You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT


________•____•___ •

BÀI TẬP NHÓM

HỌC PHẦN: THANH TOÁN QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: HỐI PHIẾU ĐÒI NỢ

Nhóm sinh viên : Nhóm 08


Lớp :
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Trần Thị Thu Phương

Hà Nội - 2023
THÀNH VIÊN NHÓM
STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ
01 Nguyễn Thị Phương 2106406 - Thuyết trình
Quỳnh (nhóm trưởng) 8 - Làm nội dung phần I.3, I.4,
I.7, I.8
- Tổng hợp nội dung cho vào
slide

02 Nguyễn Thị Phương 2106404 - Làm nội dung phần I.1


Thùy 8 - Chỉnh sửa Kết luận

03 Trần Kim Yến 2106405 - Làm nội dung I.2


5
04 Đinh Thị Hiếu Thảo 2106404 - Làm nội dung I.6
6
05 Dương Thành Vũ 2006405 - Làm nội dung phần II
9
06 Lý Trần Vũ 1906405 - Làm slide
4 - Làm nội dung I.5
07 Nguyễn Phương Huyền 1906402 - Làm slide
1 - Làm nội dung phần mở đầu
và kết luận
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỐI PHIẾU ĐÒI NỢ ....................................2
1. Khái niệm và các bên tham gia .........................................................................2
2. Đặc điểm của hối phiếu đòi nợ .........................................................................3
3. Chức năng của hối phiếu đòi nợ .......................................................................4
4. Những yêu cầu pháp lý về nội dung và hình thức của hối phiếu đòi nợ ..........4
5. Phân loại hối phiếu.............................................................................................7
6. Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu .............................................................8
7. Ưu nhược điểm của hối phiếu đòi nợ...............................................................10
8. Đánh giá việc sử dụng hối phiếu đòi nợ tại Việt Nam hiện nay .......................11
II. SO SÁNH HỐI PHIẾU ĐÒI NỢ VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN
KHÁC ..........................................................................................................................12
1. Hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ ...............................................................12
2. Hối phiếu đòi nợ và séc.......................................................................................12
3. Hối phiếu đòi nợ và thẻ thanh toán .....................................................................13
KẾT LUẬN ..................................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................16
MỞ ĐẦU

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, giao dịch thương mại quốc tế ngày
càng mở rộng và phát triển về mọi mặt. Trong đó, thanh toán quốc tế với vai trò là khâu
cuối cùng của giao dịch thương mại quốc tế cũng luôn được các quốc gia chú trọng và
xem xét để tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho cả bên nhập khẩu và xuất khẩu cũng
như để giảm thiểu các rủi ro trong thanh toán.
Bên cạnh những thuận lợi nhất định mà các công cụ thanh toán như hối phiếu,
kỳ phiếu, séc,... mang lại giúp cho việc thanh toán quốc tế trở nên nhanh gọn và đảm
bảo hơn thì vẫn còn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn. Và lý do thường gặp phải nhất là
trở ngại về môi trường pháp lý quốc tế và của mỗi quốc gia. Mặc dù các điều kiện thanh
toán quốc tế đã được quy định khá đầy đủ và rõ ràng trong bộ tập quán quốc tế của ICC
nhưng vẫn còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ nên đã có nhiều tranh chấp xảy ra trong
khâu thanh toán của các giao dịch thương mại quốc tế.
Để giảm thiểu những tranh chấp đó đòi hỏi các bên phải nghiên cứu kỹ lưỡng,
cẩn thận những quy định chung của luật pháp các quốc gia cũng như luật và tập quán
quốc tế. Từ đây, nhóm sinh viên chúng em quyết định chọn đề tài “Hối phiếu đòi nợ”
nhằm nghiên cứu đầy đủ hơn về đặc điểm và nội dung pháp lý cơ bản nhất của phương
tiện thanh toán này.
Do giới hạn của bài nghiên cứu là một tiểu luận và sự giới hạn thời gian, kiến
thức, nhóm chúng em tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề cơ bản nhất của đề
tài. Trong quá trình nghiên cứu còn nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được
những đóng góp của cô để đề tài hoàn thiện hơn.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỐI PHIẾU ĐÒI NỢ
1. Khái niệm và các bên tham gia
1.1 Khái niệm
Về mặt thuật ngữ, tiếng Anh gọi là “Bill of Exchange” hoặc “Draft”, trước đây
được dịch sang tiếng Việt là “Hối phiếu”. Ngày nay, Luật các công vụ chuyển nhượng
của Việt Nam gọi là “Hối phiếu đòi nợ”. Hối phiếu đòi nợ còn được gọi bằng những cái
tên phổ thông như “giấy đòi tiền”, “giấy đòi nợ”.
Định nghĩa hối phiếu của luật các nước không giống nhau. Các nước tham gia ký
kết công ước Geneva 1930 đã đi đến thỏa thuận dùng định nghĩa hối phiếu của Luật hối
phiếu 1882 của Anh làm dẫn chiếu trong khái niệm hối phiếu của luật ULB. Theo mục
3, khoản 1, Luật Hối phiếu của Anh 1882 (BEA): “Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh yêu
cầu trả tiền vô điều kiện của một người ký phát (drawer) cho người khác (drawee), yêu
cầu người này: hoặc khi nhìn thấy phiếu; hoặc tại một ngày cụ thể trong tương lai;
hoặc tại một ngày có thể xác định được trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định
cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho
người cầm phiếu.”[9]
Theo khoản 2, Điều 4, Luật CCCCN 2005: “Hối phiếu đòi nợ là giấy tờ có giá
do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền
xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người
thụ hưởng.”[10]

