You are on page 1of 4

CHƯƠNG 3: SUY LUẬN

I. ĐỊNH NGHĨA VÀ CẤU TRÚC SUY LUẬN


1. Định nghĩa:
- Suy luận (còn gọi là suy diễn logic) là một hình thức của tư duy trong đó từ một số tri
thức đã có rút ra tri thức mới
2. Cấu trúc gồm: Tiền đề, kết luận
- Tiền đề: đã biết, tri thức cũ
- Kết luận: tri thức mới

Ví dụ: Mọi kim loại đều dẫn điện. Sắt là kim loại. Vậy, sắt dẫn điện.

- Tiền đề: “Mọi kim loại đều dẫn điện. Sắt là kim loại”
- Kết luận: “Sắt dẫn điện”
II. TAM ĐOẠN LUẬN ĐƠN
1. Cấu trúc, ví dụ:
a. Cấu trúc: Mỗi tam đoạn luận đều có:
3 thuật ngữ 3 mệnh đề
- Tiểu đề: S - Đại tiền đề: P – M
- Đại từ: P - Tiểu tiền đề: S – M
- Trung từ: M - Kết luận: S – P

2. Hình của tam đoạn luận đơn:

3. Kiểu của tam đoạn luận đơn:


- Nếu xét về lý thuyết thì một tam đoạn luận có ba phán đoán đơn với bốn loại
phán đoán A, I, E, O sẽ tạo ra 43 = 64 tam đoạn luận.
- Và nếu cấu trúc theo bốn loại hình khác nhau, ta sẽ được: 64 x 4 = 256 tam đoạn luận.
Tuy nhiên khi đưa các quy tắc vào để kiểm định thì chỉ còn lại 24 kiểu đúng:
+ Hình I có sáu kiểu hợp logic: AAA, EAE, AII, EIO, AAI, EAO
+ Hình II có sáu kiểu hợp logic: EAE, AEE, EIO, AOO, EAO, AEO.
+ Hình III có sáu kiểu hợp logic: AAI, IAI, AII, EAO, OAO, EIO.
+ Hình IV có sáu kiểu hợp logic: AAI, AEE, IAI, EAO, EIO, AEO
- Ví dụ:
+ Mọi loài côn trùng đều có hại: A
+ Thỏ không phải là loài côn trùng: E
+ Vậy có những loài thỏ không có hại: O

Kết hợp hình và kiểu, ta có cách viết: M a P, S a M, S a P

4. Tính chu diên của S, P:

Mặc định:

a. Quy tắc 1: Trung từ M phải chu diên ít nhất một lần ở tiền đề
b. Quy tắc 2: Thuật ngữ không chu diên ở tiền đề thì không được chu diên ở kết luận
c. Quy tắc 3: Phải có ít nhất một trong hai tiền đề là phán đoán khẳng định
d. Quy tắc 4: Nếu một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận phải phủ
định
e. Quy tắc 5: Từ hai tiền đề đều khẳng định không thể rnút ra kết luận phủ định
f. Quy tắc 6: Phải có ít nhất một tiền đề là phán đoán toàn thể
g. Quy tắc 7: Một trong hai tiền đề là phán đoán bộ phận thì kết luận phải là phán
đoán bộ phận
h. Quy tắc 8: Từ hai tiền đề toàn thể không thể rút ra kết luận bộ phận

*Quy tắc về thuật ngữ: tam đoạn luận đơn có đúng 3 hạn từ (thuật ngữ)

Ví dụ vi phạm quy tắc: Một số sinh viên học logic. Bình học đại học. Vậy Bình là sinh
viên. Có 4 hạn từ là: “sinh viên”, “học logic”, “học đại học”, “Bình”
5. Tam đoạn luận giản lược
- Là tam đoạn luận đơn mà một tiền đề hoặc kết luận đã bị lược bỏ (để ngầm hiểu).
- Ví dụ: Mọi sinh viên đều phải biết tự học. Nên Dũng phải biết tự học
➔ Tiền đề bị lược bỏ: Dũng là sinh viên
III. SUY LUẬN PHỨC
1. Khái niệm: Suy luận phức là dạng suy luận có một số tiền đề là phán đoán phức hoặc
tất cả các tiền đề là phán đoán phức.
- Nối tiền đề với tiền đề bằng dấu hội: ^
- Nối tiền đề với kết luận bằng dấu kéo theo: -> , 
2. Các dạng suy luận phức thông thường
a. Tam đoạn luận điều kiện:
- Nếu ăn mặn thì khát nước. Nếu khát nước thì uống nước. Nếu uống nước thì đỡ khát.
Nếu ăn mặn thì đỡ khát nước. A  B, B  C, CD, AD
- Nếu tin vào số phận thì không làm gì cả. Nếu không làm gì cả thì nghèo đói. Nếu tin
vào số phận thì nghèo đói. A  B, B  C, A  C
b. Tam đoạn luận lựa chọn:
- Phép tuyển không nghiêm ngặt:
+ Có thể đi du lịch hoặc về quê ăn tết. Không về quê ăn tết. Đi du lịch.
+Chịu khó học, hoặc là thất nghiệp. Không chịu khó học. Thất nghiệp.
A v B, A, B
- Phép tuyển nghiêm ngặt:
+Hoặc VN thắng, hoặc Thái Lan thắng. Việt Nam thắng. A v B, A, ~B
c. Song quan luận:
- Nếu yêu thì khổ. Nếu không yêu thì cũng khổ. Khổ: ((A  B) ^ (~AB)) -> B
Ví dụ: Tìm 2 khái niệm được định nghĩa thông qua nguồn gốc phát sinh, viết định
nghĩa và xác định kết cấu.

1. Giá cả thị trường của một loại hàng hóa, dịch vụ được xác định tại điểm ở đó lượng
hàng hóa, dịch vụ thị trường sẵn sàng mua bằng lượng hàng hóa, dịch vụ được cung
ứng.
- Nội hàm: được xác định tại điểm ở đó lượng hàng hóa, dịch vụ thị trường sẵn sàng
mua bằng lượng hàng hóa, dịch vụ được cung ứng.
- Ngoại diên: giá cả thị trường thịt heo, giá cả thị trường thịt gà,…
2. Đường giới hạn khả năng sản xuất là đường mô tả những tổ hợp sản lượng hàng hóa
tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất được khi tận dụng hết toàn bộ nguồn lực hiện có.
- Nội hàm: đường mô tả những tổ hợp sản lượng hàng hóa tối đa mà nền kinh tế có thể
sản xuất được khi tận dụng hết toàn bộ nguồn lực hiện có.
- Ngoại diên: Đường giới hạn khả năng sản xuất của thực phẩm và quần áo, đường giới
hạn khả năng sản xuất của máy tính và ô-tô,…
3. Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bán ra bằng tổng chi phí, bao gồm chi phí
cố định và chi phí khả biến.
- Nội hàm: điểm mà tại đó doanh thu bán ra bằng tổng chi phí, bao gồm chi phí cố định
và chi phí khả biến
- Ngoại diên: điểm hòa vốn của doanh nghiệp Hòa Phát, điểm hòa vốn của công ty
TNHH Tây Ninh,…

You might also like