You are on page 1of 14

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

ooo000ooo

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC KỲ

MÔN: LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề 01: “Phân tích cơ sở khách quan, nội dung và các yêu cầu của
quy luật đồng nhất. Bằng các ví dụ, hãy chỉ ra những lỗi logic khi tư duy
vi phạm vào các yêu cầu của quy luật đồng nhất và bài tập ứng dụng kiến thức”

Họ và tên: Vàng Thị Tuyết

Lớp: K8C

MSSV: 203801010261

SBD: TKS000297

Hà Nội - Tháng 7, năm 2021


MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 2
I. LÝ THUYẾT 2
1. Cơ sở khách quan của quy luật đồng nhất 2
2. Nội dung, công thức của quy luật đồng nhất 2
3. Yêu cầu của quy luật đồng nhất 3
4. Ý nghĩa của quy luật đồng nhất 6
II. BÀI TẬP ỨNG DỤNG 7
C. KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
A. MỞ ĐẦU
Trong thực tiễn cuộc sống, có rất nhiều điều mà ta chưa biết, chưa hiểu. Song, để
làm chủ được thực tiễn, con người cần phải hiểu thấu đáo những cái chưa biết đó, vạch
ra những bản chất, mối quan hệ, liên hệ mang tính quy luật của chúng, quá trình đó gọi
là tư duy. Tư duy với tư cách là đối tượng của logic học, được logic học nghiên cứu
chủ yếu về những hình thức và quy luật kết hợp của các hình thức đó nhằm làm sáng
tỏ những vấn đề về tri thức để đạt tới chân lý. Như chúng ta đã biết, tư duy được biểu
thị dưới các hình thức logic xác định như khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh,
nhưng con người không bao giờ tư duy bằng những tư tưởng riêng lẻ, biệt lập mà luôn
kết nối, liên hệ chúng với nhau. Bất kì tư tưởng nào cũng sẽ nằm trong mối liên hệ có
tính quy luật với tư tưởng khác, ta gọi đó là các quy luật logic của tư duy. Trong tất cả
những quy luật logic của tư duy, quy luật đồng nhất là một trong những quy luật cơ
bản nhất, nó đảm bảo cho tư duy tính rõ ràng, nhất quán, xác định trong quá trình phản
ánh và giúp tránh được các lỗi logic thường mắc phải trong quá trình nhận thức. Trong
quá trình lập luận, nếu vi phạm một trong những yêu cầu của quy luật đồng nhất sẽ dẫn
đến sai lầm và kết quả thu được sẽ không phù hợp với hiện thực. Chính vì vậy, việc
hiểu đúng và hiểu rõ về quy luật đồng nhất là vô cùng cần thiết. Để hiểu sâu hơn, em
xin phép được chọn đề bài: “Phân tích cơ sở khách quan, nội dung và các yêu cầu của
quy luật đồng nhất. Bằng các ví dụ, chỉ ra những lỗi logic khi tư duy vi phạm vào các
yêu cầu của quy luật đồng nhất”. Kết hợp với những kiến thức được giảng dạy về bộ
môn Logic học đại cương trên lớp để ứng dụng vào làm một số bài tập cụ thể đã được
giao.

1
B. NỘI DUNG

I. LÝ THUYẾT

Quy luật đồng nhất là quy luật vô cùng quan trọng của logic hình thức. Nếu như
các quy luật khác có thể đúng trong một số hệ logic hình thức và không đúng trong
một số hệ logic hình thức khác thì cho đến nay chưa ai xây dựng được hệ logic hình
thức nào có giá trị mà trong đó quy luật đồng nhất không đúng.

1. Cơ sở khách quan của quy luật đồng nhất

- Đồng nhất theo nghĩa thông thường nghĩa là giống nhau về tính chất nào đó.
Còn theo logic học, Đồng nhất nghĩa là tư duy phản ánh trạng thái “a”, thì “a” ấy phải
đồng nhất với chính nó.

- Xuất phát từ tính xác định của tư tưởng, các sự vật, hiện tượng, quá trình của
thế giới luôn tồn tại trong sự thống nhất biện chứng giữa trạng thái đứng im tương đối
và trạng thái biến đổi không ngừng. Ta có thể khẳng định sự vận động, biến đổi, phát
triển của thế giới khách quan không phải vô trật tự, lộn xộn mà theo các quy luật xác
định.

- Để nhận thức về sự vật ở một phẩm chất xác định, tức xem xét xem sự vật là
cái gì trong một thời gian, một không gian và một mối quan hệ xác định, phải trừu
tượng hóa nó khỏi sự vận động biến đổi.

