You are on page 1of 18

HỆ THỐNG CÂU HỎI VẤN ĐÁP TRỰC TUYẾN MÔN LOGIC HỌC

*Chú ý: Một số thuật ngữ tiêu biểu:


(P): thuật ngữ lớn
(S): thuật ngữ nhỏ
(M): thuật ngữ giữa

Đề 1
Câu 1: Logic hình thức và logic biện chứng khác nhau như thế nào?
Logic hình thức Logic biện chứng
Tính chất Nghiên cứu tư duy tĩnh, bất động, Nghiên cứu tư duy động,
chính xác phạm trù phản ánh sự vận
động, chuyển hóa của thế
giới khách quan.
Đối tượng Nghiên cứu tư duy chính xác, chỉ Nghiên cứu tư duy biện
nghiên cứu khái niệm trong một chứng, chủ yếu nghiên
phẩm chất xác định không phải tất cứu logic chủ quan.
cả mọi phẩm chất.
Quá trình - Nghiên cứu một giai đoạn nhận Nghiên cứu nghiên cứu sự
thức trong nhiều giai đoạn phản ánh phản ánh sự vật như một
sự vật. quá trình, một chỉnh thể
- Nghiên cứu lịch sử có thể căn cứ
vào những vĩ nhân, tựa như ta xem
xét một lát cắt của một quá trình
Phương pháp Tĩnh tại hóa, cô lập hóa, trừu tượng Nghiên cứu sự phản ánh
hóa một giai đoạn, một quá trình của sự vận động và
phản ánh sự vật. chuyển hóa
ĐỊNH NGHĨA Là khoa học về những hình thức Là khoa học về những
và quy luật của tư duy chính xác, hình thức và quy luật
lấy sự đồng nhất trừu tượng làm của tư duy biện chứng,
cơ sở. lấy sự đồng nhất, trừu
tượng, chuyển hóa lẫn
nhau làm cơ sở.
Câu 2: Lấy ví dụ làm rõ sự khác nhau giữa Logic hình thức và logic biện chứng
- Trong hình học Euclide định nghĩa về đường thẳng theo logic hình thức. Đường
thẳng là tập hợp điểm cùng một hướng vô hạn cả hai đầu, không chiều dày, không
màu sắc mà trên thực tế không có con đường nào như vậy.
- Còn khái niệm đường quốc lộ số 1 được định nghĩa theo logic biện chứng hàm ý
đây là mốc bắt đầu của một chuỗi khái niệm (đường) tiếp theo.
Dĩ nhiên, đây là khái niệm phản ánh sự chuyển hóa của sự vật; còn khái niệm
không có sự chuyển hóa thì chỉ là sự ngụy biện.

Đề 2
Câu 1: Thế nào là logic học?
Logic học là khoa học nghiên cứu tư duy với tư cách là quá trình phản ánh
chân thực thế giới khách quan.
Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của logic học là tư duy. Nói như vậy có đúng không?
Nếu không đúng thì đối tượng nghiên cứu của logic học là gì?
Không, Logic học được hiểu như là một khoa học nghiên cứu những quy
luật và hình thức của tư duy nhằm nhận thức đúng đắn hiện thực khách ở không
gian, thời gian xác định

Đề 3
Câu 1: Trình bày vắn tắt nội dung và ý nghĩa của quy luật đồng nhất
a) Nội dung:
- Một ý nghĩ, một tư tưởng đã được định hình trong tư duy để phản ánh về đối
tượng ở phẩm chất xác định thì đồng nhất với chính nó về mặt giá trị logic của nó.
- Có nghĩa là, một nội dung tư tưởng nào đó đã được xác định là (a) thì phải giữ
nguyên nội dung đã xác định là (a) đó, trong suốt quá trình lập luận, không được
thay đổi, đánh tráo sang các nội dung khác (a).
- Công thức của quy luật đồng nhất a ≡ a (Đọc là a đồng nhất với a)
Trong quá trình hình thành, một tư tưởng (khái niệm, phán đoán, lý thuyết, giả
thuyết…) có thể thay đổi, nhưng khi đã hình thành xong thì không được thay đổi
nữa.
b) Ý nghĩa:
- Hình thành tính nhất quán rõ ràng, chính xác, mạch lạc và khúc triết trong quá
trình lập luận tránh được những sự mập mờ, không cụ thể, không xác định trong tư
duy.
- Giúp nhanh chóng phát hiện ra những lỗi logic của mình và của đối phương trong
quá trình tranh luận. Vạch trần âm mưu xuyên tạc của các thế lực phản động để
bảo vệ những giá trị chân chính của nhân loại.

