You are on page 1of 15

CÂU HỎI ÔN TẬP NTL

DẪN NHẬP VÀ CHƯƠNG I: NHẬN THỨC LUẬN – VẤN ĐỀ VÀ ĐỐI TƯỢNG

1. Tại sao có thể nói: khao khát hiểu biết và việc truy tìm chân lý là những yếu tố kiến tạo con
người?
- Vì con người là loài luôn tìm kiếm và khao khát chân lý; nếu loại bỏ hai yếu tố căn bản này thì con
người đánh mất đi sự hiện hữu của mình.
- Theo Aristotele : con người tự bản chất luôn khao khát sự hiểu biết.
- Khao khát sự hiểu biết :
+ Nhu cầu bẩm sinh : nhu cầu hiểu biết gắn liền với khao khát.
+ Đạt đến sự thông hiểu kiến tạo hữu thể và đời sống của nó.
+ Hiểu biết đòi hỏi sự tìm kiếm của ký trí đối với thực tại.
+ Làm năng động từ trong sâu thẳm con người, những yếu tố kiến tạo con người : tình cảm, ý
chí, hành động.
- Tìm kiếm chân lý :
+ Đối tượng tìm kiếm chân lý là : đích thật và sâu thẳm ; phổ quát và nền tảng  Bắt gặp
qua giác quan.

4. Trình bày tóm lược về nhận thức của con người theo trường phái Epicuro, trường phái
Khắc Kỷ và trường phái Hoài Nghi?
a. Epicuro
- Tiêu chuẩn của nhận thức : những ấn ảnh của giác quan, những khái niệm tổng quát được sử dụng
để thiết lập tri thức.
- Ba tiêu chuẩn cơ bản xác định tri thức :
+ Ấn ảnh của giác quan : (cảm giác)
Cảm giác là thật vì: linh hồn kết hợp mật thiết với thân xác.
Và linh hồn cùng bản chất với thân xác.
+ Tiền ý niệm : ý niệm phổ quát được hình thành tự nhiên và tự phát trước khi có kinh
nghiệm trực tiếp về chúng.
+ Cảm thức : chưa qua hệ thống suy tư, phê bình, lý luận bằng phương pháp Khoa học để
hình thành tri thức.
Để đảm bảo tính chân thực này của cảm thụ về đối tượng, cần thỏa mãn 2 điều kiện :
+ thứ 1, cảm thụ pải được tác động bởi đối tượng bên ngoài chủ thể
+ thứ 2, phải tìm được sự tương ứng với đối tượng.
Điểm quan trọng trong nhận thức của Epicuro là hình tượng (cái xuất hiện ra) của thực tại đối
tượng. Vì thế, các giác quan của chủ tri đóng vai trò quan trọng
- Quá trình hình thành tri thức :
1
+ Khởi đi từ sự lặp đi lặp lại của cảm giác (ấn ảnh).
+ Quá trình trừu tượng hóa (hoạt động của trí năng).
+ Tiềm ý niệm hình thành trong tâm trí con người (hình thế của đối tượng)- Ký ức về 1 sự
biểu hiện thường xuyên.
--- bất cập : 1, Làm sao giải thích được quan năng ý chí và tự do của mỗi cá nhân. 2, Tâm trí bị qui
định và giới hạn bởi dấu ấn của đối tượng. 3, Vai trò của chủ tri quá phụ thuộc và bị động
b. Trường phái Khắc Kỷ
- Tiền ý niệm được sản sinh : không chỉ nhờ kinh nghiệm giác quan ;mà còn nhờ loại suy, sự tương
đồng, sự phối hợp và lập luận.
- Những tiêu chuẩn như là phương thức của Biểu tả (là nền tảng của việc nhận thức).
- Dấu ấn tri thức là sự rung cảm được khơi lên trong linh hồn mà đồng 1 trật mặc khái chính linh
hồn cũng như về điều khiến cho linh hồn được khải lộ. So sánh điều này theo kiểu con triện ghi
dấu ấn của nó trên miếng sáp nến.
- chân lý của những dấu ấn tri thức mang tính hiển nhiên đặc thù, nghĩa là những dấu ấn cho thấy
thế giới tự nhiên đang cung cấp cho con người những thông tin đúng thực.
- Không có gì trong trí năng mà trước hết không qua kinh nghiệm giác quan.
- Nghĩa là, khi suy tư không thể nào không qui chiếu vào ấn ảnh giác quan hay hình ảnh được ghi
nhận.
- 5 tiêu chí xác định tính chân lý của ấn ảnh của chủ thể nhận thức về đối tượng :
1. Tình trạng cấu trúc giác quan.
2. Điều kiện tồn hữu của đối tượng.
3. Nơi chốn.
4. Cách thức tiếp nhận đối tượng.
5. Tình trạng tâm trí của chủ thể nhận thức.
 Các tiêu chí mơ hồ chung chung, nhưng đề cao giá trị của chủ thể.
c. Trường phái Hoài Nghi.
- Không đồng ý rằng mọi dấu ấn tri thức đều phản ánh sự thật
- Điểm chính yếu trong phản biện của các nhà Hoài nghi là sự nghi ngờ về bản chất của phán đoán.
Nghi ngờ về bản chất của phán đoán, dựa trên hai nền tảng :
+ Tính tương đồng của diễn từ.
+ Khả thể đạt chân lý của quá trình diễn dịch.
- Carneade : nhấn mạnh tính chất tự lừa dối mình của chủ thể nhận thức (tên lừa đảo tinh thông) về
cảm thụ đối tượng được truy nhận.
- Các triết gia hoài nghi không đưa ra một giáo thuyết nhưng chỉ là một thái độ đánh giá việc
nhận thức chân lý. (chân lý là không thể đạt được tuyệt đối).
- Không có chân lý tuyệt đối : từ chối tính hoàn toàn đúng và hoàn toàn sai.

