You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: NHẬP MÔN LOGIC HỌC

MÃ HỌC PHẦN: INLO220405

ĐỀ TÀI: CÁC QUY LUẬT CỦA LOGIC HỌC HÌNH THỨC

Giảng viên: PGS.TS. Đoàn Đức Hiếu

Sinh viên thực hiện

1. Mã Gia Kiệt - 23145342


2. Lê Tuấn Kiệt - 23145341
3. Phạm Nam Khoa - 23145335
4. Trần Hữu Bình - 23145261
5. Lê Quang Huy - 23145306

TP. Thủ Đức, tháng 3 năm 2024


MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU...............................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................2
PHẦN 2: NỘI DUNG............................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGIC HÌNH THỨC.............3
1. Logic hình thức là gì?..................................................................3
2. Các quy luật logic hình thức........................................................4
2.1 Quy luật đồng nhất.................................................................4
2.2 Quy luật phi mâu thuẫn..........................................................6
2.3 Quy luật bài trùng...................................................................7
2.4 Quy luật lý do đầy đủ..............................................................8
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CÁC QUY LUẬT CỦA
LOGICHHÌNH THỨC ĐÔI VỚI SINH VIÊN VÀ ĐỜI SỐNG.....11
1. Vai trò tư duy logic đổi với sinh viên và đời sống....................11
1.1 Vai trò tư duy trong cuộc sống.............................................11
1.2 Vai trò của tư duy trong học tập...........................................11
2. Giải pháp để rèn luyện tư duy logic cho sinh viên....................12
3. Ý nghĩa các quy luật của các logic hình thức đối với sinh viên và
đời sống..........................................................................................14
PHẦN 3: KẾT LUẬN.........................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................17
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tư duy là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như tâm lý
học, sinh lý học thần kinh cao cấp, triết học, logic học. Nhưng logic học –
với tư cách là khoa học về tư duy có sự phân biệt với các ngành khoa học
khác ở chỗ nó nghiên cứu về tư duy với tư cachs là một quá trình nhận
thức. Dưới góc độ này, logic học đã tập trung làm rõ tính chân thực của tư
tưởng. Tư duy biên chứng và tư duy hình thức là đối tượng nghiên cứu của
logic biện chứng và logic hình thức. Logic học hình thức đi sâu vào nghiên
cứu kết cấu của tư duy như một hệ thống những sự phản ánh đã hoàn thành
để tìm ra những mối quan hệ tất yếu giữa các yếu tố cấu thành tư duy, tìm
ra những quy luật, quy tắc giữa các yếu tố cấu thành tư tưởng, hay giữa các
tư tưởng với nhau, giúp tư duy con người dựa trên những tư tưởng đã hoàn
toàn xác định, nhất quán không mâu thuẫn và có đầy đủ căn cứ. Mặc dù
các quy luạt của logic hình thức tồn tại trong ý thức của con người, nhưng
chúng mang đặc tính khách quan. Một mặt, các quy luật của logic hình
thức có cơ sở sâu xa là sự đồng nhất trừu tượng của sự vật, hiện tượng
trong thế giới. Tính xác định của tư tưởng là phản ánh tính ổn định tương
đối của sự vật, hiện tượng của thế giới. Trên phương diện này thì những
quy luật của logic hình thức là thống nhất với những quy luật vận động của
thế giới. Mặt khác, những quy luật của logic hình thức biểu thị những đặc
trưng cơ bản của tư duy khi phản ánh thế giới khách quan, chúng có tính
độc lập tương đối với các quy luật của tồn tại, chúng tác động đến mọi quá
trình tư duy của con người. Hơn nữa, các quy luật của logic hình thức là
kết quả lâu dài của hoạt động thực tiễn của con người, vậy nên, tỉnh đúng
đắn của chúng mang tỉnh tiền đề. Vì thế, nhóm sinh viên chúng em chọn
đề tài: Các quy luật của logic học hình thức để làm rõ những điều vừa nêu
trên
2. Mục tiêu nghiên cứu
Con người phát hiện ra các quy luật của tư duy thông qua hoạt động
nhận thức trải nhiều thế kỷ chứ không phải bẩm sinh đã biết đến chúng.
Con người biết cách vận dụng các quy luật đó, biết suy luận tuân theo các
quy luật đó là nhờ quá trình học tập và rèn luyện chứ không phải có tính
chất bản năng. Việc hiểu rõ các quy luật của logic hình thức thật sự rất
quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn với mỗi con người và đặc biệt là
thế hệ sinh viên chúng ta.

3. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu chính của bài tiểu luận này là các quy luật của
logic hình thức bao gồm: Quy luật đồng nhất trong tư duy, Quy luật cấm
mâu thuẫn, Quy luật bải trung, Quy luật lý do đầy đủ.

4. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp thu thập phân tích tài liệu: thông qua các giáo trình, sách
tham khảo, các bải bảo khoa học để làm rõ nội dung của mục tiêu
nghiên cứu- Phương pháp phân loại hệ thống hóa kiến thức: thông qua
các tài liệu thu thập được nhằm hệ thống và sắp xếp các tài liệu khoa
học theo chủ đề, theo đơn vị kiến thức để nội dung của bài tiểu luận
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGIC HÌNH THỨC
1. Logic hình thức là gì?
Logic hình thức còn được biết đến trong toán học như là logic ký hiệu
là ngành khoa học nằm trong miền giao thoa giữa toán học và triết học
tự nhiên.
Logic hình thức sử dụng ký hiệu hình thức và các phép toán đại số
cùng với các nguyên tắc nhất định về giá trị chân lý để nhằm xác định
tính đúng đắn của các lập luận. Tất cả các suy luận logic đều dựa trên
mệnh đề. Mệnh đề là một phát biểu có thể đúng hoặc sai.
Logic hình thức khi xem xét tư duy, nó không xem xét, không để ý đến
các khía cạnh như đối tượng phản ánh, nội dung phản ánh của nó, cũng
như hình thức ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng, mà chỉ tập trung sự chú ý
đến “Cấu tạo logic” của tư tưởng. Tức là chú ý tới phương thức liên
kết, phương thức tổ chức các bộ phận cấu thành nội dung tư tưởng đã
định hình trong tư duy để tạo nên một ánh phản xác định về đối tượng
ở một phẩm chất nhất định, mà ta có thể đánh giá được là ánh phản đó
là chân thực hay giả dối.
Cơ cấu logic hay cấu tạo logic của tư tưởng không phải là cái mà con
người quy ước hay bịa đặt ra một cách tùy tiện, mà nó là ảnh, là hình
thức của ánh phản,phán ánh những quan hệ xác định trong hiện thực
đã được con người nhận thức thông qua thực tiễn. Cơ cấu logic ấy, vì
vậy, không tách rời hay đứng trên nội dung phản ánh của tư tưởng, àm
nó là một bộ phận hữu cơ làm nên tư tưởng. Do đó, cấu tạo logic cũng
góp phần quy định tính chân thực hay giả dối của nội dung tư tưởng
trong việc phản ánh đối tượng.
Nhiệm vụ của logic hình thức là nghiên cứu, tìm ra các cơ cấu logic
khác nhau của tư tưởng, vạch ra các nguyên tắc, các quy luật cho sự
kết hợp các hình thức của tư tưởng để chúng đạt tới sự phản ánh chân
thực hiện thực khách quan.
2. Các quy luật logic hình thức
2.1 Quy luật đồng nhất
Đây là quy luật cơ bản nhất trong các quy luật logic hình thức của tư
duy. Vì quy luật này đề cập đến sự tiên quyết, sự đúng đắn, chính xác
của tư duy. Nó đảm bảo tính xác định và tính ổn định của tư tưởng và
được định nghĩa như sau: Trong quá trình tư duy, mỗi tư tưởng, ý
tưởng phản ánh về đối tượng ở phẩm chất xác định phải luôn đồng
nhất với chính nó hay còn được gọi là A phải là A
Công thức: A =A hay A—A được hiểu là A phải đồng nhất với A về
nội dung và giá trị logic.
Căn cứ của quy luật phản ánh tính ổn định, xác định của tư duy: Trong
quá trình hình thành, một tư tưởng (khái niệm, phán đoán, lý thuyết,
giả thuyết...) có thể thay đổi, nhưng khi đã hình thành xong thì không
được thay đổi nữa. Thuật ngữ trong một lập luận nhất định phải được
xác định rõ ràng và chỉ được sử dụng một khái niệm (một nghĩa) duy
nhất. Nếu trong lập luận, thuật ngữ được sử dụng khi nghĩa này, khi
nghĩa khác thì tư duy không nhất quán. Vi phạm yêu cầu này của quy
