You are on page 1of 18

1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH KẾ TOÁN

…TÊN ĐỀ TÀI…

Điểm Bằng chữ GV chấm 1 GV chấm 2 CB coi thi 1 CB coi thi

Sinh viên thực hiện:

Lớp:

MSSV:

STT:

Khóa học:

Giảng viên hướng dẫn:


2

Tp. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm….


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN NHẬP MÔN NGÀNH KẾ TOÁN


CB CHẤM THI SỐ BÁO
ĐIỂM BÀI THI CB COI THI
(Ký & ghi rõ họ tên) DANH
Bằng số Bằng chữ
Thứ nhất: Thứ nhất:

Thứ hai: Thứ hai:

EM HÃY NHẬN ĐỊNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÃ TÁC


ĐỘNG ĐẾN CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH NGHỀ KẾ
TOÁN, KIỂM TOÁN NHƯ THẾ NÀO?EM TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN
THÂN CẦN ƯU TIÊN TRAU DỒI KỸ NĂNG VÀ KIẾN THỨC
NÀO LÀ PHÙ HỢP VÀ GIẢI THÍCH LÝ DO TẠI SAO?
Điểm chi tiết (do CB chấm thi ghi):
Chấm 1 Chấm 2
Điểm: Điểm:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Diễm


Lớp: D02
MSSV: 030538220025
STT: 14
Khóa học:
Giảng viên hướng dẫn: Phùng Anh Thư
Tp. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm….
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
3
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

4
MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU, ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................2
1.1.Giới thiệu về thực trạng công nghệ thông tin đã và đang tác động đến ngành kế toán,
kiểm toán như thế nào?........................................................................................................2
PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN,
KIỂM TOÁN...........................................................................................................................4
2.1.Những công nghệ ảnh hưởng đến hoạt động kế toán, kiểm toán...................................4
2.1.1.Phần mềm kế toán ERP...........................................................................................4
2.1.2.Công nghệ RPA......................................................................................................4
2.1.3.Ứng dụng phân tích dữ liệu (Data analytiscs).........................................................4
2.1.4.Machine Learning và AI.........................................................................................5
2.2.Tác động của công nghệ thông tin đến hoạt động kế toán, kiểm toán...........................5
2.2.1.Phần mềm kiểm tra báo cáo tài chính.........................................................................5
2.2.2.Phần mềm hỗ trợ phân tích dữ liệu, hỗ trợ xử lý dữ liệu doanh nghiệp..................5
2.2.3.Quy trình kế toán được tự động hóa.......................................................................6
2.2.4.Gửi thư xác nhận online..........................................................................................6
2.2.5.Quan sát kiểm kho online........................................................................................7
2.2.6.Xu hướng kiểm toán từ xa.......................................................................................7
PHẦN 3: CÁC KĨ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT....................................................8
3.1.Các kĩ năng và kiến thức cần trau dồi................................................................................8
3.1.1.Tư duy phản biện và nhạy bén với dữ liệu kinh doanh...........................................8
3.1.2.Kỹ năng giao tiếp và việc sử dụng tiếng anh trong giao tiếp, làm việc nhóm........8
3.1.3.Ngôn ngữ lập trình và các phần mềm phân tích dữ liệu.........................................8
3.1.4.Thông minh về mặt cảm xúc( Emotional intelligence )..........................................9
KẾT LUẬN............................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................11
PHỤ LỤC...............................................................................................................................12

