You are on page 1of 34

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH


---------***--------

BÁO CÁO NHÓM


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH TẾ KINH DOANH

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VÍ ĐIỆN TỬ ĐẾN


HÀNH VI TIÊU DÙNG NGẪU HỨNG CỦA NGƯỜI DÂN Ở
ĐỘ TUỔI 18-35 TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

HỌ VÀ TÊN: Mai Thị Thu Hiền


MSSV: 2114113040
MÃ LỚP: ML51 KHÓA: K60

CÁN BỘ COI THI 1 CÁN BỘ COI THI 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2024


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
---------***--------

BÁO CÁO NHÓM


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH TẾ KINH DOANH

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VÍ ĐIỆN TỬ ĐẾN


HÀNH VI TIÊU DÙNG NGẪU HỨNG CỦA NGƯỜI DÂN
Ở ĐỘ TUỔI 18-35 TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

HỌ VÀ TÊN: Mai Thị Thu Hiền


MSSV: 2114113040
MÃ LỚP: ML51 KHÓA: K60

CÁN BỘ COI THI 1 CÁN BỘ COI THI 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2024


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Trần Sỹ đã hỗ trợ và giảng dạy em
bộ môn phương pháp nghiên cứu trong kinh tế kinh doanh. Sự hướng dẫn và kiến thức
mà thầy đã truyền đạt trong khóa học này đã giúp em có cơ hội phát triển trong lĩnh
vực Kinh tế kinh doanh. Những kiến thức này không chỉ giúp em trong học tập mà
còn là nền tảng quan trọng cho sự thành công trong sự nghiệp tương lai của em. Qua
quá trình tiến hành làm bài nghiên cứu chắc chắn sẽ không thể bỏ qua những sai sót,
em rất biết ơn khi nhận được những góp ý đánh giá từ thầy để bài nghiên cứu trong
tương lai được tốt hơn.
TP.HCM, tháng 1 năm 2024
Sinh viên thực hiện

Mai Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................5
MỤC LỤC.....................................................................................................................7
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU............................................................................8
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VÀ TÊN RIÊNG VIẾT TẮT..................8
A. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................9
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................9
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................10
4. Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................10
5. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................11
6. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................11
7. Ý nghĩa nghiên cứu.......................................................................................11
B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..................................................................12
1. Cơ sở lý luận..................................................................................................12
1.1. Tổng quan nghiên cứu...........................................................................12
1.2. Khung lý thuyết...........................................................................................15
1.3. Đề xuất mô hình......................................................................................23
1.4. Thiết kế nghiên cứu................................................................................23
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu..........................................................................28
3. Đề ra giải pháp....................................................................................................29
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................30
1. Kết luận..........................................................................................................30
2. Kiến nghị........................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................31

i
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1. 1: Mô hình S-O-R của người tiêu dùng trong mua sắm trực tuyến........18
Sơ đồ 1. 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất...................................................................23
Bảng 1. 1. Bảng thiết kế thang đo..............................................................................24

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VÀ TÊN RIÊNG VIẾT TẮT
STT Viết tắt Tiếng anh Tiếng việt
1 TAM Technology Acceptance Mô hình Chấp
Model nhận Công nghệ
2 UTAUT Unified Theory of Mô hình chấp nhận
Acceptance and Use of và sử dụng công
Technology nghệ
3 PR Perceived risk Nhận thức về rủi ro
4 VA Sự hấp dẫn thị giác Visual appeal
Visual appeal)
5 SN Chuẩn mực chủ quan Subjective norms
Subjective norms
6 II Ảnh hưởng giữa người Interpersonal
với người Influence
7 MI Ảnh hưởng của truyền Media Influence
thông
8 PU Nhận thức về tính tiện Perceived
ích Usefulness

ii
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đã và đang từng bước tiến vào thời đại của cuộc Cách mạng Công nghiệp
4.0, thời đại mà ở đó việc số hóa đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của đời
sống hằng ngày. Trong đó các công nghệ trao tự động hóa và đổi dữ liệu tiên tiến
được áp dụng vào rộng rãi các ngành nghề, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán điện
tử. Sự ra đời của các ví điện tử với tính năng nhanh chóng, tiện lợi và an toàn, đã giúp
cho trải nghiệm thanh toán điện tử của người dùng được nâng cao và tiết kiệm thời
gian. Điều này đã khiến cho số lượng người sử dụng ví điện tử ở Việt Nam tăng vọt.
Theo số liệu thống kê từ Robocash Group, trong bốn năm qua (từ tháng 10 năm 2018
đến tháng 10 năm 2022), số lượng người dùng ví điện tử đã tăng một cách ấn tượng:
từ 12,3 lên 41,3 triệu (tức là tăng mạnh tới 330%). Robocash ước tính đến tháng
7/2024, thị trường này sẽ có 50 triệu người dùng hoạt động, 100 triệu vào tháng
5/2026, và 150 triệu vào tháng 7/2030.
Mọi người có xu hướng sử dụng các ứng dụng mua sắm trực tuyến. Nhiều báo cáo đã
ủng hộ phát hiện này (Lo et al 2016). Một nghiên cứu khác, tuy nhiên, đã nêu một kết
quả khác, cho rằng việc sử dụng các chỉ số giảm giá không ảnh hưởng mua sắm bốc
đồng (Kusnawan và cộng sự 2019)(1). Người mua chọn mua sắm trực tuyến cho một
số các nhân tố. Thứ nhất, nhận thức của công chúng về lợi ích hoặc lợi ích của việc
mua sắm trực tuyến cho người mua. Theo Kim và cộng sự (2008)(2) nhận thức của
công chúng về lợi ích của mua sắm trực tuyến do họ tin rằng hệ thống này tốt hơn so
với mua sắm trực tiếp. Việc sử dụng ví điện tử giúp mua sắm rộng rãi hơn lượng giao
dịch từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn (Punwatkar và cộng sự, 2018)(3). Phương pháp
này là một trong những dịch vụ thanh toán phổ biến nhất sử dụng một hệ thống điện
tử bởi vì nó không phụ thuộc vào tiền mặt hoặc thẻ tín dụng. Thứ hai, ví điện tử mang
lại nhiều lợi ích cho người dùng, việc sử dụng liên tục nó có cả tác động tiêu cực và
tích cực đến những người dùng khác nhau. Pollitt (2011) lưu ý một số tác động của
loại giao dịch trực tuyến này liên quan đến việc bảo đảm an ninh và hiện nay có một
số các vụ lừa đảo trên internet đang có nhiều đồn cảnh sát do việc sử dụng hệ thống.
Qua nghiên cứu của nhóm tác giả về các bài nghiên cứu trước có nêu những quan sát
và kết quả nghiên cứu cho rằng nhân khẩu học đến hành vi sử dụng ví điện tử của
người dân. Những bài nghiên cứu nước ngoài chủ yếu được tiến hành trên B2C trong
khi khảo sát trên đối tượng cá nhân còn hạn chế bởi chính cá nhân là những người tiêu
dùng nhiều nhất. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về hành vi mua sắm ngẫu
hứng và đặc biệt lại liên quan đến việc mua sắm thông qua ví điện tử. Nhận thức được
tầm quan trọng của ngành chuyển đổi số nói chung và thương mại điện tử nói riêng,
nhóm nghiên cứu mong muốn góp phần nghiên cứu để bổ sung một phần trong hệ

1
thống nghiên cứu chung. Chính vì đó, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu chủ đề:
“Phân tích tác động của ví điện tử đến hành vi tiêu dùng ngẫu hứng của người
dân ở độ tuổi 18-35 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu các tác động của ví điện tử đến hành vi tiêu dùng ngẫu hứng của người
dân ở độ tuổi 18-35 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất nắm bắt được thực trạng sử dụng ví điện tử trong mua sắm ngẫu hứng hiện
nay
Thứ hai tìm hiểu các tác động của ví điện tử ảnh hưởng đến mua sắm ngẫu hứng
Thứ ba tìm hiểu và đề xuất các kiến nghị để việc sử dụng ví điện tử có xu hướng lành
mạnh và tiện lợi hơn
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu hướng đến các đối tượng có độ tuổi từ 18 - 35 và đang sinh sống
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Theo kết quả khảo sát, người tiêu dùng ngẫu hứng sử dụng ví điện tử chiếm tỷ lệ cao
>55% ở độ tuổi 18 - 35 ( báo Tiền Phong, Cơ Quan Trung Ương của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh)(4). Nghiên cứu phạm vi độ tuổi trên đảm bảo phản mức độ ánh đúng xu
hướng và quan điểm của người tiêu dùng ngẫu hứng.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài xác định phạm vi nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất, trung tâm kinh tế, văn hóa của Việt
Nam ( Văn phòng ủy ban thành phố Hồ Chí Minh). Với mức sống cao và là nơi của
các khu đô thị mua sắm sầm uất sẽ là cơ hội thuận lợi cho nhóm nghiên cứu tiến hành
nghiên cứu được dữ liệu có tính hiệu quả cao. Người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh
thu nhập bình quân cao có mức tiêu dùng và mua sắm nhiều, theo thông tin từ kênh
pháp luật Thành Phố Hồ Chí Minh thu nhập và mức chi tiêu của người dân TP.HCM
sẽ tiếp tục tăng. Trong đó, tính đến đầu năm 2023 doanh thu bán lẻ tăng 7,8%, dịch vụ
lưu trú ăn uống tăng 61%, dịch vụ du lịch lữ hành tăng 98,7%

2
Các dữ liệu thứ cấp và thông tin bổ trợ được thu thập thông qua các bài luận văn, báo
cáo khoa học trong nước được nhóm tác giả chắt lọc tiếp thu vào bài nghiên cứu của
mình. Dữ liệu được thu thập qua form khảo sát bằng câu hỏi trực tuyến trên thời gian
từ tháng 11 năm 2023 đến đầu tháng 1 năm 2024.