5. Nói cách khái lược về Nhận thức luận theo lập trường Duy nghiệm hiện đại?

2
- Duy nghiệm cho rằng tất cả tri thức của chúng ta đều phát khởi từ kinh nghiệm bên trong cũng như
bền ngoài chúng ta.
- Kinh nghiệm là khởi nguồn và tiêu chí của mọi tri thức bên trong ta.
* Phương pháp Duy nghiệm :
- Dựa trên sự qui nạp. Gạt bỏ tất cả những nguyên lý siêu hình hay những yếu tố siêu thực nghiệm
- Khởi di từ việc thâu nhận có qui tắc những dữ kiện và sự lặp đi lặp lại những hành động kiểm
chứng.
- Theo Galileo : PP Duy nghiệm tìm kiếm mối liên hệ về số lượng và diễn tả qua công thức toán
học.
- David Hume & Stuart Mill : biện minh bằng kinh nghiệm.
- Tư tưởng Tân thực : nguyên lý thử đúng.
- Poper : nguyên lý thử sai.
* Nguồn gốc của tri thức :
- Không chấp nhận bất kỳ tri thức nào nếu không đến bằng sự tiếp xúc trực tiếp giữa chủ tri và đối
tượng giác quan.
- suối nguồn của tri thức là những dữ kiện giác quan. được gọi là : cảm giác, cảm thụ, ấn ảnh…
- cảm giác hay những kinh nghiệm được thâu nhận từ bên ngoài chính là suối nguồn tuyệt đối
của những thông tin trong nội dung của ý thức.
 Tất cả đều đến từ tính nội tại, trực tiếp, cụ thể của thực tại đối tượng được truy nhận.
- Thuyết duy nghiệm đề cao vai trò của dữ kiện thực nghiệm, như thế là đề cao giá trị hữu thể
của đối tượng được nhận thức.

6. Đối tượng của Nhận thức luận xét theo phạm vi nghiên cứu và xét theo tính hướng đích?
- ưu tiên hàng đầu của Nhận thức luận được thiết lập bởi việc truy tìm chân lý xét như nó là (chân
lý xét như nó là không phải là một hữu thể cụ thể- chân lý xoay quanh những điều thuộc về thế
giới tri thức của con người)
- Nhận thức luận nghiên cứu : 1, chủ thể nhận thức (con người-chủ tri). 2, đối tượng được nhận
thức (điều được truy nhận-khách tri). 3, phương pháp của việc nhận thức (điều mà chủ tri và
khách tri đi vào tương quan với nhau)
a. Đối tượng xét theo phạm vị nghiên cứu gồm :
- Đối tượng chất thể : + Nhận thức bao gồm Cách thức thông thường của tư duy và mẫu thức mang
tính khoa học.
+ Truy tìm nhận thức bao gồm trong nó thế giới nhận thức ở những mức độ
khác nhau. Cụ tthể có 2 mức độ rõ rệt : Tri giác và lý trí. Đối tượng của nhận thức bao gồm :
Tri thức giác quan (liên quan đến đối tượng vật chất bên ngoài con người, những ấn ảnh bên trong
tâm trí, trí nhớ và sự tưởng tượng).
Tri thức trí năng (là sản phẩm của trí năng con người- tư tưởng- bao gồm trong nó những khái niệm,
phán đoán, lập luận được cấu trúc trong trật tự nghiêm ngặt nhằm trình bày một cái nhìn tổng thể
về thực tại)

