You are on page 1of 7

ĐỊNH HƯỚNG SƠ LƯỢC CÁC DẠNG BÀI VỀ TƯ DUY PHÂN TÍCH

Bùi Thái Thanh Danh


Từ đề ôn tập của thầy và các dạng lý thuyết thầy dặn trước khi nghỉ hết môn, có thể suy ra bài thi sẽ gồm 6 câu thuộc 6
dạng chính sau đây:
- Dạng 1: Bài toán phân chia trường hợp và lựa chọn phương án tối ưu
- Dạng 2: Bài toán xác định số lượng dựa trên giảng đồ Venn
- Dạng 3: Phân tích để xác định lập luận và nguỵ biện, diễn dịch và quy nạp.
- Dạng 4: Tuyên bố nhóm chuẩn hoá (A I E O) và xác định giá trị của lập luận
- Dạng 5: Xác định giá trị lập luận bằng logic chân lý, bảng logic chân lý, bảng logic chân lý rút gọn.
- Dạng 6: Các dạng bài tập lý thuyết.
Cụ thể phương pháp làm của 6 dạng trên được trình bày chi tiết dưới đây, tuy nhiên, các phương pháp dưới chỉ dựa trên
định hướng chung, khi áp dụng vào một bài toán hoặc câu hỏi thực tiễn, nên được điều chỉnh và thêm bớt cho phù hợp, các
phương pháp dưới đây được xây dựng trên kiến thức chủ quan của em, chỉ mang tính chất tham khảo.
1. Dạng 1: Bài toán phân chia trường hợp và lựa chọn phương án tối ưu
Đặt vấn đề: Đối với dạng bài này, thầy sẽ cho một bảng biểu, hoặc một dữ kiện có thể suy luận ra nhiều tính huống, mỗi
tình huống sẽ mang lại một kết quả kết luận khác nhau, và câu hỏi đặt ra sẽ là: Lựa chọn nào sẽ là lựa chọn tối ưu ( tối đa
hoặc tối thiểu), lựa chọn đó có kết quả là bao nhiêu? Anh/chị nên chọn lựa chọn nào trong các tình huống đặt ra trong
bảng dữ kiện đó.
Phương pháp thực hiện: chúng ta nên thực hiện dạng toán này theo 4 bước sau:
- Bước 1: Xác định các yếu tố mà đề cho ra, một cách cụ thể và ngắn nhất.
- Bước 2: Xác định số trường hợp chính có thể có, trường hợp nào là phụ không cần thiết phải nêu ra trong bài
làm.
- Bước 3: Tính toán số liệu trong từng trường hợp chính một cách chính xác theo các yếu tố ở bước 1
- Bước 4: Lập luận và lựa chọn trường hợp tối ưu
Ví dụ cụ thể:
Câu 1: Bảng giá vào cổng tại một công viên giải trí được thể hiện trong biểu 1
Vé cho từng cá Giá vé ($) Vé đi theo Giá vé Vé đi theo Giá vé
nhân nhóm nhóm
Người lớn 12 Gia đình có 2 30 Gia đình có 1 20
người lớn và 2 người lớn và 2
trẻ em trẻ em
Trẻ em từ 4-16 6 Thêm 1 trẻ em 5 Thêm 1 trẻ em 5
tuổi từ 4-16 tuổi từ 4-16 tuổi
Trẻ em dưới 4 Miễn phí Thêm một 5 Thêm một 5
tuổi người cao tuổi người cao tuổi
Người cao tuổi 8 Thêm một 10 Thêm một 10
người lớn người lớn
Maria dự định đưa giá đình của cô bao gồm cô và 3 đứa trẻ có độ tuổi là 3, 7 và 10 và hai trẻ em (7 và 10 tuổi) là bạn
của con mình cũng như đưa cả người mẹ về hưu (thuộc nhóm người cao tuổi) của mình đi tham quan công viên văn hóa
này. Như vậy Maria nên mua gói vé tham quan nào để có chi phí thấp nhất.
Trả lời:
Bước 1: Xác định các yếu tố mà đề cho ra, một cách cụ thể và ngắn nhất.
Gia đình Maria bao gồm có: 1 người lớn, 4 trẻ em có độ tuổi từ 4 đến 16, 1 trẻ em có tuổi dưới 4 và 1 người cao tuổi,
tổng cộng là 6 vé có phí và 1 vé được miễn phí. Để lựa chọn mức chi phí thấp nhất cho gói vé tham quan của Maria, ta
có thể chia thành các trường hợp sau:
Bước 2: Xác định số trường hợp chính có thể có, trường hợp nào là phụ không cần thiết phải nêu ra trong bài làm.
Bước 3: Tính toán số liệu trong từng trường hợp chính một cách chính xác theo các yếu tố ở bước 1
Trường hợp 1: Maria chọn mua vé cho từng cá nhân, không sử dụng vé đi theo nhóm thì chi phí cụ thể sẽ là:
12 x 1+ 6 x 4 + 8 = 44$
Trường hợp 2: Maria chọn mua vé theo nhóm : Gia đình có 2 người lớn và 2 trẻ em, sau đó mua thêm 1 vé trẻ em và 1
