You are on page 1of 110

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

THIẾT LẬP DỰ ÁN KINH DOANH CAFE LUNA THƯ GIÃN


TẠI HUYỆN TRÀ ÔN TỈNH VĨNH LONG

PHẠM THỊ NGỌC NGÂN

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Thành Phố Hồ Chí Minh


Tháng 01/2024
Hội đồng chấm Tiểu luận tốt nghiệp Đại học Khoa Kinh tế, trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận Tiểu luận “Thiết lập dự án kinh doanh quán
Cafe Luna Thư Giãn tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” do Phạm Thị Ngọc Ngân,
sinh viên khóa 46, ngành Quản Trị Kinh Doanh, chuyên ngành Quản Trị Tài Chính đạt
yêu cầu của một tiểu luận tốt nghiệp bậc đại học.

ThS: PHẠM THÙY DUNG


Người hướng dẫn

_______________________
Ngày …… tháng …… năm 2024

Người chấm tiểu luận 1 Người chấm tiểu luận 2

Ngày … tháng … năm 2024 Ngày … tháng … năm 2024


LỜI CẢM ƠN

Mang trên mình hình ảnh của một sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
em cảm thấy rất tự hào và hãnh diện. Tuy quãng thời gian đời sinh viên thoáng chốc trôi
qua rất nhanh và đối với một số người thì nó có thể không có gì đặc biệt và lưu luyến,
nhưng riêng với em, đó là một khoảng thời gian chứa đựng rất nhiều kỉ niệm và là cả
một bầu trời đầy ký ức.
Để em có thể đi được đến cuối quãng đường sinh viên và có thể hoàn thành bài
tiểu luận này một cách hoàn chỉnh và trọn vẹn, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc đến quý thầy, cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, là quý thầy cô khoa Kinh Tế đã trực tiếp nâng đỡ, dạy dỗ và truyền đạt những
kiến thức quý báu của bản thân mình cho em, để em có thế dựa vào nó để làm đòn bẩy
và làm hành trang cho em vững bước vào đời. Em luôn khắc ghi công ơn của các thầy
cô.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến cô Phạm Thùy Dung người
đã chịu đón nhận, chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong khoảng thời gian
cuối cùng của thời sinh viên, để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này. Em xin chân
thành cảm ơn cô rất nhiều.
Và lời cảm ơn cuối cùng em xin gửi đến tất cả bạn bè, người thân của em. Những
người đã bên cạnh, giúp đỡ, quan tâm và động viên em đề em có một quãng đời đẹp đẽ
nhất của thời sinh viên, cảm ơn các bạn.
Xin chân thành cảm ơn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày …. Tháng 01 năm 2024


Sinh viên thực hiện

PHẠM THỊ NGỌC NGÂN


NỘI DUNG TÓM TẮT

PHẠM THỊ NGỌC NGÂN. Tháng 01 năm 2024. “Thiết Lập Dự Án Kinh
Doanh Cafe Luna Thư Giãn Tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”.

PHAM THI NGOC NGAN. January 2024. “Building The Investment Project
of LUNA Caffe Chill at Tra On District Vinh Long Province”.

Mục đích chung của tiểu luận là xây dựng và thiết lập dự án đầu tư kinh doanh
quán cà phê kết hợp với mô hình sân vườn tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Trong đó
dự án tập trung nghiên cứu về thị trường kinh doanh, địa bàn hoạt động, nhu cầu không
gian cũng như chất lượng đồ ăn, thức uống. Từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh, tổ chức
nhân sự phù hợp, dự trù doanh thu, chi phí cũng như quy mô của dự án.
Tiểu luận sử dụng những phương pháp đơn giản và dễ thực hiện như thu thập xử
lý số liệu sơ cấp và thứ cấp, phân tích tổng hợp dựa trên ý kiến của khách hàng. Qua đó
trình bày những kết quả đã nghiên cứu được và đưa ra kiến nghị cho chủ đầu tư.
Từ đó đúc kết được những cơ chế hoạt động, cơ hội, hạn chế, kinh nghiệm từ bài
tiểu luận cũng như kết hợp song song những kiến thức đã học để mang vào làm hành
trang vững chắc, tạo dựng kinh nghiệm cho bản thân sau khi tốt nghiệp.
Theo nghiên cứu và tính toán, đề án mang tính khả thi rất cao về mặt tài chính:
EPV: NPV= 794.14 triệu đồng > 0, IRR= 242% > suất chiết khấu ban đầu 13,99%, TIP:
NPV= 945.58 triệu đồng >0, IRR= 138% > suất chiết khấu ban đầu 13,99%. Thời gian
hoàn vốn của dự án là 0.64 năm. Đồng thời mang lại những giá trị cho xã hội: đem lại
sản phẩm có chất lượng, đảm bảo quy trình chỉnh chu, dịch vụ khách hàng chu đáo. Tất
cả những thông số tính toán và thẩm định được tính khả thi của dự án.
MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii


DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC HÌNH xi
DANH MỤC PHỤ LỤC xii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2. Phạm vi không gian 3
1.3.3. Phạm vi thời gian 3
1.4. Cấu trúc của tiểu luận 3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4
2.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu nước ngoài 4
2.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 6
2.2. Tổng quan về thị trường tiêu dùng cà phê tại Việt Nam 8
2.2.1. Bối cảnh chung 8
2.2.2 Tổng quan các loại hình kinh doanh cà phê tại Việt Nam 9
2.3. Tổng quan về Huyện Trà Ôn – Tỉnh Vĩnh Long 11
2.3.1. Vị trí địa lý 11
2.3.2. Đặc điểm tự nhiên 12
2.3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội 13
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Cơ sở lý luận 15
3.1.1. Đầu tư 15
v
3.1.2. Dự án đầu tư 16
3.1.3. Phương pháp xây dựng ngân lưu dự án 18
3.1.4. Phân tích thị trường của sản phẩm 21
3.1.5. Phân tích kỹ thuật dự án 23
3.1.6. Tổ chức nhân sự và tiền lương 24
3.1.7. Các chỉ tiêu đánh giá và thẩm định dự án 27
3.1.8. Phân tích rủi ro 32
3.2. Phương pháp nghiên cứu 33
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 33
3.2.2. Công cụ xử lý và phân tích số liệu 34
3.2.3. Phương pháp phân tích 34
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
4.1. Giới thiệu sơ lược về dự án kinh doanh Cafe Luna Thư Giãn 36
4.1.1. Giới thiệu sơ lược về dự án 36
4.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của cửa hàng 37
4.1.3. Hình thức kinh doanh của cửa hàng 38
4.2. Phân tích thị trường thực hiện dự án 39
4.2.1. Khảo sát nhu cầu khách hàng 39
4.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh 47
4.2.3. Nhà cung cấp 48
4.3. Lập dự án 50
4.3.1. Thủ tục pháp lý, thời gian và địa điểm 50
4.3.2. Thiết kế bảng hiệu cửa hàng 51
4.3.3. Thiết kế thực đơn 52
4.3.4. Dự toán doanh thu 53
4.3.5. Dự toán chi phí 56
4.3.6. Chi phí nhân sự 61
4.3.7. Dự toán chi phí NVL 64
4.3.8. Dự kiến chi phí hoạt động khác (chi phí tiện ích) 66
4.3.9. Khấu hao 67

vi
4.4. Phân tích tài chính và rủi ro dự án 69
4.4.1. Hoạch định nguồn vốn 69
4.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 70
4.4.3. Báo cáo ngân lưu 72
4.5. Thẩm định hiệu quả tài chính 74
4.6. Phân tích rủi ro dự án 75
4.6.1. Phân tích độ nhạy 75
4.6.2. Phân tích mô phỏng bằng Crystal ball (mô phỏng rủi ro Monte – Carlo) 79
4.7. Chiến lược marketing của quán cà phê sân vườn “Cafe Luna Thư Giãn” 80
4.7.1. Chiến lược sản phẩm (Product) 80
4.7.2. Chiến lược “Giá” (Price) 81
4.7.3. Chiến lược “Truyền thông và xúc tiến kinh doanh” (Promotion) 82
4.8. Phân tích ảnh hưởng dự án đến kinh tế xã hội 83
4.9. Quản trị chất lượng và phòng cháy chữa cháy 83
4.10. Ba kịch bản cho kế hoạch kinh doanh 84
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
5.1. Kết luận 85
5.2. Kiến nghị 86
5.2.1. Kiến nghị cho nhà đầu tư 86
5.2.2. Kiến nghị cho nhà nước 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
PHỤ LỤC 89

vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

B/C (BCR) Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (Benefit – Cost Ratio)
CCDC Công cụ dụng cụ
CP Chi phí
CPSX Chi phí sản xuất
CPHĐ Chi phí hoạt động
ĐVT Đơn vị tính
DT Doanh thu
EAT Lợi nhuận sau thuế
EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
EBT Lợi nhuận trước thuế
IRR Tỷ suất thu hồi nội bộ (Internal Rate of Returns)
NPV Hiện giá ròng (Net Present Value)
RR Suất chiết khấu thực
RN Suất chiết khấu danh nghĩa
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TP Thành phố
TTB Trang thiết bị
PP Phương pháp
NVL Nguyên vật liệu

viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Tiến Độ Dự Kiến Của Dự Án 50


Bảng 4.2. Dự kiến số lượng khách hàng đến trong ngày 53
Bảng 4.3. Dự Kiến Dung Lượng Khách Hàng Qua Các Năm Của Nước Uống 54
Bảng 4.4. Dự Kiến Doanh Thu Qua Các Năm Của Nước Uống 55
Bảng 4.5. Dự Toán Chi Phí Xây Dựng 56
Bảng 4.6. Dự Toán Chi Phí Mặt Bằng 57
Bảng 4.7. Chi Phí Mua TTB. CCDC Có Thời Gian Ngắn Hạn 58
Bảng 4.8. Chi Phí Và Khấu Hao TTB. CCDC Có Thời Gian Sử Dụng Trong 3 Năm 59
Bảng 4.9. Chi Phí Và Khấu Hao TTB. CCDC Có Thời Gian Sử Dụng Trong 5 60
Bảng 4.10. Chi Phí Ban Đầu Và Chi Phí TTB 61
Bảng 4.11. Bảng Mô Tả Công Việc Của Nhân Viên Tại Cửa Hàng 62
Bảng 4.12. Thống Kê Bảng Dự Kiến Tính Lương Theo Các Vị Trí 64
Bảng 4.13. Tỷ Lệ NVL/DT Cho Các Sản Phẩm Nước Uống Tại Quán 64
Bảng 4.14. Chi Phí NVL Hằng Năm Cho Nước Uống Của Quán 65
Bảng 4.15. Danh Mục Chi Phí Tiện Ích Hàng Tháng 66
Bảng 4.16. Dự Toán Chi Phí Tiện Ích Theo Năm 66
Bảng 4.17. Chi Phí Quảng Cáo Ngày Khai Trương 67
Bảng 4.18. Chi Phí Quảng Cáo Qua Các Năm 67
Bảng 4.19. Khấu Hao Hằng Năm Cho Chi Phí Xây Dựng 68
Bảng 4.20. Khấu Hao Hằng Năm TTB. CCDC Dùng Trong 3 Năm 68
Bảng 4.21. Khấu Hao Hằng Năm TTB. CCDC Dùng Trong 5 Năm 68
Bảng 4.22. Thống Kê Tổng Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu 69
Bảng 4.23. Cơ Cấu Nguồn Vốn 69
Bảng 4.24. Kế Hoạch Trả Nợ Vay Và Lãi Vay 70
Bảng 4.25. Tổng Hợp Chi Phí Hoạt Động Hàng Năm 71
Bảng 4.26. Dự Toán Kết Quả Kinh Doanh 71
Bảng 4.27. Thay Đổi Nhu Cầu Vốn Lưu Động 72
Bảng 4.28. Ngân Lưu Của Dự Án Trên Quan Điểm Chủ Đầu Tư (EPV) 73
ix
Bảng 4.29. Bảng Ngân Lưu Ròng Thực Theo Quan Điểm EPV 74
Bảng 4.30. Các Chỉ Tiêu Thẩm Định Dự Án Theo Quan Điểm EPV 74
Bảng 4.31. Thời Gian Hoàn Vốn Theo Quan Điểm Của EPV 75
Bảng 4.32. Phân Tích Độ Nhạy Của NPV Và IRR Khi Giá NVL Sản Phẩm Thay Đổi
(EPV) 76
Bảng 4.33. Phân Tích Độ Nhạy Của NPV Và IRR Khi Tốc Độ Tăng Trưởng Số Lượng
Khách Hàng Thay Đổi (EPV) 76
Bảng 4.34. Phân Tích Độ Nhạy 2 Chiều Của NPV Khi Giá NVL Sản Phẩm Và Tốc Độ
Tăng Trưởng Số Lượng Khách Hàng Thay Đổi (EPV 77
Bảng 4.35. Phân Tích Độ Nhạy 2 Chiều Của IRR Khi Giá Sản Phẩm Và Tốc Độ Tăng
Trưởng Số Lượng Khách Hàng Thay Đổi (EPV) 78
Bảng 4.36. Ngân Lưu Tài Chính Trên Quan Điểm Của Chủ Đầu Tư Có Tính Yếu Tố
Lạm Phát 79
Bảng 4.37. Độ Nhạy Của NPV Với Sự Thay Đổi Của Yếu Tố Lạm Phát 79
Bảng 4.38. Kế Hoạch Truyền Thông Và Xúc Tiến Kinh Doanh Của Quán 82

x
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Vị trí thực hiện dự án huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long 11
Hình 2.2. Vị trí thực hiện dự án huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long 12
Hình 2.3. Bản đồ huyện Trà Ôn 13
Hình 4.1. Tỷ lệ khảo sát khách hàng theo giới tính 39
Hình 4.2. Tỷ lệ khảo sát khách hàng theo độ tuổi 40
Hình 4.3. Tỷ lệ khảo sát khách hàng theo nghề nghiệp 40
Hình 4.4. Tỷ lệ khảo sát khách hàng theo thu nhập hàng tháng 41
Hình 4.5. Tỷ lệ khảo sát khu vực thường xuyên dùng Cafe 42
Hình 4.6. Tỷ lệ số lần khách hàng đến quán 43
Hình 4.7. Tỷ lệ thời điểm khách hàng đến quán 43
Hình 4.8. Tỷ lệ khách hàng cùng đi uống cafe 44
Hình 4.9. Tỷ lệ lựa chọn các loại thức uống 45
Hình 4.10. Tỷ lệ khách hàng chi trả cho các loại thức uống ở quán 45
Hình 4.11. Tỷ lệ khảo sát tiêu chí lựa chọn quán Cafe 46
Hình 4.12. Một Số Đối Thủ Cạnh Tranh 47
Hình 4.13. Logo Dự Kiến 51
Hình 4.14. Thực đơn đồ uống của quán 52
Hình 4.15. Cơ Cấu Tổ Chức Của Quán Cafe Luna Thư Giãn 61
Hình 4.16. Kết Quả Mô Phỏng NPV Của Dự Án 80

xi
DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Bảng câu hỏi khảo sát 89


Phụ lục 2. Chi phí NVL trực tiếp 92
Phụ lục 3. Kết quả mô phỏng bằng phần mềm Crystal ball 94
Phụ lục 4. Hình ảnh thức uống Cafe Luna Thư Giãn 98

xii
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề


Xu hướng thưởng thức trải nghiệm những thứ mới mẻ về ăn uống cũng như về
mặt giải trí của giới trẻ nói chung và thanh thiếu niên, trung niên nói riêng ở Việt Nam
ngày một gia tăng. Mọi người luôn tìm cho mình những cái đẹp, những thứ mới lạ để
trải nghiệm như đi du lịch, thưởng thức món ngon, đến hồ cắm trại, đến một không gian
thoải mái yên tĩnh, … Dần dần khách hàng không chỉ thay đổi thói quen của chính mình
mà còn làm thay đổi cả trải nghiệm đi cà phê để tán gẫu, học hỏi, tìm hiểu nhau,... Cửa
hàng cà phê mới ra đời nhằm đáp ứng không chỉ làm nơi tán gẫu, mà còn là nơi mà
khách hàng có một không gian làm việc bớt căng thẳng vừa là nơi trải nghiệm nhiều
thức uống, đồ ăn mới mẻ. Vì thế dựa theo nhu cầu và tâm lý khách hàng quán cà phê kết
hợp với sân vườn sẽ là quán tiềm năng và được mọi người quan tâm đến, là một địa
điểm ưa chuộng. Khách hàng muốn giao lưu nhiều hơn, học hỏi thì địa điểm quán cà
phê là phù hợp và thoải mái sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc và các mối quan hệ xã
hội. Bên cạnh đó ngoài việc thưởng thức những đồ uống ngon thì việc tìm một không
gian thoải mái cũng rất cần thiết vì thế cafe sân vườn chính là sự lựa chọn tuyệt vời nhất,
chúng ta vừa có thể thưởng thức không gian yên tỉnh, thư giãn, vừa có thể thưởng thức
cà phê hay trà tại quán mà không cần đi xa. Sự kết hợp này mang lại âm hưởng thú vị,
mới mẻ của đất nước Việt Nam. Tại Việt Nam, xu hướng kinh doanh cửa hàng cafe kết
hợp sân vườn đang rất được ưa chuộng. Điều mà khách hàng thích nhất khi đến những
quán cà phê như thế này đó là không chỉ ngồi nhâm nhi ly cà phê nóng hổi mà còn có
thể thưởng thức phong cảnh hữu tình có nhiều cây xanh, thoáng mát cực kỳ hấp dẫn.
Hiện nay, Vĩnh Long là nơi thu hút nguồn lực để đảm bảo cho nhu cầu phát triển
cũng như sự đầu tư của các công ty trong và ngoài nước. Rất nhiều dự án kinh doanh
cũng từ đó mà được thực thi và sự cạnh tranh cũng gay gắt hơn. Chính sự cạnh tranh đó
1
nhiều dự án được thực thi và phát triển, nhiều dự án lại âm thầm đóng cửa bởi tính thực
tế không cao, dịch vụ và chế độ chăm sóc khách hàng kém.... Trước bối cảnh nền kinh
tế phát triển, cơ hội kinh doanh lớn, hấp dẫn phù hợp với nhu cầu hiện có, kết hợp với
niềm đam mê kinh doanh, sở thích tìm hiểu và khám phá các loại hình kinh doanh quán
cafe mới theo phong cách hiện đại, lẫn truyền thống. Chính vì vậy đề tài “Thiết lập dự
án kinh doanh Cafe Luna Thư Giãn tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” đã được hình
thành để làm đề tài cho bài tiểu luận tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung tiểu luận là “Thiết lập dự án kinh doanh Cafe Luna Thư Giãn tại
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”.
Từ đó xem xét tính khả thi của dự án nhằm đưa ra quyết định có nên đầu tư xây
dựng dự án hay không.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đối với tiểu luận này để đạt được mục tiêu chung đã đề ra cần phải đạt được
những mục tiêu cụ thể sau:
- Phân tích cơ hội thị trường quán cà phê tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
- Phân tích tài chính và rủi ro cho dự án.
- Lập dự án, dự toán doanh thu, dự toán chi phí, khấu hao.
- Đánh giá tính khả thi của dự án theo quan điểm của chủ đầu tư và tổng
đầu tư.
- Đề xuất một số kiến nghị về marketing, quản lý chất lượng, phòng cháy
chữa cháy vào dự án.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc thành lập, xây dựng dự án đầu tư kinh doanh Cafe Luna Thư
Giãn tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.

2
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu là việc khởi nghiệp thiết lập và xây dựng Cafe Luna Thư Giãn
tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Đối tượng hướng đến là sinh viên, nhân viên văn
phòng, giới trẻ...Và nhóm khách hàng là trung niên, gia đình, bạn bè. Số liệu dùng để
tính toán là số liệu thứ cấp, qua khảo sát thực tế và ước đoán.
1.3.3. Phạm vi thời gian
- Tiểu luận được thực hiện từ tháng 09/2023 đến tháng 01/2024
- Tiểu luận sử dụng dữ liệu được cập nhật từ năm 2012 đến năm 2022
1.4. Cấu trúc của tiểu luận
Cấu trúc tiểu luận gồm 5 chương:
Chương 1. Mở đầu
Chương này nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu chung và những mục tiêu cụ thể cần
nghiên cứu. Giới hạn phạm vi nghiên cứu về không gian, thời gian và về nội dung.
Chương 2. Tổng quan
Chương này giới thiệu khái quát về thị trường Cafe Việt Nam, tổng quan về
Huyện Trà Ôn cũng như địa bàn thực hiện dự án.
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày những khái niệm định nghĩa liên quan làm nền tảng cho
vấn đề cần nghiên cứu. Phần phương pháp nghiên cứu trình bày các phương pháp thu
thập số liệu, phương pháp phân tích số liệu đề đưa ra kết quả nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Chương này nội dung chính của đề tài, nêu các kết quả của quá trình nghiên cứu,
phân tích thị trường kinh doanh, nêu cách thức tổ chức và thực hiện dự án, dự trù doanh
thu, chi phí, đánh giá tính khả thi của dự án, đưa ra những lợi ích cũng như rủi ro khi
tiến hành thực hiện dự án.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Chương này rút ra kết luận từ kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, đưa
ra kiến nghị dành cho nhà đầu tư, nêu lên những hạn chế và những vấn đề chưa nghiên
cứu được.

3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu


2.1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu nước ngoài
Lala Niftiyeva, 2020, Xây dựng kế hoạch kinh doanh để mở quán cà phê
dành cho người ăn kiêng “Fit-Sweet”.
Mục đích của công việc đánh giá cuối cùng này là "Phát triển kế hoạch kinh
doanh để mở "quán cà phê-bánh kẹo Fit-Sweet". Công ty có sản phẩm dự định khác biệt
cơ bản so với các đối thủ cạnh tranh, sẽ hoạt động tại Lisbon. Trong quá trình thực hiện
dự án, nó được lên kế hoạch để đáp ứng nhu cầu của người dân Lisbon trong các món
tráng miệng ăn kiêng làm từ các sản phẩm hữu cơ. Các đạo luật pháp lý của Bồ Đào
Nha cũng như các tài liệu khoa học và giáo dục đã được sử dụng để viết công việc đủ
điều kiện cuối cùng. Để phát triển một kế hoạch kinh doanh của công ty, và thực hiện
đầu tư đúng đắn cho sự phát triển trong tương lai của quán cà phê, nghiên cứu môi
trường vi mô và vĩ mô, tiến hành phân tích nội bộ và cạnh tranh. doanh nghiệp thực
phẩm ăn kiêng cơ sở lý thuyết của việc lập kế hoạch kinh doanh đã được phân tích; lợi
ích của loại hình kinh doanh đó và các lựa chọn cho id hỗ trợ của nó thực thi; các hoạt
động nhằm phát triển quán cà phê-bánh kẹo đã được phát triển. Quán cà phê sẽ hoạt
động như một doanh nhân cá nhân, tạo ra 8 việc làm, thời gian hoàn vốn là 3 năm. Các
tiêu chí chính để lựa chọn nhân sự là trình độ cao trong lĩnh vực của họ, tính chính xác,
tính xã hội. Nguồn tài chính chủ yếu là vốn tự có và vốn vay. Yếu tố thành công chính
là các sản phẩm độc đáo: món tráng miệng hữu cơ dành cho người ăn kiêng giàu protein
mà hiện nay hầu như không có trên thị trường.