4. Câu hỏi nghiên cứu


Đề tài làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất, sử dụng ví điện tử có những tác động nào đến hành vi tiêu dùng ngẫu hứng
của người dân từ 18-35 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
Thứ hai, làm thế nào để sự phát triển của thị trường ví điện tử và các chính sách liên
quan có thể tác động đến xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng ?
Thứ ba, người tiêu dùng nhận thức như thế nào về các chiến lược tiếp thị của các công
ty ví điện tử và liệu nó có ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu ngẫu hứng của họ hay không
?
Thứ tư, giải pháp nào có thể giúp việc sử dụng ví điện tử có xu hướng lành mạnh và
tiện lợi hơn trong mua sắm ngẫu hứng của người dân?
5. Nội dung nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm 3 phần:
Phần mở đầu: nhóm nghiên cứu trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
Phần nội dung nghiên cứu: nhóm tác giả trình bày cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, thực trạng vấn đề nghiên cứu và đề ra giải pháp.
Phần Kết luận - Kiến nghị: nhằm đưa ra tóm tắt kết quả nghiên cứu, điểm mới, những
điểm còn tồn tại của nghiên cứu và hướng nghiên cứu mới. Những đề nghị của đề tài
và ứng dụng đề tài vào thực tiễn.
6. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình S-O-R. Từ
tài liệu nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhóm tác đã xây dựng
bảng hỏi trên thang đo 5 Likert, tiếp cận và thu thập 180 mẫu khảo sát với 180 đối
tượng khác nhau từ độ tuổi 18-35. Nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS với mô
hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần, PLS - SEM.

3
7. Ý nghĩa nghiên cứu
Ngày nay, việc mua sắm ngẫu hứng vẫn còn được thảo luận rộng rãi về việc sản phẩm
nào là và không phải là mặt hàng ngẫu hứng ( Assel 1985, Bellenger et al. 1978).
Dưới ảnh hưởng của phương thức thanh toán ví điện tử đã tác động không ít đến hành
vi người tiêu dùng nói riêng và cân đối chi tiêu xã hội nói chung. Mức sống ngày
càng cao việc chi tiêu càng nhiều, tuy vậy tiêu dùng ngẫu hứng để lại những hậu quả
tiêu cực như chi tiêu không cần thiết, không phù hợp với nhu cầu. Nghiên cứu thực
hiện lần đầu tiên tại Việt Nam cho phép tác giả tận dụng nguồn lực tri thức về bộ môn
phương pháp nghiên cứu kinh tế kinh doanh đã được học để phát triển, mở rộng hơn
nhiều góc nhìn mới cho đề tài. Cung cấp giải pháp để việc sử dụng ví điện tử ảnh
hưởng tích cực cho chi tiêu ngẫu hứng cho người dân.

4
B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Bài nghiên cứu “ Ảnh hưởng của ví điện tử đến thói quen tiêu dùng tại Thành phố
Hồ Chí Minh / Effects of E-Wallets on Consumer Behavior in Ho Chi Minh City”
được thực hiện bởi nhóm tác giả Trần Nguyễn Minh Hải và cộng sự (2022) đã phân
tích ảnh hưởng của ví điện tử (VĐT) đến thói quen tiêu dùng của người dân sinh sống
tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp thông qua
khảo sát bằng bảng câu hỏi theo thang đo Likert 5 mức độ trên 29 câu hỏi và thu thập
trên 482 người dùng tại TP.HCM. Bài nghiên cứu dựa trên các lý thuyết Mô hình chấp
nhận công nghệ (TAM) và lý thuyết Thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ
(UTAUT). Kết quả cho thấy khả năng sử dụng công nghệ, nhận thức hữu ích, an toàn
và bảo mật, đa dạng dịch vụ, ảnh hưởng xã hội tác động đến thói quen tiêu dùng người
dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong đó khả năng sử dụng công nghệ có tác
động mạnh nhất. Bài nghiên cứu trên thực hiện trên quy mô nhỏ, có sự giới hạn và
không đồng đều giữa các nhóm trong tổng thể đối tượng nghiên cứu. Vì vậy kết quả
chưa mang tính bao quát chung cho việc sử dụng ví điện tử với các mục đích khác
nhau cho cả khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.

“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khối ngành
kinh tế về dịch vụ thanh toán qua ví điện tử”(5) là đề tài nghiên cứu của nhóm tác
giả Phạm Thị Huyền, Nguyễn Minh Loan, Nguyễn Thị Mai Hoa (2023). Tương tự
như những nghiên cứu trước đó, bài nghiên cứu dựa trên thang đo thực tiễn ở Việt
Nam, lấy mẫu online đối với sinh viên kinh tế, phương pháp thu thập số liệu thông
qua lấy mẫu online, sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Bài nghiên cứu gồm 5
yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng: Hiệu quả công nghệ(TEC), Nhân
thức về tính hữu ích ( PU), Nhận thức về tính dể sử dụng (PEU), Tính bảo mật (SEC),
Sự tin tưởng (TR). Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến đều có ý nghĩa thực tiễn.
Trong đó 3 biến hiệu quả công nghệ, tính dể sử dụng và tính bảo mật có tác động tích
cực đến sự hài lòng của sinh viên. Về mặt hạn chế, bài nghiên cứu của nhóm tác giả
với phương pháp lấy mẫu chưa phản ánh được sự khác biệt về khu vực và giữa các
trường cũng như giữa đối tượng nam nữ.

Bài nghiên cứu: “ Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người
dân tại thành phố Cần Thơ: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM”
của Bùi Nhất Vương (2021) (6)được đăng trên Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần
Thơ. Nghiên cứu được thực hiện tại TP. Cần Thơ với phương pháp chọn mẫu thuận
5
tiện và đối tượng là người dân tại TP này có hiểu biết về sử dụng ví điện tử với số
phiếu được gửi đi khảo sát là 230 phiếu thông qua google form và phỏng vấn trực tiếp.
Mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất một phần (PLSSEM). Với 5 giả
thuyết Hiệu quả kỳ vọng (HQKV); Nỗ lực kỳ vọng (NLKV); Ảnh hưởng xã hội
(AHXH); Điều kiện thuận lợi (ĐKTL); Nhận thức uy tín (NTUT). Bài nghiên cứu chỉ
ra rằng NTUT là yếu tố có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến ý định sử dụng ví điện
tử của người dân TP.Cần Thơ. Tiếp đến là ĐKTL, HQKV, AHXH. Nghiên cứu cũng
cho thấy các biến tiền đề có ảnh hưởng gián tiếp đến ý định sử dụng ví điện tử của
khách hàng chỉ có duy nhất biến ĐKTL có tác động trực tiếp lên người sử dụng dịch
vụ công nghệ. Về những hạn chế, bài nghiên cứu chưa phân tích được điểm khác biệt
giữa các nhà cung cấp ví điện tử. Thứ hai là chưa nghiên cứu trên đặc điểm nhân khẩu
học của người tiêu dùng mà chỉ xem xét trên những tác động nói chung.

