You are on page 1of 13

LOGIC HỌC

CHƯƠNG I – KHÁI QUÁT VỀ LOGIC HỌC

I. TƯ DUY
1. Định nghĩa
- Tư duy là hoạt động nhận thức của con người phản ánh những dấu hiệu bản chất, những mối liên
hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan một cách gián tiếp
và khái quát.
- Hoạt động nhận thức được chia làm hai cấp độ:
+ Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) là cấp độ thấp của hoạt động nhận thức, bao gồm
các hình thức: cảm giác, tri giác, biểu tượng.
+ Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) là cấp độ cao của hoạt động nhận thức, bao gồm các
hình thức: khái niệm, phán đoán, suy luận.
* Ta có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Tư duy

Hoạt động nhận thức bản


chất (bộ não)

Nhận thức cảm tính Nhận thức lý tính


(Trực quan sinh động) (Tư duy trừu tượng)

Cấp độ thấp Cấp độ cao

Cảm giác Tri giác Biểu tượng Khái niệm Phán đoán Suy luận

2. Tư duy logic
- Tư duy logic là tư duy có hệ thống, chặt chẽ, hợp lý.
II. LOGIC HỌC
1. Định nghĩa
- Logic học là khoa học về các luật và hình thức tư duy nhằm giúp tư duy đúng.
1.1. Đối tượng
- Đối tượng nghiên cứu của logic học là các luật và các hình thức của tư duy.
- Luật tư duy là luật về mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến giữa các tư tưởng đảm bảo cho tư duy
phù hợp với hiện thực.

Logic học Trang 1


- Các luật cơ bản của tư duy là:
+ Luật đồng nhất.
+ Luật cấm mâu thuẫn.
+ Luật triệt tâm.
+ Luật lý do đầy đủ.
- Hình thức tư duy là kết cấu logic của các thao tác tư duy.
- Các hình thức của tư duy:
+ Khái niệm.
+ Phán đoán.
+ Suy luận.
1.2. Mục đích của logic học
- Giúp con người có được các tri thức cần thiết để tiến tới chân lý, nhận diện chân lý  tư duy
đúng.
2. Logic hình thức – Logic biện chứng
2.1. Logic hình thức
- Logic hình thức là khoa học nghiên cứu các hình thức và luật của tư duy nhằm đảm bảo tính chính
xác về mặt kết cấu logic của tư duy trong quá trình nhận thức chân lý.
- Logic hình thức có hai đặc điểm cơ bản:
+ Logic hình thức chủ yếu chú trọng đến tính chính xác về mặt hình thức của tư tưởng, lập
luận mà không quan tâm đến nội dung của các tư tưởng đó.
+ Logic hình thức chỉ phản ánh sự vật, hiện tượng trong sự đứng yên, trong sự ổn định về
chất.
2.2. Logic biện chứng
- Logic biện chứng là khoa học nghiên cứu các hình thức và các luật của tư duy khi tư duy phản ánh
sự vật trong sự vận động biến đổi của nó.
- Logic biện chứng phản ánh sự vật, hiện tượng ở trạng thái động, trong sự biến đổi và phát triển
không ngừng của chúng, trong mối liên hệ của chúng với các sự vật, hiện tượng khác.
* Ta có thể khái quát qua sơ đồ sau: Đồng nhất

Cấm mâu thuẫn

Triệt tam
Các luật
Lý do đầy đủ

Đối tượng Khái niệm

Các hình thức Phán đoán

Suy luận
Logic học Mục đích Tư duy đúng

Hình thức

Các loại logic


Biện chứng
Logic học Trang 2
CHƯƠNG II – NHỮNG LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY

* Có bốn luật phổ biến:


- Luật đồng nhất.
- Luật cấm mâu thuẫn (phi mâu thuẫn).
- Luật triệt tam.
- Luật lý do đầy đủ.
I. LUẬT ĐỒNG NHẤT
- Tư tưởng khi phản ánh về đối tượng thì phải đồng nhất với chính nó.
 Sự giống nhau về bản chất (coi như là 1 của tất cả tư tưởng giống nhau về bản chất).
- Ký hiệu: A ↔ A
- Luật đồng nhất của tư duy đề cập đến ba loại đồng nhất:
+ Đồng nhất tư tưởng với đối tượng trong hiện thực.
+ Đồng nhất tư tưởng với tư tưởng.
+ Đồng nhất đối tượng trong hiện thực với đối tượng trong hiện thực.
* Hoạt động tư duy cần phải tuân thủ theo một số yêu cầu sau:
1. Yêu cầu 1
- Phải có “khái niệm” đúng về các đối tượng mà ta đang tư duy về chúng.
 Dấu hiệu bản chất của đối tượng mà ta phản ánh.
2. Yêu cầu 2
- Các sự vật, hiện tượng, tư tưởng … giống nhau về “bản chất” thì không được xem là khác nhau.
 Các sự vật, hiện tượng, tư tưởng … khác nhau về “bản chất” thì không được đồng nhất với nhau.
3. Yêu cầu 3
- Không được “đánh tráo” tư tưởng, khái niệm, đối tượng của tư duy.
 Lỗi cố ý: đồng âm khác nghĩa, để có lợi cho mình.
4. Yêu cầu 4
- Ý nghĩa, tư tưởng tái tạo phải đồng nhất với ý nghĩa, tư tưởng ban đầu.
 Vi phạm khi: thêm vào, cắt xén, viết tắt, thay đổi vị trí câu từ, giải thích văn bản, dịch thuật …
5. Yêu cầu 5
- Ngôn ngữ dùng để cố định, để chuyển đạt một đối tượng, một tư tưởng phải được lựa chọn tuyệt
đối chính xác.
 Lỗi vô ý.
II. LUẬT CẤM MÂU THUẪN
- Hai tư tưởng mâu thuẫn nhau (1 người mà có 2 tư duy trái nhau) phản ánh:
+ Cùng một đối tượng.
+ Cùng một thời gian.
+ Cùng một mối quan hệ.
 Không thể đồng thời đúng: từ 1 nguồn đúng thì suy ra cái còn lại là sai, không được từ sai suy ra
cái còn lại đúng.
- Ký hiệu: ~ (A ^ ~ A)

Logic học Trang 3


* Hoạt động tư duy cần phải tuân thủ theo một số yêu cầu sau:
1. Yêu cầu 1
- Không được có mâu thuẫn logic trực tiếp trong tư duy.
 Vi phạm khi 1 người đồng thời đưa ra hai phát ngôn trái ngược nhau.
2. Yêu cầu 2
- Không được khẳng định một điều gì đó rồi lại phủ định hệ quả tất yếu của điều vừa khẳng định ấy.
3. Yêu cầu 3
- Không được đồng thời khẳng định cho đối tượng các đặc điểm nào đó mà trong thực tế là chúng
loại trừ nhau.
Vd: Ta có thể nói: “Bị cáo Hoa là người trung thực và hiền lành.”
Ta không thể nói: “Bị cáo Hoa là người trung thực và xảo quyệt.”
III. LUẬT TRIỆT TAM
- Một tư tưởng phản ánh về một đối tượng xác định thì phải mang giá trị logic xác định, hoặc đúng,
hoặc sai, hoặc có hoặc không chứ không có khả năng thứ ba nào khác.
 Không cùng đúng và không cùng sai:
+ A đúng  B sai
+ B sai  A đúng
- Ký hiệu: A v ~ A
- Vi phạm: lối “ba phải”, lấp lửng, nước đôi, chẳng có cũng chẳng không, chẳng đúng cũng chẳng
sai …
IV. LUẬT LÝ DO ĐẦY ĐỦ
- Mọi sự khẳng định hay phủ định chỉ được công nhận là đúng khi có đủ lý do xác đáng chứng minh
cho tính đúng của nó.
- Ký hiệu: A (căn cứ xác đáng)  B (tư tưởng)
 Một tư tưởng nào đó đúng khi ta có căn cứ xác đáng mà để chứng minh điều đó ta cần có “lý
do”.
- Lý do được chia làm hai loại:
+ Sự kiện: đã xảy ra, đã tồn tại trong thế giới khách quan mà con người nhận biết được một
cách trực tiếp bằng giác quan.
+ Tư tưởng: khoa học đã chứng minh.
* Hoạt động tư duy cần phải tuân thủ theo một số yêu cầu sau:
1. Yêu cầu 1
- Chỉ được sử dụng các sự kiện làm luận cứ cho việc chứng minh khi chúng có thật và có quan hệ
tất yếu với sự kiện đang cần chứng minh. Ngoài ra, trong pháp luật, chúng ta phải thu thập theo
trình tự, thủ tục luật định.
 Quan hệ nhân – quả.
- Vi phạm khi:
+ Sử dụng các sự kiện không có thật.
+ Sử dụng các sự kiện có thật nhưng không có quan hệ tất yếu với sự kiện cần chứng minh.
+ Sử dụng các sự kiện thu thập không theo trình tự, thủ tục luật định.
2. Yêu cầu 2
- Chỉ được sử dụng các tư tưởng mà tính đúng của nó đã được khoa học chứng minh, được thực tiễn
kiểm nhận là đúng hoặc được pháp luật quy định làm luận cứ cho việc chứng minh.