3
+ xét trong phạm vi Giới tri thức con người. Tri thức như là sự diễn tả của
hữu thể biết cảm thụ và suy tư.
- Đối tượng hình thế : + Viễn cảnh/ góc nhìn được gọi cách truyền thống là đối tượng hình thế.
+ Giá trị nhận thức – Nhận thức luận là đi tìm sự hiểu biết
+ Nhận thức luận nhắm đến bản chất sâu thẳm, yếu tính tối hậu, cấu trúc nền
tảng (eidos), của việc xác định giá trị chân lý của tri thức con người
b. Đối tượng xét theo tính hướng đích
Nghiên cứu của nhận thức luận nhằm đạt đến 1 số những mục tiêu mà chúng ta có thể liệt kê
dưới 2 dạng thức : tất yếu và hỗ trợ
c. Đối tượng xét từ góc độ hành vi nhận thức
- Aristotele : đối tượng nhận thức- Hữu thể bản thể
+ Hữu thể tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau, nhưng quy chiếu vào 1 tính duy nhất.
+ triết học là sự hiểu biết chân lý, và sự hiểu biết chân lý là sự hiểu biết về căn nguyên.
+ đối với Aristotele, đối tượng cao nhất của suy tư triết học là ‘Hữu thể xét như nó là’ hay là bản
thể-hiện hữu tất yếu, tự thân và dựa vào nó mà nhiều dạng thức tồn hữu khác có thể hiện hữu.
+ Hoạt động nhận thức không dừng lại ở việc tìm kiếm những thông tin về điều gì đó, mà nhắm đạt
đến sự hiểu biết về căn nguyện thiết lập sự tồn hữu.
- Descartes : ý niệm rõ ràng và phân minh.
+ điểm chính yếu là vấn đề về sự chắn chắn (của chân lý được thâu nhận),
+ đưa ra phương pháp hoài nghi triệt để - giác quan lừa dối chúng ta trong nhiều kiểu cách (tên
lừa đảo tinh thông).
+ thuyết nhị nguyên- phân biệt rạch ròi giữa linh hồn và thân xác.
+chấp nhận ý niệm bẩm sinh
+bằng chứng về sự hiện hữu của Thiên Chúa (luôn chân thật và hiện hữu)
+ ý niệm mang 1 tính rõ ràng mạch lạc.
+ đề cao vai trò của trí năng trong hoạt động nhận thức.
+ đối tượng toán học mang tính chắc chắn và không sai lầm.
- sự biểu tả trong chủ thuyết siêu nghiệm của Kant.
+ Kant thiết lập chủ thuyết Tiên Nghiệm mà theo đó tri thức của chúng ta về thực tại được thiết lập
nhờ vào cấu trúc « tiên nghiệm» của trí năng.

7. Xét theo tính hướng đích, Nhận thức luận nhằm làm sáng tỏ những yếu tố nào?
Nghiên cứu của nhận thức luận nhằm đạt đến 1 số những mục tiêu mà chúng ta có thể liệt kê
dưới 2 dạng thức : tất yếu và hỗ trợ
- 2 dạng thức mục tiêu :
+ Tất yếu : + Xác định bản chất của hiện tượng luận.
+ nhận thức luận nhắm đến : khảo sát Quan năng nhận thức.
+ xác định giá trị chân lý.
4
+ Hỗ trợ : + Hướng đích hỗ trợ nhắm đến tính chân thực và tổng hợp của tri thức.
+ Sự chắc chắn về việc con người có khả năng đạt đến sự hiểu biết.
+ Thực tại bên ngoài chủ thể nhận thức.
+ Sự sai lầm của chính chủ thể tri thức.
+ Sự lẫn lộn về vị trí và mức độ của giá trị tri thức.
8. Nhiều người ngày nay khá hời hợt với việc suy tư và tìm kiếm chân lý. Nếu nhận định này
là đúng, thì đâu là những nguyên nhân của nó?
Chúng ta ý thức rằng tri thức đích thật của con người mang giá trị quan trọng trong việc con
người nhận biết chính mình, mở ra với thế giới và cả hướng đến Siêu Việt.
Hiểu biết là một nét đặc thù phân biệt con người với các loài khác.
Hiểu biết là nhu cầu thiết yếu xét trong cấu trúc tồn hữu của con người.

5
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC
2. Những nét cơ bản của tiến trình nhận thức theo lập trường Aristotele-Tommaso?
- đề cập đến sự mô tả về quá trình mà với nó chủ tri thâu nhận yếu tính của khách tri.
- có 2 cột trụ căn bản : sự quy nạp và diễn dịch.
- 2 điểm tư tưởng chính yếu : 1. Phân biệt rõ hơn 1 số quan năng giác quan trong việc nhận thức. 2.
Khái niệm về căn nguyên Đệ nhất và siêu việt.
- chân lý của những tiền đề hay nguyên lý đến từ thực tại đối tượng (qua kinh nghiệm về thực
tại) được thẩm thấu bởi trực giác trí năng và làm nền tảng cho hoạt động nhận thức . (Trí
năng là điều Thiên Chúa ban cho)
- Chủ tri tiếp nhận khách tri bằng các giác quan :
+ Giác quan nội : giác quan chung ; trí tưởng tượng ; trí nhớ ; bản năng  thực tại được in
dấu
+ Giác quan ngoại : mắt, mũi, tai…  thâu nhận riêng lẻ
- Hình thành bởi kinh nghiệm giác quan ; hình thành những ấn ảnh (data)  Nhờ hoạt động của lý
trí  Trí năng tác thành :  Trừu tượng hóa  thiết lập khái niệm
 Khái quát hóa  đưa ra những ý niệm phổ quát
 Trí năng lĩnh hội :  Lưu lại nội dung (khái niệm)
- Chủ tri thiết lập : + Phán đoán = khái niệm + khái niệm  diễn đạt ý nghĩa
+ Lập luận = phán đoán + phán đoán  tri thức của ta.