Bài nghiên cứu: “The Effect of Online Shopping and E-Wallet on Consumer
Impulse Buying” (Tạm dịch là: Tác động của mua sắm online và ví điện tử đến hành
vi mua sắm ngẫu hứng của người tiêu dùng) của nhóm tác giả Risca Kurnia Sari,
Satria Putra Utama, Anisa Zairinac (2021) tại Indonesia(7). Bài nghiên cứu đã phân
tích các tác động đến hành vi mua sắm ngẫu hứng của người dân Indonesia qua mua
sắm online và sử dụng ví điện tử. Nghiên cứu cũng sử dụng số liệu sơ cấp thông qua
khảo sát bằng lấy mẫu có mục đích tại các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm
với tổng khảng 220 người đóng góp trả lời. Độ tuổi của những người được chọn rơi
vào 17-55 tuổi. Phương pháp định lượng với bảng câu hỏi đường kẻ. Yếu tố Online
Shopping nhóm tác giả bài này sử dụng 5 yếu tố dự đoán: đa dạng sự lựa chọn, mức
giá, cảm quan, chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa khoái lạc. Trong khi đó ví điện tử
gồm 8 yếu tố: hiệu quả của dịch vụ tính năng, quảng cáo, nhận thức về lợi ích , nhận
thức tính hữu ích, thái độ của người tiêu dùng, bảo mật, rủi ro và chiết khấu. Nghiên
cứu này đã thử nghiệm ba giả thuyết chính bao gồm (1) H1 Mua sắm trực tuyến có tác
động đáng kể đến việc mua hàng ngẫu hứng một phần, (2) Ví điện tử H2 có ảnh
hưởng đáng kể ảnh hưởng đến việc mua ngẫu hứng một phần, (3) H3 Mua sắm trực
tuyến và ví điện tử có một tác động đáng kể đến việc mua hàng ngẫu hứng đồng thời.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy các chỉ số mua sắm trực tuyến và ví điện tử có tác
động đồng thời tới mua sắm bốc đồng trong ngành công nghiệp cách mạng thời đại
4.0; do đó H1, H2, H3 được chấp nhận. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp định
lượng bằng mẫu câu hỏi sơ cấp đã chỉ ra nhiều nhìn nhận mới về ảnh hưởng của mua
sắm online và ví điện tử với hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Tuy nhiên bài
nghiên cứu với mẫu tiếp nhận còn hạn chế, chưa xác định được phạm vi toàn nước
Indonesia hay một khu vực thành phố cụ thể.

6
“The impact of e-wallet towards consumer behavior in Indonesia moderated by
consumers aged 15-30” ( Tạm dịch là: Tác động của ví điện tử tới hành vi người tiêu
dùng ở Indonesia được kiểm duyệt bởi người tiêu dùng ở độ tuổi 15-30) của Alya
Agustin1, Dhammamitta Marvella1, and Holly Deviarti1 (2023)(8). Nhóm tác giả
kiểm duyệt những người ở độ tuổi 15-30 ở Indonesia. Dữ liệu của nghiên cứu này
được thu thập bằng Google Biểu mẫu và được gửi tới khách hàng trong độ tuổi 15-30
ở Indonesia, mang lại tổng cộng trong số 143 phản hồi. Nghiên cứu sử dụng phương
pháp định lượng dữ liệu với dữ liệu là thang chỉ số bao gồm sáu tùy chọn phản hồi, cụ
thể là Rất đồng ý (SA), Đồng ý (A), Hơi đồng ý (UA), Hơi không đồng ý (DA),
Không đồng ý (D) và Rất không đồng ý, Không đồng ý (SD). Mô hình giả thuyết xây
dựng gồm 5 yếu tố chính: H1: Cảm nhận về tính dễ sử dụng tác động đến thái độ của
người dùng Hướng tới sử dụng ví điện tử; H2: Nhận thức về tính hữu ích tác động đến
thái độ của người dùng Hướng tới sử dụng ví điện tử; H3: Nhận thức về tính hữu ích
tác động đến Hành vi của người dùng Ý định sử dụng ví điện tử; H4: Thái độ của
người dùng đối với việc sử dụng ví điện tử tác động Ý định hành vi sử dụng ví điện tử
của người dùng; H5: Ý định hành vi sử dụng ví điện tử của người dùng tác động Thực
tế sử dụng ví điện tử. Dựa trên kết quả, nghiên cứu chỉ ra rằng cả năm giả thuyết đều
được hỗ trợ. Có ba kết quả kích thước hiệu ứng, khác nhau từ nhỏ đến trung bình đến
lớn. Trong số năm giả thuyết đã được thử nghiệm, hai có kích thước tác động nhỏ:
tính hữu ích được cảm nhận và thái độ đối với việc sử dụng ví điện tử, cũng như thái
độ đối với việc sử dụng và ý định hành vi sử dụng ví điện tử. Một giả thuyết khác có
mức độ ảnh hưởng lớn là ý định hành vi sử dụng và việc sử dụng ví điện tử thực tế.
Tương tư, bài nghiên cứu sử dụng mẫu hỏi với số lượng còn hạn chế và câu hỏi được
thắc mắc sẽ là áp dụng đối với đối tượng mua sắm ngành hàng nào, ở khu vực nào.

Bài nghiên cứu: “Do E-wallets trigger impulse purchases? An analysis of


Malaysian Gen-Y and Gen-Z consumers” ( Tạm dịch là: Ví điện tử có kích hoạt
mua hàng ngẫu hứng không? Phân tích người tiêu dùng Gen-Y và Gen-Z của
Malaysia) của Yi Yong Lee, Chin Lay Gan, Tze Wei Liew (2022)(9). Nghiên cứu này
điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và cảm nhận của Thế hệ Y và Z khi sử
dụng Ví điện tử. Bài viết này đánh giá thêm liệu người tiêu dùng cảm nhận được sự
thích thú và hài lòng khi sử dụng Ví điện tử có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi mua
hàng bốc đồng của họ hay không. PLS-SEM được tiến hành dựa trên 201 phản hồi
hợp lệ từ những người dùng Ví điện tử đang hoạt động được thu thập thông qua một
cuộc khảo sát trực tuyến. Kết quả cho thấy rằng tính tương tác nhận thức và chuẩn
mực chủ quan có tác động tích cực đến cảm nhận sự thích thú và sự hài lòng khi sử
dụng Ví điện tử. Rủi ro nhận thức không có tác động đáng kể đến sự thích thú và hài
lòng với Ví điện tử, trong khi sự hấp dẫn về mặt hình ảnh ảnh hưởng tích cực đến sự

7
thích thú, nhận thức nhưng không ảnh hưởng đến sự hài lòng. Nghiên cứu này đóng
góp những hiểu biết sâu sắc về xu hướng này bằng cách kiểm tra xem liệu phản ứng
nhận thức (sự hài lòng) và phản ứng tình cảm (sự thích thú được nhận thức) có dẫn
đến hành vi mua hàng ngẫu hứng ở Malaysia hay không. Đến cuối cùng, nghiên cứu
hiện tại đã xác nhận mối quan hệ giữa cảm giác thích thú và hành vi mua sắm ngẫu
hứng, mặc dù nó không xác nhận mối quan hệ giữa sự hài lòng và hành vi mua hàng
ngẫu hứng.

1.2. Khung lý thuyết


1.2.1. Các khái niệm
Hành vi mua hàng ngẫu hứng
Trong nghiên cứu “Tầm quan trọng của hành vi mua sắm ngẫu hứng ngày nay” (1962)
của tác giả Hawkins Stern(10), khái niệm mua sắm ngẫu hứng được đề cập như sau
“nó mô tả bất cứ hành vi mua sắm nào được thực hiện bởi người mua mà không được
lên kế hoạch từ trước”. Về sau, các nghiên cứu khác đã mở rộng khái niệm này, trong
đó, yếu tố cảm xúc và sự thôi thúc mua hàng được bổ sung. Cụ thể trong nghiên cứu “
Xung lực mua” (1987)(11), Rook đã cho rằng: “Mua sắm ngẫu hứng xuất hiện khi
một khách hàng trải nghiệm một sự thôi thúc bất chợt, thường mạnh mẽ và liên tục, để
mua một thứ gì đó ngay lập tức. Sự thúc đẩy này là khoái lạc phức tạp và có thể kích
thích xung đột về mặt cảm xúc. Ngoài ra, mua sắm ngẫu hứng sẽ dễ xuất hiện khi
người mua có ít sự nhận thức về hậu quả của nó.”. Vậy có thể nói rằng hành vi mua
hàng ngẫu hứng có các đặc điểm sau: một là hành vi không có kế hoạch từ trước, hai
là xuất hiện khi người mua trải nghiệm một sự thôi thúc bất chợt, liên tục để mua
hàng, cuối cùng là mang tính cảm tính hơn là lý tính.
Sự ảnh hưởng của ví điện tử (E-wallet) đến hành vi mua hàng ngẫu hứng
Ví điện tử là một ứng dụng hoặc dịch vụ web cho phép người dùng lưu trữ và quản lý
thông tin mua sắm trực tuyến của họ, như thông tin đăng nhập, mật khẩu, địa chỉ và
thông tin trên thẻ tín dụng, trong một nơi thống nhất (Uddin và cộng tác, 2014)(12).
Ví điện tử đóng vai trò như một ví vật lý cho phép người sử dụng nạp tiền từ các dịch
vụ ngân hàng điện tử (Kasirye & Mahmudul 2021). Ví điện tử giúp tiết kiệm thời gian
tiết kiệm thời gian bởi người dùng không cần phải thực hiện đăng nhập liên tục như
khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử (Junadi & Sfenrianto 2015).
Thanh toán không dùng tiền mặt được cho là đã ảnh hưởng tới hành vi mua hàng ngẫu
hứng của người tiêu dùng. Cụ thể, Badgaiyan & Verma (2015) đã chỉ ra rằng những
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện thuận lợi cho những giao
dịch trực tiếp và những giao dịch ngẫu hứng. Nghiên cứu của Handayani & Rahyuda

