You are on page 1of 4

phán đoán tuân theo quy luật bài trung đều tuân theo quy luật phi mâu

thuẫn,
đó là các phán đoán:
- “S là P” và “S không là P” (các phán đoán đơn nhất).
- “Tất cả S là p” và “Một số s không là P” (các phán đoán nằm trong quan hệ
mâu thuẫn loại trừ nhau).
- “Tất cả S không là p” và “Một số S là P" (các phán đoán năm trong quan hệ
mâu thuẫn loại trừ nhau).
Nhưng có những cặp phán đoán tuân theo quy luật phi mâu thuẫn lại không
tuân theo quy luật bài trung, đó là cặp phản đoán nam trong quan hệ đối chọi
trên, dấu hiệu này giúp chúng ta phân biệt rõ sự khác nhau của hai quy luật.
Cặp phân đoán nằm trong quan hệ đối chọi trên [A-E] tuân theo quy luật phi
mâu thuẫn, nhưng không tuân theo quy luật bài trung vì không nhất thiết phải
có một phần đoán trong cặp có giá trị chân thực, mà có thể cả hai cùng giá trị
giả dối.
Quy luật bài trung khẳng định tính chân thực của tư tưởng khi phản ánh về đối
tượng ở cùng một phẩm chất và thời điểm chỉ nằm ở một trong hai phán đoán
mâu thuẫn, chứ không nằm trong phán đoán nào khác. Hai phán đoán mâu
thuẫn đó tất yếu có một phán đoán mang giá trị chân thực và một phán đoán
mang giá trị giả dối. Nhưng quy luật bài trung không chỉ rõ phán đoán nào
trong cặp phán đoán đó mang giá trị chân thực hoặc giả dối. Để xác định chính
xác giá trị của từng phán đoán trong cặp phải thống qua nội dung tư duy cụ thể
hoặc là hoạt động thực tiễn.
Quy luật bài trung giữ vai trò quan trọng trong hoạt động thực tiễn nói chung
và trong khoa học nói riêng. Nó giúp chúng ta lựa chọn một trong hai tư tưởng
mẫu thuẫn nhau. Trong khoa học quy luật bài trung thường được sử dụng trong
phương pháp chứng minh bằng phản chứng. Ở cách chứng minh này, thay vì
phải chứng minh tinh đúng đắn của luận đề, người ta chứng minh mệnh đề mâu
thuẫn với luận
đề là sai, từ đó khẳng định tính đúng dắn của luận đề. Phương pháp chứng
minh này thường được sử dụng trong toán học.
1.2.4. Quy luật lý do đầy đủ
Quy luật này phát biểu: Mỗi một tư tưởng chỉ được xem là chân thực khi có lý
do đầy đủ.
Quy luật này đòi hỏi việc thừa nhận tư tương nào đó là đúng đắn phải có đầy
đủ căn cứ về mặt logic, quy luật này đòi hỏi để coi tư tưởng nào đó là chân
thực, tư duy phải tuân theo hai điều kiện: Thứ nhất, những tư tương làm tiền dễ
cho việc rút ra tư tưởng đó phải là những tư tương chân thực. Nếu như tinh
chân thực của tiền đề chưa được chứng minh hay kiểm nghiệm thông qua thực
tiễn thì không thể dùng tư tưởng đó làm tiên để được. Bởi vì, nếu chúng ta dựa
vào những tư tưởng sai lầm de suy luận, rút ra tư tưởng khác thì tính đúng đắn
của tư tưởng này nếu có cũng chỉ là ngẫu nhiên, không mang tính tất yếu logic.
Nói cách khác, yêu cầu này của quy luật lý do đầy đủ đòi hỏi tính có căn cứ,
tính được chứng minh của tiền đề. Thứ hai, trong quá trình tư duy, rút ra tư
tưởng này từ những tư tưởng đúng đắn khác phải tuân theo các quy luật, quy
tắc của logic học trong suy luận và chứng minh. Đây là hai điều kiện cần và đủ
giúp cho tư duy nhận thức đúng đắn thế giới khách quan. Tính có căn cứ và
tính có thể chứng minh được là điều kiện quan trọng của tư duy đúng đắn.
Quy luật lý do đầy đủ phản ánh những mối quan hệ bản chất giữa các tư tưởng
trong tư duy. Bởi vì trong tư duy, giữa các tư tương và giữa các yêu tố cấu
thành tư tưởng không tồn tại độc lập riêng rẽ, trái lại, giữa các tư tưởng luôn
tồn tại những mối quan hệ với nhau. Nhờ những mối liên hệ ấy tư duy của
chúng ta mới có thể rút tư tưởng này từ những tư tưởng khác và không ngừng
đi sâu vào khám phá thế giới khách quan.
