You are on page 1of 27

Chương 1.

Khái luận về Triết học

Câu: Trình bày thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng Triết học do Marx và Engels thực hiện
(trang 8)

Câu: Vì sao mối quan hệ giữa Vật chất và Ý thức là vấn đề cơ bản của mọi trường phái triết
học?
Khái niệm vấn đề cơ bản của triết học: Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt
là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay chính là vấn đề quan hệ
giữa tinh thần và tự nhiên hoặc giữa ý thức và vật chất.
Mối quan hệ giữa ý thức và vật chất là vấn đề cơ bản của triết học bởi vì:
Đây là mối quan hệ bao trùm của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới.
Đây là vấn đề nền tảng và xuất phát điểm để giải quyết những vấn đề còn lại của
triết học.
Là tiêu chuẩn để xác định lập trường, thế giới quan của triết gia và học thuyết của
họ.
Các học thuyết triết học đều trực tiếp hay gián tiếp phải giải quyết vấn đề này.

Câu: Phân tích vai trò của Triết học Marx đối với thực tiễn cách mạng và sự nghiệp đổi mới
ở Việt Nam.

Chương 2: Phần I (Vật chất và Ý thức)

Câu: Bằng lý luận và thực tiễn, hãy chứng minh rằng Ý thức con người không chỉ phản ánh
thế giới mà còn góp phần sáng tạo ra thế giới. nhận thức, lý luận đối với thực tiễn:

Câu: Có quan điểm cho rằng, trong thời đại văn minh tri thức hiện nay, khoa học – công
nghệ và những chủ trương, chính sách đúng đắn, tự nó có thể làm thay đổi đời sống vật
chất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Dựa vào lý luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, hãy chỉ ra sai lầm của quan điểm trên đây và làm rõ quan điểm của mình.

Câu: Trình bày cơ sở lý luận của Nguyên tắc Khách quan. Vi sao trong nhận thức và thực
tiễn, phải xuất phát từ hiện thực khách quan đồng thời phải phát huy tính năng động chủ
quan của con người?

xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan cũng có những ý nghĩa rất lớn cho
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

Chúng ta cũng có thể khái quát được rằng bản chất của nguyên tắc khách quan đó chính là
khi chúng ta thực hiện việc đánh giá, phân tích sự vật hiện tượng nào đó thì chúng ta cũng
sẽ cần phải đánh giá đúng như sự vật hiện tượng đó thông qua cách thể hiện của chúng
như vậy. Chúng ta cũng sẽ không được gán cho sự vật hiện tượng cái mà nó không có. Khi
chúng ta thực hiện việ bôi hồng hoặc to đen sự vật hiện tượng là chúng ta đang vi phạm
nguyên tắc khách quan trong quá trình thực hiện đánh giá.
2. Nội dung nguyên tắc khách quan trong triết học:
Nội dung nguyên tắc khách quan trong triết học:
– Tất cả chúng ta đều sẽ cần phải xem xét sự vật, hiện tượng giống như chính sự tồn tại
của sự vật, hiện tượng đó, chúng ta sẽ không bị những yếu tố chủ quan chi phối để từ đó có
những nhận thức sai lệch, tô hồng hay bôi đen cho sự vật hay các hiện tượng, bên cạnh đó
thì chúng ta cũng cần phải có phương pháp nhận thức thức khoa học và cũng cần phải tuân
thủ theo các nguyên tắc phương pháp luận trong triết học để có thể luôn tôn trọng điều kiện
khách quan.
+ Trong mọi hoạt động, khi chúng ta đã đề ra phương hướng hoạt động thì bất cứ ai cũng
đều cần phải căn cứ vào điều kiện khách quan, quy luật khách quan để nhằm mục đích có
thể đảm bảo được hoạt động đạt hiệu quả và hoạt động đó sẽ không bị các yếu tố khách
quan cản trở.
+ Khi chúng ta xác định phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động sẽ cần phải căn cứ cụ
thể vào các quy luật khách quan để nhằm mục đích có thể lựa chọn được đúng phương
pháp, cách thức phù hợp với từng điều kiện khách quan để có thể từ đó đảm bảo cho sự
phát triển của đối tượng tác động và hoạt động đó theo đúng như ý thức của mỗi người.
+ Chúng ta cũng sẽ cần phai có kế hoạch điều chỉnh mục tiêu của bản thân sao cho kế
hoạch đó có thể phù hợp nhất khi điều kiện khách quan có sự biến đổi để nhằm mục đích
phát huy ý thức của bản thân luôn năng động và sáng tạo trong mọi điều kiện khách quan.
– Phát huy tính năng động chủ quan: theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì
ý thức sẽ không thụ động mà ý thức sẽ có tính độc lập, tương đối với vật chất và ý thức sẽ
có những tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Bản chất
của ý thức đó là mang tính năng động, sáng tạo.
+ Chúng ta nhận thấy rằng, tri thức khoa học và vận dụng tri thức khoa học trong giai đoạn
hiện nay có những ý nghĩa cũng như vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi
người. Bởi vì tri thức khoa học hay việc vận dụng tri thức khoa học sẽ giúp cho hành động
của mỗi người trở đúng quy luật và có hiệu quả hơn.
+ Chúng ta cũng sẽ cần phải luôn phát huy tính tích cực của ý thức và tìm tòi cái mới,
phương pháp mới. Bởi vì những yếu tố này cũng sẽ góp phần quan trọng để giúp ta phát
triển bật phá và có sự khác biệt khi so với những cá nhân khác luôn hoạt động theo quy luật
mà các chủ thể đó mãi không chịu đổi mới.
+ Bên cạnh đó thì chúng ta cũng sẽ cần phải luôn luôn phát huy tính sáng tạo bởi vì thực
chất khi sáng tạo mới giúp phát triển trí tuệ và tạo nên đột phá, biết dự đoán một cách khoa
học, phù hợp quy luật khách quan khi đó thì mỗi chúng ta mới có thể sẵn sàng đối phó với
những biến đổi của quy luật khách quan.
Những đường lối, chủ trương, chính sách trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sẽ
cần phải xuất phát từ thực tế xã hội trong từng giai đoạn khác nhau. Trong các cuộc cách
mạng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam trước đây, chúng ta vẫn luôn xác định điều kiện tất yếu
diễn ra cuộc cách mạng và cũng đã từ đó mà có thể đề ra chủ trương, đường lối phù hợp
với tình hình đất nước.
Một số các điều kiện khách quan mà chúng ta có thể kể đên trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam như: sự chín muồi của mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội tạo nên
cuộc khủng hoảng về chính trị sâu sắc hay là sự vực dậy của nông dân khi bị áp bức, sự
bóc lột quá sức chịu đựng của thực dân.

Vận dụng nguyên tắc khách quan trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt
Nam:
Việc vận dụng nguyên tắc khách quan trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt
Nam xuất phát từ việc tôn trọng các điều kiện tất yếu để nhằm mục đích thực hiện công
nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Với sự cạnh tranh đang diễn ra ngày càng gay gắt trên thị trường, và từ đó cũng đòi hỏi con
người cần phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường và các vật các sản phẩm, hàng hóa
sẽ cần phải được sản xuất dựa trên nền tảng vững chắc của cơ sở vật chất và những kỹ
thuật hiện đại với cơ cấu phù hợp và cũng với chi phí có thể bỏ ra của nền kinh tế, từ đó sẽ
góp phần tăng khả năng tích lũy cho nền kinh tế, và thông qua đó cũng sẽ góp phần phát
triển nền kinh tế.
Chúng ta nhận thấy rằng, nguyên tắc khách quan sẽ xuất phát từ quan điểm duy vật triệt để
của triết học Mác – Lê-nin về thế giới. Nguyên tắc khách quan là nguyên tắc quan trọng
hàng đầu trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.

3. Vận dụng nguyên tắc khách quan trong hoạt động thực tiễn:
Vận dụng nguyên tắc khách quan trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:
Nguyên tắc khách quan trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đòi hỏi con người
trong hoạt động thực tiễn sẽ cần phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, lấy khách quan
làm cơ sở, phương tiện hoạt động cách mạng.

Chương 2: Phần II (Phép Biện chứng duy vật)

Câu: Quy luật nào chi ra nguồn gốc và động lực cho phát triển? Vận dụng ý nghĩa phương
pháp

luận của quy luật này trong nhận thức và thực tiễn.

Câu: Quy luật nào chỉ ra cách thức của sự phát triển? Vì sao trong nhận thức và thực tiễn
không được chủ quan đốt cháy giai đoạn, đồng thời phải chủ động chớp thời cơ?

Câu: Quy luật nào chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển? Vì sao trong nhận thức và thực
tiễn phải biết bảo vệ cái mới?(trang 39-35)

phát triển kinh tế - xã hội. Dựa vào lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, hãy chỉ ra sai
lầm của quan điểm trên đây và làm rõ quan điểm của mình.

Câu: Trình bày cơ sở lý luận của Nguyên tắc Khách quan. Vì sao trong nhận thức và thực
tiễn, phải xuất phát từ hiện thực khách quan đồng thời phải phát huy tính năng động chủ
quan của con người?

Chương 2: Phần II (Phép Biện chứng duy vật)

Câu: Quy luật nào chỉ ra nguồn gốc và động lực cho phát triển? Vận dụng ý nghĩa phương
pháp luận của quy luật này trong nhận thức và thực tiễn.

Câu: Quy luật nào chỉ ra cách thức của sự phát triển? Vì sao trong nhận thức và thực tiễn
không được chủ quan đốt cháy giai đoạn, đồng thời phải chủ động chớp thời cơ?

Câu: Quy luật nào chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển? Vì sao trong nhận thức và thực
tiễn phải biết bảo vệ cái mới?

Câu: Cơ sở lý luận của Nguyên tắc Toàn diện. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của
nguyên tắc toàn diện vào nhận thức và thực tiễn.
3.1. Vận dụng đối với bản thân:
_Đối với sinh viên việc vận dụng nguyên tắc toàn diện trong cuộc sống là khá quan trọng
trong học tập, giải quyết vấn đề cũng như phục vụ cho mục đích phát triển bản thân.
Nguyên tắc này góp phần định hướng cho các hoạt động nhận thức, thực tiễn và hoạt động
cải tạo bản thân. Nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất khi thực hiện nguyên tắc toàn diện
ta phải biết cách vận dụng làm sao để tốt cho bản thân và phù hợp với từng khoảng thời
gian và không gian thích hợp.
3.2. Áp dụng trong học tập:
_Đối với sinh viên việc học có lẽ là ưu tiên hàng đầu. Để đạt được hiệu quả trong học tập
sinh viên cần có phương pháp học thích hợp và phải biết linh hoạt trong việc tiếp cận và tiếp
thu kiến thức từ giảng viên cũng như từ các nguồn tài liệu. Về phương pháp học mỗi sinh
viên sẽ có một phương pháp học khác nhau. Vì vậy, để tìm được phương pháp học phù
hợp việc vận dụng nguyên tắc toàn diện là vô cùng quan trọng. Cụ thể là khi áp dụng
nguyên tắc toàn diện ta sẽ đặt việc học vào các mối liên hệ như: học gì, học như thế nào,
khi nào học, … và khi rút ra được mối liên hệ giữa chúng, ta sẽ có được một hệ thống kiến
thức, phương pháp học thích hợp. Về việc tiếp cận và tiếp thu kiến thức sinh viên không
nên quá rập khuôn đối với những gì được truyền đạt từ giảng viên hay đọc trên sách vở, rập
khuôn ở đây không phải nói những trí thức nhận được từ giảng viên hay sách vở là sai mà
nó có nghĩa là sinh viên không nên quá tuyệt đối hóa những trí thức đó mà không bổ sung,
không phát triển. Ví dụ: khi ta học môn hóa có kiến thức mà trong môn học chỉ nói khái quát,
chung chung nhưng khi ta học môn khác chẳng hạn môn sinh thì những vấn đề đó sẽ được
nói cụ thể hơn và lúc đó chúng ta cần phải tìm hiểu vấn đề đó để hiểu rõ, sâu sắc hơn và
phải tiếp thu những quan điểm khác nhau để so sánh. Và như ta đã biết thì “học đi đôi với
hành” do vậy ta còn phải áp dụng những kiến thức đó vào thực tế để biết chúng đã đúng
chưa hay vẫn còn phát sinh những vấn đề khác.
3.3. Áp dụng trong cuộc sống:
_Đối với cuộc sống hằng ngày thì nguyên tắc toàn diện cũng rất quan trọng đối với tất cả
mọi người. Ví dụ: khi kết bạn một số người đưa ra lựa chọn kết bạn và đánh giá người khác
dựa trên vẻ bề ngoài tuy nhiên quan điểm này sẽ hoàn toàn sai nếu bạn đang tìm kiếm
những người bạn tốt, vì ngoại hình và tính cách là hai mặt khác nhau của một con người
nên việc đánh giá một người qua vẻ bề ngoài là hành động phiến diện và dẫn đến những sai
lầm khi chọn bạn. Vì đôi khi những người có vẻ bề ngoài đẹp đẽ chỉ gây cho ta ấn tượng tốt
ban đầu nhưng sau khi tiếp xúc thì bản chất thực sự của họ sẽ làm cho ta phải ngã ngửa. Vì
vậy, việc đánh giá một người là cả một quá trình dài và ta phải áp dụng nguyên tắc toàn
diện để có cái nhìn tổng quát, đa chiều về một người và từ đó mới có thể đưa ra đánh giá
một cách chính xác nhất tránh sai lầm khi chỉ nhìn nhận một cách phiến diện, một chiều.

Câu: Cơ sở lý luận của Nguyên tắc Phát triển. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của
nguyên tắc toàn diện vào nhận thức và thực tiễn.

Câu: Cơ sở lý luận của Nguyên tắc Lịch sử - Cụ thể. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận
của nguyên tắc toàn diện vào nhận thức và thực tiễn.
Chương 2: Phần III (Lý luận nhận thức)
Câu: Con đường biện chứng của quá trình nhận thức cho ta ý nghĩa phương pháp luận gì
trongnhận thức và hành động
Chương 2: Phần III (Lý luận nhận thức)
Câu: Con đường biện chứng của quá trình nhận thức cho ta ý nghĩa phương pháp luận gì
trong nhận thức và hành động?
Câu: Cơ sở lý luận của Nguyên tắc thống nhất giữa Lý luận và Thực tiễn. Cách mạng công
nghiệp 4.0 thuộc hình thức Thực tiễn nào?
Câu: Chân lý là gì? Vì sao Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý?
Chương 3. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Câu: Vì sao hoạt động sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội?
Khái niệm sản xuất vật chất:-Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao
động tác động vào tự nhiên biến các dạng vật chất của tự nhiên thành của cải vật chất thỏa
mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội.
-Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội bởi vì:
+Sản xuất vật chất là nhu cầu khách quan của sự tồn tại và phát triển của xã hội khi loài
người tách khỏi giới động vật những thức ăn có sẵn trong tự nhiên bị hạn chế để duy trì sự
tồn tại và phát triển của cộng đồng con người bắt buộc phải tham gia vào quá trình lao động
sản xuất để tạo ra của cải vật chất cho cộng đồng.
+Sản xuất vật chất là cơ sở nền tảng để con người sáng tạo ra các mặt của đời sống xã hội
sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần cho xã hội.
+Sản xuất vật chất quyết định sự phát triển của xã hội từ thấp đến cao quyết định sự tiến bộ
xã hội.

