You are on page 1of 136

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH


KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ NHÃ THI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 1/2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH


KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ NHÃ THI

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo Viên Hướng Dẫn ThS. Bùi Thị Kim Hoàng

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 1/2022
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường dại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” do Trần Thị
Nhã Thi, sinh viên khóa 2018, ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày_____________________.

ThS. Bùi Thị Kim Hoàng


Giảng viên hướng dẫn,
(Chữ ký)

Ngày tháng năm 2022

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
(Chữ ký (Chữ Ký
Họ tên) Họ tên)

Ngày tháng năm 2022 Ngày tháng năm 2022


LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ
- người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng tôi, bên cạnh động viên, khuyên
nhủ, hỗ trợ về mọi mặt trong cuộc sống và học tập. Gia đình là nguồn động lực
to lớn, chỗ dựa vững chắc cho tôi bước tiếp trên con đường phía trước.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế cùng toàn thể quý thầy
cô trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tuỵ truyền đạt
cho tôi không chỉ về những kiến thức quý báu trong suốt những tháng năm học
tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin cám ơn đến cô ThS. Bùi Thị Kim Hoàng người cô vui
vẻ luôn thương yêu sinh viên chúng tôi, người mà luôn giúp đỡ, chia sẻ và
truyền đạt những kiến thức bổ ích để tôi hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp.
Tôi cũng gửi lời chân thành cảm ơn đến các bạn đã thực hiện bài khảo sát
của tôi một cách tận tâm và khách quan nhất để tôi đạt được kết quả nghiên
cứu như mong muốn. Ngoài ra, tôi xin cám ơn đến Câu lạc bô Học thuật- Kỹ
năng Quản trị B.A.S, những người bạn của tôi, nhờ có các bạn và CLB, tôi có
được nhiều kỷ niệm vui buồn, những câu chuyện, những chuyến hành trình
không thể nào quên trong cuộc đời sinh viên của mình.
Cuối cùng, tôi xin chúc quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm
TP.HCM cùng toàn thể các bạn bè, các em khoá dưới nhiều sức khoẻ, may
mắn, thành công và hạnh phúc. Hy vọng rằng mỗi chúng ta luôn luôn có những
ý tưởng mới, sáng tạo, hoạt động và học tập thật tốt, gặt hái được nhiều thành
công trong cuộc sống cũng như trên con đường mình đã, đang và sẽ chọn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, ngày tháng 1 năm 2022
Sinh viên thực hiện

TRẦN THỊ NHÃ THI


TÓM TẮT NỘI DUNG

TRẦN THỊ NHÃ THI, tháng 1 năm 2022, “Nghiên cứu ý định khởi
nghiệp của sinh viên Trường Đại Học Nong Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh”.
TRAN THI NHA THI, January 2022, “Research on the
entrenpeneurial intention of students at Nong Lam University, Ho Chi
Minh City”.
Mục đích của nghiên cứu này là dựa vào lý thuyết về hành vi TPB để
tập trung “Nghiên cứu ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh”. Khoá luận đã sử dụng phương pháp nghiên cứu
bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Trong phân tích
nghiên cứu định lượng thực hiện bằng bảng câu hỏi khảo sát, thống kê mô tả,
phân tích các nhân tố EFA, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, kiểm định
độ tương quan Pearson, phương pháp hồi quy đa biến, kiểm định sự khác biệt
trung bình ANOVA, T - Test thông qua phần mềm IBM SPSS Statistics 26,
nhằm xây dựng được thang đo các yếu tố ảnh hưởng ý định khởi nghiệp của
sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả nghiên cứu đã xác định 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh gồm: thái
độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, đặc điểm
tính cách, giáo dục khởi nghiệp, các nhân tố ngoại cảnh (nguồn vốn, chính
sách hỗ trợ từ Chính Phủ). Ngoài ra mô hình cũng sẽ được xem xét sự ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM của 4 biến: Giới
tính, Số năm sinh viên đã học Đại học, Khoa sinh viên học Đại Học, Kinh
nghiệm làm thêm của sinh viên. Qua đó, nghiên cứu sẽ đưa ra các đề nghị giải
pháp thiết thực và kịp thời cho sinh viên quan tâm đến vấn đề này.
MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ ix


DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. xi
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... xiii
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................. xiv
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................ 3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể: ........................................................................................... 3

1.2.3. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................... 3

1.3. Cấu trúc khóa luận: ............................................................................................ 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ........................................................................................... 5


2.1. Tổng quan về khởi nghiệp: ................................................................................ 5

2.1.1. Giới thiệu về khởi nghiệp: .............................................................................. 5

2.1.2. Vai trò của khởi nghiệp .................................................................................. 6

2.1.3. Khái quát hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay..................... 8

2.1.4. Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ở các tỉnh và thành phố: ............................... 12

2.1.5. Một số hạn chế trong triển khai hỗ trợ khởi nghiệp ..................................... 14

2.2. Tổng quan về nghiên cứu trên thế giới và nghiên cứu trong nước về khởi
nghiệp ......................................................................................................................... 14

2.2.1. Những cứu trên thế giới: ............................................................................... 14

2.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam: ............................................................................. 15

2.3. Tổng quan về trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh ............... 17
v
2.3.1. Giới thiệu: ..................................................................................................... 17

2.3.2. Tổ chức nhà Trường ..................................................................................... 19

2.3.3. Đào tạo: ......................................................................................................... 21

2.3.4. Hoạt động hợp tác: ........................................................................................ 22

2.3.5. Nghiên cứu khoa học: ................................................................................... 23

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 56


3.1. Nội dung nghiên cứu: .......................................................................................... 56

3.1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 56

3.1.2. Các lý thuyết nghiên cứu .............................................................................. 57

3.1.3. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 59

3.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 73

3.2.1. Quy trình nghiên cứu: ................................................................................... 73

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 76

3.2.3. Phương pháp thống kê mô tả ........................................................................ 78

3.2.4. Kiểm định Cronbach’s Alpha ....................................................................... 78

3.2.5. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)............................................................... 79

3.2.6. Kiểm định hệ số tương quan Pearson ........................................................... 80

3.2.7. Phân tích hồi quy tuyến tính ......................................................................... 80

3.2.8. Kiểm định sự khác biệt ................................................................................. 81

3.2.9. Thang đo các yếu tổ ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng DGM của khách
hàng tại TP.HCM .................................................................................................... 82

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 86


4.1. Tình hình khởi nghiệp của sinh viên trường ĐHNL TP.HCM ........................ 86

4.1.1. Đặc điểm đối tượng khảo sát..................................................................... 86

4.1.2. Mô tả thực trạng về ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL .................. 89

4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’Alpha .................. 95
vi
4.2.1. Thang đo về Thái độ đối với hành vi ........................................................ 95

4.2.2. Thang đo Quy chuẩn chủ quan.................................................................. 96

4.2.3. Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi .................................................... 96

4.2.4. Thang đo Giáo dục khởi nghiệp ................................................................ 97

4.2.5. Thang đo về Đặc điểm tính cách ............................................................... 98

4.2.6. Thang đo về Nguồn vốn ............................................................................ 98

4.2.7. Thang đo Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ ................................................ 99

4.2.8. Thang đo Ý định khởi nghiệp ................................................................... 99

4.2.9. Kết luận độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .......100

4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................................100

4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập ................................ 100

4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc ............................104

4.3.3. Kết luận ...................................................................................................105

4.4. Phân tích tương quan Pearson ........................................................................106

4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính bội ....................................................................108

4.5.1. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính bội .......................................108

4.5.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội .............................................................108

4.5.3. Nhận xét kết quả hồi quy tuyến tính .......................................................112

4.6. Kiểm định sự khác biệt ..................................................................................115

4.6.1. Kiểm định sự khác biệt về giới tính ........................................................115

4.6.2. Kiểm định sự khác biệt về số năm sinh viên học Đại Học .....................115

4.6.3. Kiểm định sự khác biệt về Làm thêm .....................................................116

4.6.4. Kiểm định sự khác biệt về Khoa sinh viên học Đại học .........................116

4.7. Để xuất một số giải pháp giúp sinh viên ĐHNL TP.HCM nâng cao ý định
khởi nghiệp ...............................................................................................................117

vii
4.7.1. Đề xuất giải pháp ....................................................................................117

4.7.2. Hạn chế ....................................................................................................121

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................... 123


5.1. Kết luận .............................................................................................................123

5.2. Đề nghị ..............................................................................................................123

5.2.1. Đối với Chính phủ: .....................................................................................123

5.2.2. Đối với Nhà trường .....................................................................................124

5.2.3. Đối với Sinh viên ........................................................................................125

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 126


PHỤ LỤC

viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh


ĐHNL Đại Học Nông Lâm Nong Lam University
VCCI Tổ chức Hiệp hội Doanh nghiệp Vietnam Chamber of
Việt Nam Commerce and Industry
ĐMST Đổi mới sáng tạo
TPB Lý thuyết hành vi dự định Theory of planed of
behaviour
TRA Lý thuyết hành vi hợp lý Theory of reasoned action
KNKD Khởi nghiệp kinh doanh
DN Doanh nghiệp
Sig Mức ý nghĩa quan sát Obseved Significance level
EFA Phân tích các yếu tố khám phá Exploratory Factory
Analysis
SPSS Phân tích thống kê cho khoa học Statistical Package for the
xã hội Social Sciences
ANOVA Kiểm định sự khác biệt trung bình Analysis Variance
KMO Chỉ số xem sự thích hợp EFA Kaiser – Meyer – Olkin
Measure of Sample
Adequacy Index
TD Thái độ đối với hành vi
QC Quy chuẩn chủ quan
NT Nhận thức kiểm soát hành vi
GD Giáo dục khởi nghiệp
TC Đặc điểm tính cách
NV Nguồn vốn
CP Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ
YD Ý định khởi nghiệp
CLB Câu lạc bộ
ix
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh Ho Chi Minh City
YDKD Ý định kinh doanh

x
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1. Các Nghiên Cứu Liên Quan .......................................................................... 63
Bảng 3.2. Thang Đo các Yếu Tổ Ảnh Hưởng đến Chấp Nhận Sử Dụng DGM của
Khách Hàng Tại TP.HCM ...................................................................................... 82
Bảng 4.1. Các Giá Trị Trong Thang Đo ........................................................................ 89
Bảng 4.2. Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Thái Độ đối với Hành Vi ......................... 89
Bảng 4.3. Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Quy Chuẩn Chủ Quan .............................. 90
Bảng 4.4. Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Nhận Thức Kiểm Soát Hành Vi............... 91
Bảng 4.5. Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Giáo Dục Khởi Nghiệp ............................ 91
Bảng 4.6. Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Đặc Điểm Tính Cách ............................... 92
Bảng 4.7. Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Nguồn Vốn............................................... 93
Bảng 4.8. Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Chính Sách Hỗ Trợ từ Chính Phủ............ 93
Bảng 4.9. Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Ý Định Khởi Nghiệp ............................... 94
Bảng 4.10. Thang Đo về Thái Độ đối với Hành Vi ...................................................... 95
Bảng 4.11. Thang Đo Quy Chuẩn Chủ Quan ................................................................ 96
Bảng 4.12. Thang Đo Nhận Thức Kiểm Soát Hành Vi ................................................. 97
Bảng 4.13. Thang Đo Giáo Dục Khởi Nghiệp .............................................................. 97
Bảng 4.14. Thang Đo về Đặc Điểm Tính Cách ............................................................. 98
Bảng 4.15. Thang Đo về Nguồn Vốn ............................................................................ 98
Bảng 4.16. Thang Đo Chính Sách Hỗ Trợ từ Chính Phủ .............................................. 99
Bảng 4.17. Thang Đo Ý Định Khởi Nghiệp .................................................................. 99
Bảng 4.18. Kết Luận Độ Tin Cậy Thang Đo Bằng Hệ Số Tin Cậy Cronbach’s Alpha
..............................................................................................................................100
Bảng 4.19. Phân Tích Nhân Tố được Chấp Nhận ở Biến Độc Lập ............................101
Bảng 4.20. Tổng Phương Sai Trích .............................................................................102
Bảng 4.21. Phân Tích EFA cho Biến Phụ Độc Lập ....................................................103
Bảng 4.22. Kết Quả Phân Tích EFA cho Biến Phụ Thuộc .........................................104
Bảng 4.23. Phân Tích Nhân Tố được Chấp Nhận ở Biến Phụ Thuộc .........................105

xi
Bảng 4.24. Kết Quả Phân Tích EFA ...........................................................................105
Bảng 4.25. Kết Quả Phân Tích Tương Quan Pearson .................................................107
Bảng 4.26. Phân Tích Hồi Quy Tuyến Tính Bội .........................................................109
Bảng 4.27. Kiểm Định Sự Phù Hợp của Mô Hình Hồi Quy .......................................110
Bảng 4.28. Kết Quả Hồi Quy Tuyến Tính...................................................................110
Bảng 4.29. Kiểm Định các Giả Thuyết của Mô Hình Nghiên Cứu ............................111

xii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 2.1. Đầu Tư Khởi Nghiệp của Việt Nam 2016 – 2021........................................... 6
Hình 2.2. Chính Sách Hỗ Trợ Khởi Nghiệp .................................................................. 10
Hình 2.3. Logo Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM ................................................. 17
Hình 3.1. Lý Thuyết Hành Vi Dự Định TPB ................................................................ 58
Hình 3.2. Mô Hình Nghiên Cứu các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Ý Định Khởi Nghiệp Kinh
Doanh của Sinh Viên Khối Ngành Kinh Tế các Trường Đại Học Tại TP.HCM ... 60
Hình 3.3. Mô Hình Nghiên Cứu Phân Tích các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Ý Định Khởi
Nghiệp Kinh Doanh của Sinh Viên Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Cần
Thơ .......................................................................................................................... 61
Hình 3.4. Mô Hình Nghiên Cứu các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Ý Định Khởi Nghiệp
Kinh Doanh của Sinh Viên Trường Đại Học Tiền Giang ...................................... 62
Hình 3.5. Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất ..................................................................... 69
Hình 3.6. Quy Trình Nghiên Cứu .................................................................................. 74
Hình 4.1. Kết Quả Nghiên Cứu về Giới Tính ............................................................... 87
Hình 4.2. Kết Quả Nghiên Cứu về Số Năm Sinh Viên Đã Học Đại Học ..................... 87
Hình 4.3. Kết Quả Nghiên Cứu về Khoa Sinh Viên Đã Học ........................................ 88
Hình 4.4. Kết Quả Nghiên Cứu về Làm Thêm.............................................................. 88
Hình 4.5. Mô Hình các Nhân Tố Ảnh Hưởng đến Ý Định Khởi Nghiệp của Sinh Viên
Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM ..................................................................109
Hình 4.6. Tần Số Phần Dư Chuẩn Hoá Histogram......................................................112

xiii
DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ Lục 1: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn


Phụ Lục 2: Thống Kê Mô Tả
Phụ Lục 3: Thống Kê Trung Bình
Phụ Lục 4: Kết Quả Kiểm Định Độ Tin Cậy Thang Đo Conbach’s Alpha
Phụ Lục 5: Phân Tích Nhân Tố Khám Phá EFA cho Biến Độc Lập
Phụ Lục 6: Phân Tích Nhân Tố EFA cho Biến Phụ Thuộc
Phụ Lục 7: Phân Tích Tương Quan Pearson
Phụ Lục 8: Phân Tích Hồi Quy Tuyến Tính
Phụ Lục 9: Kiểm Định Sự Khác Biệt

xiv
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề


Trong thời kì hội nhập quốc tế như hiện nay, khởi nghiệp là một yếu tố then chốt
thúc đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Theo báo cáo về hệ sinh thái khởi nghiệp
toàn cầu 2018 (Global Startup Ecosytem Report 2018) của tổ chức Starup Genome, bản
đồ khởi nghiệp toàn cầu trong những năm gần đây đã có sự thay đổi đáng kể đó là sự
gia tăng mạnh mẽ của các hệ sinh thái khởi nghiệp khu vực Châu Á. Do đó, khởi nghiệp
tại Việt Nam đang là mối quan tâm hàng đầu với kỳ vọng mang đến sự phát triển kinh
tế đột phá cho đất nước, sánh ngang với các cường quốc trong khu vực.
Khởi nghiệp đang là vấn đề được Chính phủ và các cơ quan Bộ Ngành, các địa
phương cũng như các cơ sở giáo dục đại học trên phạm vi cả nước quan tâm, đặc biệt
là khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ chính thức
đưa ra thông điệp “Quốc gia khởi nghiệp”. Tiếp sau đó, cũng có nhiều chính sách, đề
án, kế hoạch, chương trình đã được ban hành nhằm tạo đột phá cho công tác đổi mới
sáng tạo và khởi nghiệp. Đặc biệt, ngày 30/11/2017, Thủ tướng Chính phủ chính thức
ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi
nghiệp đến 2025” (Thủ Tướng Chính Phủ, 2017). Đề án này nhấn mạnh việc giáo dục
nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp cho học
sinh, sinh viên. Đây là tầng lớp đại diện cho sức trẻ, sức sáng tạo của quốc gia. Theo
đó, việc hun đúc tinh thần làm chủ, tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên cũng chính là
gây dựng một nền kinh tế mới, năng động và sáng tạo cho tương lai đất nước.
Hưởng ứng Chương trình Khởi nghiệp quốc gia, hiện nay, các hoạt động khuyến
khích, động viên tinh thần khởi nghiệp được khơi dậy mạnh mẽ ở các trường cao đẳng
và đại học. Bên cạnh các hoạt động ngoại khóa, các sân chơi, cuộc thi khởi nghiệp,
nhiều trường đã chủ động kết nối với các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp để những ý tưởng,
dự án của sinh viên có thể đi vào thực tế sau khi tốt nghiệp.
Xét riêng Trường ĐHNL, bên cạnh sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao
và mang đến cho người học cơ hội nghề nghiệp để thăng tiến, việc truyền cảm hứng
khởi nghiệp và hình thành năng lực khởi nghiệp trong các thế hệ sinh viên cũng được
nhà trường chú trọng. Trong năm 2019, trường đã phối hợp với Tập đoàn Trung Nguyên
Legend khởi xướng chương trình “Hành trình từ trái tim - Hành trình lập chí vĩ đại -
Khởi nghiệp kiến quốc”. Bên cạnh đó, nhà trường cũng có nhiều chính sách hỗ trợ “sinh
viên khởi nghiệp” góp phần tạo môi trường khích lệ khởi nghiệp cho sinh viên cũng
như trong xã hội. Cụ thể, năm 2020, Nhà trường đã tổ chức cuộc thi ý tưởng nghiên cứu
khoa học, cuộc thi khởi nghiệp nông nghiệp (Tuổi Trẻ Nông Lâm, 2020), Tổ chức các
buổi tập huấn khởi nghiệp kinh doanh. Trong năm 2021, Nhà Trường cũng tổ chức
trương trình bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trung Tâm Ươm
Tạo Doanh Nghiệp Công Nghệ, 2021)
Tuy nhiên, theo khảo sát của VCCI có đến 66% sinh viên Việt Nam hiện nay chưa
hề biết đến các hoạt động khởi nghiệp. Số lượng sinh viên biết đến các chương trình
khởi nghiệp chỉ đạt 33,4% và thực tế số lượng sinh viên hàng năm tham gia các chương
trình khởi nghiệp do VCCI khởi xướng chỉ đạt 0.016% (Nghiêm Huê, 2017) . Có đến
62% sinh viên được hỏi cho rằng các hoạt động khởi nghiệp hiện nay đang mang tính
phong trào, chưa thực sự hiệu quả. Điều này khẳng định việc nghiên cứu ý định khởi
nghiệp là rất quan trọng và thể hiện nỗ lực khuyến khích các hoạt động tự kinh doanh.
Thực chất, các bạn sinh viên muốn khởi nghiệp thành công thì phải có sự đầu tư tìm
hiểu kỹ lưỡng ngay từ lúc ban đầu hình thành ý định.
Dịch COVID-19 thực sự đã gây ra thiệt hại lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp
khởi nghiệp khi có tới 50% Startup xác nhận lâm vào tình trạng hoạt động cầm chừng
và phát sinh thu nhập không đáng kể; trong khi đó 23% Startup cho rằng đang mất đi
cơ hội gọi vốn và mở rộng thị trường, 20% Startup chọn đóng băng các hoạt động nghĩa
là dừng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh; 4% Startup phải dừng mọi hoạt động quảng
cáo trên tất cả các nền tảng kể cả online và offline nhằm tiết kiệm chi phí và chỉ 3% bị
ảnh hưởng một cách hạn chế, không đáng kể. (Bảo Anh, 2020)

2
Từ những thực tế đó, nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu quan tâm đến việc tìm hiểu
điều gì đã cản trở ý định khởi nghiệp của sinh viên hoặc làm cách nào để giúp sinh viên
sau khi ra trường mạnh dạn khởi nghiệp. Nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh
viên Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh là rất cần thiết cho việc phát triển
những mô hình khởi nghiệp hữu hiệu. Xuất phát từ các ý tưởng trên tác giả chọn đề tài
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh” làm khoá luận tốt nghiệp văn bằng cử nhân,
chuyên ngành quản trị kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nâng cao
ý định khởi nghiệp của sinh viên và mang đến cho lãnh đạo nhà trường cái nhìn toàn
diện về những yếu tố nào thật sự ảnh hưởng đến ý định của sinh viên Đại Học Nông
Lâm TP.HCM. Từ đó đưa ra những định hướng hỗ trợ phù hợp, giúp sinh viên có được
những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết làm hành trang khi khởi nghiệp sau này.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng ý định khởi nghiệp
của sinh viên ĐHNL TPHCM.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng và đo lường mức độ tác động của từng yếu tố
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM.
- Tìm hiểu sự khác biệt về ý định khởi nghiệp của sinh viên Khoa Kinh tế các
Khoa còn lại của trường ĐHNL TP.HCM. Đưa ra một số đề xuất hàm ý quản trị nhằm
gia tăng tinh thần khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM.
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian
- Đối tượng nghiên cứu: sinh viên ĐHNLTP.HCM
- Đối tượng khảo sát: sinh viên các Khoa tại trường ĐHNL TP.HCM
Phạm vi thời gian: Khóa luận được thực hiện trong 3 tháng từ tháng 10/2021 đến
hết tháng 1/2022.
1.3. Cấu trúc khóa luận:
Nội dung nghiên cứu được trình bày thành 05 chương, nội dung các chương được
trình bày tổng quát như sau:
3
Chương 1 Mở đầu
Giới thiệu sự cần thiết của đề tài. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu, đối tượng
nghiên cứu, đối tượng khảo sát, phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp nghiên cứu.
Đồng thời, chương này cũng trình bày bố cục của nghiên cứu.
Chương 2 Tổng quan
Trình bày về tổng quan về những nghiên cứu trong nước và trên thế giới về khởi
nghiệp. Bên cạnh đó, nêu một cách khái quát về Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
gồm giới thiệu, tổ chức nhà trường, đào tạo, hoạt động hợp tác và nghiên cứu khoa học.
Đồng thời cũng tổng quan về khởi nghiệp ở Việt Nam.
Chương 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày cơ sở lí luận về khái niệm khởi nghiệp. Bên cạnh đó, cũng trình bày về
mô hình nghiên cứu gồm mô hình nghiên cứu tham khảo và mô hình nghiên cứu đề xuất
của tác giả. Cuối cùng là trình bày về phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp thu
thập số liệu, phương pháp phân tích và xử lý số liệu, quy trình nghiên cứu, thang đo và
các khái niệm nghiên cứu mà tác giả đã đề ra.
Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đây là chương quan trọng nhất của đề tài nêu lên kết quả của quá trình nghiên cứu
về những yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM, trình
bày kết quả thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy
Cronbach’Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, hồi quy tuyến tính, tương quan
pearson, kiểm định sự khác biệt trung bình ANOVA, T-Test và đề xuất một số giải pháp
nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM.
Chương 5 Kết luận và đề nghị
Tóm tắt và thảo luận kết quả nghiên cứu, các đóng góp về mặt phương pháp nghiên
cứu, ý nghĩa của đề tài và trình bày các hạn chế của nghiên cứu. Đồng thời, đề xuất một
số giải pháp áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp
theo.

4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về khởi nghiệp:


2.1.1. Giới thiệu về khởi nghiệp:
Định nghĩa khởi nghiệp còn gọi là start - up, là việc cá nhân chấp nhận mọi rủi
ro để tạo lập doanh nghiệp mới hoặc mở cửa hàng kinh doanh vì mục đích lợi nhuận và
làm giàu. Hisrich và Drovensek (2002) cho rằng khởi nghiệp là quá trình tạo ra một cái
gì đó mới mẻ, có giá trị bằng cách dành thời gian và nỗ lực cần thiết để đạt được sự độc
lập về tiền tệ, trong đó có những rủi ro về tài chính, tâm linh và xã hội kèm theo. Theo
(Joyce Koe Hwee Nga & Gomathi Shamuganathan, 2010), khởi nghiệp là sự theo đuổi
các cơ hội làm giàu về mặt kinh tế thông qua các sáng kiến hay các ý tưởng mới của cá
nhân trong môi trường hoạt động không chắc chắn với các nguồn lực hữu hình giới hạn.
Trong nghiên cứu này, khởi nghiệp sẽ được hiểu là sự tạo dựng một công việc
kinh doanh mới hay thành lập một doanh nghiệp mới thông qua những ý tưởng kinh
doanh sáng tạo, nhận diện và tận dụng được các cơ hội để đạt được sự hài lòng trong
việc kinh doanh của chính mình. Quan điểm này dễ hiểu và có sự tương đồng với các
quan điểm về khởi nghiệp trước đó.
Khởi nghiệp đang là chủ đề nhận được nhiều quan tâm tại Việt Nam, nhất là trong
bối cảnh quốc gia hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới. Khởi nghiệp được kỳ vọng sẽ
tạo sự tăng trưởng kinh tế, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao và đa dạng của xã hội, tạo ra nhiều việc làm cho
cộng đồng và xã hội (Thanh Tuyền, 2018). Năm 2016, chính phủ Việt Nam xác định
là “năm quốc gia khởi nghiệp”.
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn
2016 - 2019, mỗi năm Việt Nam có trên 126.000 DN thành lập mới, tăng gấp 1,6 lần so
với giai đoạn 2011- 2015. Việt Nam hiện có khoảng trên 3.000 DN khởi nghiệp. Theo
đánh giá của Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính phủ Australia, Việt Nam đang
đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng các DN khởi nghiệp, top 20 nền kinh tế có tinh
thần khởi nghiệp dẫn đầu. Thống kê của Tạp chí Echelon (Singapore) Việt Nam hiện
có trên 3.000 DN khởi nghiệp sáng tạo, khoảng gần 50 cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, tổ
chức thúc đẩy kinh doanh đang hoạt động trên cả nước, có khoảng 40 quỹ đầu tư mạo
hiểm đang hoạt động tại Việt Nam (Vũ Thị Vân & Vũ Hải Thúy, 2021).
Hình 2.1. Đầu tư khởi nghiệp của Việt Nam 2016 – 2021

Nguồn: Báo VnEconomy


Kể từ đó, trước làn sóng khởi nghiệp, sáng tạo diễn ra mạnh mẽ như hiện nay,
Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và
ban hành các văn bản liên quan nhằm hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp. Trên cơ sở đó, các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã ban hành các quyết định, kế hoạch,
chương trình về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo, để định hướng, đề ra mục tiêu và
giải pháp cơ bản về hỗ trợ, thúc đẩy phát triển hoạt động khởi nghiệp.
2.1.2. Vai trò của khởi nghiệp
Đối với cá nhân
Có rất nhiều lý do để ngăn cản một người khởi nghiệp như: kinh doanh là mạo
hiểm, nợ nần chồng chất, bị mất ngủ, phải hi sinh đời sống xã hội và nhiều cái tương
tự. Tuy nhiên, vẫn có người bất chấp rủi ro để tạo dựng sự nghiệp của mình.

