng
tại Tòa án hoặc Trọng tài. Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính đƣợc thực
hiện trong những trƣờng hợp luật định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành

34
chính có thể đƣợc xem xét lại tại Tòa án. "Tòa án không được từ chối yêu cầu giải
quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng"; trong trƣờng hợp này, quy
định về áp dụng tập quán, tƣơng tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự,
án lệ và lẽ công bằng đƣợc áp dụng để xem xét, giải quyết vụ việc (Điều 12 và Điều 14
BLDS năm 2015).
Bên cạnh việc BLDS năm 2015 ghi nhận quyền dân sự trong đó có quyền tự do
khởi kiện của chủ thể, theo đó cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí
của mình, tuy nhiện việc thực hiện quyền bảo vệ dân sự không đƣợc trái với nguyên
tắc của pháp luật dân sự và thực hiện quyền dân sự trong phạm vi giới hạn quyền dân
sự nhƣ không đƣợc lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho ngƣời khác, để
vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật. Trƣờng hợp cá
nhân, pháp nhân không tuân thủ thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ
vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn
bộ quyền của họ, buộc bồi thƣờng nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do
luật quy định.

2.1.2. Quyền tự do khởi kiện trong pháp luật doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp 2005 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp, của các chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Tuy nhiên, một số quy định của pháp luật về lao động chƣa thực sự đảm bảo
quyền tự do khởi kiện của chủ thể khi quyền và lợi ích của các chủ thể có sự tranh chấp
hoặc vi phạm. Đó là quyền khởi kiện cổ đông đối với thành viên hội đồng quản trị ,
giám đốc, tổng giám đốc trong công ty Cổ phần.
Cụ thể, theo Điều 25 Nghị định 102/2010/NĐ – CP ngày 15/11/2010 của Chính
phủ hƣớng dẫn chi tiết về luật Doanh nghiệp thì:
“1. Cổ đông, nhóm Cổ đông sở hữu ít nhất 1% số Cổ phần phổ thông liên tục
trong thời hạn 06 tháng có quyền yêu cầu Ban kiểm soát khởi kiện trách nhiệm dân sự
đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) trong các trường hợp
sau đây:

35
a) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) không thực hiện
đúng các quyền và nhiệm vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ,
không kịp thời quyết định của Hội đồng quản trị; thực hiện các quyền và nhiệm vụ
được giao trái với quy định của pháp luật, Điều lệ công ty hoặc Nghị quyết của Đại hội
đồng Cổ đông;
b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) đã sử dụng thông
tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của
tổ chức, cá nhân khác;
c) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) đã lạm dụng địa vị,
chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân
khác;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu khởi kiện của Cổ đông,
nhóm Cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này, Ban kiểm soát phải trả lời bằng văn bản
xác nhận đã nhận được yêu cầu khởi kiện và tiến hành các thủ tục khởi kiện theo yêu
cầu.
3. Trường hợp Ban kiểm soát không khởi kiện theo yêu cầu quy định tại khoản 2
Điều này hoặc trong công ty Cổ phần không có Ban kiểm soát thì Cổ đông, nhóm Cổ
đông quy định tại khoản 1 Điều này có quyền trực tiếp khởi kiện thành viên Hội đồng
quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc).
4. Trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tương ứng theo quy định của pháp luật về
tố tụng dân sự.’’
Nhƣ vậy, có thể nhận thấy pháp luật đã trao quyền khởi kiện cho Cổ đông Công
ty Cổ phần, đồng thời pháp luật cũng quy định các trƣờng hợp đƣợc quyền khởi kiện.
Tuy nhiên quy định này đã hạn chế quyền tự do khởi kiện của cổ đông công ty cổ phần
khi việc khởi kiện của họ trƣớc tiên phải thông qua Ban kiểm soát, chỉ khi Ban kiểm
soát không khởi kiện thì Cổ đông mới đƣợc tiến hành khởi kiện dẫn đến tình trạng
thiếu khả thi trên thực tế. Hơn nữa, về trách nhiệm của bị đơn trong trƣờng hợp thực
hiện Quyết định, Nghị quyết đã có hiệu lực thi hành mà bị khởi kiện gây thiệt hại cho
nguyên đơn chƣa đƣợc xác định. Cụ thể, Khoản 2 Điều 27 Nghị định 102/2010/NĐ –

36
CP quy định, thì: “2. Trƣờng hợp có Cổ đông, nhóm Cổ đông, thành viên Hội đồng
thành viên hoặc thành viên Hội đồng quản trị yêu cầu khởi kiện hoặc trực tiếp khởi
kiện đối với nghị quyết, quyết định đã đƣợc thông qua thì nghị quyết, quyết định bị
khởi kiện vẫn tiếp tục đƣợc thi hành cho đến khi Tòa án hoặc Trọng tài có quyết định
khác.”
Điều này vô hình chung đã làm cho quyền khởi kiện của Cổ đông trở nên không
có hiệu quả. Bởi lẽ, trong thời gian chờ phán quyết của Tòa án, Nghị quyết, Quyết định
bị khởi kiện vẫn tiếp tục đƣợc thi hành, nhƣng gây thiệt hại cho Cổ đông khởi kiện thì
ai chịu trách nhiệm, nhất là khi các Nghị quyết, Quyết định này đã thực hiện đƣợc một
khoảng thời gian và có nhiều thay đổi gây bất lợi cho Cổ đông khởi kiện.
Để khắc phục tình trạng này, điểm đáng chú ý tại Luật Doanh nghiệp 2014, có
hiệu lực từ ngày 1/7 /2015, là bổ sung quy định: cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất
1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 6 tháng có quyền tự mình hoặc nhân
danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, giám đốc hoặc
tổng giám đốc...
Quy định này đƣợc kỳ vọng sẽ bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của cổ
đông; đảm bảo nguyên tắc đối xử công bằng giữa các cổ đông.
Với hƣớng cải cách trên, quyền khởi kiện của cổ đông đƣợc mở hơn so với quy
định hiện hành. Bởi không chỉ có quyền tự mình khởi kiện, Luật Doanh nghiệp 2014
còn trao cho cổ đông quyền đƣợc trực tiếp hoặc nhân danh công ty khởi kiện (cơ chế
kiện phái sinh) cá nhân ngƣời quản lý DN khi phát hiện ngƣời quản lý DN có các hành
vi vi phạm, gây thiệt hại cho DN và gián tiếp cho cổ đông, để đòi bồi thƣờng thiệt hại.
Những cải cách của Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ cải thiện một phần khả năng bảo vệ
quyền lợi cho các cổ đông nhỏ lẻ, phần quan trọng còn lại phụ thuộc nhiều vào mức độ
cải cách của hệ thống tƣ pháp về tố tụng dân sự, cơ quan tòa án. Điều đáng tiếc là hiện
nay khái niệm kiện phái sinh chƣa có trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, ngoại trừ
đƣợc quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014.
„Phái sinh‟ đƣợc dịch từ thuật ngữ „deravative‟ trong tiếng Anh, có nghĩa là „một
thứ gì đó dựa trên một nguồn khác‟. Đối nghịch với phái sinh là trực tiếp. Trong tố
tụng, kiện phái sinh có nghĩa là việc một ngƣời khởi kiện nhân danh một ngƣời khác vì

37
cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời kia bị xâm hại. Kiện phái sinh, do vậy,
khác với các vụ kiện trực tiếp (direct suit) ở chỗ trong vụ kiện trực tiếp, ngƣời đi kiện
muốn quyền và lợi ích của mình đƣợc bảo vệ. Cơ chế kiện phái sinh là cơ chế cho phép
cổ đông có thể khởi kiện ngƣời quản lý của công ty hoặc các cổ đông lớn khi những
ngƣời này vi phạm nghĩa vụ của họ và gây thiệt hại cho lợi ích của công ty [13]. Ví dụ
A là cổ đông của Công ty Y. A cho rằng các thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) của
Công ty Y vi phạm các bổn phận và nghĩa vụ của mình khi điều hành doanh nghiệp và
do vậy khởi kiện các thành viên HĐQT nhân danh Công ty Y;˙
Luật Doanh Nghiệp 2014 dành hai điều khoản riêng rẽ về kiện phái sinh áp dụng
cho công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên (Điều 72) và công ty cổ phần (Điều
161), theo đó cổ đông đƣợc lựa chọn giữa khởi kiện trực tiếp hoặc nhân danh công
ty (kiện phái sinh) khi tìm cách truy cứu trách nhiệm ngƣời quản lý [14, tr26].
Cơ chế kiện phái sinh rất quan trọng và nó không dễ phát huy hiệu quả theo cơ
chế khởi kiện nhƣ quy định của pháp luật về dân sự hiện hành, đó là ai bị thiệt hại trực
tiếp, thì mới có quyền khởi kiện. Bởi lẽ, hành vi vi phạm của ngƣời quản lý DN thƣờng
gây thiệt hại trực tiếp cho DN qua đó nó gây thiệt hại gián tiếp cho cổ đông.
Sẽ là không tƣởng nếu trông chờ DN đứng ra khởi kiện ngƣời quản lý DN, bởi
điều này chẳng khác nào ngƣời quản lý DN tự kiện chính họ. Bởi vậy, để cơ chế kiện
phái sinh phát huy tốt hiệu quả trong bảo vệ cổ đông, Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố
tụng dân sự chƣa có quy định nào về cơ chế kiện phái sinh, điều này sẽ ảnh hƣởng đến
quyền tự do khới kiện của chủ thể. BLDS và BLTTDS 2015 cần sửa đổi theo hƣớng bổ
sung các nội dung về trình tự, thủ tục của cơ chế khởi kiện phái sinh.

2.1.3. Quyền tự do khởi kiện trong pháp luật lao động

Bộ luật lao động 2012 quy định tranh chấp lao động giữa cá nhân với ngƣời sử
dụng lao động (trừ các loại việc tranh chấp về sa thải, đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng
lao động, bồi thƣờng thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, tranh chấp
giữa ngƣời giúp việc gia đình với ngƣời sử dụng lao động, tranh chấp về Bảo hiểm xã
hội, tranh chấp về bồi thƣờng thiệt hại giữa ngƣời lao động với doanh nghiệp đƣa
ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng), các bên phải đƣa việc tranh

38
chấp ra hòa giải. Chỉ trong các trƣờng hợp hòa giải không thành (có biên bản hòa giải
không thành), hoặc hòa giải thành nhƣng một trong các bên không thực hiện biên bản
hòa giải thành, hoặc hết thời hạn 05 ngày để tiến hành hoà giải mà việc tranh chấp
không đƣợc hoà giải viên lao động đƣa ra hòa giải, thì các bên mới có quyền khởi kiện
tại Tòa án. Nhƣ vậy, quy định về thủ tục hoà giải là bắt buộc, do đó, nếu đƣơng sự khởi
kiện vụ tranh chấp lao động mà chƣa bảo đảm các điều kiện nói trên, thì Tòa án phải
xác định là chƣa đủ điều kiện khởi kiện. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 200 Bộ luật
Lao động thì việc hòa giải các tranh chấp lao động do Hòa giải viên lao động thực hiện.
Do đó, nếu việc tranh chấp do các cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân khác không phải là
Hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải đều không có giá trị. Khi tiếp nhận đơn kiện,
nếu việc kiện thuộc trƣờng hợp này, cũng coi là chƣa đủ điều kiện khởi kiện. Hòa giải
viên lao động là ngƣời đƣợc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm theo nhiệm
kỳ 5 năm để hòa giải tranh chấp lao động và tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề theo
quy định của pháp luật
Điều này phải chăng cũng là rào cản hạn chế quyền tự do khởi kiện của ngƣời
lao động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Trên thực tế đã xảy ra một số tình huống khá phức tạp, chƣa đƣợc hƣớng dẫn, nên
các Tòa án có quan điểm xử lý khác nhau, cụ thể:
Khi xảy ra tranh chấp, các bên đã yêu cầu hòa giải; hòa giải viên lao động đã hòa
giải thành; các bên đã thực hiện biên bản hòa giải thành, nhƣng sau đó ngƣời lao động
thấy không thỏa đáng nên khởi kiện đòi bồi thƣờng thêm. Trƣờng hợp này Tòa án có
thụ lý đơn kiện để giải quyết hay không?
Khi vụ việc tranh chấp đã đƣợc đƣa ra hòa giải và đã hòa giải thành thì một hoặc
các bên chỉ có quyền đƣợc đƣa vụ việc ra Tòa án nếu một bên không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành. Trƣờng
hợp bên ngƣời sử dụng lao động đã thực hiện biên bản hòa giải thành, nhƣng ngƣời lao
động khởi kiện đòi bồi thƣờng thêm, thì yêu cầu đó vƣợt quá phạm vi nội dung mà các
bên đã thỏa thuận, do đó ngƣời lao động không có quyền khởi kiện đòi bồi thƣờng
thêm, trừ trƣờng hợp có căn cứ cho thấy sự thỏa thuận giữa các bên trong biên bản hòa
giải thành có vi phạm pháp luật hoặc đạo đức xã hội.

39
2.1.4. Quyền tự do khởi kiện trong pháp luật đất đai

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất giữa
2 hay nhiều bên trong quan hệ đất đai. Thực tiễn công tác xét xử cho thấy, tranh chấp
đất đai là loại tranh chấp có nhiều yếu tố phức tạp nhất, thƣờng kéo dài và chiếm tỷ lệ
cao nhất trong số vụ án thụ lý tại tòa án. Hiện nay, theo quan điểm của những ngƣời
làm công tác thực tiễn thì mọi tranh chấp đất đai đều phải qua thủ tục hoà giải tại
UBND xã, phƣờng trƣớc khi khởi kiện ra Toà án. Quy định về thủ tục tiền tố tụng đối
với các tranh chấp về đất đai phải chăng đã hạn chế quyền tự do khởi kiện của chủ thể?
Theo Luật Đất đai năm 1987, 1993 thì vấn đề hoà giải cơ sở đối với tranh chấp
đất đai không phải là thủ tục bắt buộc. Luật đất đai năm 2013 đƣợc Quốc hội khóa XIII
thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014, trên cơ sở kế thừa
quy định của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, các Nghị
quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đã quy định thủ tục tiền tố tụng
bắt buộc đối với các tranh chấp về đất đai phải đƣợc tiến hành qua hòa giải. Cụ thể,
điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải
quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn
đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh
chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các
tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được
thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải
quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác
nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản
hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất
tranh chấp”.

40
Luật đất đai năm 2003 quy định đối với trƣờng hợp tranh chấp không có Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ hợp pháp khác thì đƣơng sự chỉ đƣợc
làm đơn gửi lên UBND cấp huyện theo thủ tục hành chính. Luật đất đai năm 2013 đã
tạo điều kiện cho cho các bên tranh chấp có thêm sự lựa chọn khi giải quyết các tranh
chấp đất đai đối với trƣờng hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tại điều
203 khoản 2 Luật đất đai năm 2013 quy định: “ Tranh chấp đất đai mà đƣợc sự không
có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại điều 100 của Luật
này thì đƣơng sự chỉ đƣợc lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất
đai theo quy định sau đây:
“a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định
tại khoản 3 điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự”
Nhƣ vậy, đƣơng sự có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng
dân sự tại Tòa án hoặc thủ tục hành chính tại UBND cấp có thẩm quyền. Điều này đã
tạo điều kiện cho các đƣơng sự đƣợc thực hiện quyền tự do khởi kiện của mình.
Tuy nhiên, quy định “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải đƣợc
thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”. Đây là quy
định chung chung, thiếu tính cụ thể nên dẫn đến nhiều ý kiến khác nhau khi áp dụng
điều luật trong cả lý luận và thực tiễn. Để hƣớng dẫn thực hiện quy định trên một cách
thống nhất, tại Điều 8 khoản 3 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của
Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã quy định tƣơng đối rõ đối với từng loại việc tiến
hành hòa giải hoặc không hòa giải, cụ thể:
“Khi xác định điều kiện khởi kiện vụ án dân sự mà đối tượng khởi kiện là quyền sử
dụng đất thì thực hiện như sau:
a) Đối với tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 135 của
Luật Đất đai.
b) Đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch
liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản

41
chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không phải tiến hành hòa giải tại Ủy
ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp nhưng vẫn phải thực hiện thủ
tục hoà giải theo quy định của BLTTDS.”
Nhƣ vậy, khi có tranh chấp về quyền sử dụng đất và tất cả các loại tranh chấp về
quyền sử dụng đất nói trên đều phải qua hoà giải cơ sở tại UBND xã, phƣờng, thị trấn.
Quan điểm này dựa trên lập luận rằng, việc tranh chấp quyền sử dụng đất xuất phát từ
nội bộ nhân dân, nội bộ gia đình, họ hàng, làng xóm. Mặt khác, loại tranh chấp này
ngày một nhiều và rất phức tạp. Do vậy, hoà giải ở cơ sở có kết quả vừa tăng cƣờng
đoàn kết trong nội bộ nhân dân, vừa giảm nhẹ một phần công việc của Toà án. Hoà giải
cơ sở còn là một cơ hội để đƣơng sự chuẩn bị chứng cứ chứng minh ra Toà án nếu hoà
giải không thành.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng, hiệu quả từ hoạt động hoà giải ở
cơ sở chƣa đạt đƣợc mục đích nhƣ kỳ vọng bởi tranh chấp về quyền sử dụng đất chƣa
hẳn là tranh chấp trong nội bộ gia đình, họ hàng, làng xóm, nhất là các tranh chấp về
giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất tại đô thị và các vùng lân cận. Hoà giải ở cơ
sở bắt buộc nhằm tăng cƣờng đoàn kết trong nội bộ nhân dân chỉ nên đặt ra đối với
tranh chấp về quyền sử dụng đất, mốc giới giữa các hộ liền kề. Nếu quan niệm tất cả
các tranh chấp về quyền sử dụng đất đều phải qua hoà giải cơ sở thì phải chăng đã hạn
chế quyền tự do khởi kiện của công dân? Qua việc thống kê thực tiễn công tác xét xử
tại Toà án thì 100% các tranh chấp liên quan đến bất động sản đều phải giải quyết
thông qua con đƣờng hoà giải cơ sở, kể cả các tranh chấp hợp đồng về nhà đất, quyền
sử dụng đất, giao dịch về kinh doanh bất động sản; chia thừa kế; chia tài sản của vợ
chồng khi ly hôn…
Hồ sơ vụ án thể hiện, ngày 28/12/1998 UBND thị xã Bắc Ninh đã cấp cho hộ gia
đình Ông Tạ Đình Thoi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất số 55 tờ
bản đồ số 12, diện tích 1236 m2, khi đó hộ gia đình ông có 05 ngƣời con. Sau này các
con đã trƣởng thành và cƣ trú ở các nơi khác nhau nhƣ Hà Nội, Đà Nẵng, Đăklăk và 2
ngƣời ở Bắc Ninh. Anh Nam và Anh Tú có nhu cầu chia đất và xây nhà nên đề đạt với
ông Thoi về việc chia đất nhƣng ông Thoi không đồng ý. Các bên xảy ra xô sát. Do
mâu thuẫn trong gia đình nên Anh Nam và anh Tú ở Bắc Ninh, thành viên trong hộ gia

