You are on page 1of 66

 

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH HỌC
***

NIÊN LUẬN

Đề tài

HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN TẠI TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT


ĐƯƠNG ĐẠI VINCOM (VCCA)

                              Họ và Tên sinh viên: Hồ Thị Phương Thảo 

                              Mã sinh viên: 20030131


  Mã lớp học phần: TOU3019                                                  
Lớp: K65 – QTDVDLVLH

Giảng viên hướng dẫn :   TS. Trịnh Lê Anh

Hà Nội, 12/2022
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Mục tiêu nghiên cứu 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Kết cấu của bài nghiên cứu 7

PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ


KIỆN TẠI TRUNG TÂM TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI 7
1.1. Trung tâm triển lãm nghệ thuật đương đại 7
1.1.1. Khái niệm trung tâm triển lãm nghệ thuật 7
1.1.2. Khái niệm nghệ thuật đương đại  8
1.1.3. Phân biệt trung tâm nghệ thuật tư nhân và trung tâm nghệ thuật nhà nước 10
1.2. Khái quát về hoạt động tổ chức sự kiện 12
1.2.1. Khái niệm sự kiện 12
1.2.2. Khái niệm về tổ chức sự kiện 13
1.2.3. Các thành phần tham gia trong sự kiện 15
1.2.4. Phân đoạn thị trường tổ chức sự kiện 17
1.2.5. Đặc điểm của tổ chức sự kiện 18
1.3. Cơ sở thực tiễn về hoạt động tổ chức sự kiện tại trung tâm nghệ thuật đương
đại Vincom (VCCA) 19
1.3.1. Các loại hình trung tâm nghệ thuật trên thế giới 19
1.3.2. Cơ sở thực tiễn về hoạt động tổ chức sự kiện tại VCCA 26

2
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức sự kiện 29
1.4.1. Các nhân tố vi mô 29
1.4.2. Các yếu tố vĩ mô   30

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN TẠI TRUNG
TÂM NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VINCOM 33
2.1. Tổng quan về trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom 33
 2.2. Thực trạng hoạt động tổ chức sự kiện trung tâm nghệ thuật đương đại
Vincom 34
2.2.1. Một số dự án VCCA thực hiện: 34
2.2.2. Quy trình tổ chức sự kiện tại VCCA 35
2.3. Đánh giá hoạt động tổ chức sự kiện của VCCA 40
2.3.1. Đánh giá chung của đối tác với một chương trình sự kiện 40
2.3.2. Đánh giá của công chúng tham dự sự kiện 41
2.3.3. Nhận xét chung: 44

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN TẠI TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI
VINCOM 44
3.1. Giải pháp đối với quy trình tổ chức sự kiện 44
3.2. Giải pháp về bảng mẫu cho các chương trình sự kiện 49
3.3. Giải pháp về các yếu tố cần xác định trước chương trình tổ chức sự kiện 54

KẾT LUẬN 58

PHỤ LỤC 59

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

3
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài niên luận này đòi hỏi chúng em phải trải qua quá trình gian khổ
của học tập và sáng tạo để rèn luyện chính mình. Mỗi lần chúng em vấp ngã, khó khăn,
thầy cô luôn là điểm tựa để chúng em có can đảm để tiếp bước và hoàn thành thử thách.
Và để có thể hoàn thành bài niên luận này, không thể không nhắc tới những bàn tay âm
thầm lặng lẽ luôn bên cạnh dìu dắt chúng em, chính nhà trường và thầy cô cho em điểm
tựa, em cảm thấy bản thân thật may mắn vì được sống và được học tập trong một môi
trường tuyệt vời như thế.
Trong suốt khoảng thời gian em làm niên luận, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ,
đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Em xin được gửi lời
cảm ơn chân thành tới Thầy hướng dẫn TS. Trịnh Lê Anh - Trưởng bộ môn Quản trị sự
kiện đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt khoảng thời gian em làm niên luận. Em
cũng xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành tới hai thầy cô trợ giảng - Thầy Thế Đỗ và
cô Nguyễn Nga đã chỉ điểm sửa lỗi sai cho em để em có thể hoàn thành bài niên luận chỉn
chu nhất có thể. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa du lịch học nói riêng và thầy
cô trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói chung đã dạy dỗ cho em kiến thức
về các môn đại cương cũng như chuyên ngành, giúp em có cơ sở lý thuyết vững vàng và
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn nhà trường đã luôn tạo điều kiện, quan tâm và
giúp đỡ đào tạo chúng em thành những người trưởng thành, những con người mới. Nhà
trường đã tạo môi trường cho chúng em tiếp cận những kiến thức hay và hoàn thành tốt
bài niên luận của mình.

4
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động tổ chức sự kiện, nếu được phân tích dưới góc độ góc độ của doanh nghiệp
thì đó là một hoạt động kinh doanh tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Cùng với sự tiến bộ xã
hội, sự phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ, thông tin… ngành tổ chức sự kiện
nói chung và truyền thông nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Vì vậy, ngày
càng nhiều hoạt động sự kiện được diễn ra, thu hút được đông đảo công chúng quan tâm.
Ngày nay, khi sản phẩm ngày càng đa dạng và phong  phú, các doanh nghiệp luôn tìm
cách tạo một hình ảnh, phong cách riêng cho sản phẩm của mình nhằm mục đích đưa
thương  hiệu của mình vào nhận thức của khách hàng. Các doanh nghiệp định vị và quảng
cáo thương  hiệu bằng nhiều cách : thông qua quảng cáo, - Public Relation – PR hoặc các
hình thức truyền thông khác... với mục tiêu chung là làm thế nào để nâng cao hình ảnh
của thương hiệu. 

Ở Việt Nam, khoảng 15 năm trở lại đây, nghệ thuật đương đại của Việt Nam ngày
càng phát triển, với mong muốn kết nối nghệ sĩ với cộng đồng; tác phẩm với công chúng,
nghệ thuật Việt Nam và nghệ thuật thế giới. Sự phát triển của dòng chảy nghệ thuật
đương đại với các hình thức sắp đặt, trình diễn, video art,... ngày càng được công chúng
quan tâm, đặc biệt là giới trẻ với cách biểu đạt mới lạ, nội dung sâu sắc phản ánh những
suy nghĩ về thân phận con người; phản ánh sâu xa sự xuống cấp và lai căng văn hoá, đạo
đức xã hội,... Bên cạnh những thành công nhất định, những tác phẩm nghệ thuật còn hàm
chứa nhiều thiếu sót về ý tưởng, thiếu sự liên kết và truyền tải thông điệp rõ ràng. Nghệ
thuật đương đại rất riêng biệt, đòi hỏi người nghệ sĩ phải có tâm hồn và khiếu nghệ thuật,
sự sáng tạo tìm tòi thẩm mỹ mới lạ. Ngày nảy, ngày càng nhiều đối tượng khách hàng
quan tâm tới bộ môn nghệ thuật đòi hỏi tính thẩm mỹ cao này, yêu cầu tính thẩm mỹ và
chất lượng cao hơn nữa, không chỉ về chất lượng sản phẩm mà còn những câu chuyện để
kể và tái hiện. 

5
Hoạt động tổ chức sự kiện tại các trung tâm nghệ thuật đương đại là một hoạt
động cần thiết như một công cụ truyền thông hữu hiệu nhằm thu hút được đông đảo
công chúng tham gia. Tổ chức sự kiện không chỉ đơn thuần là một hoạt động giới thiệu,
quảng bá sản phẩm, mà còn là phương tiện kết nối giữa nhà sản xuất và người tiêu
dùng. Hoạt động tổ chức sự kiện đòi hỏi cần có quy trình thực hiện chuyên nghiệp và
khoa học đặc biệt là sự kiện tổ chức tại trung tâm nghệ thuật. Do đó, dù đã từng bước
thay đổi và đưa ra nhiều phương pháp quy trình thực hiện tổ chức sự kiện tương đối
phù hợp nhưng chưa tạo được sự chuyên nghiệp cũng như có một chương trình thực
hiện khoa học, logic… Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu
“Hoạt động tổ chức sự kiện tại trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA)” để
làm đề tài niên luận của mình.

Tổ chức sự kiện là một hoạt động cần thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam
hiện  nay nhưng việc nghiên cứu và sử dụng nó như một công cụ PR hữu hiệu thì vẫn 
còn ở giai đoạn đầu. Khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các 
doanh nghiệp Việt Nam càng nhận thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của tổ chức  sự
kiện. Điều đó giúp doanh nghiệp có một cái nhìn mới mẻ hơn về hoạt động này.  Tổ
chức sự kiện không chỉ đơn thuần là một hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hình
ảnh hoạt động của doanh nghiệp mà hiện nay nó còn là một nghề thời  thượng đang
được giới trẻ ưa thích và quan tâm tới nó. 
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của Niên luận là tìm hiểu về quy trình hoạt động tổ chức sự kiện tại
trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA), đồng thời xem xét các yếu tố bên trong
nội tại của VCCA tác động như thế nào đến sự phát triển, hoàn thiện của tổ chức sự kiện
cả trực tiếp và gián tiếp.  
Các mục tiêu cụ thể của niên luận bao gồm: 
Một là, xác định, đo lường tác động của trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom
(VCCA) đối với hiệu quả của hoạt động tổ chức sự kiện.
Hai là, xác định, đo lường các yếu tố tác động đến hoạt động tổ chức sự kiện tại
Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA). 

6
Ba là, xác định các thành tố cấu thành sự kiện tại VCCA và chứng minh các thành tố
này là yếu tố cốt lõi dẫn đến tác động của hoạt động tổ chức sự kiện tới sự phát triển của
Trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom. 
Bốn là, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm tăng tính hiệu quả hoạt động tổ chức
sự kiện tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Niên luận là hoạt động tổ chức
sự kiện tại trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom.
Về phạm vi nghiên cứu: 
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm nghệ thuật đương
đại Vincom.
Phạm vi về thời gian: Từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022.
Phạm vi nội dung: Hoạt động tổ chức sự kiện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra: Thu thập tài liệu về hoạt động, quy trình tổ chức sự kiện tại
trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom. 
Phương pháp đánh giá: Đánh giá quy trình tổ chức sự kiện của công ty, ưu nhược
điểm tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức sự kiện.
Phương pháp thu thập thông tin:
Dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu khách hàng để tạo mẫu cho cuộc nghiên cứu định
tính; báo cáo của các tổ chức nghiên cứu thị trường như BCG, Google…. Nguồn dữ liệu
thứ cấp được sử dụng để hình thành khung lý thuyết, mô hình nghiên cứu. 
5. Kết cấu của bài nghiên cứu
Phần 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu.
Phần 2: Nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động tổ chức sự kiện tại trung tâm
nghệ thuật đương đại Vincom 
Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động tổ chức sự kiện tại trung tâm nghệ thuật
đương đại Vincom. 

7
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tổ chức sự kiện tại
trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom. 
Phần 3: Kết luận

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ


KIỆN TẠI TRUNG TÂM TRIỂN LÃM NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI

1.1. Trung tâm triển lãm nghệ thuật đương đại


1.1.1. Khái niệm trung tâm triển lãm nghệ thuật
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “nghệ thuật” được hiểu là: “phương thức phản ánh
hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm bằng hình tượng” [Đại từ điển Tiếng Việt ,
tr.1193]. Trong cuốn Từ điển Bách khoa Britannica, thuật ngữ “nghệ thuật” bao gồm
“những phương tiện thể hiện khác nhau như hội họa, điêu khắc, in ấn, vẽ, nghệ thuật trang
trí, nhiếp ảnh, lắp đặt,…” [Từ điển Bách Khoa Britannica, tr.1900]. Như vậy, khái niệm
“nghệ thuật” được hiểu theo hai trường nghĩa rộng, như trong cuốn Đại từ điển Tiếng
Việt, và hẹp gắn liền với nghệ thuật thị giác, như trong cuốn Từ điển Bách khoa
Britannica. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, khái niệm nghệ thuật được sử dụng gắn
liền với các hình thức biểu hiện của nó như: hội họa, nhiếp ảnh, âm nhạc, trình diễn,…
bởi sự phát triển của nhiều phương tiện mới (như nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật trình
diễn,…) đã tác động đến nội hàm của khái niệm nghệ thuật theo cách tiếp cận truyền
thống.
Theo Hoàng Phê (Chủ biên) 2006, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng thì “Trung
tâm" là: Nơi tập trung những hoạt động trong một lĩnh vực nào đó, có ảnh hưởng đến với
những nơi khác hay cơ quan phối hợp những hoạt động nghiên cứu hoặc dịch vụ trong
một lĩnh vực nào đó.
Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam thì “triển lãm" (exhibition) là việc tổ chức trưng
bày vật phẩm, tranh ảnh hoặc hàng hoá, tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm

8
nhất định nhằm phục vụ mục đích giới thiệu, quảng bá đến mọi người trong xã hội, cộng
đồng.
Như vậy có thể hiểu Trung tâm triển lãm nghệ thuật là nơi tập trung trưng bày vật
phẩm, tranh ảnh cho mọi người đến xem nhằm cung cấp thông tin và đưa các tác phẩm và
tác giả đến gần hơn với công chúng (có ảnh hưởng đến người tham gia triển lãm).
1.1.2. Khái niệm nghệ thuật đương đại 
Từ điển tiếng Việt(TĐTV) cho rằng “Nghệ thuật là danh từ, có hai nghĩa: “1. Hình
thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh
hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Nghệ thuật tạo hình. Xây dựng hình tượng
nghệ thuật trong tác phẩm văn học. 2 Phương pháp, phương thức giàu tính sáng tạo. Nghệ
thuật lãnh đạo”(84, tr. 654)
Với nghĩa thứ nhất, “Nghệ thuật” là thuật ngữ chỉ chung cho các loại hình nghệ
thuật, thuộc hình thái ý thức xã hội (thuộc lĩnh vực tinh thần, thượng tầng kiến trúc, phân
biệt với hình thái vật chất, hạ tầng cơ sở xã hội.). Nghệ thuật “đặc biệt” ở chỗ “dùng hình
tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình
cảm”. Đây là đặc trưng của nghệ thuật, phân biệt với các hình thái ý thức xã hội khác
cũng “ phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm” nhưng bằng công thức, triết
lý, khẩu hiệu, mệnh lệnh... lạnh lùng, khô khan. Kiến trúc, Điêu khắc, Hội hoạ, Văn học,
Nhiếp ảnh, Sân khấu, Điện ảnh, Âm nhạc, Múa v.v... đều thuộc về lĩnh vực nghệ thuật,
bởi chúng giống nhau ở chỗ “dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh
hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm”. Tuy nhiên Kiến trúc, Điêu khắc, Hội hoạ...
phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng, tình cảm sinh động, cụ thể và gợi cảm khác
nhau, đó chính là đặc trưng ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật.