4
Swiatkiewicz, Olgierd, 2017, quán cà phê Delta (Bồ Đào Nha): kinh doanh
bền vững.
Trong trường hợp điển hình của Delta Cafe, chúng tôi thảo luận về sự phát triển
bền vững của công ty và thương hiệu Bồ Đào Nha trong suốt 55 năm tồn tại của họ.
Delta Cafe đã được phân tích về hoạt động tiếp thị, trách nhiệm xã hội, hệ thống kiểm
soát quản lý, v.v. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến những nghiên cứu này và
chúng tôi tiếp cận các nguồn, tức là thông tin do chính Delta Cafe cung cấp. Do tính
chất của thị trường cà phê và việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp, chúng
tôi bắt đầu trình bày trường hợp này từ bối cảnh rộng hơn, mô tả thị trường cà phê trên
thế giới và mô tả đặc điểm của thị trường cà phê ở Bồ Đào Nha. Sau đó chúng tôi trình
bày về lịch sử phát triển của công ty và thương hiệu Delta Cafe. Bài viết kết thúc bằng
những nhận xét mang tính kết luận, trong đó chúng tôi thảo luận về các vấn đề trách
nhiệm xã hội và môi trường trong bối cảnh phát triển chiến lược kinh doanh và thương
hiệu của Delta Cafe.
Pegado, Elsa Rodrigues, Carla Raposo, Hélder Fernandes, Ana I, 2022,
Công dụng của cà phê trong bối cảnh công việc đòi hỏi khắt khe: quản lý nhịp điệu,
giấc ngủ và hiệu suất.
Bài viết này trình bày cách tiếp cận xã hội học đối với việc tiêu thụ cà phê như
một chiến lược quản lý hiệu suất trong bối cảnh công việc, đặc biệt là trong những ngành
nghề có nhịp độ làm việc căng thẳng và nhu cầu đáp ứng cao. Tập trung vào công việc
hàng ngày của ba nhóm chuyên môn (y tá, cảnh sát và nhà báo), chúng tôi phân tích biểu
hiện xã hội của cà phê và cách nó được huy động để giải quyết các vấn đề về giấc ngủ,
mệt mỏi, tập trung hoặc căng thẳng. Vì mục đích này, ba khía cạnh đan xen được khám
phá: (1) bản chất công việc của các chuyên gia này và áp lực đối với các hình thức và
mức độ thực hiện nhất định; (2) vấn đề về giấc ngủ vừa là kết quả của đặc điểm công
việc vừa là hạn chế về hiệu suất; và (3) vai trò của cà phê trong việc quản lý các yêu cầu
chuyên môn. Việc sử dụng cà phê dường như là một thói quen hợp pháp trong thói quen
làm việc hàng ngày do các dấu hiệu xã hội hóa của nó, trong khi những lợi ích bổ sung
được cho là do đặc tính dược lý của caffeine, giúp cải thiện hiệu suất được nhận thấy.
Dữ liệu thực nghiệm bắt nguồn từ một nghiên cứu được thực hiện ở Bồ Đào Nha về việc

5
sử dụng thuốc và thực phẩm bổ sung để quản lý hiệu suất, theo cách tiếp cận các phương
pháp hỗn hợp.
2.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Đinh Thị Anh, Nguyễn Thị Oanh (2016), Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học
Đà Nẵng với dự án đầu tư kinh doanh “Café Tuổi Thơ”.
Với mức đầu tư 450,000,000 đồng mục tiêu của dự án là doanh thu bình quân 1
tháng đạt trên 50 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận đạt trên 50%, “Café Tuổi Thơ” tạo được
một không gian thoải mái, đảm bảo chất lượng dịch vụ, luôn đổi mới để khách hàng
không bị nhàm chán. Sản phẩm phong phú đa dạng, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
nhưng vẫn trẻ trung hóm hỉnh, đúng với phong cách tươi trẻ của quán. Cùng với đó xuất
phát từ nhu cầu thực tế của rất nhiều người hiện nay về café và tính phổ biến rộng rãi
của nó, từ sở thích kinh doanh, nghiên cứu khoa học và tìm tòi, nên nhóm nghiên cứu
quyết định khởi nghiệp với dự án đầu tư kinh doanh “Café Tuổi thơ”. Thông qua việc
tìm hiểu, phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan đến dự án đầu tư kinh doanh “Cafe
tuổi thơ” từ đó phân tích, xây dựng phương án kinh doanh khả thi, dự án dự kiến được
thực hiện trên địa bàn phường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, Hải Phòng trong năm 2016.
Do vậy, việc ra đời một quán “Café Tuổi thơ” nhằm mang lại cho mọi người một không
gian thoải mái, đưa mọi người trở về những năm tháng tuổi thơ đầy màu sắc và quên đi
những xô bồ, mệt mỏi của cuộc sống hiện đại trên địa bàn thành phố Cảng là rất hết sức
phù hợp.
Nguyễn Thị Dung, Đoàn Thụy Ngọc Hà và cộng sự, Trường Đại Học Kinh
Tế Luật Thành Phố Hồ Chí Minh với dự án quán đầu tư kinh doanh “Cafe Voi
Ngông” ở Khu phố 3, phường Linh Chiểu, Quận Thủ Đức.
Bằng việc lên ý tưởng mở một quán cafe có không gian mang hương vị đại ngàn.
Với điểm nhấn chính là không gian được thiết kế thành nhà Rông, bước vào quán khách
hàng sẽ được cảm nhận một không khí khác lạ so với các quán cafe Tây Nguyên trước
đây đã mở. Cụ thể là: bàn ghế trong quán có kiểu dáng là những con voi được thiết kế
như thật với cái vòi và cơ thể có thể chuyển động, khách sẽ có cảm nhận như ngồi trên
lưng 1 con voi thật sự và thưởng thức cafe ban mê. Đồng thời trong quán còn được thiết
kế 1 con suối với tiếng nước chảy kèm theo tiếng chim của núi rừng, với dự định mở
một quán có không gian như vậy nên vị trí đặt quán phải có diện tích rộng, không gian
6
xung quanh yên tĩnh, thoáng, ngoài ra còn có không gian riêng cho việc cung cấp rượu
cần cho khách có nhu cầu. Quán theo phong cách thân thiện với môi trường, hòa hợp
với thiên nhiên đậm chất Tây Nguyên đem đến cho khách hàng thưởng thức cafe một
cảm giác thư giãn, tràn đầy cảm xúc. Thời gian hoàn vốn 3 năm 8 tháng nhỏ hơn vòng
đời của dự án, tỷ suất sinh lời của đồng vốn khá cao 4,463 %. Từ những phân tích đánh
giá tài chính trên, cho thấy “Dự án quán cafe Voi Ngông” là một dự án mang lại hiệu
quả và khả thi. Có địa điểm thuận lợi, tiềm năng phát triển trong tương lai, thị trường
tương đối lớn và ổn định. Về hiệu quả kinh tế- xã hội: Quán cafe “Voi Ngông” tạo ra
các tác động tích cực, khả năng tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp, khả năng khai thác
các tiềm năng sẵn có, khả năng phát triển nhu cầu văn hoá. Với việc làm dự án quán
“Cafe Voi Ngông” này thì yếu tố quan trọng nhất là số lượng khách hàng sẽ quyết định
đến doanh thu của dự án vì vậy cần phải có nâng cao chất lượng sản phẩm,đa dạng sản
phẩm, luôn đổi mới không gian, đẩy mạnh các hoạt động khác như làm móc chìa khóa,
có khuyến mãi vào những ngày đặc biệt để khách hàng khi đến với quán thì sẽ thấy
phương châm của quán được quán thực hiện “Chúng tôi chỉ hài lòng khi khách hàng hài
lòng”. Tóm lại, “Dự án cafe Voi Ngông” không những mang lại hiệu quả tài chính cho
nhà đầu tư mà còn mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội cho khu vực.
Dương Thị Ngọc Huyền, 2017. Thiết Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Trà
và Bánh Việt Truyền Thống Thiên Ức. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh
Tế, Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Khác với những quán café và bánh mang phong cách hiện đại đang được ưa thích
bây giờ thì đây là dự án khá đặc biệt và sẽ ngày càng thu hút hơn trong tương lai, cụ thể,
dự án thiết lập kế hoạch kinh doanh quán trà và bánh mang phong cách truyền thống,
hương vị Việt. Tác giả tập trung phân tích thị trường sản phẩm, các dịch vụ của quán,
tổ chức nhân sự, phân tích tài chính và xác định tính khả thi của dự án. Dự án được đánh
giá là có khả thi với các chỉ số: hiện giá thuần NPV= 449,65 triệu đồng > 0, suất hoàn
vốn nội bộ IRR = 110% > suất chiết khấu ban đầu 10,5%, tỷ số lợi nhuận trên chi phí
B/C = 8,5 > 1.
Mặc dù, ngày càng nhiều quán trà và bánh hay cà phê được mở theo phong cách
hiện đại từ các loại bánh, đồ uống đến cách thiết kế không gian, cũng được mọi người
ưa chuộng đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, khi có quá nhiều quán, cửa hàng đều theo
7
phong cách hiện đại thì dần thời gian mọi người bắt đầu cảm thấy các quán trà và bánh
hay café mang phong cách truyền thống, xưa lại đặc biệt và hứng thú, đổ xô nhau đi vì
cảm thấy mới lạ và tương lai những quán theo phong cách như vậy sẽ thịnh và được yêu
thích hơn, đoán trước được nhu cầu cũng là một lợi thế cho việc kinh doanh và đây cũng
là ưu điểm lớn của dự án này. Nhược điểm, dù thế nào cũng không thể phủ nhận hiện
tại các quán trà và bánh, café phong cách hiện đại vẫn đang chiếm ưu thế hơn, nên việc
kinh doanh quán mang nét truyền thống này đòi hỏi phải kiên nhẫn, luôn tạo ra sự khác
biệt, đặc trưng cho quán, kết hợp sản phẩm của quán phải chất lượng, thuyết phục được
khách hàng, nếu không dễ bị lu mờ bởi ngày càng nhiều quán trà, bánh hay café không
gian thiết kế hiện đại, đẹp, bắt mắt, cùng đồ uống và bánh rất ngon.
2.2. Tổng quan về thị trường tiêu dùng cà phê tại Việt Nam
2.2.1. Bối cảnh chung
Trong ba thập kỷ qua (tính từ công cuộc cải cách năm 1986), cà phê là một trong
những đóng góp quan trọng nhất cho doanh thu của ngành nông nghiệp Việt Nam nói
riêng và cho toàn bộ GDP quốc gia nói chung. Ngành công nghiệp cà phê đã tạo ra hơn
nửa triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp, đồng thời là sinh kế chính của hàng ngàn hộ gia
đình trong các khu vực sản xuất nông nghiệp. Giá trị xuất khẩu cà phê thường chiếm
khoảng 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản và tỷ trọng cà phê luôn vượt trên
10% GDP nông nghiệp trong những năm gần đây. Theo Bản tin Thị trường Nông, lâm,
thủy sản của Bộ Công thương, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 11/2022 đạt
110.000 tấn, trị giá 267 triệu USD, tăng 37,8% về lượng và tăng 29% về trị giá so với
tháng 10/2022, so với tháng 11/2021 tăng 2,6% về lượng và tăng 9,9% về trị giá.
Tính chung 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước tính đạt 1,53
triệu tấn, trị giá 3,54 tỷ USD, tăng 10,2% về lượng và tăng 31,5% về trị giá so với cùng
kỳ năm 2021.
Tháng 11/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 2.425
USD/tấn, tăng 7,2% so với tháng 11/2021. Tính chung 11 tháng năm 2022, giá xuất
khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.309 USD/tấn, tăng 19,4% so với cùng kỳ
năm 2021.
Bộ Công thương dự báo, thị trường cà phê toàn cầu tiếp tục chịu áp lực do nguồn
cung dồi dào, nhu cầu tiêu thụ chậm. Mặc dù vậy, thị trường cũng đã xuất hiện tín hiệu
8
khả quan. Các Quỹ và đầu cơ quay lại mua vào khi báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa
Kỳ (USDA) điều chỉnh giảm sản lượng niên vụ cà phê 2022/2023 của nhiều nước sản
xuất chính vì thời tiết bất lợi.
Thị trường cà phê được chia thành hai phân khúc lớn là cà phê rang xay và cà
phê hòa tan. Cà phê rang xay chiếm 1/3 thị trường, phần còn lại là của cà phê hòa tan.
Trong phân khúc cà phê hòa tan cũng được chia làm hai phân khúc nhỏ là cà phê hòa
tan nguyên chất và cà phê hòa tan trộn lẫn. Về người tiêu dùng khách hàng của cà phê
thường rất trung thành, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê
7 lần/tuần, nghiêng về nam giới (59%). Riêng cà phê hòa tan có 21% người sử dụng cà
phê hòa tan từ 3 đến 4 lần trong tuần, nghiêng về nữ giới (52%).
Có thể nói rằng, 80% người Việt Nam gắn bó với cà phê thường xuyên trong
cuộc sống hằng ngày, và tỷ lệ những người có niềm đam mê mãnh liệt với cà phê là
không hề nhỏ. Văn hóa cà phê của người Việt Nam cũng rất đa dạng, và thói quen uống
cà phê của mỗi người cũng không hề giống nhau. Không phải tự nhiên mà ngày càng có
nhiều quán cà phê hơn trên thị trường, thói quen đi uống cà phê của người Việt đã tạo
nên một văn hóa cà phê trẻ trung hơn. Đi cà phê – có thể không nhất thiết sẽ uống cà
phê, tuy nhiên “đi cà phê” hầu như đã trở thành một khái niệm thay thế tuyệt vời cho
những cuộc hẹn, những lời khó nói hay chỉ đơn thuần là một khoảnh khắc giải khuây.
2.2.2 Tổng quan các loại hình kinh doanh cà phê tại Việt Nam
Việc phát triển mô hình kinh doanh mới: kết hợp cà phê và sân vườn. Các thương
hiệu kinh doanh cà phê còn tập trung đầu tư máy móc, dây chuyền sản xuất, công nghệ
hiện đại để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, thay đổi mẫu mã, có chiến
lược về giá hợp lý... nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng tiêu dùng khác nhau.
Ngoài ra, khâu lựa chọn nguyên liệu cũng là yếu tố không kém phần quan trọng trong
việc gia tăng lợi thế cạnh tranh trong ngành này, bởi chi phí nguyên liệu thô đã chiếm
đến hơn 70% giá thành sản phẩm.
Hiện nay có rất nhiều loại hình cafe được khách hàng ưa chuộng như:
Cà phê mang đi (take away): Mô hình kinh doanh này khá phổ biến. Nó mang
lại sự linh hoạt, tiện lợi khá phù hợp với nhịp sống “chạy theo thời gian” của người
thành thị. Không gian cũng đa dạng, tiện nghi, đơn giản nhưng chất lượng café thì khá
tốt, cách phục vụ cũng rất thoải mái, người ta có thể gọi món và thanh toán tại quầy, sau
9
đó có thể lựa chọn chỗ ngồi hoặc dùng sản phẩm tại nơi khác (cứ mang đi). Sản phẩm
khá đa dạng như: espresso, cappuccino, cafe đá, café sữa, matcha, ... Một vài thương
hiệu nổi tiếng như: Effoc, Urban Station, Passio, ...
Cà phê sân vườn: Loại hình này chủ yếu là khai thác không gian xanh, giúp mọi
người tận hưởng những buổi cafe với bạn bè, người thân trong không khí thoáng đãng,
hòa nhịp với thiên nhiên. Đây là loại hình thu hút nhiều đối tượng nhất với nhiều độ tuổi
khác nhau, từ giới trẻ cho đến những người trung niên. Ở đó mọi người được cảm nhận
sự thoáng đãng nhất từ không gian diện tích khá rộng, xung quanh có đa dạng các loài
cây cảnh, hoa cỏ tươi đẹp, một số quán tính chọn như: Country House, Du Miên
Garden…
Cà phê bệt, cà phê vỉa hè: Loại hình này phổ biến tại Việt Nam khá lâu, chủ
yếu xuất phát từ diện tích quán nhỏ, một vài chiếc ghế, chiếc bàn… nhưng số lượng
khách bị thu hút là khá đông, phổ biến là sinh viên, những người mà trong túi có Bác
nhưng Bác thì không cho phép. Sản phẩm cũng khá đa dạng và phổ biến như take away
nhưng chủ yếu chất lượng chỉ ở mức tương đối.
Cà phê mang tính thương hiệu, nhà hàng: Đây là loại hình cafe dành cho
những người khá giả hơn, chủ yếu là những người làm việc cần họp bàn, gặp gỡ đối tác,
hay tổ chức tiệc với nhu cầu nghỉ ngơi, thư giản… Ở những quán xá này thường sẽ đính
kèm những món tráng miệng cho thực khách, các loại café cũng đến từ những thương
hiệu danh tiếng với kỹ thuật pha chế kỳ công hơn.
Bên cạnh những loại hình này còn có nhiều hình thức kinh doanh khác nhằm
phục vụ những nhu cầu thiết thực hơn: cafe bóng đá – dành cho hội cánh mày râu yêu
thể thao; café võng – khá giống café sân vườn; café nhạc – không gian hướng tới mục
đích thư giãn tối đa, vừa thưởng thức cafe vừa du dương trong tiếng nhạc; café văn
phòng – thường kết hợp quán ăn dành cho nhân viên công sở; café bình dân – dành cho
những người dân lao động với chi phí thấp…

10
Hình 2.1. Vị trí thực hiện dự án huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

Nguồn: Tổng hợp hình ảnh trên Google


2.3. Tổng quan về Huyện Trà Ôn – Tỉnh Vĩnh Long
2.3.1. Vị trí địa lý
Dự án Cafe Luna Thư Giãn tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long dự định tiến hành
đi vào hoạt động vào tháng 2 năm 2024. Với phạm vi hoạt động tại khu vực huyện Trà
Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Với vị trí nằm gần Công Viên Trà Ôn, Chợ Trà Ôn, cách trung tâm Trà Ôn
khoảng 12km. Hơn nữa, Cafe Luna Thư Giãn nằm ở vị trí mặt tiền, xung quanh là các
dịch vụ mua bán diễn ra khá tấp nập như chợ đêm, Trường học, cùng với nhiều tụ điểm
ăn uống, vui chơi lớn nhỏ, bên cạnh là dòng sông mát mẻ, thư giãn, hóng gió ngắm cảnh
sông nước hữu tình trò chuyện cùng bạn bè, người thân. Trải dọc con đường nhà cửa,
dân cư đông đúc. Khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi, cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ
tầng đầy đủ: điện, nước, wifi, cáp truyền hình, thiết kế, bài trí, v.v… Tận dụng không
gian thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên để thiết kế không gian quán có cảnh đẹp phù
hợp với phong cách của giới trẻ hiện nay.

11
Với những điều kiện thuận lợi trên, chúng tôi tin rằng đây sẽ là một địa điểm
thuận lợi để Cafe Luna Thư Giãn phát triển tốt, đem lại hiệu quả cho dự án khi đi vào
hoạt động.
Hình 2.2. Vị trí thực hiện dự án huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

Nguồn: Hình ảnh trên Google


2.3.2. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Trà Ôn nằm ở phía Nam của tỉnh Vĩnh Long, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Vũng Liêm
- Phía Tây giáp huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang và quận Cái Răng,
thành phố Cần Thơ
- Phía Nam giáp huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng và huyện Cầu Kè, tỉnh Trà
Vinh
- Phía Bắc giáp thị xã Bình Minh và huyện Tam Bình.
- Huyện nằm về hướng Đông, cách thành phố Vĩnh Long khoảng 40 km,
nằm cặp sông Hậu, cách Cần Thơ 17 km, trải dài theo sông Măng Thít, đồng thời huyện
cũng nằm trên thủy lộ quốc gia huyết mạch giữa đồng bằng nối với Thành phố Hồ Chí
Minh và miền Đông Nam Bộ
- Diện tích: 267,14 km²
- Dân số: năm 2018 là 137.117 người

12
- Huyện Trà Ôn chia làm 14 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn Trà Ôn và
13 xã: Hoà Bình, Hựu Thành, Lục Sĩ Thành, Nhơn Bình, Phú Thành, Tân Mỹ, Thiện
Mỹ, Thới Hoà, Thuận Thới, Tích Thiện, Trà Côn, Vĩnh Xuân, Xuân Hiệp.
Hình 2.3. Bản đồ huyện Trà Ôn

Nguồn: Bản đồ Việt Nam


2.3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội
Trà Ôn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, tài
nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai màu mỡ. Trà Ôn có 2 xã cù lao là Phú Thành và
Lục Sĩ Thành, thuận lợi cho trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản; đặc biệt hiện nay
phong trào nuôi cá tra xuất khẩu đang phát triển mạnh. Chợ nổi Trà Ôn nằm trên sông
Hậu là đầu mối tiêu thụ, trao đổi hàng hóa nông sản. Hệ thống giao thông thuận lợi cả
đường bộ và đường thủy là điều kiện để phát triển kinh tế xã hội và du lịch sinh thái.
Các loại nông sản đặc trưng: lúa, cam, bưởi, chôm chôm... Ngành truyền thống:
nông nghiệp, mộc, hồ, đánh bắt thủy sản.
Cùng với những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã
hội cũng đạt nhiều tiến bộ. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được quan tâm
thực hiện, trong những năm qua đã tư vấn và giới thiệu việc làm cho 39.048 lao động;
xuất khẩu 1.095 lao động; giải quyết việc làm cho 7.628 lao động. Chất lượng phong
trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được nâng lên, toàn huyện có
33.711/37.074 hộ đạt văn hóa tỷ lệ 90,92%; gia đình đạt văn hóa 3 năm trở lên có 30.688
hộ (tỷ lệ 82,14%); có 114/125 ấp khu đạt văn hóa, (tỷ lệ 91,2%), có 6 xã đạt xã văn hóa
nông thôn mới. Công tác giảm nghèo được thực hiện tốt, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm
2018 còn 1.825 hộ (chiếm 4,52%), giảm 2.168 hộ so với cuối năm 2010. Chất lượng đời
13
sống người dân được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện ước
đạt 31 triệu đồng/người/năm, tăng 10,5 triệu đồng so với năm 2010.
Để tạo động lực thúc đẩy phát triển KT – XH, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư,
huyện Trà Ôn chú trọng đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ
tầng giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, thiết chế văn hóa.... Giai đoạn 2015- 2020,
huyện đã nâng cấp 80 công trình giao thông với số tiền 327,616 tỷ đồng, đến nay đã có
206,9 km đường giao thông đảm bảo lưu thông, vận chuyển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu
thương mại, dịch vụ; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà, diện mạo
nông thôn và đô thị ngày càng thêm khởi sắc.
Thời gian tới, Trà Ôn sẽ đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ phát triển nông nghiệp bền
vững như: chuyển giao các ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp,
mời gọi các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công
nghệ cao, đầu tư các nhà máy sơ chế, chế biến nông sản, phát triển vùng nguyên liệu
gắn với liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp đối với các mặt hàng nông sản
chủ lực của địa phương, hỗ trợ phát triển loại hình kinh tế tập thể, trước mắt ký kết hợp
đồng bao tiêu các loại cây ăn trái đặc sản và các loại vật nuôi có giá trị kinh tế như lươn,
cá, gia cầm,… giữa các doanh nghiệp và các hợp tác xã nông nghiệp.
Đồng thời, thu hút các nhà đầu tư tham gia các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh
tế các cụm công nghiệp Mỹ Lợi, xã Thiện Mỹ; cụm công nghiệp Vĩnh Thành, xã Hựu
Thành, đầu tư các trung tâm thương mại, các dự án khu đô thị mới của huyện như: Dự
án khu đô thị mới Mỹ Hưng, Dự án khu đô thị mới thị trấn Trà Ôn, kêu gọi đầu tư phát
triển các khu du lịch sinh thái gắn với làng nghề ở 02 xã Lục Sĩ Thành, Phú Thành và
các điểm du lịch tâm linh trên địa bàn huyện.

14
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Đầu tư
Tại điều 3 của Luật Đầu tư ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2005, thì: “Đầu tư là
việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại sản phẩm hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài
sản, tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của tài sản, tiến hành các hoạt động
đầu tư theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Phân loại đầu tư
a) Phân loại đầu tư theo nội dung kinh tế
- Đầu tư vào lực lượng lao động: để tuyển dụng, huấn luyện thuê mướn và
đào tạo chuyên gia cán bộ quản lý và công nhân.
- Đầu tư xây dựng cơ bản: để xây dựng nhà xưởng các công trình hạ tầng
và mua máy móc, thiết bị, công nghệ, bằng phát minh, mua bản quyền, bí quyết công
nghệ.
- Đầu tư vào tài sản lưu động: để mua sắm công cụ, dụng cụ, nguyên, nhiên
vật liệu, tiền mặt phục vụ cho quá trình sản xuất.
b) Phân loại đầu tư theo mục tiêu đầu tư
- Đầu tư mới: hình thức đầu tư trên một cơ sở hoàn toàn mới, không có kế
thừa bất cứ cái gì.
- Đầu tư mở rộng: hình thức đầu tư nhằm mở rộng công trình cũ đang hoạt
động để nâng cao công suất của công trình cũ, hoặc tăng thêm khả năng phục vụ cho
nhiều loại đối tượng hơn nữa. Hình thức đầu tư này làm cho quy mô của các xí nghiệp
nhà máy được tăng lên.