42
đình làm đơn khởi kiện lên TAND thành phố Bắc Ninh yêu cầu giải quyết việc chia
phần đất đƣợc hƣởng trong hộ gia đình. Quy định bắt buộc 05 anh em phải có mặt tại
UBND phƣờng Võ Cƣờng để tiến hành hoà giải, thực tế việc tiến hành hoà giải đã bị
kéo dài do 5 anh em không có mặt đầy đủ sau 05 lần triệu tập[11]. Điều này gây mất
thời gian và tổn phí cho các đƣơng sự trong việc đi lại. Chƣa kể đến việc tiến hành hoà
giải còn phụ thuộc vào cán bộ trực tiếp thụ lý giải quyết, họ có thực hiện đúng chức
trách nhiệm vụ quy định hay không?
Phải chăng vấn đề không còn là khuyến khích hoà giải cơ sở nữa, mà là bắt buộc
phải hoà giải cơ sở và quyền tự do khởi kiện của đƣơng sự đã không đƣợc tôn trọng
một cách đúng mức.
Theo chúng tôi, sẽ hợp lý hơn nếu việc hoà giải cơ sở đối với các tranh chấp về
đất đai đƣợc thực hiện trên cơ sở yêu cầu của các đƣơng sự và việc hoà giải cơ sở chỉ
bắt buộc đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất, mốc giới giữa các hộ liền kề nhằm
duy trì tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân. Tuy nhiên, nếu nhà làm luật vẫn mở rộng
phạm vi hoà giải bắt buộc đối với tất cả các tranh chấp đất đai thì cũng cần có quy định
bổ sung nhằm bảo đảm các quyền tố tụng của đƣơng sự theo hƣớng: Nếu hết thời hạn
theo Khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 (kể từ ngày UBND nhận đơn) mà
UBND không tiến hành hoà giải hoặc không có điều kiện hoà giải (bên bị kiện không
có thiện chí nên không có mặt hoặc không thể có mặt…) thì đƣơng sự có quyền khởi
kiện ra Toà án.

2.2. Quy định của pháp luật tố tụng về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự

2.2.1. Nội dung quyền tự do khởi kiện trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về Tòa án thực hiện quyền tƣ pháp, có nhiệm
vụ bảo vệ công lý, BLTTDS năm 2015 quy định mang tính nguyên tắc:
“1.Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án
dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật
để áp dụng”

43
Đây đƣợc xem là điểm đổi mới mang tính đột phá của BLTTDS năm 2015 so với
BLTTDS năm 2004. Nếu BLTTDS năm 2004 chỉ ghi nhận cá nhân, cơ quan, tổ chức
có quyền khởi kiện thì BLTTDS 2015 đã gắn trách nhiệm của toà án trong việc thực
hiện quyền tự do khởi kiện theo đó, Toà án không đƣợc từ chối giải quyết vụ việc dân
sự vì lý do chƣa có điều luật áp dụng. Đối với trƣờng hợp chƣa có điều luật cụ thể để
áp dụng thì Tòa án áp dụng nguyên tắc chung của luật, án lệ, nguyên tắc tƣơng tự pháp
luật và lẽ công bằng để giải quyết, cụ thể điều 45 BLTTDS năm 2015 đã quy định
Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trƣờng hợp chƣa có điều luật để áp dụng
theo thứ tự ƣu tiên nhƣ sau:
1. Việc áp dụng tập quán đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trƣờng hợp các bên
không có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không đƣợc trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.
Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đƣơng sự có quyền viện dẫn tập
quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng.
Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy
định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự.
Trƣờng hợp các đƣơng sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị
áp dụng là tập quán đƣợc thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.
2. Việc áp dụng tƣơng tự pháp luật đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Tòa án áp dụng tƣơng tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trƣờng hợp
các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán đƣợc
áp dụng theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự và khoản 1 Điều này.
Khi áp dụng tƣơng tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lý của vụ
việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm
pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan
hệ dân sự tƣơng tự.
3. Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng
đƣợc thực hiện nhƣ sau:

44
Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng
để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tƣơng tự pháp luật theo
quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Bộ luật dân sự, khoản 1 và khoản 2 Điều
này.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc đƣợc quy định
tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.
Án lệ đƣợc Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã
đƣợc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và đƣợc Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao công bố. Hiện nay, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lần
đầu tiên đã công bố 06 án lệ đƣợc áp dụng chính thức trong hoạt động xét xử tại Việt
Nam kể từ ngày 01/6/2016.
Lẽ công bằng đƣợc xác định trên cơ sở lẽ phải đƣợc mọi ngƣời trong xã hội thừa
nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa
vụ của các đƣơng sự trong vụ việc dân sự đó”. Đó là ghi nhận đảm bảo về mặt pháp lý
quyền tự do khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức, trong mọi trƣờng hợp toà án phải
có “trách nhiệm” giải quyết khi có đơn khởi kiện. Tuy nhiên, điều khoản này đến ngày
01/01/2017 mới có hiệu lƣc thi hành. Khi áp dụng điều luật trên đòi hỏi trình độ và thái
độ công tâm của thẩm phán, ngƣời trực tiếp giải quyết vụ việc.

2.2.2. Các điều kiện thực hiện quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự

2.2.2.1. Điều kiện chủ thể thực hiện quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự
Chủ thể có quyền khởi kiện dân sự là rất rộng, thuộc về tất cả các chủ thể có
quyền và lợi ích cần đƣợc bảo vệ trong các quan hệ pháp luật về dân sự, hôn nhân gia
đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động. Quy định về chủ thể khởi kiện vụ án dân sự
đƣợc thể hiện cụ thể trong pháp luật tố tụng dân sự.
BLTTDS năm 2004 và BLTTDS năm 2015 đều xác định chủ thể của quyền khởi
kiện vụ án dân sự là: Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua
ngƣời đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự (sau đây gọi chung là ngƣời khởi kiện)
tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. (Điều
161 BLTTDS năm 2004, Điều 186 BLTTDS năm 2015) và “Cơ quan, tổ chức trong

45
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu
Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nƣớc thuộc lĩnh vực mình phụ trách”.
Căn cứ nội dung quy định của pháp luật tố tụng có thể hiểu chủ thể của quyền khởi
kiện vụ án dân sự bao gồm quyển khởi kiện của nguyên đơn, quyền phản tố của bị đơn
và quyền đƣa ra yêu cầu độc lập của chủ thể thứ ba – ngƣời có quyền và nghĩa vụ liên
quan.
Để trở thành chủ thể có thể thực hiện quyền tự do khởi kiện thì cá nhân, cơ quan,
tổ chức phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Một là, các chủ thể này phải là một bên chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại, lao động. Chủ thể không có quyền lợi
chỉ đƣợc coi là chủ thể quyền khởi kiện trong trƣờng hợp đặc biệt khi họ khởi kiện bảo
vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nƣớc thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
Hai là, họ là ngƣời cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của nhà
nƣớc, lợi ích công cộng đang bị tranh chấp hoặc bị xâm hại.
Ba là, để có thể tự mình thực hiện việc khởi kiện phải có năng lực pháp luật và
năng lực hành vi tố tụng dân sự. Trƣờng hợp cá nhân không có năng lực hành vi TTDS
thì họ không thể thực hiện quyền tự do khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của họ, quyền
khởi kiện lúc này sẽ do ngƣời đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Có thể xác định chủ
thể thực hiện quyền tự do khởi kiện bao gồm:
Chủ thể có quyền khởi kiện là nguyên đơn: Kế thừa các quy định của BLTTDS
năm 2004, Điều 68 khoản 2 BLTTDS năm 2015 khái niệm nguyên đơn nhƣ sau
“Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ
chức do bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự khi
cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm hại.
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa
án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mà mình phụ trách
cũng là nguyên đơn”.
Có thể nói, nguyên đơn là ngƣời nộp đơn khởi kiện tại Tòa án, chính họ là ngƣời
đệ đơn yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết vụ án dân sự. Đây là chủ thể thông thƣờng
thực hiện quyền khởi kiện. Đó có thể là cá nhân khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ

46
quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích
công cộng, lợi ích của Nhà nƣớc thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Việc khởi kiện của
nguyên đơn là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự và quá
trình tố tụng tiếp theo.
Chủ thể có quyền phản tố: Phản tố là quyền của bị đơn trong vụ án dân sự, nếu
nhƣ BLTTDS năm 2004 quy định quyền phải tố là việc bị đơn kiện ngƣợc lại nguyên
đơn thì BLTTDS năm 2015 quy định quyền phản tố của bị đơn còn đƣợc thực hiện đối
với cả ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đến vụ án. Thực chất
việc phản tố của bị đơn là đƣa ra một yêu cầu độc lập và bị đơn hoàn toàn có quyền
khởi kiện thành một vụ án riêng biệt nhƣng vì có liên quan đến yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nên đƣợc xem
xét, giải quyết trong cùng một vụ án. Điều 200 BLTTDS năm 2015 đã quy định về
quyền yêu cầu phản tố của bị đơn và tạo điều kiện cho bị đơn thực hiện quyền này của
mình. Mục đích phản tố của bị đơn là để nhằm bù trừ nghĩa vụ đối với yêu cầu của
nguyên đơn, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nhƣ trƣờng hợp
bị đơn cũng có nghĩa vụ với nguyên đơn, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu
cầu độc lập và nguyên đơn, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập
cũng có nghĩa vụ với bị đơn; bị đơn phản tố để khấu trừ việc thực hiện nghĩa vụ, bị đơn
cũng có thể phản tố để loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của
mình cho nguyên đơn, ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
có yêu cầu độc lập đƣợc chấp nhận khi thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây:
Thứ nhất: Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, ngƣời
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
Thứ hai: Yêu cầu phản tố đƣợc chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một
phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
yêu cầu độc lập;
Thứ ba: Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, ngƣời có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu đƣợc giải quyết

47
trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án đƣợc chính xác và nhanh hơn.
Khoản 3 điều 176 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 quy định
thời điểm bị đơn có quyền đƣa ra yêu cầu phản tố trƣớc khi tòa án ra quyết định đƣa vụ
án ra xét xử. Điều này làm cho vụ án kéo dài, ảnh hƣởng đến quyền và lợi ích hợp
pháp của các đƣơng sự trong vụ án. Khắc phục tình trạng trên BLTTDS năm 2015 quy
định thời điểm bị đơn đƣa ra yêu cầu phản tố phải trƣớc thời điểm mở phiên họp kiểm
tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập: là chủ thể có
quyền đƣa ra yêu cầu độc lập
Khoản 4 điều 68 BLTTDS năm 2015 đƣa ra khái niệm về ngƣời có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan nhƣ sau: “ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân
sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có
liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương
sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của
một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với
tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”.
Nếu hiểu quyền khởi kiện theo nghĩa rộng thì ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập cũng có quyền khởi kiện một vụ án dân sự độc lập. Tuy nhiên,
việc họ tham gia vào vụ án giữa nguyên đơn và bị đơn sẽ bảo đảm tốt hơn cho họ trong
việc bảo vệ quyền lợi của mình. Điều 201 BLTTDS năm 2015 đã ghi nhận quyền yêu
cầu độc lập của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Theo quy định này thì yêu cầu
độc lập của họ phải thỏa mãn điều kiện là việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền
lợi, nghĩa vụ của họ; yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang đƣợc giải
quyết; yêu cầu độc lập của họ đƣợc giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải
quyết vụ án đƣợc chính xác và nhanh hơn.
BLTTDS năm 2004 không quy định cụ thể về thời điểm mà ngƣời có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan đƣợc đƣa ra yêu cầu độc lập dẫn đến tình trạng vụ án giải quyết bị

48
kéo dài do ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có thể đƣa ra yêu cầu độc lập bất kỳ
thời điểm nào. Khắc phục tình trạng trên, khoản 2 Điều 201 BLTTDS năm 2015 quy
định về thời điểm để ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đƣa ra yêu cầu
độc lập đó là trƣớc thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải.
Ngoài ra, BLTTDS cũng ghi nhận một số chủ thể có quyền khởi kiện vì lợi ích
của ngƣời khác. Đó chính là quyền khởi kiện của các chủ thể không có quyền lợi trong
vụ kiện hay quyền khởi kiện của ngƣời đại diện của đƣơng sự. Cơ chế khởi kiện thông
qua ngƣời đại diện này cũng là một bảo đảm để quyền khởi kiện của đƣơng sự có thể
đƣợc thực thi một cách gián tiếp thông qua ngƣời đại diện của họ.
Ngƣời đại diện của đƣơng sự không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật nội
dung có tranh chấp nên không phải là đƣơng sự trong vụ án. Họ khởi kiện hoàn toàn vì
quyền lợi của đƣơng sự và tham gia tố tụng với tƣ cách là ngƣời đại diện đƣơng nhiên
hoặc theo sự ủy quyền của đƣơng sự.
Kế thừa các quy định về đại diện theo BLDS năm 2005, BLTTDS năm 2004,
Điều 134 BLDS năm 2015 và điều 85 BLTTDS năm 2015 đã có quy định về các loại
đại diện trong tố tụng dân sự. Theo đó ngƣời đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm
ngƣời đại diện theo pháp luật và ngƣời đại diện theo ủy quyền. Ngƣời đại diện có thể là
cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự. Nếu nhƣ ngƣời đại diện theo
pháp luật đƣợc ghi nhận trong luật thì ngƣời đại diện theo ủy quyền lại phụ thuộc vào ý
chí của ngƣời có quyền khởi kiện. Các trƣờng hợp cụ thể gồm: Ngƣời đại diện theo
pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự là ngƣời đại diện theo pháp luật trong tố
tụng dân sự, trừ trƣờng hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật. Cơ
quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác
cũng là ngƣời đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của ngƣời đƣợc bảo vệ; Tổ
chức đại diện tập thể lao động là ngƣời đại diện theo pháp luật cho tập thể ngƣời lao
động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp
của tập thể ngƣời lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho
ngƣời lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi đƣợc ngƣời lao động ủy
quyền. Trƣờng hợp nhiều ngƣời lao động có cùng yêu cầu đối với ngƣời sử dụng lao

49
động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ đƣợc ủy quyền cho một đại diện của
tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố
tụng tại Tòa án.
Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 cũng nhƣ các quy định tố tụng trƣớc đó không có
quy định cụ thể về ngƣời đại diện do Tòa án chỉ định nhƣng xét về lý luận và theo quy
định tại Điều 88 BLTTDS năm 2015 thì ngƣời đại diện do Tòa án chỉ định cho bị đơn
hoặc ngƣời có quyền, nghĩa vụ liên quan vẫn có quyền đƣa ra yêu cầu phản tố hoặc yêu
cầu độc lập.
Một vấn đề đƣợc đặt ra, ngƣời đại diện theo ủy quyền có đƣợc quyền khởi kiện
vụ án dân sự không? Thực tiễn công tác xét xử ở tòa án hiện nay không chấp nhận
ngƣời đại diện theo ủy quyền đƣợc thực hiện khởi kiện vụ án dân sự. Điều này đã ảnh
hƣởng đến việc thực hiện quyền tự do khởi kiện của đƣơng sự, nội dụng chi tiết phân
tích kỹ phần sau của luận văn.

