You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ -MARKETING

Đề tài: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THU MUA SẢN PHẨM/ DỊCH

VỤ PHI THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY TNHH MM MEGA


MARKET VIỆT NAM

Sinh viên: Trương Phạm Thảo Nguyên


Chuyên ngành: Kinh doanh Quốc tế
Khóa: 43 Lớp: DH43IBC11
GVHD: TS. Hoàng Cửu Long

NĂM 2020
1

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các Thầy, Cô, anh chị đã hỗ trợ tôi trong suốt quá
trình thực tập cũng như hoàn thành bài khóa luận này.
Đầu tiên, tôi xin dành lời tri ân đến sự đam mê trong hoạt động giảng dạy của tập thể giảng
viên trường Đại học Kinh tế TP.HCM nói chung và giảng viên khoa Kinh Doanh Quốc Tế
- Marketing nói riêng. Gần 4 năm đại học, chúng tôi nhận được không chỉ là kiến thức, mà
là một nguồn động lực rất lớn về tinh thần khi tốt nghiệp và bắt đầu hành trình nghề nghiệp
của mình.
Bên cạnh đó, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến tập thể các anh chị nhân viên ở MM Mega Market
Việt Nam, đặc biệt hơn cả chính là các anh chị của bô phận Tối ưu hóa chi phí và Thu mua.
Các anh chị không những nhiệt tình hướng dẫn cho tôi, mà còn cho tôi lời khuyên, lời góp
ý và nói ra những kinh nghiệm quý báu của anh chị để tôi có thể vừa có ứng dụng thực tiễn
kết hợp với ứng dụng lý thuyết vào bài viết.
Tiếp đến, tôi xin dành lời cảm ơn đến chị Hà Thị Huệ – Procurement Manager. Chị là sếp
trực tiếp của tôi, không chỉ là người theo dõi, đánh giá quá trình làm việc của tôi mà còn
tạo cho tôi động lực, nhiệt tình giúp đỡ để có thể thích ứng được với công việc mới.
Cuối cùng, tôi xin dành lời tri ân đến ngƣời chị đã dạy tôi kiến thức và đào tạo tôi làm việc
tại công ty: Chị Công Tôn Huyền Nữ Phương Hiền – Procurement Manager Assistant –
người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động quản lý thu mua tại MM Mega Market Việt
Nam. Chị Hiền là nhân tố chính giúp tôi có thể làm việc suông sẻ, hiệu quả, có kiến thức
và thái độ ứng xử tốt tại công ty Decathlon.
MMVN.
Tôi xin chúc các thầy cô trường ĐH Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh nói chung và các thầy cô
Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing nói riêng thật nhiều sức khoẻ, niềm vui và thành
công trong cuộc sống. Tôi tin rằng, với nỗ lực không ngừng cải tiến trong phương pháp
giảng dạy, thầy cô và nhà trường sẽ còn truyền cảm hứng và đào tạo ra nhiều thế hệ thành
công hơn nữa trong tương lai.
Xin chân thành cảm ơn!

TP.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2020

Trương Phạm Thảo Nguyên


2

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết báo cáo tốt nghiệp này do chính tôi viết và không sao chép từ bất cứ bài
viết của bất cứ tổ chức nào và cá nhân nào khác. Nguồn các lý thuyết, dữ liệu, thống kê đã
đƣợc trích dẫn đầy đủ, cụ thể và chi tiết, có ghi tên của tác giả hay tổ chức sở hữu.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2020

Trương Phạm Thảo Nguyên


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC KỲ DOANH NGHIỆP CỦA GVHD

TÊN SINH VIÊN: _____________________MSSV: ___________ LỚP: ___________

ĐƠN VỊ THỰC TẬP: _____________________________________________________

ĐIỂM GVHD CHẤM


TIÊU CHÍ
TỐI ĐA ĐIỂM
PHẦN 1: NHẬT KÝ THỤC TẬP 15
1. Nội dung (thông tin chi tiết, cụ thể, bám sát quá trình thực tập, bài học
10
rút ra…)
2. Hình thức trình bày (hình thức trình bày theo quy định, cách thức
5
trích dẫn, bố cục chuyên nghiệp…)
45
PHẦN 2: KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Nội dung
(hiểu biết về doanh nghiệp tốt, nội dung mang tính thực tiễn cao, phù
20
hợp với chương trính đào tạo, tính logic, tính đầy đủ, tính sáng tạo
trong xác định vấn đề hoặc xây dựng giải pháp…)
2. Kỹ năng nghiên cứu độc lập
(tìm kiếm tài liệu đầy đủ và phù hợp, phân tích/đánh giá thông tin,
5
phương pháp nghiên cứu phù hợp, hoàn thành bám sát tiến độ kế
hoạch…)
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề
(xác định vấn đề chính xác, xây dựng cơ sở đề xuất phù hợp với chuyên
10
môn, xây dựng và chi tiết hóa bộ giải pháp mang tính thực tiễn và khả
thi…)
4. Hình thức trình bày
(văn phong rõ ràng, súc tích, không có lỗi ngữ pháp, văn phạm,trình bày 5
theo đúng quy định….)
5. Thái độ, hành vi
(chuyên nghiệp, trung thực, cầu tiến, quản trị thời gian, chủ động, tích 5
cực…)
60
TỔNG ĐIỂM

Họ & tên GVHD:

Chữ ký: Ngày:


3

TÓM LƯỢC
Báo cáo là những đánh giá và đề xuất của tác giả đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quy
trình mua hàng phi thương mại của Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam.
Sau khi giới thiệu chung về Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam, tác giả đã tiến
hành đánh giá quy trình thu mua phi thương mại của MMVN dựa trên khả năng quan sát
và tổng hợp của bản thân, đánh giá chi tiết dựa trên dự án cá nhân được thực hiện. Cuối
cùng là đề xuất một vài giải pháp khắc phục khuyết điểm trong quy trình hàng hóa phi
thương mại.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề tài “Đánh giá hoạt động thu mua sản phẩm/dịch vụ phi thương mại của công ty
TNHH MM Mega Market Việt Nam” được thực hiện với mục tiêu như sau:
• Hiểu rõ quy trình để đưa ra quyết định thu mua hàng hóa phi thương mại cho các bộ
phận bên trong công ty cũng như các công việc khác của một nhà thu mua tại Công
ty MM Mega Market Việt Nam.
• Tìm hiểu thực trạng (những điểm mạnh và điểm yếu) trong việc mua hàng trong
công ty nói chung và các dự án sản phẩm/dịch vụ giá trị dưới 200 triệu nói riêng.
• Đưa ra các đề xuất ngắn hạn và dài hạn cải thiện và khắc phục những điểm yếu gặp
phải trong quy trình mua hàng với nhứng gói dưới 200 triệu của công ty.
ĐỐI TƯỢNG PHÂN TÍCH
Đối tượng trong đề tài này là quy trình mua hàng cho các sản phẩm/dịch vụ phi thương mại
của MMVN, cụ thể là phân tích chi tiết thông qua dự án mà cá nhân sinh viên đã được phân
công phụ trách: “Dịch vụ thuê PT (Huấn luyện viên cá nhân) cho phòng Gym tại trụ sở
chính của MMVN”.
PHẠM VI ĐỀ TÀI
• Không gian: Đề tài này được tiến hành trên phạm vi đơn vị thực tập là “Công ty
TNHH MM Mega Market Việt Nam” tại TP. Hồ Chí Minh, cụ thể là hoạt động thu
mua sản phẩm/dịch vụ phi thương mại dưới 200 triệu của công ty. Hiển nhiên, công
ty có những hoạt động thu mua giá trị lớn trên 200 triệu và thường áp dụng phương
pháp đấu thầu điện tử. Tuy nhiên, do không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với những
gói thầu này, cùng hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên sinh viên chỉ tập trung
4

phân tích quy trình thu mua hàng hóa phi thương mại giá trị dưới 200 triệu đã được
tiếp xúc nhiều nhất trong thời gian thực tập.
• Thời gian:
- Số liệu, thông tin thứ cấp về quy trình mua hàng phi thương mại của MMVN được
thu thập trong thời gian thực tập của cá nhân sinh viên. (17/08/2020 – nay).
- Các dữ liệu sơ cấp được thu thập trong vòng 2 tháng (từ ngày 17/08/2020 - nay).

NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH

- Quy trình mua hàng thực tế khác biệt so với quy trình mua hàng phi thương mại
chuẩn hóa.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình mua hàng phi thương mại của MMVN

ĐỀ XUẤT CHÍNH YẾU

- Hoàn thiện quy trình mua hàng phi thương mại.


- Cải thiện kỹ năng của cá nhân thực hiện quy trình thu mua.
- Một số kiến nghị liên quan,.
5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MM MGA MARKET VIỆT


NAM 4

1.1. Tổng quan về Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam 4
1.1.1. Một số thông tin cơ bản 4
1.1.2. Logo của công ty 5
1.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi 5

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 8

1.3. Sơ đồ tổ chức của Công ty MM Mega Market Việt Nam 10
1.3.1. Sơ đồ tổ chức tổng thể của Công ty 10
1.3.3. Các nhóm sản phẩm thu mua của CAP 13

1.4. Thị trường bán lẻ Việt Nam và Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam đầu
năm 2020 14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH MUA HÀNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH
VỤ PHI THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY TNHH MM MEGA MARKET VIỆT
NAM 20

2.1. Quy trình thu mua hàng hóa phi thương mại của Công ty TNHH MM Mega
Market Việt Nam 20
2.1.1. Chú thích các thuật ngữ: 20
2.1.2. Trách nhiệm các bên tham gia vào quy trình mua hàng của MMVN 21
2.1.3. Quy trình mua hàng phi thương mại Công ty MM Mega Market Việt Nam 22
2.1.4. Thời gian thực hiện quy trình thu mua hàng hóa phi thương mại được quy định
26
6

2.2. Thực trạng thu mua hàng hóa phi thương mại của dự án “Thuê PT (Huấn luyện
viên cá nhân) cho phòng Gym tại trụ sở chính của MMVN” 27

2.3. Nhận xét chung đối với công tác quản trị mua hàng phi thương mại MMVN 33
2.3.1. Ưu điểm 33
2.3.2. Khuyết điểm 34

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHUYẾT ĐIỂM TRONG QUY
TRÌNH MUA HÀNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ PHI THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG
TY TNHH MM MEGA MARKET VIỆT NAM 36

3.1. Hoàn thiện quy trình thu mua hàng hóa phi thương mại của MMVN 36

3.2. Các kỹ năng cần thiết nhân viên thực hiện quy trình mua hàng cần phát triển không
ngừng 37

3.3. Một số kiến nghị 40


3.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật 40
3.3.2. Cơ quan nhà nước 40