15
Phân loại đầu tư theo nguồn vốn đầu tư
- Vốn trong nước: là vốn được hình thành từ nguồn tích lũy nội bộ của nền
kinh tế quốc dân. Đó có thể là vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo
lãnh, vốn đầu tư phát triển của nhà nước, doanh nghiệp, vốn tư nhân, vốn của các tổ
chức khai thác ở trong nước.
- Vốn ngoài nước: là vốn được hình thành không bằng nguồn tích lũy nội
bộ của nền kinh tế quốc dân mà có xuất xứ từ nước ngoài. Đó có thể là vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA), vốn vay của nước ngoài hoặc của các định chế tài chính quốc
tế với lãi suất ưu đãi, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), vốn của các cơ quan
ngoại giao, tổ chức quốc tế và các cơ quan nước ngoài khác được phép đầu tư vào Việt
Nam.
c) Phân loại đầu tư theo chức năng quản trị vốn đầu tư
- Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham
gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có
thể được tiến hành bằng một trong ba hình thức: Hợp tác kinh doanh trên cở hợp đồng
kinh doanh, Công ty liên doanh, Công ty 100% vốn nước ngoài.
- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu, trái
phiếu, cổ phần và các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các
định chế tài chính trung gian mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động
đầu tư.
3.1.2. Dự án đầu tư
a) Khái niệm
Dự án đầu tư là tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các
hoạt động theo kế hoạch để đạt kết quả và mục tiêu nhất định trong tương lai. Về nội
dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được hoạch định
nhằm đạt các mục tiêu đã xác định nhằm tạo ra kết quả cụ thể thông qua việc sử dụng
các nguồn lực có giới hạn trong khoảng thời gian xác định.

16
b) Phân loại dự án đầu tư
- Theo quy mô và tính chất:
+ Dự án quan trọng quốc gia
Do quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư. Đây là những dự án lớn
mang tầm chiến lược quốc gia và quốc tế, quyết định những vấn đề thuộc về quốc kế
dân sinh. Như: Dự án đường điện 500KVA Bắc Nam, dự án khu công nghiệp Dung
Quất, dự án thủy điện Sơn La.
+ Các dự án còn lại: căn cứ vào tổng mức đầu tư nhóm này được chia
thành:
Dự án nhóm A: Những dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh quốc phòng có tính
bảo mật quốc gia, dự án sản sản xuất chất độc hại, chất nổ, hóa chất độc, … không phân
biệt tổng mức đầu tư. Hay những dự án trên 600 tỷ đồng đối với các dự án điện công
nghiệp dầu khí …, dự án trên 400 tỷ đồng đối với dự án thuộc ngành thủy lợi, giao
thông…, dự án trên 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc ngành kinh tế, văn hóa…
Dự án nhóm B: Những dự án từ 30 đến 600 tỷ đồng đối với các dự án điện công
nghiệp dầu khí, … dự án từ 20 đến 400 tỷ đồng đối với dự án thuộc ngành thủy lợi, giao
Dự án 19 thông…, dự án từ 15 đến 200 tỷ đồng đối với dự án BOT trong nước dự án hạ
tầng…, dự án từ 7 đến 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc ngành kinh tế, văn hóa…
Dự án nhóm C: Những dự án dưới 30 tỷ đồng đối với các dự án điện công nghiệp
dầu khí, … dự án dưới 20 tỷ đồng đối với dự án thuộc ngành thủy lợi, giao thông, … dự
án dưới 15 tỷ đồng đối với dự án BOT trong nước dự án hạ tầng…, dự án dưới 7 tỷ đồng
đối với dự án thuộc ngành kinh tế, văn hóa…
- Theo nguồn vốn đầu tư:
+ Dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
+ Dự án sử dụng nguồn vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn đầu tư
phát triển của nhà nước.
+ Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
+ Dự án sử dụng vốn khác bao gồm vốn của tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp
nhiều nguồn vốn từ nhiều nguồn vốn khác nhau. (Phạm Xuân Giang, Năm 2010)

17
3.1.3. Phương pháp xây dựng ngân lưu dự án
a) Vai trò và bản chất của báo cáo ngân lưu
Ngân lưu của một dự án được hiểu là các khoản thu và chi, được kỳ vọng xuất
hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt vòng đời dự án. Nếu chúng ta lấy toàn
bộ khoản tiền mặt thu trừ đi khoản tiền mặt chi sẽ xác định được dòng ngân lưu ròng
(dòng tiền mặt ròng) tại các mốc thời gian khác nhau của dự án. Một báo cáo mà nội
dung bao gồm cả dòng tiền mặt thu vào, dòng tiền mặt chi ra và dòng tiền mặt ròng được
gọi là báo cáo ngân lưu dự án.
Báo cáo ngân lưu là cơ sở để phân tích và thẩm định tài chính các dự án đầu tư.
Người ta căn cứ vào ngân lưu ròng để đánh giá doanh nghiệp, xác định giá của cổ phiếu
hay trái phiếu và giá trị hiện tại của dự án.
Nếu báo cáo kết quả kinh doanh được lập trên căn cứ của kế toán tổng hợp, thì
báo cáo ngân lưu lại được lập trên căn cứ của kế toán tiền mặt. Bởi dự án cũng giống
như doanh nghiệp, không thể tiếp tục được nếu không có tiền mặt. Chính vì vậy, báo
cáo ngân lưu dự án thể hiện hoàn toàn bằng tiền mặt thực tế đã thu, chi trong kỳ và
chênh lệch trong tài sản lưu động cuối kì so với đầu kỳ.
b) Nguyên tắc xây dựng một báo cáo ngân lưu dự án
Cũng giống như báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp, có thể lập báo cáo
ngân lưu dự án theo hai phương pháp: trực tiếp và gián tiếp.
- Lập báo cáo ngân lưu theo phương pháp trực tiếp.
Theo phương pháp trực tiếp, về mặt hình thức, báo cáo ngân lưu có dạng:
Năm 0 1 2… N
(1) Dòng ngân lưu vào (Inflows)
(2) Dòng ngân lưu ra (Outflows)
(3) Dòng ngân lưu ròng (NCF: Net cash flows) (3=2-1)
Dòng ngân lưu gồm các khoản thực thu bằng tiền mặt trong kỳ và các khoản
chênh lệch (âm) trong tài sản lưu động, như: chênh lệch tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn
kho…cuối kỳ so với đầu kỳ.

18
Dòng ngân lưu ra, gồm các khoản thực chi bằng tiền mặt trong kỳ và các khoản
chênh lệch (dương) trong tài sản lưu động, như: chênh lệch tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn
kho… cuối kỳ so với đầu kỳ.
Chi phí cơ hội là khoản không thực chi, nhưng phải đưa vào dòng ra của báo cáo
ngân lưu dự án. Chi phí cơ hội là lợi ích cao nhất trong các dự án khác bị loại bỏ, trở
thành chi phí cơ hội của dự án được chọn. Bởi vì để có lợi ích của dự án này ta phải hy
sinh lợi ích của dự án kia.
Chi phí chìm: là chi phí thực chi đa bỏ ra trong quá khứ cho dự án nhưng không
được đưa vào báo cáo ngân lưu. Bởi nó đã xảy ra trong quá khứ, không có khả năng thu
hồi, đã “chìm” và không ảnh hưởng đến việc xem xét để ra quyết định trong hiện tại.
Nội dung cơ bản của một báo cáo ngân lưu lập bằng phương pháp trực tiếp theo
qua điểm tổng đầu tư:
Dòng ngân lưu vào (inflows), có: Số tiền thực thu trong kỳ từ doanh thu bán hàng
và các hoạt động khác, thực thu từ các khoản phải thu, thu từ thanh lý tài sản cố định,
thu khác (từ trợ cấp, ứng trước của KH), giảm trong tài sản lưu động, như giảm tồn quỹ
tiền mặt, hàng tồn kho, nguyên liệu… cuối kỳ so với đầu kỳ.
Dòng ngân lưu ra (outflows), có: Chi đầu tư mua hoặc thuê đất đai tài sản, số
thực chi tiền mua nguyên vật liệu, hàng hóa trong kỳ, chi bảo trì, bảo dưỡng máy móc,
thiết bị, chi phí bán hàng, chi phí quản lý được phân bổ cho dự án, chi phí trả thuế và
các khoản chi trả trước, chi phí cơ hội của tài sản, tăng trong tài sản lưu động, như:
nguồn tồn quỹ tiền mặt, hàng tồn kho, nguyên vật liệu, … cuối kỳ so với đầu kỳ.
- Lập báo cáo ngân lưu bằng phương pháp gián tiếp.
Theo phương pháp gián tiếp dòng ngân lưu ròng được xác định bằng cách điều
chỉnh dòng lãi sau thuế trong báo cáo dự toán kết quả hoạt động kinh doanh của dự án.
Điều chỉnh bằng cách cộng vào dòng lãi sau thuế các khoản chi mà không phải
(hoặc chưa phải) chi bằng tiền mặt (như chi phí khấu hao, tiền mua chịu vật tư…) và trừ
đi các khoản thu mà không thu (hoặc chưa thu) được bằng tiền mặt trong kỳ.
Nhược điểm của báo cáo ngân lưu lập theo phương pháp gián tiếp là do phải điều
chỉnh dòng lãi sau thuế trong báo cáo dự toán kết quả hoạt động kinh doanh, nên chúng
ta chỉ xác định được dòng ngân lưu ròng. Có nghĩa là trong báo cáo ngân lưu sẽ không

19
có dòng ngân lưu vào và ngân lưu ra. Đây là điều khó khăn cho việc tính toán các chỉ
tiêu dùng thẩm định dự án khi phải so sánh dòng ngân lưu vào với dòng ngân lưu ra.
Muốn báo cáo ngân lưu lập theo phương pháp gián tiếp có cả dòng ngân lưu vào
và dòng ngân lưu ra, chúng ta phải điều chỉnh cả báo cáo dự toán kết quả hoạt động kinh
doanh, để sao cho tổng doanh thu trở thành dòng ngân lưu vào, còn tổng chi phí trở
thành dòng ngân lưu ra của dự án. Tuy nhiên việc điều chỉnh như vậy sẽ phức tạp so với
cách lập báo cáo ngân lưu theo phương pháp trực tiếp.
c) Các quy ước trong báo cáo ngân lưu
Chi phí đầu tư đất đai:
- Nếu đất mua thì ghi theo giá mua đất.
- Đất thuê ghi theo giá thuê đất.
- Đất cấp để tùy nghi sử dụng, tính chi phí cơ hội sử dụng đất ở dòng chi.
Trường hợp đất cấp và mục đích sử dụng được xác định thì không cần thể hiện
chi phí cũng như giá trị thanh lý của đất trong báo cáo ngân lưu.
- Dòng ngân lưu xảy ra tại nhiều thời điểm khác nhau trong năm, nhưng
được quy ước xảy ra vào cuối năm. Chẳng hạn như, bán sản phẩm và thu lại được tiền
tại các tháng trong năm, nhưng số tiền này được quy ước là thu vào lúc cuối năm. Do
đó, dòng tiền xảy ra vào năm thứ nhất sẽ được kí hiệu cuối năm không.
- Năm thanh lý là năm cuối cùng của vòng đời dự án.
- Xác định giá trị thanh lý của máy móc thiết bị. Đơn giản nhất là bằng với
giá trị còn lại của tài sản có tính đến yếu tố lạm phát, theo công thức tính giá trị tương
lai của khoản tiền đơn: 𝐹𝑛 = 𝑃 (1 + 𝑖) 𝑛.
- Xác định giá trị thanh lý của đất. Đất đai là tài sản cố định đặc biệt, không
bị hao mòn khi sử dụng và không ai có thể sản xuất ra đất, do đó đất đai không phải tính
khấu hao. Giá trị của đất có thể tăng hơn mức tăng lạm phát trong suốt thời gian hiện
hữu của dự án. Tuy vậy, nguyên tắc là được tính phần giá trị tăng này vào giá trị thanh
lý của đất, có thể xác định giá trị thanh lý của đất bằng với giá trị ban đầu có tính yếu tố
lạm phát. Trong trường hợp này, xác định giá trị thanh lý của đất cũng áp dụng công
thức tính như đối với máy móc thiết bị.

20
- Vòng đời dự án là thời gian từ khi đưa dự án vào hoạt động đến khi thanh
lý.
d) Quyết định tồn quỹ
John Maynard Keynes trong tác phẩm nổi tiếng “Lý Thuyết Tổng Quát Về Nhân
Dụng, Tiền Lời và Tiền Tệ” có nêu ra 3 lý do hay 3 động cơ khiến người ta phải giữ tiền
mặt:
- Động cơ giao dịch: nhằm đáp ứng các nhu cầu giao dịch hàng ngày như
chi trả tiền mua hàng, tiền lương, thuế, cổ tức, … trong quá trình hoạt động bình thường
của công ty.
- Động cơ đầu cơ: nhằm sẵn sàng nắm bắt những cơ hội đầu tư thuận lợi
trong kinh doanh như mua nguyên liệu dự trữ khi giá thị trường giảm, hoặc khi tỷ giá
biến động thuận lợi hay mua các chứng khoán đầu tư nhằm góp phần gia tăng lợi nhuận
của công ty.
- Động cơ dự phòng: nhằm duy trì khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu khi
có biến cố bất ngờ xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động chi tiêu bình thường của công ty,
chẳng hạn do ảnh hưởng của yếu tố thời vụ khiến công ty phải chi tiêu nhiều cho việc
mua nguyên liệu dự trữ trong khi tiền thu bán hàng chưa thu hồi kịp.
Tiền mặt ở đây hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tiền mặt tại quỹ công ty và tiền gửi
thanh toán ngân hàng, còn các loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn xem như là tài sản
tương đương tiền mặt. Quản trị tiền mặt liên quan đến thu chi và đầu tư tạm thời tiền
mặt một cách có hiệu quả. (Nguồn: Cơ sở lý luận về đầu tư được trích dẫn từ trang 11
đến trang 17 sách “Lập Thẩm Định và Quản Trị Dự Án Đầu Tư” tác giả TS. Phạm Xuân
Giang, nhà xuất bản Tài Chính Năm 2010).
3.1.4. Phân tích thị trường của sản phẩm
Cơ sở lý luận cho phần này được kết hợp phần lý thuyết trích dẫn từ trang 46 đến
trang 61 sách “Lập Thẩm Định và Quản Trị Dự Án Đầu Tư” tác giả Phạm Xuân Giang,
nhà xuất bản Tài Chính, 2010 và phần lý thuyết trích dẫn từ trang 19 đến trang 23 sách
“Lập và thẩm định hiệu quả tài chính Dự Án Đầu Tư” tác giả Đinh Thế Hiển,
Viện Nghiên Cứu Tin Học Và Kinh Tế Ứng Dụng Nhà Xuất Bản Thống Kê, 2009.

21
a) Mô tả sản phẩm và thị trường mục tiêu của dự án
Sản phẩm chính của dự án và mục đích sử dụng
- Giới thiệu sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm (dịch vụ) đã lựa chọn đưa vào
sản xuất kinh doanh theo dự án. Các đặc điểm chủ yếu, tính năng công dụng.
- Nghiên cứu về thị trường và khách hàng
- Cần phải xác định làm rõ những vấn đề sau:
- Có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà dự án định thực hiện không?
- Đối tượng tiêu thụ là ai? Ở khu vực nào?
- Nhu cầu về sản phẩm đã được thỏa mãn chưa? Bằng cách nào?
- Tốc độ tiêu thụ bình quân hàng năm của sản phẩm là bao nhiêu?
- Trong tương lai nhu cầu sẽ phát triển như thế nào?
- Với giá bán và chất lượng như dự kiến có cạnh tranh được với đối thủ hay
không?
- Tình hình cạnh tranh và sẽ sử dụng công cụ cạnh tranh nào?
b) Nghiên cứu nhu cầu và cung cấp sản phẩm
Dự báo nhu cầu bằng cách trực tiếp nghiên cứu thị trường
Thực chất của phương pháp dự báo nhu cầu này là điều tra trực tiếp trên thị trường
đối với người tiêu dùng, người bán, kết hợp với việc lấy ý kiến của chuyên gia trong và
ngoài công ty, trong và ngoài ngành, cũng như các nhà quản trị cao cấp, các nhà tư vấn
đầu tư.
Số dự báo này có ý nghĩa quan trọng đối với độ tin cậy của số liệu dự báo.
- Nghiên cứu nhà cạnh tranh để xác định mức cung
(1) Liệt kê danh sách các nhà sản xuất chính: tên địa chỉ, điểm mạnh-yếu.
(2) Liệt kê danh sách nhà nhập khẩu chính: khối lượng nhập, khả năng nhập.
(3) Ước tính khả năng sản xuất và nhập khẩu.
(4) Cuối cùng lấy cầu tương lai
Khả năng xuất nhập khẩu, chúng ta sẽ xác định được thị phần mục tiêu.
- Xác định giá bán sản phẩm, dịch vụ dự án
- Phải cân đối với giá bán loại sản phẩm, dịch vụ trên thị trường có xét đến
yếu tố cạnh tranh và khả năng chi trả của người tiêu dùng.

22
- Đồng thời phải lựa chọn các phương pháp giới thiệu sản phẩm và phương
án giá thích hợp đối với từng số lượng, từng loại khách mua hàng.
- Phân tích cạnh tranh.
- Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm
- Khả năng cạnh tranh được hiểu là khả năng mà dự án giành được thị phần
và có được mức lợi nhuận nhất định. Khả năng cạnh tranh quyết định đến việc chiếm
lĩnh thị trường của sản phẩm dự án.
- Phân tích khả năng cạnh tranh của dự án bao gồm:
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Bạn đang cạnh tranh ở đâu?
- Ai là đối thủ cạnh tranh của bạn?
- Khi phân tích đối thủ cạnh tranh phải xác định được
- Xác định các đối thủ cạnh tranh và đáp ứng thị trường.
- Xác định chiến lược của đối thủ cạnh tranh và phương thức tiếp cận thị
trường.
- Thiết lập phải đề ra các chiến lược cạnh tranh về giá, chiến lược thị trường
và sản phẩm, chiến lược phân phối kênh phân phối và địa bàn phân phối chủ yếu, chiến
lược khuyến mãi quảng cáo.
3.1.5. Phân tích kỹ thuật dự án
Cơ sở lý luận cho phần này được kết hợp từ phần lý thuyết trích dẫn từ trang 62
đến trang 80 sách “Lập Thẩm Định và Quản Trị Dự Án Đầu Tư” tác giả Phạm Xuân
Giang, nhà xuất bản Tài Chính, 2010 và phần lý thuyết trích dẫn từ trang 19 đến trang
24, sách “Lập và thẩm định hiệu quả tài chính Dự Án Đầu Tư” tác giả Đinh Thế Hiển,
Viện Nghiên Cứu Tin Học Và Kinh Tế Ứng Dụng, Nhà Xuất Bản Thống Kê, 2009.
Nghiên cứu nội dung kỹ thuật là tiền đề cho việc tiến hành nghiên cứu mặt kinh
tế tài chính các dự án đầu tư.
- Mô tả đặc tính sản phẩm: về chỉ tiêu chất lượng, về công dụng và cách sử
dụng của sản phẩm.

23
- Lựa chọn công suất dự án: Xác định dựa trên nhu cầu thị trường về sản
phẩm dịch vụ dự án, khả năng cung ứng nguyên vật liệu, khả năng vốn đầu tư và trình
độ quản lý điều hành, công nghệ và thiết bị sản xuất.
- Xác định nhu cầu nguyên vật liệu, năng lượng và điện, nước. Đây là yếu
tố quan trọng, bởi chúng quyết định đến giá thành sản phẩm.
- Nghiên cứu cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều loại như hệ thống điện, nước,
đường đi, phương tiện vận tải, hệ thống thông tin liên lạc. Quá trình nghiên cứu phải
làm rõ những gì có sẵn, những gì phải xây dựng các công trình mới. Sau đó dự toán chi
phí đầu tư chi phí vận hành của hệ thống để đưa vào xác định nhu cầu vốn.
- Nghiên cứu lựa chọn thực hiện dự án: quyết định về địa điểm là một quyết
định quan trọng. Địa điểm có tác dụng lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp,
đồng thời còn ảnh hưởng lớn đến định phí và biến phí của sản phẩm dự án, cũng như sự
tiện lợi trong hoạt động giao dịch của doanh nghiệp.
- Dự toán tổng kinh phí đầu tư, kinh phí xây dựng, kinh phí thiết bị, lắp đặt
thiết bị, kiến thiết căn bản khác, dự phòng phí.
3.1.6. Tổ chức nhân sự và tiền lương
a) Tổ chức nhân sự
Xác định nhu cầu nhân lực một cách chi tiết để tính toán đầy đủ chi phí lao động
tiền lương như một phần chi phí hoạt động của dự án. Việc tính toán này dựa trên việc
phân tích hai căn cứ chủ yếu:
- Các yêu cầu khác nhau đối với các loại kỹ năng lao động cần thiết của dự
án.
- Các mức lương dự kiến cho các loại kỹ năng lao động này.
Việc dự kiến các mức lương nên xem xét đến tác động của thuế thu nhập cá nhân
mà chính phủ ban hành và khả năng thu hút các loại lao động có kỹ năng từ thị trường
lao động đối với hoạt động của dự án. Nhân sự dự án sẽ gồm hai bộ phận:
Bộ phận gián tiếp
Bao gồm Ban Giám Đốc và các phòng ban quản lý chức năng. Số lượng nhân
viên và cách sắp xếp các phòng ban quản lý chức năng phụ thuộc vào công việc cụ thể
mà đơn vị thực hiện khi dự án đi vào hoạt động. Do đó, phân tích nhu cầu nhân lực cho

24
bộ phận gián tiếp thực chất là phân tích những nhu cầu về loại kỹ năng quản lý cần thiết
cho hoạt động của dự án, phân tích xem số liệu tổ chức có khả năng nhận được các loại
kỹ năng quản lý cần thiết cho hoạt động của dự án hay không? Ở các quốc gia đang phát
triển việc thiếu các cán bộ quản lý có năng lực cũng là một trong những nguyên nhân
làm cho các dự án thất bại.
Tổ chức hệ thống các phòng ban chức năng trong bộ máy quản lý đơn vị nhất
thiết phải xuất phát trên cơ sở xác định số lượng các chức năng quản lý và khối lượng
công việc mà mỗi chức năng phải đảm nhận.
Bộ phận trực tiếp
Số lượng công nhân và nhân viên kỹ thuật ở các bộ phận trực tiếp (bộ phận sản
xuất) được bố trí theo yêu cầu của quy trình công nghệ và cách sắp xếp ca sản xuất.
b) Tiền lương trong doanh nghiệp
- Khái niệm
Tiền lương là thù lao lao động mà chủ doanh nghiệp trả cho nhân viên do công
việc mà họ đã làm trong một đơn vị thời gian. Mức lương phải trả đạt được do sự thỏa
thuận giữa chủ doanh nghiệp với nhân viên và được ghi trong hợp đồng lao động. Thông
thường, vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận nên chủ doanh nghiệp luôn luôn muốn hạ mức
lương nhằm giảm bớt chi phí sản xuất. Vì vậy, nhà nước phải can thiệp vào việc trả
lương của các doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, góp phần ổn
định kinh tế, ổn định xã hội. Sự can thiệp của nhà nước thể hiện ở 2 điểm:
+ Ban hành chính sách tiền lương tối thiểu.
+ Ban hành luật lao động.
- Các thành phần của lương
Lương chính
Được trả cho người lao động căn cứ theo năng lực, theo kết quả công việc hay
theo kinh nghiệm. Hệ thống lương của nhà nước hiện nay phần nào cũng mang tính chất
trả theo kinh nghiệm.
Phụ cấp
Tùy theo hệ thống lương mà chúng ta có các loại phụ cấp như sau:
Phụ cấp chức vụ (hay trách nhiệm)

25
+ Phụ cấp thâm niên
+ Phụ cấp gia đình (nhiều nước quy định trả cho nhân viên phụ cấp gia đình
dựa trên số người lao động phải nuôi dưỡng để giúp đỡ các gia đình đông con giảm bớt
khó khăn.
+ Phụ cấp làm ngoài giờ
+ Phụ cấp công tác
+ Phụ cấp khu vực
+ Phụ cấp di chuyển
+ Phụ cấp trang phục
+ Phụ cấp độc hại
- Phương pháp trả lương
Lương thời gian: Áp dụng cho các công việc không xác định được định mức hay
các công việc đòi hỏi sự có mặt của nhân viên.
Lương sản phẩm: là tiền lương thanh toán cho người lao động căn cứ theo khối
lượng và tính chất mà công việc họ làm trong một đơn vị thời gian. Lương sản phẩm
được tính dựa vào đơn giá lương và sản lượng sản phẩm.
Lương sản phẩm =𝐃𝐠*SL
Trong đó: 𝐃𝐠 là đơn giá lương của loại sản phẩm hay công việc đang tính.
SL là sản lượng sản phẩm hay khối lượng công việc mà người nhân viên đã hoàn
thành.
Lương sản phẩm có 3 loại:
+ Lương sản phẩm cá nhân.
+ Lương sản phẩm tập thể.
+ Lương sản phẩm lũy tiến.
Như vậy khi tính toán quỹ lương hàng năm của dự án, chúng ta cần tính toán đủ
các khoản mục theo quy định của pháp luật, kết hợp với phương pháp trả và mức lương
mà doanh nghiệp chọn để dự trù đủ kinh phí (nhằm đưa vào chi phí sản xuất, xác định
lời lỗ và hiệu quả).

