You are on page 1of 43

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG VÀ THOẢ ĐÁNG


TRONG CÁC VỤ KIỆN GIỮA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI VỚI QUỐC GIA NHẬN ĐẦU TƯ

GVHD: THS. NGUYỄN CÔNG ĐỊNH


SVTH: TRẦN THỊ TÚ UYÊN
MSSV: K195022073

TP. HCM, 04/2023


ii

LỜI CAM ĐOAN

Em cam đoan rằng bài khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Nguyên tắc đối xử công
bằng và thoả đáng trong các vụ kiện giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia nhận
đầu tư” là độc lập và không bị sao chép từ bất kỳ nguồn nào khác. Tất cả những thông
tin, dữ liệu, số liệu, ý kiến và nhận định được sử dụng trong bài khoá luận này đều là
chính xác và được trình bày một cách trung thực và trung lập.
Trong quá trình nghiên cứu và viết bài, em đã tuân thủ đầy đủ các quy định và
tiêu chuẩn đối với việc sử dụng tài liệu, thông tin và nguồn trích dẫn. Tất cả các tài liệu
và nguồn thông tin được sử dụng trong bài nghiên cứu này đều được lấy từ các nguồn
có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định của pháp luật, được xác
thực và kiểm chứng. Các kết quả và kết luận trong bài nghiên cứu này là do em tự tìm
hiểu, đúc rút và được hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Công Định.
Em hi vọng rằng bài khoá luận tốt nghiệp của em sẽ đóng góp tích cực vào lĩnh
vực em đang nghiên cứu và sẽ được đánh giá và xem xét một cách công bằng và khách
quan.

Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm……


Sinh viên thực hiện

TRẦN THỊ TÚ UYÊN


iii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu đề tài: “Nguyên tắc đối xử công bằng
và thoả đáng trong các vụ kiện giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia nhận đầu
tư” em đã rất may mắn khi nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên, khuyến khích từ
các thầy cô giáo và gia đình.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Quý thầy cô giáo vì sự tận tâm và những kiến
thức quý báu mà thầy cô đã truyền đạt cho em trong suốt khoảng thời gian học tập tại
trường đại học. Thầy cô đã giúp đỡ em hoàn thành khóa học này với những hiểu biết
sâu sắc về lĩnh vực này, đồng thời trang bị cho em những kỹ năng cần thiết để thực
hiện bài nghiên cứu này. Những kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng em đã học được từ
thầy cô sẽ luôn là một phần quan trọng trong sự nghiệp và cuộc đời của em.
Đặc biệt, em xin cảm ơn Giảng viên hướng dẫn - Thạc sĩ Nguyễn Công Định đã
dành thời gian hướng dẫn em trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu. Những lời
khuyên, sự chỉ dẫn cũng như động viên của thầy đã giúp em vượt qua những thử thách
và hoàn thành bài nghiên cứu này một cách tốt nhất.
Trong bài nghiên cứu, với kiến thức hạn hẹp và kinh nghiệm non trẻ của mình,
chắc chắn em sẽ không thể tránh khỏi các sai sót. Chính vì vậy em mong muốn nhận
được ý kiến đóng góp từ Quý thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện và mang lại ý
nghĩa cho thực tiễn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ST Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ


T
1. Bilateral Investment Treaties - Hiệp định đầu tư
BIT
song phương
2.
FET Đối xử công bằng và thoả đáng

3.
ICSID Trung tâm Giải quyết Tranh chấp Đầu tư Quốc tế

4. International Investment Agreements - Hiệp định


IIAs
đầu tư Quốc tế
5.
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

6. Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát


UNCTAD
triển
7.
UNCITRAL Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tế
v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................II


LỜI CẢM ƠN............................................................................................................III
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................IV
MỤC LỤC.................................................................................................................... V
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.....................................................................................2
3. Mục đích, đối tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu.................................................3
3.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................3
3.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................3
3.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu...........................................................................4
4. Phương pháp tiến hành nghiên cứu.........................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài.....................................................5
6. Bố cục bài khoá luận...............................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG VÀ
THOẢ ĐÁNG...............................................................................................................7
1.1. Tổng quan về các nguyên tắc đối xử cơ bản trong hoạt động đầu tư quốc tế.......7
1.2. Nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng trong các Hiệp định đầu tư quốc tế..8
1.2.1. Lịch sử ra đời của nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng.........................8
1.2.2. Nội dung nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng.....................................13
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG
VÀ THOẢ ĐÁNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC VỤ KIỆN ĐẦU TƯ
...................................................................................................................................... 20
2.1. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng và bài học kinh
nghiệm từ các vụ kiện đầu tư........................................................................................20
vi

2.1.1. Vụ kiện giữa Philip Morris International và Uruguay....................................20


2.1.2. Vụ kiện giữa CMS Gas Transmission Company với Cộng hoà Argentina.....25
2.1.3. Vụ kiện giữa Tập đoàn Chevron với Cộng hoà Ecuador................................28
2.2. Kết quả và hạn chế của việc áp dụng nguyên tắc tắc đối xử công bằng và thoả
đáng 30
2.3. Bài học kinh nghiệm và giải pháp để vận dụng hiệu quả nguyên tắc đối xử công
bằng và bình đẳng.........................................................................................................32
KẾT LUẬN.................................................................................................................34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................35
1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiên nay, các vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài đã trở thành một chủ đề rất
quan trọng và nhạy cảm trên toàn thế giới. Đầu tư nước ngoài là quá trình các công ty
và nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh ở các quốc gia
khác. Theo Thống kê của Liên Hợp Quốc, lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu
đạt mức kỷ lục 1,5 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2019. Các quốc gia đang cạnh tranh để
thu hút đầu tư nước ngoài bằng các chính sách thuận lợi và cải cách kinh doanh. Các
quốc gia luôn cố gắng thu hút đầu tư bởi vì đầu tư nước ngoài có thể mang lại nhiều lợi
ích cho đất nước đó như tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao năng lực cạnh
tranh, cải thiện công nghệ và nâng cao chất lượng cuộc sống. Để thu hút đầu tư nước
ngoài, các quốc gia thường tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và cải cách các quy
định pháp lý để hỗ trợ các công ty và nhà đầu tư. Điều này đặc biệt đúng đối với các
quốc gia đang phát triển, nơi mà đầu tư nước ngoài có thể đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân. Mặc dù
đầu tư nước ngoài mang lại nhiều lợi ích cho các công ty và quốc gia, nhưng đồng thời
cũng đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức. Những rủi ro có thể kể đến là rủi ro pháp
lý, rủi ro về chính trị, rủi ro kinh tế…Tuy nhiên, những vụ kiện giữa các nhà đầu tư
nước ngoài và các quốc gia nhận đầu tư cũng ngày càng tăng, tạo ra những tranh cãi về
việc áp dụng các nguyên tắc FET. Một trong những vấn đề đáng chú ý khi đầu tư nước
ngoài là những tranh cãi, mâu thuẫn phát sinh giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các
quốc gia nhận đầu tư. Điều này thường xảy ra khi các quốc gia thực hiện chính sách
thay đổi hoặc thực hiện các biện pháp để bảo vệ lợi ích quốc gia, mà có thể ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp này, các nhà
đầu tư nước ngoài có thể khởi kiện chính phủ của quốc gia đó trước Tòa án hoặc các tổ
chức hòa giải quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Trong số các vụ kiện đầu
2

tư, chúng ta thường thấy sự xuất hiện của nguyên tắc công bằng và thoả đáng. Trong
những vụ kiện đó một số quốc gia cho rằng các quy định và các biện pháp bảo vệ lợi
ích quốc gia của mình là hợp lý và cần thiết, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài cho
rằng các biện pháp này là không công bằng và vi phạm các cam kết của các quốc gia
đối với các nguyên tắc FET. Thực tế là việc áp dụng nguyên tắc FET trong các vụ kiện
liên quan đến đầu tư nước ngoài là một vấn đề khó khăn và phức tạp bởi nhiều lý do.
Chính vì vậy, bài nghiên cứu với đề tài “Nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng
trong các vụ kiện giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia nhận đầu tư” được thực
hiện để cung cấp thông tin về nguyên tắc FET đồng thời phân tích và đánh giá thực
trạng áp dụng nguyên tắc này trong các vụ kiện đầu tư nước ngoài. Từ đó với mong
muốn đề cao tầm quan trọng của việc đảm bảo công bằng và thoả đáng trong quá trình
đầu tư nước ngoài cũng như cải thiện được thực trạng áp dụng nguyên tắc một cách
hiệu quả hơn trong thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành có đề tài liên quan đến nguyên
tắc công bằng và thoả đáng trong hoạt động đầu tư. Các nghiên cứu trước đó thường
tập trung vào việc phân tích các quy định liên quan đến FET trong các hiệp định đầu tư
và các quy định quốc tế khác bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, các quan điểm
về nguyên tắc, các ý kiến làm rõ về nội dung của nguyên tắc…. Các nghiên cứu đặc
biệt các nghiên cứu nước ngoài cũng thường xem xét các vụ kiện đầu tư và phân tích
các quyết định của các cơ quan giải quyết tranh chấp để đưa ra đánh giá về hiệu quả
của nguyên tắc FET trong việc giải quyết tranh chấp đầu tư. Chúng đều cho thấy sự
phức tạp và đa dạng của vấn đề này, đặc biệt là khi áp dụng trong thực tiễn xét xử. Một
số tài liệu nghiên cứu chủ đề có liên quan nổi bật như:
- Sách "The Law of investment treaties" của Jeswald W. Salacuse là một tài liệu
quan trọng về pháp luật đầu tư nước ngoài. Sách trình bày và phân tích chi tiết các vấn
đề pháp lý liên quan đến các hiệp định đầu tư, cung cấp cho người đọc một cái nhìn
3

tổng quan về pháp luật đầu tư nước ngoài và các quy định liên quan đến việc giải quyết
tranh chấp trong lĩnh vực này.
- Bài báo "Nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng trong giải quyết tranh chấp
đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư" của Nguyễn
Thu Dung và Cao Thị Lê Thương - Tạp chí Nhà nước và pháp luật (2017). Bài báo đưa
ra khái niệm, đặc điểm cơ bản và các yếu tố cấu thành của nguyên tắc FET và đề cập
đến tình hình thực tiễn áp dụng nguyên tắc trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế.
Đặc biệt bài báo đã đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Bài báo "Fair and Equitable Treatment: A Key Standard in Investment
Treaties" của Rudolf Dolzer (2005). Bài báo này đã cung cấp một cái nhìn tổng quan
về tiêu chuẩn FET và sự quan trọng của nó trong các Hiệp định Đầu tư.
- Báo cáo "Fair and Equitable treatment - UNCTAD series on issues in
international investment agreements II" của UNCTAD (2012).
- Bài báo "Fair and Equitable Treatment Standard in International Investment
Law" của tổ chức OECD (2004).
Qua sơ lược về tình hình báo cáo nêu trên chúng ta có thể thấy các nhà nghiên
cứu đã nhận ra được tầm quan trọng của nguyên tắc FET đối với hoạt động đầu tư cũng
như nghiên cứu để có thể ứng dụng được nguyên tắc một cách hiệu quả nhất. Tuy
nhiên hiện nay tại Việt Nam cũng còn chưa nhiều bài nghiên cứu tập trung đi sâu vào
đề tài này đặc biệt là phân tích sự áp dụng nguyên tắc FET vào thực tiễn giải quyết
tranh chấp đầu tư.
3. Mục đích, đối tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm trả lời được hai câu hỏi nghiên cứu sau:
- Nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng là như thế nào?
- Nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng được áp dụng trong các vụ kiện giữa
nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia nhận đầu tư như thế nào?
4