- Vì vậy, cơ sở khách quan của quy luật đồng nhất là tính ổn định tương đối,
trạng thái đứng im tương đối của sự vật.

2. Nội dung, công thức của quy luật đồng nhất

2.1. Nội dung

“Trong quá trình suy nghĩ, suy luận, lập luận, một tư tưởng đã định hình phản
ánh về đối tượng ở phẩm chất xác định phải là đơn nghĩa và luôn đồng nhất với chính
nó”.1

1
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Logic học đại cương, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
năm 2014, tr 116.
2
- Phát biểu trên có nghĩa là: Một tư tưởng khi đã định hình, phải luôn là chính
nó trong quá trình tư duy. Điều này có nghĩa là ở các quá trình tư duy khác nhau, ta có
thể dùng từ với nhiều nghĩa khác nhau, nhưng trong cùng một quá trình suy luận thì từ
ngữ bao giờ cũng được dùng với một nghĩa duy nhất, tư tưởng phải có cùng một nội
dung duy nhất.

2.2. Công thức

Quy luật đồng nhất được diễn đạt:

a là a (ký hiệu a = a hay a→a)

Trong đó, a là một tư tưởng bất kì phản ánh về một đối tượng xác định nào đó.

- Mỗi ý nghĩ đều được rút ra từ chính nó và là điều kiện cần và đủ cho tính
chân thực của nó.

3. Yêu cầu của quy luật đồng nhất

- Quy luật đồng nhất trở thành quy tắc cho từng ý nghĩ: Một ý nghĩ không thể
vừa là nó, vừa không phải là nó, mà nó phải đồng nhất với nó về giá trị logic.

- Luật đồng nhất yêu cầu là khi tư duy phản ánh về một sự vật ở một phẩm chất
xác định (một thời gian, không gian, quan hệ xác định) khi sự vật tồn tại với tư cách là
nó thì tư duy phản ánh về sự vật không được tùy tiện thay đổi đối tượng, nội dung của
tư tưởng hay đánh tráo ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng, cụ thể qua các yêu cầu sau :

+ Yêu cầu 1: “Phải có sự đồng nhất của tư duy với sự vật về mặt phản ánh, tức
là trong lập luận về một đối tượng xác định nào đó thì tư duy phải phản ánh về nó với
chính những nội dung xác định đó”.2

● Cơ sở của yêu cầu này là:

Thứ nhất, các sự vật khác nhau thì phân biệt với nhau, vì thế, tư duy phản ánh
sự vật nào đó phải chỉ rõ ra được nó là gì? Không được lẫn lộn với sự vật khác.

2
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Logic học đại cương, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
năm 2014. tr 117.
3
Thứ hai, các sự vật, hiện tượng luôn vận động, biến đổi; bản thân một sự vật có
nhiều hình thức, có nhiều giai đoạn phát triển. Cho nên tư duy khi phản ánh sự vật phải
xác định được là phản ánh sự vật ở hình thức nào, giai đoạn nào.

● Thực chất, yêu cầu này đòi hỏi tư duy phải phản ánh đúng về sự vật. Vi phạm
yêu cầu này, tư duy sẽ mắc lỗi:

Lỗi Lỗi ngộ biện

a=a a≠a

( Tuân theo yêu cầu) (Không tuân theo yêu cầu) Lỗi ngụy biện

Phản ánh đúng Phản ánh sai

- Lỗi ngộ biện (sai mà không biết ): Lỗi này xảy ra khi trong tư duy do vô tình
hoặc khái quát những hiện tượng ngẫu nhiên thành tất nhiên hoặc do trình độ nhận
thức còn thấp (chẳng hạn như chưa đủ điều kiện, phương tiện, cơ sở để nhận thức,
đánh giá, xem xét sự vật) nên phản ánh sai hiện thực khách quan.

Ví dụ minh họa:

- Đại dịch COVID-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp ở nhiều nơi trên thế
giới, trong đó phải kể đến tình hình ở đất nước Ấn Độ. Theo số liệu do Bộ Y tế Ấn Độ
công bố ngày 2/7/2021, tổng số người chết vì Covid-19 tại nước này đã tăng lên
400.312, chỉ sau Mỹ và Brazil, với tổng cộng gần 30,5 triệu ca nhiễm.3 Tại sao lại có
con số kỉ lục đến như vậy? Phải kể đến đầu tiên là do lối tư duy sai lệch, chủ quan của
người dân nước này, họ chưa nhận thức được tính nghiêm trọng của dịch bệnh. Trong
khi số ca nhiễm ngày càng tăng, hàng triệu người dân vẫn đổ xô đến tắm sông Hằng
với mục đích rửa sạch tội lỗi, ước nguyện tương lai tốt đẹp mà không hề biết rằng
những tư duy, hành động ấy là nguyên nhân chính khiến họ mắc Covid-19. Hậu quả là
hàng triệu người nhiễm bệnh, nghiêm trọng hơn là họ phải trả giá bằng mạng sống của
mình. Đây là một ví dụ điển hình về việc vi phạm yêu cầu của quy luật logic khi tư
duy.