luật đồng nhất, trong logic gọi là đánh tráo khái niệm. Không được
phép dùng một từ hoặc một biểu thức ngôn ngữ nói chung lúc thì với
nghĩa này lúc thì với nghĩa khác trong quá trình suy luận. Cũng vậy
trong cùng một quá trình suy luận một khái niệm, một tư tưởng...
không được thay đổi nội dung của mình.
Ví dụ: Một anh chàng hỏi mượn chủ quán một cái vạc (chảo nấu cơm).
Khi ông chủ quán hỏi thì anh ta đem đến hai con cò. Chủ quán nói
rằng: “Anh mượn của tôi vạc tại sao lại mang cò đến trả”. Anh chàng
liền nói: “Tôi mượn của ông một vạc mà tôi trả đến hai còn thì hời quá
còn gì nữa!”. Chủ quán còn thắc mắc rằng của ông là vạc đồng mà sao
lại trả cho ông cò đồng.
Sự việc trên cho thấy rằng đã không có sự đồng nhất một khái niệm
“vạc” trong một lập luận. Vạc mà chủ quán đề cập là chảo nấu cơm,
của chàng trai kia là con cò. Điều này đã dẫn đến sự hiểu nhầm giữa
hai người, không nhất quán và người khác sẽ không hiểu.
Khi thông tin hoặc trao đổi một chủ đề thì phải làm rõ và thống nhất về
khái niệm, ký hiệu, đơn vị, thuật ngữ... Bởi lẽ, nếu không thống nhất
khái niệm thì sẽ xảy ra tình trạng “ông nói gà bà nói vịt”,trình bày một
vấn đề nhưng người nghe không nắm được thông tin.
Ví dụ: Khi đi mua trứng, người mua hỏi người bán giá trứng, người
bán
trả lời: “45 nghìn 12 trứng”
Người mua liền nói: “Lấy tôi 1 tá trứng.”
Trong trường hợp này, 1 tá trứng bằng 12 trứng, tuy nhiên người bán
và người mua không thống nhất với nhau về cách sử dụng đơn vị. Như
vậy, người bán có thể không hiểu ý của người mua trong việc trao đổi
thông tin mua bán này.
Hai phán đoán, hai tư tưởng đồng nhất thì không được xem là khác
biệt.
Trong thực tế, có những phán đoán về mặt hình thức dường như khác
nhau; nhưng thực chất chúng đồng nhất. Do đó, chúng không được
xem là khác biệt.
Ví dụ: Cá lóc, cá quả, cá chuối, cá sộp đều cùng chỉ loài cá nước ngọt
thuộc họ Channidae, có đặc điểm là đầu to dẹt, trông như đầu rắn;
phần thân tròn, da lưng màu đen ánh nâu bạc và thường có mùi tanh
nhẹ và nhớt
Việc nhận thức đầy đủ và vận dụng đúng đắn trong quy luật đồng nhất
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn luyện và phát triển tư duy
logic. Bởi vì, chính việc xác định và đồng nhất nội dung của tư tưởng
tạo điều kiện đầu tiên và cơ bản quyết định việc hình thành tính nhất
quán, rõ ràng, chính xác và mạch lạc trong quá trình lập luận tránh
được những sự mập mờ, không cụ thể, không xác định trong tư duy.
Đồng thời nó giúp cho con người nhanh chóng phát hiện ra những lỗi
logic của mình và đối phương trong quá trình tranh luận. Quy luật
đồng nhất còn giúp ta khắc phục tính mơ hồ về nội dung vấn đề, tính
không cụ thể của phạm vi vấn đề được đề cập, đặc biệt chống lối nói
nước đôi hoặc ngụy biện. Quy luật đồng nhất biểu thị một tính chất rất
cơ bản của tư duy, đó là tính xác định. Nếu không có tính chất xác
định đó thì ta không thể hiểu đúng và dẫn tới hiểu lầm nhau theo kiểu
ông nói gà bà nói vịt. Tính xác định này phản ánh tính ổn định tương
đối về chất của đối tượng trong hiện thực. Tuân thủ các yêu cầu của
quy luật đồng nhất giúp chúng ta nắm chắc nội dung tư tưởng của vấn
đề đã đặt ra từ trước và trong quá trình lập luận... chúng ta bị không
lạc vấn đề, cũng như tư duy không bị rối loạn.

