You are on page 1of 20

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

----🙣🕮🙡----

TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
CHẾ ĐỊNH HỢP ĐỒNG TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

Học phần : pháp luật đại cương


Giảng viên hướng dẫn: Lương Thị Thùy Dương
Thực hiện    : Nhóm 1
Lớp học phần :DHCNTT16C

    
TP.HCM, ngày 22 tháng 02 năm 2022
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM 1
Số TT Thành viên MSSV

1 Hà Nhật Trường 20093721

2 Hồ Huỳnh Minh Nhựt 20109361

3 Trần Anh Vy 20013231

4 Nguyễn Thị Xuân Đào 20069971

5 Tạ Kim Phượng 20077581

6 Lê Ngọc Hân 20122531

7 Phan Thị Kim Hằng 20013971

8 Lương Thị Minh An 20091961

9 Nguyễn Thị Như Quỳnh 20109401

10 Hồ Thị Kiều Thanh 20088621


Số Hiệu quả công
Thành viên MSSV Công việc
TT việc

1 Hà Nhật Trường 20093721 Tìm hiểu tài liệu, làm ppt 100/100

Hồ Huỳnh Minh
2 20109361 Tìm tài liệu, tìm hiểu tài liệu 100/100
Nhựt

3 Trần Anh Vy 20013231 Tìm tài liệu, tìm hiểu tài liệu 100/100

Nguyễn Thị Xuân


4 20069971 Tìm tài liệu, tìm hiểu tài liệu 100/100
Đào

5 Tạ Kim Phượng 20077581 Tìm tài liệu, tìm hiểu tài liệu 90/100

6 Lê Ngọc Hân 20122531 Thuyết trình 100/100

Phan Thị Kim


7 20013971 Tìm tài liệu, tìm hiểu tài liệu 100/100
Hằng

Lương Thị Minh


8 20091961 Thuyết trình 100/100
An

Nguyễn Thị Như


9 20109401 Tìm tài liệu, tìm hiểu tài liệu 100/100
Quỳnh

Hồ Thị Kiều Tìm tài liệu, tìm hiểu tài liệu,


10 20088621 100/100
Thanh soạn word

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CÁC THÀNH VIÊN


Nhận xét :
 Thành viên nhóm tích cực hoàn thành công việc đúng hạn
 Đa số tham gia họp nhóm đầy đủ
MỤC LỤC:
A.MỞ ĐẦU:..............................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN:.....................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU:....................................................................................................2
B. NỘI DUNG...........................................................................................................3
ĐỀ TÀI: CHẾ ĐỊNH HỢP ĐỒNG TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015............3
I. Khái niệm hợp đồng, giao kết hợp đồng , đặc điểm hợp đồng:........................3
1. Khái niệm, đề nghị giao kết hợp đồng:......................................................3
1.1.Khái niệm:..........................................................................................3
1.2. Đặc điểm hợp đồng:..........................................................................3
II. Nội dung của hợp đồng:..................................................................................4
1. Chủ thể của hợp đồng:...............................................................................4
2. Đối tượng của hợp đồng:............................................................................4
3. Số lượng, chất lượng:.................................................................................5
4.Giá, phương thức thanh toán:......................................................................5
5. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng:..............................6
6. Quyền, nghĩa vụ của các bên:....................................................................6
7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;...........................................................6
8.Phương thức giải quyết tranh chấp:............................................................7
III.Hiệu lực của hợp đồng:...................................................................................7
IV. Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:......................................................8
V. Thỏa thuận vi phạm trong hợp đồng:............................................................10
VI. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng:.....................................................10
VII. Thời hiệu khởi kiện:...................................................................................11
VIII. CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG THÔNG DỤNG:..............................................11
C.KẾT LUẬN:.........................................................................................................16
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO:..................................................................................17
A. MỞ ĐẦU:

LỜI CẢM ƠN:

Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Lý luận- Chính trị của
Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận
lợi cho chúng em học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Đặc biệt, chúng
em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Lương Thị Thuỳ Dương đã dày công
truyền đạt kiến thức và hướng dẫn chúng em trong quá trình làm bài.
Chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ qua
để hoàn thành bài tiểu luận. Nhưng do kiến thức hạn chế và không có nhiều kinh
nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu
và trình bày. Rất kính mong sự góp ý của cô để bài tiểu luận của chúng em được
hoàn thiện hơn. 
Một lần nữa, chúng em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các cô đã
giúp đỡ chúng em trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này.
Xin trân trọng cảm ơn!

