You are on page 1of 17

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM


KHOA MARKETING – KDQT

BÀI TIỂU LUẬN

TRÌNH BÀY ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢNG


CÁO VÀ TIẾP THỊ TRÊN INTERNET

Nhóm: NHÓM 6

TÊN NHÓM TRƯỞNG: ĐINH NGUYỄN ANH THƯ


MSSV : 2182309225
GVHD : PHAN QUAN VIỆT

TP. Hồ Chí Minh, năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
KHOA MARKETING - KDQT

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN NGÀY MSSV ĐIỂM KÝ GHI


THÁNG TÊN CHÚ
NĂM SINH
1
2
3
4
5

TP. Hồ Chí Minh, năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
KHOA MARKETING - KDQT

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên GVHD: PHAN QUỐC VIỆT

NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIỂU LUẬN CỦA SINH VIÊN NHÓM 6:
Trong quá trình viết báo cáo thực tập sinh viên đã thể hiện:
1) Thực hiện nội dung tiểu luận: (điểm số: ……)
 Tốt  Khá  Trung bình  Không đạt
2) Cách trình bày và thuyết trình thể hiện nội dung trước lớp: (điểm số: …)
 Thường xuyên  Ít liên hệ  Không
3) Trả lời phản biện các câu hỏi kiểm tra kiến thức từ GVHD tại lớp: (điểm số:……)
 Tốt  Khá  Trung bình  Không đạt
Điểm đánh giá của GVHD
Bằng số: …………………………. Bằng chữ:.................................................................

TP.HCM, ngày ……tháng……năm…….


Giảng viên hướng dẫn
(ký tên, ghi rõ họ tên)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
KHOA MARKETING - KDQT

NHẬT KÝ THỰC HIỆN CỦA NHÓM

Họ và tên sinh viên nhóm trưởng: ĐINH NGUYỄN ANH THƯ


MSSV: 2182309225 Lớp: 21DMAD4
Tên đề tài: TRÌNH BÀY ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢNG CÁO VÀ TIẾP THỊ
TRÊN INTERNET

Tự nhận thức
ST Ngày, tháng,
Mô tả nội dung công việc công việc hoàn Ghi chú
T năm
thành
1 10/09/2022 Tìm nội dung. 10/10

2 10/09/2022 Lọc nội dung. 10/10

3 11/09/2022 Sắp xếp nội dung. 10/10

4 15/09/2022 Tìm video, ví dụ, hình ảnh. 10/10

5 21/09/2022 Hoàn thành tiểu luận. 10/10

6 21/09/2022 Hoàn thành powerponit. 10/10

7 25/09/2022 In ấn bài tiểu luận. 10/10

8 19/09/2022 Phân chia thuyết trình. 10/10

… … … … …
LỜI CÁM ƠN

Lời nói đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Phan
Quan Việt giảng viên môn đạo đức và trách nhiệm xã hội trong marketing của trường Đại
học Công nghệ TPHCM. Trong suốt quá trình tìm hiểu cũng như học tập môn đạo đức và
trách nhiệm xã hội trong marketing thầy là người đã chỉ dạy tận tình, truyền đạt những
kiến thức mà chúng em còn thiếu sót và chưa hoàn thiện từ đó đã giúp nhóm chúng em
tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích rất cần thiết cho quá trình học tập cũng như là
công việc sau này của chúng em.

Đạo đức và trách nhiệm xã hội trong marketing là một môn không thể thiếu trong
marketing. Nó giúp chúng em chứng kiến những thay đổi tích cực hơn trong nền kinh tế
thế giới nói chung và lĩnh vực kinh doanh nói riêng. Ngoài ra, còn giúp chúng em có cái
nhìn thiện cảm hơn về lĩnh vực này trước những mưu mẹo, chiêu trò của doanh nghiệp.

Từ những kiến thức thầy giảng dạy trên lớp nhóm chúng em đã vận dụng và cố gắn hoàn
thành thật tốt bài tiểu luận này. Nhóm chúng em rất mong nhận được sự phản hồi tích cực
của thầy.