KẾT LUẬN 41
7

MỤC LỤC BẢNG


Bảng 2.1. Lead time thực hiện mua hàng phi thương mại theo từng loại mặt hàng 26
Bảng 2.2. Tiêu chí lựa chọn NCC cho “Thuê PT cho phòng Gym tại MMVN” 30
Bảng 2.3. Kết quả dự án “Thuê PT cho phòng Gym tại MMVN” 31

MỤC LỤC HÌNH


Hình 1.1. Logo Công ty MM Mega Market Việt Nam 5
Hình 1.2. Sứ mệnh của Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam 6
Hình 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của MMVN 8
Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức tổng thể của MMVN 10
Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức phòng Tối ưu hóa chi phí & Thu mua (CAP) 11
Hình 1.6. Mô hình trung tâm phân phối hiện đại của MMVN 14
Hình 1.7. Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến doanh nghiệp bán lẻ 15
Hình 1.8. Top 4 khó khăn của các doanh nghiệp bán lẻ dưới tác động của đại 16
dịch Covid-19
Hình 1.9. Danh sách Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2020 - Nhóm hàng tiêu 17
dùng nhanh, siêu thị
Hình 1.10. Kênh mua sắm nhu yếu phẩm trước và sau khi có đại dịch Covid-19 18
Hình 1.11. Omni Channel của Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam 19
Hình 2.1. Quy trình mua hàng phi thương mại của MMVN 22
1

MỞ ĐẦU
BỐI CẢNH THỰC TẬP
Năm 2020 là một năm đầy biến động, với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, khi đại
dịch Covid-19 bùng nổ và lây lan với một tốc độ không tưởng. Chính phủ các quốc gia đã
phải ban hành một loạt chính sách như giãn cách xã hội, cách ly 14 ngày,… và hàng loạt
công ty trong ngành F&B phải đóng cửa, tuyên bố phá sản, các công ty khác chịu ảnh hưởng
ít thì cũng phải cắt giảm nhân sự hoặc cắt giảm giờ làm. Trong bối cảnh đó, các cô cậu sinh
viên năm cuối chuẩn bị bước vào trường đời như đối mặt với thử thách lớn nhất thời đại
học: “Tìm doanh nghiệp để xin thực tập”.

Là một trong những sinh viên năm cuối của UEH đã mất gần 3 tháng trời để tìm chỗ thực
tập, cá nhân em thực sự cảm thấy rất may mắn khi tìm được một nơi thực tập đúng định
hướng của bản thân. Xuyên suốt quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm trong
3 năm học ngành “Kinh doanh Quốc tế” của UEH, em đã luôn đặc biệt hứng thú với kiến
thức trong học phần Quản trị chuỗi cung ứng nên em luôn muốn tìm cơ hội để có trải
nghiệm thực tế trong ngành Supply Chain nói chung. Do đó, được thực tập trong Phòng
thu mua của một trong những hệ thống bán buôn lớn nhất Việt Nam và được áp dụng
những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường vào thực tế, em thật sự rất trân trọng cơ
hội này và quyết tâm sẽ khiến 3 tháng thực tập này thật trọn vẹn.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khi hỏi các doanh nghiệp điều gì đã khiến họ thành công, rất ít bên đề cập đến 2 yếu tố:
‘chi phí phải trả cho bên thứ ba’ và ‘nhà cung cấp’ của họ. Hầu hết các doanh nghiệp đều
chỉ tập trung vào những hoạt động mà họ coi là “cốt lõi” và sử dụng nguồn lực bên ngoài
để thực hiện những phần còn lại. Việc đó đã vô tình dẫn tới việc các doanh nghiệp phải tốn
hàng khối thời gian để vật lộn với mạng lưới quan hệ phức tạp bên trong nội bộ công ty
cũng như việc làm thể nào khai thác hết tiềm lực của chính mình. Thực tế cho thấy rất ít
doanh nghiệp chú trọng việc thu mua và quản trị nhà cung ứng như một yếu tố quan trọng
trừ khi đó là một công ty sản xuất, từ đó mà họ không thể nhìn thấy giá trị của việc thu mua
hàng hóa hợp lý cũng như việc khai thác tiềm năng trong các mối quan hệ với nhà cung
ứng.
2