Câu: Vì sao quy luận Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của Lực lượng
sản xuất là nền tảng quan trọng nhất cho học thuyết Hình thái Kinh tế - Xã hội? Rút ra ý
nghĩa phương pháp luận từ quy luật này.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất:
Tất cả chúng ta đều biết, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt hợp thành của
phương thức sản xuất có tác động qua lại biện chứng với nhau. Việc đẩy quan hệ sản xuất
lên quá xa so với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một hiện tượng
tương đối phổ biến ở nhiều nước xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nguồn gốc của tư tưởng sai
lầm này là bệnh chủ quan, duy ý chí, muốn có nhanh chủ nghĩa xã hội thuần nhất bất chấp
quy luật khách quan. Về mặt phương pháp luận, đó là chủ nghĩa duy vật siêu hình, quá lạm
dụng mối quan hệ tác động ngược lại của quan hệ sản xuất đối với sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Sự lạm dụng này biểu hiện ở “Nhà nước chuyên chính vô sản có khả năng
chủ động tạo ra quan hệ sản xuất mới để mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản
xuất”.

Nhưng khi thực hiện người ta đã quên rằng sự “chủ động” không đồng nghĩa với sự chủ
quan tuỳ tiệ, con người không thể tự do tạo ra bất cứ hình thức nào của quan hệ sản xuất
mà mình muốn có. Ngược lại quan hệ sản xuất luôn luôn bị quy định một cách nghiêm ngặt
bởi trạng thái của lực lượng sản xuất, bởi quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất chỉ có thể mở đường cho lực lượng sản
xuất phát triển khi mà nó được hoàn thiện tất cả về nội dung của nó, nhằm giải quyết kịp
thời những mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.

+ Lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành biến đổi của quan hệ sản xuất: lực lượng
sản xuất là cái biến đổi đầu tiên và luôn biến đổi trong sản xuất con người muốn giảm nhẹ
lao động nặng nhọc tạo ra năng suất cao phải luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động. Chế
tạo ra công cụ lao động mới. Lực lượng lao động quy định sự hình thành và biến đổi quan
hệ sản xuất ki quan hệ sản xuất không thích ứng với trình độ, tính chất của lực lượng sản
xuất thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại lực lượng sản xuất thì nó kìm hãm thậm chí phá hoại
lực lượng sản xuất và ngược lại.

+ Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất khi
đã được xác lập thì nó độc lập tương đối với lực lượng sản xuất và trở thành những cơ sở
và những thể chế xã hội và nó không thể biến đổi đồng thời đối với lực lượng sản xuất.
Thường lạc hậu so với lực lượng sản xuất và nếu quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
sản xuất, tính chất của lực lượng sản xuất thì nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản
xuất.
Nếu lạc hậu so với lực lượng sản xuất dù tạm thời thì nó kìm hãm sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Sở dĩ quan hệ sản xuất có thể tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng
sản xuất vì nó quy định mục đích của sản xuất quy định hệ thống tổ chức quản lý sản xuất
và quản lý xã hội, quy định phương thức phân phối và phần của cải ít hay nhiều mà người
lao động được hưởng. Do đó nó ảnh hưởng tới thái độ tất cả quần chúng lao động. Nó tạo
ra những điều kiện hoặc kích thích hoặc hạn chế sự phát triển công cụ sản xuất, áp dụng
thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất hợp tác phân công lao động quốc tế.

Công nghiệp hóa vận dụng tuyệt vời quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

Thuộc phạm trù của lực lượng sản xuất và vận động không ngoài biện chứng nội tại của
phương thức sản xuất, vấn đề công nghiệp hóa gắn chặt với hiện đại hóa, trước hết phải
được xem xét từ tư duy triết học. Trước khi đi vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa và muốn
thành công trên đất nước thì phải có tiềm lực về kinh tế con người, trong đó lực lượng lao
động là một yếu tố quan trọng. Ngoài ra phải có sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính
chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất đây mới là nhân tố cơ bản nhất.

Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa với tiềm năng lao động lớn
cần cù, thông minh, sáng tạo và có kinh nghiệm lao động nhưng công cụ của chúng ta còn
thô sơ. Nguy cơ tụt hậu của đất nước ngày càng được khắc phục. Đảng ta đang triển khai
mạnh mẽ một số vấn đề của đất nước về công nghiệp hóa – hiện đại hóa trước hết trên cơ
sở một cơ cấu sở hữu hợp quy luật gắn liền với một cơ cấu các thành phần kinh tế hợp quy
luật, cũng như cơ cấu một xã hội hợp giai cấp. Cùng với thời cơ lớn, những thử thách ghê
gớm phải vượt qua để hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước vì
dân giàu nước mạnh công bằng văn minh hãy còn phía trước mà nội dung cơ bản trong
việc thực hiện là phải nhận thức đúng đắn về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính
chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong giai đoạn hiện nay của nước ta.

Câu: Chứng minh mỗi quan hệ giữa Cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng chính là mỗi
quan hệ giữa Nguyên nhân Kinh tế và Kết quả Chính trị? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận
từ mối quan hệ này. (trang 133)
4.0 thuộc hình thức Thực tiễn nào?
Câu: Chân lý là gì? Vì sao Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý?
Chương 3. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Câu: Vì sao hoạt động sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội?
Câu: Vì sao quy luận Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của Lực lượng
sản xuất là nền tảng quan trọng nhất cho học thuyết Hình thái Kinh tế - Xã hội? Rút ra ý
nghĩa phương pháp luận từ quy luật này.
Câu: Chứng minh mối quan hệ giữa Cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng chính là mối
quan hệ giữa Nguyên nhân Kinh tế và Kết quả Chính trị? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận
từ mỗi quan hệ này.
Câu: Chứng minh sự phát triển của các Hình thái Kinh tế - Xã hội là một quá trình lịch sử -
tự nhiên.(trang 54)
Câu: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa Quần chúng nhân dân và Cá nhân (lãnh tụ). Ý
nghĩa phương pháp luận.
Câu: Vì sao mối quan hệ giữa Tồn tại Xã hội và Ý thức Xã hội chính là mỗi quan hệ giữa
điều kiện vật chất và đời sống tinh thần của xã hội?
Câu: Vì sao bản chất con người không phải là cải trừu tượng mà là cái cụ thể, là tổng hòa
các quan hệ xã hội?
Lưu ý: không được bỏ qua các nội dung như Nhà nước, Cách mạng xã hội, Dân tộc, Giai
cấp và đấu tranh giai cấp

LIÊN HỆ BẢN THÂN:

1, Triết học Mác - Lênin về con người và bản chất con người tập trung vào quan điểm về
mối quan hệ giữa con người và xã hội. Dưới đây là một số điểm chính:

1. Mối quan hệ giữa con người và xã hội:


● Mác: Con người là sản phẩm của môi trường xã hội và lực lượng sản xuất. Bản chất
con người không cố định mà phản ánh môi trường xã hội và quan hệ sản xuất tại
một thời điểm cụ thể.
● Lênin: Mở rộng quan điểm của Mác, Lênin cho rằng con người không chỉ là sản
phẩm của xã hội mà còn là nhà sáng tạo và người thay đổi xã hội.

2. Xã hội và phương thức sản xuất:


● Mác: Bản chất con người thay đổi qua các giai đoạn lịch sử xã hội và qua sự thay
đổi của phương thức sản xuất. Sự phát triển của xã hội dựa vào sự phát triển của
lực lượng sản xuất.
● Lênin: Chú trọng vào vai trò của lực lượng sản xuất trong việc định hình xã hội, và
cũng nhấn mạnh vai trò của nhân dân trong quá trình này.

3. Cần thiết về việc chấp nhận nhận thức khoa học và vật chất:
● Mác: Chấp nhận quan điểm duy vật lịch sử, coi trọng việc nắm bắt quy luật phát triển
của xã hội.
● Lênin: Nâng cao nhận thức qua khoa học và công nghệ để đạt được sự phát triển.

4. Đối với sự phát triển toàn diện của con người:


● Mác: Tự do cá nhân được coi là có ý nghĩa thực sự khi con người thực sự tham gia
và đóng góp vào quá trình sản xuất xã hội.
● Lênin: Chấp nhận sự tự do cá nhân, nhưng cũng nhấn mạnh sự quản lý và sự kiểm
soát để đảm bảo phát triển chung và vững mạnh của xã hội.

5. Phương thức để con người phát triển toàn diện:


● Mác - Lênin: Đối với họ, để con người phát triển toàn diện, cần có điều kiện vật chất
và xã hội chủ nghĩa. Bằng cách tạo ra một môi trường xã hội công bằng và phổ cập,
con người sẽ có cơ hội phát triển tối đa.

Tóm lại, triết học Mác - Lênin coi trọng mối quan hệ giữa con người và xã hội, và để con
người phát triển toàn diện, cần tạo ra điều kiện vật chất và xã hội thuận lợi, kết hợp với sự
tham gia tích cực của cá nhân trong quá trình sản xuất và xây dựng xã hội.

2, Hãy trình bày nguồn gốc, bản chất, đặc trưng và chức năng của nhà nước? Từ đó, liên
hệ với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Nguồn gốc, Bản chất, Đặc trưng và Chức năng của Nhà Nước:

1. Nguồn gốc của Nhà Nước:


● Lịch sử: Nhà Nước xuất hiện từ giai đoạn lịch sử khi xã hội có sự phân chia và xuất
hiện các quan hệ quyền lực phức tạp. Nguồn gốc của Nhà Nước thường liên quan
đến sự cần thiết của sự quản lý, tổ chức và bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng.

2. Bản chất của Nhà Nước:


● Quyền lực và Chính trị: Nhà Nước thường đi kèm với sự tập trung quyền lực và vai
trò chính trị của một tổ chức, tổ chức này có thể làm luật, bảo vệ lãnh thổ, và duy trì
trật tự xã hội.

3. Đặc trưng của Nhà Nước:


● Chủ quan và Khách quan: Bản chất của Nhà Nước có thể được hiểu theo cách chủ
quan (quản lý và lãnh đạo của con người) và cách khách quan (hệ thống luật pháp,
cơ sở hạ tầng).

4. Chức năng của Nhà Nước:


● Bảo vệ và Bảo vệ: Nhà Nước chịu trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ và dân chủ, đồng thời
đảm bảo an ninh và an sinh xã hội.
● Quy định và Quản lý: Nhà Nước thiết lập và duy trì quy tắc xã hội thông qua việc 制
đặt và thực thi luật lệ.
● Phân phối và Quản lý Tài nguyên: Nhà Nước có trách nhiệm phân phối và quản lý
các nguồn lực cần thiết cho sự sống còn và phát triển của cộng đồng.

Liên kết với xây dựng Nhà Nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

1. Nguồn gốc:
● Xây dựng trên nền tảng lịch sử chiến tranh giành độc lập và tự do, Nhà Nước pháp
quyền ở Việt Nam có nguồn gốc từ nỗ lực và hi sinh của nhân dân.
2. Bản chất và Đặc trưng:
● Là Nhà Nước xã hội chủ nghĩa, nơi quyền lực không chỉ tập trung vào cá nhân mà
còn trong tay cộng đồng. Điều này thể hiện qua việc chính trị được lựa chọn và kiểm
soát chặt chẽ.

3. Chức năng:
● Bảo vệ và Bảo vệ: Nhà Nước pháp quyền ở Việt Nam đảm bảo an ninh quốc gia và
quyền lợi của công dân.
● Quy định và Quản lý: Bằng cách thiết lập và thực thi luật lệ, Nhà Nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam duy trì trật tự xã hội và bảo vệ quyền lợi công bằng.

4. Phân phối và Quản lý Tài nguyên:


● Nhà Nước đảm bảo việc phân phối công bằng các nguồn lực và quản lý chúng để
đảm bảo phát triển bền vững và sự công bằng trong xã hội.

Tóm lại, Nhà Nước pháp quyền ở Việt Nam có nguồn gốc lịch sử, bản chất và đặc trưng xã
hội chủ nghĩa, và hoạt động với chức năng bảo vệ, quản lý và phân phối tài nguyên cho sự
phát triển bền vững của cộng đồng.

3, Liên hệ thực tiễn:

Cái-riêng: Pháp luật và Quyền lợi:


● Cái chung: Thể hiện qua việc có các quy tắc và luật lệ để bảo vệ quyền lợi và lợi ích
của cộng đồng.
● Cái riêng: Liên quan đến quyền lợi và tự do cá nhân, như quyền riêng tư và quyền
lựa chọn cá nhân.

Về điểm này, Lênin nói: "... Cái riêng chỉ có thể tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung".

Ví dụ, nguyên tử của mọi nguyên tố đều khác nhau, đều là cái " riêng", chúng có trọng
lượng nguyên tử của mình, có hoá trị của mình, có điện tích hạt nhân của mình, có cấu tạo
vỏ nguyên tử của mình... Nhưng tất cả những nguyên tử đều có cái chung: trong mọi
nguyên tử đều có hạt nhân, vỏ điện tử, đều có những hạt nguyên tố; hạt nhân của mọi
nguyên tử đều có thể bị phá vỡ. Chính nhờ có những đặc tính chung cho mọi nguyên tử mà
khoa học mới có khả năng biến nguyên tử của một nguyên tố này thành nguyên tử của một
nguyên tố khác. Nguyên tử, cũng như bất cứ hiện tượng nào khác trong thế giới khách
quan, là sự thống nhất của cái khác nhau và cái giống nhau, cái đơn nhất và cái phổ biến.

Trong những hoàn cảnh khác nhau, cái chung có thể chuyển hoá thành cái đơn nhất và
ngược lại. Ví dụ: trước Đại hội Đảng VI thì kinh tế thị trường, khoán sản phẩm chỉ là cái đơn
nhất, còn cái chung là cơ chế bao cấp; nhưng từ sau Đại hội Đảng VI thì kinh tế thị trường
lại dần trở thành cái chung, còn kinh tế tập trung bao cấp thành cái đơn nhất, chỉ còn tồn tại
trong một số ngành như an ninh quốc phòng...