2.2.2.2 Về phạm vi khởi kiện

Phạm vi khởi kiện vụ án dân sự là giới hạn những vấn đề khởi kiện trong một vụ
án dân sự. Để đảm bảo việc giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án đƣợc nhanh chóng
và đúng đắn, BLTTDS quy định phạm vi khởi kiện vụ án dân sự. Theo Điều 188
BLTTDS năm 2015 thì phạm vi khởi kiện đƣợc xác định nhƣ sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khởi kiện đối với một hoặc nhiều cá nhân, cơ
quan, tổ chức khác về một hay nhiều quan hệ pháp luật có liên quan đến nhau trong
cùng một vụ án;
- Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện đối với một cơ quan, một
tổ chức, một cá nhân khác về một hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan đến nhau
trong cùng một vụ án.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 187 BLTTDS năm 2015 có thể khởi
kiện đối với một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác về một quan hệ pháp luật
hoặc các quan hệ pháp luật có liên quan đến nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.
Quy định của BLTTDS năm 2015 quy định về phạm vi khởi kiện không có gì
khác biệt so với BLTTDS năm 2004. Tuy nhiên có thể hiểu nhiều quan hệ pháp luật có

50
liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trƣờng
hợp sau đây:
-Việc giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi phải giải quyết đồng thời quan hệ
pháp luật khác;
Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả lại quyền sử dụng đất. Đồng
thời, A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc C phải tháo dỡ công trình mà C đã xây dựng
trên đất đó.
-Việc giải quyết các quan hệ pháp luật có cùng đƣơng sự và về cùng loại tranh
chấp quy định trong một điều luật tƣơng ứng tại một trong các điều 25, 27, 29 và 31
của BLTTDS.
Ví dụ: A khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả nợ 100 triệu đồng. Đồng thời,
A còn khởi kiện yêu cầu Toà án buộc B phải trả lại chiếc xe ôtô mà B thuê của A do đã
hết thời hạn cho thuê.
Nhƣ vậy, các yêu cầu liên quan đến nhau là những yêu cầu phát sinh từ một quan
hệ pháp luật hoặc các quan hệ pháp luật có liên quan đến nhau và đƣợc giải quyết trong
cùng một vụ án dân sự. Trong trƣờng hợp đƣơng sự khởi kiện về những yêu cầu không
liên quan đến nhau thì Tòa án phải thụ lý giải quyết các yêu cầu của họ trong những vụ
án riêng.

Về chủ thể có thể bị kiện

Chủ thể có thể bị kiện là các cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào các quan hệ
pháp luật nội dung nhƣ quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình,
kinh doanh, thƣơng mại, lao động...bị cho rằng đã có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của nguyên đơn hoặc tranh chấp với nguyên đơn. Những ngƣời này có thể bị
khởi kiện ra Tòa án và tham gia tố tụng với tƣ cách bị đơn. Ngoài ra, nếu hiểu theo
nghĩa rộng thì chủ thể bị kiện cũng có thể là nguyên đơn trong trƣờng hợp họ bị bị đơn
phản tố hay kiện ngƣợc trở lại. Theo quy định tại khoản 3 Điều 68 BLTTDS năm 2015
thì “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ
chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ

51
án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm
phạm”.
Nhƣ vậy, nếu xét theo nghĩa rộng thì chủ thể có thể bị kiện là một bên đã tham
gia vào các quan hệ pháp luật nội dung nhƣ quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh
doanh, thƣơng mại, lao động và có thể là bị đơn hoặc nguyên đơn trong vụ án dân sự
khi bị đơn, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thực hiện quyền phản tố. Tuy nhiên,
pháp luật hiện hành chỉ cho phép bị đơn có quyền phản tố đối với nguyên đơn, trong
khi đó ngƣời có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thể đƣa ra yêu cầu
chống lại cả nguyên đơn, bị đơn. Đây là một hạn chế của pháp luật, do vậy cần mở
rộng hơn quyền phản tố của bị đơn đối với yêu cầu của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan.

2.2.2.3. Điều kiện về thẩm quyền của toà án

Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án đƣợc quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 BLTTDS năm 2015 bao gồm
các tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh, thƣơng mại. Ngoài
ra, khi thụ lý vụ án, Toà án cũng xem xét vụ án đó có thuộc thẩm quyền của mình theo
cấp và theo lãnh thổ đƣợc quy định tại các điều 35, điều 36, điều 37, điều 38 và điều 39
BLTTDS năm 2015.
Việc xác định và quy định cụ thể, rõ ràng những tranh chấp thuộc thẩm quyền dân
sự của Toà án và xây dựng các tiêu chí trong luật thực định nhằm phân định rạch ròi
giữa thẩm quyền sơ thẩm của Toà án các cấp và các Toà án cùng cấp là cơ sở quan
trọng để bảo đảm quyền khởi kiện. Một mặt, quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho
đƣơng sự trong việc chủ động xác định Toà án có thẩm quyền để thực hiện việc khởi
kiện của mình. Mặt khác, là cơ sở để xác định trách nhiệm của Toà án trong việc thụ lý
vụ án, tránh việc từ chối thụ lý thiếu căn cứ hoặc đùn đẩy thụ lý vụ án vì lý do thẩm
quyền.
Ngoài ra, trong một số trƣờng hợp pháp luật tố tụng dân sự hiện hành đã ghi nhận
quyền của đƣơng sự trong việc thoả thuận hoặc lựa chọn Tòa án để yêu cầu bảo vệ
quyền lợi của mình. Kế thừa các quy định của BLTTDS năm 2011, điều 40 BLTTDS

52
năm 2015 ghi nhận các bên tranh chấp đƣợc quyền thỏa thuận, lựa chọn Tòa án giải
quyết tranh chấp trong một số trƣờng hợp nhất định đã tạo điều kiện cho các bên chủ
động thực hiện tốt hơn việc khởi kiện của mình. Trong trƣờng hợp nhiều Tòa án đều có
điều kiện giải quyết một vụ việc dân sự thì pháp luật hiện hành đã tạo điều kiện cho
nguyên đơn có quyền lựa chọn một trong các Tòa án mà họ cho là phù hợp nhất để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là quy định tạo điều kiện cho các chủ thể
thực hiện tốt quyền đi kiện của mình, bảo đảm quyền khởi kiện của công dân.
Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở phần 2.1 chƣơng 2 thì có một số trƣờng hợp nhất
định pháp luật cũng đặt ra những điều kiện tiên quyết về sự việc phải đƣợc một cơ
quan, tổ chức nào đó hoà giải trƣớc khi khởi kiện ra Toà án. Quy định này chỉ đƣợc coi
là không cản trở quyền tự do khởi kiện của chủ thể nếu có những lý do hợp lý để có thể
chấp nhận.

2.2.2.4. Điều kiện về sự việc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định của
Tòa án có hiệu lực pháp luật trừ các trường hợp ngoại lệ

Kế thừa quy định BLTTDS năm 2011, BLTTDS năm 2015 quy định nếu một vụ
án đã đƣợc Tòa án của Việt Nam giải quyết bằng một bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật thì đƣơng sự không đƣợc khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa. Quy định này
dựa trên cơ sở đảm bảo hiệu lực của bản án, quyết định, sự ổn định của các quan hệ xã
hội, một việc đã đƣợc giải quyết thì không giải quyết lại nữa để tránh tình trạng chồng
chéo cùng một vụ việc mà nhiều cơ quan giải quyết và tránh việc kiện tụng kéo dài.
Tuy nhiên, để bảo đảm quyền khởi kiện của đƣơng sự tại điểm c khoản 1 điều 192
BLTTDS năm 2015 cũng quy định những ngoại lệ mà đƣơng sự có quyền khởi kiện.
Đó là các trƣờng hợp sau đây:
“Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ
trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay
đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản,
thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài
sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở

53
nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền
khởi kiện lại”.
Ngoài ra, trƣờng hợp Tòa án còn ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015: ngƣời khởi kiện rút đơn khởi
kiện; Nguyên đơn đã đƣợc triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ trƣờng
hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng. So với quy định của
BLTTDS năm 2011 thì BLTTDS năm 2015 loại trƣờng hợp đã có quyết định của Toà
án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đƣơng sự trong vụ
án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp
tác xã đó, trƣờng hợp này đƣơng sự không có quyền khởi kiện lại.

2.2.2.5. Quy định về đơn khởi kiện và chứng cứ, tài liệu nộp kèm theo đơn kiện

Đơn khởi kiện là văn bản của ngƣời khởi kiện chủ động đƣa việc tranh chấp ra
Tòa án giải quyết. Đơn khởi kiện phải đủ những nội dung cần thiết để Toà án có thể
quyết định việc thụ lý hay không thụ lý vụ án.
So với BLTTDS năm 2011, BLTTDS năm 2015 quy định đầy đủ chi tiết hơn về
đơn kiện, chứng cứ và các tài liệu kèm theo đơn kiện. BLTTDS năm 2015 quy định rõ
đơn kiện của các chủ thể có thể nhờ ngƣời khác làm đơn hộ nhƣng ngƣời khởi kiện
phải ký hoặc điểm chỉ trực tiếp; đối với ngƣời hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân
sự thì phải có ngƣời đại diện hợp pháp ký hoặc điểm chỉ. Tuy nhiên quy định nhƣ vậy
liệu có gì mâu thuẫn với điều 190 BLTTDS năm 2015? Vì theo quy định điều 190 thì
ngƣời khởi có thể gửi đơn khởi kiện bằng 03 phƣơng thức tiến bộ hơn BLTTDS năm
2004 chỉ ghi nhận 02 phƣơng thức, cụ thể: Trực tiếp gửi tại Toà án; gửi qua đƣờng bƣu
điện và Gửi trực tuyến qua cồng thông tin điện tử của Toà án (nếu có). Trong khi đó
theo quy định tại điều 189 BLTTDS năm 2015 thì ngƣời khởi kiện phải trực tiếp ký
vào đơn? Với phƣơng thức gửi qua đƣờng bƣu điện hay trực tuyến làm sao để xác định
đƣợc đó có phải là ý chí của chủ thể khởi kiện khi không biết chắc đó có phải là chữ ký
của ngƣời khởi kiện? Và nhƣ vậy Toà án có thể thụ lý đƣợc không? Hơn nữa việc quy
định ngƣời khởi kiện phải trực tiếp ký vào đơn khởi kiện phải chăng hạn chế quyền tự
do khởi kiện của chủ thể? Bởi trƣờng hợp ngƣời khởi kiện hiện đang lao động, học tập

54
ở nƣớc ngoài, họ muốn thực hiện quyền khởi kiện của mình họ phải chi phí thời gian
và tiền của để thực hiện một việc duy nhất là ký trực tiếp vào đơn khởi kiện. Theo quan
điểm chúng tôi, cơ chế uỷ quyền có thể đƣợc áp dụng giải quyết trong trƣờng hợp này
là khá hợp lý, đảm bảo quyền tự do khởi kiện của chủ thể.
Điều 189 BLTTDS năm 2015 quy định rõ đơn kiện gồm những nội dung cụ thể
sau: Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; tên địa chỉ
của ngƣời khởi kiện; tên, địa chỉ của ngƣời có quyền và lợi ích cần đƣợc bảo vệ, nếu
có; tên, địa chỉ của ngƣời bị kiện; tên, địa chỉ của ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan, nếu có; họ, tên, địa chỉ của ngƣời làm chứng, nếu có. Đơn khởi kiện phải trình
bày cụ thể nội dung tranh chấp, quyền và lợi ích bị xâm phạm; yêu cầu Tòa án giải
quyết đối với bị đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về những vấn đề gì; các
thông tin khác mà ngƣời khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án; tài liệu,
chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. Ngƣời khởi
kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện
hợp pháp của cơ quan tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
Kế thừa nội dung của BLTTDS năm 2011 và các văn bản hƣớng dẫn, BLTTDS
năm 2015 đã khẳng định nội dung trên tại khoản 5 điều 189, cụ thể:
“ Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích
hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người
khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải
nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi
kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ
khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.” . Quy định này đã tạo
cơ sở pháp lý dễ dàng hơn cho chủ thể thực hiện quyền tự do khởi kiện của mình.
Nhƣ vậy, các quy định cụ thể về đơn khởi kiện và chứng cứ tài liệu nộp kèm theo
đơn khởi kiện đã tạo thuận lợi cho đƣơng sự trong việc chuẩn bị việc kiện cũng nhƣ
các chứng cứ, tài liệu cần thiết, giúp cho Tòa án có thể nhanh chóng xem xét thụ lý vụ
án, tránh đƣợc việc trả lại đơn kiện một cách không đáng có.

55
2.2.2.6. Các quy định về quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện
- Quy định về quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện và quyền phản tố của bị
đơn, quyền đƣa ra yêu cầu độc lập của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
+ Quy định về quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện
Quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu thuộc quyền tự định đoạt của đƣơng sự. Nếu
nhƣ BLTTDS năm 2011 quy định các đƣơng sự có quyền thay đổi, bổ sung đơn khởi
kiện trong quá trình giải quyết vụ án dân sự thì tại Điều 70 khoản 4 BLTTDS năm
2015 quy định đƣơng sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện theo quy định
của Bộ luật tố tụng này. Quy định này chặt chẽ và chính xác hơn đồng thời phù hợp với
điều 244 BLTTDS năm 2015. Theo đó, đƣơng sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu
khởi kiện của mình theo quy định của luật tố tụng. Đây là quy định nhằm giúp đƣơng
sự khắc phục trƣờng hợp đƣa ra yêu cầu không đầy đủ, chính xác, tạo điều kiện thuận
lợi cho đƣơng sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Để bảo đảm quyền khởi kiện của đƣơng sự pháp luật không quy định hạn chế
việc thay đổi, bổ sung của đƣơng sự. Tuy nhiên, để tránh trƣờng hợp đƣơng sự lạm
dụng việc thực hiện quyền này gây khó khăn cho Tòa án trong việc giải quyết VADS
và gây khó khăn cho các đƣơng sự khác trong việc tham gia tố tụng, pháp luật tố tụng
dân sự cũng quy định những điều kiện nhất định cho việc thay đổi, bổ sung này. Theo
đó, Điều 244 BLTTDS năm 2015 quy định việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đƣơng
sự tại phiên tòa sơ thẩm không đƣợc vƣợt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu
phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra nếu trƣớc thời điểm mở
phiên tòa sơ thẩm, cụ thể thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận,
công khai chứng cứ và hòa giải, đã có quyết định đƣa vụ án ra xét xử sơ thẩm mà các
đƣơng sự mới thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ và việc thay đổi, bổ sung này vƣợt quá
phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu thì Tòa án có
chấp nhận không? Đây là vấn đề mà BLTTDS năm 2015 chƣa quy định cụ thể. Đồng
thời trong thời hạn chuẩn bị mở phiên tòa xét xử ( thời hạn 1 tháng kể từ ngày có
quyết định đƣa vụ án ra xét xử, tòa phải mở phiên tòa) BLTTDS năm 2015 không quy
định về những việc các bên đƣơng sự có quyền thực hiện trong giai đoạn này. Do đó,
trong giai đoạn này các đƣơng sự có quyền đƣợc thay đổi, bổ sung yêu cầu thay đổi

56
hay không? Trên thực tế, khi áp dụng BLTTDS năm 2004, một số trƣờng hợp thẩm
phán vẫn tiếp nhận các chứng cứ mới do đƣơng sự giao nộp hoặc thực hiện việc thu
thập chứng cứ hoặc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đƣơng sự trong giai
đoạn này.
Quy định này dƣờng nhƣ không bảo đảm và hạn chế một cách quá đáng quyền bổ
sung yêu cầu của đƣơng sự. Do vậy, theo chúng tôi cần phải mở rộng hơn quyền này
theo hƣớng việc bổ sung yêu cầu của đƣơng sự tại phiên toà đƣợc chấp nhận nếu không
vƣợt quá quan hệ pháp luật tranh chấp hay không làm phát sinh một quan hệ pháp luật
mới cần phải giải quyết.
- Quy định về quyền phản tố của bị đơn, quyền đƣa ra yêu cầu độc lập của ngƣời
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Điều 200 và điều 201 BLTTDS năm 2015 đã ghi nhận quyền phản tố của bị đơn,
quyền đƣa ra yêu cầu độc lập của ngƣời có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo đó
trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đƣợc thông báo, ngƣời đƣợc thông báo phải
nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của ngƣời khởi kiện, cùng
với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của ngƣời
khởi kiện thì bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, ngƣời có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu độc lập và có thể đƣợc gia hạn 15 ngày nếu có căn
cứ. Nhƣ vậy, theo pháp luật hiện hành thì bị đơn, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan chỉ đƣợc thực hiện quyền yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập cùng với việc nộp
văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của ngƣời khởi kiện của nguyên đơn và
theo quy định tại điều 199 BLTTDS năm 2015 thì thời hạn tối đa sẽ là không quá 30
ngày kể từ ngày đƣơng sự nhận đƣợc thông báo thụ lý vụ án. Đồng thời, quyền phản tố
của bị đơn, ngƣời có yêu cầu độc lập chỉ đƣợc chấp nhận khi đáp ứng đƣợc những yêu
cầu quy định tại khoản 2 điều 200 ( đối với bị đơn) và điều 201 BLTTDS năm 2015
(đối với yêu cầu độc lập của ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan).
- Quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án để xác định chủ thể kế thừa quyền
khởi kiện
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm đƣợc quy định
cơ bản giống nhau về căn cứ, thẩm quyền, hậu quả của quyết định tạm đình chỉ giải

57
quyết vụ án. Theo phân tích ở Chƣơng 1 thì trong một số trƣờng hợp việc tạm đình chỉ
giải quyết vụ án là nhằm xác định chủ thể kế thừa quyền khởi kiện, bảo đảm cho quyền
này đƣợc thực thi trên thực tế.
Điều 214 BLTTDS năm 2015 quy định một số căn cứ tạm đình chỉ vụ án khi
chƣa có chủ thể thừa kế quyền khởi kiện:
* Căn cứ thứ nhất: Đƣơng sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức sáp nhập, chia
tách, giải thể mà chƣa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng
của cá nhân, tổ chức đó
+ Theo điều 74 khoản 1 BLTTDS năm 2015 thì “đương sự là cá nhân đang tham
gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế
tham gia tố tụng”. Xét trƣờng hợp nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, ngƣời có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập chết mà chƣa xác định ngay đƣợc
ngƣời thừa kế hoặc ngƣời thừa kế chƣa sẵn sàng tham gia tố tụng thì Tòa án phải tạm
ngừng giải quyết vụ án để bảo đảm quyền yêu cầu của đƣơng sự đƣợc thực hiện trên
thực tế thông qua ngƣời kế thừa tham gia tố tụng của mình.
+ Trong trƣờng hợp là cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể, thay đổi ,
chuyển giao hoặc có sự thay đổi về nhân sự mà chƣa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế
thừa quyền và nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó, Tòa án cũng phải tạm đình
chỉ giải quyết VADS. Khoản 2,3,4 điều 74 BLTTDS năm 2015 đã quy định cụ thể các
trƣờng hợp đó nhƣ sau:
.”Trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức đang tham gia tố tụng phải chấm dứt hoạt
động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì việc
kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức đó được xác định như
sau:
a) Trường hợp tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức
đó hoặc đại diện của họ tham gia tố tụng;
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị giải thể là cơ quan nhà
nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh

58
nghiệp nhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ
quan, tổ chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức tiếp nhận các quyền,
nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó tham gia tố tụng;
c) Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì
cá nhân, tổ chức tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của tổ chức đó tham gia tố tụng.
3. Trường hợp thay đổi chủ sở hữu của tổ chức và có việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ
cho chủ sở hữu mới thì chủ sở hữu mới kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
4. Trường hợp tổ chức được chuyển giao quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
về dân sự thì tổ chức đó kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
5. Trường hợp tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự mà người
đại diện đang tham gia tố tụng chết thì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để
tham gia tố tụng; nếu không cử được người đại diện hoặc tổ chức đó phải chấm dứt
hoạt động, bị giải thể thì các cá nhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tố tụng.”
Vì vậy, Tòa án phải ra quyết định tạm đình chỉ để chờ cơ quan, tổ chức mới thành lập
hoặc chuyển giao xong quyền sở hữu hoặc đáp ứng đủ điều kiện đi vào hoạt động.
* Căn cứ thứ hai: Một bên đƣơng sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà
chƣa xác định đƣợc ngƣời đại diện theo pháp luật
Trong những trƣờng hợp này đƣơng sự không có năng lực hành vi tố tụng dân sự,
không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của họ nên họ không thể tự bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trƣờng hơp này cần có ngƣời đại diện theo pháp
luật thay họ tham gia tố tụng để tiếp tục thực hiện quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền
lợi của họ. Ngƣời đại diện đó có thể là: Cha, mẹ đối với con chƣa thành niên; Ngƣời
giám hộ đối với ngƣời đƣợc giám hộ; Ngƣời đƣợc Tòa án chỉ định đối với ngƣời bị hạn
chế NLHVTTDS; Ngƣời đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân
hoặc quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền; Chủ hộ gia đình đối với hộ gia
đình; Tổ trƣởng tổ hợp tác đối với tổ hợp tác; Ngƣời khác theo quy định của pháp luật.
Nếu chƣa xác định đƣợc một trong số những ngƣời trên thì việc giải quyết vụ án phải
bị tạm đình chỉ nhằm xác định ngƣời thay mặt đƣơng sự thực hiện quyền yêu cầu Toà
án bảo vệ quyền lợi.

59
*Căn cứ thứ ba: Chấm dứt đại diện hợp pháp của đƣơng sự mà chƣa có ngƣời
thay thế. Đây là căn cứ mới đƣợc quy định tại điểm c khoản 1 điều 214 BLTTDS năm
2015. Theo đó, ngƣời đại diện hợp pháp của đƣơng sự có thể là ngƣời đại diện theo
pháp luật hoặc theo ủy quyền. Ngƣời đại diện hợp pháp này có thể là cá nhân hoặc
pháp nhân, vì một lý do nào đó không thể tiếp tục thực hiện việc đại diện hợp pháp cho
đƣơng sự mà chƣa có ngƣời thay thế.
- Quy định về việc khởi kiện lại vụ án của đƣơng sự khi có quyết định đình chỉ
hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Về nguyên tắc đƣơng sự khi có quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án không có quyền khởi kiện lại trừ trƣờng hợp: “Người khởi kiện rút
toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà
vẫn vắng mặt” (điểm c khoản 1 Điều 217) hoặc khi các lý do tạm đình chỉ giải quyết
vụ án dân sự đã đƣợc hoàn tất nhƣ ngƣời khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng
dân sự; Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dƣỡng, mức bồi
thƣờng thiệt hại, yêu cầu thay đổi ngƣời quản lý tài sản, thay đổi ngƣời quản lý di sản,
thay đổi ngƣời giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mƣợn, đòi nhà,
đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mƣợn, cho ở nhờ mà trƣớc đó Tòa án chƣa chấp
nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật đƣợc quyền khởi kiện lại; Đã có đủ điều
kiện khởi kiện; Các trƣờng hợp khác theo quy định của pháp luật.
- Quy định về khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị việc trả lại đơn khởi kiện hoặc
đình chỉ vụ án không đúng.
Việc trả lại đơn khởi kiện không đúng cũng đều dẫn đến hậu quả bất lợi cho
ngƣời khởi kiện, làm cho ngƣời có quyền và lợi ích bị xâm phạm không thể thực hiện
quyền khởi kiện của mình. Do đó, để đảm bảo chắc chắn việc trả lại đơn là đúng pháp
luật đặt ra cơ chế khiếu nại việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án. BLTTDS năm 2004,
quy định chỉ có ngƣời khởi kiện mới có quyền khiếu nại đối với chánh án TAND cấp
đã thụ lý đơn khởi kiện, quyết định giải quyết của chánh án TAND đƣợc coi là quyết
định giải quyết cuối cùng, dƣờng nhƣ điều này đã không đảm bảo quyền khởi kiện của
đƣơng sự. Khắc phục hạn chế trên, BLTTDS năm 2015 đã có quy định đảm bảo đƣơng
sự đƣợc thực hiện quyền khởi kiện của mình một cách khách quan, minh bạch khi có

60
sự tham gia của đại diện VKS, quyền kiến nghị của VKS đối với việc trả lại đơn khởi
kiện và trình tự thủ tục xem xét đơn khiếu nại đƣợc xem xét qua nhiều cấp, theo đó
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc văn bản trả lại đơn khởi kiện, ngƣời
khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại
đơn khởi kiện. Ngay sau khi nhận đƣợc khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi
kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán khác xem xét, giải quyết khiếu
nại, kiến nghị. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày đƣợc phân công, Thẩm
phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Phiên họp xem xét,
giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và
đƣơng sự có khiếu nại; trƣờng hợp đƣơng sự vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành
phiên họp. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý
kiến của đại diện Viện kiểm sát và đƣơng sự có khiếu nại tại phiên họp, Thẩm phán
phải ra một trong các quyết định sau đây:1. Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và
thông báo cho đƣơng sự, Viện kiểm sát cùng cấp; 2.Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu,
chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
Và trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc quyết định trả lời khiếu nại, kiến
nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, ngƣời khởi kiện có quyền khiếu nại,
Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét,
giải quyết. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc khiếu nại, kiến nghị về việc
trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp phải ra một trong các
quyết định sau đây: 1. Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện; 2. Yêu cầu Tòa án cấp sơ
thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ
án. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án trên một cấp trực
tiếp có hiệu lực thi hành và đƣợc gửi ngay cho ngƣời khởi kiện, Viện kiểm sát cùng
cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.
Trƣờng hợp đặc biệt khi có căn cứ xác định quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án
trên một cấp trực tiếp có vi phạm pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận
đƣợc quyết định, đƣơng sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh

61
án Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nếu quyết định
bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc khiếu nại của đƣơng sự, kiến nghị của
Viện kiểm sát thì Chánh án phải giải quyết. Quyết định của Chánh án là quyết định
cuối cùng.
Trên phƣơng diện lý luận, quyền khởi kiện của chủ thể đƣợc thực thi và đảm
bảo một cách tuyệt đối. Đƣơng sự có 04 lần thực hiện quyền khiếu nại của mình cùng
với sự giám sát và vào cuộc của VKS cùng cấp.

2.3. Bảo đảm quyền tự do khởi kiện của chủ thể thông qua các quy định về
hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.

2.3.1. Quy định về sự độc lập, khách quan của Tòa án – Bảo đảm cần thiết của
việc thực thi quyền khởi kiện

Sự độc lập của Tòa án đƣợc ghi nhận là một nguyên tắc quan trọng nhằm bảo
đảm quyền con ngƣời, trong đó có quyền khởi kiện. Sự độc lập và khách quan của Tòa
án quy định tại Điều 12 BLTTDS năm 2015:
“1. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc
dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán,
Hội thẩm nhân dân, việc giải quyết việc dân sự của Thẩm phán dưới bất kỳ hình thức
nào.”
Ngoài ra, một nguyên tắc khác cũng đƣợc ghi nhận tại Điều 16 BLTTDS năm
2015 là nguyên tắc bảo đảm sự vô tƣ của những ngƣời tiến hành hoặc tham gia tố tụng
dân sự. Theo đó, “1. Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên,
Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người phiên
dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc tham
gia tố tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư, khách quan trong
khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Việc phân công người tiến hành tố tụng phải bảo đảm để họ vô tư, khách quan khi
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.”

62
Do các mối quan hệ xã hội phức tạp, khi tiến hành giải quyết các VADS các
Thẩm phán, Hội thẩm, Thƣ ký Tòa án thƣờng bị chi phối, tác động từ nhiều phía.
Những tác động tiêu cực này có thể làm cho một số cán bộ không vững vàng, thiếu bản
lĩnh hoặc thoái hóa, biến chất dẫn đến việc tiến hành tố tụng thiếu trung thực, không
khách quan, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đƣơng sự. Do đó, độc lập, khách
quan chính là điều kiện để Tòa án có thể giải quyết vụ án một cách công minh. Nếu
không không độc lập, khách quan thì Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không thể ra
phán quyết đúng pháp luật và quyền khởi kiện của nguyên đơn, phản tố của bị đơn, yêu
cầu của ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không đƣợc thực thi trên thực tế.
Để bảo đảm sự độc lập của Thẩm phán, hội thẩm nhân dân thì việc ghi nhận bằng
pháp luật nhƣ trên vẫn chƣa đủ mà cần phải có thêm những cơ chế hỗ trợ khác nhƣ về
cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán, chế độ đãi ngộ. Để bảo đảm sự vô tƣ của ngƣời tiến hành
tố tụng dân sự, các Điều 53,54,55,56 BLTTDS năm 2015 cũng có quy định về việc từ
chối, thay đổi những ngƣời tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng sự tiến hành tố
tụng của họ không vô tƣ, khách quan dẫn tới quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của đƣơng sự không đƣợc bảo đảm thực hiện.

2.3.2. Quy định về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát – Điều kiện cần thiết
để quyền khởi kiện không bị xâm phạm.

Có thể khẳng định, quyền lực mà không bị giám sát, kiềm chế sẽ dẫn tới lạm
quyền. Do vậy, việc ghi nhận quyền tham gia tố tụng của VKS ngay từ khi Tòa án thụ
lý vụ án là điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền khởi kiện không bị xâm phạm. Một
mặt sự tham gia này sẽ hạn chế tối đa việc trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải
quyết vụ án không đúng pháp luật. Ngoài ra, thông qua hoạt động kiểm sát của mình
VKS có thể kịp thời kháng nghị để quyền khởi kiện đƣợc bảo đảm thực hiện.
Quyền tham gia tố tụng của Viện kiểm sát đƣợc quy định tại điều 107 Hiến pháp
2013; điều 27 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014; Các điều 21, 46, 57,
58, 60, 61, 62 BLTTDS năm 2015. Theo đó, cơ chế giám sát, kiểm sát các hoạt động tố
tụng dân sự của kiểm sát viên khi đƣợc phân công giải quyết vụ án đƣợc quy định
thông qua nhiều phƣơng thức khác nhau nhƣ: Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn

63
yêu cầu; Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự; Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu
cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo
quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97
của Bộ luật này; Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát
về việc giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này; Kiểm sát bản án, quyết định
của Tòa án; Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy
định của Bộ luật này; Đề nghị Viện trƣởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị
bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật; Kiểm sát hoạt động tố tụng của
ngƣời tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý
nghiêm minh ngƣời tham gia tố tụng vi phạm pháp luật; Thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn tố tụng dân sự khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật
này.
Các quy định trên đã thể hiện vai trò của Viện kiểm sát trong việc bảo đảm quyền
tự do khởi kiện của đƣơng sự thông qua các quy định về kiểm sát việc tuân theo pháp
luật của Toà án trong việc thụ lý vụ án, giải quyết vụ việc dân sự của toà án.

2.3.3. Quy định về trách nhiệm của tòa án trong việc tiếp nhận quyền khởi kiện
và xử lý đơn khởi kiện

- Thụ lý vụ án là việc tòa án nhận đơn khởi kiện của ngƣời khởi kiện và vào sổ
thụ lý VADS để giải quyết [2, tr.247]. Thụ lý vụ án là công việc đầu tiên của Tòa án
trong quá trình tố tụng. Nếu không có việc thụ lý vụ án của Tòa án thì không có các
giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng. Thụ lý VADS bao gồm hai hoạt động cơ bản
là nhận đơn khởi kiện xem xét và vào sổ thụ lý vụ án để giải quyết.
Thụ lý vụ án có ý nghĩa thiết thực bảo đảm việc bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp
pháp của các chủ thể trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động và hôn nhân gia đình.
Thụ lý vụ án đúng là bƣớc đầu tiên bảo đảm quyền khởi kiện của đƣơng sự đƣợc thực
thi.
+ Nhận đơn khởi kiện
Thủ tục tiếp nhận đơn khởi kiện của Toà án có ý nghĩa quyết định đến việc thực
hiện quyền tự do khởi kiện của ngƣời khởi kiện. BLTTDS năm 2011 chỉ ghi nhận 02

64
hình thức tiếp nhận đơn: Tiếp nhận đơn trực tiếp của ngƣời khởi kiện nộp tại toà và
tiếp nhận đơn khởi kiện qua đƣờng bƣu điện. Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 đã khái
quát hoá và ghi nhận thủ tục tiếp nhận đơn khởi kiện tại điều 191, theo đó Toà án nhận
đơn của ngƣời khởi kiện qua 03 hình thức: Ngƣời khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án;
ngƣời khởi kiện nộp đơn qua đƣờng bƣu điện; ngƣời khởi kiện nộp trực tuyến qua cổng
thông tin điện tử của toà án ( nếu có). Đối với mỗi hình thức nhận đơn khởi kiện, điều
luật quy định rõ ngƣời nhận đơn khởi kiện, ở đây là toà án phải thực hiện các thủ tục
trình tự nhƣ thế nào? Cụ thể:
Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do ngƣời khởi kiện
nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bƣu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn;
trƣờng hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện đƣợc gửi bằng phƣơng thức gửi trực tuyến thì
Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác
nhận đã nhận đơn cho ngƣời khởi kiện. Đối với trƣờng hợp nhận đơn qua dịch vụ bƣu
chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông
báo nhận đơn cho ngƣời khởi kiện. Trƣờng hợp nhận đơn khởi kiện bằng phƣơng thức
gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho ngƣời khởi kiện qua
Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Hiện nay, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết hƣớng
dẫn cụ thể việc tiếp nhận đơn qua cổng thông tin điện tử. Theo đó đối với dự thảo nghị
quyết hƣớng dẫn văn bản điện tử trong tố tụng dân sự bao gồm: Đơn khởi kiện; tài liệu,
chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện; biên lai thu tiền tạm ứng án phí, tiền án phí; các văn
bản của cơ quan nhà nƣớc phát hành theo quy định của pháp luật; văn bản tố tụng do
tòa ban hành và các văn bản, tài liệu, chứng cứ khác. Văn bản điện tử có thể đƣợc
chuyển đổi sang văn bản giấy theo quy định của Luật Giao dịch điện tử.
Đƣơng sự muốn thực hiện giao dịch điện tử (nộp đơn khởi kiện, cung cấp tài liệu,
chứng cứ...) với tòa phải bảo đảm các điều kiện: Có khả năng truy cập và sử dụng
mạng Internet, có địa chỉ thƣ điện tử và số ĐTDĐ. Đƣơng sự đƣợc đăng ký một số
ĐTDĐ để nhận mã xác thực giao dịch điện tử qua tin nhắn và đƣợc đăng ký một địa
chỉ thƣ điện tử chính thức để nhận tất cả văn bản tố tụng trong quá trình thực hiện giao

65
dịch điện tử với tòa. Tòa thực hiện giao dịch điện tử với đƣơng sự là tòa có đủ điều
kiện để thực hiện đƣợc việc gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ; cấp, tống đạt,
thông báo bằng phƣơng tiện điện tử đối với vụ án dân sự.
Về cách thức giao dịch, đầu tiên đƣơng sự truy cập vào cổng thông tin điện tử
của tòa rồi thực hiện đăng ký giao dịch với tòa bằng phƣơng thức điện tử. Lƣu ý là bản
giấy của hồ sơ đăng ký giao dịch bằng phƣơng thức điện tử phải đƣợc nộp trực tiếp tại
tòa hoặc gửi qua đƣờng bƣu chính sau đó.
Sau khi nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ, cổng thông tin điện tử của tòa sẽ gửi thông báo
về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký giao dịch điện tử cho đƣơng sự qua
cổng thông tin điện tử của tòa (chậm nhất là năm ngày làm việc). Trƣờng hợp chấp
nhận, cổng thông tin điện tử của tòa gửi kèm thông tin về tài khoản giao dịch điện tử
trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính cho đƣơng sự. Trƣờng hợp không chấp nhận,
đƣơng sự căn cứ thông báo không chấp nhận đăng ký giao dịch điện tử của tòa để hoàn
chỉnh thông tin đăng ký hoặc liên hệ với tòa đó nhằm đƣợc hƣớng dẫn, hỗ trợ.
Ngày nộp đơn khởi kiện điện tử là ngày đƣơng sự thực hiện giao dịch điện tử
thành công. Tòa gửi thông báo nhận đơn khởi kiện điện tử đến đƣơng sự qua cổng
thông tin điện tử của tòa chậm nhất 15 phút sau khi nhận đƣợc đơn khởi kiện điện tử.
Tống đạt văn bản cũng qua mạng.
Cũng theo dự thảo nghị quyết, tòa phải thông báo đến điện thoại của đƣơng sự
về việc đã gửi văn bản tố tụng từ cổng thông tin điện tử của tòa, đồng thời lƣu trữ văn
bản đó trên cổng thông tin điện tử của tòa. Đƣơng sự có thể tra cứu văn bản tố tụng qua
tài khoản giao dịch hoặc mã giao dịch điện tử do cổng thông tin điện tử của tòa cấp cho
họ. Khi đƣơng sự và tòa đã hoàn thành việc thực hiện giao dịch điện tử thì không phải
thực hiện các phƣơng thức giao dịch khác và đƣợc công nhận đã hoàn thành thủ tục tố
tụng tƣơng ứng.
Một điểm rất tiện lợi là đƣơng sự đƣợc thực hiện các giao dịch điện tử với tòa
suốt 24 giờ trong ngày và bảy ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngày
tết.