6
Trên Entreprneur, Mike Templeman – CEO Foxtail Marketing (2017) đã nêu ra
rất nhiều lý do nên bắt đầu kinh doanh ngay bây giờ như:
Thoải mái về thời gian: tuy mới bắt đầu thì những người khởi nghiệp phải đánh
đổi thời gian nhưng nếu đi đúng hướng thì sau đó họ sẽ bắt đầu làm chủ được thời gian
biểu của mình và tận hưởng sự tự do của một doanh nhân.
Tự hào về bản thân và công việc: khi tự mình gây dựng sự nghiệp, có tầm nhìn
và đã biến nó thành hiện thực, điều này đáng để tự hào hơn là hoàn thành nhiệm vụ sếp
giao.
Đảm bảo tương lai cho con cái: nếu làm những ngành nghề như bác sĩ, giáo viên
sẽ không dễ dàng để truyền nghề lại cho người thân mình. Nhưng nếu có công ty riêng
thì con cái hoàn toàn có thể thừa kế nó.
Sự an toàn nghề nghiệp: Nếu làm việc cho người khác, những nỗi lo như cắt
lương, sa thải luôn là điều đang lo lắng nhưng nếu có doanh nghiệp riêng thì điều này
đã không còn là nỗi lo.
Quan hệ rộng: Doanh nhân là những người của xã hội. Họ thích gặp gỡ, trao đổi
và học hỏi kinh nghiệm của nhau. Vì thế, mà khi trở thành doanh nhân, mạng lưới bạn
bè và người quen tức khắc mở rộng vì doanh nhân nhiều khi rất cần dựa vào nhau để
cùng tồn tại và chia sẻ thách thức trong nghề.
Làm việc tốt: Ai cũng có thể làm việc tốt, nhưng một doanh nhân sẽ làm được
điều đó dễ dàng hơn. Doanh nhân nắm giữ lợi nhuận công ty và nếu muốn thì có thể
phân bổ lợi ích của mình cho những người khác. Doanh nhân có thể tài trợ cho một quỹ
từ thiện, một tổ chức phi lợi nhuận hay đóng góp cho cộng đồng trên danh nghĩa cá
nhân. Đây là một trong những điều tuyệt vời nhất để trở thành một doanh nhân.
Được công nhận: Mỗi năm, có đến cả ngàn giải thưởng được trao cho các doanh
nhân trong mọi lĩnh vực, từ cấp địa phương, khu vực tới cấp quốc gia. Dù đây không
phải lý do duy nhất để khởi nghiệp, nhưng không thể phủ nhận cảm giác tuyệt vời khi
nhận được giải thưởng này.
Đối với xã hội
Khởi nghiệp doanh nhân bằng cách tạo lập nên một doanh nghiệp mới là động lực
để phát triển kinh tế bởi một nền kinh tế phát triển là kinh tế đáp ứng được về cả số
lượng và chất lượng của các doanh nghiệp. Các nghiên cứu trên thế giới của Malecki
7
(1997), Reynolds (1994), Andretsch (2004) (trích dẫn trong Carree and Thurik, 2003)
chỉ ra rằng mối liên hệ chặt chẽ giữa việc khởi nghiệp mới thành lập không những đóng
góp vào GDP của nền kinh tế mà còn tạo ra việc làm để giảm thiểu tình trạng thất
nghiệp.
Tại các nước Châu Âu và Mỹ, thúc đẩy tinh thần doanh nhân được coi là hạt nhân
cho tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy các trường đại học ở Mỹ như Học viện Công
nghệ MIT hằng năm có khoảng 150 doanh nghiệp mới thành lập và hiện nay MIT có
tổng số 5000 doanh nghiệp được thành lập, tuyển dụng, 1,1 triệu nhân viên và mang về
doanh thu trung bình hiện nay đến 230 tỷ USD (Wang & Wong, 2004).
Mối quan tâm về nghiên cứu trong kinh doanh và giáo dục kinh doanh đã được
phát triển trong vài năm qua (Ha tten và Ruhland, 1995; Green et al., 1996; Outcalt,
2000; Alstete, 2002; Morrison, 2000; Rohaizat và Fauziah, 2002; Klapper, 2004;
Franket al., 2005; Gurol và Atsan, 2006). Một yếu tố góp phần vào việc này là tầm quan
trọng của tinh thần kinh doanh trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Trong thực tế, trong vài năm qua, thất nghiệp sau Đại học đã trở thành một vấn đề
lớn. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp hiện tại quá phụ thuộc vào chính phủ và khu vực tư
nhân để làm việc. Để giải quyết những vấn đề trên, sự xem xét lại hệ thống giáo dục
Đại học của chúng ta là cần thiết để tìm ra những trở ngại cản trở sự phát triển của tinh
thần kinh doanh.
Ở Việt Nam, Chính phủ đang không ngừng nổ lực để thúc đẩy nền kinh tế thông
qua khuyến khích khởi nghiệp. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày
càng được xã hội công nhận khi đóng góp đang kể vào nền kinh tế với GDP chiếm
khoảng 45% tổng GDP cả nước, hằng năm thu hút hơn 90% lao động mới làm việc
(Ngô Quỳnh An, 2011). Nhận thúc được vấn đề quan trọng của khởi nghiệp, hiện nay
Chính phủ Việt Nam có rất nhiều chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ cũng như định
hướng cho sinh viên Việt Nam có thể khởi nghiệp thuận lợi hơn (Phạm Thị Hải Yến,
2018).
2.1.3. Khái quát hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay
• Hệ thống chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam:
Khởi nghiệp là một chủ trương và định hướng được Chính phủ hết sức quan tâm
và dành nhiều sự ưu tiên trong giai đoạn hiện nay, điều đó thể hiện ở hệ thống chính
8
sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay hết sức đa dạng, từ trung ương
tới các địa phương, cụ thể là:
- Quyết định số 844/QĐ-TTg ban hành ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025”
(sau đây gọi là Đề án 844). Đây là văn bản chính sách đầu tiên, bao quát nhất và là nền
tảng về chính sách hỗ trợ đối với startup của Việt Nam. Đề án được xây dựng và chủ trì
triển khai thực hiện bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, có phạm vi bao trùm toàn quốc;
- Quyết định 171/QĐ-BKHCN ngày 7/2/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ phê
duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo quốc gia đến 2025” bắt đầu thực hiện từ năm 2017 và Quyết định 3362/
QĐ-BKHCN về việc ban hành quy định tạm thời xử lý hồ sơ tham gia Đề án “Hỗ trợ
hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025”. Đây là 02 văn bản cấp
Bộ nhằm triển khai Đề án hỗ trợ startup thông qua kênh đề tài, đề án, dự án khoa học
và công nghệ cấp quốc gia (nhiệm vụ hàng năm) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa
học và Công nghệ;
- Các Nghị quyết của các Hội đồng nhân dân tỉnh, các Quyết định, Kế hoạch,
Chương trình của Ủy ban nhân dân tỉnh về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo ở các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Phần lớn các văn bản này được ban hành trong
năm 2017, thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTg. Tính tới tháng 10/2017, đã có 22 tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có văn bản chính sách về vấn đề này.
- Ngoài ra, còn có một số Đề án khác mà Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn có liên
quan tới khởi nghiệp. Các Đề án này không có liên hệ nào với Đề án 844 và mục tiêu
đặt ra là tăng hiểu biết và hỗ trợ để các nhóm đối tượng liên quan khởi sự kinh doanh
(không nhất thiết gắn với sáng tạo). Tuy nhiên do tính bao trùm về phạm vi, các hỗ trợ
trong các Đề án này cũng có thể được sử dụng một phần cho khởi nghiệp sáng tạo:
+ Quyết định 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”: Đây là Đề án do Bộ Giáo
dục và Đào tạo chủ trì, không có liên hệ nào với Đề án 844.
+ Quyết định 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”.

9
Hình 2.2. Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp

Nguồn: Báo điện tử Chính phủ Việt Nam


Các văn bản chính sách cấp trung ương và địa phương, đưa ra các định hướng,
mục tiêu và giải pháp cơ bản về hỗ trợ, phát triển startup trong phạm vi toàn quốc và
từng địa phương. Các chính sách này không có giá trị áp dụng bắt buộc (không phải
quy phạm pháp luật) nhưng lại tạo cơ sở để thúc đẩy các cơ quan có thẩm quyền triển
khai các hoạt động trong thực tế để thúc đẩy hỗ trợ khởi nghiệp (Nguyễn Anh Tuấn,
2019).
• Các hoạt động hỗ trợ nổi bật thời gian qua:
Cùng với hệ thống chính sách đã ban hành, nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đã
được triển khai ở các cấp như:
- Hệ thống các cơ quan nhà nước hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp hiện nay bao gồm
các bộ, ngành trung ương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố, các tổ chức Đoàn thể
như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức thành viên do Đoàn làm nòng cốt chính
trị, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam... các trường đại học, các
cơ sở đào tạo. Có thể nói hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST đã bắt đầu hình thành trong
một vài năm trở lại đây, đặc biệt với sự thành công của doanh nhân công nghệ Nguyễn
Hà Đông với trò chơi Flappy Bird được biết đến trên toàn cầu.
- Các đơn vị ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp có các tổ chức nổi bật trong khu vực tư

10
nhân như Topica Founder Insititute, 5 Desire, Hatch! Program và khu vực công lập như
vườn ươm đã được thành lập trong Đại học Bách khoa Hà Nội, Khu Công nghệ cao Hòa
Lạc (Bộ Khoa học và Công nghệ), Vườn ươm doanh nghiệp chế biến thực phẩm Hà Nội
(HBI), Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ
Chí Minh, Khu Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
- Các hoạt động khác của cộng đồng khởi nghiệp, một số sự kiện nổi bật dành cho
khởi nghiệp ở Việt Nam cũng như trong khu vực mà doanh nghiệp khởi nghiệp Việt
Nam có thể tham gia bao gồm Demo Asean, Startup Asean, BarcampSaigon, Mobile
Day, Startup weekend (NEXT), Start me up, Techcamp Saigon, Tech talks, Google for
Entrepreneur week, Web Wednesday.
- Một số cộng đồng khởi nghiệp lớn bao gồm Starthub.vn, Twenty.vn, Startup.vn
và Launch, là trung tâm của các hoạt động trao đổi online giữa các nhóm khởi nghiệp,
có số người tham gia vượt quá 14,000 người. Một số trang thông tin về khởi nghiệp như
techinasia.com, techdaily.vn, action.vn, ICTnews.vn, pandora.vn, … cũng là nơi startup
có thể cập nhật thông tin thường xuyên về tình hình hệ thống sinh thái khởi nghiệp, tình
hình phát triển của các doanh nghiệp nói chung, những trường hợp sát nhập, mua bán,
gọi vốn lớn cũng như nâng cao kỹ năng quản lý và kinh doanh cho mình. Ngoài ra,
những cuộc thi khởi nghiệp dành cho thanh niên, sinh viên, nhà khởi nghiệp trẻ như
Cuộc thi khởi nghiệp quốc gia do Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) tổ chức,
Cuộc thi khởi nghiệp cùng Kawai tổ chức bởi Đại học Ngoại thương Hà Nội và gần đây
là Cuộc thi Bánh xe khởi nghiệp 2015 (Startup Wheel) do Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên
Khởi nghiệp (BSSC) trực thuộc Hội LHTN Việt Nam và Hội doanh nhân trẻ TP. Hồ
Chí Minh (YBA) đồng tổ chức đang diễn ra khá sôi nổi.
- Các CLB/Quỹ của các nhà đầu tư thiên thần (nhà đầu tư cá nhân cho khởi nghiệp)
cũng dần được hình thành như CLB Hatch!Angels của một số nhà đầu tư thiên thần tại
Hà Nội, CLB nhà đầu tư thiên thần thuộc CLB doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) tại TP. Hồ
Chí Minh, Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Vietnam
Startup Foundation - VSF) do chủ nhiệm Đề án Thương mại hóa công nghệ theo mô
hình thung lũng Silicon tại Việt Nam – trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đứng
đầu, Quỹ Seed for action (Ươm mầm hành động) do các nhà đầu tư người Việt Nam ở
nước ngoài khởi xướng,...
11
- Từ hai năm trở lại đây, cùng với các chính sách của Nhà nước liên quan đến mục
tiêu xây dựng nền kinh tế tri thức, bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khởi nghiệp
sáng tạo đã và đang trở thành một làn sóng mới ở Việt Nam, thu hút sự quan tâm của
giới kinh doanh, nghiên cứu, báo chí, sinh viên và các cấp chính quyền. Điều này tạo ra
động lực và sự khích lệ đáng kể cho sự phát triển của các startup nói chung và hệ sinh
thái khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam nói riêng (Nguyễn Anh Tuấn, 2019).
2.1.4. Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ở các tỉnh và thành phố:
- Cùng với Chương trình Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST), một số
tỉnh đã ban hành cả Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên/thanh niên khởi nghiệp và Đề án
Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp như An Giang, Gia Lai, Kiên Giang, Kon Tum, Ninh Thuận,
Phú Thọ, Thanh Hóa, Hòa Bình và Bắc Ninh. 22 tỉnh/thành phố đã ban hành quy định
nội dung và mức chi hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST như An Giang, Bà Rịa -
Vũng Tàu, Bắc Kạn, Bình Định, Cà Mau, Đà nẵng, Đồng Nai, Đồng Tháp, ... 4 tỉnh đã
triển khai các cuộc thi, tuyên truyền, dự án khởi nghiệp hoặc lồng ghép nội dung hỗ trợ
khởi nghiệp ĐMST trong các văn bản hỗ trợ tài chính trong hoạt động khoa học và công
nghệ (KH&CN) hay đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và đang trình ban hành kế
hoạch hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST gồm: Bạc Liêu, Nam Định, Bắc Giang và Tây Ninh.
Có 23 tỉnh/thành phố xây dựng và vận hành cổng thông tin khởi nghiệp sáng tạo (KNST)
của địa phương (Theo Bản tin Khởi ngiệp đổi mới sáng tạo, 2021).
- Các tỉnh/thành phố đã đưa ra và triển khai nhiều chương trình, kế hoạch và quyết
định để hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST như:
+ Hà Nội: phê duyệt “Đề án hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố
Hà Nội giai đoạn 2019-2025” với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ hỗ trợ phát triển
500 dự án khởi nghiệp sáng tạo và 150 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thương mại
hóa được sản phẩm; phê duyệt “Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực
thành lập và hoạt động của quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội”;
xây dựng Cổng thông tin Hệ sinh thái khởi nghiệp StartupCity.vn với sự tham gia của
hơn 800 startup; triển khai một số hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo như: Chương
trình đào tạo kiến thức khởi nghiệp sáng tạo cho startups và huấn luyện viên, cố vấn
khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố; hỗ trợ thực hiện các hoạt động truyền thông
12
về khởi nghiệp sáng tạo và xây dựng văn hóa khởi nghiệp; thực hiện các chương trình
đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho khởi nghiệp sáng tạo; …
+ Đà Nẵng: triển khai thực hiện Chuyên đề "Phát triển công nghiệp công nghệ
cao, xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm khởi nghiệp, ĐMST tầm quốc gia, là khu đô
thị sáng tạo - khoa học - công nghệ đạt đẳng cấp quốc tế, có sức cạnh tranh cao".Quy
định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện hỗ trợ hệ sinh thái khởi
nghiệp ĐMST trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025; xây dựng Cổng thông
tin Khởi nghiệp ĐMST TP. Đà Nẵng (giai đoạn 1); triển khai Chương trình tăng tốc
khởi nghiệp du lịch - dịch vụ VST 2020 dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ngành
du lịch - dịch vụ trên cả nước; tổ chức Triển làm khởi nghiệp ĐMST TP. Đà Nẵng
(SURF 2020) trực tuyến do COVID-19; ...
+ TP. Hồ Chí Minh: ban hành Đề án Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp
ĐMST TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu nâng cao năng lực ĐMST
cho 3.000 doanh nghiệp và phát triển 1.000 dự án khởi nghiệp đến năm 2025; ra mắt
Trung tâm ươm tạo chuyên về trí tuệ nhân tạo (AI Innovation Hub); mở rộng không
gian hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST từ 1.500m2 lên 6.500m2 tại 273 Điện Biên Phủ Quận 3
và 79 Trương Định Quận 1; ký hợp đồng phối hợp tổ chức thực hiện 12 hoạt động hỗ
trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST; xây dựng Bộ giáo trình đào tạo khởi nghiệp ĐMST
theo chuẩn quốc tế do trường Đại học Bách Khoa chủ trì; xúc tiến hình thành Viện Công
nghệ tiên tiến và ĐMST thành phố, đây sẽ là đầu mối cho các hoạt động về ĐMST, kết
nối các đơn vị trong hệ sinh thái; tổ chức các sự kiện về khởi nghiệp ĐMST như Tuần
lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP. Hồ Chí Minh 2020 (WHISE 2020), Ngày hội
Khởi nghiệp Vùng (Techfest Vùng 2020), Chương trình hỗ trợ dự án khởi nghiệp
ĐMST Speedup 2020; Giải thưởng Khởi nghiệp và ĐMST Thành phố (I-Star 2020).
- Có thể nói, sau 5 năm triển khai Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST
quốc gia đến năm 2025”, hoạt động khởi nghiệp đã diễn ra vô cùng sôi động trên phạm
vi cả nước, môi trường khởi nghiệp tại các địa phương bắt đầu phát triển, nhiều hoạt
động hỗ trợ các chủ thể trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST đã được tổ chức (Bản tin
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, 2021).

13
2.1.5. Một số hạn chế trong triển khai hỗ trợ khởi nghiệp
- Hiện nay, các quy định, cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đã và đang ngày
càng được hoàn thiện, nhưng nhiều nội dung cần hướng dẫn cụ thể vẫn chưa có dẫn đến
tình trạng khó triển khai các quy định và chính sách trên thực tế. Hệ thống thể chế về
đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp hiện đang vẫn thiếu khung pháp lý với các quy định
phù hợp cho các loại hình kinh doanh mới này. Đây là rào cản lớn khiến các DN khởi
nghiệp Việt Nam khó tiếp cận vốn và hoạt động. DN rất cần định chế và hàng lang pháp
lý để DN khởi nghiệp có được lối đi tốt hơn.
- Hạn chế về cơ sở vật chất, nghiên cứu phát triển. Các dự án khởi nghiệp thường
không có đủ điều kiện để trang trải các chi phí cho máy móc, thiết bị và phát triển ý
tưởng, sản phẩm.
- Hạn chế về kỹ năng quản trị, điều hành kinh doanh, xúc tiến, quảng bá phát triển.
Các dự án khởi nghiệp với nhân sự chủ chốt đều chủ yếu là chuyên ngành kỹ thuật,
công nghệ, thiếu kiến thức về kinh doanh, kinh tế và các kỹ năng điều hành, quản lý
DN, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
- Hạn chế về khả năng đáp ứng các thủ tục hành chính liên quan tới việc gia nhập
thị trường (đăng ký kinh doanh, đất đai, giấy phép kinh doanh…), bảo hộ sở hữu trí tuệ
(đăng ký bảo hộ các sản phẩm sở hữu trí tuệ), thương mại hóa sản phẩm (đăng ký tiêu
chuẩn, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật), tài chính (tiêu chuẩn kế toán, hóa đơn, kê khai
thuế, ưu đãi thuế…)(Vũ Thị Vân & Vũ Hải Thúy, 2021) .
2.2. Tổng quan về nghiên cứu trên thế giới và nghiên cứu trong nước về khởi
nghiệp
2.2.1. Những cứu trên thế giới:
(Ambad & Damit, 2016) thực hiện nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên tại Malaysia thông qua khảo sát 351 sinh viên đại học đến từ
Trường Đại học cộng đồng Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba nhân tố có sự
ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là thái độ cá nhân (ảnh hưởng mạnh
nhất), quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi.
Nghiên cứu của (Richard Denanyoh, Kwabena Adjei, & Gabriel Effah Nyemekye,
2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên đại học ở
Ghana cho thấy rằng giáo dục khởi nghiệp, hỗ trợ từ gia đình, hỗ trợ cơ cấu đều có tác
14
động mạnh mẽ đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Nghiên cứu này còn hạn chế về
kích thước mẫu tương đối nhỏ, do đó không cho phép kiểm tra mối quan hệ giữa các
biến.
Kết quả nghiên cứu (Mat, Maat, & Mohd, 2015) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật. Nghiên cứu tiến hành khảo sát
554 sinh viên ngành kỹ thuật tại trường Đại học Kuala Lumpur, Malaysia. Kết quả cho
thấy có 04 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, bao gồm: Nhận thức kiểm soát
hành vi, nhu cầu thành đạt, chuẩn chủ quan, hỗ trợ khởi nghiệp. Một số hạn chế được
trình bày trong nghiên cứu này bao gồm chọn mẫu và loại nghiên cứu. Vì kích thước
mẫu là chỉ giới hạn trong một tổ chức học thuật, do đó, sự hiểu biết về khái niệm kinh
doanh đang được đo lường với chỉ tôn trọng sự hiểu biết của sinh viên công nghệ kỹ
thuật. Ngoài ra, nghiên cứu này nên xem xét cách tiếp cận định tính để hỗ trợ các kết
quả thống kê.
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định kinh doanh xã hội (Hockerts, 2017).
Kế thừa lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB (Ajzen,1991) tác giả đã xác định các yếu tố
tác động đến ý định và hành vi kinh doanh bao gồm: Sự đồng cảm, Chuẩn mực chủ
quan, Hỗ trợ xã hội, Kinh nghiệm đều liên quan tích cực đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên.
Cùng với nghiên cứu của (Sabah, 2016) được thực hiện thông qua khảo sát 528
sinh viên năm ba và năm tư ngành Quản trị kinh doanh (232 nam và 296 nữ) đến từ ba
thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ: Istanbul, Ankara và İzmir. Kết quả nghiên cứu thể hiện các
yếu tố trong mô hình đều có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên,
gồm thái độ đối với hành vi, nhận thức kiểm soát hành vi và quy chuẩn chủ quan.
2.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam:
(Phan Anh Tú & Trần Quốc Huy, 2017) đã thực hiện nghiên cứu phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường đại học kỹ
thuật công nghệ Cần Thơ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy đặc điểm tính cách, thái độ
cá nhân, nhận thức và thái độ, giáo dục khởi nghiệp, nhận thức điều khiển hành vi, quy
chuẩn và thái độ, quy chuẩn chủ quan đều có tác động đến ý định khởi nghiệp. Do thời
gian thực hiện nghiên cứu tương đối ngắn nên số lượng cỡ mẫu chưa thật sự lớn, do vậy
tính đại diện cho tổng thể còn hạn chế.
15
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường
Đại Học Tiền Giang (Võ Văn Hiền & Lê Hoàng Vân Trang, 2021). Nghiên cứu dựa
trên lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) kết hợp với các nghiên cứu liên quan
để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất gồm bảy nhân tố tác động đến ý định khởi
nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có năm nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên, sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là: đặc điểm tính cách,
giáo dục khởi nghiệp, kinh nghiệm, nhận thức kiểm soát hành vi và quy chuẩn chủ quan.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát trên đối tượng là sinh viên năm cuối mà
bỏ qua các đối tượng sinh viên năm nhất hay năm hai, năm ba. Các nghiên cứu trong
tương lai cần mở rộng khảo sát thêm trên các đối tượng sinh viên này để có sự so sánh,
đánh giá khách quan hơn về ý định khởi nghiệp.
(Đỗ Thị Hoa Liên, 2016). Kết quả nghiên cứu cho thấy cả bốn yếu tố: tính cách
cá nhân, giáo dục và đào tạo, kinh nghiệm và nguồn vốn đều ảnh hưởng tích cực đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên. Hạn chế của nghiên cứu là bỏ qua sự tác động của một
số yếu tố khác như thái độ hoặc nhận thức của sinh viên về khởi nghiệp kinh doanh và
bỏ qua các sinh viên các ngành khác.
(Phan Anh Tú & Nguyễn Thanh Sơn, 2015) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành
phố Cần Thơ. Dữ liệu được thu thập từ 180 sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp chưa từng
khởi sự kinh doanh đang sinh sống trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Sử dụng phương
pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy nhị phân Logistic, tác giả tìm thấy sáu nhân
tố tác động đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa
bàn thành phố Cần Thơ, lần lượt là: Động lực trở thành doanh nhân, Nền tảng gia đình,
Chính sách chính phủ và địa phương, Tố chất doanh nhân, Khả năng tài chính, Đặc
điểm cá nhân. Do hạn chế về thời gian và tài chính nên nghiên cứu chỉ nghiên cứu được
ở 6/9 quận huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ, cỡ mẫu 180 quan sát nên khả năng
suy rộng tổng thể là hạn chế và nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu vào đối tượng là
sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp cho nên có thể chưa bao quát được mọi đối tượng nghiên
cứu.
(Nguyễn Xuân Hiệp, Trần Hà Thanh, & Nguyễn Thị Yến Nhi, 2019) thực hiện
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối
16
ngành kinh tế các trường đại học tại TP.HCM. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 430
sinh viên năm cuối, khối ngành kinh tế của 10 trường Đại học tại TP.HCM có tỷ lệ sinh
viên khởi nghiệp cao sau khi tốt nghiệp và được kiểm định bằng phân tích hồi quy tuyến
tính bội. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường Đại học tại TP.HCM (được sắp
xếp theo trình tự mức độ quan trọng từ cao xuống thấp) bao gồm: Giáo dục kinh doanh,
Chuẩn chủ quan, Môi trường khởi nghiệp, Đặc điểm tính cách và Nhận thức tính khả
thi.
Tóm lại, với những hạn chế đã có ở các nghiên cứu trước và sự khuyến khích
thực hiện nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của sinh viên ở nhiều vùng khác nhau do
các nền văn hóa khác nhau thì sẽ cho kết quả nghiên cứu khác nhau (Sabah, 2016),
nghiên cứu này là cần thiết thực hiện. Nghiên cứu thực hiện trên đối tượng khảo sát là
sinh viên thuộc tất cả các ngành đang được đào tạo tại trường. Mô hình nghiên cứu được
xây dựng dựa theo lý thuyết của Ajzen (1991), nhưng có bổ sung các yếu tố từ các
nghiên cứu trước sao cho phù hợp.
2.3. Tổng quan về trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Giới thiệu:
Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học đa ngành,
trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tọa lạc trên khu đất rộng 118 ha, thuộc phường Linh
Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Hình 2.3. Logo Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM

Nguồn: Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
17
Tiền thân là Trường Quốc gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc (1955), Trường Cao đẳng
Nông Lâm Súc (1963), Học viện Nông nghiệp (1972), Trường Đại học Nông nghiệp
Sài Gòn (thuộc Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức (1974), Trường Đại học Nông nghiệp
4 (1975), Trường Đại Học Nông Lâm Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (1985) trên cơ
sở sát nhập Trường Đại học Nông nghiệp 4 (Thủ Đức - TP. HCM) và Trường Cao đẳng
Lâm nghiệp (Trảng Bom - Đồng Nai), Trường Đại học Nông Lâm (thành viên Đại học
Quốc gia TP. HCM - 1995), Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh trực
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000).
Trải qua 65 năm hoạt động, Trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc về đào tạo,
nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, chuyển
giao công nghệ, quan hệ quốc tế. Trường đã vinh dự được nhận Huân chương Lao động
Hạng ba (1985), Huân chương Lao động Hạng nhất (2000), Huân chương Độc lập Hạng
ba (2005).
Tầm nhìn: Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh sẽ trở thành trường đại
học nghiên cứu với chất lượng quốc tế.
Sứ mạng: Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh là một trường đại học đa
ngành, đào tạo nguồn nhân lực giỏi chuyên môn và tư duy sáng tạo; thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu, phát triển, phổ biến, chuyển giao tri thức - công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát
triển bền vững kinh tế - xã hội của Việt Nam và khu vực.
Mục tiêu chiến lược: Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh tiếp tục xây
dựng, phát triển thành một trường đại học có chất lượng về đào tạo, nghiên cứu, chuyển
giao khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, sánh vai với các trường đại học tiên tiến
trong khu vực và trên thế giới.
Nhiệm vụ chính:
- Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM thực hiện các nhiệm vụ chính như sau:

- Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học trong các lĩnh vực:

Nông lâm ngư nghiệp, Cơ khí, Kinh tế, Quản lý, Ngoại ngữ, Sư phạm, Môi trường, Sinh
học, Hoá học, Công nghệ thông tin.
- Nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và

ngoài nước.
- Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến doanh nghiệp và người sản xuất.
18
2.3.2. Tổ chức nhà Trường
• Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM có 12 khoa và 3 bộ môn trực thuộc Trường:
1. Khoa Nông học, gồm các bộ môn: Cây công nghiệp; Cây lương thực – rau – hoa
- quả; Nông hóa thổ nhưỡng; Bảo vệ thực vật; Sinh lý - Sinh hóa; Di truyền chọn giống;
Thủy nông.
2. Khoa Chăn nuôi Thú y, gồm các bộ môn: Khoa học sinh học thú y; Bệnh truyền
nhiễm và thú y cộng đồng; Thú y lâm sàn; Chăn nuôi chuyên khoa; Giống động vật;
Dinh dưỡng động vật.
3. Khoa Lâm nghiệp, gồm các bộ môn: Lâm sinh; Quản lý tài nguyên rừng; Nông
lâm kết hợp và lâm nghiệp xã hội; Kỹ thuật thông tin lâm nghiệp; Công nghệ chế biến
lâm sản; Công nghệ giấy và bột giấy; Thiết kế đồ gỗ nội thất.
4. Khoa Kinh tế, gồm các bộ môn: Quản trị kinh doanh; Tài chính kế toán; Kinh tế
nông lâm; Kinh tế tài nguyên môi trường; Kinh tế học; Phát triển nông thôn.
5. Khoa Cơ khí Công nghệ, gồm các bộ môn: Kỹ thuật cơ sở; Công thôn; Cơ khí chế
biến – bảo quản nông sản thực phẩm; Công nghệ nhiệt lạnh; Điều khiển tự động; Công
nghệ ô tô; Cơ điện tử.
6. Khoa Thủy sản, gồm các bộ môn: Sinh học thủy sản; Kỹ thuật nuôi trồng thủy
sản; Bệnh học thuỷ sản; Quản lý và phát triển nghề cá; Chế biến thủy sản.
7. Khoa Công nghệ Thực phẩm, gồm các bộ môn: Hóa sinh thực phẩm; Công nghệ
sau thu hoạch; Dinh dưỡng người; Kỹ thuật thực phẩm; Phát triển sản phẩm thực phẩm;
Vi sinh thực phẩm.
8. Khoa Khoa học, gồm các bộ môn: Toán; Lý; Hóa; Sinh; Giáo dục thể chất; Khoa
học xã hội nhân văn.
9. Khoa Ngoại Ngữ - Sư phạm, gồm các bộ môn: Tiếng Pháp; Ngôn ngữ - văn hoá –
văn chương; Tiếng Anh quản lý và không chuyên; Sư phạm tiếng Anh; Sư phạm Kỹ
thuật.
10. Khoa Môi trường và Tài nguyên, gồm các bộ môn: Công nghệ môi trường; Quản
lý môi trường; Tài nguyên và GIS; Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên; Thông tin địa lý
ứng dụng; Khoa học môi trường.
11. Khoa Công nghệ Thông tin, gồm các bộ môn: Mạng máy tính và truyền thông;
Hệ thống thông tin; Công nghệ phần mềm; Tin học cơ sở.
19
12. Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, gồm các bộ môn: Công nghệ địa chính;
Chính sách - pháp luật; Kinh tế đất và bất động sản; Quy hoạch.
13. Khoa Khoa Học Sinh Học gồm các bộ môn: Công nghệ sinh học, Công nghệ
sinh học Môi trường
• Ba bộ môn trực thuộc Trường:
1. Bộ môn Lý luận chính trị
2. Bộ môn Công nghệ Sinh học
3. Bộ môn Công nghệ hóa học
• Ngoài ra, Trường còn có 2 Phân hiệu, 1 Viện Nghiên cứu và 17 trung tâm:
1. Phân hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM tại tỉnh Gia Lai
2. Phân hiệu Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM tại tỉnh Ninh Thuận
3. Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường
4. Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo Chất lượng
5. Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên và Quan hệ Doanh nghiệp
6. Trung tâm Đào tạo Quốc tế
7. Trung tâm Giáo dục Đại học theo định hướng nghề nghiệp
8. Trung tâm Ngoại ngữ
9. Trung tâm Tin học Ứng dụng
10. Trung tâm Bồi dưỡng Kiến thức
11. Trung tâm Dịch vụ Sinh viên
12. Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu
13. Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Khoa học Công nghệ
14. Trung tâm Công nghệ Quản lý Môi trường và Tài nguyên
15. Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Địa chính
16. Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Chuyển giao Kỹ thuật Lâm nghiệp
17. Trung tâm Nghiên cứu Chế biến Lâm sản Giấy và Bột giấy
18. Trung tâm Năng lượng và Máy nông nghiệp
19. Trung tâm Công Nghệ và Thiết bị Nhiệt lạnh
20. Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ
• Các trạm – vườn thực nghiệm:
1. Trại thủy sản
20
2. Trại thí nghiệm Chăn nuôi
3. Trại thực nghiệm Nông học
4. Bệnh xá Thú Y
2.3.3. Đào tạo:
Hiện nay, Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM chỉ đào tạo ở hai cấp bậc, đó là
đại học và sau đại học. Chương trình đào tạo của Trường mang tính liên thông, liên
ngành, nhằm mục đích cung cấp kiến thức đa dạng, phong phú cho người học. Năm học
bắt đầu vào đầu tháng 9 và kết thúc vào tháng 8 năm sau. Mỗi năm học được phân thành
3 học kỳ, trong đó có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ hè. Quy mô đào tạo hiện nay của
Trường là trên 23.000 sinh viên các bậc, hệ đào tạo.
• Đào tạo bậc đại học có 54 ngành/chuyên ngành:
Các ngành có thời gian đào tạo 4 năm, bao gồm 53 ngành: Nông học, Bảo vệ thực
vật, Quản lý Đất đai, Quản lý thị trường bất động sản, Công nghệ địa chính, Địa chính
và quản lý đô thị, Công nghệ sản xuất động vật, Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi,
Dược thú y, Lâm nghiệp, Nông lâm kết hợp, Quản lý tài nguyên rừng, Kỹ Thuật thông
tin lâm nghiệp, Chế biến lâm sản, Công nghệ giấy và bột giấy, Thiết kế đồ gỗ nội thất,
Nuôi trồng thủy sản, Ngư y, Kinh tế quản lý nuôi trồng thuỷ sản, Công nghệ chế biến
thuỷ sản, Cơ khí nông lâm, Cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm, Công nghệ
kỹ thuật nhiệt, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Kỹ thuật điều
khiển và tự động hoá, Kinh tế nông lâm, Kinh tế tài nguyên môi trường, Quản trị kinh
doanh, Quản trị kinh doanh thương mại, Quản trị tài chính, Kinh doanh nông nghiệp,
Phát triển nông thôn, Kế toán, Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Công nghệ
sinh học môi trường, Kỹ thuật môi trường, Quản lý môi trường, Quản lý tài nguyên và
du lịch sinh thái, Khoa học môi trường, Cảnh quan và kỹ thuật Hoa viên, Thiết kế cảnh
quan, Hệ thống thông tin địa lý, Hệ thống thông tin môi trường, Ngôn ngữ Anh, Sư
phạm kỹ thuật nông nghiệp, Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm, Bảo quản chế biến
nông sản thực phẩm và dinh dưỡng người, Bảo quản chế biến nông sản và vi sinh thực
phẩm, Công nghệ kỹ thuật hoá sinh, Công nghệ kỹ thuật chuyển đổi và tinh chế, Công
nghệ kỹ thuật hoá thực phẩm và hệ thống dược.
Ngành có thời gian đào tạo 5 năm, 1 ngành: Bác sĩ Thú Y.
• Đào tạo bậc sau đại học gồm 14 chuyên ngành trình độ thạc sĩ và 10 chuyên ngành
21
trình độ tiến sĩ:
Trong đó, chương trình đào tạo thạc sĩ với thời gian đào tạo từ 2 đến 3 năm, gồm
các chuyên ngành: Khoa học cây trồng, Bảo vệ Thực vật, Chăn nuôi, Thú y, Kỹ thuật
cơ khí, Lâm học, Nuôi trồng thủy sản, Kinh tế nông nghiệp, Công nghệ sinh học, Công
nghệ chế biến lâm sản, Công nghệ thực phẩm, Quản lý tài nguyên và môi trường, Quản
lý đất đai, Kỹ thuật môi trường.
Chương trình đào tạo tiến sĩ với thời gian đào tạo từ 4 đến 5 năm, gồm các chuyên
ngành: Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Chăn nuôi, Bệnh lý học và chữa bệnh vật
nuôi, Lâm sinh, Nuôi trồng thuỷ sản, Kỹ thuật cơ khí, Công nghệ sinh học, Kỹ thuật
chế biến lâm sản, Kinh tế nông nghiệp.
2.3.4. Hoạt động hợp tác:
a) Trong nước:
Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM có quan hệ hợp tác chặt chẽ với hầu hết các
trường, viện hoạt động trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp như: Trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Huế,
Trường Đại học Tây Nguyên, Trường Đại học Thuỷ sản Nha Trang, Đại học Cần Thơ,
Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp Miền Nam, Viện Nghiên cứu Cao su, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam, Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Viện nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Tây
Nguyên, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam,
Công ty Cổ phần Bông Việt Nam, các Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, các
Sở Khoa học Công nghệ, các Sở Tài nguyên Môi trường, Trung tâm Khuyến nông của
các địa phương.
b) Ngoài nước:
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM ưu tiên hợp tác với các trường đại học trên
thế giới. Hiện tại, Trường đã có mối quan hệ hợp tác quốc tế với hơn 140 trường đại
học, viện nghiên cứu và các tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường các hoạt động
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Các lĩnh vực trong hợp tác quốc tế:
• Hợp tác hoặc liên kết nghiên cứu;
• Chương trình liên kết đào tạo;
22
• Chương trình trao đổi (tham quan học tập, thực tập) và nghiên cứu ở nước
ngoài cho giảng viên và sinh viên;
• Đào tạo sinh viên nước ngoài đặc biệt là khu vực Đông Nam Á;
• Tuyển dụng giảng viên quốc tế thông qua các chương trình tiên tiến.
2.3.5. Nghiên cứu khoa học:
Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM được nhà nước cấp kinh phí để nghiên cứu
khoa học. Ngoài ra, những chương trình hợp tác với các địa phương, các nước và các
tổ chức phi chính phủ cũng là nguồn hỗ trợ rất quan trọng để triển khai các dự án nghiên
cứu khoa học, tập trung vào các vấn đề sau:
a) Về Nông học:
- Tuyển chọn và phổ biến các giống lúa từ IRRI, các giống bắp, đậu nành, đậu
xanh, đậu phụng, rau, hoa, khoai lang và khoai mì;
- Tuyển chọn các giống cây công nghiệp như: mía, cà phê, ca cao;
- Nghiên cứu sâu bệnh hại lúa, rau cải, thuốc lá, cà phê, cao su, cây ăn trái và đưa
ra các biện pháp phòng trừ;
- Nghiên cứu quản lý nước và đất; nghiên cứu các hệ thống canh tác tại miền Đông
Nam Bộ;
- Nghiên cứu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản và môi trường;
- Nghiên cứu các kỹ thuật tưới tiêu, kỹ thuật phân bón cho cây trồng;
- Thiết lập bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, bản đồ quy hoạch và sử dụng đất.
b) Về chăn nuôi thú ý:
- Nghiên cứu tính thích ứng của các giống gia súc nhập nội như heo, gà, bò sữa;
- Nghiên cứu dinh dưỡng cho bò sữa, heo và gia cầm;
- Nghiên cứu dịch tễ học của vật nuôi;
- Nghiên cứu các bệnh thường gặp ở trâu, bò, heo và gà;
- Sử dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng;
- Nghiên cứu dư lượng các chất kháng sinh, hormon ... trong thịt, sữa và trứng.
c) Về Lâm nghiệp
- Nghiên cứu trồng rừng trên các vùng đất hoang hóa, vùng cao và đất ướt; Nghiên
cứu quản lý tài nguyên rừng;
- Nghiên cứu các kỹ thuật bảo quản, chế biến lâm sản;
23
- Nghiên cứu phổ biến các kỹ thuật nông lâm kết hợp;
- Nghiên cứu lâm nghiệp xã hội và lâm nghiệp đô thị.
d) Về Thủy Sản
- Thiết lập cơ sở dữ liệu cho việc phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản và quản
lý tài nguyên thủy sản thiên nhiên;
- Phát triển các mô hình quản lý bền vững tài nguyên thủy sản trong các thủy vực;
- Phát triển kỹ thuật nuôi thủy sản quy mô nhỏ phù hợp cho các vùng sinh thái
khác nhau;
- Cải thiện chất lượng cá giống.
e) Về Cơ khí – Công nghệ:
- Nghiên cứu kỹ thuật làm đất trong sản xuất lúa, bắp, mía và dứa;
- Nghiên cứu và sản xuất các máy thu hoạch lúa, bắp, đậu phụng;
- Nghiên cứu và sản xuất các máy chế biến thức ăn gia súc;
- Nghiên cứu và sản xuất các loại máy sấy lúa, thuốc lá, bắp....
f) Về Kinh tế nông nghiệp:
- Nghiên cứu về kinh tế nông trại;
- Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các hệ thống canh tác khác nhau;
- Nghiên cứu hiệu quả kinh tế sản xuất rau, gia súc, gia cầm vùng ngoại thành.
g) Về công nghệ thực phẩm:
- Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật chế biến các sản phẩm từ trứng, thịt, cá;
- Nghiên cứu và phát triển kỹ thuật chế biến các loại rau, củ, quả;
- Nghiên cứu các kỹ thuật bảo quản nông sản thực phẩm;
- Nghiên cứu, kiểm tra chất lượng nông sản thực phẩm.
h) Về môi trường:
- Nghiên cứu đánh giá mức độ tạp nhiễm các chất có hại trong nông sản thực
phẩm;
- Nghiên cứu các biện pháp xử lý hóa, lý hoặc sinh học các chất thải công và nông
nghiệp.
i) Về ngoại ngữ:
- Đảm nhận nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo ngoại ngữ cho giảng viên, sinh viên,
người học.
24
j) Khuyến nông:
- Những kết quả nghiên cứu, triển khai thành công đều được Trường chuyển giao
đến các đối tượng sản xuất;
- Nhà trường phổ biến, chuyển giao kỹ thuật thông qua các chương trình phát thanh,
truyền hình, báo chí và tập san khoa học kỹ thuật của Nhà trường. Bên cạnh đó, Nhà
trường còn hợp tác với địa phương để tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn và dài
hạn.

25
CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Nội dung nghiên cứu:


3.1.1. Cơ sở lí luận
a) Khái niệm khởi nghiệp kinh doanh:
Theo quy định trong bản dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được
Chính phủ trình Quốc hội xem xét tại kỳ hội thứ 2 Quốc Hội khóa 14, nhiều khái niệm
chưa từng xuất hiện trong luật bắt đầu được “luật hóa”. Tại khoản 9 điều 3 Dự thảo nêu:
Khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình, khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng
dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao
năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng
trưởng nhanh.
Khởi nghiệp kinh doanh (KNKD) là một việc cá nhân tận dụng cơ hội kinh doanh
mới (Nguyễn Thu Thủy, 2015) hoặc là một thái độ làm việc đề cao tính độc lập, tự chủ,
sáng tạo, luôn đổi mới và chấp nhận rủi ro để tạo ra giá trị mới trong doanh nghiệp hiện
tại (Barbara Bird, 1988).
Có nhiều trường phái nghiên cứu khác nhau về KNKD nhưng luận án kế thừa
cách thức tiếp cận theo lý thuyết về hành vi hợp lý và các mô hình dự định. Theo đó,
KNKD là một quá trình, một cá nhân trước khi có hành vi KNKD cần phải có tiềm năng
khởi nghiệp kinh doanh, tiềm năng KNKD sẽ dẫn tới dự định KNKD và tiếp đó một
người có dự định KNKD sẽ tiến hành xúc tiến các hoạt động KNKD. Muốn thúc đẩy
KNKD cần có tác động từ giai đoạn tiềm năng.
b) Khái niệm về ý định khởi nghiệp:
Theo Krueger (2003), ý định là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện
một hành vi. Ý định đại diện cho mức độ cam kết về hành vi sẽ thực hiện trong tương
lai (Krueger,1993). Có nhiều định nghĩa khác nhau của các tác giả về ý định khởi
nghiệp, tuy nhiên chúng đều thống nhất về mặt nội hàm. Theo Kruger (1993), ý định
khởi nghiệp là cam kết khởi sự bằng việc tạo lập doanh nghiệp mới. Còn Shapero và
Sokol (1982) cho rằng những người có ý định khởi nghiệp là những cá nhân sẵn sàng
tiên phong trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh hấp dẫn mà họ nhận biết được.
Hành động khởi nghiệp sẽ diễn ra nếu một cá nhân có thái độ tích cực, có suy nghĩ, ý
định về hành động đó.
Ý định khởi nghiệp có thể được định nghĩa là sự liên quan ý định của một cá
nhân để bắt đầu một doanh nghiệp (Souitaris &cs, 2007), là một quá trình định hướng
việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (Gupta &
Bhawe, 2007). Ý định khởi nghiệp của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ
hội, tận dụng các nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp
của riêng mình (Andreas Kuckertz & Marcus Wagner, 2009). Ý định khởi nghiệp của
sinh viên xuất phát từ các ý tưởng của sinh viên và được định hướng đúng đắn từ chương
trình giáo dục và những người đào tạo (Schwarz & cs, 2009). Nghiên cứu này sử dụng
định nghĩa ý định khởi nghiệp của sinh viên (Ngô Thị Thanh Tiên & Cao Quốc Việt,
2016).
Tóm lại, có thể nhận định rằng ý định khởi nghiệp có khả năng dự báo tương đối
chuẩn xác các hành vi khởi nghiệp kinh doanh trong tương lai.
3.1.2. Các lý thuyết nghiên cứu
- Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)
Thuyết hành vi dự định (TPB) (Icek Ajen, 1991), được phát triển từ lý thuyết
hành động hợp lý (TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể
được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. TPB
được xem là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu tâm
lý xã hội để dự đoán hành vi con người. Theo TPB, 3 yếu tố có ảnh hưởng đến ý định
thực hiện hành vi.

57
Hình 3.1. Lý Thuyết Hành Vi Dự Định TPB

Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB)


Nguồn: Azjen, 1991
“Thái độ đối với hành vi” là mức độ đánh giá tích cực hay tiêu cực của một cá
nhân đối với việc thực hiện một hành vi. Thái độ thường được hình thành bởi niềm tin
của cá nhân về hậu quả của việc tham gia thực hiện một hành vi cũng như kết quả của
hành vi đó.
“Chuẩn mực chủ quan” là áp lực xã hội lên cá nhân dẫn đến thực hiện hành vi.
Chuẩn mực chủ quan đến từ kỳ vọng của những người xung quanh (người thân, đồng
nghiệp, bạn bè…) đối với một cá nhân trong việc tuân thủ một số các chuẩn mực cũng
như động cơ của cá nhân trong việc tuân thủ các chuẩn mực đó để đáp ứng mong đợi
của những người xung quanh.
“Nhận thức kiểm soát hành vi” là nhận thức của một cá nhân về sự dễ dàng hoặc
khó khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thể, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các
nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Yếu tố kiểm soát hành vi được nhìn nhận
bao gồm hai thành phần: yếu tố bên trong (đề cập đến sự tự tin của cá nhân để thực hiện
hành vi) và yếu tố ben ngoài (đề cập đến nguồn lực như tài chính, thời gian, môi
trường…) Ajzen (1991) đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến
xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm
soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi.

58
Mô hình của Ajzen (1991) được sử dụng khá phổ biến trong nhiều nghiên cứu
liên quan đến ý định khởi nghiệp của cá nhân. Trong nghiên cứu này, các yếu tố trong
mô hình của Ajzen (1991) cũng được sử dụng để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
3.1.3. Mô hình nghiên cứu
a) Một số mô hình nghiên cứu tham khảo

- Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh
doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học tại TP.HCM.

(Nguyễn Xuân Hiệp et al., 2019) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học
tại TP.HCM dựa trên lý thuyết hành vi dự định (TBP) – Ajzen (1991), Thuyết hành
động hợp lý (TRA) của Ajzen và Fishbein (1975), Mô hình sự kiện khởi nghiệp của
Shapero và Sokol (1982), Mô hình cấu trúc ý định kinh doanh của (Christian Lu ¨thje
& Franke, 2003).
Nghiên cứu đã đưa kết quả bao gồm 04 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học tại TP.HCM, trong đó
mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống
thấp bao gồm: Giáo dục kinh doanh; Chuẩn chủ quan; Môi trường khởi nghiệp; Đặc
điểm tính cách và Nhận thức tính khả thi.

59
Hình 3.2. Mô Hình Nghiên Cứu các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Ý Định Khởi Nghiệp
Kinh Doanh của Sinh Viên Khối Ngành Kinh Tế các Trường Đại Học tại
TP.HCM

Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả


Nguồn: Nguyễn Xuân Hiện và Cộng sự (2019)
Từ kết quả này, để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối
ngành kinh tế các trường đại học tại TP.HCM trong giai đoạn hiện nay, các nhà hoạch
định chính sách và các trường đại học cần tập trung vào các hàm ý chính sách và quản
trị sau đây: Một là, nâng cao vai trò và chất lượng giáo dục kinh doanh trong các trường
đại học. Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tinh thần doanh nhân và ý định khởi
nghiệp cho sinh viên. Ba là, hoàn thiện môi trường khởi nghiệp. Bốn là, phát huy nỗ lực
và bản lĩnh khởi nghiệp của sinh viên. Năm là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt
động tư vấn khởi nghiệp.
- Mô hình nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
kinh doanh của sinh viên trường đại học kỹ thuật công nghệ Cần Thơ
Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh
của sinh viên trường đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ (Phan Anh Tú & Trần Quốc
Huy, 2017). Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp kinh doanh của 166 sinh viên trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần
Thơ. Mở rộng lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) kết hợp với đặc điểm
nhân khẩu học, tính cách, và giáo dục khởi nghiệp kinh doanh, kết quả nghiên cứu nhân
60
tố khám phá (EFA) và hồi quy bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) cho thấy
có 7 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến hành vi khởi nghiệp của sinh viên bao gồm đặc
điểm tính cách, thái độ cá nhân, nhận thức và thái độ, giáo dục khởi nghiệp, nhận thức
điều khiển hành vi, quy chuẩn và thái độ, quy chuẩn chủ quan. Kết quả nghiên cứu một
mặt cung cấp thêm dữ liệu thực chứng, mặt khác là đưa ra khuyến nghị cho các nhà
hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia giáo dục.
Hình 3.3. Mô Hình Nghiên Cứu Phân Tích các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Ý Định
Khởi Nghiệp Kinh Doanh của Sinh Viên Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ
Cần Thơ

Mô hình đề xuất của tác giả


Nguồn: Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy (2017)
- Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh
doanh của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang
Mục đích của bài viết là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang (Võ Văn Hiền & Lê Hoàng Vân Trang, 2021).
Nghiên cứu dựa trên lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) kết hợp với các nghiên
cứu liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất gồm bảy nhân tố tác động đến
ý định khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có năm nhân tố ảnh hưởng đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên, sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là: đặc điểm
tính cách, giáo dục khởi nghiệp, kinh nghiệm, nhận thức kiểm soát hành vi và quy chuẩn
chủ quan. Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý quản trị liên quan đến 5 nhân tố

61
ảnh hưởng cũng được đưa ra nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên nhà
trường, đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu cho tương lai.
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở lý luận cho các nghiên cứu khác cùng lĩnh vực
được thực hiện sau này. Ngoài ra, nghiên cứu cũng có một ý nghĩa thực tiễn quan trọng
đối với nhà trường trong việc mang đến cái nhìn toàn diện, mới mẻ về ý định khởi
nghiệp của sinh viên, từ đó đề ra những chính sách thích hợp nhằm phát huy hơn nữa
tinh thần khởi nghiệp đúng đắn trong sinh viên thời gian tới.
Hình 3.4. Mô Hình Nghiên Cứu các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Ý Định Khởi Nghiệp
Kinh Doanh của Sinh Viên Trường Đại Học Tiền Giang

Mô hình nghiên cứu của tác giả


Nguồn: Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang (2020)
b) Mô hình nghiên cứu đề xuất:
Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, bao gồm:
Ambad và Damit (2016) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên tại Malaysia; Nghiên cứu Mat và cộng sự (2015) nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật ; Nguyễn Xuân Hiệp
62
và cộng sự (2019) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học tại TP.HCM; Nghiên
cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên
trường đại học kỹ thuật công nghệ Cần Thơ (Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy, 2017);
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Tiền
Giang (Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang, 2020); nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành
phố Cần Thơ (Phan Anh Tú và Nguyễn Thanh Sơn, 2015).
Bảng 3.1. Các nghiên cứu liên quan

STT Tên Đề Tác Năm Lý thuyết sử Các biến quan Kết quả
Tài Giả dụng sát
1 Determin (Amba 2016 Lý thuyết Hỗ trợ giáo Thái độ cá nhân,
ants of d & hành vi có kế dục, Hỗ trợ nhận thức kiểm
Entrepren Damit, hoạch TPB quan hệ, Hỗ trợ soát hành vi, hỗ
eurial 2016) (Ajzen,1991) Nhà Nước, trợ quan hệ có tác
Intention Thái độ cá động đáng kể đến
among nhân, nhận ý định khởi
Undergra thức kiểm soát nghiệp
duate hành vi,
Students
in
Malaysia
2 Factors (Richa 2015 Lý thuyết Hỗ trợ giáo Hỗ trợ giáo dục,
That rd hành vi có kế dục, Hỗ trợ môi Hỗ trợ môi
Impact on Denan hoạch TPB trường, Hỗ trợ trường, Hỗ trợ
Entrepren yoh et (Ajzen, quan hệ quan hệ đều ảnh
eurial al., 1991), Lý hưởng mạnh mẽ
Intention 2015) thuyết sự kiện đến ý định khởi
of khởi nghiệp

63
Tertiary (Shapero, nghiệp của sinh
Students 1982) viên
in Ghana
3 Identifyin (Mat et 2015 Lý thuyết Thái độ đối với Nhận thức kiểm
g Factors al., hành vi có kế tinh thần kinh soát hành vi, nhu
that 2015) hoạch TPB doanh, Hỗ trợ cầu thành đạt,
Affecting (Ajzen,1991) được nhận thức chuẩn chủ quan,
the và rào cản, vị hỗ trợ khởi
Entrepren trí kiểm soát, nghiệp
eurial cần đạt được
Intention thành tích, mức
among độ sẵn sàng, chỉ
Engineeri tiêu chủ quan
ng
Technolo
gy
Students

4 Entrepren (Sabah 2016 Lý thuyết về Chuẩn mực chủ Chuẩn mực chủ
eurial , 2016) kế hoạch hành quan, Kiểm quan, Nhận thức
Intention: vi (Ajzen, soát hành vi kiểm soát hành
Theory of 1991) nhận thức, thái vi, thái độ đối với
Planned độ đối với hành hành vi đều có tác
Behaviour vi động mạnh mẽ
and the đến ý định khởi
Moderatio nghiệp của sinh
n Effect of viên
Start-Up
Experienc
e

64
5 Determin (Hocke 2015 Lý thuyết Sự đồng cảm, Sự đồng cảm,
ants of rts, hành vi kế Chuẩn mực chủ Chuẩn mực chủ
Social 2017) hoạch (Ajzen, quan, Hỗ trợ xã quan, Hỗ trợ xã
Entrepren 1991) hội, Kinh hội, Kinh nghiệm
eurial nghiệm đều liên quan tích
Intentions cực đến ý định
khởi nghiệp của
sinh viên
6 Nghiên (Phan 2017 Lý thuyết Đặc điểm tính Đặc điểm tính
cứu phân Anh hành vi kế cách, Thái độ cách, Thái độ cá
tích các Tú & hoạch (Ajzen, cá nhân, Nhận nhân, Nhận thức
yếu tố ảnh Trần 1991) thức và thái độ, và thái độ, Giáo
hưởng Quốc Giáo dục khởi dục khởi nghiệp,
đến ý định Huy, nghiệp, Nhận Nhận thức điều
khởi 2017) thức điều khiển khiển hành vi,
nghiệp hành vi, Quy Quy chuẩn và thái
kinh chuẩn và thái độ, Quy chuẩn
doanh của độ, Quy chuẩn chủ quan đã giải
sinh viên chủ quan thích được ý định
trường đại khởi nghiệp của
học kỹ sinh viên đều bị
thuật công tác động bởi các
nghệ Cần yếu trên.
Thơ
7 Nghiên (Võ 2020 Lý thuyết Thái độ dối với Quy chuẩn chủ
cứu các Văn hành vi kế hành vi, Quy quan, Nhận thức
nhân tố Hiền & hoạch (Ajzen, chuẩn chủ kiểm soát hành
ảnh Lê 1991) quan, Nhận vi, Giáo dục khởi
hưởng Hoàng thức kiểm soát nghiệp, kinh
đến ý định Vân hành vi, Giáo nghiệm, Đặc

65
khởi Trang, dục khởi điểm tính cách có
nghiệp 2021) nghiệp, kinh ảnh hưởng đáng
của sinh nghiệm, Đặc kể đến ý định
viên điểm tính cách, khởi nghiệp của
Trường Nguồn vốn sinh viên
Đại học
Tiền
Giang
8 Nghiên (Đỗ 2016 Lý thuyết Kinh nghiệm Các yếu tố: Giáo
cứu ý định Thị hành vi có kế làm việc và trải dục và đào tạo tại
khởi Hoa hoạch (Ajzen, nghiệm bản trường Đại Học,
nghiệp Liên, 1991), Lý thân, Bạn bè và Kinh nghiệm làm
kinh 2016) thuyết tiềm gia đình, việc và trải
doanh của năng khởi Nguồn vốn, nghiệm bản thân,
sinh viên nghiệp kinh Giáo dục và Bạn bè và gia
QTKD tại doanh đào tạo tại đình, Bạn bè và
Trường (Krueger và trường Đại Học gia đình, Nguồn
Đại học Brazeal 1994) vốn được tác giả
Lao động xác định có tác
– Xã hội, động tích cực đén
cơ sở TP. ý định khởi
HCM nghiệp của sinh
viên.
9 Các nhân (Phan 2015 Lý thuyết Sự ham muốn Động lực trở
tố ảnh Anh hành vi kế kinh doanh, thành doanh
hưởng Tú & hoạch (Ajzen, Khả năng tài nhân, Khả năng
đến ý định Nguyễ 1991) chính, Khả tài chính, Chính
khởi sự n năng tự chủ, sách chính phủ và
doanh Thanh Tính sáng tạo, địa phương, Nền
nghiệp Tính bền bỉ, Tư tảng gia đình,

66
của sinh Sơn, duy làm chủ, Đặc điểm cá
viên kinh 2015) Khuynh hướng nhân, Tố chất
tế đã tốt chấp nhận rủi doanh nhân đều
nghiệp ro, Sự tự tin, có ý nghĩa quan
trên địa Khả năng chịu trọng đối với ý
bàn thành đựng sự mô hồ, định khởi nghiệp
phố Cần Nhu càu thành của sinh viên
Thơ đạt, Nền tảng
gia đình, Giáo
dục, Chính
sách chính phủ
và địa phương
10 Các yếu tố (Nguy 2019 Lý thuyết Đặc điểm tính Các yếu tố ảnh
ảnh ễn hành vi kế cách, Chuẩn hưởng đến ý định
hưởng Xuân hoạch (Ajzen, chủ quan, Nhận khởi nghiệp
đến ý định Hiệp et 1991), Thuyết thức tính khả (được sắp xếp
khởi al., hành động thi, Môi trường theo trình tự mức
nghiệp 2019) hợp lý (TRA) khởi nghiệp, độ quan trọng từ
kinh của Ajzen và Giáo dục kinh cao xuống thấp)
doanh của Fishbein doanh bao gồm: Đặc
sinh viên (1975, Mô điểm tính cách,
khối hình sự kiện Chuẩn chủ quan,
ngành khởi nghiệp Nhận thức tính
kinh tế của Shapero khả thi, Môi
các và Sokol trường khởi
trường đại (1982), Mô nghiệp, Giáo dục
học tại hình cấu trúc kinh doanh
thành phố ý định kinh
HCM doanh của
(Nguyễn Luthje và

67
Xuân Franke
Hiệp et (2003).
al., 2019)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Mặc dù, nhiều tác giả nước ngoài đã đưa ra nhiều lý thuyết lý giải về ý định khởi
nghiệp, tuy nhiên một trong những mô hình lý thuyết được biết đến nhiều nhất đó là mô
hình nhận thức hành vi xã hội hay còn gọi là lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen
(1991). Vấn đề trọng tâm của lý thuyết này cho rằng ý định tham gia vào hành động cụ
thể là sự sẵn sàng thực hiện một hành vi nhất định của một cá nhân và ý định này được
giả định là có tương quan cao với hành động thực tế. Ý định khởi nghiệp trong nghiên
cứu này được định nghĩa là sự tự cam kết và thấu hiểu của một cá nhân khi cá nhân này
dự định thành lập mới ngành nghề kinh doanh và chủ động thực hiện nó trong tương
lai. Thật vậy, ý định khởi nghiệp đã được chứng minh là một biến tiên đoán tốt về hành
vi KNDN. Quan trọng hơn, lý thuyết hành vi kế hoạch nhấn mạnh rằng ý định tham gia
vào hành vi thực sự chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố động cơ bên trong: thái độ hướng
đến hành vi (hay mức độ mà một cá nhân đánh giá tích cực hay tiêu cực của hành vi),
quy ước chủ quan (hay sự tự tham chiếu ý kiến từ gia đình, bạn bè, những người có tầm
ảnh hưởng đối với hành vi do cá nhân này thực hiện), và nhận thức về kiểm soát hành
vi (hay việc nhận thức có dễ hay không khi thực hiện hành vi).
Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, trên cơ sở kế thừa và chọn lọc
các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên mô hình nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh đều dựa vào thuyết hành vi hoạch
định (TPB) của Ajzen (1991). Vì thế, phần lớn các nghiên cứu đều xác định các yếu tố
chính ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên bao gồm: (1) Thái
độ đối với hành vi khởi nghiệp; (2) Chuẩn chủ quan; (3) Nhận thức kiểm soát hành vi.
Mặc dù, ba nhân tố trên được xác nhận là các thành phần quan trọng để tiên đoán về ý
định thực hiện hành vi, tuy nhiên tầm quan trọng (tương đối) và độ lớn về sự ảnh hưởng
của chúng được minh chứng là khác biệt nhau khi xem xét đặc điểm tính cách. Đây là
những đặc điểm bền vững, giải thích cho sự khác biệt của hành vi trong những tình
huống tương tự nhau (Joyce Koe Hwee Nga & Gomathi Shamuganathan, 2010).