Logic học Trang 4


- Vi phạm khi:
+ Dùng các tư tưởng sai: chưa hoặc không được khoa học chứng minh, hiển nhiên trái với
thực tế.
+ Dùng các tư tưởng đang còn tranh cãi.
+ Dùng các tư tưởng mà tính đúng của nó không còn được thừa nhận.
+ Dùng khái niệm, quy định của lĩnh vực này làm căn cứ để giải quyết vấn đề của lĩnh vực
khác.
+ Dùng tư tưởng của những người có địa vị xã hội cao, uy tín cá nhân lớn, bằng cấp, học hàm,
học vị cao … làm cơ sở duy nhất cho việc lý giải vấn đề.  Không phải tư tưởng của những người
“nổi tiếng” đều đúng.
+ Dùng tư tưởng được một số đông thừa nhận là đúng làm luận cứ cho việc chứng minh. 
“thà chết một đống còn hơn sống một đứa”.
+ Các vấn đề liên quan đến pháp luật mà dùng tư tưởng không quy định trong pháp luật làm
luận cứ cho việc chứng minh.
3. Yêu cầu 3
- Khi dùng các tư tưởng đúng làm luận cứ cho việc chứng minh thì các tư tưởng ấy phải có liên hệ
một cách logic với vấn đề đang cần chứng minh.

CHƯƠNG III – KHÁI NIỆM

I. KHÁI QUÁT VỀ KHÁI NIỆM


1. Định nghĩa
- Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy phản ánh những dấu hiệu bản chất của đối tượng.
 Khái niệm về một đối tượng nào đó chính là những dấu hiệu bản chất của đối tượng ấy.
- Hình thức của khái niệm là từ và ngữ.
- Khái niệm và từ không đồng nhất nhau: khái niệm về cùng một đối tượng trong đầu óc là hoàn
toàn giống nhau nhưng có thể biểu thị bằng từ ngữ khác nhau.
Vd: chết, mất, từ trần, qua đời, quy tiên, hy sinh, tử nạn …  Bản chất của nó “không còn sống”.
- Khái niệm gồm: nội hàm (bản chất) + ngoại diên (số lượng)
1.1. Nội hàm của khái niệm
- Nội hàm của khái niệm là tập hợp những dấu hiệu bản chất của đối tượng được phản ánh trong
khái niệm.
Vd: Khái niệm “cá” có nội hàm là tập hợp toàn bộ các dấu hiệu (thuộc tính) cơ bản như:
+ Loài động vật có xương sống.
+ Ở nước.
+ Thở bằng mang và bơi bằng vây.
 Nội hàm đề cập “chất” của khái niệm.
1.2. Ngoại diên của khái niệm
- Ngoại diên của khái niệm là tập hợp những đối tượng có cùng nội hàm.
Vd: Ngoại diên của khái niệm “cá” là phạm vi bao quát tất cả loài động vật “có xương sống, ở
nước, thở bằng mang và bơi bằng vây” đang và sẽ xuất hiện ở tất cả mọi nơi. Như vậy “cá voi, cá
sấu” nằm ngoài ngoại diên của khái niệm cá.
 Ngoại diên đề cập lượng của khái niệm.

