You are on page 1of 44

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỀ TÀI:

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN


WEBSITE BÁN RAU CỦ SẠCH

Ngành: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Chí Toàn

Sinh viên thực hiện:

MSSV: Họ và tên: Lớp:

1911065535 Lưu Thanh Hậu 19DTHC2

1911065227 Nguyễn Huy Hoàng 19DTHC2

TP. Hồ Chí Minh, 11/2022


MỞ ĐẦU
Sự phát triển của công nghệ là một phần tất yếu của xã hội hiện đại. Mạng internet
đang trở thành mạng truyền thông có sức ảnh hưởng lớn nhất và không thể thiếu tất cả
các hoạt động của con người trong việc truyền tải và trao đổi dữ liệu. Năm 2022 đã
xuất hiện khái niệm “Thế giới một chạm”. Thật vậy chỉ cần một cú chạm có thể kết nối
con người với tất cả mọi thứ đang diễn ra xung quanh chúng ta. Việc số hóa các công
việc từ việc nhỏ như buôn bán, quản lý hoạt động các hệ thống vừa và nhỏ đến các
công việc đòi hỏi lượng dữ liệu lớn như: quản lý hộ khẩu, quản lý bệnh án, quản lý đầu
tư,… Nhờ vào sự phát triển vượt bậc của công nghệ mà con người hầu như làm chủ
được cuộc sống hiện tai.

Chính vì lợi ích từ internet đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các thương mại điện
tử làm thay đổi văn hóa cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của con người trong
các hoạt động thông thường như sản xuất, kinh doanh,... Nếu chúng ta bỏ một ít thời
gian để truy cập một số trang mạng xã hội thì không khó để tìm thấy những tài khoản
hoạt động bán hàng online. Sự phát triển bùng nổ của bán hàng online là tất yếu.
Nhưng nếu như chỉ dựa trên các trang mạng xã hội để kinh doanh online thì sẽ rất hạn
chế vì sẽ không được hỗ trợ các công việc như sau: Cập nhật hóa đơn, cập nhật thông
tin khách hàng, Tự động mua cập nhật đơn hàng,… hầu như chủ tài khoản sẽ làm tất cả
mọi việc.

Chính lẽ đó để đáp ứng nhu cầu đó của con người trên cơ sở kế thừa những trang web
bán hàng khác chúng em xây dựng một website bán nông sản sạch qua mạng để đáp
ứng nhu cầu mua sắm của mọi người, cũng như nhằm giảm bớt thời gian đi lại thì
website của chúng em sẽ cung cấp trực tiếp online những mặt hàng mới nhất, giá cả
phù hợp với thị trường nhằm giúp khách hàng có thể chọn cho mình một sản phẩm vừa
ý với túi tiền của mình. Với cách thức mua hàng online, hoặc gọi số điện thoại để đặt
hàng. khách hàng chỉ cần bấm một cái click chuột hoặc gọi số điện thoại của công ty
thì sẽ có ngay những loại nông sản mà mình đang cần. Đó là lý do em chọn đề tài “Xây
dựng Website bán rau củ sạch”.

2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đồ án này chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Chí Toàn
đã hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình làm đồ án.

Mặc dù đã nổ lực hết sức mình nhưng đồ án của chúng em cũng khó tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và sự chỉ bảo tận tình của thầy để thực
hiện tốt đồ án này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.

3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................

........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................3
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.............................................................4
MỤC LỤC........................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................................7
1.1. Tổng quan...........................................................................................................7
1.2. Nhiệm vụ............................................................................................................8
1.3. Cấu trúc đồ án.....................................................................................................8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................9
2.1. Thương mại điện tử và website thương mại điện tử...........................................9
2.1.1. Thương mại điện tử là gì?...........................................................................9
2.1.2. Thương mại điện tử xuất hiện ở Việt Nam khi nào?....................................9
2.1.3. Lợi ích của thương mại điện tử?................................................................10
2.1.4. Các loại hình ứng dụng thương mại điện tử..............................................10
2.1.5. Website thương mại điện tử là gì?.............................................................11
2.2. Tổng quan về các công nghệ - kỹ thuật lập trình website................................12
2.2.1. Tìm hiểu về Visual Studio..........................................................................12
2.2.2. Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình C#............................................................12
2.2.3. Tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server.....................................13
2.2.4. Tìm hiểu về HTML5...................................................................................13
2.2.5. Tìm hiểu về CSS.........................................................................................15
2.2.6. Tìm hiểu về mô hình MVC.........................................................................16
2.2.7. Tìm điểm về ASP.NET MVC5....................................................................17
2.2.8. Tìm hiểu về jQuery.....................................................................................18
2.2.9. Tìm hiểu về Javascript...............................................................................19
2.2.10. Tìm hiểu về Entity Framework..................................................................20
2.2.11. Tìm hiểu về Bootstrap................................................................................21
2.2.12. Tìm hiểu về API Facebook.........................................................................22

