You are on page 1of 8

1

PHẦN DÀNH CHO CÁN BỘ CHẤM THI BÀI TỰ LUẬN


Họ và tên cán bộ chấm thi:
Điểm đã chấm thành phần theo từng câu:
Câu 1: … điểm
Câu 2: … điểm
…..
Tổng điểm toàn bài: … điểm (Điểm bằng chữ: … )
Nhận xét chung nếu có: ……………………………………….……………….……

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

PHẦN DÀNH CHO SINH VIÊN LÀM BÀI TỰ LUẬN


Lưu ý: SV đặt tên file bài làm là SBD-MSSV (ví dụ, Phòng thi 001, SV có số báo danh là 1, sẽ
đặt tên file là 1-1856130031)
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thới Kim Ngân
Mã số sinh viên: 2056190097
Môn thi: Logic học đại cương

BÀI LÀM
(SV đánh máy trực tiếp phần trả lời bằng tiếng Việt có dấu, cỡ chữ 13 hoặc 14 ở trang sau)

1. (1,5đ): Xác định nội hàm, ngoại diên, mở rộng, thu hẹp, định nghĩa và phân chia
khái niệm: giới trí thức.

Nội hàm là toàn bộ những thuộc tính đặc trưng được phản ảnh vào trong khái niệm. Nội
hàm của khái niệm được xem là tính chất của khái niệm.
Nội làm của giới trí thức là một nhóm những người có học thức chuyên tham gia những
công việc trí óc phức tạp nhằm phê bình, hướng dẫn và đi đầu trong việc cấu thành nên
văn hóa - chính trị trong xã hội.

Ngoại diên là tập hợp tất cả nhữg phần tử mà khái niệm phản ánh. Hay nói cách khác,
ngoại diên là sức bao chứa của khái niệm đối với đối tượng mà nó phản ánh.
Ngoại diên của giới trí thức là các nghệ sĩ, giáo viên - giảng viên, tác giả và các "nhà
văn"

Mở rộng: Giới trí thức ->


Thu hẹp: Giới trí thức -> Giảng viên

Định nghĩa: Giới trí thức hay tầng lớp trí thức là một nhóm những người có học thức
chuyên tham gia những công việc trí óc phức tạp nhằm phê bình, hướng dẫn và đi đầu
2

trong việc cấu thành nên văn hóa - chính trị trong xã hội.Chiếu theo tầng lớp xã hội thì
giới trí thức bao gồm các nghệ sĩ, giáo viên - giảng viên, tác giả và các "nhà văn"

Phân chia khái niệm là thao tác logictách các khái niệm có ngoại diên hẹp (hạng) ra khỏi
khái niệm có ngoại diên rộng hơn (loại)

2. (1đ): Cho phán đoán A đúng hãy xác định các giá trị các phán đoạn còn lại trong
hình vuông logic.

Ađ -> Os -> Es -> Iđ


Ví dụ:
Ađ: Tất cả sinh viên đều học môn logic học
Iđ: Một số sinh viên học môn logic học
Es: Tất cả sinh viên đều không học môn logic học
Os: Một số sinh viên khong học môn logic học.

3. (1đ): Chứng minh bằng bản chân trị đầy đủ giá trị logic của công thức phán đoán
sau:
(P∧Q) ⇒(P∨Q)

(P ∧ Q) ⇒ (P ∨ Q)
Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ
Đ S S S Đ S Đ
S S Đ S S Đ Đ
S S S Đ S S S

4. (1,5đ): Chứng minh giá trị logic của tam đoạn luận kiểu EIO và cho ví dụ ứng
dụng.