2.2 Quy luật phi mâu thuẫn


Quy luật phi mâu thuẫn được phát biểu như sau: “Một ý nghĩ, một tư
tưởng khi đã được định hình trong tư duy, phản ánh đối tượng ở một
phẩm chất xác định thì không thể đồng thời mang hai giá trị logic trái
ngược nhau”. Nói dễ hiểu, thì trong cùng một đối tượng, trong cùng
một thời gian thì không thể có 2 ý kiến trái ngược mà cùng đúng. Một
trong hai ý kiến phải sai.
Công thức A^A Đọc là không thể vừa “a” vừa “không a”
Quy luật phi mâu thuẫn đòi hỏi trong quá trình tư duy không được
phép có mâu thuẫn lôgic hình thức. Chẳng hạn, về cùng một đối tượng
trong quá trình tư duy, ta lại rút ra hai tư tưởng đối lập nhau. Khi đó tư
duy của chúng ta đã mắc sai lầm, hoặc là do vi phạm quy luật đồng
nhất (đánh tráo khái niệm) hoặc là sử dụng sai các quy tắc suy luận.
Điều đó buộc chúng ta phải tư duy lại.
Quy luật phi mâu thuẫn không chỉ đúng cho các cặp phán đoán mâu
thuẫn mà còn đúng cho các cặp phán đoán đối chọi. Nói cách khác,
quy luật phi mâu thuần đúng cho các phán đoán cố quan hệ đối lập
(các phán đoán mẫu thuẫn và đối chọi). Đó là các cặp phán đoán sau:
"S là P" và "S không là P" (phán đoán đơn nhất).
"Tất cả S là P" và "Tất cả S không là P" (các phán đoán nằm trong
quan hệ đối chọi trên).
"Tất cả S là P" và "Một số S không là P" (các phán đoán nằm trong
quan hệ mâu thuẫn loại trừ nhau).
à n Tất cả “S không là P và “Một số S là P” ( các phán đoán nằm
trong quan hệ mâu thuẫn loại trừ nhau ).
- Không được dung chứa mâu thuẫn logic trực tiếp trong tư duy khi
phản ánh về đối tượng ở một phẩm chất các định (về cùng một đối
tượng pử cùng một thời gian và trong cùng một mối quan hệ). Tức là
về cùng một đối tượng ta không thể vừa đồng thời khẳng định điều gì
đó song lại phủ định ngay chính điều ấy. Nếu các tư tưởng, ý nghĩ mà
mâu thuẫn phủ định nhau tức là vi phạm yêu cầu của qui luật, ta
thường gọi là lỗi “Tiền hậu bất nhất”.
Ví dụ: Nghe cha mẹ hỏi “Con ngủ chưa?” Bé trả lời: ”Con ngủ rồi”
Không được dung chứa mâu thuẫn logic gián tiếp trong tư duy. Có hai
trường hợp xảy ra:
+ Về một đối tượng nào đó, ta không được vừa khẳng định điều gì đó
về đối tượng, rồi sau đó lại phủ định những hệ quả vừa rút ra từ điều ta
vừa khẳng định.
Không có mâu thuẫn logic trong tư duy là điều kiện cần thiết của nhận
thức chân lý. Quy luật cấm mâu thuẫn biểu thị tính chất cơ bản của tư
duy đó là tính liên tục và không mâu thuẫn, tôn trọng các yêu cầu của
qui luật là điều kiện cần thiết để tránh mâu thuẫn trong tư duy khi phản
ánh về đối tượng ở cùng một phẩm chất, trong cùng một thời gian, một
điều kiện và một mối quan hệ.
2.3 Quy luật bài trùng
Quy luật này phát biểu: Với cùng một đối tượng, xem xét trong cùng
một mối quan hệ tại cùng một thời điểm thì trong hai tư tưởng mâu
thuẫn nhau dứt khoát phải có một đúng, một sai, không có khả năng
thứ ba.
Quy luật bài trung biểu thị “hoặc A, hoặc B”. Công thức diễn đạt quy
luật:(A-O; E-I).Nếu như quy luạt phi mâu thuẫn đúng cho các cặp
phán đoán mâu thuẫn và các cặp phán đoán đối chọi, thì quy luật bài
trung chỉ đúng cho các cặp phán đoán mâu thuẫn. Bởi vì các phán
đoán nằm trong quan hệ mâu thuẫn không có cùng giá trị giả dối hay
giá trị chân thực, nhất định có một phán đoán mang giá trị chân thực
và một phán đoán mang giá trị giả dối. Chúng ta dễ thấy rằng, tất cả
những cặp phán đoán tuân theo quy luật bài trung đều tuân theo quy
luật phi mâu thuẫn, đó là các phán đoán;
-“S là P” và “S không là P” ( các phán đoán đơn nhất).
-“Tất cả S là P” và “Một số S không là P” (các phán đoán nằm trong
quan hệ mâu thuẫn loại trừ lẫn nhau).
-“Tất cả S không là P” và “Một số S là P” (các phán đoán nằm trong
quan hệ mâu thuẫn loại trừ lẫn nhau). Nhưng có những cặp phán đoán
tuân theo quy luật phi mâu thuẫn lại không tuân theo quy luật bài
trung, đó là cặp phán đoán nằm trong quan hệ đối chọi, dấu hiệu này
giúp ta phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai quy luật. Cặp phán đoán
nằm trên quan hệ đối chọi [A-E] tuân theo quy luật phi mâu thuẫn,
nhưng không tuân theo quy luật bài trung vì không nhất thiết phải có
một phán đoán trong cặp có giá trị thực, mà có thể cả hai cùng giá trị
giả dối. Quy luật bài trung khẳng định tính trung thực của tư tưởng khi
phản ánh về đối tượng ở cùng một phẩm chất và thời điểm chỉ nằm ở
một trong hai phán đoán mâu thuẫn, chứ không nằm trong phán đoán
nào khác. Hai phán đoán mâu thuân đó tất yếu có một phán đoán mang
giá trị chân thực hoặc giả dối. Để xác định chính xác giá trị của từng
phán đoán trong cặp phải thông qua nội dung tư duy cụ thể hoặc là
hoạt động thực tiễn. Quy luật bài trung giữ vai trò quan trọng trong
hoạt động thực tiễn nói chung và trong khoa học nói riêng. Nó giúp
chúng ta lựa chọn một trong hai tư tưởng mâu thuẫn nhau. Trong khoa
học quy luật bài trung thường được sử dụng trong phương pháp chứng
minh bằng phản chứng. Ở cách chứng minh này, thay vì phải chứng