5
2.2.13. Tìm hiểu về API Google Map....................................................................22
2.3. Mô hình giải pháp.............................................................................................23
2.3.1. Sơ đồ phân rã chức năng (BFD – Business Function Diagram)...............23
2.3.2. Mô hình Usecase........................................................................................24
2.3.3. Mô hình ERD.............................................................................................25
2.3.4. Lược đồ cơ sở dữ liệu................................................................................26
2.3.5. Các bảng trong cơ sở dữ liệu....................................................................26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM...................................................................31
3.1. Giao diện người dùng.......................................................................................31
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN.............................................................................................39
4.1. Kết quả đạt được...............................................................................................39
4.1.1. Đối với người sử dụng...............................................................................39
4.1.2. Đối với người quản trị...............................................................................39
4.2. Những điều chưa làm được và hướng phát triển..............................................40
4.2.1. Những điểm chưa làm được.......................................................................40
4.2.2. Hướng phát triển.......................................................................................40

6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan


Hiện nay trào lưu kinh doanh trên Internet ngày trở nên phổ biến. Internet phát triển
kéo theo nhiều dịch vụ phát triển và việc tiếp cận với internet hiện nay không còn mấy
xa lạ với con người được trở thành phương tiện truyền thông được nhiều người sử dụng
nhất trên thế giới. Không chỉ internet làm phương tiện truyền thông trao đổi , giải trí,
xem tivi, xem tin tức, tìm kiếm thông tin... mà còn dùng internet kinh doanh các loại
mặt hàng từ bình thường đến những mặt hàng đa cấp.

Những trang web kinh doanh qua mạng ngày càng được đầu tư kỹ lưỡng, ví dụ như
Tiki.com hay Lazada.com,... Các mặt hàng rau củ được bán rộng rãi trên các trang
mạng xã hội. Tuy nhiên không phải việc kinh doanh qua mạng trở thành 1 trào lưu phát
triển mạnh mẽ và thu hút các nhà kinh doanh, mọi lứa tuổi mà vì một số lí do như
không mất chi phí thuê mặt bằng kinh doanh, phí nhân công bán hàng,... Kinh doanh
trực tuyến không phải có một nguồn vốn lớn mới kinh doanh mà chỉ cần nguồn vốn đủ
để tích lũy hàng hay một số dịch vụ khác là bạn có thể bắt tay vào việc kinh doanh của
mình. Bên cạnh đó giới trẻ có thể sử dụng blog cá nhân của mình để kinh doanh nông
sản thông qua Facebook, Zalo.

Hiện nay xu hướng kinh doanh online như thế này thì chủ cửa hàng chỉ cần thường
xuyên quảng cáo trên mạng các mặt hàng của mình. Khách hàng chỉ cần một vài click
chuột hoặc gọi số điện thoại tới cửa hàng là có ngày một sản phẩm ưng ý. Sản phẩm sẽ
được giao hàng tận nơi nếu có sự cố về sản phẩm thì sẽ được hoàn trả lại tiền hoặc có
thể đổi sản phẩm khác ưng ý hơn. Việc kinh doanh qua mạng kiểu này giúp cho nhiều
cá nhân hay công ty có nhiều cơ hội nhưng cũng thách thức hơn trong việc mở rộng thị
trường trong lẫn ngoài nước.

7
1.2. Nhiệm vụ

Nhiệm vụ nhóm đề ta là xây dựng website bán nông sản sạch nhằm cung cấp các thông
tin và giá cả của các loại nông sản tốt nhất, giúp cho người nông dân có thể đảm bảo
được đầu ra cho rau củ của mình, mặc khác sẽ giúp cho khách hàng dễ tiếp cận hơn với
nguồn nông sản sạch. Đồng thời sẽ đưa ra chiến lược giảm giá sản phẩm, những ưu đãi
đặc biệt để tạo thuận lợi cho khách hàng khi mua sản phẩm. Bên cạnh đó còn liên quan
đến khía cạnh quảng bá thương hiệu, nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động trong kinh doanh của website giúp tiết
kiệm nhiều chi phí.

1.3. Cấu trúc đồ án


Chương 1: Tổng quan

· Tổng quan : Tổng quan có liên quan đến đề tài “Xây dựng và phát triển
website bán rau củ sạch”.
· Nhiệm vụ đồ án: Lý do, mục tiêu hình thành đề tài
· Cấu trúc đồ án: Trình bày cấu trúc của đồ án gồm các chương và tóm tắt
từng chương.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Các khái niệm và phương pháp bao gồm các công nghệ, hệ thống, … để giải
quyết nhiệm vụ của đồ án.