1
LỜI NÓI ĐẦU:

Trong pháp luật của các nước phát triển phương Tây (còn gọi là các nước tư
sản), chế định hợp đồng được coi là một chế định hoàn thiện và ít mang dấu ấn
chính trị nhất. Trong chế định này, tự do hợp đồng được khẳng định như một
nguyên tắc chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại, toàn bộ chế định
hợp đồng đượcxây dựng trên nền tảng của tự do, bình đẳng. Có thể nói đó là chế
định pháp luật cótính nhất thể hóa cao trong pháp luật tư sản. Trong hệ thống
pháp luật của cácnước Xã hội chủ nghĩa, chế định hợp đồng cũng là một chế
định cơ bản bên cạnh các chế định quyền sở hữu, quyền thừa kế….
Ở Việt Nam, các bộ cổ luật đã từng tồn tại trước đây như Luật Hồng Đức, Bộ
luật Gia Long không có quy định riêng về hợp đồng dân sự mặc dù trong thực tế
hìnhthành rất nhiều quan hệ hợp đồng giữa các chủ thể với nhau. Qua quá trình
phát triển, cùng với sự phát triển của pháp luật dân sự nói chung, chế định về
hợp đồng dân sự ngày càng được xem là một chế định có vai trò trung tâm, cơ
bản trong pháp luật dân sự

2
B. NỘI DUNG

ĐỀ TÀI: CHẾ ĐỊNH HỢP ĐỒNG TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

I. Khái niệm hợp đồng, giao kết hợp đồng , đặc điểm hợp đồng:

1. Khái niệm, đề nghị giao kết hợp đồng:

1.1.Khái niệm:

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự
 Đề nghị giao kết hợp đồng:
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu
sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc
tới công chúng (gọi chung là bên được đề nghị).
Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề
nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị
trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao
kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.

1.2. Đặc điểm hợp đồng:

Thứ nhất : Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, nhưng là
sự thỏa thuận thống nhất ý chí và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước.
Thứ hai, hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp
lý: Xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.
VD: Hợp đồng mua bán hàng hóa phát sinh hiệu lực làm phát sinh các quyền và
nghĩa vụ của bên mua hàng hóa và bên bán hàng hóa. Bên mua phát sinh nghĩa
vụ thanh toán tiền hàng còn bên bán phát sinh nghĩa vụ giao hàng.
Thứ ba, nội dung của hợp đồng dân sự là quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ
thể quy định cho nhau.
3
Vd: ông A với ông B hợp đồng mua bán đất với nhau ở đây cả hai bên đều chủ
động đặt ra các yêu câu khi mua bán

II. Nội dung của hợp đồng:

- Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
- Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

1. Chủ thể của hợp đồng:

Chủ thể của hợp đồng là căn cứ để xác định tư cách của chủ thể ký kết hợp
đồng . Theo đó, nếu chủ thể là cá nhân thì chính người đó ký; nếu chủ thể là
pháp nhân thì người ký kết hợp đồng là người đại diện theo pháp luật hoặc
người đại diện theo uỷ quyền (kèm theo văn bản uỷ quyền).
Chủ thể của hợp đồng cần được mô tả ngay sau phần đầu của hợp đồng. Phần
chủ thể của hợp đồng phải đưa ra các thông tin đủ để xác định và phân biệt được
chủ thể của hợp đồng và các chủ thể khác.

2. Đối tượng của hợp đồng:

Đây là điều khoản cơ bản của tất cả các loại hợp đồng. Đối tượng là điều mà
các bên hướng đến khi tham gia giao kết một hợp đồng, đó có thể là tài sản hoặc
công việc được làm, không được làm.
Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng này cần mô tả cụ thể về đối
tượng mua bán: Hàng hoá là gì? Mô tả chi tiết về kích thước, trọng lượng, số
lượng và chất lượng như thế nào?