68
Mô hình TPB, cũng được nhiều tác giả khác ứng dụng và mở rộng để xem xét
sự tác động lên ý định khởi nghiệp kinh doanh trong đó có xét đến các yếu tố nguồn
vốn (Phan Anh Tú & Giang Thị Cẩm Tiên, 2015) và chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
(Hockerts, 2017), (Phan Anh Tú & Nguyễn Thanh Sơn, 2015) có tác động đến ý định
khởi nghiệp.
Kế thừa và mở rộng thêm từ lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) cũng
như các nghiên cứu trước đây, tác giả cho rằng nền tảng giáo dục là quan trọng và cần
được xem xét bổ sung nhằm gia tăng khả năng tiên lượng khi ứng dụng mô hình lý
thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (Phan Anh Tú & Trần Quốc Huy, 2017). Điều này
là do giáo dục khởi nghiệp kinh doanh sẽ giúp thay đổi nhận thức và khơi dậy tiềm năng
trở thành doanh nhân. Do vậy, nghiên cứu này đề xuất 07 yếu tố bao gồm thái độ đối
với hành vi, quy chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, các yếu tố ngoại cảnh
(nguồn vốn, chính sách hỗ trợ từ Chính phủ), đặc điểm tính cách và giáo dục khởi
nghiệp.
Hình 3.5. Mô Hình Nghiên Cứu Đề Xuất

Mô hình nghiên cứu đề xuất


Các giả thuyết nghiên cứu:
Thái độ đối với hành vi
69
Ajzen (1991) định nghĩa thái độ đối với hành vi là nhận thức về nhu cầu cá nhân
đối với việc thực hiện hành vi. Đây cũng là mức độ mà cá nhân đánh giá hành vi được
thực hiện có lợi hay không có lợi. Trong nghiên cứu này, hành vi được đề cập là hành
vi khởi nghiệp. Autio, Keeley, Klofsten, Parker và Hay (2001) khi nghiên cứu về ý định
khởi nghiệp của sinh viên tại một số trường đại học ở các nước Bắc Âu và Mỹ đã kết
luận rằng thái độ đối với hành vi là yếu tố có tầm ảnh hưởng tích cực quan trọng thứ
hai đối với ý định khởi nghiệp. Tương tự, nghiên cứu của Sabah (2016) cũng cho rằng
thái độ đối với hành vi có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ lên ý định khởi nghiệp của
sinh viên. Còn kết quả nghiên cứu của Ambad và Damit (2016) tại Malaysia thể hiện
sự tác động của thái độ đối với hành vi lên ý định khởi nghiệp là một sự tác động cùng
chiều, mạnh mẽ nhất. Từ các luận điểm trên, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H1 như sau:
Giả thuyết H1: Thái độ đối với hành vi có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi
nghiệp của sinh viên
Quy chuẩn chủ quan
Quy chuẩn chủ quan được định nghĩa là các áp lực xã hội đến từ gia đình, bạn
bè, người thân hay những người quan trọng đối với cá nhân…, áp lực này có thể là sự
kỳ vọng, ủng hộ hoặc không ủng hộ thực hiện hành vi khởi nghiệp, từ đó dẫn đến việc
cá nhân sẽ quyết định thực hiện hoặc không thực hiện hành vi sau này (Ajzen, 1991).
(Barbara Bird, 1988) kết luận một cá nhân sẽ lựa chọn thực hiện hành vi theo cách mà
họ cảm nhận rằng những người khác trong xã hội mong chờ họ. Nghiên cứu của Mat và
cộng sự (2015), Sabah (2016) hay nghiên cứu của (Ibrahim Al-Jubari, 2019) đều thể
hiện sự tác động tích cực của quy chuẩn chủ quan đến ý định khởi nghiệp, mặc dù mức
độ ảnh hưởng không là mạnh mẽ nhất. Dựa vào các quan điểm trên, nghiên cứu đề xuất
giải thuyết H2 như sau:
Giả thuyết H2: Quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên
Nhận thức kiểm soát hành vi
Theo mô hình TPB, nhận thức kiểm soát hành vi đề cập tới nhận thức về sự dễ
dàng hay khó khăn trong việc thực hiện hành vi, nhận thức của một cá nhân được diễn
giải như các nguồn lực đủ và được làm đủ để thực hiện hành vi đó. Ambad và Damit
(2016) phát hiện nhận thức kiểm soát hành vi có tác động đáng kể đến ý định kinh doanh
70
của sinh viên đại học sinh viên. Do đó, nếu các sinh viên nhận thấy rằng dễ dàng trở
thành một doanh nhân hơn, thì điều đó sẽ thúc đẩy họ trở thành một doanh nhân. Phát
hiện này tương tự với phát hiện của Souitaris et al. (2007). Cùng với đó, nghiên cứu của
Sabah (2016) cũng cho một kết quả tương tự về tác động dương của nhận thức kiểm
soát hành vi lên ý định khởi nghiệp của sinh viên. Do vậy, giả thuyết sau đây được phát
triển:
Giả thuyết H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên
Đặc điểm tính cách
Là nhận thức về những áp lực từ phía xã hội thể hiện sự ủng hộ, hay phản đối
người có ý định thực hiện hành vi. Nó bao gồm các ảnh hưởng bên trong là ý kiến từ
gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các ảnh hưởng bên ngoài là các trào lưu xã hội. Theo
Nga và Shamuganathan (2010), đặc điểm tính cách của một cá nhân được định nghĩa là
mô thức thường xuyên của hành vi, suy nghĩ hay cảm xúc. Đây là những đặc điểm bền
vững, giải thích cho sự khác biệt của hành vi trong những tình huống tương tự nhau.
Nghiên cứu của (Chin Tee Suan, 2011) khẳng định rằng có một sự ảnh hưởng tích cực
mạnh mẽ của đặc điểm tính cách lên ý định khởi nghiệp… Trong đó, nghiên cứu của
(Nguyễn Văn Định, Lê Thị Mai Hương, & Sen, 2021), (Huỳnh Nhựt Nghĩa, Nguyễn
Thị Hải Bình, Nguyễn Thị Minh Trâm, Nguyễn Kiều Oanh, & Mai Thoại Diễm Phương,
2021) xác định đặc điểm tính cách là nhân tố có mức ảnh hưởng quan trọng nhất đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên, vì vậy việc tự trang bị cho bản thân nâng cao kiến thức
và kỹ năng cần thiết về khởi nghiệp kinh doanh, bên cạnh nền tảng kiến thức khoa học
công nghệ, tăng cường tính tự học, tìm hiểu về những mô hình kinh doanh thành công
sẽ giúp tăng năng lực cảm nhận ở sinh viên để nâng cao ý định khởi nghiệp. Cùng với
đó, nghiên cứu của Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang (2020) cũng cho kết quả
tương tự về tác động cùng chiều của đặc điểm tính cách lên ý định khởi nghiệp của sinh
viên. Nếu sinh viên của trường được trau dồi, rèn luyện để hình thành những đặc điểm
tính cách chủ động như bản lĩnh dám đối mặt với trở ngại, tính tự lập, dám chấp nhận
rủi ro, thì ý định khởi nghiệp của sinh viên càng trở nên mạnh mẽ. Như vậy, dựa vào
những luận điểm trên, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H6 như sau:

71
Giả thuyết H4: Đặc điểm tính cách có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên
Giáo dục khởi nghiệp
Isaacs, Visser, Friedrich, và Brijlal (2007) định nghĩa “giáo dục khởi nghiệp” là
sự can thiệp có mục đích của các nhà giáo dục trong việc truyền đạt những kiến thức
cũng như kỹ năng cần thiết để người học có thể tồn tại được trong thế giới kinh doanh.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm chứng giáo dục khởi nghiệp và ý định kinh
doanh có mối liên kết tích cực với nhau. Môi trường giáo dục khởi nghiệp sẽ trang bị
cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng kinh doanh cần thiết để tạo dựng tinh thần doanh
nhân, giúp họ dám đối mặt với những khó khăn trong kinh doanh ở tương lai. Theo
nghiên cứu, (Richard Denanyoh et al., 2015), nếu một cơ sở giáo dục đại học cung cấp
đầy đủ kiến thức và cảm hứng cho việc khởi nghiệp, khả năng lựa chọn một sự nghiệp
kinh doanh có thể tăng lên giữa các sinh viên sau khi tốt nghiệp. Rõ ràng là kết quả này
khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục đối với phát triển ý định kinh doanh. Do đó,
có thể nói rằng tinh thần kinh doanh có thể nâng cao do kết quả của một quá trình học
tập. Còn nghiên cứu của Đỗ Thị Hoa Liên (2016) cũng nhận định ý định khởi nghiệp sẽ
trở nên mạnh mẽ hơn khi có sự tác động của hoạt động giảng dạy, đào tạo về khởi
nghiệp tại trường đại học. Nghiên cứu của (Wang & Wong, 2004), (Camilus Abawiera
Wongnaa & Anthony Zu Kwame Seyam, 2014) cũng chỉ ra rằng giáo dục khởi nghiệp
có sự ảnh hưởng tích cực đáng kể đến ý định tự kinh doanh. Từ những luận điểm này,
nghiên cứu đề xuất giả thuyết H5 như sau:
Giả thuyết H5: Giáo dục khởi nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên
Các nhân tố ngoại cảnh
Nguồn vốn
Theo Mazzarol, Volery, Doss, và Thein (1999), nguồn vốn là một khía cạnh hay
một đặc điểm kinh tế. Trong nghiên cứu ở đây, nguồn vốn được hiểu là tiền được sử
dụng cho hoạt động khởi nghiệp. Nguồn vốn có thể đến từ sự hỗ trợ của gia đình, bạn
bè, từ sự vay mượn, từ sự tiết kiệm của cá nhân hoặc các nguồn hỗ trợ khác. Khi bắt
đầu khởi nghiệp các sinh viên thường phải đối mặt với vấn đề huy động vốn để đầu tư
cho ý tưởng của mình. Tiếp cận tài chính dễ dàng sẽ làm tăng cơ hội khởi nghiệp của
72
sinh viên và ngược lại. (Abu Haris, Abdullah, Talib Othm, & Abdul Rahm, 2016),
Wongaa và Seyram (2014) chỉ ra sự quan trọng của nguồn vốn vì điều này sẽ thúc đẩy
tinh thần của họ để làm việc chăm chỉ hơn. Sinh viên có khả năng tiếp cận tài chính sẽ
có khả năng tốt nghiệp trở thành doanh nhân cao hơn so với những người không có hoặc
ít tiếp cận với tài chính. Đỗ Thị Hoa Liên (2016), Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên
(2015), Nguyễn Văn Định và Cộng sự (2021) xác định nguồn vốn có ảnh hưởng đáng
kể đế ý định khởi nghiệp. Dựa trên những luận điểm trên, giả thuyết H6 được đề xuất
như sau:
Giả thuyết H6: Nguồn vốn có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên
Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ
Chính sách hỗ trợ của chính phủ được đánh giá cao trong ý định khởi nghiệp của
sinh viên (Phan Anh Tú và Nguyễn Thanh Sơn, 2015). Stephen & nhóm đồng tác giả
(2005) đồng quan điểm rằng những chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với khởi nghiệp
bao gồm lập pháp hoặc hỗ trợ Chính phủ là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới dự
định khởi nghiệp (Frank H. Stephena, David Urbanob, & Hemmen, 2005). Môi trường
kinh doanh là một biến số mang tính thích nghi tác động tới dự định khởi nghiệp của cá
nhân qua tương tác với thái độ của cá nhân (Shapero & Soko, 1982). Tuy nhiên, các
nhân tố ngoại cảnh này vừa khích lệ vừa ngăn cản dự định khởi nghiệp của cá nhân
(Christian Lu ¨thje & Franke, 2003). Do đó, Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi
cho các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên có thể tự kinh doanh sau khi tốt nghiệp và
trực tiếp nhận hỗ trợ từ xã hội để trở thành doanh nhân. Do đó, giả thuyết sau cần được
kiểm chứng:
Giả thuyết H6: Chính sách hỗ trợ Chính Phủ có ảnh hưởng tích cực đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Quy trình nghiên cứu:
Quy trình nghiên cứu được thực hiện như sau:

73
Hình 3.6. Quy Trình Nghiên Cứu

Nguồn: Phân tích tổng hợp


Các bước thực hiện:
Bước 1: Thiết lập cơ sở lý thuyết dựa trên các nền tảng lý thuyết của các nhà
khoa học, các nghiên cứu trong và ngoài nước để làm rõ khái niệm về khởi nghiệp và ý
định khởi nghiệp. Ở bước này tác giả xác định được vấn đề nghiên cứu, đưa ra các lý
thuyết liên quan đến ý định khởi nghiệp và tổng quan về địa bàn nghiên cứu. Từ đây tác
giả xem xét thiết lập mô hình nghiên cứu và thang đo nháp cho từng biến nghiên cứu
trong mô hình. Trên cơ sở đó, đề tài tìm hiểu các mô hình về ý định khởi nghiệp, trong
đó chú trọng vào mô hình lý thuyết hành vi kế hoạch (Ajzen, 1991). Dựa trên các nghiên
cứu liên quan đến mô hình này, đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố: Thái
độ đối với hành vi, Quy chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, Đặc điểm tính
74
cách, Giáo dục khởi nghiệp, Các yếu tố ngoại cảnh (Nguồn vốn, Chính sách hỗ trợ từ
Chính phủ).
Bước 2: Đề tài tiến hành phỏng vấn 10 - 20 sinh viên bằng phương pháp phỏng
vấn tay đôi. Mục đích của phỏng vấn cần giải quyết ba vấn đề chính gồm: bổ sung thang
đo cho bản khảo sát, xác định lý do khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM, và kiểm
tra từ ngữ trong từng câu hỏi của từng biến quan sát nhằm đảm bảo phần đông đối tượng
khảo sát hiểu đúng.
Bước 3: Sử dụng các thang đo khá phổ biến trong các nghiên cứu trước và sau
đều là thang đo Likert. Vì vậy, đề tài dùng thang đo Likert 5 mức (Andualem et al.,
2018; Khưu Hồng Vạn & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011; Nguyễn Thị Thanh Tuyền và
Nguyễn Văn Ngãi, 2017) và khung nghiên cứu sơ bộ để thực hiện đánh giá. Dữ liệu sau
khảo sát sẽ được kiểm tra và làm sạch dữ liệu. Mục đích là để đảm bảo các câu hỏi được
trả lời đầy đủ và đúng qui định.
Bước 4: Đề tài sử dụng nghiên cứu định lượng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM, bộ câu hỏi thiết lập dựa trên các
giả thuyết nghiên cứu và được tiến hành điều tra với 250 phiếu sau khi đã qua các bước
đánh giá và sàng lọc câu hỏi, điều tra này thực hiện với sinh viên các ngành tại trường
ĐHNL TP.HCM có ý định khởi nghiệp thông qua các kênh online (Facebook, zalo,
gmail…). Kết quả thu được sẽ được đánh giá thông qua 2 phương pháp là kiểm định
bằng Cronbach’s Alpha và Phân tích khám phá nhân tố (EFA). Từ đây tác giả loại ra
các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ, hệ số Cronbach’s Alpha < 0.6. Và hình
thành các thang đo chính thức để phân tích các yếu tố sau này. Với phân tích nhân tố,
số lượng bảng khảo sát cần gấp 5 lần số biến đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang
398). Trong nghiên cứu này tác giả nghiên cứu tổng cộng 38 biến quan sát nên cần số
mẫu khảo sát > 190 mẫu, vì vậy số mẫu khảo sát là 250 phiếu là thích hợp và đạt mức
độ tin cậy cao.
Đề tài đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha. Những
biến có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) ≥ 0,30 thì đạt yêu cầu, nếu
nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s alpha α ≥ 0,60 là thang đo có thể
chấp nhận được về độ tin cậy, và một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong

75
khoảng từ 0,70 -> 0,8 (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Sau khi đánh giá độ tin cậy, phân tích
nhân tố và hồi qui tuyến tính để đưa ra nhận xét.
Bước 5: Cuối cùng đề tài thực hiện so sánh sự khác biệt về ý định khởi nghiệp
của sinh viên khoa Kinh tế và các khoa còn lại của trường ĐHNL TP.HCM. Bằng cách
sử dụng kiểm định giá trị trung bình ANOVA, T- Test để đưa ra nhận xét cuối cùng.
Kết quả khảo sát sẽ được trình bày ở chương sau.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng 2 nguồn thu thập dữ liệu: nguồn dữ liệu thứ cấp (dữ liệu đã được
thu thập trước đó và đã được xuất bản) và nguồn dữ liệu sơ cấp (dữ liệu do chính tác
giả thu thập được).
Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu ở các nguồn sau: Các giáo trình, Nghiên
cứu thị trường; các bài báo từ internet, các luận văn, luận án có liên quan, Google
scholar, Báo cáo kết quả nghiên cứu…
Dữ liệu sơ cấp
Đề tài cũng tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp điều tra
phỏng vấn online qua bảng câu hỏi khảo sát của sinh viên trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu sơ cấp sau khi thu thập sẽ được mã hóa và xử lý bằng
phần mềm SPSS 26.0.
Nghiên cứu định tính
Khóa luận tiến hành nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi
trực tuyến tới từng sinh viên nhằm xác định và hình thành các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Nông Lâm thành phố HCM. Từ đó xây
dựng bảng câu hỏi, thang đo và tiến hành điều tra thử trước khi điều tra chính thức.
Các đối tượng mà đề tài phỏng vấn là:
- Sinh viên trường Đại học Nông Lâm thành phố HCM có ý định khởi nghiệp để
biết được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp.
- Cách xây dựng bảng hỏi dựa trên thang đo Likert theo thang điểm lẻ. Trong bài
báo cáo này tác giả sử dụng thang đo từ 1 đến 5 điểm, tương đương với các đánh giá
như sau:
1: Rất không hài lòng/rất không đồng ý
76
2: Không hài lòng/không đồng ý
3: Bình thường
4: Hài lòng/đồng ý
5: Rất hài lòng/rất đồng ý
Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp khảo sát 30 sinh
viên trường ĐHNL TP.HCM. Mục đích nhằm đánh giá nội dung và hình thức các phát
biểu trong thang đo nháp nhằm hoàn chỉnh thang đo chính thức được dùng trong nghiên
cứu chính thức. Trong đó nhiệm vụ quan trọng của bước này là đánh giá sinh viên khảo
sát có hiểu được các phát biểu hay không? (đánh giá về mặt hình thức là mức kiểm tra
mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, ngữ pháp trong các phát biểu nhằm đảm bảo tính thông
nhất, rõ ràng, không nhằm lẫn cho các sinh viên tham gia khảo sát) và đánh giá độ tin
cậy của các biến quan sát với thang đo Likert 5 (1 – Hoàn toàn không đồng ý, 2 – Không
đồng ý, 3 – Bình thường, 4 – Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý) nhằm loại bỏ những biến
không phù hợp và đưa ra bảng câu hỏi chính thức. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ
bộ thang đo còn lại 38 biến câu hỏi so với 40 biến ban đầu.
Lựa chọn kích thước mẫu
Mẫu điều tra được thiết kế gồm 38 câu hỏi tương ứng với 38 biến, công thức chọn
mẫu trong nghiên cứu được tính như sau:
Công thức 1: Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của
Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến.
Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù
hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). N = 5
* m, trong đó m là số lượng câu hỏi trong bảng khảo sát. Vì thế theo công thức này kích
thước mẫu là: 5 * 38 = 190 (mẫu).
Công thức 2: Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được
tính theo công thức là n=50 + 8 * m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996).
Trong đó m là số lượng nhân tố độc lập, chứ không phải là số câu hỏi độc lập. Suy
ra theo công thức này kích thước mẫu là: 50 + 8 * 7 = 106 (mẫu).
Vì khoá luận này vừa sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA và vừa sử dụng
phân tích hồi quy đa biến nên kích thước mẫu cần lấy là kích thước mẫu lớn hơn 150
77
mẫu. Tuy nhiên, để đề phòng các mẫu bị lỗi khoá luận sẽ sử dụng mẫu có kích thước là
250 mẫu.
Mẫu điều tra này được phỏng vấn với 250 sinh viên Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh, tham khảo một số tài liệu có liên quan và điều chỉnh lại thành bảng câu
hỏi chính thức dùng để phỏng vấn.
3.2.3. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu
thập được từ bảng câu hỏi khảo sát. Các loại kỹ thuật thống kê mô tả:
• Biểu diễn dữ liệu bằng đồ hoạ trong đó có các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc so sánh
dữ liệu.
• Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu.
3.2.4. Kiểm định Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha dùng để kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của
các mục hỏi trong thang đo có tương quan với nhau không và đánh giá độ tin cậy của
thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Công cụ Cronbach’s Alpha giúp người
phân tích loại bỏ những biến không phù hợp và đánh giá tính chất hội tụ, tính phân biệt
của các biến quan sát nhằm hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Theo
nguyên tắc một tập hợp mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá tốt phải có hệ số
Cronbach’s Alpha ≥ 0,8. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến gần 0,8 là sử
dụng được. Tuy nhiên, với những khái niệm có tính mới thì Cronbach’s Alpha từ 0,6
trở lên vẫn chấp nhận được. Những biến có hệ số tương quan biến – tổng (Item total
correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại (Nunnally, 1978; Slater, 1995).
Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item - Total
Correlation ≥ 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu.
Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:
- Từ 0,8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt.

- Từ 0,7 đến gần bằng 0,8: thang đo lường sử dụng tốt.

- Từ 0,6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.

Chúng ta cũng cần chú ý đến giá trị của cột Cronbach's Alpha if Item Deleted, cột
này biểu diễn hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến đang xem xét. Thông thường chúng
ta sẽ đánh giá cùng với hệ số tương quan biến tổng Corrected Item - Total Correlation,
78
nếu giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha và
Corrected Item - Total Correlation nhỏ hơn 0,3 thì sẽ loại biến quan sát đang xem xét
để tăng độ tin cậy của thang đo.
3.2.5. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) là kỹ thuật sử
dụng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Phân tích nhân tố khám phá phát huy tính hữu ích
trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng như tìm ra
các mối quan hệ giữa các biến với nhau. Phép phân tích nhân tố của các khái niệm
nghiên cứu được xem xét để cung cấp bằng chứng về giá trị phân biệt và giá trị hội tụ
của thang đo.
Mức độ thích hợp của tương quan nội tại các biến quan sát trong khái niệm
nghiên cứu được thể hiện bằng hệ số KMO (Kaiser - Mever – Olkin) để đo lường sự
thích hợp của mẫu và mức ý nghĩa đáng kể của kiểm định Bartlett’s Test of Sphericity
trong phân tích khám phá dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số
KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, nếu KMO <
0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu. Rút trích nhân tố đại
diện bằng các biến quan sát được thực hiện với phép quay Varimax và phương pháp
trích nhân tố PrincipleComponents. Các thành phần với giá trị Eigenvalue > 1 và tổng
phương sai trích ≥ 50% được xem như những nhân tố đại diện các biến. Hệ số tải nhân
tố (Factor loading) biểu diễn các tương quan đơn giữa các biến và nhân tố, có trọng số
≥ 0,5 mới có ý nghĩa.
Tiêu chí trong phân tích EFA:
o Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp
của phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0,5 trở lên (0,5 ≤ KMO ≤ 1) là
điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích
nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.
o Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan
sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không, kiểm định Bartlett có ý nghĩa
thống kê Sig (sig Bartlett’s Test) < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với
nhau trong nhân tố.

79
o Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố
trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mới
được giữ lại trong mô hình phân tích.
o Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) 50% cho thấy mô hình EFA là
phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng
được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát.
- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, giá trị này

biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số tải nhân tố càng
cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại.
3.2.6. Kiểm định hệ số tương quan Pearson
Kiểm định tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tƣơng quan tuyến tính chặt chẽ
giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập:
• Nếu r > 0 (hệ số tương quan dương) thì x tăng y cũng tăng.
• Hệ số tương quan (r) sẽ nhận giá trị từ +1 đến -1.
• Nếu r < 0 (hệ số tương quan âm) thì x tăng y giảm.
• Sig. < 0,05 thì hai biến có tương quan với nhau.
• Sig. > 0,05 thì hai biến không tương quan và loại ra trước khi chạy hồi quy.
3.2.7. Phân tích hồi quy tuyến tính
Hồi qui tuyến tính bội thường được dùng để kiểm định và giải thích lý thuyết
nhân quả (Cooper và Schindler, 2003). Ngoài chức năng là công cụ mô tả, hồi qui tuyến
tính bội được sử dụng như công cụ kết luận để kiểm định các giả thuyết và dự báo các
giá trị của tổng thể nghiên cứu. Như vậy, đối với nghiên cứu của đề tài này, hồi quy
tuyến tính bội là phương pháp thích hợp để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Khi
giải thích về phương trình hồi quy, nhà nghiên cứu lưu ý hiện tượng đa cộng tuyến. Các
biến mà có sự đa cộng tuyến cao có thể làm bóp méo kết quả, làm cho kết quả không
ổn định và không có tính tổng quát hóa.
Đánh giá mức độ tác động giữa các biến thông qua hệ số Beta.
Quá trình phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện như sau:
Xây dựng và kiểm định mô hình hồi quy:
• Phương pháp chọn biến vào mô hình hồi quy là phương pháp Enter - SPSS đưa
tất cả các biến vào cùng một lượt.
80
• Đánh giá độ phù hợp của mô hình của mô hình hồi quy với dữ liệu sử dụng hệ
số xác định R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square).
• Kiểm tra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất (kiểm định tương quan của
các sai số kề nhau) bằng trị số Durbin - Watson (DW).
• Kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy bằng giá trị sig của kiểm định t. Nếu sig
kiểm định t của hệ số hồi quy của một biến độc lập nhỏ hơn 0,05, ta kết luận biến độc
lập đó có tác động đến biến phụ thuộc.
• Dùng hệ số phóng đại phương sai VIF để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.
• Đánh giá mức độ tác động giữa các biến thông qua hệ số Beta.
• Kiểm tra sự đáp ứng giả định của mô hình hồi quy tuyến tính:
• Phương sai của sai số không đổi.
• Phần dư của biến phụ thuộc phân phối chuẩn.
• Tính độc lập của các phần dư.
• Tính liên hệ tuyến tính.
• Không có hiện tượng đa cộng tuyến.
3.2.8. Kiểm định sự khác biệt
a) Phép kiểm định Independent Samples Test
- Trường hợp sig nhỏ hơn 0.05: Nếu sig Levene's Test nhỏ hơn 0.05 thì sẽ sử
dụng giá trị sig T-Test ở hàng Equal variances not assumed.
• Giá trị sig T-Test < 0.05: có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ
thuộc.
• Giá trị sig T-Test >= 0.05: không có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến
phụ thuộc
- Trường hợp sig lớn hơn hoặc bằng 0.05: Nếu sig Levene's Test lớn hơn hoặc
bằng 0.05 thì sẽ sử dụng giá trị sig T-Test ở hàng Equal variances assumed.
• Giá trị sig T-Test < 0.05: có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến phụ
thuộc.
• Giá trị sig T-Test >= 0.05: Không có sự khác biệt giữa các nhóm đối với biến
phụ thuộc.
b) Phép kiểm định giá trị trung bình ANOVA

81
Kiểm định giá trị trung bình ANOVA là thực hiện so sánh sự khác biệt giữa một
biến định lượng để tính trung bình và một biến định tính gồm nhiều giá trị để so sánh
(hay còn gọi là ANOVA 1 chiều – One-Way ANOVA)
Kết quả kiểm định ANOVA gồm 2 phần:
• Phần 1: Levene Test: dùng kiểm định phương sai bằng nhau hay không giữa

các nhóm. Ho: “Phương sai bằng nhau”.


