You are on page 1of 18

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

TIỂU LUẬN
MÔN: PHÁP LUẬT NHÀ QUẢN TRỊ

ĐỀ TÀI: THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO TRONG HỢP ĐỒNG MUA


BÁN HÀNG HOÁ TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HỢP
ĐỒNG TRONG MUA BÁN HÀNG HOÁ

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trịnh Duy Thuyên


Tên nhóm: Nhóm GenZ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2024

i
DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

STT Họ và Tên MSSV


1 Lại Văn Đỏ 22304324
2 Nguyễn Văn Hải 22304320
3 Nguyễn Thị Mỹ Hoa 22304316
4 Mai Trà My 22304305
5 Đỗ Kim Ngân 22304301
6 Nguyễn Thị Ngân 22304300
7 Trần Nguyễn Hồng Phương 22304292
8 Nguyễn Văn Thịnh 22304284

ii
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Trịnh Duy
Thuyên đã dành thời gian và tâm huyết để trực tiếp chia sẻ cho chúng tôi nhiều kiến thức
bổ ích tronôn học "Pháp luật nhà quản trị" của chương trình MBA tại Trường Đại học Hoa
Sen. Những kiến thức mà Thầy truyền đạt không chỉ là những bài học trên giảng đường,
mà còn là những cơ hội quý báu giúp chúng tôi mở rộng kiến thức, phát triển kỹ năng tư
duy logic và phân tích luật chặt chẽ áp dụng trong quá trình quản trị. Đặc biệt, những vấn
đề, những câu hỏi có vẻ khó khăn và thách thức từ quý Thầy đã thúc đẩy chúng tôi quyết
tâm tìm hiểu, khiến chúng tôi luôn nỗ lực hơn để vươn đến giới hạn mới.
Nhóm chúng tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy,
vì đã không ngừng động viên, hỗ trợ và chỉ bảo trong suốt thời gian chúng tôi tham gia
khóa học. Những lời khuyên và kinh nghiệm thực tiễn mà quý Thầy chia sẻ đã giúp chúng
tôi vượt qua những thách thức và tự tin hơn trong việc hoàn thành bài luận nhóm của môn
học này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 04 năm 2024


Nhóm tác giả

iii
CAM KẾT LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT

Chúng tôi cam kết rằng kết quả nghiên cứu được trình bày trong bài luận này là kết
quả học tập và lao động của chúng tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn. Kết
quả nghiên cứu trong bài luận là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công
trình nghiên cứu nào khác. Các kết quả nghiên cứu và tài liệu khác được sử dụng trong bài
luận này đã được liệt kê nguồn và ghi trích dẫn cụ thể.
Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Trường Đại học Hoa Sen và pháp luật
về những cam kết nêu trên.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 04 năm 2024

Nhóm tác giả

iv
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1


1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................................1
1.2 Tình hình hình nghiên cứu của đề tài ..........................................................................2
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................................3
1.4 Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................3
1.5 Những đóng góp của nghiên cứu .................................................................................3
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN
RỦI RO ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ ........................................... 3
2.1 Một số lý luận của hợp đồng mua bán hàng hoá..........................................................3
2.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá ........................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá ........................................................................................4
2.2. Khái niệm về thời điểm chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán .........................5
2.2.1 Khái niệm rủi ro ............................................................................................................................5
2.2.2 Khái niệm về thời điểm chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán ...........................................6
2.2.3. Đặc điểm thời điểm chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán ................................................7
2.3. Khung pháp lý ............................................................................................................7
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO ĐỐI
VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ ................................................................. 8
3.1 Pháp luật quy định về thời điểm chuyển rủi ro đối với hơp đồng mua bán hàng hoá ..8
3.2 Đánh giá về thực trạng thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp 8
3.2 Sự chưa phù hợp trong quy định của pháp luật Việt Nam về thời điểm chuyển rủi ro
trong hợp đồng mua bán hàng hoá ................................................................................. 10
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP
DỤNG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG TRONG MUA BÁN HÀNG HOÁ........................ 11
4.1 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng
mua bán hàng hoá .......................................................................................................... 11
4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thời điểm chuyển rủi trong
hợp đồng mua bán hàng hoá ........................................................................................... 12
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ......................................................................................... 12

v
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam hiện nay đang trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam đã có những thừa nhận đa
hình thức sở hữu, đa hình thức kinh doanh. Cùng với sự đa dạng của các hình thái kinh tế
là sự phong phú trong các hình thức hợp đồng hay thoả thuận giữa các chủ thể kinh doanh
về một lĩnh vực nào đó như hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước và quốc tế.