3.2. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào nguyên tắc FET trong các Hiệp
định đầu tư quốc tế, các bài nghiên cứu của các học giả trên thế giới có nghiên cứu liên
quan về nguyên tắc và các bản án, các tài liệu về các vụ kiện áp dụng nguyên tắc trên
thực tiễn.
3.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: bài nghiên cứu thực hiện trên phạm vi toàn thế giới thông
qua Hiệp định đầu tư quốc tế; pháp luật các quốc gia; bài nghiên cứu, ấn phẩm sách
của các tác giả trên thế giới; tài liệu về các vụ kiện giữa các nhà đầu tư và quốc gia đầu
tư trên thế giới tại Tòa án hoặc các tổ chức hòa giải quốc tế.
Phạm vi thời gian: Báo cáo nghiên cứu những tài liệu và thực tiễn có liên quan
đến đề tài tập trung chủ yếu trong thế kỷ XX, đặc biệt với các vụ kiện đầu tư xảy ra gần
đây trong những năm đầu thế kỷ XXI.
4. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, tác giả sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp luận: sử dụng hệ thống các luận điểm, lý luận về nguyên tắc FET
đã có làm cơ sở, có chức năng làm nền tảng cho những luận điểm trong bài nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: tác giả tiến hành phân tích các kết quả, luận
cứ đã thu được trong quá trình nghiên cứu và sau đó tổng hợp lại và đưa ra luận điểm
chính trong bài.
- Phương pháp lịch sử: nghiên cứu và tìm hiểu bản chất của nguyên tắc FET
thông qua quá trình hình thành và phát triển của nó.
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: thu thập, học tập và gom lại
những kết quả từ những bài nghiên cứu, tài liệu trước từ đó làm nền tảng cho bài
nghiên cứu đang thực hiện, đặc biệt được ứng dụng cho phần tổng quan về về nguyên
tắc FET. Đối với phần thực tế áp dụng, phương pháp này giúp hỗ trợ mục đích cải
5

thiện, hoàn chỉnh hoặc phát triển những kết quả nghiên cứu đã cũ và có một số điểm
không còn phù hợp.
- Phương pháp bình luận: rút ra kết luận sau khi phân tích các vấn đề, bình luận
vấn đề và đưa ra các kiến nghị đóng góp.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống: tác giải tìm kiếm các tình huống thực tiễn
để phân tích nội dung đóng góp cho phần nghiên cứu thực tiễn của đề tài.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Tác giả mong muốn đề tài "Nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng trong các
vụ kiện giữa nhà đầu tư nước ngoài với quốc gia nhận đầu tư" sẽ là một đề tài có ý
nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng. Đề tài này giúp đọc giả có thể hiểu thêm về nguyên
tắc FET. Điều này là yếu tố quan trọng trong việc nhận thức được nguyên tắc, đặc biệt
là đối với các nhà đầu tư có thể bảo vệ quyền lợi của chính mình. Sau đó, đề tài này
giúp tìm hiểu thực trạng áp dụng nguyên tắc FET trong các vụ kiện giữa nhà đầu tư
nước ngoài với quốc gia nhận đầu tư. Việc này có thể giúp cho các quyết định về chính
sách đầu tư của các quốc gia được đưa ra dựa trên cơ sở có nhiều thông tin và tương
đối đầy đủ về thực trạng áp dụng nguyên tắc FET. Đề tài này cũng giúp nâng cao khả
năng phân tích và đánh giá các vụ kiện liên quan đến đầu tư nước ngoài, đặc biệt là
trong việc áp dụng nguyên tắc FET. Điều này có thể giúp cho các nhà quản lý đầu tư,
luật sư và các chuyên gia về đầu tư có thêm thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định
đúng đắn trong việc giải quyết các vụ kiện liên quan đến đầu tư nước ngoài. Đề tài này
sẽ có thể có giá trị ứng dụng cao đối với các đầu tư nước ngoài, giúp họ hiểu rõ hơn về
quy định pháp luật và nguyên tắc FET khi đầu tư tại một quốc gia nào đó. Điều này có
thể giúp họ đưa ra những qu yết định đúng đắn và giảm thiểu rủi ro pháp lý trong quá
trình đầu tư của họ.
6. Bố cục bài khoá luận
Bài khoá luận bao gồm 2 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về các nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng
6

Chương 2: Thực tiễn áp dụng nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng và bài
học kinh nghiệm từ các vụ kiện đầu tư
7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ CÔNG BẰNG


VÀ THOẢ ĐÁNG

1.1. Tổng quan về các nguyên tắc đối xử cơ bản trong hoạt động đầu tư
quốc tế
Tổng hợp những nghĩa vụ mà nước chủ nhà phải thực hiện đối với nhà đầu tư
hoặc khoản đầu tư thường được gọi chung bằng thuật ngữ là “sự đối xử” (treatment). 1
Đồng thời căn cứ theo thực tế của hoạt động đầu tư quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài
và tài sản của họ thường phải đối mặt với nhiều rủi ro chính trị từ nhà nước chủ nhà.
Để giảm thiểu những rủi ro này và đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài,
các hiệp định đầu tư thường quy định các nguyên tắc đối xử của nhà nước chủ nhà với
nhà đầu tư nước ngoài. Những nguyên tắc này được thiết lập nhằm tạo ra môi trường
đầu tư thuận lợi và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. 2 Tuy nhiên, phạm vi và đối tượng
áp dụng của các nghĩa vụ này lại phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và từng từ ngữ
chính xác trong các hiệp định đầu tư quốc tế. Do đó, các hiệp định đầu tư thường có sự
khác biệt trong cách thể hiện các nguyên tắc đối xử. Nhưng nhìn chung có thể phân
loại các nguyên tắc đối xử thành hai loại dựa trên tiêu chuẩn bảo hộ bao gồm bảo hộ
tuyệt đối và bảo hộ tương đối. Nguyên tắc bảo hộ tương đối là những nguyên tắc thể
hiện rằng sự đối xử của nước chủ nhà sẽ với nhà đầu tư nước ngoài dựa trên sự đối xử
của nhà nước đó đối với nhà đầu tư của mình hoặc với các nước khác. 3 Nguyên tắc bảo
hộ tuyệt đối được áp dụng mà không cần phụ thuộc vào sự đổi xử của nhà nước cho
các nhà đầu tư khác. Một số nguyên tắc đối xử có thể được kể đến như: nguyên tắc
không phân biệt đối xử (bao gồm đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT));
nguyên tắc đối xử tối thiểu (đối xử công bằng và thỏa đáng (FET) và bảo vệ và an ninh

1
Jeswald W. Salacuse (2010), The law of investment treaties, Oxford University Press, Oxford, tr. 131.
2
Bộ Tư Pháp, “Pháp luật đầu tư quốc tế và thực tiễn áp dụng trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (Phần 2)”
(Cổng thông tin điện tử Bộ Tư Pháp, 12/8/2020) <https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/giai-quyet-tranh-
chap.aspx?ItemID=3> truy cập ngày 22/3/2023.
3
Jeswald W. Salacuse, tlđd (1), tr.131-2.
8

đầy đủ (FPS)); nguyên tắc đối xử không ít hơn sự đối xử theo luật pháp quốc tế; yêu
cầu tôn trọng các nghĩa vụ đối với nhà đầu tư và các khoản đầu tư… 4 Những nguyên
tắc này có thể cùng xuất hiện trong các IIAs hoặc có thể được lựa chọn ra để quy định
riêng lẻ nhằm phù hợp với bối cảnh và điều kiện của các IIAs.
1.2. Nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng trong các Hiệp định đầu
tư quốc tế
Hiệp định đầu tư quốc tế (IIAs) là một tài liệu quan trọng trong lĩnh vực đầu tư
quốc tế, chúng thường được ký kết giữa các quốc gia như một loại thuẩn đề cập và điều
chỉnh các vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế nhằm tạo ra một môi trường đầu tư ổn
định và công bằng cho các nhà đầu tư nước ngoài, thúc đẩu và tự do hoá các hoạt động
đầu tư trên toàn thế giới. Hiện nay, đã có hàng trăm hiệp định đầu tư quốc tế được ký
kết trên toàn thế giới, mang lại lợi ích lớn cho cả các nhà đầu tư và các quốc gia tham
gia. Trong đó hầu như tất cả các IIAs đề có cam kết của các bên về việc “đối xử công
bằng và thoả đáng” đối với các nhà đầu tư và các khoản đầu tư được thực hiện. Mặc dù
việc xây dựng chính xác những cam kết về đối xử công bằng và thoả đáng cũng như
các điều kiện kèm theo còn khác nhau đáng kể giữa các IIAs nhưng FET luôn là một
điều khoản cốt lõi được đưa vào gần như tất cả các IIAs. Người ta còn có thể nói rằng
nó đại diện cho “quy tắc vàng” (Golden rule) của các IIAs.5
1.2.1. Lịch sử ra đời của nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng
Các tiêu chuẩn đối xử dựa trên sự công bằng và thoả đáng có trước các IIAs hiện
đại. Các điều khoản FET được sử dụng trong BITs và các IIAs khác nhau đã xuất hiện
trong các hiệp định kinh tế quốc tế ban đầu như Hiến chương Havana cho Tổ chức
Thương Mại Quốc tế (1948) và Hiệp định Kinh tế Bogota (1948), cũng như lần lượt
sau đó tiêu biểu có thể kể đến là trong Hiệp định Hữu nghị, Thương mại và Hàng hải
Hoa Kỳ (Hiệp định FCN), Bản dự thảo về công ước về đầu tư ước ngoài (Draft

4
Bộ Tư Pháp, tlđd (2).
5
Jeswald W. Salacuse, tlđd (1), tr. 218.
9

Convention on Investment Abroad 1959)…. 6 Đây chính là bắt nguồn của việc sử dụng
điều khoản FET trong các IIAs.
Cụm từ “đối xử thoả đáng” 7 xuất hiện lần tiên trong Hiến Chương Havana nhằm
thành lập Tổ chức Thương Mại Quốc tế (International Trade Organization – ITO).
Hiến chương này được đàm phán vào năm 1948 tuy chưa được chấp thuận có hiệu lực
trên thực tế nhưng nhiên đối với nguyên tắc FET đã được phản ánh vào trong các điều
khoản về đối xử đầu tư nước ngoài, cụ thể tại Điều 11(2) đã quy định:
“ Khi hợp tác với các tổ chức liên chính phủ khác, Tổ chức có thể: đưa ra khuyến
nghị và thúc đẩy các thỏa thuận song phương hoặc đa phương về các biện pháp được
thiết kế bao gồm đảm bảo đối xử công bằng và thoả đáng đối với doanh nghiệp, kỹ
năng, vốn, nghệ thuật và công nghệ được mang từ một quốc gia Thành viên này sang
một quốc gia Thành viên khác;”8
Với mức độ hợp tác khu vực, vào năm 1948, Hội nghị Quốc tế lần thứ IX của các
Quốc gia Châu Mỹ đã thông qua bảy Hiệp định kinh tế Bogota, đây là một Hiệp định
được xây dựng để cung cấp các biện pháp bảo vệ đầy đủ cho các nhà đầu tư nước ngoài
trong khu vực. Điều 22 Hiệp định này đã được thoả thuận như sau:
“Vốn nước ngoài sẽ được đối xử công bằng. Do đó, các quốc gia đồng ý không
lấy
các biện pháp phi lý, không hợp lý hoặc phân biệt đối xử có thể làm giảm giá trị
hợp pháp quyền hoặc lợi ích của công dân các nước khác trong doanh nghiệp, vốn, kỹ
năng, nghệ thuật hoặc công nghệ mà họ đã cung cấp

6
UNCTAD (2012), Fair and Equitable treatment - UNCTAD series on issues in international investment
agreements II, United Nations, New York and Geneva, tr. 5-6.
7
Thuật ngữ “equitabe treatment” lần đầu được xuất hiện trong Hiến Chương Havana.
8
Điều 11(2) Hiến chương Havana:
“The Organization may, in such collaboration with other intergovernmental organizations as may be
appropriate:
make recommendations for and promote bilateral or multilateral agreements on measures designed.
to assure just and equitable treatment for the enterprise, skills, capital, arts and technology brought from one
Member country to another;”
10