Ngày nay, khi nhận thức khoa học đã phát triển đến một trình độ trừu tượng
hóa rất cao thì quy luật lý do đầy đủ càng có ý nghĩa quan trọng. Mỗi một
ngành khoa học đều dùng những hệ thống khái niệm của mình để đi sâu vào
nhận thức thế giới, nhận thức những hiện tượng mới quá trình mới, do vậy yêu
cầu về tính có căn cứ tính có thể chứng minh đối với mỗi kết luận
khoa học là rất cần thiết.
Hơn nữa với trình độ trừu tượng và khái quát rất cao của khoa học hiện đại,
không phải bao giờ cũng có thể kiểm tra được tính chân thực của các luận điểm
khoa học một cách trực tiếp bằng thực tiễn. Do vậy, tinh có căn cứ, tính có thể
chứng minh được, tính đúng đắn của luận điểm khoa học đó thông qua tính
đúng dắn, tính hệ thống của lý thuyết khoa học làm cơ sở là cần thiết. Vì vậy,
việc tuân thủ quy luật lý do đầy đủ cũng như các quy luật khác của logic hình
thức là điều kiện tất yếu giúp cho tư duy con người phản ánh đúng dẫn thế giới
khách quan, tránh được những sai lầm không cần thiết. Nếu tư duy vi phạm
quy luật này tất yếu sẽ dẫn đến vi phạm những quy luật khác, bởi vì giữa các
quy luật của tư duy có mối liên hệ nội tại với nhau. Nếu vi phạm quy luật lý do
đầy đủ, tư duy sẽ không xác định và như vậy sẽ vi phạm quy luật đồng nhất.
Còn trường hợp tư duy vi phạm quy luật đồng nhất tất yếu sẽ vi phạm quy luật
phi mâu thuẫn và quy luật bài trung.

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CÁC QUY LUẬT CỦA LOGIC HÌNH
THỨC TRONG KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG
2.1. Vai trò các quy luật của logic hình thức trong khoa học và đời sống
Logic hình thức nghiên cứu các quy luật hình thức của tư duy trừu tượng. Nếu
như quá trình nhận thức (khoa học) là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng rồi lại từ tư duy trừu tượng trở về với thực tiễn thì logic hình thức cho ta
các quy luật để suy luận trong giai đoạn tư duy trừu tượng của toàn bộ quá
trình quá trình nhận thức đó. Đặc trưng của nhận thức khoa học là khái quát
hóa các tri thức kinh nghiệm để tìm kiếm các quy luật phổ biến, rồi bằng cách
tổng hợp các quy luật phổ biến từ nhiều khía cạnh và sự vật cụ thể.
Logic hình thức cho ta các quy luật để hình thành các khái niệm, các phân đoán
và đặc biệt các phương pháp suy lý để tiến hành các lập luận trên các phản
đoán đó. Một đặc điểm cơ bản của logic hình thức là xem mỗi phán đoán có
một giá trị chân lý xác định, tức là mỗi phán đoán hoặc đúng, hoặc sai. Và các
quy luật suy lý cho ta cách lập luận để từ các giá trị chân lý của một số phán
đoán cho trước suy ra giá trị chân lý của một phán đoán đang xét.
Hơn bất kỳ nghành khoa học nào khác, toán học có đối tượng nghiên cứu là các
quan hệ và cấu trúc dưới dạng trừu tượng và khái quát nhất, nên toán học cũng
là địa hạt mà logic hình thức được ứng dụng một cách đầy đủ và rộng rãi nhất.
Và đến lượt mình, toán học cung cấp các kiểu mô hình trừu trượng và các
phương pháp xử lý trong các mô hình trừu tượng đó cho các nghành khoa học
khác trong việc phân tích và nghiên cứu các đối tượng của mình. Logic hình
thức là công cụ
của tư duy trừu tượng, do đó nó cũng là công cụ quan trọng của mọi nhận thức
khoa học
Hệ thống các quy luật của logic hình thức đã được sử dụng khá ổn định trong
suốt hơn hai nghìn năm nay, và dường như tính đúng đắn của nó không còn
phải bàn cãi. Với các phương pháp tiên để hóa và hình thức hóa của đầu thế kỷ
XX, logic hình thức, dưới dạng cổ điển của nó, đã được chứng minh là phi mâu
thuẫn và đầy đủ, Thế nhưng, nếu như nó có thể là đầy đủ tự nổ, thì cũng vẫn
đáng hoài nghi tình đầy đủ của nó với tư cách là công cụ của tư duy và nhận
thức.
