You are on page 1of 3

CHƯƠNG 1: KHOA HỌC LOGIC

1.1. ĐỐI TƯỢNG CỦA LOGIC HỌC:


1.1.1. Từ “Logic”:
- Các nghĩa được sử dụng nhiều nhất:
(1) Quy luật
(2) Trật tự hợp lý của các tư tưởng, tư tưởng trước làm nền, làm cơ sở cho tư tưởng
sau, tư tưởng sau dựa vào tư tưởng trước.
(3) Khoa học logic, khoa học nghiên cứu tư duy để đảm bảo tư duy đúng đắn, hiệu
quả
1.1.2. Tư duy:
- Quá trình nhận thức của con người bao gồm hai giai đoạn.
- Giai đoạn một, được gọi là nhận thức cảm tính, là giai đoạn con người sử dụng các
giác quan để nhận thức
- Giai đoạn hai, được gọi là nhận thức lý tính, là giai đoạn con người sử dụng trí não
để nhận thức ( tư duy )
- Nhận thức lý tính (tư duy ) là sự phản ánh gián tiếp thực tại khách quan, được thực
hiện trong những hình thức – tức là cách tổ chức, sắp xếp các nội dung, các bộ
phận – nhất định, như khái niệm, phạm trù, phán đoán, suy luận, lý thuyết, giả
thuyết,…
Khái niệm là hình thức của tư duy phản ánh một tập hợp các đối tượng qua các đặc
điểm chung, cơ bản của chúng
Phán đoán là những điều khẳng định hoặc phủ định có một giá trị xác định nào đó
trong tập hợp các giá trị được quy định sẵn
Suy luận là hình thức của tư duy, trong đó từ một hoặc nhiều phán đoán rút ra phán
đoán mới
 Tư duy cũng có quy luật của nó
1.1.3. Logic học là khoa học hình thức:
- Logic học là khoa học nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy, nhằm đảm
bảo tư duy đúng đắn, tức là đảm bảo từ các tiền đề chân thực rút ra được các kết
luận chân thực
- Logic học nghiên cứu tư duy từ khía cạnh hình thức, không quan tâm đến nội
dung, nghĩa là khi xét các tư tưởng thì Logic học chỉ quan tâm đến hình thức của
tư tưởng mà không xét nội dung của tư tưởng.
- Sở dĩ như vậy là vì việc chỉ quan tâm đến hình thức giúp trừu tượng hóa khỏi các
nội dung cụ thể của tư tưởng, nhờ đó mà tư duy trở nên rõ ràng, đơn giản và chính
xác hơn. Hơn thế nữa, việc chỉ quan tâm đến hình thức giúp cho tri thức logic có
thể áp dụng rộng rãi hơn so với việc quan tâm đến cả nội dung.
1.1.4. Một số loại Logic học:
- Logic truyền thống
- Logic hiện đại
- Logic toán
- Logic cổ điển
- Logic phi cổ điển
- Logic ký hiệu
- Logic hình thức
- Logic biện chứng
1.2. CÔNG DỤNG CỦA LOGIC HỌC:
1.2.1. Khái quát:
1.2.2. Logic học đối với sinh viên ngành Luật
1.3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOGIC HỌC

CHƯƠNG 2: QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY


2.1. QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT:
2.1.1. Cơ sở khách quan của Quy luật đồng nhất:
- Các đối tượng trong hiện thực khách quan một mặt luôn luôn vận động, thay đổi, phát
triển, nhưng chúng cũng có mặt khác là đứng im tương đối. Sự đứng im tương đối này
chính là cơ sở khách quan của quy luật đồng nhất của tư duy hình thức
- Đối tượng luôn đồng nhất với chính nó chừng nào chưa chuyển hóa sang giai đoạn mới,
quá trình mới.
- Sự ổn định, đứng yên tạm thời, tương đối của sự vật hiện tượng là cơ sở để giúp tư duy
con người phân biệt được sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác, do đó, nó
cũng là cơ sở của hoạt động nhận thức
=> Tư tưởng khi phản ánh cũng phải mang tính ổn định và giữ nguyên đối tượng, không
được phép tùy tiện thay đổi đối tượng, không được phép tùy tiện thay đổi đối tương mà
tư tưởng phản ánh trong cùng một tiền trình tư duy, trong cùng 1 lập luận
VD: “Con người biết chế tạo máy tính điện tử. Tôi là con người. Vậy tôi biết chế tạo máy
tính điện tử” => Sai
2.1.2. Nội dung quy luật Đồng nhất: thể hiện tính chất ổn định, xác định của tư duy: “Một
tư tưởng khi đã định hình thì phải luôn là chính nó, không được thay đổi”
Nội dung của quy luật đồng nhất có thể diễn giải rõ ràng hơn qua các yêu cầu cụ thể sau:
Yêu cầu 1: Trong cùng một quá trình tư duy ( chẳng hạn như trong cùng một bài viết,
cùng một cuốn sách, cùng một cuộc tranh luận,…)
- Nếu biểu thức ngôn ngữ đó là một tên gọi thì việc sử dụng nhiều lần tên gọi đó
phải cho cùng một đối tượng như nhau. Nếu biểu thức ngôn ngữ đó biểu đạt một
phán đoán thì nội dung và giá trị chân lý của phán đoán đó cũng phải như nhau,..
Yêu cầu 2: Phải phân biệt các biểu thức ngôn ngữ như nhau nhưng có nội dung khác
nhau.
Yêu cầu 3: Phải đồng nhất các biểu thức ngôn ngữ khác nhau nhưng có chung nội dung
2.1.3. Một số ví dụ:
Lưu ý, quy luật Đồng nhất không yêu cầu chúng ta phải hiểu đúng về đối tượng tư duy.
Hiểu đúng về đối tượng là đích đến của các khoa học cụ thể đối với các đối tượng mà các
khoa học đó nghiên cứu
2.2. QUY LUẬT KHÔNG MÂU THUẪN (CÒN CÓ TÊN KHÁC LÀ QUY LUẬT MÂU
THUẪN)
2.2.1. Cơ sở khách quan của quy luật không mâu thuẫn:
- Tư duy hình thức phản ánh hiện thực khách quan ở khía cạnh đứng im tương đối của nó,
bỏ qua mặt vận động, biển đổi. Phản ánh hình thức như vậy thì một sự vật hiện tượng
trong thực tiễn ở mỗi một thời điểm chỉ có thể đồng nhất với chính nó nên không thể có
chuyện vừa là nó vừa không phải là nó, vừa có lại vừa không có một tính chất nào đó
- Việc xác lập tính mâu thuận hay không mâu thuẫn của tư duy là cơ sở đầu tiên để xác
định một tư tưởng là chân thực hay không chân thực trước khi mang chúng kiểm tra, đối
chiếu trong thực tế khách quan
2.2.2. Nội dung quy luật không mâu thuẫn:
- QL không mâu thuẫn biểu thị tính chất không mâu thuẫn của tư duy: “Hai phán đoán
mâu thuẫn nhau khi nói về cùng một đối tượng trong cùng một thời gian, cùng một không
gian và cùng một mối quan hệ không thể cùng đúng”

You might also like