Hình 1: Hình 3:
M+ E P+ M+ E P+

S- I M- M- I S-

S- O P+ S- O P+

Hình 2: Hình 4:
P+ E M- P+ E M+
3

S- I M- M- I S-

S- O P+ S- O P+

Kết luận: Tam đoạn luận kiểu EIO luôn đúng ở cả 4 hình
Ví dụ:
P: Sinh viên
M: Đoàn viên
S: Đảng viên

Hình 1:
Tất cả đoàn viên không phải là sinh viên
Một số đảng viên là đoàn viên
Vậy một số đảng viên không phải là sinh viên

Hình 3:
Tất cả đoàn viên không phải là sinh viên
Một số đoàn viên là đảng viên
Vậy một số đảng viên không phải là sinh viên

Hình 2:
Tất cả sinh viên không phải là đoàn viên
Một số đảng viên là đoàn viên
Vậy một số đảng viên không phải là sinh viên

Hình 4:
Tất cả sinh viên không phải là đoàn viên
Một số đoàn viên là sinh viên
Vậy một số đảng viên không phải là sinh viên

5. (1,5đ): Chứng minh giá trị logic của suy luận sau:
“Nếu ý chí thành công đủ mạnh thì thất bại sẽ lùi bước và nếu có đủ tình yêu
thương con người thì chiến tranh sẽ tan biến. Vậy, ở đâu có ý chí thành công đủ
mạnh và có đủ tình yêu thương con người thì ở đó không thể có thất bại và không có
chiến tranh

6. (1.5đ): Chứng minh giá trị logic của các công thức suy luận sau:
7. (1đ): Trình bày phương pháp xác định nhân quả của Stuart Mill và cho ví dụ ứng
dụng.

Phương pháp Stuart Mill, phương pháp xác định mối quan hệ nhân quả của quép cung
nạp:
4

* Phương pháp tương đồng:


- Nếu 3 hàng nhiều tường hợp của từng nghiên cứu chỉ có một sự kiện chungthì sự kiện
chung đó có thể là nguyên nhân của hiện tượng ấy:
Dạng thức
K1: A, B, C -> M
K2: A, D, E -> M
K3: A, F, G -> M
....
A -> M
Ví dụ
M: đau bụng
B: ốc
C: bánh tráng
A: kem
Nguyên nhân của đau bung M là ăn kem A

*Phương pháp khác biệt (dị biệt)


- Nếu hiện tượng xã hội và trong xã hội có những trường hợp khác nhau có những điều
kiện như nhau trừ 1 điều kiện thì điều kiện bị loại bỏ đó có thể là nguyên nhân hay là một
phần nguyên nhân của hiện tượng ấy
Dạng thức:
K1: A, B,C ->N
K2: A, C ->
B -> N
* Phương pháp đồng biến
*Phương pháp thặng dư

- Phương pháp phù hợp(methode de concordance). Ví dụ ta thấy nhiều thứ cà rem cây rất
khác nhau mà đều bán chạy cả, thứ dài thứ ngắn, thứ ngọt ít, thứ ngọt nhiều, thứ màu đỏ,
thứ màu vàng … nhưng bấy nhiêu thứ đều có chỗ này phù hợp nhau là cùng có mùi thơm
va ni thì ta có thể nói rằng mùi thơm đó là nguyên nhân của sự bán chạy.

- Phương pháp sai dị (methode de difference).


Có 2 thứ cà rem cây giống nhau về mọi phương diện chỉ khác nhau ở chỗ, một thứ thơm
va ni, một thứ tơm mùi khác. Thứ thơm va ni bán chạy, thứ kia không chạy. Vậy ta nói
rằng mùi thơm va ni là nguyên nhân của sự bán chạy.

- Phương pháp đồng thời thay đổi (methode des variations concomitants).
Hai phương pháp trên cho ta đoán được nguyên nhân rồi. Ta thay đổi nguyên nhân đó đi
để xem hiện tượng có thay đổi không. Ví dụ cà rem của ta thêm va ni vào thì bán chạy,
bỏ va ni ra thì bán ế, vậy sự thơm của va ni quả là nguyên nhân của sự bán chạy.
5

- Phương pháp còn thừa lại(methode des residus). Ta kê hết thảy những điều, mà theo ý
ta, có thể là nguyên nhân của sự bán ế. Ví dụ ta kiếm được 8 điều. Ta xét từng điều một,
chỉ trừ một điều, điều thứ 5 chẳng hạn. Những điều ta xét đó không thể làm nguyên nhân
cho sự bán ế được. Vậy điều còn lại đó là điều 5, tất phải là nguyên nhân của sự bán ế.