Câu 2: Viết Công thức tổng quát của loại hình 3 của tam đoạn luận? Loại hình 3
cần tuân thủ các quy tắc nào?
- Công thức:
(M) – (P)
(M) – (S)
(S) – (M)
- Ví dụ:
“Mọi sinh viên (M) đều phải học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –
Lênin (P)”.
“Có những sinh viên (M) là người nghiên cứu khoa học (S)”.
=> “Có những người nghiên cứu khoa học (S) phải học những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác – Lênin (M)”.
- Quy tắc:
Quy tắc 1: Tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định.
Quy tắc 2: Kết luận là phán đoán riêng

Đề 4
Câu 1: Nguyên nhân của sự vi phạm quy luật đồng nhất là gì?
Có hai nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm quy luật đồng nhất, đó là sự vô tình (ngộ
biện) và sự cố ý (ngụy biện)
- Sự vô tình vi phạm quy luật đồng nhất xảy ra trong trường hợp chủ thể của quá
trình nhận thức có trình độ tư duy kém, khả năng phân biệt thấp hoặc có trạng thái
tâm lý dễ bị xúc động => thần kinh không ổn định, bị tổn thương nên không làm
chủ được quá trình lập luận, dẫn đến lẫn lộn từ nội dung này sang nội dung khác.
- Sự cố ý vi phạm quy luật đồng nhất xảy ra trong trường hợp chủ thể của quá trình
nhận thức chủ động đánh tráo khái niệm; thay thế luận đề, để đánh lừa người khác
trong quá trình lập luận, nhằm che đậy những hành vi không đúng đắn nào đó.
Câu 2: Vi phạm quy luật đồng nhất thường dẫn đến những lỗi gì?
Vi phạm quy luật đồng nhất thường dẫn đến sự không nhất quán trong việc
sử dụng các thuật ngữ, các khái niệm, lập luận dài dòng, nói năng không rõ ràng,
vòng quanh luẩn quẩn và không tập trung vào làm sáng tỏ một nội dung, một chủ
đề nào cả; làm sai lệch thông tin về bản chất của sự vật, hiện tượng cần phản ánh.

Đề 5
Câu 1: Trình bày nội dung và ý nghĩa của quy luật cấm mâu thuẫn? Lấy ví dụ để
làm rõ nội dung
- Nội dung: Một ý nghĩ, một tư tưởng đã được định hình trong tư duy để phản ánh
về đối tượng ở phẩm chất xác định thì không thể đồng thời mang hai giá trị logic
trái ngược nhau. Nếu ký hiệu tư tưởng đó bằng chữ (a) thì quy luật này được viết
thành công thức sau: 7(a Λ 7a) (Đọc là không thể đồng thời tồn tại a và không a)
- Ý nghĩa:
+ Tránh được những mâu thuẫn logic trong quá trình suy nghĩ nhằm hình thành
tính hệ thống, rõ ràng, mạch lạc và chính xác trong lập luận, phát hiện ra những
mâu thuẫn trong lập luận của người khác, từ đó mà bác bỏ những lập luận của họ.
+ Xác định rõ lập trường của mình trong các cuộc tranh luận giữa những ý kiến đối
lập nhau về cùng một nội dung, cùng một đối tượng, cùng một thời gian.
+ Tăng cường tính thuyết phục và độ tin cậy vào lập luận của mình.
- Ví dụ: Trong hai phán đoán:
“Chống lại người đang thi hành công vụ là phạm pháp”
và “Chống lại người đang thi hành công vụ là không phạm pháp”
Sẽ có một phán đoán là sai (giả dối).
Do đó, không được đồng thời sử dụng chúng với tư cách là các tư tưởng, phán
đoán có giá trị chân thực trong quá trình lập luận.

Câu 2: Thế nào là suy luận diễn dịch gián tiếp?


- Suy luận suy diễn gián tiếp: là loại suy luận suy diễn trong đó kết luận được rút
ra từ sự liên kết hai hay nhiều phán đoán.
- Ví dụ:
Tất cả người dân Việt Nam phải có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. (1)
Chúng ta là người dân Việt Nam. (2)
=> Do đó, chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. (3)