3. Phương pháp hoài nghi triệt về việc nhận thức của con người theo Descartes?
* 4 quy luật nền tảng :
1. Rõ ràng và phân biệt
2. Chia thành những phần nhỏ nhất có thể.
3. Trật tự trong tiến trình suy tư.
4. Liệt kê đầy đủ và duyệt xét tổng quát.
* PP hoài nghi triệt để :
- Nhằm tìm tính chắc chắn của tri thức con người.
- Khởi đi từ việc đặt lại tri thức của con người xét từ nền tảng của nó.
- Cho rằng kinh nghiệm giác quan không đáng tin  có thể đánh lừa chúng ta ; không thể chắc chắn
được sự hiện hữu của mình và thế giới.
- Nghi nghờ tất cả ; nhưng không thể hoài nghi hành vi suy tư  tồn tại một chủ thể hoài nghi
 tôi suy tư, nên tôi hiện hữu. Là nguyên lý nền tảng của tính chắc chắn cho mọi h/đ suy tư.
- Ông nhận thấy : ngay chính cái tôi suy tư, không phải là một sự hiện hữu hoàn hảo  mà hiện hữu
tuyệt đối hoàn hảo chính là Thượng Đế  nhờ Thượng Đế mà con người đạt tới tri thức đích thật.
+ điểm chính yếu là vấn đề về sự chắn chắn (của chân lý được thâu nhận),

6
+ đưa ra phương pháp hoài nghi triệt để - giác quan lừa dối chúng ta trong nhiều kiểu cách (tên
lừa đảo tinh thông).
+ thuyết nhị nguyên- phân biệt rạch ròi giữa linh hồn và thân xác.
+chấp nhận ý niệm bẩm sinh
+bằng chứng về sự hiện hữu của Thiên Chúa (luôn chân thật và hiện hữu)
+ ý niệm mang 1 tính rõ ràng mạch lạc.
+ các giác quan ngoại mang tính thụ động và bị biến đổi bởi đối tượng giác quan, bởi vì chúng
bị tác động theo kiểu sáp nến bị in dấu ấn vào con dấu. việc in dấu ấn này là thực tại đối tượng
bên ngoài in dấu ấn của nó trên thân thể cảm thụ của chủ thể tri thức giống như con dấu ghi
dấu ấn của nó trên sáp nến.
+ các giác quan tìm kiếm đối tượng trong sự phù hợp với bản chất và cấu trúc thu nhận của
chúng.
+ đề cao vai trò của trí năng trong hoạt động nhận thức.
+ đối tượng toán học mang tính chắc chắn và không sai lầm.
4. Vài nét chính trong lý thuyết về nhận thức của Kant?
* Một số phân biệt nền tảng :
- Tiên nghiệm : điều được nhận biết không ngang qua kinh nghiệm.
- Hậu nghiệm : điều được nhận biết nhờ vào kinh nghiệm hay tùy thuộc vào kinh nghiệm.
- Phân tích : một mệnh đề có khái niệm ở vị ngữ được chứa trong khái niệm chủ ngữ.
- Tổng hợp : một mệnh đề có khái niệm ở vị ngữ nằm ngoài khía niệm chủ ngữ.
- Tổng hợp tiên nghiệm : cung cấp tri thức mới mà nhận thức của ta không ngang qua kinh nghiệm.
* Một vài nét chính trong lý thuyết nhận thức :
- Ba định đề nền tảng :
1. Không gian : đến từ bên ngoài chủ tri.
2. Thời gian : cáo xảy ra tước – sau ; thuộc cấu trúc nội tại của chủ tri.
3. 12 phạm trù : điều kiện thiết yếu của việc thâu nhận tri thức.
- Số lượng : đơn nhất, đa số, toàn thể. (phạm trù toán học)
- chất lượng : khẳng định, phủ định, giới hạn (phạm trù toán học)
- tương quan : bản thể - tùy thể ; nhân – quả ; tương hỗ (ph.trù năng động)
- dạng thức : khả thể - bất khả thể ; thực tồn – k thực tồn ; tất yếu – bất tất (năng
động)
- Cấu trúc thực tại của chủ tri giúp nhận thức thực tại : không gian, thời gian, 12 phạm trù.
+ Không gian và thời gian là : - hình thế siêu nghiệm của trực giác.
- là điều kiện cần và dduer cho các phán đoán tổng hợp tiên
no.
+ Không gian là đ.kiện thiết yếu cho tất cả những thâu nhận trực giác bên ngoài.
+ Thời gian là điều kiện thiết yếu cho tất cả những thâu nhận trực giác bên trong.

7
- 2 yếu tố trong việc hình thành tri thức của cong người : kinh nghiệm tiên nghiệm và giác quan.
5. Hãy nêu một vài nét khái quát về mối tương quan giữa đối tượng (khách tri) và chủ thể
nhận thức (chủ tri) trong lập trường về nhận thức theo Husserl?
- Mối tương quan có tính ý hướng của đối tượng và chủ tri.
- Theo Husserl :mối tương quan có tính nhắm đến hay sự hướng chiều tới.
- Chủ tri đóng vai trò quan trọng, khách tri luôn hướng về chủ tri.
- Trong tính ý hướng (mtq trên bình einje ý thức của ta với đối tượng) xuất hiện :
+ Một bên là chủ thể của sự hướng đến.
+ Bên kia là điều được hướng đến (đối tượng)
- Ý thức của chủ tri trong sự hướng tới đối tượng trong cái nhìn chất phác và trong giới hạn khả lộ
của đối tượng.
6. Trình bày ba bước giảm trừ theo phương pháp Hiện tượng luận của Husserl?
B1 : Đặt vào trong ngoặc (epoche)
- Là sự cẩn trọng trước những giá trị và tính rõ rằng của thế giới thường nhật.
- Tạm đình chỉ để xác định được tính chắc chắn của những kinh nghiệm thường nhật
- Tạm đình chỉ với những giải thích về dữ kiện theo kiểu người ta nói thế ; với những định kiến, tập
quán, thói quen.
B2 : Giảm trừ bản chất :
- Làm sinh động tất cả những kinh nghiệm với tất cả những góc cạnh, với nhiều góc cạnh nhất có
thể để thu nhận một thực tại thống nhất trong tôi.
B3 : Giảm trừ siêu nghiệm :
- Năm bắt hữu thể trong mức độ tròn đầy nhất có thể của nó.
- Là sự mở ra, hướng đến việc thiết lập mang tính ý hướng về hữu thể và chân trời hữu thể.
- Sự mở ra là siêu việt theo nghĩa : nó là điều kiện khả thể của chính việc thiết lập về hữu thể.

