You are on page 1of 4

BỘ MÔN TRIẾT HỌC

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN (Trường Đại học
Kinh tế)
Nội dung 1: Triết học và vấn đề cơ bản của triết học.
Nội dung 2: Những tích cực và hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước Mác quan
niệm về vật chất. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận định nghĩa vật chất của
Lênin.
Nội dung 3: Quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc, bản chất, kết cấu của
ý thức và mối quan hệ giữa vật chất, ý thức.
Nội dung 4: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ
phổ biến, nguyên lý phát triển.
Nội dung 5: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và
đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Nội dung 6: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận quy luật chuyển hóa từ
những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.
Nội dung 7: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của các cặp phạm trù: Cái
chung và cái riêng, Nguyên nhân và kết quả, nội dung và hình thức.
Nội dung 8: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Nội dung 9: Nội dung, ý nghĩa quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Nội dung 10: Quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
của xã hội. Ý nghĩa phương pháp luận.
Nội dung 11: Tồn tại xã hội, ý thức xã hội, mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại
xã hội và ý thức xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
I.TRIẾT HỌC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
1. Khái lược về triết học
a) Nguồn gốc của Triết học
- Nguồn gốc nhận thức: sự phát triển của tư duy trừu tượng cho phép trừu tượng hóa,
khái quát những tri thức cụ thể, riêng lẻ thành hệ thống tri thức lý luận chung nhất.
- Nguồn gốc xã hội: Triết học ra đời khi lực lượng sản xuất đã đạt đến một trình độ
nhất định, khi lao động trí óc đã trở thành một lĩnh vực độc lập tách khỏi lao động
chân tay, khi xã hội đã phân chia thành giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột.
b) Khái niệm Triết học
- K/n: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới (về vũ trụ, về con
người, về vị trí và vai trò con người trong thế giới).
2. Vấn đề cơ bản của Triết học
a) Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học
- Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại (giữa tinh thần với
tự nhiên, giữa ý thức với vật chất).
Vấn đề này có hai mặt:
- Mặt thứ nhất (còn gọi là mặt bản thể luận): tư duy có trước tồn tại hay tồn tại có
trước tư duy (ý thức có trước vật chất hay vật chất có trước ý thức)
(giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái
nào? Nói cách khác, khi tìm ra nguyên nhân cuối cùng của hiện tượng, sự vật, hay sự
vận động đang cần giải thích, thì nguyên nhân vật chất hay nguyên nhân tinh thần
đóng vai trò là cái quyết định?)
Ta có thể giải quyết mặt thứ nhất dựa trên 3 cách sau:
 Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức
 Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định đến vật
 Ý thức và vật chất tồn tại đọc lập vs nhau, ko quyết định lẫn nhau
- Mặt thứ hai (còn gọi là mặt nhận thức luận): tư duy có nhận thức được tồn tại? (con
người có nhận thức được thế giới không?)
(con người có khả năng nhận thức đc tg hay ko? Nói cách khác, khi khám phá sự vật
và hiện tượng, con người có dám tin rằng mình sẽ nhận thức đc sự vật và hiện tượng
hay ko.)
b) Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
- Chủ nghĩa duy vật: chủ nghĩa duy vật được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: chủ
nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời
Cổ đại.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản thứ hai trong lịch sử của chủ nghĩa
duy vật, thể hiện khá rõ ở các nhà triết học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII và điển hình là
ở thế kỷ thứ XVII, XVIII. 6
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do
C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được
V.I.Lênin phát triển.
- Chủ nghĩa duy tâm: Chủ nghĩa duy tâm gồm có hai phái: chủ nghĩa duy tâm chủ quan
và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người. Trong
khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng
định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng coi
đó là là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người.
II. CHỦ NGHĨA DUY VẬT TRƯỚC QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT
1.Tích cực và hạn chế của chủ ngĩa duy vật trước quan niệm Mác về vật chất
a) Quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật trức Mác:
- Vật chất là một hay một số chất tự có, đầu tiên, được coi là những “giới hạn tột cùng”
đóng vai trò là cơ sở sản sinh ra toàn bộ Thế giới
b) Tích cực và hạn chế
- Tích cực: đặt nền móng cho khuynh hướng lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích tự
nhiên, làm tiền đề cho việc giải quyết đúng đắn nhiều vấn đề trong việc ứng xử tích
cực giữa con người và giới tự nhiên, vì sự sinh tồn và phát triển của con người.
- Hạn chế: đồng nhất vật chất với vật thể, không hiểu bản chất của ý thức cũng như
mối quan hệ giữa ý thức với vật chất, không tìm được cơ sở để xác định những biểu
hiện của vật chất trong đời sống xã hội nên cũng không có cơ sở để đứng trên quan
điểm duy vật khi giải quyết các vấn đề xã hội, v.v…
=> Những hạn chế đó tất dẫn đến quan điểm duy vật không triệt để: khi giải quyết
những vấn đề về giới tự nhiên, các nhà duy vật đứng trên quan điểm, nhưng khi giải
quyết những vấn đề xã hội họ đã “ trượt” sang quan điểm duy tâm. Những hạn chế
này được khắc phục trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
2. Phương pháp Luận định nghĩa vật chất của Lênin
- Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
Ý nghĩa phương pháp luận định nghĩa vật chất của Lênin
- Giải quyết một cách đúng đắn và triệt để cả 2 mặt vấn đề cơ bản của triết học
- Triệt để khắc phục hạn chế của CNDV cũ, bác bỏ CNDT, bất khả tri.
- Khắc phục được khủng hoảng, đem lại niềm tin trong khoa học tự nhiên.
- Tạo tiền đề xây dựng quan điểm duy vật về xã hội, lịch sử và loài người.
- Là cơ sở để xây dựng nền tảng vững chắc cho sự liên minh ngày càng chặt chẽ cho
triết học

You might also like