minh tính đúng đắn của luận đề , người ta chứng minh mệnh đề mâu
thuẫn với luận đề sai, từ đó khẳng định tính đúng đắn của luận đề.
Phương pháp chứng minh thường được sử dụng trong toán học.
2.4 Quy luật lý do đầy đủ
Quy luật này phát biểu: Mỗi một tư tưởng chỉ được xem là chân
thực khi có lý do đầy đủ.
Quy luật này đòi hỏi việc thừa nhận tư tưởng nào đó là đúng đắn
phải có đầy đủ căn cứ về mặt logic, quy luật này đòi hỏi để coi tư
tưởng nào đó là chân thực , tư duy phải tuân theo hai điều kiện:
Thứ nhất , những tư tưởng làm tiền đề cho việc rút ra tư tưởng đó
phải là những tư tưởng chân thực. Nếu như tinh chân thực chứa tiền đề
chưa được chưng minh hsy kiểm nghiệm thông qua thực tiễn thì không
thể dùng tư tưởng đó làm tiền đề được. Bởi vì, nêu chúng ta dựa vào
những tư tưởng sai lầm để suy luận , rút ra tư tưởng khác thì tính đúng
đắn của tư tưởng này nếu có cũng chỉ là ngẫu nhiên, không mang tính
tất yếu logic. Nói cách khác, yêu cầu này của quy luật lý do đầy đủ đòi
hỏi tính có căn cứ, tính được chứng minh của tiền đề.
Thứ hai, trong quá trình tư duy, rút ra tư tưởng này từ những tư
tưởng đúng đắn khác phải tuân theo các quy luật, quy tắc vủa logic học
trong suy luận và chứng minh. Đây là điều kiện cần và đủ giúp cho tư
duy nhận thức đúng đắn thế giới khách quan. Tính có căn cứ và tính có
tể chứng minh được là điều kiện qun trọng của tư duy đúng đắn.
Quy luật lý do đầy đủ phản ánh những mối quan hệ bản chất giữa
các tư tưởng trong tư duy. Bởi vì trong tư duy, giữa các tư tưởng và
giữa các yêu tố cấu thành tư tưởng không tồn tại độc lập riêng lẽ, trái
lại , giữa các tư tưởng luôn tồn tại những mối quan hệ với nhau. Nhờ
những mối liên hệ ấy tư duy của chúng ta mới có thể rút ra tư tưởng
này từ những tư tưởng khác và không ngừng đi sâu vào khám phá thê
giới khách quan. Ngày nay , khi nhận thức khoa học đã phát triển đến
một trình độ trừ tượng hóa rất cao thì quy luật lý do đầy đủ ngày càng
quan trọng. Mỗi một ngành khoa học đều dùng mỗi hệ thống khái
niệm của mình để đi sâu vào nhận thưc thế giới, nhận thức những hiện
tượng mới quá trình mới, do vậy yêu cầu về tính có căn cứ tính có thể
chứng minh đói với mỗi kết luận khoa học là rất cần thiết. Hơn nữa với
trình độ trừu tượng và khái quát rất cao của khoa học hiện đại, không
phải bao giờ cũng có thể kiểm tra được tính chân thực của các luận
điểm khoa học một cách trực tiếp bằng thực tiễn. Do vậy, tính có căn
cứ, tính có thể chứng minh được, tính đúng đắn của luận điểm khoa
học đó thông qua tính đúng đắn, tính hệ thống của lý thuyết khoa học
làm cơ sở là cần thiết. Vì vậy, việc tuân thủ quy luật lý do đầy đủ cũng
như các quy luật khác của logic hình thức là điều kiện tất yếu giúp cho
tư duy của con người được phản ánh đúng đắn về thế giới khách quan,
tránh được những sai lầm không cần thiết. Nếu tư duy vi phạm quy
luật này tất yêu sẽ dẫn đến sẽ dẫn đến vi phạm quy luật khác, bởi vì
giữa các quy luật của tư duy có mối liên hệ nội tại với nhau. Nêu vi
phạm quy luật lý do đầy đủ, tư duy sẽ không xác định và như vậy sẽ vi
phạm quy luật đồng nhất. Còn trường hợp tư duy vi phạm quy luật
đồng nhất tất yếu sẽ vi phạm quy luật mâu thuẫn và quy luật bài trung
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CÁC QUY LUẬT CỦA
LOGIC HÌNH THỨC ĐÔI VỚI SINH VIÊN VÀ ĐỜI SỐNG
1. Vai trò tư duy logic đổi với sinh viên và đời sống
1.1 Vai trò tư duy trong cuộc sống
Kỹ năng tư duy đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức và
hoạt động thực tiễn của con người. Tư duy giúp con người nhận thức được
quy.luật khách quan, tử đó có thể dự đoán một cách khoa học xu hướng
phát triểncủa các sự vật, sự việc, đồng thời có kế hoạch, phương pháp cải
tạo hiện thựckhách quan. Đối với sinh viên tư duy giúp sinh viên thu thập,
phân tích và sửndụng thông tin một cách hữu ích,tư duy giúp tìm ra giải
pháp cho các vấn đề khó khăn, phức tạp trong cuộc sống cũng như công
việc. Tạo ra những ý tưởng mới: Nhờ tư duy, các bạn sinh viên có thể tìm
ra những ý tưởng độc đảo và sángtạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới. Phát
triển khả năng quân lý tinh huống: Tư nduy giúp sinh viên phát triển khả
năng quản lý tình huống, xác định sự ưu tiênvà lập kế hoạch cho các hoạt
động trong cuộc sống. Đánh giá và quyết định: Tưduy giúp sinh viên đánh
giá và quyết định một cách tỉ mi và có tinh logic hơn.Điều này giúp cho
các bạn sinh viên đưa ra những quyết định chỉnh xác và đúngđẫn. Tư duy
còn giúp cho sinh viên có các ứng xử thông minh, tốt đẹp trong cácmối
quan hệ trong gia đình, công việc, bạn bé. Qua trên có thể thấy tư duy
giữnmột vai trò quan trọng trong sự phát triển nên con người của sinh viên
nó rất cóích trong cuộc sống, việc có tư duy càng phát triển sẽ giúp các bạn
sinh viêncàng thăng tiến trong công việc, giúp cho các sinh viên càng phát
triển trở thành những người giỏi trong xã hội sau này để giúp đỡ xã hội đất
nước phát triển.