Đề 6
Câu 1: Yêu cầu của quy luật và ý nghĩa của quy luật cấm mâu thuẫn? Ví dụ để làm
rõ yêu cầu của quy luật
- Yêu cầu: Trong một quan hệ nhất định, một thời điểm nhất định, một đặc trưng
nhất định nào đó, tư tưởng đó phản ánh phẩm chất của đối tượng không thể đồng
thời có hai ý kiến mâu thuẫn nhau cùng tồn tại; mà một trong hai ý kiến đó phải
đúng hay phải sai.
=> Không thể đồng thời tồn tại cả ý kiến khẳng định và phủ định
- Ý nghĩa:
+ Tránh được những mâu thuẫn logic trong quá trình suy nghĩ nhằm hình thành
tính hệ thống, rõ ràng, mạch lạc và chính xác trong lập luận, phát hiện ra những
mâu thuẫn trong lập luận của người khác, từ đó mà bác bỏ những lập luận của họ.
+ Xác định rõ lập trường của mình trong các cuộc tranh luận giữa những ý kiến đối
lập nhau về cùng một nội dung, cùng một đối tượng, cùng một thời gian.
+ Tăng cường tính thuyết phục và độ tin cậy vào lập luận của mình.
- Ví dụ: Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa và phi nghĩa.

Câu 2: Viết công thức và nêu các quy tắc loại hình 4 của tam đoạn luận
- Công thức:
(P) – (M)
(M) – (S)
(S) – (P)
- Ví dụ:
“Sắt (P) là kim loai (M)”.
“Tất cả kim loại (M) đều dẫn điện (S)”
=> “Do đó, Có một chất dẫn điện (S) là Sắt (P)”.
- Quy tắc:
Quy tắc 1: Nếu một tiền đề là phán đoán phủ định thì tiền đề lớn là phán đoán
chung.
Quy tắc 2: Nếu tiền đề lớn là phán đoán khẳng định thì tiền đề nhỏ là phán đoán
chung.
Quy tắc 3: Nếu tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định thì kết luận là phán đoán
riêng.

Đề 7
Câu 1: Trình bày nội dung và ý nghĩa của quy luật loại trừ cái thứ ba
a) Nội dung: Hai tư tưởng, phán đoán, mâu thuẫn nhau bao giờ cũng có giá trị đối
lập nhau, không bao giờ chúng có cùng giá trị chân thực hoặc cùng giả dối.
b) Ý nghĩa:
- Quy luật nêu ra cơ sở, cách thức chắc chắn để lựa chọn một trong hai tư tưởng,
phán đoán mâu thuẫn nhau là chân thực.
- Loại bỏ những tư tưởng, phán đoán giả dối.
- Là nguyên tắc có thể suy ra được giá trị của luận điểm mâu thuẫn với một luận
điểm nào đó mà ta đã xác định được giá trị của luận điểm mâu thuẫn này. Nếu luận
điểm này có giá trị giả dối thì luận điểm mâu thuẫn với nó là chân thực và ngược
lại.

Câu 2: Viết công thức và nêu các quy tắc loại hình 2 của tam đoạn luận
- Loại hình 2 có công thức:
(P) – (M)
(S) – (M)
(S) – (P)
- Các quy tắc:
+ Quy tắc 1: Tiền đề lớn (P) – (M) phải là phán đoán chung.
+ Quy tắc 2: Một trong hai tiền đề phải là phán đoán phủ định.
Ví dụ:
“Mọi số chẵn (P) đều chia hết cho 2. (M)”
“Không số lẻ nào (S) chia hết cho 2. (M)”
=> “Không số lẻ nào (S) là số chẵn (P)”

Đề 8
Câu 1: Trình bày nội dung quy luật lý do đầy đủ và các lỗi vi phạm quy luật lý do
đầy đủ?
a) Nội dung:
- Một ý nghĩ, một tư tưởng đã được định hình trong tư duy để phản ánh về đối
tượng ở phẩm chất xác định thì chỉ được công nhận là chân thực khi có đầy đủ các
căn cứ để xác minh hoặc chứng minh cho tính chân thực của nó.
- Ba quy luật trên do Aristote xây dựng, còn quy luật này được Leibniz bổ sung, do
trong một bài toán nếu không có đủ dữ kiện thì không thể giải được.
b) Lỗi vi phạm:
- Chủ thể tư duy, lập luận đưa ra những cơ sở không chân thực. Do đó, không thể
rút ra được những tri thức đúng đắn hoặc không thể chứng minh được tính chân
thực của một luận điểm nào đó.
- Những cơ sở đưa ra tuy là chân thực song chưa đầy đủ để luận chứng tính chân
thực của luận điểm nào đó. Cho nên, luận điểm nêu ra thiếu tính thuyết phục,
không tạo được sự tin tưởng cho mọi người.
- Chủ thể tư duy lập luận đưa ra những cơ sở, lý do không có sự liên hệ và quan hệ
đối với những luận điểm cần chứng minh. Do đó, thường dẫn đến thái độ ngụy
biện hoặc quy chụp, áp đặt quan điểm, ý kiến của mình cho người khác.