Chương 3: Kết quả thực nghiệm

Demo giao diện và đặc điểm chức năng của chương trình.

Mô tả yêu cầu.

Chương 4: Kết luận

· Những kết luận chung, khẳng định những kết quả đạt được.

8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Thương mại điện tử và website thương mại điện tử

2.1.1. Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua
bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy
tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý
chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ
liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập
dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một
điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi
lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động như là điện thoại.
Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh điện tử (e-
business). Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các
nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh.

2.1.2. Thương mại điện tử xuất hiện ở Việt Nam khi nào?

Tại Việt Nam internet chính thức xuất hiện năm 1997, đến năm 2003 thì
Thương mại điện tử (TMĐT) được giảng dạy tại các trường đại học.
Internet nói chung và World Wide Web nói riêng là công cụ quan trọng nhất của
thương mại điện tử. Từ năm 2000 đến nay mạng internet không ngừng phát triển và
được khai thác trong kinh doanh đã tạo ra những cơ hội mới và thách thức mới đối với
các doanh nghiệp kinh doanh truyền thống và dẫn tới sự phát triển của TMĐT diễn ra
nhanh chóng.

9
2.1.3. Lợi ích của thương mại điện tử?

▪ Khắc phục hạn chế về địa lý.

▪ Mở rộng tập khách hàng nhờ vào các công cụ tìm kiếm.

▪ Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.

▪ Giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và

đối tác.

▪ Kích hoạt các chương trình giảm giá, chiến dịch đúng thời điểm.

▪ Dễ dàng giữ liên lạc với khách hàng.

▪ Tiết kiệm thời gian mua bán hàng.

▪ Linh hoạt trong việc mở rộng quy mô.

2.1.4. Các loại hình ứng dụng thương mại điện tử

Hiện tại chúng ta có tất cả 9 hình thức giao dịch điện tử:

10
Trong số đó 4 hình thức chúng ta thường nghe nhất là:

▪ B2C (doanh nghiệp tới người tiêu dùng).

▪ B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp).

▪ C2C (người tiêu dùng với người tiêu dùng).

▪ C2B (người tiêu dùng đến doanh nghiệp).

2.1.4.1. Doanh nghiệp tới người tiêu dùng (B2C)


Thương mại điện tử B2C bao gồm các giao dịch được thực hiện giữa doanh
nghiệp và người tiêu dùng. Đây là một trong những mô hình bán hàng được sử dụng
rộng rãi nhất trong bối cảnh thương mại điện tử. Ví dụ, khi bạn mua giày trực tuyến từ
nhà sản xuất Biti’s, đây là một giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.
2.1.4.2. Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)
Thương mại điện tử B2B liên quan đến các hoạt động thương mại được thực
hiện giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như giữa nhà sản xuất với các đại lý hoặc nhà
bán lẻ. Thông thường, bán hàng từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp thường sẽ tập trung
vào nguyên liệu thô, sản phẩm đã được đóng gói…
11
2.1.4.3. Người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C)
Một trong những những mô hình kinh doanh thương mại điện tử được hình
thành sớm nhất là mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C. Điều này bao gồm các
mối quan hệ giữa khách hàng với khách hàng, ví dụ như trên Shopee, Amazon, Lazada.
2.1.4.4. Người tiêu dùng đến doanh nghiệp (B2C)
Các mô hình kinh doanh của C2B bao gồm mô hình đấu giá ngược hoặc mô
hình thu thập nhu cầu, cho phép người mua đặt tên và định giá riêng cho hàng hóa hoặc
dịch vụ của họ. Trang web thu thập giá thầu nhu cầu sau đó cung cấp giá thầu cho
người bán tham gia.

2.1.5. Website thương mại điện tử là gì?

Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ
một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch
vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ,
thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

2.2. Tổng quan về các công nghệ - kỹ thuật lập trình website

2.2.1. Tìm hiểu về Visual Studio

12
Microsoft Visual Studio là một môi trường phát triển tích hợp từ Microsoft. Nó
được sử dụng để phát triển chương trình máy tính cho Microsoft Windows, cũng như
các trang web, các ứng dụng web và các dịch vụ web. Visual Studio sử dụng nền tảng
phát triển phần mềm của Microsoft như Windows API, Windows Forms, Window
Presentation Foundation, Windows Store và Microsoft Silverlight. Nó có thể sản xuất
cả hai ngôn ngữ máy và mã số quản lý. Visual Studio hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình
khác nhau và cho phép trình biên tập mã và gỡ lỗi để hỗ trợ (mức độ khác nhau) hầu
như mọi ngôn ngữ lập trình. Các ngôn ngữ tích hợp gồm có C, C++ và C++/CLI,
VB.NET, C# và F#,... Nó cũng hỗ trợ XML/XSLT, HTML/XHTML, JavaScript và
CSS.