3. Số lượng, chất lượng:

Số lượng, chất lượng là hai đại lượng gắn liền với đối tượng của hợp đồng.
Tuỳ vào từng loại hợp đồng mà số lượng và chất lượng của đối tượng không
giống nhau.

4
Thông thường nếu đối tượng là tài sản thì số lượng được xác định bằng các
đơn vị như số đếm, trọng lượng, đơn vị đo,… Nếu đối tượng là công việc thì các
bên có thể xác định số lượn thông qua công việc cụ thể bao gồm những bước
nào, thực hiện ba nhiêu lần,… Cùng với số lượng, chất lượng là cơ sở để xác
định giá trị hợp đồng, đánh giá mức độ hoàn thành nghĩa vụ, hay những thiệt hại
vật chất khác. Các bên tự thoả thuận về tiêu chí đánh giá số lượng, chất lượng;
có thể là giá trị của tài sản hoặc kết quả của công việc.

4.Giá, phương thức thanh toán:

Giá và phương thức thanh toán là nội dung cơ bản của hợp đồng. Giá được xác
định dựa trên đối tượng đó là gì, số lượng và chất lượng đó như thế nào. Các bên
tự thoả thuận về giá dựa trên giá thị trường của đối tượng vào thời điểm giao
kết.
Phương thức thanh toán là cách thức thực hiện việc thanh toán giá trị hợp đồng
do các bên thoả thuận. Các bên có thể lựa chọn phương thức thanh toán nhanh
gọn, thuận tiện nhất để thực hiện hợp đồng. Phương thức thanh toán có thể là:
trực tiếp bằng tiền mặt; chuyển khoản; gián tiếp thông qua trung gian,….
Ví dụ: Hợp đồng vay vốn cần có các điều khoản về số vốn vay, cách thức
thanh toán lãi suất vay, cách thức hoàn trả tiền vay.
Tuy nhiên, điều khoản giá và phương thức thanh toán không phải là điều
khoản bắt buộc đối với mọi hợp đồng. Bởi vì trên thực tế, khi các bên không
thoả thuận về giá cả thì vẫn có thể được xác định dựa vào giá thị trường của đối
tượng cùng loại.

5. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng:

Thời hạn thực hiện hợp đồng là khoảng thời gian, hoặc mốc thời gian nhất
định do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định. Khi đến thời hạn đã thoả
thuận, các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Các bên nên thoả thuận cụ thể

5
thời hạn bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng; thời hạn thực hiện hợp đồng (thời
gian giao hàng, thời gian thực hiện dịch vụ,…); thời điểm kết thúc hợp đồng.
Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận
thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp
nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng
Phương thức thực hiện hợp đồng là cách thức, biện pháp do các bên thỏa thuận
hoặc pháp luật quy định là cơ sở để bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Theo
đó, các bên có thể thỏa thực hiện nghĩa vụ trực tiếp hoặc thông qua  người thứ
ba, thực hiện một lần hoặc nhiều lần.

6. Quyền, nghĩa vụ của các bên:

Căn cứ vào các điều khoản về nội dung, giá trị hợp đồng đồng thời dựa trên
những quyền lợi chính đáng mà các bên đã thoả thuận với nhau để quyết định về
điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. Quyền và nghĩa vụ được ghi nhận
trong nội dung của hợp đồng có sự tương ứng với nhau; quyền của bên này
tương đương với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Quyền và nghĩa vụ của các
bên không những là cơ sở để xác định hành vi vi phạm của chủ thể và trách
nhiệm khi vi phạm mà còn là căn cứ để xác định mức độ hoàn thành nghĩa vụ
của hợp đồng.

7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

Sự thoả thuận về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng có thể là phạt vi phạm, bồi
thường thiệt hại hoặc một loại trách nhiệm khác. Trường hợp các bên có thoả
thuận phạt vi phạm nhưng không thoả thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm
và bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Vấn đề phạt vi phạm có thể áp dụng song song với việc tiếp tục thực hiện hợp
đồng nếu trường hợp vi phạm không rơi vào điều kiện được quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng.