Sự phân biệt giữa cái chung và cái đơn nhất nhiều khi chỉ mang tính tương đối. Có những
đặc điểm xét ở trong nhóm sự vật này là cái đơn nhất, nhưng nếu xét ở trong nhóm sự vật
khác lại là cái chung. Ví dụ như cây cối là một đặc điểm chung khi xét tập hợp các cây như
bạch đàn, phượng vĩ, bàng… nhưng nếu xét trong phạm vi thực vật thì cây cối chỉ là một
đặc điểm đơn nhất chỉ các loại cây, mà ngoài ra thực vật còn có cỏ, bụi rậm, nấm... Xét một
ví dụ khác, qui luật cung- cầu là cái chung trong nền kinh tế thị trường, nhưng trong toàn bộ
các hình thức kinh tế trong lịch sử thì nó lại chỉ là cái đơn nhất, đặc trưng cho kinh tế thị
trường mà không thể là đặc điểm chung cho mọi hình thức khác như kinh tế tự cung tự cấp
chẳng hạn.

Trong một số trường hợp ta đồng nhất cái riêng với cái chung, khẳng định cái riêng là cái
chung. Ví dụ như những câu sau: “hoa hồng là hoa”, “kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN là kinh tế thị trường”... Những trường hợp đó thể hiện mâu thuẫn giữa cái riêng và
cái chung. Quan hệ bao trùm của cái riêng đối với cái chung đã trở thành quan hệ ngang
bằng. Tuy nhiên những định nghĩa như trên chỉ nhằm mục đích tách sự vật ra khỏi những
phạm vi không thuộc sự vật ấy, chứ không dùng để chỉ toàn bộ những đặc tính của sự vật.

Trong quá trình phát triển của sự vật hiện tượng,trong những điều kiện nhất định “cái đơn
nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành “cái đơn nhất”
,nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất”
có lợi cho con người trở thành”cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.

Xã hội: Trong xã hội, các thành viên cần có ý thức về cái chung và cái riêng. Cái chung là
những giá trị, quy tắc và mục tiêu chung mà mọi người cần tuân thủ nhằm đảm bảo sự hòa
hợp và phát triển của xã hội. Cái riêng là quyền tự do cá nhân và sự đa dạng cá nhân trong
việc thể hiện bản thân và đáp ứng nhu cầu riêng.

Gia đình: Trong gia đình, các thành viên cần tìm cách cân bằng giữa sự cá nhân hóa và sự
đoàn kết gia đình. Mỗi thành viên có những sở thích, nhu cầu và ý kiến riêng, nhưng đồng
thời, họ cũng cần hiểu rằng sự đồng lòng và tương tác chung là cơ sở để duy trì mối quan
hệ gia đình mạnh mẽ.

Lãnh đạo: Trong vai trò lãnh đạo trong công ty hoặc tổ chức, người đứng đầu phải cân nhắc
giữa sự thúc đẩy cá nhân và tạo ra mục tiêu chung cho toàn bộ nhóm. Họ cần khuyến khích
sự sáng tạo và đóng góp riêng từ mỗi cá nhân trong khi vẫn đảm bảo rằng tất cả đều hướng
về mục tiêu chung và tôn trọng quy tắc và giá trị chung của tổ chức.

Giáo dục: Trong hệ thống giáo dục, việc đạt được sự cân bằng giữa cá nhân và cộng đồng
đóng vai trò quan trọng. Học sinh cần được khuyến khích phát triển cá nhân và khám phá
sở thích riêng, nhưng đồng thời cũng học được giá trị của việc làm việc nhóm và đóng góp
vào cộng đồng.

nguyên nhân-kết quả:

Đối với những mối liên hệ nhân – quả ở trong tự nhiên, con người càng nghiên cứu được
càng nhiều càng tốt. Nhờ biết được những hậu quả do các tác động lẫn nhau giữa các sự
vật hiện tượng trong tự nhiên, con người ta có thể lợi dụng được những nguồn năng lượng
lớn để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người.

Ví dụ biết được về hiện tượng của thủy triều là do sức hút của mặt trăng tạo nên làm cho
nước biển bị cuốn theo gây nên những đợtt thủy triều tràn vào đất liền, người ta có thể lợi
dụng nó để tạo ra nguồn điện.

Đồng thời người ta sử dụng mối quan hệ nhân – quả của các hiện tượng tự nhiên để thấy
được những tác hại mà các hiện tượng đó gây ra. Mối liên hệ nhân – quả ở trong lĩnh vực
xã hội, tức là lĩnh vực hoạt động của con người phức tạp hơn rất nhiều.

Mối quan hệ nhân – quả này có đặc điểm trước hết là nó chỉ xuất hiện khi có hoạt động của
con người. Đặc điểm này có thể đúng, không đúng ở trong những lĩnh vực khác nhau. Có
những hoạt động được coi là hoạt động có ý thức của cá nhân, nhưng lại là hoạt động vô ý
thức đối với cộng đồng. Chủ thể hoạt động bao giờ cũng xuất phát từ lợi ích của chính bản
thân mình, nhưng tác động của nó tới đời sống xã hội còn tùy thuộc vào những mối liên hệ
và những hậu quả xã hội mà nó gây ra.

Ví dụ, lợi nhuận buôn ma túy là rất cao, cho nên bọn buôn bán ma túy không từ bỏ một
hành vi nào thúc giục việc buôn bán ma túy để kiếm lợi. Xét từ phía cộng đồng, đó là hành
động rất có hại, hành động có thể nói là một hành động tự sát. Tuy nhiên, những tác động
đó người ta không thể ngăn chặn một sớm một chiều, nếu không nghiên cứu những quan
hệ lợi ích tác động vào quan hệ nhân – quả.

Do đó nghiên cứu mối quan hệ nhân-quả ở trong đời sống xã hội cũng chính là nghiên cứu
mối quan hệ tác động về mặt lợi ích. Những lợi ích nào được sinh ra từ những tác động
nào, nó đưa lại những hậu quả nào, đó chính là mục tiêu đề nghiên cứu mối quan hệ nhân –
quả trong đời sống cộng đồng.

bản thân:
Học tập: Trong quá trình học tập, tôi nhận thấy rằng nỗ lực và sự cống hiến của mình
(nguyên nhân) có mối liên hệ trực tiếp với kết quả học tập (kết quả). Nếu tôi đầu tư thời gian
và nỗ lực vào việc học, tôi thường đạt được kết quả tốt hơn. Ngược lại, nếu tôi không chú
trọng hoặc không làm việc chăm chỉ, kết quả học tập có thể không như mong đợi.
Sức khỏe: Tôi nhận thấy rằng các thói quen và lối sống của mình (nguyên nhân) có ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cảm giác của mình (kết quả). Nếu tôi duy trì một chế độ ăn
uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và giữ thói quen làm việc tốt cho sức khỏe, tôi có xu
hướng cảm thấy khỏe mạnh và năng động hơn. Ngược lại, nếu tôi sống một cách không
lành mạnh, không chú ý đến dinh dưỡng và không tập thể dục, tôi có thể gặp phải vấn đề về
sức khỏe và cảm thấy mệt mỏi.
Sự nghiệp: Trong công việc và sự nghiệp, tôi nhận thấy rằng sự nỗ lực, kỹ năng và quyết
tâm của mình (nguyên nhân) tác động đến thành công và tiến bộ của tôi trong công việc (kết
quả). Nếu tôi làm việc chăm chỉ, nghiên cứu và phát triển kỹ năng của mình, tôi có thể có cơ
hội thăng tiến và đạt được thành công nghề nghiệp. Tuy nhiên, nếu tôi không đầu tư vào
việc phát triển bản thân và không làm việc chăm chỉ, tôi có thể gặp khó khăn trong việc tiến
xa trong sự nghiệp.
Tóm lại, trong các tình huống khác nhau, tôi nhận thấy rằng sự liên hệ giữa nguyên nhân và
kết quả là một phạm trù quan trọng. Để đạt được kết quả mong muốn, tôi cần nhận ra và
chấp nhận trách nhiệm của mình trong việc tạo ra những nguyên nhân thích hợp và làm việc
để đạt được kết quả tốt nhất có thể.

Qui luật lượng chất:


1. Quá trình tích lũy kiến thức của học sinh, sinh viên
Kiến thức (độ) → Kì thi (điểm nút) → Cấp học mới (bước nhảy)
Ta thấy rõ quy luật lượng chất ở đây thể hiện rõ rệt sự thay đổi về lượng ở chỗ mỗi cá nhân
người học sẽ tích lũy một lượng kiến thức khác nhau bằng nhiều cách, chẳng hạn như nghe
thầy cô giảng bài, học từ nhóm bạn, tự học ở thư viện, tự tham khảo các nguồn tài liệu đáng
tin… Thành quả của quá trình tích lũy ấy sẽ được các bạn thể hiện thông qua các bài kiểm
tra, những kì thi. Đến đây, khi đã thu thập được đầy đủ lượng kiến thức và đã thông qua các
bài đánh giá nói trên, người học sẽ chuyển sang một cấp học mới cao hơn và đồng thời sẽ
là điểm khởi đầu mới cho một cấp học cao hơn. Cụ thể, khi A - một học sinh trung học tiến
đến học sinh trung học phổ thông với kỳ thi tuyển vào cấp ba là điểm nút, thì cũng đồng thời
là điểm bắt đầu để A tích lũy lượng kiến thức mới và tiếp tục tham gia kì thi tuyển sinh vào
đại học để trở thành một sinh viên.
Bên cạnh đó, chất mới được tạo ra cũng đồng thời tác động ngược trở lại vào lượng. Sự tác
động ấy được thể hiện bằng sự chín chắn, trưởng thành trong suy nghĩ của cá nhân người
học, khi đồng thời biết tích lũy lượng kiến thức hiện có, vẫn biết tự tìm tòi, nghiên cứu để lấy
thêm kiến thức từ bên ngoài sách vở, từ kinh nghiệm sống của bản thân để tiếp tục thực
hiện bước nhảy mới là tốt nghiệp đại học và có việc làm. Quá trình này sẽ liên tục vận động
diễn ra.
2. Sự khác nhau về lượng kiến thức ở Đại học và các cấp học dưới
Dễ thấy, nếu một môn học ở cấp ba phải kéo dài trong nhiều tháng hay thậm chí là nhiều
năm thông qua các cấp học (môn Tiếng Anh được học từ cấp tiểu học đến cấp ba, môn
Toán,...) thì một môn học ở Đại học chỉ kéo dài trong phạm vi một đến hai tháng đầu của
năm nhất. Thế nên sự khác biệt về khối lượng kiến thức ấy đã dẫn đến rất nhiều vấn đề khó
khăn cho tân sinh viên, chẳng hạn như cách tiếp cận, cách giải quyết hay nộp bài tập…
→ Vậy nên, phương hướng giải quyết:
Sinh viên cần có tinh thần chủ động: chính vì sức nặng trong khối lượng kiến thức nên bản
thân sinh viên phải hiểu được mục tiêu của mình là gì và cần có ý thức tự giác. Bên cạnh
việc học trên lớp, bản thân họ phải biết tìm kiếm những thông tin bên ngoài để thu thập dần
cho quá trình thực tập cho công việc về sau. Bên cạnh việc lắng nghe bài giảng của giảng
viên, sinh viên phải biết tự học ngoài giờ, tham gia học nhóm, học từ những nguồn trực
tuyến đáng tin cậy… để bắt kịp với kiến thức và tránh trường hợp bị quá tải.
Tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn và tự chủ quan:
Học tập → Qua môn → Lấy đủ tín chỉ → Thực tập → Tốt nghiệp → Ra trường
Để có thể làm việc, sinh viên phải tốt nghiệp. Để tốt nghiệp, sinh viên phải học xong hết các
học kì và phải lấy đủ các tín chỉ. Để lấy đủ các tín chỉ, sinh viên phải đảm bảo mình tham gia
học tập đầy đủ và qua môn. Bên cạnh đó, sinh viên phải rèn luyện cho mình những kĩ năng
mềm cần thiết cho quá trình làm việc sau này, thứ được thể hiện thông qua những hoạt
động trong ngoại khóa, nơi câu lạc bộ và ở những công ty thực tập. Ta thấy, để thành công
vượt qua những thay đổi về lượng và hình thành chất mới, ta nên thực hiện theo quá trình
này một cách liên tục, chậm rãi và theo đúng trình tự, tránh nôn nóng đốt cháy giai đoạn
cũng như tránh chủ quan. Bởi khi đó, ta vừa không thể tiếp tục chuyển sang bước khác,
vừa không thể hoàn thành mục tiêu của mình.
3. Sự phát triển của cá nhân
Quy luật lượng và chất là một khía cạnh quan trọng trong triết học, và nó cũng có ảnh
hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta -> phân tích ví dụ: Sự phát triển của cá
nhân.
- Lượng (Quantity):
Tích lũy kinh nghiệm: Mỗi trải nghiệm, học hỏi và tương tác trong cuộc sống đều tích
lũy thành lượng kiến thức và kinh nghiệm. Điều này bao gồm việc học từ sách vở, tham gia
khóa học, gặp gỡ người khác, và trải qua những thử thách.
Thời gian và nỗ lực: Sự phát triển cá nhân đòi hỏi thời gian và nỗ lực liên tục. Mỗi
bước tiến, mỗi quyết định và mỗi hành động đều tích lũy thành lượng.
Tích lũy tài chính: Việc đầu tư vào việc học, phát triển bản thân, và xây dựng kỹ
năng cũng là một hình thức tích lũy lượng tài chính.
- Chất (Quality):
Thay đổi suy nghĩ và hành động: Lượng kiến thức và kinh nghiệm tích lũy dẫn đến
thay đổi chất - cách suy nghĩ, quan điểm, và hành động của một người. Điều này có thể thể
hiện qua việc học cách giải quyết vấn đề, thay đổi thái độ, và phát triển tư duy sáng tạo.
Tích lũy kỹ năng: Khi tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, chúng ta phát triển kỹ năng
và chất lượng công việc. Điều này áp dụng cho cả kỹ năng mềm (như giao tiếp, quản lý thời
gian) và kỹ năng chuyên môn (như lập trình, thiết kế, nghiên cứu).
- Điểm nút (Turning Point):
Điểm nút là thời điểm hoặc sự kiện quan trọng trong cuộc sống của một người. Đây là lúc
mà họ phải đối mặt với thay đổi, quyết định, hoặc thách thức.
Ví dụ: bản thân có thể gặp điểm nút khi phải chọn ngành học, quyết định việc làm thêm,
hoặc đối mặt với áp lực học tập.
- Bước nhảy (Leap):
Bước nhảy là sự thay đổi lớn, tiến xa hơn so với trạng thái hiện tại. Đây là khi một người
vượt qua giới hạn, phát triển kỹ năng mới, hoặc thay đổi cách tiếp cận cuộc sống.
Ví dụ: Bản thân quyết định tham gia một khóa học ngoại khóa để học kỹ năng lãnh đạo và
giao tiếp. Điều này là một bước nhảy trong sự phát triển cá nhân của họ.
=> Vì vậy trong cuộc sống, chúng ta tích lũy kinh nghiệm và học hỏi từ những tình huống
khác nhau. Mỗi lần trải qua một trải nghiệm mới, chúng ta tích lũy lượng kiến thức và thay
đổi chất - cách suy nghĩ, cách hành động và cách tiếp cận vấn đề.
4. Quá trình chuyển hóa từ sinh viên năm cuối đến tốt nghiệp
Lúc đầu chất cũ sẽ là một sinh viên năm 4 đang học đại học đối mặt với nhiều áp lực trong
cuộc sống( tiền, thành tích, bằng giỏi….). Trong quá trình năm cuối đó thì sinh viên phải tích
lũy một lượng lớn gồm: kiến thức học được trong 4 năm, sách vở, sự cố gắng, chăm chỉ nỗ
lực, tiền bạc ,sức khỏe, đạt đủ số lượng tín chỉ… thì mới đạt được yêu cầu của trường. Và
điểm nút ở đây chính là sinh viên phải nộp khóa luận tốt nghiệp hoặc có dấu mộc của doanh
nghiêp, phải đạt chuẩn đầu ra ( IELTS, TOEIC, Mos…).Còn bước nhảy chính là phải nộp
trong thời gian yêu cầu của trường gồm nộp KLTN, hoàn thành bằng toiec, moss và nếu
không có đủ yêu cầu trên thì ta có bước nhảy là sẽ quay về với sinh viên năm 4 và chờ thời
gian tốt nghiệp năm sau quay lại chất ban đầu. Nếu bước nhảy kia thành công thì chất mới
đó là bạn sinh viên sẽ được tốt nghiệp, nhận bằng và có thể học thạc sĩ hay đi làm có một
cuộc sống khác so với chất của một sinh viên năm 4.
5. Vận dụng quy luật lượng chất vào trong quá trình rèn luyện thể dục thể thao
-Về lượng: Khi rèn luyện thể dục thể thao, cần phải tăng dần cường độ và thời gian luyện
tập. Quá trình này cần được tiến hành một cách khoa học, hợp lý, tránh gây ra chấn
thương.
-Về chất: Khi cường độ và thời gian luyện tập đạt đến một mức độ nhất định, người tập thể
dục thể thao sẽ có những thay đổi về chất, thể hiện qua việc:
* Cơ bắp phát triển, sức khỏe được nâng cao.
* Khả năng vận động linh hoạt, dẻo dai.
* Khả năng chịu đựng được tăng cường.
* Khả năng tập trung, ý chí được rèn luyện.
Ví dụ, khi mới bắt đầu tập thể dục thể thao, người tập thường chỉ tập với cường độ nhẹ
nhàng, thời gian ngắn. Sau một thời gian luyện tập, người tập có thể tăng dần cường độ và
thời gian luyện tập. Khi cường độ và thời gian luyện tập đạt đến một mức độ nhất định,
người tập sẽ cảm thấy cơ bắp phát triển, sức khỏe được nâng cao.
Hay, khi người tập muốn tăng cường sức khỏe, cần phải tăng cường luyện tập các môn thể
thao như chạy bộ, bơi lội, đạp xe,... Khi luyện tập các môn thể thao này thường xuyên,
người tập sẽ có được một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
Việc vận dụng quy luật lượng chất vào trong quá trình rèn luyện thể dục thể thao sẽ giúp
người tập đạt được hiệu quả cao trong quá trình tập luyện, nâng cao sức khỏe và thể lực.
6. Vận dụng quy luật lượng chất vào trong quá trình sản xuất.
- Về lượng: Khi sản xuất, cần phải tăng dần số lượng, chất lượng sản phẩm, năng suất lao
động. Quá trình này cần được tiến hành một cách khoa học, hợp lý, tránh lãng phí nguyên
vật liệu, năng lượng.
- Về chất: Khi số lượng, chất lượng sản phẩm, năng suất lao động đạt đến một mức độ nhất
định, sản xuất sẽ có những thay đổi về chất, thể hiện qua việc:
* Sản phẩm được sản xuất ra có chất lượng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
dùng.
* Năng suất lao động được tăng lên, giảm chi phí sản xuất.
* Giá thành sản phẩm được giảm xuống, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Ví dụ, khi mới bắt đầu sản xuất, một doanh nghiệp chỉ sản xuất được một số lượng sản
phẩm ít, chất lượng sản phẩm chưa cao. Sau một thời gian sản xuất, doanh nghiệp có thể
tăng dần số lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi số lượng, chất lượng sản
phẩm đạt đến một mức độ nhất định, doanh nghiệp sẽ có thể mở rộng thị trường, tăng
doanh thu, lợi nhuận.
Hay, khi một doanh nghiệp muốn tăng năng suất lao động, cần phải cải tiến dây chuyền sản
xuất, nâng cao trình độ của người lao động. Khi dây chuyền sản xuất được cải tiến, trình độ
của người lao động được nâng cao, năng suất lao động sẽ được tăng lên.
Việc vận dụng quy luật lượng chất vào trong quá trình sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp sản
xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của
người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