Lời cuối cùng, chúng em kính chúc thầy Phan Quan Việt có thật nhiều hạnh phúc, sức
khỏe và nhiều thành công lớn trên con đường sự nghiệp giảng dạy của mình.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày……. tháng……. năm………


(Nhóm trưởng ký và ghi rõ họ tên)

2
DOANH MỤC VIẾT TẮT

STT KÝ HIỆU VIẾT TẮT CHỮ ĐẦY ĐỦ

1 DN Doanh nghiệp

3
MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN............................................................................................................1

DOANH MỤC VIẾT TẮT........................................................................................2

MỤC LỤC.................................................................................................................3

TRÌNH BÀY ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢNG CÁO VÀ TIẾP THỊ TRÊN
INTERNET................................................................................................................4

I. Đạo đức trong quảng cáo và tiếp thị trên internet.....................4


1. Sự xâm phạm.......................................................................................4

2. Quyền riêng tư trực tuyến....................................................................5

3. Quảng cáo sản phẩm gây tranh cãi......................................................6

II. ......Phân tích tình huống cụ thể về quảng cáo gây trang cãi trên
Internet.........................................................................................7

III. Kết luận.................................................................................................................. 11

4
TRÌNH BÀY ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢNG CÁO VÀ TIẾP THỊ
TRÊN INTERNET
I. Đạo đức trong quảng cáo và tiếp thị trên internet.

Internet là một trong những phát minh lớn nhất của nhân loại vào cuối thế kỷ 20 và đầu
thế kỷ 21. Sự tăng trưởng của Internet không có gì là đáng ngạc nhiên. Internet có nhiều
ưu điểm của một số phương tiện truyền thông khác, nó có màu sắc và âm thanh, có thể
tương tác và tiếp cận các đối tượng rộng lớn với chi phí tương đối thấp. Internet được cho
là thành tựu trong sự phát triển của truyền thông, giúp loại bỏ trở ngại về thời gian và
không gian trong giao tiếp. Giải quyết các vấn đề đạo đức trong phương tiện này là một
thách thức lớn đối với các nhà quản trị.

Những vấn đề đạo đức trong phương tiện truyền thông mới này bao gồm:

+ Sự xâm phạm.

+ Quyền riêng tư trực tuyến.

+ Quảng cáo sản phẩm gây tranh cãi.

1. Sự xâm phạm

Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và tiếp xúc nhiều hơn với
các công ty trong nước đến toàn cầu. Điều này mang lại cơ hội cho người tiêu
dùng mới nhưng cũng mở ra cơ hội cho những hành vi vi phạm đạo đức mới trong
quảng cáo chẳng hạn như là quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm cho khách hàng
bằng các chiến thuật mồi chài và chuyển đổi ngôn ngữ thiếu tế nhị…
Một trong những vấn đề bị chỉ trích nhiều nhất khi quảng cáo trên Internet là thư rác. Các
hoạt động của các công ty sử dụng phương thức quảng cáo này thường khá khéo léo bằng
cách sử dụng các máy chủ ở nước ngoài để tạo danh sách các cá nhân để spam thư rác.

5
Hành vi xâm phạm khác của quảng cáo trên Internet là quảng cáo biểu ngữ hoặc "bật lên"
(pop up).

Pop up là một thuật ngữ không còn xa lạ với dân marketing. Quảng cáo pop up đã một
thời gian trở thành xu hướng mà tất cả các chương trình truyền hình và website đều sử
dụng. Đây là một hộp thoại nhỏ tự động bật lên khi người dùng mở trình duyệt hoặc truy
cập vào một website. Nội dung của pop up thường là thông tin quảng cáo hoặc cung cấp
một thông tin hữu ích nào đó.

Hiện nay đối với mọi người tất cả các loại quảng cáo truyền thông trên Internet đề xuất
bán hàng thường bị coi là khó tin và khó chấp nhận hơn so với các phương tiện truyền
thông truyền thống.

2. Quyền riêng tư trực tuyến

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các hành vi xâm
phạm quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trên mạng xã hội ngày càng nhiều. Việc dễ dàng
tiếp cận Internet cộng với sự phổ cập thiết bị công nghệ với đầy đủ các chức năng quay
phim, chụp hình, ghi âm... giá rẻ, đã tạo “điều kiện tốt” cho việc theo dõi, can thiệp vào
cuộc sống của người khác mà không có sự đồng ý của họ.

Quyền riêng tư của thông tin có sẵn trên internet là một mối quan tâm lớn đối với người
tiêu dùng và cơ quan quản lý. Bao gồm yếu tố pháp lí và đạo đức. Một số đạo luật bảo vệ
người tiêu dùng và dữ liệu tỏ ra không hiệu quả trong thế giới trực tuyến. Một nghiên cứu
cho thấy rằng gần 60% người trưởng thành sử dụng internet tin tưởng rằng các trang web
có chính sách bảo mật không thu thập hoặc chia sẻ thông tin cá nhân, mặc dù các bản
chính sách bảo mật các trang web này thường cho phép các công ty làm như vậy.