Câu 2: Chỉ ra các lỗi lôgic về phân chia khái niệm


A, Khoa học B, Khoa học tự nhiên
C, Khoa học xã hội D, Khoa học vật lý lượng tử

Đề 9
Câu 1: Nội hàm và ngoại diên khác nhau như thế nào?
- Nội hàm và ngoại diên là hai bộ phận hợp thành khái niệm, giữa chúng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Trong mối quan hệ đó, nội hàm thể hiện mặt chất còn ngoại diên thể hiện mặt
lượng của khái niệm.
- Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên là quan hệ ngược hay còn gọi là quan hệ
nghịch biến.
- Nghĩa là nếu số lượng các dấu hiệu trong nội hàm mà tăng lên thì số lượng các
đối tượng thuộc ngoại diên sẽ giảm đi và ngược lại.
Câu 2: Lấy ví dụ về khái niệm và nội hàm khái niêm
- Khái niệm “nước”: Nước là một hợp chất vô cơ, trong suốt, không vị, không mùi
và gần như không màu, là thành phần chính của thủy quyển Trái đất và chất lỏng
trong tất cả các sinh vật sống đã biết.
- Nội hàm của khái niệm “nước”: là tập hợp các dấu hiệu: “Sôi ở 1000c ”; “chất
đàn hồi”; “không duy trì sự cháy”; “không hoà tan chất béo”; “phân tử gồm….”

Đề 10
Câu 1: Mở rộng và thu hẹp khái niệm là những thao tác logic dựa trên cơ sở nào?
được thực hiện như thế nào?
- Mở rộng và thu hẹp khái niệm là những thao tác logic dựa trên quan hệ ngược
chiều giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm.
- Mở rộng khái niệm: là thao tác logic đi từ khái niệm có ngoại diên hẹp đến khái
niệm có ngoại diên rộng bằng cách tước bỏ bớt các dấu hiệu thuộc nội hàm của
khái niệm ban đầu.
- Thu hẹp khái niệm: là thao tác logic đi từ khái niệm có ngoại diên rộng đến khái
niệm có ngoại diên hẹp bằng cách thêm vào nội hàm của khái niệm ban đầu những
dấu hiệu mới chỉ thuộc về một số đối tượng nằm trong ngoại diên của khái niệm
ban đầu ấy.
Câu 2: Tiến hành thao tác mở rộng khái niệm: “Nhà khoa học xuất sắc được giải
thưởng Field trong thế kỷ XXI người Việt Nam”
B1: Lược bỏ “người Việt Nam” -> “Nhà khoa học xuất sắc được giải thưởng Field
trong thế kỷ XXI”.
B2: Lược bỏ “trong thế kỉ XXI” -> “Nhà khoa học xuất sắc được giải thưởng
Field”.
B3: Lược bỏ “xuất sắc được giải thưởng Field” -> “Nhà khoa học”. (đáp án)

Đề 11
Câu 1: Khái niệm là gì, mối quan hệ giữa khái niệm và ngôn ngữ
- Khái niệm là một hình thức logic của tư duy phản ánh những dấu hiệu bản chất,
khác biệt của các sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan.
- Mối quan hệ giữa khái niệm và ngôn ngữ:
+ Khái niệm được diễn đạt qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hình thức thể hiện của khái
niệm. Tuy nhiên, hình thức ngôn ngữ thể hiện khái niệm là từ (cụm từ).
+ Giữa khái niệm và từ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau.
Trong mối quan hệ đó thì khái niệm là nội dung, đóng vai trò quyết định đối với từ.
+ Tính quyết định của khái niệm đối với từ được thể hiện ở chỗ, nội hàm và ngoại
diên của khái niệm phản ánh mặt bản chất nào của đối tượng thì nó quy định từ
phải thể hiện ra bằng một loại từ tương ứng.
+ Ngược lại, mặc dù chịu sự chi phối có tính quyết định của khái niệm, nhưng từ
không phải là yếu tố thụ động, một chiều mà có tác động trở lại đối với khái niệm.
Sự tác động trở lại đó được thể hiện ở chỗ, từ là hình thức, là cái vỏ vật chất bộc lộ
nội dung của khái niệm ra bên ngoài. Sự bộc lộ này có thể đúng đắn hoặc sai lệch
so với bản chất của khái niệm. Điều đó tùy thuộc vào vốn từ và khả năng lựa chọn
loại từ (cụm từ) của chủ thể.
+ Mối quan hệ giữa khái niệm và từ còn thể hiện ở chỗ, trong quá trình thể hiện
khái niệm, mỗi loại ngôn ngữ khác nhau thể hiện khái niệm một cách khác nhau.
Ngay trong một loại ngôn ngữ xác định cũng có những từ diễn đạt khái niệm
không giống nhau. Có từ, cụm từ giống nhau nhưng lại thể hiện khái niệm khác
nhau (từ đồng âm khác nghĩa). Ngược lại, có những từ (cụm từ) khác nhau nhưng
lại thể hiện cùng một khái niệm (từ đồng nghĩa khác âm).