Theo Hoàng Phê (Chủ biên) 2006, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng thì nghệ thuật
đương đại là nghệ thuật ngày nay, được sản xuất vào nửa sau của thế kỷ 20 hoặc trong thế
kỷ 21 Các nghệ sĩ đương đại làm việc trong một thế giới có ảnh hưởng toàn cầu, đa dạng
về văn hóa và công nghệ. Nghệ thuật của họ là sự kết hợp năng động của các vật liệu,
phương pháp, khái niệm và chủ đề tiếp tục thách thức các ranh giới đã được tiến hành tốt
trong thế kỷ 20. Với các đặc tính đa dạng và chiết trung, nghệ thuật đương đại nói chung
9
được phân biệt bởi sự thiếu thống nhất, nguyên tắc tổ chức, ý thức hệ hoặc "chủ nghĩa ".
Nghệ thuật đương đại là một phần của cuộc đối thoại văn hóa liên quan đến các khuôn
khổ bối cảnh lớn hơn như bản sắc cá nhân và văn hóa, gia đình, cộng đồng và quốc tịch.
Đi từ khái niệm “nghệ thuật đương đại”, đương đại là một từ có số phận khá kỳ lạ ở
Việt Nam. Ban đầu nó được gắn cho những hoạt động nghệ thuật mới, lạ, ngoài lề,... Trên
thực tế, môi trường nghệ thuật Việt Nam khá đặc biệt, bởi nó diễn ra đồng thời hoặc các
thực hành nghệ thuật mang nguyên lý hay tư tưởng cổ điển, hiện đại, tới hậu hiện đại,...
tất cả cùng đan xen nhau. Nói một cách ngắn gọn, khái niệm “nghệ thuật đương đại” ở
Việt Nam lâu nay đơn thuần được hiểu một cách nôm na dưới khía cạnh “thời gian" -
những gì “đương" diễn ra, nó được hiểu như một định danh dưới khía cạnh tư tưởng,
nguyên lý sáng tạo trong mối liên hệ giữa các trào lưu nghệ thuật. Điều này có nghĩa là
một tác phẩm “nghệ thuật đương đại" về mặt tư tưởng, triết học, nguyên lý sấng tạo,...
khác với một tác phẩm “nghệ thuật hiện đại" mặc dù chúng có thể thực hiện được trong
một ngày. 
Dựa trên phát biểu của Esaak Shelley trong cuốn sách “What is Contemporary Art"
đã đưa ra một số quan điểm về đặc điểm của nghệ thuật đương đại như sau:
Sự khác biệt giữa nghệ thuật hiện đại và nghệ thuật đương đại thực chất là khác biệt
về triết lý, quan điểm… Ẩn sâu trong tác phẩm nghệ thuật. Nếu nhìn dưới góc độ học tập,
nghệ thuật đương đại và nghệ thuật hiện đại đều có những chức năng riêng, phục vụ cho
từng thời kỳ riêng biệt, vì lẽ đó việc tìm hiểu các yếu tố của mỹ thuật đương đại chính là
tìm thấy sự khác biệt, không phải sự hơn kém. Khác với nghệ thuật hiện đại, nghệ thuật
đương đại không bị bao trùm bởi cách chủ nghĩa khác nhau, vì vậy có những điểm khác
biệt khiến nghệ thuật đương đại trở thành một thể dị biệt riêng:
Tính độc bản: Điểm khác biệt của mỹ thuật đương đại là sự liên kết giữa tác phẩm
với môi trường xung quanh. Khác với mỹ thuật hiện đại được thể hiện trên giấy và những
khoảng tường, tác phẩm đương đại rất chú trọng đến câu hỏi “sẽ ra sao nếu đặt tác phẩm
vào nơi này”. Bởi đặt trong một bối cảnh không gian cũng chính là mối tương quan giữa
tác phẩm với không gian, từ đó sẽ mang đến những cảm xúc khác biệt cho người xem.

10
Sự bất ổn định: Ý niệm về hiện tại của nghệ thuật đương đại là bất ổn định, không
còn là một thể thống nhất, nên nghệ thuật đương đại cũng có thể lựa chọn những chất liệu
đa dạng hơn để thể hiện tác phẩm của mình. Cũng chính vì lý do này, các tác phẩm đương
đại chỉ có thể biểu hiện được cho một thời kỳ nhất định của văn hóa, không thể lưu trữ
hoặc tồn tại lâu dài.

Sự tương tác với người thường thức: Phá bỏ giới hạn về độc bản, nghệ thuật đương
đại nhìn chung là sự góp sức của những người tham gia triển lãm. Cái quan trọng không
phải là đích đến, là một vật thể nhất định, mà là việc cái ý niệm của tác giả có hay không
thể tác động đến tâm trí của người xem. Vì vậy, vai trò của người xem ở đây là hòa cùng
với sự giải cấu trúc vốn có của tác phẩm và can thiệp vào tác phẩm, tạo thành một cuộc
triển lãm đúng nghĩa.

Vậy cuối cùng, nghệ thuật đương đại là gì? Cũng giống như nghệ thuật hiện đại, lấy
quá khứ để lý giải hiện tại. Chỉ khác là hiện tại của nghệ thuật đương đại là một tập hợp
của những mảng miếng khác nhau, và bất kì điều gì cũng có thể là nghệ thuật. Cũng như
gió, nghệ thuật đương đại có thể thể hiện quan điểm và ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn
nhận hiện tại, nhưng một khoảnh khắc sau đó, sẽ có một ý niệm đương đại khác bước đến,
và trở thành một nghệ thuật đương đại mới.
1.1.3. Phân biệt trung tâm nghệ thuật tư nhân và trung tâm nghệ thuật nhà nước
Theo điều 183 luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2014 đã
chỉ ra rằng: Trung tâm nghệ thuật tư nhân là một hình thức kinh doanh tư nhân do tự cá
nhân làm chủ và tự chịu toàn bộ trách nhiệm về tài sản của mình về mọi hoạt động của
doanh nghiệp.
Đặc điểm của trung tâm nghệ thuật thuộc quyền sở hữu tư nhân
Thứ nhất, trung tâm nghệ thuật tư nhân là một cơ sở hoạt động nghệ thuật do cá
nhân làm chủ sở hữu 
Thứ hai, trung tâm nghệ thuật tư nhân không có tư cách pháp nhân
Thứ ba, chủ trung tâm nghệ thuật tư nhân chịu mọi trách nhiệm pháp lý về hoạt
động của trung tâm nghệ thuật.

11
Tiêu chí Trung tâm nghệ thuật thuộc Trung tâm nghệ thuật thuộc
quyền sở hữu nhà nước quyền sở hữu tư nhân

Chủ sở Do nhà nước nắm giữ 100% vốn   Do cá nhân hoặc chủ sở hữu (bao
hữu điều lệ gồm cả tổ chức, cá nhân nước
Do nhà nước nắm 50% vốn điều ngoài).
lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền Trung tâm nghệ thuật tư nhân do
biểu quyết nhà nước nắm giữ dưới 50% số
vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần
có quyền biểu quyết. 

Quy mô Quy mô lớn. Thường được tổ Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên
chức theo các hình thức như doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là
công ty mẹ - công ty con, tập các doanh nghiệp có quy mô vừa
đoàn kinh tế.  và nhỏ

Bảng 1. so sánh tương quan giữa trung tâm nghệ thuật tư nhân và trung tâm nghệ
thuật thuộc quyền sở hữu nhà nước (Nguồn: Tác giả sưu tầm và tổng hợp)

Theo nguồn tin từ VCCA Việt Nam đã giới thiệu rằng: Trung tâm nghệ thuật đương
đại Vincom (VCCA) là trung tâm phi lợi nhuận có quy mô lớn được phát triển và tài trợ
bởi Tập đoàn Vingroup, hướng đến mục tiêu đóng góp và gìn giữ nền nghệ thuật Việt
Nam đương đại.
Tọa lạc khu đô thị Vinhomes Royal City trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh
Xuân, thành phố Hà Nội, VCCA là cầu nối đưa nghệ thuật đến gần hơn với công chúng,
12
giúp khơi gợi cảm hứng và góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân
trong nước.
Trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom - VCCA tập trung vào ba mục tiêu lớn,
gồm: 

Một là, gìn giữ các di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam cùng như các tác phẩm có
giá trị về nghệ thuật, lịch sử; 
Hai là, tạo sân chơi lành mạnh, hiện đại cho các nghệ sĩ triển lãm tác phẩm theo hình
thức kinh doanh nghệ thuật chuyên nghiệp; 
Ba là, thành lập bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật có giá trị tại Việt Nam

Bên cạnh đó, bảo tàng còn giới thiệu các xu hướng nghệ thuật mới, góp phần định
hướng thẩm mỹ và truyền bá kiến thức nghệ thuật tới đông đảo khách hàng. Triển lãm
đầu tiên được tổ chức tại bảo tàng có tên “Tỏa” (The Foliage). Đây là nơi hội tụ của các
cuộc đối thoại Đông - Tây độc đáo. Các tác phẩm nghệ thuật mang nhiều phong cách đa
dạng được bố trí cạnh nhau không theo chủ đề hay niên đại mà thông qua sự tương tác
của các yếu tố chuyên môn cùng kiến trúc đặc trưng tại không gian trưng bày.
Như vậy, trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom là một hình thức trung tâm nghệ
thuật đương đại thuộc quyền sở hữu tư nhân, do tập đoàn Vingroup quản lý và bỏ vốn đầu
tư, là một tổ chức phi lợi nhuận có quy mô lớn với mục tiêu gìn giữ và phát triển văn hoá
truyền thống và giữ gìn nền nghệ thuật Việt Nam đương đại. 
1.2. Khái quát về hoạt động tổ chức sự kiện
1.2.1. Khái niệm sự kiện
Theo từ điển tiếng Việt: Sự kiện đó là sự việc có ý nghĩa quan trọng đang xảy ra, có
ý nghĩa với đời sống xã hội.
Bài giảng Tổ chức sự kiện ở Trường Cao đẳng du lịch (2009) đã viết rằng: Theo
nghĩa phổ biến trong đời sống xã hội, thì sự kiện là một hiện tượng, hoặc một sự cố, biến
cố mang tính chất bất thường xuất hiện. Ví dụ khi nói đến các sự kiện kinh tế tiêu biểu
của Việt Nam trong năm người ta có thể đề cập đến: Việc tăng giá xăng dầu, khủng hoảng
kinh tế, giảm giá chứng khoán…

13
Trong một số lĩnh vực khác sự kiện còn có nghĩa hoàn toàn khác hẳn, ví dụ trong
thống kê học mỗi trường hợp xuất hiện các biến cố được xem là một sự kiện.
Trong lĩnh vực tổ chức sự kiện hiện nay ở Việt Nam người ta thường quan niệm: sự kiện
đó là các hoạt động diễn ra trong các lĩnh vực như thể thao, thương mại, giải trí, lễ hội,
hội thảo, hội nghị... Tuy nhiên, việc quan niệm hoạt động nào là “sự kiện” còn có nhiều
cách hiểu khác nhau:
Có người hiểu sự kiện theo nghĩa chỉ có những hoạt động mang tính xã hội cao, với
quy mô lớn, có những ý nghĩa nhất định trong đời sống kinh tế xã hội (cả tỉnh cả nước,
được các phương tiện truyền thông quan tâm và đưa tin) mới được xem là sự kiện. Ví dụ
các sự kiện như: hội nghị các nước nói tiếng Pháp, SEGAMES 23, cuộc thi hoa hậu toàn
quốc…
Trong khi đó, có người lại hiểu “sự kiện” theo nghĩa gần với “sự việc” có nghĩa
ngoài những sự kiện đương nhiên như cách hiểu nói trên, nó còn bao hàm cả những hoạt
động thường mang ý nghĩa cá nhân, gia đình, hoặc cộng đồng hẹp trong đời sống xã hội
thường ngày như: tang ma, đám cưới, sinh nhật, tiệc mời…

1.2.2. Khái niệm về tổ chức sự kiện


Theo Lưu Văn Nghiêm (2009), Tổ chức sự kiện, Nxb Đại học Kinh Tế Quốc dân đã
phát biểu Khái niệm về sự kiện (trong lĩnh vực tổ chức sự kiện) như sau: Sự kiện đó là
các hoạt động xã hội trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh, giải trí, thể thao, hội nghị,
giao tiếp xã hội, các trò chơi cộng đồng, và các hoạt động khác liên quan đến lễ hội, văn
hóa, phong tục tập quán
Khái niệm về tổ chức sự kiện: Tổ chức sự kiện là một quá trình bao gồm một số
hoặc toàn bộ các công việc như: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng; lập chương trình, kế
hoạch; chuẩn bị các yếu tố cần thiết; và tổ chức tiến hành diễn biến các sự kiện trong một
thời gian và không gian cụ thể để truyền đạt những thông điệp nhất định đến những người
tham dự sự kiện và xã hội; nhằm đáp ứng các mục đích khác nhau của các chủ thể tham

14
gia vào sự kiện. Theo Lưu Văn Nghiêm (2009), Tổ chức sự kiện, Nxb Đại học Kinh Tế
Quốc dân.
Qua nghiên cứu hoạt động tổ chức sự kiện hiện nay ở Việt Nam, cũng thấy rằng tổ
chức sự kiện cũng bao gồm các hoạt động như nghiên cứu sự kiện; 11 lập kế hoạch,
chương trình cho sự kiện; điều hành các diễn biến của sự kiện; kết thúc sự kiện…
Từ những cách tiếp cận đã đề cập nêu trên, có thể khái quát: Tổ chức sự kiện là một
quá trình bao gồm một số hoặc toàn bộ các công việc: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng;
lập chương trình, kế hoạch; chuẩn bị các yếu tố cần thiết; và tổ chức tiến hành diễn biến
của sự kiện trong một thời gian và không gian cụ thể để truyền đạt những thông điệp nhất
định đến những người tham gia sự kiện và xã hội; nhằm đáp ứng các mục đích khác nhau
của các chủ thể tham gia vào sự kiện.
Tổ chức sự kiện là kết hợp giữa bán hàng và hoạt động tiếp thị: Tổ chức sự kiện là
sự phối hợp ăn ý giữa các yếu tố: hoạt động bán hàng, quản lý thông tin khách hàng, quan
hệ công chúng, nghiên cứu thị trường, xây dựng nhãn hiệu và thâm nhập thị trường. Trên
thực tế, trong lĩnh vực tiếp thị, tổ chức sự kiện rất gần với hoạt động bán hàng của công
ty. Có thể nói, nó cũng như việc bán hàng kèm theo một mẩu quảng cáo và một chiến dịch
PR.
Ngoải ra, theo quan điểm về hoạt động tổ chức sự kiện (event management) là các
hoạt động liên quan đến việc thiết kế , tổ chức thực hiện sự kiện. 
Theo quan điểm kinh doanh tổ chức sự kiện bao gồm một số hoặc toàn bộ các hoạt
động từ việc thiết kế (design), triển khai (execution) đến kiểm soát (control) các hoạt
động của sự kiện nhằm đạt được các mục tiêu nhất định mà sự kiện đã đề ra.