vé người cao tuổi, như vậy chi phí sẽ là :
30 + 5 + 5 = 40$
Trường hợp 3: Maria chọn mua vé theo nhóm: Gia đình có 1 người lớn và 2 trẻ em, sau đó mua thêm 2 vé trẻ em và 1
vé ngưởi cao tuổi, như vậy chi phí sẽ là:
20 + 5 x 2 + 5 = 35$
Bước 4: Lập luận và lựa chọn trường hợp tối ưu
Ngoài ra, cũng có thể có một số trường hợp khác như Maria sẽ mua vé theo nhóm, sau đó mua thêm vé trẻ em cá nhân
và vé người cao tuổi dạng cá nhân, nhưng như vậy chi phí tối thiểu vẫn cao hơn trường hợp 3.
Vì vậy, trong tất cả các trường hợp, trường hợp 3 cho Maria mức chi phí thấp nhất là 35$. Maria nên chọn mua gói vé
tham quan theo nhóm 1 người lớn và 2 trẻ em, sau đó mua thêm 2 vé trẻ em và 1 vé người cao tuổi để có chi phí là thấp
nhất.
2. Dạng 2: Bài toán xác định số lượng dựa trên giảng đồ Venn
Đặt vấn đề: Dạng toán này khá khó, bởi vì nó yêu cầu người thực hiện phải hiểu cả về giản đồ Venn và cả suy luận.
Dạng toán này thường đưa ra một nhóm thuộc 3 loại 1 – 2 – 3, trong 3 loại đó sẽ có dữ kiện được định hình sẵn, ví dụ
như:
- Số thành viên của loại 1 là x
- Số thành viên vừa thuộc loại 1 vừa thuộc loại 2 là y
- Số thành viên chỉ thuộc loại 3 là z
- Tìm số thành viên chỉ thuộc loại 2 mà không thuộc loại 1 hay 3.
Phương pháp giải: Như vậy khi bài toán cho chúng ta 3 loại, dữ kiện sẽ khá nhiều và rắc rối, vậy việc đầu tiên chúng
ta nên làm là cố gắng rút gọn và tinh giản tối đa dữ kiện mà mình có, tốt nhất là nên rút từ dữ kiện đã cho từ 3 loại thành
2 loại. Sau đó mới chuẩn hoá thành sơ đồ Venn, thực hiện các suy luận và giải quyết vấn đề.
Ví dụ cụ thể:
Câu 2: Một doanh nghiệp sửa chửa nhà có quy mô lao động là 15 người trong đó có hai người làm công việc quản trị và
họ không có kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn nào ngoại trừ năng lực quản trị; 5 người là thợ sửa ống nước và họ không
biết nghề nào khác ngoài nghề này; 6 lao động là thợ điện và số còn lại là thợ mộc và trong số này có 3 người biết cả
nghề điện và mộc. Yêu cầu: Sử dụng sơ đồ Venn để xác định số lượng thợ mộc nhưng không biết nghề điện.
Trả lời
Ký hiệu:
- Nhân sự quản trị: QT
- Thợ sửa ống nước: ON
- Thợ điện: TĐ
- Thợ mộc: TM
Từ dữ kiện ban đầu, do doanh nghiệp có 2 nhân sự làm quản trị và không có một kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn nào
khác, nên tổng số nhân sự có kỹ năng chuyên môn là 15 – 2 = 13
Như vậy, ta có giản đồ Venn như sau:
Như vậy, từ giản đồ Venn như trên, và dữ kiện ban đầu của đề, ta có những suy luận như sau:
- Số nhân sự có năng lực chuyên môn là 13, trong đó có 5 nhân sự là thợ ống nước và không biết nghề nào khác,
vì vậy nhân sự có thể biết 1 trong 2 nghề là thợ điện và thợ mộc, hoặc biết cả 2 là 13 – 5 = 8
- Số nhân sự là thợ điện là 6, và số nhân sự là thợ mộc nhưng biết nghề điện là 3, như vậy số nhân sự chỉ biết nghề
thợ điên nhưng không biết nghề thợ mộc là 6 -3 =3
Từ những suy luận trên, số nhân sự chỉ biết nghề thợ mộc mà không biết nghề thợ điện là :
8 –3–3=2
3. Dạng 3: Phân tích để xác định lập luận và nguỵ biện, diễn dịch và quy nạp.
Đặt vấn đề: Đây là một dạng bài lý thuyết, khá khó tư duy và suy luận, vì vậy, cách thức đơn giản nhất của dạng toán
này là nên học thuộc lý thuyết. Vì dạng bài này không phải là tính toán, không thể chắc chắn đúng hay sai nên việc học
chắc lý thuyết của phần này sẽ mang tính quyết định rằng có làm được hay không.
Một vài lý thuyết quan trọng của phần này:
a. Phân biệt diễn dịch và quy nạp