1.2 Vai trò của tư duy trong học tập


Ứng dụng ngay trong học tập tư duy logic đóng vai trò rất quan
trọng,các nghiên cứu đã đua ra giá thuyết cho rằng người sở hữu tư duy
logic sẽ có ctiếp nhận kiến thúc một cách nhanh chóng và mạch lạc hơn.
1
Vì vậy, việc rênluyện cho mình tư duy logic sẽ giúp quá trình học tập của
bạn trở nên hiệu quả hơn. Như vậy nên với công việc, nếu có tư duy logic
thi chúng ta sẽ tim ra cách để giải quyết vấn đề hiệu quá, chính xác hơn.
-Sinh viên nên kết hợp nhiều thao tác tư duy như kết hợp so sánh,
phân tích, tổng hợp, suy luận... để đạt hiệu quả tư duy cao. Và cũng chính
là nhờ vào đặc điểm trừu tượng và khái quát hóa, mà con người có thể tìm
ra những thuộctinh bản chất chung của nhiều vẫn đề riêng lê, từ đó khái
quát lên thành quy luật.Đây chính là phần kiến thức cốt lôi nhất mà sinh
viên cần nằm trong mỗi bài học.

2. Giải pháp để rèn luyện tư duy logic cho sinh viên


Thứ nhất, tìm hiểu và nấm rõ các quy luật logic: Trước khi rên luyện
tưduy logic, chúng ta cần hiểu rõ về các quy luật logic. Các quy luật logic
lànhững nguyên tắc cơ bản của tư duy, giúp chúng ta suy nghĩ một cách
chặt chếvà hợp lý. Có rất nhiều tài liệu về logic học, bao gồm sách, bài
báo, khóa họctrực tuyến.,. Chúng ta có thể tham khảo các tài liệu này để
tìm hiểu và nắm vững các quy luật logic.
Thứ hai, là học các môn stem: Các môn học STEM (Science,
Technology.Engineering, Mathematics) đôi hỏi khả năng tư duy logic cao.
Học tập các môn học này sẽ giúp chúng ta rèn luyện tư duy logic một cách
hiệu quả. Tham gia các khóa học phát triển kỹ năng tư duy logic. Hiện
nay, có rất nhiều khóa họcphát triển kỹ năng tư duy logic dành cho mọi đối
tượng. Tham gia các khóa họcnày sẽ giúp chúng ta được trang bị các kiến
thức và kỹ năng cần thiết để rènluyện tư duy logic
Thứ ba, vận dụng tư duy logic vào thực tế: Sau khi đã rèn luyện tư
duy logic, chúng ta cần vận dụng các kỹ năng này vào thực tế. Chúng ta có
thể vậndụng tư duy logic trong học tập, công việc, và cuộc sống hàng
ngày.
Ví dụ, trong học tập, chúng ta có thể vận dụng tư duy logic để giải
quyếtcác bài tập khó, phân tích các vấn để phức tạp, và đưa ra quyết định
sáng suốt. Trong công việc, chúng ta có thể vận dụng tư duy logic để giải