Mạng xã hội đang giúp người dân thực hành quyền dân chủ, biểu lộ thái độ của họ trước
các vấn đề xã hội. Nhưng ngược lại, nhiều cá nhân đã lợi dụng mạng xã hội, ngang nhiên
vi phạm quyền riêng tư của người khác như tiết lộ bí mật đời tư, tiết lộ thông tin giao
dịch ngân hàng của người khác, đưa thông tin xúc phạm uy tín danh dự, nhân phẩm, xâm

6
nhập điện thoại của người khác lấy clip nhạy cảm đưa lên mạng xã hội, thu thập và có thể
bán dữ liệu cá nhân cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu ... nhưng chưa bị xử lý nhiều.

Ở Việt Nam, bắt đầu có hiệu lực từ năm 2019, Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43
điều quy định những nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin
quan trọng về an ninh quốc gia, phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, triển
khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân. Luật nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đồng thời
quy định đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nhằm loại bỏ nguy cơ đe
dọa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

Ví dụ: Chỉ cần hai yếu tố thông tin là tuổi và địa chỉ có thể giúp xác định một cá nhân là
ai mà không cần phải tiết lộ rõ ràng tên của họ. Các dạng thông tin nhận dạng cá nhân
(PII) khác có thể được kể đến như dữ liệu theo dõi GPS được sử dụng trên các ứng dụng
của người dùng, vì thông tin lộ trình hằng ngày có thể đủ để nhận dạng một cá nhân.

3. Quảng cáo sản phẩm gây tranh cãi.

Website chắc không còn xa lạ với bạn trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay.
Website thật sự như là “ngôi nhà” để cung cấp những tiện ích, thông tin, sản phẩm/ dịch
vụ phục vụ người dùng. Mặt trái của Website là khi nó được sử dụng để quảng bá một số
sản phẩm gây tranh cãi, bao gồm nội dung khiêu dâm, đánh bạc và các sản phẩm dịch vụ
tài chính lừa đảo.

Một cuộc khảo sát gần đây của các giám đốc marketing đã tiết lộ rằng bảo mật của các
giao dịch trực tuyến, lừa đảo, xâm phạm quyền riêng tư, khiêu dâm, đạo văn là những
mối quan tâm thường xuyên nhất của họ.

Ví dụ: Quảng cáo game bài ngang nhiên trên website cơ quan nhà nước:

Từ phóng sự của VTC Now năm 2020 cho biết. Gần đây game bài đang nở rộ liên tục
được quảng cáo trên các ứng dụng hay các website trên mọi miền quốc tế. Không chỉ

7
dừng lại ở đấy, tại Việt Nam game bài lại được quảng cáo ngang nhiên trên các website
của các cơ quan nhà nước, địa phương.

Không chỉ dừng lại ở việc quảng cáo công khai, một số trang web của cơ quan nhà nước
còn chèn hẳn link game bài bên trên mã nguồn của website.

Cục an ninh mạng phòng chống tội phạm công nghệ cao bộ công an cho biết việc phát
hiện game bài này đang gặp nhiều khó khăn. Do phần lớn đối tượng cầm đầu đặt máy chủ
ở nước ngoài. Ngoài ra, các đối tượng tổ chức đã xây dựng, phát triển hệ thống thanh
toán trung gian cung cấp cho nhà cái nước ngoài để truyền nhận tiền tại Việt Nam.

Người dùng chỉ cần truy cấp vào CH Play hoặc App Store sẽ có vô số trò cờ bạc hình
thức game online chào mời. Và bất cứ ai cũng có thể trở thành “con bạc”.

Về pháp lý:

Căn cứ theo Điều 7 Văn bản hợp nhất số 47 Luật Quảng cáo có quy định:

Điều 7. Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo theo Phụ lục 1A ban hành kèm Nghị
định 59/2006, tại số thứ tự thứ 2 phần dịch vụ bị cấm; có bao gồm: “Tổ chức đánh bạc, gá
bạc dưới mọi hình thức”. Như vậy, hành vi quảng cáo cho trang web cờ bạc online là
hành vi vi phạm pháp luật và người nào quảng cáo cho trang web cờ bạc online sẽ bị xử
phạt lên tới 20 triệu đồng. Trên thực tế, những bài đăng quảng cáo lô đề, cờ bạc đã xuất
hiện trên tại Việt Nam từ lâu.