7. Việc luyện nghe Tiếng Anh.


- Chất cũ: việc nghe Tiếng Anh không tốt
- Chất mới: việc nghe Tiếng Anh đã tốt hơn, nghe hiểu được nội dung.
- Lượng: việc mình luyện nghe Tiếng Anh chăm chỉ hằng ngày, có thể chọn cách nghe thụ
động trước, sau đó nghe chép chính tả và cuối cùng có thể tăng mức độ bằng việc nghe
xong lặp lại.
- Điểm nút: thời điểm mình nghe hiểu Tiếng Anh một cách vô thức.
- Bước nhảy: sự chuyển hóa từ việc nghe không tốt Tiếng Anh thành việc nghe tốt, hiểu
được - Tiếng Anh một cách tự nhiên, vô thức.
- Nếu bạn hằng ngày bỏ 1 ít thời gian để luyện nghe tiếng Anh, tăng thời gian tiếp xúc với
tiếng Anh thì đến một thời điểm gọi là điểm nút bạn sẽ hiểu được những gì người khác nói
bằng tiếng Anh. Từ đó, bạn sẽ giỏi tiếng Anh hơn. Vậy nên, việc vận dụng quy luật lượng -
chất vào việc nghe tiếng Anh rất có ích, chúng sẽ giúp bạn có thể tăng trình độ tiếng Anh
nghe lên mỗi ngày.
8. Việc thay đổi nguồn nước đang bị ô nhiễm.
- Chất cũ: Nguồn nước đang bị ô nhiễm.
- Chất mới: Nguỗn nước trở nên trong sạch lại.
- Lượng: Những hoạt động giúp nguồn nước trong sạch trở lại.
- Điểm nút: thời điểm mà nguồn nước hết ô nhiễm
- Bước nhảy: sự chuyển hóa từ nguồn nước đang bị ô nhiễm thành nguồn nước trong sạch.
Việc chúng ta vận dụng quy luật lượng - chất để tái tạo lại một nguồn nước đang bị ô nhiễm
là khả bổ ích. Chúng ta có thể thực hiện những hành động về lượng như: nhặt rác trên và
trong nước, dọn dẹp bờ kè, để những biển báo tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của mọi
người,... Từ đó, chất cũ là nguồn nước ô nhiễm thông qua bước nhảy sẽ tạo thành chất mới
là nguồn nước trở nên trong xanh và sạch đẹp hơn, có thể giúp cho các sinh vật sống phát
triển tốt hơn.

qui luật phủ định của phủ định:

Sinh viên năm nhất: Chưa có định hướng quá rõ ràng về chuyên nghành, vị trí, nghề nghiệp
mình muồn làm sau khi học xong đại học và chỉ mới học các môn đại cương
Sinh viên năm hai: Đã bắt đầu tiếp xúc với các học phần liên quan đến chuyên nghành mình
chọn và dần tìm ra được nghề nghiệp mình muốn làm và vừa học đại cương vừa học các
môn cơ sở nghành
Sinh viên năm ba: Hoàn toàn học các môn chuyên nghành và có cái nhìn sâu và rõ về
chuyên nghành, công việc, lĩnh vực mình muốn làm và trau dồi các kĩ năng mềm cho công
việc đã xác định
Sinh viên năm cuối: Thời gian học sẽ rất ít, chủ yếu là thời gian tìm kiếm việc làm công ty
thực tập cho vị trí theo chuyên nghành, công việc mình đã quyết định để hoàn thành khóa
luận hay học kì doanh nghiệp để tốt nghiệp.

- Sinh viên năm nhất là sự khẳng định ban đầu và sinh viên năm hai là sự phủ định
của sinh viên năm nhất
- Sinh viên năm hai tiếp tục phát triển phủ định tiếp thành sinh viên năm ba, đó là phủ
định của phủ định
- Lần phủ định cuối cùng là từ sinh viên năm ba tích lũy đủ kinh nghiệm và kiến thức
để lên sinh viên năm cuối
Như vậy sinh viên năm nhất đã trải qua 3 lần phủ định để trở thành sinh viên năm
cuối
Quy luật mâu thuẫn

Ví dụ thực tiễn: xét trong một doanh nghiệp( là một chỉnh thể):
-Trong đó tồn tại các nhà quản trị và các nhân viên=> là các mặt đối lập
▶ Các cấp quản lý: yêu cầu và đặt kì vọng cao vào nhân viên yêu cầu họ tăng thêm thời gian
lao động để đáp ứng kịp tiến độ sản xuất hàng hóa theo yêu cầu, yêu cầu các nhân viên
đáp ứng tối đa những điều kiện về chuyên môn để nâng cao hiệu quả lao động, và hơn hết
là mong ước tối thiểu hóa chi phí trang trải cho các nhân viên của họ.
▶ Nhân viên: mong muốn được giảm giờ làm, kỳ vọng vào công việc đòi hỏi ít kĩ năng
chuyên môn, nhưng lại mong muốn có mức lương cao.
→ từ đó dẫn đến mâu thuẫn về vai trò, quyền lực và sự phân phối trong nội bộ một công ty.
-sự đấu tranh bài trừ nhau giữa nhân viên và các cấp quản lý: nhân viên đấu tranh để loại
bỏ sự bóc lột từ các cấp quản lý, đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm, yêu cầu các quyền
lợi nhất định mà họ xứng đang được hưởng trái với đó các cấp quản trị dùng quyền lực
quản trị yêu cầu nhân viên tăng thêm giờ làm, có những hành động ép buộc thiếu chuẩn
mực đối với nhân viên, cố gắng tối thiểu hóa mức phí bảo hiểm cho nhân viên.
▶▶ hai đối tượng cố gắng bài trừ lẫn nhau và tối đa hóa quyền lợi và lợi ích của mình trong
môi trường công việc.
-Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta có mâu thuẫn gay gắt với thực dân Pháp, khi
mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, tạo cho ta động lực đứng lên đấu tranh và kết quả cuối cùng
là nhà nước Việt Nam độc lập, tự do dân chủ ra đời.
-Trong nông nghiệp, ta có thể lợi dụng những mặt đối lập trong di truyền và biến dị, gây ra
đột biến, tạo nên giống loài mới cho năng suất cao hơn.
-Trong hoạt động của cơ quan, cần phân tích để nhận ra được những mặt tranh chấp nội bộ
để có hướng giải quyết phù hợp, điều chỉnh các mặt chưa tốt của các thành viên.
-Trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức, chúng ta còn vấp phải những khó khăn trở
ngại. Bênh cạnh những cá nhân luôn phấn đấu vươn lên thì vẫn còn đó những người biếng
nhác ù ì, những thành phần bất hảo. Bên cạnh những người có điều kiện học tập thì còn đó
những học sinh, sinh viên đang thiếu thốn. Để giải quyết các vướng mắc trên, về phía Nhà
nước cần ban hành rộng rãi hơn, hoàn thiện hơn các chính sách về xóa đói giảm nghèo, hỗ
trợ hợp lí, đảm bảo nghiêm trị và cải tạo tốt tội phạm. Về phía dân, mỗi người cần tự đấu
tranh với chính mình, chống lại mọi cám dỗ, thiên kiến lạc hậu, nỗ lực trong học tập cũng
như lao động.
-Trong nhận thức, sở dĩ các tư tưởng con người ngày càng phát triển bởi luôn có sự đấu
tranh giữa nhận thức đúng và nhận thức sai, giữa nhận thức kém sâu sắc và nhận thức sâu
sắc hơn.
-Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị ở các thời kì lại tạo nên một hình thái
xã hội mới. Xã hội mới hình thành lại làm nảy sinh ra những mâu thuẫn mới trong lòng xã
hội đó.

Nếu sự đấu tranh giữa hai đối tượng đạt đến đỉnh điểm, điều đó có nghĩa là mâu thuẫn về
vai trò quyền lực và sự phân phối được giải quyết, nhân viên có thể có mức lương và quyền
lợi tương đối và các cấp quản trị cũng có thể đạt được lợi ích tương đối, thì lúc đó công ty
sẽ chuyển thành một chỉnh thể khác bao hàm những mâu thuẫn mới hơn như mâu thuẫn về
ý tưởng và cách thức,…
bản thân: trong con người bất kỳ đều chứa đựng những yếu tố của các mặt đốilập giữa
thiện và ác; giữa thông minh và ngu dốt; đẹp và xấu; dũng cảm và hènnhát; hi sinh và ích kỉ;
trung thực và giả dối; tích cực và tiêu cực; siêng năng vàlười biếng; trách nhiệm và vô tâm;
lí trí và cảm xúc; yêu thương và thù ghét; bạnbè và kẻ thù; khách quan và chủ quan; đa diện
hay phiến diện; cảm thông vàghét bỏ;

Em đã từng xảy ra mâu thuẫn với người khác. Ở trường hợp đó,nếu như cả hai đều
không hạ cái tôi xuống thì sẽ xảy ra cãi nhau to tiếng, dùngnhững lời lẽ không hay, thậm chí
là nhục mạ. Vì thế nhờ quy luật mâu thuẫn màtư duy bên trong em có sự khác hơn. Khi mâu
thuẫn điều đầu tiên cần có chínhlà sự bình tĩnh, vì thế mà em tập bản thân trở nên bình tĩnh
trong mọi trườnghợp, bắt đầu tôn trọng ý kiến cá nhân của nhau, ngồi lại cùng nhau xem xét
cáiđúng cái sai của từng người rồi chọn lọc ra những cái tốt và hợp lí rồi cùng điđến hướng
giải quyết chung. Mâu thuẫn là thứ có thể giúp ta trưởng thành vì thế mà ta nên giải quyết
mâuthuẫn ngay từ đầu, không nên bỏ qua mâu thuẫn. Phải giải quyết và xem xét nómột
cách triệt để nhất để có thể rút kinh nghiệm. Em nghĩ chúng ta sẽ trưởngthành hơn sau
những lần vấp ngã, và biết tìm cách giải quyết mâu thuẫn.