Các quốc gia đồng ý rằng họ sẽ không áp đặt những trở ngại vô lý hoặc không
chính đáng trên lãnh thổ của mình mà ngăn cản các quốc gia khác có được vốn, kỹ
năng và kỹ thuật cần thiết cho sự phát triển kinh tế của họ, theo các điều kiện công
bằng.”9
Đối với Hiệp định này, chúng ta có thể thấy hình thái của FET dần được cụ thể
hơn, chi tiết và rõ ràng. Tuy nhiên cũng như Hiến Chương Havana, Hiệp định Bogota
không có hiệu lực chính thức bởi vì thiếu đi sự ủng hộ của các quốc gia.
Ở cấp độ song phương, Hiệp định FCN được phát triển sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất đã đưa ra tài liệu tham khảo tiêu chuẩn cho luật pháp quốc tế liên quan đến
việc bảo vệ người và tài sản của người nước ngoài. Cụ thể trong Hiệp định FCN thì các
khái niệm “công bằng” và “ đối xử công bằng và thoả đáng” đã xuất hiện trong các
Hiệp định FCN của Hoa Kỳ. Những người đề xuất tiêu chuẩn coi đó là biện pháp bảo
vệ chống lại hành động của nhà nước vi phạm các tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận. 10
Những năm sau đó, dự thảo Công ước của OECD cũng nhắc đến nguyên tắc FET
trong nội dung dự thảo của mình, cụ thể là dự thảo Công ước về Đầu tư ở nước ngoài
của OECD năm 1959; dự thảo Công ước về bảo vệ tài nước nước ngoài của OECD
năm 1967 và hàng loạt các hiệp định đầu tư song phương và đa phương cũng được ký
kết mà nội dung có nhắc tới nguyên tắc FET. Trong dự thảo Công ước về Đầu tư ở
nước ngoài của OECD năm 1959 đã soạn thảo Điều 1 với nội dung “Mỗi Bên phải

9
Điều 22 Hiệp định kinh tế Bogota:
“Foreign capital shall receive equitable treatment. The States therefore agree not to take unjustified,
unreasonable or discriminatory measures that would impair the legally acquired rights or interests of nationals
of other countries in the enterprises, capital, skills, arts or technology they have supplied
….
States agree that they will not impose unreasonable or unjustifiable obstacles in their respective territories that
deprive other States of obtaining, on equitable terms, the capital, skills and techniques necessary for their
economic development.”. “
10
OECD (2004), “Fair and Equitable Treatment Standard in International Investment Law”, OECD Working
Papers on International Investment, 2004/03, tr. 4.
11

luôn đảm bảo đối xử công bằng và thỏa đáng đối với tài sản của công dân của các Bên
khác. Tài sản đó sẽ được bảo vệ thường xuyên nhất và an ninh trong lãnh thổ sẽ không
bị tổn hại dưới bất kỳ hình thức nào bởi các biện pháp vô lý hoặc phân biệt đối xử.” 11
Tiếp theo đó trong dự thảo Công ước về bảo vệ tài nước nước ngoài của OECD năm
1967, đã soạn thảo nội dung “Điều 1(a): Đối xử với tài sản nước ngoài: Mỗi Bên phải
luôn đảm bảo đối xử công bằng và thỏa đáng đối với tài sản của công dân của các Bên
khác…”.12 Hai bản dự thảo Công ước mặc dù chưa được ký kết chính thức nhưng cũng
đã thể hiện quan điểm chung và xu hướng chủ đạo của các nước OECD về vấn đề đầu
tư và đem lại sự ảnh hưởng đến các thoả thuận về đầu tư nước ngoài trên thế giới trong
thời kỳ đó. Hầu hết các quốc gia OECD đã sử dụng bản Dự thảo để làm cơ sở cho các
cuộc đàm phán IIAs của họ, điều này đã giúp cho nguyên tắc FET có những bước phát
triển và ảnh hưởng lớn hơn.13
Từ cuối những năm 60, ảnh hưởng của Dự thảo Công ước của OECD trong việc
đàm phán các hiệp định đầu tư song phương giữa các nước phát triển và đang phát triển
ngày càng tăng. Trong đó, tiêu chuẩn "đối xử công bằng và bình đẳng" là một trong
những đặc điểm quan trọng luôn được đề cập tới. Kể cả ngay cả các quốc gia truyền
thống ủng hộ quyền kiểm soát quốc gia đối với đầu tư nước ngoài cũng đã chấp nhận
sử dụng tiêu chuẩn "đối xử công bằng và bình đẳng" trong các hiệp ước đầu tư song
phương của họ. Tiêu chuẩn này đã xuất hiện trong các hiệp ước đầu tư song phương
của các quốc gia ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới đặc biệt là các quốc gia Mỹ

11
Điều 1 Công ước về Đầu tư ở nước ngoài của OECD năm 1959:
“Each Party shall at all times ensure fair and equitable treatment to the property of the nationals of the other
Parties. Such property shall be accorded the most constant protection and security within the territories shall not
in any way be impaired by unreasonable or discriminatory measures.”
12
Điều 1(a) Công ước về bảo vệ tài sản nước ngoài của OECD năm 1967:
“Treatment of Foreign Property (a) Each Party shall at all times ensure fair and equitable treatment to the
property of the nationals of the other Parties.”
13
UNCTAD, tlđd (6), tr. 5
12

Latinh – những quốc gia trước đó chỉ chấp nhận học thuyết Calvo 14 từ đầu thế kỷ XX
và kiên quyết tránh sử dụng thuật ngữ "đối xử công bằng và thoả đáng”.15
Tiếp theo đó, ở mức độ hợp tác đa phương những năm cuối thể kỷ XX, năm 1985
trong Hiệp định về thành lập tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương (Convention
establishing the Multilateral Investment Guarantee Agency - MIGA) tại Điều 12(d) đã
nêu rằng “để đảm bảo một khoản đầu tư, MIGA phải tự đáp ứng sự công bằng đó và
đối xử công bằng và bảo vệ pháp lý cho khoản đầu tư tồn tại ở nước sở tại có liên
quan”16. Điều khoản này đã thể hiện một tiêu chuẩn giúp giảm thiểu cho các khoản đầu
tư được đảm bảo cũng như sứ mệnh của MIGA đối với việc đảm bảo và thúc đẩy đầu
tư đến và giữa các nước đang phát triển. 17 Năm 1994, trong Hiệp định thương mại tự
do Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement – NAFTA) tại Điều 1105(1) đã
quy định tiêu chuẩn đối xử tối thiểu rằng “Mỗi Bên sẽ dành cho các khoản đầu tư của
các nhà đầu tư của Bên kia sự đối xử phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm đối xử
công bằng và thỏa đáng cũng như bảo vệ và an ninh đầy đủ”. 18 Từ đó đến nay sự xuất
hiện của nguyên tắc FET được ghi nhận ở hầu hết các Hiệp định thương mại tự do với

14
Theo học thuyết Calvo, các quốc gia này miễn cưỡng tham gia vào các thỏa thuận hiệp ước dẫn đến việc
chuyển giao quyền tài phán đối với các tranh chấp về tài sản thuộc sở hữu của người nước ngoài ở trong nước từ
tòa án trong nước sang tòa án quốc tế.
15
OECD, tlđd (10), tr. 5.
16
Điều 12 (d) MIGA:
“In guaranteeing an investment, the Agency shall satisfy itself as to:
(i) the economic soundness of the investment and its contribution to the development of the host country;
(ii) compliance of the investment with the host country's laws and regulations;
(iii) consistency of the investment with the declared development objectives and priorities of the host country;
and
(iv) the investment conditions in the host country, including the availability of fair and equitable treatment and
legal protection for the investment.”
17
OECD, tlđd (10), tr. 6.
18
Điều 1105(1) NAFTA:
“Each Party shall accord to investments of investors of another Party treatment in accordance with international
law, including fair and equitable treatment and full protection and security”
13

vai trò là một nguyên tắc tối thiểu và cơ bản điều chỉnh vấn đề bảo hộ và đảm bảo đầu
tư cho nhà đầu tư nước ngoài.19
1.2.2. Nội dung nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng
Về tổng quát, nguyên tắc FET được sử dụng trong các hiệp định đầu tư để bao
phủ các tình huống mà các quy định cụ thể khác không được áp dụng với mục đích giải
quyết những hành động của chính phủ vốn có tính chất ngăn cản đầu tư mà các quy tắc
cụ thể hơn không phù hợp để giải quyết được, từ đó nhằm đạt được mức độ bảo vệ nhà
đầu tư cao hơn20. Tiêu chuẩn FET là một tiêu chuẩn bảo vệ tuyệt đối, nó được áp dụng
cho các khoản đầu tư trong những tính huống nhất định mà không đề cập đến các
khoản đầu tư khác hay các chủ thể khác được Nhà nước sở tại đối xử. Do đó Chính phủ
sở tại không thể chống lại nguyên tắc này bằng cách nói rằng họ đối xử nhà đầu tư đó
không khác so với các nhà đầu tư khác hay các chủ thể trong nước.21
Một điểm đặc biệt của nguyên tắc FET là không có một định nghĩa hay nội dung
cố định áp dụng trong mọi văn bản mà nguyên tắc sẽ được nêu và thể hiện đa dạng tuỳ
vào từng văn bản chứa đựng nó. Khi áp dụng, chúng ta phải giải thích dựa theo ngữ
cảnh, lịch sử ra đời, quá trình đàm phán, lợi ích của các bên đặt ra…ra thể để hiểu nội
dung nguyên tắc và áp dụng đúng trong từng hiệp định hoặc các cơ quan tài phán sẽ
tiến hành phân tích, giải thích cụ thể hơn trong từng vụ việc được áp dụng nguyên tắc
FET. Điều này giúp cho nguyên tắc FET có tính linh hoạt, áp dụng được trong nhiều
trường hợp hơn.22 Có nhiều ý kiến đối với việc xác định và áp dụng FET khi nội dung
của FET không rõ ràng, một số sẽ cho rằng đó là thuận lợi nhưng trong nhiều trường
hợp thì quá trình áp dụng vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì nhiều lý do. Khi nội dung của

19
Nguyễn Thu Dung và Cao Thị Lê Thương (2017), “Nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng trong giải quyết
tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư”, Nhà nước và pháp luật,
8/2017 tr. 45-58.
20
Rudolf Dolzer (2005), “Fair and Equitable Treatment: A Key Standard in Investment Treaties”, The
International Lawyer, Vol. 39 No. 1 (SPRING 2005), tr. 87-106.
21
UNCTAD, tlđd (6), tr. 6
22
Nguyễn Thu Dung và Cao Thị Lê Thương, tlđd (19), tr. 47.
14