5
LỜI MỞ ĐẦU
Nhân loại đã trải qua bốn cuộc cách mạng lớn, những cuộc cách mạng đó đã mang lại những
thay đổi hết sức to lớn trong lịch sử nhân loại bằng những phát minh và những sáng chế
khoa học mang tính thời đại.Cuộc cách mạng đầu tiên với việc phát minh ra máy hơi nước
mở ra thời đại cơ giới hóa từ đó đã làm tăng sản lượng sản xuất vượt trội.Cuộc cách mạng
thứ hai với sự ra đời dây chuyền sản xuất và sản xuất tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện
tử làm nền tảng cho việc chuyển từ sản xuất trên cơ sở điện-cơ khí sang tự động hóa trong
sản xuất .Cuộc cách mạng thứ ba-cuộc cách mạng kỹ thuật số đã mở ra kỉ nguyên về thời
đại công nghệ thông tin với việc sử dụng logic kỹ thuật số, máy tính, bộ vi xử lý, điện thoại
di động và internet đã tạo nên một thế giới kết nối thần kì.Nếu như tất cả những cuộc cách
mạng trước đều mất 10-20 năm hay thậm chí mất khoảng 1-2 thế kỉ để hoàn thiện và vận
dụng thì đến với cuộc cách mạng thứ 4-Cách mạng Công nghiệp 4.0 chỉ cần 1-2 năm nó đã
làm thay đổi toàn bộ cơ chế quản lý, nền kinh tế cho đến quản lý xã hội và của hầu hết các
ngành nghề…Đặc biệt đối với lĩnh vực kế toán, kiểm toán, khoa học công nghệ đã tác động
hết sức mạnh mẽ và gây ra những tác động trực tiếp. Sự bùng nổ của công nghệ số, công
việc của kế toán, kiểm toán không còn thực hiện một cách thủ công như trước kia, mà thay
vào đó là sự tự động hóa, từ khâu nhập dữ liệu, kết nối dữ liệu, xử lý, lập báo cáo và phân
tích báo cáo.Tác động của Cách mạng Công nghệ 4.0, làm thay đổi cơ bản phương thức
thực hiện kế toán - kiểm toán hiện nay, bằng việc áp dụng chứng từ điện tử, các phần mềm
tổng hợp, xử lý dữ liệu trong môi trường tin học hóa, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như
không bị giới hạn bởi không gian, khoảng cách địa lý…Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu
các yếu tố tác động của công nghệ số đối với lĩnh vực kế toán là rất quan trọng, công nghệ
có thể tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức tài chính, kế toán
không ngừng phát triển dịch vụ tài chính, kế toán chuyên nghiệp hơn, góp phần công khai
minh bạch các thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
người dân.Sức mạnh của công nghệ 4.0 nằm trong các mạng lưới máy móc thông minh kết
nối với nhau và có thể tạo, chia sẻ, phân tích thông tin.Chính sức mạnh ấy đã đem lại những
tác động hết sức sâu sắc đến ngành kế toán, kiểm toán trong trong hiện tại và cả tương lai
sau này.[1]

6
PHẦN 1: GIỚI THIỆU, ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Giới thiệu về thực trạng công nghệ thông tin đã và đang tác động đến ngành
kế toán, kiểm toán như thế nào?
Cách mạng thông tin là thời cơ cũng là thách thức với ngành Kế toán, kiểm toán. Các kế
toán viên, kiểm toán viên hay là các doanh nghiệp dịch vụ kế toán kiểm toán sẽ thua thiệt
nếu không thay đổi tư duy, không đổi mới cách cung cấp dịch vụ, không vận dụng công
nghệ, không hội nhập toàn cầu. Cuộc CMCN 4.0 với mạng internet giúp hoạt động công
việc kế toán, kiểm toán không bị giới hạn về khoảng cách địa lý. Cơ hội sẽ ngày càng mở
rộng cho đội ngũ kế toán, kiểm toán viên hành nghề đạt chuẩn quốc tế, được công nhận hoạt
động ở nhiều nước trên thế giới, mở rộng tối đa phạm vi hoạt động, nâng cao khả năng cạnh
tranh nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. CMCN 4.0 sẽ mang lại điều kiện
làm việc thuận lợi hơn, nâng cao năng suất làm việc khi sử dụng các trang thiết bị, các
chương trình, công nghệ số để thu thập các thông tin, chiết xuất dữ liệu, tự động hóa nhập
chứng từ, hạch toán kế toán, kết nối với cơ quan thuế, các ngân hàng, các đơn vị đối tác, đối
tượng để thực hiện các giao dịch, kiểm tra, đối chiếu hoàn toàn trên phần mềm; Đảm bảo sự
tin cậy minh bạch, bảo mật về mặt dữ liệu, các giao dịch, thông tin, số liệu báo cáo; tạo điều
kiện cho việc khai thác dữ liệu, tăng độ tin cậy của việc lập báo cáo thông qua các hệ thống
tự động kế toán và kiểm toán. à cơ hội để các công ty dịch vụ tư vấn kế toán, kiểm toán
nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực và trên thế
giới. Đặc biệt, đây cũng là cơ hội để hoạt động kiểm toán thay đổi phương thức, phương
pháp kiểm toán, thay vì kiểm toán trên giấy tờ theo cách truyền thống sang kiểm toán trên
dữ liệu số, tiến tới kiểm toán số.Bên cạnh đó công nghệ thông tin cũng mang lại những rào
cản và thách thức đến với kế toán và kiểm toán khi việc ứng dụng công nghệ mới vào công
việc kế toán, kiểm toán là một khó khăn không hề nhỏ đối với các nước chưa phát triển hay
thậm chí là đang phát triển khi trình độ công nghệ thông tin còn hạn hẹp.Bên cạnh đó vấn đề
về vốn là một vấn đề rất nan giải khi đầu tư công nghệ và đào tạo đội ngũ kế toán là một
việc khó đối với DN có quy mô vừa và nhỏ, điều này sẽ gây nên sự mất cân xứng về chi phí
và lợi ích thu thập được. Cùng với đó là thách thức về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh
mạng: Các vấn đề về an toàn thông tin là một nguy cơ lớn mà các kế toán cần nhận thức
được và chuẩn bị cho những vấn đề có thể xảy ra khi ứng dụng các công nghệ mới.Bên cạnh