Từ những cách tiếp cận đã đề cập nêu trên, có thể khái quát: Tổ chức sự kiện là một
quá trình bao gồm một số hoặc toàn bộ các công việc: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng;
lập chương trình, kế hoạch; chuẩn bị các yếu tố cần thiết; và tổ chức tiến hành diễn biến
của sự kiện trong một thời gian và không gian cụ thể để truyền đạt những thông điệp nhất
định đến những người tham gia sự kiện và xã hội; nhằm đáp ứng các mục đích khác nhau
của các chủ thể tham gia vào sự kiện.

15
1.2.3. Các thành phần tham gia trong sự kiện

Theo Bài giảng Tổ chức sự kiện, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội (2009) đã nêu ra
các thành phần tham gia trong sự kiện như sau:

Các thành phần tham gia sự kiện: Là những tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân
trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào một hoặc nhiều công việc, hoạt động, diễn biến của
sự kiện. Người tham gia sự kiện bao gồm các nhóm chính:

Nhà đầu tư sự kiện (bao gồm cả nhà tài trợ sự kiện);

Nhà tổ chức sự kiện (có nghĩa tương đương với doanh nghiệp tổ chức sự kiện);

Nhà cung ứng dịch vụ bổ trợ tổ chức sự kiện: cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho sự
kiện do nhà tổ chức sự kiện thuê;

Khách mời (tham gia sự kiện); - Khách vãng lai tham dự sự kiện;

Chính quyền và cư dân nơi diễn ra sự kiện

(Nguồn ảnh: Bài giảng Tổ chức sự kiện, Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
(2009), Tr.16)

Khách hàng của nhà tổ chức sự kiện: Khách hàng là đối tượng mà nhà tổ chức sự
kiện phục vụ và sẽ được trả công cho quá trình phục vụ của mình. Tùy theo hình thức tổ
chức sự kiện mà khách hàng của sự kiện có thể khác nhau. Ví dụ: một công ty bỏ tiền
thuê một cuộc triển lãm hàng hóa thì khách hàng là nhà đầu tư sự kiện. Trong trường hợp
nhà tổ chức sự kiện tự đứng ra tổ chức một sự kiện nào đó để lấy thu bù chi (ví dụ một

16
cuộc biểu diễn nghệ thuật), khách hàng chính là các nhà tài trợ cho sự kiện và khán giả
(khách mời) tham gia sự kiện.

Nhà cung ứng dịch vụ bổ trợ tổ chức sự kiện: là những tổ chức, doanh nghiệp, cung
ứng một hay một số các dịch vụ, hàng hóa bổ trợ (dịch vụ về lưu trú, ăn uống, vui chơi
giải trí, dịch vụ thể thao, văn phòng, an ninh…) cho quá trình tổ chức sự kiện thông qua
các hợp đồng (hoặc các hình thức thỏa ước khác) được ký kết với nhà tổ chức sự kiện, họ
có những ràng buộc, quyền lợi, nghĩa vụ nhất định liên quan đến quá trình tổ chức sự
kiện.

Một nhóm đối tượng thuộc sự chỉ đạo của nhà tổ chức sự kiện thường gặp ở các sự
kiện lớn đặc biệt là các sự kiện mang tính xã hội cao đó là:

Tình nguyện viên tham gia sự kiện: Tình nguyện viên tham gia sự kiện là những
người tình nguyện tham gia vào quá trình tổ chức và diễn ra sự kiện, thường với tư cách
hỗ trợ cho quá trình tổ chức sự kiện, họ chịu sự chỉ đạo giám sát của ban tổ chức sự kiện/
nhà tổ chức sự kiện.

Khách mời tham gia sự kiện (về sau gọi tắt là: khách mời) là những tổ chức, doanh
nghiệp hoặc cá nhân được chủ đầu tư sự kiện chủ động mời tham dự vào các diễn biến,
hoạt động của sự kiện, họ là đối tượng chính mà mục tiêu sự kiện muốn tác động đến. Vì
vậy, khách mời tham gia sự kiện là một trong các yếu tố cần tính tới khi lập chương trình,
kế hoạch và nội dung tổ chức sự kiện.

Khách mời tham gia sự kiện thường là miễn phí, nhưng cũng có trường hợp phải trả
những khoản phí nhất định để đổi lại họ sẽ nhận được những giá trị nhất định về tinh thần
hoặc vật chất.

Khách mời tham gia sự kiện có thể là khán giả, trong trường hợp sự kiện có bán vé;
Tuy nhiên có những đối tượng cũng là khán giả của các sự kiện nhưng không phải là
khách mời, nếu họ không phải là đối tượng mà nhà tổ chức sự kiện muốn thu hút, họ chỉ
tình cờ tham gia sự kiện với hình thức vô tình, vãng lai.

17
Khách vãng lai tham gia sự kiện (về sau gọi tắt là: khách vãng lai) là những tổ chức
doanh nghiệp hoặc cá nhân do một lý do nào đó tham gia vào sự kiện nhưng không thuộc
các nhóm nói trên.

Khách vãng lai thường vẫn được tính đến trong chương trình, kế hoạch tổ chức sự
kiện. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nhóm này đến sự kiện không đáng kể. Trong một
số trường hợp, khách vãng lai tham gia sự kiện có thể trở thành khách mời trong quá trình
tiến hành sự kiện.

Chính quyền và cư dân nơi diễn ra sự kiện: là chính quyền và cư dân giới hạn trong
một phạm vi địa lý nào đó chịu ảnh hưởng trong thời gian tiến hành sự kiện. Phạm vi giới
hạn là lớn hay nhỏ, tùy theo mức độ ảnh hưởng cũng như quy mô của sự kiện. Phạm vi
này có thể là: xóm thôn, phường xã, một cơ quan, trường học và rộng hơn có thể là một
thành phố, điểm du lịch, vùng lãnh thổ, quốc gia…

1.2.4. Phân đoạn thị trường tổ chức sự kiện

Hình thành chủ đề (theme) cho sự kiện: Chủ đề này sẽ bị ràng buộc và chi phối bởi
nhiều vấn đề vĩ mô như luật (regulation), khu vực tổ chức (site choice), văn hoá riêng của
khách hàng (client culture), nguồn lực (resource); và vấn đề vi mô như địa điểm tổ chức
(venue), cách thức phục vụ (catering), hình thức giải trí (entertainment, artist, speaker),
cách trang trí (decoration), âm thanh ánh sáng (sound and light), các kỹ xảo hiệu ứng đặc
biệt (audiovisual, special effects).

Viết chương trình (proposal): là cách tạo sản phẩm Event trên giấy tờ. Chương
trình này sẽ được gởi đến khách hàng với bảng báo giá và chờ phản hồi từ phía khách
hàng. Thông thường, đối với một event, đây là giai đoạn quan trọng nhất, tạo được sự
khác biệt giữa các công ty event với nhau. Nhưng một ý tưởng hay cũng chưa đảm bảo
thành công của event bởi còn phụ thuộc nhiều vào khâu tổ chức.
18
Thực hiện kế hoạch có kèm kiểm soát: lúc này mọi người sẽ thực hiện công việc
đặt ngoài (outsourcing) theo kế hoạch và có sự giám sát của các trưởng bộ phận.

Tổ chức sự kiện và theo dõi sự kiện: các trưởng bộ phận sẽ điều phối nhân lực theo
công việc đã được phân công. Những lúc có phát sinh ngoài dự kiến, mọi người sẽ cùng
tập hợp lại để cùng giải quyết tại chỗ.

Kết thúc sự kiện, chuyển đồ đạc về kho (removal): dọn dẹp nơi tổ chức (cleaning),
sửa lại những vật dụng đã sử dụng (repair), thanh toán hợp đồng cho các nhà cung cấp
(contract acquittal), bảo quản kho (storage)...

1.2.5. Đặc điểm của tổ chức sự kiện

Từ cách hiểu, Tổ chức sự kiện là một quá trình bao gồm một số hoặc toàn bộ các
công việc: nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng; lập chương trình, kế hoạch; chuẩn bị các yếu
tố cần thiết; và tổ chức tiến hành diễn biến của sự kiện trong một thời gian và không gian
cụ thể để truyền đạt những thông điệp nhất định đến những người tham gia sự kiện và xã
hội; nhằm đáp ứng các mục đích khác nhau của các chủ thể tham gia vào sự kiện. Có thể
khẳng định tổ chức sự kiện là một loại hình kinh doanh dịch vụ, rất đa dạng phong phú do
đó nó vừa chịu sự chi phối của đặc điểm kinh doanh dịch vụ nói chung vừa mang đặc
điểm riêng biệt của nghề tổ chức sự kiện. Với cách tiếp cận trên ta có thể xác định được
những đặc điểm cơ bản trong kinh doanh tổ chức sự kiện như sau:

Đặc điểm về sản phẩm của dịch vụ tổ chức sự kiện: Có thể khẳng định rằng, đặc
điểm cơ bản nhất về sản phẩm của dịch vụ tổ chức sự kiện là: Sản phẩm của tổ chức sự
kiện mang tính tổng hợp cao, nó là sự kết hợp giữa hàng hoá và dịch vụ trong đó dịch vụ
chiếm tỷ trọng đa số.

Tính tổng hợp thể hiện ở chỗ: tổ chức sự kiện cần đến dịch vụ của rất nhiều ngành
nghề khác nhau như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, giải trí, biểu diễn, in ấn, an ninh, xây
dựng, thiết kế… Vì tổ chức sự kiện liên quan đến việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng;
lập chương trình, kế hoạch; chuẩn bị các yếu tố cần thiết; và tổ chức tiến hành diễn biến

19
của sự kiện nên nó mang tính dịch vụ rõ rệt. Cần lưu ý trong sản phẩm của tổ chức sự
kiện cũng có những yếu tố hàng hóa (hữu hình) nhất định, như các sản phẩm vật chất;
thức ăn, đồ uống… vì vậy nếu chỉ nói sản phẩm của tổ chức sự kiện là dịch vụ sẽ không
hoàn toàn chính xác mà phải nói dịch vụ chiếm tỷ trọng đa số.

Từ đặc điểm cơ bản nói trên, sản phẩm của các tổ chức sự kiện thường có các đặc
điểm phổ biến của dịch vụ như: Sản phẩm của dịch vụ tổ chức sự kiện không lưu kho - cất
trữ, không vận chuyển được; Thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng thường trùng nhau;
Đánh giá chất lượng sự kiện chỉ có thể thực hiện một cách chính xác sau khi sự kiện đã
được tiến hành.; Khách thường mua sản phẩm của nhà tổ chức sự kiện trước khi nhìn
thấy (hoặc tiêu dùng) nó.

Đặc điểm lao động: Lao động trong tổ chức sự kiện đòi hỏi tính chuyên môn hóa
cao và đa dạng về ngành nghề, công việc, máy móc khó có thể thay thế con người. Lao
động trong tổ chức sự kiện là lao động dịch vụ đặc thù, rất khó tự động hoá và cơ giới
hoá. Trong thực tế mỗi nghiệp vụ trong tổ chức sự kiện đòi hỏi số lượng nhân viên có
chuyên môn phù hợp. Do mục tiêu của các sự kiện đặt ra rất cao, vì vậy tính chuyên môn
hóa mới có thể đạt được kết quả trong các công việc của tổ chức sự kiện.

Tính tổ chức, khả năng phối hợp công việc của các bộ phận trong một sự kiện đòi
hỏi phải đồng bộ, nhịp nhàng nhằm đảm bảo các mục tiêu của sự kiện.

Cường độ làm việc tương đối nặng (về mặt trí óc), mang tính sự vụ, phụ thuộc rất
nhiều vào tiến độ, kế hoạch của sự kiện.

1.3. Cơ sở thực tiễn về hoạt động tổ chức sự kiện tại trung tâm nghệ thuật đương đại
Vincom (VCCA)
1.3.1. Các loại hình trung tâm nghệ thuật trên thế giới

Thứ nhất, trung tâm nghệ thuật kiến trúc: Kiến trúc (và trang trí) là loại hình nghệ
thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người. Kiến trúc là một loại hình nghệ
thuật mà cho đến ngày nay trong nghệ thuật vẫn còn diễn ra những cuộc tranh cãi rằng, nó

20
có thuộc nghệ thuật hay không. Xét về chức năng của nó, thì kiến trúc là thực dụng, nhằm
thỏa mãn những nhu cầu vật chất của xã hội, và trước hết là nhu cầu về nhà ở, công trình
để lao động, nghỉ ngơi và điều hành các chức năng xã hội. Nhưng đồng thời kiến trúc là
một nghệ thuật riêng biệt, trong đó cũng như nghệ thuật ứng dụng, điều có ý nghĩa quan
trọng không chỉ là chức năng thực dụng, công dụng thực tế của các công trình, mà còn là
bản chất thẩm mỹ của chúng, sự tác động giữa tư tưởng, tình cảm, sự thỏa mãn nhu cầu
cái đẹp của con người.

Là nghệ thuật chiếm lĩnh không gian, bằng phương pháp tạo hình, nên cái đẹp trong
kiến trúc được tạo dựng thông qua hình khối, đường nét, các tỷ lệ, nhịp điệu và kiểu dáng
như cao – thấp, rộng – hẹp, cong – thẳng, dày – thưa. Nhưng do những điều kiện lịch sử,
tôn giáo khác nhau mà các phong cách kiến trúc cũng khác nhau. Do đó, kiến trúc châu
Âu khác với kiến trúc châu Á, kiến trúc Thiên chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo cũng khác
nhau. 

Hình 1. Trung tâm nghệ thuật Ashkelon Conservatory.


Nguồn ảnh: Báo Xây dựng, Trung tâm nghệ thuật Ashkelon Conservatory,
https://baoxaydung.com.vn/trung-tam-nghe-thuat-ashkelon-conservatory-41269.html, truy
cập ngày 20.12.2022) 

Thứ hai, trung tâm nghệ thuật điêu khắc: Điêu khắc là loại hình nghệ thuật không
gian, nó phản ánh hiện thực bằng hình khối không gian ba chiều có thể tích. Đối tượng
21
căn bản gần như độc nhất của điêu khắc là con người. Do chỗ điêu khắc hầu như không
thể hiện bối cảnh, hoàn cảnh hoạt động của nhân vật, việc thể hiên hình tượng hầu như
hoàn toàn dựa vào cách thể hiện diện mạo bên ngoài của con người; nhưng nó còn phát
hiện bản chất bên trong của đối tượng, thể hiện những phẩm chất tiêu biểu của đối tượng.