Luật Thương mại năm 2005 đã được Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 14 tháng
11 năm 2005 quy định về hoạt động thương mại, luật đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01
tháng 01 năm 2006 và thay thế cho luật Thương mại năm 1997. Luật Thương mại năm
2005 đã quy định khá đầy đủ và cụ thể về mua bán hàng hoá và về hợp đồng mua bán hàng
hoá. Tuy nhiên, trong hợp đồng mua bán, sẽ luôn có tìm ẩn nhiều rủi ro như là về chủ thể
ký kết hợp đồng, đối tượng của hợp đồng, giá cả, phương thức thanh toán, bảo lãnh.... Các
chủ thể tham gia vào hợp đồng mua bán đều mong muốn lợi ích tốt nhất cho mình và rủi
ro là điều mà không hề mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, đôi khi rủi ro trong hợp đồng sẽ
không thể tránh khỏi, có nhiều rủi ro mà mỗi bên không thể lường trước được.

Do đó, việc phân định rủi ro rất quan trọng, xác định trách nhiệm của mỗi bên là
cực kỳ có ý nghĩa quan trọng về mặt pháp lý và cả mặt thực tiễn. Việc xác định thời điểm
chuyển rủi ro không chỉ có ý nghĩa phân định phần nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể của mỗi
bên mà còn giúp cho quá trình thực hiện hợp đồng được thuận lợi, ngăn ngừa sự khởi phát
“chủ ý” vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của bất kỳ bên nào và dẫn đến tranh chấp. Nhận thức
được điều đó, cũng như tầm quan trọng của việc xác định thời điểm chuyển rủi ro trong
hợp đồng mua bán hàng hoá, nhóm GenZ đã lựa chọn “Thời điểm chuyển rủi ro trong
hợp đồng mua bán hàng hoá tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao
hiệu quả áp dụng pháp luật hợp đồng trong mua bán hàng hoá” làm đề tài nghiên cứu
cho Tiểu luận.

1
1.2 Tình hình hình nghiên cứu của đề tài

Về hợp đồng nói chung, hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng đã có nhiều đề cập
trong các văn bản pháp luật quốc gia trong và ngoài nước và trong thời gian gần đây, đã có
một số bài nghiên cứu liên quan đến đề tài này như đề tài “Thực hiện hợp đồng mua bán
hàng hoá theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Ngô Kiều Trang (2014), bài nghiên cứu tập
trung phân tích và làm sáng tỏ vấn đề pháp lý về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá
hay bài nghiên cứu về “Hợp đồng mua bán hàng hoá vô hiệu và hậu quả phát sinh” của
tác giả Bùi Thị Bích Trâm (2014), hay những ấn phẩm và các bài viết như: giải quyết tranh
chấp hợp đồng thương mại quốc tế, nhận dạng tranh chấp, biện pháp ngăn ngừa và phương
pháp giải quyết (NXB CTQG. Hà Nội, 2010); Hoặc được nêu trong các giáo trình như:
Giáo trình Luật Hợp đồng (phần chung) và giáo trình Luật Thương Mại (phần chung và
Thương nhân) (NXB ĐHQG Hà Nội, 2013) của PGS. TS Ngô Huy Cương, ...