Như đã nói ở trên, logic hình thức là logic hai giá trị, nó đòi hỏi mọi phân đoán
mà nó xét phải có giá trị đúng hoặc sai. Nhưng trong thực tiễn nhận thức của
đời sống, ta lại gặp nhiều phán đoán mà tính đúng sai khó được xác định rõ
ràng. Vậy trong các trường hợp đó, liệu có thể tiến hành các lập luận logic
được không? Tất nhiên là không, nếu ta dừng lại ở logic hình thức cổ điển. Có
thể mở rộng để có những logic khác trong đó cho phép tiến hành các lập luận
trên những tri thức mà
tính đúng sai không được xác định rõ ràng hoặc chỉ rõ ràng ở những mức độ
khác nhau? Người ta phải phát triển nhiều lý thuyết theo hướng đó, như logic
nhiều giá trị, logic modal, logic mở, logic xác suất...
Ngay trong phạm vi hai giá trị của logic hình thức cũng có không ít vấn đề
không thể giải quyết một cách dễ dàng. Đa số những vấn đề này đều liên quan
đến tính trừu tượng khá cực đoan của bản thân logic hình thức khi đòi hỏi tính
chân lý của các phán đoán phải được xét độc lập với nội dung ngữ nghĩa của
các phán đoán
đó. Thí dụ nói về tính đúng sai của các phán đoán phức hợp “nếu A thì B" sẽ
vô nghĩa nếu chỉ đề cập đến tình đúng sai của các phán đoán thành phần A và B
mà không quan tâm gì đến quan hệ nội dung có tính chất nhân quả giữa A và
B. Nếu như để khẳng định một phán đoán về sự tồn tại của một đối tượng thuộc
loại nào đó ta không cần biết tập hợp tất cả các đối tượng loại đó, thì để phủ
định sự tồn tại, oái
oăm thay ta lại cần biết tập hợp tất cả các đối tượng loại đó, tất nhiên biết tập
hợp với tư cách tập hợp chứ không phải biết cụ thể từng đối tượng trong tập
hợp đó. Cái không đôi khi gây nên những nghịch lý logic, thí dụ nếu bảo không
có Thượng đế là đúng thì hẵn bạn bạn phải mô tả được Thượng để là gì để bảo
nó không có chứ nhưng khi đã mô tả được nó thì cũng có nghĩa là nó đã tồn tại
dưới một dạng nào đó. Trong toán học chứng minh cái không thường khó hơn
nhiều so với chứng minh cái có. Chẳng hạn, từ hàng nghìn năm trước người ta
đã chứng minh được có
thuật toán này thuật toán nọ, nhưng phải đợi đến giữa thế kỷ XX này sau khi
xây
dụng được những lý thuyết đầy đủ về thuật toán, khó khăn lắm người ta mới
chứng minh được sự không có thuật toán để giải một số bài toán nhất định.
Một nhược điểm khác của logic hình thức là tách rời hành vi lập luận với đối
tượng của lập luận. Chú ý rằng đối tượng của lập luận logic là các khái niệm
trừu
tượng, đẩy xa sự trừu trượng hóa đến một độ nào đó thì có thể làm cho các quy
luật logic mất đi nhưng giá trị mà nó vốn có từ đầu. Thí dụ võ rệt nhất là việc
sử dụng sự trừu tượng hóa về vô hạn thực tại trong toán học để xây dựng các
khái niệm của giải tích toán học. Logic hình thức áp dụng lên các khái kiệm đó
đã đưa đến những khẳng định về sự tồn tại của nhiều đối tượng mà toán học
không có cách gì chỉ ra được chúng tồn tại ở đâu, làm sao tìm được chúng. Nói
chúng tồn tại mà không có cách nào tìm được chúng thì liệu một lý thuyết trừu
tượng như vậy còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nào không. Sự phê phán này
đã từng làm xuất hiện các yêu cầu xây dựng lại toán học trên cơ sở các quan
điểm của chủ nghĩa trực quan và chủ nghịa kiến thiết, các quan điểm này đòi
hỏi không được sử dụng những phép trừu tượng hóa quá “phóng khoáng“ như
về vô hạn thực tại, và không công nhận tính phổ dụng của các quy luật logic
hình thức cho mọi thế giới, đặc biệt cho cả những phép trừu tượng hóa quá
phóng khoảng nổi trên.

You might also like