8
(2020) cũng đã phát hiện các ví điện tử có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi mua sắm
ngẫu hứng của người tiêu dùng ở Indonesia. Tương tự, ví điện tử, một trong những
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển ở Malaysia (Hassan
và cộng sự 2021), thúc đẩy hành vi mua sắm ngẫu hứng (Handayani & Rahyuda
2020).
Độ tuổi sử dụng ví điện tử
Theo Parasuraman và cộng sự (1988). người dùng trẻ tuổi có động lực thực hiện các
giao dịch bằng ví điện tử hơn vì họ quen thuộc với công nghệ hơn so với những người
dùng lớn tuổi. Trong nghiên cứu của Singh và cộng sự (2018), yếu tố tuổi tác được
phát hiện là có sự ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người dùng và tần suất mà họ sử
dụng ví điện tử. Ngoài ra, những người dùng ví điện tử trẻ tuổi cư xử khác với những
người dùng lớn tuổi. Cụ thể, trang báo điện tử Forbes chỉ ra rằng ở Mỹ, thế hệ Z (Gen
Z), thuộc độ tuổi từ 18 đến 26, là nhóm dễ chấp nhận sử dụng ví điện tử như là
phương thức thanh toán chính cho việc mua sắm nhất (91%). Trên thực tế, 78% Gen Z
cho biết họ sẽ ngừng mua sắm tại một cửa hàng không chấp nhận ví điện tử. Ngoài ra
trong số những người thuộc thế hệ Millennials được hỏi, độ tuổi 27 - 42, có 59%
người sử dụng ví điện tử nhiều hơn các phương thức truyền thống. Tương tự, theo
thông tin từ trang báo điện tử Thanh Niên, Sàn Thương mại Điện tử Shopee nhận định
rằng ở Việt Nam, 80% tổng số giao dịch mua sắm sử dụng các hình thức thanh toán
không dùng tiền mặt được thực hiện bởi người dùng trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 34.
Dựa trên các nghiên cứu và các bài báo trước, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tiến
hành xem xét sự ảnh hưởng của ví điện tử đến hành vi mua sắm ngẫu hứng của người
dân Thành phố Hồ Chí Minh trong độ tuổi từ 18 - 35.
1.2.2. Các lý thuyết
Mô hình Stimulus - Organism - Response (S-O-R)
Mô hình S-O-R từ lâu đã được sử dụng để nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng
(Do và cộng sự, 2020)(13). Stimulus được hiểu là tác nhân kích thích người mua thực
hiện hành vi mua sắm ngẫu hứng (Do và cộng sự, 2020). Organism (chủ thể) trong
nghiên cứu này là trạng thái cảm xúc của người mua (phản ứng nhận thức và phản ứng
cảm xúc) bao gồm quá trình suy nghĩ, cảm xúc và nhận thức. Cuối cùng là Response
(phản ứng), hiểu một cách sơ khai nhất là mong muốn né tránh hoặc tiếp cận một hành
vi cụ thể (Bigne và cộng sự, 2020)(14), mà ở đây là né tránh hoặc chấp nhận hành vi
mua sắm ngẫu hứng. Mô hình S-O-R đã được công nhận là một trong những mô hình
phù hợp nhất để nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, vì mô hình cho phép các nhà
nghiên cứu giải thích và đưa vào các yếu tố dự đoán dành riêng cho từng trường hợp
khác nhau cũng như kiểm tra ảnh hưởng tổng thể của chúng đến trạng thái cảm xúc
của người dùng (Chopdar và Balakrishnan 2020).
9
Nhóm tác giả quyết định sử dụng mô hình S-O-R trong nghiên cứu này vì mối quan hệ
giữa tác nhân kích thích (stimulus), chủ thể (organism) và phản hồi (response) thể
hiện được những mối quan tâm chính yếu mà nghiên cứu này quan tâm. Theo chân
các nghiên cứu trước đây (Do và cộng sự, 2020; Zheng và cộng sự, 2019 Zhang và
cộng sự, 2020), nhóm tác giả đề xuất các tác nhân kích thích như khả năng tương tác
(perceived interactivity), nhận thức về rủi ro (perceived risk), sự hấp dẫn thị giác
(visual appeal), chuẩn mực chủ quan (subjective norms), và nhận thức về tính tiện ích
(perceived usefulness) có thể gợi lên các chủ thể như sự thích thú (perceived
enjoyment) và sự thỏa mãn (satisfaction) và thông qua quá trình phản ứng sẽ ảnh
hưởng tới sự phản hồi, cụ thể là hành vi mua hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng.
Ngoài ra, nhóm tác giả phân biệt và các chủ thể thành hai loại phản ứng khác nhau,
phản ứng nhận thức (sự thỏa mãn) và phản ứng cảm xúc (sự thích thú).
Mặc dù có nhiều nghiên cứu cho rằng những nhân tố về phản ứng cảm xúc như sự
thích thú là nhất thời và có thể thay đổi trong quá trình thực hiện mục tiêu (Yuan và
cộng sự, 2020), nhiều nhà nghiên cứu lại cho rằng các phản ứng cảm xúc là những
trạng thái cảm giác lâu dài và có tính ổn định tương đối (Zhang và cộng sự, 2020).
Mặt khác, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng những phản ứng cảm xúc thì mãnh liệt và cụ
thể theo từng tình huống hơn (Zhang và cộng sự, 2020), (Liu và cộng sự (2016) đã
định nghĩa các chủ thể trong mô hình của họ như là trạng thái không ý thức tạm thời
của người dùng, bao gồm những phản ứng cảm xúc nhất định như sự thích thú, khi
tham gia vào các hoạt động thương mại xã hội. Nghiên cứu của họ đã chỉ ra phản ứng
tạm thời này có thể ảnh hưởng đến phản hồi cuối cùng của các cá nhân. Như vậy có
thể thừa nhận rằng, những phản ứng cảm xúc nhất thời (sự thích thú) sẽ ảnh hưởng
đến hành vi mua sắm ngẫu hứng. Theo đó, nghiên cứu này sẽ sử dụng chủ thể sự thích
thú để đo lường sự thích thú khi sử dụng ví điện tử của người dùng nói chung và đo
lường sự ảnh hưởng của các tác nhân kích thích như khả năng tương tác, nhận thức về
rủi ro, sự hấp dẫn thị giác, chuẩn mực chủ quan, và nhận thức về tính tiện ích đến hai
chủ thể là sự thích thú và sự thỏa mãn của người dùng ví điện tử. Sau đó, nhóm tác giả
sẽ khảo sát sự ảnh hưởng của hai chủ thể này đến hành vi mua hàng ngẫu hứng. Dưới
đây là bảng tóm tắt các định nghĩa của các khái niệm và hình minh họa mô hình
nghiên cứu đề xuất của nhóm tác giả.

10
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Sơ đồ 1. 1: Mô hình S-O-R của người tiêu dùng trong mua sắm trực tuyến

Mối quan hệ giữa sự thỏa mãn, sự thích thú với trải nghiệm sử dụng ví điện tử
Khả năng tương tác
Khả năng tương tác được định nghĩa là “khả năng tùy chỉnh hình thức và nội dung của
môi trường trung gian (ví điện tử) trong thời gian thực.” (Do và cộng sự, 2020, trang
3)(15). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng tương tác (tức là khả năng phản hồi, cá
nhân hóa, v.v.) ảnh hưởng tích cực đến thái độ của người dùng đối với ứng dụng di
động (Yoon 2016). Tương tự, khả năng tương tác có vai trò quan trọng trong việc xác
định thái độ của người tiêu dùng trẻ ở Malaysia đối với các giao dịch thanh toán di
động (Krishanan và cộng sự 2017). Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến, sự tương tác
là yếu tố cần thiết để xác định hành vi của người tiêu dùng (Lin và Lo, 2015). Một
giao diện dễ điều hướng sẽ cho phép người tiêu dùng tương tác với hệ thống một cách
ít tốn sức nhất, trong khi một giao diện khó điều hướng có thể khiến người tiêu dùng
thất vọng vì nó đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn để sử dụng (Lin và Lo 2015).
Các nghiên cứu trước cũng đã chứng minh khả năng tương tác là yếu tố tác động đáng
kể đến sự thỏa mãn của người dùng khi sử dụng một hệ thống (Do và cộng sự, 2020).
Khả năng tương tác được coi là tiền đề quan trọng tạo nên sự thích thú khi sử dụng
một hệ thống hoặc dịch vụ tương tác (Jang và Park, 2019). Các nghiên cứu thực
nghiệm trước đây cũng đã xác nhận mối quan hệ mạnh mẽ giữa tính tương tác và sự
thích thú (Jung 2014). Hơn nữa, Jang và Park (2019) nhận thấy rằng khả năng tương
tác của người dùng đối với trò chơi thực tế ảo có mối liên hệ tích cực với cảm nhận về
sự thích thú đối với trò chơi đó. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng khả năng
tương tác của những nền tảng di động có tác động mạnh mẽ đến sự thích thú của
người tiêu dùng khi sử dụng các ứng dụng thực tế tăng cường trên thiết bị di động (Do
và cộng sự, 2020). Học hỏi từ Do và cộng sự (2020), nhóm tác giả xem khả năng
tương tác là một yếu tố kích thích (Stimulus) dùng để kiểm tra sự thỏa mãn và sự thích