Có thể thay các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá đã được nghiên
cứu ở nhiều cấp độ rất khác nhau, chủ yếu các tác giả nghiên cứu về những rủi ro trong
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế về những bất cập liên quan giữa luật Thương mại và
luật quốc tế nhưng nhóm hiện chưa thấy bài nghiên cứu nào cụ thể và hệ thống đánh giá
lại về thời điểm chuyển rủi ro đối với hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước. Với đề tài
“Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá tại Việt Nam và giải pháp
hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật hợp đồng trong mua bán hàng
hoá”, Nhóm GenZ sẽ phân tích những quy định hiện hành của pháp luật về thời điểm
chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước, việc thực thi áp dụng pháp
luật với từng trường hợp cụ thể, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này.

2
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là quan điểm khoa học về thời điểm chuyển rủi ro trong
hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước.

Phạm vi nghiên cứu: Các quy định của pháp luật Thương mại Việt Nam về thời
điểm chuyển rủi ro đối với hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước.

1.4 Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ bản chất của hợp đồng mua bán hàng hoá, nghiên cứu những lý luận
pháp luật về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá.

Rút ra một số điểm còn bất cập, chưa hợp lý của pháp luật Việt Nam nhằm điều
chỉnh và có áp dụng pháp luật hiệu quả về thời điểm chuyển rủi ro đối với thực tiễn cho
các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hoá.

1.5 Những đóng góp của nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu của đề tài, nhóm phân tích, đánh giá trong việc ký kết hợp
đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng, giúp hạn chế các rủi ro, tranh
chấp phát sinh trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng.

CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ THỜI


ĐIỂM CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HOÁ

2.1 Một số lý luận của hợp đồng mua bán hàng hoá

2.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự (theo Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015)

3
Đồng thời, tại Điều 430 Bộ Luật Dân sự 2015 có đưa ra định nghĩa: “Hợp đồng mua bán
tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên
mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”.
Trong khi đó, khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá là
hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng
hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận
hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.”
Luật Thương mại 2005 không có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng mua bán
hàng hóa nhưng về bản chất hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ
thể của hợp đồng mua bán tài sản. Kết hợp định nghĩa chung về hợp đồng mua bán tài sản
và khái niệm riêng về mua bán hàng hóa, có thể rút ra kết luận sau: “Hợp đồng mua bán
hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển
quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán
cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.

2.1.2. Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá

Hợp đồng mua bán hàng hoá là một giao kết chủ yếu trong lĩnh vực thương mại,
nhằm mục đích trao đổi hàng hoá để thực hiện kinh doanh, trong đó các đặc trưng của hợp
đồng mua bán hàng hoá bao gồm chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên trong
quan hệ mua bán hàng hóa, các chế tài giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
đều được điều chỉnh bởi Luật Thương mại và Bộ Luật Dân sự.

2.1.2.1. Về chủ thể


Hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập giữa các chủ thể chủ yếu là các thương
nhân với nhau. Ngoài chủ thể là thương nhân thì các tổ chức, cá nhân không phải là thương
nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá.

2.1.2.2. Về đối tượng


Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá là hàng hoá bao gồm: tất cả các loại
động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai dựa
trên tính chất pháp lý của hàng hóa.

4
2.1.2.3. Về hình thức
Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc
được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp
luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải bằng hình thức văn bản hoặc hình thức
khác có giá trị pháp lý tương đương (các hình thức có giá trị pháp lý tương đương văn bản
bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của
pháp luật).

2.1.2.4. Về nội dung


Trong hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện số lượng hàng hoá, kết cấu hàng hoá,
điều kiện, mục đích, quyền, nghĩa vụ của các bên giao kết, theo đó bên bán có nghĩa vụ
giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, nhận tiền, còn bên mua có nghĩa
vụ nhận hàng hóa, trả tiền cho bên bán; tranh chấp phát sinh, luật điều chỉnh.

2.1.2.5. Về mục đích


Hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu với mục đích để kinh doanh, thu lợi nhuận
cho các thương nhân và các mục đích khác cho thương nhân và những chủ thể không phải
thương nhân, tùy theo nhu cầu, mong muốn của họ trong từng thời điểm.Mục đích giao
dịch của hợp đồng kinh doanh thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói
riêng thì yếu tố quan trọng chính là mục đích lợi nhuận.