Tượng là không gian hình khối, được chia thành hai loại như tượng tròn, tượng nửa
khối gắn nổi trên mặt phẳng gọi là tượng đắp nổi. Trong tượng tròn có nhiều nhân vật (đối
tượng) là cách gọi theo chức năng và qui mô của nó như tượng đài, tượng trang trí (do đặt
nơi công cộng ngoài trời hay trong nội thất). Chính vì vậy, sản phẩm của điêu khắc có
nhiều loại như tượng tròn, chạm nổi, khắc chìm với những kích cỡ to, nhỏ khác nhau,
tượng trang trí, chân dung.
Chất liệu có ý nghĩa rất quan trọng với ngôn ngữ điêu khắc và nó luôn thề hiện ở
chất liệu gỗ, đá, thạch cao, kim loại…

Hình 2. Tác phẩm “The Thinker” bởi Rodin.

Nguồn Ảnh: Stock Photos từ Sean Neal/Shutterstock

Thứ ba, trung tâm nghệ thuật hội hoạ: Hội họa là nghệ thuật không gian mặt phẳng,
tìm không gian ba chiều trên mặt phẳng. Tuy chỉ ghi được một khoảnh của hành động,
song nó vẫn có khả năng thể hiện được ý nghĩa của cử chỉ, động tác của đối tượng và nó
cũng thể hiện được hình khối của đối tượng dưới những hình thức cụ thể khác nhau. Khi

22
cảm thụ tác phẩm hội họa chúng ta vẫn có cảm giác được chiều sâu, độ gần xa về khoảng
cách của bố cục theo tiêu điểm, diện về mặt đường nét, mầu sắc của đối tượng phản ánh,
thậm chí cả cảm giác được cái sinh động, sống động như thật của đối tượng.

Trong hội họa đường nét, màu sắc là ngôn ngữ đặc trưng của hội họa. Hội họa có ưu
thế đặc biệt trong việc phản ánh thế giới với mọi màu sắc phong phú, tinh tế của nó và
hòa sắc của tác phẩm làm cho nó có sức biểu hiện sâu sắc, tế nhị về tình cảm. Ánh sáng,
bóng tối và sự kết hợp uyển chuyển giữa các đường nét, màu sắc với các thủ pháp xa –
gần (khoảng cách phù hợp) của hội họa tạo ra cảm giác không gian ba chiều. Khả năng
tạo hình của hội có ý nghĩa rất lớn, nó nói lên được tư tưởng và tình cảm con người trên
mọi cung bậc và sắc thái khác nhau. Song hội họa chỉ có thể gợi lên quá trình phát triển
của các biến cố trong phạm vi những khoảnh khắc mà nó thể hiện chứ không miêu tả
được đầy đủ quá trình phát triển sinh động của hiện thực như văn chương, điện ảnh, hoặc
sân khấu.

Thứ tư, loại hình trung tâm nghệ thuật về âm nhạc: Âm nhạc là loại hình nghệ thuật
thời gian, sử dụng âm thanh để thể hiện tâm tư, tình cảm, tư tưởng và những mong muốn
của con người. Âm nhạc tác động đến con người qua ngôn ngữ riêng của nó, bằng chủ đề
âm nhạc, hình tượng âm nhạc, nội dung cũng như hình thức.

Điều đáng chú ý là âm nhạc phát hiện các trạng thái nội tại mà không cần phải miêu
tả các hình thái bên ngoài của chúng như các loại hình nghệ thuật khác, nó chỉ tập trung
biểu hiện cảm xúc và rung động trong quá trình phát triển liên tục và năng động của nó
với tất cả cá sắc thái và sự chuyển hóa phong phú. Chính vì vậy người ta coi âm nhạc nói
với con người bằng “ngôn ngữ trực tiếp của tâm hồn”, vì rằng cơ sở nội dung trong hình
tượng âm nhạc trước hết là những cảm xúc, những tình cảm của con người.
Đối với âm nhạc, tình cảm không chỉ là đối tượng phản ánh gần gũi, sinh động, tinh
tế nhất mà còn là phương tiện để trình bày một chân dung cuộc sống rộng lớn, đa dạng và
phong phú hơn nhiều. Âm nhạc là một phương tiện mạnh mẽ, tinh tế, năng động để giáo
dục thẩm mỹ, tình cảm cho con người.

23
Hình 3. Sự kiện nhạc giao hưởng tại Italia - Ý

Nguồn ảnh: https://gacanyen.com/7-loai-hinh-nghe-thuat-lon-cua-nhan-loai/ 

Thứ năm, loại hình trung tâm nghệ thuật văn chương: Văn chương giữ một vị trí
quan trọng đặc biệt trong hệ thống các loại hình nghệ thuật. Bởi ngôn ngữ của văn
chương làm cơ sở biểu hiện cho nhiều loại hình nghệ thuật (làm kịch bản cho sân khấu,
điện ảnh, phần lời cho âm nhạc, vũ điệu, lời bình cho cho việc đánh giá các tác phẩm
nghệ thuật khác).

Ngôn ngữ văn chương là ngôn từ, hay nói chính xác là ngôn ngữ của con người làm
phương tiện xây dựng hình tượng để phản ánh cuộc sống. Với lợi thế của ngôn từ, văn
chương có thể đề cập tới mọi phương diện của đời sống hiện thực; có khả năng phản ánh
linh hoạt, nhanh nhạy và đầy đủ, chính xác đến mọi góc cạnh tính cách của nhân vật hoặc
của cuộc sống xã hội. Là loại hình nghệ thuật có khả năng tạo hình và có khả năng biểu
hiện đa dạng, nó không những có thể mô tả con người với những hành động cụ thể trong
khoảnh khắc và cả quá trình, mà còn có thể nói rõ và đầy đủ những tư tưởng, tình cảm của
con người một cách tinh vi và sâu sắc.

24
Hình 4. Tác phẩm: “Những người khốn khổ” của đại văn hào Victor Hugo.

Nguồn ảnh: https://www.dtv-ebook.com/ebook-nhung-nguoi-khon-kho---victor-hugo-


full-prc-epub-tieu-thuyet--dao-tieu-v-ebook_1301.html#gsc.tab=0

Thứ sáu, loại hình trung tâm nghệ thuật sân khấu: Sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng
hợp có lịch sử lâu đời. Bằng sự kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật khác như văn chương,
hội họa, kiến trúc, âm nhạc, múa và hiện nay còn bao gồm cả điện ảnh. Sân khấu tạo nên
các hình tượng nghê thuật sống động đối với công chúng nghệ thuật. Ngôn ngữ đặc trưng
là hành động (hành động hình thể, hành động tâm lý, hành động ngôn ngữ), thông qua
diễn xuất của diễn viên. Hành động sân khấu là hành động kịch, hành động mang tính
xung đột, nhằm biểu hiện tư tưởng của kịch mang tính nhất quán chứ không phải bất kỳ
hành động có tính chất ngẫu nhiên nào.

Kịch bản văn chương là cơ sở của chủ đề tư tưởng, là cái cốt của tác phẩm sân khấu. Diễn
viên là người biểu hiện ý đồ của vở diễn, nhưng họ có vai trò đặc biệt quan trọng đến sự
thành công hoặc thất bại của vở diễn. Ngoài nhân tố cơ bản là hành động kịch, nghệ thuật
sân khấu còn có những phương tiện như âm nhạc, múa, trang trí, đạo cụ hỗ trợ cho diễn
xuất. Ở đây, vai trò của diễn viên là vô cùng quan trọng.
25
Hình 5. Sân khấu kịch Hy Lạp cổ đại.

Nguồn ảnh: http://redsvn.net/san-khau-kich-hy-lap-co-dai-anh-hao-quang-bat-tu-2/

Thứ bảy là loại hình nghệ thuật điện ảnh. Điện ảnh là loại hình nghệ thuật trẻ, nó
xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX. Chính vì xuất hiện trễ nhất nên nó được xếp sau cùng,
được gọi là “Nghệ thuật thứ 7”. Tuy nhiên, sau khi ra đời nó đã trở thành loại hình quan
trọng bậc nhất xét về tính quần chúng rộng lớn của nó, đáp ứng cao nhu cầu thẩm mỹ của
thời đại.

Sự ra đời của điện ảnh gắn liền với tiến bộ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ.
Nó kết hợp các thành tựu của khoa học và công nghệ với các phuơng tiện của nhiều loại
hình nghệ thuật khác tạo cho điện ảnh có tính tổng hợp cao nhất.
Phương tiện ngôn ngữ của điện ảnh cũng là hành động nhưng nó khác với sân khấu.
Ở đây hành động nhân vật vẫn là yếu tố hạt nhân, nhưng đồng thời nghệ thuật quay phim,
dựng phim, cũng có một ý nghĩa quyết định. Bởi hình ảnh phim là hình ảnh không gian đa
chiều hết sức đa dạng và phong phú được đạo diễn và nghệ sỹ quay phim biến đổi liên tục
theo những góc độ, tầm cỡ, cự ly khác nhau để biểu đạt tư tưởng, tính cách, nhân vật.

26
Hình 6. Vua hề Charlie Chaplin
Nguồn ảnh: https://www.gocdienanh.com/tim-hieu-ve-dien-anh-mon-nghe-thuat-thu-7/
Cấu trúc của tác phẩm nghệ thuật điện ảnh lệ thuộc vào nghệ thuật dựng phim khi
xét nó từ quá trình kịch bản văn học sang kịch bản phim, kịch bản phân cảnh đến dựng
phim đó là cả một quá trình sáng tạo thể hiện ý đồ của đạo diễn trong việc tạo ra tác phẩm
điện ảnh. Ngoài ra còn có vô số các yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật khác có vai trò hỗ trợ
quan trọng dưới nhiều hình thức khác nhau: âm nhạc và âm thanh nói chung (tiếng động),
ánh sáng, hội họa, trang trí – thiết kế nhân vật và bối cảnh.
1.3.2. Cơ sở thực tiễn về hoạt động tổ chức sự kiện tại VCCA
Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) là trung tâm nghệ thuật phi lợi
nhuận do Tập đoàn Vingroup tài trợ, với sứ mệnh kết nối nghệ sĩ với cộng đồng; tác phẩm
với người yêu cái Đẹp; mỹ thuật đương đại Việt Nam với mỹ thuật đương đại thế giới.
Trung tâm phát triển trên cơ sở các hoạt động nghệ thuật đa dạng với cơ sở hạ tầng
và trang thiết bị tiêu chuẩn quốc tế, hội tụ những người làm nghệ thuật tài năng và tâm
huyết trong và ngoài nước.

27
VCCA hướng tới mục tiêu sẽ là một trong những trung tâm nghệ thuật quan trọng
của Việt Nam và các nước Đông Nam Á. (Vincom Center for Contemporary Art). 
Một số hoạt động nổi bật tại VCCA:

Sợi kết nối


Triển lãm "Sợi kết nối" do nghệ sĩ - giám tuyển Nguyễn Thế Sơn dẫn dắt, hội tụ gần
80 tác phẩm hội họa và sắp đặt từ 24 nghệ sĩ trẻ tốt nghiệp Khoa Hội hoạ, Đại học Mỹ
thuật Việt Nam.
Từ ngày 19/8/2022 -11/9/2022, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA)
sẽ giới thiệu triển lãm “Sợi kết nối” với gần 80 tác phẩm hội hoạ, sắp đặt của 24 tác giả.

28
Âm sắc - tác phẩm của nghệ sĩ Đặng Mỹ Linh

29
Tác phẩm Chơi vơi - nghệ sĩ Ngô Nhật Linh

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức sự kiện
1.4.1. Các nhân tố vi mô

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp tổ chức sự kiện; Nguồn lực của nhà tổ chức sự
kiện (resource): nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức sự kiện, các
mối quan hệ với nhà cung ứng dịch vụ, với chính quyền… 

Các nhà cung ứng dịch vụ bổ trợ tổ chức sự kiện, những người cung ứng dịch vụ bổ
trợ tổ chức sự kiện là các doanh nghiệp và các cá nhân đảm bảo cung ứng các yếu tố cần
thiết cho công ty tổ chức sự kiện và các đối thủ cạnh tranh để có thể thực hiện triển khai
được các sự kiện.

Khách hàng: Khách hàng là đối tượng mà công ty tổ chức sự kiện phục vụ và mang
lại nguồn thu cho nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, tùy theo hình thức tổ chức sự kiện
mà khách hàng của sự kiện có thể khác nhau. Ví dụ: một công ty bỏ tiền thuê một cuộc
triển lãm hàng hóa thì khách hàng là nhà đầu tư sự kiện. Trong trường hợp công ty tổ
chức sự kiện tự đứng ra tổ chức một sự kiện nào đó (ví dụ một cuộc biểu diễn nghệ thuật),
khách hàng chính là các nhà tài trợ cho sự kiện và khán giả sự kiện. 

Các đòi hỏi của khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tổ chức sự kiện, vì
công ty tổ chức sự kiện phải tạo ra các sự kiện đáp ứng nhu cầu hay nói cách khác đạt
được mục tiêu của khách hàng. Ví dụ mục tiêu và các yêu cầu cụ thể trong sự kiện của
nhà đầu tư sự kiện. Đây là yếu tố quyết định đến chủ đề cũng như nội dung của sự kiện.
Tuy nhiên với kinh nghiệm cũng như trách nhiệm của công ty tổ chức sự kiện chuyên
nghiệp cần có những sự tư vấn nhất định để hạn chế những đòi hỏi bất khả thi, những yêu
cầu không hiệu quả và thực sự mang lại lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư sự kiện. 

Đối thủ cạnh tranh: Mọi doanh nghiệp nói chung và các công ty tổ chức sự kiện nói
riêng đều phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh với nhiều mức độ khác nhau. Trong quá
trình tiến hành tìm kiếm các nhà đầu tư sự kiện, cần phải hết sức quan tâm đến đối thủ

30
cạnh tranh để đưa ra các chính sách, chiến lược cạnh tranh hợp lý. Đặc biệt nếu đối thủ
cạnh tranh cùng tham gia đấu thầu trong việc tổ chức một sự kiện nào đó, mức độ cạnh
tranh sẽ trở nên khốc liệt hơn. Quá trình cạnh tranh này sẽ ảnh hưởng đến sự kiện (ảnh
hưởng đến ngân sách, chương trình, ý tưởng... do tác động từ đối thủ cạnh tranh). 

Chính quyền và cư dân nơi diễn ra sự kiện: Là chính quyền và cư dân giới hạn trong
một phạm vi địa lý nào đó chịu ảnh hưởng trong thời gian tiến hành sự kiện. Phạm vi giới
hạn là lớn hay nhỏ, tùy theo mức độ ảnh hưởng cũng như quy mô của sự kiện. Phạm vi
này có thể là: xóm thôn, phường xã, một cơ quan, trường học và rộng hơn có thể là một
thành phố, điểm du lịch, vùng lãnh thổ, quốc gia… 

Chính quyền và cư dân nơi diễn ra sự kiện sẽ ủng hộ hoặc chống lại các hoạt động tổ
chức sự kiện, do đó có thể tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho doanh nghiệp. Để thành
công, doanh nghiệp phải tạo lập, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với nhóm này,
đặc biệt là chính quyền nơi diễn ra sự kiện. Quan hệ tốt với chính quyền nơi diễn ra sự
kiện không chỉ thuận lợi trong việc giải quyết các thủ tục hành chính mà còn có thể được
sự trợ giúp của chính quyền về các vấn đề an ninh, vệ sinh, giao thông… thậm chí với các
sự kiện mang tính phi lợi nhuận và có tính xã hội cao (ví dụ tuần lễ vệ sinh môi trường ở
khu du lịch Thiên Cầm) còn có thể được sự tài trợ về kinh phí từ chính quyền nơi diễn ra
sự kiện (trong trường hợp này chính quyền còn có thêm vai trò là nhà tài trợ trong sự
kiện). 