Bên cạnh đó, khi đi sâu hơn vào mua hàng thì lại chia ra là mua hàng trực tiếp (direct
procurement) và mua hàng gián tiếp (indirect procurement). Trong khi việc mua hàng trực
tiếp - là thu mua hàng hóa để áp dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất nguyên vật liệu, hàng
hóa hoặc dịch vụ của tổ chức - thường được xem là yếu tố để tạo ra lợi nhuận biên cũng
như lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp; thì mua hàng gián tiếp phục vụ cho mục đích sử
dụng nội bộ là chủ yếu, đảm bảo cho việc vận hành của công ty diễn ra trơn tru mượt mà.
Công ty MM Mega Market Việt Nam (trước đây là METRO Cash & Carry Việt Nam) sau
hơn 15 năm hoạt động đã mở rộng lên 19 Trung tâm bán sỉ trên toàn quốc với hơn 3.000
nhân viên. Trong đó, Phòng Tối ưu hóa chi phí và Thu mua (Cost Optimization &
Procurement) chịu trách nhiệm cho việc thu mua sản phẩm phi thương mại (mua hàng gián
tiếp) như là mắc xích đảm bảo việc vận hành của từng bộ phận trong công ty. Hiện nay,
team CAP nói riêng và công ty nói chung cũng đang tìm kiếm những giải pháp, sáng kiến
kinh nghiệm, để ngày càng tối ưu hóa việc mua hàng phi thương mại của mình, vừa đảm
bảo dòng chi phí chảy ổn định, vừa phục vụ được khách hàng cuối cùng là các phòng ban
bên trong công ty.
Tại MMVN, phương thức mua hàng phi thương mại có 3 cách chủ yếu: (1) mua hàng trực
tiếp với dự án có ngân sách dưới 10 triệu VNĐ, (2) báo giá & đàm phán với ít nhất 03 nhà
thầu cho dự án từ 10 triệu VNĐ đến 200 triệu VNĐ; (3) đấu thầu điện tử đối với những dự
án giá trị lớn hơn 200 triệu VNĐ. Trong thời gian thực tập, cá nhân sinh viên chưa có cơ
hội tiếp xúc trực tiếp với những dự án giá trị lớn nên đề tài này sẽ tập trung phân tích những
dự án thu mua hàng hóa phi thương mại dưới 200 triệu VNĐ là chủ yếu.
Vì vậy, để hiểu rõ hơn các yếu tố tác động đến hệ thống mua hàng phi thương mại của công
ty cùng mục tiêu đưa ra các giải pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm cải thiện hoạt động mua
hàng cho MM khi hợp tác với các đối tác vừa và nhỏ – cụ thể là cho những dự án thu mua
hàng hóa giá trị dưới 200 triệu, tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá hoạt động thu mua
sản phẩm/dịch vụ phi thương mại của công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam”.
3

PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN


• Phương pháp thu thập dữ liệu
- Các số liệu được dẫn chứng hay phân tích trong bài báo cáo này hầu hết được
công ty cung cấp như quy trình mua hàng, đặc biệt là thông tin và dữ liệu về
hoạt động mua hàng phi thương mại dưới 200 triệu của MMVN.
- Ngoài ra còn có những lý thuyết, mô hình được tập hợp từ sách, báo, tạp chí
chuyên ngành hoặc thông tin chính thống từ các trang mạng có uy tín trong
nước về thu mua đặc biệt là mua hàng phi thương mại.
• Phương pháp tổng hợp và phân tích dữ liệu
Đề tài thực hiện qua việc quan sát, phân tích quy trình mua hàng của công ty, kết hợp tổng
kết kinh nghiệm của các anh chị đang làm việc trong công ty để đưa ra các vấn đề quy trình
mua hàng của đang đối mặt. Bên cạnh đó, kết hợp suy luận logic và ứng dụng lý thuyết về
quy trình mua hàng cơ bản, nguyên tắc quy trình mua hàng phi thương mại của MMVN và
lý thuyết quản trị thu mua để tìm ra giải pháp tương ứng cho các vấn đề.

KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
TNHH MM Mega Market Việt Nam

Chương 2: Thực trạng quy trình mua hàng sản phẩm và dịch vụ phi thương mại của Công
ty TNHH MM Mega Market Việt Nam

Chương 3: Đề xuất giải pháp khắc phục khuyết điểm trong quy trình mua hàng sản phẩm
và dịch vụ phi thương mại Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục
4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MM MGA MARKET VIỆT NAM

1.1. Tổng quan về Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam


1.1.1. Một số thông tin cơ bản

Tên công ty viết bằng Tiếng Việt: Công ty TNHH MM Mega Market (Việt Nam)

Tên công ty viết bằng Tiếng Anh: MM Mega Market (Vietnam) Company Limited

Tên cũ: Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam

Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn

Mã số thuế: 0302249586 được cấp vào ngày 20/07/2009, bởi Cục Thuế Thành phố Hồ Chí
Minh

Địa chỉ trụ sở chính: Khu B, Khu Đô thị mới An Phú-An Khánh, Phường An Phú, Quận 2,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Website: https://mmvietnam.com

Thông tin về chủ sở hữu

Tên tổ chức: TCC Land International (Singapore) PTE. LTD.

Địa chỉ trụ sở chính: 438 Alexandra Road, #03-03, Alexandra Point (119958), Singapore

Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Phidsanu Pongwatana (Tổng Giám đốc),
Ông Suwicha Boonsupa (Giám đốc), Bà Kamonwan Sivaraksa (Giám đốc)
Lĩnh vực hoạt động: Bán buôn tổng hợp
5

1.1.2. Logo của công ty


Hình 1.1. Logo Công ty MM Mega Market Việt Nam

(Nguồn: Bộ phận Nhân sự của Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam)
Logo của MM Mega Market thể hiện mục tiêu đem lại những trải nghiệm mới nhất chưa
từng có cho khách hàng thông qua ý tưởng 5M, được tượng trưng bởi 5 dấu chấm phía trên
chữ MM. 5M gồm: Meet (gặp gỡ); More (phong phú hơn); Magnificent (đẹp đẽ);
Meaningful (có ý nghĩa); Manner (ứng xử).
Qua đó, MM Mega Market muốn giới thiệu khái niệm mới về mô hình trung tâm phân phối
hiện đại. Mô hình hiện đại này không chỉ tạo sự thuận cho khách hàng mà còn đem lại cho
khách hàng những trải nghiệm thú vị, hứng thú khi tham quan, lựa chọn những sản phẩm,
dịch vụ đa dạng. Mục tiêu của MM là xây dựng MM Mega Market trở thành một địa điểm
lý tưởng cho mọi người, được phục vụ bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm và
cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng tại Việt Nam.
1.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