2.2.2. Tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình C#

C# là một ngôn ngữ lập trình đơn giản, hiện đại, mục đích tổng quát, hướng đối
tượng được phát triển bởi Microsoft và được phê chuẩn bởi European Computer
Manufacturers Association (ECMA) và International Standards Organization (ISO). C#
được phát triển bởi Anders Hejlsberg và team của ông trong khi phát triển .Net
Framework. C# được thiết kế cho Common Language Infrastructure (CLI), mà gồm
Executable Code và Runtime Environment, cho phép chúng ta sử dụng các ngôn ngữ
high-level đa dạng trên các nền tảng và cấu trúc máy tính khác nhau.

2.2.3. Tìm hiểu về hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server

13
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server (MSSQL) là một trong những
hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng nhất hiện nay. Đây là hệ quản trị cơ sở dữ liệu
thường được sử dụng trong các hệ thống trung bình, với ưu điểm có các công cụ quản
lý mạnh mẽ giúp cho việc quản lý và bảo trì hệ thống dễ dàng, hỗ trợ nhiều phương
pháp lưu trữ, phân vùng và đánh chỉ mục phục vụ cho việc tối ưu hóa hiệu năng. SQL
Server luôn được Microsoft cải tiến để nâng cao hiệu năng, tính sẵn sàng của hệ thống,
khả năng mở rộng và bảo mật, cung cấp nhiều công cụ cho người phát triển ứng dụng
được tích hợp với bộ Visual Studio do Microsoft cung cấp. SQL Server có 4 dịch vụ
lớn là Database Engine, Integration Service, Reporting service và Analysis Services.

2.2.4. Tìm hiểu về HTML5


2.2.4.1. Khái niệm

HTML5 là một ngôn ngữ cấu trúc và trình bày nội dung cho World Wide
Web và sẽ là công nghệ cốt lõi của Internet trong tương lai không xa, được đề
xuất đầu tiên bởi Opera Software. Đây là phiên bản thứ năm của ngôn
ngữ HTML - được tạo ra năm 1990 và chuẩn hóa như HTML4 năm 1997 - và
xuất hiện vào tháng 12 năm 2012, là 1 ứng viên được giới thiệu bởi World Wide
Web Consortium (W3C). Mục tiêu cốt lõi khi thiết kế ngôn ngữ là cải thiện khả

14
năng hỗ trợ cho đa phương tiện mới nhất trong khi vẫn giữ nó dễ dàng đọc được
bởi con người và luôn hiểu được bởi các thiết bị và các chương trình máy tính
như trình duyệt web, phân tích cú pháp, v.v... HTML5 vẫn sẽ giữ lại những đặc
điểm cơ bản của HTML4 và bổ sung thêm các đặc tả nổi trội
của XHTML, DOM cấp 2, đặc biệt là JavaScript.
2.2.4.2. Ưu điểm

▪ Giúp hợp nhất các địa chỉ.

▪ Làm video của Web đẹp hơn.

▪ Tạo ra wiget chat.

▪ Có thể tăng khả năng bảo mật.

▪ Đơn giản hóa việc phát triển web.

▪ Làm giảm tầm quan trọng của các plug-ins.

▪ Cho phép các ứng dụng kết nối tới khu vực lưu trữ file.

▪ Đơn giản hóa chia nhỏ dữ liệu với cyborg data.

▪ Hỗ trợ đồ họa tương tác.

2.2.4.3. Nhược điểm

▪ Chưa chạy tốt trên mọi trình duyệt web (Phiên bản IE 8.0 trở xuống thì

không hỗ trợ HTML5).

▪ Người dùng vẫn chưa thấy được nhiều tính năng của HTML5 mang lại.

15
▪ Nếu không có sự hỗ trợ của JavaScript hay Css3 thì HTML5 sẽ không hoàn

toàn thể hiện được hết khả năng của mình, thậm chí nó sẽ không smooth
bằng Flash hay Silverlight.

