You are on page 1of 13

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

ooo000ooo

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC KỲ

MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ 7:

Họ và tên: Nguyễn Công Tính

Lớp: K8I

MSSV: 203801010087

SBD: TKS000269

Hà Nội - Tháng 7, năm 2021

1
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU................................................................................................ 3

B. NỘI DUNG ............................................................................................ 4

1. Phần lý thuyết: .................................................................................. 4

a. Cơ sở khách quan của quy luật cấm mâu thuẩn ....................... 4

b. Nội dung của quy luật cấm mâu thuẫn....................................... 5

c. Các yêu cầu của quy luật cấm mâu thuẫn .................................. 5

d. Những lỗi logic khi tư duy vi phạm các yêu cầu của quy luật
cấm mâu thuẫn ............................................................................................ 5

e. Ý nghĩa của quy luật này trong pháp luật .................................. 7

2. Phần bài tập ứng dụng: .................................................................... 8

Bài 1: Cho công thức sau:................................................................... 8

Bài 2: Cho mệnh đề sau: ..................................................................... 9

Bài 3: Cho lập luận sau: .................................................................... 10

C. KẾT LUẬN .......................................................................................... 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 13

2
A. MỞ ĐẦU
Trãi qua hàng ngàn năm lịch sử, loài người đã dần dần hoàn thiện bản
thân mình bằng cách phát triển tư duy bản thân về thế giới xung quanh. Trong
cuộc sống thường ngày, mọi hoạt động của con người từ đơn giản đến phức tạp
đều thông qua tư duy. Cùng với sự phát triển của thực tiễn và của nhận thức, con
người càng ngày càng có sự hiểu biết đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, chính xác về bản
chất cuộc sống thông qua sự tiến bộ không ngừng của tư duy, suy luận. Tuy
nhiên trong thực tế con người có trường hợp sẽ vấp phải rất nhiều các trường
hợp khó khăn mà suy luận của chúng ta chưa chắc đã đúng. Một phương pháp
khác thuận tiện và hiệu quả hơn nhiều là sử dụng các quy tắc của tư duy, tức là
các quy luật mà môn logic học nghiên cứu, để làm cơ sở cho việc xét đoán. Suy
luận nào tuận theo các quy luật đó thì hợp lý đúng; suy luận nào không tuân theo
những quy tắc đó thì vô lý, sai.

Quy luật tư duy là những mối liên hệ bên trong, bản chất, lập đi lập
lại trong các quá trình tư duy. Con người biết cách vận dụng các quy luật đó,
biết suy luận tuân theo các quy tắc đó là nhờ quá trình học tập và rèn luyện chứ
không phải có tính chất.

Trong đó không thể không nhắc đến “Quy luật cấm mâu thuẫn” –
một trong những quy luật nổi bật và không thể thiếu trong các quy luật của tư
duy. Vì vậy em xin chọn đề tài số 7 “phân tích cơ sở khách quan, nội dung và
các yêu cầu của quy luật cấm mâu thuẩn” làm đề tài thi kết thúc học phần môn
Logic học đại cương.

3
B. NỘI DUNG
1. Phần lý thuyết:
a. Cơ sở khách quan của quy luật cấm mâu thuẩn
Quy luật cấm mâu thuẫn phản ánh tính chất không mâu thuẫn của quá
trình tư duy, mâu thuẫn phá vỡ quá trình tư duy nên trong tư duy phải tránh nó.

Tư duy của chúng ta không được chứa mâu thuẫn vì khi khẳng định về
chất của các sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện tượng khách quan thì cùng có
nghĩa là về đối tượng đó ở một phần phẩm chất xác định không thể đồng thời
vừa là nó vừa không phải nó. Những dấu hiện vốn có của đối tượng cũng như sự
tồn tại của bản thân nó, không thể vừa thuộc về nó vừa không thuộc về nó, vừa
thế này lại vừa thế khác xét trong cùng thời gian, cùng mối liên hệ. Hoặc là, một
thuộc tính bất kỳ vốn có của sự vật không thể đồng thời vừa tồn tại vừa không
tồn tại, vừa nằm trong mối quan hệ này lại không đồng thời nằm trong quan hệ
đó. Thực tiễn này được phản ánh trong tư duy la cơ sở cho nội dug của quy luật
cấm mâu thuẫn trong tư duy này.