11
thú của người dùng khi sử dụng Ví điện tử. Vì vậy, nhóm tác giả đưa ra giả thuyết
rằng:

H1: Khả năng tương tác có tác động tích cực đến sự thỏa mãn của người dùng ví điện
tử.
H2: Khả năng tương tác có tác động tích cực đến sự thích thú của người dùng ví điện
tử.
Nhận thức về rủi ro
Nhận thức về rủi ro được định nghĩa là “Niềm tin của khách hàng về những kết quả
bất lợi không chắc chắn từ một giao dịch trực tuyến.” (Kim và cộng sự, 2008)(2).
Trong môi trường mua sắm trực tuyến, người dùng ứng dụng rất lo ngại về các vấn đề
rủi ro liên quan đến bảo mật của ứng dụng đối với các giao dịch thanh toán (Hsiao
2020). Nhận thức về rủi ro đã được kiểm tra trong các giao dịch thanh toán không
dùng tiền mặt, đặc biệt là ảnh hưởng của nó đến sự chấp nhận ví di động (Karjaluoto
và cộng sự, 2018). Bất chấp sự phổ biến và tiện lợi của thanh toán di động (Yan và
cộng sự 2021), các vấn đề về bảo mật và quyền riêng tư vẫn thách thức các giao dịch
thanh toán di động (Kasirye và Mahmudul, 2021).
Mặc dù nhận thức về rủi ro đã được nghiên cứu rộng rãi trong bối cảnh mua sắm trực
tuyến, nhưng ảnh hưởng của nó đến hành vi mua hàng bốc đồng vẫn chưa thực sự rõ
ràng (Wu và cộng sự, 2020). Hơn nữa, các nghiên cứu về nhận thức về rủi ro liên quan
đến ví điện tử vẫn còn khan hiếm (Chopdar và Sivakumar 2018). Mặc dù vậy, nghiên
cứu gần đây đã chỉ ra rằng nhận thức về rủi ro (vấn đề bảo mật) có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến việc chấp nhận sử dụng ví điện tử ở Malaysia (Nizam và cộng sự, 2019). Do
đó, nghiên cứu này đề xuất một mô hình nghiên cứu có tích hợp nhận thức về rủi ro,
từ đó có thể đo lường sự hài lòng và cảm nhận thích thú khi sử dụng Ví điện tử bằng
cách kiểm tra vai trò của nhận thức về rủi ro của người tiêu dùng trong việc sử dụng
Ví điện tử ở Việt Nam. Kết hợp với nghiên cứu của Patanasiri và Krairit (2018),
nghiên cứu này coi nhận thức về rủi ro là yếu tố kích thích (Stimulus) trong mô hình.
Rủi ro nhận thức thấp có liên quan đến việc nâng cao niềm tin và sự hài lòng của
người tiêu dùng đối với các dịch vụ tài chính trực tuyến (Wu và cộng sự, 2020), từ đó
cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa nhận thức về rủi ro và sự hài lòng. Vì vậy, nghiên
cứu này đưa ra giả thuyết rằng:

H3: Nhận thức về rủi ro có liên quan tiêu cực đến sự thỏa mãn của người dùng ví điện
tử.

12
H4: Nhận thức về rủi ro có liên quan tiêu cực đến sự thích thú của người dùng ví điện
tử.
Sự hấp dẫn thị giác
Sự hấp dẫn thị giác được định nghĩa là “Sự biểu diễn của các kiểu chữ và các yếu tố
hình ảnh khác như là đồ họa nhằm nâng cao hình thức trình bày tổng thể của một hệ
thống.” (Parboteeah và cộng sự 2009, trang 62)(16). Trong giai đoạn trước khi mua và
trước khi sử dụng, sự hấp dẫn thị giác là một yếu tố dự báo quan trọng trong việc thúc
đẩy người mua tìm kiếm và tạo điều kiện tìm kiếm thông tin hiệu quả (Zheng và cộng
sự 2019), từ đó nâng cao ý định hành vi (Lee và Kacen 2008). Ngoài ra, các nghiên
cứu còn phát hiện ra rằng yếu tố thẩm mỹ (sự hấp dẫn thị giác) là yếu tố quyết định
quan trọng mà người dùng đánh giá cao nhất trong ứng dụng di động (Zheng và cộng
sự 2019).
“Các kích thích (ví dụ: các yếu tố tình huống) có tác động một cách hệ thống và rõ
ràng đến hành vi hiện tại” (Zheng và cộng sự 2019, trang 152). Do đó, nghiên cứu này
coi sự hấp dẫn thị giác như một tác nhân kích thích làm ảnh hưởng đến phản ứng cảm
xúc và phản ứng nhận thức của người tiêu dùng (Zheng và cộng sự 2019). Rõ ràng, sự
hấp dẫn thị giác của một hệ thống thông tin hoặc nền tảng trực tuyến sẽ ảnh hưởng
đến sự hài lòng của người dùng đối với hệ thống đó (Ramírez Correa và cộng sự
2018). Hơn nữa, sự hấp dẫn thị giác trong nội dung và bố cục sẽ gợi lên những cảm
xúc tích cực và do đó, thúc đẩy hành vi mua hàng bốc đồng (Liu và cộng sự 2013),
đặc biệt là ở những người tiêu dùng trẻ tuổi (Djafarova và Bowes 2021). Ủng hộ tiền
đề này, Anubhav và Anuja (2020) lưu ý rằng sự hấp dẫn thị giác phản ánh mức độ hài
lòng của người mua đối với trợ lý thông minh trên điện thoại thông minh. Do đó,
nghiên cứu này đề xuất rằng sự hấp dẫn thị giác có thể ảnh hưởng đến hành vi mua
hàng ngẫu hứng của người tiêu dùng thông qua sự thích thú và hài lòng với Ví điện tử.
Xiang và cộng sự (2016) xác nhận rằng cách trình bày đồ họa của cửa hàng trực tuyến
(sự hấp dẫn thị giác) có thể nâng cao trải nghiệm xúc giác ảo của người tiêu dùng, sau
đó tạo điều kiện cho người tiêu dùng trải nghiệm cảm giác tích cực mạnh mẽ (cảm
nhận sự thích thú). Hơn nữa, có nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng người tiêu dùng
sẽ nảy sinh nhiều cảm xúc hơn nhờ hình ảnh sống động của các sản phẩm trực tuyến
(Huang 2016). Tương tự, một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng sự hấp dẫn thị
giác ảnh hưởng tích cực đến cảm nhận của người tiêu dùng về sự thích thú khi sử
dụng các dịch vụ thương mại di động (Zhang và cộng sự 2020). Nền tảng hoặc giao
diện giàu các yếu tố đồ họa sẽ cải thiện đáng kể trải nghiệm cảm xúc của người dùng,
cuối cùng mang lại cảm giác phấn khích và hài lòng cho trải nghiệm mua sắm (Zhang
và cộng sự 2020). Vì vậy, bài viết này đưa ra giả thuyết rằng:

13
H5: Sự hấp dẫn thị giác có ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn của người dùng ví
điện tử.
H6: Sự hấp dẫn thị giác có ảnh hưởng tích cực đến sự thích thú của người dùng ví
điện tử.
Chuẩn mực chủ quan
Chuẩn mực chủ quan được định nghĩa “áp lực xã hội được nhận thức của một cá nhân,
bắt nguồn từ môi trường xung quanh, tác động đến việc có thực hiện một hành vi hay
không, và liên quan đến hai nguồn áp lực chính là ảnh hưởng giữa người với người và
ảnh hưởng của truyền thông.” (Liu và cộng sự 2019, trang 1107)(17). Bạn bè, đồng
nghiệp và gia đình có thể gây ra ảnh hưởng mang tính chuẩn mực và trao đổi thông tin
làm ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng mạng xã hội của người dùng (Liu và cộng
sự 2019). Zheng và cộng sự (2019) thấy rằng các chuẩn mực chủ quan, liên quan đến
ảnh hưởng giữa các cá nhân và ảnh hưởng của truyền thông (Liu và cộng sự 2019),
đóng vai trò là tác nhân kích thích (Stimulus) ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi mua
hàng của cá nhân, đặc biệt là ở một quốc gia theo chủ nghĩa tập thể. Thật vậy, Việt
Nam đại diện cho một nền văn hóa tập thể (Ho và cộng sự 2020). Ngoài ra, người tiêu
dùng trẻ có thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những người thân thiết nhất để chọn sử dụng
dịch vụ thanh toán di động trong các giao dịch trực tuyến (Triasesiarta và Rosinta
2021). Vì vậy, nghiên cứu này áp dụng các chuẩn mực chủ quan trong việc kiểm tra
hành vi sử dụng Ví điện tử.
Do áp lực xã hội, những khuyến nghị tích cực giữa các cá nhân và phương tiện truyền
thông đại chúng thường dự đoán sự hài lòng của người dùng đối với hệ thống hoặc
dịch vụ. (Liu và cộng sự 2019). Zhou và Feng 2017 đã chỉ ra rằng các chuẩn mực chủ
quan ảnh hưởng tích cực đến cảm nhận của người dùng về sự thích thú khi gọi điện
video trên thiết bị di động. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng các chuẩn mực chủ
quan như một tiền đề quan trọng của việc cảm nhận sự thích thú khi áp dụng cuộc gọi
video trên thiết bị di động. Nghiên cứu hiện tại đề xuất rằng các chuẩn mực chủ quan
có thể ảnh hưởng đến hành vi mua hàng ngẫu hứng của người mua thông qua sự hài
lòng và cảm nhận thích thú khi sử dụng Ví điện tử, từ đó đưa ra giả định rằng:

H7: Chuẩn mực chủ quan có liên quan tích cực đến sự thỏa mãn của người dùng ví
điện tử.
H8: Chuẩn mực chủ quan có liên quan tích cực đến sự thích thú của người dùng ví
điện tử.
Nhận thức tính tiện ích

14
Tính hữu ích được nhận thức của một hệ thống thông tin được định nghĩa là “mức độ
mà các cá nhân tin rằng việc sử dụng công nghệ mới sẽ nâng cao hiệu quả thực hiện
nhiệm vụ của họ”. Có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực thông tin hệ thống quan hệ,
cho thấy tác động của tính hữu ích được nhận thức đối với ý định sử dụng một dạng
công nghệ cụ thể. Nhận thức về tính hữu dụng ảnh hưởng lớn đến xu hướng sử dụng
một công cụ công nghệ cụ thể của người dùng. Dọc theo những lập luận từ các nghiên
cứu trước, sự nhận thức tính tiện ích sẽ tác động đến mục tiêu của người dùng trong
việc chấp nhận và sử dụng ứng dụng mua sắm di động. Các nghiên cứu trước đây
trong lĩnh vực chấp nhận công nghệ đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng tính hữu
ích được nhận thức là một biến số thiết yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng một dạng
công nghệ cụ thể. Giả thuyết sau đây được đề xuất là:

H9: Nhận thức tính tiện ích có ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn của người dùng ví
điện tử.
H10: Nhận thức tính tiện ích có ảnh hưởng tích cực đến sự thích thú của người dùng
ví điện tử.
Mối quan hệ giữa sự thỏa mãn, sự thích thú với hành vi mua hàng ngẫu hứng
Sự thoả mãn
Sự thỏa mãn được định nghĩa là “trạng thái tâm lý hoặc trạng thái cảm xúc bắt nguồn
từ sự đánh giá nhận thức về khoảng cách giữa kỳ vọng và hiệu suất thực tế của một hệ
thống thông tin” (Natarajan và cộng sự, 2018, trang 83)(3). Sự thỏa mãn được đo
lường dựa trên mức độ thành công của sự phối hợp giữa một hệ thống thông tin cụ thể
và người dùng cuối cùng, tức mức độ mà người dùng tin rằng hệ thống đã đáp ứng
được mong đợi của họ (Hussein và cộng sự 2021). Khi người dùng được thỏa mãn với
thiết kế trải nghiệm người dùng của ví điện tử, họ sẽ giữ được sự hứng thú và tiếp tục
sử dụng ví điện tử này (Chen và cộng sự 2019a, b). Sự thỏa mãn được phân loại như
là phản ứng nhận thức trong nhóm các chủ thể thuộc mô hình SOR (Chan và cộng sự
2017). Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất giải thuyết:

H11: Sự thỏa mãn có ảnh hưởng tích cực đến hành vi mua sắm ngẫu hứng
Sự thích thú
SH.Kim trong nghiên cứu Moderating effects of Job Relevance and Experience on
mobile wireless technology acceptance: Adoption of a smartphone by individuals
(Tạm dịch là: Kiểm duyệt tác động của Mức độ phù hợp Công việc và Kinh nghiệm
đối với việc chấp nhận công nghệ không dây di động: Việc các cá nhân sử dụng điện

15
thoại thông minh) (2008)(3), nhận thấy rằng người tiêu dùng điện thoại thông minh
trải nghiệm niềm vui khi sử dụng công nghệ có nhiều khả năng áp dụng công nghệ đó
và sử dụng nó rộng rãi hơn những người khác. Cảm nhận về sự thích thú là một trong
những biến số cốt lõi giúp mở rộng TAM trên nhiều công nghệ khác nhau. Hà và cộng
sự (2007) nhận thấy rằng biến số - cảm nhận sự thích thú - là một trong những yếu tố
quyết định lớn nhất đến việc áp dụng trò chơi di động. Sự thích thú ảnh hưởng đến
quyết định của người dùng ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động vì nó được biết là
ảnh hưởng đến việc sử dụng Internet và hoạt động dựa trên web thương mại. Các
nghiên cứu khác đã cho thấy tác động tích cực của cảm giác thích thú đến ý định sử
dụng công nghệ như: Dai và các cộng sự (2009)(18), Zhang và các cộng sự (2012)
(19), Agrebi và các cộng sự (2015). Vì thế trong công trình này, giả thuyết sau đây
được đề xuất:

H12: Sự thích thú có tác động tích cực đến hành vi mua sắm ngẫu hứng

1.3. Đề xuất mô hình

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


Sơ đồ 1. 2: Mô hình nghiên cứu đề xuất
1.4. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu tiến hành qua hai giai đoạn là: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức
16
Nghiên cứu sơ bộ: thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách
thảo luận nhóm nhằm điều chỉnh thang đo và bổ sung các biến quan sát.
Nghiên cứu chính thức: thực hiện thông qua phương pháp nghiên
cứu định lượng bằng cách thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi được gửi trực
tuyến. Sau khi thu thập thông tin từ bảng câu hỏi khảo sát thì tiến hành xử lý số liệu
bằng phần mềm SPSS 26.0.
1.4.1. Thiết kế thang đo

Bảng 1. 1. Bảng thiết kế thang đo

Mã Nội dung câu hỏi Tham khảo

PI Khả năng tương tác ( Perceived Interactivity)

PI1 1. Tốc độ truy cập và phản hồi của ứng dụng ví điện tử rất Hai-Ninh Do,
nhanh. Wurong Shih,
Quang-An Ha
PI2 2. Tôi nghĩ các tính năng của ví điện tử rất hữu ích với tôi. (2020)

PI3 3. Tôi thấy thuận tiện khi sử dụng các ứng dụng ví điện tử
bất cứ lúc nào.

PI4 4. Tôi thấy thuận tiện khi sử dụng các ứng dụng ví điện tử ở
mọi nơi.

PR Nhận thức về rủi ro (Perceived risk)

PR1 1. Ứng dụng ví điện tử trên thiết bị di động có thể không Dan J. Kim,
hoạt động tốt và xử lý thanh toán không chính xác. Donald L. Ferrin,
H. Raghav Rao
PR2 2. Tôi lo ngại về tính bảo mật khi trao đổi thông tin cá nhân (2008)
trên ví điện tử.

PR3 3. Hệ thống bảo mật được tích hợp trong ứng dụng ví điện
tử trên di động không đủ mạnh để bảo vệ tài khoản của tôi.

PR4 4. Tin tặc Internet (tội phạm) có thể chiếm quyền kiểm soát

17
tài khoản của tôi nếu tôi sử dụng ứng dụng ví điện tử trên
thiết bị di động.

PR5 5. Quyết định sử dụng ứng dụng ví điện tử để mua sắm của
tôi có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho tài khoản ngân hàng của
tôi.

VA Sự hấp dẫn thị giác ( Visual appeal)

VA 1. Giao diện ví điện tử trên thiết bị di động rất đẹp mắt. D. Veena
1 Parboteeah,
Joseph S.
VA 2. Thiết kế di động của ví điện tử hiển thị một cách đẹp mắt. Valacich, John D.
2 Wells, (2009)

VA 3. Giao diện ví điện tử trên thiết bị di động rất hấp dẫn về


3 mặt hình ảnh.

SN Chuẩn mực chủ quan ( Subjective norms)

II Ảnh hưởng giữa người với người - II (Interpersonal


Influence)

II1 1. Gia đình khuyên tôi nên sử dụng ví điện tử. Qian Liu, Zhen
Shao, Jian Tang,
II2 2. Bạn bè khuyên tôi nên sử dụng ví điện tử. Weiguo Fan,
(2019)
II3 3. Các bạn cùng lớp khuyên tôi nên sử dụng ví điện tử.