Diễn dịch Quy nạp

Nếu tiền đề đúng thì kết luận phải đúng Nếu mọi tiền đề đúng thì hầu như kết luận sẽ đúng

Kết luận phải tương thích với tiền đề Kết luận phải dựa trên khả năng xảy ra của tiền đề

Không thể nào tất cả tiền đề đúng mà kết luận lại sai Hầu như không có trường hợp tiền đề đúng mà kết luận
lại sai
Sẽ không tương thích khi khẳng định mọi tiền đề điều Vẫn có khả năng chấp nhận tiền đề đúng nhưng từ chối
đúng mà kết luận lại sai. Nếu bạn chấp nhận tiền đề, bạn kết luận, nhưng hầu như kết luận sẽ đúng khi các tiển đề
phải chấp nhận kết luận là đúng
b. Các loại nguỵ biện loại 1: Nguỵ biện không tương thích
 Tấn công cá nhân (personal attack)
 Tấn công vào động cơ (attacking the motive)
 Lời nói không tương thích với hành động (Look who is talking)
 Dùng sai lầm để biện minh cho sai lầm (Two wrong make a right)
 Chiến thuật đe dọa (Scare tactics)
 Kêu gọi lòng thương hại (Appeal to pity)
 Lập luận lôi kéo (Bandwagon argument)
 Hạ thấp lập luận của đối thủ để tấn công (Strawman)
 Làm lệch hướng vấn đề (red herring)
 Lập luận theo kiểu lập lờ (equivocation)
 Xem như vấn đề đưa ra đã được quyết định rồi (begging the question)
c. Các nguỵ biện loại 2: Nguỵ biện thiếu minh chứng
 Tin tưởng tuyệt đối vào uy tín cá nhân: có uy tín thì đúng (appeal to authority)
 Phán quyết đúng-sai vì thiếu minh chứng (appeal to ignorance)
 Các phương án lựa chọn sai (false alternatives)
 Câu hỏi gài bẫy (loaded question)
 Lập luận có nguyên nhân không rõ ràng (questionable cause)
 Khái quát hóa vội vã (Hasty generalization)
 Lập luận ngụy biện theo chiều hướng bất lợi (Slippery slope)
 Tương đồng kém (weak analogy)
 Tự mâu thuẩn trong lập luận (inconsistency)
4. Dạng 4: Tuyên bố nhóm chuẩn hoá (A I E O) và xác định giá trị của lập luận
Đặt vấn đề: Dạng bài này thường yêu cầu chuyển từ 1 phát biểu, 1 cụm phát biểu hay 1 cụm lập luận thành 1 tuyên bố
nhóm chuẩn hoá thuộc dạng A E I O. Tuyên bố này nằm ở dạng khẳng định hay phủ định, chứ không nên lập lờ bê đê.
Như vậy, trong bài toán thuộc dạng này sẽ có 2 vấn đề cần làm:

- Chuyển từ tuyên bố/phát biểu bình thường sang chuẩn hoá


- Xác định giá trị của lập luận

Phương pháp thực hiện: Các bước cần thực hiện cụ thể như sau:

- Bước 1: Đọc thật kỹ câu tuyên bố ban đầu, xác định câu tuyên bố đó là khẳng định hay phủ định
- Bước 2: Xác định các thuật ngữ quan trọng trong các tuyên bố, đặt tên cho các thuật ngữ đó
- Bước 3: Bỏ những từ ngữ không cần thiết trong câu tuyên bố ban đầu, và thay bằng những từ ngữ khác phù hợp
hơn với các tuyên bố chuẩn hoá (Xem ví dụ dưới)
- Bước 4: Chuyển các tuyên bố thành tuyên bố chuẩn hoá
- Bước 5: Xác định giá trị tuyên bố bằng sơ đồ Venn: Nếu có 2 hay nhiều tiền đề đúng dẫn đến 1 kết luận sai thì
lập luận là không có giá trị

Ví dụ minh hoạ:

Câu 4: Chuyển phát biểu sau đây thành tuyên bố nhóm chuẩn hóa (tuyên bố dạng A, O, E, hoặc I) sau đó sử dụng
sơ đồ Venn để kiểm tra giá trị của lập luận dựa trên tuyến bố nhóm chuẩn hóa
“Chỉ có các nhà khoa học xã hội mới là nhà khoa học chính trị. Nhiều nhà khoa học chính trị là những người ủng hộ cải
cách tài chính. Chính vì thế, những người ủng hộ cải cách tài chính là những nhà khoa học xã hội.”
Trả lời:
Đặt ký hiệu cho các chủ thể trong các phát biểu như sau:
“Chỉ có các nhà khoa học xã hội (S) mới là nhà khoa học chính trị (M). Nhiều nhà khoa học chính trị (M) là những người
ủng hộ cải cách tài chính (P). Chính vì thế, những người ủng hộ cải cách tài chính (P) là những nhà khoa học xã hội (S).”
Chuyển các phát biểu thành tuyên bố nhóm chuẩn hoá:
“Chỉ có các nhà khoa học xã hội (S) mới là nhà khoa học chính trị (M).
 Chuyển sang tuyên bố dạng A (All S are M): “Tất cả các nhà khoa học xã hội là nhà khoa học chính trị”
“Nhiều nhà khoa học chính trị (M) là những người ủng hộ cải cách tài chính (P)”
 Chuyển sang tuyên bố dạng I (Some M are P): “Một vài nhà khoa học chính trị là người ủng hộ cải cách tài
chính”
“Chính vì thế, những người ủng hộ cải cách tài chính (P) là những nhà khoa học xã hội (S).”
 Chuyển sang tuyên bố dạng A (All P are S): “Những người ủng hộ cải cách tài chính là những nhà khoa học xã
hội”.
Sử dụng sơ đồ Venn để kiểm tra giá trị của lập luận dựa trên tuyến bố nhóm chuẩn hóa:
Ta tóm tắt các tuyên bố chuẩn hoá trên như sau:

 All S are M
 Some M are P
 All P are S
Như vậy, từ các tuyên bố chuẩn hoá trên, ta có các sơ đồ Venn như sau:

S M S M

1
x 2
1
4
P P

Sơ đồ 1 Sơ đồ 2

S M

Sơ đồ 3

Từ ba sơ đồ Venn ở trên, ta có thể đưa ra những suy luận cụ thể như sau:
- Lập luận trên chỉ có thể đúng khi và chỉ khi không có trường hợp 2 tiền đề là đúng nhưng kết luận lại là sai
- Như vậy ở sơ đồ 1 và 2, ta không thấy có gì bất hợp lý, chỉ không thể xác định được vị trí điểm đặt của x, x có
thể nằm ở vị trí 1 hoặc 2, hoặc ở cả 2 vị trí đó, như vậy ta biết rằng x có thể tồn tại trong đoạn giao của M và P
nhưng không biết chính xác là đoạn nào. Nếu x nằm ở vị trí 2, lập luận sẽ có kết luận là sai vì phần giao của S
và P không phải là rỗng. Như vậy lập luận ban đầu là không có giá trị.
Chúng ta cũng có thể suy luận bằng kiểm định như sau:

 All S are M
 Some M are P
 All P are S
Do trong lập luận trên, M là thuật ngữ trung gian không nằm ở bất kỳ mệnh đề nào có tính phân phối cho thuật ngữ
trung gian (quy luật số 2) nên lập luận là không có giá trị.
5. Dạng 5: Xác định giá trị lập luận bằng logic chân lý, bảng logic chân lý, bảng logic chân lý rút gọn

Đặt vấn đề: Bài toán này có thể nói là bài toán dễ nhất trong đề, nếu như thuộc lòng phương pháp và lý thuyết về logic
chân lý. Vấn đề to lớn nhất của bài toán chính là: cần hiểu đâu là tiền đề, đâu là kết luận, mối liên hệ giữa cái gọi là tiền
đề và kết luận theo chân lý.

Tóm tắt bảng logic chân lý:

Phủ định: ký hiệu ~ Phép hợp: ký hiệu &


P ~P P Q P&Q
T F T T T
F T T F F
“not,” or “it is not the case that” F T F
F F F
“and,” “but,” “while”

Phép tuyển : ký hiệu v Logic điều kiện: Ký hiệu 


P Q PvQ P Q P  Q
T T T T T T
T F T T F F
F T T F T T
F F F F F T
“or” và “unless” “if….then” và “provide that”

Phương pháp thực hiện:

- Bước 1: Xác định và gọi tên tóm tắt các thuật ngữ mô tả
- Bước 2: Lập tóm tắt mô tả lập luận theo tên viết tắt đã đặt ở bước 1
- Bước 3: Xác định các tình huống xảy ra cho các thuật ngữ mô tả đó, thật ra 1 thuật ngữ mô tả hành động chỉ có
2 tình huống xảy ra là true (T) và false (F)
- Bước 4: Xác định các yếu tố cần phải ghi trong bảng logic chân lý, cái nào có xuất hiện trong bảng tóm tắt mô
tả ở bước 2 thì phải có mặt trong bảng logic chân lý.
- Bước 5: Lập bảng logic chân lý, và tìm dòng nào có 2 tiền đề true nhưng kết luận false, nếu không có dòng nào
như vậy thì lập luận là có giá trị, nếu có thì là không có giá trị

Ví dụ minh hoạ:

Câu 5: Thiết lập mô hình hóa bằng ký hiệu cho lập luận sau đây và kiểm tra giá trị của lập luận bằng bảng giá trị
chân lý
“Nếu ứng cử viên của Đảng dân chủ thắng cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ sắp tới thì ông ấy sẽ tăng thuế. Nếu thuế
tăng thì khoản thu nhập khả dụng (thu nhập còn lại sau khi nộp thuế) của người dân sẽ giảm. Vì thếm, nếu ứng cử viên
của Đảng Dân chủ thắng cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ sắp tới thì thu nhập khả dụng của người dân sẽ giảm.”
Trả lời:
Đặt các ký hiệu cho các mệnh đề như sau:
P: “Ứng cử viên của Đảng dân chủ thắng cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ sắp tới”
Q: “Ứng cử viên của Đảng dân chủ tăng thuế”
R: “Thu nhập khả dụng (thu nhập còn lại sau khi nộp thuế) của người dân sẽ giảm”
Như vậy ta có mô hình lập luận:

 PQ
 QR
 PR
Ta có bảng kiểm định chân lý như sau:

P Q R PQ Q R PR
T T T T T T
T T F T F F
T F T F T T
T F F F T F
F T T T T T
F T F T F T
F F T T T T
F F F T T T

Như vậy từ bảng logic chân lý trên, ta không thấy bất kỳ dòng nào cho 2 tiền đề đúng mà kết luận lại sai, vậy lập
luận là có giá trị.
6. Các dạng bài tập lý thuyết

Đặt vấn đề: Dạng này thầy có thể cho rất nhiều loại câu hỏi khác nhau, em cũng không lường trước được câu hỏi sẽ ra
của thầy là gì, vì vậy mọi người nên xem kỹ lý thuyết, nhất là những dạng mà thầy dặn nên xem trước khi kết thúc môn.

Xin cảm ơn anh/chị vì đã đọc bài định hướng của em, chúc anh chị có thể có kết
quả thi tốt nhất <3

Bùi Thái Thanh Danh

You might also like