6
8.Phương thức giải quyết tranh chấp:

Nội dung này nhằm tạo sự thuận lợi khi giải quyết tranh chấp một cách nhanh
chóng, thuận lợi nhất. Các bên có thể thoả thuận chọn Toà án hoặc Trọng tài nếu
tranh chấp xảy ra.
Mọi tranh chấp phát sinh hoặc liên quan đến hợp đồng này trước hết sẽ được
giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải giữa các bên. Nếu tranh chấp
không giải quyết được thông qua hoà giải thì các bên nhất trí rằng một trong các
bên có quyền đưa ra giải quyết tại Toà án nhân dân có thẩm quyền.

III.Hiệu lực của hợp đồng:

Hợp đồng được coi là có hiệu lực vào một trong các thời điểm sau:
+ Hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau
về những nội dung chủ yếu của hợp đồng;
+ Hợp đồng bằng văn bản thường, có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng ký
vào văn bản hợp đồng;
+ Hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký có hiệu lực tại
thời điểm văn bản hợp đồng được công chứng, chứng thực, đăng ký;
+ Hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau các thời điểm nói trên nếu các bên đã
tự thỏa thuận để xác định hoặc trong trường hợp mà pháp luật đã quy định cụ
thể. Ví dụ: hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực tại thời điểm bên được tặng
cho nhận tài sản (Điều 458 BLDS năm 2015).
 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng:
Thứ nhất: Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự.
Thứ hai: Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

Thứ ba: Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội.
Thứ tư: Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật

7
IV. Hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:

- Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.
Vd : Hợp đồng mua bán tài sản: Đây là một loại hợp đồng song vụ, trong đó,
+ Bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận số tiền tương ứng với
số tài sản thỏa thuận.
+ Bên mua có nghĩa vụ nhận số tài sản theo thỏa thuận và trả đủ tiền cho bên
bán.
- Hợp đồng thuê nhà:
+ Bên đi thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê nhà, sử dụng và giữ gìn các thiết bị của
ngôi nhà, đã được bàn giao ban đầu.
+ Bên cho thuê có nghĩa vụ bàn giao nhà, bàn giao các vật dụng theo thỏa
thuận.
- Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.
Ví dụ: Hợp đồng vay tài sản mà các bên xác định sau khi bên cho vay đưa đủ
tiền vay cho bên vay thì hợp đồng vay tài sản phát sinh hiệu lực. Khi đó, chỉ bên
vay có nghĩa vụ trả tiền vay.
- Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng
phụ.
Ví dụ: Hợp đồng thuê nhà đơn giản kèm với hợp đồng đặt cọc tiền để đảm bảo
bên thuê sẽ thuê hết khoảng thời gian thỏa thuận.
Nếu bên thuê vi phạm hợp đồng thì tiền cọc sẽ thuộc về bên cho thuê. Khi đó,
hợp đồng thuê nhà đơn giản là hợp đồng chính.
- Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
Ví dụ như hợp đồng vay tài sản kèm với hợp đồng thế chấp tài sản để đảm bảo
việc trả tài sản vay đúng hạn. Thì hợp đồng thế chấp tài sản là hợp đồng phụ.
Trong trường hợp hợp đồng cho vay đó vô hiệu nhưng bên cho vay đã đưa tài
sản thế chấp cho bên vay rồi thì bên vay vẫn phải trả tài sản vay.
Nếu không thực hiện nghĩa vụ thì hợp đồng thế chấp vẫn có hiệu lực và tài sản
thế chấp thuộc quyền sở hữu của bên cho vay.
8
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp
đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc
thực hiện nghĩa vụ đó.
Ví dụ: Hợp đồng gia công bức tượng thạch và yêu cầu bên gia công giao đến
cho một người khác thì bên đặt gia công sẽ thánh toán chi phí hợp đồng.
Nếu bên thứ ba biết về hợp đồng gia công và từ chối trước khi hoàn thành bức
tượng thì coi như bị hủy hợp đồng nhưng bên đặt gia công phải bồi thường thiệt
hại toàn bộ khoảng thời gian và công sức gia công đó.
Nếu gia công hoàn tất bức tượng thì dù người thứ ba không nhận thì vẫn được
coi là hoàn thành hợp đồng và bên đặt gia công phải thanh toán chi phí theo thỏa
thuận.
- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.
Ví dụ: Hợp đồng hợp tác đầu tư mà các bên có thỏa thuận nếu đến tháng sau
mà giá bất động sản giảm từ 30% trở lên thì sẽ hợp tác đầu tư vào ngành bất
động sản. Thì sự kiện giá bất động sản tăng giảm sẽ dẫn đến việc hợp đồng hợp
tác đầu tư được thực hiện hoặc không.
Thực tế, tùy từng hợp đồng cụ thể ta sẽ xác định được loại hợp đồng của nó.
Việc phân loại các loại hợp đồng chỉ nhằm có cái nhìn tổng quát nhất về các
hợp đồng cụ thể trên thực tế.
Việc phân loại hợp đồng giúp người có nhu cầu lập tư duy nhanh, xác định
quyền, nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng, từ đó đưa ra những quyết
định đúng đắn