26
3.1.7. Các chỉ tiêu đánh giá và thẩm định dự án
Cơ sở lý luận cho phần này được kết hợp phần lý thuyết trích dẫn từ trang 62 đến
trang 80 sách “Lập Thẩm Định và Quản Trị Dự Án Đầu Tư” tác giả Phạm Xuân Giang,
nhà xuất bản Tài Chính, 2010 và phần lý thuyết trích dẫn từ trang 130 đến trang 148.
Thẩm định dự án đầu tư là rà soát, kiểm tra một cách toàn diện và khoa học các
nội dung của dự án đầu tư, nhằm khẳng định tính hiệu quả và khả thi để từ đó ra quyết
định đầu tư. Hay nói cách khác, thẩm định dự án là phân tích, đánh giá tính khả thi của
dự án đầu tư về tất cả các nội dung kinh tế, kỹ thuật, xã hội, môi trường, chính trị, công
nghệ, pháp luật, tài chính… trên cơ sở các tiêu chuẩn, định mức, quy định của cơ quan
quản lý nhà nước, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: hiện
giá thuần, suất hoàn vốn nội bộ, tỷ số lợi ích trên chi phí, chỉ số sinh lời, thời gian hoàn
vốn.
a) Hiện giá thuần (NPV – Net Present Value)
Khái niệm
Hiện giá thuần (NPV) là hiệu số giữa giá trị hiện tại được tính theo một suất chiết
khấu nào đó của dòng ngân lưu thu vào của dự án sẽ có được trong tương lai so với hiện
giá của các khoản đầu tư phải bỏ ra cho dự án.
Ý nghĩa
NPV phản ánh giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư, cụ thể là lãi sau tính thuế theo
các khoản tiền mặt của từng năm khi quy chúng về thời điểm hiện tại (0). NPV mang
giá trị dương có nghĩa là việc thực hiện dự án sẽ tạo ra giá trị tăng thêm cho chủ đầu tư,
cũng tức là dự án đã bù đắp được vốn đầu tư bỏ ra và có lời tính theo thời giá hiện tại.
Ngược lại, nếu NPV âm, thu nhập có được sau khi bù đắp chi phí sử dụng vốn không
đủ để bù đắp chi phí đầu tư ban đầu, làm thua lỗ cho chủ đầu tư.
NPV chỉ mang ý nghĩa về mặt tài chính. Đối với các dự án xã hội, dự án môi
trường việc xác định NPV khó và phức tạp hơn nhiều. Thậm chí có dự án không cần
tính NPV, như các dự án quốc phòng an ninh nhà nước, hoặc dự án xóa đói giảm nghèo.

27
Công thức tính chỉ tiêu NPV:
𝑛 𝐵𝑗 𝑛 𝐶𝑗
𝑁𝑃𝑉 = ∑ 𝑗
− ∑ 𝑗
𝑗=0 (1 + 𝑖 ) 𝑗=0 (1 + 𝑖 )

Hoặc
𝐵𝑗 − 𝐶𝑗
𝑛 𝑛 𝐶𝐹𝑗
𝑁𝑃𝑉 = ∑ 𝑗
= ∑ 𝑗
𝑗=0 (1 + 𝑖 ) 𝑗=0 (1 + 𝑖 )

Trong đó:
+ 𝐵𝑗 là dòng tiền vào của dự án ở năm thứ j
+ 𝐶𝑗 là dòng tiền ra của dự án ở năm thứ j
+ n vòng đời dự án
+ i lãi suất tính toán
+ 𝐵𝑗 − 𝐶𝑗= 𝑁𝐶𝐹𝑗, đơn giản được kí hiệu là 𝐶𝐹𝑗
Quy tắc chọn lựa dự án theo chỉ tiêu NPV NPV < 0 không lựa chọn dự án.
NPV ≥ 0 lựa chọn dự án.
Ưu và nhược điểm của NPV
- Ưu điểm
NPV cho biết số tiền lãi tính theo số tiền mặt thực tế thu được trong mỗi năm khi
đưa chúng về thời giá đầu năm nhất.
Tính NPV dựa trên dòng ngân lưu có xét đến giá trị thời gian của tiền tệ và quy
mô dự án. Do đó với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì chọn dự án có NPV lớn nhất là
hợp lý.
- Nhược điểm
NPV phụ thuộc vào lãi suất tính toán. Lãi suất tính toán tăng thì NPV giảm và
ngược lại. Do đó bạn có thể là tăng tính hấp dẫn của dự án bằng cách giảm tương đối lãi
suất tính toán. Tuy nhiên, cũng không thể tùy tiện tăng giảm lại suất tính toán một cách
quá đáng.

28
b) Suất hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Returns)
Khái niệm
Suất nội hoàn là suất chiết khấu mà tại đó hiện giá thuần bằng không. Nghĩa là
khi NPV=0 thì dự án cũng đã tạo ra được một tỷ lệ lợi nhuận là IRR.
Ý nghĩa
IRR dùng để thẩm định sự đáng giá của dự án. Nếu IRR của dự án lớn hơn suất
sinh lợi kỳ vọng (Expected Rate) hoặc là lớn hơn suất chiết khấu thì dự án được đánh
giá là có hiệu quả và chấp nhận thực hiện. Suất nội hoàn cho biết khả năng sinh lời nội
bộ của dự án, tức là khi bỏ vốn ra để đầu tư thì mức sinh lợi sẽ là bao nhiêu phần trăm.
Ra quyết định đầu tư nếu IRR lớn hơn hoặc bằng suất chiết khấu.
Công thức tính:
𝑁𝑃𝑉1
𝐼𝑅𝑅 = 𝑖1 + (𝑖1 + 𝑖2 )
𝑁𝑃𝑉1 +|𝑁𝑃𝑉2 |

Trong đó:
𝑖1 là lãi suất tùy ý cho, tương ứng với 𝑁𝑃𝑉1 sao cho 𝑁𝑃𝑉1> 0 và càng gần (0)
càng tốt
𝑖2 là lãi suất tùy ý cho, tương ứng với 𝑁𝑃𝑉2 sao cho 𝑁𝑃𝑉2< 0 và càng gần (0)
càng tốt
|𝑁𝑃𝑉2| là giá trị tuyệt đối của 𝑁𝑃𝑉2, tức chỉ lấy giá trị dương của 𝑁𝑃𝑉2
Việc tính IRR theo công thức là hoàn toàn mò mẫm, thực hiện bằng các phép thử
và điều chỉnh. Để cuối cùng chọn được hai lãi suất tính toán sao cho một lãi suất là cho
NPV dương và gần bằng 0. Lãi suất này gọi là 𝑖1 tương ứng là 𝑁𝑃𝑉1. Lãi suất kia là
cho NPV âm và gần bằng 0. Lãi suất này gọi là 𝑖2 tương ứng là 𝑁𝑃𝑉2. Sau đó, thế các
lãi suất này vào công thức trên ta sẽ tính được IRR, thường hai giá trị lãi suất này được
chọn với mức chênh lệch không quá lớn (≤ 5 %). - Quy tắc lựa chọn dự án theo chỉ tiêu
IRR.
+ IRR <𝒊𝒕𝒕 không chấp nhận dự án.
+ IRR ≥ 𝒊𝒕𝒕 chấp nhận dự án.
+ Nếu dùng IRR là chỉ tiêu lựa chọn dự án, thì dự án nào có IRR cao nhất sẽ được
chọn.

29
Ưu và nhược điểm của IRR
- Ưu điểm
IRR dễ hấp dẫn nhà đầu tư vì cho thấy ngay khả năng sinh lời của dự án, chẳng
hạn IRR của dự án là 15%, có nghĩa là suất sinh lời của dự án bằng 15%.
Tính IRR dựa trên các số liệu của dự án mà không cần phải xác định chính xác
lãi suất tính toán.
IRR khắc phục được nhược điểm của NPV, ở chỗ có thể so sánh các dự án có
thời gian đầu tư khác nhau hay quy mô vốn khác nhau.
- Nhược điểm
Nếu dòng ngân lưu của dự án đổi dấu từ hai lần trở lên, ta sẽ tìm được nhiều IRR
và không biết IRR thực của dự án là bao nhiêu. Các dự án khai thác hầm mỏ, dự án bán
nền nhà trước khi đền bù, giải phóng mặt bằng thường có dòng ngân lưu ròng đổi dấu
nhiều lần.
c) Tỷ số lợi nhuận trên chi phí (B/C – Benefit Cost Ratio)
Khái niệm
Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C) là thương số giữa hiện giá dòng ngân lưu vào với
hiện giá dòng ngân lưu ra trong suốt thời gian thực hiện dự án.
Ý nghĩa
B/C là chỉ tiêu đo lường hiệu quả của dự án bằng tỷ lệ lợi ích thu về với chi phí
bỏ ra. NPV chỉ phản ánh sự giàu có hơn mà không so sánh được với quy mô đầu tư.
Trong khi đó, B/C lại cho thấy hiệu quả này. B/C là so sánh về mặt tỷ lệ còn NPV thì so
sánh về mặt hiệu số. Như vậy, NPV và B/C có liên hệ lẫn nhau và giải thích cho nhau.
Công thức tính:

30
Trong đó: tử số chính là hiện giá dòng vào còn mẫu là hiện giá dòng ra.
Quy tắc lựa chọn dự án theo chỉ tiêu B/C + B/C < 1 không chấp nhận dự án.
+ B/C ≥ 1 chấp nhận dự án.
Giữa nhiều dự án chọn dự án có tỷ số B/C cao nhất.
Ưu và nhược điểm của tỷ số B/C
- Ưu điểm
Chỉ số B/C cho biết một đồng chi phí tạo được bao nhiêu đồng thu nhập tính bình
quân cho cả vòng đời dự án.
- Nhược điểm
Là số tương đối, nên có thể B/C cao nhưng tổng lợi nhuận lại nhỏ.
d) Thời gian hoàn vốn
Khái niệm
Thời gian hoàn vốn là thời gian (tính bằng năm, tháng) cần thiết để chủ đầu tư
thu hồi lại nguồn vốn đầu tư ban đầu.
Ý nghĩa
Thời gian hoàn vốn phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư ban đầu về dự án. Nó
cho biết sau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn giúp
cho người thẩm định có một cái nhìn tương đối chính xác về mức độ rủi ro của dự án.
Cách tính
- Không xét đến yếu tố thời gian của tiền tệ (không chiết khấu)
Tính bằng cách cộng dồn ngân lưu ròng qua các năm và xem sau bao lâu thì bù
đắp đủ số tiền ban đầu (năm 0).
Vì tiền có giá trị về mặt thời gian ở những năm khác nhau nên chỉ tiêu thời gian
hoàn vốn tính theo cách này chưa phản ánh chính xác hiệu quả đầu tư của dự án. Để
khắc phục, thời gian hoàn vốn tính theo phương pháp có chiết khấu.
- Có xét đến yếu tố thời gian của tiền tệ
Cũng tính như trên nhưng nhưng dòng ngân lưu ròng được hiện giá với suất chiết
khấu là chi phí sử dụng vốn đầu tư. Sau đó lấy vốn đầu tư khấu trừ qua các năm, tính số
năm khấu trừ và xác định tỷ lệ thời gian của năm cuối cùng, để tính ra số tháng và có
thể là cả số ngày hoàn vốn.

31
Quy tắc lựa chọn dự án theo chỉ tiêu thời gian hoàn vốn
- Thời gian hoàn vốn phải nhỏ hơn thời gian hoàn vốn định mức.
- Thời gian hoàn vốn định mức theo quy định. Dự án trong những ngành
nghề khác nhau thì có thời gian hoàn vốn định mức khác nhau.
Ưu và nhược điểm của chỉ tiêu thời gian hoàn vốn
- Ưu điểm
Tính toán thời gian hoàn vốn đơn giản, nhất là đối với trường hợp không xét đến
yếu tố thời gian của tiền tệ.
Thời gian hoàn vốn rất thích hợp cho việc chọn dự án trong trường hợp chủ đầu
tư không dồi dào về nguồn vốn, nền kinh tế thiếu tính ổn định, đầu tư có thể gặp nhiều
rủi ro.
Do có những ưu điểm kể trên mà chỉ tiêu thời gian hoàn vốn được sử dụng rộng
rãi và là chỉ tiêu bắt buộc phải tính toán khi lập dự án đầu tư.
- Nhược điểm
Không xét đến khoản thu hồi sau thời điểm hoàn vốn. Do đó, một dự án có thời
gian hoàn vốn dài.
3.1.8. Phân tích rủi ro
Khi thực hiện đầu tư, các dự án sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro. Rủi ro đó chính
là sự khác biệt giữa giá trị thực tế so với giá trị kỳ vọng. Nếu dự án có nhiều biến số
không ổn định thì mức độ rủi ro của dự án sẽ càng cao. Về kỹ thuật phân tích rủi ro, ta
có thể vận dụng phương pháp phân tích tĩnh (độ nhạy, tình huống) hoặc dùng phương
pháp phân tích động (mô phỏng). Phân tích rủi ro sẽ giúp các nhà đầu tư nhận diện rủi
ro, biết được mức độ tác động của các biến số đến kết quả dự án, theo đó cân nhắc liệu
kết quả dự án có đáng đánh đổi với mức độ rủi ro như vậy hay không. Bên cạnh đó, việc
phân tích rủi ro cũng sẽ hỗ trợ cho nhà đầu tư chuẩn bị trước các phương án dự phòng
và quản lý rủi ro trong tương lai.

32
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
a) Thu thập thông tin số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong nghiên
cứu của mình, tác giả sử dụng kỹ thuật chính để thu thập số liệu sơ cấp là phỏng vấn
trực tiếp thông qua bảng câu hỏi khảo sát
- Tác giả xây dựng cho nghiên cứu của mình một bảng câu hỏi khảo sát để
thu các thông tin cần thiết như: thu nhập, nhu cầu sử dụng sản phẩm, giá cả mong muốn.
- Tiếp theo, tác giả dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện (phi xác suất)
để sử cho cuộc khảo sát này.
- Để thực hiện việc nghiên cứu số liệu đề tài, tác giả chọn mẫu chủ yếu là
những đối tượng giới trẻ, học sinh - sinh viên, nhân viên văn phòng, công nhân, … khu
vực tỉnh Vĩnh Long nơi dự án được thực hiện.
- Trong trường hợp điều tra tác giả không biết chính xác tổng thể, vì vậy tác
giả sử dụng công thức như sau:
𝑧 2 (𝑝 × 𝑞)
𝑛=
𝑒2
Trong đó:
n: cỡ mẫu
Z: Giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy giá trị Z =
1,96)
p: ước tính tỉ lệ % tổng thể
q: 1 - p
Thưởng tỷ lệ p và q được ước tính 50 % / 50 %, đó là khả năng lớn nhất có thể
xảy ra của tổng thể
e: sai số cho phép (±3%, ±4%, ±5%, ±7%..)
Từ công thức ta cho số như sao: độ tin cậy giá trị Z = 1,96, p = 0,3, e = 0,1
Vậy kích thước mẫu điều tra tối thiểu là 80 mẫu tương ứng 80 người trong địa
điểm tiến hành khảo sát. Để tránh có sai sót trong quá trình khảo sát, tiểu luận dự kiến
lấy 85 cỡ mẫu khảo sát. Lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.

33
b) Thu thập thông tin số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp là số liệu thứ cấp của nghiên cứu chủ yếu lấy từ các sách
báo, luận văn tốt nghiệp, từ mạng internet để làm tư liệu tham khảo cho dự án.
3.2.2. Công cụ xử lý và phân tích số liệu
Các thông tin thu thập được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel để tìm hiểu
nhu cầu thị trường và nghiên cứu tính khả thi của dự án mở Cafe Luna Thư Giãn tại
huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Sử dụng phần mềm Excel để tính toán các chỉ tiêu: chỉ
tiêu tài chính, chỉ tiêu kinh tế, phân tích độ nhạy… Ngoài ra, dự án có sử dụng phương
pháp xây dựng kế hoạch ngân lưu theo quan điểm EPV. Trong thẩm định dự án, người
ta thường sử dụng phương pháp trực tiếp để xác định ngân lưu ròng của dự án. Do đó,
dự án này cũng chỉ tập trung vào việc xây dựng kế hoạch ngân lưu theo phương pháp
trực tiếp.
3.2.3. Phương pháp phân tích
a) Phương pháp thống kê mô tả
Các thông tin thu thập được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Excel để phân
tích thị trường, phân tích kỹ thuật, đánh giá tác động của sản phẩm, đánh giá thái độ của
khách hàng và nghiên cứu mức độ khả thi của dự án.
b) Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là một phương pháp khá phổ biến trong phân tích kinh tế
cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. Nội dung so sánh phải có các chỉ tiêu giống
nhau. Có hai loại so sánh:
- So sánh tuyệt đối: là số thể hiện trị số của chỉ tiêu kinh tế tức là thể hiện
khối lượng và quy mô của các chỉ tiêu kinh tế.
- So sánh tương đối: là loại chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa hai
chỉ tiêu cùng loại nhưng có điểm khác nhau hoặc 2 chỉ tiêu khác loại nhưng có liên quan.

34
c) Phân tích độ nhạy
Phân tích độ nhạy là cho một số hoặc một số biến được cho là rất rủi ro như giá
bán, khối lượng tiêu thụ, chi phí đầu vào… thay đổi để xác định NPV, IRR, doanh thu
dự án thay đổi như thế nào.
Phân tích độ nhạy cho phép chủ đầu tư đánh giá được độ an toàn về tài chính của
dự án.
Có 3 loại phân tích:
- Phân tích độ nhạy một chiều: thay đổi một biến rủi ro nhất, từ đó biến kết
quả sẽ
- thay đổi như thế nào.
- Phân tích độ nhạy hai chiều: thay đổi hai biến rủi ro nhất, từ đó biến kết
quả sẽ thay đổi như thế nào.
- Phân tích độ nhạy đa chiều: thay đổi một số biến rủi ro nhất, từ đó biến
kết quả sẽ thay đổi như thế nào.
Sau đây là các bước để thực hiện phương pháp này:
Bước 1: Xác định các biến cố có nguy cơ mang lại rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến
kết quả của dự án.
Bước 2: Nhập giá trị của các biến được xác định ở bước 1 và giá trị kết quả dự
án vào bảng Excel. Giá trị của kết quả phải được tính theo công thức.
Bước 3: Lựa chọn biến nhất định, giá trị mỗi bước thay đổi của biến này.
Bước 4: Nhập tên biến nhất định và giá trị mỗi bước thay đổi của biến nhất định
đó vào cùng một cột của bảng excel trên. Gán giá trị kết quả của dự án vào dòng đầu
tiên của cột tiếp theo.
Bước 5: Chọn miền địa chỉ của hai cột ở bước 4 (kể cả những ô chưa có dữ liệu
của hai cột này). Sau đó vào Data -> Table. Tại ô column input cell trong bảng table ta
điền địa chỉ của giá trị cần phân tích chọn OK.

35
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Giới thiệu sơ lược về dự án kinh doanh Cafe Luna Thư Giãn
4.1.1. Giới thiệu sơ lược về dự án
Dự án Cafe Luna Thư Giãn tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long được thiết lập với
mong muốn thu hút được lượng khách du lịch, giới trẻ và khách địa phương đến thưởng
thức, tận hưởng không gian thoải mái, mát mẻ tại quán. Với diện tích tương đối rộng
khoảng 100m2 tọa lạc tại Lê lợi, Thị Trấn Trà Ôn, Trà Ôn, Vĩnh Long. Hình thức kinh
doanh là dịch vụ nước giải khát, thức ăn nhẹ, kết hợp với không gian vườn có nhiều cây
cảnh và một số dịch vụ đi kèm khác.
Đến với Cafe Luna Thư Giãn khách hàng sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị. Một
trong những điểm nhấn chính của quán là chất lượng sản phẩm tốt và mức giá ưu đãi so
với thị trường. Quán cafe sân vườn có không gian thoáng, yên tĩnh và gần gũi với thiên
nhiên. Ngày nay, khách hàng có xu hướng tìm đến thiên nhiên để thư thái và tìm cho
mình cảm giác bình yên. Đây cũng là yếu tố kích thích khả năng sáng tạo cũng như nâng
cao hiệu quả công việc cho họ.
Cây cối có khả năng cho bóng mát và làm giảm điều hòa không khí. Dưới những
tán cây, nhiệt độ giảm xuống khoảng 3-5 độ, lá cây quang hợp phát ra hơi nước nên độ
ẩm được cân bằng. Việc bố trí hợp lý cây xanh trong quán sẽ tăng khả năng cân bằng
nhiệt độ mà không cần sử dụng máy lạnh. Mô hình quán cafe sân vườn đáp ứng được
thị hiếu và sở thích của nhiều đối tượng khách hàng muốn tìm về với thiên nhiên để
thoải mái, thư giãn.
Khách hàng sẽ thưởng thức những sản phẩm có chất lượng tốt, không gian thoáng
đãng, sạch sẽ, gần gũi với thiên nhiên. Đây sẽ là một địa điểm lý tưởng để khách hàng
giao lưu thư giãn cùng với bạn bè người thân của mình. Quán sẽ cung cấp menu đa dạng
với món chính là cà phê, ngoài ra còn có sữa tươi, nước ép trái cây và các thức uống
36
khác với chất lượng tuyệt vời và phù hợp với khẩu vị khách hàng, giúp khách hàng có
trải nghiệm tốt nhất và thể quên được khi đến với Cafe Luna Thư Giãn. Cung cách phục
vụ ân cần, chu đáo tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, gần gũi mỗi khi đến quán.
- Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh quán Cafe
- Vị trí trong ngành: cửa hàng
- Quán dự kiến khai trương vào tháng 12, năm 2023.
- Thời gian dự kiến hoạt động: 5 năm
- Chủ quán (chủ đầu tư): Phạm Thị Ngọc Ngân
- Địa chỉ: Phạm vi khu vực Thị Trấn Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
4.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của cửa hàng
a) Tầm nhìn
Kinh doanh phát triển dự án bền vững bằng việc mang đến cho khách hàng sự
thư giãn, thoải mái, vui vẻ và đặc biệt là sự hài lòng, tin tưởng khi trải nghiệm những
thức uống chất lượng.
b) Sứ mệnh
Tập trung xây dựng, phát triển đội ngũ nhân viên, mang đến những thức uống
chất lượng và đặc biệt “ngon” phù hợp với khẩu vị của khách hàng. Đáp ứng tối đa hóa
thị hiếu của người tiêu dùng và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để
góp phần làm gia tăng giá trị sống đến khách hàng, xã hội.
c) Giá trị cốt lõi
- Chất lượng tạo nên giá trị: chất lượng được xem là yếu tố chủ lực quyết
định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của quán, khẳng định giá trị mà quán mang
lại cho nền kinh tế - xã hội.
- Tinh thần trách nhiệm với công việc cao: nâng cao chất lượng dịch vụ, đội
ngũ nhân viên mang đến sự trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng và thỏa mãn nhu cầu
thưởng thức, trải nghiệm của khách hàng một cách hiệu quả nhất.
- Tôn trọng giá trị đạo đức kinh doanh: văn hóa và đạo đức kinh doanh trong
doanh nghiệp là thành phần quan trọng không thể thiếu cho một doanh nghiệp muốn
phát triển bền vững.