8
CHƯƠNG III: KINH NGHIỆM CĂN BẢN VÀ TÍNH Ý HƯỚNG TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN
THỨC

3. Bản chất của kinh nghiệm uyên nguyên trong hoạt động nhận thức?
- Điểm khởi đầu của suy tư phải được thiết lập bởi mỗi hành vi nhận thức cụ thể, tức thời và
nguyên thủy của sự tổng hợp các giác quan và lý trí.
- Kinh nghiệm uyên nguyên được thiết lập : khởi đi từ một hành động cụ thể  Chủ tri cảm thụ
thực sự và nhận biết sự hiện hữu của thực tại.
- Nguyên thủy bởi sự tiếp cận thực tại, điều được thâu nhận không tùy thuộc vào khoảnh khắc tiền
nhận thức mà tự biện minh lúc này và ở đây của chính cảm thụ.
- Nó là tức thời xét như yếu tố tiền dự của mỗi truy tìm mang tính khoa học.
4. Hãy nêu một vài nguyên lý tiên khởi của việc nhận thức?
* Nguyên lý đồng nhất :
- Khẳng định của Parmenide : Hữu thể là và không thể không là (A=A)
- Tự bản chất nó là nó – mỗi hữu thể đều chính là kinh nghiệm
- Mỗi hiện hữu là sự mạch lạc tròn đầy đối với chính nó, cả mức độ hiện sinh cũng như mức độ Hữu
Thể Luận.
* Nguyên lý bất mâu thuẫn :
- Không thế nào một vật vừa là vừa không là trong cùng một lúc và theo cùng một phương diện.
* Nguyên lý triệt tam :
- Không có trung gian giữa hữu thể và vô thể.
- Một vật thì có hoặc không có; là hoặc không là; chứ không còn một kiểu nào khác nữa.
5. Bản chất của tính ý hướng xét góc độ nhận thức luận?
- tính ý hướng diễn tả những hoạt động của con người- biểu tả hay ý muốn-hướng về điều gì đó bên
ngoài nó.
- tính ý hướng là Hướng về hay đi vào tương quan với đối tượng được nhận thức.
- ý hướng là một cấu trúc, tư tưởng cho thấy nó là một sự chứng thực hoặc sự biểu lộ uyên nguyên,
một hiện hữu xét trong tương quan với thực tại kia.
- Ý hướng gồm : + Ý hướng trực tiếp : nội dung (những đặc điểm, phẩm chất) được thâu nhận
như thực tại bên ngoài mang lại.
+ Ý hướng phản tỉnh : tư tưởng về nội dung đã được thâu nhận. được thiết lập
bởi những điều mà chủ tri thâu nhận về thực tại xét trong nội tại chủ tri (nội dung được thẩm thấu
bởi lăng kính chủ tri).

6. Hoạt động ý hướng xét như nền tảng của hoạt động nhận thức. Hãy phân tích nhận định
trên?
- Theo lập trường kinh viện hay theo HTL : hoạt động ý hướng xem là khả năng của trí năng trong
việc hướng đến đối tượng nhận thức.

9
- Thiết yếu với lập trường của Aristotele- Tomaso : bởi vì trí năng nhận thức về thực tại tồn tại bên
ngoài và độc lập với nó. Nên thiếu hoạt động ý hướng này tiến trình nhận thức không được hiện
thực hóa.
- Thuyết biểu tả : nơi tính ý hướng gián tiếp của hoạt động nhận thức, qui chiếu vào mối tương quan
giữa cái tôi và hiện tượng tâm lý về đối tượng được thâu nhận.
 Hoạt động nhận thức thiết yếu là hoạt động ý hướng, là những hoạt động của tư tưởng hướng về
hay đi vào tương quan với đối tượng nhận thức.
Tính ý hướng là hoạt động tinh thần và nó :
- Không được thiết lập chỉ bởi những dữ kiện giác quan nhờ vào quan năng giác quan ngoại
- Không tùy thuộc vào bất cứ cơ phận thể lý nào.