• Sig <= 0,05: Bác bỏ Ho.

• Sig > 0,05: Chấp nhận Ho => Đủ điều kiện để phân tích tiếp ANOVA.

• Phần 2: ANOVA Test: Kiểm định ANOVA. Ho: “Trung bình bằng nhau”.

- Sig <=0,05: Bác bỏ Ho => Đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các

nhóm đối với biến phụ thuộc.


- Sig >0,05: Chấp nhận Ho => Chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt

giữa các nhóm đối với biến phụ thuộc.


3.2.9. Thang đo các yếu tổ ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng DGM của khách
hàng tại TP.HCM
Bảng 3.2. Thang Đo các Yếu Tổ Ảnh Hưởng đến Chấp Nhận Sử Dụng DGM của
Khách Hàng Tại TP.HCM

Mã Nội dung biến quan sát Nguồn


TD Thái độ đối với hành vi Sabah (2016), Ambad và Damit
TD1 Tôi có khả năng trở thành chủ doanh (2016), Phan Anh Tú và Trần
nghiệp Quốc Huy (2017),
TD2 Trở thành chủ doanh nghiệp có sức hấp
dẫn đối với tôi
TD3 Nếu có cơ hội và nguồn lực, tôi sẽ thành
lập doanh nghiệp riêng của mình
TD4 Việc trở thành chủ doanh nghiệp đối với
tôi có lợi hơn bất lợi
TD5 Trở thành doanh nhân/chủ doanh nghiệp
luôn là đam mê và định hướng nghề
nghiệp của tôi

82
QC Quy chuẩn chủ quan

QC1 Gia đình của tôi luôn ủng hộ khởi nghiệp Mat và Cộng sự (2015), Sabah
QC2 Bạn bè/người thân quen của tôi luôn ủng (2016), Kai Hockerts (2015),
hộ khởi nghiệp Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy
QC3 Tôi biết nhiều doanh nghiệp thành công (2017), Võ Văn Hiền, Lê Hoàng
QC4 Tôi ngưỡng mộ những doanh nghiệp Vân Trang (2020), Nguyễn Xuân
thành công Hiệp, Trần Hà Thanh, Nguyễn
QC5 Tôi thường nghiên cứu những doanh Thị Yến Nhi (2019)
nghiệp thành công

NT Nhận thức kiểm soát hành vi


NT1 Tôi dễ dàng khi bắt đầu kinh doanh Ambad và Damit (2016), Mat và
NT2 Tôi biết cụ thể những việc làm để tiến cộng sự (2015), Sabah (2016),
hành khởi nghiệp kinh doanh Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy,
NT3 Tôi có thể kiểm soát được quá trình hoạt Võ Văn Hiền, Lê Hoàng Vân
động của một doanh nghiệp mới Trang (2020), Nguyễn Xuân
NT4 Nếu tôi cố gắng, tôi sẽ thành công trong Hiệp, Trần Hà Thanh, Nguyễn
việc kinh doanh Thị Yến Nhi (2019)
GD Giáo dục khởi nghiệp

GD1 Tại trường đại học, tôi được cung cấp Richard Denanyoh và Cộng sự
những kiến thức cần thiết về khởi nghiệp (2015), Phan Anh Tú và Trần
kinh doanh Quốc Huy (2017), Võ Văn Hiền,
GD2 Tại trường đại học, tôi được khuyến khích Lê Hoàng Vân Trang, Đỗ Thị
phát triển những ý tưởng kinh doanh sáng Hoa Liên (2016), Nguyễn Xuân
tạo Hiệp, Trần Hà Thanh, Nguyễn
GD3 Tại trường đại học, tôi được khuyến khích Thị Yến Nhi (2019).
tham gia cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp”
GD4 Tại trường đại học, tôi được khuyến khích
tham gia các lớp tập huấn “Khởi nghiệp
kinh doanh”

83
GD5 Tôi thường tự học để có kiến thức khởi
nghiệp kinh doanh
TC Đặc điểm tính cách
TC1 Tôi là người dám đối mặt với trở ngại Phan Anh Tú và Trần Quốc Huy
TC2 Tôi là người dám vượt qua mọi trở ngại (2017), Võ Văn Hiền, Lê Hoàng
TC3 Tôi là người rất giỏi trong việc xác định Vân Trang (2020), Phan Anh Tú
các cơ hội và Nguyễn Thanh Sơn (2015),
TC4 Tôi là người dám chấp nhận rủi ro Nguyễn Xuân Hiệp, Trần Hà
Thanh, Nguyễn Thị Yến Nhi
TC5 Tôi chị là người có tính sáng tạo
(2019), Nguyễn Văn Định và
TC6 Tôi là người thích tự lập Cộng sự (2021).

NC Nhân tố ngoại cảnh


NV Nguồn vốn
NV1 Tôi có thể vay, mượn tiền từ gia đình và Đỗ Thị Hoa Liên (2016), Phan
bạn bè Anh Tú và Nguyễn Thanh Sơn
NV2 Tôi có thể vay tiền từ các tổ chức tài chính (2015), Nguyễn Văn Định và
(như ngân hàng, quỹ tín dụng) Cộng sự (2021).
NV3 Tôi có thể tích lũy vốn từ việc làm thêm
hoặc tiết kiệm
NV4 Địa phương tôi có các chính sách hỗ trợ
vốn cho sinh viên khởi nghiệp
NV5 Tôi dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn
CP Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ
CP1 Tại Việt Nam, Chính phủ khuyến khích Kai Hockerts (2015), Phan Anh
khởi nghiệp Tú và Nguyễn Thanh Sơn (2015).
CP2 Dễ dàng để vay ngân hàng khi khởi
nghiệp kinh doanh ở Việt Nam
CP3 Quy định và luật pháp ở Việt Nam cho
phép việc thành lập các doanh nghiệp mới
dễ dàng

84
YD Ý định khởi nghiệp
YD1 Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là khởi (Nasar, Kamarudin, Rizal, Ngoc,
nghiệp kinh doanh & Shoaib, 2019), Võ Văn Hiền,
YD2 Tôi dự định một ngày nào đó sẽ thành lập Lê Hoàng Vân Trang (2020),
công ty hoặc doanh nghiệp của riêng Huỳnh Nhựt Nghĩa (2020).
mình
YD3 Tôi có sự suy nghĩ nghiêm túc về việc
khởi nghiệp kinh doanh sau này
YD4 Tôi làm mọi việc cần thiết để khởi nghiệp
kinh doanh
YD5 Nếu có cơ hội, tôi sẽ khởi nghiệp kinh
doanh
Nguồn: Tác giả tổng hợp

85
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình khởi nghiệp của sinh viên trường ĐHNL TP.HCM
4.1.1. Đặc điểm đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát trong bài nghiên cứu là tất cả các sinh viên ĐHNL TP.HCM.
Mẫu của nghiên cứu là 250 quan sát. Để thực hiện mô tả ý định khởi nghiệp của sinh
viên, đề tài chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, gửi khảo sát online và thu
hồi lại 350 quan sát, tỷ lệ hồi đáp là 100%, sau khi sàn lọc và kiểm tra tính hợp lệ, kết
quả là có 320 quan sát được sàng lọc và tổng hợp dùng trong chạy SPSS để làm dữ liệu
nghiên cứu.
(Tham khảo kết quả trình bày tại mục lục 2)
Chú thích các khái niệm:
• Frequency: Thể hiện tần số của từng nhóm
• Percent: Tỷ lệ phần trăm của từng nhóm
• Valid Percent: Tỷ lệ phần trăm hợp lệ của từng nhóm
• Cumulative Percent: Phần trăm cộng dồn
Kết quả thống kê mô tả của người được phỏng vấn như sau:
a) Về giới tính
Kết quả thống kê mẫu khảo sát (Hình 4.1) cho thấy những sinh viên tham gia khảo
sát có cả nam (50,3%) tương ứng với 161 nam và nữ (49.7%) tương ứng với 159 nữ
trong tổng số 320 sinh viên được phỏng vấn. Số lượng nam nữ chênh lệch nhau không
nhiều, cho thấy sự khách quan và cân bằng về giới tính trong nhóm sinh viên được
phỏng vấn. Và điều này phù hợp với thực tế vì nhu cầu khởi nghiệp giữa nam và nữ
điều như nhau.
Hình 4.1. Kết Quả Nghiên Cứu về Giới Tính

GIỚI TÍNH

Nam
50.3% 49.7%
Nữ

Nguồn: Kết quả điều tra


b) Về số năm Sinh viên đã học đại học
Hình 4.2. Kết Quả Nghiên Cứu về Số Năm Sinh Viên Đã Học Đại Học

SỐ NĂM SINH VIÊN ĐÃ HỌC

6.3% 14%
Năm 2
Năm 3
Năm 4
46.6% 33.1% Khác

Nguồn: Kết quả điều tra


Trong 320 mẫu quan sát, được chia thành 5 câu trả lời về số năm học Đại học của
sinh viên như sau: Năm 1, năm 2, năm 3, năm 4 và còn lại là những sinh viên từ năm 5
trở lên hay gọi là sinh viên năm khác. Theo bảng khảo sát, sinh viên năm 4 chiếm tỷ lệ
trong khảo sát cao nhất, chiếm 46.6% với 149 người, chiếm tỷ lệ thứ 2 là sinh viên năm
3, chiếm 33.1% với 106 người, chiếm tỷ lệ thứ 3 là sinh viên năm 2, chiếm 14.0% với
45 người khảo sát, còn số sinh viên chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là sinh viên năm khác (năm 5
trở lên) chiếm 6.3% với 20 người khảo sát.
c) Về Khoa sinh viên đã học

87
Hình 4.3. Kết Quả Nghiên Cứu về Khoa Sinh Viên Đã Học

KHOA SINH VIÊN ĐÃ HỌC

6.9%

12.5%
30% Khoa Cơ Khí Công Nghệ
Khoa Công Nghệ Thông TIn
Khoa Kinh Tế
Nông Học
10.3%
Khoa Ngoại Ngữ
40.3%

Nguồn: Kết quả điều tra


Theo thống kê về Khoa sinh viên đã học với 320 sinh viên tham gia khảo sát với
nhiều câu trả lời khác nhau, ta thu được kết quả như sau: đa số sinh viên Khoa Kinh Tế
chiếm tỉ lệ cao nhất với 40.3% tương ứng với 129 sinh viên, Thứ 2 là khoa Cơ khí công
nghệ có mức tỷ lệ phần trăm 30% với 96 sinh viên, tiếp theo là sinh viên khoa Nông
học với 12.5% tương ứng với 40 sinh viên, kế tiếp là sinh viên khoa Công nghệ thông
tin với 10.3% tương ứng với 33 sinh viên, Khoa Ngoại ngữ có thống kê thấp nhất với
6.9% tương ứng với 22 sinh viên.
d) Về làm thêm
Hình 4.4. Kết Quả Nghiên Cứu về Làm Thêm

LÀM THÊM

23.4%
Chưa

76.6%

Nguồn: Kết quả điều tra


Việc làm thêm của sinh viên cũng ảnh hưởng rất lớn đến ý định khởi nghiệp hay
không, trong khảo sát cho thấy số lượng sinh viên làm thêm khá cao chiếm 76.6% tương

88
ứng với 245 sinh viên so với 24,4% tương ứng với 75 sinh viên chưa làm thêm. Điều
nay cho thấy, đa số sinh viên đều có nhu cầu và dành nhiều thời gian làm thêm. Như
vậy, điều này phù hợp với ý định khởi nghiệp của sinh viên.
4.1.2. Mô tả thực trạng về ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL
Đánh giá điểm trung bình của các nhân tố giúp tác giả có những đánh giá khái
quát về nhận định của các đáp viên với các câu hỏi khảo sát dựa trên thang đo Likert 5
mức độ trong nghiên cứu này.
Phần này trình bày kết quả khảo sát 320 phiếu khảo sát thông qua điền form
google biểu mẫu. Kết quả thống kê mô tả gồm trị trung bình thể hiện mức độ đồng thuận
đối với các câu hỏi khảo sát và phương sai thể hiện quan điểm khác nhau của người
tham gia khảo sát. Các giá trị trong thang đo được xây dựng thành năm khoảng được
trình bày trong Bảng 4.1 bên dưới:
Bảng 4.1. Các Giá Trị Trong Thang Đo

Khoảng giá trị 1 →1,5 1,5 → 2,5 2,5 → 3,5 3,5 → 4,5 4,5 → 5

Ý nghĩa Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao


Nguồn: Nguyễn Minh Tuấn (2010)
Các câu hỏi khảo sát gồm các yếu tố: thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan,
nhận thức kiểm soát hành vi, đặc điểm tính cách, giáo dục khởi nghiệp, nguồn vốn, chính
sách hỗ trợ từ Chính Phủ, ý định khởi nghiệp của sinh viên. (Trình bày kết quả tại mục
lục 3).
Bảng 4.2. Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Thái Độ đối với Hành Vi

Tên Nội dung Trung Phương


biến bình sai
TD Thái độ đối với hành vi 3,69 0,83

TD1 Tôi có khả năng trở thành chủ doanh nghiệp 3,57 1,005

TD2 Trở thành chủ doanh nghiệp có sức hấp dẫn đối với tôi 3,75 1,002
TD3 Nếu có cơ hội và nguồn lực, tôi sẽ thành lập doanh 3,82 1,048
nghiệp riêng của mình

89
TD4 Việc trở thành chủ doanh nghiệp đối với tôi có lợi hơn 3,65 0,958
bất lợi
TD5 Trở thành doanh nhân/chủ doanh nghiệp luôn là đam 3,65 1,018
mê và định hướng nghề nghiệp của tôi
Nguồn: Kết quả điều tra
Bảng trình bày kết quả khảo sát ở thái độ đối với hành vi và cho ta thấy các sinh
viên gần như có đánh giá tích cực đối với thái độ khởi nghiệp, điểm đánh giá của sinh
viên ĐHNL tại TP.HCM về nhân tố Thái độ đối với hành vi ở mức cao, đạt điểm trung
bình là 3,69. Mức độ đánh giá cao nhất “Nếu có cơ hội và nguồn lực, tôi sẽ thành lập
doanh nghiệp riêng của mình” với trung bình là 3,82. Thấp nhất với khả năng trở thành
chủ doanh nghiệp với trung bình 3,57 nhưng đây cũng là sự đánh giá khá hài lòng từ
sinh viên. Như vậy, Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp của sinh viên tham gia khảo
sát là khá cao.
Bảng 4.3. Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Quy Chuẩn Chủ Quan

Tên Nội dung Trung Phương


biến bình sai
QC Quy chuẩn chủ quan 3,66 0,801
QC1 Gia đình của tôi luôn ủng hộ khởi nghiệp 3,68 1,004
QC2 Bạn bè/người thân quen của tôi luôn ủng hộ khởi nghiệp 3,66 0,934
QC3 Tôi biết nhiều doanh nghiệp thành công 3,59 0,975
QC4 Tôi ngưỡng mộ những doanh nghiệp thành công 3,76 1,078
QC5 Tôi thường nghiên cứu những doanh nghiệp thành công 3,65 1,010
Nguồn: Kết quả điều tra
Mức độ đánh giá quy chuẩn chủ quan, các yếu tố kỳ vọng của những người xung
quanh (người thân, đồng nghiệp, bạn bè…) đối với cá nhân sinh viên trong việc tuân thủ
một số các chuẩn mực được đánh giá ở mức độ gần như không có sự chênh lệch nhiều,
đạt trung bình 3,66. Trong đó, biến “Tôi ngưỡng mộ những doanh nghiệp thành công”
được đánh giá ở mức cao nhất đạt trung bình 3,76 và chỉ tiêu “Tôi biết nhiều doanh
nghiệp thành công” được đánh giá ở mức thấp nhất với trung bình 3,59. Qua đó chủ ra

90
rằng, hiện nay sinh viên đang nổ lực tìm kiếm nguồn thông tin từ các doanh nghiệp và
có thái độ tích cực đối với những thông tin đó.
Bảng 4.4. Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Nhận Thức Kiểm Soát Hành Vi

Tên Nội dung Trung Phương


biến bình sai
NT Nhận thức kiểm soát hành vi 3,26 0,876

NT1 Tôi dễ dàng khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh 3,19 1,173
NT2 Tôi biết cụ thể những việc làm để tiến hành khởi nghiệp 3,23 1,016
kinh doanh
NT3 Tôi có thể kiểm soát được quá trình hoạt động của một 3,21 1,000
doanh nghiệp mới
NT4 Nếu tôi cố gắng, tôi sẽ thành công trong việc kinh doanh 3,42 0,881
Nguồn: Kết quả điều tra
Các kết quả cho ta thấy sinh viên cảm nhận Nhận thức kiểm soát hành vi gần như
không khác biệt, ở mức trung bình, đạt điểm trung bình 3,26. Cao nhất là “Nếu tôi cố
gắng, tôi sẽ thành công trong việc kinh doanh” với điểm trung bình là 3,42 và chỉ tiêu
“Tôi dễ dàng khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh” được đánh giá thấp nhất với điểm
trung bình là 3,19. Từ đó cho thấy, sinh viên chủ động trong viêc tìm hiểu những việc
làm cụ thể để tiến hành khởi nghiệp. Đây là bước quan trọng để các sinh viên chú trọng
hơn trong việc kiểm soát quá trình hoạt động của ý tưởng khởi nghiệp, cũng như quá
trình hoạt động của doanh nghiệp mới.
Bảng 4.5. Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Giáo Dục Khởi Nghiệp

Tên Nội dung Trung Phương


biến bình sai
GD Giáo dục khởi nghiệp 3,72 0,797
GD1 Tại trường đại học, tôi được cung cấp những kiến thức 3,67 1,030
cần thiết về khởi nghiệp kinh doanh
GD2 Tại trường đại học, tôi được khuyến khích phát triển 3,78 0,911
những ý tưởng kinh doanh sáng tạo

91
GD3 Tại trường đại học, tôi được khuyến khích tham gia 3,77 0,961
cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp”
GD4 Tại trường đại học, tôi được khuyến khích tham gia 3,73 0,965
các lớp tập huấn “Khởi nghiệp kinh doanh”
GD5 Tôi thường tự học để có kiến thức khởi nghiệp kinh 3,65 0,938
doanh
Nguồn: Kết quả điều tra
Kết quả phân tích yếu tố giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên ĐHNL TP.HCM được đánh giá khá cao, gần như bằng nhau và phương sai cũng
không có khác biệt, đạt điểm trung bình 3,72. Cao nhất với điểm trung bình 3,78 là chỉ
tiêu “Tại trường đại học, tôi được khuyến khích phát triển những ý tưởng kinh doanh
sáng tạo”. “Tôi thường tự học để có kiến thức khởi nghiệp kinh doanh” là chỉ tiêu được
đánh giá thấp nhất với điểm trung bình là 3,65.
Bảng 4.6. Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Đặc Điểm Tính Cách

Tên Nội dung Trung Phương


biến bình sai
TC Đặc điểm tính cách 3,84 0,669
TC1 Tôi là người dám đối mặt với trở ngại 3,93 0,866

TC2 Tôi là người dám vượt qua mọi trở ngại 3,92 1,050

TC3 Tôi là người rất giỏi trong việc xác định các cơ hội 3,72 0,912

TC4 Tôi là người dám chấp nhận rủi ro 3,79 0,874


TC5 Tôi là người có tính sáng tạo 3,78 0,836

TC6 Tôi là người thích tự lập 3,95 0,912


Nguồn: Kết quả điều tra
Yếu tố đặc điểm tính cách của sinh viên ĐHNL TP.HCM được sinh viên đánh giá
khá cao đạt trung bình 3,84, nhất là yếu tố “Tôi là người thích tự lập” với điểm trung
bình 3,95. Thấp nhất với 3,72 là yếu tố “Tôi là người rất giỏi trong việc xác định các cơ
hội”. Các yếu tố còn lại cũng tiến gần về mức 4. Đây là sự nổi bật của tính cách cá nhân
cho thấy thú vị và sự trải nghiệm đối với các ý tưởng khởi nghiệp của bản thân, yếu tố

92
này thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên trường ĐHNL TP.HCM ngày càng phát
triển.
Bảng 4.7. Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Nguồn Vốn

Tên Nội dung Trung Phương


biến bình sai
NV Nguồn vốn 3,81 0,731
NV1 Tôi có thể vay, mượn tiền từ gia đình và bạn bè 3,82 0,896
NV2 Tôi có thể vay tiền từ các tổ chức tài chính (như ngân 3,85 0,896
hàng, quỹ tín dụng)
NV3 Tôi có thể tích lũy vốn từ việc làm thêm hoặc tiết kiệm 3,90 0,880
NV4 Địa phương tôi có các chính sách hỗ trợ vốn cho sinh 3,73 0,890
viên khởi nghiệp
NV5 Tôi dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn 3,75 0,967
Nguồn: Kết quả điều tra
Và yếu tố nguồn vốn của sinh viên được đánh giá khá cao đều trên 3, đạt điểm
trung bình 3,81. Trong đó, chỉ tiêu “Tôi có thể tích lũy vốn từ việc làm thêm hoặc tiết
kiệm” được đánh giá ở mức cao nhất với điểm trung bình là 3,90 và chỉ tiêu “Địa phương
tôi có các chính sách hỗ trợ vốn cho sinh viên khởi nghiệp” được đánh giá ở mức thấp
nhất với điểm trung bình là 3,73. Cho thấy mức độ tiếp cận nguồn vốn của sinh viên dễ
dàng với nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt là tích lũy vốn từ việc làm thêm. Mặc
dù còn nhiều khó khăn và chưa có sự tin cậy tuyệt đối nhưng qua mức độ khảo sát đánh
giá sinh viên vẫn đang có khả năng tiếp cận nguồn vốn khởi nghiệp.
Bảng 4.8. Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Chính Sách Hỗ Trợ từ Chính Phủ

Tên Nội dung Trung Phương


biến bình sai
CP Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ 3,74 0,819
CP1 Tại Việt Nam, Chính phủ khuyến khích khởi nghiệp 3,84 0,907
CP2 Dễ dàng để vay ngân hàng khi khởi nghiệp kinh 3,69 0,958
doanh ở Việt Nam

93
CP3 Quy định và luật pháp ở Việt Nam cho phép việc 3,69 0,903
thành lập các doanh nghiệp mới dễ dàng
Nguồn: Kết quả điều tra
Mức độ đánh giá của sinh viên về Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ cho thấy các
yếu tố khảo sát đang cũng đánh giá ở mức độ gần như không có sự chênh lệch nhiều,
đạt điểm trung bình là 3,74. Trong đó, chỉ tiêu “Dễ dàng để vay ngân hàng khi khởi
nghiệp kinh doanh ở Việt Nam” và chỉ tiêu “Quy định và luật pháp ở Việt Nam cho
phép việc thành lập các doanh nghiệp mới dễ dàng” được đánh giá như nhau ở mức thấp
nhất với điểm trung bình là 3,69 và chỉ tiêu “Tại Việt Nam, Chính phủ khuyến khích
khởi nghiệp” được đánh giá ở mức cao nhất với điểm trung bình là 3,84. Qua đó cho ta
thấy sự khuyến khích khởi nghiệp Chính Phủ, những quy định và pháp luật, sự đầu tư
ngày càng kĩ lưỡng giúp cho các ý tưởng khởi nghiệp dễ dàng thực hiện hơn.
Bảng 4.9. Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Ý Định Khởi Nghiệp

Tên Nội dung Trung Phương


biến bình sai
YD Ý định khởi nghiệp 3,76 0,866

YD1 Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là khởi nghiệp kinh doanh 3,69 1,024
YD2 Tôi dự định một ngày nào đó sẽ thành lập công ty hoặc 3,79 1,021
doanh nghiệp của riêng mình
YD3 Tôi có sự suy nghĩ nghiêm túc về việc khởi nghiệp kinh 3,75 0,986
doanh sau này
YD4 Tôi làm mọi việc cần thiết để khởi nghiệp kinh doanh 3,72 0,977
YD5 Nếu có cơ hội, tôi sẽ khởi nghiệp kinh doanh 3,89 0,979
Nguồn: Kết quả điều tra
Từ kết quả khảo sát, cho ta thấy điểm đánh giá của sinh viên ĐHNL TP.HCM về
nhân tố Ý định khởi nghiệp ở mức cao, đạt điểm trung bình là 3,76. Trong đó, chỉ tiêu
“Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là khởi nghiệp kinh doanh” được đánh giá ở mức thấp
nhất với điểm trung bình là 3,72 và chỉ tiêu “Nếu có cơ hội, tôi sẽ khởi nghiệp kinh
doanh” được đánh giá ở mức cao nhất với điểm trung bình là 3,89.

94
Từ kết quả khảo sát, rút ra những điểm quan trọng cần thiết để đáp ứng được nhu
cầu và giải đáp được nỗi băn khoăn của sinh viên. Sinh viên đang ngày càng có xu
hướng khởi nghiệp nhiều hơn thông qua các kết quả khảo sát trung bình cỡ mẫu. Sinh
viên đặt niềm tin vào lợi ích của khởi nghiệp sẽ giúp họ nhanh chóng đạt được ước mơ,
thành công trong kinh doanh, bằng cách nắm bắt được xu thế và tình hình chung của thị
trường, chính sách hỗ trợ của Chính Phủ, khả năng tiếp cận nguồn vốn, từ đó sẽ lựa
chọn được ý tưởng khởi nghiệp phù hợp đối với mình. Tuy nhiên, cũng có những điểm
trừ về các thông tin ảnh hưởng từ các rủi ro gặp phải khi khởi nghiệp. Nhất là các tình
trạng lừa đảo khi thực hiện giao dịch vay vốn, sử dụng những nguồn thông tin không
chính thống, sinh viên dễ mất niềm tin Chính Phủ, điều này cần được khắc phục nhiều
hơn.
4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’Alpha
Việc kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha sẽ giúp chúng ta loại bỏ
được các biến quan sát không phù hợp với việc nghiên cứu đề tài đồng thời nó hạn chế
các biến không đóng góp hữu ích cho đề tài khiến người nghiên cứu khó xác định được
độ biến thiên và nhận dạng lỗ trong các biến. Chúng được coi là biến rác và sẽ bị loại
bỏ trong các bước phân tích tiếp theo. Nếu độ tin cậy càng cao sẽ càng thể hiện mức độ
liên quan giữa các biến quan sát với nhân tố mẹ với nhau, lúc đó chúng ta mới có thể
tin tưởng sử dụng các biến quan sát đó thành 1 thang đo nhằm đo lường biến phụ thuộc.
Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng 0,7 - 0,8. Nếu có
hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 thì thang đo này là thang đo có thể chấp nhận được về
mặt độ tin cậy (Nunnally & Bernstein, 1994).
Các thang đo Thái độ đối với hành vi, Quy chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát
hành vi, Giáo dục khởi nghiệp, Đặc điểm tính cách, Nguồn vốn, Chính sách hỗ trợ từ
Chính Phủ, Ý định khởi nghiệp.
4.2.1. Thang đo về Thái độ đối với hành vi
Bảng 4.10. Thang Đo về Thái Độ đối với Hành Vi

Biến Trung bình Phương sai thang Tương quan Biến – Cronbach’s
quan thang đo nếu đo nếu loại biến Tổng Alpha nếu
sát loại biến loại biến

95
Thái độ đối với hành vi (TD) Cronbach’s Alpha=0,883
TD1 14,88 11,537 0,689 0,865
TD2 14,70 11,101 0,771 0,845
TD3 14,63 11,226 0,702 0,862
TD4 14,80 11,766 0,695 0,863
TD5 14,80 11,191 0,738 0,853
Nguồn: Kết quả điều tra
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến
phù hợp (≥ 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,883 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
Do đó, thang đo Thái độ đối với hành vi (TD) đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố
khám phá EFA.
4.2.2. Thang đo Quy chuẩn chủ quan
Bảng 4.11. Thang Đo Quy Chuẩn Chủ Quan

Biến Trung bình Phương sai thang Tương quan Cronbach’s


quan thang đo nếu đo nếu loại biến Biến – Tổng Alpha nếu
sát loại biến loại biến
Quy chuẩn chủ quan (QC) Cronbach’s Alpha=0,859
QC1 14,65 10,416 0,713 0,821
QC2 14,67 10,923 0,689 0,828
QC3 14,74 10,600 0,707 0,822
QC4 14,57 10,716 0,591 0,854
QC5 14,68 10,494 0,693 0,826
Nguồn: Kết quả điều tra
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến
phù hợp (≥0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,859 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
Do đó, thang đo Quy chuẩn chủ quan (QC) đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố
khám phá EFA.
4.2.3. Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi

96
Bảng 4.12. Thang Đo Nhận Thức Kiểm Soát Hành Vi

Biến Trung bình Phương sai thang Tương quan Cronbach’s


quan thang đo nếu đo nếu loại biến Biến – Tổng Alpha nếu
sát loại biến loại biến
Nhận thức kiểm soát hành vi (NT) Cronbach’s Alpha=0,879
NT1 9,86 6,792 0,674 0,880
NT2 9,81 6,805 0,840 0,805
NT3 9,84 6,939 0,826 0,812
NT4 9,63 8,227 0,650 0,879
Nguồn: Kết quả điều tra
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến
phù hợp (≥ 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,879 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
Do đó, thang đo về Nhận thức kiểm soát hành vi (NT) đạt yêu cầu và đưa vào phân tích
nhân tố khám phá EFA.
4.2.4. Thang đo Giáo dục khởi nghiệp
Bảng 4.13. Thang Đo Giáo Dục Khởi Nghiệp