7
đó, các kỹ năng mềm của kế toán viên, kiểm toán viên còn yếu, thách thức về khuôn khổ
pháp lý cho các vấn đề công nghệ mới rất phức tạp cộng với đó là các vướng mắc trong áp
dụng các chuẩn mực kế toán khi thông tin tài chính đòi hỏi phải minh bạch, tin cậy và được
trình bày theo chuẩn mực quốc tế.[2] Việc nghiên cứu về những tác động của công nghệ
thông tin đến ngành kế toán kiểm toán từ đó tìm hướng đi cũng như rút ra được các kĩ năng
cần thiết mà một người hoạt dộng trong chuyên ngành kế, kiểm hiện nay cần có. Đặc biệt là
với các quốc gia đang phát triển với nguồn lao động trẻ hết sức dồi dào thì phải đối diện với
sự hội nhập ngày càng mạnh mẽ này như thế nào?

Theo một cuộc điều tra của Đại học Oxford năm 2013 đã công bố trên những ngành nghề dễ
bị robot thay thế nhất. Kết quả cho thấy 97,6% công việc của kế toán sẽ bị tin học hóa trong
tương lai gần và con số này đối với kiểm toán viên là 95,3%.Deloitte cho biết 94% việc làm
của kế toán tại Hà Lan sẽ được tự động hóa hoàn toàn trong 10 đến 20 năm tới, một con số
đáng kinh ngạc.Những công nghệ thay thế kế toán và kiểm toán viên thực sự đã có mặt trên
thị trường hiện tại.Tại Mỹ, chatbot AskMyUncleSam đã được đưa vào hoạt động, giúp
người dùng gải đáp thắc mắc về các khoản khấu trừ thuế mà người đó có thể có.Tại Hà Lan,
một công ty công nghệ thông tin đã cho ra mắt một công nghệ cho phép kế toán viên có thể
nhập liệu một cách tự động các số liệu lặp đi lặp lại mà không cần phải dùng đến tay, giúp
họ dư thời gian để làm nhiều công việc khác thay vì phải tốn sức nhập liệu nhiều giờ
liền.Một công ty khác tại Bỉ là Xpenditure dùng công nghệ di động để cho khách hàng quét
các biên nhận và hóa đơn của họ trên hệ thống trực tuyến của công ty. Từ đó công ty này sẽ
cho ra chi phí báo cáo hằng ngày thay vì phải tập hợp hóa đơn và biên nhận thành một báo
cáo khổng lồ mỗi tháng.Starup công nghệ AppZen giúp các kiểm toán viên và kế toán có thể
kiểm tra báo cáo tài chính một cách ngẫu nhiên thay vì tốn rất nhiều thời gian vào việc kiểm
đếm tất cả tài liệu,..[3]Với những số liệu cùng với thực trạng kể trên ta có thấy được một
bức tranh toàn thể về công nghệ đã và đang tác động mạnh mẽ thế nào đối với lĩnh vực kế
toán từ đó cũng tạo nên những bước nhảy vọt trong quy trình kế toán kiểm toán

8
PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐẾN HOẠT
ĐỘNG KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN
2.1.Những công nghệ ảnh hưởng đến hoạt động kế toán, kiểm toán
2.1.1.Phần mềm kế toán ERP
Kế toán ERP là một phân hệ, một module trong bộ giải pháp quản lý tổng thể ERP với vai
trò hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện và quản lý các tác vụ kế toán. Nhờ tính năng đồng bộ và
liên kết dữ liệu của hệ thống ERP, module kế toán ERP sẽ đảm bảo dữ liệu được cập nhật
tức thời, chính xác từ mọi bộ phận trong doanh nghiệp. Ngoài ra, giải pháp kế toán trong
ERP còn giúp công ty thực hiện các hoạt động kế toán theo một quy tắc, quy trình nhất định,
với các chức năng như đồng bộ hóa dữ liệu giúp quản lý dữ liệu một cách hiệu quả cùng với
đó là việc tự động hóa hoạt động kế toán.Ngoài ra phân hệ kế toán này còn giúp quản lý tiền
mặt, quản lý các thay đổi trong họat động kho, quản lý giá thành, theo dõi và kiểm soát thu
chi, quản lý tài sản cố định hay cả quản lí rủi ro và lập báo cáo một cách chính xác.hơn.[4]
2.1.2.Công nghệ RPA
Tự động hóa quy trình kế toán bằng robot – RPA (Robotic Process Automation) là một công
nghệ phần mềm giúp doanh nghiệp dễ dàng xây dựng, triển khai và quản lý các hoạt động
vận hành của doanh nghiệp bằng robot phần mềm thông qua việc thu thập các dữ liệu.
Trong lĩnh vực Tài chính – Kế toán, công nghệ RPA được đánh giá là một giải pháp hữu
hiệu giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề tồn đọng trong quá trình xử lý hóa đơn, tối ưu
quy trình, tối giản nhân lực cho doanh nghiệp. Cụ thể là tự động hóa quy trình kế toán để xử
lý hóa đơn đầu vào, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp tăng tốc vận hành trong quy trình xử lý hóa
đơn vốn mất nhiều thời gian và nhân lực.RPA ra đời giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy
trình làm việc, tăng năng suất hoạt động kinh doanh.[5]
2.1.3 Ứng dụng phân tích dữ liệu (Data analytiscs)
Sự gia tăng không ngừng của hệ thống dữ liệu và báo cáo của doanh nghiệp đặt ra cho kiểm
toán viên bài toán cần nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán báo cáo tài chính. Việc ứng
dụng phân tích dữ liệu (data analytics) chính là một trong những lời giải đáp của bài toán đó
với nhiều lợi ích thiết thực trong cả quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. Sử dụng phân tích
dữ liệu giúp nhóm kiểm toán cải thiện hiểu biết về dữ liệu và hỗ trợ kiểm tra toàn bộ danh
mục. Ngoài ra, việc trực quan hóa dữ liệu giúp phát hiện các xu hướng hoặc mối tương quan
của dữ liệu, góp phần để nhóm kiểm toán tập trung vào các khu vực rủi ro cao.[6]