66
Ngày cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng điện tử của tòa gửi cho đƣơng sự là
ngày tòa tiến hành cấp, tống đạt, thông báo cho đƣơng sự thành công qua cổng thông
tin điện tử của tòa.
Trƣờng hợp đƣơng sự ngừng giao dịch với tòa bằng phƣơng thức điện tử thì truy
cập vào cổng thông tin điện tử của tòa để khai báo và gửi đến cổng thông tin điện tử
của tòa.
Việc thực hiện gửi đơn khởi kiện qua cổng thông tin điện tử, về hình thức có thể
nói là bƣớc tiến quan trọng, phù hợp với sự phát triển của thời đại công nghệ. Tuy
nhiên vẫn còn những điểm bất cập nhƣ:
Chữ ký trong đơn khởi kiện của đƣơng sự rất quan trọng, nó là sự đảm bảo về
trách nhiệm và nghĩa vụ đi kèm. Vì vậy, giả sử đƣơng sự có gửi đơn qua email thì tiếp
đó tòa cũng phải mời đƣơng sự đến xác nhận chữ ký, sau đó mới tiếp tục các bƣớc tố
tụng khác.
Việc tống đạt qua email có vẻ rất tiện lợi cho cả tòa lẫn đƣơng sự. Tuy nhiên, tòa
sẽ gặp nhiều khó khăn nếu đƣơng sự cố tình không hợp tác, viện nhiều lý do để nói là
không nhận đƣợc văn bản tố tụng. Các biện pháp tống đạt hiện nay liên quan nhiều đến
căn cứ xét xử vắng mặt đƣơng sự nên vấn đề này cần phải đƣợc tính tới.
Đồng thời, BLTTDS năm 2015 cũng quy định trách nhiệm của Chánh án toà án
và thẩm phán đƣợc phân công xem xét đơn khởi kiện, theo đó trong thời hạn 03 ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm
phán xem xét đơn khởi kiện và trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày đƣợc phân
công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục
thông thƣờng hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ
tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này; Chuyển đơn khởi kiện cho
Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho ngƣời khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện cho ngƣời khởi kiện nếu vụ việc đó
không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

67
Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải đƣợc ghi
chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho ngƣời khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của
Tòa án (nếu có).
Xét trên phƣơng diện pháp lý có thể thấy quy định của điều luật là khá tiến bộ,
phù hơp với sự phát triển khoa học công nghệ thông tin, đảm bảo quyền tự do khởi
kiện một cách dễ dàng cho ngƣời khởi kiện. Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở trên dƣờng
nhƣ quy định các hình thức tiếp nhận đơn khởi kiện chỉ là hình thức. Trên thực tế việc
gửi đơn khởi kiện qua đƣờng bƣu điện hầu nhƣ không xảy ra ở các toà án từ trƣớc đến
nay. Hầu hết ngƣời khởi kiện phải trực tiếp nộp đơn tại toà án.
Cũng nhƣ BLTTDS năm 2004, BLTTDS năm 2015 cũng quy định trong trƣờng
hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định thì Tòa án thông báo cho ngƣời
khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung trong một thời hạn do Tòa án ấn định nhƣng không
quá 30 ngày; trong trƣờng hợp đặc biệt Tòa án có thể gia hạn nhƣng không quá 15
ngày.
+ Xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo cho ngƣời khởi kiện
Việc nộp tiền tạm ứng án phí là một trong những điều kiện để toà án thụ lý vụ án.
Điều này đƣợc ghi nhận cụ thể BLTTDS năm 2015, theo đó, sau khi nhận đơn khởi
kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án và đƣơng sự thuộc trƣờng hợp phải nộp tạm ứng án phí thì Tòa án
phải thông báo cho ngƣời khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng
án phí trong trƣờng hợp họ phải nộp án phí. Tòa án căn cứ vào yêu cầu của đƣơng sự
xác định tiền tạm ứng án phí theo Pháp lệnh số 10/2009/PL-UBTVQH12 về án phí lệ
phí Tòa án, ghi vào phiếu báo và giao cho ngƣời khởi kiện, trong phiếu báo phải ấn
định thời hạn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đƣợc giấy báo của Tòa án về việc
nộp tiền tạm ứng án phí ngƣời khởi kiện phải nộp tiền án phí tại Cơ quan thi hành án
cùng cấp. Thời gian có trở ngại khách quan không đƣợc tính vào thời hạn nộp tiền tạm
ứng án phí. Quy định này nhằm tạo điều kiện để đƣơng sự gặp trở ngại khách quan có
thể kéo dài thời gian nộp tiền tạm ứng án phí, tránh tình trạng Toà án không thụ lý vụ
án chỉ vì nộp tiền tạm ứng án phí chậm do trở ngại khách quan.
+ Vào sổ thụ lý VADS

68
Tòa án thụ lý khi ngƣời khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án
phí. Trong trƣờng hợp ngƣời khởi kiện đƣợc miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng
án phí, án phí thì Tòa án phải thụ lý vụ án khi nhận đƣợc đơn khởi kiện và đầy đủ tài
liệu, chứng cứ theo yêu cầu.
- Chuyển đơn khởi kiện
Theo quy định tại điểm c khoản 3 điều 191 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn 5
ngày làm việc kể từ ngày đƣợc phân công xem xét đơn khởi kiện, thẩm phán phải cso
một trong các quyết định:
“......
Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi
kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;”
Những quy định trên đã hỗ trợ cho đƣơng sự trong việc thực hiện quyền khởi kiện
của mình. Thay vì trả lại đơn khởi kiện nhƣ quy định trƣớc đây để đƣơng sự tự xác
định Toà án có thẩm quyền để nộp đơn khởi kiện, BLTTDS năm 2015 đã quy định việc
chuyển ngay đơn kiện cho Toà án có thẩm quyền và thông báo cho đƣơng sự biết. Quy
định này giúp đƣơng sự tránh đƣợc chi phí đi lại của đƣơng sự, không mất thời gian,
tránh đƣợc tình trạng đƣơng sự phải chạy lòng vòng để nộp đơn. Tuy nhiên, điều luật
chỉ quy định “thông báo” cho ngƣời khởi kiện mà không quy định rõ “thông báo” theo
hình thức nào? Gọi điện, thƣ điện tử hay thông báo bằng văn bản. Quan điểm cá nhân
tác giả nên quy định rõ “thông báo bằng văn bản cho ngƣời khởi kiện”, điều này thể
hiện trách nhiệm cao hơn của thẩm phán trong xử lý đơn khởi kiện.
- Trả lại đơn khởi kiện
Theo quy định của pháp luật TTDS, khi trả lại đơn khởi kiện Tòa án phải có văn
bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Tòa án có thể gửi đơn, tài liệu khởi kiện qua
đƣờng bƣu điện hoặc báo cho ngƣời khởi kiện để trực tiếp đến Tòa án nhận lại đơn.
Việc trả lại đơn khởi kiện ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền khởi kiện của chủ thể,
do vậy chi trong trƣờng hợp nhất định tòa án trả lại đơn khởi kiện cho ngƣời khởi kiện,
cụ thể:
+ Ngƣời khởi kiện không có quyền khởi kiện

69
Ngƣời khởi kiện không có quyền khởi kiện là ngƣời không thuộc một trong các
chủ thể quy định tại Điều 186 và Điều 187 BLTTDS năm 2015. Đó là cơ quan, tổ
chức, cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại hoặc để bảo vệ quyền lợi ích
ngƣời khác, lợi ích công cộng và lợi ích của nhà nƣớc.
+ Sự việc đã đƣợc giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
Sự việc đã đƣợc giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền, trừ trƣờng
hợp vụ án mà Tòa án bác đơn xin ly hôn, thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dƣỡng,
mức bồi thƣờng thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mƣợn, đòi nhà cho thuê,
cho mƣợn, cho ở nhờ mà Tòa án chƣa chấp nhận yêu cầu do chƣa đủ điều kiện khởi
kiện.
+ Ngƣời khởi kiện không đến làm thủ tục thụ lý vụ án theo thời hạn đƣợc thông
báo
Hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày thông báo mà ngƣời khởi kiện vẫn không đến làm
thủ tục thụ lý vụ án nhƣ không nộp tiền tạm ứng án phí, không nộp lại biên lai cho Tòa
án, trừ trƣờng hợp ngƣời khởi kiện đƣợc miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí
hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng.
+ Chƣa có đủ điều kiện khởi kiện
Chƣa đủ có điều kiện khởi kiện là trƣờng hợp các đƣơng sự có thỏa thuận khác
hoặc pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhƣng đƣơng sự đã khởi kiện khi
thiếu một trong các điều kiện đó nhƣ điều kiện về thông báo trƣớc khi khởi kiện đòi
nhà cho thuê, điều kiện về hoà giải tiền tố tụng.
+ Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là trƣờng hợp không thuộc
một trong các tranh chấp quy định tại Điều 26,28,30 và điều 32 BLTTDS bao gồm
những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thƣơng mại và tranh
chấp về lao động.
+ Ngƣời khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn kiện theo yêu cầu của Toà án

70
Điều 193 khoản 1 BLTTDS năm 2015 quy định cụ thể về trƣờng hợp yêu cầu sửa
đổi bổ sung đơn khởi kiện theo đó đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại
khoản 4 Điều 189 của Bộ luật này thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ
những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho ngƣời khởi kiện để họ sửa đổi, bổ sung trong
thời hạn do Thẩm phán ấn định nhƣng không quá 01 tháng; trƣờng hợp đặc biệt, Thẩm
phán có thể gia hạn nhƣng không quá 15 ngày. Văn bản thông báo có thể đƣợc giao
trực tiếp, gửi trực tuyến hoặc gửi cho ngƣời khởi kiện qua dịch vụ bƣu chính và phải
ghi chú vào sổ nhận đơn để theo dõi. Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn
khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Ngƣời khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn kiện là trƣờng hợp đƣơng sự đã
nhận đƣợc yêu cầu của Toà án về bổ sung đơn khởi kiện nhƣng họ không tiến hành sửa
đổi, bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 193
BLTTDS năm 2015. Chẳng hạn nhƣ ngƣời khởi kiện ghi không đúng, không đầy đủ
tên và địa chỉ của bị đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc không nộp các
tài liệu, chứng cứ đủ để chứng minh điều kiện khởi kiện đã đƣợc Tòa án yêu cầu sửa
đổi, bổ sung trong thời hạn luật định nhƣng họ vẫn không thực hiện.
Việc Tòa án trả đơn kiện cũng đồng nghĩa với việc Tòa án không chấp nhận giải
quyết yêu cầu của đƣơng sự. Do tính chất nghiêm trọng của việc trả lại đơn nên pháp
luật tố tụng dân sự cần quy định chặt chẽ căn cứ trả đơn và hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết
về vấn đề này để các Tòa án không làm vô hiệu hóa quyền khởi kiện của ngƣời khởi
kiện.
Một điểm mới so với BLTTDS năm 2011 đó là BLTTDS năm 2015 không coi
yếu tố thời hiệu khởi kiện đã hết là căn cứ để trả lại đơn khởi kiện. BLTTDS 2015, Tòa
án không đƣợc căn cứ vào thời hiệu khởi kiện đã hết dể từ chối thụ lý vụ việc hay đình
chỉ giải quyết vụ án mà chỉ áp dụng khi có yêu cầu áp dụng thời hiệu của đƣơng sự.
Đây là điểm tiến bộ đặc biệt nhằm đảm bảo quyền tự do khởi kiện của ngƣời khởi kiện.
- Quy định về đình chỉ giải quyết vụ án và việc bảo đảm quyền khởi kiện của
đƣơng sự
Hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền tự
do khởi kiện của đƣơng sự. Chính vì vậy BLTTDS năm 2015 đã quy định khá chi tiết

71
và chặt chẽ các trƣờng hợp đình chỉ giả quyết vụ án, hậu quả của việc đình chỉ giải
quyết vụ án, các trƣờng hợp đƣợc khởi kiện lại theo quy định của BLTTDS năm 2015.
(Nội dung này đã đƣợc phân tích tại mục 2.2.2.6 của luận văn)
Để bảo đảm quyền khởi kiện của đƣơng sự trong tố tụng dân sự các luật tố tụng
dân sự quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có Tòa án.
Theo các quy định này, về nguyên tắc Tòa án phải tuân thủ đúng pháp luật trong việc
giải quyết VADS. Tòa án phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, trong đó có trƣờng hợp trả đơn kiện và đình chỉ vụ án
không đúng. Nếu ngƣời tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại thì
Tòa án phải bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, để bảo đảm quyền khởi kiện của đƣơng sự thì trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, Tòa án có trách nhiệm phải chuyển giao tài liệu, giấy tờ về việc
trả đơn kiện hay đình chỉ vụ án cho đƣơng sự theo quy định của BLTTDS. Ngoài ra,
Tòa án còn phải chịu trách nhiệm, giải quyết đúng và kịp thời các khiếu nại, kháng cáo
của đƣơng sự, kháng nghị của ngƣời có thẩm quyền. Kế thừa các quy định của
BLTTDS năm 2011 và các văn bản trên, BLTTDS năm 2015 đã quy định khá chi tiết
trình tự, thủ tục, các trƣờng hợp trả lại đơn khởi kiện, đảm bảo hơn quyền tự do khởi
kiện của đƣơng sự.

72
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Việc nghiên cứu quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật dân sự hiện
hành cho thấy các quy định trong pháp luật nội dung bao gồm luật dân sự và một số
luật chuyên ngành và pháp luật tố tụng đã ghi nhận quyền tự do khởi kiện của ngƣời
khởi kiện và đã có những quy định tƣơng đối hợp lý nhằm bảo đảm cho các chủ thể
thực hiện quyền khởi kiện của mình trên thực tế.
Pháp luật tố tụng dân sự đã có những quy định hợp lý về điều kiện khởi kiện để
quyền khởi kiện của đƣơng sự không bị hạn chế một cách quá đáng. Việc ghi nhận
quyền khởi kiện lại, những ngoại lệ về thời hiệu khởi kiện, quyền thoả thuận hoặc lựa
chọn Tòa án là những bảo đảm quan trọng để đƣơng sự có thể thực hiện đƣợc quyền
khởi kiện của mình. Ngoài ra, các quy định của BLTTDS về việc chuyển đơn kiện cho
Toà án có thẩm quyền và báo cho đƣơng sự biết đã tạo điều kiện thuận lợi cho đƣơng
sự, tránh đƣợc tình trạng đƣơng sự phải chạy lòng vòng để nộp đơn khởi kiện, thậm chí
dẫn tới mất quyền khởi kiện vì hết thời hiệu. Cơ chế hỗ trợ thông qua ngƣời đại diện,
ngƣời bảo vệ quyền lợi; hỗ trợ tài chính cũng tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho đƣơng
sự thực hiện quyền khởi kiện của mình. Việc ghi nhận quyền khiếu nại, kháng cáo,
kháng nghị đối với việc trả lại đơn khởi kiện, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và
xoá sổ thụ lý vụ án không đúng cũng là cơ sở quan trọng để quyền khởi kiện đƣợc thực
thi.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu cũng cho thấy một số quy định của BLTTDS nhƣ hoà
giải tiền tố tụng đối với tranh chấp đất đai, quy định căn cứ trả đơn khởi kiện vì thời
hiệu khởi kiện đã hết, đƣơng sự không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của
Toà án cũng chƣa thực sự bảo đảm quyền khởi kiện của đƣơng sự. Thực tế này cho
thấy cần phải nghiên cứu thêm để sửa đổi các quy định về điều kiện khởi kiện và trả
đơn khởi kiện cho phù hợp hơn. Bên cạnh đó, các quy định về việc ngƣời khởi kiện
phải gửi kèm theo đơn khởi kiện các tài liệu, chứng cứ để chứng minh yêu cầu của
mình là có căn cứ và hợp pháp dƣờng nhƣ chƣa bảo đảm quyền khởi kiện của đƣơng
sự. Do vậy, để bảo đảm quyền khởi kiện của đƣơng sự thì việc xác định các chứng cứ,
tài liệu bắt buộc phải nộp kèm theo đơn kiện cũng cần phải cân nhắc một cách thận
trọng.
73
Việc nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một số quy định về quyền thay đổi, bổ sung yêu
cầu của đƣơng sự đã hạn chế quá mức quyền bổ sung yêu cầu của đƣơng sự. Do vậy,
cần phải mở rộng hơn quyền này cho phù hợp. Bên cạnh đó, các quy định về thời điểm
bị đơn có quyền đƣa ra quyền yêu cầu phản tố, ngƣời có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
có quyền đƣa ra yêu cầu độc lập cũng cần phải đƣợc nghiên cứu sửa đổi theo hƣớng
đáp ứng yêu cầu về quyền tiếp cận công lý của công dân.
Một số quy định về bảo đảm thông qua hoạt động của Toà án nhƣ quy định về sự
độc lập của Toà án mới chỉ dừng lại ở nguyên tắc, trong khi đó các cơ chế về chế độ bổ
nhiệm, đãi ngộ - cơ sở để thực thi sự độc lập này vẫn còn chƣa đƣợc thiết lập trên thực
tế.
Nhƣ vậy, trên cơ sở vận dụng kết quả nghiên cứu lý luận tại Chƣơng 1 để soi sáng
luật thực định về vấn đề quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện, Chƣơng 2 của
bản luận văn đã chỉ ra đƣợc những ƣu điểm và nhƣợc điểm cơ bản của pháp luật hiện
hành về vấn đề này. Để có cơ sở vững chắc cho việc đề xuất kiến nghị thì việc nghiên
cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện là
hết sức cần thiết. Vấn đề này sẽ tiếp tục đƣợc trình bày tại Chƣơng 3 của luận văn.