II4 4. Đồng nghiệp khuyên tôi nên sử dụng ví điện tử.

MI Ảnh hưởng của truyền thông ( Media Influence)

MI1 1. Những người nổi tiếng khuyên tôi nên sử dụng ví điện tử. Qian Liu, Zhen
Shao, Jian Tang,
MI2 2. Các ngôi sao khuyên tôi nên sử dụng ví điện tử. Weiguo Fan,
(2019)
MI3 3. Tôi thấy tin ví điện tử trên các phương tiện thông tin đại

18
chúng (như tivi, báo chí, internet).

PU Nhận thức về tính tiện ích (Perceived Usefulness)

PU1 1. Tôi nghĩ ứng dụng ví điện tử sẽ hữu ích cho cuộc sống Thamaraiselvan
của tôi. Natarajan,
Senthil Arasu
PU2 2. Sử dụng ứng dụng ví điện tử sẽ cho phép tôi thực hiện Balasubramanian,
giao dịch nhanh hơn. Dharun Lingam
Kasilingam,
PU3 3. Sử dụng ứng dụng ví điện tử sẽ tăng năng suất của tôi. (2018)

PU4 4. Việc sử dụng ứng dụng ví điện tử trong mua sắm sẽ nâng
cao hiệu quả mua sắm.

PU5 5. Sử dụng ứng dụng ví điện tử trong mua sắm sẽ cho phép
tôi hoàn thành tác vụ mua sắm nhanh hơn.

PE Sự thích thú (Perceived Enjoyment)

PE1 1. Tôi thấy việc sử dụng ví điện tử để mua sắm trên thiết bị Roggang Zhou và
di động rất thú vị. Caihong Feng
(2017)
PE2 2. Tôi cảm thấy vui vẻ khi sử dụng ví điện tử để mua sắm
trên thiết bị di động.

PE3 3. Quy trình sử dụng ví điện tử rất thoải mái đối với tôi.

SA Sự thỏa mãn (Satisfaction)

SA1 1. Tôi hài lòng với quyết định sử dụng ví điện tử để mua Thamaraiselvan
sắm trên thiết bị di động của mình. Natarajan,
Senthil Arasu
SA2 2. Tôi nghĩ, lựa chọn sử dụng ví điện tử để mua sắm trên Balasubramanian,
thiết bị di động là một lựa chọn sáng suốt. Dharun Lingam
Kasilingam,
SA3 3. Tôi hài lòng với quyết định sử dụng ví điện tử để mua (2018)
sắm trên thiết bị di động trước đó của mình.

19
SA4 4. Trải nghiệm của tôi khi sử dụng ví điện tử để mua sắm
trên thiết bị di động rất thỏa mãn.

IB Mua sắm ngẫu hứng (Impulse buying)

IB1 1. Khi sử dụng ví điện tư, tôi mua những thứ mà tôi không Hawkins Stern
có ý định mua từ trước. (1962)

IB2 2. Khi sử dụng ví điện tử, tôi không thể cưỡng lại việc mua
những món hàng mà tôi thực sự rất thích.

IB3 3. Khi sử dụng ví điện tử, nếu tôi thấy giá giảm, tôi sẽ có xu
hướng mua sắm ngẫu hứng.

IB4 4. Khi sử dụng ví điện tử, tôi mua mọi thứ dựa trên cảm xúc
của tôi lúc đó.

IB5 5. Khi sử dụng ví điện tử, tôi sử dụng nhiều tiền để mua hơn
mức tôi dự tính.

1.4.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu


Nhóm nghiên cứu xác định cỡ mẫu cần thiết để nghiên cứu là 180, bởi theo (Hair và
cộng sự, 2006) mẫu tối thiểu để sử dụng phân tích khám phá là 100 và với tỷ lệ biến
đo lường 5:1 thì cứ mỗi biến đo lường cần 5 quan sát. Bài nghiên cứu của nhóm với
36 biến do đó cần chọn 180 mẫu quan sát là hợp lý.
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thuận tiện để chọn mẫu, tức form khảo sát
được gửi đến những đối tượng mà nhóm dể tiếp cận và trao đổi, trong phạm vi nghiên
cứu phù hợp.
1.4.3. Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 3 phần:
Phần I: Các câu hỏi lọc, thông tin chung của người điền
Phần II: Các tác động của ví điện tử đến hành vi mua sắm ngẫu hứng của người tiêu
dùng
Phần III: Gồm các câu hỏi mở, thái độ và dự định của người điền về ví điện tử trong
hành vi tiêu dùng ngẫu hứng.

20
Nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo 5 Likert với các mức độ đầu tiên là hoàn toàn
đồng ý (1), đồng ý (2), bình thường (3), không đồng ý (4), rất không đồng ý (5).
Nghiên cứu này sử dụng tất cả các câu hỏi từ các nghiên cứu tiêu dùng ngẫu hứng và
ví điện tử trước đó, có những sửa đổi phù hợp cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu.

2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu


Nhóm nghiên cứu là sinh viên năm 3 trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại
TP.HCM được hướng dẫn bởi giảng viên bộ môn là thầy Nguyễn Trần Sỹ. Đại học
Ngoại thương trải qua hơn 40 năm hình thành là một trong những trường hàng đầu về
kinh tế trên cả nước tạo điều kiện cho nhóm phát triển kỹ năng và tiếp thu nền tảng
kiến thức vững vàng, qua quá trình học tập bộ môn phương pháp nghiên cứu trong
kinh tế kinh doanh nhóm nghiên cứu đã vận dụng rất nhiều kiến thức để hoàn thành đề
tài: “Phân tích tác động của ví điện tử đến với hành vi tiêu dùng ngẫu hứng của người
dân ở độ tuổi 18 - 35 trên địa bàn TP.HCM”.

Bài nghiên cứu được tiến hành trong vòng 2 tháng tuy nhiên quá trình bàn bạc để
thống nhất lý thuyết và mô hình nghiên cứu gặp nhiều tranh luận. Đồng thời, quá trình
thu thập khảo sát gặp nhiều khó khăn khi phải kêu gọi thường xuyên để thu thập trên
180 form. Phương pháp khảo sát có một số hạn chế bao gồm liệu câu trả lời của người
tham gia có trung thực hay không hay liệu câu trả lời của người tham gia có thành
kiến hay không.
Do hạn chế của phương pháp khảo sát nên không thể xác định được hành vi thực tế để
đo lường một cách cẩn thận. Nghiên cứu trong tương lai có thể áp dụng các thí
nghiệm hoặc phương pháp tiếp cận ngẫu nhiên để kiểm tra hành vi mua hàng của
người tiêu dùng.
Thứ hai, chúng tôi chỉ thu thập dữ liệu trong đợt 2 tháng cuối năm là các dịp lễ gần
năm mới như Christmas hay tết dương lịch. Vì vậy, chúng tôi không thể khái quát hóa
những phát hiện đến Lễ hội mua sắm cụ thể khác. Và chúng tôi không thể so sánh sự
khác biệt giữa dữ liệu trong lễ hội mua sắm và ngoài mua sắm lễ hội. Nghiên cứu
trong tương lai có thể bao gồm các mẫu từ hai thời điểm khác nhau để khám phá
những khác biệt có thể có về hành vi mua hàng và có thể kiểm tra nó trong bối cảnh
tình huống khác nhau.
Thứ ba, điều đáng chú ý là nghiên cứu của nhóm không thu thập dữ liệu về chi tiêu tài
chính và thu nhập của người tham gia, các yếu tố có thể có tác động đáng kể đến hành
vi của người tiêu dùng và cung cấp những hiểu biết có giá trị về sự phân nhánh của
việc áp dụng ví. Tuy nhiên, việc giải quyết những vấn đề cá nhân vấn đề tài chính có

21
thể gây ra những thách thức và những lo ngại về quyền riêng tư trong quá trình thu
thập dữ liệu.

3. Đề ra giải pháp
Dựa trên những hạn chế đã được xác định, một số khuyến nghị được đề xuất cho
nghiên cứu trong tương lai. Nghiên cứu trong tương lai nên phân bổ thời gian mở rộng
thời gian thu thập và phân tích dữ liệu để nắm bắt những thay đổi và mô hình thời gian
có thể xảy ra trong người tiêu dùng hành vi. Nghiên cứu trong tương lai cũng nên xem
xét việc khám phá ảnh hưởng của số tiền chi tiêu và mức thu nhập. Sử dụng các
phương pháp thu thập dữ liệu sáng tạo, chẳng hạn như tự báo cáo ẩn danh hoặc sử
dụng dữ liệu ở cấp độ tổng hợp.