37
4.1.3. Hình thức kinh doanh của cửa hàng
Tổng thể dự án quán cà phê kết hợp sân vườn “Cafe Luna Thư Giãn” tại Thị Trấn
Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Dự án có sự kết hợp giữa quán và như cầu của khách hàng, nhu
cầu về ăn - uống- hội họp, giải trí, không gian thoải mái. Hình thức này tạo được tính
lựa chọn, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sử dụng cùng một lúc, bên cạnh đó, phương
thức kinh doanh tại quán bao gồm phục vụ khách hàng tại quán và phục vụ sản phẩm
của quán với hình như mang về, đặt hàng và giao hàng qua các hình thức số điện thoại,
app shoppe food, bemin, …
Thị trường kinh doanh hàng quán tại các tỉnh thành ngày một gia tăng, các quán
khởi nghiệp từ các bạn sinh viên hay những cá nhân tổ chức mở ra kinh doanh ngày một
nhiều, nhưng không phải hàng quán nào cũng trụ được lâu, vì những lý do quán không
cập nhật các hình thức giới trẻ ngày nay hướng đến, cũng như về sản phẩm, dịch vụ tại
quán không đáp ứng tốt cho khách hàng khiến cho quán không thể duy trì lâu vì lượng
khách hàng ngày một giảm dẫn tới việc phá sản. Nhận định được những vấn đề trên
thông qua những quan sát và những kinh nghiệm rút ra, tác giả xây dựng quán cà phê
kết hợp sân vườn sẽ tiếp cận khách hàng thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt và
tạo một cảm giác thư giãn hòa mình vào thiên nhiên sông nước, giúp cho khách hàng
luôn thoải mái khi đến quán.
Quán kinh doanh dự trên một nét văn hóa vừa cổ xưa vừa hiện đại, sản phẩm
mang lại cho khách hàng với sự động đáo và sáng tạo chính trong ly cà phê cùng với
mảnh vườn như mơ. Cam kết mang lại cho khách hàng những món ăn hay nước uống
đa dạng và phong phú cho khách hàng lựa chọn. Việc kết hợp giữa cà phê và sân vườn,
đầu tiên mang lại sự phát triển trong việc kinh doanh và phát triển kinh tế, tiếp đến là
mang lại cho khách hàng sự đa dạng về sản phẩm cũng như tránh sự nhàm chán đến với
quán. Khi chúng ta ngồi nhâm nhi một ly cà phê cùng với bạn bè thứ không thể thiếu đó
chính là một cảnh đẹp để thư giãn và hòa mình vào nó, tạo nên vị ngon hơn mà không
bị ngán, và ngồi tán gẫu nhâm nhi cùng bạn bè. Bên cạnh đó đặc điểm phong cách riêng
của quán mang đến cho khách hàng không gian đẹp, yên tĩnh, vui vẻ, đây là nơi để bạn
bè tán gẫu, đến với quán vui chơi giải trí, và thưởng thức những phút giây của riêng
mình hay với bạn bè, người thân ôn lại những kỉ niệm đẹp, và là nơi để trao đổi bàn
công việc với đối tác khách hàng.
38
4.2. Phân tích thị trường thực hiện dự án
4.2.1. Khảo sát nhu cầu khách hàng
Để nhận xét, đánh giá và phân tích nhu cầu của người tiêu dùng nên việc khảo
sát thị trường đã được tiến hành (Bảng câu hỏi khảo sát xem ở phụ lục 1). Đối tượng
khảo sát ở đây chính là đối tượng, học sinh, sinh viên, công nhân và các đối tượng khác
tại khu vực mà quán “Cafe Luna Thư Giãn” sẽ mở qua đó nắm bắt được nhu cầu thị
trường. Tổng số phiếu điều tra được là 85 phiếu, vì vậy mẫu điều tra là mẫu. Sau khi
khảo sát, dùng phần mềm Excel để xử lý số liệu, đạt được những kết quả sau đây:
a) Giới tính
Hình 4.1. Tỷ Lệ Khảo Sát Khách Hàng Theo Giới Tính

Nguồn: Kết quả điều tra


Qua kết quả khảo sát ở Hình 4.1 cho ta thấy, nhu cầu thưởng thức Cafe và thức
uống khác của phái nữ chiếm tỷ lệ cao với 54,1% (46/85phiếu), còn phái nam thì chiếm
tỷ lệ ít hơn, với 45,9% tương đương (39/85 phiếu) người tham gia khảo sát. Nhận thấy
rõ nhu cầu sử dụng các thức uống khác của phái nữ ở mức cao hơn so với phái nam và
mức độ quan tâm về các sản phẩm cũng nhiều hơn.
b) Độ tuổi
Tùy vào mỗi độ tuổi mà nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng về cafe là khác
nhau. Tùy vào độ tuổi mà người tiêu dùng xác định được sản phẩm, địa điểm phù hợp
để phân loại được nhiều thị hiếu về sản phẩm.

39
Hình 4.2. Tỷ Lệ Khảo Sát Khách Hàng Theo Độ Tuổi

Nguồn: Kết quả điều tra


Qua kết quả khảo sát ở Hình 4.2 ta thấy đối tượng có độ tuổi dưới 18 chỉ chiếm
4,8% (4/85 phiếu), độ tuổi từ 18-20 chiếm tỷ lệ với 17,6% (15/85 phiếu), độ tuổi trên
30 tuổi chiếm tỷ lệ bằng với độ tuổi từ 18-20 với tỷ lệ 17,6% (15/85 phiếu), độ tuổi từ
20-30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong phần khảo sát này với 60% (51/85 phiếu). Qua đây
chúng ta thấy rằng độ tuổi từ 20-30 tuổi có nhu cầu và sở thích uống cafe cao nhất lên
đến 60%. Do ở độ tuổi này có nhu cầu trò chuyện, thảo luận nhiều, kiếm được thu nhập
và tham gia nhiều hoạt động xã hội, nên việc dùng cafe hay nước giải khát khác cũng
trở thành nhu cầu cần thiết.
c) Nghề nghiệp
Nghề nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tiến hành
khảo sát. Tùy vào tính chất công việc, tính chất ngành nghề mà mỗi đối tượng có nhu
cầu uống cafe khác nhau.
Hình 4.3. Tỷ Lệ Khảo Sát Khách Hàng Theo Nghề Nghiệp

Nguồn: Kết quả điều tra


40
Qua kết quả khảo sát ở Hình 4.3 cho thấy đối tượng học sinh, sinh viên chiếm tỉ
lệ cao nhất với 62,4% (53/85 phiếu), nhân viên văn phòng chiếm 20% (17/85 phiếu),
kinh doanh tự do với 9,4% (8/85 phiếu) còn lại là công nhân chiếm tỷ lệ với 8,2% (7/85
phiếu). Qua đó ta cũng xác định được đối tượng tham gia khảo sát chính là học sinh,
sinh viên. Ngoài ra, còn phải đề ra các chiến lược để thu hút đối tượng khảo sát là đối
tượng kinh doanh và nhân viên văn phòng, các đối tượng này có tiềm năng để dự án đi
vào thành công.
d) Thu nhập hàng tháng
Hàng tháng tùy theo mức thu nhập mà mọi người đều dành ra một khoản chi tiêu
để phục vụ nhu cầu giải trí, thư giãn của bản thân và gia đình. Chính vì vậy thu nhập là
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của khách hàng.
Hình 4.4. Tỷ Lệ Khảo Sát Khách Hàng Theo Thu Nhập Hàng Tháng

Nguồn: Kết quả điều tra


Dự án đưa ra mức thu nhập khảo sát là từ dưới 2 triệu đến trên 8 triệu đồng trên
tháng vì đối tượng khảo sát là học sinh-sinh viên, kinh doanh tự do, nhân viên văn phòng
là chủ yếu.
Qua điều tra ở Hình 4.4 cho thấy, số lượng khách hàng đến cửa hàng có thu nhập
từ 2 đến 5 triệu là chủ yếu, chiếm 30,6% (26/85 phiếu), bên cạnh khách hàng có thu
nhập từ 2 đến 5 triệu là cao nhất thì khách hàng có thu nhập dưới 2 triệu cũng khá cao,
chiếm 25,9% (22/85 phiếu), chiếm 24,7% (21/85 phiếu) là khách hàng có thu nhập từ 5-
8 triệu đồng. Từ đó cho thấy khách hàng đến với quán thường có mức thu nhập ổn định
từ 2 đến 5 triệu đồng. Ngoài ra, khách hàng có mức thu nhập trên 8 triệu đồng chiếm

41
18,8% (16/85 phiếu). Khảo sát mức thu nhập của khách hàng để từ đó đưa ra mức giá
hợp lý chấp nhận được cho khách hàng.
e) Khu vực mua sắm
Vị trí địa lý ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của cửa hàng, khảo sát mức
độ mua sắm tại các khu vực của khách hàng góp phần đưa ra địa điểm phù hợp nhất cho
chủ đầu tư.
Hình 4.5. Tỷ Lệ Khảo Sát Khu Vực Thường Xuyên Dùng Cafe

Nguồn: Kết quả điều tra


Qua khảo sát ở Hình 4.5 cho ta thấy tỷ lệ khách hàng ở khu vực lân cận lựa chọn
đến quán để thưởng thức đồ uống, chiếm 51,8% (44/85 phiếu) của tổng số, theo sau đó
là tỷ lệ thường xuyên đến quán tại huyện Trà Ôn với 30,6% (26/85 phiếu) và cuối cùng
là khu vực tỉnh Vĩnh Long chiếm tỷ lệ nhỏ nhất chỉ với 17,6% tương đương 15 trên 85
khách hàng tham gia khảo sát. Điều này là phù hợp, bởi vì đối tượng được phỏng vấn
nhiều nhất là khu vực thuộc các khu vực lân cận.
f) Số lần đến quán cà phê
Khảo sát mức độ thường xuyên của khách hàng đến quán để thấy được thực trạng
hiện tại, nhu cầu đến quán cà phê của khách hàng. Tiến hành khảo sát ở khu vực chuẩn
bị mở quán (Thị Trấn Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) để thấy được mức độ khách hàng uống
cà phê nhiều hay ít.

42
Hình 4.6. Tỷ Lệ Số Lần Khách Hàng Đến Quán

Nguồn: Kết quả điều tra


Qua khảo sát cho thấy có 30 khách hàng trên 85 khách hàng được khảo sát đến
quán cafe 3 đến 5 lần trong tuần chiếm tỷ lệ cao nhất 35,3%, lượng khách hàng thỉnh
thoảng đến quán chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 34,1% (29/85 phiếu). Kế tiếp là số khách
hàng đến quán từ 1-2 lần/tuần chiếm 22,4% (19/85 phiếu) và cuối cùng là số khách hàng
đi mỗi ngày chiếm 8,2% (7/85 phiếu).
g) Thời điểm đến quán cafe
Xác định khoảng thời gian khách hàng đến quán cũng là một trong những bước
đầu chuẩn bị kế hoạch đón tiếp khách hàng. Qua khảo sát nhận thấy lượng khách hàng
đến quán thay đổi như sau:
Hình 4.7. Tỷ Lệ Thời Điểm Khách Hàng Đến Quán

Nguồn: Kết quả điều tra

43
Thông qua điều cho thấy, số lượng khách hàng đến với quán cũng thay đổi theo
thời gian. Buổi tối là sự lựa chọn nhiều nhất của khách hàng chiếm đến 47,3% (42/85
phiếu), thời gian này khách đến quán chủ yếu để giải trí, thư giãn sau một ngày làm việc,
học tập mệt mỏi, căng thẳng. Thời gian vào buổi sáng có số lượng khách hàng tập trung
khá đông chiếm 23,7% (19/85 phiếu). Liền kề buổi sáng là buổi chiều chiếm 18,3%
(7/85 phiếu), vào thời điểm này thường đến quán gần như cùng lúc. Ngoài ra có 10,8%
(4/85 phiếu) là khách hàng chọn thời gian buổi trưa để đến với quán.
h) Đối tượng lựa chọn cùng đi uống cafe
Hình 4.8. Tỷ Lệ Khách Hàng Cùng Đi Uống cafe

Nguồn: Kết quả điều tra


Theo như kết quả khảo sát ở Hình 4.8, khách hàng chủ yếu lựa chọn cùng đi uống
cafe với bạn bè, đồng nghiệp chiếm 53,8% (45/85 phiếu), theo sau đó là sự lựa chọn về
việc đi uống cafe cùng gia đình, bạn bè chiếm 24,6% (21/85 phiếu). Việc lựa chọn đi
uống cafe một mình chiếm tỷ lệ không nhỏ với 17,7% (15/85 phiếu) và cuối cũng là việc
lựa chọn đi uống cafe cùng cùng những ý khác, chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong khảo sát với
3,9% tương đương 4/85 người tham gia khảo sát. Điều này là phù hợp, vì đối tượng khảo
sát phần lớn là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng.

44
i) Các loại thức uống
Hình 4.9. Tỷ Lệ Lựa Chọn Các Loại Thức Uống

Nguồn: Kết quả điều tra


Theo như kết quả khảo sát ở Hình 4.9, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng sử
dụng thức uống gì, từ đó lên menu để khách hàng lựa chọn, đem đến những lựa chọn tốt
nhất cho khách hàng là một trong những tiêu chí hàng đầu của quán. Qua kết quả khảo
sát cho thấy cà phê được khách hàng ưa thích và lựa chọn nhiều nhất với 29,9% (25/85
phiếu), tiếp theo là 25,6% (22/85 phiếu) là khách hàng lựa chọn các loại trà trái cây, liền
kề là 20,1% (17/85 phiếu) giành cho khách hàng lựa chọn các loại nước ép, lựa chọn kế
tiếp của khách hàng là 18,3% (15/85 phiếu) giành cho khách hàng chọn là các loại sinh
tố, cuối cùng là lựa chọn khác của khách hàng chiếm tỷ lệ 6,1% (6/85 phiếu).
j) Mức giá khách hàng chấp nhận chi trả
Thông qua khảo sát về mức giá mà khách hàng chấp nhận cho việc chi trả cho
các loại thức uống tại Cafe Luna Thư Giãn là:
Hình 4.10. Tỷ Lệ Khách Hàng Chi Trả Cho Các Loại Thức Uống Ở Quán

Nguồn: Kết quả điều tra

45
Theo như kết quả khảo sát ở Hình 4.10 ở khu vực chuẩn bị mở quán kinh doanh,
cho thấy nhu cầu của khách hàng ở đây khá cao. Vì vậy mức giá chấp nhận cho mỗi sản
phẩm cũng được khách hàng quan tâm và chấp nhận ở mức giá 20-35 nghìn đồng/ly
thức uống tại quán rất cao với tỷ lệ 61,2% (52/85 phiếu), kế tiếp là mức giá 35-50 nghìn
đồng/ly thức uống tại quán với tỷ lệ 23,5% (20/85 phiếu). Kế tiếp là 11,8% (10/85 phiếu)
đối với mức giá < 20 nghìn đồng/ly và với sự lựa chọn ít nhất chiếm 3,5% (3/85 phiếu)
đối với mức giá ≥ 50 nghìn đồng/ly. Từ đó đưa ra mức giá phù hợp với từng phân khúc
khách hàng, đưa ra chiến lược giá hợp lý để phù hợp với nhu cầu khách hàng.
k) Tiêu chí lựa chọn quán Cafe
Tiêu chí lựa chọn quán của khách hàng cũng là điều quan trọng đáng chú ý. Để
nhà kinh doanh có thể biết được yếu tố nào là quan trọng nhất trong việc thu hút khách
hàng đến với quán.
Hình 4.11. Tỷ Lệ Khảo Sát Tiêu Chí Lựa Chọn Quán Cafe

Nguồn: Kết quả điều tra


Qua khảo sát ở Hình 4.11 cho ta thấy, tiêu chí lựa chọn quán cafe để thưởng thức
từng ly nước ngon, chất lượng để ghi dấu ấn với khách hàng. Ta thấy khách hàng rất
đồng ý về vấn đề chất lượng sản phẩm là cao nhất với 36/85 người tham gia khảo sát,
chiếm 42,3%. Theo sau đó là tiêu chí giá cả với 38,8% (33/85 phiếu). Ngoài ra, lựa chọn
về thái độ phục vụ cũng chiếm tỷ lệ cao là 37,6% (32/85 phiếu. Còn không gian đẹp,
gần gũi, thái độ phục vụ chu đáo và thức uống đa dạng thì khách hàng cũng không quá
chú trọng, chỉ với 36,5% (31/85 phiếu), 35,3% (30/85 phiếu) và 34,1% (29/85phiếu).

46
4.2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
a) Đối thủ cạnh tranh
Để chiến thắng trong cuộc đua bất kì nào đó chúng ta cần phải biết điểm mạnh
và điểm yếu của đối phương là gì, người xưa có câu: “Biết người biết ta trăm trận trăm
thắng”, trong việc kinh doanh cũng vậy cần phải tìm hiểu biết đối thủ của mình là ai,
đối thủ đang ở vị trí nào trên thị trường, có những điểm mạnh gì qua đó mình có thể nắm
bắt được đối thủ thông qua thị trường, và tạo cho mình những điểm mạnh nổi bật hơn
mang nét riêng của mình để đạt được vị trí vững chắc trên thị trường kinh doanh.
Hình 4.12. Một Số Đối Thủ Cạnh Tranh

Nguồn: Khảo sát thị trường của tác giả (2023)


Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu thị trường thì khu vực Thị Trấn Trà Ôn và
các khu vực lân cận có khoảng trên dưới 10 cửa hàng kinh doanh lĩnh vực cafe lớn nhỏ.
Không thể không kể đến “Cafe Hà Mộc” và “Cafe Cây Xanh” là hai đối thủ nắm giữ thị
phần vững chắc. Còn có các đối thủ như “Cà Phê Hoa Phượng”, “Cà Phê Sân Vườn Góc
Phố”.
Điểm mạnh của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là:
- Thời gian kinh doanh của quán hoạt động đã lâu.
- Đã có nhiều kinh nghiệm trong thị trường kinh doanh.
- Quy mô hoạt động từ trung bình đến rộng từ các cửa hàng.
Tuy nhiên một số điểm còn hạn chế của các cửa hàng:
- Hình thức hoạt động của quán tốt nhưng lại còn thiếu sót về phần dịch vụ
phục vụ khách hàng, không làm hài lòng khách hàng.

47
- Chưa có nhiều hình thức đa dạng hình thức kinh doanh kết hợp, hầu như
chỉ tập trung vào nước uống.
- Không gian quán không đủ đáp ứng cho khách hàng.
b) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Hiện nay hình thức kinh doanh kết hợp đang diễn ra vô cùng sôi nổi, các ông lớn
như: Highland Coffee, The Coffee House, … mở những chi nhánh trên trung tâm tỉnh
Vĩnh Long đang hoạt động vô cùng đông đúc. Do vậy không thể phủ nhận mức độ ảnh
hưởng của các quán, có nhiều kinh nghiệm và am hiểu lĩnh vực kinh doanh trên thị
trường. Trong tương lai có thể các chi nhánh nhỏ sẽ mở tại Thị Trấn Trà Ôn, vì vậy
không nên xem nhẹ đối thủ tiềm ẩn này trong thị trường tiềm năng hiện tại.
4.2.3. Nhà cung cấp
a) Nhà cung cấp nguyên liệu sản phẩm kinh doanh
Việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp là điều vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng
đến chất lượng sản phẩm cung ứng đến khách hàng, đồng thời liên quan trực tiếp đến
chi phí đầu vào, nguồn tài chính của quán. Chính vì vậy cần có sự gắn bó bền chặt với
nhà cung cấp nhằm đảm bảo nguồn hàng bán ra. Việc lựa chọn nhà cung cấp có chất
lượng tốt, ổn định về giá và uy tín là một điều không phải dễ dàng.
- Công Ty TNHH CÀ PHÊ DAKLAK
Địa chỉ: Thôn 19/5, Xã Ea Yong, Huyện Krông Pắc, Việt Nam
Công Ty TNHH cà phê Daklak chuyên sản xuất, chế biến và cung cấp các loại:
Cà phê, Cà phê xay, cà phê hạt, …
Với sự điều hành tài giỏi của một chuyên gia nước ngoài cùng đội ngũ công từ
chuyên nghiệp, tay nghề cao, cà phê Daklak đã vươn lên trở thành doanh nghiệp dẫn
đầu thị trường Việt Nam trong lĩnh vực chế biển cung cấp các sản phẩm trà, cà phê sạch.
Các sản phẩm của Daklak luôn đa dạng, giải thành lý cao cấp đến bình dân, chất
lượng cao, an toàn sức khỏe cha người tiêu dùng Daklak luôn nỗ lực hơn nữa để đáp
ứng tốt nhất và nhanh nhất mọi nhu cầu của khách hàng hơn nữa.
- Siêu Thị Co. opMart Vĩnh Long
Địa Chỉ: Đường 3 Tháng 2, TX. Vĩnh Long, Vĩnh Long

48
Cung cấp các nguồn nguyên liệu sỉ lẻ đa dạng như: đồ gia dụng, điện gia dụng,
gia vị, đồ tẩy rửa, sản phẩm tươi mới, … Giá cả hợp lý, chất lượng sản phẩm uy tín,
đang tin cậy.
b) Nhà cung cấp trang thiết bị
- Chợ Lớn
Địa chỉ: 57A đường Tháp Mười thuộc phường 2, Quận 6, TPHCM.
Chủ yếu là nơi cung cấp hàng sỉ số lượng lớn với giá cả vô cùng hợp lý. Thậm
chí, nếu bạn là khách quen và mua với số lượng nhiều còn nhận được những ưu đãi hấp
dẫn. Một số mặt hàng bạn có thể mua được ở Chợ Lớn như: quần áo, giày dép, bánh
kẹo, gia vị, đồ gia dụng, thực phẩm, … Những mặt hàng ở đây vô cùng phong phú và
đa dạng, bạn có thể thỏa sức lựa chọn.
- Chợ Vĩnh Long
Địa chỉ: Đường 1/5, Phường 1, Thành Phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Cung cấp đầy đủ các loại trang thiết bị, công cụ dụng cụ như: ly, tách, xoong,
nồi, dụng cụ mài, dụng cụ bào, muỗng xúc đá, dụng cụ đong, … Đây là chợ những dụng
cụ trang thiết bị này, tập trung đầy đủ những dụng cụ pha chế, chế biến cần thiết, giá cả
những trang thiết bị này đã có giá sẵn trên thị trường nên giá cả ở đây thường đúng với
giá thị trường. Vì những trang thiết bị, dụng cụ pha chế, chế biến này có thời gian sử
dụng thường là 3 năm nên không phải thường xuyên mua.
- Siêu Thị Điện Máy Xanh
Địa chỉ: Số 1, Khu Phố 3, Thị Trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long
Siêu thị Điện máy Xanh cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bao gồm: tủ lạnh, máy
lạnh, đồ điện lạnh, đồ gia dụng, … Mua tại siêu thị, sản phẩm chất lượng uy tín được
bảo hành 24 tháng, sản phẩm tại cửa hàng cũng uy tín bởi thương hiệu nhập nguyên liệu
có nguồn gốc rõ ràng, được mọi người biết đến tin dùng và sử dụng.