9
2.1.4 Machine Learning và AI
Tự động hóa, chatbot AI, công cụ học máy và các công nghệ AI khác đang đóng một vai trò
quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Các công ty tài chính kế toán đang đầu tư vào các công
nghệ này và biến chúng thành một phần trong hoạt động kinh doanh của họ.Theo các nhà
nghiên cứu, ứng dụng AI và ứng dụng Machine Learning đang ảnh hưởng đến các chuyên
gia tài chính và kế toán cũng như công việc hàng ngày của họ. Sử dụng AI và Machine
Learning, các chuyên gia tài chính có thể cải thiện năng suất và giao dịch với khách hàng
mới. Máy trí tuệ nhân tạo tự động hóa các thủ tục kế toán đầu cuối, AI giúp xử lý thanh toán
và nhận tiền, kiểm toán hiệu quả và hoàn hảo, kiểm soát các dòng tiền hàng tháng, hàng quý
hoặc hàng năm sẽ được thu thập và hợp nhất dễ dàng bằng các máy hỗ trợ AI, thêm vào đó
các chức năng quản lý chi phí, trò chuyện AI bằng chatbots giúp truy vấn dữ liệu dễ dàng
2.2.Tác động của công nghệ thông tin đến hoạt động kế toán, kiểm toán
2.2.1.Phần mềm kiểm tra báo cáo tài chính
Ứng dụng phần mềm kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính như việc kiểm tra phân
loại khoản vay, kiểm tra xem có các khoản vay của cùng một khách hàng được phân loại
thành các nhóm nợ khác nhau hay không; kiểm tra có các nghiệp vụ, khoản mục bất thường
như các khách hàng có cùng thông tin giống nhau nhưng có số tài khoản hay mã khách hàng
khác nhau; kiểm tra xem có các khách hàng được cho vay vượt hạn mức tín dụng bằng cách
thu thập tập tin về hạn mức tín dụng của khách hàng và thông tin về số dư các khoản cho
vay, yêu cầu phần mềm lọc các giao dịch vượt quá hạn mức; kiểm tra các giao dịch có mức
lãi suất không bình thường, khác với mức lãi suất ngân hàng công bố,...[9].Đối với các
khoản mục thu nhập lãi, chi phí lãi, bộ phận công nghệ thông tin có thể kiểm tra lại thuật
toán tính lãi để đảm bảo công thức tính trong hệ thống là đúng. Đối với doanh nghiệp có
nhiều chi nhánh hay công ty khác nhau, phần mềm kế toán ERP sẽ đồng bộ toàn bộ các
thông tin đó trong một hệ thống duy nhất. Quản lý có thể nắm bắt chính xác, kịp thời tình
hình kế toán, tài chính của doanh nghiệp từ đó kiểm tra được sự thống nhất của số liệu.[10]
2.2.2.Phần mềm hỗ trợ phân tích dữ liệu, hỗ trợ xử lý dữ liệu doanh nghiệp
Khả năng phân tích toàn bộ tập dữ liệu, mà trong một số trường hợp có hàng tỷ giao dịch
trong sổ kế toán, đang thay đổi cách tiếp cận truyền thống để kiểm toán dựa trên việc chọn
mẫu. Mặc dù kiểm toán viên vẫn sẽ thực hiện công việc chi tiết trên các mẫu dữ liệu nhỏ
hơn, nhưng thủ tục phân tích cho phép họ xác định các ngoại lệ, bất thường và tập trung vào