Khi khẳng định tính xác định về chất của sự vật, hiện tượng tồn tại trong
hiện thực khách quan thì cũng có nghĩa là về đối tượng đó ở một phẩm chất xác
định, không thể đồng thời vừa là nó vừa không phải là nó. Hay nói cách khác,
một thuộc tính bất kỳ của sự vật không thể đông thời vừa tồn tại vừa không tồn
tại, vừa nằm trong mối quan hệ này lại không đồng thời nằm trong mối quan hệ
đó.

Ví dụ:

Tại một phép toán so sánh chúng ta không thể nói rằng 2 > hoặc = 1

Tại một thời điểm không thể nói một cái cây đang sống mà cũng đang
chết

Tại một phiên tòa, không thể phán một người vừa có tội vừa vô tội.

4
Như vậy với cùng một đối tượng, trong cùng một mối quan hệ nếu có hai
tư tưởng trái ngược nhau thì không thể đồng thời cùng đúng. Khi sự vật vẫn
đang là nó và nếu nó được xem xét trong cùng một thời gian, cùng một quan hệ
thì không thể nói rằng nó vừa có vừa không có cùng một thuộc tính nào đó.

Nhưng quy luật ở đây được nhắc đến là mâu thuẫn hình thức chứ không
phải mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn hình thức là mâu thuẫn biện chứng là
mâu thuẫn về những lập luận logic trong cùng một chủ đề nào đó:

Ví dụ: Trong một cuộc thi hung biện của trường Đại học Kiểm sát Hà
Nội, cùng một đề tài nhưng đội có những lập luận biện chứng khác nhau tạo
thành mâu thuẫn biện chứng.

b. Nội dung của quy luật cấm mâu thuẫn


Mâu thuẩn logic là hiện tượng của tư duy, khi nêu ra hai phán đoán loại
trừ nhau về một đối tượng xét trong cùng một thời gian và cùng một quan hệ.
Mâu thuẫn logic làm lộ rõ một tính quy luật là: Hai phán đoán đối lập hoặc mâu
thuẫn nhau về một đối tượng, được xét trong cùng một thời gian, cùng một quan
hệ, không thể cùng chân thực, ít nhất trong chúng giả dối.

c. Các yêu cầu của quy luật cấm mâu thuẫn


Thứ nhất: Không được có mâu thuẫn trực tiếp trong lập luận khi khẳng
định một đối tượng và đồng thời lại phủ định ngay chính nó.

Thứ hai: Không được có mâu thuẫn gián tiếp trong tư duy, tức là khẳng
định đối tượng, nhưng lại phủ nhận hệ quả tất suy từ nó.

d. Những lỗi logic khi tư duy vi phạm các yêu cầu của quy luật cấm
mâu thuẫn
Ví dụ 1 : “ Giết người cướp tài sản là vi phạm pháp luật ” .

“Giết người cướp tài sản là không vi phạm pháp luật ” .

5
Nếu cả hai phán đoán ( tư tưởng ) đối lập trên đều được cho là chân thực
thì giá trị của tư tưởng đánh giá hành vi “ Giết người cướp tài sản ” có vi phạm
pháp luật hay không là không xác định nên cả hai phán đoán đều không thực
hiện được chức năng, nhiệm vụ của phán đoán.

Hai phán đoán đối lập về cùng một đối tượng mới được đặt trong quan hệ
xem xét của quy luật cấm mâu thuẫn. Còn hai phán đoán đối lập phản ánh hai
đối tượng khác nhau, giá trị của phán đoán này không phụ thuộc giá trị của phản
đoán kia nên không có chuyện mâu thuẫn.

Ví dụ 2: Một phán đoán nhận xét về hành vi của anh A: “ Hành vi đó


không vi phạm pháp luật ”

Một phán đoán nhận xét về hành vi của anh B: " Hành vi đó là vi phạm
pháp luật ”.

Hai phán đoán nhận định về hành vi của anh A và anh B không hề mâu
thuẫn.

Hơn nữa, hai phán đoán đối lập phản ánh cùng một sự vật nhưng phải
cùng thời gian, nếu chúng phản ánh sự vật ở hai thời điểm khác nhau cũng có
thể không mâu thuẫn .

Ví dụ 3 : Anh A bị tòa án tỉnh T tuyên án sau nhiều ngày xét xử vụ án


buôn lậu qua biên giới với hình phạt 5 năm tù giam. Điều đó cũng có nghĩa nhận
định: “ anh A là người có tội” là chân thực nhưng trước đó, khi chưa bị bắt vẫn
có thể nói: “ anh A không phải là người có tội” cũng chân thực .