1.4.2. Các yếu tố vĩ mô  

Bao gồm các yếu tố, các lực lượng mang tính chất xã hội rộng lớn, chúng có tác
động ảnh hưởng tới hoạt động tổ chức sự kiện. 

Môi trường nhân khẩu học trong tổ chức sự kiện: Bao gồm các vấn đề về dân số và
con người như quy mô, mật độ, phân bố dân cư, tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, tuổi tác, giới tính, sắc
tộc, nghề nghiệp...tạo ra các loại thị trường cho công ty tổ chức sự kiện, vì vậy môi
trường nhân khẩu học là mối quan tâm lớn của các nhà hoạt động thị trường.

31
Những công ty tổ chức sự kiện thường quan tâm tới môi trường nhân khẩu học trước
hết là ở quy mô và tốc độ tăng dân số. Bởi vì, hai chỉ tiêu đó phản ánh trực tiếp quy mô
nhu cầu tổng quát trong hiện tại và tương lai, và do đó nó cũng phản ánh sự phát triển hay
suy thoái của thị trường tổ chức sự kiện.

Môi trường kinh tế trong tổ chức sự kiện: Thể hiện ở tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ
cấu vùng từ đó tạo ra tính hấp dẫn về thị trường và sức mua, cơ cấu chi tiêu khác nhau đối
với các thị trường hàng hoá khác nhau. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia tổ chức sự
kiện, thì các sự kiện liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương mại của các doanh
nghiệp chiếm hơn 60% về số lượng, và 75% về ngân sách tổ chức sự kiện. Mà nhu cầu
của các doanh nghiệp này lại chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường kinh tế do đó môi
trường kinh tế sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ tổ chức sự kiện.

 Ngoài ra cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, mà yếu tố chi phối lớn nhất là
thu nhập của người dân sẽ tác động đến tổ chức sự kiện. Ví dụ, khi thu nhập của người
dân nâng cao các sự kiện mang tính chất truyền thống (như cưới hỏi, sinh nhật, giao tiếp
xã hội…) sẽ ngày càng nhiều, đòi hỏi tính chuyên nghiệp ngày càng cao, đây là một mảng
sự kiện mà các nhà kinh doanh cần phải quan tâm, chuẩn bị các điều kiện để cạnh tranh
trong tương lai. 

Môi trường tự nhiên trong tổ chức sự kiện: Bao gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên
ảnh hưởng đến đầu vào cần thiết cho các nhà sản xuất kinh doanh và gây ảnh hưởng cho
các hoạt động tổ chức sự kiện. Các yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất từ môi trường tự nhiên có
thể chỉ ra là:

Thời tiết, khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức sự kiện, đặc biệt là các sự
kiện dự định tổ chức ở không gian ngoài trời. 

Các vấn đề về ô nhiễm và bảo vệ môi trường: Cộng đồng dân cư và chính quyền nơi
diễn ra sự kiện, thường có những nhận thức nhất định về vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi
trường. Điều này tác động đến việc lựa chọn các chủ đề cũng như hoạt động trong sự

32
kiện, nếu không đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu về môi trường, xử lý rác thải… công
ty tổ chức sự kiện có thể sẽ không được cấp phép cho việc tổ chức sự kiện. 

Môi trường công nghệ kỹ thuật trong tổ chức sự kiện: Bao gồm các nhân tố gây tác
động ảnh hưởng đến công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trường mới, ảnh
hưởng đến việc thực thi các giải pháp cụ thể của tổ chức sự kiện. Tiến bộ kỹ thuật hỗ trợ
cho tổ chức sự kiện ở nhiều lĩnh vực như:

  Trong việc quản lý, lập kế hoạch tổ chức sự kiện 

Trong quá trình chuẩn bị sự kiện (như chuẩn bị địa điểm, trang trí)

Trong hoạt động thông tin liên lạc hỗ trợ cho tổ chức sự kiện.

  Trong quá trình đưa đón, vận chuyển khách đến với sự kiện ư

Trong việc trình diễn (kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, các hiệu ứng đặc biệt)…

 Môi trường chính trị trong tổ chức sự kiện: Là một trong những yếu tố ảnh hưởng
mạnh mẽ đến các quyết định tổ chức sự kiện của cả nhà đầu tư và tổ chức sự kiện. Nó bao
gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ, chính sách của nhà nước, tổ
chức bộ máy, cơ chế điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị, xã hội. Sự tác động
của môi trường chính trị tới các quyết định Tổ chức sự kiện phản ánh sự tác động can
thiệp của các chủ thể quản lý vĩ mô tới kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ, các quy định
của nhà nước về thủ tục hành chính sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động tổ chức sự kiện
nếu không nắm vững điều này sẽ gặp khó khăn rất lớn trong hoạt động tổ chức sự kiện. 

Môi trường văn hoá trong tổ chức sự kiện: Văn hoá được coi là một hệ thống giá trị,
quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi đơn nhất với một nhóm
người cụ thể nào đó được chia sẻ một cách tập thể, bao gồm: những giá trị văn hoá truyền
thống căn bản, những giá trị văn hoá thứ phát, các nhánh văn hoá của một nền văn hoá.

 Những giá trị văn hoá truyền thống căn bản: Đó là các giá trị chuẩn mực và niềm tin
trong xã hội có mức độ bền vững, khó thay đổi, tính kiên định rất cao, được truyền từ đời
33
này qua đời khác và được duy trì qua môi trường gia đình, trường học, tôn giáo, luật pháp
nơi công sở... và chúng tác động mạnh mẽ, cụ thể vào những thái độ, hành vi ứng xử hàng
ngày, hành vi mua và tiêu dùng hàng hoá của từng cá nhân, từng nhóm người. 

Những giá trị văn hoá thứ phát: Nhóm giá trị chuẩn mực và niềm tin mang tính “thứ
phát” thì linh động hơn, có khả năng thay đổi dễ hơn so với nhóm căn bản các giá trị
chuẩn mực về đạo đức, văn hoá thứ phát khi thay đổi hay dịch chuyển sẽ tạo ra các cơ hội
thị trường hay các khuynh hướng tiêu dùng mới, đòi hỏi các hoạt động tổ chức sự kiện
phải bắt kịp và khai thác tối đa. 

Các nhánh văn hoá của một nền văn hoá: Có những “tiểu nhóm” văn hoá luôn luôn
tồn tại trong xã hội và họ chính là những cơ sở quan trọng để hình thành và nhân rộng
một đoạn thị trường nào đó. Những nhóm này cùng chia sẻ các hệ thống giá trị văn hoá -
đạo đức - tôn giáo... nào đó, dựa trên cơ sở của những kinh nghiệm sống hay những hoàn
cảnh chung, phổ biến. Đó là những nhóm tín đồ của một tôn giáo hay giáo phái nào đó,
nhóm thanh thiếu niên, nhóm phụ nữ đi làm…

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN TẠI TRUNG
TÂM NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI VINCOM

2.1. Tổng quan về trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom
Năm 2017, Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA) đã chính thức khai
trương tại Hà Nội, với sứ mệnh hỗ trợ, kết nối và lan tỏa nghệ thuật tới đông đảo công
chúng. Đây là trung tâm nghệ thuật phi lợi nhuận quy mô lớn, do Tập đoàn Vingroup phát
triển và tài trợ toàn phần. 
Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA) tọa lạc tại Khu đô thị Royal City
(Nguyễn Trãi, Hà Nội) hội tụ những nghệ sĩ, cá nhân và tổ chức cùng hướng đến mục tiêu
đóng góp và xây dựng nền nghệ thuật Việt Nam đương đại. Sứ mệnh của VCCA là làm
cầu nối đưa nghệ thuật tiệm cận công chúng một cách rộng rãi, khơi gợi cảm hứng, tham

34
gia xây dựng môi trường hoạt động nghệ thuật sôi nổi nhằm góp phần nâng cao đời sống
văn hóa tinh thần trong nước.
Trọng tâm hoạt động của VCCA là Quỹ Phát triển Nghệ thuật Vincom với ba mục
tiêu chính là:
Thứ nhất, nhằm đầu tư bảo tồn, bảo tàng nhằm sưu tập, gìn giữ các di sản văn hóa
nghệ thuật Việt Nam và các tác phẩm có giá trị về lịch sử, nghệ thuật...; 
Thứ hai, góp phần tạo sân chơi cho các nghệ sỹ triển lãm tác phẩm theo hình thức
kinh doanh nghệ thuật chuyên nghiệp;
Thứ ba, lập bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật có giá trị của Việt Nam. Bên cạnh
đó, VCCA còn có nhiệm vụ giới thiệu những tác phẩm có giá trị, các xu hướng nghệ thuật
mới, nhằm góp phần định hướng thẩm mỹ và lan tỏa tri thức về nghệ thuật tới đông đảo
công chúng trong nước.
 2.2. Thực trạng hoạt động tổ chức sự kiện trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom
2.2.1. Một số dự án VCCA thực hiện:
Từ năm 2017 đến nay, tại VCCA đã triển khai khá nhiều những sự kiện nổi bật và tiên
phong trong lĩnh vực nghệ thuật triển lãm và nghệ thuật đương đại, trong đó phải kể đến
một số sự kiện nổi bật như:

STT Tên dự án Tên khách hàng Thời gian

1 Triển lãm TOẢ IV - Phương Abhijan Toto và Đỗ 16/09/2022 tới hết


thức đối thoại với thiên Tường Linh 02/01/2023
nhiên.

2 Christmas Concept - Hòa Trường âm nhạc Inspirito 20h00 - 21h30, thứ


nhạc giáng sinh - School of Music Sáu, 23/12/2022

3 Chương trình Hòa nhạc & VCCA Vincom Center 20h00 - 21h30, Chủ
Trò chuyện: "BERLIOZ VÀ for Contemporary Art nhật, 04/12/2022

35
NHỮNG NGƯỜI BẠN –
BERLIOZ ET SES AMIS"

4 Workshop "Bích báo hoạ Nguyễn Minh Châu 15h00 - 17h00, thứ
báo" (Chase Footprints) Bảy 12/11/2022

5 Trò chuyện "Giao lưu nhạc Nhà báo Trương Uyên 15h00 - 16h30, Thứ
cụ truyền thống trong văn Ly Sáu, 07/10/2022
hoá Việt - Nhật"

Từ những sự kiện VCCA tổ chức đã cho thấy, những sự kiện VCCA tổ chức phần
lớn là các sự kiện về triển lãm, nghệ thuật, workshop. Tuy nhiên, những dự án sự kiện
thuộc khối tư nhân ngày càng nhận được nhiều hơn. Những dự án đó không chỉ thuộc lĩnh
vực nghệ thuật mà còn là những buổi workshop, Talkshow, hoà nhạc,…
2.2.2. Quy trình tổ chức sự kiện tại VCCA
Quy trình chung của VCCA có thể đưa ra thành các bước tiến hành như sau:

36
Tìm kiếm khách hàng: Từ trước tới nay, khách hàng của VCCA được tìm kiếm
thông qua hoạt động PR và hoạt động truyền thông qua website và fanpage. Những cá
nhân tham gia vào quá trình tìm kiếm khách hàng thường giám đốc, trưởng các bộ phận,
đôi khi là những người có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Nhân viên tổ chức sự kiện của
VCCA tuy nhiều, nhưng cá nhân tham gia tìm kiếm khách hàng thì rất ít. Chủ yếu là làm
các chương trình sự kiện, phụ trách những chương trình đã được đặt hàng. Điều này dẫn
đến sự lãng phí nguồn nhân lực, một là do chính sách, hai là do sự chủ động của nhân
viên chưa cao.
Nguyên nhân của việc ít nhân viên tham gia vào tìm kiếm khách hàng, theo em, thứ
nhất là do tính chất của hoạt động tổ chức sự kiện, cũng như các dịch vụ được cung cấp
phục vụ cho hoạt động tổ chức sự kiện khá phức tạp, đòi hỏi có kinh nghiệm và hiểu các
dịch vụ công ty cung cấp. Trong khi đó, lượng nhân viên đáp ứng được những nhu cầu
này thì không nhiều, bởi nhân viên của VCCA ngày một tăng nhiều hơn, tuy nhiên việc
hợp tác lâu dài với trung tâm còn nhiều hạn chế, nhân viên đa số là mới, chưa thạo việc,
thời gian đào tạo tổ chức sự kiện khá lâu, nhân viên chưa đủ khả năng tìm kiếm nguồn
khách hàng cho công ty.
Thứ hai, phân đoạn thị trường của VCCA đa số là thuộc khối nhà nước, những
người yêu thích và cảm thụ được nghệ thuật nên khó tiếp xúc trực tiếp nếu không có mối
quan hệ rộng từ trước. Hiện nay, công ty đang mở rộng ra khối kinh tế, cụ thể là các
doanh nghiệp trong và ngoài nước, tuy nhiên, việc tiếp xúc với doanh nghiệp để chào bán
về dịch vụ tổ chức sự kiện cũng không đơn giản, yêu cầu cao đối với người chào bán.
Thứ ba, VCCA chưa có bộ phận chuyên trách tìm kiếm khách hàng, mới đây có bộ
phận PR/Truyền thông, hiện nay số lương ít chỉ có khoảng 3-4 người, vẫn chưa tham gia
được nhiều vào quá trình tìm kiếm khách hàng, hay chưa có giải pháp cụ thể cho việc tìm
kiếm khách hàng. Mới ở giai đoạn xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu cho VCCA để giới
thiệu với khách hàng.
Tóm lại, về công tác tìm kiếm khách hàng, chủ yếu dựa trên các mối quan hệ của
giám đốc và các trưởng phòng phụ trách kinh doanh, truyền thông, cố vấn của công ty.
Thị trường tổ chức sự kiện đang ngày càng lớn, thiết nghĩ VCCA cần có những giải
pháp để tận dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn, để hướng tới việc mở rộng thị trường
37
dịch vụ tổ chức sự kiện. Có thể là tăng lương theo kỳ hạn cho những nhân viên lâu năm,
phát huy các mối quan hệ của họ, đào tạo bộ phận chuyên phụ trách bán hàng, có biện
pháp khuyến khích với các hợp đồng được ký kết qua giới thiệu của các nhân viên, giao
cho họ quyền đàm phán, tiếp xúc khách hàng,…
Xác định yêu cầu và thương lượng: Dưới góc nhìn của người làm marketing, điều
quan trọng nhất của việc thực hiện chương trình sự kiện là đáp ứng một cách tối ưu những
mong muốn của khách hàng, hay thông điệp gửi đến công chúng trong chương trình tổ
chức sự kiện. Bởi vậy, xác định yêu cầu, và hiểu đúng mong muốn của khách hàng là một
trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại cho cả chương trình sự kiện.
VCCA đưa ra nội dung cần thiết đối với việc tìm hiểu yêu cầu của khách hàng và
thương lượng là: thông tin về đối tác như công ty/khách hàng chuyên về lĩnh vực gì,
người mong muốn thực hiện chương trình là ai, người tham gia đàm phán là ai, họ hiểu
thế nào về công tác tổ chức hoạt động sự kiện, đặc biệt là họ mong muốn tổ chức một
chương trình sự kiện như thế nào, khả năng chi phí của họ cho chương trình sự kiện đó,
thời gian tổ chức khi nào, đối tượng công chúng của họ là ai, mong muốn của họ đối với
công chúng mục tiêu là gì, họ yêu cầu VCCA cung cấp như thế nào, hay họ sẽ tham gia
vào phần nào của chương trình sự kiện,... Tất cả những yếu tố trên đều được coi trọng để
xác định lịch trình, địa điểm, kịch bản cho một chương trình, yêu cầu cho người đại diện
đàm phán cẩn thận, tỉ mỉ và nhanh chóng nắm được mong muốn của khách hàng, cũng
như khả năng đáp ứng nhu cầu của VCCA.
Chuẩn bị thực hiện: Sau khi đã có chủ đề cho sự kiện cần tổ chức, người tổ chức
cần nắm được những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới chương trình như luật, khu vực tổ chức,
văn hóa riêng của khách hàng, nguồn lực, và những vấn đề vi mô như địa điểm, cách thức
phục vụ, cách trang trí, âm thanh ánh sáng, các kỹ xảo, hiệu ứng đặc biệt. VCCA có bộ
phận chuyên phụ trách về sân khấu, về âm thanh, ánh sáng, về thiết bị phục vụ sự kiện,
mối quan hệ với các địa điểm nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí,… nên việc huy
động nguồn lực khá nhanh và hiệu quả.
Tiếp sau đó là viết chương trình: là cách tạo sản phẩm sự kiện trên giấy tờ. Chương
trình này sẽ được gửi đến khách hàng với bảng báo giá và chờ phản hồi từ phía khách
hàng. Thông thường, đối với một sự kiện, đây là giai đoạn quan trọng tạo sự khác biệt với
38
các công ty sự kiện khác. Trong kịch bản chương trình của VCCA, đa phần khách hàng
đánh giá khá cao về mặt sáng tạo, cụ thể là:

Mức độ sáng tạo %


Rất sáng tạo 42,5%

Chưa sáng tạo lắm 52,5%


Không sáng tạo 5%

Ở VCCA, cũng như đa phần các công ty sự kiện ở Việt Nam đều bị đánh giá là mức
sáng tạo chưa cao, người Việt Nam ít ỷ lại, chưa có thói quen sáng tạo, hay làm theo
khuôn mẫu. Đôi khi, những ý tưởng sáng tạo cũng chưa được khuyến khích đúng mức bởi
sự ngại mạo hiểm trong mỗi chương trình tổ chức. Hoặc dịch vụ tổ chức sự kiện vẫn còn
là một lĩnh vực mới mẻ trên thị trường nên chưa có nhiều những ý tưởng sáng tạo.
Thực hiện kế hoạch có kèm kiểm soát: Lúc này mọi người sẽ thực hiện công việc
đặt ngoài theo kế hoạch và có sự giám sát của người phụ trách chương trình.
Người phụ trách sẽ điều phối nhân lực theo công việc đã được phân công. Những
lúc có phát sinh ngoài dự kiến, mọi người sẽ cùng tập hợp lại để cùng giải quyết tại chỗ.
Kết thúc sự kiện, tất cả cùng dọn dẹp nơi tổ chức, sửa lại các vật dụng đã sử dụng, chuyển
đồ đạc về kho, và xử lý tại chỗ một số yêu cầu của nhà cung cấp (Ví dụ như hợp đồng sân
bãi, chi phí phục vụ tiệc, đồ đạc được thuê phục vụ cho sự kiện,…)
Trong giai đoạn này, tính chuyên nghiệp của VCCA được thể hiện rõ rệt, nhất là
trong khâu tổ chức tỉ mỉ, chu đáo, linh hoạt trong xử lý sự cố, cách kết hợp làm việc giữa
những người trong nhóm, và kết hợp với đối tác trong khâu tổ chức. Cụ thể, đối tác đánh
giá mức độ chuyên nghiệp của chương trình sự kiện ở VCCA như sau:

Mức độ chuyên nghiệp %


Rất chuyên nghiệp 72,5%

39
Còn có điểm chưa chuyên nghiệp 25%
Không chuyên nghiệp 2,5%

Mức độ rất chuyên nghiệp chiếm phần lớn (72,5%), còn có điểm chưa chuyên
nghiệp cũng được đánh giá khá thấp (25%), và không chuyên nghiệp chỉ có 2,5%. Có thể
xem hầu hết đối tác đều đánh giá VCCA có những điểm chuyên nghiệp, tuy nhiên vẫn
còn nhiều yếu tố cần xem xét để nâng cao khả năng chuyên nghiệp của VCCA mà đối tác
phản hồi như: lịch trình diễn ra không chuẩn xác, bố trí không gian chưa hợp lý, ánh sáng
chưa đủ độ sáng, không có đầu mối liên lạc rõ ràng làm đối tác cảm thấy khó khăn, nhân
sự chồng chéo, sắp xếp thời gian chưa hợp lý,… VCCA cần quan tâm hơn tới những yếu
tố trên để có giải pháp thích hợp cho mỗi trường hợp xảy ra, hoàn thiện khả năng chuyên
nghiệp trong khâu tổ chức thực hiện sự kiện.
Truyền thông sau sự kiện: Kết thúc sự kiện, công tác truyền thông sau sự kiện cũng
không kém phần quan trọng để tác động tới công chúng, tạo dựng hình ảnh của doanh
nghiệp. Thường thì công tác truyền thông đối với mỗi sự kiện lớn được các đơn vị truyền
thông phụ trách như báo chí, truyền hình do trách nhiệm của họ, hoặc đã được đơn vị tổ
chức thuê từ trước. Ngoài ra, VCCA nhận trách nhiệm luôn nhiệm vụ này nếu đối tác có
nhu cầu như: quay phim, chụp ảnh, liên hệ báo chí truyền hình,… Bên cạnh đó, việc chăm
sóc khách hàng sau sự kiện của VCCA cũng là một khâu quan trọng, nhằm thiết lập và
theo sát các mối quan hệ lâu dài, do người phụ trách chương trình đảm trách.
Kết thúc sự kiện: Kết thúc sự kiện, các bên hạch toán ngân sách thực tế, những
khoản phát sinh thừa, hay thiếu so với dự tính ban đầu được kê khai. Các cá nhân tham
gia vào tổ chức sự kiện sẽ viết báo cáo kết quả chương trình về cảm nhận của cá nhân, về
hoạt động tại khâu mình phụ trách, thành công hay có trục trặc gì, đánh giá của đối tác về
khâu công việc đó… và gửi cho thư ký phòng, rồi tổng hợp gửi cho phòng truyền thông.
Đa phần đều đánh giá tốt các chương trình thực hiện.
Phần cảm nhận sau cùng của đối tác, đối với chất lượng sự kiện được tổ chức theo
điều tra cho thấy:

40
Còn mong muốn cộng tác lần tiếp theo %
Có 60,0

Còn tuỳ 40,0


Không 0,0

Trong mẫu điều tra, ý kiến đồng ý là 60%, còn lại 40% ý kiến còn xem xét lại. Như
vậy, cho thấy VCCA vẫn chưa hoàn toàn thỏa mãn mong muốn của đối tác. Mọi đánh giá
của đối tác đối với chương trình khi trao đổi với đơn vị tổ chức đều được lưu lại cẩn thận,
và đưa ra giải pháp để khắc phục, đặc biệt với những người trực tiếp tham gia tổ chức sự
kiện đó. Và VCCA đánh giá cao với cá nhân nhận được sự khen ngợi của khách hàng.
Theo em, VCCA và các đối tác sự kiện khác thường ít quan tâm theo ý kiến đánh
giá của công chúng tham dự sự kiện. Thường đánh giá dựa trên cảm nhận chủ quan về
cảm xúc của người tham dự. Trong khi, đối tượng công chúng mục tiêu là đối tượng cuối
cùng mà đối tác hướng tới. Đánh giá của công chúng mục tiêu với chương trình cũng thể
hiện kết quả của quá trình làm việc của VCCA có đáp ứng được mong muốn của khách
hàng hay không.
Ngoài ra, những cuộc họp đánh giá sau mỗi sự kiện thường không nhiều, hoặc mọi
người chưa cởi mở để đưa ra những ý tưởng cá nhân, những ý tưởng sáng tạo để nâng cao
tính chuyên nghiệp trong công tác cung cấp dịch vụ.
2.3. Đánh giá hoạt động tổ chức sự kiện của VCCA
2.3.1. Đánh giá chung của đối tác với một chương trình sự kiện:
Những đánh giá của đối tác với chất lượng của sự kiện đã được phân tích ở phần (I).
Ở đây là những đánh giá khách quan của đối tác đối với một chương trình sự kiện nói
chung.
Những yếu tố được coi là mấu chốt để đem đến thành công cho một sự kiện, được
những đối tác thuộc mẫu lựa chọn như sau:

Yếu tố mấu chốt để thành công Ý kiến đồng ý (%)

41
Nhân sự 50,0
Sự chuyên nghiệp 90,0

Chất lượng kỹ thuật 55,0


Sáng tạo 72,0

Linh hoạt trong xử lý sự cố 57,5


Kinh nghiệm 40,0

Đúng với văn hóa 60,0


Yếu tố khác 22,5

Chuyên nghiệp (90%), sáng tạo (72%), đúng với văn hóa (60%) là 3 yếu tố được đối
tác của VCCA đánh giá cao nhất trong một sự kiện, điều này hợp lý với nhiều cách nhìn
nhận chung đối với thành công của một sự kiện ở Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung.
2.3.2. Đánh giá của công chúng tham dự sự kiện
Cảm nhận của công chúng mục tiêu cũng chính là mục đích của tổ chức sự kiện, đây
là yếu tố quyết định sự thành công của một chương trình tổ chức. Ta xem xét những yếu
tố đánh giá sau:  

Cảm nhận sau sự kiện (%)

Rất thích 70,4


Không thích lắm 25,0

Không cảm nhận gì 3,9


Chán 0,9

Phần lớn công chúng đều cảm thấy “rất thích” khi tham dự chương trình sự kiện
(70,4%). Số còn lại đều cảm thấy không thích lắm (25%), và chán (0,9%). Nhìn chung, đó
cũng là sự thành công bước đầu. Công chúng đến với sự kiện với nhiều nhu cầu mong
muốn khác nhau, cảm giác ưa thích dựa trên chương trình đáp ứng đúng với mong muốn
42
của họ. Như vậy, mặc dù VCCA chủ yếu làm việc trên ý kiến của đối tác và ý kiến chủ
quan, thì cũng đáp ứng đúng với mong muốn của số đông công chúng tham gia.
Tuy nhiên, VCCA vẫn cần xem xét những nguyên nhân cụ thể và có giải pháp hiệu
quả hướng tới bước phát triển cao hơn.
Xét về ý nghĩa chương trình, 56,5% cho rằng rất có ích, 62,6 % lập lờ cho rằng cũng
được, một số ít người cho rằng chán 0,9%.    

Cảm nhận về ý nghĩa sự kiện %


Rất có ích 60,0

Cũng được 39,0


Phí thời gian 1,0

Các sự kiện của chúng ta hiện nay, hầu hết phục vụ cho mục đích kinh doanh của
doanh nghiệp. Có nhiều loại hình sự kiện khác nhau, có những sự kiện mang tính quy
định như lễ khánh thành, lễ động thổ,… Có những sự kiện mang tính cung cấp lợi ích cho
công chúng như lễ cảm tạ khách hàng, tiệc cuối năm,… Như trên ta thấy, đối với công
chúng, phần lớn đều rất có ích. Nhưng cũng cần xem xét đến việc một số chương trình bị
coi là vô bổ. Nó không thực sự đem lại lợi ích cho công chúng, như vậy, mong muốn của
đối tác cũng không được đáp ứng hoàn toàn. Thậm chí, dẫn đến lãng phí về mặt tài chính.
Đứng ở góc cạnh một nhà cung cấp dịch vụ, ta có thể tư vấn cho đối tác hướng tới lợi ích
tốt nhất.
Cụ thể hơn, chương trình muốn thành công ta phải xét đến mong muốn thực sự của
khách hàng, với mục tiêu đáp ứng tốt nhất những mong muốn của họ. Theo nghiên cứu,
mong muốn của công chúng là: 

Mong muốn của công chúng %


Thông tin doanh nghiệp 17,6

43
Vui chơi giải trí 53,7
Giao lưu, làm quen 43,5

Giải tỏa căng thẳng 40,5


Tìm hiểu về văn hoá 55,6

Ý kiến khác 14,8

Đa sống mong muốn của công chúng là tìm hiểu văn hóa (55,6%), vui chơi giải trí
(53,7%) và giao lưu làm quen (43,5%). Đối với mỗi một chương trình, đều có mục đích,
mục tiêu nhất định, cung cấp những lợi ích nhất định cho công chúng mục tiêu. Trên đây,
xét chủ yếu là các chương trình trong khuôn khổ TOẢ IV, sự kiện được tổ chức với nội
dung và hình thức là triển lãm hơn 40 bức tranh nghệ thuật ở Vincom Royal City.
Theo như khảo sát đưa ra và đi đến kết luận, VCCA cũng cần xác định rõ nhu cầu
để đem lại lợi ích lớn nhất cho những đối tượng tham gia. Ít người có những nhu cầu như
tìm hiểu thông tin doanh nghiệp (17,6%), hay đơn giản có một nơi để đi trong những lúc
rỗi rãi (7,4%), hay ý kiến khác (14,8%). Đa số công chúng tham gia đều đánh giá VCCA
đáp ứng hoàn toàn mong muốn của họ (55,6%)

Mức độ đáp ứng mong muốn %

Hoàn toàn như mong đợi 55,6


Không hoàn toàn 38,9

Không như mong đợi 5,6

Bên cạnh đó, vẫn còn những điểm chưa thực sự đúng với mong muốn của công
chúng (38,9%), hay không như mong đợi (5,6%).
Cuối cùng, để quyết định thành công của chương trình theo đánh giá của công chúng
mục tiêu, ta xét đến yếu tố công chúng có mong muốn tiếp tục tham dự chương trình khác
hay không:

44
Tiếp tục tham dự chương trình khác %
Có 63,9

Rảnh thì tham dự 36,1


Không 0,0

Theo điều tra như trên, phần lớn đều nói rằng có tiếp tục tham gia (63,9%), số có lại
thì hứa hẹn có thể tham gia (36,1%), và không có ai hoàn toàn không muốn tham gia
(0%). Đây có thể nói là một điều tích cực và cần phải phát huy. Tuy nhiên, chúng ta cũng
cần xem xét rõ những nguyên nhân cụ thể, có thể do chương trình chưa thực sự có ý
nghĩa, hoặc nội dung chương trình chưa đặc sắc,... dẫn tới 36,1% số lượng người chưa
thực sự mong muốn tham gia.
2.3.3. Nhận xét chung:
Tóm lại, dựa trên kết quả phân tích trên, ta thấy rằng phần lớn đối tác và công chúng
mục tiêu có đánh giá tốt đối với VCCA. Họ đều cho rằng quan trọng nhất là đúng với mục
tiêu chương trình, đem lại lợi ích lớn nhất cho công chúng mục tiêu. Và một chương trình
sự kiện thành công thì yếu tố chuyên nghiệp, sáng tạo là những yếu tố đặc biệt quan
trọng. Và phần lớn đều đánh giá VCCA đã có sự chuyên nghiệp trong công tác tổ chức
chương trình, nhưng về sự sáng tạo thì chưa được đánh giá cao, qua đánh giá của đối tác
ta có thể thấy rõ điều đó. Để nâng cao chất lượng dịch vụ tổ chức sự kiện, ta cần xem xét
kỹ và có giải pháp cụ thể đối với những yếu tố trên.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN TẠI TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI
VINCOM

3.1. Giải pháp đối với quy trình tổ chức sự kiện

Mục tiêu của quy trình: Tạo ra một quy trình khép kín, toàn diện về việc triển khai
tổ chức một sự kiện (diễn đàn, hội thảo, giới thiệu sản phẩm, đào tạo, lễ hội,…). Quan
trọng hơn là cho phép người điều hành của chương trình có thể kiểm soát liên tục và chặt
45
chẽ các bước thông qua bản báo cáo và kết quả thực hiện. Bên cạnh đó, phát huy khả
năng chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng của chương trình sự kiện được tổ chức. Các
bước của quy trình được phân ra như sau:

Tìm kiếm khách hàng: Như đã nói ở trên, tìm kiếm khách hàng, VCCA chủ yếu
dựa trên các mối quan hệ của giám đốc và các trưởng phòng phụ trách kinh doanh, truyền
thông, cố vấn của công ty. Thị trường tổ chức sự kiện đang ngày càng lớn, VCCA cần có
những giải pháp để tận dụng nguồn lực một cách hiệu quả hơn ví dụ như việc giữ nhân
viên lâu năm, phát huy các mối quan hệ, đào tạo bộ phận chuyên phụ trách bán hàng, có
biện pháp khuyến khích với các hợp đồng được ký kết qua giới thiệu của các nhân viên,…

Với những sự kiện lớn, người phụ trách sẽ là giám đốc, trưởng bộ phận. Với những
sự kiện nhỏ, là khách hàng quen của ai thì người đó chịu trách nhiệm về điều hành, tham
gia đàm phán. Hoặc sẽ được trưởng bộ phận phân công, giao trách nhiệm điều hành, đàm
phán.

Tìm hiểu nhu cầu và thương lượng (đàm phán): Giai đoạn này tuy không tốn nhiều
chi phí, nhưng kết quả lại quyết định tới hiệu quả của cả chương trình sự kiện. Bởi kế
hoạch cũng như hoạt động của chương trình đều dựa trên mong muốn của đối tác đối với

46
chương trình sự kiện là gì. Thậm chí, đôi khi đối tác chỉ định hình được một cách chung
chung, mà với tư cách một đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện, phải cụ thể hóa một
cách chính xác mong muốn của khách hàng. Trên cơ sở đó, cần tư vấn, đưa ra những giải
pháp cụ thể, viết kịch bản chương trình, lịch trình làm việc,… Bởi vậy, những trao đổi
trong giai đoạn này đóng vai trò quan trọng và quyết định tới cả chương trình sự kiện.

Bên phía tổ chức là VCCA bên cần nắm giữ càng nhiều những thông tin cá nhân về
các đối tượng này càng tốt (thói quen, sở thích, quan hệ xã hội,…) để dễ dàng tiếp xúc,
bắt chuyện, đàm phán.

Quá trình đàm phán diễn ra trong suốt quá trình sự kiện: Gặp gỡ khách hàng =>
Nắm bắt nhu cầu => Đánh giá nguồn lực của Nguyễn Lê => phân tích nhu cầu khách
hàng => Đưa ra bản kế hoạch phác thảo khách hàng => Gặp gỡ => Thống nhất ý kiến với
khách hàng về yêu cầu của sự kiện => … => Bản kế hoạch chi tiết.

Chuẩn bị tổ chức: Giai đoạn này, đội ngũ tham gia tổ chức sự kiện ở VCCA cần bỏ
công sức ra nhiều nhất, chi phí giai đoạn này gần như chiếm chọn chi phí của toàn bộ sự
kiện (chuẩn bị thiết bị, thuê sân bãi, dụng cụ phục vụ biểu diễn, thiết kế sân khấu,…), tất
cả các bộ phận tham gia đều phải hoàn thành công việc theo yêu cầu để sẵn sàng cho buổi
diễn ra sự kiện.

Yêu cầu đối với các bộ phận tham gia là công việc cần thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, hiểu
rõ công việc mình đảm trách, chủ động trong công việc, biết cách kết hợp làm việc theo
nhóm, và mọi thông tin cần được chia sẻ thẳng thắn, công khai. Người điều hành cần chủ
động tạo môi trường làm việc tích cực, khích lệ, giám sát các thành viên hoàn thành công
việc theo yêu cầu. Đồng thời, thường xuyên trao đổi với đơn vị đối tác, để có sự điều
chỉnh phù hợp, thể hiện tính chuyên nghiệp trong cách làm việc. Công việc cụ thể là:

Thông báo cho toàn bộ nhân viên, đưa ra người phụ trách chính cho chương trình.

Tiến hành triển khai, khảo sát địa điểm tổ chức sự kiện, có được sơ đồ của nơi đó.

47
Đảm bảo các chương trình trong kịch bản đúng luật và được chính quyền địa
phương cho phép.

Lập bảng phân chia công việc cụ thể, đưa ra danh người điều hành, người phụ trách
từng mảng công việc, người tham gia hỗ trợ, đội ngũ cộng tác viên,… Mỗi trưởng nhóm
có nhiệm vụ chỉ dẫn, chia sẻ thông tin cho các thành viên khác.

Trưởng nhóm lập bảng phân công công việc cho nhóm mình, dựa vào bảng mô tả
công việc và bản dự trù kinh phí chi tiết. Trên cơ sở đó, đưa ra danh sách chi tiết các
thành viên tham gia sự kiện. Các nhóm trưởng chịu trách nhiệm nắm đầu việc và áo cáo
thường xuyên cho người điều hành chương trình. Những người này phải thường xuyên
họp mặt để thống nhất ý tưởng, nội dung cụ thể đến tiến độ công việc.

Đưa thông tin kịch bản chương trình đến tận tay từng cá nhân có tên trong kịch bản
chương trình.

Chuẩn bị về y tế.

Chuẩn bị thẻ tên cho Ban tổ chức.

Thiết kế bản thảo khảo sát để tìm hiểu đánh giá của học viên trực tiếp tham gia
chương trình và nhu cầu của họ trong tương lai.

Triển khai: Đây là giai đoạn cho thấy thành quả của tất cả mọi hoạt động mà có thể
thấy được. Tuy nhiên, mỗi một sự cố xảy ra sẽ ảnh hưởng tới cả quá trình. Những đơn vị
tham gia tổ chức phải luôn trong trạng thái tập trung cho công việc, sẵn sàng ứng biến với
mọi tình huống có thể xảy ra.

Trước giờ khai mạc chính thức, thứ nhất cần kiểm tra tổng thể toàn bộ các bộ phận,
đảm bảo cả ekip ở vị trí sẵn sàng. Thứ hai, người điều hành cần phải có 2 trợ lý hỗ trợ đối
với sự kiện tương đối lớn. Thứ ba, cần chuẩn bị trước cho các tình huống rủi ro có thể xảy
ra.

48
Sau lễ bế mạc: Dọn dẹp nơi tổ chức; Sửa lại những vật dụng đã sử dụng; Thanh
toán hợp đồng cho các nhà cung cấp; Bảo quản kho (Bảo trì những dụng cụng dùng nhiều
lần).

Đánh giá sau sự kiện: Mọi ý kiến đưa ra sau sự kiện, ngoài việc đội tham gia tổ
chức sự kiện rút kinh nghiệm cho mình, còn là kinh nghiệm cho những bạn đồng nghiệp
khác, cùng nhau hoàn thiện hơn, chuyên nghiệp hơn trong công tác tổ chức. Đồng thời,
người chịu trách nhiệm chương trình cũng cần có những tiêu chí đánh giá chính xác cho
thành công của một chương trình sự kiện, và nắm rõ yếu tố ảnh hưởng tới thành công, và
cách để có những thông tin chính xác từ các bên tham gia (những đơn vị cùng tham gia tổ
chức, khách hàng, công chúng tham dự chương trình, giới truyền thông,...). Ngoài ra,
trưởng nhóm cũng cần lắng nghe sự đóng góp của các cá nhân khác cùng tham gia để tiến
bộ hơn trong những lần thực hiện tiếp theo. Bên cạnh đó, những thông tin thu thập được
còn được lưu giữ làm cơ sở dữ liệu cho kế hoạch truyền thông của cả công ty. Cụ thể các
bước của giai đoạn này như sau:

Thu thập ý kiến đánh giá của công chúng tham dự chương trình, để có những đánh
giá một cách khách quan về chất lượng dịch vụ sự kiện. Hình thức thu thập có thể là một
đội đi hỏi ý kiến những người tham dự trong thời gian nghỉ, hoặc bản thăm dò ý kiến bằng
các câu hỏi.

Thu nhận những ý kiến đóng góp của đối tác sau sự kiện.

Họp rút kinh nghiệm, đánh giá sau sự kiện: Sau khi sự kiện kết thúc, mỗi bộ phận
viết báo cáo ghi nhận lại những thành công và thiếu sót về quá trình chuẩn bị, quá trình
diễn ra và quá trình kết thúc sự kiện để cùng nhau rút kinh nghiệm cho những chương
trình sau.

Một số tiêu chí đánh giá thành công của một sự kiện:

Đáp ứng được mục tiêu đề ra (Sự kiện đó đã thực hiện được bao nhiêu So với kế
hoạch và mục tiêu đề ra?)

49
Phạm vi ảnh hưởng của sự kiện (Sự kiện được biết đến trong phạm vi xác định trước
hay được mở rộng hơn).

Mức độ ảnh hưởng của sự kiện (Bao nhiêu khách hàng biết đến sự kiện đó và khách
hàng nhớ được bao nhiêu thông tin mà sự kiện muốn truyền tải?).

Tác động của sự kiện đối với cộng đồng, xã hội (Tốt hay xấu, có lợi hay có hại,...)

Lợi ích về kinh tế thu được từ sự kiện này.

Sự hỗ trợ, phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị, công ty, đối tác,...

Sự đánh giá của báo chí, truyền thông.

Sự nhìn nhận của chính quyền.

Chi phí cho sự kiện.

3.2. Giải pháp về bảng mẫu cho các chương trình sự kiện

Một số bảng mẫu tham khảo cho các chương trình sự kiện:

KẾ HOẠCH SƠ BỘ

Tên Sự Kiện: _______________________________________________

Mục đích của SK: ____________________________________________

Thính giả mục tiêu: ___________________________________________

Thời gian tổ chức:____________________________________________

Trưởng ban tổ chức SK: _______________________________________

50
51
52
53
54
3.3. Giải pháp về các yếu tố cần xác định trước chương trình tổ chức sự kiện

Thứ nhất, Tổ chức sự kiện là một trong những hoạt động marketing của mỗi doanh
nghiệp:

Tổ chức sự kiện là sự phối hợp ăn ý giữa các yếu tố: hoạt động bán hàng, quản lý
thông tin khách hàng, quan hệ công chúng, nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu
và thâm nhập thị trường. Trên thực tế, trong lĩnh vực tiếp thị, tổ chức sự kiện rất gần với
hoạt động bán hàng của công ty. Có thể nói, nó cũng na ná như việc bán hàng kèm theo
mẩu quảng cáo và một chiến dịch PR. Nhưng không chỉ đơn giản là “bán hàng” hay “tiếp
thị” Để nắm bắt được vấn đề này, đơn vị tổ chức sự kiện cần đặt ra những câu hỏi:

- Qua sự kiện sắp tổ chức, bạn muốn giới thiệu những sản phẩm gì?

- Sẽ làm những gì quản lý nguồn thông tin về khách hàng?

- Sẽ làm gì để thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng (người, báo, đài,…)?

- Sẽ làm gì để nghiên cứu thị trường?

- Sẽ làm gì để xây dựng nhãn hiệu?

- Sẽ làm gì để thâm nhập thị trường?

Bởi vậy, đơn vị tổ chức sự kiện cần tìm hiểu mong muốn của khách hàng, và hỗ trợ,
kết hợp hoạt động sự kiện với các hoạt động marketing của doanh nghiệp đối tác. Và họ
sẽ ghi nhớ những đóng góp của phía đơn vị tổ chức sự kiện đó

Thứ hai, phải xác định rõ được đối tượng công chúng mục tiêu:

Mức độ thành công của một sự kiện được đánh giá thông qua số lượng và giá trị của
những của những công chúng mà sự kiện đó thu hút được, kể cả những khách hàng tiềm
năng của đơn vị đối tác. Đối với một cuộc triển lãm thương mại, cho dù quy mô của nó có
“tầm cỡ” đến đâu, bất kể tổ chức ra sức tạo ấn tượng như thế nào, nó cũng sẽ trở thành vô
nghĩa nếu xác định sai đối tượng công chúng mục tiêu. Do đó, khi chuẩn bị tổ chức sự
55
kiện, ta cần lên kế hoạch chi tiết cho những hoạt động của mình nhằm thu hút đúng đối
tượng khách hàng cần hướng đến, đồng thời hạn chế những đối tượng không có nhiều
tiềm năng để chúng ta có thể làm việc tập trung và hiệu quả hơn. Ta cần biết rõ công
chúng của mình là ai và những thông điệp gì đơn vị đối tác muốn truyền tải đến họ.