• Tầm nhìn: Hướng đến là đối tác kinh doanh tốt nhất và là lựa chọn hàng đầu đối
với các doanh nghiệp kinh doanh độc lập, phục vụ cho nhu cầu kinh doanh lẫn cá
nhân và gia đình.
• Sứ mệnh:

- Khách hàng: Phục vụ nhu cầu kinh doanh cũng như cá nhân/gia đình thông qua cả
hai mô kinh doanh tại chỗ và giao hàng tận nơi với khách hàng mục tiêu là doanh
nghiệp kinh doanh độc lập, nhà bán buôn, các công ty và dịch vụ.
- Hàng hóa: Hàng hóa đa dạng và chất lượng, dịch vụ và giải pháp kinh doanh tập
trung vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Tăng trưởng doanh số và lợi
nhuận một cách bền vững thông qua việc quản lý nhóm hàng, tìm nguồn hàng và
thương lượng với nhà cung cấp, hài hòa cho cả B2B & B2C.
6

- Chuỗi cung ứng: Tối ưu hóa các trạm trung chuyển và chuỗi cung ứng để đảm bảo
hàng hóa sẵn có, cải thiện số ngày tồn kho và tối ưu hóa chi phí.
- Đội ngũ: Đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp với sự đam mê và gắn kết.
- Điều hành: ưu việt trong vận hành ở các trung tâm mua sắm, trung tâm giao hàng
thực phẩm và văn phòng phẩm.

Hình 1.2. Sứ mệnh của Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam

(Nguồn: Bộ phận Nhân sự của Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam)
7

• Giá trị cốt lõi:

- Phục vụ khách hàng luôn là ưu tiên số một.


- Nỗ lực hết mình để mang lại những giá trị vượt trên
Đặt khách hàng trong tim mong đợi của khách hàng.
(Customer Heart) - Mang lại giá tri và chất lượng tốt nhất, với dịch vụ
nổi trội và tốc độ nhanh chóng.

- Thách thức hiện trạng và tìm kiếm những giải pháp
và hành động hiệu quả hơn.
Dám thay đổi - Tập trung và không ngừng học hỏi trên tinh thần
(Drive Change) Chiến thắng.
- Thay đổi nhanh để tận dụng triệt để cơ hội kinh
doanh.
- Đam mê và tập trung thực hiện từ những việc giản

Vươn tới sự ưu việt đơn nhất để đạt được kết quả vượt trội

(Strive for Excellenct) - Cam kết đạt được kết quả vượt trội đi kèm sự
chuyên nghiệp và tính liêm chính.
- Không thỏa hiệp với dịch vụ và chất lượng thấp để
luôn mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng
- Đối xử công bằng, tin cậy và tôn trọng với tất cả
mọi người
- Tạo không gian và môi trường làm việc thoải mái
Nơi làm việc vui vẻ nhằm giải phóng tiềm năng của mỗi người
(Happy Workplace) - Trao quyền và nuôi dưỡng nhân tài để họ cùng phát
triển với tổ chức
- Thúc đẩy tinh thần đồng đội và hợp tác trong toàn
Tập đoàn để hướng đến các mục tiêu chung
8

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển


Hình 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của MMVN

(Nguồn: Bộ phận Nhân sự Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam)


Vào tháng 09/2002, Tập đoàn Metro Cash & Carry thâm nhập thị trường Việt Nam thể hiện
qua việc mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Tiếp đó là khai trương Trung tâm đầu tiên
vào năm 2002 tại TP. Hồ Chí Minh.
Vào ngày 07/08/2014 vừa qua, Tập đoàn bán lẻ Đức Metro đã chấp thuận bán Metro Việt
Nam cho tập đoàn Thái Lan Berli Jucker (BJC) với giá 655 triệu euro (876 triệu USD).
Theo đó, BJC sẽ sở hữu toàn bộ công ty Metro Cash & Carry Việt Nam bao gồm tất 19 cửa
hàng bán sỉ và danh mục đầu tư bất động sản có liên quan. (Theo Brands Vietnam, 2014)
Thương vụ diễn ra trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của Metro tại Việt Nam không
hiệu quả bằng các thị trường khác. Thực tế doanh số của Metro Việt Nam không ấn tượng,
thấp hơn 1,25 lần so với mức bình quân của Metro.
Về phía BJC, sau khi thâu tóm thành công Metro Việt Nam, BJC đã hoàn thiện hệ thống
của mình với "mảnh ghép" bán buôn có tổng diện tích lên tới 110.000 mét vuông. Với
9

thương vụ này, BJC có mặt tại Việt Nam với đủ 4 mảng chính, bao gồm sản xuất, phân
phối, bán buôn và bán lẻ.
Trong đó, Tập đoàn chuyên kinh doanh sản phẩm tiêu dùng của Thái Lan Berli Jucker Pcl
(BJC) cho biết, cổ đông lớn của họ, TCC Holding đã trao quyền quyết định cho các cổ đông
thiểu số của BJC trong việc mua lại Metro Cash & Carry Việt Nam. Tại thời điểm đó, TCC
Holding hiện nắm 74% cổ phần của BJC.
Vào tháng 01/2015, trong cuộc họp cổ đông các cổ đông của BJC lại lo ngại rằng nếu tiếp
tục theo đuổi vụ mua lại Metro với giá 25 tỉ baht Thái (655 triệu euro) tập đoàn BJC có
nguy cơ đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng về tài chính và pháp lý. Theo đó, Cổ đông
lớn của BJC, TCC đã thay BJC mua lại MCC Việt Nam với thỏa thuận chuyển nhượng
được sửa đổi vào tháng 02/2015. (theo Thư Anh, Trí Thức Trẻ, 2015)