1.2 Các bên tham gia


Để phát hành hối phiếu trong một hoạt động kinh doanh, thương mại, đặc biệt là
thương mại quốc tế, cần có rất nhiều các bên cùng tham gia, cụ thể:
(i) Người ký phát (drawer): người lập và ký phát hối phiếu, tức chủ nợ, người nhận
tiền. Đây có thể là người xuất khẩu, các bên cung ứng dịch vụ, người bán;
(ii) Người bị ký phát (drawee): con nợ, người trả tiền, người mà hối phiếu được gửi
đến cho họ, họ có nghĩa vụ, trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu. Đây có
thể là người Nhập khẩu hàng, người mua, người có trách nhiệm trả tiền cho chủ nợ,
người bảo lãnh, người nhận cung ứng dịch vụ, hoặc do một người thứ ba do sự chỉ định
của người bị ký phát. Người thứ ba này thường là ngân hàng (ngân hàng xác nhận -
confirming bank hoặc ngân hàng mở L/C);
(iii) Người hưởng lợi (beneficiary): người hưởng lợi - người sở hữu hợp pháp hối
phiếu, do đó có quyền nhận khoản tiền thanh toán được ghi trên hối phiếu. Tuỳ từng
trường hợp, người thụ hưởng có thể là người ký phát hoặc người mà bên ký phát chỉ
định, cho phép/chuyển nhượng quyền nhận tiền thụ hưởng hay người cầm giữ hối phiếu
vô danh . Theo quy định quản lý ngoại hối ở hầu hết các nước, người hưởng lợi thường
là các ngân hàng thương mại mà người ký phát xuất trình hối phiếu để được thanh toán;
(iv) Người chấp nhận (acceptor): chính là người bị ký phát - nhưng được gọi với
tên khác. Người bị ký phát đã ký chấp nhận lên hối phiếu kỳ hạn (trả chậm) thì được gọi
là người chấp nhận, và người chấp nhận phải có trách nhiệm thanh toán hối phiếu khi
đến hạn. Như vậy, người chấp nhận luôn là người bị ký phát, ngược lại thì không. Ví
dụ, đối với trường hợp hối phiếu trả ngay (“at sight”), người bị ký phát không cần ký
chấp nhận hối phiếu nên không trở thành người chấp nhận;
(v) Người chuyển nhượng (endorser/assignor): người chuyển quyền hưởng lợi hối
phiếu cho người khác bằng cách trao tay hay bằng thủ tục ký hậu (nên còn gọi là người
ký hậu);
(vi) Người cầm giữ (holder/bearer): là người có quyền nhận hối phiếu khi hối
phiếu được thanh toán;
(vii) Người bảo lãnh (avaliseur): là bất kỳ người nào ký tên vào hối phiếu ngoại
trừ người ký phát và người bị ký phát. Khi hối phiếu đến hạn nhưng không được người
chấp nhận thanh toán thì trách nhiệm thanh toán cho người hưởng lợi sẽ được chuyển
sang người bảo lãnh. Người bảo lãnh có quyền truy đòi bất kỳ người nào đã ký tên vào
hối phiếu kể cả người ký phát.
2. Đặc điểm của hối phiếu đòi nợ
2.1 Tính trừu tượng của hối phiếu
Thứ nhất, không cần nêu nguyên nhân lập hối phiếu, tức nội dung quan hệ tín dụng
của hối phiếu dựa trên cơ sở nào. Khi đã tách ra khỏi hợp đồng thương mại và nằm
trong tay người thứ ba, thì hối phiếu trở thành một nghĩa vụ trả tiền độc lập, không phụ
thuộc hợp đồng thương mại nữa. Khi chuyển nhượng hay thanh toán, những người liên
quan đến hối phiếu không cần quan tâm đến hối phiếu được phát hành trên cơ sở nào,
mà chỉ cần quan tâm tới việc phát hành, ký hậu, chuyển giao, chấp nhận, bảo lãnh, truy
đòi, kháng nghị... có tuân thủ về hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật hay
không1. Về mặt pháp lý, bản thân hối phiếu đã hội đủ các yếu tố pháp lý cần thiết để
tham gia thanh toán, chuyển nhượng... mà không cần phải kèm theo bất cứ một hợp
đồng cơ sở nào cho việc phát hành hối phiếu. Thêm vào đó, do có tính trừ tượng và độc
lập nên hối phiếu có thể bị lạm dụng phát hành dưới dạng hối phiếu khống, nghĩa là
việc phát hành hối phiếu không dựa trên một hợp đồng mua bán thực sự nào, không có
hàng hóa làm cơ sở cho hối phiếu.
2.2 Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu
Theo pháp luật, người bị ký phát phải trả tiền theo đúng nội dung của hối phiếu,
không được viện bất kỳ lý do riêng hoặc chung nào để từ chối trả tiền, nghĩa là việc trả
tiền không được kèm theo bất kỳ điều kiện nào. Khi hối phiếu đòi nợ được xác định có
giá trị theo quy định của Luật Các công cụ chuyển nhượng thì những người tham gia
vào quan hệ hối phiếu đòi nợ cần phải tuân thủ và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của
mình theo những nội dung quy định trong hối phiếu đòi nợ. Ví dụ: Sau khi ký hợp đồng
thương mại, nếu nhà nhập khẩu ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu do nhà xuất khẩu ký
phát, thì nhà nhập khẩu buộc phải trả tiền cho bất cứ ai là người cầm phiếu ngay cả
trong trường hợp người xuất khẩu không giao hàng cho người mua.

2.3 Tính lưu thông của hối phiếu


Trước hết, hối phiếu là một chứng từ có giá tuân thủ chặt chẽ nội dung theo quy
định của pháp luật, thể hiện một quan hệ tín dụng được pháp luật thừa nhận và bảo hộ.
Là chứng từ có giá, lại có tính trừu tượng và tính bắt buộc trả tiền, nên hối phiếu có
được tính lưu thông. Nghĩa là, hối phiếu có thể được dùng một hay nhiều lần trong thời
hạn để thực hiện các nghiệp vụ như thanh toán; chuyển nhượng; cầm cố, thế chấp;...Hối
phiếu do ngân hàng chấp nhận sẽ có tính lưu thông cao hơn hối phiếu do doanh nghiệp
chấp nhận, vì ngân hàng có độ uy tín cao hơn

1 Nguyên vụ trưởng Vụ pháp chế - NHNN Vũ Thế Vậc (2001), Hối phiếu đòi nợ - Lý luận và thực tiễn, Tạp chí
Ngân hàng, , link truy cập https://tapchinganhang.gov.vn/hoi-phieu-doi-no-ly-luan-va-thuc-tien.htm, truy cập ngày
28/10/2023.
3. Chức năng của hối phiếu đòi nợ

Hối phiếu có 3 chức năng chính:

- Hối phiếu là phương tiện thanh toán: hối phiếu là phương tiện giúp người bán
đòi tiền người mua và giúp người chuyển tiền trả nợ cho người bán;
- Hối phiếu là phương tiện đảm bảo: hối phiếu là chứng từ có giá do đó nó có thể
mua bán, cầm cố, thế chấp, v.v
- Hối phiếu là phương tiện cung cấp tín dụng: Vì hối phiếu là một chứng từ có giá
nên nó có thể là công cụ hữu hiệu trong việc cung ứng các khoản tín dụng
thương mại, tín dụng ngân hàng.
4. Những yêu cầu pháp lý về nội dung và hình thức của hối phiếu đòi nợ
4.1 Những yêu cầu về mặt hình thức
Vì được lưu thông, nên hối phiếu phải có một hình thức nhất định để có thể phân
biệt được hối phiếu với các phương tiện thanh toán khác. Về hình thức, hối phiếu phải
được thể hiện dưới dạng văn bản; hình mẫu hối phiếu do các pháp nhân và thể nhân tự
quyết định; ngôn ngữ hối phiếu bằng ngôn ngữ viết tay, in sẵn hoặc đánh máy và phải
bằng một thứ tiếng nhất định và thống nhất (thường là Tiếng anh). Hối phiếu có thể
được lập thành một hoặc nhiều bản (thường là hai bản), mỗi bản đều đánh số thứ tự, các
bản đều có giá trị như nhau. Khi thanh toán, ngân hàng thường gửi hối phiếu cho người
trả tiền làm hai lần kế tiếp nhau đề phòng thất lạc, bản nào đến trước sẽ được thanh toán
trước, bản nào đến sau sẽ trở thành vô giá trị.
4.2 Những yêu cầu về mặt nội dung
Theo Điều 1, Công ước Geneve 1930 về hối phiếu và kỳ phiếu và Điều 16,Luật
CCCCN 2005, một hối phiếu phải đáp ứng đầy đủ các nội dung sau:
1) Cụm từ “Hối phiếu đòi nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ;
2) Yêu cầu thanh toán không điều kiện một số tiền xác định;
3) Thời hạn thanh toán;
4) Địa điểm thanh toán;
5) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ của người bị ký
phát;
6) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được
người ký phát chỉ định
7) Địa điểm và ngày ký phát;
8) Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người
ký phát.
i. Phải có cụm từ “Hối phiếu đòi nợ” ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ
Cụm từ “hối phiếu đòi nợ” bắt buộc phải ghi trên chứng từ và phải ghi bằng cùng
thứ tiếng lập hối phiếu. Nếu thiếu, chứng từ đó không được coi là hối phiếu. Về thuật
ngữ, bằng tiếng Anh có thể là “Bill of Exchange” hoặc “Draft”, bằng tiếng Việt là
“Hối phiếu đòi nợ”
ii. Yêu cầu thanh toán không điều kiện một số tiền xác định
a. “Không điều kiện” nghĩa là:
Đối với người ký phát, khi nào đưa ra lệnh thì không được kèm theo bất kỳ điều
kiện hay lý do nào, mà chỉ đơn thuần ra lệnh thanh toán, chấp nhận là đủ. Khi ra lệnh,
nếu người ký phát lại kèm theo điều kiện sẽ làm cho hối phiếu trở nên vô hiệu. Ví dụ,
nếu ghi: “Thanh toán số tiền hối phiếu nếu hàng hóa đúng yêu cầu”; hoặc “Thanh toán
số tiền tương đương với số lượng và giá bán ghi trên hợp đồng”.
Đối với người bị ký phát, khi chấp nhận hối phiếu, người bị ký phát chỉ có hai lựa
chọn: hoặc là thanh toán/ chấp nhận mà không được đưa ra hay viện ra bất cứ một lý do
hay điều kiện nào; hoặc là từ chối thanh toán/chấp nhận. Mọi thanh toán/chấp nhận kèm
theo điều kiện là vô giá trị2.
b. Số tiền ghi trên hối phiếu
Điều 6 Công ước Geneve 1930 và Khoản 3 Điều 16, Luật CCCCN 2005 quy định:
Khi số tiền trên hối phiếu đòi nợ được ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì số
tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh toán. Trong trường hợp số tiền trên hối phiếu đòi nợ
được ghi hai lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và có sự khác nhau thì số tiền có giá trị
nhỏ nhất được ghi bằng chữ có giá trị thanh toán.
iii. Thời hạn thanh toán hối phiếu đòi nợ
a. Thanh toán ngay
Thanh toán ngay nghĩa là thanh toán khi nhìn thấy, khi yêu cầu, khi xuất trình hối
phiếu (payable at sight, payable at demand, payable on presentment). Về thời hạn thanh
toán, Khoản 3, điều 43 Luật CCCCN 2005 quy định: Hối phiếu đòi nợ có ghi thời hạn
thanh toán là “ngay khi xuất trình” phải được xuất trình để thanh toán trong thời hạn
chín mươi ngày, kể từ ngày ký phát.
Cách ghi thời hạn trả tiền ngay như sau: “At sight of this First Bill of Exchange
(Second of the same tenor and dated being unpaid) pay to the... the sum of..........”
b. Thanh toán có kỳ hạn: bao gồm bốn trường hợp
• Thanh toán tại một thời điểm nhất định sau khi nhìn thấy: At X days after sight
• Thanh toán tại một thời điểm nhất định sau ngày ký phát: at X days after signed
• Thanh toán tại một thời điểm nhất định sau ngày vận đơn: At X days after bill of
lading date
• Thanh toán tại một một thời điểm cụ thể trong tương lai: On.
Những hối phiếu đòi nợ không quy định thời hạn thanh toán thì sẽ được xem là hối
phiếu thanh toán ngay.
iv. Địa điểm thanh toán
Theo điểm b, khoản 2, điều 16 Luật CCCCN 2005: Địa điểm thanh toán không
được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ sẽ được thanh toán tại địa chỉ của
người bị ký phát. Tuy nhiên, nếu trên hối phiếu đòi nợ quy định một địa điểm thanh
toán khác, thì địa điểm này được xem là địa điểm thanh toán của hối phiếu. Việc quy
định địa điểm thanh toán cụ thể trên hối phiếu là yếu tố bắt buộc để người thụ hưởng
xuất trình hối phiếu yêu cầu thanh toán hối phiếu khi bắt buộc.
v. Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ của người bị ký phát
Việc quy định tên và địa chỉ của người bị ký phát là nhằm bảo đảm cho người thụ
hưởng có thể xác định được ai (ở đâu) là người chịu trách nhiệm thanh toán/chấp nhận
hối phiếu đòi nợ.
Trong ngoại thương, người bị ký phát phụ thuộc vào phương thức thanh toán. Cụ
thể là:
• Trong phương thức ứng trước, ghi sổ, chuyển tiền và nhờ thu: Đó là người nhập
khẩu hàng hóa.
• Trong phương thức tín dụng chứng từ: Đó là ngân hàng mở L/C.