V. Thỏa thuận vi phạm trong hợp đồng:

- Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi
phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

9
- Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có
quy định khác.
- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi
phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và
vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về
việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm
nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

VI. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng:

  Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải
bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng
hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên
kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì
phải bồi thường.
- Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể
từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp
tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và
thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu
bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
- Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng
của bên kia được bồi thường.
- Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ
thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm
nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này,
luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

10
VII. Thời hiệu khởi kiện:

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp
của mình bị xâm phạm...Thì sẽ tùy vào những trường hợp cụ thể mà pháp luật
quy định sẽ có thời hiều khỏi kiện khác nhau..
Thời hiệu khởi kiện về tranh chấp hợp đồng dân sự là 03 năm kể từ ngày
người yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm
phạm (Điều 429 BLDS 2015).
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với yêu cầu chia di sản là 10 năm đối với
động sản, 30 năm đối với bất động sản (Khoản 1 Điều 623 BLTTDS năm 2015).

VIII. CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG THÔNG DỤNG:

Hợp đồng mua bán tài sản:

1. Khái niệm.
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có
nghĩa vụ chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên mua và nhận tiền
bán tài sản, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản mua và trả tiền cho bên bán
theo thời hạn, số lượng và phương thức các bên đã thoả thuận.

2. Đặc điểm pháp lí của hợp đồng mua bán tài sản.
 Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ:
Bên bán và bên mua đều có quyền và nghĩa vụ đổi nhau. Trong hợp đồng này,
bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận vật và trả tiền mua vật; ngược lại, bên
mua có quyền yêu cầu bên bán chuyển giao vật và nhận tiền bán vật.

 Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù:


Khoản tiền mà bên mua tài sản phải trả cho bên bán tài sản là khoản đền bù về
việc mua bán tài sản. Đặc điểm có đền bù trong hợp đồng mua bán tài sản là yếu
tố phân biệt giữa hợp đồng này với hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không
có đền bù.

 Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng nhằm mục đích chuyển giao quyền
sở hữu đối với tài sản từ bên bán sang bên mua:

11
Đây là căn cứ kế tục quyền sở hữu tài sản. Đặc điểm này là yếu tố phân biệt giữa
hợp đồng mua bán tài sản với hợp đồng cho mượn tài sản, hợp đồng cho thuê tài
sản.

3. Ý nghĩa của hợp đồng mua bán.

Thông thường, hợp đồng mua bán được thực hiện ngay sau khi các bên thoả
thuận xong về đối tượng và giá cả - bên mua trả tiền xong thì bên bán chuyển
giao vật cho bên mua. Nhưng cũng có thể được các bên thoả thuận khác, như
nhận tiền trước - giao vật sau hoặc giao vật trước - trả tiền sau. Nếu đối tượng
của hợp đồng mua bán là một số lượng lớn tài sản thì các bên có thể chuyển giao
vật làm nhiều lần và mỗi lần theo một số lượng, khối lượng nhất định. Sau khi
các bên thực hiện xong hợp đồng, họ sẽ thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng hoặc
sản xuất, kinh doanh.