ví dụ: Sự quang hợp và hô hấp ở thực vật


Quang hợp sử dụng CO2 làm nguyên liệu cho qua trình chuyển hóa năng lượng và tạo ra
O2, ngược lại hô hấp dùng O2 để oxi hóa các phân tử hữu cơ để tạo ra CO2
1. Thống nhất:
- Giữa hai mặt đối lập như quang hợp tạo ra oxi và hô hấp tiêu thụ oxi có ự liên hệ, ràng
buộc nhau, quy định lẫn nhau, Quang hợp lấy hô hấp làm tiền đề để tồn tại và ngược lại.
- Thứ nhất, hai mặt đối lập này cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm tiền đề cho nhau
tồn tại, không có mặt này thì không có mặt kia.
- Thứ hai, hai mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa
cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn.
- Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng.
2. Đấu tranh :
- Sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập là tác động qua lại lẫn nhau theo hướng bài trừ : quang
hợp tiêu thụ CO2 mà hô hấp tạo ra, hô hấp sử dụng O2 mà quang hợp tạo ra. Kết quả của
sự đấu tranh này là sự chuyển hóa của các mặt đối lập , sự biến đổi của chúng sang trạng
thái khác ( CO2 <---> O2)
- Cứ như vậy, mâu thuẫn này mất đi mâu thuẫn mới xuất hiện thì tạo điều kiện cho sự vật,
hiện tượng như vậy mà phát triển.
3. Mối quan hệ:
- Mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập quang hợp và hô hấp là nguyên nhân, Giải quyết mâu
thuẫn đó là động lực giúp sự vật ( thực vật ) vận động, phát triển, làm cho cái cũ mất đi là
cái mới ra đời.
=> hai mặt mâu thuẫn vừa thống nhất, vừa đấu tranh dẫn đến sự mâu thuẫn từ đó đến sự
phát triển của sự vật hiện tượng

“Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết tức là có vấn đề. Khi đã có vẫn đề, ta
phải nghiên cứu cho rõ cái gốc của mâu thuẫn là vấn đề gì. Phải điều tra, phải nghiên cứu
các mâu thuẫn đó. Phải phân tách rõ ràng và có hệ thống, phải biết rõ cái nào là mẫu thuần
chính, cái nào là mâu thuẫn phụ. Phải ì để ra cách giải quyết." Hồ Chí Minh

+ Trong quá trình học tập, những kiến thức được học trên giảng đường đôi khi chưa được
áp dụng vào thực tế hoặc nó chưa đủ để sinh viên có thể làm việc ngoài thực tế - Đó chính
là mâu thuẫn giữa kiến thức được học và kiến thức thực tế trong cuộc sống => SV cần có
thái độ học tập tự giác, chủ động và linh hoạt tìm hiểu những kiến thức bên ngoài sách vớ.
Tham gia những hoạt động ngoại khóa, đi làm thêm hay đi thực tập để tích lũy kinh nghiệm
và kiến thức thực tế trong xã hội. Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ thực tiễn, học đi đôi
với hành.

Ví dụ tình huống: SV bị mâu thuẫn giữa việc muốn đi làm thêm để trải nghiệm và kiểm thêm
thu nhập phụ giúp gia đình nhưng lại sợ làm ảnh hưởng đến việc học tập. Để đáp ứng được
cả hai thì đòi hỏi SV phải biết cách sắp xếp thời gian và cân nhắc các công việc sau cho
hợp lí để có thể đi làm thêm mà không gây ảnh hưởng đến việc học.

+ Sự yếu kém về ngoại ngữ và công nghệ thông tin của SV hiện nay với yêu cầu hội nhập
với thế giới. Trong một cuộc khảo sát sinh viên đầu năm 3 của các trường đại học lớn tại TP
Hồ Chí Minh, kết quả điều tra (chưa kiểm tra kỹ năng nghe - nói vẫn được biết đến là những
kỹ năng mà người Việt thường rất yếu) cho thấy trình độ tiếng Anh của các SV tham gia chỉ
mới đạt trong khoảng 360 – 370 điểm TOEFL hoặc 3.5 điểm IELTS, mức rất thấp so với thế
giới. Yếu kém về ngoại ngữ là một rào cản rất lớn cho việc tìm kiếm việc làm sau khi ra
trường và kéo theo là kinh tế kém phát triển, đất nước kém phát triển và khó có thể hội nhập
sâu rộng => SV cần nhìn nhận lại bản thân và có kế hoạch trau dồi các kỹ năng.

quan điểm về bản chất và vân dụng trong phát huy nguồn lực con người:

Do nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề con người đặc biệt là vấn đề con
người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay. Đảng ta đã và
đang xây dựng và phát triển đất nước toàn diện về nhiều mặt đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, nó
phụ thuộc rất nhiều vào nhiều chiến lược con người: Cần đào tạo con người một cách có
chiều sâu lấy tư tương và chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, cũng như trên thế giới ở
nước ta chiến lược con người nó có một ý nghĩa hết sức quan trọng và để phát triển đúng
hướng chiến lược đó cần có một chính sách phát triển con người, không để con người đi
lệch tư tưởng.
Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất của toàn dân, đưa loài người tới một kỷ
nguyên mới, mở ra nhiều khả năng để tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai con
đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước. Trong đời sống xã hội thực tiễn cơ sở vận dụng khoa học và sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về con người tại hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành trung
ương Đảng khoá VII đề ra nghị quyết và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người
Việt Nam toàn diện với tư cách là "Động lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời
là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội". Đó là "con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về
thể chất phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức". Nghị quyết đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn
lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi cuả công cuộc đổi mới
đất nước". Thực tiễn đã chứng tỏ xã hội ta hiện nay tình trạng mất hài hoà về mặt bản thể
của mỗi cá nhân là chủ yếu, là tất cả bản thể cá nhân phát triển toàn diện và hài hoà về đạo
đức, trí tuệ, thể lực là mục tiêu xây dựng con người trong chủ nghĩa xã hội nhưng mục tiêu
cơ bản và quan trọng hơn cả là vấn đề con người phải trở thành nhân tố quyết định lịch sử
xã hội và lịch sử của chính mình.
Chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch rõ hướng đi đúng cho con đường đi lên xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, thực tế cho thấy cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin
vào Việt Nam đã làm nên thắng lợi cách mạng giải phòng dân tộc (1945), thống nhất đất
nước (1975) thực hiện ý chí độc lập tự do con người việt Nam điều mà bao nhiêu học thuyết
trước Mác không thể áp dụng được, chính chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm thay đổi, trở thành
hệ tư tưởng chính thống của toàn xã hội, thay đổi nhanh chóng đời sống tinh thần đại đa số
nhân dân Việt Nam. Thực tiễn hoạt động cách mạng xã hội chủ nghĩa vừa nhanh chóng
nâng cao trình độ nhận thức toàn diện. Bằng hệ thống giáo dục với các hình thức đào tạo
đa dạng, với các hình thức khoa học thấm nhuần tinh thần cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin đã hình thành kế tiếp nhau những lớp người lao động mới ngày càng có tư tưởng,
trình độ chung, chuyên môn cao ngày nay chúng ta đã có một đội ngũ cán bộ văn hoá khoa
học công nghệ với trình độ lý luận và quản lý tốt đồng đều trong cả nước.
Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ đạt những thành tựu
vượt bậc, thì sự phát triển con người không chỉ là sản phẩm của hệ tư tưởng Mác xít vì
ngay khi chủ nghĩa Mác mà các trị của các tư tưởng các tôn giáo, các hệ tư tưởng và văn
hoá bản địa đã có sức sống riêng của nó. Chủ nghĩa Mác - Lênin thâm nhập, nó như một hệ
tư tưởng khoa học vượt hẳn lên cái nền văn hoá bản địa, nhưng nó cũng chịu sự chi phối
tác động đan xen của các yếu tố sai - đúng, yếu - mạnh, mới - cũ, v.v.. Các yếu tố tích cực
đã thúc đẩy, còn các yếu tố tiêu cực thì kìm hãm sự phát triển con người.
Do đó, Đảng ta cũng đã có những đổi mới rõ rệt, sự phát triển hàng hoá nhiều thành
phần theo cơ chế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo sự phân tầng xã hội, việc mở rộng
dân chủ đối thoại trong sinh hoạt chính trị của đất nước, việc mở cửa và phát triển giao lưu
quốc tế về các mặt kinh tế, văn hoá và chính trị, trên thế giớ. Sự biến đổi nhanh chóng của
tình hình chính trị quốc tế, sự phát triển vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công
nghệ… Điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết vận dụng chủ nghĩa Mác một cách khoa học, hợp
lý và sáng tạo để đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội mới nếu muốn tồn tại và vươn lên
một tầm cao mới.

bản thân:

cải thiện bản thân không chỉ vì điều đó mà có thái độ tiêu cực, đánh giá thấp bảnthân để rồi
từ bỏ. Quá trình ấy cần được tiến hành từng bước từng bước, cần có thờigian để hoàn
thiện bản thân, vì thế cần xem xét kĩ lưỡng rồi mới đưa ra đánh giá chobản thân mình. Chắc
hẳn ai cũng biết tới nhà bác học nổi tiếng Thomas Edisionnhưng không mấy ai biết rằng ông
đã từng bị sa thải khỏi hai công việc đầu tiên vìbị cho rằng “thiếu năng lực”. Song, với nỗ lực
của mình hơn 100.000 lần, ThomasEdision đã trở thành một nhà phát minh vĩ đại nhất mọi
thời đại khi sáng chế rabóng đèn cho nhân loại. Có thể thấy rằng quá trình phát minh ấy
quanh co, phức tạpnhưng sau mỗi lần thất bại thì ông đã có những kinh nghiệm mới để áp
dụng chocho những lần sau, ông đã không để cảm giác tiêu cực lấn át mình mà vẫn tiếp
tụcphát minh. Từ đó, sinh viên nhận diện và phê phán quan điểm bảo thủ, trì trệ, định
kiếntrong nhận thức và hành động. Bệnh bảo thủ là trì trệ là tình trạng ỷ lại, chậm đổimới,
ngại thay đổi, dựa dẫm vào người khác thậm chí cản trở cái mới. Để ngăn chặnsinh viên
cần rèn luyện ý thức tự chủ, độc lập ham học hỏi tiếp thu các tư tưởng, vănhóa, khoa học
công nghệ tiến bộ một cách chọn lọc phù hợp với văn hóa của dântộc. Chúng ta cần bỏ đi
những phương pháp cũ, những tư duy lạc hậu. Không phảilúc nào thì lựa chọn và việc
chúng ta làm luôn luôn đúng. Sinh viên cần lắng nghecác ý kiến phải hồi từ bạn bè, thầy cô,
… Không bác bỏ, cần tôn trọng ý kiến, khôngáp đặt suy nghĩ của bản thên lên người khác.
Việc cứ khăng khăng giữ cách họctruyền thống xuyên suốt các tiết học như thầy giảng đến
đâu chép đến đó thì sẽkhông mang lại kiến thức hay giá trị cho bản thân. Cần đổi mới
phương pháp để cóthể tiếp thu được nhiều nhất lượng kiến thức của bài học và đúc kết cho
mình nhữngkiến thức cô đọng sau mỗi buổi học. Giáo dục mỗi ngày không ngừng thay đổi
vàđổi mới các nguồn từ liệu cho nên sinh viên cần không ngừng học tập, tra cứu tàiliệu, cập
nhập những kiến thức. Khi học một kiến thức mới thì sinh viên cần dựatrên những kiến thức
cũ mà mình đã tích lũy được. Từ đó việc tiếp thu kiến thức mới
Tự nâng cao kiến thức và kỹ năng: Một nguyên lý quan trọng về sự phát triển là sự không
ngừng học hỏi và tự nâng cao kiến thức và kỹ năng. Trong thực tế, tôi có thể áp dụng
nguyên lý này bằng cách tham gia vào các khóa học, đào tạo hoặc tự học thông qua sách,
bài viết và tài liệu trực tuyến. Việc nâng cao kiến thức và kỹ năng giúp tôi phát triển sự
nghiệp và trở thành một người có giá trị đối với xã hội.

Xác định mục tiêu và kế hoạch: Sự phát triển cá nhân đòi hỏi việc xác định mục tiêu và lập
kế hoạch để đạt được chúng. Trong thực tế, tôi có thể đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho
các lĩnh vực như công việc, sự nghiệp, sức khỏe và mối quan hệ. Tôi sau đó thiết lập kế
hoạch hành động cụ thể để đạt được những mục tiêu này. Việc này giúp tôi tập trung và tổ
chức công việc của mình để đạt được kết quả tốt hơn.

Khám phá và chấp nhận thay đổi: Sự phát triển thường đi kèm với sự thay đổi. Trong thực
tế, tôi cần mở lòng khám phá những thay đổi mới, đối mặt với những thách thức và thích
ứng với tình huống mới. Điều này bao gồm việc học cách vượt qua sự không chắc chắn và
quản lý stress. Bằng cách chấp nhận thay đổi và phản ứng một cách tích cực, tôi có thể
phát triển linh hoạt và thích ứng tốt hơn với môi trường và hoàn cảnh mới.

Xây dựng mạng lưới xã hội: Mạng lưới xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cá
nhân. Trong thực tế, tôi có thể tạo và duy trì mối quan hệ tốt với những người xung quanh,
bao gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thầy. Tôi có thể học hỏi từ kinh nghiệm và
kiến thức của người khác, nhận được sự hỗ trợ và khuyến khích, cũng như tạo ra cơ hội
hợp tác và phát triển chung.

vật chất quyết định ý thức


Ví dụ; Cá nhân A sinh sống ở vùng sâu. vùng xa không có cơ hội tiếp cận với công nghệ
thông tin, việc tiếp cận còn nhiều hạn chế, cũng như khi đi học thì A cũng thiếu đội ngũ giáo
viên giảng vậy. Tức là về điều kiện cơ sở hạ tầng không đáp ứng nên cá nhân A không có
kiến thức, hiểu biết nhiều về các sản phẩm công nghệ thông tin, thậm chí không biết sử
dụng. Tuy nhiên, đối với cá nhân B - sống ở Thủ đô, từ nhỏ cá nhân B có cơ hội học tập,
tiếp cận với các công nghệ thông tin hiện đại, có cha mẹ cũng như thầy cô chỉ dạy, vì vậy cá
nhân B dễ dàng sử dụng và tiếp cận các công nghệ thông tin dù là những công nghệ mới
nhất. Như vậy, có thể thấy điều kiện vật chất sẽ quyết định ý thức.

Ví dụ 2: Việt Nam ta thường có câu ca dao tục ngữ "có thực mới vực được đạo" ý là vật
chất quyết định nhận thức của con người. Khi con người không đủ no, không có sức khoẻ
thì bộ não của con người sẽ khó hoạt động. Bộ não con người sẽ phản ánh những hiện
thực của cuộc sống một cách cụ thể nhất.