nguyên tắc không rõ thì trách nhiệm của cơ quan xét xử, trọng tài viên, thẩm phán
trong việc giải thích khi áp dụng sẽ tăng thêm. Về cơ bản có ba yếu tố có tầm quan
trọng đặc biệt trong việc diễn giải nguyên tắc FET: (1) nghĩa thông thường của thuật
ngữ “công bằng và thoả đáng”; (2) bối cảnh sử dụng nguyên tắc; (3) đối tượng và mục
đích của Hiệp định đầu tư đang được áp dụng có chứa đựng nguyên tắc. 23 Xem xét ba
yếu tố trên không phải việc đơn giản bởi mỗi yếu tố đều có những thách thức không chỉ
về mặt lý thuyết mà còn dựa trên thực tế, lịch sử, ý kiến chủ quan của chính các nhà
đầu tư và quốc gia được áp dụng.
Tất nhiên, mỗi nhà nghiên cứu hay chủ thể có thẩm quyền xét xử khi áp dụng và
đưa ra những giải thích về nguyên tắc FET đều có các tiêu chuẩn khác nhau, các góc
nhìn khác nhau và nhiều cách khái quát nội dung để vẽ lại “hình hài” cho nguyên tắc
FET. Tuy nhiên đối với bài nghiên cứu này cũng như dựa trên thực tiễn toà án thì
nguyên tắc FET thường được xem xét theo các 5 yếu tố để xác định nguyên tắc FET có
đang bị vi phạm hay không: (1) không bảo vệ được kỳ vọng chính đáng của nhà đầu tư;
(2) không hành động minh bạch; (3) không hành động trung thực, thiện chí; (4) từ chối
quyền tiếp cận công lý hoặc quy trình thích đáng; (5) không hành động tùy tiện hoặc
khiến nhà đầu tư bị phân biệt đối xử. 24 Nhưng một hành động của nước chủ nhà sẽ
được xem là vi phạm nguyên tắc FET khi vi phạm một trong năm yếu tố nói trên vì có
thể nói năm nguyên tắc trên có phạm vi rất rộng, nếu yêu cầu thoả mãn cả năm yếu tố
thì việc áp dụng nguyên tắc FET sẽ rất khó khăn.25
1.2.2.1. Không bảo vệ kỳ vọng chính đáng của nhà đầu tư
Mong đợi chính đáng là một khái niệm quan trọng trong quá trình đầu tư, nằm ở
phần nền tảng bắt đầu cho quá trình đầu tư. Nhà đầu tư sẽ hình thành những kỳ vọng,
mong đợi về lợi nhuận từ khoản đầu tư, dự tính những rủi ro có thể có từ đó đưa ra
23
Jeswald W. Salacuse, tlđd (1), tr.230.
24
Jeswald W. Salacuse, tlđd (1), tr.231.
25
Lại Thị Vân Anh, “Pháp luật đầu tư quốc tế và thực tiễn áp dụng trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế”
(Cổng thông tin WTO – FTA, 10/2/2023) <https://trungtamwto.vn/an-pham/22749-phap-luat-dau-tu-quoc-te-va-
thuc-tien-ap-dung-trong-giai-quyet-tranh-chap-dau-tu-quoc-te> truy cập ngày 1/4/2023.
15

quyết định cho hành vi đầu tư sau này. Song hành với đó là việc các quốc gia sẽ tình
cách để đáp ứng những mong đợi kỳ vọng đó nhằm tạo ra một môi trường đầu tư hấp
dẫn, đầy hứa hẹn và tiềm năng. Dẫn tới hệ quả rằng nó sẽ là không công bằng nếu nhà
nước thông qua pháp luật và các hành vi của mình làm giảm đáng kể hoặc xóa bỏ toàn
bộ mong đợi của nhà đầu tư sau khi nhà đầu tư đã đưa ra quyết định đầu tư. Nhưng cần
lưu ý rằng nhà nước chắn chắn sẽ không chịu trách nhiệm về tất cả các yếu tố tuy có
thể tưởng tượng được nhưng có thể làm thất vọng kỳ vọng của nhà đầu tư ví dụ như
thay đổi về thời tiết, sự ổn định của chính trị và thị trường cùng một loạt các yếu tố
khác có thể gây ra kỳ vọng nhất định không phải là điều mà tiêu chuẩn đối xử công
bằng và bình đẳng hướng tới. 26 Thay vào đó nhấn mạnh yếu tốc hành động của nhà
nước thông qua khung pháp ký và các chính sách. Do đó việc áp dụng nguyên tắc FET
đòi hỏi phải có sự phân tích kỹ các kỳ vọng hợp lý của nhà đầu tư và quyền của quốc
gia sở tại đối với các thay đổi pháp lý hợp lý. Phần lớn các phán quyết của trọng tài đều
giải thích rằng sẽ không công bằng nếu nhà nước tạo ra những mong đợi nhất định cho
nhà đầu tư và khi nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư thì nhà nước lại thay đổi pháp
luật theo cách làm giảm đáng kể hoặc xóa bỏ toàn bộ mong đợi của nhà đầu tư. Mặc dù
nhà nước có quyền thay đổi pháp luật hoặc chính sách của mình, tuy nhiên, nếu những
thay đổi đó làm giảm đáng kể hoặc xóa bỏ mọi lợi ích mà nhà đầu tư mong đợi một
cách chính đáng khi đưa ra quyết định đầu tư thì nhà nước phải tính đến việc bồi
thường cho các mất mát của nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc tôn trọng mong đợi chính
đáng của nhà đầu tư không yêu cầu nhà nước đóng băng hệ thống pháp luật của mình
vì lợi ích của nhà đầu tư mà chỉ yêu cầu có sự ổn định nhất định mà nhà đầu tư thông
thường có quyền mong đợi.27
1.2.2.2. Không hành động minh bạch

26
Jeswald W. Salacuse, tlđd (1), tr.233.
27
Lại Thị Vân Anh, tlđd (25).
16

Việc quốc gia sở tại không hành động 'minh bạch' đối với nhà đầu tư cũng có thể
cấu thành hành vi vi phạm tiêu chuẩn công bằng và bình đẳng. Trong khuôn khổ hoạt
động quản lý nhà nước, tính minh bạch thường được hiểu là việc thực hiện cơ chế kiểm
soát công khai các hoạt động quản lý Nhà nước, trừ những vấn đề liên quan đến bí mật
quốc gia, nó bao gồm cả công khai, cơ hội, sự bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin,
tính tin cậy nhất quán của thông tin, sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin… 28 Còn
trong đầu tư quốc tế thì minh bạch chủ yếu có thể được hiểu là công khai các luật và
quy định liên quan, thông báo cho các bên liên quan khi luật thay đổi và đảm bảo vào
việc quản lý và áo dụng thống nhất.29 Thông qua đó chúng ta thấy tằng sự minh bạch
của chính phủ nước chủ nhà có tác động đáng kể đến sự kỳ vọng hợp lý của nhà đầu tư
bởi lẽ sự minh bạch mang lại khả năng dự đoán hoặc có thể dự đoán được những kết
quả trong tương lai ngay khi các nhà đầu tư có ý định đầu tư hoặc thực hiện việc đầu tư
ban đầu. Những kỳ vọng này thường được đặt ra trên cơ sở hệ thống pháp luật, các cam
kết hoặc quan điểm rõ ràng hoặc thậm chí là ngụ ý của nước chủ nhà. Chính vì vậy, áp
dụng theo nguyên tắc minh bạch, “chính phủ cần phải thể hiện rõ ràng họ muốn gì ở
các nhà đầu tư và không được trốn tránh sau sự mơ hồ hoặc mâu thuẫn của chính
mình.”30 Do đó, trong nhiều trường hợp tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư với
các quốc gia, hội đồng trọng tài đã ra phán quyết cho rằng nước chủ nhà đã vi phạm
nguyên tắc FET khi hành động không minh bạch dẫn tới không bảo vệ được lợi ích hợp
lý, kỳ vọng hợp pháp của nhà đầu tư.
1.2.2.3. Không hành động trung thực, thiện chí
Khái niệm “thiện chí” của nước tiếp nhận đầu tư có thể hiểu là ý định chân thành
và trung thực của nhà nước đó trong các giao dịch với các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là
một nguyên tắc quan trọng trong luật đầu tư quốc tế yêu cầu các nước tiếp nhận phải
28
Mai Thị Hồng Đào và Lê Thị Minh Tuyền, “Mối quan hệ giữa minh bạch và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại các quốc gia ASEAN”, Tạp chí Khoa học đại học Văn Hiến, Tập 5 số 5, tr. 101-8,101.
29
OECD, tlđd (10), tr. 37.
30
T Walde, “Energy Charter Trearty-based Investment Arbitration” (2004) 5 JWIT 3 387 (được dẫn ở Jeswald W.
Salacuse (2010), The law of investment treaties, Oxford University Press, Oxford, tr. 238).
17

đối xử công bằng và hợp lý với các nhà đầu tư nước ngoài. Việc chính quyền nước chủ
nhà thực hiện những hành động không có thiện chí với các nhà đầu tư có thể bị xem là
vi phạm nguyên tắc đối xử công bằng và hợp lý. 31 Điều quan trọng khi xem xét yếu tố
thiện chí chính là việc xem xét theo góc độ chủ quan của nước chủ nhà. Việc xác định
liệu nước chủ nhà có hành động thiện chí hay không có thể rất phức tạp, vì nó phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài các hành động cụ thể và tác động của chúng đối tới nhà
đầu tư thì vì thiện chí là một khái niệm còn mơ hồ, nước chủ nhà có thể dễ để đưa ra
các biện minh cho mình hay một nước có thể đối xử không công bằng và thoả đáng với
các nhà đầu tư mà không cần phải chứng tỏ rằng các hành động đó không có thiện ý. 32
Và trên thực tế, rất khó để tìm thấy một quyết định của hội đồng trọng tài xác định rằng
một nước đã có hành động không thiện ý với các nhà đầu tư và vi phạm nguyên tắc
FET.
1.2.2.4. Từ chối công lý hoặc quy trình thích đáng
Sự công bằng trong quá trình xử lý thủ tục pháp lý mà nước chủ nhà tạo ra khi
giao dịch, tương tác với nhà đầu tư là một yêu cầu cơ bản của nguyên tắc pháp quyền
và là một yếu tố quan trọng của nguyên tắc FET, có thể nói nó đại diện cho yếu tố thích
đáng của nguyên tắc.33 Sự “từ chối công lý” có thể được hiểu theo nghĩa rộng là sự đối
xử gây ra các thiệt hại cho nhà đầu tư hoặc hiểu theo nghĩa hẹp hơn là việc không tôn
trọng sự công bằng về thủ tục mà cụ thể ví dụ như bằng cách thực hiện các hành động
để từ chối quyền tiếp cận toà án, ngăn chặn quá trình xét xử, không cung cấp đầy đủ
thủ tục tố tụng, đưa ra các quyết định bất công, quản lý tư pháp không phù hợp… 34 Tất
nhiên mỗi quốc gia sẽ có được bảo vệ lợi ích công nhưng sẽ không phải lạm dụng

31
Jeswald W. Salacuse, tlđd (1), tr.243.
32
tlđd (31).
33
Nguyễn Thu Dung và Cao Thị Lê Thương, tlđd (19), tr. 56.
34
Cụ thể theo Luật Đầu tư Hoa kỳ (bản tuyên bố lại lần thứ ba) “Although the term “denial of justice” has
sometimes been ussed to refer to any injury done to an alien, it is used more commonly in a narrow sense to refer
only to injury consisting of, or resulting from, denial of access to courts, or denial of procedural fairness and due
process in relation to judicial proceesings, whether criminal or civil”
18

quyền lực để gây hại tới nhà đầu tư nước ngoài. Có thể nói những hành vi thể hiện ra
của từ chối công lý chính là biểu hiện của năng lực thể chế yếu, thiếu sự quản lý chặt
chẽ trong hệ thống phát luật, chức năng tư pháp của quốc gia chưa hiệu quả dẫn tới hệ
quả là tước đi quyền được tiếp cận công lý của các nhà đầu tư nước ngoài. 35 Việc áp
dụng yếu tố này để xem xét sự vi phạm nguyên tắc FET thì hành vi được đưa ra xem
xét phải là một hành vi rõ ràng và gây ra hậu quả trong hoạt động tư pháp của quốc gia
đó chứ nếu chỉ là lỗi về pháp luật của toà án trong nước hoặc việc phát hiện sai sót của
cơ quan hành pháp sẽ không bị coi là từ chối công lý. 36
Các hiệp định đầu tư và luật
pháp quốc tế tìm cách đảm bảo rằng các nhà đầu tư nước ngoài nhận được sự bảo vệ
hợp pháp và đúng thủ tục tại quốc gia sở tại, điều cần thiết để thúc đẩy đầu tư nước
ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc từ chối công lý hoặc thủ tục hợp pháp có
thể có tác động tiêu cực đáng kể đối với các nhà đầu tư nước ngoài, làm mất niềm tin
của họ vào quốc gia sở tại và không khuyến khích đầu tư trong tương lai.
1.2.2.5. Không hành động tùy tiện hoặc khiến nhà đầu tư bị phân biệt đối xử
Các hành động của chính phủ sở tại mang tính tùy tiện và/hoặc phân biệt đối xử
đối với nhà đầu tư hoặc khoản đầu tư nằm trong hiệp ước đầu tư cũng vi phạm tiêu
chuẩn đối xử công bằng và bình đẳng. Các hành động tùy tiện và phân biệt đối xử
trong đầu tư đề cập đến các tình huống mà các nhà đầu tư nước ngoài phải chịu sự đối
xử bất công hoặc vô lý của quốc gia sở tại mà họ đã đầu tư. Các hành động tùy tiện đề
cập đến các hành động được thực hiện mà không có cơ sở pháp lý phù hợp, trong khi
các hành động phân biệt đối xử đề cập đến các hành động đối xử với nhà đầu tư nước
ngoài khác với nhà đầu tư trong nước hoặc phân biệt đối xử với một số nhà đầu tư
nước ngoài dựa trên quốc tịch, chủng tộc hoặc các đặc điểm khác của họ. Tiêu chí
không phân biệt đối xử hay hành động tuỳ tiện sẽ đòi hỏi sự giải thích hợp lý cho
những hành vi đối xử đó, nói cách khác FET chỉ cấm sự phân biệt đối xử bất hợp lý. 37