49
4.3. Lập dự án
4.3.1. Thủ tục pháp lý, thời gian và địa điểm
a) Thủ tục pháp lý
Đây là hình thức kinh doanh tư nhân, nếu muốn mở cửa hoạt động thì phải làm
thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, đúng lĩnh vực đang kinh doanh tại sở Đầu tư và
Kế hoạch tỉnh Vĩnh Long và đầy đủ chứng nhận đăng ký thuế đăng ký tại UBND Thị
Trấn Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Ngoài chứng nhận trên, hợp đồng thuê nhà - mặt bằng,
giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do bộ Y Tế cấp phép cũng là những thủ tục
không thể thiếu.
b) Thời Gian
Thời gian dự kiến được bắt đầu từ ngày 10/09/2023, dự kiến hoàn thành vào
15/12/2023. Vì việc xây dựng và thiết kế thi công quán không quá phức tạp chủ yếu là
trang trí quán và sắp xếp nội thất bên trong quán nên không mất quá nhiều thời gian.
Bảng 4.1. Tiến Độ Dự Kiến Của Dự Án
Công việc Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
Liên
1 hệ với ngân hàng
Thuê
2 mặt bằng
Sửa
3 chữa, trang trí
Liên
4 hệ với nhà cung cấp
Mua
5 trang thiết bị
Tuyển
6 chọn nhân viên

Đăng
7 ký giấy phép kinh doanh

Khai
8 trương cửa hàng
Nguồn: Tính toán tổng hợp
c) Địa điểm
Thông qua khảo sát thị trường, nhận thấy được khu vực thành phố huyện Trà Ôn
là một địa điểm khá tốt để đưa cửa hàng đi vào hoạt động. Mặc dù khu vực này đã có
không ít cửa hàng kinh doanh trong lĩnh vực tương tự, những địa điểm này nằm gần khu
vực công viên, chợ và trường học nơi có nhiều khách hàng, học sinh – sinh viên qua lại.
Chính vì vậy, đây là một địa điểm kinh doanh khá tốt để phát triển cửa hàng.
50
Địa điểm là một trong những yếu tố rất quan trọng, quyết định đến lượng khách
hàng tiếp cận cửa hàng. Từ đó quyết định đến sự thành công hay thất bại của dự án. Nên
trước khi chọn địa điểm để kinh doanh cửa hàng, chủ đầu tư phải cân nhắc thật kỹ lưỡng.
4.3.2. Thiết kế bảng hiệu cửa hàng
Điều đầu tiên khi đến với hàng quán nào hầu hết ai cũng sẽ bị thu hút hay ấn
tượng bởi logo, logo nhìn bắt mắt, cầu kỳ hay đơn giản mà đẹp. Tùy vào mỗi cái logo
mà mang lại những nét đẹp riêng. Một thương hiệu mạnh mẽ, độc đáo thì không thể
thiếu logo của quán, chính vì thế logo dưới đây do tác giả thiết kế cho quán cà phê kết
hợp sân vườn “Cafe Luna Thư Giãn”.
Hình 4.13. Logo Dự Kiến

Nguồn: Thiết kế của tác giả


Ý nghĩa:
Cafe Luna Thư Giãn nói lên mong muốn của tác giả khi khách hàng đến quán có
thể cảm nhận sự thoải mái, trong khi cuộc sống ngày càng căng thẳng thì chúng ta cần
phải chăm sóc bản thân và tìm lại sự cân bằng về mặt cảm xúc. Khi thư giãn, chúng ta
tạm thời bỏ lại sau lưng những căng thẳng trong công việc, học tập hay những bộn bề
của cuộc sống thường nhật. Đồng thời, logo khá đơn giản với màu hồng tạo cảm giác
sang trọng, bên cạnh đó nhìn logo khách hàng có thể biết được cửa hàng đang kinh
doanh mặt hàng nào.

51
4.3.3. Thiết kế thực đơn
Sản phẩm đặc trưng của Cafe Luna Thư Giãn là cà phê đây là thức uống chủ đạo
không thể thiếu, bên cạnh đó còn có nhiều thức uống khác giúp khách hàng có nhiều sự
lựa chọn cho mình. Các thức uống từ trái cây như nước ép chứa hàm lượng chất xơ và
dinh dưỡng cao, các loại trà trái cây và một số thức uống đang được các bạn trẻ đặc biệt
ưa thích như sữa tươi chân châu đường đen, cacao nóng, trà nhiệt đới... Sau đây là thực
đơn mà quán đã xây dựng dựa trên mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, tạo sự khác biệt với
mức giá ưu đãi nhất dành cho khách hàng, thực đơn gồm đầy đủ những món mà quán
sẽ phục vụ khách trong suốt thời gian quán hoạt động. Ngoài ra, trong thời gian hoạt
động quán sẽ nghiên cứu thêm nhiều loại thức uống đặc biệt khác nhằm tạo sự khác biệt
cho quán.
Hình 4.14. Thực Đơn Đồ Uống Của Quán

Nguồn: Thiết kế của tác giả

52
4.3.4. Dự toán doanh thu
a) Kế hoạch về giá
Thông qua khảo sát về giá của một số địa điểm kinh doanh tương tự trên địa bàn
khu vực khảo sát để thực hiện dự án và kết quả cuộc khảo sát thị trường do chủ đầu tư
thực hiện dự án này.
Đây là mức giá phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng và cũng đã tham
khảo nhiều quán hình thức tương tự khác. Từ đó quán mong muốn đưa ra mức giá có
tối ưu nhất cho cả khách hàng và nhà đầu tư.
b) Dự kiến về số lượng khách hàng
Qua khảo sát, đa số mọi người đều rất có hứng thú với mô hình kinh doanh cà
phê kết hợp dịch vụ cắm trại của dự án. Dự án được xây dựng ở huyện Trà Ôn, tỉnh
Vĩnh Long nơi có điều kiện giao thông thuận lợi. Trên địa bàn cũng có 7 quán cà phê
lớn nhỏ nhưng chưa có quán nào có mô hình kinh doanh như dự án. Điều này khẳng
định nhu cầu đến quán cà phê của khách hàng là rất lớn. Tham khảo số lượng khách
hàng của một số quán trên địa bàn, chủ đầu tư đưa ra dự kiến về số lượng khách hàng
đều trong ngày của Cafe Luna Thư Giãn như bảng 4.2.
Bảng 4.2. Dự kiến số lượng khách hàng đến trong ngày
Mốc thời gian Số khách hàng (người)
6h - 10h 46
10h - 14h 21
14h-17h 36
17h - 23h 92
Nguồn dự kiến của tác giả
Dự án kinh doanh ước lượng dung lượng khách hàng cho năm đầu tiêu là 195
lượt khách mỗi ngày. Tùy những ngày khách hàng nhận lương vào mỗi tháng nhiều hay
ít, những ngày cuối tuần và những ngày lễ, tết, quán sẽ đông hơn bình thường, dự án
vẫn tính bình quân. Trên thực tế kinh doanh bất cứ mặt hàng nào cũng sẽ có ngày nghỉ,
nên quán sẽ có 5 ngày nghỉ trong một năm. Chính vì vậy 175 là con số mà tác giả quyết
định dự kiến là số khách hàng đến với Cafe Luna Thư Giãn hàng ngày và số ngày hoạt
động trong năm của quán là 360 ngày.

53
Như vậy số khách của năm đầu tiên là: 175x360= 63,000
Dự kiến dung lượng khách từ năm 2 đến năm thứ 5 sẽ tăng đều 10% nhờ vào
quán đã đi vào hoạt động lâu dần và nắm bắt được tâm lý khách hàng.
Bảng 4.3. Dự Kiến Dung Lượng Khách Hàng Qua Các Năm Của Nước Uống
Năm 1 2 3 4 5
Dung lượng khách hàng 63,000 69,300 76,230 83,853 92,238
Nguồn: Tính toán tổng hợp
c) Dự kiến doanh thu
Sau khi dự kiến dung lượng khách hàng đến với quán hàng năm và đã có mức
giá hợp lý của dự án trước đó. Theo tỷ lệ khảo sát thì ta có tỷ lệ phần trăm cà phê là
29,9%, 25,6% lá các loại trà trái cây, các loại nước ép là 20,1%, các loại sinh tố là 18,3%
và lựa chọn khác là 6,1%, tỷ lệ chọn không thay đổi trong 5 năm như sau: thì dự án đưa
ra dự kiến doanh thu quán qua các năm, dự kiến doanh thu nước uống như sau:

54
Bảng 4.4. Dự Kiến Doanh Thu Qua Các Năm Của Nước Uống
Số lượng Đơn giá DT/năm Tổng doanh thu
Năm Sản phẩm
(lượt khách) (đồng) (triệu đồng) (triệu đồng)
Cà phê 18,299 20,000 376.74
1 Các loại nước ép 12,301 30,000 379.89

Các loại trà trái cây 15,667 25,000 403.20 1,582.56

Các loại sinh tố 11,200 30,000 345.87


Thức uống khác 3,733 20,000 76.86
Cà phê 20,129 20,000 414.41
2 Các loại nước ép 13,531 30,000 417.88
Các loại trà trái cây 17,234 25,000 443.52 1,740.82
Các loại sinh tố 12,320 30,000 380.46
Thức uống khác 4,107 20,000 84.55
Cà phê 22,142 20,000 455,86
3 Các loại nước ép 14,884 30,000 459.67
Các loại trà trái cây 18,957 25,000 487.87 1,914.90
Các loại sinh tố 13,552 30,000 418.50
Thức uống khác 4,517 20,000 93.00
Cà phê 24,356 20,000 501.44
4 Các loại nước ép 16,373 30,000 505.63
Các loại trà trái cây 20,853 25,000 536.66 2,106.39
Các loại sinh tố 14,907 30,000 460.35
Thức uống khác 4,969 20,000 102.30
Cà phê 26,791 20,000 551.59
5 Các loại nước ép 18,010 30,000 556.20
Các loại trà trái cây 22,938 25,000 590.33 2,317.03
Các loại sinh tố 16,397 30,000 506.39
Thức uống khác 5,466 20,000 112.53
Nguồn: Tính toán tổng hợp

55
Mức doanh thu dự kiến là mức doanh thu trung bình cho tất cả các ngày trong
tuần. những ngày lễ. tết hay cuối tuần doanh thu có thể sẽ cao hơn. Sau khi dự toán được
doanh thu dự án tiếp tục phần dự toán chi phí của quán.
4.3.5. Dự toán chi phí
a) Dự toán chi phí xây dựng
Bảng 4.5. Dự Toán Chi Phí Xây Dựng
ĐVT: Triệu đồng
STT Chi tiết Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
A. XÂY DỰNG

Sơn lại tường Thùng 6 0.4 2.4


Thợ 2 0.5 1
1. Không gian
Khu pha chế và
quầy thu ngân m2 10 0.0625 0.625

Kho và khu vệ
m2 10 0.0625 0.625
sinh
Sân giữ xe, mái 20m2 0.1 2
2. Ngoài cửa hàng m2
che (10mx2m)
TỔNG 6.65

B. THIẾT KẾ

1. Ngoài cửa hàng Bảng hiệu Bảng 1 2.5 2.5

Dây điện m2 120 0.012 1.44


2. Trong cửa hàng
Trang trí thợ 1 0.5 0.5

TỔNG 4.44
C. CHI PHÍ DỰ PHÒNG PHÁT SINH
1. Chi phí dự
1.016
+10% (A+B) phòng
TỔNG 12.106
Nguồn: Tính toán tổng hợp
Tổng chi phí dự toán xây dựng cơ bản là 12,106,000 đồng.
56
b) Dự toán chi phí thuê mặt bằng
Mặt bằng của quán nằm ở vị trí đẹp. dễ quan sát. dễ tìm để thu hút khách hàng.
quán cần được thiết kế đẹp. bắt mắt. mãn nhãn người tiêu dùng. phục vụ tốt cho việc
kinh doanh cũng như chấp hành quy định xây dựng của nhà nước. Tổng diện tích quán
sử dụng dự định là 100m2. Với chi phí giá thuê theo giá tham khảo khu vực Thị Trấn
Trà Ôn. tỉnh Vĩnh Long là 195.000đ/m2 cho 1 tháng. Hợp đồng thuê trong 5 năm. và
qua mỗi năm tiếp theo sẽ cố định mức giá là tăng 5% so với chi phí năm đầu.
Chi phí mặt bằng tháng đầu tiên: 100x 195,000=19,500,000 đồng
Chi phí mặt bằng năm đầu tiên: 19,500,000 x 12= 234,000,000 đồng
Bảng 4.6. Dự Toán Chi Phí Mặt Bằng
ĐVT: Triệu đồng

Năm 1 2 3 4 5

Chi phí 234.00 245.70 257.99 270.88 284.43


Nguồn: Tính toán tổng hợp
c) Chi phí trang thiết bị. công cụ và dụng cụ trong quán
Dựa vào quy mô cửa hàng của dự án để đưa ra kế hoạch mua sắm cơ sở vật chất
và thiết bị. máy móc như sau:

57
Bảng 4.7. Chi Phí Mua TTB. CCDC Có Thời Gian Ngắn Hạn
ĐVT: 1000 đồng
STT Khoản Mục ĐVT Số Lượng Đơn Giá Thành Tiền
THIẾT BỊ PHA CHẾ
1 Bộ Tách Sứ Cái 100 30 3000
2 Dĩa Lớn Cái 20 15 300
3 Đĩa Nhỏ Cái 20 10 200
4 Ly Sứ Nhỏ Cái 50 10 500
5 Ly Thủy Tinh Lớn Cái 50 10 500
6 Ly Thủy Tinh Nhỏ Cái 30 8 240
7 Đế Ly Cái 100 2 200
8 Muỗng Nhỏ Cái 100 3 300
9 Muỗng Lớn Cái 50 5 250
10 Ống Hút Bịch 20 8 160
11 Túi Nhựa Mang Đi Kg 5 30 150
12 Ly Nhựa In Logo Cái 2000 0.2 400
13 Vật Dụng Khác 1000
KỸ THUẬT. TTB
1 Đèn Màu Vàng Cái 20 3 60
Đèn Ống Huỳnh Quang
2 Cái 4 50 200
(2 Trắng. 2 Màu)
Đèn Led Trang Trí Ngoài
4 Cái 6 70 420
Trời
5 Đèn Thả Trần Hình Cái 10 50 500
DỤNG CỤ VỆ SINH
1 Chổi Cái 5 30 150
2 Sọt rác Cái 15 28 420
3 Cây lau nhà Cái 2 120 240
4 Khác 500
TỔNG 9,690
Nguồn: Tính toán tổng hợp

58
Vì những TTB. CCDC trên có thời gian sử dụng ngắn hạn (nhanh hỏng). thông
thường thì các TTB trên sẽ không hư hưởng hết một lần. Chính vì vậy mỗi năm quán sẽ
đầu tư mua mới TTB với mức cố định là 9.690.000 đồng mỗi năm. Chi phí này là chi
phí hoạt động hàng năm của dự án.
Ngoài TTB. CCDC có thời gian sử dụng ngắn hạn dự án còn đưa ra TTB có thời
gian sử dụng dài hạn trong 3 năm và 5 năm. Sau đây là chi phí cho các TTB. CCDC:
Bảng 4.8. Chi Phí Và Khấu Hao TTB. CCDC Có Thời Gian Sử Dụng Trong 3
Năm
ĐVT: 1000đ
Số Đơn
STT Khoản mục thiết bị pha chế ĐVT Thành tiền
lượng giá
TTB PHA CHẾ
1 Khay Cái 10 30 300
2 Dụng cụ để gắp Cái 10 25 250
3 Thìa khuấy Cái 5 20 100
4 Thìa nhỏ Cái 20 1 20
5 Thùng đá Thùng 1 700 700
6 Máy xay sinh tố Cái 1 650 650
7 Máy ép trái cây Cái 1 1,000 1,000
8 Bình thủy điện Cái 2 350 700
9 Ấm siêu tốc Cái 2 130 260
1 Máy vắt cam Cái 1 200 200
KỸ THUẬT
1 Quạt Cái 6 200 1,200
2 Dù nhỏ Cái 5 450 2,250
3 Chậu cây cảnh trang trí Cái 15 45 675
PHỤC VỤ
1 Menu Cái 20 15 300
TỔNG 8,605
Nguồn: Tính toán tổng hợp

59
Bảng 4.9. Chi Phí Và Khấu Hao TTB. CCDC Có Thời Gian Sử Dụng Trong 5
ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục pha chế Số Thành Thanh lý Khấu


STT Đơn giá
thiết bị ĐVT lượng tiền (10%) hao

MÁY MÓC THIẾT BỊ


1 Tủ đông 2 ngăn Cái 1 8.29 8.29 0.83 1.49
2 Máy pha cà phê Máy 1 27.24 27.24 2.72 4.90
3 Máy điều hòa Cái 3 7.49 22.47 2.25 4.04
4 Loa nhạc Cái 3 1.2 3.6 0.36 0.65
5 Máy in hóa đơn Cái 2 1.65 3.3 0.33 0.59
6 Máy tính bàn Bộ 2 8.4 16.8 1.68 3.02
7 Điện thoại bàn Cái 1 0.15 0.15 0.02 0.03
8 Máy quét mã vạch Cái 1 3.2 3.2 0.32 0.58
CƠ SỞ VẬT CHẤT
Ghế gỗ cà phê
1 Cái 30 0.89 26.7 2.67 4.80

2 Ghế mây Cái 40 0.35 14 1.4 2.52


3 Ghế lười đôi Cái 6 0.35 2.1 0.21 0.38
4 Ghế lười đơn Cái 10 0.20 2 0.2 0.36
5 Cây cảnh lớn Cây 5 1.5 7.5 0.75 1.35
6 Cây cảnh nhỏ Cây 10 0.5 5 0.5 0.9
TỔNG 142.35 14.24 25.62
Nguồn: Tính toán tổng hợp

60
Bảng 4.10. Chi Phí Ban Đầu Và Chi Phí TTB
ĐVT: Triệu đồng
STT Khoản mục Thành tiền
1 Chi phí thuê mặt bằng 1 năm 234.00
2 Chi phí xây dựng 12.106
3 Chi phí TTB. CCDC có thời gian ngắn 9.690
4 Chi phí TTB. CCDC sử dụng trong 3 năm 8.605
5 Chi phí TTB. CCDC sử dụng trong 5 năm 142.35
Tổng 406.751
Nguồn: Tính toán tổng hợp
4.3.6. Chi phí nhân sự
a) Cơ cấu tổ chức
Dựa theo mô hình cơ cấu nhân sự của dự án đầu tư và dựa vào quy mô kinh doanh
của dự án. Chủ dự án đã đưa ra cơ cấu tổ chức như sau:
Hình 4.15. Cơ Cấu Tổ Chức Của Quán Cafe Luna Thư Giãn

Quản lý (Kiêm thu ngân)

Nhân viên phục Nhân viên pha Nhân viên bảo


vụ chế vệ

Phân chia sắp xếp công việc rõ ràng là một điều rất quan trọng. chính vì cậy dựa
trên cơ cấu tổ chức của quán cũng như đặc điểm tính chất công việc nên quán đã bố trí
cho nhân viên những công việc như sau:

61
Bảng 4.11. Bảng Mô Tả Công Việc Của Nhân Viên Tại Cửa Hàng
Bộ phận Số Công việc
lượng
- Điều hành các hoạt động của cửa
1. Người quản lý (kiêm thu hàng. quản lý nhân viên. giấy tờ. sổ sách.
1
ngân) Ngoài ra còn kiêm thu ngân và là chủ đầu tư
của dự án.
- Tập trung bao quát khu vực phụ
trách. phát hiện khách mới vào quán 39 để
đón tiếp chu đáo. order món rõ ràng và đúng
như những gì khách dặn. chăm sóc khách
hàng theo đúng chuẩn quản lý đề ra
2. Nhân viên phục vụ 2
- Tập trung bao quát khu vực phụ
trách. phát hiện khách mới vào quán 39 để
đón tiếp chu đáo. order món rõ ràng và đúng
như những gì khách dặn. chăm sóc khách
hàng theo đúng chuẩn quản lý đề ra
- Có nhiệm vụ pha chế nước uống có
3. Nhân viên pha chế 2 trong menu quán.
- Dọn dẹp sạch sẽ trong ca làm và cuối
ca làm.

4. Nhân viên bảo vệ 1 - Làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh xung


quanh khu vực buôn bán của cửa hàng và
trông giữ xe cho khách.

Nguồn: Dự kiến của tác giả

62
b) Cơ cấu lao động. mức lương dự kiến
Theo điểm c Khoản 1 Điều 4 của nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01
năm 2015 của Chính phủ quy định cách tính lương theo công chuẩn là 26 ngày. Như
vậy doanh nghiệp sẽ tính 1 tháng = 26 ngày và 1 ngày làm việc = 8h/ngày (theo giờ hành
chính).
Mức lương dự kiến dựa trên: Tham khảo mức lương khảo sát từ báo cáo tổng hợp
về mức lương của hơn 45 vị trí tuyển dụng trên website https://www.vietnamworks.com/
và mức độ cạnh tranh cũng như thu hút nhân viên.
Quản lý: 7.000.000 đồng/tháng + thưởng
Nhân viên bán hàng: 5.200.000 đồng/tháng + thưởng
Bảo vệ: 6.000.000 đồng/ tháng + thưởng
Cách tính lương của nhân viên:
+ Lương của nhân viên sẽ bị trừ 10,5%/tháng để trích vào quỹ bảo hiểm.
+ Lương tăng từ năm thứ 2 trở đi: 6,5%/năm.
+ Thưởng tết tháng 13.
+ Thưởng 3 lễ lớn trong năm (01/01 Dương lịch. giỗ tổ Hùng Vương 10/03
Âm lịch. 30/4): 500.000 đồng/người/lễ.
Như vậy ta tính toán được tiền lương cho năm 1
+ 1 quản lý: (7.000.000*12) - (7.000.000*12*10,5%) =75.180.000 đồng/năm
+ 4 Nhân viên: (5.200.000*12) – (5.200. 000*12*10,5%)) *4 =223.392.000
đồng/năm
+1 bảo vệ: (6.000.000*12) – (6.000.000*12*10,5%) = 64.440.000 đồng/năm
Tiền thưởng tết: 7.000.000 + 5.200.000*4+5.5.000.000=33.300.000 đồng/năm
Tiền thưởng lễ: 1.500.000*6= 9.000.000 đồng/năm.

63
Bảng 4.12. Thống Kê Bảng Dự Kiến Tính Lương Theo Các Vị Trí
ĐVT: Triệu đồng

Số lượng Chức vụ Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5

1 Quản lí 75.18 82.70 90.97 100.06 110.07

Nhân viên pha chế +


4 223.39 245.73 270.30 297.33 327.07
nhân viên phục vụ

1 Bảo vệ 64.44 70.88 77.97 85.77 94.35

Tiền thưởng tết 33.80 33.80 36.00 38.34 40.83

Tiền thưởng lễ 9.00 9.00 9.59 10.21 10.87

Tổng 405.81 442.11 484.83 531.71 583.19

Nguồn: Tính toán tổng hợp


4.3.7. Dự toán chi phí NVL
Kết hợp tìm hiểu và tư vấn của nhà phân phối nguyên liệu. cũng như kinh nghiệm
thực tế về pha chế của các sản phẩm. Tỷ lệ NVL/DT của nước uống quán “Cafe Luna
thư giãn”. Sau khi tính toán thu được kết quả như sau:
Bảng 4.13. Tỷ Lệ NVL/DT Cho Các Sản Phẩm Nước Uống Tại Quán
Sản phẩm Tỷ lệ (%)
Cà phê 33%
Các loại nước ép 30%
Các loại trà trái cây 30%
Các loại sinh tố 30%
Thức uống khác 31%
Nguồn: Tính toán tổng hợp
Phần tỷ lệ nằm trong phụ lục 2
Theo tính toán của tác giả về dự án chi phí NVL cà phê chiếm 33%, các loại nước
ép chiếm 30%, các loại trà trái cây chiếm 30%, các loại sinh tố 30% và các loại thức
64
uống khác chiếm 31% trên tổng doanh thu nước uống. Tỷ lệ NVL/DT của nước uống
không thay đổi qua 5 năm. Dự toán chi phí NVL cho nước uống qua các năm như sau:
Bảng 4.14. Chi Phí NVL Hằng Năm Cho Nước Uống Của Quán
ĐVT: Triệu đồng

Năm Sản phẩm DT/năm Thành tiền Tổng chi phí

Cà phê 376.74 124.32


1 Các loại nước ép 379.89 113.97
Các loại trà trái cây 403.20 120.96 486.84
Các loại sinh tố 345.87 103.76
Thức uống khác 76.86 23.83
Cà phê 414.41 136.76
2 Các loại nước ép 417.88 125.36
Các loại trà trái cây 443.52 133.06 535.52
Các loại sinh tố 380.46 114.14
Thức uống khác 84.55 26.21
Cà phê 455.86 150.43
3 Các loại nước ép 459.67 137.90
Các loại trà trái cây 487.87 146.36 589.07
Các loại sinh tố 418.50 125.55
Thức uống khác 93.00 28.83
Cà phê 501.44 165.48
4 Các loại nước ép 505.63 151.69
Các loại trà trái cây 536.66 161.00 647.98
Các loại sinh tố 460.35 138.11
Thức uống khác 102.30 31.71
Cà phê 551.59 182.02
5 Các loại nước ép 556.20 166.86
Các loại trà trái cây 590.33 177.10 712.78
Các loại sinh tố 506.39 151.92
Thức uống khác 112.53 34.88
Nguồn: Tính toán tổng hợp
65
4.3.8. Dự kiến chi phí hoạt động khác (chi phí tiện ích)
Ngoài những chi phí cần thiết như đã nêu ở trên quán cũng cần nhiều chi phí khác
nhau như: điện, nước, wifi. … Dự kiến mức tiêu thụ hàng năm có tham khảo xung quanh
khu vực dự án như sau:
Mức tiêu thụ điện năng: 2.500.000 đồng/ tháng
Mức tiêu thụ nước: 700.000 đồng/ tháng
Chi phí wifi: 500.000 đồng/ tháng
Dự phòng: 2.000.000 đồng/ tháng
Dự toán chi phí tiện ích từ năm 2 sẽ tăng đều 10% đến năm thứ 5
Bảng 4.15. Danh Mục Chi Phí Tiện Ích Hàng Tháng
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục Thành tiền
Điện 2.5
Nước 0.7
Wifi 0.5
Dự phòng 2.0
Tổng 5.7
Nguồn: Tính toán tổng hợp
Bảng 4.16. Dự Toán Chi Phí Tiện Ích Theo Năm
Năm 1 2 3 4 5

Dự kiến 68.40 75.24 82.76 91.00 100.14

Nguồn: Tính toán tổng hợp


Quảng cáo là một phần không thể thiếu. cũng là phần quan trọng của một cửa
hàng bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh, phương thức quảng cáo bằng cách treo băng
rôn, giới thiệu qua mạng xã hội facebook, phát tờ rơi. …
Dự kiến chi phí quảng cáo vào dịp khai trương như sau:

66
Bảng 4.17. Chi Phí Quảng Cáo Ngày Khai Trương
ĐVT: 1000 đồng
Khoản Mục Số Lượng Đơn Giá Thành Tiền

Băng rol 2 400 800

Tờ rơi 400 0.5 200

Thuê người phát tờ rơi 1 200 200

Khuyến mãi 200 20 4,000

Khác 1,000

Tổng 6,200

Nguồn: Tính toán tổng hợp


Bảng 4.18. Chi Phí Quảng Cáo Qua Các Năm
ĐVT: Triệu đồng
Năm 1 2 3 4 5

Chi phí ngày khai trương 6.2 0 0 0 0

Chi phí trang trí ngày lễ 4.5 4.5 4.5 4.5 4.5

Chi phí chạy quảng cáo trên


các nền tảng (Facebook. 10 10.5 11.03 11.58 12.16
website.