2PGS.TS. Nguy ễn V ă n Tiến (2008), Giáo trình Thanh toán qu ốc tế, Nh à xuất b ản Thống kê, tr.231.
vi. Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được
người ký phát chỉ định.
Người thụ hưởng có thể là bản thân người ký phát, hoặc một người khác được
người ký phát chỉ định, hoặc bất cứ ai được người hưởng lợi chuyển nhượng hối phiếu
hối phiếu bằng thủ tục ký hậu hay trao tay. Trong thực tế, người ký phát có thể chỉ định
một người thụ hưởng khác. Các trường hợp có thể là:
• Chỉ định một người thụ hưởng đích danh khác
• Quy định thanh toán theo lệnh: Ví dụ “Thanh toán theo lệnh của ông (bà)....số
tiền...”
• Quy định việc thanh toán cho người cầm “to the bearer
vii. Địa điểm và ngày ký phát
Theo điểm c, khoản 2, điều 16 Luật CCCCN 2005: Địa điểm ký phát không được
ghi cụ thể trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ được coi là ký phát tại địa chỉ của
người ký phát. Địa điểm ký phát hối phiếu đòi nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong
thương mại quốc tế bởi luật nơi ký phát sẽ điều chỉnh hối phiếu đó. Phần lớn các quốc
gia cho phép bỏ trống địa chỉ ký phát hối phiếu mà thay vào đó lấy địa chỉ ghi bên cạnh
tên người ký phát hối phiếu làm địa chỉ ký phát hối phiếu, và ngược lại nếu bên cạnh
tên người ký phát không có địa chỉ thì hối phiếu đòi nợ đó sẽ bị xem là vô hiệu. Thêm
vào đó, nếu hối phiếu đòi nợ không ghi ngày, tháng ký phát thì sẽ trở nên vô giá trị.
Điều này là logic bởi nếu hối phiếu đòi nợ không có ngày, tháng ký phát thì sẽ không
xác định chính xác được ngày tháng thanh toán.
viii. Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ ký của người ký
phát.
Hối phiếu đòi nợ được bảo đảm thanh toán hai lần, đó là người bị ký phát và
người ký phát. Trong trường hợp hối phiếu được chuyển nhượng nhưng người bị ký
phát từ chối trả tiền, thì người ký phát là người cuối cùng chịu trách nhiệm thanh toán
cho người thụ hưởng. Do đó, tên, địa chỉ và chữ ký của người ký phát là yếu tố bắt buộc
thể hiện trên hối phiếu. Luật các nước đều cấm hành vi ký phát hối phiếu không đúng
thẩm quyền hoặc giả mạo chữ ký.
Trên đây là 8 yếu tố bắt buộc cấu thành một hối phiếu đòi nợ, thiếu một trong các
yếu tố này hối phiếu đòi nợ sẽ trở nên vô giá trị. Việc tuân thủ chặt chẽ các yếu tố trên
giúp hối phiếu đòi nợ tăng khả năng lưu thông, đồng thời là cơ sở xác định quyền và
nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ hối phiếu.
4.3 Những trường hợp ngoại lệ
Theo khoản 2, Điều 6, Luật CCCCN 2005, Hối phiếu đòi nợ không có giá trị nếu
thiếu một trong các nội dung ở trên, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thời hạn thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ sẽ
được thanh toán ngay khi xuất trình;
b) Địa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi nợ
sẽ được thanh toán tại địa chỉ của người bị ký phát;
c) Địa điểm ký phát không được ghi cụ thể trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi
nợ được coi là ký phát tại địa chỉ của người ký phát.