Tóm lại, Descartes, Stuart Mill, Claude Bernard đã có công định những qui tắc bất di bất
dịch của phương pháp khoa học. Ta phải hiểu rỏ phương pháp đó và có tinh thần khoa
học rồi mới tổ chức công việc.

Ví dụ:

8. (1đ): Trình bày cấu trúc và quy tắc của phép chức minh logic.

Khái niệm chứng minh

Chứng minh là thao tác tư duy nhằm vạch ra cơ sở để dẫn đến thừa nhận tính đúng đắn,
đáng tin cậy của một luận điểm nhất định. Cơ sở ấy chính là những luận cứ đã được
chứng minh hoặc đã được công nhận là đúng và mối liên hệ lôgic giữa những luận cứ ấy
với luận điểm cần chứng minh.

Ví dụ :Chứng minh : “Sinh viên Hòa học giỏi”.


Dựa vào các phán đoán mà tính chân thực đã được xác nhận sau đây để làm tiền đề :
(1)Sinh viên Hòa được khen thưởng về thành tích học tập.
(2)Ai không học giỏi thì không được khen thưởng về thành tích học tập.
Sắp xếp các tiền đề theo một cách nhất định ta sẽ rút ra luận điểm cần chứng minh :
-Ai không học giỏi thì không được khen thưởng về thành tích học tập.
-Sinh viên Hòa được khen thưởng về thành tích học tập
Chứng tỏ : Sinh viên Hòa học giỏi

Cấu trúc của chứng minh


Chứng minh gồm ba thành phần liên quan chặt chẽ với nhau: luận đề; luận cứ; luận
chứng:
- Luận đề là phán đoán mà tính chân thực của nó phải chứng minh. Nó là thành phần chủ
yếu trả lời câu hỏi: Chứng minh cái gì?
- Luận cứ là các luận điểm lý luận khoa học hoặc thực tế chân thực dung để chứng minh
luận đề. Luận cứ có chức năng là tiền đề lôgic của chứng minh và trả lời câu hỏi dùng cái
gì để chứng minh? Luận cứ có thể là các luận điểm tin cậy về các sự kiện, có thể là định
nghĩa, tiên đề, các luận điểm khoa học đã được chứng minh.
- Luận chứng là quá trình thiết lập mối liên hệ giữa luận cứ và luận đề để đi đến khẳng
định luận đề là chân thực, luận cứ trả lời cho câu hỏi: chứng minh bằng cách nào?

Quy tắc đối với luận đề


6

Qui tắc 1: Muốn chứng minh luận đề là đúng thì bản thân luận đề phải thật sự là luận
điểm đúng, ngược lại muốn chứng minh luận đề là sai thì bản thân luận đề phải thực sự là
luận điểm sai.
Qui tắc này chứng tỏ lôgic của tư duy không thể hoàn toàn độc lập với hiện thực khách
quan mà ngược lại tư duy chỉ được xem là đúng đắn khi nó phù hợp với hiện thực khách
quan. Mọi mưu toan chứng minh luận điểm đúng thành sai hoặc sai thành đúng đều là
ngụy biện. Trong các ngụy biện luôn có sự vi phạm những qui luật, qui tắc lôgic.
Qui tắc 2: Luận đề phải được phát biểu đầy đủ, rõ ràng và không mâu thuẫn.
Luận đề là vấn đề được đưa ra để chứng minh, nếu nội dung của nó không mang tính xác
định thì người chứng minh không biết phải chứng minh điều gì và do đó, phép chứng
minh sẽ không có phương hướng rõ ràng, xác định. Nếu luận đề có mâu thuẫn lôgic tức là
có sự sai lầm thì không thể chứng minh nó là đúng được.
Qui tắc 3: Luận đề phải được giữ vững trong suốt quá trình chứng minh.
Luận đề là yếu tố quan trọng nhất trong phép chứng minh, là mục tiêu cuối cùng của
phép chứng minh. Luận đề đòi hỏi các luận cứ đều phải có quan hệ lôgic với nó, phải
hướng về việc chứng minh hoặc bác bỏ nó. Cần loại bỏ ra khỏi phép chứng minh những
luận cứ tuy đúng nhưng không nhằm vào việc chứng minh hoặc bác bỏ luận đề. Vi phạm
qui tắc này một cách không cố ý được gọi là xa đề hoặc lạc đề. Cố ý vi phạm qui tắc này,
tức là cố ý lái quá trình chứng minh hoặc bác bỏ sang một hướng khác, được gọi là đánh
tráo luận đề.