Hiện nay, trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những nhu cầu
về vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân ta được đáp ứng thông qua hình
thức mua bán giữa cá nhân với các tổ chức của các thành phần kinh tế khác
nhau. Bên cạnh đó, thương nghiệp xã hội chủ nghĩa đóng một vai trò tương đối
quan trọng. Các cửa hàng mậu dịch quốc doanh, hợp tác xã mua bán không chỉ
kinh doanh đơn thuần đặt lợi nhuận lên trên hết mà còn nhằm mục đích phục vụ
cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Hợp đồng mua bán là phương tiện pháp lí tạo điều kiện cho công dân, tổ chức
trao đổi hàng hoá, thoả mãn nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần, quan hệ mua bán phản ánh mối quan hệ
kinh tế về trao đổi vật tư, sản phẩm giữa các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau. Từ đó tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng tồn tại
và phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân
dân.

4. Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản.

Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản cũng phải thoả mãn những quy định
của pháp luật về chế độ pháp lí của đối tượng trong giao dịch dân sự. Đối tượng
của hợp đồng mua bán tài sản phải được phép giao dịch. Nếu đối tượng của hợp
đồng mua bán là vật thì vật phải được xác định rõ. Do sự phát triển của các quan
hệ xã hội về tài sản ngày càng phát triển đa dạng, phong phú, theo đó, đối tượng
của hợp đồng mua bán không chỉ đơn thuần là vật chất cụ thể. Đối tượng của
hợp đồng mua bán tài sản còn là quyền tài sản thì phải có những chứng từ hoặc
các bằng chứng khác để chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán. Quyền
tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phổ biến là chuyển giao quyền đòi
nợ, mua bán quyền sử dụng đất đai, mua bán quyền sở hữu các đối tượng của
quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao được... Cho dù đối tượng của hợp đồng mua
12
bán là vật cụ thể hay một quyền tài sản thì vật đó hoặc quyền tài sản đó phải
được xác định rõ.

Đối tượng của hợp đồng mua bán có thể là vật hình thành trong tương lai.

5. Giá cả của hợp đồng mua bán tài sản.

Giá cả của hợp đồng mua bán do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy
định. Giá cả là biểu hiện giá trị thực tế của vật, nó phụ thuộc vào chất lượng, số
lượng, tính năng, tác dụng của vật bán và mức cung cầu của thị trường đối với
loại tài sản đó.

6. Hình thức của hợp đồng mua bán tài sản.

Hình thức của hợp đồng mua bán có thể bằng miệng, bằng văn bản do các bên
thoả thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là
tài sản phải đăng kí quyền sở hữu thì hình thức của hợp đồng mua bán phải bằng
văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Ví dụ: mua bán nhà ở, xe cơ giới...
Hình thức của hợp đồng mua bán là căn cứ để xác định người bán và người mua
đã tham gia vào hợp đồng mua bán, từ đó xác định quyền và nghĩa vụ của các
bên trong hợp đồng; xác định trách nhiệm dân sự của bên vi phạm hợp đồng.

7. Thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản bán.

Thông thường, sau khi các bên thực hiên nghĩa vụ ttả tiền và nhận tài sản thì
bên mua có quyền sở hữu tài sản mua. Đối với những tài sản phải đăng kí quyền
sở hữu, sau khi đăng kí quyền sở hữu và được cấp đăng kí hoặc giấy chứng nhận
quyền sở hữu thì người mua có quyền sở hữu. Việc mua tài sản đăng kí quyền
sở hữu bắt buộc phải sang tên trong một thời hạn luật định. Khi mua bán chưa
chuyển quyền sở hữu thì bên bán có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, do
vậy họ phải chịu rủi ro khi tài sản bị thiệt hại. Trường hợp bên mua cố tình
không thực hiện việc trước bạ sang tên thì hết thòi hạn luật định, người bán
không chịu trách nhiệm về việc tài sản hư hỏng.