3
Bài viết: “Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ”, Ánh Ngọc, Báo VNExpress, 2/7/2021
4
- Lỗi ngụy biện (biết mà cố tình sai): Lỗi này xảy ra khi chỉ vì một lý do, một
động cơ, mục đích nào đó, người ta cố tình phản ánh sai hiện thực khách quan, nhằm
biến sai thành đúng, vô lý thành có lý.

Ví dụ minh họa:

- Đầu tháng 5/2021 phát hiện 52 người Trung Quốc nhập cảnh, lưu trú trái phép
ở TP.Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã ra
quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Thị Hồng
Hạnh (36 tuổi, trú P.Liên Bảo, TP.Vĩnh Yên) để làm rõ tội “tổ chức cho người khác ở
lại Việt Nam trái phép”, quy định tại điều 348 bộ luật Hình sự.4 Đây là một hành động
đáng lên án, nhất là trong thời buổi dịch bệnh đang ngày càng diễn biến phúc tạp hiện
nay. Đối tượng biết đây là hành vi phạm pháp, có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho
cộng đồng nhưng vì mục đích lợi nhuận đã qua mặt Pháp luật.

+ Yêu cầu 2: Phải có sự đồng nhất giữa tư tưởng với ngôn ngữ diễn đạt tư
tưởng. Cơ sở khách quan của yêu cầu này là mối liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ diễn
đạt. Một tư tưởng, một ý nghĩ bao giờ cũng phải được "vật chất hoá" ngôn ngữ. Vì thế,
tư tưởng, ý nghĩ thế nào, về cái gì thì ngôn ngữ diễn đạt phải thể hiện đúng như vậy,
tránh tạo ra trường hợp tư tưởng, ý nghĩ phản ánh về đối tượng này, nhưng ngôn ngữ
diễn đạt lại cho thấy không phải đối tượng ấy mà là đối tượng khác hay có thể là đối
tượng này mà cũng có thể là đối tượng khác (tức không xác định).5

Tóm lại, không đồng nhất các tư tưởng khác nhau và không coi các tư tưởng
đồng nhất là khác nhau. Vi phạm yêu cầu này, tư duy sẽ mắc lỗi:

Lỗi Sử dụng từ đa nghĩ

a=a a≠a Sử dụng từ không rõ nghĩa

( Tuân theo yêu cầu) (Không tuân theo yêu cầu) Sử dụng sai cấu trúc

Diễn đạt đúng Diễn đạt sai ngữ pháp

Ví dụ:
4
Bài viết của Thu Trang, Báo Pháp luật Việt Nam- Bộ Tư Pháp, 05/05/2021
5
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Lôgic học đại cương, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
năm 2014, tr 119.
5
- Lỗi sử dụng từ đa nghĩa: “Chị cả, chị hai cả hai đều là chị cả”.

- Lỗi sử dụng từ không rõ nghĩa: “Người không bình thường thường làm những
việc khác người”

- Lỗi sử dụng sai cấu trúc ngữ pháp: “Anh lính bị thương, một ở đùi và một ở
Sài Gòn”.

4. Ý nghĩa của quy luật đồng nhất

4.1. Ý nghĩa trong thực tiễn đời sống

- Quy luật đồng nhất đảm bảo cho tư duy tính rõ ràng, nhất quán, xác định trong
quá trình phản ánh; giúp tư duy tránh được các lỗi logic thường mắc trong quá trình
nhận thức, khắc phục tính mơ hồ về nội dung vấn đề, tính không cụ thể của phạm vi
vấn đề được đề cập, đặc biệt chống lối nói nước đôi hoặc ngụy biện.