2.2.5. Tìm hiểu về CSS


2.2.5.1. Khái niệm

CSS là chữ viết tắt của Cascading Style Sheets, nó là một ngôn ngữ được
sử dụng để tìm và định dạng lại các phần tử được tạo ra bởi các ngôn ngữ
đánh dấu (HTML). Nói ngắn gọn hơn là ngôn ngữ tạo phong cách cho trang
web. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, nếu HTML đóng vai trò định dạng các
phần tử trên website như việc tạo ra các đoạn văn bản, các tiêu đề, bảng,…
thì CSS sẽ giúp chúng ta có thể thêm style vào các phần tử HTML đó như
đổi bố cục, màu sắc trang, đổi màu chữ, font chữ, thay đổi cấu trúc…
CSS được phát triển bởi W3C (World Wide Web Consortium) vào năm
1996, vì HTML không được thiết kế để gắn tag để giúp định dạng trang web.
Phương thức hoạt động của CSS là nó sẽ tìm dựa vào các vùng chọn,
vùng chọn có thể là tên một thẻ HTML, tên một ID, class hay nhiều kiểu
khác. Sau đó là nó sẽ áp dụng các thuộc tính cần thay đổi lên vùng chọn đó.
2.2.5.2. Ưu điểm

16
▪ CSS giúp bạn thực hiện định kiểu mọi thứ mình muốn lên một file khác.

Nhờ vậy, bạn có thể tạo ra được những phong cách phù hợp rồi mới tích
hợp các file CSS lên trên cùng file của HTML. Điều này sẽ giúp cho
HTML được makeup rõ ràng nhất và người dùng có thể quản lý website
dễ dàng hơn.

▪ Sử dụng CSS sẽ giúp bạn không cần thực hiện lặp lại các mô tả cho

từng thành phần. Từ đó, bạn có thể tiết kiệm được tối đa thời gian làm
việc với nó, làm code ngắn lại giúp kiểm soát dễ dàng hơn các lỗi không
đáng có.

▪ CSS giúp người dùng nhiều styles trên một trang web HTML nên khả

năng điều chỉnh trang của bạn trở nên vô hạn.

▪ Nhờ CSS mà mã nguồn của trang Web sẽ được tổ chức gọn gàng hơn,

trật tự hơn, nội dung trang ư web sẽ được tách bạch hơn trong việc định
dạng hiển thị. Từ đó, quá trình cập nhập nội dung sẽ dễ dàng hơn và có
thể hạn chế tối thiểu làm rối cho mã HTML.

▪ CSS tạo ra nhiều kiểu dáng nên có thể được áp dụng với nhiều trang

web, từ đó giảm tránh việc lặp lại các định dạng của các trang web
giống nhau.
2.2.5.3. Nhược điểm

▪ Chưa chạy tốt trên mọi trình duyệt web.

2.2.6. Tìm hiểu về mô hình MVC


2.2.6.1. Khái niệm

17
Mô hình MVC (Model – View - Controller) là một kiến trúc phần mềm
hay mô hình thiết kế được sử dụng trong kỹ thuật phần mềm, nó giúp cho
các developer tách ứng dụng của họ ra 3 thành khác nhau Model, View và
Controller. Mỗi thành phần có một nhiệm vụ riêng biệt và độc lập với các
thành phần khác.
2.2.6.2. Ưu điểm
Thể hiện tính chuyên nghiệp trong lập trình, phân tích thiết kế. do được
chia thành các thành phần độc lập nên giúp phát triển ứng dụng nhanh, đơn
giản, dễ nâng cấp, bảo trì…
2.2.6.3. Nhược điểm
Đối với dự án nhỏ việc áp dụng mô hình MVC gây cồng kềnh, tốn thời
gian trong quá trình phát triển, Tốn thời gian trung chuyển dữ liệu của các
thành phần.

2.2.7. Tìm điểm về ASP.NET MVC5

ASP.NET MVC 5 là một framework để xây dựng các ứng dụng web có
khả năng mở rộng dựa trên các tiêu chuẩn bằng cách sử dụng các mẫu thiết kế
mô hình và sức mạnh của framework ASP.NET mới. Khi tạo một dự án mới

18
ASP.NET MVC 5 có một ứng dụng dự án mẫu điện thoại di động để chúng
ta có thể sử dụng cho việc xây dựng một ứng dụng chuyên dụng cho các
thiết bị di động. Ngoài ra, ASP.NET MVC 5 tích hợp với gói điện thoại di
động thông qua một gói NuGet jQuery.Mobile.MVC.JQuery Mobile là một
framework dựa trên nền HTML5 để phát triển các ứng dụng web tương thích
với tất cả các nền tảng thiết bị di động phổ biến, bao gồm cả Windows Phone,
iPhone, Android v.v. Tuy nhiên, nếu chúng ta cần chuyên môn hóa cho nhiều
loại thiết bị khác nhau thì ASP.NET MVC 5 cũng cho phép chúng ta tạo các
View đặc thù khác nhau cho các thiết bị khác nhau và cung cấp tối ưu hóa thiết
bị cụ thể. Với chương này sẽ bắt đầu với kiểu dự án MVC ASP.NET 5
"Internet Application" để tạo một ứng dụng Photo Gallery. Dần dần sẽ nâng
cấp ứng dụng bằng cách sử dụng jQuery Mobile và tính năng mới của
ASP.NET MVC 5 để làm tương thích với các thiết bị di động khác nhau và các
trình duyệt web của máy tính. Chúng ta cũng sẽ học cách viết code mới với
ASP.NET MVC 5 để dễ dàng hơn cho việc viết các phương thức hành động
bất đồng bộ bởi sự hỗ trợ của các loại trả về ActionResult.

