You are on page 1of 4

4.

4.1. Cơ sở khách quan của quy luật :


- Cơ sở khách quan của quy luật lý do đầy đủ là giữa các sự vật, hiện tượng thế
giới khách quan bao giờ cũng có tồn tại trong mối quan hệ nhân quả. Trong thực
tế, khi có nguyên nhân nào đó xuất hiện thì bao giời cũng dẫn đến một kết quả
xác định. Không có một nguyên nhân nào xuất hiện mà không đưa tới một kết
quả tương ứng. Ngược lại, không có một kết quả nào nảy sinh mà lại không chịu
sự chi phối, tác động của các nguyên nhân tương ứng. Cho nên “ nhân nào quả
ấy “ là tất yếu khách quan.
- Mối quan hệ nhân quả đó của hiện thực được phản ánh vào trong tư duy dưới
dạng quy luật lý do đầy đủ. Khi mỗi một tư tưởng, luận điểm chân thực xuất
hiện, đều bắt nguồn từ những tư tưởng, luận điểm chân thực khác là nguyên
nhân hiện thực, chứ không phải là nguyên nhân siêu nhiên, thần thánh.
Ví dụ : Một sinh viên nào đó luôn có thành tích cao hơn so với nhiều bạn sinh
viên khác, mặc dù môi trường học tập có cùng một điều kiện như nhau. Khi đó,
nhiều bạn hay nói bạn đó may ắn, gặp đề thi dễ,… Nhưng nếu quan niệm như
vậy thì ta sẽ không cải thiện được tình hình của mình. Ngược lại, nếu hiểu rằng
để có được thành tính này, cũng phải có nguyên nhân của nó và nguyên dân đó
có thể hiểu và ứng dụng được, như sinh viên đó biết cố gắng học hỏi, trau dồi
kiến thức,…. Thì ta sẽ tìm hiểu, phân tích rồi tìm hiểu các áp dụng để nâng cao
thành tích. Tuân thủ nghiêm các quy luật cơ bản trình bày trên đây sẽ giúp ta suy
nghĩ và trình bày tư tưởng của mình một cách rõ ràng, chính xác.
Như vậy, các sự vật hiện tượng chỉ xuất hiện, tồn tại và phát triển được khi có
đầy đủ những nguyên nhân và những điều kiện cho nguyên nhân đó trở thành
kết quả, nghĩa là phải có đủ cơ sơ, căn cứ. Ứng dụng các quy luật này chúng ta
cũng dễ dàng phát hiện các sai lầm trong suy luận của người khác và của chính
mình để phản bác, vạch trần sự nguỵ biện hoặc tránh sai lầm.
4.2. Nội dung của quy luật :
- Mỗi luận điểm, tư tưởng được hình thành trong quá trình tư duy, chỉ được thừa
nhận là chân thực khi có đầy đủ các lý do : căn cứ, cơ sở hay những tư tưởng
quá rõ ràng để chứng minh cho tính chân thực của nó.
Ví dụ : Bạn A của lớp được kết nạp Đảng viên vì quá trình học tập và rèn
luyện tại trường : luôn cố gắng phắn đấu và có thành tích xuất sắc trong học tập.
Tham gia tích cực các phong trào, là người có đạo đức và quan hệ rất tốt với mọi
người. Có lý lịch rõ ràng, được bạn bè thầy cô tín nhiệm, đặc biệt có nhận thức
tư tưởng chính trị.
- Sự tác động của quy luật này được thẻ hiện ở chỗ trong quá trình hoạt động
thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người, những tri thức mà con người
thu nhận được lại được con người sử dụng trong quá trình tiếp tục nhận thức. Để
có thể có những tri thức mới chân thực thì tất yếu phải xuất phát từ những tri
thức đã biết chân thực. Vậy tính đã được chứng minh, tính đã được chứng minh,
tính có cơ sở vững chắc của tri thức làm tiền đề trong suy luận là một yêu cầu
hết sức quan trọng để có được tư duy đúng đắn, khoa học.
- Việc kết nối các tư tưởng đã được chứng minh và đã được thừa nhận là chân
thực để làm sáng tỏ tính chân thực của luận điểm làm cho tư tưởng được trình
bày trong tư duy có cơ sở vững chắc, chặt chẽ, có sức thuyết phục, tránh được
tình trạng áp đặt, quy chụp. thêm vào đó là lấy luận cứ khoa học thay thế cho
lòng tin mù quáng; chân lí được tôn trọng và đề cao.
- Công thức ( có thể ) là : “ A chân thực vì có B là cơ sở đầy đủ “. Có 2 loại cơ
sở là cơ sở khách quan và cơ sở logic. Trong đó, nguyên nhân là cơ sở khách
quan, kết quả tác động của nó là hệ quả, còn cơ sở logic có thể là việc dẫn
nguyên nhân hoặc hệ quả để suy ra một kết luận khác.