35
Nguyễn Thu Dung và Cao Thị Lê Thương, tlđd (19), tr. 56.
36
Lại Thị Vân Anh, tlđd (25).
37
Nguyễn Thu Dung và Cao Thị Lê Thương, tlđd (35).
19

Chính vì vậy, các nước chủ nhà sẽ có xu hướng biện minh và đưa ra các lý để chứng
minh những hành động của mình là hợp lý và cần thiết để bảo vệ cộng đồng, quốc
gia.38 Theo Toà án Công lý Quốc tế đã từng xác định các yếu tố của một hành vi phân
biệt đối xử trong vụ kiện giữa Hoa Kỳ và ELSL 39 bao gồm: (1) sự đối xử có chủ ý, (2)
tạo thuận lợi cho quốc gia (3) chống lại nhà đầu tư nước ngoài, và (4) không được áp
dụng cho các trường hợp tương tự đối với người khác. Tuy nhiên, trên thực tế, để
chứng minh với hội đồng trọng tài 4 yếu tố này là rất khó khăn.40

38
Lại Thị Vân Anh, tlđd (25).
39
Vụ kiện giữa Hoa Kỳ với Ý( Công ty Elettronica Sicula S.p.A. (ELSI) với Chính phủ Hoa Kỳ) (1989) (được
dẫn ở Jeswald W. Salacuse (2010), The law of investment treaties, Oxford University Press, Oxford, tr. 241).
40
Jeswald W. Salacuse, tlđd (1), tr. 241.
20

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ CÔNG


BẰNG VÀ THOẢ ĐÁNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC VỤ
KIỆN ĐẦU TƯ

2.1. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc đối xử công bằng và thoả đáng và bài
học kinh nghiệm từ các vụ kiện đầu tư
Thông thường trên thực tế, các nhà đầu tư thường tìm kiếm những cơ hội đầu tư
mới tại các quốc gia đang phát triển vì đây là những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên
bên cạnh môi trường hấp dẫn, dễ sinh lời thì việc đầu tư tại các quốc gia này cũng đi
kèm với những mức độ rủi ro nhất định. Một trong những rủi ro chính liên quan đến
việc đầu tư tại các quốc gia đang phát triển là rủi ro về bất ổn chính trị và khả năng
chính phủ thay đổi chính sách gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhà đầu tư. Để giải quyết rủi
ro này, nhiều quốc gia đã ký kết các hiệp định đầu tư bao gồm các điều khoản về đối
xử công bằng và thoả đáng (FET) đối với nhà đầu tư nước ngoài. Những điều khoản
này nhằm bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài khỏi bất kỳ đối xử tùy tiện hoặc phân biệt đối
xử nào của quốc gia tiếp nhận. Tuy nhiên, trái với những điều khoản này, trong những
năm gần đây, đã có nhiều vụ kiện đầu tư liên quan đến FET xuất hiện. Những vụ kiện
này thường phát sinh khi một nhà đầu tư nước ngoài tuyên bố rằng đầu tư của họ đã bị
đối xử bất công hoặc quốc gia tiếp nhận không tuân thủ các nghĩa vụ của mình trong
hiệp định đầu tư. Những vụ kiện này thường phức tạp và có thể có tác động tài chính
và danh tiếng đáng kể đối với cả nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận. Do đó,
các nhà đầu tư, nhà nước sở tại và các bên liên quan cần phải hiểu rõ ý nghĩa của các
điều khoản FET trong các hiệp định đầu tư và nhận thức được những rủi ro và thách
thức tiềm ẩn liên quan đến các vụ kiện đầu tư liên quan đến FET.
2.1.1. Vụ kiện giữa Philip Morris International và Uruguay
2.1.1.1. Khái quát vụ kiện
Abal Hermanos S.A. là một công ty của Uruguay nhưng được mua lại bởi tập
đoàn Philip Morris vào năm 1979. Philip Morris Brands Sàrl và Philip Morris Products
21

S.A. là hai công ty được thành lập tại Thụy Sĩ, sở hữu các nhãn hiệu có liên quan như
Marlboro, Fiesta, L&M và Philip Morris, những nhãn hiệu được cấp phép cho Abal
Hermanos S.A. với hoạt động chính là nhập khẩu thuốc lá để bán ở Uruguay. Tập đoàn
quốc tế Philip Morris có trụ sở tại Hoa Kỳ và là công ty mẹ của ba công ty nói trên, sau
đây được gọi chung là "Philip Morris".41 Trong khi đó, Uruguay là một trong những
nước có tỷ lệ hút thuốc cao nhất ở Mỹ Latinh. Việc tiêu thụ thuốc lá ở Uruguay có tác
động lớn đến sức khỏe đối với người dân và ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế của
Uruguay. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm bớt tác động kinh tế của
tỷ lệ hút thuốc lá cao của đất nước, Uruguay đã trở thành một bên tham gia Công ước
khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) năm 2003 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). 42
Vậy nên, Uruguay đã thực hiện các chính sách chống hút thuốc quan trọng và thông
qua hai quy định chính. Đầu tiên là năm 2008, Chính phủ đưa ra quy định về yêu cầu
“một bản trình bày duy nhất” hoặc ghi nhãn các sản phẩm thuốc lá thay vì phân biệt
chúng thành nhiều lại khác nhau như thuốc lá “nhẹ”. Công cụ này quy định rằng các
nhà sản xuất thuốc lá không còn có thể bán nhiều loại nhãn hiệu của họ nữa. Chính phủ
cũng yêu cầu các cảnh báo về sức khỏe bằng hình ảnh phải được in trên 50% diện tích
của bao thuốc lá. Biện pháp thứ hai là “Quy định 80/80”. Theo sắc lệnh của Tổng
thống năm 2009, các cảnh báo về sức khỏe phải chiếm 80%, thay vì 50%, trên bao bì.
Điều này có nghĩa là chỉ còn lại 20% cho nhãn hiệu của các công ty thuốc lá và các
thông tin khác.43
Trước khi vụ kiện được đưa ra Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp đầu
tư (ICSID), các chi nhánh của Philip Morris tại Uruguay đã đứng ra phản đối các chính
41
Stefanie Schacherer (2018), International Investment Law and Sustainable Development: Key cases
from the 2010s, Viện Quốc tế về Phát triển Bền vững (IISD), Canada, tr.43-4.
42
Martin Dietrich Brauch, “Philip Morris v. Uruguay: all claims dismissed; Uruguay to receive US$7 million
reimbursement” (Tin tức Hiệp định đầu tư, 10/8/2016) <https://www.iisd.org/itn/en/2016/08/10/philip-morris-
brands-sarl-philip-morris-products-s-a-and-abal-hermanos-s-a-v-oriental-republic-of-uruguay-icsid-case-no-arb-
10-7/> truy cập ngày 1/4/2023.
43
Marina Kofman and Ignacio Torterola (2013), “TDM IACL Case Report Philip Morris v Uruguay (ICSID Case
No. ARB/10/7) – Decision on jurisdiction – 2 July 2013”.
22

sách tại Toà án Tối cao Uruguay nhưng Toà án đã cho rằng các biện phap này là hợp
hiến và do đó đã quyết định giữ nguyên không thay đổi.44 Sau đó ngày 19 tháng 02
năm 2010, Philip Morris đã nộp đơn yêu cầu lên ICSID nhằm khởi kiện Uruguay với
các vấn đề trên đã vi phạm nghĩa vụ theo Hiệp định đầu tư song phương giữa Uruguay
với Thuỵ Sĩ. Đến ngày 08 tháng 07 năm 2016, sau 6 năm vụ kiện được xét xử, ICSID
đã ra phán quyết có lợi cho Uruguay, bác bỏ tất cả các khiếp nại của Philip Morris. Tòa
án nhận thấy rằng các biện pháp do Uruguay thực hiện là thực hiện hợp pháp để bảo
vệ sức khỏe cộng đồng và không nhằm mục đích gây tổn hại cho các khoản đầu tư của
Philip Morris. Tòa án cũng yêu cầu Philip Morris phải trả các chi phí trọng tài và bồi
thường cho Uruguay 7 triệu Đô la Mỹ.45
2.1.1.2. Áp dụng nguyên tắc tắc đối xử công bằng và thoả đáng vào quá trình
xét xử
Điều 3(2) Hiệp định đầu tư giữa Thuỵ Sĩ với Uruguay (dưới đây gọi tắt là BIT)
quy định về sự bảo vệ và đối xử của các hoạt động đầu tư đã nêu rõ “Mỗi Bên ký kết sẽ
đảm bảo đối xử công bằng và thỏa đáng trong lãnh thổ của mình đối với các khoản đầu
tư của các nhà đầu tư của Bên ký kết kia….” 46 Philip Morris đã tuyên bố rằng các biện
pháp này là tùy tiện, vì chúng không phục vụ mục đích công cộng nhưng gây ra tác hại
đáng kể và do đó vi phạm tiêu chuẩn FET. Nguyên đơn cáo buộc rằng bằng cách ban
hành các Biện pháp Thách thức, Bị đơn đã khiến các khoản đầu tư của họ bị đối xử
không công bằng và bất bình đẳng, vi phạm Điều 3(2) của BIT vì những lý do sau: (i)
các quy định là tùy tiện vì chúng “không phục vụ một mục đích công cộng và đồng
thời chúng gây ra thiệt hại đáng kể cho Nguyên đơn;” (ii) các biện pháp làm suy yếu kỳ
vọng hợp pháp của Nguyên đơn đối với việc sử dụng và hưởng thụ các khoản đầu tư

44
AFP và Trung tâm tài nguyên ghi nhãn thuốc lá, “Uruguay court dismisses Philip Morris tobacco challenge”
(Trang Web Trung tâm tài nguyên ghi nhãn thuốc lá, 22/11/2010) <https://tobaccolabels.ca/uruguay-court-
dismisses-philip-morris-tobacco-challenge/ > truy cập ngày 2/4/2023.
45
Stefanie Schacherer (2018), tlđd (41), tr.44.
46
Điều 3(2) Hiệp định đầu tư Thuỵ Sĩ – Uruguay “Each Contracting Party shall ensure fair and equitable
treatment within its territory of the investments of the investors of the other Contracting Party….”
23

của họ, bao gồm cả kỳ vọng của Nguyên đơn rằng họ sẽ được phép sử dụng tài sản
thương hiệu có giá trị của mình; và (iii) các quy định “phá hủy sự ổn định pháp lý mà
Uruguay đã cam kết trong BIT và Abal đã dựa vào đó khi phát triển và triển khai tài
sản thương hiệu của mình.”47 Uruguay phản bác lại tuyên bố này bằng cách nhấn mạnh
một lần nữa rằng các biện pháp được áp dụng một cách thiện chí và không phân biệt
đối xử và rằng chúng có mối liên hệ hợp lý với các mục tiêu y tế công cộng của tiểu
bang. Bị đơn cho rằng không phải là "quá nghiêm trọng", "gây sốc" hoặc "phản ánh ý
định xấu" hoặc "cố ý bỏ bê" 48, các chính sách đã được thông qua một cách thiện chí và
không phân biệt đối xử để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 49
Phần lớn hội đồng bác bỏ lập luận của Philip Morris rằng các biện pháp bị thách
thức là tùy tiện, phần lớn tòa án thay vào đó kết luận rằng các biện pháp này là hợp lý,
không phân biệt đối xử hoặc không cân xứng và được ban hành một cách thiện chí.
Trong phân tích của mình, tòa án đã đề cập đến “biên độ đánh giá cao” (margin of
appreciation)50 như được phát triển trong luật học của Tòa án Nhân quyền Châu Âu.
Đặc biệt, hội đồng trọng tài cho rằng trách nhiệm đối với các biện pháp y tế công cộng
thuộc về chính phủ và rằng các tòa án đầu tư nên hết sức tôn trọng các phán quyết của
chính phủ đối với nhu cầu quốc gia trong các vấn đề như bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 51
Tương tự như vậy đối với những kỳ vọng và sự ổn định hợp pháp, tòa án chấp nhận
rằng không có khái niệm nào ảnh hưởng đến "quyền của Nhà nước trong việc thực hiện