2
quyết các vấn đề phát sinh, đưa ra các giải pháp sáng tạo, và đạt được mục
tiêu. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể vận dụng tư duy logic để
đưa ra các quyết định phủ hợp, giải quyết các mâu thuẫn, và xây dựng các
mối quan hệ tốt đẹp.
Thứ tư, luôn tập trung: Bạn sẽ chẳng thể giải quyết được vấn đề nếu
không tập trung vào nó. Khi bạn tập trung, não bộ sẽ giúp sắp xếp dữ liệu
một cách có trình tự và hệ thống, nâng cao khả năng ghi nhớ hiệu quả.
Thứ năm, rèn luyện trí nhớ: Quan sát và ghi nhớ là một phương pháp
giúp bạn rèn luyện não bộ hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả
năng quan sát và ghi nhớ toàn bộ các dữ kiện để nạp vào não bộ, do đó bạn
phải tìm ra cách rèn luyện hợp lý để tăng khả năng ghi nhớ của mình.
Ví dụ, có nhiều cách rèn luyện trí nhớ như sơ đồ tư duy, viết ra giấy,
các trò chơi như rubik, giải đố Sudoku... Thông qua việc rèn luyện trí nhớ,
khả năng tư duy logic của bạn sẽ được tăng lên nhiều lần.
Thứ sáu, thường xuyên đặt ra vấn đề và tranh luận giải quyết vấn đề:
Việc này giúp bạn rèn luyện não bộ của mình sẽ dần quen với việc luôn
đặt ra các vấn đề và tìm cách giải quyết nó dưới nhiều góc độ khác nhau.
Nhờ phản biện, bạn sẽ có thể xâu chuỗi, phân tích rồi đưa ra kết luận, giải
pháp cụ thể. Trong quá trình tranh luận, bạn phải luôn ghi nhớ, lập luận
vấn đề do đó sẽ nâng cao khả năng tư duy logic của bạn.
Thứ bảy, không ngừng học hỏi và chia sẻ: Kiến thức là vô cùng vô
tận, do đó, bạn cần trau dồi liên tục để nâng cao khả năng, năng lực của
mình cũng như áp dụng vào thực tiễn để không biến thành lý thuyết suông.
Ngoài ra, hãy chia sẻ kiến thức của mình với mọi người xung quanh, thảo
luận vấn đề với người khác cũng chính là một cách giúp bạn rèn luyện trí
nhớ, rèn luyện khả năng giao tiếp, truyền đạt và nói chuyện trước đám
đông...
Thứ tám, lựa chọn nghiên cứu một chủ đề: Nếu bạn có sở thích, sử
trường một vấn đề nào đó như làm đẹp, ẩm thực, khoa học... bạn nên
nghiên cứu chúng một cách nghiêm túc, chuyên sâu. Việc nghiên cứu này
sẽ giúp bạn sắp xếp kiến thức một cách có hệ thống và logic, đó cũng
3
chính là cách rên luyện cho mình tư duy logic một cách hiệu quả. Mỗi cá
nhân sẽ có một cá tính riêng và những đặc thù riêng, có những điểm yếu,
điểm mạnh khác nhau, do đó, không nên đi theo một lối mòn có sẵn, sự rập
khuôn có thể khiến bạn gặp thất bại. Vì vậy, để rèn luyện tư duy logic bạn
nên lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp với thế mạnh của bản
thân mình nhất.
Thứ chín, không ngại mắc sai lầm: Sai lầm là cơ hội để học hỏi và rèn
luyện tư duy logic. Chúng ta không nên ngại mắc sai lầm, mà cần rút kinh
nghiệm tử những sai lầm đó để rèn luyện tư duy logic tốt hơn.

3. Ý nghĩa các quy luật của các logic hình thức đối với sinh viên và
đời sống
Hình thức biểu hiện bên ngoài của tư duy là ngôn ngữ. Trong trường
tư duy theo logic hình thức, thì đó là ngôn ngữ tự nhiên (con gọi là ngôn
ngữ thông thường ngôn ngữ giao tiếp). Vậy ngôn ngữ tự nhiên là đối tượng
phải tuân thủ logic hình thức. Nếu ta mà dùng ngôn ngữ tự nhiên mà thiếu
hiểu biết về ngôn ngữ hình thức sẽ dễ dàng dẫn tới chỗ lập luận và nhận
thức sai lầm. Tuy rằng hiện nay tùy theo những đặc thù riêng của mình,
mỗi ngành khoa học đều áp dụng những hình thức logic riêng phù hợp với
nó. Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, ngôn ngữ toán học và logic toán học
đã hoàn toàn ngự trị. Những ngôn ngữ toán và những ngôn ngữ khác đều
có những nhược điểm riêng của mình. Chúng không có khả năng bao quá
thết mọi lĩnh vực khoa học và đời sống xã hội. Ngôn ngữ tự nhiên và bản
chất sẵn có của mình, có khả năng tác động trực tiếp vào thế giới quan của
mỗi người, do nó phản ánh trực tiếp hình ảnh trực quan của thế giới tự
nhiên, qua đó tác động đến nhân sinh quan và lối sống của con người. Vì
vậy, ngôn ngữ tự nhiên chiếm một phần rất quan trong khoa học và đời
sống xã hội, mà không một ngôn ngữ nào khác có thể thay đổi được.
Thật vậy, dù ngay trong một ngành khoa học cụ thể mà nó dùng một
ngôn ngữ riêng, theo một logic riêng phù hợp với nó. Thì ở đó cũng không
loại bỏ hoàn toàn ngô ngữ tự nhiên được. Bởi vì không có bất kì một