Qui tắc đối với luận cứ


Qui tắc 1: Luận cứ phải là những luận điểm đã được chứng minh là đúng hoặc được công
nhận là đúng.
Luận cứ là cơ sở của phép chứng minh. Nếu cơ sở không vững chắc thì phép chứng minh
không thể đứng vững. Nếu có luận cứ sai hoặc những luận cứ chưa được chứng minh là
đúng hay sai thì phép chứng minh sẽ không có sức thuyết phục, thậm chí sẽ dễ dàng bị
bác bỏ.
Qui tắc 2: Luận cứ phải đúng độc lập với luận đề.
Với tính cách là một luận điểm đúng dùng làm cơ sở để chứng minh hoặc bác bỏ luận đề
thì trước hết bản thân luận cứ phải được chứng minh trước khi được công nhận là đúng.
Nếu ta dùng luận đề để chứng minh tính đúng đắn của luận cứ thì phép chứng minh sẽ
phạm vào lỗi "chứng minh luẩn quẩn". A được dùng để chứng minh B đúng và ngược lại
B lại được dùng để chứng minh A đúng thì cả hai đều không được chứng minh. Hơn nữa,
bản thân luận đề là luận điểm cần được chứng minh, chưa được công nhận là đúng thì
không thể dùng làm luận cứ để chứng minh một luận điểm khác được. Như vậy, theo qui
tắc này thì luận đề phải là hệ quả của luận cứ chứ không thể ngược lại.
Qui tắc 3: Luận cứ phải đủ để dẫn đến luận đề.
Chưa đủ luận cứ mà đã đi đến kết luận cuối cùng thì kết luận ấy sẽ trở nên áp đặt. Luận
đề sẽ không được chấp nhận nếu nếu nó là “vô căn cứ” hoặc “thiếu căn cứ”.

Qui tắc đối với luận chứng:


7

Qui tắc 1: Trong quá trình chứng minh phải bảo đảm tuân thủ tất cả các qui tắc, các qui
luật lôgic.
Chứng minh là sự vận dụng tổng hợp toàn bộ những qui tắc, qui luật lôgic; vi phạm bất
cứ lỗi lôgic nào cũng sẽ làm cho phép chứng minh thiếu chặt chẽ, không có sức thuyết
phục. Phép chứng minh tốt là phép chứng minh chỉ sử dụng những suy luận hợp lôgic.
Những suy luận có lý xuất hiện trong phép chứng minh sẽ làm giảm giá trị của phép
chứng minh ấy.
Qui tắc 2: Phải bảo đảm tính hệ thống trong việc sắp xếp các luận cứ dẫn đến luận đề.
Đủ luận cứ thì phép chứng minh chưa hẳn là có sức thuyết phục. Khi đã có đủ luận cứ thì
một vấn đề quan trọng khác là việc thiết lập mối liên hệ lôgic giữa các luận cứ với nhau
và giữa các luận cứ với luận đề sao cho tính tất yếu đúng (hoặc tất yếu sai) của luận đề
được thể hiện một cách rõ ràng. Có những phép chứng minh không có sức thuyết phục
không phải vì không đủ luận cứ mà là do việc trình bày, sắp xếp các luận cứ một cách lộn
xộn, rời rạc, không liên tục. Vì vậy trong quá trình chứng minh không thể không chú ý
đến việc thiết lập các quan hệ lôgic trong phép chứng minh ấy: Phải xuất phát từ đâu và
qua những bước trung gian nào trước khi đi đến kết luận cuối cùng.
Qui tắc 3: Phải bảo đảm tính nhất quán trong quá trình chứng minh. Trong chứng minh
phải loại trừ mâu thuẫn giữa các luận cứ với nhau và giữa luận cứ với luận đề.
8

You might also like