CHƯƠNG IV: NHẬN THỨC GIÁC QUAN VÀ NHẬN THỨC TRÍ NĂNG

2. Tính vật chất của nhận thức giác quan?


- Nhận thức giác quan nối kết chặt chẽ với tính vật chất của đối tượng được truy nhận và chủ tri.
- Tính vật chất : + là dạng thức có thân thể của đối tượng ; tổng thể hệ thống giác quan : từng cơ
phận giác quan, hệ thống thần kinh liên quan đến việc tiếp thu tín hiệu, ứng đáp và bảo tồn những
kích thích đến từ bên ngoài.
Gồm hai nhóm yếu tố cơ bản :
+ Giác quan ngoại (5 giác quan :thị giác,thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác) những giác
quan đóng vai trò thâu nhận trực tiếp đối tượng bên ngoài chủ tri
+ Giác quan nội : thực hiện vai trò của chúng trên những điều đã được thâu nhận và thuộc phạm
vi chủ tri.
Các giác quan nội bao gồm :
+ giác quan chung : là một quan năng nội tại của chủ thể có khả năng thiết lập trật tự của
những điều được thâu nhận qua giác quan ngoại. Trong giác quan chung, tất cả những điều được
thâu nhận, thuộc về đối tượng và được thâu nhận bởi các giác quan ngoại, được thống nhất 1 trật
trong kinh nghiệm về 1 đối tượng.
+ trí tưởng tượng : là 1 quan năng giác quan kiến thiết những hình ảnh, được lảy ra từ
những thực tại được thâu nhận bởi các giác quan ngoại và duy trì chúng cả khi những thực tại
được thâu nhận kia không còn hiện diện cách thể lý với chúng ta.
+ bản năng : là khả năng đánh giá cảm quan (quan năng giúp chúng ta cảm thụ) trong môi
trường nhận thức giác quan. Bản năng đánh giá được điều gì là lợi điều gì là hại.
(- 5 chức năng cơ bản của thân thể con người (chức năng tại thế hóa, chức năng nhận thức, chức
năng giới tính, chức năng tu luyện, chức năng biểu tượng- hướng đến và dự phần vào cái khác). )

3. Giá trị chân lý của nhận thức giác quan?


- Giá trị chân lý của nhận thức giác quan:
1. Giá trị chân lý của nhận thức giác quan nguyên thủy.
10
Tính khách quan của chân lý : có cái gì đó hiện tỏ ra (thực tại như nó hiện diện) với chủ tri
- Nhận thức giác quan rất thật nhưng không phải lúc nào cũng tường minh.
- Trong sự gặp gỡ trực tiếp giữa chủ tri với thực tại khách quan, nhận thức giác quan nguyên thủy
cho thấy tính hiển nhiên chắc chắn của kinh nghiệm đích thân về chân lý được thâu nhận.
2. Giá trị chân lý xét theo phẩm chất hiện hữu.
- Sự thâu nhận của hoạt động nhận thức cần xét đến chủ thể nhận thức : cấu trúc hiện hữu của chủ
thể, khả năng của các giác quan của nó, những giới hạn của hoạt động của nó.
- Qua hoạt động nhận thức, giá trị chân lý được thâu nhận thể hiện theo mức độ tỉ lệ giữa hiện hữu
của đối tượng và khả năng hoạt động của chủ tri thực hiện hoạt động nhận thức.
3. Giá trị chân lý của nhận thức giác quan phái sinh.
- Nhận thức giác quan phái sinh được thực hiện hóa trong giác quan nội.
- nhận thức này có thể xảy đến những khả tính sai lầm, tùy thuộc vào cách thức và mức độ thâu
nhận thông tin.
4. Giá trị chân lý trong nhận định nơi tri giác.
- Trong nhận thức giác quan, yếu tố trí năng đã tham gia ở một mức độ nhất định.
- con người không thể cảm thụ (giác quan) mà không đồng thời suy nghĩ (trí năng) và suy tư của trí
năng sẽ trống rỗng nếu ko qui chiếu đến cảm thụ giác quan.
- phía chủ tri, sự thiếu tường minh dẫn đến sai lầm vì :
1. sự bất thường (khuyết phạm) của các giác quan trong việc thâu nhận
2. trong tri giác (kết quả hoạt động của giác quan nội), dữ kiện được thâu nhận từ giác quan ngoại
có thể bị tác động bởi những ddieuf ko đến từ tính tường minh giác quan
3. trí năng có thể khẳng định về 1 số nét thuộc thực tại đối tượng mà ko đến từ tính tường minh của
thực tại đối tượng.

4. Một số yếu tố liên quan thiết yếu đến quá trình nhận thức giác quan?
1. Sự mở đầu nhất thiết của khoảnh khắc lĩnh hội.
2. Đòi hỏi về sự hiện diện ý hướng của đối tượng.
3. Một ý thức chủ thể trong việc thâu nhận hình thế.
* Sự mở đầu nhất thiết của khoảnh khắc lĩnh hội :
- Nhận thức giác quan là quá trình thâu nhận thực tại đối tượng và biểu tả nó trong hình thức tương
hợp với chủ tri.  Không có sự tác động của thực tại đối tượng (xét nơi chủ tri là khoảnh khắc lĩnh
hỗi), thì không phải là sự nhận thức đúng nghĩa, chỉ là hoang tưởng, ảo giác.