10
các khu vực có rủi ro lớn nhất. Kiểm toán viên cũng có thể sử dụng một loạt các công cụ
phân tích để trực quan hóa dữ liệu, kết nối dữ liệu tài chính, phi tài chính và so sánh kết quả
dự đoán với thực tế. .Việc sử dụng Big Data và DA làm cho gian lận sẽ dễ được phát hiện
hơn bởi kiểm toán viên, có thể tận dụng các công cụ và kỹ thuật mà họ sử dụng để xác định
vùng rủi ro, giúp kiểm toán viên đánh giá rủi ro, có thể sắp xếp, lọc, và phân tích hàng chục
nghìn hoặc hàng triệu giao dịch để phát hiện ra các bất thường trong qui trình nghiệp vụ,
giúp phân tích giao dịch, phân tích chi phí hoạt động, phân tích doanh thu với sản lượng sản
xuất ,…[11]
2.2.3.Quy trình kế toán được tự động hóa
Thay vì việc làm thủ công rất nhiều các công đoạn trước đây, công nghệ giúp đơn giản hóa
các quy trình phức tạp. Kế toán viên có thể tập trung vào các công việc quan trọng, cần đầu
óc và tỉ mỉ. Còn các công việc khác, có thể được thực hiện bởi công cụ tự động. Ví dụ, đối
với việc lập hóa đơn tại các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn tại Việt Nam trước đây, số
lượng hóa đơn đầu vào mỗi tháng có thể lên tới hàng trăm, thậm chí hàng ngàn chứng từ. Để
hoàn thành một quy trình xử lý mỗi hóa đơn đầu vào cần trung bình 3 phút, đối với một kế
toán viên thạo việc, bao gồm các nghiệp vụ như kiểm tra xác thực thông tin với Tổng cục
Thuế; đọc và nhập liệu hóa đơn vào bảng kê excel; đồng bộ dữ liệu lên các phần mềm kế
toán, lưu trữ và sắp xếp các bộ chứng từ đúng nơi, đúng quy chuẩn của doanh nghiệp. Các
nhân viên kế toán luôn phải dành lượng lớn thời gian và năng lượng để xử lý các tác vụ kể
trên bằng phương thức thủ công, vốn luôn tồn tại rủi ro sai sót và gây mệt mỏi trong những
ngày cao điểm. Nhưng trong tương lai, các phần mềm hiện nay có thể tích hợp với hệ thống
kế toán và ngân hàng của bạn. Điều này làm cho các phương pháp lập hóa đơn trong quá
khứ trở nên lỗi thời. Hóa đơn được tạo một cách hoàn hảo chỉ với một vài cú nhấp chuột.
Một số thông tin khách hàng cần được nhập vào, nhưng quan trọng hơn hết là không có lỗi
nào xảy ra.
2.2.4.Gửi thư xác nhận online
Công nghệ thông tin phát triển làm cho công việc gửi thư xác nhận cũng dễ dàng và nhanh
chóng hơn.Lập và gửi thư xác nhận là một thủ tục kiểm toán cần thiết cho các đơn vị được
kiểm toán do kiểm toán viên và đơn vị được kiểm toán thực hiện để thu thập bằng chứng
đáng tin cậy cho quá trình kiểm toán.Việc áp dụng công nghệ thông tin để quản lý quá trình
nhận, gửi thư xác nhận giữa kiểm toán viên và các doanh nghiệp đối tác giúp giảm thiểu

11
thời gian nhận thư xác nhận, tăng tỉ lệ phản hồi thư xác nhận và giúp doanh nghiệp tiết kiệm
được chi phí.
2.2.5.Quan sát kiểm kho online
Phần mềm kế toán kho là phần mềm giúp doanh nghiệp và nhân viên kho quản lý, điểm
danh hàng hóa, vật tư, tính giá tồn kho, thực hiện nhập xuất và chuẩn bị báo cáo theo quy
định và báo cáo quản trị nội bộ. Phần mềm kế toán này có thể tính chính xác giá trị hàng
hóa một cách nhanh chóng dù số lượng vật tư và phiếu nhập xuất lớn, giúp nhân viên gia
tăng hiệu suất công viên, nâng cao độ chính xác và giảm thiểu rủi ro,hỗ trợ nhân viên và kế
toán viên kiểm tra số liệu, khai báo kho ngầm định cho vật tư, quản lý các chứng từ giao
dịch,.Hiện nay có rất nhiều phần mềm kế toán kho cho doanh nghiệp như:Viindoo
Accounting, Misa, Fast,Accnet, LinkQ giúp kiểm toán viên thống nhất số liệu kiểm kho dễ
dàng hơn, tự tạo các báo cáo tài chính - kinh doanh giúp kế toán viên và quản trị viên có thể
dễ dàng theo dõi và nắm bắt các số liệu kho, hàng,... một cách chính xác và phân bố hàng
hoá theo nhiều danh mục.[13]
2.2.6.Xu hướng kiểm toán từ xa
Những ngày tháng giãn cách xã hội dẫn đến sự chuyển dịch mạnh mẽ sang mô hình làm
việc tại nhà, kiểm toán từ xa không chỉ là xu hướng nhất thời.Trong Báo cáo mức độ sẵn
sàng về kỹ năng số Việt Nam, 82% người tham gia khảo sát tin rằng làm việc từ xa sẽ trở
nên phổ biến hơn, thậm chí sau đại dịch COVID-19.Trên thế giới, một khảo sát của PwC
cho biết 19% nhân viên tham gia khảo sát đã sẵn sàng làm việc từ xa hoàn toàn. 37% khác
mong muốn làm việc từ xa ít nhất 2 ngày /tuần.[14].Đặc biệt, kiểm toán từ xa có thể có
những lợi ích đáng kể, đặc biệt là đối với các tổ chức có văn phòng phân bổ rộng rãi về mặt
địa lý, việc không mất thời gian di chuyển giúp kiểm toán viên nội bộ có thể dành thời gian
cho các nhiệm vụ gia tăng giá trị, đánh giá từ xa cũng có thể tạo cơ hội cho kiểm toán viên
xem xét các phương pháp tiếp cận khác nhau, làm tăng giá trị cho chính quá trình đánh
giá.Theo đánh giá của IIA, kiểm toán từ xa còn giúp mở rộng nguồn nhân sự kiểm toán, bao
gồm nhân viên bán thời gian hay những nhân sự đã nghỉ hưu; hoặc sử dụng các chuyên gia,
những người có thể kết nối để lập kế hoạch hoặc tham gia ngắn hạn vào các phần có liên
quan của các cuộc phỏng vấn, giúp xem xét được nhiều khía cạnh hơn của cuộc kiểm toán
vì tiết kiệm được thời gian, giảm áp lực công việc vì việc tập hợp tài liệu được dàn trải trong
vài tuần và các cuộc họp có thể được lên lịch linh hoạt hơn.[18]