- Quy luật đồng nhất biểu thị một tính chất rất cơ bản của tư duy, đó là tính xác
định. Nếu không có tính chất xác định đó thì ta không thể hiểu đúng và dẫn tới hiểu
lầm nhau theo kiểu ông nói gà bà nói vịt. Tính xác định này phản ánh tính ổn định
tương đối về chất của đối tượng trong hiện thực. Tuân thủ các yêu cầu của quy luật
đồng nhất giúp chúng ta nắm chắc nội dung tư tưởng của vấn đề đã đặt ra từ trước và
trong quá trình lập luận chúng ta bị không lạc vấn đề, cũng như tư duy không bị rối
loạn.

4.2. Ý nghĩa đối với ngành Kiểm sát

- Trong quá trình điều tra vụ án, việc tuân thủ các yêu cầu của quy luật đồng
nhất giúp Kiểm sát viên:

+ Tránh được việc hiểu sai ý diễn đạt của bị can, bị cáo, người có liên quan, hạn
chế tối thiểu việc bỏ sót các tình tiết, chứng cứ có liên quan đến vụ án.

+ Tránh việc đánh tráo khái niệm, tư tưởng (ngụy biện). Tức Điều tra viên cần
hiểu rõ, hiểu đúng, rõ ràng tận tình những chi tiết mà bị can, bị cáo, nhân chứng khai
nhận để góp phần đưa ra những quyết định nhanh chóng, chính xác. Không để ảnh

6
hưởng đến quá trình điều tra xử lý vụ án. Vì vậy, mỗi cá nhân có liên quan cần có sự
am hiểu, có nguồn tri thức nhất định để không phải xảy ra nhiều sự sai lầm đáng tiếc.

Bản thân em trong tương lai sẽ là người tham gia trực tiếp vào giải quyết các vụ
án. Vì vậy, đối với em việc đặc biệt chú trọng, tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ đến những chi
tiết phức tạp nói riêng hay việc tuân thủ quy luật đồng nhất nói chung là vô cùng quan
trọng. Việc chú trọng những hình thức bên ngoài có ý nghĩa rất lớn đối với việc tìm ra
manh mối, chân lý của sự thật. Từ đó sẽ nhanh chóng đưa những kẻ phạm tội ra ánh
sáng, bắt chúng phải bị trừng trị thích đáng với tội ác của mình, đồng thời bảo vệ chân
lý, sự thật hướng đến xây dựng ngành Kiểm sát chúng ta ngày càng phát triển, củng
cố niềm tin hơn nữa với Đảng với nhân dân đã tin tưởng.

II. BÀI TẬP ỨNG DỤNG

Bài 1:

{ [ (a ˄ c) ˅ (b ˄ d) ˄ (7a ˄ 7b) ] } → 7c

a, Với a = 0; b = 0; c = 1; d = 1

{ [ (0 ˄ 1) ˅ (0 ˄ 1) ˄ (1 ˄ 1) ] } → 0

= 0 ˅ 0 ˄ 1 →0

= 0 ˄ 1

= 0 → 0

= 1

b, Lập bảng:

Số biến: 4 Số cột: 13 Số dòng: 24 = 16

Đặt: I = (a ˄ c) ˅ (b ˄ d)

II = I ˄ (7a ˄ 7b)

M = II → 7c

7
a b c d 7a 7b 7c (a ∧ c) (b∧ d) (7a∧ 7b) I II M
1 1 1 1 0 0 0 1 1 0 1 0 1
1 1 1 0 0 0 0 1 0 0 1 0 1
1 1 0 1 0 0 1 0 1 0 1 0 1
1 1 0 0 0 0 1 0 0 0 0 0 1
1 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 0 1
1 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1 0 1
1 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 0 1
1 0 0 0 0 1 1 0 0 0 0 0 1
0 1 1 1 1 0 0 0 1 0 1 0 1
0 1 1 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1
0 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 0 1
0 1 0 0 1 0 1 0 0 0 0 0 1
0 0 1 1 1 1 0 0 0 1 0 0 1
0 0 1 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1
0 0 0 1 1 1 1 0 0 1 0 0 1
0 0 0 0 1 1 1 0 0 1 0 0 1

Kết luận: Công thức trên là đúng vì luôn nhận kết quả chân thực M=1 ở tất cả các
dòng

Bài 2: Cho mệnh đề:

“Việt Nam phấn đấu đảm bảo vừa phòng chống dịch COVID - 19 vừa phát triển
kinh tế - xã hội”

- Phán đoán trên thuộc phán đoán liên kết (Phép hội): a ˄ b

Đặt: a = Việt Nam phấn đấu đảm bảo phòng chống dịch COVID – 19

b = Việt Nam phấn đấu đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội

- Dựa vào tính chất đẳng trị của phán đoán phức, ta có thể suy ra các kết luận sau:

8
● 7(a → 7b): Không có chuyện Việt Nam phấn đấu đảm bảo phòng chống dịch
COVID – 19 thì không phấn đấu đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội.
● 7(b → 7a): Không có chuyện Việt Nam phấn đấu đảm bảo phát triển kinh tế -
xã hội thì không phấn đấu đảm bảo phòng chống dịch COVID – 19.
● 7(7a ˅ 7b): Làm gì có chuyện Việt Nam hoặc không phấn đấu đảm bảo phòng
chống dịch COVID – 19 hoặc không phấn đấu đảm bảo phát triển
kinh tế - xã hội.