Logic học Trang 5


1.3. Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm
- Nội hàm và ngoại diên của khái niệm có quan hệ trái ngược nhau.
Nội hàm Ngoại diên
Phong phú Hẹp
Nghèo Rộng
Vd: Nội hàm của “cá nước ngọt” phong phú hơn nội hàm của cá, cho nên ngoại diên của “cá nước
ngọt” hẹp hơn ngoại diên của cá.

2. Quan hệ giữa các khái niệm


Quan hệ
đồng nhất

Quan hệ Quan hệ
trùng lặp giao nhau

Quan hệ
Quan hệ giữa lệ thuộc
các khái niệm
Quan hệ
ngang hàng
Quan hệ
không trùng lặp Quan hệ
mâu thuẫn

Quan hệ
đối chọi
2.1. Quan hệ đồng nhất
- Quan hệ đồng nhất là quan hệ giữa các khái niệm có ngoại diên hoàn toàn trùng nhau.

A.B

Vd: A (số chẵn), B (số chia hết cho 2).

Logic học Trang 6


2.2. Quan hệ giao nhau
- Quan hệ giao nhau là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng có ít nhất một phần tử
trùng nhau và có ít nhất một phần tử thuộc ngoại diên của khái niệm này mà không thuộc ngoại diên
của khái niệm kia và ngược lại.

Vd: A (bác sĩ), B (nhạc sĩ)


2.3. Quan hệ lệ thuộc
- Quan hệ lệ thuộc là quan hệ giữa hai khái niệm mà ngoại diên của khái niệm này nằm gọn trong
ngoại diên của khái niệm kia.

Vd: A (thực vật), B (cây)


2.4. Quan hệ ngang hàng
- Quan hệ ngang hàng (còn gọi là quan hệ đồng lệ thuộc) là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại
diên của chúng tách rời nhau nhưng chúng đều lệ thuộc vào ngoại diên của khái niệm khác lớn hơn.

Vd: A (sách), A1 (sách toán), A2 (sách ngữ văn), A3 (sách logic học)
2.5. Quan hệ mâu thuẫn
- Quan hệ mâu thuẫn là quan hệ giữa hai khái niệm tách rời nhau, trong đó các phần tử khi không
thuộc ngoại diên của khái niệm này thì phải thuộc ngoại diên của khái niệm kia, còn tổng ngoại diên
của khái niệm thứ hai thì vừa bằng ngoại diên của một khái niệm thứ ba nào đó bao chứa chứng.

Vd: E (màu sắc), A (đen), B (không đen)

Logic học Trang 7


2.6. Quan hệ đối chọi
- Quan hệ đối chọi là quan hệ giữa hai khái niệm có nội hàm ngược nhau, còn tổng ngoại diên của
chúng thì không bằng ngoại diên của khái niệm thứ ba nào đó bao chứa chúng.

Vd: E (màu sắc), A (màu trắng), B (màu đen)


II. NHỮNG THAO TÁC LOGIC ĐỐI VỚI KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa khái niệm là gì?
- Định nghĩa khái niệm là thao tác logic quan đó chỉ rõ ngoại diên của khái niệm cần được định
nghĩa.
2. Cấu trúc của định nghĩa
- Định nghĩa thường có dạng “A là B”. Trong đó A là khái niệm cần được định nghĩa và B là phần
dùng để định nghĩa.
3. Các quy tắc định nghĩa khái niệm
3.1. Quy tắc 1
- Định nghĩa phải cân đối: khái niệm được định nghĩa và phần dùng định nghĩa phải có ngoại diên
bằng nhau.
- Vi phạm quy tắc này khi:
+ Định nghĩa quá hẹp (A > B)
Vd: Thấu kính là một dụng cụ quang học được giới hạn bởi hai mặt cong đều đặn.
A B
A > B vì thấu kính còn gồm cả loại dụng cụ quang học được giới hạn bởi một mặt cong và một mặt
phẳng.
+ Định nghĩa quá rộng (A < B)
Vd: Nước là chất không màu, không mùi và không vị.
A B
A < B vì pha lê cũng là chất không màu, không mùi và không vị.
3.2. Quy tắc 2
- Định nghĩa không được vòng quanh: sử dụng khái niệm đã biết, đã được định nghĩa để định nghĩa.
- Vi phạm quy tắc này khi:
+ Định nghĩa vòng vo: dùng B để định nghĩa A sau đó dùng A để định nghĩa B.
Vd: Bộ máy nhà nước là bộ máy được tạo thành bởi các cơ quan nhà nước còn các cơ quan nhà
nước là các bộ phận hợp thành bộ máy nhà nước.
+ Định nghĩa luẩn quẩn: dùng chính A để định nghĩa A.
Vd: Tội phạm là kẻ phạm tội.
3.3. Quy tắc 3
- Định nghĩa phải ngắn gọn: tránh không lặp lại, không bớt đi bất cứ yếu tố nào.
Vd: Hình tam giác đều là hình tam giác có ba cạnh và ba góc bằng nhau.
3.4. Quy tắc 4
- Định nghĩa phải chuẩn xác, rõ ràng: không được mơ hồ.
Vd: Thức là trạng thái không ngủ, chưa ngủ, trong thời gian thông thường dùng để ngủ.
Logic học Trang 8
CHƯƠNG IV – PHÁN ĐOÁN