Đồng thời, hai phán đoán đối lập phản ánh sự vật trong cùng một thời
gian nhưng phải cùng mối quan hệ . Hai phán đoán phản ánh cùng sự vật nhưng
khác nhau về quan hệ có thể không mâu thuẫn.

Ví dụ 4 : M và N là hai anh em ruột, khi thừa hưởng tài sản của bố mẹ thì
“ M và N cùng hàng thừa kế ” nhưng nếu con của M (đã trưởng thành và có tài

6
sản riêng ) không may bị mất và để lại tài sản thì “ M và N không cùng hàng
thừa kế " .

Hai phán đoán này xét trong hai quan hệ khác nhau nên không mâu
thuẫn.

Trong phán đoán đối lập, nếu một phán đoán là chân thực thì chắc chắn
phán đoán còn lại là giả dối nhưng có khi cả hai phán đoán đối lập đều là giả dối
( xem quan hệ giá trị của 2 phán đoán đơn A và E trong hình vuông logic ).

Ví dụ 5 : Tất cả chủ thể hành vi vi phạm pháp luật đều bị phạt tù ( sai ) .

Tất cả chủ thể thành vi vi phạm pháp luật không bị phạt tù ( sai ).

Như vậy , nếu có hai phán đoán đối lập , trong đó đã xác nhận 1 trong 2
phán đoán là giả dối thì phán đoán còn lại có thể giả dối hoặc có thể là chân
thực. Nhưng chắc chắn mâu thuẫn khi cho rằng hai phán đoán đối lập cùng chân
thực.

e. Ý nghĩa của quy luật này trong pháp luật


Trong pháp luật, quy luật này đảm bảo cho tư duy rõ ràng, chính xác. Là
cơ sở của phép bác bỏ gián tiếp. Tránh cách hiểu sai lầm đồng nhất mâu thuẫn
logic với mâu thuẫn biện chứng. Là cơ sở của phép bác bỏ gián tiếp, là điều kiện
tất yếu để tư duy phản ánh đúng đắn thế giới khách quan, góp phần nâng cao kết
quả của hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Nắm vững nội dung và áp dụng thành thạo quy luật cấm mâu thuẫn sẽ
giúp chúng ta trình bày tư tưởng nhất quán, tránh được những lập luận mâu
thuẫn trong quá trình tư duy và dễ dàng phát hiện các lập luận ngụy biện của
những kẻ cố tình che đậy sự thật. Quy luật cấm mâu thuẫn thể hiện quy luật
đồng nhất về phương diện thuộc tính của sự vật. Khi ta công nhận một một
thuộc tính nào đó của đối tượng thì đồng thời cũng là không công nhận thuộc
tính đối lập với nó. Đây chính là sự đảm bảo tính đồng nhất trong tư duy.

7
2. Phần bài tập ứng dụng:
Bài 1: Cho công thức sau:
{[( a → b ) ˄ ( c → d )] ˄ ( a ˅ c )} → ( ⅂b ˅ ⅂d )

a. Giá trị logic trên khi a=b=c=d

- Trường hợp 1: a=b=c=d=0

Thay a=0, b=0, c=0, d=0 vào công thức:

{[( 0 → 0) ˄ ( 0 → 0 )] ˄ ( 0 ˅ 0 )} → ( ⅂0 ˅ ⅂0 )

= {[ 1 ˄ 1 ] ˄ 0} → 1

={1˄0}→1

=0→1

= 1.

- Trường hợp 2: a=b=c=d=1

Thay a=1, b=1, c=1, d=1 vào công thức:

{[( 1 → 1 ) ˄ ( 1 → 1 )] ˄ ( 1 ˅ 1 )} → ( ⅂1 ˅ ⅂1 )

= {[ 1 ˄ 1 ] ˄ 1 } → 0

={1˄1}→0

=1→0

= 0.

8
b. Lập bảng giá trị logic

Đặt: I = ( a → b ) ˄ ( c → d )

II = I ˄ ( a ˅ c )

III = II → ( ⅂b ˅ ⅂d )

a b c d ⅂b ⅂d a→b c→d a˅c ⅂b ˅ ⅂d I II III


1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0
1 1 1 0 0 1 1 0 1 1 0 0 1
1 1 0 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0
1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1
1 0 1 1 1 0 0 1 1 1 0 0 1
1 0 1 0 1 1 0 0 1 1 0 0 1
1 0 0 1 1 0 0 1 1 1 0 0 1
1 0 0 0 1 1 0 1 1 1 0 0 1
0 1 1 1 0 0 1 1 1 0 1 1 0
0 1 1 0 0 1 1 0 1 1 0 0 1
0 1 0 1 0 0 1 1 0 0 1 0 1
0 1 0 0 0 1 1 1 0 1 1 0 1
0 0 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1
0 0 1 0 1 1 1 0 1 1 0 0 1
0 0 0 1 1 0 1 1 0 1 1 0 1
0 0 0 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1