5. Phân loại hối phiếu


5.1 Căn cứ vào thời hạn trả tiền của hôĩ phiếu, có hai loại:
a) Hối phiếu trả tiền ngay (At sight Draft) là loại hôì phiếu trong đó quy định Ngưòi
bị ký phát phải trả tiền ngay khi hối phiếu được xuất trình. “Trả ngay” được hiểu là trả
ngay vào lúc xuất trình, nhưng cũng có thể hiểu là trả ngay vào ngày kế tiếp của ngày
xuất trình.
b) Hốì phiếu kỳ hạn hay còn gọi là hối phiếu trả chậm (Usance Draft, time Draft) là
loại hối phiếu trong đó quy định Người bị ký phát sẽ phải trả tiền khi hối phiếu đến hạn
thanh toán quy định trên hốì phiếu.
Nếu quy định thời hạn trả chậm hối phiếu là X ngày kể từ ngày xuất trình... thì ngày
trả tiền là X ngày tính từ ngày. Người bị ký phát ký chấp nhận hôì phiếu trở đi.
Hốì phiếu kỳ hạn là công cụ thanh toán khá thông dụng trong nước cũng như trên
quốc tế, đặc biệt hay được sử dụng đôì với L/C trả chậm.
5.2 Căn cứ vào việc trả tiền hối phiếu có kèm theo chứng từ hay không, người ta
có thể chia hối phiếu thành 2 loại: hối phiếu trơn (Clean Draft) và hối phiếu kèm chứng
từ (Documentary Draft).
- Hối phiếu trơn: Là loại hối phiếu mà việc trả tiền hối phiếu chỉ dựa vào hối phiếu,
không dựa vào các chứng từ gửi kèm theo.
Trong thanh toán quốc tế, hối phiếu này thường dùng để thu tiền cước phí vận tải,
bảo hiểm, hoa hồng... hoặc được dùng để đòi tiền mua hàng của những thương nhân
nhập khẩu tin cậy.
- Hối phiếu kèm chứng từ: Là loại hối phiếu mà việc trả tiền hối phiếu không những
chỉ dựa vào hối phiếu, mà còn dựa vào các chứng từ gửi kèm theo. Loại hối phiếu này
thường được sử dụng làm phương tiện đòi tiền của các phương thức thanh toán kèm
chứng từ.
5.3 Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng của hối phiếu, người ta có thể chia hối
phiếu hai loại:
a) Hối phiếu đích danh (Nominated Draft) là hối phiếu được ghi rõ tên Người thụ
hưông không kèm theo từ “theo lệnh”. Hốì phiếu này không thể chuyển nhượng bằng
thủ tục ký hậu hôì phiếu.
Người nào có tên là Người thụ hưởng thì người đó được quyền hưởng sô' tiền của
hối phiếu đó. Loại hối phiếu này ít được sử dụng trong thanh toán, đặc biệt là trong
thanh toán quốc tế. Bởi vì muốn thu tiền người nước ngoài thì phải chuyển nhượng hôì
phiếu đó cho Ngân hàng.
b) Hối phiếu theo lệnh (Order Draft) là loại hối phiếu ghi rõ tên Người thụ hưởng
hối phiếu kèm theo từ “theo lệnh”. Chuyển nhượng hối phiếu này dễ dàng và chỉ bằng
thủ tục ký hậu. Vì vậy, hối phiếu theo lệnh được sử dụng rộng rãi trong thanh toán.
5.4 Căn cứ vào người kí phát hối phiếu, người chia hôì phiếu làm hai loại:
- Hối phiếu thương mại là hối phiếu do người bán kí phát đòi tiền người mua khi
ngưòi bán đã hoàn thành nghĩa vụ quy định trong hợp đồng thương mại.
- Hối phiếu Ngân hàng là hốì phiếu do Ngân hàng phát hành ra lệnh cho Ngân hàng
đại lí của mình trích một số' tiền nhất định từ tài khoản của Ngân hàng phát hành hối
phiếu để trả cho người thụ hưỗng chỉ định trên hối phiếu.
ĩ ĩ ĩ
6
. Các nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu
6.1. Ký phát hối phiếu:
Trong thương mại quốc tế, sau khi ký kết hợp đồng mua bán, nhà xuất khấu giao
hàng, lập bộ chứng từ thanh toán, trong đó thường bao gồm hối phiếu. Như vậy, người
ký phát ở đây là nhà xuất khẩu. Người ký phát phải bảo đảm cho hối phiếu tuân thủ chặt
chẽ về mặt hình thức và nội dung (như đã phân tích ở trên). Mọi sai sót khiến cho hối
phiếu không được thanh toán hay không được chấp nhận đều thuộc trách nhiệm của
người ký phát. Tuy nhiên, ngày nay các ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu luôn giúp
kiểm tra hối phiếu trước khi gửi đi, do đó sai sót về hối phiếu là hiếm khi xảy ra. Nhưng
cũng không vì thế mà ngân hàng chịu trách nhiệm khi hối phiếu bị từ chối thanh toán
hay chấp nhận.
6.2. Chấp nhận hối phiếu (Acceptance):
Chấp nhận hối phiếu là hành vi của người bị ký phát cam kết thanh toán vô điều kiện
khi hối phiếu đến hạn. Trong thực tế, người nào trả tiền thì người đó ký chấp nhận.
Chấp nhận có thể thực hiện bằng hình thức:
- Ghi trực tiếp trên mặt trước tờ hối phiếu các từ “chấp nhận”, ngày tháng và chữ ký của
người bị ký phát. Chỉ cần chữ ký của người bị ký phát trên hối phiếu cũng đủ cấu
thành sự chấp nhận.
- Chấp nhận bằng văn thư, điện thông báo. Trong trường hợp này, ngày gửi văn thư,
điện thông báo được xem là ngày chấp nhận.
Ngày tháng ký chấp nhận là bắt buộc đối với loại hối phiếu có kỳ hạn Y ngày kể từ
ngày nhìn thấy (ngày chấp nhận) hối phiếu. Các trường hợp khác, việc ghi ngày tháng
ký chấp nhận là không cần thiết. Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận có mức độ
chuyển nhượng cao hơn hối phiếu do nhà nhập khẩu chấp nhận.
6.3. Chuyển nhượng hối phiếu:
Như đã phân tích ở trên, hối phiếu có thể là đích danh, theo lệnh một người đích
danh, theo lệnh để trống, cho người cầm hoặc để trống. Nhìn chung, hối phiếu là
chuyển nhượng được, trừ khi trên hối phiếu ghi rõ là cấm chuyển nhượng hoặc chỉ trả
tiền cho một người đích danh.
Có hai phương thức chuyển nhượng:
Trao tay: Được áp dụng đối với các hối phiếu vô danh (bao gồm: theo lệnh để
trống, cho người cầm, để trống, ký hậu cho người cầm, ký hậu để trống, ký hậu theo
lệnh để trống).
Ký hậu: Là việc người thụ hưởng kỷ vào mặt sau (gọi là ký hậu) tờ hối phiếu, rồi
chuyển giao hối phiếu cho người được chuyển nhượng
Ký hậu bắt buộc đối với hối phiếu chuyển nhượng theo lệnh đích. Đối với hối
phiếu vô danh, việc ký hậu chuyển nhượng là không cần thiết, nhưng không bị cấm.