47
Phán quyết vụ kiện ICSID số ARB/10/7 “Philip Morris Brands Sari, Philip Morris Products SA and Abai
Hermanos SA V. Uruguay” của Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp đầu tư (8/7/2016), đoạn 309.
48
“egregious,” “shocking,” or “reflecting bad faith” or “wilful neglect”
49
ICSID, tlđd (47), đoạn 310.
50
“Margin of appreciation” là một học thuyết mà Tòa án Nhân quyền Châu Âu đã phát triển khi xem xét liệu một
quốc gia thành viên có vi phạm công ước hay không. Điều đó có nghĩa là một quốc gia thành viên được phép có
một mức độ tùy ý, chịu sự giám sát của Strasbourg, khi quốc gia đó thực hiện hành động lập pháp, hành chính
hoặc tư pháp trong lĩnh vực thuộc quyền công ước. Học thuyết cho phép Tòa án tính đến thực tế là công ước sẽ
được giải thích khác nhau ở các quốc gia thành viên khác nhau, do truyền thống pháp lý và văn hóa khác nhau
của họ. Như Hội đồng Châu Âu đã nhận xét, biên độ đánh giá cao mang lại cho Tòa sự linh hoạt cần thiết để cân
bằng chủ quyền của các quốc gia thành viên với các nghĩa vụ của họ theo Công ước.
51
ICSID, tlđd (47), đoạn 399.
24

quyền chủ quyền của mình để lập pháp và điều chỉnh hệ thống pháp luật của mình cho
phù hợp với hoàn cảnh thay đổi"52. Đặc biệt, những thay đổi đối với luật chung không
bị ngăn cản bởi tiêu chuẩn FET nếu chúng không "vượt quá việc thực hiện quyền lực
quản lý thông thường của Quốc gia chủ nhà theo lợi ích công cộng" và không sửa đổi
khuôn khổ pháp lý mà nhà đầu tư dựa vào ngoài "mức thay đổi có thể chấp nhận
được"53. Trong trường hợp không có bất kỳ cam kết cụ thể nào của Quốc gia chủ nhà,
tòa án kết luận rằng không thể có kỳ vọng chính đáng rằng môi trường pháp lý sẽ
không thay đổi; thực sự, kỳ vọng "chỉ có thể là quy định nghiêm ngặt hơn dần dần”.
Các biện pháp bị thách thức cũng không thể được cho là sửa đổi khung pháp lý vượt
quá biên độ thay đổi có thể chấp nhận được. Tiêu chuẩn FET, theo quan điểm của đa
số, không phải là "sự đảm bảo rằng lần đầu tiên Nhà nước chủ nhà không nên làm gì" 54
Tuy nhiên, Trọng tài viên Gary Born không đồng ý với đánh giá về FET như trên.
Ông đã từ chối khả năng áp dụng biên độ đánh giá cao trong bối cảnh BIT và cho rằng
yêu cầu trình bày duy nhất đã vi phạm FET vì nó là tùy ý và không hợp lý và "thậm chí
không có mối quan hệ tối thiểu với mục tiêu chính sách lập pháp được Uruguay trích
dẫn cho yêu cầu".55 Theo quan điểm không đồng tình của mình, ông tuyên bố thêm
rằng sự tôn trọng đáng kể đối với chủ quyền theo quy định của các quốc gia là điều cần
thiết, nhưng bất kỳ biện pháp nào vẫn cần phải đáp ứng mức độ hợp lý và tương xứng
tối thiểu.
Hội đồng Trọng tài kết luận rằng bằng cách áp dụng các biện pháp bị thách thức,
bị đơn đã không vi phạm Điều 3(2) của BIT liên quan đến “những kỳ vọng hợp pháp”
và “sự ổn định của khung pháp lý”, cho rằng nguyên đơn không có kỳ vọng hợp pháp
52
ICSID, tlđd (47), đoạn 422.
53
ICSID, tlđd (47), đoạn 423.
54
ICSID, tlđd (47), đoạn 433.
55
Kate Mitchell, “Philip Morris v Uruguay: an affirmation of ‘Police Powers’ and ‘Regulatory Power in the
Public Interest’ in International Investment Law” (Blog của Tạp chí Luật Quốc tế Châu Âu, 28/7/2016)
<https://www.ejiltalk.org/philip-morris-v-uruguay-an-affirmation-of-police-powers-and-regulatory-power-in-the-
public-interest-in-international-investment-law/> truy cập ngày 7/4/2023.
25

rằng các biện pháp đó hoặc các biện pháp tương tự sẽ không được thông qua và xem
xét thêm rằng hiệu lực của chúng không phải là để sửa đổi sự ổn định của khung pháp
lý của Uruguay. 56
2.1.2. Vụ kiện giữa CMS Gas Transmission Company với Cộng hoà
Argentina
2.1.2.1. Khái quát vụ kiện
CMS Gas Transmission (CMS), một công ty của Mỹ và có sở hữu 30% cổ phần
của Transportadora de Gas del Norte (TGN) - một công ty vận chuyển khí đố của
Argentina, đã đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Argentina, bao gồm cả việc vận hành
các đường ống dẫn khí đốt. Tại thời điểm đầu tư nhằm khuyến khích chính sách tư
nhân hoá năng lượng, Argentina đã cấp cho TGN quyền tính toán thuế quan bằng đô la
Mỹ và sau đó chuyển đổi chúng sang đồng Peso theo tỷ giá hối đoái hiện hành và điều
chỉnh thuế quan sáu tháng một lần để phản ánh những thay đổi của lạm phát. Các
quyền này được quy định trong luật Argentina và trong Giấy phép cấp cho TNG trong
thời hạn 35 năm (đến năm 2027). Trong bối cảnh xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế
nghiêm trọng ở Argentina vào cuối những năm 1990, vào tháng 12 năm 1999,
Argentina và các công ty khí đốt đã ký một thỏa thuận 6 tháng về việc tạm thời đình
chỉ điều chỉnh lạm phát, với sự hiểu biết rằng việc đình chỉ này sẽ không phải là vĩnh
viễn. Hơn nữa, vào tháng 1 năm 2002, theo cái gọi là Luật Khẩn cấp, Argentina đã đơn
phương chấm dứt cả quyền tính toán thuế quan bằng đô la Mỹ và quyền điều chỉnh lạm
phát của TGN. Đồng peso bị phá giá với tỷ lệ hiệu quả là 3,6 peso bằng một đô la,
trong khi các mức thuế tương ứng được định giá lại với tỷ lệ 1 peso bằng một đô la.
Điều này dẫn đến sự sụt giảm lớn về lợi nhuận của TGN và làm giảm giá trị của TGN
với tư cách là một công ty. CMS đã đưa ra tranh chấp trước Tòa án ICSID tuyên bố
rằng biện pháp được đề cập là vi phạm một số nghĩa vụ của Argentina theo BIT
Argentina-Hoa Kỳ như trưng thu không bồi thường; Đối xử công bằng và bình đẳng;

56
ICSID, tlđd (47), đoạn 434.
26

Các biện pháp tùy tiện và phân biệt đối xử; Điều khoản ô (một điều khoản bắt buộc
mỗi bên BIT phải tôn trọng “bất kỳ nghĩa vụ mà nó có thể đã ký kết liên quan đến các
khoản đầu tư”). CMS đã yêu cầu khoản bồi thường trị giá 261 triệu đô la Mỹ, tương
ứng với giá trị cổ phần bị giảm sút trong TGN cộng với tiền lãi và chi phí. Argentina
bác bỏ mọi yêu sách nêu trên.57 Tòa án đã bác bỏ các yêu cầu của CMS về việc sung
công, nhưng phán quyết rằng Argentina đã vi phạm các nghĩa vụ của mình về đối xử
công bằng và bình đẳng và điều khoản chung (do vi phạm các điều khoản ổn định trong
giấy phép). Tòa án cũng bác bỏ phản đối sơ bộ của Argentina đối với quyền tài phán và
không chấp nhận sự cần thiết và biện hộ khẩn cấp của Argentina liên quan đến cuộc
khủng hoảng kinh tế, xã hội và chính trị nghiêm trọng diễn ra ở Argentina vào năm
2000. Năm 2005, tòa án đã đưa ra quyết định có lợi cho CMS, trao cho công ty 133
triệu đô la tiền bồi thường thiệt hại cộng với tiền lãi, với tổng số tiền hơn 200 triệu đô
la.58
2.1.2.2. Áp dụng nguyên tắc tắc đối xử công bằng và thoả đáng vào quá trình
xét xử
Theo Điều II(2)(a) của BIT Argentina-Hoa Kỳ (dưới đây, trong phần này gọi tắt
là BIT) có nêu rằng “Đầu tư sẽ luôn được đối xử công bằng và bình đẳng, sẽ được
hưởng sự bảo vệ và an ninh đầy đủ và trong mọi trường hợp sẽ không được đối xử kém
hơn so với yêu cầu của luật pháp quốc tế.” 59 Theo điều này CMS cáo buộc rằng
Argentina đã vi phạm tiêu chuẩn đối xử công bằng và bình đẳng và không đảm bảo sự
bảo vệ và an toàn đầy đủ cho khoản đầu tư, đặc biệt là trong chừng mực Argentina đã
thay đổi sâu sắc tính ổn định và khả năng dự đoán của môi trường đầu tư, sự chắc chắn
57
S Ripinsky và K Williams,”Case summary CMS Gas Transmission Company v Argentina” (Viện Luật Quốc tế
và So sánh Anh (BIICL), 2008) <https://www.biicl.org/files/3913_2005_cms_v_argentina.pdf> truy cập ngày
7/4/2023.
58
Nathalie Bernasconi-Osterwalder and Lise Johnson, International Investment Law and Sustainable
Development: Key cases from 2000-2010, Viện Quốc tế về Phát triển Bền vững (IISD), Canada, tr. 44.
59
Điều II(2)(a) của BIT Argentina-Hoa Kỳ “Investment shall at all times be accorded fair and equitable
treatment, shall enjoy full protection and security and shall in no case be accorded treatment less than that
required by international law.”
27

của điều này là chìa khóa dẫn đến quyết định của CMS đầu tư. 60
Theo lập luận của
nguyên đơn, sự không chắc chắn đặc trưng cho giai đoạn 2000 – 2002 và các quyết
định cuối cùng theo Luật Khẩn cấp đã hủy bỏ tất cả các thỏa thuận dựa vào khoản đầu
tư đã được thực hiện, là những sự kiện chính dẫn đến việc vi phạm tiêu chuẩn này. 61
Nhưng theo quan điểm của bị đơn, tiêu chuẩn FET là quá mơ hồ để cho phép xác định
rõ ràng ý nghĩa và trong mọi trường hợp, nó chỉ quy định một nguyên tắc chung và cơ
bản được tìm thấy trong luật của Quốc gia sở tại mà tại đồng thời tương thích với một
tiêu chuẩn tối thiểu quốc tế.62 Argentina tin rằng không có biện pháp nào vi phạm tiêu
chuẩn vì các đặc quyền lập pháp của Nhà nước không thể bị đóng băng và Luật khẩn
cấp chỉ là một trong những cách thực thi đặc quyền đó. Theo quan điểm của bị đơn,
“ổn định” không có nghĩa là bất động và các biện pháp được áp dụng, đặc biệt là “bình
ổn hóa”, là giải pháp cần thiết để ngăn chặn thiệt hại xã hội và kinh tế đang xảy ra. 63
Về phía Toà án đã lưu ý rằng BIT, giống như hầu hết các hiệp định đầu tư song
phương, không xác định tiêu chuẩn đối xử công bằng và bình đẳng ở mức độ này nên
lập luận của Argentina không phải là hoàn toàn không có cơ sở. Tuy nhiên, Toà lập
luận rằng ngay trong phần mở đầu của BIT là “duy trì một khuôn khổ ổn định cho các
khoản đầu tư và sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực kinh tế” nên chắc chắn rằng
một môi trường kinh doanh và pháp lý ổn định là một yếu tố thiết yếu của sự đối xử
công bằng và bình đẳng. Các hành vi của Argentina đã thực tế là biến đổi và thay đổi
hoàn toàn môi trường pháp lý kinh doanh của nhà đầu tư cũng như những yếu tố này
nằm ngoài khả năng quản lý hoạt động kinh doanh, khả năng dự đoán của nguyên đơn.
Toà án kết luận rằng các biện pháp được Argentina thông qua là vi phạm nghĩa vụ của
họ trong việc dành cho nhà đầu tư sự đối xử công bằng và bình đẳng theo Điều II(2)(a)