Kết luận: Công thức trên là sai. Vì sai ở dòng thứ 1, 3, 9

Bài 2: Cho mệnh đề sau:


“ Chủ quyền của mỗi quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm”

Tiền đề: “ Chủ quyền của mỗi quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm
phạm”

Đặt: a = Chủ quyền của mỗi quốc gia là thiêng liêng

b = Chủ quyền của mỗi quốc gia là bất khả xâm phạm

Phán đoán trên có dạng: a ˄ b

9
= ⅂( a → ⅂b) = Không thể có chuyện nếu chủ quyền của mỗi quốc gia là
thiêng liêng thì không bất khả xâm phạm.

= ⅂( b → ⅂a ) = Không thể có chuyện nếu chủ quyền của mỗi quốc gia là
bất khả xâm phạm thì không thiêng liêng.

= ⅂( ⅂a ˅ ⅂b ) = Không thể có chuyện hoặc chủ quyền của mỗi quốc gia
không thiêng liêng hoặc không bất khả xâm phạm.

Lập bảng giá trị logic ta được:

a b a˄b ⅂( a → ⅂b) ⅂( b → ⅂a ) ⅂( ⅂a ˅ ⅂b )
1 1 1 1 1 1
1 0 0 0 0 0
0 1 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0
Dựa vào bảng giá trị logic suy ra những đẵng trị ( kết luận trên là đúng )

Bài 3: Cho lập luận sau:


“ Ông T có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Do vậy, chắc chắn ông T là
tội phạm” ( Thiếu tiền đề lớn )

a. Tam đoạn luận đầy đủ: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ông
T có hành vi nguy hiểm cho xã hội. Do vậy, chắc chắn ông T là tội phạm.

Suy luận trên là suy luận diễn dịch gián tiếp.

Tiền đề lớn: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội

P+ M-

Tiền đề nhỏ: Ông T có hành vi nguy hiểm cho xã hội.

S+ M+

Kết luận: Ông T là tội phạm

S+ P+

10
Suy luận trên là tam đoạn luận loại hình II.

b. Mô hình hóa.

Đặt:

M = Có hành vi nguy hiểm cho xã hội

P = Tội phạm

S = Ông T

P
S

c. Tiền đề lớn: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. ( ∀S là P )

Đổi chỗ: ( P là S ) Một số hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm

Đổi chất: ( ∀S không là ⅂P ) Mọi tội phạm không thể không là hành vi
nguy hiểm cho xã hội

Đổi chất kết hợp với đổi chỗ: ( ∀⅂P không là S ) Mọi không phải hành vi
nguy hiểm cho xã hội không là tội phạm.

d. Suy luận trên không hợp logic.

Vì vi phạm nguyên tắc riêng loại 2: Một trong hai tiền đề phải là phán
đoán phủ định, tiền đề lớn phải là phán đoán toàn thể.

11
C. KẾT LUẬN
Vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn chính là vi phạm cân đối bên trong
tính chân thực logic của tư duy. Vì vậy, nhận thức và vận dung quy luật cấm
mâu thuẫn là điều kiện cần để nhận thức đúng đắn các sư vật, hiện tượng của
thể giới khách quan trao đổi tư tưởng với nhau và hiểu nhau một cách đúng
đắn, phát huy được vai trò năng động sáng tác của tư duy trong hoạt động
thực tiễn. Tuân thủ nghiêm quy luật cấm mâu thuẫn đã trình bày ở phía trên
sẽ giúp chúng ta suy nghĩ và trình bày tư tưởng của mình một cách rõ ràng,
chính xác, ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu. Ứng dụng quy luật này chúng ta
cũng dễ dàng phát hiện các sai lầm trong suy luận của người khác và của
chính bản thân mình để phản bác, vạch trần sự nguy biện, hoặc để tránh sai
lầm.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Logic học đại cương, NXB Chính trị Quốc gia, đồng chủ
biên TS. Cao Minh Công – PGS.TS. Trương Quốc Chính.

2. Tác giả Mỹ Linh Trương, ngày đăng 12/11/2017 12:20

3. Học tập 24h, tác giả Nguyễn Hoàng Thiêm.

13

You might also like