I. KHÁI QUÁT VỀ PHÁN ĐOÁN


* Định nghĩa
- Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy, trong đó thể hiện sự khẳng định hoặc phủ định dấu
hiệu, mối quan hệ … nào đó ở sự vật, hiện tượng.
- Phán đoán chỉ được thể hiện dưới hình thức của câu trần thuật và câu miêu tả.
II. CÁC LOẠI PHÁN ĐOÁN

Phán đoán

Phán đoán đơn Phán đoán phức

A I E O Điều kiện Lựa chọn Liên kết

1. Phán đoán đơn


1.1. Cấu trúc logic của phán đoán đơn
- Phán đoán đơn là câu đơn: 1 cụm chủ - vị.
+ Lượng từ: số lượng của đối tượng nằm trong ngoại diên khái niệm chủ từ.
+ Chủ từ (S): đối tượng mà con người đang tư duy.
+ Hệ từ: là, không là (từ liên hệ)
+ Thuộc từ (P): đặc điểm / tính chất có hoặc không có ở chủ từ.
Lượng từ + S (chủ từ) + là / không là + P (thuộc từ)
- Nếu lượng từ bị ẩn ta quy về từ “mọi”.
- Nếu hệ từ bị ẩn thì ta hiểu là từ “là”.
1.2. Phân loại phán đoán đơn
1.2.1. Phân theo chất (dựa vào hệ từ)
- Phán đoán khẳng định:
S LÀ P
Vd: Nam là người phạm tội.
- Phán đoán phủ định:
S KHÔNG LÀ P
Vd: Nam không là người phạm tội.
* Chú ý: phủ định của phủ định của tư tưởng A là khẳng định của tư tưởng A.
Vd: Không người nào là không chết.
1.2.2. Phân theo lượng (dựa vào lượng từ)
- Phán đoán chung: lượng từ “mọi” được thay thế bởi các từ “toàn bộ, tất cả, toàn thể, ai ai, ai cũng,
hết thảy, tất tần tật …”.
MỌI S là / không là P