22
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tóm lại, bài nghiên cứu của nhóm bao gồm hơn 180 người trả lời đến từ các độ tuổi
18-35 cho thấy các tác động đến ý định của người tiêu dùng như thế nào hành vi mua
sắm. Người tham gia cũng có sự giống nhau mức thu nhập bao gồm thu nhập cá nhân
được phân loại ở mức trung bình. Đa số người dùng cho rằng họ sử dụng nền tảng ví
điện tử vì sự tiện lợi của chúng, được ưa thích cho mọi khoản thanh toán, linh hoạt,
được sử dụng cho trực tuyến mua sắm, dễ dàng chuyển tiền và các lý do khác.
Tuy nhiên, về tác dụng của ví điện tử, người dùng lưu ý ưu tiên những thứ mình mua,
chi tiêu trong giới hạn của họ, luôn lập ngân sách để chi trả các khoản nợ cũng như dự
định sử dụng nền tảng ví điện tử trong tương lai. Những phát hiện này trả lời mục tiêu
nghiên cứu 2 liên quan đến việc tìm hiểu tác động của việc sử dụng ví điện tử của
người dùng đến hành vi mua sắm ngẫu hứng. Những phát hiện từ nghiên cứu này cũng
cho thấy rằng không có sự khác biệt đáng kể về độ tuổi nhóm người trả lời và mức thu
nhập của người sử dụng khi so sánh với tác động của việc sử dụng ví điện tử.
2. Kiến nghị
Qua kết quả lập bảng khảo sát theo thang đo 5 Likert thu thập hợp lệ trên hơn 180
người dân và dựa trên nền tảng lý thuyết mô hình đi trước để nghiên cứu: “Phân tích
tác động của ví điện tử đến với hành vi tiêu dùng ngẫu hứng của người dân ở độ tuổi
18 - 35 trên địa bàn TP.HCM”. Nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm
khuyến khích việc sử dụng ví điện tử trong mua sắm an toàn, kiểm soát và tiện lợi hơn
như sau:
Đầu tiên, tính tiện lợi được quan sát là biến có tác động nhiều nhất với việc sử dụng ví
điện tử trong mua sắm. Chỉ cần chiếc điện thoại có thể linh hoạt thành ví mua sắm. Để
cải thiện tính di động của thiết bị di động, trước tiên, các nhà sản xuất thiết bị di động
có thể cố gắng sản xuất các thiết bị di động nhẹ hơn thiết bị và thiết kế kích thước màn
hình phù hợp của thiết bị di động, giúp người dùng tìm kiếm mọi thứ thoải mái hơn.
Ngoài ra các công ty này nên hợp tác với các nhà khai thác mạng di động để sản xuất
tốc độ cao mạng di động giúp tăng hiệu suất khai thác và dễ điều hướng mọi lúc, mọi
nơi

23
Thứ hai, về ví điện tử được cho rằng sự hấp dẫn thị giác như giao diện đẹp, ưa nhìn và
chuẩn mực chủ quan hay nói cách khác là sự phổ biến bắt buộc của một số app thanh
toán đã tác động tích cực đến việc sử dụng ví điện tử trong mua sắm của đa số người
tham gia khảo sát. Các công ty phát triển ví điện tử nên cải thiện giao diện cho ưa nhìn
hơn với màu sắc phù hợp và dể nhớ đến thương hiệu, tạo câu chuyện hiệu ứng lan tỏa
cao với các chương trình quy đổi quà và chính sách khuyến mãi mua sắm từ các dịch
vụ đi kèm trong giao diện ví điện tử.
Thứ ba, ngoại trừ hành vi mua hàng, thiết bị di động nên bổ sung càng nhiều tính năng
càng tốt nhất có thể để giúp người dùng làm bất cứ điều gì họ muốn, chẳng hạn như
trả tiền cho hóa đơn điện nước,..bên cạnh đó bổ sung thông báo về mức chi tiêu quá đà
để người mua sắm tự nhận thức và cân bằng thói chi tiêu của mình cho phù hợp. Góp
phần nâng cao chất lượng đời sống an sinh xã hội bền vững, hợp lí.

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kusnawan A, Diana S, Andy A, Tjong S. Pengaruh Diskon pada Aplikasi e-Wallet
terhadap Pertumbuhan Minat Pembelian Impulsif Konsumen Milenial di Wilayah
Tangerang. Sains Manaj J Manaj Unsera [Internet]. 2019 [cited 2024 Jan 5];5(2).
Available from: http://e-jurnal.lppmunsera.org/index.php/SM/article/view/1861

2. Kim J, Forsythe S. Adoption of virtual try-on technology for online apparel


shopping. J Interact Mark. 2008;22(2):45–59.

3. Punwatkar S, Verghese M. The Moderating Role of Organizational Climate in


Competency-Performance Relationship: A Study on Salespersons in Central India.
IUP J Organ Behav [Internet]. 2018 [cited 2024 Jan 5];17(4). Available from:
https://search.ebscohost.com/login.aspx?
direct=true&profile=ehost&scope=site&authtype=crawler&jrnl=0972687X&AN=
133631151&h=wrpeOp5c1gHhcA8MKRCWpFcB
%2BfsOHc8EDldStxpn2Ba2ypf1yqHgeCsBUHjKpAhwVDACClkZ2XvztZd
%2BJhSEeA%3D%3D&crl=c

4. Cổng thông tin điện tử VPUBND TP Hồ Chí Minh [Internet]. [cited 2024 Jan 5].
Available from: https://vpub.hochiminhcity.gov.vn/portal/KenhTin/Gioi-thieu-ve-
thanh-pho.aspx

5. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khối ngành kinh
tế về dịch vụ thanh toán qua ví điện tử [Internet]. [cited 2024 Jan 5]. Available
from: https://tapchinganhang.gov.vn/nghien-cu-u-cac-nhan-to-a-nh-huo-ng-de-n-
su-ha-i-lo-ng-cu-a-sinh-vien-kho-i-nga-nh-kinh-te-ve-di-ch-.htm

6. Vương BN. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của người dân tại
thành phố Cần Thơ: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính PLS-SEM. Tạp Chí
Khoa Học Đại Học Cần Thơ. 2021 Oct 30;57(5):242–58.

7. Sari RK, Utama SP, Zairina A. The effect of online shopping and E-wallet on
consumer impulse buying. APMBA Asia Pac Manag Bus Appl. 2021;9(3):231–42.

8. Agustin A, Marvella D, Deviarti H. The impact of e-wallet towards consumer


behavior in Indonesia moderated by consumers aged 15-30. In: E3S Web of
Conferences [Internet]. EDP Sciences; 2023 [cited 2024 Jan 5]. p. 01048.
Available from:

25
https://www.e3s-conferences.org/articles/e3sconf/abs/2023/63/e3sconf_icobar23_
01048/e3sconf_icobar23_01048.html

9. Lee YY, Gan CL, Liew TW. Do E-wallets trigger impulse purchases? An analysis
of Malaysian Gen-Y and Gen-Z consumers. J Mark Anal. 2023 Jun;11(2):244–61.

10. Stern H. The Significance of Impulse Buying Today. J Mark. 1962 Apr;26(2):59–
62.

11. Rook DW. The buying impulse. J Consum Res. 1987;14(2):189–99.

12. Uddin MS, Akhi AY. E-wallet system for Bangladesh an electronic payment
system. Int J Model Optim. 2014;4(3):216.

13. Zhai X, Wang M, Ghani U. The SOR (stimulus-organism-response) paradigm in


online learning: an empirical study of students’ knowledge hiding perceptions.
Interact Learn Environ. 2020 Jul 3;28(5):586–601.

14. Bigne E, Chatzipanagiotou K, Ruiz C. Pictorial content, sequence of conflicting


online reviews and consumer decision-making: The stimulus-organism-response
model revisited. J Bus Res. 2020;115:403–16.

15. Do HN, Shih W, Ha QA. Effects of mobile augmented reality apps on impulse
buying behavior: An investigation in the tourism field. Heliyon [Internet]. 2020
[cited 2024 Jan 5];6(8). Available from: https://www.cell.com/heliyon/pdf/S2405-
8440(20)31511-5.pdf

16. Parboteeah DV, Valacich JS, Wells JD. The Influence of Website Characteristics
on a Consumer’s Urge to Buy Impulsively. Inf Syst Res. 2009 Mar;20(1):60–78.

17. Liu Q, Shao Z, Tang J, Fan W. Examining the influential factors for continued
social media use: A comparison of social networking and microblogging. Ind
Manag Data Syst. 2019;119(5):1104–27.

18. Parboteeah DV, Valacich JS, Wells JD. The Influence of Website Characteristics
on a Consumer’s Urge to Buy Impulsively. Inf Syst Res. 2009 Mar;20(1):60–78.

19. Zheng Q, Chen J, Zhang R, Wang HH. What factors affect Chinese consumers’
online grocery shopping? Product attributes, e-vendor characteristics and
consumer perceptions. China Agric Econ Rev. 2020;12(2):193–213.

26

You might also like