You are on page 1of 1

Họ và Tên: Lê Bá Toàn

MSSV083205000357
Lớp: QC2312CLCC
Bài tập 7:
Câu 1: Nêu khái niệm quy luật. Phân tích tính chất của quy luật.

Khái niệm quy luật

+ Quy luật được xác định dưới góc nhìn của triết học thì nó lại là sản phẩm của hoạt động tư duy khoa
học. Quy luật sẽ phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính tổng thể của chúng. Việc này có thể hiểu là
những sự việc, hiện tượng trong cuộc sống, và dưới tư duy, nhận thức của con người, mà nó được đúc
kết thành những quy luật cụ thể.

+ Quy luật đối với góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì tính khách quan luôn luôn

Có trong quy luật. Điều này có nghĩa là quy luật sẽ luôn tồn tại trong thực tiễn, diễn ra hằng

Ngày dù không có sự nhận thức, phản ánh của tư duy con người. Nó có thể hiểu như ví dụ đầu tiên tác
giả đưa ra về sinh lão bệnh tử của con người, mặc dù con người biết trước được quy luật đó những
không thể nào tác động đến để tạo ra hay làm biến mất các quy luật mà chỉ có thể nhận thức, chấp
nhận và vận dụng chúng trong cuộc sống thực tiễn.

+ Quy luật đối với chủ nghĩa duy tâm thì lại quan niệm sự phản ảnh của tư duy não bộ mỗi người là
quy luật. Cũng chính vì thế mà theo quan niệm này quy luật lại luôn mang theo sự đánh giá, quan
điểm các nhân, vì vậy, quy luật không thể có tính khách quan.

- Phân tích tính chất của quy luật:

+ Quy luật gắn liền với tính khách quan và đương nhiên. Cụ thể hơn, tất cả các quy luật đều có sẵn
trong thực tiễn. Con người chỉ góp phần phổ biến và ứng dụng chúng, chứ không thể tác động vào bản
chất vốn có của quy luật.

+ Quy luật thường có tính ổn định bởi nó đại diện cho những mối liên kết bản chất, phổ biến.

Đồng thời, quy luật là sự lặp đi lặp các sự kiện, thuộc tính của một đối tượng, sự vật hay

Giữa các đối tượng, sự vật.

Câu 2: Giải thích khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy, mâu thuẫn biện chứng và cho ví dụ
Khái niệm:

Khái niệm “độ” dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa chất và lượng (trong
khoảng đó, những biến đổi của lượng chưa làm cho chất tương ứng của nó thay đổi)

- Khái niệm “điểm nút” dùng để chỉ giới hạn tại đó với những sự thay đổi của lượng trực tiếp dẫn đến
những thay đổi về chất.

Khái niệm “bước nhảy” dùng để chỉ quá trình thay đổi về chất của sự vật diễn ra tại điểm nút.

Khái niệm mâu thuẫn biện chứng là một phạm trù của phép biện chứng dùng để chỉ sự liên hệvà tác
động giữa hai mặt đối lập lúc đầu, thuật ngữ mâu thuẫn được dùng trong Lôgic học hình thức để chỉ
những phát ngôn, phán đoán trái ngược nhau, một cái khẳng định, một cái phủ định (có và không có;
là và không phải là). Về sau thuật ngữ này được dùng trong phép

You might also like