Logic học Trang 9


Vd: Mọi loài chim đều biết bay.
* Chú ý: phán đoán chung có một dạng đặc biệt là phán đoán đơn nhất (ngoại diên là một phần tử
duy nhất): tên riêng / tên địa danh / S + ấy / S + này.
Vd: Newton là nhà bác học vĩ đại.
- Phán đoán riêng: lượng từ “một số” được thay thế bởi các từ “một phần, phần lớn, không phải tất
cả, một vài, hầu hết, có, có những, nhiều, nói chung, nhìn chung, tuyệt đại đa số, đa số, hầu như
…”.
MỘT SỐ S là / không là P
Vd: Một số chất nở ra khi đóng băng.
1.2.3. Phân theo chất và lượng
- A (Khẳng định chung): (Mọi) S+ (là) P-.
- I (Khẳng định riêng): Một số S- (là) P-.
- E (Phủ định chung): (Mọi) S+ không là P+.
- O (Phủ định riêng): Một số S- không là P+.
* Chú ý: Chuẩn hóa phán đoán:
- Không S nào là P = Mọi S không là P = E.
- Không S nào không là P = Mọi S là P = A.
- Không phải mọi S là P = Một số S là P = I.
2. Phán đoán phức
- Phán đoán phức là phán đoán được tạo thành từ nhiều phán đoán đơn nhờ vào các liên từ logic nào
đó.
2.1. Phán đoán điều kiện
2.1.1. Định nghĩa
- Phán đoán điều kiện là phán đoán được tạo thành bởi hai phán đoán đơn nhờ liên từ logic “Nếu …
thì …”.
P (tiền từ)  Q (hậu từ)
- Vd: Nếu khó khăn thì anh hãy bảo tôi.
2.1.2. Các hình thức của phán đoán điều kiện
Các hình thức Ví dụ
Quyết tiền từ, quyết hậu từ Nếu trời mưa thì đường ướt.
Chối tiền từ, chối hậu từ Nếu trời không mưa thì đường không ướt.
Quyết tiền từ, chối hậu từ Nếu trời mưa thì đường không ướt.
Chối tiền từ, quyết hậu từ Nếu trời không mưa thì đường ướt.
* Chú ý: Chỉ P mới Q = ~P  ~Q
2.2. Phán đoán lựa chọn
- Phán đoán lựa chọn là phán đoán được tạo thành bởi các phán đoán đơn nhờ liên từ logic “hoặc”.
- Phân loại phán đoán lựa chọn:
+ Phán đoán lựa chọn tương đối: P v1 Q
+ Phán đoán lựa chọn tuyệt đối: P v Q

Logic học Trang 10


CHƯƠNG V – SUY LUẬN

I. KHÁI QUÁT VỀ SUY LUẬN


1. Định nghĩa
- Suy luận là hình thức của tư duy mà từ một hay nhiều phán đoán đã có người ta suy ra được phán
đoán mới.
2. Cấu trúc logic của suy luận
- Mọi suy luận đều có 2 bộ phận:
+ Tiền đề: là các phán đoán đã có mà nhờ đó suy ra được phán đoán mới.
+ Kết luận: là phán đoán mới được suy ra từ tiền đề.
II. CÁC LOẠI SUY LUẬN

Suy luận

Diễn dịch Quy nạp

Trực tiếp Gián tiếp QN hoàn toàn QN không hoàn toàn


(hình thức) (phóng đại)

TĐL TĐL QN QN
TĐL đơn điều kiện lựa chọn phổ thông khoa học

1. Suy luận diễn dịch


1.1. Tam đoạn luận đơn
1.1.1. Định nghĩa
- Tam đoạn luận đơn là tam đoạn luận mà các phán đoán cấu thành tam đoạn luận ấy đều là các
phán đoán đơn.
1.1.2. Cấu trúc
- Tam đoạn luận đơn thành lập từ 3 phán đoán đơn.
+ Hạn từ là chủ từ (S) và thuộc từ (P) trong 3 phán đoán đơn.
+ Tiểu từ (T) là hạn từ làm chủ từ (S) trong phán đoán kết luận.
+ Tiểu tiền đề là phán đoán chứa tiểu từ.
+ Đại từ (Đ) là hạn từ làm thuộc từ (P) trong phán đoán kết luận.
+ Đại tiền đề là phán đoán chứa đại từ.
+ Trung từ (M) là hạn từ vừa xuất hiện ở đại tiền đề, vừa xuất hiện ở tiểu tiền đề.
1.1.3. Quy tắc nhận biết tam đoạn luận đơn đúng hay sai
- Quy tắc 1: Một tam đoạn luận đơn chỉ được phép có 3 hạn từ.
- Quy tắc 2: Trung từ phải có ngoại diên ít nhất một lần đầy đủ (vi phạm khi 2M-)
- Quy tắc 3: Tiểu từ hoặc đại từ ở đại tiền đề hoặc tiểu tiền đề trừ thì kết luận cũng phải trừ.