2.2. Khái niệm về thời điểm chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán

2.2.1 Khái niệm rủi ro

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Rủi ro là một cách gọi về những điều
không tốt lành và không tốt đẹp. Thuật ngữ này đề cập tới sự không chắc chắn trong hệ
quả, tác động của một hành động bất kỳ có liên quan đến những thứ mà con người coi trọng
(chẳng hạn như sức khỏe, hạnh phúc, của cải, tài sản hoặc môi trường).

Rủi ro trong hợp đồng mua bán là những sự số xảy ra trong quá trình thực hiện hợp
đồng gây tổn thất về hàng hóa hoặc tạo cho các bên không thực hiện đúng hợp đồng gây

5
thiệt hại cho một bên hoặc các bên tham gia ký kết. Rủi ro là điều mà không bên nào trong
hợp đồng mong muốn. Tuy nhiên nhiều khi, rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong thực
hiện hợp đồng. Rủi ro trong hợp đồng mua bán là những mất mát, hư hỏng xảy ra đối với
hàng hóa. Rủi ro đó có thể do lỗi chủ quan của con người hoặc do các hiện tượng khách
quan gây nên, ví dụ như: thời tiết, tai nạn bất ngờ hoặc tính chất của hàng hóa …

2.2.2 Khái niệm về thời điểm chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán

Theo khoản 1 Điều 147 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về thời điểm bắt đầu
thời hạn như sau: “Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ
thời điểm đã xác định ...”. Do đó, có thể hiểu thời điểm chính là cột mốc thời gian được
xác định cụ thể.

Từ những phân tích nêu trên, có thể đưa ra khái niệm: thời điểm chuyển rủi ro trong
hợp đồng mua bán hàng hoá là mốc thời gian được xác định cụ thể nhằm chuyển dịch khả
năng xảy ra thiệt hại (mất mát hoặc hư hỏng) đối với hàng hoá từ bên bán sang bên mua,
để phân định quyền và nghĩa vụ giữa các bên khi thực hiện hợp đồng (Nghiên cứu sinh
Quách Minh Trí).

Thời điểm chuyển rủi ro đối với hợp đồng gồm các hợp đồng dân sự nói chung và
hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật,
mỗi văn bản lại có một khía cạnh điều chỉnh riêng tùy vào đối tượng áp dụng của văn bản
đó.

Việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong việc ai
phải chịu những rủi ro khách quan. Theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự thì chủ sở
hữu tài sản phải gánh chịu thiệt hại khi tài sản bị rủi ro.

Về nguyên tắc chuyển rủi ro trước hết pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các bên.
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm chuyển rủi ro của hàng hóa
căn cứ theo quy định tại Luật Thương mại năm 2005.

6
2.2.3. Đặc điểm thời điểm chuyển dịch rủi ro trong hợp đồng mua bán

Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán là một điểm quan trọng, quyết
định việc người chịu trách nhiệm khi hàng hoá gặp sự cố. Dưới đây là các đặc điểm quan
trọng của thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá:

2.2.3.1. Xác định rõ thời điểm:

Hợp đồng mua bán cần quy định một thời điểm cụ thể để chuyển rủi ro từ người
bán sang người mua. Thời điểm này thường liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hoá,
với các điều khoản cụ thể về việc khi nào rủi ro chuyển từ người bán sang người mua.

2.2.3.2. Trách nhiệm phân chia rõ ràng:

Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro sẽ giúp phân chia trách nhiệm giữa người
bán và người mua một cách rõ ràng, tránh tranh chấp và không rõ ràng khi sự cố xảy ra.

2.2.3.3. Phù hợp với môi trường kinh doanh:

Thời điểm chuyển rủi ro cần phải phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi hợp đồng,
môi trường kinh doanh và pháp lý của quốc gia.

2.2.3.4. Bảo vệ quyền lợi hợp đồng:

Thời điểm chuyển rủi ro phải được xác định một cách cẩn thận để bảo vệ quyền lợi
của cả người bán và người mua, đồng thời giúp giải quyết tranh chấp một cách hợp lý khi
cần thiết.