Bởi vật chất quyết định ý thức nên trong nhận thức và hoạt động thựctiễn cần xuất pháp từ
thực tế khách quan. Ví dụ, việc định hướng nghềnghiệp phải xuất pháp từ thực tế xã hội, từ
năng lực, sở thích cá nhân. Cónhư thế, sinh viên mới phát huy được tối đa khả năng của
bản thân.Bên cạnh đó, tính năng động, tích cực của ý thức cũng cần được đẩymạnh. Nhận
thức được điều này, mỗi sinh viên cần chủ động trong việc tìmtòi và khai phá tri thức, nối dài
ý thức của chính mình. Ý thức có thể tácđộng trở lại vật chất, tức là con người hoàn toàn có
cơ sở để thay đổi thựctiễn bằng tri thức của mình. Trì trệ và chờ đợi sự tự xảy ra là điều cần
loại trừ ngay từ khi xuất hiện dưới dạng mầm mống. Không ai mong muốn hợptác với
những người như thế. Với tư cách là một sinh viên, em tự thấy bản thân cần nắm vững
những ýnghĩa của phương pháp luận về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Hoàncảnh
khách quan có nhiều cơ hội cũng như thách thách, nhận thức về nó, ápdụng và phát triển tri
thức để cải tạo nó là những điều mà em cần làm vàchắc chắn sẽ làm

Câu 2: Vai trò của triết học Mác Lê nin đối với mỗi cá nhân ?
Học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin giúp chúng ta từng bước xây dựng và hìnhthành
thế giới quan khoa học, có phương pháp tiếp thu một cách hiệu quả lý luận mới,những
thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, có niềm tin vào sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân, có cơ sở khoa học chống lại tư tưởng lạc hậu, phản động.Hiểu và nắm vững
chủ nghĩa Mác - Lênin, mỗi người có điều kiện hiểu rõ mục đích, con đường, lực lượng,
cách thức bước đi của sự nghiệp giải phóng con người, không sa vào tình trạng mò mẫm,
mất phương hướng, chủ quan, duy ý chí. Có cách nhìn xa trông rộng, chủ động sáng tạo
trong công việc, khắc phục chủ nghĩa giáo điều, máy móc, tư tưởng nôn nóng đốt cháy giai
đoạn và các sai lầm khác.Học tập các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin giúp học sinh
trung cấp chuyên nghiệp có động cơ học tập đúng đắn, thái độ nghiêm túc trong rèn luyện
đạo đức công dân, ý thức nghề nghiệp của người lao động tương lai. Để đạt được mục đích
đó ngườihọc cần chú ý liên hệ từng nguyên lý, có ý thức trách nhiệm trong học tập, rèn
luyện, từng bước vận dụng vào đời sống, xây dựng tập thể, góp phần lớn nhất vào sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

* Liên hệ thực tiễn với bản thân (mối liên hệ phổ biến) Khi nhìn nhận một vấn đề, cần nhìn
đa chiều, đặt nó trong nhiều mối liên hệ vớicác sự vật, hiện tượng khác đồng thời đặt nó
trong hoàn cảnh lịch sử phù hợp đểcho ra một kết quả hay quyết định khách quan nhất.

* Liên hệ thực tiễn với bản thân (sự phát triển)Mỗi ngày luôn phải làm mới bản thân, học tập
thêm nhiều thứ mới mẻ từ nhiềunguồn tài liệu khác nhau để không bị tụt hậu. Và khi học tập
thêm nhiều thứ mới,tư duy mở thì mới không bị bảo thủ, cố chấp giữ nguyên ý nghĩ ban đầu
về mộtthứ.
Liên hệ vai trò của thực tiễn :
Trong đợt dịch Covid 19 lần thứ tư này tốc độ lây lan rất nhanh, đã lan rộng ranhiều địa
phương với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và tiếp tục diễn biến khólường. Đặc biệt, dịch
đã ngấm sâu vào cộng đồng. Trong bối cảnh đó, thực tiễntrong triết học Mác-Lênin cũng
góp một phần sức trong việc chống lại đại dịchCovid 19 . Thực tiễn là động lực,cơ sở
của nhận thức, con người tác động vào thực tiễn bóbuộc nó lộ ra những đặc điểm,thuộc
tính của mình để con người nhận thức. Trongđại dịch covid-19 , khi tình hình dịch mới bùng
phát ở mọi người trên thế giới đềusống trong lo sợ, và khi thực tiễn là dịch covid lây lan qua
đường hô hấp đã cungcấp tài liệu cho con người chúng ta giúp chúng ta có tài liệu và tìm ra
cách phòngchống dịch bệnh như đeo khẩu trang , sử dụng dung dịch sát khuẩn tay, tránh
chạmtay vào mắt ,mũi, miệng,…. Và thực tiễn về việc lây lan và phòng chống dịchcovid-19
đã đề ra những nhu cầu, nhiệm vụ,phương hướng phát triển của conngười. Con người phải
tìm cách để vừa phòng chống được dịch bệnh, vừa phải tìmcách để đảm bảo vẫn phát triển
kinh tế đất nước ổn định. Và từ đó các loại vaccinphòng chống dịch bắt đầu được sáng chế
và được đưa vào sử dụng, cùng với đó làcác chỉ thị được đưa ra để chống dịch bệnh . Và
thực tiễn về việc lây lan nhanhchóng dịch covid-19 đã giúp con người có nhận thức đúng
đắn và hiểu được táchại cũng như lợi ích của phòng chống dịch bệnh. Vậy thực tiễn covid
19 chính làcơ sở cho nhận thức con người nảy sinh ra những phương thức để chống lại
dịchbệnh để tồn tại và phát triển , cũng như covid-19 là động lực thúc đẩy con ngườiphải
sáng tạo hơn nữa .Và nhu cầu phòng chống dịch covid-19 mà con người sángtạo ra các loại
vacxin. Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Nghiên cứu vaccin Moderna để
phòngchống và chữa bệnh Covid-19. Suy cho cùng đây là một vaccin được sản sinh ra
đểphục vụ cho thực tiễn của nhận thức và như vậy không có tri thức nào được sảnsinh ra
mà không phục vụ cho thực tiễn . Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vì thực tiễn vật chất
hóa tri thức, hiện thựchóa tư thưởng để khẳng định tính đúng sai của tri thức: nghe tin mọi
người nói khitiêm vacxin sẽ làm mình dễ bị ốm và đau chỗ tiêm thì mình muốn biết thực
thếnhư thế nào thì mình phải được tiêm vacxin đã rồi xem phản ứng trên người mìnhnhư
thế nào( kiểm tra chân lý bằng thực tiễn )

- Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động có sớm nhất, cơ bản và quan trọng nhất. là hình
thức hoạt động cơ bản của thực tiễn. Đây là hoạt động mà con người sử dụng những công
cụ lao động tác động vào thế giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết
nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. Sản xuất vật chất cũng là cơ sở cho sự tồn
tại các hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sống khác của con người.

Ví dụ: Người nông dân dùng máy gặt để thu hoạch lúa trên đồng; người ngư dân dùng lưới
để đánh bắt cá trên biển...
- Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của các cộng đồng người, các tổ chức khác nhau
trong xã hội nhằm cải biên, cải tạo, phát triển những thiết chế xã hội, quan hệ chính trị - xã
hội thông qua các hoạt động như đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tôc, đấu tranh
vì hòa bình, dân chủ với mục đích chung để thúc đẩy xã hội phát triển.
Ví dụ: Nhân dân ta đấu tranh đánh đuổi chế độ thực dân, đế quốc để giành độc lập dân tộc.
- Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức đặc biệt của thực tiễn, được tiến hành
trong những điều kiện do con người tạo ra, những cái không có sẵn trong tự nhiên; gần
giống, giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định những quy
luật biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. Dạng hoạt động này có vai trò trong sự
phát triển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Ví dụ: Con người nghiên cứu cơ chế hoạt động của virut corona để điều chế ra vaccine
ngừa Covid -19 tiêm chủng cho con người.

thực tiễn và chân lý:


- Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan, diễn ra độc lập đối vớinhận
thức, nó luôn vận động và phát triển trong lịch sử, nhờ đó nó thúc đẩy nhận thức cùng vận
động và phát triển. Mọi sự biến đổi của nhận thức thường xuyên chịu sự kiểm nghiệm trực
tiếp của thực tiễn.- Thực tiễn có vai trò làm tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức
đã đạt được trong nhận thức, nó còn bổ sung, chỉnh sửa, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển
và hoàn thiện nhận thức.- Thực tiễn là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò
quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức, cũng là nơi nhận thức luôn
hướng đến để kiểm nghiệm tính đúng đắn.- Con người phải luôn quán triệt quan điểm thực
tiễn, quan điểm này yêu cầu nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn. Nếu xa rời thực tiễn sẽ
dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu.Việc nắm
vững những nguyên tắc về tính cụ thể của chân lý có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng
trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn.Nhận thức là những tri thức về
bản chất quy luật của hiện thực, của thực tiễn mà thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích
của nhận thức.– Tiêu chuẩn thực tiễn vừa mang tính tuyệt đối vừa mang tính tương đối-
Chân lý cũng là khách quan, là sự thống nhất giữa hai trình độ, chân lý tuyệt đối và chân lý
tương đối thì điều đó cũng có nghĩa là nhận thức phải trải qua một quá trình đi từ chưa biết
đầy đủ đến biết đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng.- Chính trong thực tiễn mà con người
chứng minh được chân lý, tức là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của
tư duy.- Thực tiễn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau nên các hình thức kiểm nghiệm
bằng thực tiễn đối với tri thức là chân lý cũng khác nhau, có thể là tiến hành thực nghiệm,
áp dụng những phát minh vào thực tế.

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vàocuộc sống học tập của bản
thân
Là một sinh viên năm nhất, em thấy bản thân mình cần phải xác định rõ các nhântố vật chất
như điều kiện vật chất, hoàn cảnh sống, quy luật khách quan. Trong họctập, nếu em được
tiếp xúc với những cơ sở vật chất, phương pháp dạy tốt chúng ta sẽcố gắng học tập tốt,
chiếm lĩnh tri thức tốt hơn. Cụ thể hơn, một tiết học Triết của mộtgiảng viên tâm huyết,
truyền đạt bài thú vị, dễ hiểu sẽ khiến bản thân mình yêu mônTriết và không sợ nó, thúc đẩy
mình tìm hiểu thêm về Triết, nhưng nếu như giảng viênmôn Triết của mình thiếu tâm huyết,
truyền đạt bài giảng không linh hoạt, khó hiểu thìmình sẽ sinh ra tâm lý chán nản, không
thích học môn Triết. Đó chính là vật chất quyếtđịnh ý thức. Em đã vận dụng để nâng cao
năng suất học tập của bản thân bằng cách tạora những cơ sở vật chất tốt để thúc đẩy tinh
thần học như : tìm kiếm một phương pháphọc tập phù hợp bản thân, trang trí sắp xếp góc
học tập thật gọn gàng,…Bên cạnh đó em còn đặc biệt chú ý tôn trọng tính khách quan và
hành động theocác quy luật mang tính khách quan, thể hiện qua một số hành động như
không cúp tiết,tham gia đầy đủ các buổi học, làm theo giáo viên hướng dẫn,…Trong suốt
học kì đầu,có một môn, em không may mắn nên không được học mộtgiảng viên truyền tải
kiến thức hay dễ hiểu nhưng em đã không để điều đó làm mình lườihọc mà đã sáng tạo tìm
tòi thêm kiến thức qua sách vở, phương tiện truyền thông. Emthường xuyên dành thời gian
tự học, đọc thêm sách về phần mình chưa hiểu.Bên cạnh đó, em tự ý thức được rằng mình
cần chống lại bệnh chủ quan duy ý chícũng như bệnh bảo thủ trì trệ, cụ thể là cần tiếp thu
những cái mới nhưng tiếp thu cóchọn lọc, học hỏi và lắng nghe ý kiến của mọi người xung
quanh. Ví dụ, trong làm việcnhóm để thuyết trình môn Triết em đã ngồi lại với bạn bè, bàn
bạc để mỗi người đưa ra ýkiến cá nhân và sau đó tổng hợp lại để hoàn thiện bài thuyết trình
đúng theo ý của tất cảcác thành viên.Cuối cùng, khi giải thích các hiện tượng xã hội cần tính
đến các điều kiện vật chấtlẫn yếu tố tinh thần, điều kiện khách quan lẫn yếu tố khách quan.
Trước đây khi emđăng kí nguyện vọng vào các trường đại học. Việc quan trọng nhất mà em
xét đến chínhlà năng lực của bản thân và điều kiện tài chính của gia đình để sắp xếp
nguyện vọng mộtcách thông minh và hợp lí nhất. Tránh trường hợp ngành học không phù
hợp với bản thân về cả năng lực lẫn tài chính.

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vàocông cuộc đổi mới ở Việt
Nam
hiện nayNhư chúng ta đã biết, sau khi giải phóng thành công đất nước, kinh tế miền Bắc
bịsuy giảm nghiêm trọng. Cơ sở vật chất yếu kém, cơ cấu kinh tế mất cân đối, năng suấtlao
động thấp… sản xuất nông nghiệp chưa đủ cung cấp lương thực cho dân, ngoài cònbị tàn
phá nặng nề bởi đế quốc Mĩ.Trước tình hình kinh tế đó, Đảng và nhà nước đã đi sâu vào
nghiên cứu phân tíchtình hình, phân tích các nhân tố khách quan, lấy ý kiến nhân dân. Đặc
biệt là đổi mới tưduy.Đại hội Đảng VI rút ra kinh nghiệm lớn trong đó là phải xuất phát từ
thực tế, tôntrọng và hoạt động theo quy luật khách quan.Tại đại hội VII ta đã đánh giá tình
hình kinh tế chính trị của nước ta đã đạt được cácbước tiến quan trọng. Tình hình kinh tế
chính trị ổn định nên nền kinh tế có điều kiệnphát triển bước đầu nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần hoạt động theo sự quản lýcủa nhà nước. LLSX huy động tốt hơn, tránh lạm
phát,…..Tại đại hội Đảng XII, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: <Năm năm qua,
bêncạnh những thời cơ, thuận lợi, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến rất
phứctạp; kinh tế thế giới phục hồi chậm; khủng hoảng chính trị ở nhiều nơi, nhiều nước;
cạnhtranh về nhiều mặt ngày càng quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực; diễn biến
phứctạp trên Biển Đông,... đã tác động bất lợi đến nước ta.=. Đảng và nhà nước đã phát
huytính tích cực, sáng tạo của ý thức: Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế
vàthực hiện ba đột phá chiến lược được tập trung thực hiện bước đầu đạt kết quả tích
cực.Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội, y tế có bước phát triển.
Ansinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm.Qua các dẫn chứng trên
ta thấy Đảng ta đã vận dụng đúng đắn mối quan hệ giữa vậtchất và ý thức vào công cuộc
đổi mới đất nước. Đó là yếu tố quan trọng giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển
vào năm 2010 và cơ bản trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020