Ký hậu có nhiều loại, trong thực tế ta thường gặp là:
(1) Ký hậu để trống (Blank Endorsement): Là việc ký hậu không chỉ định người
hưởng lợi hối phiếu do thủ tục ký hậu mang lại. Người ký hậu chỉ ký tên ở mặt sau tờ
hối phiếu, hoặc có thể ghi thêm cụm từ chung chung như “trả cho ..Với cách ký hậu
này, người nào cầm phiếu sẽ trở thành người hưởng lợi hối phiếu, và việc chuyển
nhượng tiếp theo không cần phải ký hậu nữa, mà chỉ cần trao tay..
(2) Ký hậu theo lệnh (To Order Endorsement): Là việc ký hậu chỉ định một cách
suy đoán ra người hưởng lợi hối phiếu. Người ký hậu chỉ ghi câu: “Trả theo lệnh ông
X” và ký tên, do đó, người hưởng lợi hối phiếu là ai chỉ có thể suy đoán, bởi vì nó phụ
thuộc vào ý chí của ông X. Nếu ông X ra lệnh trả cho người khác thì người đó sẽ trở
thành người hưởng lợi hối phiếu, còn nếu ông X im lặng, hoặc ghi câu ” cho ông X” thì
chính ông X là người hưởng lợi hối phiếu. Ký hậu theo lệnh là loại ký hậu rất thông
dụng trong thanh toán quốc tế.
(3) Ký hậu hạn chế (Restrictive Endorsement): Là việc ký hậu chỉ định đích danh
người hưởng lợi hối phiếu và chỉ ngon này mà thôi. Ví dụ, người ký hậu ghi câu: “Chỉ
trả cho ông X- Pay to Mr X only, và ký tên, Ký hậu hạn chế là loại ký hậu không thể
chuyển nhượng được.
(4) Ký hậu miễn truy đòi (Without Recourse Endorsement): Là loại ký hậu, mà một
khi hối phiếu bị từ chối trả tiền thì người ký hậu hối phiếu được miễn truy đòi. Người
ký hậu sẽ ghi thêm câu “Miễn truy đòi - Without Recourse” vào một trong ba loại ký
hậu nói trên. Điều này có nghĩa khi hối phiếu bị từ chối thanh toán, thì tất cả những
người ký hậu có ghi “miễn truy đòi” đều được miễn trách nhiệm hoàn trả tiền3.
6.4. Bảo lãnh hối phiếu - Aval
Bảo lãnh hối phiếu là việc người thứ ba cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh
toán toàn bộ hay một phần số tiền ghi trên hối phiếu nếu đã đến hạn thanh toán mà
người được bảo lãnh không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ4.
Về hình thức bảo lãnh được thực hiện bằng cách:
• Người bảo lãnh ghi lên mặt trước hay mặt sau hối phiếu cụm từ “bảo lãnh”, số
tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh
trên hối phiếu.
• Bảo lãnh bằng một văn thư riêng, gọi là bảo lãnh mật. Sở dĩ có hình thức này là
do người được bảo lãnh không muốn người thứ ba biết tình hình tài chính của
mình đến mức phải có sự bảo lãnh.
Để một bảo lãnh thực sự có giá trị, thì người bảo lãnh thường là một ngân hàng có
uy tín. Người bảo lãnh bị ràng buộc trách nhiệm giống như người được bảo lãnh. Sau
khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, người bảo lãnh được tiếp nhận các quyền của người
được bảo lãnh đối với những người có liên quan, xử lý tài sản bảo đảm của người được
bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người ký phát, người chấp nhận
thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đó thanh toán.
6.5. Cầm cố và nhờ thu hối phiếu:
Người thụ hưởng có quyền cầm cố hối phiếu tại các tổ chức tín dụng để vay vốn.
Khi người cầm cố hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu thì người
nhận cầm cố phải hoàn trả hối phiếu cho người cầm cố.Trong trường hợp người cầm cố
không thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố hối phiếu thì
người nhận cầm cố trở thành người thụ hưởng hối phiếu và được thanh toán theo nghĩa
vụ được bảo đảm bằng cầm cố.
Người thụ hưởng có thể chuyển giao hối phiếu cho người thu hộ để thu số tiền ghi
trên hối phiếu theo uỷ quyền bằng văn bản về việc thu hộ. Người thu hộ không được
thực hiện các quyền của người thụ hưởng theo hối phiếu ngoài quyền xuất trình hối
phiếu để thanh toán, quyền nhận số tiền trên hối phiếu, quyền chuyển giao hối phiếu
cho người thu hộ khác để nhờ thu hối phiếu.
6.6. Kháng nghị không trả tiền - Protest for Non-payment
Khi hối phiếu bị từ chối trả tiền, người hưởng lợi có quyền kháng nghị người trả
tiền trước pháp luật. Người hưởng lợi phải lập đơn kháng nghị trong thời hạn pháp luật
cho phép (thường là trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày hối phiếu đến hạn thanh
toán). Sau khi lập xong đơn kháng nghị, người bị từ chối thanh toán phải thông báo
bằng văn bản cho một trong những người chuyển nhượng trước đó để đòi tiên.
Nếu không có bản kháng nghị thì những người được chuyển nhượng sẽ được miễn
trách nhiệm trả tiền, nhưng người ký phát thì không. Điều quan trọng đối với người
3GS Đinh Xuân Trình (2012), Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội, tr.106.
4PGS.TS. Hà Văn Hội (2012), Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012, tr.110.
xuất trình hối phiếu bị từ chối thanh toán là phải tiến hành đúng các thủ tục tố tụng theo
quy định của pháp luật.
6.7. Giải trái - Discharge:
Khi hối phiếu được người bị ký phát thanh toán đầy đủ và đúng hạn, thì các nghĩa
vụ liên quan đến hối phiếu sẽ tự động hết hiệu lực, tức được giải trái (đã trả xong nợ
theo quy định).
Trong thực tế, các trường hợp sau cũng được coi là giải trái, gồm:
(1) Người chấp nhận là người cầm phiếu khi đến hạn, nghĩa là anh ta đã có được
trong tay hối phiếu mà anh ta có trách nhiệm thanh toán.
(2) Hối phiếu hết hiệu lực pháp lý do quá thời hạn theo luật định.
(3) Người cầm phiếu tuyên bố bằng văn bản từ bỏ quyền lợi về hối phiếu và tuyên
hủy bỏ hối phiếu (tức không đòi người bị ký phát nữa).
(4) Người bị ký phát thanh toán hối phiếu trước khi đến hạn.