74
CHƢƠNG 3
THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TỰ DO KHỞI
KIỆN VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ
THEP PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự

3.1.1. Về kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định về quyền tự do
khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam

Sau hơn 10 năm thi hành, các quy định của BLDS năm 2005 và BLTTDS năm
2004 về quyền khởi kiện là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Dựa trên cơ sở pháp lý này, các đƣơng sự đã
chủ động khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Các Toà án
cũng đã thụ lý và giải quyết kịp thời các tranh chấp, bảo vệ đƣợc quyền, lợi ích hợp
pháp của các đƣơng sự. Theo Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành BLTTDS của Tòa án
nhân dân tối cao thì tính trung bình mỗi năm các Tòa án nhân dân đã giải quyết trên
150.000 vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình; trên 2.500 vụ việc về kinh doanh,
thƣơng mại; trên 2.000 vụ việc về lao động; tỷ lệ các vụ việc mà Tòa án phải giải quyết
hàng năm tăng khoảng 15%; các vụ việc về kinh doanh, thƣơng mại và lao động có tỷ
lệ tăng cao hơn so với các vụ việc dân sự khác. Về chất lƣợng xét xử, tính trung bình
mỗi năm có khoảng trên dƣới 4% các bản án, quyết định của Tòa án bị sửa và 1,5% các
bản án, quyết định của Tòa án bị hủy. [9, tr3]
Nhìn chung, trong quá trình thụ lý và giải quyết các vụ án dân sự các Tòa án đã
có nhiều biện pháp hỗ trợ bảo đảm cho đƣơng sự thực hiện quyền khởi kiện của mình
nhƣ niêm yết mẫu đơn khởi kiện công khai tại trụ sở Tòa án, hƣớng dẫn về cách thức,
trình tự viết đơn và thông báo về việc giao nộp các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn
khởi kiện đối với từng vụ việc cụ thể, thực hiện việc giải thích rõ quyền, nghĩa vụ của
đƣơng sự, tạo điều kiện thuận lợi để các đƣơng sự thực hiện tốt quyền khởi kiện của
mình. Ngoài ra, một số Toà án đã lập trang Web để hƣớng dẫn đƣơng sự thực hiện việc
khởi kiện.
Về cơ bản việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện của đƣơng sự đƣợc dựa trên những
căn cứ do luật định nhƣ sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, ngƣời
75
khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không đáp ứng đƣợc các điều kiện khởi kiện
luật định, không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật hay không
cung cấp đƣợc những chứng cứ, tài liệu cần thiết...v.v. Tuy nhiên, nghiên cứu thực tiễn
thực hiện các quy định của BLTTDS về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện
cũng cho thấy những hạn chế, bất cập, vƣớng mắc nảy sinh.

3.1.2. Về những bất cập, vướng mắc nảy sinh trong việc thực hiện các quy định
về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định về quyền tự do khởi kiện
theo pháp luật dân sự cho thấy những hạn chế, bất cập sau đây:
- Bất cập về hình thức và nội dung đơn khởi kiện:
Theo quy định của BLTTDS năm 2011 tại điều 164 thì:
“1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
........
l) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức
khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào
phần cuối đơn.”
Và BLTTDS năm 2015 cũng quy định nội dung tƣơng tự tại điều 189 “ Cá nhân
có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm
hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn
phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải
ký tên hoặc điểm chỉ;
Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ
chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên,
địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức
vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại
diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó;
trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định
của Luật doanh nghiệp.”

76
Căn cứ quy định của điều luật trên, các tòa án hiện nay khi tiếp nhận đơn khởi
kiện đều yêu cầu ngƣời khởi kiện ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ ( nếu là cá nhân)
hoặc đóng dấu ( nếu là cơ quan, tổ chức), ngƣời khởi kiện không thể ủy quyền cho
ngƣời khác thực hiện việc ủy quyền làm đơn khởi kiện và ký trực tiếp vào đơn theo ủy
quyền. Điều này đã hạn chế quyền tự do khởi kiện của ngƣời khởi kiện và cũng gây
khó khăn cho tòa án khi tiếp nhận đơn và thụ lý vụ án. Bởi lẽ, xét trên phƣơng diện lý
luận, ý chí của ngƣời khởi kiện có thể đƣợc thể hiện trực tiếp bằng việc ký trực tiếp vào
cuối đơn khởi kiện nhƣng có trƣờng hợp vì nhiều lý do khác nhau nhƣ sức khỏe, công
việc, cản trở về địa lý... mà ngƣời khởi kiện không thể trực tiếp ký vào đơn theo yêu
cầu, khi đó ngƣời khởi kiện có thể thể hiện ý chí của mình một cách gián tiếp đó là ủy
quyền khởi kiện. Khi xác lập quan hệ ủy quyền, ngƣời đƣợc ủy quyền sẽ thay mặt và
đại diện cho ngƣời ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng trong phạm vi và
nội dung ủy quyền, đồng thời chịu trách nhiệm về công việc ủy quyền. Vì vậy, không
thể nói rằng nếu ngƣời đại diện ủy quyền ký vào đơn khởi kiện là không thể hiện ý chí
và nguyện vọng của ngƣời khởi kiện. Việc ghi nhận ủy quyền ký vào đơn khởi kiện
hoàn toàn phù hợp với các quy định khác của BLTTDS vì theo quy định của BLTTDS
năm 2004 ghi nhận có 02 hình thức nhận đơn: qua đƣờng bƣu điện hoặc trực tiếp tại
tòa án và sắp tới đây BLTTDS năm 2015 quy định thêm hình thức nhận đơn qua trực
tuyến ( nếu tòa án có cổng thông tin điện tử). Việc gửi đơn khởi kiện qua đƣờng bƣu
điện, làm sao để xác định đƣợc đó có phải là chữ ký hay điểm chỉ của ngƣời khởi kiện?
Còn qua con đƣờng trực tuyến, ngƣời làm đơn khởi kiện có phải trực tiếp ký vào đơn
khởi kiện hay không? Hoặc xác định thời điểm ký vào đơn khởi kiện? Đến trực tiếp tòa
án nộp đơn và ký trƣớc mặt cán bộ tiếp nhận hay ký ở nhà rồi chỉ mang đến đó nộp?
Làm sao để xác định chữ ký trong đơn khởi kiện chính xác là của ngƣời khởi kiện?
Hơn nữa trong báo cáo tổng kết 10 năm thi hành BLTTDS năm 2004 cũng đã chỉ
ra bất cập của quy định ngƣời khởi kiện ký trực tiếp vào phần cuối đơn, theo đó Điều
161 của Bộ luật tố tụng dân sự quy định cá nhân, tổ chức có quyền thông qua ngƣời đại
diện hợp pháp khởi kiện vụ án nhƣng Điều 164 quy định ngƣời khởi kiện phải ký tên
vào đơn khởi kiện là không phù hợp với quy định của pháp luật về ngƣời đại diện,
đồng thời gây khó khăn cho trƣờng hợp các đƣơng sự muốn ủy quyền cho ngƣời khác

77
tiến hành toàn bộ các hành vi tố tụng của mình. Do đó, cần sửa đổi quy định này nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc đề nghị Tòa án giải quyết vụ
việc dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Tuy nhiên, thực tế việc tiếp nhận đơn khởi kiện tại các tòa án trong thời gian qua,
theo thống kê tại tòa án nhân dân các cấp tại tỉnh Bắc Ninh thì không có bất kỳ trƣờng
hợp nào nộp đơn qua đƣờng bƣu điện đƣợc tòa án tiếp nhận và thụ lý. Tất cả các vụ án
đều đƣợc cán bộ tiếp nhận thƣờng kiểm tra giấy tờ tùy thân, kiểm tra nội dung và hình
thức đơn sau đó làm thủ tục tiếp nhận, thụ lý đơn theo quy định.
Cũng vẫn là vấn đề đại diện theo ủy quyền, đối với vụ án về môi trƣờng, ảnh
hƣởng trực tiếp đến nhiều đối tƣợng khác nhau trên địa bàn, nếu không có cơ chế ủy
quyền đại diện thì việc hàng nghìn ngƣời phải trực tiếp ký đơn khởi kiện và cùng với
nó là hàng ngàn vụ án dân sự đƣợc thụ lý giải quyết với cùng một nội dung khởi kiện.
Ví dụ, vụ việc tốn khá nhiều giấy mực của báo chí và sự quan tâm của rất nhiều
ngƣời dân, cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nƣớc hiện nay là việc Công ty
TNHH gang thép Hƣng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã xả chất thải trực tiếp ra môi
trƣờng biển 04 tỉnh miền trung, làm ô nhiễm trầm trọng môi trƣờng biển, tôm cá chết
hàng loạt, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển và ảnh hƣởng nặng nề tới
cuộc sống của hàng triệu ngƣời dân 4 tỉnh miền trung. Trƣớc áp lực của dƣ luận và
những chứng cứ khoa học không thể phủ nhận, công ty này đã phải đứng ra chịu trách
nhiệm về lỗi do công ty đã để xả trực tiếp chất thải ra biển đồng thời cam kết bồi
thƣờng 500 triệu Đô la khắc phục hậu quả sự cố do công ty gây ra. Vụ việc vẫn đang
gây nhiều tranh cãi về vấn đề bồi thƣờng thiệt hại, khắc phục hậu quả, môi trƣờng biển,
môi trƣờng làm việc ngƣ dân, ..... Đứng trên phƣơng diện lý luận, nếu nhƣ vụ việc này
phải giải quyết tại tòa án, thì toà án phải thụ lý cả ngàn vụ án dân sự, vì ngƣời bị thiệt
hại lên tới con số hàng ngàn ngƣời. Song, thiệt hại của mỗi ngƣời lại không nhƣ nhau,
nên không thể là “đồng nguyên đơn dân sự”. Nếu phải xét xử, một toà án cấp huyện
cùng một lúc phải thụ lý và giải quyết hàng ngàn vụ án, sẽ tiến hành xét xử nhƣ thế
nào? Tuy nhiên, các hộ dân ở đây đã không thể khởi kiện tập thể đƣợc, do quy định
hiện hành không cho phép vì điều 162 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 quy định:

78
“1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo
vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”
Tổ chức, cá nhân ở đây đƣợc hiểu là, tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền và lợi
ích hợp pháp về môi trƣờng bị xâm phạm. Vậy thì, trong trƣờng hợp quyền và lợi ích
chung về bảo vệ môi trƣờng bị xâm phạm (tình trạng môi trƣờng tự nhiên bị ô nhiễm,
suy thoái nhƣ ví dụ trên...) thì ai là ngƣời có quyền khởi kiện?”. Các quy định hiện
hành trong Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 chƣa đáp ứng đƣợc thực tiễn trong việc
xử lý nghiêm việc vi phạm môi trƣờng và đảm bảo quyền lợi của những ngƣời dân bị
ảnh hƣởng do ô nhiễm. Các cơ quan nhà nƣớc, ngƣời dân đang lúng túng trong việc xử
lý vấn đề trên. Chƣa có quy định pháp luật cụ thể để giải quyết tình huống trên. Do
vậy, họ phải làm đơn khởi kiện riêng lẻ. Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 nên đƣợc
sửa đổi theo hƣớng cho phép ngƣời dân bị thiệt hại do hành vi ô nhiễm môi trƣờng gây
ra đƣợc có quyền khởi kiện tập thể hoặc khởi kiện theo cơ chế ủy quyền đại diện.
- Bất cập trong các quy định pháp luật về thủ tục tiền tố tụng:
Một số vụ việc trƣớc khi tòa án xem xét thụ lý giải quyết đều phải có các thủ tục
tiền tố tụng nhƣ hòa giải. Bộ luật lao động coi hòa giải nhƣ một nguyên tắc trong giải
quyết tranh chấp lao động. Tại Điều 201 BLLĐ quy định:
“1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải
viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây
không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp
bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo
hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự
nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”
Căn cứ Thông tƣ 28/2013/TT-BLĐTBXH một trong những tiêu chí để bổ nhiệm
hòa giải viên lao động là ngƣời có am hiểu pháp luật, do chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm

79
theo đề nghị của UBND cấp huyện căn cứ vào tình hình doanh nghiệp và lao động trên
địa bàn. Thực tế hoạt động của hòa giải viên lao động chƣa mang lại hiệu quả thiết
thực. Việc công nhận hòa giải viên lao động thực tế mỗi địa phƣơng không đồng đều
còn mang nặng tính hình thức. Theo thống kế sơ bộ tại tỉnh Bắc Ninh, có 08 huyện thị
thì chỉ có 06 huyện thị đã có quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động. Các hòa giải
viên hầu hết là những ngƣời kiêm nhiệm làm trong các tổ chức chính trị xã hội ở địa
phƣơng, kiến thức pháp luật về lao động cũng nhƣ kinh nghiệm hòa giải còn hạn chế.
Thực tế tại thành phố Bắc Ninh đã có hòa giải viên lao động nhƣng hầu nhƣ không
hoạt động. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động không hiệu quả của hòa giải
viên lao động: do ngƣời lao động chƣa biết đến quy định các tranh chấp lao động phải
qua thủ tục hòa giải.
- Đối với các tranh chấp đất đai, yêu cầu phải thông qua hòa giải ở cở sở tòa án
mới thụ lý giải quyết nhƣ đã phân tích tại chƣơng II. Việc quy định phải thông qua hoạt
động hòa giải ở cơ sở nhƣng lại không có văn bản nào hƣớng dẫn cụ thể việc tiến hành
hòa giải ở cơ sở đƣợc thực hiện theo trình tự, thủ tục và thời gian cụ thể cho việc giải
quyết hòa giải dẫn đến tình trạng ngƣời khởi kiện đã phải đi lại nhiều lần việc hòa giải
không kết quả. Có trƣờng hợp cá biệt, nếu một bên bị kiện là ngƣời nhà cán bộ UBND
cấp xã, việc gây khó khăn cho quá trình hòa giải hoàn toàn có thể xảy ra. Việc hòa giải
ở cơ sở với muc tiêu giữ gìn tình làng nghĩa xóm, ổn định trật tự địa phƣơng không đạt
đƣợc. Ngƣợc lại gây tốn kém về tiền bạc, thời gian của ngƣời khởi kiên. Hiện nay đã
có Luật hòa giải ở cơ sở nhƣng nội dung của Luật hòa giải cơ sở hoàn toàn không trùng
khớp với việc hòa giải tại UBND cấp xã hiện nay, bởi Luật hòa giải ở cơ sở điều chỉnh
hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở đƣợc thành lập từ thôn, khu phố chứ không phải
ban hòa giải ở xã nhƣ luật Đất đai quy định.
- Bất cập trong nội dung quy định của điều luật gây khó khăn cho ngƣời thực hiện
quyền khởi kiện.
BLDS 2005 cũng nhƣ BLDS năm 2015 đều có những quy định về việc thực hiện
hợp đồng vay mƣợn tài sản, đều sử dụng khái niệm “ thời gian hợp lý”. Đây là khái
niệm rất chung chung, không có văn bản nào hƣớng dẫn cụ thể nên dẫn đến nhiều cách
hiểu và áp dụng phƣơng thức giải quyết khác nhau điều này ảnh hƣởng đến việc thực

80
hiện quyền khởi kiện của ngƣời khởi kiện. Cụ thể, tại Điều 469 BLDS năm 2015 quy
định về việc thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn:
“1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền
đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhƣng phải báo cho
nhau biết trƣớc một thời gian hợp lý, trừ trƣờng hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại
tài sản bất cứ lúc nào, nhƣng phải báo trƣớc cho bên vay một thời gian hợp lý và đƣợc
trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ
lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhƣng cũng phải báo trƣớc cho bên
cho vay một thời gian hợp lý.”
Khoảng thời gian hợp lý ở đây là bao lâu: 1 tuần, 1 tháng, 1 quý, hai quý, 1 năm
hay nhiều hơn ? quy định của điều luật nhƣ vậy làm cho cả 2 bên đều khó thực hiện
quyền khởi kiện của mình.
- Bất cập trong việc xác định nơi cƣ trú của ngƣời bị kiện để xác định thẩm quyền
của tòa án giải quyết vụ án.
Theo quy định tại điều 39 BLTTDS năm 2015, tòa án nơi bị đơn cƣ trú có thẩm
quyền giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thƣơng
mại, lao động. Nơi cƣ trú của ngƣời bị kiện quyết định thẩm quyền giải quyết của tòa
án. Tuy nhiên nơi cƣ trú của ngƣời bị kiện đã không đƣợc hiểu thống nhất, ngƣời khởi
kiện không biết khởi kiện ở đâu, dẫn đến tình trạng tòa án đùn đẩy trách nhiệm, quyền
khởi kiện của ngƣời khởi kiện bị ảnh hƣởng nghiêm trọng.
Theo hồ sơ vụ việc, Anh Nguyễn Văn Hƣng, hộ khẩu thƣờng trú phƣờng Võ
Cƣờng, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Năm 2000 anh đăng ký kết hôn với chị
Nguyễn Thị An, hộ khẩu thƣờng trú tại xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Sau
khi kết hôn, chị chuyển hộ khẩu về nhà chồng và sinh sông tại nhà chồng. Do nhà cách
xa nơi làm việc nên chị Nguyễn Thị An thuê nhà trọ ở xã phù Chẩn , Từ sơn đi làm cho
tiện. Tại đây chị có đăng ký tạm trú. Sau 3 năm chung sống, hai vợ chồng không có
con, cuộc sống vợ chông không hạnh phúc, anh thƣờng xuyên đánh đập chị do nghi
ngờ chuyện tình cảm. Chị chuyển đồ đạc về nhà mẹ đẻ ở Tiên Du, hàng ngày vẫn đi
làm ở Từ Sơn, những hôm làm ca đêm chị ở lại nhà trọ. Ngày 15/10/2015 Anh Hƣng