Vận dụng vào covid


Như chúng ta đã biết, năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâurộng đến
tất cả quốc gia trên thế giới, hiện nay đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nềnkinh tế toàn
cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hộinhập quốc tế
sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tấtcả các lĩnh vực
kinh tế - xã hội.Trước tình hình kinh tế đó, Đảng và nhà nước đã đi sâu vào nghiên cứu
phân tíchtình hình, phân tích các nhân tố khách quan, lấy ý kiến nhân dân. Đặc biệt là đổi
mới tưduy. Dự thảo báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương đảng khóa XII tại đại
hộiđại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định được các nhân tố vật chất như: thời
cơ,thuận lợi và nhiều khó khăn, thách thức đan xen, nhiều vấn đề mới đặt ra phải giải
quyết.Cụ thể hơn, <So với nhiệm kỳ trước, kinh tế chuyển biến tích cực, toàn diện trên
nhiềulĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát luôn được kiểm soát ở mức thấp, mặc dù
nămcuối nhiệm kỳ bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng tốc độ tăng
trưởngGDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 vẫn đạt khoảng 5,9%/năm.= Ta có thể thấy,
tuy ảnhhưởng của dịch Covid, nhưng Đảng và Nhà nước đã phát huy tính năng động và
sáng tạocủa ý thức đề ra những biện pháp để hạn chế ảnh hưởng xấu của Covid về mọi
mặt (kinhtế, giáo dục,..) như: đẩy mạnh học online, Đẩy mạnh giải ngân, nâng cao hiệu quả
sửdụng vốn đầu tư công, giải quyết vướng mắc trong thủ tục hành chính, đẩy nhanh thủtục
phê duyệt, điều chỉnh các chính sách mới.Qua các dẫn chứng trên ta thấy Đảng ta đã vận
dụng đúng đắn mối quan hệ giữa vậtchất và ý thức vào công cuộc đổi mới đất nước. Đó là
yếu tố quan trọng giúp chúng tahạn chế ảnh hưởng của đại dịch cơ bản và Việt Nam được
cho là một trong số ít quốc giasẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2020, mặc dù những quốc
gia khác trên thế giới đượcdự báo rơi vào suy thoái và cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại vàonăm 2020

Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở nước ta
hiện nay:
Dưới chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng và kiến thức thượng tầng thuần nhất và
thống nhất. Vì cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa không có tính chất đối kháng, không bao hàm
những lợi ích kinh tế đối lập nhau. Hình thức sở hữu bao trùm là sở hữu toàn dân và tập
thể, hợp tác tương trợ nhau trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm theo lao động,
không còn chế độ bóc lột.
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu
sắc và triệt để, là một giai đoạn lịch sử chuyền tiếp nó.Bởi vì, cơ sở hạ tầng mang tính chất
quá độ với một kết cấu kinh tế nhiều thành phần đan xen của nhiều loại hình kinh tế xã hội
khác nhau. Còn kiến trúc thượng tầng có sự đối kháng về tư tưởng và có sự đấu tranh giữa
giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá.
Bởi vậy công cuộc cải cách kinh tế và đổi mới thể chế chính trị là một quá trình mang tính
cách mạng lâu dài. Cơ sở hạ tầng thời kỳ quá độ ở nước ta bao gồm các thành phần kinh tế
như: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế tư
bản tư nhân, cùng các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền với hình thức sở hữu khác nhau,
thậm chí đối lập nhau cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất

Kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội chủ nghĩa, vì vậy
mà có sự thống trị về chính trị và tinh thần Nhà nước phải thực hiện biện pháp kinh tế có vai
trò quan trọng nhằm từng bước xã hội hoá nền sản xuất với hình thức và bước đi thích hợp
theo hướng như : kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển vươn lên giữ vai trò chủ
đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người sản xuất nhỏ trong các
ngành nghề, các hình thức xí nghiệp , công ty cổ phần phát triển mạnh, kinh tế tư nhân và
gia đình phát huy được mọi tiềm năng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở
kinh tế hợp lý. Các thành phần đó vừa khác nhau về vai trò, chức năng, tính chất, vừa thống
nhất với nhau trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất mà còn cạnh tranh nhau, liên
kết và bổ xung cho nhau.

Để định hướng xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế này, nhà nước phải sử dụng
tổng thể các biện pháp kinh tế hành chính và giáo dục, trong dó thì biện pháp kinh tế là
quan trọng nhất nhằm từng bước xã hội hóa nền sản xuất với hình thức và thích hợp theo
hướng kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển vươn lên giữ vai trò chủ đạo, kinh tế
tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người sản xuất nhỏ trong các ngành nghề,
các hình thức xí nghiệp, công ty cổ phần phát triển mạnh, kinh tế tư nhân và gia đình phát
huy được mọi tiềm năng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng kinh tế hợp lý.

Về kiến trúc thượng tầng, Đảng ta khẳng định: Lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ
Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Nội dung cốt lõi
của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về sự giải phóng con người
khỏi chế độ bóc lột thoát khỏi nỗi nhục của mình là đi làm thuê bị đánh đập, lương ít.Trong
cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ghi rõ : ”xây dựng
nhà nước xã hội chủ nghĩa , nhà nước của dân, do dân và vì dân, liên minh giai cấp công
nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo”.

Sự vận dụng của CSHT và KTTT ở nước ta hiện nay:


Trước đổi mới (1986): đề cao thái quá vai trò của kiến trúc thượngtầng, chính trị là thống
soái, Nhà nước, cơ quan quản lí can thiệp thôbạo vào kinh tế bằng những mệnh lệnh chủ
quan; vi phạm các quyluật kinh tế khách quan => khủng hoảng kinh tế, xã hội.Từ 1986 đến
nay: Thực hiện đổi mới toàn diện (kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội), lấy đổi mới kinh tế làm
trọng tâm, từng bước đổi mới vềchính trị, trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế; giải quyết
tốt mốiquan hệ giữa đổi mới - ổn định – phát triển, giữ vững định hướng xãhội chủ
nghĩa.Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị tác động mạnh mẽ qua lại

VD về trường hợp có thể xảy ra cả Tất nhiên & Ngẫu nhiên:


Xét một vật rơi tự do: xuất phát từ bản chất (quy luật) tương tác hấp dẫn của trái đất đối với
nó, khiến cho nó nhất định rơi vào trái đất (cái tất nhiên); nhưng do điều kiện tác động của
các nhân tố hợp thành môi trường rơi của nó khiến cho đường rơi của nó có thể diễn ra
theo nhiều khả năng khác nhau (cái ngẫu nhiên).
Xuất phát từ mối liên hệ bản chất bên trong của hạt lúa, nếu như giống tốt, mạ khoẻ, khi
cây lúa cần nước ta cung cấp đầy đủ, cần phân bón ta bón phân đầy đủ, cần chăm sóc ta
chăm sóc chu đáo… thì tất nhiên năng suất lúa sẽ cao. Nhưng kết quả thu hoạch còn phụ
thuộc vào cácyếu tố ngẫu nhiên bên ngoài như: bão, lụt…
Việc sinh sản, qua quá trình giao phối thì sinh ra con trai hay con gái là hoàn toàn ngẫu
nhiên. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu người ta thấy rằng nếu hợp tử XX thì sẽ là con
gái (hoặc XY là con trai), đây là điều tất nhiên
Học tập chăm chỉ, phương pháp học tập tốt, nắm vững kiến thức cơ bản và thường xuyên
luyện tập, ứng dụng vào thực tế thì sẽ đạt được kết quả tốt, đó là điều tất nhiên. Nhưng đến
mùa thi ở nhà lại báo một vài tin buồn, làm ảnh hưởng đến tư tưởng… làm kết quả kém đi
(điều này là ngẫu nhiên).
VD: Cây nở ra hoa, quả là tất nhiên, do bản chất di truyền sinh học quyết định. Nhưng ra
hoa, quả lúc nào lại là do ngẫu nhiên chi phối

phạm trù nội dung và hình thức:


Vì vậy, trong thực tiễn nếu muốn có được một thương hiệu nổi tiếng thì cần chútrọng đầu tư
cả bên trong (nội dung) lẫn bên ngoài (hình thức). Chẳng hạn nhưGUCCI, một nhãn hiệu
thời trang bậc nhất thế giới tạo nên tên tuổi của mình quaviệc bên cạnh chất lượng sản
phẩm có tính tỉ mỉ, chất liệu cao cấp cùng dịch vụchăm sóc khách hàng tốt thì hình thức của
sản phẩm cùng logo hay chiến lượcmarketing đều được chau chuốt và thiết kế bởi các nhà
thiết kế hàng đầu nước Ýtrong lĩnh vực thời trang cùng sự quảng bá của các người mẫu
đình đám tại cácsàn diễn. Sự đầu tư về cả nội dung bên trong lẫn hình thức bên ngoài đã
đưaGUCCI trở thành một biểu tượng của sự quý tộc và giàu sang suốt 100 năm kể từkhi ra
mắt

Mặc dù nội dung và hình thức trong vấn đề thương hiệu luôn tồn tại thống nhấtchặt chẽ với
nhau, song sự thống nhất này không phải tuyệt đối. Nó biểu hiện ởchỗ, cùng một nội dung
có thể thể hiện dưới nhiều hình thức. Giống như việccùng một hương vị sữa Milo nhưng
công ty Nestle từ đấy sản xuất ra nhiều sảnphẩm khác bên cạnh sữa Milo như kem vị Milo,
kẹo vị Milo để thu hút kháchhàng, tạo sự đa dạng, thể hiện sự không ngừng sáng tạo tuy
bản chất vẫn làhương vị Milo truyền thống. Hình thức, mẫu mã bên ngoài có thể thay
đổinhưng nó phải phù hợp với nội dung hơn thế nữa sự thay đổi của nó luôn kế thừanhững
yếu tố tiên tiến của hình thức cũ (yếu tố kế thừa ở đây trong doanh nghiệphay thương hiệu
chính là chất riêng, chất đặc trưng). Ngược lại, một hình thứccũng có thể thể hiện cho nhiều
nội dung khác nhau. Chẳng hạn như công ty kem Merino, tuy chỉ tập trung sản xuất sản
phẩm kemnhưng để tạo sự khác biệt với đối thủ họ đã tạo ra nhiều loại kem, nhiều hươngvị
độc đáo như như kem vị trà sữa, kem nhân socola,... Qua đó, ta cũng thấy rõrằng, nội dung
sẽ và cần luôn luôn thay đổi để phát triển thương hiệu. Bên cạnhđó, hình thức cũng cần có
những thay đổi nhất định để phù hợp với nội dung,thúc đẩy nội dung, cùng với nội dung
không ngừng nâng cao giá trị thương hiệu.Bởi vậy, trong quá trình tạo dựng và phát triển
thương hiệu, cần chú ý tới sựthống nhất giữa nội dung và hình thức. Tránh tình trạng quá
tập trung vào nộidung hoặc hình thức, làm mất chỗ đứng của thương hiệu trên thị trường.
Đồngthời cũng cần để ý sự chênh lệch giữa chúng để luôn luôn có những ý tưởng mới,nâng
cao tầm nhìn và cũng là nâng cao giá trị của thương hiệu.

tiên phong trong lĩnh vực xe ôm công nghệ như Grab, Uber, Goviet,... được biếtđến như
một làn sóng văn hoá mới, mang đến những tác động mạnh mẽ đến cuộcsống hàng ngày.
Với hình thức marketing độc đáo là cho tất cả tài xế mặc đồngphục in logo công ty tạo nên
sự quen thuộc trong tiềm thức khách hàng khiến họdần tiếp cận và tin tưởng, loại hình
phương tiện này còn cho phép khách hàng cóthể đặt xe, xem trước giá cước ngay trên điện
thoại của mình mà không phải lolắng về nguy cơ bị lừa đảo, gian lận như xe ôm hay taxi
truyền thống. Đây chínhlà bước đột phá trong việc xây dựng thương hiệu. Thương hiệu phù
hợp và dịchvụ chu đáo đã thu hút rất nhiều người tiêu dùng, mang về nguồn thu khủng
chocác hãng xe công nghệ , ngày càng khẳng định chỗ đứng của họ trên thị trường.Cho
đến nay, chỉ còn một số hãng taxi truyền thống còn sót lại nhưng cũng khócó thể cạnh tranh
được với taxi công nghệ, còn hình ảnh những người ngồi bêncạnh chiếc xe treo tấm biển
“xe ôm” dường như đã vắng bóng trên nhiều conphố.

Bản chất hiện tượng


bản thân để vươn lên để thực hiện đam mê. YOLO khiến chúng ta sống hết mình, sống hòa
nhập hơn với những người xung quanh, là một lời động viên khích lệ, dặn dò chúng ta phải
biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những phút giây mình đang có.4 Mặc dù YOLO xuất
phát từ những quan điểm tích cực trong cuộc sống nhưng nếu vận dụng không đúng sẽ dẫn
đến những hậu quả xấu.4.1. Biểu hiện của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng trong lối
sống YOLO.Phạm trù bản chất trong lối sống YOLO được hiểu là sống thoải mái, sống hết
mình, sống ý nghĩa, sống được là chính mình, làm những gì mình muốn, tự sống theo cách
suy nghĩ của bản thân. Lối sống này cũng cổ vũ mọi người vượt lên trên bản thân, bước ra
khỏi vùng an toàn và trải nghiệm được nhiều điều hơn nữa trong cuộc sống, khuyến khích
thế hệ trẻ tiến đến những gì tích cực, vui vẻ, dám nghĩ dám làm vì chúng ta ai cũng chỉ có
mộtlần để sống. Dù cho cuộc sống của bạn có khó khăn thế nào, vất vả ra sao, chỉ cần
sống hết mình là bạn sẽ có một cuộc sống đầy ý nghĩa. YOLO là lời động viên chúng ta hãy
sống cố gắng và cống hiến hết mình, và đừng bao giờ e sợ, bỏ cuộc vì chúng ta chỉ sống
một lần. Phạm trù hiện tượng trong lối sống này được thể hiện qua việc giới trẻsẵn sàng
chinh phục thử thách, phá vỡ mọi khuôn mẫu ràng buộc để sống vìđam mê và sở thích của
bản thân. Giới trẻ ngày nay không ngần ngại mua những món đồ mình thích, làm những
việc gì mình muốn làm, tận hưởng cuộc sống mà không để lời nói của người khác làm ảnh
hưởng đến mình. Họ sống tích cực và lạc quan hơn, dám đối diện với vấn đề của mình và
đưara quan điểm riêng. Họ biết tận dụng khoảng thời gian 24 giờ mỗi ngày của mình để làm
những việc có ý nghĩa hơn như tập trung cho bản thân, trân trọng sức khỏe thể chất và tinh
thần của mình vì họ quan niệm mỗi ngày trôi qua thì phải tạo được những cột mốc, những
dấu ấn, không ngừng nỗ lực nâng cao giá trị của bản thân, khẳng định bản thân mình với xã
hội. Thế hệ trẻ luôn tạo cơ hội để bản thân họ có thể có những thời gian thư giãn, nghỉ ngơi,
loại bỏ những áp lực nặng nề từ cuộc sống. Họ không chấp nhận cuộc sống đơn điệu, nhàm
chán hay ép buộc mình vào những quy ước lỗi thời, những định kiến lạc hậu. Từ đây, ta có
thể thấy mối liên hệ mật thiết giữa bản chất và hiện tượng trong vấn đề lối sống YOLO của
giới trẻ hiện nay

Ví dụ về hiện tượng: - Màu da người có mấy loại: đen, vàng, trắng... đó là những biểu hiện
bên ngoài. - Khi cắm đũa vào cốc nước ta thấy đũa như gãy nhưng thực tế không phải, do
hiện tượng khúc xạ ánh sáng ta thấy có hiện tượng đũa gãy khi cắm vào cốc nước .