60
Phán quyết vụ kiện ICSID số ARB/01/8 “CMS Gas Transmission Company v. Argentina” của Trung tâm Quốc
tế về Giải quyết Tranh chấp đầu tư (12/5/2005), đoạn 267.
61
ICSID, tlđd (60), đoạn 268.
62
ICSID, tlđd (60), đoạn 269.
63
ICSID, tlđd (60), đoạn 272.
28

của BIT.64 Ngoài ra Hội đồng trọng tài còn xét đến yếu tố hành động tuỳ ý và/ hoặc
phân biệt đối xử nhưng chưa thể đưa ra kết luận cho rằng có sự tùy tiện và phân biệt
đối xử trong bối cảnh cuộc khủng hoảng được ghi nhận, và trong phạm vi mà một số
tác động trở nên rõ ràng, chúng sẽ liên quan đến việc vi phạm đối xử công bằng và
bình đẳng hơn là vi phạm các tiêu chuẩn riêng biệt theo Hiệp ước.65
2.1.3. Vụ kiện giữa Tập đoàn Chevron với Cộng hoà Ecuador
2.1.3.1. Khái quát vụ kiện
Vụ kiện giữa Tập đoàn Chevron (gọi tắt là Chevron, trước đây là Công ty dầu khí
Texaco Petroleum, gọi tắt là Texpet) và Chính phủ Cộng hòa Ecuador là một vụ tranh
chấp đầu tư lớn liên quan đến trách nhiệm môi trường của Texpet trong việc khai thác
dầu mỏ ở Ecuador. Texpet đã thực hiện hoạt động thăm dò và khai thác dầu mỏ ở
Ecuador từ năm 1964 đến năm 1992 theo các hợp đồng nhượng quyền với công ty dầu
mỏ nhà nước của Ecuador là Petroecuador. 66 Sau khi kết thúc các hợp đồng, Texpet đã
để lại một số vết tích ô nhiễm môi trường nghiêm trọng dẫn tới vào năm 1993, một
nhóm người dân Ecuador đã đệ đơn kiện Texpet tại Hoa Kỳ đòi hỏi bồi thường cho
những hậu quả môi trường do Texpet gây ra trong suốt hơn 20 năm hoạt động tại
Ecuador nhưng không được chấp thuận vì lý do việc thụ lý vụ kiện gặp nhiều bất tiện
và chuyển hướng sang kiện tại Ecuador sẽ thích hợp hơn với vụ kiện này. 67 Do đó vào
năm 2003, một vụ kiện tập thể đã được đưa ra chống lại TexPet với lý do bất bình về
sức khỏe cụ thể do ô nhiễm môi trường tại Toà án Cấp cao ở là Lago Agrío, Ecuador
(vụ kiện Lago Agrio). Các nguyên đơn yêu cầu giám sát và chăm sóc y tế, loại bỏ các
yếu tố gây ô nhiễm và khắc phục để sửa chữa các hoạt động của TexPet và Chervro

64
ICSID, tlđd (60), đoạn 273-281.
65
ICSID, tlđd (60), đoạn 285-295.
66
Thông báo của nguyên đơn Tập đoàn Chevron và Công ty Texaco Petroleum với bị đơn Cộng hoà Ecuador, vụ
kiện PCA số 2009-23 của Trung tâm trọng tài UNCITRAL (23/09/2009), tr.1.
67
Renee Robinson, “Chevron v. Ecuador: the oil-slicked, road to Justice” (Revue des Juristes de Science Po,
26/11/2020) <https://www.revuedesjuristesdesciencespo.com/index.php/2020/11/26/chevron-v-ecuador-the-oil-
slicked-road-to-justice/> truy cập ngày 7/4/2023.
29

phaỉ thực hiện bồi thường thiệt hại cho các biện pháp khắc phục này. 68 Đến năm 2011,
tòa án Ecuador đã yêu cầu Chevron (sau khi họ mua lại Texaco năm 2001) phải trả
khoản bồi thường lên đến 9,5 tỷ USD cho các đơn kiện của những người dân Ecuador.
Tuy nhiên, Chevron từ chối thực hiện bản án và cho rằng nó không hợp lý và bị dựa
trên các bằng chứng giả mạo. Đồng thời vào ngày 23 tháng 9 năm 2009, Chevron đã
nộp đơn cáo buộc Ecuador vi phạm Hiệp ước đầu tư song phương lên Trung tâm trọng
tài UNCITRAL. Chevron đã yêu cầu UNCITRAL xem xét các tranh chấp liên quan
đến vụ kiện trước đó với các nhà điều tra tại UNCITRAL để xem xét các yếu tố của vụ
kiện và các tình tiết pháp lý liên quan.
2.1.3.2. Áp dụng nguyên tắc tắc đối xử công bằng và thoả đáng vào quá trình
xét xử
Theo Điều II(3)(a) của BIT giữa Hoa Kỳ và Ecuador quy định về nguyên tắc FET
như sau “Công dân hoặc công ty của một trong hai Bên có khoản đầu tư bị thua lỗ
trên lãnh thổ của Bên kia do chiến tranh hoặc xung đột vũ trang khác, cách mạng, tình
trạng khẩn cấp quốc gia, nổi dậy, bạo loạn dân sự hoặc các sự kiện tương tự khác sẽ
được Bên kia đối xử không kém hơn ưu đãi hơn dành cho công dân hoặc công ty của
chính mình hoặc cho công dân hoặc công ty của bất kỳ nước thứ ba nào, tùy theo đối
xử thuận lợi nhất đối với bất kỳ biện pháp nào mà quốc gia đó áp dụng liên quan đến
những tổn thất đó.” Hội đồng trọng tài cho rằng với cơ sở này thì các biện bảo mà
Ecuador thực hiện là đang vi phạm yếu tố từ chối công lý. 69 Tòa án cho rằng Ecuador
đã vi phạm tiêu chuẩn FET khi không cung cấp cho Chevron một khuôn khổ pháp lý và
quy định ổn định và có thể dự đoán được cho các khoản đầu tư của mình. Tòa án phát
hiện ra rằng Ecuador đã thay đổi các tiêu chuẩn quy định và môi trường của mình có
hiệu lực hồi tố mà không cung cấp cho Chevron thông báo đầy đủ hoặc cơ hội để được
lắng nghe. Ngoài ra, tòa án cho rằng Ecuador đã vi phạm nguyên tắc FET khi không
68
Chevron và Texaco Petroleum, tlđd (66), tr. 7.
69
Phán quyết vụ kiện PCA số 2009-23 “Chevron Corporation and Texaco Petroleum Corporation v. Ecuador”
của Trung tâm trọng tài UNCITRAL (30/08/2018), điểm 7.12 phần VII – Tr. 3.
30

cung cấp cho Chevron các phương tiện hiệu quả để khẳng định các quyền hợp pháp
của mình tại quốc gia này. Tòa án nhận thấy rằng hệ thống tư pháp của Ecuador bị ảnh
hưởng bởi sự kém hiệu quả, tham nhũng và can thiệp chính trị, khiến Chevron không
thể có được phiên điều trần công bằng và vô tư trong các tranh chấp pháp lý với chính
phủ.70
2.2. Kết quả và hạn chế của việc áp dụng nguyên tắc tắc đối xử công
bằng và thoả đáng
Việc áp dụng nguyên tắc tắc đối xử công bằng và thoả đáng (FET) trong các vụ
kiện đầu tư quốc tế có thể mang lại nhiều kết quả tích cực tuy nhiên, cũng có những
điểm hạn chế cần được lưu ý.
Về phía kết quả tích cực, đầu tiên chúng ta có thể thấy nguyên tắc FET được áp
dụng khá phổ biến trong các vụ kiện. Nhà đầu tư thường dễ dàng dựa vào nguyên tắc
FET để khởi kiện với các hành vi vi phạm của nước chủ nhà bởi lẽ như đã nói ở phần
một, FET có tính linh hoạt và mở rộng nên không bị giới hạn bởi một tiêu chuẩn khuôn
khổ nào hạn hẹp mà nó có thể được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau dẫn tới nếu các
nước chủ nhà không thật sự cẩn thận thì rất dễ vi phạm nguyên tắc FET. Từ đó việc áp
dụng nguyên tắc FET trong các vụ kiện đầu tư quốc tế đã giúp bảo vệ quyền lợi của các
nhà đầu tư nước ngoài một cách rõ ràng trong đa số các vụ kiện được đưa ra. Nguyên
tắc FET được xem là một tiêu chuẩn pháp lý cơ bản và quan trọng để bảo vệ quyền lợi
của nhà đầu tư nước ngoài thông qua các Hiệp định đầu tư được ký kết. Khi một nhà
đầu tư cho rằng quyền lợi của mình đã bị vi phạm, họ có thể sử dụng cơ chế giải quyết
tranh chấp đầu tư này để đòi lại quyền lợi của mình, mà ưu điểm của nguyên tắc FET
là nó có mặt ở hầu hết các IIAs nên việc sử dụng nó cũng trở nên dễ dàng hơn. Hơn thế
nữa việc áp dụng hiệu quả nguyên tắc FET cũng tạo động lực cho các nước cải thiện
môi trường đầu tư của mình, bằng cách đưa ra các quy định và chính sách rõ ràng và
dự đoán được, đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài được bảo vệ một cách