Câu 2: Phân chia khái niệm dựa vào nội hàm


Định nghĩa Ví dụ
Cụ thể Là khái niệm phản ánh một đối tượng Khái niệm “cái quạt”, “lọ
thực tế hay một lớp đối tượng nào đó nước hoa”, “Trái đất”, …
Trừu tượng Là khái niệm phản ánh những đặc tính Khái niệm “lễ phép”, “bằng
hoặc những quan hệ của các đối nhau”, “lịch sự”, …
tượng.
Khẳng định Là khái niệm phản ánh sự tồn tại xác “Cái nhà kia”, “có văn
định của đối tượng hay các thuộc tính, hóa”, “có kỷ luật”, ….
các quan hệ của đối tượng.
Phủ định Là khái niệm phản ánh sự không tồn “Vô kỷ luật”, “mất trất tự”,
tại dấu hiệu xác định ở đối tượng. …
Đơn Là khái niệm tồn tại độc lập không có “Cái bút”, “cái điện thoại”,
quan hệ tương ứng với khái niệm “thỏi son”
khác.
Kép Là khái niệm chỉ tồn tại trong mối “Cơ sở hạ tầng” và “kiến
quan hệ với một khái niệm khác trúc thượng tầng”, “bên
tương ứng. trong” và “bên ngoài”, “số
chắn và số lẻ”, …

Đề 12
Câu 1: Thế nào là Quan hệ hợp của khái nệm, có mấy loại quan hệ hợp?
- Quan hệ hợp là quan hệ giữa các khái niệm có ít nhất một bộ phận ngoại diên
trùng nhau.
- Quan hệ hợp bao gồm quan hệ đồng nhất, quan hệ bao hàm và quan hệ giao nhau.
Định nghĩa Ví dụ
Đồng nhất Là các khái niệm có nội hàm Khái niệm “nước” và khái niệm
tương ứng với nhau và có ngoại “chất lỏng không màu, không
diên hoàn toàn trùng nhau. mùi không vị”.
Bao hàm Là quan hệ giữa hai khái niệm Khái niệm “học sinh giỏi” nếu
mà nội hàm của khái niệm này xét trong mối quan hệ với khái
tạo thành một phần nội hàm của niệm “học sinh” thì nó được xác
khái niệm kia và toàn bộ ngoại định là bị bao hàm.
diên của khái niệm này chỉ là
một bộ phận thuộc ngoại diên
của khái niệm kia.
Giao nhau Là quan hệ giữa ai khái niệm Khái niệm “sinh viên” và “vận
giao nhau nếu nội hàm của động viên”
chúng không loại trừ nhau và
ngoại diên của chúng có một
phần trùng nhau.

Câu 2: Thực hiện thao tác thu hẹp khái niệm: “Sinh viên Việt Nam”
B1: Thêm “ở Khoa Tiếng Anh” -> “Sinh viên Việt Nam ở Khoa Tiếng Anh”
B2: Thêm “trường Đại học Mở” -> “Sinh viên Việt Nam ở Khoa Tiếng Anh trường
Đại học Mở”
B3: Thêm “Hà Nội” -> “Sinh viên Việt Nam ở Khoa Tiếng Anh trường Đại học
Mở Hà Nội”
Đề 13
Câu 1: Phán đoán đơn là gì? Nêu cấu trúc của 1 phán đoán đơn
- Phán đoán đơn là phán đoán được tạo thành từ sự liên kết giữa hai khái niệm lại
với nhau.
- Cấu trúc: S + P + (từ nối) + (lượng từ)
+ S (Subjectum): Chủ ngữ
+ P (Praedicatum): Vị ngữ
+ Từ nối (nếu có): “là”, “thực chất là”, “không là”, “không thể là”, “không phải
là”, dấu “-“ etc.
+ Lượng từ: “tất cả”, “mọi”, “mỗi”, “một số”, “có những”, “đa số”, “phần lớn”,
“một vài” etc.