2.2.8. Tìm hiểu về jQuery


2.2.8.1. Khái niệm

▪ jQuery là thư viện được viết từ JavaScript, jQuery giúp xây dựng các

chức năng bằng Javascript dễ dàng, nhanh và giàu tính năng hơn.

19
▪ jQuery được khởi xướng bởi John Resig (hiện là trưởng dự án

của Mozilla) vào năm 2006.

▪ jQuery có mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí, có một cộng đồng sử

dụng đông đảo và được rất nhiều lập trình tham gia hoàn thiện, phát triển
và viết Plugin.
2.2.8.2. Ưu điểm

▪ Dễ dàng sử dụng.

▪ Là một thư viện lớn của javascript.

▪ Cộng đồng mã nguồn mở mạnh mẽ (một số plugin jquery có sẵn).

▪ Hỗ trợ tốt việc xử lý Dom, Ajax…

▪ Tương thích nhiều trình duyệt web phổ biến.

▪ Ít xung khắc với các thư viện Javascript khác.

2.2.8.3. Nhược điểm

▪ Máy client yếu,chậm nếu xài js quá nhiều.

▪ Không tốt cho SEO.

▪ Nếu check security không tốt có thể bị hack bằng cách access thẳng đến

file php xử lý.

2.2.9. Tìm hiểu về Javascript


2.2.9.1. Khái niệm

20
JavaScript là một ngôn ngữ lập trình website, được tích hợp và nhúng trong
HTML giúp website sống động hơn. JavaScript cho phép kiểm soát các hành vi
của trang web tốt hơn so với khi chỉ sử dụng mỗi HTML.

2.2.9.2. Ưu điểm

▪ Cho phép các nhà phát triển đơn giản hóa thành phần của ứng dụng.

▪ JavaScript cho phép thiết kế web responsive – tối ưu một bộ mã.

▪ Là ngôn ngữ lập trình dễ học.

▪ Lỗi của JavaScript dễ phát hiện hơn và vì vậy dễ sửa hơn.

▪ JavaScript hoạt động trên nhiều trình duyệt, nền tảng.

▪ JavaScript giúp website tương tác tốt hơn với khách truy cập.

▪ JavaScript nhanh hơn và nhẹ hơn các ngôn ngữ lập trình khác.

2.2.9.3. Nhược điểm

▪ Dễ bị khai thác.

21
▪ Có thể được dùng để thực thi mã độc trên máy tính của người dùng.

▪ Có thể bị triển khai khác nhau tùy từng thiết bị dẫn đến việc không đồng
nhất.

2.2.10. Tìm hiểu về Entity Framework


2.2.10.1. Khái niệm

Entity Framework là một chương trình giúp cho ánh xạ qua lại giữa các object của
một chương trình, bản ghi, bảng cơ sở dữ liệu quan hệ. Hay hiểu một cách đơn giản
hơn thì Entity Framework chính là một thư viện ORM. Đây là một công cụ được
Microsoft phát triển từ năm 2008 và nó trở thành công cụ làm việc cùng với cơ sở dữ
liệu được Microsoft khuyến nghị.
2.2.10.2. Ưu điểm

▪ Entity Framework cho phép bạn tạo mô hình bằng cách viết mã hoặc sử

dụng các hộp và dòng trong EF Designer và tạo cơ sở dữ liệu mới.

▪ Bạn có thể viết mã dựa trên Entity Framework và hệ thống sẽ tự động tạo

ra các đối tượng cho bạn cũng như theo dõi các thay đổi trên các đối
tượng đó và đơn giản hóa quá trình cập nhật cơ sở dữ liệu.

▪ EF có thể thay thế một lượng lớn mã mà bạn phải tự viết và duy trì.

22
▪ Nó cung cấp mã được tạo tự động.

▪ Nó làm giảm thời gian và chi phí phát triển.