Những thông tin cần thiết để nắm bắt được đối tượng công chúng mục tiêu:

- Sẽ làm gì để xác định (và phát triển) số lượng (và giá trị) của những công chúng
mà sự kiện thu hút được (kể cả những công chúng tiềm năng)?

- Nói cụ thể, công chúng của mình là những ai?

- Những thông điệp gì mà đơn vị đối tác muốn truyền tải đến công chúng mục tiêu?

- Sẽ kiểm tra mấy lần đối với kế hoạch chi tiết về các hoạt động thu hút đúng đối
tượng công chúng (mà đơn vị đối tác) sẽ cần hướng đến.

- Sẽ làm gì để hạn chế đối tượng không nhiều tiềm năng (giúp chúng ta có thể làm
việc tập trung và hiệu quả hơn cho đối tượng kia).

Thứ ba, phải đặt mục tiêu cụ thể

Đặt mục tiêu cụ thể: Hoạt động tổ chức sự kiện khó mà “cân đo” được những kết
quả mà hoạt động này mang lại cho danh tiếng của công ty, nếu không đặt ra trước những
mục tiêu cần hướng tới. Đặt ra mục tiêu cho hoạt động tổ chức sự kiện là một công việc
không hề đơn giản đối với đơn vị đối tác, cũng như chúng ta nhưng rất cần thiết, vì chúng
ta cần đánh giá được hiệu quả công việc sắp tiến hành. Để đặt ra được mục tiêu cho sự
kiện, và hỗ trợ đối tác đạt được mục tiêu cần trả lời những câu hỏi như:

- Mục tiêu chung của đơn vị đối tác khi quyết định tổ chức nhiều sự kiện là gì?

- Mục tiêu phát triển uy tín của đối tác lần này là những gì, đối với những ai?Mục
tiêu lợi nhuận (tiền bạc) lần này là bao nhiêu?

- Mục tiêu xây dựng quan hệ lần này là những gì?


56
- Mục tiêu chiếm lĩnh cơ hội lần này là những gì?

- Các mục tiêu khác?

- Với mỗi sự kiện cụ thể (trong các sự kiện được tổ chức) cần đạt mục tiêu gì trên
đây?

Thứ tư, Quảng bá sự kiện:

Ví dụ như không chỉ dựa vào việc điều hành, thực hiện một cuộc triển lãm sản phẩm
mà đối tác có thể nắm bắt được tất cả các cơ hội tiềm năng. Quá trình quảng bá trước khi
tổ chức sự kiện có thể nói là việc cần thiết và quan trọng nhất của hoạt động quảng cáo.
Để quảng bá sự kiện, chúng ta cần trả lời những câu hỏi như:

- Trước khi tổ chức sự kiện, VCCA sẽ tổ chức những hoạt động quảng bá nào?

- Qua những hoạt động quảng bá trước khi tổ chức sự kiện, doanh nghiệp cần làm
những gì để xác định được đối tượng công chúng mục tiêu?

- Qua những hoạt động quảng bá trước khi tổ chức sự kiện, doanh nghiệp cần làm
những gì để thu hút được sự tham gia của công chúng mục tiêu?

- Với sự góp mặt của nhiều công ty khác nhau trong thời gian tổ chức sự kiện, doanh
nghiệp cần tổ chức hoạt động xúc tiến và quảng bá như thế nào để tranh thủ sự ưu tiên
quan tâm của những công chúng mục tiêu?

Thứ năm, nhân lực là yếu tố quan trọng

Nếu như các sự kiện thương mại là phương tiện quảng bá trực tiếp, thì yếu tố để đạt
được mục tiêu quảng bá chính là chủ thể tham gia ở cả hai phía: công ty kinh doanh tổ
chức sự kiện và đối tác. Thành công sẽ nằm ở việc xác định đúng đối tượng công chúng
mục tiêu và thuyết phục họ hưởng ứng mình trong sự kiện thương mại đó. Đồng thời, việc
tuyển chọn, huấn luyện và tạo động lực tốt cho đội ngũ nhân viên để có thể giao tiếp với

57
đối tượng công chúng mục tiêu này cũng không kém phần quan trọng. Những câu hỏi cần
đặt ra là:

- Trước, trong, sau sự kiện, công ty cần làm gì để phát huy tác dụng của công
chúng?

- Trước, trong, sau sự kiện, công ty cần làm gì để phát huy tác dụng của người tổ
chức sự kiện? - Làm gì để xác định đúng đối tượng công chúng mục tiêu?

- Làm gì để thuyết phục công chúng mục tiêu hưởng ứng đối tác trong sự kiện
thương mại này?

- Làm gì để tuyển chọn đội ngũ nhân viên để có thể giao tiếp với đối tượng công
chúng mục tiêu?

- Làm gì để huấn luyện và tạo động lực tốt cho đội ngũ nhân viên để có thể giao tiếp
với đối tượng khách hàng mục tiêu?

Tóm lại, từ những luận điểm chứng minh ngành nghề tổ chức sự kiện sẽ phát triển
trong tương lai, VCCA không nhất thiết phải lập thành một đơn vị riêng biệt chuyên tư
vấn dịch vụ tổ chức sự kiện như quảng cáo, mà có thể là một phòng ban trong hệ thống tổ
chức sự kiện của một tổng công ty, và do chính những tổ chức viên có kinh nghiệm sẽ
đảm trách nhiệm vụ này.

VCCA chỉ tư vấn cho khách hàng làm thế nào để tổ chức một sự kiện tốt nhất, tư
vấn cho đối tác từ bước dự trù ngân sách dựa theo mục đích sự kiện cho đến lập kế hoạch
tổ chức sự kiện, tư vấn về địa điểm tổ chức sự kiện, thời gian nào chuẩn bị, và thời gian
nào là sự kiện nên diễn ra đạt được mục đích mà đơn vị tổ chức sự kiện, trang trí trong
khán phòng ra sao, bữa tiệc sẽ được tổ chức như thế nào, tất cả những khâu trong tổ chức
sự kiện cần được tư vấn, hoặc một khâu trong sự kiện cũng cần phải được tư vấn cho đơn
vị tổ chức sự kiện.

58
Tuy nhiên, tư vấn cho một sự kiện rất khó, tư vấn một khâu trong tổ chức sự kiện
lại càng khó khăn hơn, nó đòi hỏi nhà tư vấn phải có một trình độ chuyên môn và nghiệp
vụ tổ chức sự kiện rất cao và có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, điều này là đòi hỏi
trình độ đội ngũ nhân viên của tổ chức sự kiện. Vì vậy những người tư vấn viên càng phải
nâng cao trình độ tay nghề, không chỉ học hỏi trong nước mà còn phải tham khảo các tài
liệu quốc tế, thậm chí phải tổ chức cho các tư vấn viên của tổ chức sự kiện học hỏi cọ xát
với các chuyên gia nước ngoài, và các công ty tư vấn tổ chức sự kiện quốc tế.

KẾT LUẬN

Tổ chức sự kiện là một ngành mới mẻ và phát triển nhanh chóng trong những năm
gần đây. Có thể nói ngành tổ chức sự kiện sẽ hứa hẹn mang lại nhiều sức bật trong tương
lại, và đem lại nhiều lợi nhuận và truyền thông thương hiệu cho doanh nghiệp trong lĩnh
vực kinh doanh dịch vụ. Nhưng bên cạnh đó, sự phát triển không đồng bộ, và thiếu
chuyên nghiệp trong tổ chức, đặc biệt là nhận thức không đúng hoặc kém hiểu biết về tầm
quan trọng của việc xây dựng quy trình tổ chức sự kiện vẫn là một vấn đề lớn làm cho
hoạt động tổ chức sự kiện chưa thể vươn tới tầm cao là một nghành công nghiệp dịch vụ.

Trung tâm nghệ thuật đương đại là một đề tài khá mới ở Việt Nam do nhận thức và
nhu cầu của người dân chưa cao so với các trung tâm khác ở các nước phát triển. Bởi
thông thường, khi tham gia một sự kiện triển lãm, khách hàng cần phải có một lượng kiến
thức và cảm quan nhất định về tác phẩm nghệ thuật thì mới cảm được cái hay, sâu sắc
hàm chứa thông điệp bên trong mỗi tác phẩm giá trị. Bài niên luận trên đây đã trình bày
khá đầy đủ và chi tiết các khía cạnh của lĩnh vực tổ chức sự kiện, đặc biệt là đi sâu vào
nghiên cứu cách thức vận hành và quy trình tổ chức sự kiện tại trung tâm triển lãm nghệ
thuật đương đại Vincom (VCCA). Từ những phân tích, nhận định tổng quan về những cơ
sở lý thuyết và thực tiễn ở chương I, qua đó Chương II bài niên luận đã đi sâu vào nghiên
cứu xung quanh hoạt động tổ chức sự kiện tại VCCA, làm rõ các quy trình tổ chức sự
kiện mà VCCA đã thực hiện thông qua các sự kiện đã tổ chức. Cuối cùng là một số quan

59
điểm nhận xét đánh giá và đưa ra một số giải pháp ngắn hạn trước mắt cũng như giải pháp
chiến lược lâu dài để VCCA có thể hoàn thiện hơn và phát triển hơn nữa trong tương lai.

PHỤ LỤC

I. Bảng hỏi:

Bản thăm dò ý kiến


60
1. Đối tác

Tên:……………………………………..

Chức vị:………………………………...

Đơn vị công tác:………………………..

SĐT:…………………………………… Email:…………………………………..

1. Đã đạt được mong muốn của ông/bà ở mức độ nào?

● Hoàn toàn như mong muốn


● Chưa hoàn toàn
● Không như mong muốn
● Tại sao:
……………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………
… ……

2. Ông/bà đánh giá thế nào về độ chuyên nghiệp trong công tác tổ chức của VCCA:

● Rất chuyên nghiệp


● Chưa chuyên nghiệp lắm
● Không chuyên nghiệp.
● Cụ thể:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
… ……

3. Độ sáng tạo trong công tác tổ chức của VCCA:

● Rất sáng tạo


● Chưa sáng tạo lắm

61
● Không sáng tạo
● Cụ thể:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
… ……

4. Theo ông/bà, đâu là mấu chốt để dẫn đến thành công của một chương trình sự kiện? (3
yếu tố quan trọng nhất)

● Nhân sự
● Sự chuyên nghiệp trong công tác tổ chức
● Chất lượng kỹ thuật
● Sáng tạo trong chương trình
● Linh hoạt trong xử lý sự cố
● Kinh nghiệm
● Đúng với văn hóa
● Khác:……………………………………...…………………..

5. Lần sau ông/bà muốn tiếp tục cộng tác với VCCA?

● Có
● Còn tùy
● Không
● Cụ thể:
……………………………………………………………………………………...

6. Cuối cùng, ông có nhắn gửi gì tới công ty sự kiện của chúng tôi, sau khi tham gia
chương trình này: …………………………………………………………………………..

Xin chân thành cảm ơn quý ông/bà!

62
2. Công chúng:

Tên:………………………………………

Chức vị:………………………………….. Đơn vị công tác:………………………….


SĐT:……………………………………... Email:…………………………………….

1. Bạn cảm nhận ra sao về không khí của chương trình hôm nay?

● Rất thích
● Không thích lắm
● Không cảm thấy gì
● Chán

2. Bạn cảm nhận ra sao về ý nghĩa chương trình?

● Rất có ích
● Cũng được
● Phí thời gian

Cụ thể: ………………………………………………………………………………

3. Những điều gì bạn quan tâm ở một chương trình như thế này?

● Thông tin doanh nghiệp


● Vui chơi giải trí
● Giao lưu làm quen
● Giải tỏa căng thẳng
● Tìm hiểu văn hóa
● Khác:…………..

4. Những gì bạn nhận được trong buổi hôm nay có đáp ứng đúng với mong muốn của bạn
không ạ?

● Hoàn toàn như mong đợi.


63
● Không hoàn toàn.
● Không như mong đợi.

5. Bạn cảm nhận ra sao về mức độ chuyên nghiệp trong công tác tổ chức chương trình
hôm nay?

● Rất chuyên nghiệp


● Có điểm chuyên nghiệp
● Hoàn toàn không chuyên nghiệp
● Cụ thể: …………………………………………………………………………….
(Lịch trình của buổi hôm nay, chất lượng các sản phẩm, hay không khí sự kiện, hay
âm thanh ánh sáng,…)
● 6. Kết thúc chương trình, bạn có thể cho biết cảm xúc của bạn trong thời điểm này?
............................................................................................................................

(Vui vẻ, nhạt nhẽo, mệt, chán,…).

7. Nếu có các chương trình khác do VCCA tổ chức, bạn muốn tiếp tục tham dự?

● Có
● Rảnh thì tham gia
● Không

Xin chân thành cảm ơn!

64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo trong nước

1. “Bản chất tổ chức sự kiện” – Thành phố HCM: Nxb Trẻ


2. “Đánh giá năng lực tổ chức sự kiện”- Thành phố HCM:Nxb tổng hợp
3. Thành phố HCM ,2008
4. Đỗ Minh Hương, Nguyễn Thị Doan - Phát triển tổ chức sự kiện tại Việt Nam-Nxb
Chính trị Quốc gia, 2001

65
5. Đỗ Văn Phúc - Quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp - Nxb Bách Khoa,2006
6. Nguyễn Hữu Thân, Quy trình tổ chức sự kiện-Nxb lao động xã hội
7. Nguyễn Quốc Tuấn, Đoàn Gia Dũng...Điểm lưu ý khi tổ chức sự kiện, Nxb Thống
Kê, 2009
8. Phân tích công việc-Tp Hà Nội: Nxb Tuổi Trẻ, 2010
9. Trần Kim Dung, Các bước tổ chức sự kiện, Nxb Lao Động xã hội, 2004
10. Tuyển dụng đúng người-Tp Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ,2009
11. Xây dựng nhóm người làm việc hiệu quả-Tp Hồ Chí Minh, Nxb Tổng Hợp Thành
Phố Hồ Chí Minh, 2007.

12. Bài giảng Tổ chức sự kiện, Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội (2009).

13. Lưu Văn Nghiêm (2009), Tổ chức sự kiện, Nxb Đại học kinh tế Quốc dân.

14. Phan Duy Hải, Phân tích thực trạng quy trình tổ chức sự kiện của công ty cổ phần
gia đình Joe, Luận văn Tốt nghiệp đại học, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đaị
học kinh tế - ĐHQG HCM.
15. Hoàng Phê (Chủ biên) 2006, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng
16. Báo Xây dựng, Trung tâm nghệ thuật Ashkelon Conservatory,
https://baoxaydung.com.vn/trung-tam-nghe-thuat-ashkelon-conservatory-
41269.html, truy cập ngày 18.12.2022.

Tài liệu tham khảo quốc tế

1. Jerrold Levinson, The Oxford Handbook of Aesthetics, Oxford university Press,


2003, p5. ISBN 0-19-927945-4

66

You might also like