Câu 2: Khi dựa vào cả chất và lượng của phán đoán thì phán đoán đơn đặc tính
được chia ra thành mấy loại? lấy ví dụ minh họa
- Phán đoán đơn đặc tính được chia ra thành bốn loại:
Phán đoán Định nghĩa Ví dụ Công thức
Khẳng định là phán đoán vừa "Tất cả giáo viên đều “Tất cả S là P”
chung (A – khẳng định về chất là người lao động trí
Affimo) lượng vừa chung về óc.”
số lượng.
Khẳng định là phán đoán vừa “Một số sinh viên là “Một số S là P”
riêng (I – khẳng định về chất vận động viên”.
Affimo) lượng, vừa riêng về
số lượng .
Phủ định là phán đoán phủ “Tất cả số lẻ không “Tất cả S không là
chung (E – định về chất lượng chia hết cho 2”. P”
Nego) và chung về số
lượng.
Phủ định riêng là phán đoán vừa phủ “Một số vận động “Một số S không
(O – Nego) định về chất lượng, viên không phải là là P”
vừa riêng về số sinh viên”.
lượng.
Đề 14
Câu 1: Phán đoán phức là gì? Căn cứ vào ý nghĩa của liên từ logic có mấy loại
phán đoán phức
- Phán đoán phức là phán đoán được tạo thành từ sự liên kết hai hay nhiều phán
đoán đơn nhờ các liên từ logic.
- Có 5 loại phán đoán phức: (A và B là hai phán đoán thành phần)
Phán đoán Định nghĩa Ví dụ Công thức
Liên kết là phán đoán phức “Lao động là (A Λ B) đọc là “A
(phép hội) có liên từ logic quyền lợi và nghĩa và B”.
“và” (Λ) vụ của mọi công
dân”
Phân liệt là phán đoán phức “Ngày mai tôi đi (A V B) đọc là “A
(phép tuyển) có liên từ logic họp hoặc đi giảng hoặc B”.
“hoặc”, “hay” (V) bài”
Có điều kiện là phán đoán phức “Nếu chúng ta có (A → B) đọc là
(phép kéo theo) có liên từ logic phương pháp học “nếu A thì B”.
“Nếu …thì” (→) tập khoa học thì
chúng ta sẽ đạt
được kết quả cao”.
Tương đương là phán đoán phức “Một số chia hết (A ↔ B) đọc là “A
(phép tương có liên từ logic cho 3 khi và chỉ khi và chỉ khi B”.
đương) “khi và chỉ khi” khi tổng các chữ số
(↔) của nó chia hết cho
3”.
Phủ định của phán là một phán đoán Phán đoán “Mọi 7(A Λ B) đọc là
đoán mới có quan hệ với công dân đều phải “Không thể tồn tại
phán đoán ban đầu tuân theo pháp đồng thời A và B”
nhưng có giá trị luật” có giá trị
đối lập với giá trị chân thực. Phủ
của phán đoán ban định của phán
đầu ấy. đoán đó sẽ là phán
đoán “Một số công
dân không phải
tuân theo pháp
luật” có giá trị giả
dối.

Câu 2: Viết giá trị logic của câu: “Nếu chúng ta có phương pháp học tập khoa
học thì chúng ta sẽ đạt được kết quả cao”.

Đề 15
Câu 1: Thế nào là phép hội? Phép phân liệt
- Phép hội là phán đoán phức có liên từ logic “và” (Λ).
+ VD: “Lao động là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân”
+ Công thức: Nếu A, B, C, D là các phán đoán thành phần thì phép hội sẽ là
(A Λ B Λ C Λ D)
- Phép phân liệt là phán đoán phức có liên từ logic “hoặc”, “hay” (V).
+ VD: “Ngày mai tôi đi họp hoặc đi giảng bài”
+ Công thức: Nếu ta ký hiệu phán đoán thành phần thứ nhất là A, phán đoán thành
phần thứ hai là B còn liên từ logic “hoặc” là “V” thì phép phân liệt sẽ là
(A V B)
Phán đoán phân liệt liên kết cũng có hai tính chất cơ bản là tính giao hoán (A V B)
= (B V A) và tính kết hợp (A V B) V C = (A V C) V B
Câu 2: Từ ký hiệu các phán đoán phức lấy ví dụ và xác định giá trị logic của các
phán đoán đó.
a, (A Λ B) b, (A V B) c, (A V B) d, (A→B)
a) Con bé chẳng những ngoan mà còn hiếu thảo.
b) Sáng mai trời mưa hoặc nắng.
c) Con trai tôi phải lấy một trong hai người con gái ấy.
d) Muốn gặt hái thành công thì phải siêng năng, cần cù.

Đề 16
Câu 1: Suy luận là gì? Nêu kết cấu của suy luận
- Suy luận là hình thức logic của tư duy, trong đó các phán đoán được liên kết lại
với nhau để rút ra phán đoán mới.
- Kết cấu: gồm ba bộ phận hợp thành là tiền đề, lập luận và kết luận.
+ Tiền đề: là các phán đoán có trước được sử dụng để liên kết chúng lại với nhau
nhằm rút ra phán đoán mới.
+ Lập luận: là cách thức liên kết logic giữa các phán đoán cho trước để rút ra phán
đoán mới.
+ Kết luận: là phán đoán mới được rút ra từ tiền đề thông qua những lập luận logic.