Khả năng hiện thực


Khả năng: Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình cao vào
năm 2045, khi nền kinh tế nước ta vẫn đang tăng trưởng và những lợi thế về các nguồn thu
nhập cả trong và ngoài nước vẫn đang đổ về. Việt Nam có nguồn lao động trong nước lẫn
nước ngoài khá dồi dào, cótrình độ. với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 6,84%/năm
trong giai đoạn 2016-2020, trong đó riêng 2 năm 2018 và 2019 đạt lần lượt 7,08% và 7,02%;
Việt Nam bước vào giai đoạn 2021-2025 với nhiều triển vọng. Việt Nam nằm trong top 10
quốc gia tăng trưởng nhất thế giới. Việt Nam cũng là nước có độ mở kinh tế cao, tổng kim
ngạch thương mại bằng 200% GDP.Nước ta đã quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia,
có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với trên 224 quốc gia, vùng lãnh thổ... Với tốc độ
kinh tế tăng trưởng cao và có quan hệ rộng rãi, đặc biệt với những quốc gia lớn
như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để trở thành
một đất nước phát triển trong tương laiThực tế qua 35 năm đổi mới, nhất là trong 20 năm
trở lại đây, Việt Nam đã chứng minh rõ ràng điều đó. Từ một nước nghèo, chậm phát triển,
nền kinhtế Việt Nam đã thực sự bước sang một giai đoạn phát triển mới, được cộng đồng
quốc tế nhắc tới là một nước có quy mô GDP vươn lên đứng thứ 4 trong ASEAN, cùng với
những bước tiến trên hàng loạt bảng xếp hạng uy tín toàn cầu.Hiện thực: Hiện nay, Việt
Nam vẫn là quốc gia đang phát triển với thu nhậpkhoảng 2785 USD( theo World Bank).
Những tiêu chí như kinh tế, giáo dục, khoa học công nghệ… mà Việt Nam chỉ ở mức đang
phát triển, còn nhiều bất cập. Những tiêu cực trong giáo dục, trong việc phát triển cơ sở vật
chất, hạ tầng… vẫn đang kìm hãm Việt Nam trên con đường trở thành một quốc gia phát
triển. Lao động Việt Nam có thể có trình độ học vấn, nhưng chất lượng nhân lực không đều
cũng như thiếu hụt kỹ năng làm việc,qua đó dẫn tới việc không có năng suất cao. Một yếu tố
lớn cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, đó là nạn tham nhũng. Việt Nam vẫn tồn tại
nhiều vấn đề tham nhũng, và bị liệt vào danh sách những nước có tỉ lệ tham nhũng cao, dù
đã có những biện pháp khắc phục để giải quyết nạn tham nhũng, nhưng Việt Nam vẫn chưa
thể xóa bỏ tham nhũng một cách triệt để được.

VÍ DỤ VỀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP TRONG LỊCH SỬ1


. Lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều cuộc đấu tranh giai cấp trong số đó nổi bật là Cách
mạng tháng 10 Nga. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvich đứng đầu là Lênin đã làm nên
chiến thắng lịch sử đầu tiên của toàn nhân loại theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa
khi lật đổ chính phủ lâm thời và ách thống trịcủa giai cấp địa chủ, tư sản và quý tộc.Đây là
cuộc cách mạng triệt để nhất, giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân vànhân dân lao
động, đưa họ từ địa vị nô lệ, bị áp bức, bóc lột trở thành người làm chủ xã hội, Cách mạng
Tháng Mười đã dùng bạo lực cách mạng đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến địa
chủ, lập nên chính quyền của những người lao động, xây dựng một xã hội hoàn toàn mới,
một xã hội không có người bóc lột người”. Với Cách mạng Tháng Mười, lần đầu tiên trong
lịch sử, giai cấp công nhân, nông dân Nga thoát khỏi ách áp bức, bóc lột của giai cấp tư bản
và bọn địa chủ, phong kiến
Hoà chung với khí thế đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam hồi đầu thế kỷ XX, công
nhân Nam Định ngay từ thời kỳ đầu cũng đã tự tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chống lại sự
áp bức bóc lột của bọn thực dân. Nam Định trở thành mộtđiểm sáng trong phong trào đấu
tranh của giai cấp công nhân cả nước, với nhiều cuộc đấu tranh tiêu biểu.Trong phong trào
đấu tranh của công nhân Nam Định từ đầu thế kỷ XX đến giữanhững năm 1920, công nhân
Nam Định đã biết sử dụng hình thức đấu tranh phổ biến nhất của giai cấp công nhân là bãi
công để chống lại sự áp bức, bóc lột của bọn tư bản Pháp ở Nam Định. Phong trào đấu
tranh của công nhân Nam Định thời kỳ này còn mang nặng tính tự phát, mục tiêu đấu tranh
chính vẫn hướng vàoviệc đòi các quyền lợi về kinh tế, cải thiện đời sống sinh hoạt

Câu này muốn nói đến ý thức, tinh thần, tư duy của các bạnsinh viên. Cái gì bên ngoài sinh
viên chính là thực tại khách quan nó tác độngđến học, nó làm cho một bộ phận không nhỏ
sinh viên chưa tích cực học. Trướchết, nếu nói sinh viên tích cực học tập thì trước khi đến
lớp thì các sinh viên phảinghiên cứu, phải hiểu bài ở nhà bằng cách đọc giáo trình, bài giảng
chưa đủ thìsinh viên phải lên thư viện đọc rất nhiều tài liệu tham khảo liên quan tới nộidung
của bài đó. Và trước khi lên lớp, về cơ bản sinh viên phải tự trang bị kiếnthức cho bản thân.
Chỉ có trong quá trình học và đọc trong tài liệu, trong giáotrình đó có nhiều điểm hoặc một
số điểm mà sinh viên chưa hiểu thì các bạnsinh viên lưu nó lại và lên lớp chủ yếu là trao đổi
những vấn đề đó. Thầy cô đâuphải là người trang bị kiến thức mà sinh viên mới là người tự
trang bị kiến thức.Thầy cô giảng bài chỉ là tư vấn, định hướng, gợi mở mà thôi đâu phải là
trang bịkiến thức. Chuyển từ quá trình dạy học, lấy người dạy làm trung tâm sang lấyngười
học làm trung tâm. Vậy thì trước khi lên lớp thì bản thân sinh viên phảinghiên cứu tài liệu tỉ
mỉ, nội dung như thế nào, kết cấu ra sao, ngày hôm đó cóbao nhiêu vấn đề thì sinh viên
phải học, phải đọc trước. Chỉ còn một số vấn đềcác bạn sinh viên chưa rõ thì nên trao đổi
những vấn đề đó mà thôi. Vấn đề đó làvấn đề lý luận, có thể giải quyết vấn đề thực tiễn như
thế nào, nó được vận dụngvào thực tiễn ra làm sao?...Đấy là trước khi lên lớp, còn lên lớp
rồi thì sinh viêncần phải tích cực trao đổi, nghe giảng để tìm ra chân lý và muốn phát triển
trithức thì các bạn sinh viên phải luôn luôn đặt ra câu hỏi “Tại sao”. Bản thân em thấy
rằng những yếu tố bên ngoài sinh viên, thực tiễn kháchquan làm cho sinh viên chưa tích
cực học tập, nghiên cứu như yếu tố cơ sở vậtchất chưa thực sự tốt; hệ thống thư viện chưa
thực sự hiện đại và cập nhật.Muốn học tập tốt, nghiên cứu tốt thì người thầy, người cô phải
có phương pháp,chuyên môn đủ, phải rất tâm huyết với nghề và thầy cô dạy chuyên môn,
chuyênngành phải là những người khơi mở tư duy, phải gợi ra động lực để sinh viên lớptrẻ
đam mê chiếm lĩnh tri thức.

Gợi mở nhưng phải kết nối doanh nghiệp đểtriển khai những nghiên cứu đó giúp cho sinh
viên tiếp cận tri thức, nâng caotrình độ một cách gần nhất, nhanh nhất. Quản lý như thế nào
thì các bạn sinh'viên sẽ học tập tốt hơn, sẽ tích cực hơn. Các phương tiện giải trí đa dạng,
phongphú có sức hút hơn cả tri thức nên các bạn sinh viên rất thích vào game, rất thíchvào
cái này cái kia. Môi trường xã hội đòi hỏi những con người thực sự có nănglực, có tài năng.
Vậy thì khi đi học chúng ta có quyết tâm học hơn. Rất nhiềuyếu tố bên ngoài tác động tới
sinh viên. Và làm cho một bộ phận không nhỏ sinhviên là chưa tích cực học tập, nghiên
cứu. Ta nói vật chất quyết định ý thức.Thực tại khách quan, điều kiện khách quan ở bên
ngoài nó tác động tới sinh viênmà làm cho sinh viên như vậy. Tất nhiên chúng ta nói đến
nhân tố khách quanthì chúng ta cũng phải đề cập tới nhân tố chủ quan. Bản thân sinh viên
có lỗi nênsinh viên kém có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó chắc chắn có nguyên
nhânđến từ chính bản thân sinh viên. Do bản thân sinh viên lười, xuất phát điểm thờihọc
sinh không thực sự tốt, nhiều sinh viên còn rất nhiều vấn đề như vui chơi,giải trí lấn át hết,
bản lĩnh ý chí đương đầu với khó khăn, vượt qua khó khănchiếm lĩnh tri thức còn quá ít quá
hạn chế.
Liên hệ với bản thân em - sinh viên ngành quản trị kinh doanh Trường Đại họcKinh tế Quốc
dân thì một tiết lên lớp, bản thân em đã phải chuẩn bị ở nhà 2-3tiết ở nhà học tập thật sự.
Có như vậy, em mới nắm được kiến thức trọng tâmcủa buổi học, chiếm lĩnh được tri thức
cho bản thân mình trước khi lên lớp nghethầy cô giảng bài và trong quá trình nghe giảng,
trao đổi với thầy cô và bạn bèvề kiến thức đó, để từ đó đặt ra những câu hỏi mà bản thân
còn thắc mắc, bănkhoăn chưa biết đáp án khiến vốn kiến thức mình lấy được nhiều hơn,
nắm bàitốt hơn đem lại kết quả tốt cho kỳ thi cũng như kiến thức sau này vào công việckhi
ra trường. Chính ý thức của bản thân em trong việc học tập, đặt ra nhữngmục tiêu rõ ràng
giúp em gặt hái được những kiến thức đem lại cơ hội cho tươnglai của mình. Quá trình hoạt
động học tập của em tại Trường Đại học Kinh tếQuốc dân chính là vật chất đang hoạt động
còn ý thức trong quá trình hoạt độnghọc tập của sinh viên là sản phẩm của bộ óc con
người-sản phẩm từ bộ óc tư duycủa em và là sự phản ánh tự giác, tích cực của em, là hiện
tượng học tập và quátrình hiện thực của thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan của thế giới
kháchquan. Đồng thời việc phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức trong việc riển khai
hoạt động học tập từ thực tế khách quan sẽ giúp cho quá trình học tậpcủa em dễ dàng, dễ
nhớ, hiệu quả hơn và đem lại thành tích học tập tốt vềchuyên ngành quản trị kinh doanh
của em. Nếu bản thân em nhận thức đúng vềhoạt động học tập, có tri thức khoa học trong
suốt quá trình học tập, có nghị lựcvà có ý chí tham gia nhiệt tình mọi hoạt động học tập thì
hành động của em phùhợp với các quy luật khách quan. Từ đó, em sẽ có năng lực vượt
qua nhữngthách thức trong quá trình thực hiện những mục đích của mình trong hoạt
độnghọc tập-đó là sự tác động tích cực của ý thức đối với vật chất. Dưới sự địnhhướng của
thầy/ cô đã giúp cho hoạt động học tập của em đạt kết quả tốt, ý thứcvà tư duy của em có
thể quyết định hành động của bản thân em sẽ đi tới thànhcông hoặc thất bại,hiệu quả hoặc
không hiệu quả
Bản thân em thấy một người sinh viên có tri thức, tức là có sự hiểu biết đúngvà nắm được
quy luật, có niềm tin, có bản lĩnh, có ý chí quyết tâm, tình cảm đểvượt qua những khó khăn
để chiếm lĩnh tri thức thì đạt đến đỉnh cao. Cho nêncái nhân tố chủ quan, phát huy vai trò
của nó là rất quan trọng. Hiện nay, một sốsinh viên ỷ lại, trông chờ vào những kiến thức mà
thầy cô giảng mà không chủđộng-đó là tự mình tìm tòi thêm kiến thức, tư duy thêm, ích kỷ,
không chủ độngtích cực sáng tạo trong học tập, chỉ trông chờ vào thầy cô, lúc nào cũng
chỉmuốn thầy cô cho đáp án đề cương mà không tự làm- đó chính là tính thụ độngtrông
chờ. Việc học như vậy không bao giờ hiệu quả. Cho nên tính ỷ lại, trôngchờ nó có ở khắp
mọi nơi. Khi đã quán triệt nguyên tắc khách quan thì mìnhphải chống lại hai cái bệnh đó là
bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh thụ động trôngchờ, ỷ lại.Từ đó, em thấy dựa vào điều kiện
khách quan, cơ sở vật chất,… củatrường mình học; yếu tố từ thầy cô giảng bài có chất
lượng hay không để học,rèn luyện phát triển cả kiến thức, kỹ năng; bản thân em cần phải
phát huy tínhnăng động, sáng tạo trong học tập, cho phương pháp học tập đúng. Bản thân
emnhận thấy rằng cần ý thức được việc hoạt động học tập của bản thân và có ý thứcđược
tầm quan trọng của việc nắm chắc kiến thức về chuyên ngành quản trị kinhdoanh và có ý
thức trong việc nâng cao năng lực của bản thân, từ đó xây dựngđược động cơ, phương
pháp học tập thích hợp khiến trình độ bản thân được cải8
thiện hơn, tham gia nhiều hoạt động học tập thi đua trong các cuộc thi, câu lạcbộ, lấy thực
tế khách quan để áp dụng lý thuyết mà thầy/cô giảng dạy trên lớpvào cuộc sống sẽ khiến
hoạt động học tập của bản thân em được hiệu quả, gặthái nhiều thành công trong cuộc
sống

You might also like