▪ Nó cho phép các nhà phát triển thiết kế trực quan các mô hình và ánh xạ

cơ sở dữ liệu.
2.2.10.3. Nhược điểm

▪ Bạn phải suy nghĩ theo cách xử lý dữ liệu phi truyền thống, không có sẵn

cho mọi cơ sở dữ liệu.

▪ Nếu có bất kỳ thay đổi lược đồ nào trong cơ sở dữ liệu FE sẽ không hoạt

động và bạn cũng phải cập nhật lược đồ trong giải pháp.

▪ Các truy vấn EF được tạo bởi nhà cung cấp mà chúng tôi không thể kiểm

soát.

▪ Nó không tốt cho một mô hình tên miền lớn.

▪ Tải chậm là nhược điểm chính của EF.

2.2.11. Tìm hiểu về Bootstrap


2.2.11.1. Khái niệm

Bootstrap là nền tảng bao gồm các thư viện trình bày trang HTML, CSS
và Javascript giúp cho việc phát triển giao diện web trong nhiều môi trường

23
đa nền tảng một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn gọi là Responsive web.
Thiết kế Responsive web là tạo ra website có khả năng tự động điều chỉnh
giao diện web trên tất cả các thiết bị, từ PC đến các thiết bị di dộng như điện
thoại, máy tính bảng.
2.2.11.2. Ưu điểm

▪ Phát triển giao diện nhanh chóng.

▪ Dễ học, dễ sử dụng.

▪ Nền tảng tối ưu.

▪ Tương tác tốt với smartphone.

▪ Giao diện đầy đủ, sang trong.

▪ Dễ dàng tùy biến giao diện.

▪ Hỗ trợ SEO tốt.

2.2.11.3. Nhược điểm

▪ Nặng, tốc độ tối ưu chưa được cao.

▪ Chưa hoàn thiện đầy đủ các thư viện cần thiết.

▪ Nhiều code thừa.

2.2.12. Tìm hiểu về API Facebook

24
Facebook API là nền tảng (platform) mà Facebook cung cấp cho các lập
trình viên để có thể dễ dàng trong việc tạo ứng dụng liên kết với tài khoản
Facebook và đảm bảo người viết ứng dụng không can thiệp quá sâu vào hệ
thống của mạng xã hội lớn nhất thế giới này. Nhờ có Facebook API, người
tạo ứng dụng có thể lấy thông tin về user, groups, photo,… trên Facebook
mà họ cần.

2.2.13. Tìm hiểu về API Google Map

Google Map API là một phương pháp cho phép một website B có thể sử
dụng dịch vụ hoặc hiển thị nội dung của một trang web khác, ở đây là là
website A – Google Map (thông qua Map API), dịch vụ bản đồ của website A
(Map) sẽ được nhúng vào website B (Website cá nhân), tại trang web B có thể
sử dụng những dịch vụ mà Google Map cung cấp thông qua Google Map API
như: di chuyển, zoom, đánh dấu trên bản đồ,…

25
2.3. Mô hình giải pháp
2.3.1. Sơ đồ phân rã chức năng (BFD – Business Function Diagram)

Website bán rau củ

Quản trị viên Khách hàng

Quản lý khách Quản lý sản Tra cứu sản Xem thông tin
hàng phẩm phẩm sản phẩm

Quản lý loại Quản lý


Giỏ hàng Đặt hàng
sản phẩm thương hiệu

Quản lý đơn
Liên hệ
hàng

2.3.2. Mô hình Usecase


2.3.2.1. Usecase Admin

26
2.3.2.2. Usecase Khách hàng

27
2.3.3. Mô hình ERD

28
2.3.4. Lược đồ cơ sở dữ liệu

2.3.5. Các bảng trong cơ sở dữ liệu


2.3.5.1. Bảng sản phẩm
- Chứa các thông tin về sản phẩm.

29
Tên thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu Allow Nulls

MaSP Mã sản phẩm Int

TenSP Tên sản phẩm Nvarchar(100)

Giaban Giá bán Decimal X

Anh Ảnh Nvarchar(50) X

Mota Mô tả Nvarchar(100) X

Ngaycapnhat Ngày cấp phát Datatime X

MaloaiSp Mã loại sản phẩm Int X

MaNCC Mã nhà cung cấp Int X

Soluongton Số lượng tồn Int X

2.3.5.2. Bảng chi tiết đơn hàng

▪ Chứa thông tin chi tiết đơn hàng

Tên thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu Allow Nulls

MaDonhang Mã đơn hàng Int

MaSp Mã sản phẩm Int

Soluong Số lượng Int X

30
Dongia Đơn giá Decimal X

Thanhtien Thành tiền Decimal X

2.3.5.3. Bảng đơn đặt hàng

▪ Chứa thông tin đặt hàng

Tên thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu Allow Nulls

MaDonhang Mã đơn hàng Int

Dathanhtoan Thanh toán Bit X

Tinhtrang Tình trạng Bit X

Ngaydat Ngày đặt Datetime X

Ngaygiao Ngày giao Datetime X

Thanhtien Thành tiền Decimal X

MaKhachhang Mã khách hành Int X

2.3.5.4. Bảng loại sản phẩm

▪ Chứa các thông tin về loại sản phẩm.