Câu 2: Điều kiện để có một suy luận chân thực? lấy ví dụ minh họa
- Để có một suy luận chân thực, đòi hỏi phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
+ Các tiền đề phải chân thưc.
+ Phải có đầy đủ các tiền đề.
+ Phải tuân theo các quy luật và quy tắc logic của các hình thức lập luận cụ thể.
- Ví dụ:
“Toàn cầu hóa là kết quả phát triển của lực lượng sản xuất, là một quá trình
tất yếu. Tuy vậy, toàn cầu hoá hiện nay có ảnh hưởng hai mặt đối với các nước
đang phát triển. Vì vậy, nước ta không thể quay lưng lại với tiến trình toàn cầu hoá,
nhưng phải biết khai thác những thuận lợi mà quá trình này đem lại và đồng thời
phải hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nó.”

Đề 17
Câu 1: Suy luận quy nạp là gì? Những điều kiện của suy luận quy nạp đúng đắn?
- Suy luận quy nạp: là suy luận trong đó kết luận là tri thức chung hơn, có tính khái
quát hơn được rút ra từ sự liên kết những tri thức ít chung hơn, có tính cụ thể hơn.
- Những điều kiện của suy luận quy nạp đúng đắn:
+ Các sự vật cụ thể để thực hiện sự khái quát nhằm đưa đến cái chung phải là các
sự vật cùng loại.
Bởi vì, chỉ có các sự vật cùng loại mới chứa đựng những cái giống nhau, giúp cho
nhận thức tìm ra cái chung trong sự khác biệt.
+ Việc khái quát phải dựa trên những dấu hiệu bản chất của các sự vật.
Bởi vì, chỉ có cái bản chất mới làm nên quy luật chung của sự tồn tại và phát triển
của các sự vật, hiện tượng.
+ Phải khảo sát một số lượng lớn các đôi tượng đủ để rút ra kết luận chung cho lớp
đối tượng nghiên cứu.

Câu 2: Thế nào là quy nạp hoàn toàn? Lấy ví dụ minh họa
- Suy luận quy nạp hoàn toàn: là loại suy luận quy nạp trong đó kết luận về một
dấu hiệu chung cho lớp đối tượng nào đó được rút ra dựa trên cơ sở khảo sát tất cả
các đối tượng của lớp ấy.
- Ví dụ:
Tam giác vuông, tam giác nhọn, tam giác tù có ba cạnh, ba đỉnh, ba góc.
=> Do đó, Tất cả tam giác đều có ba cạnh, ba đỉnh, ba góc.

Đề 18
Câu 1: Thế nào là suy luận diễn dịch? Kể tên các loại suy luận suy diễn trực tiếp
- Suy luận suy diễn là loại suy luận trong đó kết luận là tri thức riêng, có tính cụ
thể hơn được rút ra từ sự liên kết những tri thức chung hơn, có tính khái quát hơn.
- Các loại suy luận suy diễn trực tiếp:
Định nghĩa Ví dụ
Phép chuyển hóa là loại suy luận suy diễn trực tiếp, “Một số sinh viên là sinh
trong đó kết luận được rút ra viên giỏi”
bằng cách thiết lập mối quan hệ => “Một số sinh viên
giữa chủ từ của phán đoán xuất không thể không là sinh
phát với vị từ đối lập với vị từ viên giỏi”
của phán đoán xuất phát và với từ
nối thay bằng từ nối đối lập.
Phép đảo ngược là loại suy luận suy diễn trực tiếp, “Mọi số chẵn đều chia hết
trong đó kết luận được rút ra cho 2”.
bằng cách giữ nguyên từ nối khi => “Mọi số chia hết cho 2
chuyển chủ từ của phán đoán đều là số chẵn”.
xuất phát
Phép đối lập vị từ là loại suy luận suy diễn trực tiếp, “Mọi số lẻ không phải là
trong đó kết luận được rút ra số chẵn”.
bằng cách giữ nguyên giá trị của => “Mọi số không chẵn
tiền đề khi chuyển chủ từ của tiền đều là số lẻ”.
đề thành vị từ của kết luận còn vị
trí đối lập với vị từ của tiền đề
thành chủ từ của kết luận và đổi
chất của tiền đề ấy.
Câu 2: Thế nào là luận 3 đoạn đơn? Lấy ví dụ minh họa
- Luận ba đoạn đơn là một loại suy luận suy diễn gián tiếp, trong đó kết luận là một
phán đoán đơn đặc tính được rút ra từ sự liên kết hai phán đoán đơn đặc tính lại với
nhau.
- Ví dụ:
“Mọi sinh viên Việt Nam đều phải học tập tốt để ngày mai lập nghiệp”.
“Sinh viên trường đại học Bách khoa Hà Nội là sinh viên Việt Nam”.
=> Do đó, sinh viên trường đại học Bách khoa Hà Nội phải học tập tốt để
ngày mai lập nghiệp.