4
ngành khoa học nào tồn tại độc lập, cô lập và tách biệt với đời sống xã hội
và các ngành khác. Mà chúng tồn tại trong môi liên hệ khăng khít với
nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Những kết
quả thu được từ một ngành khoa học này, phải phổ biến ra ngoài để cho
các ngành khoa học khác và đời sống xã hội thu nhận. Ngược lại nó cũng
có nhu cầu tiếp thu những thành quả đạt được của những ngành khác để
phát triển. Nhưng thực tế mỗi một ngành khoa học lại chỉ có một ngôn ngữ
riêng của mình, mà những nhà khoa học trong các ngành khác và những
người dân bình thường trong xã hội khó mà hiểu nổi. Từ lý do đó, việc yêu
câu có một ngôn ngữ chung thống nhất, đảm bao có khả năng bao quát hết
mọi lĩnh vực khoa học và đợi sống xã hội. Việc thiếu hiểu biết về Logic
hình thức cũng như khả năng sử dụng nó sẽ dẫn tới chỗ tư duy không
chính xác, cho ra kết quả sai lầm. Làm cản trở sự tiến bộ của khoa học và
đời sống xã hội.
Trên đây là trình bày sơ lược một vài nét phát triển của logic hình thức
và các vấn đề liên quan đến nó trong nhưng năm gần đây. Ngày nay, khi
khoa học đã đạt đến trình đồ phát triển cực kỳ rực rỡ thì cũng là lúc con
người nhận thấy rõ ràng rằng nhận thức bảng con đường khoa học không
phải là phương pháp duy nhất của nhận thức nói chung. Con đường khoa
học, bằng tư duy trừu tượng với việc vận dụng Logic hình thức nhằm đạt
tới các quy luật phổ biến rồi từ đó các quy luật phổ biến trở lại quy luật
nhận thức cái cụ thể, dẫu là sâu sắc vẫn có tính chất gián tiếp, và luôn cho
ta những chân lí tương đối những sự thật xấp xỉ. Ta đã từng biết các nhược
điểm đó, ta cũng đã từng tin rằng dẫu có nhược điểm nhưng nhận thức
không có ngày khác. Nhưng phải chăng sự thật là thế, phải chăng, cùng
với phương pháp nhận thức khoa học, con người vốn vẫn có những cách
nhận thức khác, không nhận thiết qua hình thức học và trừu tượng mà trực
tiếp là từ cụ thể đến cụ thể, trong một kiểu hòa nhập nào đó giữa chủ thể
nhận thức với đối tượng nhận thức? Và có thể chăng, trong bối cảnh đó ta
có thể xác định đúng đắn hơn vị trí và sức mạnh tư duy trừu tượng và logic
hình thức trong toàn bộ hoạt động nhận thức của con người
5
PHẦN 3: KẾT LUẬN

Những quy luật cơ bản của logic hình thức là tiêu chuẩn bắt buộc của
tưởduy chính xác và có ý nghĩa cơ bản trong tất cả các hoạt động của tư
duy logic.Việc lĩnh hội một cách sâu sắc quy luật đó có ý nghĩa rất quan
trọng đối với bất kỳlĩnh vực nhận thức khoa học nào. Các quy luật đó có
quan hệ chặc chẽ với nhau, không được tách rời hay quá coi trọng một quy
luật nào trong quá trình vận dụng. Sử dụng những quy luật logic đúng
phạm vi, vị trí của nó không chỉcó ý nghĩa về nhận thức mà còn có ý nghĩa
thực tiễn to lớn. Nó còn là công cụmạnh mẽ trong cuộc đấu tranh lý luận,
tư tưởng hiện nay nhằm chống lại cácquan điểm sai trái của chủ nghĩa xét
lại và chủ nghĩa cơ hội.Tuân thủ nghiêm các quy luật cơ bản trình bảy trên
đây sẽ giúp chúng ta suy nghĩ và trình bảy tưtưởng của mình một cách rõ
ràng, chính xác, ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu. Ứngdụng các quy luật này
chúng ta cũng dễ dàng phát hiện các sai lầm trong suy luận của người khác
và của chính mình để phản bác, để vạch trần sự ngụy biện.hoặc để tránh
sai lầm.

6
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Hoàng Chúng (2006), Logic học phổ thông, Nhà xuất bản Tổng hợP
thành phố Hồ Chí Minh.

2. Bùi Văn Mưa – Nguyễn Ngọc Thu (2003), Giáo trình Nhập môn
Lôgic học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

3. Trần Hoàng (2004), Logic học nhập môn, Nhà xuất bản Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh.

4. Bùi Văn Mưa (1998), Logic học, Trường Đại học Kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh.

5. https://lingocard.vn/tieu-luan-cac-quy-luat-cua-logic-hinh-thuc/

You might also like