Khác 2 2 2 2 2

Tổng 22.7 17 17.53 18.08 18.66

Nguồn: Tính toán tổng hợp


Chi phí quảng cáo website tăng 5% từ năm 2 đến năm thứ 5.
4.3.9. Khấu hao
TTB. CCDC sử dụng trong 3 năm được áp dụng khấu hao 3 năm. đầu năm 4 sẽ
mua mới lại. Trong trường hợp này dự án không xét yếu tố lạm phát các TTB sẽ được
khấu hao đều.

67
Bảng 4.19. Khấu Hao Hằng Năm Cho Chi Phí Xây Dựng
ĐVT: Triệu đồng
Năm
0 1 2 3 4 5
Khoản mục
Giá trị còn lại đầu kỳ 12.2 9.8 7.3 4.9 2.4
Khấu hao trong kỳ 2.4 2.4 2.4 2.4 2.4
Khấu hao tích lũy 2.4 4.9 7.3 9.8 12.2
Giá trị còn lại cuối kỳ 12.2 9.8 7.3 4.9 2.4 0
Nguồn: Tính toán tổng hợp
Bảng 4.20. Khấu Hao Hằng Năm TTB. CCDC Dùng Trong 3 Năm
ĐVT: Triệu đồng
Năm
0 1 2 3 4 5
Khoản mục
Giá trị còn lại đầu kỳ 8.6 6.9 5.2 3.4 1.7
Khấu hao trong kỳ 1.7 1.7 1.7 1.7 1.7
Khấu hao tích lũy 1.7 3.4 5.2 6.9 8.6
Giá trị còn lại cuối kỳ 8.6 6.9 5.2 3.4 1.7 0
Nguồn: Tính toán tổng hợp
Bảng 4.21. Khấu Hao Hằng Năm TTB. CCDC Dùng Trong 5 Năm
ĐVT: Triệu đồng
Năm
0 1 2 3 4 5
Khoản mục
Giá trị còn lại đầu kỳ 142.4 113.9 85.4 57.0 28.5
Khấu hao trong kỳ 28.5 28.5 28.5 28.5 28.5
Khấu hao tích lũy 28.5 57.0 85.4 113.9 142.4
Giá trị còn lại cuối kỳ 142.4 113.9 85.4 57.0 28.5 0
Nguồn: Tính toán tổng hợp

68
4.4. Phân tích tài chính và rủi ro dự án
4.4.1. Hoạch định nguồn vốn
Nguồn vốn đầu tư ban đầu chủ yếu là tiền thuê mặt bằng, tiền thiết kế, sửa chữa
và tiền mua TTB, CCDC. Bên cạnh đó còn có chi phí nhập sản phẩm đầu vào và quảng
cáo ngày khai trương. Ngoài lượng vốn ban đầu để chi trả cho trang thiết bị, công cụ
dụng cụ, thuê mặt bằng và sửa chữa cửa hàng. Ngoài ra chi phí nhập NVL cần thiết để
nhập vài lần đầu là 71,250,000 đồng sau đó có thể xoay vòng, chi cho những khoản phát
sinh:
Bảng 4.22. Thống Kê Tổng Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục Thành tiền
TTB. CCDC thời gian sử dụng ngắn 9.690
Chi phí NVL đầu vào 71.25
TTB. CCDC khấu hao 3 năm 8.605
TTB. CCDC khấu hao 5 năm 142.350
Thuê và sửa chữa mặt bằng 234.000
Tổng 465.895
Nguồn: Tính toán tổng hợp
Vậy để quán có thể đi vào hoạt động số vốn cần thiết ban đầu là 465,895,000
đồng nhà đầu tư tính toán cơ cấu nguồn vốn và lập kế hoạch vay trả nợ.
Cơ cấu nguồn vốn gồm 2 nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay tại
ngân hàng Vietcombank với mức lãi suất 10,3%/ năm đối với đối tượng khảo sát vay
trên 24 tháng. Cơ cấu nguồn vốn như sau:
Bảng 4.23. Cơ Cấu Nguồn Vốn
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục Tỷ trọng vốn/ tổng vốn đầu tư Giá trị
Tổng nguồn vốn 100% 465.895
Vốn chủ sở hữu 78,54% 365.895
Vốn vay 21,46% 100.000
Nguồn: Tính toán tổng hợp
69
Do thiếu vốn kinh doanh nên nhà đầu tư đã vay ngân hàng 100 triệu để đảm bảo
thực hiện kế hoạch kinh doanh. Thời hạn vay 5 năm, lãi suất 10,3% năm, lạm phát 5%.
Kế hoạch trả nợ như sau:
Bảng 4.24. Kế Hoạch Trả Nợ Vay Và Lãi Vay
ĐVT: Triệu đồng
Năm
0 1 2 3 4 5
Khoản mục
Dư nợ đầu kỳ 100 80 60 40 20
Số tiền trả ngân hàng 35.815 32.652 29.489 26.326 23.163
+ Trả gốc 20 20 20 20 20
+ Trả lãi 15.8 12.7 9.5 6.3 3.2
Dư nợ cuối kỳ 100 80 60 40 20 0
Nguồn: Tính toán tổng hợp
Xác định mức trả nợ đều vốn gốc lãi vay và các dữ liệu có liên quan. Như vậy
sau 5 năm sẽ trả hết nợ gốc và lãi vay cuối năm thứ 5 dư nợ là 0.
4.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh là tổng hợp doanh thu của dự án đem lại trừ đi
những chi phí mà dự án phải chi trả. Qua những phân tích lập dự án từ đó đưa ra bảng
tổng hợp những chi phí hoạt động của dự án trong vòng 5 năm bao gồm: chi phí sản
phẩm đầu vào, chi phí tiền lương nhân viên, chi phí thuê mặt bằng, chi phí TTB-CCDC,
chi phí quảng cáo, chi phí khác.

70
Bảng 4.25. Tổng Hợp Chi Phí Hoạt Động Hàng Năm
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục 1 2 3 4 5
Chi phí thuê mặt bằng 234.000 245.700 257.985 270.884 284.428
Chi phí NVL 486.839 535.523 589.075 647.982 712.781

Chi phí Lương NV 405.812 442.113 484.827 531.714 583.186


Tiện ích 68.400 75.240 82.764 91.040 100.144
Chi phí quảng cáo 22.700 17.000 17.525 18.076 18.655
Trả vốn gốc và lãi vay 35.815 32.652 29.489 26.326 23.163
Tổng 1,253.57 1,348.23 1,461.66 1,586.02 1,722.36
Nguồn: tính toán tổng hợp
Bắt đầu từ ngày 1/1/2017. Theo Nghị định 139/2016 NĐ-CP và Thông tư
302/2016 TT-BTC hướng dẫn lệ phí môn bài cho doanh nghiệp có vốn điều lệ tổ chức
dưới 10 tỷ là 2,000,000 đồng/ năm. Dựa vào kết quả kinh doanh dự kiến, các khoản chi
phí hàng năm và thuế môn bài, đưa ra được kết quả kinh doanh như sau:
Bảng 4.26. Dự Toán Kết Quả Kinh Doanh
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục 1 2 3 4 5
1. Doanh thu 1,582.56 1,740.82 1,914.90 2,106.39 2,317.03
2. CP HĐKD 1,253.57 1,348.23 1,461.66 1,586.02 1,722.36
3. Khấu hao 32.63 32.63 32.63 32.63 32.63
4. EBIT 296.37 359.96 420.61 487.74 562.04
5. Lãi vay 15.8 12.7 9.5 6.3 3.2
6. EBT 280.55 347.31 411.12 481.41 558.88
7. Thuế TN (20%) 56.11 69.46 82.22 96.28 111.78
8. EAT 224.44 277.85 328.89 385.13 447.10
Nguồn: Tính toán tổng hợp
Qua kết quả tính toán cho thấy lợi nhuận qua các năm đều tăng, lợi nhuận sau
thuế năm 1 là 224,440,000 đồng đã có lợi nhuận sau thuế và đến năm thứ 5 có lợi nhuận
là 447,100,000 đồng. Nên việc thực hiện dự án là khả thi, dựa trên nhu cầu giao dịch
71
cho các hoạt động hằng ngày và các chi phí cần tiền mặt vì vậy số dư tiền mặt cho dự
án là 10% chi phí hoạt động.
Bảng 4.27. Thay Đổi Nhu Cầu Vốn Lưu Động
ĐVT: Triệu đồng
1 2 3 4 5
CB 125.36 134.82 146.17 158.60 172.24
∆ CB 125.36 9.47 11.34 12.44 13.63
Nguồn: Tính toán tổng hợp
4.4.3. Báo cáo ngân lưu
Báo cáo ngân lưu thể hiện được hiệu quả của vòng đời dự án. Thực hiện theo
quan điểm đầu tư (EPV).

72
Bảng 4.28. Ngân Lưu Của Dự Án Trên Quan Điểm Chủ Đầu Tư (EPV)
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục 0 1 2 3 4 5
1. Ngân lưu vào
2,317.0
Doanh thu
1582.56 1740.82 1914.90 2106.39 3
Vốn vay 100.00

Thanh lý 14.24
Tổng ngân lưu vào 100.00 1,582.56 1,740.82 1,914.90 2,106.39 2,331.26
2. Ngân lưu ra

Tài sản cố định

Xây dựng cơ bản 12.106


+ TTB khấu hao
8.605
Nhóm I
+ TTB khấu hao
142.350
Nhóm II
Chi phí hàng năm
+ Chi phí sản xuất 1,253.57 1,348.23 1,461.66 1,586.02 1,722.36
+ ∆ CB 125.36 9.47 11.34 12.44 13.63
+ Trả ngân hàng 5.815 32.652 29.489 26.326 23.163

+ Thuế TNDN 56.11 69.46 82.22 96.28 111.78

Tổng ngân lưu ra 163.06 1.470.85 1.459.81 1.584.72 1.721.07 1.870.93

3. Ngân lưu ròng


(63.06) 111.71 281.01 330.18 385.32 460.33
Nguồn: Tính toán tổng hợp
Ghi chú: Nhóm I là TTB, CCDC sử dụng trong 3 năm.
Nhóm II là TTB, CCDC sử dụng trong 5 năm.

73
4.5. Thẩm định hiệu quả tài chính
Thông qua việc xác định được báo cáo ngân lưu cho dự án giúp nhà đầu tư xác
định được các chỉ tiêu trong thẩm định dự án đầu tư. Dựa vào các chỉ tiêu này sẽ xác
định được tính khả thi của dự án và đưa ra quyết định có đầu tư hay không. Lãi vay
ngân hàng Vietcombank là 10,3%/năm, đồng thời tác giả chọn mức sinh lời mong
muốn là 15%.
Vậy suất chiết khấu của dự án:
WACC = WD*KD + WE*KE = 21,5%%*10,3%+78,5%*15%= 13,99%
(Trong đó: WD: vốn vay; KD: chi phí lãi vay; WE: vốn chủ sở hữu; KE: chi phí
vốn chủ sở hữu).
Xét mức độ lạm phát ở Việt Nam là 5%.
Vậy suất chiết khấu theo lạm phát là:
13,99%+5%+13,99%*5%= 20%
Theo quan điểm của chủ đầu tư EPV, suất chiết khấu thực là rr: 13,99%, suất
chiết khấu danh nghĩa rn: 20%
Bảng 4.29. Bảng Ngân Lưu Ròng Thực Theo Quan Điểm EPV
ĐVT: Triệu đồng
Năm 0 1 2 3 4 5

Ngân lưu ròng thực (63.06) 106.39 254.88 285.22 317.00 360.68
Nguồn: Tính toán tổng hợp
Bảng 4.30. Các Chỉ Tiêu Thẩm Định Dự Án Theo Quan Điểm EPV
ĐVT: Triệu đồng
Quan điểm EPV
1. Hiện giá thuần (NPV) 794.14
2. Tỷ số (BCR) 15.93
3. Tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR) 242%
Nguồn: Tính toán tổng hợp
Tính toán các chỉ tiêu đánh giá và lựa chọn dự án:
Hiện giá ròng của dự án NPV với suất chiết khấu mong muốn 13,5% ta có:
NPV= 794,1400,00 đồng
74
Chỉ suất sinh lời nội bộ IRR:
IRR= 242% > 20% (lạm phát 5%)
Chỉ số BCR:
BCR=13.59 >1
Thời gian hoàn vốn dự án là 0.64 năm.
Bảng 4.31. Thời Gian Hoàn Vốn Theo Quan Điểm Của EPV
ĐVT: Triệu đồng
Năm 0 1 2 3 4 5
NCF (63.06) 111.71 281.01 330.18 385.32 460.33
PV (63.06) 98.00 216.26 222.91 228.21 239.17
PV tích lũy (63.06) 34.94 251.20 474.11 702.32 941.50
Nguồn: Tính toán tổng hợp
98.00
Thời gian hoàn vốn: 0+ = 0.64 năm
109.55

Tất cả những chi tiêu trong bảng 4.31 đều thỏa mãn điều kiện chấp nhận sự án,
thậm chí còn ở mức cao.
Theo như tính toán ở trên theo quan điểm chủ đầu tư EPV thì ta có:
NPV= 794,1400,000 đồng
IRR= 242% > 20% (lạm phát 5%)
BCR= 13.59 >1
Thời gian hoàn vốn theo thời gian tiền tệ là 0.64 năm
Như vậy dự án khả thi, được chấp nhận.
4.6. Phân tích rủi ro dự án
4.6.1. Phân tích độ nhạy
Mức giá sản phẩm luôn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố quan trọng nhất là chịu
ảnh hưởng từ giá nguyên vật liệu đầu vào và giá đối thủ cạnh tranh trước đó, chỉ cần
có sự thay đổi về giá thì dự án sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, yếu tố về giá được đưa vào
phân tích độ nhạy, từ đó sẽ thấy được NPV và IRR sẽ thay đổi như thế nào khi mức
giá có sự biến động.

75
Bảng 4.32. Phân Tích Độ Nhạy Của NPV Và IRR Khi Giá NVL Sản Phẩm Thay
Đổi (EPV)
ĐVT: Triệu đồng
NPV (triệu đồng) IRR (%)
-15% 82.19 -16%
Tỷ lệ thay đổi

-10% 296.84 190%


giá sản phẩm

-5% 533.58 218%


0% 794.14 242%
5% 1080.29 264%
10% 1393.93 283%
15% 1736.97 301%
Nguồn: Tính toán tổng hợp
Xét về sự thay đổi mức giá sản phẩm thì theo kết quả bảng trên ta có thể thấy
tăng 15% về giá thì vẫn cho dự án một kết quả tốt với: NPV = 1,736.97 triệu đồng > 0
IRR = 301% > 20%. Bên ngoài rủi ro về giá thì tốc độ tăng số lượng khách hàng bán ra
cũng thay đổi.
Bảng 4.33. Phân Tích Độ Nhạy Của NPV Và IRR Khi Tốc Độ Tăng Trưởng Số
Lượng Khách Hàng Thay Đổi (EPV)
ĐVT: Triệu đồng
NPV (triệu đồng) IRR (%)
-30% -643.76 #NUM!
Tỷ lệ thay đổi số
lượng khách hàng

-20% -378.50 #NUM!


-10% -56.84 40%
0% 330.63 195%
10% 794.14 242%
20% 1344.71 280%
30% 1994.19 312%
Nguồn: Tính toán tổng hợp
Biến động rủi ro độ nhạy có biến động lớn đối với tỷ lệ thay đổi lượng khách
hàng của quán. Qua bảng trên ta có thể thấy, khi tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng
thay đổi tăng 20% đối tượng khảo sát vẫn làm cho dự án có một kết quả tốt với: NPV =
1,344.71 triệu đồng > 0, IRR =280% > 20%.

76
Ngược lại, khi tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng thay đổi giảm 20% đối
tượng khảo sát sẽ làm cho dự án có một kết quả xấu với: NPV = -378.50 triệu đồng < 0,
IRR không có giá tri. (#NUM! thay cho từ “không có giá trị”)
Để xác định rủi ro khách quan hơn chủ đầu tư đã dùng phân tích độ nhạy hai
chiều để xác định mức rủi ro của dự án. Vì giá sản phẩm và số lượng khách hàng ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh nên sử dụng hai biến đó là thay đổi giá sản phẩm
và thay đổi số lượng khách hàng để xác định rủi ro của dự án.
Bảng 4. 34 Phân Tích Độ Nhạy 2 Chiều Của NPV Khi Giá NVL Sản Phẩm Và Tốc
Độ Tăng Trưởng Số Lượng Khách Hàng Thay Đổi (EPV
ĐVT: Triệu đồng
Tỷ lệ thay đổi lượng khách
-30% -20% -10% 0% 10% 20% 30%
-15% (869.13) (687.63) (472.19) (217.50) 82.19 433.06 841.76
Tỷ lệ thay đổi giá bán

-10% (799.18) (592.50) (345.34) (51.23) 296.84 706.46 1.18572.


-5% (724.17) (489.63) (207.17) 131.07 533.58 1.009.54 1.568.78
0% (643.76) (378.50) (56.84) 330.63 794.14 1.344.71 1.994.19
5% (557.62) (258.55) 106.48 548.69 1.080.29 1.714.45 2.465.32
10% (465.41) (129.22) 283.67 786.57 1.393.93 2.121.37 2.985.68
15% (366.76) 10.07 475.65 1.045.61 1.736.97 2.568.15 3.558.93
Nguồn: Tính toán tổng hợp
Qua bảng trên ta có thể thấy được rằng yếu tố về giá và số lượng khách hàng
khảo sát có tác động lớn đến dự án nhưng thông qua những đánh giá độ nhạy thì thấy
được dự án vẫn dương nhiều:
+ Khi số lượng khách hàng giảm 10% và giá bán tăng 5% thì dự án lời
NPV=106.48 triệu đồng. Khi giá không đổi và số lượng khách hàng không đổi, ta theo
kịch bản mong muốn vốn có thì dự án có lời là NPV=330.63 triệu đồng.
+ Khi số lượng khách hàng không đổi và giá bán giảm 5% đổ xuống thì dự án
cho thấy tốt, dự án có lời NPV > 0, cụ thể ở mức giá bán giảm 5% thì NPV=131.07 triệu
đồng.
+ Khi số lượng khách hàng giảm 20% và giá không đổi và giá giảm xuống thì
khiến NPV < 0. Cho thấy dự án có rủi ro vì vậy nhà đầu tư cần xem xét kỷ và hoạch

77
định các chiến lược nhằm đối ứng với các trường hợp rủi ro về giá sản phẩm và tốc độ
tăng trưởng số lượng khách hàng.
Bảng 4.35. Phân Tích Độ Nhạy 2 Chiều Của IRR Khi Giá Sản Phẩm Và Tốc Độ
Tăng Trưởng Số Lượng Khách Hàng Thay Đổi (EPV)
ĐVT: Triệu đồng
Tỷ lệ thay đổi lượng khách
-30% -20% -10% 0% 10% 20% 30%
Tỷ lệ thay đổi giá bán

-15% #NUM! #NUM! #NUM! #NUM! -16% 206% 244%


-10% #NUM! #NUM! #NUM! 38% 190% 234% 269%
-5% #NUM! #NUM! #NUM! 164% 218% 258% 292%
0% #NUM! #NUM! 40% 195% 242% 280% 312%
5% #NUM! #NUM! 160% 220% 264% 300% 331%
10% #NUM! #NUM! 189% 242% 283% 318% 350%
15% #NUM! 10% 213% 262% 301% 336% 367%
Nguồn: Tính toán tổng hợp
Ở Bảng 4.35 ta thấy được mức độ rủi ro khá thấp, chỉ khi giá sản phẩm đầu vào
tăng 15% và đồng thời lượt khách giảm 30% thì IRR âm. Cho thấy được mức độ rủi ro
thấp.
Ngoải ra, khi số lượng khách hàng giảm 20% đến 30% (trong bảng 4.35) đồng
thời giá giảm hoặc tăng từ 15% đến 5% thì IRR không có giá trị, vì NPV luôn âm, không
vươn tới được 0. (#NUM! thay cho từ “không có giá trị”)
Lạm phát cũng là một biến rủi ro không thể bỏ qua, vì những tính toán của tác
giả tại thời điểm lạm phát bằng 0 nhưng trên thực tế lạm phát chưa bao giờ bằng 0, chính
vì vậy tác giả đã tính toán lạm phát ở mức trung bình trong vòng 4 năm gần nhất là 5%.