81
làm đơn khởi kiện xin ly hôn với chị Nguyễn Thị An lên TAND thành phố Bắc Ninh
(vì hộ khẩu thƣờng trú của chị An hiện vẫn ở nhà chồng). Sau khi tiếp nhận đơn,
TAND thành phố Bắc Ninh đã trả lại đơn cho anh Nguyễn Văn Hƣng và hƣớng dẫn
anh đến ANND huyện Tiên Du ( nơi chị An cƣ trú và sinh hoạt thực tế hiện nay). Tuy
nhiên, TAND huyện Tiên Du cho rằng chị Nguyễn Thị An hiện đang tạm trú tại Xã
Phù Chẩn, TX. Từ Sơn nên hƣớng dẫn anh Hƣng khởi kiện tại TAND TX. Từ
Sơn[12]..
Có nhiều quan điểm khác nhau về xác định thẩm quyền giải quyết vụ án theo nơi
cƣ trú của bị đơn trong vụ án trên.
Quan điểm thứ nhất cho rằng: TAND TP. Bắc Ninh, nơi chị An có hộ khẩu
thƣờng trú có thẩm quyền giải quyết.
Quan điểm thứ 2 cho rằng TAND Huyện Tiên Du, nơi chị An hiện cƣ trú, sinh
hoạt thực tế có thẩm quyền giải quyết.
Quan điểm thứ 3: TAND TX. Từ Sơn nơi chị An đăng ký tạm trú và hiện chị
đang làm việc và trọ tại đó có thẩm quyền giải quyết.
Chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ 2, TAND huyện Tiên Du có thẩm quyền giải
quyết, vì sau khi mâu thuẫn với anh Hƣng, chị An đã về nhà mẹ đẻ cƣ trú, ăn ở sinh
hoạt thƣờng xuyên ở đây. Vì theo điều 12 Luật cƣ trú quy định “Nơi cư trú của công
dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân
là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.”
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phƣơng tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cƣ
trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc đƣợc cơ quan, tổ
chức, cá nhân cho thuê, cho mƣợn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thƣờng trú là nơi công dân sinh sống thƣờng xuyên, ổn định, không có thời
hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thƣờng trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thƣờng trú và đã đăng ký
tạm trú.
2. Trƣờng hợp không xác định đƣợc nơi cƣ trú của công dân theo quy định tại
khoản 1 Điều này thì nơi cƣ trú của công dân là nơi ngƣời đó đang sinh sống.”

82
Cùng một tình huống nhƣ trên nhƣng nhiều tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc
đình chỉ giải quyết vụ án điều này ảnh hƣởng nghiêm trọng đến quyền tự do khởi kiện
của ngƣời khởi kiện.
- BLTTDS và BLDS hiện hành cũng nhƣ đã sửa đổi đều thiếu quy định về quyền
khởi kiện của cổ đông thực hiện theo cơ chế kiện phái sinh.
Nếu nhƣ trƣớc đây Luật doanh nghiệp 2005 và các văn bản hƣớng dẫn quy định
Cổ đông, nhóm Cổ đông sở hữu ít nhất 1% số Cổ phần phổ thông liên tục trong thời
hạn 06 tháng chỉ có quyền yêu cầu Ban kiểm soát khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với
thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc) trong các trƣờng hợp nhất
định. Ban kiểm soát phải có văn bản xác nhận đã nhận đƣợc yêu cầu khởi kiện và tiến
hành các thủ tục khởi kiện theo yêu cầu. Trƣờng hợp Ban kiểm soát không khởi kiện
theo yêu cầu quy định hoặc trong công ty Cổ phần không có Ban kiểm soát thì Cổ
đông, nhóm Cổ đông quy định tại khoản 1 Điều này có quyền trực tiếp khởi kiện thành
viên Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng giám đốc). Nhƣ vậy quyền khởi kiện của cổ
đông bị hạn chế bởi ban kiểm soát công ty, điều này hạn chế quyền tự do khởi kiện của
cổ đông. Để khắc phục tình trạng này, điểm đáng chú ý tại Luật Doanh nghiệp 2014, có
hiệu lực từ ngày 1/7/2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định: cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu
ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 6 tháng có quyền tự mình hoặc
nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT, giám đốc
hoặc tổng giám đốc...Quy định này sẽ bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của cổ
đông; đảm bảo nguyên tắc đối xử công bằng giữa các cổ đông. Với hƣớng cải cách
trên, quyền khởi kiện của cổ đông đƣợc mở hơn so với quy định của Luật doanh nghiệp
2005. Bởi không chỉ có quyền tự mình khởi kiện, Luật Doanh nghiệp 2014 còn trao
cho cổ đông quyền đƣợc trực tiếp hoặc nhân danh công ty khởi kiện (cơ chế kiện phái
sinh) cá nhân ngƣời quản lý doanh nghiệp khi phát hiện ngƣời quản lý doanh nghiệp có
các hành vi vi phạm, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và gián tiếp cho cổ đông, để đòi
bồi thƣờng thiệt hại. Tuy nhiên, những cải cách của Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ cải
thiện một phần khả năng bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông nhỏ lẻ, phần quan trọng còn
lại phụ thuộc nhiều vào mức độ cải cách của hệ thống tƣ pháp về tố tụng dân sự, cơ
quan tòa án. Điều đáng tiếc là hiện nay khái niệm kiện phái sinh chƣa có trong hệ

83
thống pháp luật của Việt Nam, ngoại trừ đƣợc quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014.
Cơ chế kiện phái sinh rất quan trọng và nó không dễ phát huy hiệu quả theo cơ chế
khởi kiện nhƣ quy định của pháp luật về dân sự hiện hành, đó là ai bị thiệt hại trực tiếp,
thì mới có quyền khởi kiện. Bởi lẽ, hành vi vi phạm của ngƣời quản lý DN thƣờng gây
thiệt hại trực tiếp cho DN, còn chỉ gây thiệt hại gián tiếp cho cổ đông. Sẽ là không
tƣởng nếu trông chờ DN đứng ra khởi kiện ngƣời quản lý DN, bởi điều này chẳng khác
nào ngƣời quản lý DN tự kiện chính họ. Cơ chế kiện phái sinh chƣa đƣợc quy định
trong Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự , chƣa có các nội dung về trình tự, thủ
tục của cơ chế khởi kiện phái sinh.
- Vấn đề chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện:
Khoản 5 điều 189 BLTTDS năm 2015 quy định: “ Kèm theo đơn khởi kiện phải
có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm
phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài
liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để
chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện
bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong
quá trình giải quyết vụ án.”
Quy định của điều luật vẫn còn chung chung, khó thực hiện khi hiểu thế nào là
chứng cứ, tài liệu “hiện có”. “Hiện có” ở đây là đã có trong tay ngƣời khởi kiện hay co
chứng cứ, tài liệu nhƣng chứng cứ tài liệu đó lại do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
đang quản lý.
Ví dụ 1: Khi gửi đơn khởi kiện cho Toà án yêu cầu giải quyết ly hôn (có đăng ký
kết hôn hợp pháp), nuôi con, chia tài sản, thì về nguyên tắc ngƣời khởi kiện phải gửi
kèm theo đầy đủ các tài liệu, chứng cứ về quan hệ hôn nhân, con, tài sản chung của vợ
chồng; Ngƣời nộp đơn khởi kiện biết chắc chắn rằng mình có đăng ký kết hôn, con có
giấy khai sinh nhƣng do 1 ngƣời không muốn ly hôn nên giữ không chịu đƣa cho đối
tác. Có thể thấy giấy chứng nhận kết hôn và giấy khai sinh là chứng cứ hiện có của
đƣơng sự nhƣng đang nằm trong tay của ngƣời khác.
Một khía cạnh khác, đối với vụ án xin ly hôn, một trong những chứng cứ tài liệu
quan trọng đó là Giấy chứng nhận kết hôn. Tuy nhiên, một thực tế đối với trƣờng hợp

84
những cặp vợ chồng đã sống với nhau lâu năm, họ đã đăng ký kết hôn nhƣng không
còn giữ đƣợc Giấy chứng nhận kết hôn và UBND nơi họ đăng ký trƣớc đây cũng
không lƣu giữ đƣợc sổ đăng ký kết hôn do vậy không thể cấp bản sao giấy chứng nhận
đăng ký kết hôn theo yêu cầu của ngƣời vợ hoặc chồng. Đối với trƣờng hợp này, có
nhiều cách giải quyết ở các tòa khác nhau vì không có hƣớng dẫn cụ thể.
- Sự thiếu hợp tác của cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lƣu giữ chứng cứ, tài liệu
dẫn tới khó khăn cho đƣơng sự trong việc thực hiện quyền khởi kiện
Về nguyên tắc, khi Tòa án nhận đƣợc đơn khởi kiện thì Tòa án sẽ vào sổ nhận
đơn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tiễn cho thấy vẫn còn có những
trƣờng hợp khi nhận đơn khởi kiện, cán bộ nhận đơn xét thấy đơn khởi kiện của đƣơng
sự về hình thức và nội dung không theo đúng quy định của pháp luật hoặc còn thiếu
các tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc thụ lý vụ án. Toà án đã yêu cầu đƣơng sự bổ
sung chứng cứ, tài liệu ban đầu để có thể thụ lý vụ án nhƣng đƣơng sự không thể bổ
sung đƣợc do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lƣu giữ các tài liệu, chứng cứ này không
có thiện chí cung cấp cho đƣơng sự. Trong khi đó, theo pháp luật hiện hành thì đƣơng
sự chỉ có quyền yêu cầu Toà án can thiệp sau khi vụ án đã đƣợc Toà án thụ lý và
đƣơng sự phải xuất trình đƣợc cho Toà án văn bản trả lời của cá nhân, cơ quan, tổ chức
đó về lý do của việc không cung cấp chứng cứ, tài liệu cho đƣơng sự. Thực tế này đã
dẫn tới việc đƣơng sự không thể thực hiện đƣợc quyền khởi kiện của mình.

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền tự do khởi kiện vụ
án dân sự theo pháp luật Việt Nam

- Sửa đổi quy định về về hình thức và nội dung đơn khởi kiện:
Nhƣ phân tích tại chƣơng II cũng nhƣ bất cập về quy định ngƣời làm đơn khởi
kiện phải trực tiếp ký hoặc điểm chỉ ( nếu là cá nhân) ký, đóng dấu ( nếu là cơ quan tổ
chức). Quy định nhƣ vậy là quá cứng nhắc không đảm bảo quyền tự do khởi kiện của
chủ thể. Bất cập này cũng đã đƣợc tổng kết 10 năm thi hành BLTTDS năm 2004. Để
đảm bảo quyền lợi của ngƣời khởi kiện, tạo điều kiện cho họ thể hiện ý chí trực tiếp
(ký hoặc điểm chỉ) hoặc gián tiếp thông qua ủy quyền. Bởi Hợp đồng ủy quyền của
đƣơng sự cũng đảm bảo thể hiện đầy đủ ý chí của chủ thể thông qua nội dung ủy

85
quyền, trách nhiệm, hậu quả pháp lý của hai bên khi thực hiện hoạt động ủy quyền đó
Có nhƣ vậy tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể thực hiện quyền tự do khởi kiện của
mình một cách tối đa. Đồng thời điều này cũng phù hợp với quy định “mở” của
BLTTDS năm 2015 với đa dạng hình thức tiếp nhận đơn thƣ của Tòa án hiện nay.
- Bổ sung quy định về quyền trực tiếp đến Toà án để trình bày yêu cầu
Việc nghiên cứu cho thấy một số quy định về thủ tục tố tụng trong BLTTDS và
văn bản hƣớng dẫn hiện nay cũng chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu về sự “thuận
tiện”, đảm bảo quyền khởi kiện của đƣơng sự. Chẳng hạn, sự thiếu vắng trong các quy
định về quyền trực tiếp đến Toà án để trình bày đơn khởi kiện, đơn kháng cáo trong
những trƣờng hợp đƣơng sự tàn tật hoặc không biết chữ là chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu
bảo đảm quyền khởi kiện.
Do vậy, chúng tôi kiến nghị bổ sung quy định về quyền trực tiếp đến Toà án để
trình bày yêu cầu khởi kiện, yêu cầu kháng cáo trong những trƣờng hợp đƣơng sự là
ngƣời tàn tật hoặc không biết chữ. Cán bộ Toà án sẽ có trách nhiệm lập biên bản về nội
dung khởi kiện hay kháng cáo mà đƣơng sự trình bày để đƣa vào hồ sơ vụ án.
Ngoài ra, cần bổ sung quy định đƣơng sự có quyền yêu cầu các tổ chức trợ giúp
pháp lý trợ giúp trong việc làm đơn khởi kiện, đơn kháng cáo hoặc các giấy tờ khác
liên quan tới việc kiện tụng tại Toà án và trách nhiệm của các tổ chức này trong việc
trợ giúp miễn phí cho đƣơng sự thuộc những trƣờng hợp nói trên và cho những đƣơng
sự thuộc diện nghèo, gia đình chính sách.
- Sửa đổi quy định về quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện
Theo đó, Điều 244 BLTTDS năm 2014 quy định việc thay đổi, bổ sung yêu cầu
của đƣơng sự tại phiên tòa sơ thẩm không đƣợc vƣợt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện
yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu. Quy định nhƣ vậy đã không bảo đảm
quyền tự do khởi kiện của đƣơng sự, ví dụ trong quan hệ vay mƣợn giữa A và B, A nợ
B tổng là 100 triệu và trong tay của A chỉ có Giấy biên nhận nợ là 100 triệu. Sau khi
khởi kiện, tại phiên tòa sơ thẩm A phát hiện thêm Giấy biên nhận nợ 50 triệu của B
nữa. A yêu cầu đƣợc kiện đòi bổ sung 50 triệu. Trƣờng hợp này có đƣợc coi là vƣợt
quá phạm vi khởi kiện không? Do vậy, chúng tôi kiến nghị sửa đổi Điều 244 BLTTDS
năm 2015 theo hƣớng bổ sung yêu cầu của đƣơng sự tại phiên toà đƣợc chấp nhận nếu

86
không vƣợt quá quan hệ pháp luật tranh chấp hay không làm phát sinh một quan hệ
pháp luật mới cần phải giải quyết. Đồng thời BLTTDS năm 2015 cũng chƣa có hƣớng
dẫn hoặc quy định cụ thể về vấn đề thế nào là vƣợt quá phạm yêu cầu ban đầu nên thực
tiễn áp dụng điều luật không có sự thống nhất.
- Sửa đổi các quy định về điều kiện hoà giải tiền tố tụng
Cũng nhƣ quy định của Luật đất đai năm 2003, Điều 202 Luật đất đai năm 2013
vẫn quy định về thủ tục hòa giải tiền tố tụng tại UBND cấp xã, theo đó:
“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải
quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn
đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh
chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các
tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được
thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải
quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác
nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản
hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất
tranh chấp.”
Dƣới góc nhìn bảo đảm quyền khởi kiện thì hoà giải ở cơ sở bắt buộc nhằm tăng
cƣờng đoàn kết trong nội bộ nhân dân chỉ nên đặt ra đối với tranh chấp về xác định ai
là ngƣời có quyền sử dụng đất, mốc giới giữa các hộ liền kề. Nếu tất cả các tranh chấp
về quyền sử dụng đất đều phải qua hoà giải cơ sở thì dƣờng nhƣ gây khó khăn cho
ngƣời dân khi thực hiên quyền khởi kiện của mình. Đồng thời, để tránh trƣờng hợp lợi
dụng việc phải tiến hành hòa giải ở cơ sở, một số cán bộ có chức trách giải quyết việc
hòa giải cố tình gây khó khăn, kéo dài vụ việc ảnh hƣởng đến việc thực hiện quyền
khởi kiện của ngƣời khởi kiện thì BLTTDS cũng phải quy định rõ trình tự, thủ tục, thời
hạn tiến hành hòa giải ở cơ sở. Trong một thời hạn nhất định mà việc hòa giải không