- Quy luật lý do đầy đủ thể hiện yêu cầu về tính có căn cứ của tư tưởng trong
quá trình nhận thức về sự vật. Nó chỉ thừa nhận một tư tưởng bất kỳ là chân thực
khi ta đã tìm đủ lí lẽ, cơ sở để chứng minh cho nó.
4.3. Yêu cầu của quy luật và các lỗi thường gặp :
- Yêu cầu 1 : Muốn khẳng định vào một tư tưởng bất kỳ nào đó là chân thực,
phải có đủ cơ sở để lập luận cho đúng đắn, chân thực của n.
Nói cách khác là chưa nên tin vào bất kỳ tư tưởng, luận điểm nào mà không
dựa trên cơ sở các dữ kiện tin cậy và các luận điểm đã được chứng mình trước.
Trước hết, những yếu tố là nguyên nhân hoặc điều kiện phải xuất phát từ
những luận điểm chân thực đã được khoa học chứng minh hoặc được mọi người
thừa nhận từ đó tư duy mới khẳng định được sự tồn tại hiện thực. Do vậy, tư
tưởng phản ánh nguyên nhân, điều kiện phải là những tư tưởng chân thực mới
có thể lí giải cho tính chân thực của luận điểm khác.
Ví dụ 1 : “Số bạn kia may quá, đi thi khi nào cũng dược điểm cao”. Trong khi
nhận định này, việc đi thi được điểm cao là không thoả đáng vì may mắn là một
khái niệm trừu tượng, khó có thể kiểm chứng.
Ví dụ 2 : “Cô diễn viên A phát ngôn trên nền tảng mạng xã hội rằng ăn chay, niệ
phật sẽ chữa khỏi bệnh ung thư”. Nhận định này hoàn toàn không chân thực vì
chưa có sự chứng minh khoa học nào thoả đáng.
Dựa vào những ví dụ trên ta có những lỗi mắc phải của quy luật lý do đầy đủ :
- Sử dụng những tư tưởng không chân thực hoặc tư tưởng chă được chứng minh,
thừa nhận thận chí còn đang tranh cãi.
- Coi tư tưởng của người nổi tiếng, người có địa vị là chân lí mà không kiểm
chứng, bỏ qua việc xem xét tính chân thực, đã được thừa nhận hay chưa.
- Dùng tư tưởng làm luận cứ không còn được xã hội thừa nhận, không phù hợp
với thời điểm hiện tại. Hồ đồ vội vàng đưa ra những tư tưởng có tính chất áp đặt,
quy chụp hoặc thiếu căn cứ, chưa đủ để đưa ra kết luật gây sai lầm nghiêm
trọng.
- Yêu cầu 2 : Các tư tưởng, tri thức dùng làm tiền đề cho quá trình nhận thức, tư
duy tiếp theo, trước hết là phải là tri thức chân thực, đồng thời nó phải có quan
hệ tất yếu với cái mà ta cần chứng minh.
Ví dụ 1 : “Hình vuông là hình có bốn cạnh và hai góc vuông, nên hình chữ nhật
là hình vuồn”. Ta thấy định nghĩa hình vuông ở câu nói này là hoàn toàn sai.
Ví dụ 2 : “ Anh A có vợ là giám đốc cho rằng đây là một dự án có tiềm năng”.
Ở nhận định này, vợ anh A có thể nhận định đúng nhưng nó không liên quan
trực tiếp đến kết luận.
Dựa vào những ví dụ trên, ta rút ra được những lỗi sau :
- Sử dụng tư tưởng, nhận định không chân thực làm tiền đề, luận cứ gây ra kết
luận sai lầm.
- Sử dụng, việc dẫn chứng tư tưởng ( có thể đúng ) nhưng không liên quan với tư
tưởng cần lí giải hoặc đưa ra chứng cứ giả nhằm làm rối loạn quan mối quan hệ
để người khác hiểu sai bản chất của vấn đề…
Lỗi logic lớn nhất do vi phạ các yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ là lỗi “ kéo
theo ảo “. Nó bộc lộ ở nơi thực ra không có mối liên hệ logic đầy đủ giữa các
tiền đề và kết luật, luận đề và các luận cứ, nhưng người ta lại cứ tưởng là có mối
liên hệ ấy.
Việc rút ra được tính chân thực của hệ quả phải là một quan hệ tất yếu của logic
từ trong sự liên kết của các cơ sở. Không được sử dụng các cơ sở một cách tuỳ
tiện hoặc không rút ra hệ quả một cách thuần tuý, chủ quan. Quy luật này chống
lại các tư tưởng phi logic, không liên hệ với nhau, vô tổ chức, thiếu minh chứng;
đưa ra các kết luận thiếu sức thuyết phục, cái sau không được suy ra từ cái
trước. Trong quá trình rút ra tư tưởng về đối tượng phải tuân thủ các quy luật
logic học và các quy tắc suy luận, khi thực hiện các thao tác tư duy phải tránh vi
phạm quy luật lý do đầy đủ.

You might also like