12
PHẦN 3: CÁC KĨ NĂNG VÀ KIẾN THỨC CẦN THIẾT
3.1.Các kĩ năng và kiến thức cần trau dồi
3.1.1.Tư duy phản biện và nhạy bén với dữ liệu kinh doanh
Đây có lẽ là kĩ năng đầu tiên bản thân cần trau dồi.Vì khi có tư duy phản biện bản thân
người làm kế toán có thể mang lại tính nhất quán trong công việc, nâng cao khả năng tranh
luận giúp xử lí những thông tin phức tạp như để có thể đánh giá các báo cáo tài chính tốt
hơn, áp dụng các thông lệ kế toán với thông tin mới và xác định các giải pháp cho các vấn
đề tài chính như không thanh toán, chi trả quá mức hoặc cân đối ngân sách theo các tiêu
chuẩn đạo đức thực hành, tìm ra được những khe hở trong những giải pháp được đề xuất và
tìm thấy được chính mình tronng những khẳng định đầy thách thức.Từ tư duy đó, bản thân
có thể trở nên nhạy bén với các dữ liệu kinh doanh hơn để có thể thấy được bức tranh toàn
cảnh trong mọi mô hình kinh doanh và hiểu rõ hơn vai trò của mình trong tổ chức.[16]
3.1.2.Kỹ năng giao tiếp và việc sử dụng tiếng anh trong giao tiếp, làm việc nhóm
Tuy đối tượng chính của kế toán vẫn là những con số nhưng các kĩ năng mềm cũng đóng
một vai trò hết sức quan trọng đối với người kế toán khi trong công việc có vô số những tình
huống áp dụng các kĩ năng này.Trong ngành nghề kế toán thì giúp bản thân có thể vận dụng
trong những lần gặp gỡ đối tác, giải thích trước ban lãnh đạo hay những buổi họp giao ban
truyền đạt yêu cầu xử lý nghiệp vụ kế toán mới phát sinh,..Ngoài ra, trong thời kì hội nhập
và toàn cầu hóa khi làn sóng công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão thì tiếng anh là
một yếu tố không thể thiếu.Ít nhất là trong chuyên ngành kế toán cần phải nắm rõ những từ
vựng chuyên ngành, đọc dịch nhiều hơn các tài liệu kế toán bằng tiếng anh và thường xuyên
thực hành để củng cố các mảng kiến thức,…Điều đó cũng giúp thăng tiến trong công việc,
đạt được những chứng chỉ kế toán quốc tế như CPA, CFA, ACCA,…Và trong thực tế làm
việc, mỗi kế toán sẽ được giao nhiệm vụ và chức năng riêng, tất cả sẽ hợp lại đề hoàn thành
một chuỗi nghiệp vụ kế toán khổng lồ trong toàn doanh nghiệp vì vậy kĩ năng làm việc
nhóm rất được đề cao trong toàn phòng ban.Nếu có những kĩ năng này bản thân cũng có thể
lan tỏa hiệu ứng tích cực trong văn hóa công ty.