87
đƣợc tiến hành hoặc hòa giải không thành đƣơng sự có quyền trực tiếp khởi kiện tại tòa
án mà không cần xác nhận có kết quả hòa giải hay không.
Từ những phân tích trên, chúng tôi kiến nghị sửa đổi các quy định về điều kiện
khởi kiện theo hƣớng coi việc hoà giải cơ sở chỉ bắt buộc đối với tranh chấp về quyền
sử dụng đất, mốc giới giữa các hộ liền kề nhằm duy trì tình đoàn kết trong nội bộ nhân
dân. Đồng thời cần có quy định bổ sung nhằm bảo đảm hơn quyền khởi kiện của
đƣơng sự theo hƣớng: Nếu hết thời hạn theo Khoản 3 Điều 202 Luật đất đai 2013 ( 45
ngày kể từ ngày UBND nhận đơn) mà chủ tịch UBND cấp xã không tiến hành hoà giải
hoặc không có điều kiện hoà giải (bên bị kiện không có thiện chí nên không có mặt
hoặc không thể có mặt...) thì đƣơng sự có quyền khởi kiện ra Toà án.
- Đối với tranh chấp lao động:
BLLĐ quy định hầu hết các trƣờng hợp đều phải tiến hành hòa giải qua hoạt động
của hòa giải viên lao động. Quy định nhƣ vậy chỉ mang tính chất ý nghĩa về hình thức
bởi thực tế hoạt động của các hòa giải viên lao động không hiệu quả, thậm chí không
hoạt động. BLLĐ nên quy định vấn đề hòa giải chỉ dừng lại ở việc khuyến khích hòa
giải chứ không nên quy định là điều kiện bắt buộc trƣớc khi khởi kiện ra tòa.
- Bổ sung quy định trình tự, thủ tục và nội dung cơ chế kiện phái sinh đối với
trƣờng hợp cổ đông khởi kiện ngƣời quản lý. Các Điều 72 và Điều 161 của Luật Doanh
Nghiệp năm 2014 quy định về các trƣờng hợp mà cổ đông, hoặc tự mình hoặc nhân
danh công ty, khởi kiện ngƣời quản lý. Về cơ bản, ngƣời quản lý bị kiện nếu vi phạm
bất cứ nghĩa vụ nào của mình cho dù đƣợc ghi nhận ở các văn bản nội bộ của công ty
nhƣ điều lệ hay các quy định của pháp luật. Theo Điều 161 của Luật Doanh Nghiệp thì
„trình tự, thủ tục khởi kiện thực hiện tƣơng ứng theo quy định của pháp luật về tố tụng
dân sự‟. Có nghĩa là Luật Doanh Nghiệp 2014 về cơ bản chỉ đặt ra các trƣờng hợp mà
một cổ đông có thể khởi kiện ngƣời quản lý, cho dù là trực tiếp hay phái sinh. Phần còn
lại của hoạt động tố tụng sẽ do BLTTDS điều chỉnh.
Tuy nhiên, sự không tƣơng thích giữa BLTTDS và Luật Doanh Nghiệp 2014 về
một số vấn đề có thể vô hiệu hoá quyền kiện phái sinh của cổ đông. Ví dụ khái niệm
ngƣời khởi kiện phái sinh trong Luật Doanh Nghiệp 2014 chƣa hoàn toàn tƣơng thích
với định nghĩa về „nguyên đơn‟. Theo BLTTDS, nguyên đơn là cá nhân hoặc tổ chức

88
khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp
pháp của ngƣời đó bị xâm phạm. Lợi ích ở đây phải là lợi ích trực tiếp. Đến đây sẽ có
một số câu hỏi đƣợc đặt ra là cùng là hành vi vi phạm của ngƣời quản lý, hành vi nào
sẽ xâm hại trực tiếp đến quyền lợi của cổ đông và hành vi nào thì không. Ví dụ nhƣ
phân tích ở trên, việc không chia cổ tức sẽ đụng chạm thực sự đến quyền lợi của cổ
đông trong khi hành vi tắc trách và lơ là của ngƣời quản lý sẽ tác động trực tiếp tới
doanh nghiệp, dù cuối cùng sẽ đến cổ đông.
Việc không xác định chính xác vai trò của ngƣời khởi kiện phái sinh sẽ dẫn đến
việc không có quy định về quyền và nghĩa vụ tƣơng ứng cho họ trong BLTTDS.
Điểm phức tạp hơn và cần sự giải quyết ở cả hai đầu là Luật Doanh Nghiệp 2014
và BLTTDS là vạch ra một lằn ranh giữa các trƣờng hợp, điều kiện và thủ tục kiện trực
tiếp với các nội dung tƣơng tự trong hoạt động kiện phái sinh.
Một trong những câu hỏi cơ bản của hoạt động kiện phái sinh là ai sẽ là ngƣời
chịu các chi phí tố tụng. Theo Điều 161 khoản 2 của Luật Doanh Nghiệp 2014 thì “chi
phí khởi kiện trong trường hợp cổ đông, nhóm cổ đông khởi kiện nhân danh công ty sẽ
tính vào chi phí của công ty, trừ trường hợp thành viên khởi kiện bị bác yêu cầu khởi
kiện”. Hiểu một cách đơn giản, cổ đông chỉ có thể đòi đƣợc tiền nếu thắng kiện.
Tuy nhiên, cách tiếp cận hợp lý này có thể vƣớng ngay ở những quy định về
nghĩa vụ thanh toán một số chi phí tố tụng theo quy định của BLTTDS. Ví dụ chi phí
khởi kiện trong Luật Doanh Nghiệp 2014 bao gồm những loại chi phí nào và liệu, ví
dụ, chi phí luật sƣ có nằm trong nhóm này không? Điều 144 Khoản 2 của BLTTDS
quy định “chi phí cho ngƣời phiên dịch, cho luật sƣ do ngƣời có yêu cầu chịu, trừ
trƣờng hợp các bên đƣơng sự có thoả thuận khác” Quy định này không tƣơng thích với
Điều 161 của Luật Doanh Nghiệp 2014 ở chỗ cổ đông khởi kiện nhân danh cho công ty
và việc cổ đông đạt đƣợc thoả thuận với ngƣời quản lý, bị đơn, về việc trả chi phí luật
sƣ là điều không tƣởng.
Do vậy, BLTTDS cần phải sửa theo hƣớng ghi nhận quy định của Luật Doanh
Nghiệp 2014 là một điều khoản riêng rẽ và độc lập. Ngoài ra do Luật Doanh Nghiệp
2014 không tách biệt giữa khởi kiện trực tiếp và kiện phái sinh, có thể tồn tại một

89
nghịch lý là cổ đông kiện phái sinh vì lợi ích của mình (ví dụ nhƣ chia cổ tức trực tiếp)
bằng tiền của công ty theo Điều 161 khoản 2 nêu trên.
- Sửa đổi quy định về trả lại đơn khởi kiện khi đương sự không sửa đổi, bổ sung
đơn khởi kiện theo yêu cầu của Toà án
BLTTDS năm 2004 và BLTTDS năm 2015 cùng quy định thì Toà án trả đơn
khởi kiện cho đƣơng sự nếu đƣơng sự không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong thời
hạn luật định. Xét về thực tế việc đƣơng sự không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo
thời hạn đƣợc Toà án yêu cầu cũng có thể do có những lý do chính đáng dẫn tới họ
không thể thực hiện đƣợc việc sửa đổi, bổ sung này. BLTTDS quy định thời hạn cho
việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện là 30 ngày (BLTTDS năm 2011), 1 tháng
(BLTTDS 2015) và có thể gia hạn nhƣng không quá 15 ngày. Tuy nhiên BLTTDS
không quy định rõ thời hạn 1 tháng hay gia hạn thêm 15 ngày kể từ ngày nào? Ngày
ban hành văn bản thông báo hay ngày đƣơng sự nhận đƣợc văn bản thông báo? Hơn
nữa, BLTTDS năm 2015 quy định cả hình thức gửi văn bản thông báo qua 02 hình
thức gửi bƣu điện hoặc gửi trực tuyến. Nếu vì lý do khách quan nào đó không phải từ
ngƣời khởi kiện mà họ chƣa nhận đƣợc thông báo hoặc nhận quá chậm, không có đủ
thời gian để chuẩn bị sửa đổi, bổ sung đơn kiện theo yêu cầu thì sao? Do vậy, để bảo
đảm quyền khởi kiện của ngƣời khởi kiện, BLTTDS cần quy định rõ thời hạn sửa đổi,
bổ sung đơn kiện kể từ ngày đƣơng sự nhận đƣợc văn bản thông báo của tòa án.

90
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Kết quả nghiên cứu thực tiễn thực hiện các quy định của BLTTDS về quyền tù do
khởi kiện theo pháp luật Việt Nam trên phƣơng diện cả lĩnh vực luật nội dung và luật
tố tụng đã cho thấy những thành tựu cơ bản trong việc thực hiện pháp luật về vấn đề
này. Bên cạnh đó, việc bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện cũng còn nhiều hạn chế, bất
cập.
Những hạn chế, bất cập và vƣớng mắc nảy sinh trƣớc hết là do pháp luật về nội
dung và pháp luật tố tụng quy định về quyền tự do khởi kiện của chúng ta về vấn đề
này còn thiếu cụ thể, chƣa hợp lý hoặc thiếu vắng những cơ chế cần thiết để bảo đảm
thực hiện quyền khởi kiện của đƣơng sự. Một số quy định của BLTTDS nhƣ hoà giải
tiền tố tụng đối với tranh chấp đất đai, quy định căn cứ trả đơn khởi kiện vì đƣơng sự
không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Toà án, nội dung quy định của
điều luật còn chung chung.... cũng chƣa thực sự bảo đảm quyền khởi kiện của chủ thể.
Quy định về quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của đƣơng sự đã hạn chế quá mức quyền
khởi kiện của đƣơng sự...v.v. Ngoài ra, giữa pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng
còn thiếu sự thống nhất nhƣ quy định về cơ chế kiện phái sinh....
Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, luận văn đã luận giải và đề xuất những
kiến nghị có giá trị cho việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm
quyền tự do khởi kiện trên thực tế.

91
KẾT LUẬN CHUNG
Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền tự do khởi kiện xây dựng tiền đề
lý luận cho việc đánh giá các quy định hiện hành về vấn đề này có ý nghĩa quan trọng.
Chƣơng 1 của luận văn đã tập trung phân tích, xây dựng các khái niệm cơ bản về
“Quyền tự do khởi kiện” trên cơ sở tham khảo, kế thừa và phát triển các khái niệm có
liên quan của các nhà khoa học trƣớc đó.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đã làm rõ đƣợc cơ sở của quyền tự do khởi
kiện, những nội dung cơ bản của quyền tự do khởi kiện đƣợc phân tích trên phƣơng
diện cả pháp luật về nội dung ( BLDS năm 2005; BLDS năm 2015 và một số luật
chuyên ngành) và pháp luật tố tụng BLTTDS năm 2004 và BLTTDS năm 2015). Cụ
thể là việc bảo đảm quyền khởi kiện đƣợc thực hiện thông qua sự minh bạch hoá và
quy định hợp lý các điều kiện thụ lý vụ án, cơ chế hỗ trợ đƣơng sự thực hiện quyền
khởi kiện, cơ chế ràng buộc trách nhiệm, giám sát hoạt động tố tụng của Toà án và tạo
cơ hội cho đƣơng sự có thể chống lại sự lạm quyền hay vi phạm quyền này từ phía Toà
án.
Trên cơ sở vận dụng kết quả nghiên cứu lý luận tại Chƣơng 1 để soi sáng luật
thực định về vấn đề quyền tự do khởi kiện của chủ thể, Chƣơng 2 của bản luận văn đã
phân tích cụ thể , có sự so sánh giữa quy định hiện hành của BLDS năm 2005 và BLDS
năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 tới đây cũng nhƣ các quy định của BLTTDS
năm 2004 và BLTTDS năm 2015 đã đƣợc Quốc hội khoá 13 thông qua ngày
26/11/2015 và có hiệu lực toàn bộ vào ngày 1/1/2017 có thể thấy các quy định của
pháp luật dân sự Việt Nam đã ghi nhận quyền tự do khởi kiện và đã có những quy định
tƣơng đối hợp lý nhằm bảo đảm cho các chủ thể thực hiện quyền tự do khởi kiện của
mình trên thực tế đặc biệt là BLDS và BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên, các quy định
của pháp luật dân sự cũng còn những hạn chế nhất định, chƣa đáp ứng yêu cầu thực
hiện quyền tự do khởi kiện của đƣơng sự nhƣ quy định về điều kiện hoà giải tiền tố
tụng đối với tranh chấp đất đai, tranh chấp về lao động, quy định căn cứ trả đơn khởi
kiện vì đƣơng sự không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Toà án, thời
hạn thực hiện yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; quy định về tài liệu, chứng bắt

92
buộc phải gửi kèm theo đơn khởi kiện; cơ chế kiện phái sinh của cổ đông công ty cổ
phần hoặc thành viên công ty TNHH...v.v.
Để có cơ sở vững chắc cho việc đề xuất kiến nghị, luận văn đã tập trung nghiên
cứu, khảo sát về thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền tự do khởi kiện. Kết quả nghiên
cứu thực tiễn thực hiện các quy định của luật nội dung cũng nhƣ luật tố tụng về quyền
tự do khởi kiện của chủ thể đã cho thấy bên cạnh những thành tựu cơ bản trong việc
thực hiện pháp luật, việc bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện cũng còn nhiều hạn chế,
bất cập và vƣớng mắc.
Hiến pháp 2013 có hiệu lực pháp luật cùng với nhiều quy định mới khẳng định
mạnh mẽ bảo đảm quyền con ngƣời trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội , chính
trị....Để phù hợp với quy định sửa đổi bổ sung cũng nhƣ điểm mới của Hiến pháp 2013,
BLDS và BLTTDS năm 2015 đã đƣợc Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 25/11/2015
có hiệu lực năm 2017 tới đây cũng nhƣ các luật chuyên ngành khác đã khắc phục đƣợc
phần lớn những bất cập, hạn chế của luật nội dung ( BLDS năm 2005 và một số luật
chuyên ngành) và BLTTDS năm 2004. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực tiễn quy
định của pháp luật hiện hành và những quy định mới trong BLTTDS và BLDS 2015,
luận văn đã chỉ ra những hạn chế, bất cập từ các quy định của luật thực định, những
hạn chế, bất cập và vƣớng mắc nảy sinh trƣớc hết trƣớc hết là do pháp luật tố tụng dân
sự của chúng ta về vấn đề này còn thiếu cụ thể, chƣa hợp lý hoặc thiếu vắng những cơ
chế cần thiết để bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện của đƣơng sự. Ngoài ra, sự hạn chế
trong việc thực hiện quyền tự do khởi kiện còn có nguyên nhân từ sự thiếu hiểu biết
của đƣơng sự về các quy định của pháp luật, sự lúng túng, thiếu sót của các Toà án
trong công tác thụ lý vụ án dẫn tới việc trả đơn, đình chỉ giải quyết vụ án không đúng
pháp luật hoặc chậm thụ lý giải quyết vụ án cũng nhƣ cơ chế phối hợp giữa toà án với
các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện quyền tự do khởi kiện của chủ thể.
Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, kết nối giữa nghiên cứu lý luận, luật
thực định và thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền tự do khởi kiện, luận văn đã cố
gắng luận giải và đề xuất những kiến nghị có giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện
pháp luật, nâng cao hiệu quả của việc thực hiện quyền tự do khởi kiện ở Việt Nam.

93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Trần Bạt (2005), Biện chứng của Tự do , Tạp chí Khoa học & Tổ
quốc số 5/2005
2. Nguyễn Công Bình(2008), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam Đại học
Luật Hà Nội, Nxb CAND.
3. Đại học Luật Hà Nội(2005), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Nxb Tƣ pháp, Hà
Nội.
4. Đại học Luật Hà Nội (1998), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, , Nxb
CAND.
5. Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình luật TTDS Việt Nam, NXB công an
nhân dân.
6. Trần Thúc Linh (1964), Danh từ pháp luật lƣợc giải, Nhà sách Khai Trí, Sài
Gòn.
7. Phan Hữu Thƣ (1994), Giáo trình luật tố tụng dân sự, Đại học Luật Hà Nội
8.Serge Guinchard et Frédérique Ferrand (2006), Procédure civile, Droit interne
et droit communautaire, Dalloz, 28 édition 2006, p. 128, tr 506

9. Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2004.
10. Trang web Wikipedia Tiếng Việt , địa chỉ
http://vi.wikipedia.org/Wikipedia_tiếng_Việt.
11. Bản án dân sự sơ thẩm số: 18/2015/DSST ngày 12/03/2015 của TAND thành
phố Bắc Ninh.
12. Thông báo số 35/TB-TAND ngày 22 /10/2016 của TAND thành phố Bắc
Ninh về việc.
13.TS. Quách Thúy Quỳnh (2012) Về chế định kiện phái sinh (Tạp chí Luật học
số 3/2012).
14. Kiện phái sinh địa chỉ
https://vietnamlawgate.wordpress.com/2015/11/03/kien-phai-sinh-phan-i/
15. Quốc hội (2013)Hiến pháp nƣớc CHXHCN Việt Nam năm 2013;
94
16. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Hà Nội;
17. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, Hà Nội;
18.Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự năm 2005, Hà Nội;
19.Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự năm 2015, Hà Nội;
20. Quốc hội (2012), Bộ luật Lao động, Hà Nội.
21. Từ điển Tiếng Việt (2003), Nxb. Đà Nẵng;
22. Viện Khoa học pháp lý-Bộ Tƣ pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb. Từ điển
bách khoa - Nxb. Tƣ pháp, Hà Nội;
23. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa luật lệ về Tố tụng dân sự,
Hà Nội.
24. Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán
TAND tối cao Hƣớng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải
quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã đƣợc sửa đổi, bổ
sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.
25. Lê Thị Bích Lan (2005), “Vấn đề khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự”, Luật
học, (Số đặc san về Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005).
26. Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng kết năm 2015 và nhiệm vụ
trọng tâm công tác năm 2016 của các Tòa án nhân dân
27. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày
12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn thi hành các
quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm”
của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội.
28. Liễu Thị Hạnh, Thụ lý vụ án dân sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận
án thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2009;
29. Nguyễn Thu Hiền, Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý án Dân sự trong
pháp luật tố tụng Việt Nam, Luận án thạc sỹ luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà
Nội, 2012.
30. Văn phòng thƣờng trực về nhân quyền, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh (2015), Quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến
Pháp

95
96

You might also like