Đến ngày 10/01/2017, Tập đoàn TCC (Thái Lan) đã công bố việc đổi tên thương hiệu, từ
Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam thành Công ty TNHH MM Mega Market
Việt Nam (MM Mega Market Việt Nam) và đã hoàn thành việc thay đổi nhận diện thương
hiệu mới cho 19 trung tâm trên cả nước trong năm 2017.

Hiện nay, sau hơn 17 năm hoạt động MM Mega Market Việt Nam (MMVN) đã mở rộng
lên 19 Trung tâm phân phối có tổng diện tích từ 29.000 – 56.000 m2; 4 trạm trung chuyển
đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc và 3 kho trung chuyển trên toàn quốc với hơn
4.000 nhân viên trên khắp 15 tỉnh thành Việt Nam. Ngày 25/9/2020 vừa qua, Vietnam
Report công bố TOP 10 Công ty bán lẻ uy tín 2020. Trong đó, MMVN đã có sự tăng thứ
hạng vượt bậc so với năm 2019, từ vị trí số 8 (2019) lên vị trí số 3 năm 2020.
10

1.3. Sơ đồ tổ chức của Công ty MM Mega Market Việt Nam

1.3.1. Sơ đồ tổ chức tổng thể của Công ty

Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức tổng thể của MMVN

Assets &
Expansion

Loss Preventation

Merchandise
(Food)
Merchandise
(Non-Food)

Human Resources

Finance
Managing Construction &
Technical
Director Accounting
Marketing & Lost
Cost Optimization Preventation
& Procurement
DC Suppliers &
Legal IM/IT
Corperate
Developmentz

Operation

Supply Chain

CRM

(Nguồn: Bộ phận Nhân sự Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam)


11

1.3.2. Giới thiệu về bộ phận thực tập

Hình 1.5. Sơ đồ tổ chức phòng Tối ưu hóa chi phí & Thu mua (CAP)

(Nguồn: Bộ phận Nhân sự Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam)

Bộ phận Tối ưu hóa chi phí & thu mua (Cost Optimazation & Procurement Department –
CAP) được thành lập vào năm 2017 khi Tập đoàn BJC đã mua lại Metro Cash & Carry,
12

trong đó mục đích chính của MMVN CAP là đạt được sức mạnh tổng thể của hoạt động
thu mua phương mại, không chỉ để tối ưu hóa chi phí mà còn để kiểm soát và thực hiện thu
mua một cách hiệu quả hơn.

Vai trò chính của CAP:

• Hỗ trợ những hoạt động vận hành của công ty:

- Hiểu những yêu cầu mua hàng của các phòng ban nội bộ công ty.
- Xác định các cơ hội có thể tối ưu hóa chi phí từ việc phân tích chi phí.

• Quản trị thu mua hiệu quả:

- Xác định chiến lược mua hàng.


- Tiến hành quy trình đấu thầu một cách công khai và minh bạch.
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa cho người dùng và mua hàng với giá tốt nhất.

• Quản trị các bên liên quan (Stakeholder Management):

- Cải thiện dịch vụ khách hàng với các bên liên quan.
- Đánh giá hiệu suất (đối với thi công) và chất lượng (đối với sản phẩm/dịch vụ) của
nhà cung cấp, đồng thời lập kế hoạch cho chương trình phát triển nhà cung cấp.

Tầm nhìn của CAP:

Mang đến sự tối ưu hóa chi phí, minh bạch và công bằng cho mọi hoạt động thu mua, làm
việc với tất cả các bên liên quan để đạt được “giá trị đồng tiền tốt nhất” (nôm na “tiền nào
của nấy”) cho doanh nghiệp.

Sứ mệnh của CAP:

Áp dụng phương pháp thu mua thích hợp để đạt được kết quả tốt nhất cân bằng các yêu cầu
tổng thể về tính kinh tế, tính hiệu suất, giá trị đồng tiền, tính minh bạch cũng như trách
nhiệm của người mua hàng.
13

1.3.3. Các nhóm sản phẩm thu mua của CAP

CAP đại diện cho MMVN thực hiện các hoạt động thu mua phi thương mại cho từng phòng
ban với các sản phẩm/dịch vụ chính như sau:

Bộ phận Xây dựng (Construction Dept.): những gói thu mua của bộ phận xây dựng
thường có giá trị lớn, thường là tìm nhà thầu thi công xây dựng sửa chữa tại các trung tâm
hoặc kho của MM như lắp đặt hệ thống ống nước delica, lắp đặt hồ cá trong siêu thị,...; thuê
nhà thầu bảo trì hoặc làm mới ví dụ như chống dột mái trung tâm, vệ sinh và sơn lại totem
bản hiệu; và thu mua các thiết bị xây dựng. Do đây thường là những gói thầu giá trị lớn nên
thu mua bằng phương pháp mời thầu điện tử là chủ yếu.