Biến Trung bình Phương sai thang Tương quan Cronbach’s


quan thang đo nếu đo nếu loại biến Biến – Tổng Alpha nếu
sát loại biến loại biến
Giáo dục khởi nghiệp (GD) Cronbach’s Alpha=0,886
GD1 14,94 10,153 0,713 0,865
GD2 14,83 10,557 0,762 0,854
GD3 14,84 10,619 0,695 0,869
GD4 14,88 10,082 0,797 0,845
GD5 14,96 10,895 0,666 0,875
Nguồn: Kết quả điều tra
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến
phù hợp (≥ 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,886 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
Do đó, thang đo về Giáo dục khởi nghiệp (GD) đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân
tố khám phá EFA.
97
4.2.5. Thang đo về Đặc điểm tính cách
Bảng 4.14. Thang Đo về Đặc Điểm Tính Cách

Biến Trung bình Phương sai thang Tương quan Cronbach’s


quan thang đo nếu đo nếu loại biến Biến – Tổng Alpha nếu
sát loại biến loại biến
Đặc điểm tính cách (TC) Cronbach’s Alpha=0,830
TC1 19,15 11,096 0,742 0,774
TC2 19,16 12,782 0,298 0,871
TC3 19,37 11,330 0,646 0,793
TC4 19,29 11,136 0,725 0,777
TC5 19,30 11,628 0,667 0,790
TC6 19,13 11,506 0,612 0,800
Nguồn: Kết quả điều tra
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến
phù hợp (≥ 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,830≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
Do đó, thang đo về Đặc điểm tính cách đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố khám
phá EFA. Tuy nhiên, biến TC2 có hệ số tương quan biến tổng =0,298 ≤ 0.3 nên không
đạt yêu cầu về độ tin cậy và không được đưa vào để phân tính nhân tố khám phá EFA.
4.2.6. Thang đo về Nguồn vốn
Bảng 4.15. Thang Đo về Nguồn Vốn

Biến Trung bình Phương sai thang Tương quan Cronbach’s


quan thang đo nếu đo nếu loại biến Biến – Tổng Alpha nếu
sát loại biến loại biến
Nguồn vốn (NV) Cronbach’s Alpha=0,867
NV1 15,23 8,881 0,695 0,837
NV2 15,19 8,815 0,710 0,833
NV3 15,15 9,029 0,679 0,841
NV4 15,32 8,837 0,711 0,833
NV5 15,30 8,725 0,653 0,849

98
Nguồn: Kết quả điều tra
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến
phù hợp (≥ 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,867 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
Do đó, thang đo về Nguồn vốn (NV) đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố khám
phá EFA.
4.2.7. Thang đo Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ
Bảng 4.16. Thang Đo Chính Sách Hỗ Trợ từ Chính Phủ

Biến Trung bình Phương sai thang Tương quan Cronbach’s


quan thang đo nếu đo nếu loại biến Biến – Tổng Alpha nếu
sát loại biến loại biến
Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ (CP) Cronbach’s Alpha=0,867
CP1 7,38 3,039 0,692 0,860
CP2 7,54 2,713 0,766 0,793
CP3 7,53 2,852 0,782 0,780
Nguồn: Kết quả điều tra
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến
phù hợp (≥ 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,867 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
Do đó, thang đo về Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ (CP) đạt yêu cầu và đưa vào phân
tích nhân tố khám phá EFA.
4.2.8. Thang đo Ý định khởi nghiệp
Bảng 4.17. Thang Đo Ý Định Khởi Nghiệp

Biến Trung bình Phương sai thang Tương quan Cronbach’s


quan thang đo nếu đo nếu loại biến Biến – Tổng Alpha nếu
sát loại biến loại biến
Ý định khởi nghiệp (YD) Cronbach’s Alpha=0,919
YD1 15,15 12,193 0,773 0,904
YD2 15,05 11,684 0,865 0,885
YD3 15,09 12,160 0,819 0,894
YD4 15,12 12,114 0,838 0,891

99
YD5 14,96 13,120 0,661 0,925
Nguồn: Kết quả điều tra
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến
phù hợp (≥ 0,3). Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,919 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
Do đó, thang đo về Ý định khởi nghiệp (YD) đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố
khám phá EFA.
4.2.9. Kết luận độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
Như vậy, sau kiểm định Cronbach’s Alpha, có 1 biến bị loại khỏi phân tích (đó là
biến TC2) và các biến còn lại được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. (Tham
khảo các kết quả chi tiết của từng Thang đo tại (Phụ lục 4: Kết quả kiểm định độ tin cậy
thang đo Cronbach’s Alpha). Bảng thống kê kết quả tổng hợp lần kiểm định cuối cùng
của từng nhóm biến như sau:
Bảng 4.18. Kết Luận Độ Tin Cậy Thang Đo Bằng Hệ Số Tin Cậy Cronbach’s
Alpha

Biến Biến
Biến
quan Cronbach’s quan
STT Thang đo quan sát
sát còn Alpha sát bị
ban đầu
lại loại
1 Thái độ đối với hành vi 5 5 0,883 0
2 Quy chuẩn chủ quan 5 5 0,859 0
3 Nhận thức kiểm soát hành vi 4 4 0,879 0
4 Giáo dục khởi nghiệp 5 5 0,886 0
5 Đặc điểm tính cách 6 5 0,871 1
6 Nguồn vốn 5 5 0,837 0
7 Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ 3 3 0,867 0
8 Ý định khởi nghiệp 5 5 0,919 0
Nguồn: Kết quả điều tra
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập

100
Việc thực hiện bước kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha trong
phần trước đã giúp chúng ta khẳng định độ tin cậy của các thang đo (37 biến độc lập)
này hoàn toàn phù hợp với đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên việc phân tích hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha chỉ được thực hiện theo từng thang đo một. Kết quả này chưa chắc
chắn rằng các thang đo ấy không có liên quan tới nhau. Chẳng hạn như, biến quan sát
của thang đo này có mối quan hệ với biến quan sát của thang đo khác dẫn tới thang đo
không đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt do bị lỗi vì các biến có sự tương qua với
nhau. Để tránh việc này có thể xảy ra với nghiên cứu này, đề tài tiến hành phân tích nhân
tố khám phá (EFA). Việc phân tích nhân tố EFA sẽ giúp rút gọn dữ liệu từ nhiều biến
quan sát thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu
hết thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các tác giả, 1998).
Phân tích EFA được thực hiện theo quy trình sau:
Thứ nhất, những thang đo đạt được hệ số tin cậy tốt trong phân tích Cronbach’s
alpha sẽ tiếp tục đưa vào phân tích EFA nhằm chọn ra các chỉ báo có trọng số hội tụ trên
1 nhân tố. Các thang đo của biến độc lập sẽ được đưa vào phân tích EFA để kiểm tra
tính độc lập và hội tụ của các biến quan sát sau đó sẽ chạy EFA với biến phụ thuộc.
Thứ hai, phân tích toàn bộ các chỉ báo được lựa chọn ở bước thứ nhất. Cuối cùng,
để khi đọc kết quả phân tích được thuận tiện nên việc sắp xếp theo thứ tự giảm dần,
trong số các nhân tố dưới 0,5 cũng sẽ bị loại bỏ trên bảng báo cáo. Có nhiều bảng ở
Ouput, tuy nhiên, chúng ta chỉ cần quan tâm kết quả ở 3 bảng: KMO and Barlett’s
Test, Total Variance Explained (Tổng phương sai trích) và Rotated Component
Matrix (Bảng ma trận xoay).
Bảng đầu tiên là KMO and Barlett’s Test. 0,5 ≤ KMO = 0,914 ≤ 1, phân tích
nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu.
Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) có mức ý nghĩa Sig. = 0,000 <
0,05, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.
Các kết quả khi phân tích EFA được thể hiện như sau:
Bảng 4.19. Phân Tích Nhân Tố được Chấp Nhận ở Biến Độc Lập

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,914

101
Bartlett's Test of Sphericity Sig. 0,000
Nguồn: Kết quả điều tra
Dựa trên kết quả của bảng Tổng phương sai trích ta có thể thấy có 8 nhân tố trích
được tại eigenvalue là 1,341 là 8 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Ngoài
ra bảng trên cho thấy tổng phương sai trích (Total Variance Explained) = 69,921% >
50%, điều này có nghĩa mô hình EFA là phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này
thể hiện các nhân tố được trích cô đọng 69,921% và bị thất thoát 30,078%. Để đánh giá
hệ số tải nhân tố (Factor Loading) biểu thị mức độ tương quan giữa biến quan sát với
nhân tố như thế nào thì cần phải xem xét kích thước mẫu. Đối với khoá luận này kích
thước mẫu là 320 nên sẽ lấy giá trị tiêu chuẩn của hệ số tải Factor Loading là 0,5.
- Hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,3 (nhỏ nhất là 0,624), vì thế kết luận được rằng các biến
quan sát có tương quan với nhau và có ý nghĩa thống kê rất tốt.
Bảng 4.20. Tổng Phương Sai Trích

Thành phần Hệ số Eigenvalues % Phương sai Tổng phương sai trích (%)
1 11037 34,490 11,222
2 2,363 7,384 22,251
3 2,223 6,947 32,921
4 2,025 6,329 43,463
5 1,819 5,685 53,595
6 1,567 4,896 62,947
7 1,341 4,191 69,921
Nguồn: Kết quả điều tra
Ma trận xoay nhân tố EFA cho thấy kết quả thể hiện tốt hai giá trị quan trọng là
giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Các biến quan sát cùng hội tụ về một nhân tố như ban
đầu điều này cho thấy kết quả thoả mãn giá trị hội tụ. Ngoài ra, các biến quan sát thuộc
về từng nhân tố và có sự phân biệt rõ ràng với nhân tố khác tức là giá trị phân biệt đã
được đảm bảo.
Ở nhóm nhân tố thứ 1 biến quan sát đóng góp nhiều nhất cho việc thể hiện tính
chất của nhân tố là biến TD2 (Trở thành chủ doanh nghiệp có sức hấp dẫn đối với tôi)
và mức độ giảm dần được thể hiện ở ma trận xoay nhân tố. Tương tự ở nhân tố thứ 2
102
biến quan sát GD4 (Tại trường đại học, tôi được khuyến khích tham gia các lớp tập huấn
“Khởi nghiệp kinh doanh”) có đóng góp cao nhất, nhân tố thứ 3 là biến NV4 (Địa
phương tôi có các chính sách hỗ trợ vốn cho sinh viên khởi nghiệp), nhân tố thứ 4 là
TC5 (Tôi là người có tính sáng tạo), nhân tố thứ 5 là QC1 (Gia đình của tôi luôn ủng hộ
khởi nghiệp), nhân tố thứ 6 là NT2 (Tôi biết cụ thể những việc làm để tiến hành khởi
nghiệp kinh doanh) và nhân tố thứ 7 là CP1 (Địa phương tôi có các chính sách hỗ trợ
vốn cho sinh viên khởi nghiệp).
Tóm lại, sau lần thực hiện phân tích nhân tố EFA các kết quả hầu hết đáp ứng tốt
các tiêu chí của EFA, có tất cả các biến đáp ứng yêu cầu và không tiến hành loại biến
quan sát nào. Do đó chúng ta sẽ giữ lại 32 biến độc lập và thực hiện cho bước chạy
Tương quan Pearson và Hồi quy đa biến về sau.
Bảng 4.21. Phân Tích EFA cho Biến Phụ Độc Lập

Khái niệm Biến quan sát Nhân tố

1 2 3 4 5 6 7
Thái độ đối TD2 0,820
với hành vi TD3 0,797
TD5 0,769
TD4 0,745
TD1 0,738
Giáo dục GD4 0,837
khởi nghiệp GD2 0,815
GD3 0,772
GD1 0,748
GD5 0,624
Nguồn vốn NV4 0,796
NV2 0,772
NV1 0,757
NV3 0,756
NV5 0,724

103
Đặc điểm TC5 0,803
tính cách TC4 0,775
TC1 0,760
TC3 0,757
TC6 0,680
Quy chuẩn QC1 0,761
chủ quan
QC4 0,754
QC3 0,734
QC2 0,726
QC5 0,686
Nhận thức NT2 0,837
kiểm soát NT3 0,823
hành vi NT4 0,712
NT1 0,711
Chính sách CP1 0,805
hỗ trợ từ CP3 0,751
Chính Phủ CP2 0,741
Nguồn: Kết quả điều tra
(Tham khảo thêm tại Phụ lục 5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc
lập)
4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc
Bảng 4.22. Kết Quả Phân Tích EFA cho Biến Phụ Thuộc

Biến quan sát Thành phần

1
YD2 0,921
YD4 0,904
YD3 0,890
YD1 0,858
YD5 0,768

104
Eigenvalue 3,784
Phương sai trích 75.679
Nguồn: Kết quả điều tra

Bảng 4.23. Phân Tích Nhân Tố được Chấp Nhận ở Biến Phụ Thuộc

KMO and Bartlett's Test


Hệ số KMO 0,890
Bartlett's Test of Sphericity 75,679
Nguồn: Kết quả điều tra
Hệ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) = 0,890 thoả mãn điều kiện 1 > KMO >
0,5, cho thấy nhân tố thích hợp với dữ liệu khoá luận đang nghiên cứu.
Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) có mức ý nghĩa Sig. = 0,000 <
0,05, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.
Kết quả phân tích nhân tố cho tổng phương sai trích (Total Variance Explained)
= 75,679 % ≥ 50% là phù hợp.
Hệ số tải của tất cả các biến đều lớn hơn 0,5 nên đạt yêu cầu. Bên cạnh đó biến
quan sát đóng góp nhiều nhất cho việc thể hiện tính chất của nhân tố là biến YD2 (Vì
các yếu tố trên, Tôi dự định một ngày nào đó sẽ thành lập công ty hoặc doanh nghiệp
của riêng mình) và mức độ giảm dần được thể hiện ở ma trận chưa xoay nhân tố.
Đối với biến phụ thuộc chúng ta chỉ có thể sử dụng ma trận chưa xoay để đánh giá
hệ số tải nhân tố. Điều đó xảy ra là vì SPSS chỉ thực hiện xoay nhân tố khi có từ 2 nhân
tố trở lên được trích. (Tham khảo thêm tại Phụ lục 6: Kết quả phân tích nhân tố khám
phá EFA cho biến phụ thuộc).
4.3.3. Kết luận
Bảng 4.24. Kết Quả Phân Tích EFA

Tên Biến quan Biến Biến


STT Thang đo biến sát ban quan sát quan sát
đầu còn lại bị loại
1 Thái độ nhận thức hành vi TD 5 5 0

105
2 Quy chuẩn chủ quan QC 5 5 0
3 Nhận thức kiểm soát hành vi NT 4 4 0
4 Giáo dục khởi nghiệp GD 5 5 0
5 Đặc điểm tính cách TC 5 5 0
6 Nguồn vốn NV 5 5 0
7 Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ CP 3 3 0
8 Ý định khởi nghiệp YD 5 5 0
Nguồn: Kết quả điều tra
Qua phân tích EFA ta rút gọn còn các biến quan sát của tổ hợp thang đo là Thái
độ đối với hành vi (TD) (5 biến quan sát), Quy chuẩn chủ quan (5 biến quan sát), Nhận
thức kiểm soát hành vi (4 biến quan sát), Giáo dục khởi nghiệp (5 biến quan sát), Đặc
điểm tính cách (5 biến quan sát), Nguồn vốn (5 biến quan sát), Chính sách hỗ trợ từ
Chính Phủ (3 biến quan sát) và Ý định khởi nghiệp (YD) 5 biến quan sát thành 8 yếu tố.
Từ các nhân tố ở trên, chúng ta tiến hành tạo biến đại diện theo bảng nhân tố.
Việc tạo biến đại diện sẽ giúp chúng ta có được các nhân tố phục vụ cho bước chạy
tương quan Pearson và Hồi quy đa biến về sau.
4.4. Phân tích tương quan Pearson
Mô hình có 7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc. Đề tài sử dụng phương pháp phân
tích tương quan Pearson và hồi qui tuyến tính. Trước hết, trung bình của các nhân tố
được tính bằng hàm MEAN của các biến đo lường đối với từng biến độc lập như sau:
• Yếu tố “Thái độ đối với hành vi” (TD) gồm: TD1, TD2, TD3, TD4 và TD5;
TD=MEAN(TD1,TD2,TD3,TD4,TD5).
• Yếu tố “Quy chuẩn chủ quan” (QC) gồm: QC1, QC2, QC3, QC4, và QC5;
QC=MEAN(QC1,QC2,QC3,QC4,QC5).
• Yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” (NT) gồm: NT1, NT2, NT3 và NT4;
MEAN=(NT1,NT2,NT3,NT4).
• Yếu tố “Giáo dục khởi nghiệp” (GD) gồm: GD1, GD2, GD3, GD4 và GD5;
MEAN=(GD1,GD2,GD3,GD4,GD5).
• Yếu tố “Đặc điểm tính cách” (TC) gồm: TC1, TC3, TC4, TC5 và TC6; MEAN=
(TC1,TC3,TC4,TC5,TC6).

106
• Yếu tố “Nguồn vốn” (NV) gồm: NV1, NV2, NV3, NV4 và NV5;
MEAN=(NV1,NV2,NV3,NV4,NV5)
• Yếu tố “Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ” (CP) gồm: CP1, CP2 và CP3;
MEAN=(CP1,CP2,CP3)
• Và một yếu tố phục thuộc “Ý định khởi nghiệp” (YD) gồm: YD1, YD2, YD3,
YD4 và YD5; MEAN(YD1,YD2,YD3,YD4,YD5)
Qua bảng 4.25 – Ta có thể thấy các biến độc lập TD, QC, NT, GD, TC, NV, CP có
mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến YD (giá trị sig là 0,000 < 0,05)
và có mức ý nghĩa là 1%. Trong trường hợp phân tích tương quan pearson chỉ có ý nghĩa
xem xét sự tương quan của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, không thực hiện loại
biến để chạy lại lần 2.
Phân tích này ta cũng cần xem xét thêm các trường hợp các biến độc lập có tương
quan với nhau không. Ta thấy biến TD – GD (0,350** - 0,000); TC – TD (0,395** -
0,000); NV – TD (0,366** - 0,000); TD – CP (0,372** - 0,000); QC – NV (0,394**-
0,000); NT – NV (0,360** - 0,000); GD – TC (0,390**- 0,000); GD – NV (0,372**–
0,000); TC – NV (0,379 – 0,000); các biến này đang có giá trị sig là 0,000 < 0,05 nhưng
giá trị pearson tất cả đều < 0,4 (thường gặp nhất) nên ta nói các biến này có tương quan
nhưng hệ số nhỏ sẽ không ảnh hưởng nhiều khi chạy phân tích hồi qui tuyến tính.
Bảng 4.25. Kết Quả Phân Tích Tương Quan Pearson

NHÂN TỐ
YD TD QC NT GD TC NV CP
YD Pearson 1 0,525** 0,547** 0,526** 0,516** 0,522** 0,503** 0,518**

Sig 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000


TD Pearson 0,525** 1 0,410** 0,443** 0,350** 0,395** 0,366** 0,372**

Sig 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000


QC Pearson 0,547** 0,410** 1 0,452** 0,439** 0,431** 0,394** 0,447**

Sig 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000

107
NT Pearson 0,526** 0,443** 0,452** 1 0,497** 0,428** 0,360** 0,467**

Sig 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000


GD Pearson 0,516** 0,350** 0,439** 0,497** 1 0,390** 0,372** 0,495**

Sig 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000


TC Pearson 0,522** 0,395** 0,431** 0,428** 0,390** 1 0,379** 0,419**

Sig 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000


NV Pearson 0,503** 0,366** 0,394** 0,360** 0,372** 0,379** 1 0,449**

Sig 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000


CP Pearson 0,518** 0,372** 0,447** 0,467** 0,495** 0,419** 0,449** 1

Sig 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000


Nguồn: Kết quả điều tra
(Tham khảo thêm tại Phụ lục 7: Kết quả phân tích tương quan Pearson)
4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính bội
4.5.1. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính bội
YD= B0 + B1TD + B2QC + B3NV + B4TC + B5GD+B6NT+B7CP
Trong đó:
B0: hằng số tự do
Bi (i =1…5): hệ số hồi quy
Biến độc lập: TD, QC, NT, GD, TC, NV, CP
Biến phụ thuộc: YD
4.5.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Kết quả mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

108
Hình 4.5. Mô Hình các Nhân Tố Ảnh Hưởng đến Ý Định Khởi Nghiệp của Sinh
Viên Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM

Nguồn: Kết quả điều tra


Phân tích hồi quy tuyến tính bội sử dụng phương pháp Enter để kiểm định sự phù
hợp của giữa biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Sau khi kiểm định, ta có kết quả như
sau:
Bảng 4.26. Phân Tích Hồi Quy Tuyến Tính Bội

Model Summany

Hằng R R bình R bình phương Phương Durbin-Watson


số phương hiệu chỉnh sai
1 0,741a 0,549 0,539 0,58814 1,885

Nguồn: Kết quả điều tra


Các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 đều được kiểm định với kết quả đạt
như kỳ vọng mong muốn bằng mô hình hồi quy với giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 0.539
cho thấy biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng 53,9% sự thay đổi của biến phụ

109
thuộc, còn lại 46,1%% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Ngoài ra con
số đang tiến đến một nên nó phản ảnh mô hình này là rất tốt và có giá trị.
Hệ số Durbin - Watson = 1,885, nằm trong khoảng 1,5 đến 2,5 nên không có hiện
tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra.
Bảng 4.27. Kiểm Định Sự Phù Hợp của Mô Hình Hồi Quy

Hằng số Tổng bình df Trung bình bình F Sig.


phương phương
Regression 131,526 7 18,789 54,320 0,000b
1 Residual 107,922 312 0,346
Total 239,448 319
Nguồn: Kết quả điều tra
Sig kiểm định F bằng 0,00 < 0,05, như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội phù
hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05, do đó các
biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, không biến nào bị loại
khỏi mô hình.
Bảng 4.28. Kết Quả Hồi Quy Tuyến Tính

Coefficientsa
Hằng Hệ số Beta Hệ số Beta t Sig. Thống kê đa
số chưa chuẩn chuẩn hóa cộng biến
hóa
B Std. Beta Tolerance VIF
Error
TD 0,199 0,047 0,191 4,199 0,000 0,699 1,430
QC 0,188 0,051 0,174 3,660 0,000 0,639 1,565
1
NT 0,116 0,048 0,117 2,388 0,018 0,601 1,663
GD 0,151 0,052 0,139 2,891 0,004 0,626 1,597
TC 0,195 0,056 0,161 3,495 0,001 0,678 1,475
NV 0,193 0,054 0,163 3,593 0,000 0,705 1,419

110
CP 0,111 0,052 0,105 2,153 0,032 0,603 1,658
Nguồn: Kết quả điều tra
Hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 do vậy không có đa cộng tuyến xảy
ra.
Các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0. Như vậy, tất cả các biến độc lập đưa vào phân
tích hồi quy đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi
quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc
lập tới biến phụ thuộc YD là: TD(0,191) > QC (0,174) > NV(0,163) > TC (0,161) > GD
(0,139) >NT(0,117) >CP(0,105).
➢ Phương trình hồi quy chuẩn hóa:
YD= 0,191*TD + 0,174*QC + 0,163*NV + 0,161*TC +
0,139*GD+0,117*NT+0,105*CP
Ý định khởi nghiệp cúa sinh viên ĐHNL TP.HCM= 0.191 * Thái độ đối với
hành vi
+ 0,174 * Quy chuẩn chủ quan
+ 0,163 * Nguồn vốn
+ 0,161 * Đặc điểm tính cách
+ 0,139 * Giáo dục khởi nghiệp
+ 0,117 * Nhận thức kiểm soát hành vi
+ 0,105 * Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ
Xét mức ý nghĩa 5%, các yếu tố “thái độ đối với hành vi”, “quy chuẩn chủ quan”,
“nguồn vốn”, “đặc điểm tính cách”, “giáo dục khởi nghiệp”, “nhận thức kiểm soát hành
vi”, “chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ” có mối quan hệ cùng chiều với “ý định khởi
nghiệp”. Nhìn lại kiểm định đa cộng tuyến, nhận thấy chỉ số VIF < 2 (cao nhấtt là 1,663),
do đó hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình này là nhỏ, không
có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy; xét một cách tổng quát là đạt yêu cầu. Dựa
vào hệ số beta chuẩn hóa, chúng ta thấy “thái độ đối với hành vi” có tác động mạnh nhất
đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM.
Bảng 4.29. Kiểm Định các Giả Thuyết của Mô Hình Nghiên Cứu

Giả thuyết Nội dung Hệ số Beta chuẩn hóa Kết quả

111
H1 Thái độ đối với hành vi (+) 0,191 Chấp nhận
H2 Quy chuẩn chủ quan (+) 0,174 Chấp nhận
H3 Nhận thức kiểm soát hành vi (+) 0,117 Chấp nhận
H4 Giáo dục khởi nghiệp (+) 0,139 Chấp nhận
H5 Đặc điểm tính cách (+) 0,161 Chấp nhận
H6 Nguồn vốn (+) 0,163 Chấp nhận
H7 Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ 0,105 Chấp nhận
(+)
Nguồn: Kết quả điều tra
(Tham khảo thêm tại Phụ lục 8: Kết quả phân tích hồi quy đa biến)

Hình 4.6. Tần Số Phần Dư Chuẩn Hoá Histogram

Nguồn: Kết quả điều tra


Giá trị trung bình Mean = 2,50E-15 gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0,989 gần bằng
1, như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó, có thể kết luận rằng: Giả
thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
4.5.3. Nhận xét kết quả hồi quy tuyến tính
Từ mô hình nghiên cứu ban đầu, có 8 khái niệm được đưa vào mô hình nghiên
cứu, đó “Thái độ đối với hành vi”, “Quy chuẩn chủ quan”, “Nhận thức kiểm soát hành
vi”, “Giáo dục khởi nghiệp”, “Đặc điểm tính cách”, “Nguồn vốn”, “Chính sách hỗ trợ
112
từ Chính Phủ” và “Ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM”. Tất cả 8 khái
niệm trên được cụ thể hóa bằng 38 biến quan sát. Qua các bước kiểm tra độ tin cậy
Cronbach’s Alpha loại một biến TC2, phân tích nhân tố khám phá EFA thì các còn lại
đạt yêu cầu biến đạt yêu cầu.
Phân tích hồi qui cho ta thấy được trọng số của từng nhân tố tác động đến “Ý
định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM”, cụ thể như sau:
- Thái độ đối với hành vi là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến ý định khởi nghiệp của

sinh viên ĐHNL TP.HCM. Khi sinh viên có thái độ hài lòng, cảm thấy thú vị khi khởi
nghiệp, nhằm thực hiện mục đích đánh giá mức độ tích cực hoặc tiêu cực của sinh viên,
cũng như niềm tin đối với thái độ khởi nghiệp. Thái độ đối với hành vi có hệ số Beta =
0,191, có nghĩa là trong trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng thái độ đối
với hành vi của sinh viên lên 1 đơn vị thì hành vi ý định khởi nghiệp tăng 0,191 đơn vị.
- Quy chuẩn chủ quan là yếu tố chiếm ưu thế thứ 2 ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp

của sinh viên ĐHNL TP.HCM. Ngoài các giá trị đến từ kỳ vọng của những người xung
quanh (người thân, đồng nghiệp, bạn bè…), tìm hiểu sự ủng hộ, chấp nhận của họ đối
với ý định khởi nghiệp làm cho sinh viên có động lực, tự tin trước sự ủng hộ của người
thân, từ đó càng thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên. Quy chuẩn chủ quan còn
giải quyết những áp lực xã hội lên cá nhân dẫn đến thực hiện hành vi. Sinh viên tìm
kiếm được thông tin về những doanh nghiệp thành công phù hợp với ý tưởng khởi nghiệp
của mình nhất, tìm hiểu so sánh được chiến lược kinh doanh giữa các công ty, doanh
nghiệp hay thị trường. Quy chuẩn chủ quan có hệ số Beta = 0,174, có nghĩa là trong
trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi quy chuẩn chủ quan của sinh viên tăng
lên 1 đơn vị thì ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM tăng 0,174 đơn vị.
- Yếu tố tiếp theo cũng ảnh hưởng rất nhiều đến ý định khởi nghiệp là yếu tố nguồn

vốn. Sinh viên khi bắt đầu khởi nghiệp thường gặp khó khăn khi đối mặt với vấn đề huy
động vốn. Ý định khởi nghiệp của sinh viên sẽ được tăng cao từ sự hỗ trợ của gia đình,
bạn bè, từ sự vay mượn, từ sự tiết kiệm của cá nhân hoặc các nguồn hỗ trợ khác. Ở thời
đại 4.0 như hiện nay, việc huy động vốn không còn quá khó khăn vì khởi nghiệp hiện
nay không còn là vấn đề xa lạ nên sự cảm nhận và sự đánh giá của sinh viên về nguồn
vốn cũng sẽ được nâng cao, nếu đáp ứng được những yêu cầu này thì việc phát triển ý
tưởng khởi nghiệp không còn quá khó khăn. Vì thế yếu tố nguồn sẽ tác động rất nhiều
113
đến ý định khởi nghiệp và làm nền tảng để các sinh viên hoàn thiện hơn về ý tưởng khởi
nghiệp mình đưa ra. Nguồn vốn có hệ số Beta = 0,163, có nghĩa là trong trong điều kiện
các yếu tố khác không đổi, khi tăng nguồn vốn tăng lên 1 đơn vị thì ý định khởi nghiệp
của sinh viên ĐHNL tăng 0,163 đơn vị.
- Yếu tố tiếp theo là yếu tố đặc điểm tính cách. Yếu tố này cho thấy rằng sinh viên

hiện nay đều mong muốn sự thành đạt khi tốt nghiệp vì vậy sinh viên luôn thái độ đối
mặt với rủi ro và có khả năng trở thành chủ doanh nghiệp. Sinh viên luôn sẵn sàng đối
mặt, chấp nhận những tổn thất do rủi ro gây ra trong quá trình thực hiện ý tưởng khởi
nghiệp của mình. Đặc điểm tính cách có hệ số Beta = 0,161, có nghĩa là trong trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng đặc điểm tính cách của sinh viên lên 1 đơn vị
thì ý định khởi nghiệp tăng lên 0,161 đơn vị.
- Yếu tố giáo dục khởi nghiệp cũng ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