2.3. Khung pháp lý

Luật Thương mại 2005, Bộ luật Dân sự 2015; các văn bản pháp lý liên quan.

7
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI ĐIỂM CHUYỂN RỦI
RO ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ

3.1 Pháp luật quy định về thời điểm chuyển rủi ro đối với hơp đồng mua bán hàng
hoá

Căn cứ tại khoản 1, Điều 441 Bộ luật Dân sự 2015, quy định: “Bên bán chịu rủi ro
đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài
sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác.”
Quy định này là một trong những điểm mới của bộ Luật Dân sự 2015 so với bộ
Luật Dân sự 2005. Theo quy định trên thì việc thời điểm chuyển quyền sở hữu có ý nghĩa
rất quan trọng vì phải gánh chịu thiệt hại khi tài sản bị rủi ro. Do đó, pháp luật đã có quy
những quy định tại Điều 57 đến Điều 61 Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:
- Thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định.
- Thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác
định .
- Thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận.
- Thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường
vận chuyển.
- Thời điểm chuyển rủi ro hàng hoá trong những trường hợp khác.

Từ các hành lang pháp lý đã được quy định rất cụ thể tại Luật Thương Mại 2005, các
bên tham gia sẽ dễ dàng trong việc xác định thời điểm chuyển rủi ro và phân định trách
nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng.

3.2 Đánh giá về thực trạng thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của các doanh
nghiệp

3.2.1 Trường hợp thực trạng:


Ví dụ thứ nhất:

8
Hai bên thỏa thuận thời điểm Bên bán giao hàng và Bên mua nhận hàng là 13 giờ
ngày 20/6/2015 tại một địa điểm xác định. Đúng 13 giờ ngày 20/6/2015, Bên bán đã chuẩn
bị hàng hóa sẵn sàng giao cho Bên mua, nhưng tại thời điểm đó, Bên mua vẫn chưa tới
nhận hàng. Vào 13 giờ 40 phút, trời đổ mưa to, một bộ phận hàng đã bị ngấm nước. Trường
hợp này, bên phải chịu rủi ro là Bên mua vì đã vi phạm nghĩa vụ nhận hàng.

Ví dụ thứ hai:

Cũng ví dụ nêu trên nhưng thời gian giao, nhận hàng được quy định: Bên bán giao
hàng cho Bên mua vào ngày 20/6/2015 và Bên mua có quyền nhận hàng vào bất kì thời
điểm nào trong ngày 20/6/2015. Vào 13 giờ 40 phút cùng ngày, trời đổ mưa và một bộ
phận hàng hóa bị ẩm ướt, lúc này Bên bán sẽ là bên phải chịu rủi ro vì tuy Bên mua chưa
nhận hàng nhưng không bị vi phạm nghĩa vụ nhận hàng, vì thời gian quy định cho việc
Bên mua nhận hàng chưa hết. Từ đó cho thấy, trong trường hợp chuyển rủi ro này, bên vi
phạm nghĩa vụ giao – nhận hàng sẽ là bên phải gánh chịu rủi ro.

Ví dụ thứ ba:

Hai bên trong hợp đồng thỏa thuận: Bên bán (có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh)
giao hàng cho Bên mua tại kho của Bên mua (có trụ sở tại Thành phố Hà Nội). Trong quá
trình vận chuyển hàng hóa từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, tới Đà Nẵng thì gặp phải
sự cố về thời tiết nên hàng bị hư hỏng. Đây không phải là trường hợp mua bán hàng hóa
đang trên đường vận chuyển, mà là hàng hóa đã được mua bán và đang trong thời gian vận
chuyển. Do Bên bán chưa giao hàng đến được địa điểm xác định mà các bên thỏa thuận,
nên Bên bán sẽ phải gánh chịu rủi ro.