70
UNCITRAL, tlđd (69), điểm 7.16-7.45 phần VII tr. 4-11.
31

công bằng và thoả đáng. Thông qua thực tiễn áp dụng trong ba vụ kiện nêu trên chúng
ta thấy được cơ quan xét xử khi áp dụng nguyên tắc FET ngoài việc dựa trên lý thuyết
thì còn xem xét từng tình huống thực tiễn, bối cảnh xuất hiện, tham khảo các trường
hợp đã áp dụng khác để có thể sử dụng nguyên tắc FET vào trong quá trình xét xử một
cách cụ thể, chi tiết và hợp lý nhất.
Tuy nhiên, cũng có những điểm còn hạn chế trong việc áp dụng nguyên tắc FET
trong các vụ kiện đầu tư quốc tế. Thứ nhất chính là sự mơ hồ trong việc định nghĩa
nguyên tắc FET. Nguyên tắc FET là một tiêu chuẩn pháp lý chung chung, không có
định nghĩa cụ thể trong các hiệp định đầu tư. Do đó, việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể
dẫn đến sự mơ hồ và khó khăn trong việc đánh giá xem liệu quyền lợi của một nhà đầu
tư đã bị vi phạm hay chưa. Một trong những thách thức đối với việc áp dụng nguyên
tắc FET là sự mơ hồ trong việc định nghĩa và áp dụng tiêu chuẩn này. Đây là một tiêu
chuẩn pháp lý chung chung, không có định nghĩa cụ thể trong các hiệp định đầu tư. Do
đó, việc áp dụng nguyên tắc FET có thể dẫn đến sự mơ hồ và khó khăn trong việc đánh
giá xem liệu quyền lợi của một nhà đầu tư đã bị vi phạm hay chưa. Việc định nghĩa
nguyên tắc FET phụ thuộc vào cách mà các quốc gia và các tòa án quốc tế hiểu và áp
dụng tiêu chuẩn này. Sự khác biệt trong cách định nghĩa và áp dụng nguyên tắc FET
giữa các quốc gia và các tòa án có thể dẫn đến các quyết định trái ngược nhau về việc
xác định liệu một nhà đầu tư đã bị vi phạm nguyên tắc FET hay không. Vì vậy, để đảm
bảo tính minh bạch và độ chính xác trong việc đánh giá xem liệu quyền lợi của một nhà
đầu tư đã bị vi phạm hay chưa, cần có sự đồng nhất trong cách định nghĩa và áp dụng
nguyên tắc FET. Các quốc gia cần thảo luận và đàm phán để xác định các định nghĩa
và tiêu chuẩn cụ thể hơn để giải quyết các tranh chấp liên quan đến nguyên tắc FET
một cách minh bạch và công bằng. Một điểm hạn chế có thể kể đến là nguy cơ mất
quyền tự quyết của các nước. Việc áp dụng nguyên tắc FET trong các vụ kiện đầu tư
quốc tế có thể đặt các nước chủ nhà vào thế bị ép buộc phải đưa ra các quy định và ch
ính sách nhất định để đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, ngay cả khi các
32

quy định này không phù hợp hoặc có hại cho lợi ích của nước đó. Điều này có thể dẫn
đến mất quyền tự quyết của các nước và giới hạn khả năng của các chính phủ địa
phương để đưa ra các quyết định đúng đắn cho lợi ích chung của đất nước và dân tộc.
Điều này có thể xảy ra do tính mơ hồ của nguyên tắc FET, khiến việc đánh giá xem
liệu một nhà đầu tư đã bị vi phạm hay chưa là một quá trình khó khăn và mâu thuẫn.
Trong các vụ kiện Tập đoàn Chevron với Cộng hoà Ecuador, CMS Gas
Transmission Company với Cộng hoà Argentina, Philip Morris International và
Uruguay, việc áp dụng nguyên tắc FET đã có những kết quả tích cực và hạn chế khác
nhau, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, điều quan trọng là các bên liên
quan cần cân nhắc kỹ lưỡng những ảnh hưởng của việc áp dụng nguyên tắc FET và tìm
cách giải quyết tranh chấp một cách hợp tác và xây dựng để đạt được lợi ích chung của
cả hai bên.
2.3. Bài học kinh nghiệm và giải pháp để vận dụng hiệu quả nguyên tắc
đối xử công bằng và bình đẳng
Như vậy, thông qua thực tiễn phân tích ở trên, chúng ta cũng có thể nhìn nhận
được những kinh nghiệm quý giá và đề ra những giải pháp cải thiện hiệu quả hơn cho
quá trình xét xử các vụ kiện đầu tư đặc biệt là các vụ kiện có áp dụng nguyên tắc FET.
Đầu tiên, nên có sự định nghĩa rõ ràng nguyên tắc FET trong các hiệp định đầu tư để
tránh sự mơ hồ trong việc áp dụng. Định nghĩa rõ ràng ở đây không phải là đưa ra một
khái niệm cứng nhắc mà là đưa ra một khung chung thống nhất giữa các văn bản có
quy định nó,có thể chỉ ra được những yếu tố quan trọng cốt lõi khi áp dụng nguyên tắc
và xác định được đúng những hành vi vi phạm nguyên tắc. Thứ hai, cần tôn trọng
quyền tự quyết của các nước chủ nhà và không ép buộc chúng đưa ra các quy định và
chính sách không phù hợp hoặc có hại cho lợi ích của nước đó. Các bên liên quan nên
tôn trọng quyền tự quyết của các nước chủ nhà trong việc đưa ra quyết định về chính
sách và quy định đối với đầu tư nước ngoài thay vì lạm dụng nguyên tắc và đưa ra các
yêu cầu bất hợp lý. Thứ ba, cần tăng cường sự minh bạch và tham gia của các bên liên
33

quan trong quá trình giải quyết tranh chấp đầu tư để đảm bảo tính minh bạch và công
bằng trong quy trình xét xử. Trong nhiều trường hợp, các vụ kiện đầu tư quốc tế đang
diễn ra chưa minh bạch rõ ràng, khiến cho các bên liên quan không được thông tin đầy
đủ về quá trình giải quyết tranh chấp. Việc này sẽ giúp cho các bên liên quan có thể
hiểu rõ hơn về quá trình xét xử, giúp đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá
trình giải quyết tranh chấp, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với lợi
ích chung của các bên liên quan. Thứ tư, cần phát triển các cơ chế giải quyết tranh chấp
đầu tư hiệu quả và đáp ứng được các yêu cầu của các bên liên quan. Việc thiếu điều
kiện pháp lý, cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư hiệu quả và công bằng đã gây ra
nhiều tranh cãi trong quá trình giải quyết các vụ kiện. Do đó, cần phát triển các cơ chế
giải quyết tranh chấp đầu tư hiệu quả, công bằng, nhanh chóng và đáp ứng được các
yêu cầu của các bên liên quan để giảm thiểu các vấn đề khó khăn trong quy trình xét
xử. Cuối cùng, cần hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia để xây dựng các tiêu chuẩn và
quy định chung trong lĩnh vực đầu tư quốc tế. Tầm quan trọng của việc hợp tác giữa
các quốc gia trong việc xây dựng các tiêu chuẩn và quy định chung trong lĩnh vực đầu
tư quốc tế sẽ giúp tạo ra một môi trường đầu tư ổn định và công bằng, đồng thời đảm
bảo rằng các quy định và chính sách được áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài
có sự phù hợp, thống nhất. Việc này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay khi
các vụ tranh chấp đầu tư chồng chèo giữa các quốc gia trở nên phổ biến và phức tạp
hơn bao giờ hết.
34

KẾT LUẬN

Với bài nghiên cứu được trình bày ở trên, chương một đã cung cấp các lý thuyết
cơ bản nhất về nguyên tắc FET bao gồm lịch sử hình thành và nội dung của nguyên
tắc. Nhìn chung trong các IIÁ, nguyên tắc đóng một vai trò rất quan trọng, được xem
như là nguyên tắc vàng vậy nên trước khi sử dụng được nó thì chúng ta cần hiểu rõ nó.
Thông qua quá trình trình bày lại lịch sử, chúng ta thấy được sự phát triển của nguyên
tắc FET từ những ngày đầu tiên cho đến hiện tại, nhằm nắm bắt được ý nghĩa tại sao
nguyên tắc FET được xuất hiện và lại đóng vai trò qua trọng như thế. Nguyên tắc FET
không có một định nghĩa hay nội dung cụ thể và bài nghiên cứu cũng không đưa ra một
khái niệm cho nguyên tắc FET, thay vào đó bài nghiên cứu sẽ cung cấp các yếu tố, các
tiêu chí để có thể dễ dàng hơn trong việc xác định liệu một hành vi đó có phải là đã vi
phạm nguyên tắc hay không. Từ đó chuyển qua phần hai, chúng ta đã cùng nhau xem
xét thực trạng áp dụng các nguyên tắc FET thông qua ba vụ tranh chấp cụ thể trên thực
tiễn để có cách nhìn khách quan, chân thực hơn đối với nguyên tắc này. Có thể nhận
thấy rằng việc áp dụng chưa được hiệu quả đầy đủ và đôi khi còn gặp phải nhiều vấn
đề tuy nhiên cơ quan xét xử cũng như các bên trong tranh chấp cũng đã có sự nỗ lực để
có thể áp dụng nguyên tắc FET một cách hiệu quả nhất nhằm đạt tới những kết qủa phù
hợp trong hoạt động đầu tư. Bài nghiên cứu qua đó cũng đã nhìn nhận được một số
điểm tích cực và hạn chế có trong thực tiễn áp dụng nguyên tắc, đòng thời đề xuất một
số giải pháp nhằm cải thiện việc áp dụng các nguyên tắc này với mong muốn góp phần
hạn chế các vụ tranh chấp xảy ra hoặc giúp cho các vụ tranh chấp được xử lý theo lẽ
công bằng, bình đẳng để xây dựng nên môi trường đầu tư thế giới ổn định và ngày
càng phát triển, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của lĩnh vực đầu tư quốc tế.
35

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản pháp luật


1. Argentina - United States Bilateral Investment Treaties
2. Convention establishing the Multilateral Investment Guarantee Agency
1985
3. Economic Agreement of Bogota 1948
4. Foreign Relations Law of the United States
5. Havana Charter 1948
6. North American Free Trade Agreement 1994
7. Switzerland - Uruguay Bilateral Investment Treaties
Danh mục các tài liệu tham khảo
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh
8. Jeswald W. Salacuse (2010), The law of investment treaties, Oxford
University Press, Oxford.
9. ICSID Case số ARB/01/8 “CMS Gas Transmission Company v.
Argentina” of ICSID (12/5/2005).
10. Claimant's notice arbitration of Chevron and Texaco Petroleum against
the defendant Republic of Ecuador, PCA No. 2009-23 of the UNCITRAL
Arbitration Center (September 23, 2009).
11. Draft of the OECD Convention on Overseas Investment in 1959.
12. Draft of the OECD Convention on the Protection of Foreign Assets of
1967.
13. Nathalie Bernasconi-Osterwalder and Lise Johnson, International
Investment Law and Sustainable Development: Key cases from 2000-2010,
International Institute for Sustainable Development (IISD), Canada.
36

14. OECD (2004), “Fair and Equitable Treatment Standard in International


Investment Law”, OECD Working Papers on International Investment, 2004/03.
15. Judgment against PCA No. 2009-23 “Chevron Corporation and Texaco
Petroleum Corporation v. Ecuador” of the UNCITRAL Arbitration Center
(August 30, 2018).
16. Rudolf Dolzer (2005), “Fair and Equitable Treatment: A Key Standard in
Investment Treaties”, The International Lawyer, Vol. 39 No. 1 (SPRING 2005).
17. Stefanie Schacherer (2018), International Investment Law and
Sustainable Development: Key cases from the 2010s, International Institute for
Sustainable Development (IISD), Canada.
18. UNCTAD (2012), Fair and Equitable treatment - UNCTAD series on
issues in international investment agreements II, United Nations, New York and
Geneva.
19. US vs Italy (Elettronica Sicula S.p.A. (ELSI) vs US Government) (1989)
(cited in Jeswald W. Salacuse (2010), The law of investment treaties, Oxford
University Press, Oxford).
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt
20. Mai Thị Hồng Đào và Lê Thị Minh Tuyền, “Mối quan hệ giữa minh bạch
và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia ASEAN”, Tạp chí Khoa
học đại học Văn Hiến.
21. Nguyễn Thu Dung và Cao Thị Lê Thương (2017), “Nguyên tắc đối xử
công bằng và thoả đáng trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu
tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư”, Nhà nước và pháp luật, 8/2017.
Tài liệu tham khảo từ mạng Internet
22. https://moj.gov.vn/tttp/tintuc/Pages/giai-quyet-tranh-chap.aspx?ItemID=3
23. https://trungtamwto.vn/an-pham/22749-phap-luat-dau-tu-quoc-te-va-
thuc-tien-ap-dung-trong-giai-quyet-tranh-chap-dau-tu-quoc-te
37

24. https://tobaccolabels.ca/uruguay-court-dismisses-philip-morris-tobacco-
challenge/
25. https://www.ejiltalk.org/philip-morris-v-uruguay-an-affirmation-of-
police-powers-and-regulatory-power-in-the-public-interest-in-international-
investment-law/
26. https://www.biicl.org/files/3913_2005_cms_v_argentina.pdf
27. https://www.revuedesjuristesdesciencespo.com/index.php/2020/11/26/
chevron-v-ecuador-the-oil-slicked-road-to-justice/

You might also like