II. Phân tích tình huống cụ thể về quảng cáo gây trang cãi trên
Internet.

Quảng cáo luôn được xem là công cụ để các thương hiệu thu hút sự chú ý của người
tiêu dùng. Thế nhưng, bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường khiến nhiều thương
hiệu phải sử dụng các “chiêu trò” khác nhau để giúp quảng cáo của mình nổi bật hơn.
Trong đó, chiêu thức được nhiều nhãn hàng lựa chọn nhất chính là lồng ghép hình ảnh
gợi cảm vào quảng cáo.

8
Ví dụ cụ thể: Quảng cáo phản cảm của thương hiệu Chewy junior.

Chewy junior là một thương hiệu bánh ngọt được kết hợp sáng tạo từ 2 loại bánh Nhật
Bản và Mexico. Chewy junior đã dần khẳng định được thương hiệu của mình không chỉ ở
Singapo mà còn ở khắp nơi trên thế giới bởi hương vị ngon và lạ của mình. Thế nhưng
hình ảnh của hãng này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi tung ra TVC quảng cáo mới
vào ngày 10/4/2012 với sự góp mặt của Á hậu Trà Ngọc Hằng, Don Nguyễn và Chan
Than San.

Nội dung đoạn clip dài hơn một phút lấy bối cảnh ở một hồ bơi. Vừa “trình làng” lập tức
clip đã bị cư dân mạng “ném đá” tới tấp, gây xôn xao vì có nhiều màn khoe da thịt và
những cảnh quay phản cảm, dung tục, rẻ tiền, khiêu dâm, gợi dục đè bẹp lên văn hóa,
thuần phong của người Việt. v.v…Nhiều bạn còn cho rằng nó nửa giống phim sex, nửa
giống phim đồng tính.

Trong clip quảng cáo, Trà Ngọc Hằng trong bộ bikini 2 mảnh cực “mát mẻ”, với cam
màu nóng nổi bật càng thêm phần sexy, với những tư thế nằm hết sức khơi gợi, khiêu
dâm. Ống kính quay rõ 3 vòng gợi cảm của người mẫu họ Trà, bên cạnh là anh “người
yêu” Chan Than San thì không ngừng bóp đùi, vuốt ve mân mê những vùng nhạy cảm.
Đáp lại, Trà Ngọc Hằng tỏ ra vô cùng thỏa mãn và hạnh phúc. Ống kính lúc này zoom
cận vào biểu cảm của đôi môi, và nét mặt của Ngọc Hằng và Than San. Gương mặt của
cả 2 người biểu cảm một cách rõ rệt sự thỏa mãn. Bỗng vết kem vàng từ đâu đó rơi vào
mặt Chan Than San khiến anh chàng này lại một lần nữa ngây ngất cả người. Anh sẵn
sàng bỏ mặc người yêu chạy đến bên Don Nguyễn và “quét lưỡi” liếm miếng bánh ngọt
còn rớt lại trên mặt anh chàng này. Gương mặt đờ ra, ngây ngất của Don Nguyễn khi
được Chan Than San liếm miệng khiến cư dân mạng không khỏi nóng mặt, rùng mình,
cảm giác rợn cả người trước hình ảnh 2 người cùng giới có những cử chỉ khơi gợi quá
mức.

Dư luận hết sức “nóng mắt” và bức xúc, không hiểu đoạn clip là để quảng cáo bánh hay
thực chất chỉ là việc cởi đồ, khoe thân một cách phản cảm, là những “chiêu” pr rẻ tiền để

9
tạo sự nổi tiếng cho bản thân của bộ ba Trà Ngọc Hằng – Don Nguyễn – Chan Than San.
Hầu hết mọi người đều cho rằng, clip trên quá gợi dục, không phù hợp với văn hóa tế nhị,
kín đáo của người Việt. Nó không phù hợp với ý tưởng quảng cáo sản phẩm. Nhất là khi,
đây là sản phẩm dành cho giới trẻ, điều đó sẽ dẫn đến những tư tưởng “thoáng” quá mức
về vấn đề tình dục hay quan niệm, lối sống lệch lạc của giới trẻ hiện nay. Có thể, những
đơn vị sản xuất này đã thành công trong việc đưa công chúng sập bẫy khi “dụ” được họ
xem clip quảng cáo của mình nhưng có lẽ họ không nên mừng vội. Vì sẽ hiếm người bỏ
tiền ra mua sản phẩm của những kẻ đã không tôn trọng mình. Bằng chứng là ngay sau
đoạn clip phản cảm của Trà Ngọc Hằng, rất đông người đã lên tiếng tẩy chay sản phẩm
này vì họ cho rằng “tởm không thể nuốt nổi” “khiêu dâm, kích dục, không phù hợp với
văn hóa”.