78
Bảng 4.36. Ngân Lưu Tài Chính Trên Quan Điểm Của Chủ Đầu Tư Có Tính Yếu
Tố Lạm Phát
ĐVT: Triệu đồng
Năm 0 1 2 3 4 5
1. Ngân lưu vào 100.00 1,582.56 1,740.82 19,14.90 2,106.39 2,331.26
2. Ngân lưu ra 163.06 1,470.85 1,459.81 1,584.72 1,721.07 1,870.93
3. Ngân lưu ròng (63.06) 111.71 281.01 330.18 385.32 460.33
Ngân lưu ròng thực (63.06) 106.39 254.88 285.22 317.00 360.68
Nguồn: Tính toán tổng hợp
Thông qua tính toán tác giả đã đưa ra chỉ số hiện giá thuần NPV được là 794.14
triệu đồng. Chính vì lạm phát là một biến không thể kiểm soát được trong tương lai nên,
để phân tích rủi ro cho dự án tác giả đã phân tích độ nhạy của biến này như sau:
Bảng 4.37. Độ Nhạy Của NPV Với Sự Thay Đổi Của Yếu Tố Lạm Phát
ĐVT: Triệu đồng
Lạm Phát 0.50% 1.50% 3.50% 5.50% 6.50% 8.50% 10%

NPV 794.14 925.15 893.61 834.81 781.18 756.13 709.22 676.61


Nguồn: Tính toán tổng hợp
Qua bảng trên cho thấy mức lạm phát có ảnh hưởng tới hiện giá thuần NPV. Tuy
nhiên, dựa vào bảng phân tích độ nhạy (bảng 4.37) tác giả có thể dự đoán chỉ số NPV
trong các năm tiếp theo nhờ vào nguồn thông tin từ các trung tâm dự báo kinh tế, các
chuyên gia kinh tế thông qua mức lạm phát đã được dự báo. Qua dự báo trên, ta thấy chỉ
số NPV vẫn ở mức dương và có sự thay đổi không đáng kể, dự án được chấp nhận.
4.6.2. Phân tích mô phỏng bằng Crystal ball (mô phỏng rủi ro Monte – Carlo)
Phân tích một biến số (độ nhạy 1 chiều) và hai biến số (độ nhạy 2 chiều) chỉ có
thể quan sát biến số nào đó tác động lên các chỉ tiêu đánh giá của dự án. Những trong
dự án các biến về giá, số lượng khách hàng và lãi suất có sự tương tác qua lại lẫn nhau
dù nhiều hay ít hoặc cùng lúc tác động lên các chỉ tiêu đánh giá. Quá trình phân tích
dự án, các yếu tố: giá sản phẩm, số lượng khách hàng và lãi suất ảnh hưởng lớn đến
tính khả thi dự án, nên chọn ba biến số làm phân tích rủi ro dự án. Để tính toán xác

79
suất thành công đòi hỏi số lần đầu tư phải lớn. Tác giả sử dụng phần mềm Crystal ball
để thực hiện mô phỏng 10,000 lần (cứ mỗi lần thử là một lần đầu tư).
Kết quả mô phỏng NPV của dự án như sau:
- Mức chắc chắn của dự án: 86,70%.
- Giá trị NPV của dự án chạy từ -952.28 đến 4,010.76
- Tình huống căn bản có NPV=794.14
- Sau 10.000 lần chạy, sai số chuẩn trung bình là 5.87
Hình 4.16. Kết Quả Mô Phỏng NPV Của Dự Án

Nguồn: Kết quả mô phỏng từ phần mềm Crystal ball (2023)


Kết quả phân tích tổng hợp bằng Crystal ball cho thấy, với các giả định được đưa
vào để chạy mô phỏng, dự án có mức thành công chắc chắn khoảng 86,70%. có thể đánh
giá rủi ro của dự án ở mức tốt, nên chấp nhận dự án. Tuy nhiên, cũng tồn tại một số rủi
ro không thể chủ quan mà nhà đầu tư cần phải có kế hoạch phòng ngừa rủi ro.
4.7. Chiến lược marketing của quán cà phê sân vườn “Cafe Luna Thư Giãn”
4.7.1. Chiến lược sản phẩm (Product)
- Luôn không ngừng tìm kiếm, học hỏi và cập nhật những mô hình quán
nước mới phù hợp với nhu cầu khách hàng nhất là giới trẻ hiện nay.
- Nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của từng nhóm khách hàng để đa dạng và
phong phú thêm về các sản phẩm đồ ăn và thức uống mới trên thị trường.

80
- Tạo dựng sự khác biệt, tiên phong và không ngừng đổi mới, nâng cao
chất lượng dịch vụ.
4.7.2. Chiến lược “Giá” (Price)
- Mức giá đưa ra bằng hoặc không chênh lệch cao so với mức giá chung của
các sản phẩm nước uống tương tự trên thị trường.
- Chính sách giá xác định dựa trên 2 tiêu chí:
+ Phù hợp với từng mức tiêu dùng khác nhau của khách hàng
+ Phù hợp dịch vụ cung cấp.
+ Phù hợp với chất lượng sản phẩm và dịch vụ đang cung cấp
+ Nhằm đến mục đích thâm nhập và có chỗ đứng trên thị trường, phù hợp với
xu hướng và chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ luôn chất lượng.
+ Chiến lược giá quán sử dụng như sau: Mức giá chênh lệch không quá cao
so với giá thị trường của cafe có quy mô tương tự trên thị trường. chính sách nhằm tập
trung vào phân khúc thị trường mục tiêu mà Cafe Luna Thư Giãn hướng đến.
+ Chiến lược giá khuyến mãi: trong năm thường có những đợt diễn ra chương
trình khuyến mãi nhất vào đầu tháng, các chương trình khuyến mãi đa dạng điển hình
như giảm 25% cho nước uống, thẻ tích điểm, …

81
4.7.3. Chiến lược “Truyền thông và xúc tiến kinh doanh” (Promotion)
Bảng 4.38. Kế Hoạch Truyền Thông Và Xúc Tiến Kinh Doanh Của Quán

Thời Kế
Công cụ Kế hoạch cụ thể
gian hoạch

- Trước khi khai trương 2 ngày sẽ tiến hành phát


tờ rơi giới thiệu chương trình khuyến mãi mừng khai
trương. Tờ rơi sẽ phát ở một số khu vực như: các khu
chợ Trà Ôn, các trường trung học, học tiểu học, công
Tiếp cận
3 tháng Mạng xã hội nhân, …
khách
đầu Trực tiếp - Xây dựng trang Fanpage riêng cho cửa hàng
hàng
trên facebook cũng như các tài khoản mạng xã hội
khác. Mời like page.
- Khuyến mãi khai trương giảm giá tặng kèm
quà tặng…

- Triển khai chương trình tích lũy tạo thành viên.


Với mỗi đơn hàng thanh toán khách hàng sẽ được
nhận một số điểm nhất định. Tích lũy được đủ số điểm
3 tháng Tăng Mạng xã hội
cần thiết sẽ được phát thẻ thành viên. Khi trở thành
sau thị phần Trực tiếp
thành viên sẽ được mua đồ uống với giá ưu đãi.
- Thường xuyên đăng tải các hình ảnh, bài viết
về các sản phẩm của quán.

- Tiếp tục nghiên cứu, tuyển chọn thêm các sản phẩm
độc đáo.
- Giữ vững thị phần hiện có.
3 tháng Ổn định Mạng xã hội
- Tung các chương trình khuyến mãi thu hút khách
cuối thị phần Trực tiếp
hàng.
- Tiếp tục thường xuyên đăng tải các bài viết, hình ảnh
về các sản phẩm của cửa hàng.

82
4.8. Phân tích ảnh hưởng dự án đến kinh tế xã hội
Kế hoạch kinh doanh quán cà phê “Cafe Luna Thư Giãn”, ngoài việc mang lại
lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư còn đem lại lợi ích lớn về mặt kinh tế xã hội.
- Đóng góp cho ngân sách địa phương thông qua việc đóng thuế.
- Tạo việc làm cho sinh viên hoặc người dân, những ai có nhu cầu về công việc.
- Tạo được không gian thư giãn, khu ăn uống hoạt động giải trí lành mạnh cho
nhiều đối tượng như: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, công nhân, cán bộ, …
4.9. Quản trị chất lượng và phòng cháy chữa cháy
a) Quản trị chất lượng
Sau khi nhận sản phẩm từ đối tác sản xuất, quản lý sẽ kiểm tra, sàng lọc sản phẩm
đạt chất lượng và tiến hành các khâu tiếp theo. Ngoài ra, dự án cũng áp dụng phương
thức 6S tại cửa hàng:
- Sàng lọc: Xem xét, phân loại và chọn lọc bỏ những thứ không cần thiết
có ghi chú để dể nhận biết.
- Sắp xếp: Các vật dung cần được sắp xếp vào đúng vị trí luôn đảm bảo dể
thấy, dể tìm… để khi cần nhanh chóng dùng được.
- Sạch sẽ: Thường xuyên lau dọn khu vực cung, khu vực cá nhân, nơi
trưng bày sản phẩm. Đảm bảo máy móc luôn được bảo quản thật tốt.
- Săn sóc: Hệ thống hóa các hoạt động, lên thời gian biểu và đăng thông
tin hướng dẫn lên bảng hiệu, áp phích, băng đánh dấu sàn.
- Sẵn sàng: Tất cả các nhân viên viên mới sẽ được học việc kĩ càng trước
khi làm việc chính thức, luôn chủ động trong mọi việc.
- An toàn: Cafe Luna Thư Giãn thiết lập các biện pháp bảo vệ, phòng cháy
chữa cháy tốt nhất cho tất cả mọi người.
b) Phòng cháy chữa cháy
Sau khi xây dựng thành công quán cafe, quản lý sẽ tiến hành sắp xếp và thực hiện
các biện pháp phòng cháy chữa cháy để đảm bảo trong quá trình hoạt động được an toàn
nhất.
- Giải pháp chủ yếu là cải thiện môi trường xung quanh, tránh các thiết bị
dễ gây cháy, nổ...

83
- Áp dụng các điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định,
giảm tối đa các chi phí, rủi ro không cần thiết cho quán.
- Thường xuyên kiểm tra số lượng và chất lượng các phương tiện chữa
cháy tại chỗ trong quán, hệ thống nước chữa cháy, bình chữa cháy để bảo quản, bảo
dưỡng, đảm bảo sẵn sàng xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố cháy.
4.10. Ba kịch bản cho kế hoạch kinh doanh
a) Trong trường hợp lượt khách hàng giảm xuống dưới mức kỳ vọng
Khi số lượng khách hàng giảm xuống dưới mất kỳ vọng/ngày cần kiểm tra ngay
nguyên nhân tại sao? Do chất lượng sản phẩm thời trang thay đổi hay thái độ phục vụ
không tốt. Sau khi tìm được nguyên nhân gây ra, nhanh chóng đưa ra cách khắc phục
sớm nhất và hiệu quả để có thể giảm thiểu tổn thất cũng như số lượng khách hàng đến
thưởng thức đồ uống tại quán hay đồ uống mang đi. Đồng thời tích cực marketing với
chiến lược phù hợp để giữ chân đối tượng khảo sát cũ cũng như tìm nguồn đối tượng
khảo sát mới.
b) Trong trường hợp lượt khách hàng tăng trên mức kỳ vọng
Đây là kịch bản tốt, nhưng khi kịch bản này diễn ra tại quán cũng cần có những
sự đầu tư và chuẩn bị tốt nhất để phục vụ khách hàng. Khi lượt khách đột nhiên tăng cao
hơn kỳ vọng, quán phải có kế hoạch về nhân sự, về thái độ phục vụ... để đảm bảo phục
vụ khách hàng một cách tốt nhất. Đặc biệt, quán cũng cần phải có một chiến lược
marketing hoàn thiện để giữ chân, duy trì được lượng khách hàng đến quán thường
xuyên, thu hút thêm lượng khách hàng mới.
c) Trong trường hợp lượt khách hàng duy trì mức kỳ vọng
Đây là kịch bản trung bình của cửa hàng. Khi thực tế diễn ra theo đúng kịch bản
này, quán đã gần như sẵn sàng để đón tiếp khách hàng một cách tốt nhất. Tuy nhiên, ở
kịch bản này, quán cũng cần có một chiến lược marketing rõ ràng để hoạt động. Bước
đầu là thu hút khách hàng, giữ chân khách hàng đồng thời kết hợp tìm kiếm khách hàng
mới. Đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng nhóm khách hàng.

84
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận


Thông qua những nghiên cứu chung về thị trường kinh doanh nước uống kết hợp
cây xanh, tại Thị Trấn Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long nhận thấy rằng thị trường ngày càng
mạnh mẽ và phát triển.
Loại hình kinh doanh tại khu vực còn mới mẻ được đầu tư khá nhiều, bên cạnh
đó mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.
Kế hoạch kinh doanh quán cà phê kết hợp cây xanh “Cafe Luna Thư Giãn” như
sau: Dự án đầu tư với tổng số vốn ban đầu là 465.895.000 đồng.
Sau khi xác định các hạng mục thu chi của dự án, cho thấy dự án mang tính hiệu
quả cao, chỉ tiêu NPV dương đạt 794.14 triệu đồng, tỷ suất thu hồi nội bộ IRR là 242%
lớn hơn suất chiết khấu khi có lạm phát của dự án 20% chỉ tiêu BCR là 13.59 >1. Việc
phân tích những rủi ro có thể gặp phải trong thời gian dự án hoạt động và mức giá cũng
không đáng lo ngại vẫn nằm trong dự kiến của chủ đầu tư và có thể khắc phục.
Đồng thời NPV dự án khá cao cho thấy dự án kinh doanh này khả thi. Tuy nhiên,
rủi ro luôn có trong khi hoạt động kinh doanh về số lượng khách hàng giảm. Chính vì
vậy, chủ đầu tư luôn trang bị cho mình những chiến lược kinh doanh để giữ chân khách
hàng, thu hút những khách hàng mới, như giảm giá sản phẩm, mua 1 tặng 1, …
Từ các số liệu thứ cấp đã tìm hiểu và các thông số đã tính toán, ta thấy dự án có
tính khả thi không chỉ về mặt lợi nhuận cho chủ đầu tư mà còn mang lại nguồn lợi về
mặt kinh tế xã hội cho khu vực thành phố Vĩnh Long.

85
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Kiến nghị cho nhà đầu tư
Để dự án thực sự đạt được những kết quả như phân tích và có thể tiến xa hơn thì
dự án cần phải đảm bảo các yếu tố cốt lõi sau:
- Vị trí địa điểm kinh doanh phù hợp, thuận tiện, thiết kế không gian quán
tạo sự thoải mái cho khách hàng trong khi sử dụng dịch vụ và sản phẩm.
- Đảm bảo chất lượng cả về sản phẩm lẫn dịch vụ, đồ uống, nhân viên
phục vụ tốt, lịch sự và nắm bắt tâm lý của từng nhóm khách hàng.
- Luôn tìm tòi, đổi mới, cập nhật các xu hướng thời trang hiện đại, để thu
hút thị hiếu khách hàng đến với cửa hàng mua sắm.
- Website, fanpage luôn cập nhật những thông tin bổ ích về vấn đề mua
sắm và những hình ảnh của các sản phẩm hiện có bán tại cửa hàng.
- Ngoài những yếu tố cốt lõi trên, để đi xa và lâu dài thì xây dựng thương
hiệu riêng cho mình là yếu tố dễ chiếm được lòng tin của đối tượng khách hàng nhất.
Và hơn hết phải có chiến lược bài bản trong việc quảng cáo dự án ngay từ những năm
đầu tiên. Đồng thời phải có những cam kết về chất lượng sản phẩm để ủng hộ sự tin
tưởng tới các đối tượng tham gia.
5.2.2. Kiến nghị cho nhà nước
Khi Chính phủ đã cam kết tuân thủ và ký kết nhiều hiệp định lớn nhỏ trong khu
vực, ngoài khu vực để các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội phát triển thì điều
đó chứng tỏ rằng Chính phủ đã có nhiều quan tâm đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp khởi nghiệp - nơi có thể thu hút được nguồn vốn nước ngoài hoặc trong
nước, giúp bộ máy kinh tế ngày càng năng động. Vì vậy, việc kiến nghị đầu tiên chính
là việc giảm bớt thời gian giải quyết các thủ tục hành chính. Sau đó là hỗ trợ tư vấn pháp
lý cho các doanh nghiệp mới không bị vướng mắc và mất thời gian, đơn giản hóa các
thủ tục vay vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các nguồn
vốn vay.

86
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT:

Phạm Xuân Giang. 2010. Lập Thẩm Định và Quản Trị Dự Án Đầu Tư. Nhà xuất bản
Tài Chính. Hà Nội. 360 trang.

Bộ Môn Quản Trị Dự Án – Tài Chính, 2012. Thiết lập Và Thẩm Định Dự án Đầu Tư,
Nhà xuất bản kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Tài liệu Quản trị rủi ro, Ths. Hà Thị Thu Hòa (2022), giảng viên trường Đại học Nông
Lâm TP. Hồ Chí Minh.

Đinh Thị Anh. Nguyễn Thị Oanh (2016). Thiết lập dự án đầu tư kinh doanh “Café Tuổi
Thơ”. Luận văn tốt nghiệp đại học Trường Đại Học Kinh Tế- Đại Học Đà Nẵng.

Dương Thị Ngọc Huyền. 2017. Thiết Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Quán Trà và Bánh
Việt Truyền Thống Thiên Ức. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Kinh Tế. Đại
Học Nông Lâm. TP. Hồ Chí Minh. Việt Nam.

Nguyễn Thị Dung. Đoàn Thụy Ngọc Hà và cộng sự (nhóm 7- K0940- năm 2012). Thiết
lập dự án quán đầu tư kinh doanh “Cafe Voi Ngông” ở Khu phố 3. phường Linh
Chiểu. Quận Thủ Đức. Luận văn tốt nghiệp đại học Trường Đại Học Kinh Tế
Luật Thành Phố Hồ Chí Minh.

87
TIẾNG NƯỚC NGOÀI:

Lala Niftiyeva. 2020. Development of a business plan for the opening of dietic coffee
shop “Fit-Sweet”.

Swiatkiewicz. Olgierd. 2017. Delta Cafe (Portugal) “sustainable business”.

Pegado. Elsa Rodrigues. Carla Raposo. Hélder Fernandes. Ana I. 2022. The uses of
coffee in highly demanding work contexts “managing rhythms. sleep. and
performance”.

TRANG WEB

Các loại hình kinh doanh cà phê tại Việt Nam:


https://www.napoli.vn/tin-tuc/01-cac-loai-hinh-kinh-doanh-ca-phe-o-viet-nam

Số liệu thống kê thị trường tiêu dùng cà phê tại Việt Nam
https://mediacdn.vietnambiz.vn/1881912202208555/files/2023/01/19/bao-cao-thi-
truong-ca-phe-nam-2022-20230119151616421.pdf

Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM - Thông Tin Luận Văn, Luận án, Trường Đại
học Công Nghiệp TP.HCM:
https://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-du-an-xay-dung-quan-cafe-forest-18976/

88
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi khảo sát
PHIẾU CÂU HỎI KHẢO SÁT
Xin chào mọi người
Mình là Phạm Thị Ngọc Ngân. sinh viên năm 4. khoa Kinh tế. trường Đại Học
Nông Lâm TP.HCM. Mình đang thực hiện một đề tài dự án đầu tư “Thiết lập dự án kinh
doanh Cafe Luna Thư Giãn tại huyện Trà Ôn. tỉnh Vĩnh Long”. rất mong mọi người có
thể dành chút ít thời gian quý báu của mình để điền thông tin vào bảng câu hỏi khảo sát
“Nhu cầu thưởng thức Cafe của người tiêu dùng tại khu vực huyện Trà Ôn” dưới đây.
Sự hỗ trợ của mọi người có ý nghĩa rất lớn đối với kết quả nghiên cứu và sự thành
công của đề tài. Tất cả các câu trả lời. thông tin. ý kiến của mọi người để nhằm mục đích
khảo sát và nghiên cứu đảm bảo sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người!!!
PHẦN 1. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Xin anh/chị vui lòng cho biết giới tính?
 Nam
 Nữ
2. Anh/chị vui lòng cho biết độ tuổi?
 Dưới 18 tuổi
 Từ 18 đến 20 tuổi
 Từ 20 đến 30
 Trên 30 tuổi
3. Nghề nghiệp của anh/chị?
 Nhân viên văn phòng
 Công nhân
 Học sinh. Sinh viên
 Kinh doanh tự do
4. Thu nhập bình quân trong tháng của Anh/chị?
 Dưới 2 triệu
 Từ 2-5 triệu
 Từ 5-8 triệu
 Trên 8 triệu
5. Anh/chị đang sống ở đâu?
 Huyện Trà Ôn
 Tỉnh Vĩnh Long
 Khu vực lân cận
II. PHẦN NỘI DUNG CHÍNH
1. Anh/chị có thường xuyên đến quán cà phê không?
 Có
 Không
2. Mô hình quán cà phê kết hợp với sân vườn anh/chị cảm thấy có hứng thú
và đến quán không?
 Rất hứng thú
 Hứng thú
 Không quan tâm
3. Mức độ thường xuyên đến quán cà phê của Anh/chị là bao nhiêu?
 Mỗi ngày
 1-2 lần/tuần
 3-5 lần/tuần
 Thỉnh thoảng
4. Mức sẵn lòng để dành tiền chi tiêu của Anh/chị cho mỗi lần đến quán
cafe?
 <20 nghìn đồng/ly
 20 – 35 nghìn đồng/ly
 35 – 50 nghìn đồng/ly
 ≥ 50 nghìn đồng/ly
5. Anh/chị thường đến quán cà phê giải khát vào buổi nào nhất trong ngày?
 Buổi sáng
 Buổi trưa
 Buổi chiều
 Buổi tối
6. Đối tượng anh/chị thường chọn để đi uống nước cùng?
 Một mình
 Gia đình. người thân
 Bạn bè. đồng nghiệp
 Khác
7. Anh/chị thường đến quán cafe thường dùng những loại nước nào?
 Café
 Các loại nước ép
 Các loại trà trái cây
 Các loại sinh tố
 Khác
8. Yếu tố nào thu hút anh/chị khi đến các quán cafe kết hợp với sân vườn?

Rất không Không Bình Rất


Đồng ý
đồng ý đồng ý thường đồng ý

Chất lượng sản phẩm tuyệt vời ☐ ☐ ☐ ☐ ☐

Không gian đẹp. gần gũi ☐ ☐ ☐ ☐ ☐

Giá cả hợp lý
☐ ☐ ☐ ☐ ☐

Thái độ phục vụ chu đáo


☐ ☐ ☐ ☐ ☐

Thức uống đa dạng ☐ ☐ ☐ ☐ ☐

9. Tôi dự định mở quán cà phê Cafe Luna Thư Giãn Tại huyện Trà Ôn. tỉnh
Vĩnh Long. Anh/chị vui lòng góp ý cho tôi để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt
nhất?
Cảm ơn các Anh/chị đã tham gia khảo sát này!
Phụ lục 2. Chi phí NVL trực tiếp
1. Định mức chi phí NVL cho 10 ly cà phê
STT Tên NVL ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
Cà phê kg 0.63 102.000 62.000
Đường kg 2.000 2.000
Đá kg 2.000 2.000
Tổng định mức 66.000
Doanh thu 10 20.000 200.000
Tỷ lệ NVL/DT 33%

2. Định mức chi phí NVL cho 10 ly nước ép


STT Tên NVL ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
Trái cây kg 4 20.000 67.000
Đường kg 0.4 17.500 7.000
Đá kg 2.000 2.000
Tổng định mức 76.000
Doanh thu 10 25.000 250.000
Tỷ lệ NVL/DT 30%
3. Định mức chi phí NVL cho 10 ly trà trái cây
STT Tên NVL ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
Trà kg 0.025 600.000 15.000
Mức trái cây kg 0.34 89.000 30.000
Trái cây kg 1.6 18.000 29.000
Đá kg 2.000 2.000
Tổng định mức 76.000
Doanh thu 10 25.000 250.000
Tỷ lệ NVL/DT 30%
4. mức chi phí NVL cho 10 ly sinh tố
STT Tên NVL ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
Trái cây kg 4 20.000 80.000
Sữa đặc kg 0.4 20.000 8.000
Đá kg 2.000 2.000
Tổng định mức 90.000
Doanh thu 10 30.000 300.000
Tỷ lệ NVL/DT 30%

5. Định mức chi phí NVL cho các loại thức uống khác là 31%
Phụ lục 3. Kết quả mô phỏng bằng phần mềm Crystal ball

Crystal Ball Report - Full


Simulation started on
23/12/2023 at 11:31 PM
Simulation stopped on
23/12/2023 at 11:33 PM

Run preferences:
Number of trials run 10.000
Monte Carlo
Random seed
Precision control on
Confidence level 95.00%

Run statistics:
Total running time
(sec) 81.21
Trials/second
(average) 123
Random numbers per
sec 246

Crystal Ball data:


Assumptions 2
Correlations 0
Correlation matrices 0
Decision variables 0
Forecasts 1

Forecasts

Worksheet: [Ngọc Ngân_20122063.xlsx]lịch vay và trả nợ


Forecast: NPV
Cell: K31
Summary:
Certainty level is
86.70%
Certainty range is from 0.00 to ∞
Entire range is from (952.28) to
4010.76
Base case is 794.14
After 10,000 trials, the std. error of
the mean is 5.87

Forecast: NPV (cont'd)

Forecast
Statistics: values
Trials 10.000
Base Case 794.14
Mean 612.58
Median 533.42
Mode ---
Standard Deviation 587.45
Variance 345102.10
Skewness 0.7694
Kurtosis 3.94
Coeff. of Variation 0.9590
Minimum (952.28)
Maximum 4010.76
Range Width 4963.04
Mean Std. Error 5.87

Forecast
Percentiles: values
0% (952.28)
10% (72.01)
20% 119.23
30% 262.22
40% 397.60
50% 533.41
60% 686.07
70% 855.75
80% 1071.24
90% 1400.81
100% 4010.76

End of Forecasts
Assumptions

Worksheet: [Ngọc Ngân_20122063.xlsx]lịch vay và trả nợ

Assumption: Gía bán Cell: G27

Normal distribution with parameters:


Mean -5%

Std. Dev. 10%


Assumption: Lượng khách hàng
Cell: C11
Uniform distribution with parameters:
Minimum 1%
Maximum 20%

End of Assumptions
Phụ lục 4. Hình ảnh thức uống Cafe Luna Thư Giãn

You might also like