Bài 3: Cho lập luận sau:

“Một số giảng viên là nhà toán học nên có nhà toán học là giáo sư”.

a, Khôi phục suy luận trên về dạng tam đoạn luận đầy đủ? Cho biết loại hình suy luận?
Xác định tính chu diên của các thuật ngữ trong suy luận trên?

Mọi giáo sư đều là giảng viên. (A)

P+ M-

Một số giảng viên là nhà toán học. (I)

M- S-

Có nhà toán học là giáo sư. (I)

S- P-

- Suy luận trên là tam đoạn luận loại IV.

b, Mô hình hóa mối quan hệ:

Gọi: P: Giáo sư M S

M: Giảng viên

S: Nhà toán học

● Quan hệ giữa khái niệm “Giảng viên” và “Giáo sư” là quan hệ bao hàm.
● Quan hệ giữa khái niệm “Nhà toán học” và “Giáo sư” là quan hệ giao nhau.
● Quan hệ giữa khái niệm “Giảng viên” và “Nhà toán học” là quan hệ giao nhau.

9
c) Thực hiện phép đổi chất, đổi chỗ và đổi chất kết hợp với đổi chỗ với tiền đề lớn của
suy luận trên?

“Mọi giáo sư đều là giảng viên” (A: ∀ S là P)

- Đổi chất: “Mọi giáo sư không thể không là giảng viên”

- Đổi chỗ: “Có giảng viên là giáo sư”

- Đối lập vị từ: “Mọi người không là giảng viên không thể là giáo sư”

d) Suy luận trên có hợp logic không? Vì sao?

- Suy luận trên không hợp logic vì:

● Vi phạm quy tắc chung số 2: M không chu diên lần nào.


● Vi phạm quy tắc riêng của loại hình (IV): Nếu phán đoán tiền đề lớn là phán
đoán khẳng định thì tiền đề nhỏ phải là phán đoán toàn thể, nhưng ở suy luận
này tiền đề nhỏ lại là phán đoán bộ phận

10
C. KẾT LUẬN
Quy luật đồng nhất là một trong những quy luật cơ bản, quan trọng của logic
hình thức. Nó đảm bảo cho tư duy tính rõ ràng, nhất quán, xác định trong quá trình
phản ánh và giúp tránh được các lỗi logic thường mắc phải trong quá trình nhận thức.
Trong quá trình lập luận, nếu vi phạm một trong những yêu cầu của quy luật đồng nhất
sẽ dẫn đến sai lầm và kết quả thu được sẽ không phù hợp với hiện thực. Vì vậy, nhờ
quá trình tìm hiểu trên, em đã phần nào hiểu rõ hơn được về nội dung và yêu cầu của
quy luật đồng nhất cũng như ý nghĩa của quy luật này đối với thực tiễn đời sống nói
chung và đối với ngành Kiểm sát nói riêng. Em mong muốn những kiến thức trên sẽ
đóng góp được phần nào trong việc khắc phục những tư duy sai lệch, những bất cập
khi áp dụng các quy luật logic hình thức vào đời sống. Nhờ các bài tập ứng dụng trên,
những kiến thức xuyên suốt quá trình học đã được nhắc lại và áp dụng như: Thao tác
khái niệm, phán đoán, suy luận,... Do còn hạn chế về mặt kiến thức nên trong quá trình
tìm hiểu, nếu có phần nào còn chưa chính xác, hợp lý mong thầy cô có thể bỏ qua. Em
xin chân thành cảm ơn.

11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Logic học đại cương, NXB Chính trị
Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2014.

2. Bài viết “Khởi tố đối tượng tổ chức cho 52 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép”,
Thu Trang, Báo Pháp luật Việt Nam- Bộ Tư Pháp, 05/05/2021.

3. Bài viết: “Covid-19 nhấn chìm Ấn Độ”, Ánh Ngọc, Báo VNExpress, 2/7/2021.

4. Nhập môn logic học, NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2008.

12

You might also like