Trong những trường hợp này, các nhà sản xuất đã bị chính những chiêu trò đi quá giới
hạn cám dỗ đến mức quên đi cái cốt lõi là văn hóa. Bởi họ quên rằng, thương mại trước
tiên phải có văn hóa và phải phù hợp với văn hóa của đối tượng mà họ hướng tới. Không
đặt yếu tố văn hóa lên hàng đầu, họ sẽ không nhận lại được gì ngoài sự quay lưng của
công chúng. Quảng cáo là để bán được hàng, nhưng xem ra clip quảng cáo này đã thực sự
thất bại trước những luồng dư luận gay gắt của công chúng. Không chỉ vậy, clip trên còn
bị cho là xúc phạm người đồng tính khi có những cảnh quay không phù hợp, thể hiện sự
“bôi bác” giới tính thứ ba. Quảng cáo không những đã không giúp cho người khác có cái
nhìn thiết thực, thiện cảm hơn về những người đồng tính mà lại còn khiến cộng đồng
càng thêm ghê tởm, có cái nhìn thiếu thiện cảm hơn về người đồng tính. Khiến họ càng
trở nên khó hòa đồng với cuộc sống.

Trong tình trạng hàng trăm sản phẩm mới được tung ra mỗi ngày như hiện nay, để có thể
tạo nên dấu ấn đặc biệt khiến người dân nhớ ngay đến sản phẩm của mình, các đơn vị sản
xuất phải tung “độc chiêu” để ghi điểm. Và việc lựa chọn trai xinh, gái đẹp hay người nổi
tiếng để truyền cảm hứng đến khán giả là điều dễ hiểu. Thế nhưng, bằng cách khai thác
triệt để da thịt của các người đẹp một cách phản cảm, gây tò mò, thậm chí tận dụng tối đa
chủ đề đồng tính một cách lệch lạc, họ đã “ngồi xổm” lên công chúng, những người sẽ

10
quyết định bỏ tiền ra mua sản phẩm của họ. Tuy nhiên, ta vẫn phải nhìn nhận khách quan
về giới hạn cần đặt ra cho những quảng cáo gợi cảm. Lằn ranh giữa gợi cảm và đồi truỵ
vốn dĩ rất mỏng manh, chính vì thế người làm quảng cáo cần phải thận trọng để sản phẩm
mình làm ra vẫn đậm tính nghệ thuật mà không bị tầm thường hoá.

Liệu những quảng cáo này có giúp sản phẩm bán ra nhiều hơn? Có lan truyền những tư
duy lệch lạc về tình dục? Có gây phản cảm trong con mắt người tiêu dùng? Dẫu biết rằng
giá trị quan của mỗi người sẽ cho ra một câu trả lời riêng, nhưng trước khi đánh giá, ta
cần phải làm rõ: Vì lý do nào những hình ảnh gợi cảm lại được dùng trong quảng bá? Tất
nhiên là để bán được nhiều sản phẩm hơn. Nhưng có thật sự là chỉ bán sản phẩm không,
hay còn bán ra và củng cố nhiều tư duy khác về tình dục?

Quảng cáo là sản phẩm cần thiết nhưng văn hóa trong quảng cáo lại càng cần thiết hơn.
Quảng cáo có văn hóa là biểu thị sự có văn hóa của người làm ra sản phẩm, nó không chỉ
quảng bá cho thương hiệu của mình trong quảng đại quần chúng nhằm bán được nhiều
sản phẩm hơn, mà còn giúp cho người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm như ý. Và đồng
nghĩa với nó đó là sự tôn trọng người tiêu dùng, theo đó sản phẩm cũng được tôn thêm
giá trị trên thị trường.

Giải pháp ngăn chặn những quảng cáo khiêu dâm:

Thứ nhất, phát triển kinh tế kết hợp định hướng nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh cho
người dân.