11
- Mỗi cơ phận giác quan có những kích thích thực nghiệm riêng nó  xuất hiện cảm giác  quan
năng giác quan đó mới lĩnh hội được gì nơi đối tượng.
* Đòi hỏi về sự hiện diện ý hướng của đối tượng :
- Trên bình diện nhận thức : giác quan và điều được thâu nhận bởi giác quan làm thành một loại
hiện hữu mang tính ý hướng. Sự hiện diện ý hướng này là ấn ảnh. (Thực tại vật chất kia được thâu
nhận bởi chủ thể dưới sự tác động của các kích thích thực nghiệm khởi đi từ thực tại và ghi dấu trên
giác quan).
* Một ý thức chủ thể trong việc thâu nhận hình thế :
- Nhận thức là việc thâu nhận trong đó chủ tri, được cung cấp thông tin về đối tượng, thay đổi chính
mình để đạt được ý thức về việc thâu nhận thực tại kia vào trong mình với những xác định về phẩm
và lượng của thực tại.
Thực tại không tác động trên tôi, mà chính là những ấn ảnh của thực tại.

6. Một số đặc điểm nền tảng của nhận thức trí năng? P.171
- Một số đặc điểm nền tảng :
+ Chiều hướng hữu thể và năng động.
+ Tính ý hướng và tính phi chất thể.
+ Tính lĩnh hội và chủ động.
+ Tính nội tại và siêu việt.
+ Tính đặc thù và phổ quát.
* Chiều hướng hữu thể và năng động. Nhận thức trí năng mang trong nó chiều hướng hữu thể theo nghĩa
siêu hình xét từ góc độ cấu trúc nhận thức, vì bên ngoài hữu thể tất cả đều trở nên hư vô. Xét như một tiến
trình nhận thức, tri thức được thâu nhận mang tính năng động theo nghĩa nó đi từ những bước sơ khởi và
tiến đến sự hiểu biết tròn đầy hơn, qua việc tiếp thu và suy tư về thực tại.
* Tính ý hướng và tính phi chất thể. Trong mối tương quan thiết lập nhận thức này, tồn tại một điều kiện
thiết yếu, đó là “sự mở ra” xét về phía chủ tri. Điều này cho thấy tính ý hướng của nhận thức trí năng. Sự
hướng đến thực tại của hoạt động trí năng được hiểu như một sự “thẩm thấu vào chính chủ tri” của thực tại
đối tượng, nghĩa là thực tại đối tượng được nội tại hóa, được nhận biết trong nội tại của chủ tri: một sự nội
tại hóa hình thế - tính phi chất thể - của thực tại đối tượng.
* Tính lĩnh hội và chủ động. Điều kiện thiết yếu của sự gặp gỡ trong hoạt động nhận thức dẫn đến một hệ
quả quan trọng khác, đó là nhận thức trí năng không “tạo ra” thực tại trong nội dung của nó từ “hư vô”, mà
nó tiếp nhận – chiều kích lĩnh hội – chính hữu thể từ thực tại. Tuy nhiên, chiều kích lĩnh hội này không kiến
tạo cách nội tại thiết yếu tri thức của chủ tri. Nội dung được lĩnh hội này còn cần phải được tiếp nhận cách
chủ động – tính chủ động – bởi chủ tri khi cái-tôi ý thức “sáp nhập vào mình” điều tương ứng (hình thế) của
nội dung được thâu nhận.

12
* Tính nội tại và siêu việt. Từ tính chủ động vừa nêu, nhận thức trí năng cho thấy chiều hướng nội tại và
siêu việt của nó. Nhận thức trí năng được hoàn tất bởi chính chủ tri, trong nội tại của chủ tri, tùy thuộc vào
hoạt động nhận thức của cái-tôi ý thức: không vượt ra ngoài biên giới của chủ tri.
* Tính đặc thù và phổ quát. Xét như một hoạt động chuyên biệt của cái tôi, nhận thức không thể nào
không mang tính giới hạn và cá vị. Chiều kích này được nhận thấy trong liên đới với một chủ tri cụ thể. Và
trong tính cụ thể của chủ tri, hoạt động nhận thức trí năng cũng được đánh dấu bởi tính cá vị đặc thù, tính
thay đổi và bất tất trong chính khả năng của chủ thể hiện thực hóa hoạt động nhận thức. Nhưng khác biệt với
nhận thức giác quan, nhận thức trí năng thể hiện ra quan khái niệm và phán đoán là những diễn tả mang tính
trừu tượng và phổ quát.

7. Ba thời khắc căn bản của tiến trình mà qua đó lý trí tiếp cận thế giới tồn hữu?
1. Bước khởi điểm.
2. Bước trung gian của hoạt động nhận thức trí năng.
3. Điểm đến của nhận thức trí năng.
* Bước khởi điểm :
- Trí năng hoạt động dựa trên dữ liệu ấn ảnh được cung cấp từ tiến trình nhận thức giác quan. Ngay trong
tiến trình này, trí năng đã tham gia trong việc đón nhận yếu tính của thực tại đối tượng, mặc dù chưa qua quá
trình trừu tượng và khát quát là hoạt động đích thị của trí năng trong việc nhận thức thực tại.
* Bước trung gian của hoạt động nhận thức trí năng :
- Hoạt động của trí năng tác thành, bao gồm trừu tượng hóa, khái quát hóa, và chiếu sáng. Việc trừu tượng
hóa sẽ lảy ra hình thế từ chất liệu được thâu nhận qua giác quan. Đây là hoạt động đặc loại của tinh thần con
người. Cuối cùng, diễn tả cách loại suy, nếu như ánh sáng giúp con mắt nhìn thấy được sự vật, thì trí năng
tác thành là ánh sáng chiếu tỏa mà với nó nhận thức giác quan đạt tới sự thâu nhận trong hình thế thống
nhất, phổ quát và phi chất thể nơi trí năng con người.
* Điểm đến của nhận thức trí năng :
- Một khi quan năng lý trí đã rút tỉa hình thế khả tri của đối tượng được nhận thức, quá trình nhận thức trí
năng đạt đến giai đoạn thiết lập sự biểu tả của nhận thức trí năng, với sự tham gia của trí năng lĩnh hội.