Logic học Trang 11


1.2. Tam đoạn luận điều kiện
1.2.1. Định nghĩa
- Tam đoạn luận điều kiện là tam đoạn luận mà đại tiền đề là một phán đoán điều kiện, tiểu tiền đề
và kết luận là các phán đoán được cấu thành từ các phán đoán đã tạo nên phán đoán đại tiền đề.
Vd: [(P  Q) P] Q
1.2.2. Các hình thức của tam đoạn luận điều kiện
- Hình thức khẳng định: P và Q cùng dấu.
- Hình thức phủ định: P và Q trái dấu.
1.2.3. Quy tắc nhận biết tam đoạn luận điều kiện đúng hay sai
- Quy tắc 1 (khẳng định): Tiểu tiền đề khẳng định tiền từ (P), kết luận khẳng định hậu từ (Q).
- Quy tắc 2 (phủ định): Tiểu tiền đề phủ định hậu từ (Q), kết luận phủ định hậu từ (P).
1.3. Tam đoạn luận lựa chọn
1.3.1. Định nghĩa
- Tam đoạn luận lựa chọn là tam đoạn luận mà đại tiền đề là một phán đoán lựa chọn. Tiểu tiền đề
và kết luận được cấu thành từ các phán đoán đã tạo nên phán đoán đại tiền đề.
1.3.2. Các hình thức tam đoạn luận lựa chọn
- Ta chỉ xét dấu của đại tiền đề và kết luận:
+ Hình thức khẳng định: cùng dấu.
+ Hình thức phủ định: trái dấu.
1.3.3. Quy tắc nhận biết tam đoạn luận lựa chọn đúng hay sai
Quy tắc 1 (khẳng định) Quy tắc 2 (phủ định)
Đại tiền đề V (tuyệt đối) hoặc V1 (tương đối) V (tuyệt đối)
Tiểu tiền đề ~ (n – 1) Khẳng định 1
Kết luận Khẳng định 1 ~ (n – 1)
2. Suy luận quy nạp
2.1. Quy nạp hoàn toàn
- Liệt kê hết tất cả các khả năng (dấu ba chấm ở giữa, sau đó liệt kê tiếp)  Kết luận chắc chắn
đúng.
2.2. Quy nạp không hoàn toàn
- Liệt kê một số đối tượng chứ không liệt kê hết  không chắc chắn đúng.

CHƯƠNG VI – CHỨNG MINH, BÁC BỎ, NGỤY BIỆN

I. CHỨNG MINH
- Chứng minh là thuyết phục người khác về tính đúng của tư tưởng.
- Cấu trúc của chứng minh:
Luận chứng
Luận cứ Luận đề
+ Luận cứ: là căn cứ dùng để chứng minh.
+ Luận chứng: quy tắc suy luận.
+ Luận đề: tư tưởng cần được chứng minh.

Logic học Trang 12


- Các phương pháp chứng minh:

Chứng minh

Trực tiếp Gián tiếp

Phản chứng Loại trừ


(TĐL lựa chọn KĐ)

II. BÁC BỎ
- Bác bỏ là thuyết phục người khác cái điều đang đưa ra là sai lầm.
- Các cách bác bỏ:

Bác bỏ

BB luận đề BB luận cứ BB luận chứng

BB trực tiếp BB gián tiếp


luận đề luận đề

+ BB trực tiếp: hệ quả B’  Luận đề B.


+ BB gián tiếp: A sai thì ~A đúng.
III. NGỤY BIỆN
- Bản chất của ngụy biện là cố tình dùng lời lẽ làm người ta nhận thức sai.
- Một số ngụy biện thường gặp:
+ Ngụy biện dựa vào tình cảm.
+ Ngụy biện dựa vào vũ lực: đe dọa, ép buộc, truy bức về mặt tinh thần.
+ Ngụy biện dựa vào tư cách cá nhân.
+ Ngụy biện dựa vào số đông, dựa vào dư luận quần chúng.
+ Ngụy biện “sau điều đó là do điều đó” hay ngụy biện “nhân quả sai”: A xảy ra, sau đó B
xảy ra. Vậy A là nguyên nhân của B.
+ Ngụy biện dựa vào từ ngữ: đánh tráo khái niệm, chuyển dịch tư tưởng.
+ Ngụy biện bằng suy luận sai (theo TĐL)
+ Ngụy biện bằng câu hỏi phức hợp: dùng cách hỏi trong đó có chứa nhiều câu hỏi.

- HẾT -

Logic học Trang 13

You might also like