3.1.3.Ngôn ngữ lập trình và các phần mềm phân tích dữ liệu
Trong thời đại Cách mạng công nghệ 4.0 với những đột phá công nghệ khiến cho quy trình
kế toán, kiểm toán ngày càng bị tự động hóa, nhau cầu tuyển dụng cũng giảm đi một cách

13
đáng kể cũng như việc tuyển dụng kế toán hay kiểm toán viên trong một vai trò mới cần các
tiêu chuẩn rất cao.Khi máy móc đảm nhận các công việc xử lý đơn giản, mất nhiều thời
gian, vai trò của kế toán viên đã chuyển mạnh mẽ từ xử lý giao dịch sang phân tích kinh
doanh.Để có thể khai thác giá trị của công nghệ trong việc thu thập, lưu trữ, xử lý và truy
xuất dữ liệu; tổng hợp dữ liệu giao dịch cho việc lập báo cáo tài chính và phân tách dữ liệu
để lập các báo cáo đột xuất, người làm kế toán cần phải có một hiểu biết nhất định về các
công nghệ đột phá như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, khoa học máy, công nghệ blockchain,
điện toán đám mây, ngôn ngữ báo cáo kinh doanh.Để có thể sử dụng được những dữ liệu
đầu ra từ các công nghệ đột phá, kế toán cần tập trung sức mạnh não bộ để phân tích thông
tin đầu ra trong hoàn cảnh thực tế, đưa ra những ý tưởng mới, giải pháp mới mang lại giá trị
trực tiếp cho doanh nghiệp, khách hàng.Vì vậy việc tìm hiểu và trau dồi các kĩ năng công
nghệ như hiểu biết về hệ thống thông tin tích hợp (ERP); logic lập trình; khả năng trực quan
hóa dữ liệu; lập mô hình phân tích; biết sử dụng các công cụ trích xuất chuyển tải dữ liệu;
khả năng khai thác văn bản; biết sử dụng phần mềm kiểm toán và am hiểu hệ thống pháp
luật[17]
3.1.4.Thông minh về mặt cảm xúc( Emotional intelligence )
Một trong những đặc trưng của ngành kế, kiểm là việc làm việc trong một môi trường áp lực
và thường xuyên căng thẳng vì nó đòi hỏi phải vận dụng đầu óc thường xuyên, lúc nào cũng
tính toán, vừa phân tích, vừa giải quyết các con số nhất là trong giai đoạn cuối tháng, tổng
kết doanh thu,…Vì vậy việc rèn luyện EQ giúp rèn luyện khả năng tự quản lý cảm xúc để
có thể vượt qua được những căng thẳng liên tục trong công việc, nhận thức đúng đắn về bản
thân, tăng cường nhận thức xã hội để hòa đồng với đồng nghiệp và văn hóa công ty, quản lý
được tốt các mối quan hệ trong ngành.Sức khỏe tinh thần tốt giúp bản thân có thể thả lỏng
trong việc tiếp nhận thông tin, kiểm tra và kiểm soát một cách rõ ràng, ghi chép sổ sách
cũng trở nên chính xác hơn,..