8. Phương thức thực hiện hợp đồng mua bán.

Đối với hợp đồng mua bán thông thường, sau khi thoả thuận xong nội dung
của hợp đồng mua bán, bên mua trả tiền và bên bán chuyển vật. Tuy nhiên, ngày
nay cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường thì nhu cầu bán hàng của các
doanh nghiệp cạnh tranh quyết liệt. Hoặc do nhu cầu tiêu dùng, sản xuất kinh
doanh lớn nhưng tài chính không đủ để mua bán hàng hoá. Để giải quyết các
khó khăn trong việc mua và bán hàng hoá, thị trường và xã hội đã tìm ra những
phương thức mua bán đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho bên bán bán được
13
hàng hoá, bên mua giải quyết khó khăn về tài chính và các khó khăn khác,
những hình thức mua bán này được pháp luật bảo hộ gồm: mua bán trả chậm, trả
dần, mua sau khi dùng thử, chuộc lại tài sản đã bán (xem các điều 453,454 Bộ
luật dân sự).

Và một số hợp đồng thông dụng khác như:

- Hợp đồng mua bán tài sản: Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa
các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua
trả tiền cho bên bán.
- Hợp đồng trao đổi tài sản: Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho
nhau. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng,
chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định.
- Hợp đồng tặng cho tài sản: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa
các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho
bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
- Hợp đồng vay tài sản: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên,
theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn
trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải
trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Hợp đồng thuê tài sản: Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên,
theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn,
bên thuê phải trả tiền thuê.
- Hợp đồng thuê khoán tài sản: Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để
khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và
bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.
- Hợp đồng mượn tài sản: Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời
hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn
mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
14
- Hợp đồng về quyền sử dụng đất: Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện
quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền,
nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.
- Hợp đồng hợp tác: Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp
nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định,
cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm; hợp đồng hợp tác phải được lập thành
văn bản.
- Hợp đồng dịch vụ: Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó
bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng
dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
- Hợp đồng vận chuyển tài sản: Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm
đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê
vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
- Hợp đồng gia công: Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo
đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của
bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.
- Hợp đồng gửi giữ tài sản: Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản
đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên
giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
- Hợp đồng ủy quyền: Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo
đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền,
bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

15
C.KẾT LUẬN:

Hợp đồng dân sự có vai trò rất quan trọng đối trong nền kinh tế thị trường ở
nước ta hiện nay: Tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia hợp
đồng.Là cơ sở để giải quyết các tranh chấp xảy ra. Đảm bảo cho việc kiểm tra,
giám sát việc thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đảm
bảo sự ổn định các quan hệ sở hữu tài sản. Khi một hoặc các bên vi phạm thì
hợp đồng dân sự vô hiệu,bên vi phạm phải chịu hậu quả pháp lý bất lợi cho
chính họ, ví dụ: bị phạt cọc...Việc quy định này có ý nghĩa khắc phục những
thiệt hại cho bên vi phạm, đồng thời còn tạo nên sự công bằng xã hội, tạo sự ổn
định trong giao lưu tài sản, góp phần ổn định trong quan hệ sở hữu tài sản…
Chính vì vậy việc xây dựng pháp luật cho hợp đồng cần phải được quan tâm
thích đáng bởi lẽ hệ thống pháp luật hợp đồng tốt, hoàn thiện sẽ tạo ra và duy trì
trật tự cho lưu thông dân sự, hoạt động thương mại. Pháp luật hợp đồng chỉ có
thể hoàn chỉnh, thực sự tốt khi và chỉ khi chúng được xây dựng trên cơ sở đáp
ứng một số yêu cầu nhất định.

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1.Bộ luật Dân sự năm 2015.


2.Giáo trình Pháp luật đại cương- Trường Đại học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí
Minh.
3.https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-
296215.aspx
4.https://danluat.thuvienphapluat.vn/che-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-
175358.aspx
16

You might also like