ĐHNL TP.HCM. Xã hội càng phát triển thì như cầu khởi nghiệp ngày càng tăng cao, vì
thế nhà trường luôn có những chính sách hỗ trợ phát triển những ý tưởng khởi nghiệp:
môn học khởi nghiệp đã được đưa vào chương trình học của sinh viên, khuyến khích họ
tham gia các lớp huấn luyện khởi nghiệp, tổ chức các cuộc thi “sinh viên khởi nghiệp”,
… Khởi nghiệp luôn là sự lựa chọn ưu tiên trong nhà trường, vì thế nên đánh mạnh vào
sự hữu ích và khả năng phát triển trong tương lai. Giáo dục khởi nghiệp có hệ số Beta =
0,139, có nghĩa là trong trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng Giáo dục
khởi nghiệp đối với sinh viên lên 1 đơn vị thì ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL
TP.HCM tăng 0,139 đơn vị.
- Yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh

viên. Nhận thức kiểm soát hành vi có nghĩa là nhận dạng sự dễ dàng hay khó khăn của
ý tưởng khởi nghiệp. Sinh viên cần nhận thức nguồn lực, công việc cụ thể, sự kiên trì,
cố gắng để tiến hành khởi nghiệp. Sinh viên càng nhận thức, xác định tốt hành vi của
mình thì nhu cầu khởi nghiệp càng cao và kết quả nhận lại càng tốt đẹp. Nhận thức kiểm
soát hành vi có hệ số Beta = 0,117, có nghĩa là trong trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi, khi tăng nhận thức kiểm soát hành vi lên 1 đơn vị thì ý định khởi nghiệp của
sinh viên ĐHNL TP.HCM tăng 0,117 đơn vị.
- Yếu tố chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ có ảnh hưởng ý định khởi nghiệp của sinh

viên nhưng tác động này là rất nhỏ. Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi cho các
114
ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên có thể tự kinh doanh sau khi tốt nghiệp và trực tiếp
nhận hỗ trợ từ xã hội để trở thành doanh nhân. Hiện nay, Chính phủ nhận thức được tầm
quan trọng của khởi nghiệp đối với sự phát triển của đất nước, vì vậy, những sách sách
hỗ trợ khởi nghiệp ngày được củng cố, thiết lập để ủng hộ các ý tưởng khởi nghiệp.
Quan trọng là các thông tin đó phải chính xác, thú vị, thu hút sinh viên từ đó sinh viên
tin tưởng đối với sự hỗ trợ từ Chính phủ trước và sau khi hoàn thành ý tưởng khởi nghiệp
của cá nhân. Từ đó, những thế hệ trẻ càng có thiện cảm hơn với Nhà nước sẽ là sự lựa
chọn ưu tiên nếu có nhu cầu khởi nghiệp. Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ có hệ số Beta
= 0,105, có nghĩa là trong trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng chính sách
hỗ trợ từ Chính Phủ đến với sinh viên lên 1 đơn vị thì ý định khởi nghiệp của sinh viên
ĐHNL TP.HCM tăng 0,105 đơn vị.
4.6. Kiểm định sự khác biệt
Chúng ta sử dụng phép kiểm định để so sánh và xem có hay không sự khác biệt
về ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM.
4.6.1. Kiểm định sự khác biệt về giới tính
Xét sự khác biệt giới tính, đối tượng, chúng ta phân 2 thành nhóm nên sử dụng t-
test. Đối với giới tính, trước hết sử dụng phép kiểm định F, có sig =0,757>0,05, nên
giả thuyết H0 – phương sai hai mẫu đồng nhất được chấp nhận. Lúc này ta đọc kết quả
dòng thứ nhất có sig =0,121 nên không chấp nhận giả thuyết giữa nam và nữ khác
nhau. Điều này có nghĩa là nhân tố giới tính không ảnh hưởng đến ý dịnh khởi nghiệp
của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Mức độ ý định khởi nghiệp bình
quân của nam giới so với nữ giới không có sự khác biệt.
Điều này giải thích được đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên đều bằng nhau,
thể hiện tính quyết đoán của sinh viên nam, nữ rất mạnh mẽ cho dù bị chi phối bởi các
ngành nghề khác nhau. Vì vậy, trong nghiên cứu này chưa tìm ra sự khác biệt giữa nam
và nữ.
4.6.2. Kiểm định sự khác biệt về số năm sinh viên học Đại Học
Từ bảng số liệu cho thấy: Kết quả kiểm định Levene cho giá trị Sig.=0,233 (lớn
hơn 0,05) do đó, giả thuyết H0 – phương sai các nhóm giới tính đồng nhất, được chấp
nhận; tập dữ liệu phù hợp để thực hiện kiểm định ANOVA.

115
Kết quả kiểm định ANOVA với Sig.=0,241 (lớn hơn 0,05) cho thấy: giả thuyết
không có sự khác biệt về ý định khởi nghiệp về số năm sinh viên học đại học, được
chấp nhận. Điều này có nghĩa là nhân tố về số năm sinh viên học đại học không ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Mức
độ quyết định mua bình quân của các nhóm về số năm sinh viên học đại học không có
sự khác biệt.
Điều này giải thích được mặc dù số năm sinh viên học Đại Học là khác nhau nhưng
ý định khởi nghiệp vẫn không có sự khác biệt.
4.6.3. Kiểm định sự khác biệt về Làm thêm
Xét sự khác biệt làm thêm, đối tượng, chúng ta phân 2 thành nhóm nên sử dụng
t-test. Đối với làm thêm, trước hết sử dụng phép kiểm định F, có sig =0,199>0,05, nên
giả thuyết H0 – phương sai hai mẫu đồng nhất được chấp nhận. Lúc này ta đọc kết quả
dòng thứ nhất có sig =0,037 nên chấp nhận giả thuyết giữa có làm thêm và chưa làm
thêm khác nhau. Điều này có nghĩa là nhân tố làm thêm ảnh hưởng đến ý dịnh khởi
nghiệp của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Mức độ ý định khởi nghiệp
bình quân của chưa làm thêm so với có làm thêm có sự khác biệt.
Kết quả giải thích được do đặc thù của công việc làm thêm không chỉ giúp sinh
viên có chi phí trang trải cho cuộc sống mà còn có thể tiếp cận với những trải nghiệm
thực tế, những bài học kinh nghiệm rút ra được trong qua trình làm việc. Điều này cho
thấy các sinh viên có kinh nghiệm làm thêm sẽ có trình độ cao hơn, tư duy và độ nhạy
bén tốt hơn sinh viên chưa làm thêm. Đa số sinh viên chưa làm thêm chỉ tập trung vào
lý thuyết hàn lâm của chương trình đào tạo. Vì vậy nhận thức trong đối tượng sinh viên
này còn rất yếu. Do đó, nghiên cứu này đã chỉ ra sự khác biệt theo Làm thêm của sinh
viên ĐHNL TP.HCM.
4.6.4. Kiểm định sự khác biệt về Khoa sinh viên học Đại học
Từ bảng số liệu cho thấy: Kết quả kiểm định Levene cho giá trị Sig.=0,263 (lớn
hơn 0,05) do đó, giả thuyết H0 – phương sai các nhóm đồng nhất, được chấp nhận; tập
dữ liệu phù hợp để thực hiện kiểm định ANOVA.
Kết quả kiểm định ANOVA với Sig.=0,285 (lớn hơn 0,05) cho thấy: giả thuyết
không có sự khác biệt về ý định khởi nghiệp về khoa sinh viên học đại học, được chấp
nhận. Điều này có nghĩa là nhân tố về khoa sinh viên học đại học không ảnh hưởng
116
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Mức độ
quyết định khởi nghiệp của các nhóm về khoa sinh viên học đại học không có sự khác
biệt.
Điều này cũng đồng nghĩa không có sự khác biệt giữa sinh viên giữa các khoa tại
trường ĐHNL TP.HCM.
(Tham khảo thêm tại Phụ lục 9: Kết quả kiểm định sự khác biệt)
4.7. Để xuất một số giải pháp giúp sinh viên ĐHNL TP.HCM nâng cao ý định khởi
nghiệp
4.7.1. Đề xuất giải pháp
a) Đối với Thái độ đối với hành vi
Là nhân tố có mức tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Do
đó, để khơi dậy thái độ với hành vi khởi nghiệp, bản thân sinh viên cần xác định khả
năng, đam mê và định hướng nghề nghiệp của bản thân, tạo nên hứng thú về nghề
nghiệp, “tư duy làm chủ thay vì làm thuê” luôn là phương châm để sinh viên muốn thay
đổi tương lai. Sinh viên nên có một thái độ tự tin, sẵn sàng chuẩn bị nguồn lực để thành
lập doanh nghiệp riêng của mình. Có ý thức xác định được lợi ích của trở thành chủ
doanh nghiệp có lợi hơn bất lợi. Tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế
kinh doanh bằng cách tham gia các câu lạc, tổ, đội, nhóm, các tổ chức đoàn thể, tham
gia các hội thảo về khởi nghiệp dành cho sinh viên.
b) Đối với Quy chuẩn chủ quan
Đây là nhân tố có mức tác động thứ hai đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Xét
một đất nước với nền văn hóa Á Đông như Việt Nam thì suy nghĩ và hành động của cá
nhân thường chịu tác động bởi ý kiến của những người xung quanh đặc biệt là những
người thân trong gia đình. Điều này có nghĩa, nếu sinh viên nhận được nhiều sự ủng hộ
từ gia đình, người thân, bạn bè hay những người quan trọng khác thì ý định khởi nghiệp
của sinh viện cũng sẽ tăng lên. Đặc biệt, sinh viên phần lớn là những người đã có thời
gian dài sống với gia đình, phụ thuộc vào gia đình thì ý kiến cũng như quan điểm của
gia đình có sự ảnh hưởng nhất định đến ý định khởi nghiệp của sinh viên sau này.
Gia đình cần tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên có đam mê và ham muốn khởi
nghiệp. Đối với các gia đình đã có truyền thống kinh doanh, cần tạo điều kiện cho con
cái tiếp cận với công việc của gia đình để họ có trải nghiệm trong việc kinh doanh từ đó
117
khơi dậy tinh thần khởi nghiệp sau này. Bản thân sinh viên cũng chủ động tìm hiểu,
nghiên cứu những doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, tìm hiểu những ưu điểm, nhược
điểm của chiến lược kinh doanh của họ, từ đó, giúp giảm bớt những áp lực xã hội, gánh
nặng từ phía bên ngoài để sinh viên tự tin hơn trước những ý tưởng khởi nghiệp độc đáo
của mình.
c) Đối với Nguồn vốn
Đây là nhân tố tác động thứ 3 đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL
TP.HCM. Điều này khẳng định Nguồn vốn có vai trò quan trọng trong quá trình khởi
nghiệp. Thiếu vốn họ không thể đầu tư, đóng góp, tổ chức các hoạt động khởi nghiệp.
Tuy nhiên, việc tìm kiếm, huy động vốn hiện nay không còn quá khó khăn bởi có rất
nhiều các tổ chức tài chính, sự hỗ trợ của Chính Phủ cho các ý tưởng khởi nghiệp. Trong
nghiên cứu biến “Tôi có thể vay tiền từ các tổ chức tài chính (như ngân hàng, quỹ tín
dụng)” được đánh giá cao nhất (trung bình 3.90). Điều này cho thấy các tổ chức vay vốn
có tác động mạnh mẽ đến quá trình tìm kiếm nguồn vốn của sinh viên. Đây là nhân tố
mà sinh viên có thể áp dụng để khởi nghiệp kinh doanh nhanh chóng, giảm những áp
lực khi tìm kím nguồn vốn. Tuy nhiên cần nghiên cứu kỹ lưỡng các tổ chức tài chính uy
tín, chất lượng để tránh được những rủi ro, thiệt hại trong quá trình khởi nghiệp.
Để có được nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp, sinh viên cần nên tiết
kiệm nguồn vốn từ bản thân: tiết kiệm chi tiêu, tích lũy vốn từ làm thêm, … Hiện nay,
có rất nhiều nguồn tài trợ thông qua các dự án công việc, các nhóm dự án khởi nghiệp,
các cuộc thi khởi nghiệp dành cho sinh viên, … Để kêu gọi được nguồn tài chính khi
khởi nghiệp thì sinh viên cần có kế hoạch cũ thể, chi tiết trước các chủ đầu tư và quỹ hỗ
trợ. Địa phương cần có chính sách hỗ trợ để sinh viên dễ dàng tiếp cận nguồn vốn: giảm
lãi suất, quan tâm và phê duyệt dự án nhanh chóng, phối hợp với các tổ chức hỗ trợ khởi
nghiệp hoặc đơn vị đầu tư khởi nghiệp để làm cầu nối cho các sinh viên có YDKN nhanh
chóng tìm được nguồn vốn. Quan trọng bản thân sinh viên cần tìm hiểu, trang bị trang
bị thêm kiến thức quản trị tài chính cá nhân, quản trị tài chính doanh nghiệp để biết cách
quản lý các nguồn vốn đã huy động và tích luỹ được.
d) Đối với Đặc điểm tính cách
Đặc điểm tính cách là nhân tố tác động mạnh thứ 4 đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên ĐHNL TP.HCM. Nhân tố này trong nghiên cứu được xem xét trên phương
118
diện của tính cách chủ động, sáng tạo, tự lập và dám vượt qua mọi thử thách, rất cần có
ở người muốn khởi nghiệp kinh doanh. Sinh viên cần tự trau dồi, rèn luyện để hình thành
những đặc điểm tính cách chủ động như bản lĩnh dám đối mặt với trở ngại, tính tự lập,
dám chấp nhận rủi ro, … khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì ý định khởi nghiệp của
sinh viên càng trở nên mạnh mẽ. Để sinh viên phát triển những kỹ năng trên vai trò của
nhà trường rất quan trọng, cần tạo ra các hoạt động ngoại khóa liên quan đến khởi nghiêp
tạo nền tảng sáng tạo, nhạy bén cho ý tưởng khởi nghiệp. Từ đó, giúp cải thiện những
yếu tố của nhà quản trị: bản lĩnh, quyết đoán, năng động, có nghệ thuật tổ chức, điều
hành, quản lý. Đặc biệt, bản thân sinh viên tự tin đối mặt với những khó khăn, vượt quan
mọi trở ngại đến hoàn thành tốt mục tiêu khởi nghiệp. Bên cạnh đó, cũng phải nắm vững
kiến thức chuyên môn về lĩnh vựa khởi nghiệp bằng cách tăng cường tinh thần tự giác
học tập, rèn luyện thêm những kiế thức thực tế từ những hoạt động thực tiễn để đáp ứng
mục tiêu khởi nghiệp.
e) Đối với Giáo dục khởi nghiệp
Giáo dục khởi nghiệp là nhân tố tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh
viên ĐHNL TP.HCM. Vì vậy những kiến thức, kỹ năng được học kết hợp với kiến thức
khởi nghiệp và thái độ tích cực với việc thành lập doanh nghiệp sẽ là hành trang trên
hành trình nâng cao ngọn lửa khởi nghiệp của sinh viên. Điều này chứng minh rằng, nếu
sinh viên càng nhận được nhiều sự giáo dục về khởi nghiệp tại trường đại học thì ý định
khởi nghiệp của sinh viên cũng sẽ tăng lên. Để khơi dậy niềm đam mê khởi nghiệp của
sinh viên thì chính sách giáo dục của Nhà trường là yếu tố quan trọng vì ý định khởi
nghiệp được hình thành khi còn ngồi trên ghế Nhà trường. Đầu tiên, để khơi dậy lòng
đam mê kinh doanh và duy duy lập nghiệp thì Nhà trường nên bổ sung kiến thức khởi
nghiệp đối với tất cả các Khoa vào học phần chính, vì bất cứ ngành nghề nào thì khởi
nghiệp đều là ước mơ và định hướng của sinh viên, nhằm tăng kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm khi bắt đầu lên ý tưởng. Thứ hai, Nhà trường cần tổ chức các cuộc thi “Sinh
viên khởi nghiệp” để khuyến khích những ý tưởng kinh doanh sáng tạo. Thường xuyên
tổ chức các hoạt động, ngày hội liên quan đến doanh nghiệp, hội thảo về khởi nghiệp,
mô phỏng lên kế hoạch kinh doanh, xây dựng mạng lưới cựu sinh viên khởi nghiệp. Để
sinh viên các cơ hội gặp gỡ, giao lưu với những doanh nhân thành đạt, học hỏi những

119
kinh nghiệm, khó khăn trong quá trình khởi nghiệp, tìm hiểu về mô hình, quy mô hoạt
động doanh nghiệp cũng như khả năng làm giàu của doanh nhân thành công.
Nhà trường cần khuyến khích thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp để tăng cường
giới thiệu, phổ biến hình mẫu trong cộng đồng sinh viên. Từ đó, sinh viên có cơ hội va
chạm, trải nghiệm thực tế để xem xét những điểm mạnh, điểm yếu và cách gỡ bỏ cản
trở đối với ý tưởng độc đáo của mình.
Tuyên truyền về sự hữu ích, cần thiết mà khởi nghiệp mang lại cho toàn thể sinh
viên để họ có cảm nhận đúng đắn về khởi nghiệp. Đồng thời, tổ chức nhiều lớp tập huấn
“Khởi nghệp kinh doanh” cho sinh viên để cho thêm nhiều kiến thức sâu rộng hơn về
khởi nghiệp.
Đặc biệt, bản thân sinh viên chủ động tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, từ đó,
giúp sinh viên làm chủ, tự quản lý bản thân, đề ra những ý tưởng kinh doanh khi còn
ngồi trên ghế nhà trường, mở rộng mối quan hệ, học hỏi kinh nghiệm từ những người
bạn, người thân thành lập doanh nghiệp, để được chia sẻ kinh nghiệm từ những người
có nhiều kinh nghiệm thực tế, lường trước những khó khăn, thử thách khi kinh doanh.
g) Đối với Nhận thức kiểm soát hành vi
Nhận thức kiểm soát hành vi là yếu tố tác động tích cực đến ý định khởi nghieeoj
của sinh viên ĐHNL TP.HCM. Điều này có nghĩa, nếu nhận thức kiểm soát hành vi của
sinh viên tăng thì ý định khởi nghiệp của sinh viên cũng tăng theo. Tuy nhiên, mức độ
ảnh hưởng của nhận thức kiểm soát hành vi trong nghiên cứu này không được mạnh mẽ
so với các nghiên cứu trước đó. Ngoài ra, nhiều sinh viên chưa biết cách phát triển một
dự án kinh doanh thực tế cũng như cách thức kiểm soát quá trình hoạt động của một
doanh nghiệp mới nên sự đánh giá của sinh viên nhà trường đối với nhân tố này không
cao. Vì vậy, mỗi cá nhân cần xây dựng, mô phỏng ý tưởng khởi nghiệp để các cá nhân
có thể tự đánh giá năng lực hoặc điều kiện kinh doanh của mình. Đồng thời, nên tham
gia khóa đào tạo các kỹ năng khởi nghiệp, giúp sinh viên tự tin hơn để tham gia vào kinh
doanh., biết cụ thể những việc cần làm để tiến hành khởi nghiệp. Ngoài ra, đam mê, khát
vọng chưa đủ để khởi nghiệp thành công, song sóng còn đòi hỏi tính kỹ luật, sự cố gắng,
quyết tâm cho dù có gặp phải những khó khăn, đối mặt với trở ngại thì sinh viên cần có
suy nghĩ độc lập, quyết đoán, “dám nghĩ, dám làm”. Có như vậy mới có khả năng làm
chủ doanh nghiệp trong tương lại. Nhận thức về xã hội là vấn đề không thể tránh khỏi,
120
bởi những áp lực, sự cạnh tranh trên thị trường, thất bại của các doanh nghiệp khởi
nghiệp đi trước. Điều đó, cần phải loại bỏ bằng cách cổ vũ, động viên, nâng cao nhận
thức của xã hội về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
h) Đối với Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ
Đây là yếu tố tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL
TP.HCM nhưng là tác động yếu nhất. Vì sinh viên cho rằng các chính sách của Chính
phủ hiện nay còn ít và chưa được tuyên truyền rộng rãi nên yếu tố này chưa được đánh
giá cao.
Chính phủ cần có những chính sách ưu đãi trong kinh doanh cho các doanh nghiệp.
Đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế suất ưu đãi, hỗ trợ nguồn vốn. Bên cạnh đó, cơ chế pháp lý cho việc khởi sự doanh
nghiệp cần phải thông thoáng, các thủ tục hành chính phải đơn giản tránh rườm rà dễ
dẫn đến sự quấy nhiễu gây ra sự bất mãn, nản chí đối với người khởi nghiệp doanh
nghiệp.
Bên cạnh đó, cần thành lập vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ, tư vấn về
khởi nghiệp ở địa phương để giúp đỡ các đối tượng khởi nghiệp nắm bắt được những
chủ trương, chính sách, pháp luật, thông tin về thị trường và tư vấn, góp ý những ý tưởng
khởi nghiệp cũng như tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ cho đối tượng khởi nghiệp.
Cũng nên tuyên truyền rộng rãi về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp thông quan các
buổi triễn lam, hội thảo cũng như trên báo đài. Ngoài ra, Chính phủ cần tạo nhiều cơ hội
cho sinh viên va chạm với các cuộc thi khởi nghiệp trong lẫn ngoài nước để họ tự tin
hơn về kiến thức, kỹ năng để tiến hành khởi nghiệp trong tương lai. Tổ chức Hội thảo,
mời các chuyên gia có kinh nghiệm, những người đã thành công thông qua khởi nghiệp
để kích thích sự đam mê khởi nghiệp cho sinh viên.
4.7.2. Hạn chế
Mặc dù đề tài đã giải quyết được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, nhưng trong
quá trình thực hiện khóa luận do hạn chế về mặt tài nguyên nên khóa luận có những
điểm hạn chế sau:
Thứ nhất, nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát được 5 khoa trong tổng số 13 khoa
của trường: Khoa Cơ khí công nghệ, Khoa công nghệ thông tin, Khoa Kinh tế, Khoa
nông học, Khoa Ngoại ngữ, do đó kết quả nghiên cứu chưa thể đại diện cho sinh viên
121
toàn trường. Nghiên cứu tiếp theo nên khảo sát tất cả các khoa để có kết quả mang tính
đại diện hơn
Thứ hai, nghiên cứu chỉ giải thích được 53,9% sự biến thiên của Ý định khởi
nghiệp của sinh viên ĐHNL bởi sự biến thiên của 7 biến độc lập. Như vậy, còn một số
yếu tố khác ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL mà nghiên cứu
chưa tìm ra. Đề tài nghiên cứu tiếp theo cần bổ sung nhân tố khác để được hoàn thiện
hơn.
Thứ ba, do điều kiện giới hạn về thời gian nên giải pháp mà tác giả đưa ra dựa
trên nhận xét, đánh giá trong quá trình quan sát và phỏng vấn với lượng thời gian nghiên
cứu không dài nên chưa thật sự nổi bật và sâu sát với tình hình thực tế. Và tác giả cho
rằng các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL luôn biến đổi
không ngừng theo nhu cầu và mong muốn đa dạng của sinh viên, trong điều kiện thị
trƣờng ngày nay.
Nghiên cứu này chỉ nghiên cứu về ý định chứ không phải hành động thực tế. Cần
có nghiên cứu để tìm hiểu rằng các yếu tố tác động tới ý định tác động thật sự tới hành
vi khởi nghiệp hay không và cũng cần có thêm bằng chứng chứng minh rằng ý định khởi
nghiệp có thể dẫn tới hành động khởi nghiệp trong tương lai.

122
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận


Căn cứ vào tổng quan lý thuyết, mô hình nghiên cứu đã được phát triển cho nghiên
cứu này. Mô hình này đã được kiểm tra với một mẫu gồm 320 sinh viên có ý định khởi
nghiệp tại trường ĐHNL TP.HCM. Với những kết quả thu được, nghiên cứu này có
những đóng góp tích cực trong thực tiễn cụ thể như sau:
Về ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM hiện nay,
nghiên cứu này đã chỉ ra rằng ý định khởi nghiệp của sinh viên ở mức độ tương đối, trên
mức trung bình. Như vậy, các nhà quản trị, nhà trường cần có những giải pháp để có thể
gia tăng ý định khởi nghiệp cao hơn nữa trong thời gian sắp tới.
Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy, khởi nghiệp đang là một xu thế không chỉ ở
Việt Nam mà còn trên thế giới. Hoạt động khởi nghiệp không chỉ giúp cho việc làm giàu
của cá nhân một cách nhanh chóng mà còn góp phần thức đẩy sự phát triển của đất nước,
xã hội. Nghiên cứu này đã đưa ra đánh giá về ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL
TP.HCM, để người đọc có cái nhìn cụ thể, đúng đắn nhất. Từ đó, Nhà trường cần có
hướng xây dựng hướng phát triển bền vững, thấu hiểu tâm lí của sinh viên, đem đến sự
hữu ích, những điểm mới trong cách tiếp cận trong khởi nghiệp dành cho sinh viên.
5.2. Đề nghị
5.2.1. Đối với Chính phủ:
Dưới góc độ chính sách và quốc gia, xây dựng Việt Nam thành Quốc gia Khởi
nghiệp là mục tiêu quan trọng trong định hướng phát triển của đất nước trong giai đoạn
mới. Để thực hiện tốt điều này, cần đảm bảo tiền đề đầu tiên và tiên quyết là phải xây
dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trong hệ sinh thái
bao gồm Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và Hiệp hội nghề nghiệp cần hoạt động
phối hợp nhịp nhàng để tạo ra giá trị hỗ trợ đi vào thực chất. Sinh viên, học sinh là lực
lượng tiên phong trong xã hội phải luôn được hun đúc thường xuyên tinh thần khởi
nghiệp, khát khao khởi nghiệp, sáng tạo để làm giàu chính đáng cho gia đình và xã hội,
xây dựng Việt Nam thành quốc gia giàu mạnh và văn minh.
Hoàn thiện thể chế nhằm tạo thuận lợi cho sự phát triển của khởi nghiệp tại Việt
Nam. Các cơ chế quản lý chưa theo kịp sự phát triển của các mô hình khởi nghiệp kinh
doanh mới: khởi nghiệp có đặc thù là dựa trên đam mê và bản lĩnh của mỗi cá nhân với
tốc độ phát triển và thay đổi vô cùng nhanh chóng. Trong khi đó, việc xây dựng các văn
bản pháp luật để ban hành, điều chỉnh các chính sách trong xã hội lại cần thời gian để
nghiệm chứng nên không thể theo kịp tốc độ phát triển của thị trường. Do đó, việc xác
định các nguyên tắc quản lý và quan điểm chỉ đạo mang tính định hướng là rất quan
trọng nhằm tạo môi trường thông thoáng, có tính khuyến khích cho việc sáng tạo, thúc
đẩy tinh thần khởi nghiệp vào hoạt động kinh doanh. Đồng thời, vẫn cần có sự theo dõi
sát của các cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn các hình thức lợi dụng của các tổ
chức tài chính ảo có thể gây hại cho môi trường khởi nghiệp kinh doanh cũng như lợi
ích công cộng.
Phát triển và phát huy vai trò của các quỹ đầu tư khởi nghiệp và các vườn ươm
khởi nghiệp, đồng thời có các chính sách khuyến khích và hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp
như cấp tín dụng lãi suất ưu đãi; chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho
sinh viên khởi nghiệp trong những năm đầu; xây dựng các chương trình dự án kinh
doanh cho sinh viên khởi nghiệp, v.v.
5.2.2. Đối với Nhà trường
Nhà trường cần tổ chức thường xuyên hoạt động tập huấn khởi nghiệp, tọa đàm
định kỳ, các buổi gặp mặt, buổi giao lưu giữa doanh nghiệp và sinh viên nhằm tạo cơ
hội cho sinh viên được tiếp cận với thực tế thông qua việc chia sẻ về kinh nghiệm và
những kỹ năng khởi nghiệp của các doanh nhân, chuyên gia. Từ đó khơi dậy sự ham
muốn kinh doanh, tư duy, tự lập làm chủ cho sinh viên. Thêm vào đó, nhà trường nên
tạo ra nhiều sân chơi về khởi nghiệp doanh nghiệp cho sinh viên chủ động tham gia để
họ trải nghiệm những khó khăn, nắm bắt được những kiến thức, cơ hội, đối đầu với rủi
ro, thách thức nhằm giúp họ tự tin khởi nghiệp trong tương lai.

124
Nhà trường cần cải tiến chương trình đào tạo, phát triển phương pháp giảng dạy,
cũng như đưa môn học khởi nghiệp vào học phần chính để sinh viên có cơ hội tiếp cận
với kiến thức khởi nghiệp, nâng cao tinh thần khởi nghiệp của sinh viên.
Bên cạnh đó, Nhà trường cũng nên thành lập trung tâm tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp
kinh doanh dành cho sinh viên. Trung tâm này ngoài việc giúp cho sinh viên hình thành,
phát triển ý định KNDN mà còn hỗ trợ cho sinh viên những thông tin chính xác, đầy đủ
và cần thiết về các chủ trương, chính sách, luật DN cũng như thông tin về thị trường,
đầu tư và các lĩnh vực mà sinh viên quan tâm.
5.2.3. Đối với Sinh viên
Cần chủ động phát huy khả năng, sở trường, đam mê của bản thân. Nắm bắt cơ hội
kinh doanh, phát huy tinh thần “tư duy làm chủ thay cho tư duy làm thuê”, cố gắng theo
đuổi ước mơ làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
Không ngừng cố gắng học tập, rèn luyện những kỹ năng, tính cách chủ động cần
được chú trọng và tập trung vào các khía cạnh như bản lĩnh đối mặt với trở ngại, thích
được thử thách và dám chấp nhận rủi ro. Vì vậy, sự cố gắng rèn luyện và trau dồi của
chính sinh viên là điều không thể thiếu. Sinh viên phải mạnh dạn tham gia nhiều phong
trào, cọ xát thực tế thì mới có được bản lĩnh vượt qua mọi rào cản.
Cần xem xét những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy và khắc phục
kịp thời, tránh tình trạng bất cập, mất thời gian khi bắt đầu phát triển ý tưởng khởi
nghiệp, hạn chế tối đa những thiếu sót không cần thiết ảnh hưởng đến kết quả trong
tương lai.