Bộ phận Marketing (Marketing Dept.): CAP hỗ trợ bộ phận Marketing trong việc thu
mua các dịch vụ marketing có giá trị lớn như dịch vụ activation, in ấn số lượng lớn, dịch
vụ nghiên cứu và khảo sát thị trường cũng như các dịch vụ trang trí ở các trung tâm của
MM,…

Bộ phận An ninh (Loss Preventation Dep.): CAP hỗ trợ bộ phận LP tìm và thuê các dịch
vụ an ninh như dịch vụ thuê bảo vệ tại các trung tâm của MM, thu mua các hệ thống an
ninh như CCTV/FA/IA/IC,…

Bộ phận Chuỗi cung ứng & Vận chuyển (Supply Chain Dept & Delivery Dept): CAP
hỗ trợ tìm và thuê các dịch vụ liên quan đến chuỗi cung ứng cho hệ thống các trung tâm
của MM như dịch vụ vận chuyển (LSP) từ trung tâm đến khách hàng doanh nghiệp như
căn-tin, trường học, nhà hàng, khách sạn,… hay thuê kho (outsource warehouse) cho hàng
hóa trước khi đưa vào các trung tâm của MM.

Bộ phận Quản trị thông tin & Công nghệ thông tin (IM/IT Dept): CAP hỗ trợ thu mua
các bản quyền phần mềm như các phần mềm thiết kế đồ họa, các hệ thống như cloud, ERP,
các phần cứng như máy tính, notebook, máy in,… cũng như các thiết bị IT (IT/IM (các
phần mềm, máy tính, thiết bị IT,…)
14

Đối với những phòng ban khác thì tùy theo yêu cầu riêng của từng gói khác nhau mà CAP
sẽ thực hiện dựa trên quy trình chuẩn.

KẾT LUẬN: Như vậy, nhiệm vụ của CAP (Bộ phận tối ưu hóa chi phí & Thu mua) trong
công ty MM Mega Market Việt Nam đóng vai trò là một trung tâm thu mua sản phẩm/thuê
dịch vụ với mục đích phi thương mại theo tùy nhu cầu của từng bộ phận riêng biệt trong
công ty. Trong đó, các thông tin liên quan đến các vấn đề kỹ thuật, số lượng hàng hóa, dự
báo thời gian sử dụng/thi công đều được cung cấp bởi các bộ phận đã đưa đơn yêu cầu mua
hàng cho CAP.

1.4. Thị trường bán lẻ Việt Nam và Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam
đầu năm 2020

Năm 2019 được đánh giá là một năm đầy sôi động của ngành bán lẻ Việt Nam, trong đó
không chỉ là sự tăng trưởng một cách mạnh mẽ về tổng lượng sản phẩm bán ra trong ngành,
mà còn là tăng trưởng về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp gia nhập ngành bán lẻ.
Đặc biệt, các mô hình bán lẻ hiện đại như trung tâm mua sắm, siêu thị cỡ vừa và nhỏ, cửa
hàng tiện lợi đạt mức tăng 21,5% so với năm 2018. Tuy nhiên, MMVN lại theo đuổi mô
hình trung tâm phân phối hiện đại, từ đó đã tạo nên sự khác biệt với các doanh nghiệp bán
lẻ khác. (theo Vietnamnet, 2020)

Hình 1.6. Mô hình trung tâm phân phối hiện đại của MMVN

(Nguồn: Bộ phận Nhân sự Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam)


15

Tuy nhiên, năm 2020 lại mở đầu đầy sóng gió với cơn bùng nổ của đại dịnh Covid-19 và
hầu hết các ngành nghề trong nền kinh tế Việt Nam đều bị tác động, trong đó ngành bán lẻ
bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trong đó, vào quý II năm 2020 hàng loạt chuỗi cửa hàng bán lẻ
phải đóng cửa do lệnh giãn cách xã hội của Chính phủ. Số doanh nghiệp tạm dừng hoạt
động trong ngành bán lẻ đã tăng 21% so với cùng kỳ năm 2019. Theo báo cáo của Bộ Công
thương, tính chung 8 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng giảm nhẹ 0,02%, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 4,5%, trong khi cùng kỳ năm 2019
tăng 9,5%.

Hình 1.7. Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến doanh nghiệp bán lẻ

(Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Bán lẻ, tháng 8/2020)
Dựa trên kết quả khảo sát của Vietnam Report cho thấy, 41,7% doanh nghiệp bán lẻ chịu
tác động nghiêm trọng từ đại dịch Covid-19; 50,0% doanh nghiệp bán lẻ đánh giá tác động
nghiêm trọng vừa phải và 8,3% doanh nghiệp bị tác động ít, không đáng kể. Theo đó, các
doanh nghiệp theo đuổi hình thức bán lẻ truyền thống chịu tác động tiêu cực khi doanh thu
mua sắm trực tiếp giảm, nhưng vẫn có dấu hiệu tích cực cho ngành bán lẻ từ các kênh
thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến và dịch vụ giao hàng.
16