Tên thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu Allow Nulls

MaloaiSP Mã loại sản phẩm Int

31
Tensanpham Tên loại sản phẩm Nvarchar (50)

2.3.5.5. Bảng khách hàng

▪ Chứa các thông tin khách hàng.

Tên thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu Allow Nulls

MaKH Mã khách hàng Int

Hoten Họ tên Nvarchar(50)

TaiKhoan Tài khoản Nvarchar(50) X

MatKhau Mật khẩu Nvarchar(50)

Email Email Nvarchar(50) X

DiachiKH Địa chỉ khách hàng Nvarchar(200) X

DienthoaiKH Điện thoại Varchar(50) X

Ngaysinh Ngày sinh Datetime X

2.3.5.6. Bảng nhà cung cấp

▪ Nhà cung cấp

Tên thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu Allow Nulls

MaNCC Mã nhà cung cấp Int

TenNCC Tên nhà cung cấp Nvarchar(50)

32
Diachi Địa chỉ Nvarchar(50) X

Dienthoai Điện thoại Nvarchar(50) X

2.3.5.7. Bảng admin

▪ Admin

Tên thuộc tính Diễn giải Kiểu dữ liệu Allow Nulls

Useradmin Tài khoản Varchar(30)

Passadmin Mật khẩu Varchar(30))

Hoten Họ tên Varchar(30) X

33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

3.1. Giao diện người dùng

34
Hình 1: Giao diện trang chủ

35
Hình 2 Giao diện đăng nhập

Hình 3 Giao diện đăng ký

36
Hình 4 Giao diện loại sản phẩm

37
Hình 5 Giao diện liên hệ

Hình 6 Giao diện giỏ hàng

38
Hình 7 Giao diện đăng nhập admin

Hình 8 Giao diện trang chủ

39
Hình 9 Giao diện danh sách sản phẩm

Hình 10 Giao diên thêm sản phẩm

40
Hình 11 Giao diện nhà cung cấp

Hình 12 Giao diện loại sản phẩm

41
Hình 13 Danh sách khách hàng

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

4.1. Kết quả đạt được

4.1.1. Đối với người sử dụng

▪ Website đã xây dựng được chức năng đăng ký, đăng nhập,thông tin chi tiết đơn

hàng, cập nhật giỏ hàng rất thuận tiện cho người dùng.

▪ Sử dụng hình ảnh icon nhỏ giúp cho khách hàng dễ dàng thao tác.

▪ Sản phẩm được phân ra nhiều loại khác nhau, sản phẩm giảm giá, sản phẩm bán

chạy, sản phẩm mới nhập về, rất thuận tiện cho khách hàng chọn lựa.

▪ Khách hàng được phép bình luận về sản phẩm của website khi xem chi tiết về

sản phẩm đó

▪ Chạy tốt trên các trình duyệt Chrome, Microsoft Edge,...

42
4.1.2. Đối với người quản trị

▪ Quan lý tất cả danh mục cần quản lý như: sản phẩm, đơn hàng, khách hàng,

danh mục sản phẩm, nhân viên,...

▪ Dễ dàng trong quá trình thêm, xóa, cập nhật các dữ liệu trên

▪ Trong việc thêm sản phẩm mới chương trình tự động phát sinh mã sản phẩm,

điều này tiện lợi cho người quản trị và dữ liệu luôn đồng nhất.

4.2. Những điều chưa làm được và hướng phát triển

4.2.1. Những điểm chưa làm được

▪ Đăng nhập bằng facebook trên domain không được (local vẫn hoạt động bình

thường).

▪ Chưa chạy được quảng cáo.

4.2.2. Hướng phát triển

▪ Thiết kế thêm một số chức năng mới thu hút khách hàng đến với website. Như

xây dựng thêm một trang giải trí giúp cho khách hàng có những phút thư giãn
khi tham gia vào mua hàng tại website.

▪ Nhóm sẽ cố gắng thực hiện những phần thiếu sót (chạy quảng cáo,...) để hoàn

thiện website tốt hơn.

Tài liệu tham khảo

http://thayphet.net/

43
https://getbootstrap.com/

https://vi.wikipedia.org/

https://stackoverflow.com/

https://www.w3schools.com/

44

You might also like