125
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT


Nguyễn Đình Thọ. (2012). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Lao
động xã hội.
Nguyễn Thu Thủy. (2015). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự
kinh doanh của sinh viên Đại học. Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
Thủ Tướng Chính Phủ. (2017). Về việc phê duyệt đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên Khởi
nghiệp đến năm 2025. Hà Nội
Tuổi Trẻ Nông Lâm. (2020). 10 sự kiện nổi bật trong hoạt động Đoàn - Hội năm 2020.
Trung Tâm Ươm Tạo Doanh Nghiệp Công Nghệ. (2021). Chương trình bồi dưỡng
nguồn nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021.
Nghiêm Huê. (2017). Sinh viên khởi nghiệp, cách nào?
Bảo Anh. (2020). Thực trạng Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam dưới tác động của
dịch COVID - 19.
Nguyễn Xuân Hiệp, Trần Hà Thanh, & Nguyễn Thị Yến Nhi. (2019). Các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành Kinh Tế các
trường Đại Học tại Thành Phố Hồ Chí Minh Tạp Chí Nghiên Cứu Tài Chính, 61,
55-65.
Thanh Tuyền. (2018). Tình hình và các hoạt động của “Khởi nghiệp” ở Việt Nam.
Vũ Thị Vân, & Vũ Hải Thúy. (2021). Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp khởi
nghiệp và một số kiến nghị. https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/thuc-
trang-hoat-dong-cua-doanh-nghiep-khoi-nghiep-va-mot-so-kien-nghi-
329826.html.
Ngô Thị Thanh Tiên, & Cao Quốc Việt. (2016). Tổng quan lý thuyết vềý định khởi
nghiệp của sinh viên. Tạp chí Khoa học Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh,
50(56-65).

126
Phạm Thị Hải Yến. (2018). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
của sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM. (Khóa Luận
Tốt Nghiệp ). Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
Nguyễn Anh Tuấn. (2019). Các nhân tố tác động tới dự định khởi nghiệp của thanh niên
ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc Gia.
Theo Bản tin Khởi ngiệp đổi mới sáng tạo. (2021). Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo tại các tỉnh và thành phố của Việt Nam năm 2020.
Bản tin Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. (2021). Hoạt Động Khởi Nghiệp Đổi Mới Sáng
Tạo tại Các Tỉnh Và Thành Phố Của Việt Nam Năm 2020.
Phan Anh Tú, & Giang Thị Cẩm Tiên. (2015). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định khởi sự doanh nghiệp: Trường hợp sinh viên khoa kinh tế và quản trị kinh
doanh trường đại học Cần Thơ Tạp chí khoa học trường ĐHCT, 38, 59-66.
Nguyễn Văn Định, Lê Thị Mai Hương, & Sen, C. T. (2021). Các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Nam Cần Thơ HCMCOUJS-
Kinh Tế và Quản trị Kinh doanh, 17(2), 165-181.
Huỳnh Nhựt Nghĩa, Nguyễn Thị Hải Bình, Nguyễn Thị Minh Trâm, Nguyễn Kiều Oanh,
& Mai Thoại Diễm Phương. (2021). Ý định khởi nghiệp của sinh viên trường
đại học Tài chính – Marketing Tạp Chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing, 62,
45-61.
Phan Anh Tú, & Trần Quốc Huy. (2017). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường đại học kỹ thuật công nghệ Cần Thơ
Tạp chí khoa học trường ĐHCT, 48, 96-103.
Võ Văn Hiền, & Lê Hoàng Vân Trang. (2021). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang HCMCOUJS-Kinh
Tế và Quản trị Kinh doanh, 16(2), 170-192.
Đỗ Thị Hoa Liên. (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh
của sinh viên quản trị kinh doanh tại trường đại học lao động – xã hội (cơ sở
thành phố Hồ Chí Minh) Tạp Chí Khoa Học Yersin 01, 44-53.
Phan Anh Tú, & Nguyễn Thanh Sơn. (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi
sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần
Thơ Tạp chí khoa học trường ĐHCT, 40, 39-49.
127
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

Joyce Koe Hwee Nga, & Gomathi Shamuganathan. (2010). The Influence of Personality
Traits and Demographic Factors on Social Entrepreneurship Start Up Intentions.
Journal of Business Ethics, 95(2), 259-282.
Wang, C. K., & Wong, P.-K. (2004). Entrepreneurial interest of university students in
Singapore. Technovation, 24(2), 163-172. doi:10.1016/s0166-4972(02)00016-0
Icek Ajen. (1991). The Theory of Planned Behavior Organizational Behavior And
Human Decision Processes 50, 179-211. doi:https://doi.org/10.1016/0749-
5978(91)90020-T
Christian Lu ¨thje, & Franke, N. (2003). The ‘making’ of an entrepreneur: testing a
model of entrepreneurial intent among engineering students at MIT. R&D
Management 33(2), 135-147
Barbara Bird. (1988). Implementing Entrepreneurial Ideas: The Case For Intention.
Academy of Management 13(3). doi:https://doi.org/10.5465/amr.1988.4306970
Chin Tee Suan, Y. J. A., Koe Wei Loon , Joenathan Tanumihardja. (2011).
Entrepreneurial intentions among university students. Business & Management
Quarterly Review, 2(3), 33-38.
Andreas Kuckertz, & Marcus Wagner. (2009). The influence of sustainability
orientation on entrepreneurial intentions — Investigating the role of business
experience. Journal of Business Venturing, 25(5), 524-539.
doi:https://doi.org/10.1016/j.jbusvent.2009.09.001
Frank H. Stephena, David Urbanob, & Hemmen, S. v. (2005). The Impact of Institutions
on Entrepreneurial Activity. Wiley InterScience 26, 413-419.
doi:10.1002/mde.1254
Ambad, S. N. A., & Damit, D. H. D. A. (2016). Determinants of Entrepreneurial
Intention Among Undergraduate Students in Malaysia. Procedia Economics and
Finance, 37, 108-114. doi:10.1016/s2212-5671(16)30100-9

128
Richard Denanyoh, Kwabena Adjei, & Gabriel Effah Nyemekye. (2015). Factors That
Impact on Entrepreneurial Intention of Tertiary Students in Ghana International
Journal of Business and Social Research 05(03), 19-29.
Mat, S. C., Maat, S. M., & Mohd, N. (2015). Identifying Factors that Affecting the
Entrepreneurial Intention among Engineering Technology Students. Procedia -
Social and Behavioral Sciences, 211, 1016-1022.
doi:10.1016/j.sbspro.2015.11.135
Ibrahim Al-Jubari. (2019). College Students’ Entrepreneurial Intention: Testing an
Integrated Model of SDT and TPB. SAGE Open, 1-15.
Sabah, S. (2016). Entrepreneurial Intention: Theory of Planned Behaviour and the
Moderation Effect of Start-Up Experience. In Entrepreneurship - Practice-
Oriented Perspectives.
Camilus Abawiera Wongnaa, & Anthony Zu Kwame Seyam. (2014). Factors
influencing polytechnic students' decision to graduate as entrepreneurs. Journal
of Global Entrepreneurship Research, 2:2, 1-13.
Abu Haris, N., Abdullah, M., Talib Othm, A., & Abdul Rahm, F. (2016). Exploring the
Entrepreneurial Intention Among Information Technology Students. Information
Technology Journal, 15(4), 116-122. doi:10.3923/itj.2016.116.122
Hockerts, K. (2017). Determinants of Social Entrepreneurial Intentions.
Entrepreneurship Theory and Practice, 41(1), 105-130. doi:10.1111/etap.12171
Nasar, Kamarudin, Rizal, Ngoc, & Shoaib. (2019). Short-Term and Long-Term
Entrepreneurial Intention Comparison between Pakistan and Vietnam.
Sustainability, 11(23). doi:10.3390/su11236529

129
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn


Xin chào bạn, Tôi là Trần Thị Nhã Thi, sinh viên năm 4, lớp DH18QT, khoa Kinh
Tế Trường Đại học Nông Lâm TP HCM. Hiện nay tôi đang tiến hành một nghiên cứu
về “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm phục vụ đề tài tốt nghiệp.
Trước tiên, tôi cám ơn bạn đã dành chút thời gian để hỗ trợ tôi hoàn thành đề tài
tốt nghiệp. Tôi rất vui vì được bạn cùng nhau thảo luận về những nhân tố ảnh hưởng đến
ý định khởi nghiệp của sinh viên ở trường chúng ta. Tôi xin trân trọng mọi đóng góp
của Bạn và cam kết chỉ dùng kết quả khảo sát này phục vụ cho mục đích nghiên cứu, và
chỉ công bố những kết quả tổng hợp do đó các thông tin cá nhân của bạn sẽ được giữ bí
mật và ẩn đi.
Đối với mỗi câu hỏi bên dưới, Xin các bạn sinh viên cho biết các từ ngữ có cần
chỉnh sửa, bổ sung gì không? Tất cả ý kiến trả lời đều có giá trị, rất hữu ích cho việc
nghiên cứu của tôi.
Xin chân thành cảm ơn Bạn!
Phần 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Giới tính
1.  Nam 2.  Nữ
2. Năm sinh viên học Đại Học:
1.  Năm 1 2.  Năm 2
3.  Năm 3 4.  Năm 4
5.  Năm 5 6.  Khác
3. Khoa sinh viên học Đại Học
1.  Kinh Tế 2.  Cơ Khí – Công nghệ
3.  Quản Lí Đất Đai 4.  Thủy sản
5.  Lâm nghiệp 6.  Nông học
7.  Công Nghệ Thông Tin 8. Môi Trường và Tài Nguyên
9.  Ngoại Ngữ 10.  Khoa học sinh học
11.  Chăn nuôi thú ý 12. Công nghệ hóa học và thực phẩm
13.  Quản lí đất đai và Bất động sản
4. Bạn đã từng đi làm thêm chưa?
1.  Có 2.  Chưa
Phần 2: Thông tin dành cho ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM
Bạn vui lòng cho biết thông mức độ đồng ý của mình về các phát biểu sau:
1 2 3 4 5
Hoàn toàn không đồng ý Đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
(Anh, chị vui lòng đánh dấu X vào ô mà mình lựa chọn)
Mã Nội dung biến quan sát Đánh giá

TD Thái độ đối với hành vi 1 2 3 4 5


TD1 Tôi có khả năng trở thành chủ doanh nghiệp
TD2 Trở thành chủ doanh nghiệp có sức hấp dẫn đối với tôi
TD3 Nếu có cơ hội và nguồn lực, tôi sẽ thành lập doanh nghiệp riêng của
mình

TD4 Việc trở thành chủ doanh nghiệp đối với tôi có lợi hơn bất lợi
TD5 Trở thành doanh nhân/chủ doanh nghiệp luôn là đam mê và định
hướng nghề nghiệp của tôi
QC Quy chuẩn chủ quan 1 2 3 4 5
QC1 Gia đình của tôi luôn ủng hộ khởi nghiệp
QC2 Bạn bè/người thân quen của tôi luôn ủng hộ khởi nghiệp
QC3 Tôi biết nhiều doanh nghiệp thành công
QC4 Tôi ngưỡng mộ những doanh nghiệp thành công
QC5 Tôi thường nghiên cứu những doanh nghiệp thành công
NT Nhận thức kiểm soát hành vi 1 2 3 4 5
NT1 Tôi dễ dàng khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh
NT2 Tôi biết cụ thể những việc làm để tiến hành khởi nghiệp kinh doanh
NT3 Tôi có thể kiểm soát được quá trình hoạt động của một doanh nghiệp
mới
NT4 Nếu tôi cố gắng, tôi sẽ thành công trong việc kinh doanh
GD Giáo dục khởi nghiệp 1 2 3 4 5
GD1 Tại trường đại học, tôi được cung cấp những kiến thức cần thiết về
khởi nghiệp kinh doanh
GD2 Tại trường đại học, tôi được khuyến khích phát triển những ý tưởng
kinh doanh sáng tạo
GD3 Tại trường đại học, tôi được khuyến khích tham gia cuộc thi “Sinh
viên khởi nghiệp”
GD4 Tại trường đại học, tôi được khuyến khích tham gia các lớp tập huấn
“Khởi nghiệp kinh doanh”
GD5 Tôi thường tự học để có kiến thức khởi nghiệp kinh doanh
TC Đặc điểm tính cách 1 2 3 4 5
TC1 Tôi là người dám đối mặt với trở ngại
TC2 Tôi là người dám vượt qua mọi trở ngại
TC3 Tôi là người rất giỏi trong việc xác định các cơ hội
TC4 Tôi là người dám chấp nhận rủi ro
TC5 Tôi là người có tính sáng tạo
TC6 Tôi là người thích tự lập
NC Nhân tố ngoại cảnh
NV Nguồn vốn 1 2 3 4 5
NV1 Tôi có thể vay, mượn tiền từ gia đình và bạn bè
NV2 Tôi có thể vay tiền từ các tổ chức tài chính (như ngân hàng, quỹ tín
dụng)
NV3 Tôi có thể tích lũy vốn từ việc làm thêm hoặc tiết kiệm
NV4 Địa phương tôi có các chính sách hỗ trợ vốn cho sinh viên khởi
nghiệp
NV5 Tôi dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn
CP Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ 1 2 3 4 5
CP1 Tại Việt Nam, Chính phủ khuyến khích khởi nghiệp
CP2 Dễ dàng để vay ngân hàng khi khởi nghiệp kinh doanh ở Việt Nam
CP3 Quy định và luật pháp ở Việt Nam cho phép việc thành lập các
doanh nghiệp mới dễ dàng
YD Ý định khởi nghiệp 1 2 3 4 5
YD1 Mục tiêu nghề nghiệp của tôi là khởi nghiệp kinh doanh
YD2 Tôi dự định một ngày nào đó sẽ thành lập công ty hoặc doanh nghiệp
của riêng mình
YD3 Tôi có sự suy nghĩ nghiêm túc về việc khởi nghiệp kinh doanh sau
này
YD4 Tôi làm mọi việc cần thiết để khởi nghiệp kinh doanh
YD5 Nếu có cơ hội, tôi sẽ khởi nghiệp kinh doanh
Phụ lục 2: Thống Kê Mô Tả
2.1. Thống kê mô tả Giới tính:
Gioi Tinh
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Nam 161 50.3 50.3 50.3
Nữ 159 49.7 49.7 100.0
Total 320 100.0 100.0

2.2. Thống kê mô tả về Số năm sinh viên học Đại Học


Sinh vien nam
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Năm 2 45 14.1 14.0 14.1
Năm 3 106 33.1 33.1 47.2
Năm 4 149 46.6 46.6 93.8
Khác 4 20 6.3 6.3 100.0
Total 320 100.0 100.0

2.3. Thống kê mô tả Khoa Sinh viên học Đại học


KHOA
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent

Valid Khoa Cơ Khí Công Nghệ 96 30.0 30.0 30.0


Khoa Công Nghệ Thông TIn 33 10.3 10.3 40.3
Khoa Kinh Tế 129 40.3 40.3 80.6
Nông Học 40 12.5 12.5 93.1

Khoa Ngoại Ngữ 22 6.9 6.9 100.0


Total 320 100.0 100.0

2.4. Thống kê mô Làm thêm

Lam Them
Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent
Valid Chưa 75 23.4 23.4 23.4
Có 245 76.6 76.6 100.0
Total 320 100.0 100.0
Phụ lục 3: Thống Kê Trung Bình
3.1. Thống kê trung bình Thái độ đối với hành vi
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TD 320 1.40 5.00 3.6900 .83070
TD1 320 1 5 3.57 1.005
TD2 320 1 5 3.75 1.002
TD3 320 1 5 3.82 1.048
TD4 320 1 5 3.65 .958
TD5 320 1 5 3.65 1.018
Valid N (listwise) 320

3.2. Thống kê trung bình Quy chuẩn chủ quan


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
QC 320 1.00 5.00 3.6656 .80114
QC1 320 1 5 3.68 1.004
QC2 320 1 5 3.66 .934
QC3 320 1 5 3.59 .975
QC4 320 1 5 3.76 1.078
QC5 320 1 5 3.65 1.010
Valid N 320
(listwis
e)

3.3. Thống kê trung bình về Nhận thức kiểm soát hành vi


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
NT 320 1.00 5.00 3.2617 .87640
NT1 320 1 5 3.19 1.173
NT2 320 1 5 3.23 1.016
NT3 320 1 5 3.21 1.000
NT4 320 1 5 3.42 .881
Valid N 320
(listwise)
3.4. Thống kê trung bình Giáo dục khởi nghiệp
Descriptive Statistics

Std.
N Minimum Maximum Mean Deviation
GD 320 1.60 5.00 3.7219 .79734
GD1 320 1 5 3.67 1.030
GD2 320 1 5 3.78 .911
GD3 320 1 5 3.77 .961
GD4 320 1 5 3.73 .965
GD5 320 1 5 3.65 .938
Valid N 320
(listwise)

3.5. Thống kê mô tả trung bình Đặc điểm tính cách


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
TC 320 1.50 5.00 3.8469 .66927
TC1 320 1 5 3.93 .866
TC2 320 1 5 3.92 1.050
TC3 320 1 5 3.72 .912
TC4 320 1 5 3.79 .874
TC5 320 1 5 3.78 .836
TC6 320 1 5 3.95 .912
Valid N 320
(listwise)

3.6. Thống kê mô tả trung bình Nguồn vốn


Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
NV 320 1.20 5.00 3.8094 .73192
NV1 320 1 5 3.82 .896
NV2 320 1 5 3.85 .896
NV3 320 1 5 3.90 .880
NV4 320 1 5 3.73 .890
NV5 320 1 5 3.75 .967
Valid N 320
(listwise)

3.7. Thống kê mô tả trung bình Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
CP 320 1.00 5.00 3.7417 .81986
CP1 320 1 5 3.84 .907
CP2 320 1 5 3.69 .958
CP3 320 1 5 3.69 .903
Valid N 320
(listwise)
Phụ lục 4: Kết Quả Kiểm Định Độ Tin Cậy Thang Đo Conbach’s Alpha
4.1. Thang đo về Thái độ đối với hành vi
Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.883 5

Item-Total Statistics
Corrected Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Item-Total Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Correlation Deleted
TD1 14.88 11.537 .689 .865
TD2 14.70 11.101 .771 .845
TD3 14.63 11.226 .702 .862
TD4 14.80 11.766 .695 .863
TD5 14.80 11.191 .738 .853

4.2. Thang đo về Quy chuẩn chủ quan


Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.859 5

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
QC1 14.65 10.416 .713 .821
QC2 14.67 10.923 .689 .828
QC3 14.74 10.600 .707 .822
QC4 14.57 10.716 .591 .854
QC5 14.68 10.494 .693 .826

4.3. Thang đo về Nhận thức kiểm soát hành vi

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.879 4

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
NT1 9.86 6.792 .674 .880
NT2 9.81 6.805 .840 .805
NT3 9.84 6.939 .826 .812
NT4 9.63 8.227 .650 .879

4.4. Thang đo về Giáo dục khởi nghiệp


Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.886 5

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
GD1 14.94 10.153 .713 .865
GD2 14.83 10.557 .762 .854
GD3 14.84 10.619 .695 .869
GD4 14.88 10.082 .797 .845
GD5 14.96 10.895 .666 .875

4.5. Thang đo về Đặc điểm tính cách


Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.830 6
Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
TC1 19.15 11.096 .742 .774
TC2 19.16 12.782 .298 .871
TC3 19.37 11.330 .646 .793
TC4 19.29 11.136 .725 .777
TC5 19.30 11.628 .667 .790
TC6 19.13 11.506 .612 .800

4.6. Thang đo về Nguồn vốn


Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.867 5

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
NV1 15.23 8.881 .695 .837
NV2 15.19 8.815 .710 .833
NV3 15.15 9.029 .679 .841
NV4 15.32 8.837 .711 .833
NV5 15.30 8.725 .653 .849

4.7. Thang đo về Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ


Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.867 3

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
CP1 7.38 3.039 .692 .860
CP2 7.54 2.713 .766 .793
CP3 7.53 2.852 .782 .780

4.8. Thang đo về Ý định khởi nghiệp


Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.919 5

Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
YD1 15.15 12.193 .773 .904
YD2 15.05 11.684 .865 .885
YD3 15.09 12.160 .819 .894
YD4 15.12 12.114 .838 .891
YD5 14.96 13.120 .661 .925
Phụ lục 5: Phân Tích Nhân Tố Khám Phá EFA Cho Biến Độc Lập
5.1. Kết quả từ bảng KMO and Bartlett's Test
KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling .914


Adequacy.
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 6180.861
Sphericity df 496
Sig. .000

5.2. Kết quả từ bảng Tổng phương sai trích


Total Variance Explained
Com Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
pone Loadings Loadings
nt

Total % of Cumulat Total % of Cumulat Total % of Cumulativ


Varianc ive % Varianc ive % Varianc e%
e e e
1 11.037 34.490 34.490 11.037 34.490 34.490 3.591 11.222 11.222
2 2.363 7.384 41.873 2.363 7.384 41.873 3.530 11.030 22.251
3 2.223 6.947 48.821 2.223 6.947 48.821 3.414 10.670 32.921
4 2.025 6.329 55.150 2.025 6.329 55.150 3.373 10.542 43.463
5 1.819 5.685 60.834 1.819 5.685 60.834 3.242 10.132 53.595
6 1.567 4.896 65.730 1.819 5.685 60.834 2.993 9.353 62.947
7 1.341 4.191 69.921 1.341 4.191 69.921 2.232 6.974 69.921
8 0.878 2.743 72.665
9 0.712 2.224 74.889
10 0.590 1.843 76.731
11 0.551 1.721 78.452
12 0.523 1.634 80.086
13 0.510 1.593 81.679
14 0.472 1.474 83.153
15 0.459 1.433 84.586
16 0.424 1.324 85.910
17 0.418 1.307 87.217
18 0.384 1.201 88.418
19 0.365 1.142 89.560
20 0.341 1.066 90.626
21 0.331 1.035 91.662
22 0.320 1.000 92.662
23 0.304 0.950 93.612
24 0.302 0.943 94.554
25 0.275 0.859 95.414
26 0.260 0.811 96.225
27 0.253 0.791 97.016
28 0.225 0.702 97.717
29 0.213 0.666 98.383
30 0.204 0.637 99.020
31 0.169 0.529 99.549
32 0.144 0.451 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

5.3. Kết quả từ bảng ma trận xoay của các biến độc lập
Component

1 2 3 4 5 6 7

TD2 0.820
TD3 0.797
TD5 0.769
TD4 0.745
TD1 0.738
GD4 0.837
GD2 0.815
GD3 0.772
GD1 0.748
GD5 0.624
NV4 .796
NV2 .772
NV1 .757
NV3 .756
NV5 .724
TC5 .803
TC4 .775
TC1 .760
TC3 .757
TC6 .680
QC1 .761
QC4 .754
QC3 .734
QC2 .726
QC5 .686
NT2 .837
NT3 .823
NT4 .712
NT1 .711
CP1 .805
CP3 .751
CP2 .741
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 5 iterations
Phụ lục 6: Phân Tích Nhân Tố EFA Cho Biến Phụ Thuộc
6.1. Kết quả từ bảng KMO and Bartlett's Test
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .890
Bartlett's Test of Approx. Chi-Square 1182.721
Sphericity df 10
Sig. .000

6.2. Kết quả từ bảng Tổng phương sai trích


Total Variance Explained
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %
1 3.784 75.679 75.679 3.784 75.679 75.679
2 .505 10.105 85.785
3 .295 5.893 91.677
4 .240 4.791 96.469
5 .177 3.531 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.

6.3. Kết quả từ bảng ma trận chưa xoay biến phụ thuộc
Component Matrixa
Component
1
YD2 .921
YD4 .904
YD3 .890
YD1 .858
YD5 .768
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 1 components extracted.
Phụ lục 7: Phân Tích Tương Quan Pearson
Correlations

YD TD QC NT GD TC NV CP
YD Pearson Correlation 1 .525** .547** .526** .516** .522** .503** .518**

Sig.(2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

N 320 320 320 320 320 320 320 320

TD Pearson Correlation .525** 1 .410** .443** .350** .395** .366** .372**

Sig.2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

N 320 320 320 320 320 320 320 320

QC Pearson Correlation .547** .410** 1 .452** .439** .431** .394** .447**

Sig.(2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

N 320 320 320 320 320 320 320 320

NT Pearson Correlation .526** .443** .452** 1 .497** .428** .360** .467**

Sig.(2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

N 320 320 320 320 320 320 320 320

GD Pearson Correlation .516** .350** .439** .497** 1 .390** .372** .495**

Sig.(2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

N 320 320 320 320 320 320 320 320

TC Pearson Correlation .522** .395** .431** .428** .390** 1 .379** .419**

Sig.(2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

N 320 320 320 320 320 320 320 320

NV Pearson Correlation .503** .366** .394** .360** .372** .379** 1 .449**

Sig.(2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

N 320 320 320 320 320 320 320 320


CP Pearson Correlation .518** .372** .447** .467** .495** .419** .449** 1

Sig.(2-tailed) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

N 320 320 320 320 320 320 320 320

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).


*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
Phụ lục 8: Phân Tích Hồi Quy Tuyến Tính
7.1. Kết quả phân tích hồi quy bội
Model Summaryb
Adjusted R Std. Error of Durbin-
Model R R Square Square the Estimate Watson
1 .741a .549 .539 .58814 1.885
a. Predictors: (Constant), CP, TD, TC, NV, GD, QC, NT
b. Dependent Variable: YD

7.2. Kết quả phân tích phương sai


ANOVAa
Sum of
Model Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 131.526 7 18.789 54.320 .000b
Residual 107.922 312 .346
Total 239.448 319
a. Dependent Variable: YD
b. Predictors: (Constant), CP, TD, TC, NV, GD, QC, NT

7.3. Kết quả phân tích hồi tuyến tính quy bội
Coefficientsa
Standardize Collinearity Statistics
Unstandardized d
Coefficients Coefficients
Std. VIF
Model B Error Beta t Sig. Tolerance
1 (Constant) -.494 .230 -2.152 .032
TD .199 .047 .191 4.199 .000 .699 1.430
QC .188 .051 .174 3.660 .000 .639 1.565
NT .116 .048 .117 2.388 .018 .601 1.663
GD .151 .052 .139 2.891 .004 .626 1.597
TC .195 .056 .161 3.495 .001 .678 1.475
NV .193 .054 .163 3.593 .000 .705 1.419
CP .111 .052 .105 2.153 .032 .603 1.658
a. Dependent Variable: YD
Phụ lục 9: Kiểm Định Sự Khác Biệt
9.1. Kiểm định sự khác biệt về giới tính
Group Statistics
Std. Error
Gioi Tinh N Mean Std. Deviation Mean
YD Nam 161 3.8435 .89154 .07026
Nữ 159 3.6931 .83614 .06631

Independent Samples Test


Levene’s t-test for Equality of Means 95% Confidence Interval
Test of of the Difference
Equality of
Variances

F Sig. t df Sig.(2- Mean Std.Error Lower Upper


tailed) Difference Difference
YD Equal .096 .757 1.556 318 .121 .15040 .09665 -.03976 .34055
variances
assumed
Equal 1.557 317.157 .121 .15040 .09661 -.03969 .34048
variances not
assumed

9.2. Kiểm định sự khác biệt về Số năm sinh viên học Đại học
Test of Homogeneity of Variances
Levene
Statistic df1 df2 Sig.
YD Based on Mean 1.142 3 316 .332
Based on Median .920 3 316 .431
Based on Median and .920 3 307.754 .431
with adjusted df
Based on trimmed mean 1.179 3 316 .318
ANOVA
YD
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 3.151 3 1.050 1.405 .241
Within Groups 236.296 316 .748
Total 239.448 319

9.3. Kiểm định sự khác biệt Khoa sinh viên đã học Đại Học
Test of Homogeneity of Variances
Levene
Statistic df1 df2 Sig.
YD Based on Mean .273 4 315 .895
Based on Median .187 4 315 .945
Based on Median and .187 4 293.302 .945
with adjusted df
Based on trimmed mean .228 4 315 .923

ANOVA
YD
Sum of
Squares df Mean Square F Sig.
Between Groups 3.779 4 .945 1.263 .285
Within Groups 235.669 315 .748
Total 239.447 319

9.4. Kiểm định sự khác biệt về Làm thêm


Group Statistics

Lam Them N Mean Std. Deviation Std. Error Mean


YD Chưa 75 3.5867 .92843 .10721
Có 245 3.8245 .84060 .05370
Levene’s Test t-test for Equality of Means 95% Confidence
of Equality of Interval of the
Variances Difference

F Sig. t df Sig.(2- Mean Std.Error Lower Upper


tailed) Difference Difference

YD Equal 1.659 .199 -2091 318 .037 -.23782 .11373 -.46159 -01406
variances
assumed
Equal -1.983 113.630 .050 -.23782 .11991 -.47536 -.00028
variances
not
assumed

You might also like