Đề 19
Câu 1: Nêu các quy tắc của luận 3 đoạn đơn? Lấy ví dụ về quy tắc 1
- Quy tắc 1: Trong mỗi luận ba đoạn đơn chỉ có ba thuật ngữ là thuật ngữ nhỏ (S),
thuật ngữ lớn (P), và thuật ngữ giữa (M).
Ví dụ:
“Mọi loài chim (P) đều biết bay (M)”.
“Đà điểu (S) biết bay (M)”
=> “Đà điểu (S) là chim (P)”.
- Quy tắc 2: Trong các tiền đề thuật ngữ giữa (M) phải chu diên ít nhất một lần mới
rút ra được kết luận chính xác.
- Quy tắc 3: Thuật ngữ lớn (P) và thuật ngữ nhỏ (S) không chu diên ở tiền đề thì
không được chu diên ở kết luận.
- Quy tắc 4: Từ hai tiền đề là phán đoán phủ định không thể rút ra được kết luận
chân thực.
- Quy tắc 5: Từ hai tiền đề là các phán đoán riêng không thể rút ra được kết luận
chân thực.
- Quy tắc 6: Với một tiền đề là phán đoán phủ định chỉ có thể rút ra được kết luận
chân thực là phán đoán phủ định chứ không thể rút ra được kết luận chân thực là
phán đoán khẳng định.
- Quy tắc 7: Với một tiền đề là phán đoán riêng chỉ có thể rút ra được kết luận chân
thực là phán đoán riêng chứ không rút ra được kết luận chân thực là phán đoán
chung.
- Quy tắc 8: Từ hai tiền đề là phán đoán khẳng định chỉ có thể rút ra được kết luận
chân thực là phán đoán khẳng định, chứ không thể rút ra được kết luận chân thực là
phán đoán phủ định.
Câu 2: Thế nào là loại hình của luận 3 đoạn đơn? Lấy ví dụ cho loại hình 1
- Loại hình của luận ba đoạn đơn là cách thức sắp xếp vị trí của thuật ngữ giữa (M)
so với thuật ngữ bên (S) và (P).
- Ở Loại hình 1, thuật ngữ (M) đứng làm chủ từ ở tiền đề lớn và làm vị từ ở tiền đề
nhỏ:
“Chất có cấu tạo mạng tinh thể (M) dẫn điện tốt (P)”.
“Kim loại (S) là chất có cấu tạo mạng tinh thể (M)”.
=> “Kim loại (S) dẫn điện tốt (P)”

Đề 20
Câu 1: Nguyên nhân của sự vi phạm quy luật đồng nhất là gì?
Có hai nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm quy luật đồng nhất, đó là sự vô tình (ngộ
biện) và sự cố ý (ngụy biện)
- Sự vô tình vi phạm quy luật đồng nhất xảy ra trong trường hợp chủ thể của quá
trình nhận thức có trình độ tư duy kém, khả năng phân biệt thấp hoặc có trạng thái
tâm lý dễ bị xúc động => thần kinh không ổn định, bị tổn thương nên không làm
chủ được quá trình lập luận, dẫn đến lẫn lộn từ nội dung này sang nội dung khác.
- Sự cố ý vi phạm quy luật đồng nhất xảy ra trong trường hợp chủ thể của quá trình
nhận thức chủ động đánh tráo khái niệm; thay thế luận đề, để đánh lừa người khác
trong quá trình lập luận, nhằm che đậy những hành vi không đúng đắn nào đó.

Câu 2: Viết Công thức tổng quát của loại hình 2 của tam đoạn luận? Loại hình 2
cần tuân thủ các quy tắc nào?
- Loại hình 2 có công thức:
(P) – (M)
(S) – (M)
(S) – (P)
- Các quy tắc:
+ Quy tắc 1: Tiền đề lớn (P) – (M) phải là phán đoán chung.
+ Quy tắc 2: Một trong hai tiền đề phải là phán đoán phủ định.
Ví dụ:
“Mọi số chẵn (P) đều chia hết cho 2. (M)”
“Không số lẻ nào (S) chia hết cho 2. (M)”
=> “Không số lẻ nào (S) là số chẵn (P)”

You might also like