Thứ hai, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cần trọng tâm,
trọng điểm. Bên cạnh đó, môi trường giáo dục trong từng gia đình phối hợp với nhà
trường và xã hội cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bố mẹ cần quan tâm, giáo dục con cái,
kịp thời uốn nắn, định hướng cho con vượt qua những cám dỗ không lành mạnh trong
cuộc sống. Nhà trường chú trọng nhiều hơn đến giáo dục nhân cách, pháp luật, giới tính
cho học sinh. Các cơ quan đoàn thể cần có kế hoạch tuyên truyền để định hướng cho
người dân tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, góp phần giảm việc
phát sinh các tệ nạn xã hội, trong đó có các tội phạm về mại dâm.

11
Thứ ba, tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội. Các cơ quan
công an, quản lý thị trường... cần thường xuyên tiến hành kiểm tra các điểm kinh doanh
văn hóa, sử dụng các phần mềm ngăn chặn hiệu quả các website có hình ảnh phản cảm để
kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ tư, sửa đổi, bổ sung các hình thức xử phạt hành chính theo hướng nghiêm khắc hơn
nhằm răn đe, giáo dục đối với quảng cáo khiêu dâm. Nâng mức xử phạt trong Luật Xử
phạt vi phạm hành chính và Pháp lệnh Phòng, chống hình ảnh khiêu dâm làm cơ sở cho
việc xử lý, phòng ngừa những hành vi này.

III. Kết luận.

Để khắc phục và hạn chế vấn đề quảng cáo vi phạm đạo đức trong kinh doanh, đòi hỏi
phải có sự phối hợp đồng bộ của 4 đối tượng chính đó là chính quyền, DN, khách hàng và
các tổ chức và dịch vụ quảng cáo.

Về phía chính quyền (cơ quan chức năng): Ngoài việc ban hành các quy định về quảng
cáo còn phải tăng cường các biện pháp, chế tài nghiêm ngặt nhằm răn đe và xử lý thích
đáng những DN có hành vi vi phạm đạo đức trong quảng cáo làm ảnh hưởng đến người
tiêu dùng, xã hội và cả DN.

Về phía DN: cần đảm bảo tính hài hòa giữa lợi ích ba bên như: Lợi ích DN, lợi ích khách
hàng và lợi ích xã hội thì mới không dẫn đến tình trạng vi phạm đạo đức trong quảng cáo.

Về phía người tiêu dùng (khách hàng): Khách hàng cần cảnh giác, đề phòng khi xem
thông tin về sản phẩm, cần phải có cái nhìn khách quan, cẩn thận trước các thông tin đa
chiều từ hoạt động quảng cáo sản phẩm của DN. Hơn nữa, khách hàng cũng cần kiểm
soát con em vị thành niên trong gia đình khi tiếp cận các quảng cáo được cho là ảnh
hưởng tới tâm lý, hành vi của trẻ em. Mặt khác, mạnh dạn tẩy chay các sản phẩm của
những DN có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh.

12
Về phía các tổ chức và dịch vụ quảng cáo: Cần phải tuân thủ Luật Quảng cáo, chấp hành
nghiêm các quy định về quảng cáo do nhà nước ban hành. Tư vấn cho các DN về hình
thức quảng cáo không vi phạm đạo đức. Từ chối những thiết kế và truyền thông các
quảng cáo không hợp đạo đức khi DN yêu cầu.

13
TÀI LIỆU KHAM KHẢO

1. Tài liệu môn đạo đức và trách nhiệm của trường ĐH Hutech.
2. uel.edu.vn. Quyền riêng tư ngày càng khó giữ.
3. luatminhkhue.vn (2021). Quy định mới về quản lý hoạt động quảng cáo trên
Internet.
4. text.123docz.net (2015). tieu-luan-dao-duc-trong-hoat-dong-ban-hang-va-
quang-cao.htm.
5. tuoitre.vn (2022). canh-bao-he-luy-xau-tu-cac-trang-web-to-chuc-danh-bac-va-
danh-bac-tren-mang.
6. pbgdpl.haiphong.gov.vn(2021). Toi-pham-ve-mai-dam-giai-phap-phong-ngua-
va-han-che.
7. luatsux.vn (2021). quang-cao-cho-trang-web-co-bac-online-bi-xu-phat-bao-
nhieu-tien/?
8. xahoi.com.vn (2012). chan-than-san-gay-soc-voi-quang-cao-co-nu-hon-dong-
tinh.

14

You might also like