14
KẾT LUẬN
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán là một xu thế tất yếu trong
thời đại ngày nay.Các phần mềm, các hệ thống phục vụ quy trình kế toán, kiểm toán ra đời
ngày càng nhiều theo nhịp độ và tần suất phát triển nhanh chóng của làn sóng công nghệ
mang tới..Các phần mềm và hệ thống công nghệ như:phân hệ phần mềm kế toán ERP .Sự ra
đời của tự động hóa và trí tuệ nhân tạo hay sự góp phần của Data analytiscs và Machine
Learning vào các nghiệp vụ kế toán.Các tính năng vượt trội có thể kể đến mà công nghệ đã
mang lại như: hỗ trợ phân tích dữ liệu, tự động hóa quy trình kế toán, gửi thư xác nhận,kiểm
kho gián tiếp và hình thành nên một xu hướng kiểm toán từa xa rất tiện lợi,…Và để vận
dụng các chức năng tuyệt vời mà các hệ thống và phần mềm kế toán đem lại và không bị
thay thế bởi những yếu tố công nghệ đó các kế toán viên và kiểm toán viên hoạt động trong
lĩnh vực kế toán, kiểm toán cần ý thức được tầm quan trọng của công nghệ để ứng dụng cho
phù hợp với xu thế, nhằm tiết kiệm nguồn lực và gia tăng hiệu quả công việc.Để thực hiện
được điều đó, với bản thân hiện nay là sinh viên được đào tạo trong chuyên ngành kế toán,
kiểm toán thì việc ý thức bản thân cần trau dồi các kĩ năng và kiến thức cần thiết là vô cùng
quan trọng.Ngoài các kĩ năng về chuyên môn thì các kĩ năng mềm cũng là một yếu tố rất
cần thiết.Việc trang bị trong mình tư duy phản biện và nhạy bén với các số liệu giúp nâng
cao khả năng trình bày, đánh giá sự việc.Các kỹ năng thuộc về giao tiếp như làm việc nhóm
và trau dồi giao tiếp bằng tiếng Anh là điều cốt lõi khi xu hướng hội nhập quốc tế và toàn
cầu hóa đang lớn mạnh cũng như việc phục vụ cho việc đạt các chứng chỉ quốc tế đầy giá
trị.Đặc biệt, các kiến thức cơ bản liên quan đến các phần mềm phân tích dữ liệu, ngôn ngữ
lập trình,…là yếu tố rất nhiều doanh nghiệp đang cần và tìm kiếm ở những người kế toán
viên, kiểm toán viên.Bản thân nói riêng và tất cả nhữung người đang hoạt động trong lĩnh
vực kế kiểm nói chung cần phải vận dụng, học hỏi, phát triển những điều mà máy móc
không làm được chứ không phải lệ thuộc tới mức bị đào thải bởi công nghệ, trở thành
những vật thể vô tri và yếu kém trước sức mạnh của nó.Con người là phiên bản hoàn hảo về
trí tuệ lẫn cảm xúc, chúng ta cso thể làm các công viẹc mà máy móc hoàn toàn không có khả
năng.Muốn có được điều dó thì phải học tập và trau dồi thật nhiều những kĩ năng và kiến
thức một cách toàn diện nhất.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS., TS. Đoàn Xuân Tiên (2021), “Xu hướng phát triển công nghệ số trong Cách
mạng công nghiệp 4.0”, Những tác động, thách thức và cơ hội đối với lĩnh vực kế
toán, kiểm toán.
2. SAIPA Proffesional Accountant (2019), Industry 4.0 –Fight or flight for accounitng,
35 (2019)
3. https://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-
kiem-toan-bao-cao-tai-chinh/ truy cập ngày 17/3/2023
4. https://unitrain.edu.vn/phan-tich-du-lieu-dang-thay-doi-nganh-kiem-toan-nhu-the-
nao/ truy cập ngày 17/3/2023
5. https://www.meinvoice.vn/xu-ly-hoa-don-dau-vao/ truy cập ngày 18/3/2023
6. https://viindoo.com/vi/blog/quan-tri-doanh-nghiep-3/phan-mem-ke-toan-kho-535
truy cập ngày 18/3/2023
7. https://www.pwc.com/vn/vn/publications/vietnam-publications/remote-working.html
truy cập ngày 18/3/2023
8. https://kinhtevadubao.vn/dai-dich-covid-19-va-xu-huong-lam-viec-moi-doi-voi-
nganh-ke-toan-21401.html truy cập ngày 18/3/2023
9. https://glints.com/vn/blog/cac-ky-nang-cua-ke-toan/#.ZBUXa3ZBy3A truy cập ngày
19/3/2023
10. https://tapchitaichinh.vn/ke-toan-vien-va-ky-nang-can-thiet-trong-boi-canh-cach-
mang-cong-nghiep-4-0.html#:~:text=(2018)%20cho%20r%E1%BA%B1ng%2C
%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di,xu%E1%BA%A5t%20chuy%E1%BB%83n%20t
%E1%BA%A3i%20d%E1%BB%AF%20li%E1%BB%87u%3B truy cập ngày
19/3/2023

16
PHỤ LỤC

17
NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý
1. Yêu cầu chung

- Mỗi sinh viên viết một bài tiểu luận sau khi học xong môn học.

- Độ dài từ 5-10 trang A4 (không kể trang bìa, phần tài liệu tham khảo và
phụ lục).
Trang 1 bắt đầu từ Lời mở đầu và kết thúc trang ở Phần Kết luận.

- Sử dụng Font chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, cách dòng 1,5 lines, cách đoạn
6pt

- Văn phong, cách viết: có phân tích và đánh giá, khuyến khích y kiến nêu ra cần
có số liệu minh chứng rõ ràng.

- Bài tiểu luận được chấm theo thang điểm 10.

2. Thời gian nộp bài tiểu luận hệ thống LMS : 30/03/2023. SV đọc kỹ thông báo
của GV gửi qua LMS

3. Yêu cầu kĩ thuật: SV lưu file PDF và gửi qua LMS đúng quy định

4. Font chữ, canh lề, trình bày trang : sử dụng đúng file này đã cấu hình sẵn lề
trái, lề phải, lề trên, lề dưới

5. Đặt tên file và nộp bài qua LMS


Đặt tên file : Tên file theo cấu trúc :
[STT]_[MSSV]_[Họ tên sinh viên]_[Lớp học phần]_[mã chủ đề].pdf
STT: số thứ tự theo danh sách lớp, MSSV: mã số sinh viên, Mã chủ đề : 01-10
 Ví dụ: 05_0123456789012_Nguyễn Minh Tuấn_ D01_01.pdf

6. Yêu cầu nộp bài tại phòng thi: SV nộp bản cứng được in ra theo đúng lịch
thi, đúng ngày giờ và phòng thi theo quy định (Ngày thi: 30/03/202, Ca thi:
15h30), SV có ký xác nhận vào danh sách thi khi nộp bài.

18

You might also like