Ví dụ thứ tư:

Bên A (có trụ sở tại Việt Nam) thỏa thuận bán cho Bên B (có trụ sở tại Lào) một số
lượng gia cầm và Bên A chịu trách nhiệm giao hàng đến trụ sở của Bên B. Khi xe chuyên
chở gia cầm của Bên A đang trên đường giao hàng cho Bên B, tới cửa khẩu Cha Lo của
Việt Nam chuẩn bị làm thủ tục xuất khẩu thì Bên A nhận được thông báo của Bên B rằng
tại Lào đang xuất hiện vùng dịch và hàng hóa là gia cầm bị cấm nhập khẩu, vì vậy Bên A
không thể giao hàng tới và Bên B cũng không thể nhận hàng. Lúc này Bên C (trụ sở tại

9
Việt Nam) biết tin Bên A có lượng gia cầm đó và có nhu cầu mua lại, Bên A đồng ý và hai
bên tiến hành giao kết hợp đồng. Như vậy, kể từ thời điểm Bên A và Bên C giao kết hợp
đồng, thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng đối với số gia cầm trên được chuyển giao cho
Bên mua. Đây là trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển.

Ví dụ thứ năm:

Một doanh nghiệp ở Việt Nam chuyên về sản xuất đồ gỗ (Người Mua) mua một lô
nguyên liệu gỗ từ một công ty cung cấp ở Đà Nẵng (Người Bán). Họ ký hợp đồng mua bán
với điều khoản là DDP (Delivered Duty Paid - Giao hàng đã trả thuế tại địa điểm của người
mua). Giả sử trong quá trình vận chuyển từ Đà Nẵng đến Hồ Chí Minh, một phần của lô
hàng bị hỏng do tai nạn giao thông. Trong tình huống này, vì hợp đồng được thực hiện
dưới điều khoản DDP, người bán chịu trách nhiệm cho mọi thiệt hại cho đến khi hàng hóa
được giao đến địa điểm của người mua và được người mua kiểm tra và chấp nhận.

Thời điểm chuyển rủi ro: Theo điều khoản DDP, người bán chịu trách nhiệm và
rủi ro cho đến khi hàng hóa được giao tận nơi ở cơ sở sản xuất của người mua ở Hồ Chí
Minh. Điều này bao gồm tất cả chi phí và rủi ro trong quá trình vận chuyển, kể cả việc
thanh toán thuế và nghĩa vụ hải quan. Điều này đảm bảo rằng người mua được bảo vệ khỏi
rủi ro liên quan đến vận chuyển hàng hóa. Trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng trước
khi được giao đến, người bán cần phải chịu trách nhiệm thay thế hoặc bồi thường theo điều
khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng.

Qua các tình huống nêu trên, thấy rằng việc phân định thời điểm chuyển rủi ro trong hợp
đồng mua bán không chỉ giúp định rõ trách nhiệm của mỗi bên mà còn giúp ngăn chặn
những tranh chấp không đáng có sau này.

3.2 Sự chưa phù hợp trong quy định của pháp luật Việt Nam về thời điểm chuyển
rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá

Theo Điều 57, 58 Luật Thương mại 2005 về thời điểm chuyển rủi ro trong trường hợp
có địa điểm giao hàng xác định và không có địa điểm giao hàng xác định. Hay tại Điều

10
60 Luật Thương mại 2005 chuyển rủi ro trong trường hợp hàng hoá đang trên đường
vận chuyển là trường hợp chuyển rủi ro rất đặc thù bởi hàng hoá đang được vận chuyển
nên sự rủi ro về hàng hoá bị mất mát hoặc hư hỏng đã hiện hữu ngay từ khi các bên
giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá.

Theo đó, thời điểm chuyển giao quyền sở hữu và thời điểm chuyển giao rủi ro có thể
là hai thời điểm hoàn toàn khác nhau nên rất khó xác định thời điểm chuyển rủi ro.
Đồng thời, việc người nhận hàng để giao xác nhận quyền sở hữu hàng hoá của bên mua
chưa được quy định cụ thể.

Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác: trừ khi các bên có thỏa thuận khác, và không
thuộc các trường hợp đã trình bày, thì rủi ro mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được
chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và
bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng. Như vậy, rủi ro của hàng hóa phải
được chuyển giao dựa trên hành vi nhận hàng là hành vi pháp lý, chứ không phải hành
vi thực tế. Hành vi nhận hàng pháp lý là nhận hàng theo đúng thời gian và địa điểm đã
thỏa thuận trong hợp đồng. Hành vi nhận hàng thực tế là hành vi nhận hàng trên thực
tế. Rõ ràng nếu bên mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng thì thời điểm của hai hành vi này
là không trùng nhau. Và theo quy định của pháp luật Thương mại, thì rủi ro về mất mát
và hư hỏng của hàng hóa không thể đợi bên mua nhận hàng thực tế mới được chuyển
giao. Do có sự vi phạm hợp đồng vì không nhận hàng hoặc nhận hàng chậm thì bên
mua phải tự chịu trách nhiệm về sự vi phạm đó. Do đó, tại Luật Thương mại vẫn chưa
phân biệt rõ giữa hành vi pháp lý và hành vi thực tế.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG TRONG MUA BÁN HÀNG
HOÁ

4.1 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng
mua bán hàng hoá

Hiện nay, Bộ Luật Dân Sự 2015 và Luật Thương mại 2005 là hai văn bản pháp
luặt điều chỉnh những vấn đề pháp lý liĕn quan đến hợp đồng mua bán hàng

11
hoá; Chính phủ chŭa có các văn bản hŭớng dẫn chi tiết thi hành hai văn bản
pháp luặt này. Do đó, khi các chủ thể tham gia sẽ có thể hiểu không đúng hoặc
áp dụng không đủ các điều luật dẫn đến có những tranh chấp rủi ro không đáng.
Kiến nghị xây dựng thêm các văn bản hướng dẫn thi hành các quy định pháp luật
để khi các doanh nghiệp tham gia sẽ dễ dàng vận dụng đúng, tránh các rủi ro khi
thực hiện.

4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thời điểm chuyển rủi
trong hợp đồng mua bán hàng hoá
- Phát triển hệ thống điện tử hoặc blockchain để ghi nhận và xác thực việc chuyển
rủi ro trong việc mua bán hàng hóa, giúp tránh tranh chấp và gian lận.
- Thành lập các Ban chuyên soạn thảo liên quan đến các hoạt động thương mại, tập
trung các chuyên gia làm luật

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN


Hợp đồng mua bán hàng hoá là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh, quy
định quyền lợi và trách nhiệm của các bên hợp đồng. Thời điểm chuyển rủi ro trong
hợp đồng mua bán hàng hoá đóng vai trò quan trọng trong việc xác định người chịu
trách nhiệm khi hàng hoá gặp sự cố. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa luôn
đóng vai trò quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Việc nắm vững và áp dụng đúng
pháp luật về thời điểm chuyển rủi ro sẽ giúp hạn chế tranh chấp và rủi ro cho các bên
trong hợp đồng mua bán. Quan trọng nhất, việc thực hiện và tuân thủ đúng pháp luật
trong hợp đồng mua bán hàng hoá là chìa khóa để đảm bảo sự công bằng, minh bạch
và thành công trong giao dịch kinh doanh.

12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc hội (2015) Bộ luật Dân sự


2. Quốc hội (2005) Luật Thương mại
3. Phạm Tuấn Anh (2015), Thời điểm chuyển giao rủi ro trong việc thực hiện hợp
đồng hàng hoá, truy cập từ tháng 1 năm 2015 từ cơ sở dữ liệu của
luatsuphamtuananh.com
4. Ngô Kiều Trang (2014), Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá theo pháp luật Việt
Nam
5. Bùi Thị Bích Trâm (2014), Hợp đồng mua bán hàng hoá vô hiệu và hậu quả phát
sinh
6. PGS. TS Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình Luật Hợp đồng (phần chung) và giáo
trình Luật Thương Mại (phần chung và Thương nhân), Nhà xuất bản đại học Quốc
gia, Hà Nội.
7. Nghiên cứu sinh Quách Minh Trí (2023), Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế dưới góc nhìn từ luật học so sánh và kiến nghị hoàn thiện pháp luật, truy cập
ngày 28 tháng 11 năm 2023 từ cơ sở dữ liệu lsvn.vn

13

You might also like