7. Ưu nhược điểm của hối phiếu đòi nợ


• Ưu điểm
- Nhờ vào tính chất lưu thông, hối phiếu đòi nợ đã trở thành một công cụ lưu
thông tín dụng thay thế tiền mặt, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế.
- Là một cơ sở pháp lý trong quan hệ mua bán, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể
trong tín dụng thương mại.
- Hối phiếu đòi nợ là một loại tài sản bảo đảm chắc chắn khi ngân hàng nhận
chiết khấu hay nhận cho vay cầm cố
• Nhược điểm
- Do tính trừu tượng của thương phiếu sẽ dẫn đến tình trạng các chủ thể lập ra
thương phiếu khống (thương phiếu không phát sinh từ quan hệ mua bán chịu) để mang
đến ngân hàng xin chiết khấu hoặc cầm cố.
- Đối với loại hối phiếu trả tiền ngay, nếu nước tiếp nhận hàng nhập khẩu không
cho phép giao hàng hoặc bên nhập khẩu không thể thanh toán cho lô hàng khi đến, bên
xuất khẩu sẽ không được trả tiền và sẽ phải chịu trách nhiệm trả chi phí vận chuyển
hoặc xử lí hàng hoá.
8. Đánh giá việc sử dụng hối phiếu đòi nợ tại Việt Nam hiện nay
Ngày nay, hối phiếu ngày càng phát triển và hoàn thiện cả về hình thức và nội
dung cho phù hợp với sự phát triển kinh tế, thương mại và công nghệ trên thế giới. Hối
phiếu từ cho chỉ được đề cập một cách manh mún trong một số luật có liên quan đã
được Nhà nước ban hành một Pháp lệnh riêng để điều chỉnh thương phiếu năm 1999 và
sau này là Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005. Sự ra đời của Luật các công cụ
chuyển nhượng đánh dấu mốc quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trưởng
thương phiếu nước ta. Ở Việt Nam, hối phiếu đòi nợ được sử dụng làm phương tiện
thanh toán và tín dụng quốc tế trong lĩnh vực ngoại thương với vai trò là phương tiện
đòi tiền của các phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, nhờ thu và thư bảo lãnh.
Trong quá trình phát triển các nghiệp vụ thanh toán bằng hối phếu, các tổ chức tài chính
đã không chỉ đưa hối phiếu trở thành một công cụ hữu ích trên thị trường vốn ngắn hạn,
mà còn đẩy nhanh tiến trình hội nhập của thị trường tài chính Việt Nam với thị trường
tài chính thế giới.
Tuy nhiên, việc sử dụng hối phiếu đòi nợ hiện tại gặp một số hạn chế nhất định.
Trong thực tiễn, có những chủ thể tham gia vào quan hệ hối phiếu đòi nợ đã không thực
hiện đúng nghĩa vụ của mình làm phát sinh những tranh chấp. Trong quá trình xét xử vụ
kiện hối phiếu đòi nợ, có trường hợp người phán xử có quan điểm chủ quan, phiến diện,
nhìn nhận hối phiếu đòi nợ không những không đúng với bản chất của nó là giấy tờ có
giá mà còn cho rằng, hối phiếu đòi nợ là thỏa thuận dân sự thông thường. Từ đó, đưa ra
phán quyết mang tính chủ quan, lệch lạc, trái ngược với những nội dung đã được quy
định trong hối phiếu đòi nợ, mặc dù hối phiếu đòi nợ đã có giá trị theo quy định của
pháp luật. Do đó, Các chủ thể tham gia vào các quan hệ hối phiếu đòi nợ trong việc phát
hành, chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi
kiện cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo những nội dung quy định trong
hối phiếu đòi nợ. Những người giải quyết các tranh chấp về hối phiếu đòi nợ cần xác
định rõ bản chất của hối phiếu đòi nợ, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào
các quan hệ hối phiếu đòi nợ để đưa ra phán quyết buộc người bị kiện phải thực hiện
nghĩa vụ của mình theo đúng những nội dung đã được quy định trong hối phiếu đòi nợ
nhằm thực thi đúng quy định của Luật Các công cụ chuyển nhượng nói chung và hối
phiếu đòi nợ nói riêng. Như vậy, hối phiếu đòi nợ mới thực của sự trở thành công cụ lưu
thông trên thị trường có tính thanh khoản cao, thúc đẩy phát triển tín dụng thương mại,
góp phần đẩy mạnh mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế5.

5Nguyên vụ trưởng Vụ pháp chế - NHNN Vũ Thế Vậc (2001), Hối phiếu đòi nợ - Lý luận và thực tiễn, Tạp chí
Ngân hàng, , link truy cập https://tapchinganhang.gov.vn/hoi-phieu-doi-no-ly-luan-va-thuc-tien.htm, truy cập ngày
28/10/2023.
II. SO SÁNH HỐI PHIẾU ĐÒI NỢ VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN
KHÁC
1
Hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ
• Điểm giống nhau
- Mục đích: Đều là các phượng tiện thanh toán trong thương mại quốc tế
- Chủ thể: Cả hối phiếu và kỳ phiếu thường liên quan đến ít nhất hai bên
• Điểm khác nhau

Tiêu chí Hối phiếu đòi nợ Hối phiếu nhận nợ (kỳ phiếu)

Công cụ đòi tiền Công cụ hứa trả tiền


Bản chất

Chủ nợ Người nợ
Người lập

Người ký phát hoặc người Người ghi trên kỳ phiếu hoặc


Người thụ hưởng thứ 3 được chuyển nhượng người thứ 3 được chuyển nhượng
Số người ký phát 1 người tạo lập 1 hoặc nhiều người tạo lập

Yêu cầu chấp Có Không


nhận thanh toán
Thời gian phát Sau khi thực hiện nghĩa vụ Trước khi thực hiện nghĩa vụ của
hành của hợp đồng hợp đồng
Phạm vi sử dụng Thương mại Thương mại và lĩnh vực khác

Người bảo lãnh Không cần thiết Bắt buộc

2. Hối phiếu đòi nợ và séc


• Điểm giống nhau:
- Séc và hối phiếu về cơ bản đều là những văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện nhằm
mục đích thanh toán nhanh.
- Người nhận được thanh toán của séc và hối phiếu được gọi là người thụ hưởng,
và người phát hành séc và hối phiếu được gọi là người ký phát.
• Điểm khác nhau:
Séc Hối phiếu đòi nợ (hối phiếu)

Người ký Chủ tài khoản được trích để Người được thụ hưởng thanh toán
phát thanh toán