13
CHƯƠNG V: TÍNH CHẮC CHẮN, SỰ TƯỜNG MINH VÀ CHÂN LÝ
1. Tính đa dạng ngữ nghĩa của hạn từ «chân lý»?
- Xét về triết học truy tìm nhận thức: chân lý luận lý là sự tương ứng giữa điều được phát biểu và đối tượng
mà phát biểu kia chỉ về
- Xét về chân lý hữu thể luận sự thật được bày tỏ trong chính sự hoàn bị được tìm thấy nơi thực tại đang
được đề cập. vang thật, lụa thật.
- Xét về đạo đức học chân lý được bàn dưới khía cạnh về sự thật. Tính chân thật của những khẳng định xét
trong tương quan tương ứng với cách nghĩ của người nói. Nghĩ A thì nói A chứ không nói .
- Kết: xét về nhưng khái niệm liên quan đến yếu tính của chân lý thì chân lý đước chia làm hai loại: chân lý
được hiểu như là sự tương ứng và chân lý được hiểu như là sự mạch lạc.

2. Phải hiểu thế nào khi nói: chân lý là sự tương ứng giữa tư tưởng và thực tại hữu thể?
- Chúng ta cùng tìm hiểu một số yếu tố kiến tạo:
* Thực tại hữu thể là điểm cuối cùng của sự tương ứng.
- Mối tương quan giữa chủ tri và khách tri trong việc kín múc thực tại của mình trong chiều hướng thực chất
của cách thức hiện hữu xác định.
- Chân lý được tìm thấy chắc chắn và sự cảm thụ của việc hiển tỏ hữu thể.
- Yếu tính chân lý, xét trong bản chất, đều là hiện hữu thực của cả hoạt động nhận thức và thực tại đối
tượng, thâu nhận trong nó bề dày hữu thể luận của thực hữu.
* Sự tương ứng được hiểu trong sự hoà hợp ý hướng.
- Là sự tương ứng thuộc trật tự nhận thức. Vì thế, là ý hướng, nên trong tâm trí chủ tr i, tri thức không phải là
một bản sao chép y nguyên hay một hình ảnh cụ thể của thức tại đối tượng, Lại nữa, sự tương ứng của khẳng
định chân lý với thực tại được thâu nhận không bao giờ múc cạn được hiện hữu thức của đối tượng, mà chỉ
đạt được phần nào với sự tròn đầy hữu thể của đối tượng.
*Phán đoán là sự diễn tả hình thế của sự tương ứng.
* Cảm thụ về cái gì đó tồn tại hình thành nên loại khẳng định trí năng - phán đoán về hiện hữu, cái tôi khẳng
định sự hiển tỏ hiệu quả của đối tượng bên ngoài cho hoạt động cảm thụ và cho chính chủ tri.

3. Chân lý được hiểu như «sự mạch lạc của tư tưởng xét trong chính nó». Phân tích một vài
nét của quan điểm này.
- Chân lý được hiểu như là sự mạch lạc của tư tưởng xét trong chính nó, là tính lô-gích giữa những diễn tả
đa chiều của hoạt động trí năng.

14
- Điểm nhấn của quan điểm này đặt vào tính chủ thể của chủ tri và giảm trừ vai trò của thế giới hữu thể
khách quan.
- Theo quan điểm Duy tâm, chân lý được hiểu trong cách thức của mối tương quan nội tại với tinh thần: sự
đồng thuận của hiểu biết đối với biểu tả trong nội tại của chủ tri. Chân lý là sự tương hợp của phán đoán với
những luật nội tại của lý trí, hay nói đúng hơn, là sự tương hợp của tư tưởng với chính nó.
- Vào thời đương đại, quan niệm về chân lý hiểu như là sự mạch lạc được kiến tạo trong trí năng tìm thấy sự
giải thích thro nguyên lý “bối cảnh hóa.”

5. Sự tường minh và tính chắc chắn xét trong tương quan với yếu tính của chân lý?
- Chân lý phải mang trong nó sự tường minh và tính chắc chắn.
- Sự tường minh: quy chiếu đến tính rõ ràng. Là sự rõ ràng mà đối tượng đucợ truy nhận trình bày cho cảm
thụ của con mắt chủ tri. Như thế, sự tường minh thiết yếu đề xuất đòng thời sự hiện diện của đối tượng đi
truy nhận, quan năng nhận thức của chủ tri và sự gặp gỡ “trong thịt xương” của chủ tri và khác tri.
- Tính chắc chắn: nhắm đến tình trạng tâm trí của chủ thể: sự tán thành và xác định của trí năng về chân lý
mà không sợ sai lầm.

7. Chiều hướng khách quan và những yếu tố mang tính chủ thể trong việc truy nhận chân lý?

15

You might also like