Bên cạnh đó, do tác động của dịch bệnh và nhất là trong giai đoạn cách ly xã hội đã khiến
nhiều ngành kinh tế bị tê liệt, dẫn đến việc cắt giảm lao động ở nhiều doanh nghiệp, từ đó
mà nhiều người dân đã phải cắt giảm chi tiêu cũng như thay đổi hành vi mua hàng. Đa số
mọi người cắt giảm các chi tiêu không thiết yếu như quần áo và giầy dép, đặc biệt là cắt
giảm thiết bị thể thao và hoạt động ngoài trời và nhu cầu tăng cao trong việc mua các sản
phẩm chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch.
Hình 1.8. Top 4 khó khăn của các doanh nghiệp bán lẻ dưới tác động của đại dịch
Covid-19

(Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp ngành Bán lẻ, tháng 8/2020)
Theo đó, 4 khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp bán lẻ phải đối mặt trong thời kỳ đại
dịch theo thứ tự giảm dần là sức mua và doanh số sụt giảm; sự thay đổi trong hành vi người
tiêu dùng; thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh và đứt gãy chuỗi cung ứng. Từ đó, các doanh
nghiệp thiếu hụt nguồn vốn để tiếp tục các hoạt động kinh doanh cũng như khó khăn trong
việc chi trả các chi phí vận hành như chi phí lương, chi phí lãi vay,… Với nhiều khó khăn
kể trên phải đối mặt trong năm 2020 do tác động của Covid-19, sự thay đổi thói quen mua
sắm của người tiêu dùng, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, phần lớn doanh
nghiệp bán lẻ cho rằng triển vọng ngành bán lẻ trong quý cuối năm 2020 sẽ khó khăn hơn
nhiều so với cùng kỳ các năm trước.
17

Đặc biệt, vào ngày 25/09/2020 vừa qua, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam
(Vietnam Report) chính thức công bố Bảng xếp hạng Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm
2020 và Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam chính thức đạt được top 3 trong bảng
xếp hạng này. Theo đó, các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1)
Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; (2) Uy tín truyền thông
được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các
kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan:
người tiêu dùng, chuyên gia… được thực hiện trong tháng 8/2020.
Hình 1.9. Danh sách Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2020 - Nhóm hàng tiêu dùng
nhanh, siêu thị

(Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2020, tháng 9/2020)
Bên cạnh đó, ngành bán lẻ cũng thay đổi xu hướng trong bối cảnh mọi người phải hạn chế
đi lại, tụ tập đến những nơi đông người để phòng chống dịch bệnh. Trong đó, xu hướng chủ
yếu là “Bán hàng đa kênh (Omnichannel), tích hợp chặt chẽ từ trực tuyến đến trực tiếp”
do người tiêu dùng đã chuyển đổi kênh mua sắm trên cả hai nhóm sản phẩm nhu cầu thiết
18

yếu và nhóm hàng không thiết yếu. Sau khi đại dịch bùng nổ, người tiêu dùng đã chuyển
từ các kênh mua trực tiếp như chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng tiện lợi sang kênh mua
hàng gián tiếp như thương mại điện tử, đặt hàng trên điện thoại hay qua hotline.
Hình 1.10. Kênh mua sắm nhu yếu phẩm trước và sau khi có đại dịch Covid-19

(Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát hành vi người tiêu dùng, tháng 8/2020)
Đại dịch Covid-19 tạo một cú hích khiến lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam chuyển đổi số mạnh
mẽ hơn, và đây cũng chính là tác động lâu dài của dịch bệnh với ngành bán lẻ. Do đó, các
nhà bán lẻ tại Việt Nam phải nhanh chóng nắm bắt hành vi người tiêu dùng, khai thác sâu
các kênh trực tuyến, các app bán hàng, tận dụng các kênh giao hàng và thúc đẩy tích hợp
đa kênh. Và MMVN cũng không “lỗi thời” trong thời đại số này mà đã nhanh chóng lên kế
hoạch và phát triển Omni Channel của riêng mình.
Qua đó, với sự chuyển đổi kịp thời MMVN kỳ vọng sự tăng trưởng doanh số qua các kênh
online từ đó tạo tác động tích cực đến chiến lược dài hạn của doanh nghiệp.
19

Hình 1.11. Omni Channel của Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam

(Nguồn: Bộ phận CAP của Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam)
Ngoài ra, Công nghệ không chạm đã trở thành một phần quan trọng trong hoạt động
marketing, thanh toán không dùng tiền mặt thông qua sử dụng mã QR, hay tích hợp với
dịch vụ công nghệ thực tế ảo cho phép người tiêu dùng thử sản phẩm tại nhà, đặc biệt dưới
tác động của dịch bệnh Covid-19, công nghệ không chạm lại càng được chú trọng hơn.
Người tiêu dùng cho rằng phương thức thanh toán qua Internet Banking hay qua Ví điện tử
thuận tiện và an toàn hơn so với dùng tiền mặt. Do đó, các nhà bán lẻ cần chủ động tiếp cận
nhu cầu của người tiêu dùng đối với các phương thức thanh toán dựa trên ứng dụng nhằm
tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng và phù hợp với xu thế thanh toán không dùng
tiền mặt trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.
Thêm vào đó, hình ảnh doanh nghiệp trên truyền thông sẽ góp phần xây dựng uy tín doanh
nghiệp và được xem như yếu tố quan trọng có tác động đến tâm lý người tiêu dùng, vì thế
các doanh nghiệp bán lẻ ngày càng chủ động xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.
Xét về tần suất xuất hiện trên truyền thông, MM Mega Market cũng là một trong những
doanh nghiệp xuất hiện nhiều nhất trên truyền thông.

You might also like