Người Người được nhận thanh toán Người ký phát hối phiếu
thụ được trích từ tài khoản thanh
hưởng toán séc
Phát Séc được phát hành từ sổ séc Hối phiếu được phát hành trực tiếp từ
hành của khách hàng đã sở hữu sổ ngân hàng
séc của ngân hàng
Các bên Séc được phát hành bởi Hối phiếu được phát hành từ ngân hàng
liên quan người hoặc tổ chức sở hữu người ký phát đến ngân hàng người bị
séc cho người hoặc tổ chức ký phát
khác
Chữ ký Séc bắt buộc có chữ ký của Hối phiếu không yêu cầu chữ ký, nên
người cầm séc, do đó khó có dù được đảm bảo chuyển tiền, hối phiếu
thể bị gian lận cũng có rủi co bị làm giả hoặc gian lận

3. Hối phiếu đòi nợ và thẻ thanh toán


• Điểm giống nhau
- Đều là phương tiện thanh toán được sử dụng để thực hiện các giao dịch tài chính
và thanh toán tiền.
- Cả thẻ thanh toán và hối phiếu thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày
để thực hiện các giao dịch, thanh toán hóa đơn, mua sắm, và rút tiền mặt.
• Điểm khác nhau

Hối phiếu đòi nợ Thẻ thanh toán

Loại tài Hối phiếu là một tài liệu tài Thẻ thanh toán thường là một
liệu tài chính, thường là một tài liệu phương tiện thanh toán vật lý hoặc
chính giấy, chứa cam kết thanh toán điện tử, chứa thông tin tài khoản
từ người trả hối phiếu cho của người sử dụng và được liên kết
người thụ hối phiếu vào một với ngân hàng hoặc tổ chức phát
ngày cụ thể trong tương lai. hành thẻ
Mục đích Hối phiếu thường được trao đổi Thẻ thanh toán được sử dụng trực
sử dụng hoặc trình cho người thụ hối tiếp để thực hiện thanh toán hoặc
phiếu để thực hiện thanh toán mua sắm tại cửa hàng, rút tiền mặt
vào ngày đáo hạn. Nó không tại ATM, và thanh toán trực tuyến.
được sử dụng trực tiếp để mua
sắm hoặc rút tiền mặt.
Cam kết Hối phiếu chứa cam kết thanh Thẻ thanh toán chứa cam kết thanh
thanh toán toán từ phía người trả hối phiếu toán từ phía ngân hàng hoặc tổ
(người cam kết thanh toán) và chức phát hành thẻ và không yêu
yêu cầu người trả hối phiếu cầu cam kết thanh toán từ phía
thanh toán số tiền vào ngày đáo người sử dụng.
hạn.
Ngày đáo Hối phiếu có một ngày đáo hạn Thẻ thanh toán không có ngày đáo
hạn cụ thể khi phải thanh toán. hạn cụ thể; số tiền có sẵn cho người
sử dụng để sử dụng khi cần.
KẾT LUẬN

Thanh toán quốc tế ngày càng phát triển về mọi mặt và ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong giao dịch thương mại quốc tế. Hiện nay các phương tiện thanh toán
quốc tế được sử dụng chủ yếu bao gồm: Hối phiếu đòi nợ, kỳ phiếu, thẻ và séc. Trong
đó, hối phiếu đòi nợ có thể được xem là một phương tiện được ưa chuộng sử dụng phổ
biến trong xuất-nhập khẩu và thương mại gắn với các phương thức thanh toán quốc tế
như L/C hay uỷ thác thu.
Hối phiếu đòi nợ được phát hành trên cơ sở giao dịch mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ, cho vay giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. Tuy nhiên, hối phiếu lại độc
lập, không phụ thuộc vào giao dịch cơ sở phát hành. Ngoài ra, chứng chỉ hối phiếu còn
được dùng như một công cụ lưu thông tín dụng khi hối phiếu được chiết khấu tại các
ngân hàng hay khi nó được lưu thông từ người này sang người khác. Trong thời gian
còn hiệu lực, hối phiếu còn có thể trở thành một loại hàng hoá mua bán trên thị trường
tiền tệ, bởi về bản chất, hối phiếu đòi nợ là một giấy tờ có giá. Các chủ thể tham gia vào
các quan hệ hối phiếu đòi nợ cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mình theo những
nội dung quy định trong hối phiếu đòi nợ. Những người giải quyết các tranh chấp về
hối phiếu đòi nợ cần xác định rõ bản chất của hối phiếu đòi nợ, quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể tham gia vào các quan hệ hối phiếu đòi nợ để đưa ra phán quyết sáng suốt.
Như vậy, hối phiếu đòi nợ mới thực của sự trở thành công cụ lưu thông trên thị trường
có tính thanh khoản cao, thúc đẩy phát triển tín dụng thương mại, góp phần đẩy mạnh
mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế.
Cùng với nhịp độ phát triển và sự năng động của đời sống quốc tế, pháp luật về
thanh toán quốc tế nói chung và hối phiếu đòi nợ nói riêng vẫn tiếp tục trong quá trình
chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung để ngày một chặt chẽ, hoàn thiện hơn, để từ đó giảm thiểu rủi
ro cho các bên liên quan, đáp ứng được những nhu cầu thực tiễn của thương mại quốc
tế. Đó là nỗ lực đến từ phía pháp luật còn về phía các bên tham gia thanh toán quốc tế
cũng đòi hỏi phải tìm hiểu, trang bị kiến thức kỹ năng, nghiên cứu kỹ càng để rút ra cho
mình những bài học kinh nghiệm giúp cho việc ứng dụng các phương tiện thanh toán
nói chung và hối phiếu đòi nợ nói riêng, vào quá trình thanh toán diễn ra một cách
nhanh gọn, đảm bảo và an toàn nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Nguyễn Bá Diến (2013), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội.
2. PGS.TS. Hà Văn Hội (2012), Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2012, tr.110.
3. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nhà
xuất bản Thống kê, tr.231.
4. GS Đinh Xuân Trình (2012), Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Lao
động - Xã hội, Hà Nội, tr.106.
5. Nguyên vụ trưởng Vụ pháp chế - NHNN Vũ Thế Vậc (2001), Hối phiếu
đòi nợ - Lý luận và thực tiễn, Tạp chí Ngân hàng, , link truy cập
https://tapchmganhang.gov.vn/hoi-phieu-doi-no-lỵ-luan-va-thuc-
tien.htm, truy cập ngày 28/10/2023.

You might also like